Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐINH BÁ ÂU

XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ
CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC

HÀ NỘI – 2019


Cơng trình được hồn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS Lại Quốc Khánh
2. PGS.TS Lý Việt Quang

Phản biện 1: ............................................................................
............................................................................

Phản biện 2: ............................................................................
............................................................................

Phản biện 3: ............................................................................
............................................................................


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
vào hồi ...... giờ........ ngày....... tháng....... năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong cuộc đời hoạt động vơ cùng phong phú của mình, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã để lại những ấn tượng hết sức sâu sắc đối với tất cả những ai
đã từng gặp Người. Giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, Người đã có
một phong cách ứng xử ở tầm nghệ thuật gần như hồn thiện, làm cho mọi
người có thể cảm nhận đầy đủ cái đẹp của cuộc sống cũng như cái cao
thượng của nhân cách con người. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là một
hạt ngọc quý trong kho tàng di sản vô giá mà của Người để lại cho cán bộ
và nhân dân ta. Phong cách ứng xử của Người không những là biểu tượng
để mọi người ca ngợi, chiêm ngưỡng mà còn là tấm gương mẫu mực để
mọi người học tập, phấn đấu và noi theo. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
hàm chứa những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, bền vững và có sức lan
tỏa mạnh mẽ.
Nhận rõ những giá trị to lớn của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh đối
với việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, phong cách của con
người Việt Nam, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã ban
hành Chỉ thị số 05-CT/BCT ngày 15/5/2016 về việc “Đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” để triển khai sâu
rộng trong toàn Đảng, toàn dân ta. Nội dung học tập và làm theo phong

cách Hồ Chí Minh lần đầu tiên được Đảng ta triển khai trong chỉ thị, nhằm
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động về phong cách
của từng cán bộ, đảng viên và trong nhân dân.
Đối với Công an nhân dân Việt Nam - lực lượng vũ trang được Chủ tịch
Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, những tư tưởng, lời dạy và
phong cách ứng xử của Người là di sản tinh thần vơ giá góp phần xây dựng
hình ảnh, phong cách ứng xử người chiến sĩ Công an nhân dân sẵn sàng hy
sinh để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, hết lịng vì nhân dân
phục vụ, lấy niềm vui và hạnh phúc của nhân dân làm niềm vui, lẽ sống của
mình.
Thực tế cho thấy, phần lớn cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân có phong
cách ứng xử chuẩn mực, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, trung
thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, tận tụy, trách nhiệm với
cơng việc, có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, lành mạnh, chấp


2

hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương, điều lệnh, giao tiếp ứng xử có văn hóa, đã
góp phần xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Cơng an nhân dân “vì nước quên
thân, vì dân phục vụ”.
Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, bên
cạnh nhiều tấm gương sáng về ứng xử, lực lượng Công an nhân dân Việt
Nam vẫn còn những hạn chế về phong cách ứng xử cần phải khắc phục.
Nhiều hành vi ứng xử chưa đẹp, lời nói chưa hay cịn tồn tại, làm ảnh hưởng
đến hình ảnh, uy tín của lực lượng Công an nhân dân.
Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục ráo riết thực hiện
chiến lược “diễn biến hịa bình”, bạo loạn, can thiệp lật đổ ở nước ta với
quy mô ngày càng mở rộng, cường độ ngày càng quyết liệt, tính chất ngày
càng nguy hiểm, thâm độc, tinh vi, xảo quyệt. Những mặt trái của cơ chế

thị trường đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến nhận thức, đạo đức, văn
hóa, ứng xử của mỗi người chiến sĩ Công an nhân dân.
Từ thực trạng trên, việc học tập, vận dụng phong cách ứng xử Hồ Chí
Minh để xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam,
xứng đáng là lực lượng vũ trang trung thành của Đảng và của nhân dân,
đáp ứng mục tiêu xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân vì nước quên
thân, vì dân phục vụ là vấn đề quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Với ý nghĩa nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Xây dựng phong cách
ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ
Chí Minh” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu, làm rõ nhận thức những vấn đề lý luận về xây dựng
phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ
Chí Minh, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, đề xuất một số giải
pháp nhằm xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam
theo phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Xây
dựng lý luận về xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân theo
phong cách Hồ Chí Minh; luận giải giá trị lý luận và thực tiễn của phong
cách ứng xử Hồ Chí Minh. Đánh giá thực trạng xây dựng phong cách ứng


3

xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh, rút ra
những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. Dự báo
các yếu tố tác động và đề xuất giải pháp xây dựng phong cách ứng xử
Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng phong cách ứng xử của
Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí
Minh về phong cách ứng xử của Cơng an nhân dân Việt Nam.
- Về không gian: Công an các tỉnh, thành phố trọng điểm.
- Về thời gian: Từ 2016 đến nay (tính từ mốc thời gian kể từ khi có
Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”).
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương
của Đảng về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận án sử dụng nhiều phương pháp chuyên ngành và liên ngành như:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia. Phương
pháp lịch sử - logic. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Phương pháp tổng
hợp, so sánh. Phương pháp tổng kết thực tiễn. Phương pháp hội thảo.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về xây dựng
phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách ứng
xử Hồ Chí Minh. Góp phần hồn thiện lý luận về xây dựng lực lượng
Công an nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án giúp lực lượng Công an nhân dân đưa
ra một số giải pháp xây dựng phong cách ứng xử theo phong cách Hồ Chí



4

Minh có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo để
nghiên cứu và giảng dạy ở các bậc học chuyên ngành Hồ Chí Minh học,
Chính trị học về vấn đề phong cách ứng xử trên phạm vi cả nước.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Luận án làm rõ khái niệm phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, phong
cách ứng xử của Công an nhân dân, xây dựng phong cách ứng xử của
Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh.
- Đánh giá thực trạng xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân
dân Việt Nam theo phong cách ứng xử Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến năm
2019. Trên cơ sở đó, luận án tổng kết, nhận xét nêu bật được những kết
quả đạt được, những tồn tại hạn chế cần khắc phục; nguyên nhân của
những hạn chế đó.
- Đưa ra một số dự báo về những yếu tố tác động đến xây dựng phong
cách ứng xử của Cơng an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh thời
gian tới và đề xuất một số giải pháp có tính khoa học giúp cho lực lượng
Cơng an nhân dân có cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng phong cách
ứng xử của Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh có hiệu quả.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án bao gồm 4 chương, 11 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về phong cách, phong cách ứng
xử Hồ Chí Minh

Q trình nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản
Việt Nam, các nhà khoa học cũng như nhiều nhà hoạt động chính trị ở
trong và ngồi nước đã có nhiều cơng trình khoa học đề cập đến phong
cách sinh hoạt, phong cách làm việc, phong cách tư duy, phong cách nói,
phong cách viết, phong cách ứng xử… Đây là cơ sở, luận cứ khoa học để
tác giả nghiên cứu có hệ thống về phong cách và phong cách ứng xử Hồ
Chí Minh.


5

Nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh nói chung và phong cách ứng
xử Hồ Chí Minh nói riêng phải kể đến các cơng trình của các nhà nghiên cứu
chun sâu ở trong nước, tiêu biểu như: Phạm Văn Đồng, Đặng Xuân Kỳ,
Vũ Khiêu, Trần Văn Giàu, Song Thành, Trần Nhâm, Phùng Hữu Phú,
Hồng Chí Bảo, Mạch Quang Thắng, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Dy Niên,
Hồng Chí Bảo, Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong... và một số tác giả
ngồi nước có nhiều tâm sức nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh như:
E.Cơbêlép, Nguyễn Đài Trang... Bên cạnh đó, cịn có nhiều bài viết được
đăng trên các tạp chí chuyên ngành bàn về phong cách, phong cách ứng xử
Hồ Chí Minh. Các tác giả đã làm rõ nội dung, giá trị phong cách Hồ Chí
Minh.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về phong cách ứng xử của Công
an nhân dân
Phong cách ứng xử có vai trị rất quan trọng trong cơng tác chiến đấu,
xây dựng, trưởng thành của lực lượng Công an nhân dân. Trong lực lượng
Cơng an, đã có một số cơng trình khoa học, đề tài, bài viết, báo cáo đề cấp
đến công tác xây dựng lực lượng liên quan đến phong cách ứng xử của Công
an nhân dân. Các cơng trình này cung cấp một số cơ sở để nghiên cứu lý
luận, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp góp phần xây dựng phong cách

ứng xử của Cơng an nhân dân.
Có thể kể đến cuốn sách Văn hóa ứng xử của Cơng an nhân dân Việt
Nam của tác giả Trần Đại Quang, cuốn sách Văn hóa ứng xử của người
chiến sĩ Cảnh sát nhân dân của tác giả Thế Hùng... Bên cạnh đó, cịn có
nhiều bài viết của các tác giả trong và ngồi ngành Cơng an đã được cơng
bố trên Tạp chí Cơng an nhân dân, trên các báo Công an nhân dân đề cập
đến vấn đề xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam.
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu vận dụng phong cách Hồ Chí
Minh vào xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân
Việc quán triệt, vận dụng phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trong lực
lượng Công an nhân dân đang đặt ra rất cấp thiết, góp phần xây dựng lực
lượng Cơng an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại. Thời gian qua, có nhiều tác giả và nhiều cơng trình đề cập đến vấn đề
này như: Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về Cơng an nhân dân của tác
giả Tơ Lâm, Cơng trình 70 năm Cơng an nhân dân với tác phẩm Tư cách


6

người cơng an cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh của tác giả Tơ Lâm,
các bài báo, tạp chí, hội thảo khoa học: Kỷ yếu Hội thảo khoa học “70 năm
Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy” của Bộ Công
an, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “65 năm Công an nhân dân học tập, thực
hiện Sáu điều Bác Hồ dạy” của Bộ Công an...
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu ở những phạm vi, góc độ tiếp
cận khác nhau đã đề cập đến việc vận dụng phong cách Hồ Chí Minh trong
xây dựng phong cách ứng xử của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
1.2. KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI ĐẶT RA LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN
CỨU

1.2.1. Kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Những vấn đề đã được nghiên cứu:
Một là, các cơng trình nghiên cứu đã đề cập tương đối đầy đủ những
bài viết, bài nói, hoạt động thực tiễn thể hiện quan điểm, tư tưởng, phong
cách Hồ Chí Minh.
Hai là, nghiên cứu xây dựng phong cách ứng xử người Cơng an nhân
dân theo phong cách Hồ Chí Minh bước đầu được các cấp lãnh đạo, các
nhà quản lý, chỉ huy trong và ngồi lực lượng Cơng an quan tâm chỉ đạo và
gắn nghiên cứu lý luận với vận dụng vào thực tiễn công tác chiến đấu của lực
lượng Công an nhân dân.
- Những vấn đề chưa được nghiên cứu:
Thứ nhất, phong cách Hồ Chí Minh nói chung và phong cách ứng xử Hồ
Chí Minh nói riêng là vấn đề trước kia cịn ít được đi sâu nghiên cứu, kết quả
đạt được chưa nhiều, những thành tựu được kế thừa mang tính có hệ thống
chưa nhiều.
Thứ hai, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách tồn
diện về phong cách ứng xử của Cơng an nhân dân Việt Nam và đưa ra giải
pháp xây dựng phong cách ứng xử của lực lượng Công an nhân dân theo
phong cách Hồ Chí Minh mà chủ yếu tiếp cận về văn hóa ứng xử của
Cơng an nhân dân thơng qua hoạt động giao tiếp, ứng xử hàng ngày trong
sinh hoạt, công tác của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
Thứ ba, trong Công an nhân dân, việc nghiên cứu vận dụng phong
cách Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân


7

dân chưa mang tính hệ thống và tồn diện.
1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Một là, xây dựng định nghĩa khoa học cho các khái niệm: phong cách,

phong cách ứng xử, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, phong cách ứng xử
của Công an nhân dân, xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân
dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh.
Hai là, làm rõ lý luận chung về xây dựng phong cách ứng xử của
Cơng an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh.
Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng phong cách ứng xử của
Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh, chỉ rõ những
ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, những vấn đề đặt
ra đối với xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam
hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bốn là, dự báo các yếu tố tác động đến xây dựng phong cách ứng xử
của Công an nhân dân trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp nhằm
xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân hiện nay theo phong
cách Hồ Chí Minh.
Chương 2
XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA CƠNG AN NHÂN DÂN
VIỆT NAM THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH - NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN CHUNG
2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1.1. Phong cách ứng xử
2.1.1.1. Ứng xử
Ứng xử là phản ứng của con người trước sự tác động của môi trường
xã hội hay môi trường tự nhiên trong một tình huống cụ thể nhất định. Ứng
xử được biểu hiện thông qua ngôn từ, cử chỉ, thái độ trước sự tác động của
các yếu tố bên ngoài.
2.1.1.2. Phong cách
Phong cách là những thói quen, lề lối, tác phong, phẩm cách… đã trở
thành nề nếp, được hình thành trong quá trình phát triển của con người, thể
hiện trong các mặt của cuộc sống và tạo thành một nét riêng của cá nhân hay
một nhóm người.



8

2.1.1.3. Phong cách ứng xử
Phong cách ứng xử là những thói quen, lề lối, tác phong, phẩm cách…
đã trở thành nề nếp thể hiện trong hoạt động ứng xử và tạo thành một nét
riêng của cá nhân hay một nhóm người.
2.1.2. Phong cách Hồ Chí Minh và phong cách ứng xử Hồ Chí
Minh
2.1.2.1. Phong cách Hồ Chí Minh
Phong cách Hồ Chí Minh là những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo
đức của Người và được thể hiện sinh động, tự nhiên, độc đáo, hài hòa
trong hoạt động, ứng xử hằng ngày, có tính hệ thống, trở thành nền nếp ổn
định được thể hiện trong toàn bộ cuộc sống của Hồ Chí Minh; là tài sản
tinh thần vơ cùng q báu của Đảng và dân tộc ta.
2.1.2.2. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là những giá trị cốt lõi trong tư
tưởng, đạo đức của Người và được thể hiện sinh động, tự nhiên, độc đáo,
hài hịa trong ứng xử hằng ngày, có tính hệ thống, trở thành nền nếp ổn
định, tạo nên giá trị văn hóa cao đẹp của Người, là tinh hoa văn hóa ứng
xử của dân tộc Việt Nam.
2.1.3. Phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam
Phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt nam là những đặc điểm
riêng có, độc đáo, có tính hệ thống, trở thành nền nếp ổn định trong ứng xử
của Công an nhân dân, mang tính đặc thù của lực lượng Công an nhân dân
Việt Nam.
2.1.4. Xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt
Nam theo phong cách Hồ Chí Minh
Xây dựng phong cách ứng xử của Cơng an nhân dân Việt Nam theo

phong cách Hồ Chí Minh là quá trình hình thành tri thức, kỹ năng, thái độ,
cách ứng xử cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân theo phong cách ứng
xử mẫu mực của Hồ Chí Minh.
2.2. PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
2.2.1. Khiêm nhường, nhã nhặn, lịch lãm
Trong ứng xử với mọi người, bao giờ Hồ Chí Minh cũng rất mực giản
dị và khiêm nhường. Trong các cuộc tiếp xúc, người ta lại thấy Hồ Chí
Minh ln ln ẩn mình đi, khơng bao giờ đặt mình lên trên người khác,


9

trái lại luôn luôn quan tâm đến mọi người xung quanh.
Thái độ khiêm nhường của Hồ Chí Minh đã được thể hiện bằng rất
nhiều hành vi ứng xử trong cuộc đời hoạt động của Người. Càng khiêm
nhường, Hồ Chí Minh càng được mọi người kính trọng. Nhân dân đã đặt
Người ở vị trí cao nhất của sự tơn vinh, đến mức thiêng liêng, nhưng hồn
tồn khơng phải là sùng bái, mê tín bởi vì Người bao giờ cũng là con người
thật, gần gũi thân thiết với mọi người.
2.2.2. Chân tình, nồng hậu, tự nhiên
Đây không phải là một “nghệ thuật xã giao” mà là sự phản ánh trung
thực tâm hồn, đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh. Trong các cuộc tiếp xúc,
Hồ Chí Minh thường thể hiện sự khiêm tốn, chân thành, Người khơng bao
giờ đặt mình cao hơn người khác mà trái lại ln hịa nhã, quan tâm chu
đáo đến những người xung quanh. Với một lời chào chân tình, một nụ cười
niềm nở, một cử chỉ thân thiện, Hồ Chí Minh đã xóa bỏ mọi sự cách biệt
về chức vụ, địa vị, giữa cấp trên cấp dưới, giữa lãnh tụ với nhân dân, đem
đến cho mọi người ý thức về sự bình đẳng hồn tồn giữa những con
người tự do và dân chủ trên cơ sở tôn trọng giá trị nhân phẩm con người.
Suốt đời đấu tranh cho tự do, hạnh phúc của con người nhưng đối với bản

thân, Người thực hành một triết lý sống thanh khiết, giản dị, gắn bó với
nhân dân. Khi đi chỉ đạo kháng chiến phải hành quân trong rừng sâu,
Người sống hòa mình với nhân dân, chiến sĩ; cùng ăn, cùng ở, cùng hoạt
động cách mạng với bộ đội. Khi về Thủ đô Hà Nội, Người làm việc
trong căn nhà sàn đơn sơ, bộ quần áo ka ki, đôi dép cao su và những vật
dụng sinh hoạt như của một người bình thường. Tất cả cử chỉ, hành động
của Người đều toát lên sự chân thành, bình dị và khiêm tốn của một bậc
vĩ nhân.
2.2.3. Linh hoạt, chủ động, biến hóa
Trong ứng xử với đồng bào, đồng chí, nhất là với bạn bè quốc tế, Hồ
Chí Minh thường khơng câu nệ về hình thức hay để bị ràng buộc bởi
những nghi thức ngoại giao trang trọng cứng nhắc mà ln ln có cách
ứng xử linh hoạt, biến hóa đem lại hiệu quả thú vị, gây ngạc nhiên cho tất
cả mọi người.
Trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì nền độc lập
của đất nước, Hồ Chí Minh đã giao tiếp không biết bao nhiêu đối thủ lúc


10

nào cũng muốn lật đổ cách mạng, lật đổ chính quyền. Với các đối tượng
này, Người đã ứng xử với phong cách của một nhà hoạt động chính trị lão
luyện, nhà ngoại giao từng trải, một chiến sỹ ngoài trận tuyến cực kỳ dũng
cảm và thông minh để giành thắng lợi trong từng trận đánh. Một động tác
như đánh rơi đồ vật để tránh cái bắt tay chưa đúng lúc, một lối chơi chữ
thâm thúy và sắc nhọn hơn cả giáo gươm, một bàn tay bịt vào họng pháo…
tất cả đều được Hồ Chí Minh cân nhắc và sử dụng linh hoạt, thiên biến vạn
hóa trong những cuộc giao tiếp phức tạp và những cuộc đấu trí có ý nghĩa
quyết định để giành được thắng lợi quan trọng cho cách mạng Việt Nam.
2.2.4. Có lý, có tình

Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh đạt đến sự hài hịa kết hợp giữa tình
cảm nồng hậu và lý trí sáng suốt, nó uyển chuyển như tư duy khống đạt
của Người, nó xa lạ với mọi sự cứng nhắc, khiên cường, sẵn sàng vì cái
lớn mà châm chước cái nhỏ.
2.2.5. Khoan dung, độ lượng
Khoan dung, đại lượng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ đại nghĩa của dân
tộc nên đã có sức mạnh to lớn cảm hóa to lớn đối với khối óc và trái tim
của quần chúng. Nhân và nghĩa luôn gắn với nhau trong nền văn hoá dân
tộc, “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” hay “phàm mưu việc lớn phải lấy
nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu” (Nguyễn
Trãi), “Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ” (Trần Quốc Tuấn)…
cùng với lòng khoan dung, độ lượng, vị tha là những đức tính thể hiện sự
tinh tế trong ứng xử, là cái gốc để “đối xử với người” và “ứng xử với
mình”. Ở Hồ Chí Minh, sự khoan dung, độ lượng và vị tha của Người đã
làm cảm hóa khối óc và trái tim của khơng ít những người đứng bên kia
trận tuyến. Những người ngày hơm qua vẫn cịn là kẻ thù khơng đội trời
chung của dân tộc, đến ngày hôm nay đã trở thành những kẻ chiến binh
thất bại thì Người cũng đã lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân
để thay cường bạo.
2.2.6. Yêu thương, tôn trọng con người
Hồ Chí Minh ln ứng xử dựa trên cơ sở của tình người, u thương
con người. Đó là lịng nhân đạo, tính nhân văn, là sự khoan dung, độ lượng
trong hành xử ở cuộc sống. Với Người, giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hội - giai cấp đều phải đi đến giải phóng con người thì mới có ý nghĩa thiết


11

thực. Tình u thương của Người khơng giới hạn ở một đối tượng cụ thể,
một tầng lớp, thành phần nào trong xã hội. Từ các cụ phụ lão, các cháu thanh

thiếu niên, nhi đồng, phụ nữ, các chiến sĩ ngoài mặt trận, các đồn dân
cơng…tất cả đều nhận được tình cảm ấm áp và sự quan tâm chu đáo của
Người. Hồ Chí Minh đã để lại vơ vàn những câu chuyện cảm động về tình
cảm, ứng xử văn hóa đối với nhân dân, với lớp người bị thiệt thòi do hậu quả
quan niệm không đúng của xã hội thực dân, phong kiến.
2.3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHONG CÁCH ỨNG XỬ
CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách ứng xử của Cơng an nhân dân
nằm trong tổng thể về phong cách của người cán bộ cách mạng nói chung.
Trong rất nhiều bài nói, bài viết, đối tượng được Hồ Chí Minh nhắc đến là
tồn thể cán bộ, đảng viên. Do đó, mỗi lời dạy về phong cách ứng xử của
người cán bộ, đảng viên của Người là tài sản tinh thần quý báu của tồn
Đảng, tồn dân, dĩ nhiên trong đó có cả lực lượng công an. Tuy nhiên, phong
cách ứng xử của Cơng an nhân dân vẫn có những đặc trưng riêng được quy
định bởi vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ công tác của lực lượng Công an
nhân dân.
2.3.1. Ứng xử với nhân dân
Với quan điểm thân dân, trọng dân, “dĩ dân vi bản”, Hồ Chí Minh ln
khẳng định nhân dân là chủ thể của nhà nước, bởi vậy, Người dạy lực lượng
công an trong ứng xử với nhân dân phải “kính trọng, lễ phép”. Quan điểm
của Hồ Chí Minh về kính trọng, lễ phép với nhân dân của lực lượng công an
thể hiện nhân cách và đạo đức của lực lượng cơng an, quan trọng hơn, đó
cũng là một nét văn hóa trong ứng xử của người Cơng an nhân dân. Kính
trọng, lễ phép ở đây là cách xưng hơ đúng mực, là thái độ cầu thị, hịa nhã
với nhân dân; biết kính già, yêu trẻ, biết lắng nghe nhân dân, học hỏi từ
nhân dân. Muốn làm được vậy, cần đoàn kết với nhân dân, gần gũi với nhân
dân và dựa vào dân.
2.3.2. Ứng xử với đồng nghiệp
Thân ái giúp đỡ với đồng nghiệp, đồng đội là đạo đức của người Công
an nhân dân, đạo đức công an là đạo đức làm người, chứa đựng truyền

thống văn hóa của dân tộc, được thể hiện ở lòng thương yêu, quý trọng,
giúp đỡ con người, thấu tình đạt lý, sống với nhau có tình, có nghĩa. Khơng


12

những thế, thân ái, giúp đỡ còn là biểu hiện của sống có tình, có nghĩa. Chỉ
khi làm được như vậy mới là “hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin”, mới là con
người cách mạng chân chính, mới đủ tư cách phục vụ nhân dân. Thân ái
giúp đỡ ở đây, không chỉ là với đồng đội cùng chiến đấu, cùng lực lượng
mà mở rộng ra còn là những người cùng chung mục đích, lý lưởng chiến
đấu vì cuộc sống n bình của đất nước và hạnh phúc của nhân dân.
2.3.3. Ứng xử với các đối tượng đấu tranh
Người dạy lực lượng công an: “Đối với địch, phải cương quyết, khôn
khéo”. Cương quyết với địch được hiểu là ý chí sắt đá, thái độ cứng rắn,
không khoan nhượng, tinh thần vững vàng, khơng gì có thể lay chuyển
được về mục tiêu chung của cách mạng; cương quyết không để địch phá
hoại, bọn tội phạm làm hại dân, làm hại cách mạng; cương quyết giữ
vững phẩm chất đạo đức cách mạng, không thỏa hiệp, không nhân
nhượng, không để tội phạm mua chuộc, dụ dỗ; không lung lay, gục ngã.
Khôn khéo với địch thể hiện ở ý thức cảnh giác cách mạng cao; nhạy bén
về chính trị và nghiệp vụ, thơng minh mưu trí biết đề ra đối sách phát hiện
và trấn áp có hiệu quả cao mọi thủ đoạn hoạt động của kẻ địch; biết tránh
chỗ mạnh, tìm chỗ yếu, chỗ sơ hở để tấn cơng; phải khéo biết giữ bí mật,
biết chọn thời cơ và tạo ra thời cơ để chủ động đánh địch.
2.4. GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHONG CÁCH
ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHONG
CÁCH ỨNG XỬ CỦA CƠNG AN NHÂN DÂN
2.4.1. Giá trị lý luận
- Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là chuẩn mực để xây dựng và hồn

thiện phong cách ứng xử của đội ngũ cán bộ cách mạng nói chung và Cơng
an nhân dân nói riêng
- Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận có tính ngun
tắc trong tu dưỡng và thực hành đạo đức cách mạng của lực lượng Công
an nhân dân.
- Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là hệ giá trị chuẩn mực có tính
ngun tắc trong xây dựng phong cách ứng xử mới ở Việt Nam nói chung và
phong cách ứng xử của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói riêng


13

2.4.2. Giá trị thực tiễn
- Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là hình mẫu để xây dựng lực lượng
Cơng an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vì
nhân dân phục vụ
- Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng tiêu chí đánh
giá phong cách người Cơng an nhân dân trong tình hình mới.
Chương 3
XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN
VIỆT NAM THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH: THỰC TRẠNG,
KẾT QUẢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA
CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ
MINH THỜI GIAN QUA
3.1.1. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong cách ứng xử
của Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh
Đảng ủy Cơng an Trung ương, Bộ Công an đã tổ chức nhiều Hội nghị
triển khai, quán triệt kịp thời đến cán bộ, đảng viên, chiến sĩ công an, nhấn
mạnh những yêu cầu mới, nhiều nội dung quan trọng của việc học tập và

làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nói chung và phong
cách ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng; xác định rõ trách nhiệm của các cấp
ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp, nhất là người đứng
đầu đơn vị trong tổ chức thực hiện, nhằm thống nhất nhận thức, hiểu đúng,
nắm chắc nội dung cơ bản của phong cách Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ
Chí Minh về phong cách ứng xử của Cơng an nhân dân. Đưa việc học tập
và làm theo phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trở thành cơng việc thường
xuyên của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và chiến sĩ Công an nhân dân.
Lấy kết quả học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
và học tập, thực hiện Sáu điều dạy là một trong các tiêu chí quan trọng để
bình xét thi đua và nhận xét cán bộ, đảng viên hàng năm.
3.1.2. Về tổ chức thực hiện xây dựng phong cách ứng xử của Cơng
an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh
3.1.2.1. Tổ chức học tập, quán triệt nội dung, giá trị của phong cách


14

ứng xử Hồ Chí Minh và xây dựng kế hoạch hành động của tổ chức
đảng, của cán bộ, đảng viên Công an nhân dân
Hàng năm, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã tổ chức Hội
nghị học tập chuyên đề theo từng chủ đề cho toàn thể cán bộ lãnh đạo chủ
chốt, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ cơng an qua hình thức trực tuyến; mời báo
cáo viên Trung ương trực tiếp giới thiệu chuyên đề, có ghi hình và in 1.166
nghìn đĩa DVD để gửi tới các chi bộ, đảng bộ trong toàn lực lượng làm tài
liệu học tập và tuyên truyền. Chỉ đạo các tổ chức đảng cụ thể hóa thành kế
hoạch và chương trình hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng; 100%
công an đơn vị, địa phương đã tổ chức học tập, quán triệt chuyên đề hằng
năm đến đội ngũ cán bộ chủ chốt và cán bộ, chiến sĩ; tổ chức phát động và
ký giao ước thi đua; đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh vào chương trình cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng
lực lượng.
3.1.2.2. Xây dựng, thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hóa theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân
dân
Việc xây dựng chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân được Đảng
ủy Công an Trung ương chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương rà sốt, bổ
sung, sửa đổi, hồn thiện theo hướng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ làm, phù hợp với
từng lực lượng, đơn vị. Thực hiện “nói đi đơi với làm”, “làm tốt nhiều hơn
nói”... Từng cán bộ, đảng viên, chiến sĩ đăng ký kế hoạch tu dưỡng, rèn
luyện tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, lễ tiết tác phong công tác với cấp
ủy đảng, đơn vị công tác, chi bộ, thủ trưởng đơn vị theo dõi, kiểm tra, giám
sát. Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo cấp
ủy, thủ trưởng công an các đơn vị, địa phương tăng cường xây dựng đạo đức,
văn hóa, lấy hiệu quả công tác, mức độ niềm tin và sự hài lòng của nhân dân
làm thước đo đạo đức, văn hóa của cán bộ, chiến sỹ.
3.1.2.3. Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; tăng cường kiểm
tra, giám sát việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh
100% cấp ủy đảng các cấp trong Công an nhân dân đã tổ chức hội
nghị cán bộ chủ chốt học tập, quán triệt Nghị quyết; chỉ đạo cấp ủy trực


15

thuộc, cấp ủy cơng an cấp huyện, các đồn thể quần chúng tổ chức quán
triệt, triển khai Nghị quyết đến cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, hội viên gắn
với học tập chuyên đề “Những nội dụng cơ bản của tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh”. Điểm mới là, việc học tập, quán triệt Nghị

quyết ở các cấp đều do thường trực cấp ủy trực tiếp truyền đạt gắn với
triển khai chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết của cấp ủy; sau học
tập, các đảng viên viết tay bài thu hoạch. Vì vậy, đã khắc phục tính được
hình thức, cách làm qua loa, chiếu lệ; đồng thời, giúp các cấp ủy và cán bộ,
đảng viên nhận thức rõ về thực trạng, nguyên nhân và sự nguy hiểm của
những biểu hiện suy thối, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; nâng cao trách
nhiệm, tạo sự thống nhất trong cấp ủy, đơn vị về mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp triển khai thực hiện.
3.1.2.4. Công tác tuyên truyền và nhân rộng điển hình tiên tiến, cách
làm hiệu quả trong xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân
theo phong cách Hồ Chí Minh
Cơng tác tun truyền học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh được triển khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin
đại chúng, nhất là trên kênh truyền hình An ninh ti vi, phát thanh Cơng an
nhân dân, các báo, tạp chí, website trong Công an nhân dân; thông qua đội
ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đã tập trung tuyên truyền những nội
dung cốt lõi, mới của Chỉ thị 05. Chủ động phê bình, uốn nắn các nhận
thức lệch lạc, việc làm thiếu gương mẫu, nói khơng đi đơi với làm; đấu
tranh chống các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch,
phản động, phê phán các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí...; qua
đó, biểu dương các cá nhân, tập thể tiêu biểu, các cách làm hay, sáng tạo
đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong toàn lực lượng và xã hội.
3.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA
CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
3.2.1. Ứng xử đối với nhân dân
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đại đa số cán bộ, chiến sĩ Công an nhân
dân đều thể hiện phẩm chất trung với nước, hiếu với dân, nêu cao đức tính
“kính dân”, “trọng dân”, “tin dân”, “gần dân”, phục vụ nhân dân. Trong thi
hành công vụ, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân ln có thái độ vui vẻ,
niềm nở chào hỏi, tôn trọng ý kiến đề đạt nguyện vọng thắc mắc của nhân



16

dân, tận tình giải quyết nguyện vọng hợp pháp của nhân dân.
Cơng tác cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực
hiện quyền, nghĩa vụ công dân được chú trọng chỉ đạo và triển khai thực
hiện nghiêm túc, đã góp phần cải thiện hình ảnh người chiến sĩ cơng an vì
nhân dân phục vụ trong con mắt của người dân. Trong sinh hoạt cộng đồng
và nơi cư trú, phần lớn cán bộ, chiến sĩ và gia đình đều có lối sống trong
sạch, lành mạnh, gương mẫu, đồn kết, có thái độ và hành vi ứng xử văn
minh, lịch sự, được nhân dân tin yêu.
Tuy nhiên, khi giao tiếp, ứng xử với nhân dân trong thi hành cơng vụ,
cán bộ, chiến sĩ cơng an vẫn cịn những biểu hiện thiếu văn hóa, như: Trong
tiếp xúc, xử lý cơng việc có liên quan đến nhân dân, một số cán bộ, chiến sĩ
cịn có thái độ, hành vi thiếu văn hóa, như: khơng giữ đúng tư thế, tác phong
của người cán bộ công an; không niềm nở chào hỏi, ăn nói gắt gỏng, thiếu
lễ độ với nhân dân; chưa tận tình giải đáp, hướng dẫn nhân dân, có thái độ
bàng quang, thậm chí vơ cảm, thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu
nhân dân.
3.2.2. Ứng xử đối với đồng nghiệp
Trong nội bộ, cán bộ, chiến sĩ công an luôn sống với nhau có tình, có
nghĩa, tơn trọng, đồn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần
đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp. Cấp dưới ln kính trọng, lễ phép, lắng
nghe ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, có thái độ cầu thị, học hỏi
kinh nghiệm của lãnh đạo, chỉ huy; chấp hành và thực hiện nghiêm túc
mệnh lệnh của cấp trên theo Điều lệnh Công an nhân dân. Cán bộ, chiến sĩ
cấp dưới luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm đóng góp ý với cấp trên.
Tuy nhiên, trong ứng xử với đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp, một số
cán bộ, chiến sĩ cịn có những thái độ, hành vi ứng xử thiếu văn hóa, vi

phạm chuẩn mực đạo đức người chiến sĩ Công an nhân dân và điều lệnh
Cơng an nhân dân. Tình trạng cấp dưới gặp cấp trên không chào hỏi theo
đúng điều lệnh hoặc theo cách xã giao thông thường vẫn xảy ra ở hầu hết
cơng an các đơn vị, địa phương. Tình trạng mất đoàn kết nội bộ, nảy sinh
mâu thuẫn cá nhân, ganh ghét, đố kỵ, so bì thiệt hơn, đồng chí, đồng đội,
đồng nghiệp đối xử với nhau thiếu nhân văn vẫn còn xảy ra.
3.2.3. Ứng xử đối với các loại đối tượng đấu tranh
Trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, cán bộ, chiến sĩ Công


17

an nhân dân đã nêu cao tinh thần kiên quyết, mưu trí, dũng cảm đấu tranh
khơng khoan nhượng với các thế lực phản động, tội phạm và các hành vi
vi phạm pháp luật, nhưng vẫn thể hiện bản chất nhân văn, văn hóa theo
truyền thống nhân đạo của dân tộc và chính sách khoan hồng của Đảng và
Nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt là cơ bản, trong đối xử với các loại
đối tượng, cán bộ, chiến sĩ công an vẫn cịn những thái độ, hành vi thiếu
văn hóa, vi phạm quy trình, quy chế cơng tác, như: Trong tiếp xúc với đối
tượng, kể cả đối tượng thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, một số cán bộ,
chiến sĩ không giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong. Một số lợi dụng chức vụ,
quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao, mạo danh dọa dẫm đối tượng,
vòi vĩnh, nhận hối lộ. Tuy chỉ là cá biệt, nhưng những thái độ, hành vi
thiếu văn hóa của một bộ phận cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân đã gây
dư luận khơng tốt, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của lực lượng Công an
nhân dân.
3.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ
CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

3.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế
3.3.1.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, cấp ủy Đảng, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và các tổ chức
đoàn thể trong Công an nhân dân mới tập trung cho công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, tập huấn điều lệnh, chưa quan tâm nhiều đến nhiệm
vụ giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử cho cán bộ, chiến sĩ.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, giáo dục những giá trị văn hóa ứng xử
của dân tộc cũng như tinh hoa phong cách ứng xử Hồ Chí Minh chưa được
chú trọng, nhiều lúc chỉ mang tính hình thức.
Thứ ba, trình độ, năng lực ứng xử, nhất là khả năng tiếp cận, vận
động, thuyết phục, giáo dục quần chúng và các loại đối tượng của một số
cán bộ chiến sĩ còn hạn chế, ngại tiếp xúc, ngại va chạm. Một bộ phận cán
bộ, chiến sĩ thiếu tu dưỡng, rèn luyện, bị nhiễm thói hư, tật xấu bên ngồi
xã hội đưa vào trong nội bộ, suy thoái về đạo đức, lối sống.
3.3.1.2. Nguyên nhân khách quan
Một là, phong cách ứng xử của công an nhân dân chịu sự tác động


18

mạnh mẽ của sự biến đổi văn hóa, sự xuống cấp của nền tảng đạo đức xã
hội dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường, tồn cầu hóa, hội nhập
quốc tế và sự du nhập của các giá trị văn hóa từ bên ngồi.
Hai là, phong cách ứng xử của Công an nhân dân chịu sự tác động
trước hoạt động ngày càng ráo riết, quyết liệt của các thế lực thù địch trong
thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình” đối với nước ta, dẫn đến sự suy thối
về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, nhất là biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”.
Ba là, phong cách ứng xử của Công an nhân dân cịn chịu ảnh hưởng
bởi tính đặc biệt của cơng tác công an.

3.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với xây dựng phong cách ứng xử
của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí
Minh
3.3.2.1. Cần nâng cao nhận thức về phong cách ứng xử nói chung,
phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng của lực lượng Công an nhân
dân để đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Công an nhân dân bản
lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ
Tuy được đào tạo cơ bản về lý luận chính trị, pháp luật, nghiệp vụ và
được sinh ra, trưởng thành trong mơi trường văn hóa, nhưng hầu hết cán
bộ, chiến sĩ công an chưa được trang bị nhiều kiến thức về phong cách ứng
xử, nhất là kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Những chuẩn mực ứng xử mà cán
bộ, chiến sĩ có được chủ yếu là do quá trình tiếp thu từ hệ thống giáo dục
gia đình, giáo dục phổ thơng và q trình giao tiếp xã hội. Các cơ sở giáo
dục trong Công an nhân dân chưa có mơn học giáo dục ứng xử cho học
viên cơng an.
3.3.2.2. Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư cách, đạo đức của một bộ
phận cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân làm ảnh hưởng đến xây dựng phong
cách ứng xử người Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh
Một số cán bộ, chiến sĩ chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vị trí
chiến đấu, nhiệm vụ cơng tác của lực lượng Cơng an nhân dân trong tình
hình mới; tư tưởng trung bình chủ nghĩa, tác phong làm việc hành chính,
thiếu sâu sát, xa rời thực tế, hiệu quả chất lượng công việc khơng cao.
Tình trạng quan liêu, xa dân, thích khen, ngại phê bình, ngại nói rõ sự thật.
Thực tế vẫn cịn một bộ phận cán bộ, chiến sĩ thối hóa, biến chất, sa sút


19

về về phẩm chất đạo đức, tư cách, xâm phạm lợi ích chính đáng của nhân
dân. Tình trạng vi phạm đạo đức, tư cách của một bộ phận cán bộ chiến sĩ

đang mâu thuẫn với nỗ lực của ngành công an về xây dựng phong cách
ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam.
3.3.2.3. Công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng về phong cách
ứng xử Hồ Chí Minh cho Công an nhân dân phải bảo đảm thường xuyên,
kịp thời, hiệu quả
Việc triển khai thực hiện tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh của một số cấp ủy vẫn còn lúng túng. Việc xây
dựng kế hoạch, hướng dẫn của cấp ủy thì kịp thời, đầy đủ, nhưng có nội dung
cịn sao chép, thụ động. Tính chủ động, sáng tạo, sự phù hợp với điều kiện,
đặc thù của đơn vị, địa phương còn hạn chế; còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại.
Chương 4
VẬN DỤNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
VÀO XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA
CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XÂY DỰNG
PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1.1. Các yếu tố bên trong
Một là, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới.
Hai là, những yếu tố hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội, nhất là những hạn chế thuộc lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đạo đức sẽ tác
động mạnh mẽ, trực tiếp đến phong cách ứng xử của Công an nhân dân.
Ba là, truyền thống ứng xử của con người Việt Nam và những xu
thế biến đổi hiện nay.
4.1.2. Các yếu tố bên ngoài
Thứ nhất, âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hịa bình”
chống phá nước ta nói chung và lực lượng Cơng an nhân dân nói riêng với
nhiều phương thức, thủ đoạn, dưới nhiều hình thức khác nhau.
Thứ hai, nhu cầu hợp tác quốc tế của công tác công an càng cao, đòi



20

hỏi Công an nhân dân phải tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh hợp tác quốc tế
về an ninh trật tự với công an, cảnh sát, nội vụ và cơ quan tư pháp - hình
sự của nhiều nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế có liên quan.
Thứ ba, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến mọi
đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của con người, trong đó có phong cách
ứng xử của Công an nhân dân
4.2. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA
CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO PHONG
CÁCH HỒ CHÍ MINH
4.2.1. Tăng cường vai trị lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, thủ trưởng
Công an các cấp trong xây dựng, hoàn thiện phong cách ứng xử của
Cơng an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong
Công an nhân dân giữ vai trị rất quan trọng đối với cơng tác xây dựng
phong cách ứng xử của cán bộ, chiến sĩ. Thực tế đã chỉ ra rằng, ở đâu và
khi nào, các cấp lãnh đạo quan tâm, chú trọng thì việc ứng xử của cán bộ,
chiến sĩ Công an nhân dân thực hiện tốt và nghiêm túc, còn nếu thiếu sự
quan tâm, chỉ đạo kịp thời thì vấn đề ứng xử của cán bộ, chiến sĩ mắc phải
những hạn chế. Do đó, Đảng ủy, lãnh đạo Bộ Công an cần phải ban hành
nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng lực lượng, xây dựng phong cách
ứng xử của người Công an nhân dân để cán bộ, chiến sĩ thực hiện, đưa nội
dung lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện phong cách ứng xử của cán
bộ, chiến sĩ vào kế hoạch công tác thường xuyên.
4.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, học tập phong
cách ứng xử Hồ Chí Minh trong Công an nhân dân gắn với quán
triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị

khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh”
Tuyên truyền, phổ biến những giá trị của phong cách ứng xử Hồ Chí
Minh là giải pháp quan trọng nhằm xây dựng, hình thành phong cách ứng
xử của Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, phải xác định
đây là cơng tác thường xuyên, liên tục, lâu dài với những nội dung và hình
thức cụ thể, thiết thực để mỗi cán bộ, chiến sĩ thấm nhuần phong cách ứng
xử Hồ Chí Minh, thấm nhuần những lời dạy, lời chỉ bảo của Hồ Chí Minh


21

về cách ứng xử của người chiến sĩ Công an nhân dân, từ đó biết suy ngẫm,
nghĩ lại, xem lại bản thân mình, biết thực hiện lời Chủ tịch Hồ Chí Minh
dạy một cách sâu sắc và nghiêm túc hơn.
4.2.3. Chú trọng công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân
trong sạch, vững mạnh, phòng chống những biểu hiện suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân
Xây dựng Đảng trong Công an nhân dân thực sự trong sạch, vững
mạnh là vấn đề có ý nghĩa quyết định chất lượng, hiệu quả công tác xây
dựng lực lượng Cơng an nhân dân trong tình hình mới. Mục tiêu của xây
dựng Đảng là nhằm bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng và xây dựng Đảng trong
Công an nhân dân ngang tầm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ cơng
nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện vơ cùng phức tạp, vượt qua những
trở ngại khó khăn, hạn chế những vấn đề đang cản trở sự phát triển của
Đảng.
4.2.4. Xây dựng môi trường ứng xử văn hóa, lành mạnh trong
Cơng an nhân dân
Cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy công an các đơn vị, địa phương phải xác

định rõ vai trị quan trọng của mơi trường văn hóa đối với việc xây dựng,
rèn luyện phong cách ứng xử, phẩm chất đạo đức, lối sống văn hóa của
người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Cần tập trung đầu tư, chăm lo
xây dựng, phát triển môi trường văn hóa lành mạnh, trước hết là đầu tư, cải
tạo, nâng cấp, xây dựng trụ sở mới, doanh trại, nơi tiếp dân và nơi sinh
hoạt văn hóa của đơn vị, đảm bảo khang trang, sạch - đẹp - an toàn, từng
bước hiện đại. Mỗi trụ sở, doanh trại, nơi tiếp dân, sinh hoạt văn hóa của
cơng an phải là một cơng trình văn hóa, có cảnh quan đẹp, hài hịa với môi
trường thiên nhiên, được trang bị đầy đủ phương tiện, điều kiện đáp ứng
yêu cầu công tác, học tập, rèn luyện, nhu cầu vui chơi, giải trí của cán bộ,
chiến sĩ và tạo được dấu ấn thoải mái, an toàn, gần gũi, tin cậy đối với cán
bộ, nhân dân đến thăm, làm việc, giao dịch với đơn vị.
4.2.5. Phối hợp với các cấp, các ngành và nhân dân trong xây
dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân; đặt phong cách ứng
xử của công an dưới sự giám sát của nhân dân
Tích cực tổ chức và mở rộng các hoạt động xã hội, tạo mối quan hệ


22

đồn kết, gắn bó với nhân dân thơng qua các hoạt động từ thiện, nhân đạo,
tổ chức các hoạt động hướng về cơ sở, chung sức vì cộng đồng với nhiều
cơng trình, phần việc cụ thể, thiết thực, có ý nghĩa. Tổ chức, tạo điều kiện
cho các ngành, các tổ chức, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tham gia giám
sát, đóng góp ý kiến xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân; khuyến khích
nhân dân mạnh dạn phản ánh những hành vi tiêu cực, thái độ, hành vi ứng xử
không đúng mực của cán bộ, chiến sĩ bằng nhiều hình thức khác nhau, nhất
là thơng qua diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến của nhân dân”, thông qua
tiếp xúc, đối thoại trực tiếp; thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở; thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tư vấn, phản biện và giám

định xã hội; thông qua dư luận xã hội và báo chí...
4.2.6. Tăng cường ý thức, trách nhiệm nêu gương, đề cao tính kỷ
luật, kỷ cương, chấp hành điều lệnh của cán bộ, chiến sĩ, nhất là cán
bộ lãnh đạo, chỉ huy
Tăng cường trách nhiệm nêu gương, nâng cao ý thức tổ chức kỷ
luật, tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc chính quy theo điều lệnh
gắn với nhiệm vụ xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ cho
cán bộ, chiến sĩ, trước hết là trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh
đạo, chỉ huy, cấp ủy viên. Toàn lực lượng tiếp tục đẩy mạnh cơng tác xây
dựng “Đơn vị văn hóa, gương mẫu chấp hành điều lệnh”, nâng cao kỷ luật,
kỷ cương, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân
và quy trình, quy chế, chế độ cơng tác. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, tổ
chức giám sát việc triển khai thực hiện quy trình cơng tác, thái độ, lễ tiết
tác phong và ứng xử của cán bộ, chiến sĩ trong thực thi nhiệm vụ. Cấp
ủy, thủ trưởng đơn vị phải thực hiện tốt việc nêu gương, đồng thời động
viên tinh thần tự giác của cán bộ, chiến sĩ, giải quyết, xử lý có tình, có lý
đối với các trường hợp sai phạm.


23

KẾT LUẬN
Trên cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể phù
hợp, luận án đã tập trung làm rõ những vấn đề sau đây:
1. Luận án đã làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu về phong cách
ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở đó, rút ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ
cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
2. Luận án đã trình bày những vấn đề lý luận chung về phong cách
ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh,

đưa ra khái nhiệm phong cách ứng xử, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh,
phong cách ứng xử của Cơng an nhân dân, xây dựng phong cách ứng xử
của Công an nhân dân Việt Nam. Phân tích, làm nổi bật đặc trưng phong
cách ứng xử Hồ Chí Minh và tư tưởng của Hồ Chí Minh về phong cách
ứng xử của Cơng an nhân dân, giá trị lý luận và thực tiễn của phong cách
ứng xử Hồ Chí Minh đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung và
đối với lực lượng Cơng an nhân dân nói riêng.
3. Luận án đã khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng phong cách ứng
xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh bao
gồm: Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong cách ứng xử của Công an
nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh, tổ chức học tập, quán triệt nội
dung, giá trị của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh và xây dựng kế hoạch
hành động của tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên Công an nhân dân, xây
dựng, thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hóa theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh; tăng cường kiểm tra, giám sát việc học tập, làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Khảo sát thực trạng phong
cách ứng xử của Công an nhân dân trên các phương diện: Ứng xử với nhân
dân, với đồng nghiệp, với các đối tượng đấu tranh. Qua đó luận án đã đánh
giá, nhận xét và chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu xót và
nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót của hoạt động này.
4. Luận án đã đưa ra dự báo khoa học về những yếu tố tác động đến
xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong
cách Hồ Chí Minh và đưa ra giải pháp xây dựng phong cách ứng xử của
Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh trong thời gian
tới. Nội dung giải pháp bao gồm các vấn đề: Tăng cường vai trò lãnh đạo của


×