Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Sang kien kinh nghiem ren chu viet dung chinh ta chohoc sinh lop 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.17 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ TÀI: RÈN CHỮ VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nói đúng và viết đúng là hai vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu về giáo dục quan tâm nhất hiện nay. Song đặc biệt ở bậc tiểu học các em hay mắc phải căn bệnh viết sai lỗi chính tả. Nhất là ở lớp 1 lớp học đầu tiên trong bậc học phổ thông, các em bắt đầu làm quen với chữ viết. Chính tả của Tiếng Việt chính là các quy tắc viết đúng tiếng trong từ. Từ và tiếng trong Tiếng Việt có hình thức ngữ âm cố định và được biểu hiện trên chữ viết cũng luôn luôn cố định. Bên cạnh đó học sinh lớp 1 chưa có kỷ năng viết chính tả, đặc biệt hay viết sai, chưa biết chữa lỗi chính tả dạng các tiếng và vần có cách đọc hoàn toàn giống nhau song cách viết theo luật chính tả lại khác nhau và viết chính tả phân biệt iê, yê. Hệ thống quy tắc Chính Tả của Tiếng Việt tương đối đơn giản do có sự tương đối giữa ngữ âm và chữ cái, giữa tiếng và chữ cái. Tuy nhiên lỗi chính tả thường mắc trong Tiếng Việt tồn tại sự khác biệt theo từng vùng miền. Đặc biệt đối với học sinh dân tộc thiểu số, do sự hạn chế về trình độ hiểu biết về ngôn ngữ Tiếng Việt và kỷ năng sử dụng thành thạo tiếng nói và chữ viết ( kỷ năng giao tiếp). Các em chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp hàng ngày, còn Tiếng Việt được coi như là ngôn ngữ thứ hai. Chính vì vậy mà trong trường hợp học sinh mắc lỗi chính tả thì các em không có ý thức được các cơ sở để nhận bết để từ đó tự sửa chữa và hình thành thói quen để viết đúng chính tả. Bước vào lớp 1 các em còn nhiều bở ngỡ. Tất cả đối với các em chỉ là ở giai đoạn làm quen nên các em cảm thấy rất khó khăn. Mà lớp 1 chính là nền tảng của những lớp kế tiếp. Với yêu cầu hiện nay đòi hỏi ở mỗi học sinh lượng kỷ năng, kiến thức ngày càng cao trong môn Tiếng Việt nói chung và trong phân môn Chính Tả nói riêng. Bên cạnh việc rèn chữ viết hàng ngày cho các em, người giáo viên cần phải chú trọng đến việc rèn cho các em viết đúng chính tả. Nhằm giúp cho các em trở thành con người phát triển toàn diện trong tương lai. Như chúng ta biết, học sinh lớp 1 là lứa tuổi hay bắt chước, nhớ và quên rất nhanh. Sự rèn luyện không bền bỉ, chữ viết của các em luôn luôn thay đổi tùy vào điều kiện thời gian và sự nhắc nhở cũng như sự rèn luyện của giáo viên. Tính cẩn thận và cẩu thả cũng luôn luôn thay đổi nếu giáo viên không quan tâm. Vì vậy giáo viên cần phải rèn luyện chữ viết cho học sinh hàng ngày bằng nhiều hình thức khác nhau để các em có ý thức viết đúng chính tả. Xuất phát từ những lý do nêu trên là động lực thúc đẩy bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp: “ Rèn chữ viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1” . Đó cũng là công việc mà bản thân tôi đã tiến hành trong nhiều năm học trước khi giảng dạy lớp 1..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> II. CƠ SỞ LÝ LUẬN Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không đó chính là một phần lớn ở công học tập của các cháu“. Non sông, đất nước muốn giàu mạnh, sánh vai với bạn bè năm châu là nhờ vào thế hệ trẻ, những mầm non của đất nước hôm nay. Dạy học ví như ta trồng một cái cây, trồng cây và chăm sóc như thế nào để cây lớn nhanh và phát triển tốt. Thì là cả một quá trình vun đắp lâu dài. Và chúng ta những thầy giáo, cô giáo sẽ gieo trồng và vun đắp vườn cây thế hệ trẻ, những mầm non của đất nước mai sau ra sao? Đây quả là một việc vô cùng quan trọng, là bổn phận, trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo chúng ta. Trong đó tiểu học là bậc học nền tảng của nền giáo dục và lớp một là nền móng của bậc tiểu học. Dạy Tiếng Việt lớp 1 có nhiệm vụ rất lớn lao là bước đầu giúp các em hoà nhập vào môi trường học tập, từng bước giúp các em từng bước tiếp nhận tri thức để các em biết đọc, biết viết, biết vận dụng chữ viết vào học tập. Rèn cho các em những kỉ năng cơ bản đầu tiên như: Kỉ năng nghe, kỉ năng nói, kỉ năng viết. Chữ viết là công cụ cho các em sử dụng suốt đời. Đọc thông, viết thạo gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời. Như cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói “Nét chữ - Nết người”, nhận xét này của người phần nào nói lên tầm quan trọng của việc rèn chữ viết đúng chính tả bên cạnh việc rèn đọc cho học sinh Tiểu học. Môn Tiếng Việt ở phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng ta là bốn chức năng: Nghe – đọc – nói – viết. Viết là một phân môn của chương trình Tiếng Việt của bậc tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình học tiểu học, vì nó đảm nhiệm được việc hình thành và phát triển cho học sinh kỷ năng viết, một kỷ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông. Như chúng ta đã biết dạy Tiếng Việt lớp 1 có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em chìa khóa mở cánh cửa tri thức, để các em biết đọc, biết viết, biết vận dụng chữ viết trong quá trình học tập. Chữ viết là công cụ cho các em sử dụng suốt cả cuộc đời. Nếu không biết viết thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường có hạnh phúc đúng nghĩa với từ này trong xã hội hiện đại. Đọc thông, viết thạo gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời. Bên cạnh đó theo quan niệm cũ và cùng lối mòn của sách hướng dẫn của phương pháp dạy học cũ chỉ hướng dẫn học sinh viết chính tả phân biệt giữa n - l, ch - tr, d – gi - r, s - x, c – qu - k, g - gh, ng - ngh, … mà không có sách nào đề cập đến vấn đề dạy học sinh viết đúng chính tả các tiếng và vần có cách đọc giống nhau nhưng cách viết khác nhau, đây là chỗ sai đặc trưng của lớp 1..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ví dụ:. vần tiếng ac ác Từ trước tới nay người giáo viên khi lên lớp chỉ nghĩ phải dạy đúng phương pháp, đúng yêu cầu của sách hướng dẫn, chưa mạnh dạn đưa những vấn đề mà sách hướng dẫn chưa đề cập tới vào bài giảng và đặc biệt không bao giờ dám đưa những vấn đề sai lên bảng lớp mà lúc nào cũng chỉ chăm chăm dạy cái đúng, vì vậy đối với học sinh việc tiếp thu kiến thức rất thụ động, cô bảo đúng là đúng, cô bảo sai là sai nên rất khó khăn cho việc học sinh tự chữa bài, chữa lỗi cho bản thân do vậy có biết cái sai đâu mà sửa cho đúng. Nhiều người cứ cho rằng dạy chính tả chỉ cần rèn luyện trong giờ chỉnh tả là đủ mà quên rằng chính tả là một phân môn của bộ môn Tiếng Việt, vậy muốn viết chính tả đúng thì trước tiên phải đọc đúng, nắm chắc cấu tạo vần tiếng và đặc biệt phân biệt rõ ràng những vần và những tiếng có cách đọc hoàn toàn giống nhau nhưng cách viết lại khác nhau, mà thực tế giảng dạy ở lớp 1 nhiều năm tôi thấy rất nhiều học sinh mắc lỗi này. Đối với học sinh Tiểu họcnói chung thì việc rèn chữ viết đúng chính tả là điều rất quan trọng. Bởi ở bậc Tiểu học chữ viết là nền tảng, là sự hình thành nét chữ sau này của các em. Có được chữ viết đúng chính tả, viết đẹp ở một học sinh là quả một quá trình rèn luyện lâu dài và không ngừng. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay tôi thấy chữ viết của học sinh tiểu học có nhiều em chưa đạt yêu cầu. Chữ viết của các em không đúng chính tả, không đều, thiếu nét và một số em chữ viết nghuệch ngoạc. Nguyên nhân chủ yếu là việc rèn chữ viết chưa thực sự được chú trọng. Vì vậy tôi nghĩ rằng để các em có kĩ năng viết chữ đúng chính tả chúng ta cần phải rèn cho các em ngay từ bước khởi đầu đó là khi các em vừa bước chân vào lớp 1. Bước vào lớp 1 trẻ cồn có nhiều bỡ ngỡ. Bước đầu trẻ phải học đọc, học viết chữ nên các em cảm thấy rất khó khăn. Mà lớp 1 chính là nền tảng của những lớp kế tiếp. Với yêu cầu hiện nay đòi hỏi ở mỗi học sinh lượng kĩ năng , kiến thức ngày càng cao trong môn Tiếng Việt. Trong đó có phân môn Chính tả dạy cho các em viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là giúp các em có được đức tính cần cù, nhẫn nại, cẩn thận và lòng tự trọng đối với bản thân cũng như đối với thầy cô giáo. Vì thế mỗi giáo viên chúng ta cần phải quan tâm đến việc rèn chữ viết cho học sinh của lớp mình. Để giúp các em trở thành những con người phát triển toàn diện sau này xây dựng đất nước ta ngày một giàu đẹp hơn. Nền giáo dục của chúng ta đã lần lượt trải qua nhiều lần cải cách. Và sau mỗi lần cải cách như vậy, mẫu chữ viết cho học sinh Tiểu học lại thay đổi về kích cỡ. Bên cạnh sự thay đó là các quy trình dạy, tài liệu dạy và học cũng thay đổi theo. Đó chính là điều băn khoăn của các giáo viên tiểu học trong thời gian gần đây khi giảng dạy môn Tập viết trong nhà trường. Sự thay đổi đó cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng chữ viết của học sinh. Vì vậy tôi thấy rằng cần phải có những biện pháp để “ Nâng cao chất lượng rèn chữ viết.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> đúng chính tả cho học sinh lớp 1” nhằm cải thiện tình trạng đã nêu trên. Trải qua nhiều năm giảng dạy tôi cũng có một số kinh nghiệm về việc rèn chữ viết đúng chính tả cho học sinh nhất là đối với học sinh lớp 1. Đối tượng học sinh của tôi ở đây là học sinh khối lớp 1. Vì ở lứa tuổi này là lứa tuổi dễ rèn và dễ tiếp nhận nhất. Ngay từ khi học sinh mới bước vào lớp 1 thì những nét cơ bản đầu tiên chúng ta cần phải giúp cho các em viết đúng. Cũng như cái cây muốn nắn là phải uốn khi còn non vậy. Ở đây trong giới hạn của đề tài tôi xin đưa ra một số biện pháp mà tôi đã thực hiện nhằm giúp các em viết đúng chính tả và viết đẹp. III. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: - Học sinh lớp 1B Trường tiểu học Tà Rụt nơi bản thân tôi công tác năm học 2010 -2011. - Học sinh lớp 1C Trường tiểu học số 2 Hướng Hiệp năm học 2012 – 2013 do tôi đảm nhận giảng dạy. 2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp luyện tập. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp trắc nghiệm. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp tổng kết thực nghiệm. - Phương pháp thử nghiệm. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng vấn đề đặt ra và sự cần thiết để thực hiện đề tài. a. Thuận lợi: - Về phía giáo viên: Trình độ đạt chuẩn, được tham gia một số lớp tập huấn chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học dành cho học sinh lớp 1. Có năng lực sư phạm vững vàng, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu học sinh. Được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường về nhiều mặt. - Về phía học sinh: Phần lớn các em đều ngoan ngoãn, lễ phép; đa số nhà ở của các em gần trường học. Được sự quân tâm đầu tư và giúp đỡ của Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền về giáo dục vùng khó. b. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì còn rất nhiều khó khăn như: - Giáo viên người miền xuôi lên công tác, ngôn ngữ của giáo viên và các em học sinh còn nhiều bất đồng. - Các em đều là người dân tộc Vân Kiều, chủ yếu giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai trong giao tiếp của các em. - Ngoài giờ học trên lớp về nhà các em không có thói quen học bài, làm bài ở nhà, mà chỉ thích chơi là chủ yếu..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Bản thân đảm nhận giảng dạy lớp ghép 1+ 2 nên cũng ảnh hưởng rất lớn về việc rèn chữ viết đúng chính tả cho các em học sinh lớp 1. - Địa bàn thôn Khe Hiên là nơi xa trung tâm xã, hẻo lánh; các em không có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng do chưa có điện. - Phần lớn các em một buổi đến trường buổi còn lại các em phải lên rẫy lấy củi, lấy rau, làm rẫy, … nên ảnh hưởng rất lớn đến việc đi học của các em. - Điều kiện kinh tế gia đình của các em còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, gia đình đông con, đẻ dày, … dẫn đến phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em mình, nhiều em đi đến lớp học không có bút, vở, sách… - Bản thân các em phần lớn chưa thực sự ham học. c. Khảo sát đầu năm học: Năm học 2012 – 2013 bản thân tôi được nhà trường phân công đảm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp ghép 1C + 2C Trường tiểu học số 2 Hướng Hiệp. Lớp 1C gồm có 4 học sinh trong đó có 2 nữ, 4 học sinh là người dân tộc Vân Kiều. Học sinh thuộc thôn Khe Hiên. Bước đầu nhận công tác bản thân tôi gặp rất nhiều khó khăn chất lượng học sinh chưa cao, còn tồn tại nhiều em học sinh chưa biết đọc bảng chữ cái và chưa biết viết. Khảo sát chất lượng đầu năm học 2012 – 2013 như : ( ở tuần học thứ nhất ). TS TS 4. TL 100. Chưa biết đọc bảng chữ cái TS TL 3 75. Chưa biết cách cầm bút TS 2. TL 50. Chưa biết viết. Tư thế ngồi viết chưa đúng. TS 3. TS 4. TL 75. TL 100. Qua thời gian giảng dạy tôi đã thử áp dụng một số biện pháp như: Hướng dẫn các em cách cầm bút, sửa tư thế ngồi viết đúng cho các em, nhắc nhở các em viết bài cẩn thận, đúng mẫu quy định, đồng thời tuyên dương kịp thời những học sinh viết đúng, viết đẹp. 2. Tính thuyết phục của đề tài . Qua thực tế nhiều năm làm giảng dạy lớp 1 thực tế áp dụng một số phương pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1. Tôi nhận thấy khi áp dụng sáng kiến này sẽ giúp tôi cũng như bạn bè đồng nghiệp có thêm một số biện pháp rèn chữ viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1. 3. Các biện pháp thực hiện. * Biện pháp thứ nhất: Xác định, liệt kê và lập bảng những lỗi sai đặc trưng của học sinh lớp 1 khi viết chính tả để có kế hoạch kèm cặp, sửa sai..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bên cạnh đó giáo viên phải giúp học sinh hiểu ý nghĩa của tiếng trong từ ngữ và tự đọc thầm nội dung bài cần viết. Nhằm giúp học sinh tái hiện được hình ảnh của chữ viết và cách viết để học sinh viết đúng chính tả. Những vần hoặc từ học sinh dễ viết sai thi giáo viên cần phân tích rõ một cách thật chính xác. Ví dụ: Tã – Tả, giáo viên cần hướng dẫn phân tích tiếng “ Tã” = T + a + dấu ngã. Sau đó yêu cầu học sinh viết vào bảng con rồi mới viết vào vở. Khi học sinh viết giáo viên cần theo sát để nhắc nhở ( tùy vào đối tượng học sinh.). Qua mỗi tiết Chính Tả cần trau dồi cho các em chữ viết, viết đúng, viết đẹp. Đó là công việc thường xuyên, thiết thực trong phong trào Vở sạch chữ đẹp. Bảng những lỗi đặc trưng khi viết chính tả của học sinh lớp 1: Bài. Vần. Tiếng. Viết sai. Viết đúng. 65. ac. ác. độc ac. độc ác. 66. oc ôc. óc ốc. Trí oc Con ôc. Trí óc Con ốc. 67. uc ưc. úc ức. Nước uc ấm ưc. Nước úc ấm ức. 69. at. át. ươt at. ướt át. 70. ôt ơt. ốt ớt. Ki ôt Quả ơt. Ki ốt Quả ớt. 71. et it. ét ít. et xăng it quá. ét xăng ít quá. 72. ut. út. em ut. em út. 73. ap. áp. ap bức. áp bức. ăp. ắp. đầy ăp. đầy ắp. âp. ấp. âp ủ. ấp ủ. 75. ôp. ốp. ôp đá. ốp đá. 76. ep. ép. ep mía. ép mía. 77. up. úp. up cá. úp cá. 83. ach. ách. oc ach. óc ách. 84. êch ich. ếch ích. con êch lợi ich. con ếch lợi ích.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bài. Vần. Tiếng. Viết sai. Viết đúng. 97. yêt. ích. yêt thị. yết thị. 105. ươc ươt. ước ướt. ươc mơ ươt at. ước mơ ướt át. 106. ươp. ướp. ươp cá. ướp cá. 113. oach. oách. rất oach. rất oách. uplo ad.1 23d oc.n et. uât. uất. uât ưc. uất ức. * Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh làm tập sửa lỗi chính tả bằng việc mạnh dạn nêu vấn đề học sinh sai lên bảng lớp để học sinh nhận xét phân tích từ đó tự sửa chữa lỗi chính tả của bản thân. Sau khi xác định lập bảng những lỗi hay sai đặc trưng của học sinh lớp một khi viết chính tả tôi cho học sinh nhận xét, phân tích xem trong bảng đó lỗi sai chung là gì, khi học sinh phát hiện đó là “thiếu dấu thanh” thì tôi tiến hành cho học sinh làm các bài tập sửa lỗi. Ví dụ 1: Bạn viết đúng hay sai các từ sau đây, nếu sai con hãy sửa lại cho bạn: Dì ut Dì út Quả ơt Quả ớt Con êch Con ếch Sau khi cho học sinh sửa lại giáo viên cho học sinh nhận xét lỗi chính tả chung đó là thiếu thanh sắc. Ví dụ 2: Bạn viết đúng hay sai các từ sau đây, con hãy sửa lại và chỉ ra những điểm sai cho bạn: Iêt Kyêu Yết Kiêu + Bạn viết sai yê thành iê(Yết) + Bạn viết sai iê thành yê(Kiêu) + Với các dạng bài tập vừa nêu trên cho học sinh chữa bài cá nhân trên bảng, cả lớp chữa vào phiếu bài tập tôi đều cho học sinh nhận xét kỹ những chỗ sai của bạn, nhấn mạnh chỗ cần sửa bằng phấn màu và rút ra lỗi sai chung nhất, đặc trưng nhất để học sinh nhớ lâu và rèn kỹ năng chữa lỗi chính tả. * Biện pháp thứ ba: Hướng dẫn học sinh dùng các từ vừa chữa để tập đặt thành câu có nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ví dụ: Con hãy dùng các từ vừa chữa được đúng để đặt câu: Dì út chăm chỉ làm việc. Cây ớt nhà em sai trĩu quả. Con ếch bắt sâu bọ phá hại mùa màng. Cho học sinh tập đặt câu như vậy vừa có tác dụng luyện lại những tiếng viết chưa đúng chính tả vừa làm cơ sở cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt ở các lớp trên. * Biện pháp thứ tư: Trong quá trình giảng dạy tôi thấy các em thường mắc phải hai vấn đề sau: - Nghe phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả, phần này yêu cầu giáo viên phải phất âm đúng, chuẩn, đọc chậm rõ ràng. Học sinh phải lắng nghe, tiếp thu để viết đúng chính tả. - Nghe, tiếp thu đúng mà vẫn viết sai. Ví dụ: Học sinh nghe giáo viên phát âm “ gà”, học sinh vẫn nghe “ gà” song khi các em viết lại viết “ cà”, …Đối với vấn đề này yêu cầu học sinh phải nhớ được những từ mình đã nghe phát âm để lần sau có thể chữa lại được. Bên cạnh đó do có thể là cách nhận biết sai về chính tả, lệch lạc không có sự thống nhất giữa nghe và viết. Tuy nhiên biện pháp để chữa lỗi sai này đòi hỏi phải có nhiều thời gian, công phu rèn luyện. Tập cho học sinh nắm vững cách ghi âm Tiếng Việt ( viết ng hay ngh, viết c hay k, q, ...). Ví dụ: Từ “ Suy ngĩ” sửa lại bằng cách nào? Tôi tiến hành hướng dẫn luật chính tả cho học sinh hiểu: Ngh đi với i, e, ê. Ng đi với o, ô, a, ơ, ... Đối với kiểu bài này chủ yếu dựa trên sự phân biệt âm, vần và dấu thanh trong những trường hợp sau: + Đồng âm: Muốn viết đúng giáo viên phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ. Ví dụ: “ Cuốc” – “ Quốc” “ Gì” “ Dì” + Vần: Muốn viết đúng vần giáo viên phải giúp học sinh phân tích cấu tạo của vần. Ví dụ: Vần “ ênh” trong từ “ Dòng kênh” khác với vần “ êch” trong từ “ con ếch”. + Dấu thanh trong lỗi chính tả thì phổ biến nhất là sự nhầm lẫn về dấu hỏi, dấu ngã. Đặc biệt đối với học sinh vùng dân tộc các em hay phát âm sai những tiếng có dấu hỏi và dấu ngã nên dẫn đến viết sai chính tả. Vấn đề đặt ra: Làm thế nào để các em phát âm đúng, viết đúng những tiếng có dấu hỏi và dấu ngã. Tôi đã thử áp dụng bằng cách cho học sinh đọc một số câu thơ dễ nhớ như: “ Chị huyền vác nặng ngã đau Anh sắc không hỏi một câu gọi là”.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Như chúng ta đã biết học sinh lớp 1 hàng ngày đến lớp chủ yếu được nghe giọng của giáo viên vì vậy giáo viên gắng cho học sinh nghe đúng, nghe hay thì việc khắc phục phương ngữ được tốt hơn. Giáo viên cần lưu ý cách phát âm: + Những tiếng có thanh hỏi phát âm trầm, thấp giọng gần giống như thanh nặng. + Những tiếng có thanh ngã lên cao giọng gần giống như phát âm tiếng có thanh sắc. + Những tiếng có tận cùng t, u bắt chước giọng bắc đưa đầu lưỡi lên đụng lợi. * Biện pháp thứ năm: Tôi tiến hành chia lớp thành các nhóm sau: + Nhóm viết bài khá: Trong giờ chính tả giáo viên có thể yêu cầu học sinh viết toàn bộ bài. + Nhóm viết trung bình: Giáo viên yêu cầu viết ½ yêu cầu bài viết. + Nhóm viết yếu: Tôi không yêu cầu các em viết cả bài mà chỉ viết 1-2 dòng thôi, đồng thời tôi luôn luôn theo sát giúp đỡ các em bằng mọi biện pháp có thể. Bên cạnh đó trong giờ Chính Tả tôi luôn nhắc nhở các em viết theo yêu cầu bài . + Nhớ khoảng cách vừa phải để viết . + Khi viết cần ngồi đúng tư thế. + Cần viết đều hoàn thành tốt bài viết, không ngồi chơi đến khi gần hết thời gian thì viết ngoáy cho xong. + Khi viết chú ý trình bày cẩn thận, sạch đẹp, đúng mẩu chữ quy định. + Tôi luôn nhắc nhở, khen ngợi kịp thời để các em tự mình tích cực vươn lên trong quá trình học tập. Tôi tiến hành phụ đạo ngay trong các tiết học, 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi, ở các tiết học Tiếng Việt tăng cường, … Giao bài tập về nhà cho từng đối tượng học sinh, sau đó kiểm tra vào 15 phút đầu giờ ngày hôm sau. Trong giờ dạy viết chính tả đối với học sinh lớp 1, thì chữ mẫu của giáo viên là hình ảnh trực quan sống cho học sinh nhìn học theo. Chữ mẫu phóng to trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát. Từ đó các em được thấy sự liên kết giữa các con chữ, thứ tự đưa nét, cách viết của từng con chữ. Trong khi viết giáo viên phải vừa viết vừa giảng giải, chữ mẫu trên bảng của cô giáo phải vừa đẹp vừa mềm mại, nhịp nhàng ăn khớp với lời nói, đồng thời tư thế đứng của cô giáo cũng phải hợp lý để học sinh theo dõi được quy trình viết. Vì thế khi viết mẫu trên bảng lớp, tôi thường viết chậm để toàn lớp được nhìn thấy tay cô giáo viết từng nét, từng nét một cách rõ ràng. Khi hướng dẫn viết mẫu trên bảng lớp giáo viên phải dùng lời sao cho phù hợp, dễ hiểu để các em dễ nghe dễ hiểu, chú trọng những nét nối hướng dẫn tỷ mỷ, chính xác cho học sinh, không nên hướng dẫn dài dòng gây cho.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> học sinh khó hiểu, không nên hướng dẫn một lần nhiều quá gây rối mắt cho học sinh. Đối với học sinh Tiểu học, chữ mẫu phải được cụ thể hóa nhất là đối với học sinh lớp 1. Khi học sinh được quan sát bài mẫu của cô giáo, các em lập tức nảy sinh ý định bắt chước, muốn mình viết đúng, viết đẹp được như cô giáo. Ngoài chữ mẫu của cô giáo, giáo viên có thể sử dụng những bài viết đẹp của những học sinh khá, giỏi để làm mẫu cho các em, giúp các em không những học ở cô, thầy mà còn học ở bạn nữa.. Đó chính là “Học thầy không tày học bạn”. Do đó tôi phân công những em viết đung, viết đẹp ngồi cạnh những em viết chưa đúng, chưa đẹp để giúp đỡ nhau, xây dựng đôi bạn cùng tiến. Hơn nữa để các em thấy bạn mà muốn viết đúng, viết đẹp được như bạn mà càng ra sức luyện tập, rèn viết một cách tự giác và có ý thức hơn. Đó mới là điều mà mỗi giáo viên mong muốn vì khi các em ý thức được cần phải viết chữ đúng chính tả thì kết quả sẽ tốt hơn nhiều. Mẫu chữ trong dạy tập viết là chưa đủ, mà chữ mẫu của cô giáo thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc cả khi chấm chữa bài, khi viết bảng cả những môn học khác đối với học sinh cũng phải được viết đúng mẫu. Học sinh lớp 1 rất máy móc, các em bắt chước theo những gì cô làm. Vì thế cô viết sao là chữ trò như vậy. Tại sao như vậy ? Vì trẻ tiểu học luôn coi thầy cô giáo như một tấm gương sáng để các nhìn vào và noi theo. Nếu thầy cô giáo ẩu, viết cẩu thả thậm chí không đúng chính tả khi phê vở cho học sinh, hoặc viết không đẹp trong những môn học khác, thì chính đã gieo vào lòng các em ý nghĩ chỉ cần luyện chữ trong môn tập viết, chính tả mà thôi, còn môn học khác thì không cần. Và chính là đã biến mình thành một ví dụ xấu cho trẻ bắt trước. Không ít học sinh khi viết vở Tập viết, Chính tả thì rất cẩn thận nhưng viết bài ở những môn học khác thì rất cẩu thả. Lý do rất đơn giản, vì các em thấy cô giáo chỉ quan tâm đến chữ viết trong 2 tiết học ấy. Muốn trò viết đúng, viết đẹp thì thầy phải luôn luôn viết đúng, viết đẹp, đó là kim chỉ nam của thầy giáo, cô giáo trong nhà trường. V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau một thời gian áp dụng phương pháp trên tôi nhận thấy rất rõ chất lượng về mọi mặt lớp tôi tăng lên rõ rệt. Bằng các biện pháp đã nêu trên qua thực hiện rút ra kinh nghiệm tôi thấy học sinh lớp tôi đã đạt một số kết quả sau: - Rèn cho học sinh kỹ năng chữa lỗi chính tả thành thạo các lỗi sai đặc trưng khi viết bài đó là cách phân biệt cách viết đúng vần và tiếng có cách đọc giống nhau nhưng cách viết khác nhau ở thanh sắc và iê, yê. - Rèn cho học sinh biết phân tích, nhận xét cái sai để tìm ra hướng đi đúng, viết đúng và quan trọng nhất là hình thành cho học sinh biết tổng hợp những cái sai đặc trưng nhất để làm cơ sở cho việc viết đúng chính tả cho nhiều lớp tiếp theo..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Học sinh có khả năng phân biệt nhanh, chính xác vần tiếng thông qua việc chữa lỗi chính tả để làm cơ sở học tốt môn học vần. - Từ việc rèn đúng từ, tiếng trong câu văn bước đầu đã hình thành cho học sinh cách nói cách viết câu đúng ngữ pháp, có sáng tạo và mở rộng vốn từ cho học sinh. Tính đến nay ( tuần học thứ 11 ). Kết quả thu được cụ thể sau thi giữa học kì I như sau: + 100% học sinh biết cách cầm bút. + 75% học sinh ngồi đúng tư thế khi viết. + 2 học sinh viết khá đẹp chiếm 50%. + 1 học sinh viết trung bình chiếm 25%. + 1 học sinh viết yếu chiếm 25%. VI. KẾT LUẬN Sự đầu tư của bản thân tôi về vấn đề trên đây là cả một quá trình khắc phục tự học hỏi, tìm tòi, dày công rèn luyện để đạt kết quả trên. Bên cạnh sự chủ động sáng tạo của giáo viên đòi hỏi phải có lòng nhiệt tình là điều chủ chốt trong việc hoàn thành trách nhiệm. Sự yêu thích Tiếng Việt của bản thân tôi, yêu chữ viết là động lực thúc đẩy bản thân tôi trong quá trình giảng dạy. Bản thân luôn nhiệt tình, hăng say với nghề nghiệp, yêu thích học sinh và có những biện pháp tối ưu nhất thì kết quả bao giờ cũng mỹ mãn. Tôi đã áp dụng các biện pháp nêu trên trong quá trình giảng dạy đã thu được kết quả tốt. Qua đây tôi cũng không thể bỏ qua vai trò chủ động, tự thân vận động của học sinh là nhân tố tích cực, là bước quyết định của sự thành bại. Điều quan trọng nữa góp nên kết quả trên là sự quan tấm của phụ huynh học sinh, việc rèn học ở nhà của học sinh. Bản thân tôi có nhiều hạn chế nhờ có sự hỗ trợ của lãnh đạo, sự động viên giúp đỡ của đồng nghệp , để bản thân tôi vươn lên hơn nữa trong năm học tới. VII. ĐỀ NGHỊ Phụ huynh không coi việc giáo dục con em là việc riêng của nhà trường, giáo viên mà cần nhắc nhở con em việc học ở nhà.. - Các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các tập huấn về dạy viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 đối với giáo viên . - Có sự quan tâm sâu sát hơn của các cấp lãnh đạo đối với giáo viên vùng cao. - Giảm thời gian làm việc của giáo viên để có điều kiện nghiên cứu bài . - Cần có chương trình học dành riêng cho học sinh vùng dân tộc, hiện các em đang học chung chương trình dành cho học sinh trong toàn quốc. Tôi nhận thấy chương trình chung này là yêu cầu quá cao đối với các em. Trên đây là một số những biện pháp mà tôi đã và đang thực hiện. Tuy nhiên còn rất nhiều những biện pháp tối ưu khác nữa. Vì thế rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và bè bạn đồng nghiệp để tôi có thể làm tốt hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Hướng Hiệp, ngày 04 tháng 11 năm 2012 Người thực hiện. Hồ Thị Phượng.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO TT. Tên tác giả. Năm xuất bản. Tên tài liệu. Nhà xuất bản. 1. Nguyễn Trí - Lê A - Lê Phương Nga. 2. Trương Văn Hà. 3. Đặng Thị Lanh – Hoàng Cao Cương – Trần Thị Minh Phương. 4. Đặng Thị Lanh – Hoàng Cao Cương - Lê Thị Tuyết Mai – Trần Thị Minh Phương. 2006. 5. Nguyễn Trí - Lê Phương Nga. 1999 Phướng pháp Nhà xuất bản dạy Tiếng đại học quốc Việt ở Tiểu gia Hà Nội học. 6. Nguyễn Văn Phừng. 2002 Phướng pháp Nhà xuất bản dạy Tiếng giáo dục Việt ( Tập 1 + 2) 2007 Dạy và học Hội khuyến ngày nay học Việt Nam 2010 Tiếng Việt 1 ( Nhà xuất bản Tập 1 + 2) giáo dục. 2001. Sách giáo Nhà xuất bản viên Tiếng giáo dục Việt 1 ( Tập 1 + 2). Báo giáo dục thời đại. Báo giáo dục thời đại.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> VII. MỤC LỤC: Thứ tự các phần I. Tiêu đề từng phần. Trang. Đặt vấn đề. 1. II. Cơ sở lý luận. 2- 4. III. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu. 4. IV. Nội dung nghiên cứu. 4 - 10. V. Kết quả nghiên cứu. 10 - 11. VI. Kết luận. 11. VII. Đề nghị. 11. VIII. Tài liệu tham khảo. 12. IX. Mục lục. 13. X. Phiếu đánh giá xếp loại đề tài. 14 - 15.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Mẫu SK1. PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012 - 2013 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường ...................................................................................................................................... 1. Tên đề tài: ................................................................................................................................. ..... ....................................................................................................................................... 2. Họ và tên tác giả:...................................................................................................... 3. Chức vụ: ......................................... Tổ.................................................................... 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a) Ưu điểm: ............................................................................................................................. ......... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... b) Hạn chế: ............................................................................................................................... ...... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :........................................... ....................................................................................................................................... thống nhất xếp loại : ..................... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................ ............................................................ II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT:............................................... Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT ......................... ...........................thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) .............................................................

<span class='text_page_counter'>(16)</span> ............................................................ ............................................................ III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT …………………………………. Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT …………………. thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ .............................................................

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

×