Thủ tục hải quan điện tử đối với loại hình gia công
PHỤ LỤC
PH L CỤ Ụ ...........................................................................................................................1
PH N 2: N I DUNG CH NHẦ Ộ Í ............................................................................................5
CH NG 1: C S LÝ LU NƯƠ Ơ Ở Ậ .....................................................................................5
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử ....19
CH NG 2: TH C TR NG XÂY D NG VÀ TRI N KHAI TH T C H I QUAN ƯƠ Ự Ạ Ự Ể Ủ Ụ Ả
I N TĐ Ệ Ử......................................................................................................................21
CH NG 3: PH NG H NG VÀ GI I PHÁP NÂNG CAO HI U QU QU N ƯƠ ƯƠ ƯỚ Ả Ệ Ả Ả
LÝ..................................................................................................................................31
3.1 Phương hướng và mục tiêu triển khai........................................................31
3.2 Hệ thống các giải pháp................................................................................32
PH N 3: K T LU NẦ Ế Ậ .......................................................................................................40
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả ..................................................................................................42
1
Đào Ba Duy – Lớp nghiệp vụ tổng hợp K23
Thủ tục hải quan điện tử đối với loại hình gia công
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
Tính tất yếu khách quan phải hiện đại hoá hải quan
Hoàn thiện cơ sở pháp luật là một nhu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế nước
nhà khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thề giới; đặc biệt trong ngành Hải quan việc
thực hiện các công ước và cam kết quốc tế để triển khai hiện đại hóa Hải quan nhằm
tạo thuận lợi hóa thương mại và phát triển nền kinh tế nước nhà là việc hết sức quan
trọng và cần thiết và là một nhiệm vụ cấp bách đối với ngành Hải quan. Trong những
năm qua công tác hiện đại hóa Hải quan và trọng tâm là việc thực hiện thủ tục hải
quan điện tử cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai để đồng bộ hóa với hệ
thống các nước tạo thuận lợi thương mại và đảm bảo chuỗi dây truyền cung ứng.
Trong giai đoạn hiện nay thủ tục hải quan điện tử được triển khai thí điểm mạnh trên
diện rộng. Một trong những loại hình đang triển khai thủ tục hải quan điện tử và tác
giả lựa chọn nghiên cứu là “Quy trình thủ tục Hải quan điện tử đối với hàng
hóa gia công cho doanh nghiệp nước ngoài”.
Nội dung, yêu cầu của hiện đại hoá hải quan
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Thủ tục hải quan điện tử qua đó làm rõ vai trò
của Hải quan điện tử trong việc hội nhập kinh tế nước nhà.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng
hóa gia công cho doanh nghiệp nước ngoài
- Phân tích và đánh giá thực trạng về những cơ sở pháp luật trong việc triển
khai thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa gia công cho doanh nghiệp nước ngoài
và việc xây dựng những cơ sở pháp luật để đáp ứng với nhu cầu cấp thiết hiện nay
nhằm tạo thuận lợi tối đa cho thương mại và doanh nghiệp.
2
Đào Ba Duy – Lớp nghiệp vụ tổng hợp K23
Thủ tục hải quan điện tử đối với loại hình gia công
- Trên cơ sở nghiên cứu tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở
pháp luật để triển khai các thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa gia công cho
doanh nghiệp nước ngoài.
Đối tượng và phạm vi áp dụng
Tại Điều 1, Điều 2 Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ tài
chính về việc hướng dẫn thủ tục hải quan điện tử đã chỉ rõ đối tượng và phạm vi áp
dụng, cụ thể như sau:
- Đối tượng áp dụng: Trích dẫn tại Điều 1:
+ Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thực hiện thủ tục hải quan
điện tử;
+ Cơ quan hải quan, tổ chức hải quan;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan
thuộc phạm vi áp dụng của thủ tục hải quan điện tử.
- Phạm vi áp dụng: Trích dẫn tại Điều 2:
+ Thí điểm thủ tục hải quan điện tử được áp dụng đối với Hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia
công tại nước ngoài;
+ Căn cứ tình hình thực tế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định lộ
trình triển khai thí điểm;
+ Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thực hiện thủ tục hải quan
điện tử theo quy định tại Thông tư này và các quyết định hiện hành liên quan đến xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong trường hợp Thông tư này không quy định.
Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
được kết cấu gồm 3 chương;
Chương 1: Cơ sở lý luận;
3
Đào Ba Duy – Lớp nghiệp vụ tổng hợp K23
Thủ tục hải quan điện tử đối với loại hình gia công
Chương 2: Thực trạng về xây dựng và triển khai thủ tục hải quan điện tử
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý.
Tuy nhiên, với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, chắc chắn nội dung khóa
luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của
các thầy, cô giáo và các bạn quan tâm đến đề tài.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của Cô
Nguyễn Thị An Giang – Trưởng phòng Cải cách nghiệp vụ - Ban Cải cách hiện đại
hóa Hải quan và Cô Nguyễn Thị Ánh Nguyệt - Trưởng phòng Thông quan nghiệp vụ
– Trung tâm đào tạo và Bồi dưỡng công chức Hải quan đã giúp đỡ hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này./.
4
Đào Ba Duy – Lớp nghiệp vụ tổng hợp K23
Thủ tục hải quan điện tử đối với loại hình gia công
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1Một số nhận thức cơ bản về Hiện đại hóa Hải quan
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về thủ tục hải quan điện tử
Hiện nay các nước không đề cập tới khái niệm “thủ tục hải quan điện tử” mà
thường đề cập tới khái niệm “hệ thống tự động hóa hải quan” (customs automation
system). Đây là chương trình ứng dụng CNTT để xử lý các nghiệp vụ hải quan. Hệ
thống gồm nhiều chương trình ứng dụng CNTT để quản lý hàng hóa đưa ra, đưa vào
lãnh thổ hải quan, và các chương trình hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ hải quan (tại Hàn
Quốc: 60 chương trình hỗ trợ).
Ở Việt Nam các khái niệm liên quan như “Thủ tục hải quan”, “giao dịch điện tử”,
“phương tiện điện tử” đã được quy định tại Luật Hải quan, Luật giao dịch điện tử; cụ
thể:
“Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan
phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hoá, phương tiện vận tải”
(khoản 6, Điều 4 Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/06/2001)
“Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử” (khoản
6, Điều 4 Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005).
“Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ
thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”
(khoản 10, Điều 4 Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005).
“Thủ tục Hải quan điện tử: là thủ tục hải quan trong đó việc khai báo, tiếp nhận,
xử lý thông tin khai hải quan, ra quyết định được thực hiện thông qua Hệ thống xử lý
5
Đào Ba Duy – Lớp nghiệp vụ tổng hợp K23