Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống rệp sáp giả paracoccus marginatus william and granara de willink (homoptera pseudococidae) hại cây đu đủ tại hà nội tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.85 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỒN THỊ LƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RỆP SÁP GIẢ
Paracoccus marginatus williams and granara de willink
(Homoptera: pseudococcidae)
HẠI CÂY ĐU ĐỦ TẠI HÀ NỘI
Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật
Mã số
: 9.62.01.12

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NƠNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2019


Cơng trình được hồn thành tại:
Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam

DANH MỤC CƠNG TRÌNH
ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Đoàn Thị Lương, Phạm Văn Lầm, Lê Thị Tuyết Nhung, Trương
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn


Thị Hương Lan (2018), “Giám định loài rệp sáp giả thuộc
họ Pseudococcidae (Homoptera) gây hại trên cây đu đủ ở

Phản biện 1:

vùng Hà Nội”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, (6), tr.10 - 14.
2. Đoàn Thị Lương, Lê Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Hồng Sơn, Phạm
Văn Lầm (2018), “Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học

Phản biện 2:

của rệp sáp giả đu đủ Paracoccus marginatus Williams and
Granara de Willink (Homoptera: Pseudococcidae) ở trong
phịng thí nghiệm”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, Số (6), tr.3- 10.

Phản biện 3:

3. Đoàn Thị Lương, Khuất Thị Phương, Hồ Thị Thu Giang, Nguyễn
Hồng Sơn, Nguyễn Văn Liêm (2019), “Diễn biến mật độ và
yếu tố ảnh hưởng đến số lượng của rệp sáp giả Paracoccus
marginatus Williams and Granara de Willink (Homoptera:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp
Viện họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi …… giờ …… phút ngày …… tháng ….. năm 201

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
3. Thư viện Viện Bảo vệ thực vật.


Pseudococcidae) trên cây đu đủ ở Hà Nội và phụ cận”, Tạp
chí Nơng nghiệp & PTNT, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Số
(354 + 355), tr.310 - 319.


con/quả);rệp sáp giả P. marginatus trong vườn đu đủ trồng độc canh
xuất hiện sớm hơn với mật độ (256,5 con/lá và 4,7 con/quả) luôn cao
hơn so với ở vườn đu đủ trồng luân canh với cây khoai tây (72,1
con/lá và 2,2 con/quả).
1.5. Các biện pháp luân canh, xen canh, tưới nước bằng áp lực
cao trên lá cho đều có hiệu quả hạn chế rệp sáp giả P. marginatus. Sử
dụng thuốc hoá học Spirotetramat và Pymetrozine (đã được đăng ký
trừ rệp sáp trên cây ăn quả) có hiệu lực cao trên đồng ruộng (tương
ứng đạt 86,42% và 83,8%). Dùng các thuốc sinh học như Rotenone,
Abamectin và dầu khoáng (đã được đăng ký để trừ rệp sáp trên các
cây ăn quả) cho hiệu lực ở ngoài đồng đạt xấp xỉ 72% để luân phiên
với hai thuốc hóa học nêu trên mang lại hiệu quả cao, có thể thay thế
các thuốc hố học thuộc nhóm độc 2 khơng được phép sử dụng trên cây
ăn quả mà nông dân đang sử dụng phổ biến trên cây đu đủ hiện nay. Sử
dụng các thuốc hoá học và sinh học đạt hiệu quả tối ưu khi phun trừ
rệp sáp non tuổi 1 và tuổi 2 với lượng nước tối thiểu 1000lít/ha và
phun bằng bơm nén áp.
II. Đề nghị
Rệp sáp giả P. marginatus gây hại trên cây đu đủ là đối tượng
khó phịng trừ, do đó cần áp dụng đầy đủ các biện pháp canh tác tổng
hợp theo khuyến cáo tại kết luận 4 và kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV
tại kết luận 5 của luận án này. Đặc biệt đối với các vùng trồng đu đu
tập trung nên áp dụng biện pháp luân canh hợp lý với các cây trồng
khơng phải là ký chủ ưa thích của rệp sáp giả P. marginatus như ngô,

rau, đậu để giảm sự tích luỹ mật độ rệp sáp giả trên đồng ruộng.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây đu đủ thường bị nhiều lồi cơn trùng và nhện nhỏ tấn cơng
gây hại, trong đó có rệp sáp là nhóm cơn trùng hại rất khó phịng
chống. Mặc dù vậy, cho đến nay chưa có một nghiên cứu chuyên sâu
nào về sâu hại cây đủ đủ nói chung và rệp sáp hại đu đủ nói riêng
được thực hiện ở Việt Nam. Những hiểu biết đầy đủ về thành phần
loài, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài rệp sáp chính
hại trên cây đu đủ sẽ là cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp phòng
chống chúng một cách hiệu quả, theo hướng thân thiện với môi
trường. Tiến hành đề tài “Đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp
phòng chống rệp sáp giả Paracoccus marginatus Williams and
Granara de Willink (Homoptera: Pseudococidae) hại cây đu đủ
tại Hà Nội” là việc cần thiết, có ý nghĩa thời sự.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án đi sâu nghiên cứu thành phần loài rệp sáp, đặc điểm
sinh vật học, sinh thái học của rệp sáp giả P. marginatus hại cây đu
đủ (trong luận án gọi là rệp sáp giả P. marginatus hay rệp sáp giả hại
cây đu đủ) và hiệu quả của các biện pháp phòng chống rệp sáp giả P.
marginatus. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp phịng chống rệp sáp giả
P. marginatus đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu kinh tế, thân thiện
với môi trường tại một số vùng trồng đu đủ ở Hà Nội.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đã cung cấp các dẫn liệu khoa học về loài rệp sáp hại trên
cây đu đủ tại vùng Hà Nội; cung cấp đặc điểm sinh vật học, sinh thái
học cơ bản của loài rệp sáp giả P. marginatus và hiệu quả của các biện
pháp phịng chống lồi rệp sáp này tại vùng trồng đu đủ ở Hà Nội.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xây dựng qui
trình phịng chống rệp sáp giả P. marginatus đạt hiệu quả cao và theo
hướng thân thiện với môi trường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Rệp sáp giả P. marginatus hại cây đu đủ

24

1


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần rệp sáp hại cây đu đủ, đặc điểm sinh
vật học (thời gian vòng đời, sức sinh sản, bảng sống,...), đặc điểm
sinh thái (diễn biến số lượng và yếu tố ảnh hưởng đến mật độ quần
thể,...), biện pháp phịng chống lồi rệp sáp giả P. marginatus hại
cây đu đủ ở Hà Nội.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Ghi nhận lần đầu loài rệp sáp giả P. marginatus Williams and
Granara de Willink (Homoptera: Pseudococcidae) là sâu hại cây đu
đủ ở Việt Nam.
- Là cơng trình nghiên cứu một cách hệ thống về loài rệp sáp
giả P. marginatus, cung cấp nhiều dẫn liệu khoa học mới về đặc
điểm sinh vật học, sinh thái học, đặc biệt là những dẫn liệu về bảng
sống, diễn biến mật độ của rệp sáp giả P. marginatus trên cây đu đủ
tại vùng nghiên cứu.
- Cung cấp dẫn liệu khoa học về hiệu quả của một vài biện pháp
khả thi (biện pháp canh tác,, hóa học và sinh học) để phòng chống rệp

sáp giả P. marginatus hại trên cây đu đủ theo hướng thân thiện với môi
trường ở vùng nghiên cứu.
6. Cấu trúc luận án
Luận án có 151 trang, gồm phần mở đầu, phần nội dung (3
chương), kết luận và đề nghị với 28 bảng số liệu, 26 hình. Tham khảo
107 tài liệu, trong đó có 36 tài liệu tiếng Việt, 71 tài liệu tiếng Anh.

1.1. Cơ sở khoa học
Sự đa dạng về hệ sinh thái và hệ thống canh tác (chuyên canh,
xen canh, luân canh, giống và kỹ thuật canh tác) có tác động rất phức
tạp đến quần xã cơn trùng trên cây đu đủ, trong đó có các lồi rệp
sáp. Do đó, việc xác định thành phần loài rệp sáp, đặc điểm sinh học,
sinh thái và biện pháp phịng chống hiệu quả lồi rệp sáp giả P.
marginatus là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng biện pháp quản
lý hiệu quả loài sâu hại quan trọng trên cây đu đủ ở Việt Nam.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận
1.1. Lần đầu tiên đã xác định được loài rệp sáp giả P. marginatus
Williams and Granara de Willink (Homoptera: Pseudococcidae) hại
trên cây đu đủ tại Hà Nội, bổ sung vào danh lục sâu hại đu đủ ở Việt
Nam. Tại vùng ngoại thành Hà Nội đã ghi nhận được 13 loài thực vật
thuộc 11 họ trong hệ sinh thái nông nghiệp là cây thức ăn của rệp sáp
giả P. marginatus.
1.2. Trong điều kiện ổn định (25oC, 30oC; 80% ẩm độ; chế độ
chiếu sáng 16giờ/ngày đêm) và thức ăn là lá cây đu đủ giống Đài
Loan, rệp sáp giả P. marginatus biến thái khơng hồn tồn ở trưởng
thành cái và biến thái khơng hồn tồn thừa ở trưởng thành đực. Thời
gian vòng đời là 25,56-30,31 ngày. Rệp sáp giả P. marginatus có thể
sinh sản đơn tính (mặc dù có tới 61,0-61,1% trưởng thành đực trong

quần thể). Sức đẻ trứng của trưởng thành cái là 233,53-462,2
trứng/con cái. Trưởng thành cái có thể sống được 14,42-21,15 ngày
và trưởng thành đực chỉ sống được 1,77-1,88 ngày.
1.3. Ở nhiệt độ 25oC, hệ số nhân của một thế hệ (Ro), tỷ lệ tăng
tự nhiên (rm), giới hạn tăng tự nhiên (λ), thời gian một thế hệ tính theo
tuổi mẹ khi đẻ con (Tc) và thời gian tăng gấp đôi số lượng của quần thể
(DT) tương ứng đạt 457,87 ♀/♀; 0,188 ♀/♀/ngày; 1,19 lần; 34,71
ngày và 3,93 ngày. Ở nhiệt độ 30oC, tùy thuộc vào từng thơng số mà
giá trị của nó có thể tăng lên hoặc giảm xuống so với ở 25oC và
tương ứng là 367,79 ♀/♀; 0,197 ♀/♀/ngày; 1,22 lần; 28,17 ngày và
3,52 ngày. Một năm có gần 11 thế hệ trong phịng trong nhà lưới.
1.4. Mật độ rệp sáp giả P. marginatus trên giống Hồng Phi (mật
độ cao nhất 255,0 -256,5 con/lá và 6,5-7,3 con/quả) cao hơn rõ rệt so
với giống đu đủ lùn (28,2 con/lá và 0,48-0,52 con/quả); mật độ trên
cây đu đủ 1 năm tuổi (255,0 -256,5 con/lá và 6,5-7,3 con/quả) cao hơn
so với cây 2 năm tuổi (53,1-53,8 con/lá và 14,2-14,5 con/quả); mật độ
trên cây đu đủ trồng xen chuối cao hơn trên cây đu đủ trồng thuần
(83,5con/lá và 13,2 con/quả so với 53,1 con/lá và 4,26 con/quả);
nhưng mật độ trên cây đu đủ trồng xen với cây ngô lại thấp hơn so
với trồng thuần (19,1 con/lá và 1,32 con/quả so với 51,3 con/lá và 5,4

2

23

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


3.4.2.3. Hiệu lực đối với rệp sáp non các tuổi và trưởng thành loài

Paracoccus marginatus hại đu đủ của các thuốc BVTV
Thí nghiệm trong phịng được tiến hành với thuốc Spirotetramat và
Pymetrozine. Các thuốc này được phun lên rệp sáp giả P. marginatus ở
các tuổi khác nhau. Sau phun 7 ngày, cả hai thuốc thí nghiệm đều có
hiệu lực cao đối với rệp sáp non tuổi 1 và tuổi 2; hiệu lực này tương
ứng đạt 80,90-87,64% và 75,28-80,90%. Hiệu lực của hai thuốc thí
nghiệm giảm dần đối với rệp sáp non tuổi 3 (71,91-75,28%) và
trưởng thành (63,33-68,89%).
3.4.2.4. Hiệu lực đối với rệp sáp giả Paracoccus marginatus hại đu đủ
của các thuốc bảo vệ thực vật khi phun với các lượng nước khác nhau
Thí nghiệm được tiến hành với các thuốc Abamectin, Rotenone,
Pymetrozine, Spirotetramat với lượng nước phun là 600, 800, 1 000
lít/ha. Sau phun 7 ngày, hiệu lực đối với rệp sáp giả P. marginatus
của cả 4 loại thuốc được thí nghiệm đều đạt cao nhất (72,78-89,72%)
khi phun với lượng nước 1000 lít/ha. Chỉ tiêu này đạt thấp hơn, chỉ
là 49,12-62,98% khi phun với lượng nước 600 lít/ha và là 61,2383,44% khi phun với lượng nước 800lít/ha.
3.4.2.5. Hiệu lực đối với rệp sáp giả Paracoccus marginatus hại đu đủ
của các thuốc BVTV khi phun bằng các dụng cụ phun khác nhau
Thí nghiệm đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của các loại bình
bơm (bơm tay đeo vai, bơm nén áp đeo vai và bơm động) đến hiệu
lực của các hoạt chất Spirotetramat, Abamectin, Pymetrozine và dầu
khoáng. Kết quả cho thấy khi phun bằng bơm tay đeo vai cho hiệu lực
đối với rệp sáp giả P. marginatus đạt thấp nhất (49,70-62,87%) và đạt
cao nhất (68,88-81,98%) khi phun bằng bơm nén áp. Khi phun bằng
bơm động cơ thì hiệu lực đối với rệp sáp giả P. marginatus (65,0480,24%) đạt cao hơn so với phun bằng bình bơm tay đeo vai, nhưng
thấp hơn so với khi phun bằng bơm nén áp.

1.2. Nghiên cứu về rệp sáp giả Paracoccus marginatus trên thế giới
1.2.1. Nghiên cứu về phân loại, phân bố và tác hại của rệp sáp giả
Paracoccus marginatus

1.2.1.1. Phân loại rệp sáp giả P. marginatus
Loài rệp sáp giả P. marginatus được Williams and Granara de
Willink mô tả năm 1992 dựa trên mẫu vật thu từ vùng tân nhiệt đới.
Theo Williams và Granara, rệp sáp giả P. marginatus có vị trí phân
loại như sau: giới động vật Animalia, ngành chân đốt Arthropoda, lớp
côn trùng Insecta, phân lớp cơn trùng có cánh Pterygota, bộ cánh đều
Homoptera, phân bộ vòi ở ngực Sternorrhyncha, tổng họ rệp sáp
Coccoidea, họ rệp sáp giả Pseudococcidae, giống Paracoccus, loài P.
marginatus Williams and Granara de Willink.
1.2.1.2. Nguồn gốc, phân bố,sự xâm lấn của rệp sáp giả P. marginatus
Rệp sáp giả P. marginatus có nguồn gốc từ Mexico, Trung Mỹ
và phân bố ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ, bắt đầu xâm lấn ra khỏi khu
vực phân bố tự nhiên từ năm 1992 và nhanh chóng trở thành lồi
ngoại lai xâm lấn ở nhiều đảo thuộc vùng Caribê, Trung Mỹ, Nam
Mỹ. Đến nay đã ghi nhận được ở 5 vùng địa sinh vật ở trên thế giới là
neotropical, nearctic, oceania/Australia, oriental/Indo-Mala và
Afrotropical (Ben-Dov, 2012; Heu et al., 2007; Meyerdirk et al.,
2004; Miller et al., 1999; Muniappan et al., 2006, 2008).
1.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái học của rệp sáp giả
Paracoccus marginatus
Đặc điểm hình thái trưởng thành, trứng và ấu trùng các tuổi của
rệp sáp giả P. marginatus được mô tả trong tài liệu của Al-Helal et
al. (2012), Mani Chellappan et al., 2013b, Miller et al. (1999),
Sharma et al. (2013), Tanwar et al. (2010), Walker et al. (2003),...
1.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của rệp
sáp giả Paracoccus marginatus
Dẫn liệu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của rệp sáp giả
P. marginatus có thể tìm thấy trong các tài liệu của Amarasekare et
al. (2008a, 2008b), Hintenou et al. (2015), Mani Chellappan et al.
(2013b), Thangamalar et al. (2010) và Walker et al. (2006).


22

3


1.2.4. Nghiên cứu phòng chống rệp sáp giả Paracoccus marginatus
Đã có các nghiên cứu phịng chống rệp sáp giả P. marginatus
gồm kiểm dịch thực vật, biện pháp canh tác, thủ công, biện pháp sinh
học, sử dụng chế phẩm thảo mộc, biện pháp hoá học và IPM (Banu et
al., 2010; Galanihe et al., 2010; Krishnan et al., 2016; Mani et al.,
2012; Muniappan, 2014; Saengyot amd Burikam, 2011; Seni and
Chongtham, 2013; Sharma et al., 2013; Tanwar et al., 2010;…).
1.3. Nghiên cứu rệp sáp giả P. marginatus hại đu đủ tại Việt Nam
1.3.1. Hiện trạng phát hiện rệp sáp giả Paracoccus marginatus hại
đu đủ tại Việt Nam
Loài rệp sáp giả P. marginatus lần đầu tiên được ghi nhận ở
Việt Nam trên cây sắn (Lê Thị Tuyết Nhung và nnk., 2014, 2015).
Cho đến nay chưa có cơng bố liên quan tới lồi này trên cây đu đủ.
1.3.2. Đặc điểm hình thái học của rệp sáp giả Paracoccus
marginatus hại đu đủ
Thành phần loài họ rệp sáp giả Pseudococcidae ở Việt Nam đã
được một số tác giả công bố (Nguyễn Thị Chắt, 2008; Nguyễn Thị
Chắt và nnk., 2005; Phạm Văn Lầm, 2013; Lê Thị Tuyết Nhung và
nnk., 2018;...) nhưng rất ít lồi được mơ tả đặc điểm hình thái.
1.3.3. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của rệp sáp giả
Paracoccus marginatus hại đu đủ
Ở Việt Nam, trong những loài rệp sáp giả (Dysmicoccus
brevipes, Planococcus citri, P. kraunhiae,...) đã được nghiên cứu đặc
điểm sinh vật học, sinh thái học khơng có lồi rệp sáp giả

P. marginatus (Nguyễn Thị Chắt, 2008; Nguyễn Văn Dân và nnk.,
2018; Đỗ Hồng Khanh và nnk., 2018;...).
1.3.4. Biện pháp phòng chống rệp sáp giả P. marginatus hại đu đủ
Đến nay chưa có nghiên cứu nào chuyên về biện pháp phòng
chống rệp sáp giả P. marginatus được tiến hành tại Việt Nam.
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Phịng thí nghiệm, nhà lưới của Viện Bảo vệ thực vật.
4

Spirotetramat và Pymetrozine có hiệu lực khá cao (tương ứng đạt
97,33% và 94,67%).
5 hoạt chất thuốc sinh học/thảo mộc (Abamectin, Azadirachtin,
Emamectin benzoate, Matrine, Rotenone) và dầu khoáng đã chọn từ
các thuốc phổ biến được đăng ký để trừ rệp sáp trên cây ăn quả được
đánh giá hiệu lực đối với rệp sáp giả P. marginatus. Sau phun 3 ngày,
các thuốc đều có hiệu lực đối với rệp sáp đu đủ khá cao (đạt 70,6781,33%). Hoạt Abamectin và dầu khống có hiệu lực đạt cao hơn 80%.
3.4.2.2. Hiệu lực đối với rệp sáp giả Paracoccus marginatus hại đu
đủ của các thuốc bảo vệ thực vật ngồi đồng
Thí nghiệm trên diện hẹp được thực hiện tại Đan Phượng (Hà
Nội) năm 2016. Các hoạt chất được thí nghiệm là những hoạt chất đã
được thí nghiệm ở trong phịng. Sau 3 ngày phun, hiệu lực trên đồng
ruộng đối với rệp sáp giả P. marginatus của các thuốc được thí nghiệm
đều đạt 73,75- 84,69%. Vào thời điểm 7 ngày sau phun, hiệu lực của các
thuốc đều đạt đạt khá cao và từ 80,27% đến 87,32%. Trong đó, hỗn hợp
hoạt chất Cypermethrin + Chlorpyrifos Ethyl có hiệu lực cao nhất
(87,32%), sau đó đến Carbosulfan (86,5%). Hoạt chất Spirotetramat và
Pymetrozine đạt hiệu lực khá cao, lần lượt là 86,42% và 83,8%. Các chế
phẩm sinh học/thảo mộc và dầu khoáng cho hiệu lực trên đồng ruộng

đối với rệp sáp giả P. marginatus thấp hơn so với các hoạt chất hóa
học. Sau phun 3 ngày, hiệu lực của chúng chỉ đạt 59,31-74,92%. sau
phun 7 ngày, hiệu lực của chúng ương đối khá và đạt từ 66,83% đến
78,01%. Hoạt chất Abamectin đạt hiệu lực cao nhất (78,01%), sau đó
đến dầu khống và Rotenone (lần lượt là 72,8% và 72,57%).
Từ thí nghiệm trong phịng và thí nghiệm diện hẹp ngồi đồng đã
chọn 05 hoạt chất có hiệu lực khá cao (gồm 2 loại hoạt chất hoá học có
độ độc thấp, 2 hoạt chất sinh học/thảo mộc và dầu khoáng) để đánh giá
hiệu lực đối với rệp sáp giả P. marginatus ở thí nghiệm diện rộng ngồi
đồng. Sau phun 3 ngày, hiệu lực của các thuốc được thí nghiệm đạt
không cao, chỉ là 45,30-63,37%. Sau phun 10 ngày,hiệu lực của thuốc
Spirotetramat đạt cao nhất là 84,79% và các thuốc khác được thí nghiệm
có hiệu lực khá (67,95% - 76,96%).

21


cáo trồng xen cây chuối trong vườn đu đủ như một số địa phương
đang áp dụng hiện nay mà có thể trồng xen cây ngô.
3.4.1.3. Tưới nước lên lá bằng bơm áp lực cao
Tưới nước lên lá bằng bơm áp lực cao là biện pháp đã được một
số nước trên thế giới áp dụng. Khi phun nước lên lá (với lượng 20003000 lit nước/ha) bằng bơm áp lực cao và phun 2 lần trong 2 ngày
liên tục đã làm giảm đáng kể mật độ rệp sáp giả so với phun nước 1
lần với lượng 1000lit/ha bằng vịi phun. Có thể áp dụng biện pháp
này để hạn chế rệp sáp giả hại cây đu đủ khi mật độ còn thấp.
3.4.2. Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Theo Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam
ban hành kèm theo Thông tư Số 03/2018/TT-BNNPTNTngày 9 tháng
02 năm 2018 của Bộ Nơng nghiệp và PTNT hiện khơng có thuốc
BVTV nào được đăng ký sử dụng để phòng chống rệp sáp giả

P. marginatus trên cây đu đủ. Trong sản xuất, nông dân đang dùng
các loại thuốc trừ rệp sáp trên cây trồng khác để phòng chống rệp sáp
giả hại cây đu đủ (trong đó có cả thuốc hố học khơng được phép sử
dụng trên cây ăn quả vì có độ độc thuộc nhóm 2). Nghiên cứu này đã
đánh giá hiệu lực đối với rệp sáp giả P. marginatus của 14 hoại chất
bảo vệ thực vật. Trong đó có 8 hoạt chất thuốc BVTV hoá học và 6
hoạt chất thuốc sinh học/thảo mộc.
3.4.2.1. Hiệu lực đối với rệp sáp giả Paracoccus marginatus hại đu
đủ của các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trong phịng thí nghiệm
Đã đánh giá hiệu lực đối với rệp sáp giả P. marginatus của 8
hoạt chất hoá học (đơn hoặc hỗn hợp), gồm 6 hoạt chất (đơn hoặc
hỗn hợp) được nông dân đang sử dụng phổ biến trên cây đu đủ (đó là
Cypermethrin + Chlorpyrifos Ethyl, Acetamiprid + Buproferin,
Carbosulfan, Acetamiprid + Chlorpyrifos Ethyl, Pyridaben +
Abamectin, Thiamethoxam) và 2 hoạt chất (Spirotetramat,
Pymetrozine) có độ độc thấp đã lựa chọn từ các thuốc phổ biến được
đăng ký để trừ rệp sáp trên các cây ăn quả. Sau xử lý 3 ngày, các hoạt
chất được thí nghiệm trong phịng đều có hiệu lực đạt 94-100%,
trong đó hoạt chất Carbosulfan có hiệu lực đạt cao nhất (100%) và
tiếp theo là hỗn hợp Pyridaben + Abamectin (97,33%). Hoạt chất

- Vùng trồng đu đủ tại ngoại thành Hà Nội: xã Phụng Thượng
(Phúc Thọ), xã Đan Phượng (Đan Phượng), xã Dị Nậu (Thạch Thất).
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2015 - 2018.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần sâu hại cây đu đủ và xác định lồi rệp sáp
chính hại cây đu đủ ở vùng Hà Nội.
- Xác định đặc điểm sinh vật học, sinh thái của loài rệp sáp giả
P. marginatus hại trên cây đu đủ.
- Diễn biến mật độ và yếu tố ảnh hưởng đến số lượng loài rệp

sáp giả P. marginatus hại trên cây đu đủ ở vùng nghiên cứu.
- Nghiên cứu biện pháp phòng chống tổng hợp rệp sáp giả P.
marginatus hại trên cây đu đủ.
2.3. Vật liệu và dụng cụ thiết bị phục vụ nghiên cứu
Nguồn rệp sáp giả P. marginatus dùng trong nghiên cứu được
thu tại các vườn trồng đu đủ của Hà Nội.
Giống đu đủ Hồng Phi - Đài Loan được dùng làm thức ăn ni
rệp sáp giả P. marginatus trong các thí nghiệm trong phòng.
Các giống đu đủ Hồng Phi (Đài Loan), đu đủ cao sản lùn (Thái Lan)
được sử dụng trong nghiên cứu trên đồng ruộng.
* Các dụng cụ, thiết bị: Kính lúp soi nổi Carl Zeizz Stemi 2000C, kính hiển vi Carl Zeizz Promostar với độ phóng đại tối đa là 1000
lần, tủ sinh thái côn trùng DAEYANGETS model GC-101B (nhãn
hiệu RGX-400E) có điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng. Các
dụng cụ khác: hộp nhựa nuôi côn trùng, hộp Petri, ống nghiệm,
kim côn trùng, lame, lamen, chậu nhựa, lồng lưới nuôi côn trùng,
nhà lưới, bút lông, giấy thấm, lọ đựng mẫu, túi ni-lơng,...
* Hóa chất: Cồn 96%, dung dịch KOH, axít fuchsin, axít alcohol, dầu
đinh hương, keo dán ca-na-đa, một số loại thuốc BVTV trừ rệp sáp giả,...
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra thành phần sâu hại cây đu đủ và xác
định lồi sâu chính hại cây đu đủ ở vùng Hà Nội
2.4.1.1. Phương pháp điều tra sâu hại trên cây đu đủ
Theo phương pháp điều tra thành phần sinh vật hại của Viện
Bảo vệ thực vật (1997), Quy chuẩn QCVN 01- 38: 2010/BNNPTNT

20

5



về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng. Điều tra
định kỳ 14 ngày/lần vào ngày cố định trong tháng.
2.4.1.2. Giám định tên sâu hại cây đu đủ
Đối với rệp sáp, làm mẫu tiêu bản trên lame theo phương
pháp của Waston (2007) và giám định tên theo tài liệu của
Williams và Willink (1992), Williams và Watson (1988, 1990).
Mẫu tiêu bản sau giám định được TS. Natalia von Ellenrieder (ở
Trung tâm Giám định sinh vật hại thuộc Cục Nông nghiệp và
Thực phẩm bang California) thẩm định.
Tên khoa học của các loài sâu hại khác trên cây đu đủ được
các chuyên gia phân loại trong nước giám định.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học,
sinh thái học của rệp sáp giả Paracoccus marginatus hại đu đủ
trong phịng thí nghiệm
2.4.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái học
Mơ tả hình dáng, màu sắc, cấu tạo ngồi và đo chiều dài, chiều
rộng, chụp ảnh các pha trứng, rệp sáp non, trưởng thành dưới kính
lúp soi nổi (số mẫu quan sát cho mỗi pha/giai đoạn phát triển n = 30).
2.4.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
Theo phương pháp của Amarasekare et al. (2008a) có sự cải
tiến cho phù hợp với điều kiện phịng thí nghiệm. Rệp sáp giả P.
marginatus được nuôi cá thể trong tủ sinh thái (nhãn hiệu RGX400E) ở nhiệt độ 25ºC, 30ºC với cùng 80% ẩm độ, chiếu sáng 16
giờ/ngày đêm. Theo dõi thời gian phát triển các pha, thời gian vòng
đời,… Các chỉ tiêu tăng trưởng quần thể (rm), Ro, Tc, λ, DT) được tính
theo Birch (1948) và Kakde và nnk. (2014).
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu diễn biến mật độ và yếu tố ảnh hưởng
đến số lượng loài rệp sáp giả Paracoccus marginatus hại đu đủ
Tiến hành trên 2 giống đu đủ Hồng Phi (Đài Loan) và Cao sản
lùn (Thái Lan) ở các điều kiện khác nhau như tuổi cây (1 và 2 năm
tuổi), hình thức canh tác (trồng thuần, trồng xen), trồng luân canh

(với khoai tây). Thực hiện theo phương pháp điều tra cơ bản côn
trùng của Viện Bảo vệ thực vật (1997).

3.3.4. Ảnh hưởng của luân canh đến mật độ rệp sáp giả
Paracoccus marginatus hại đu đủ
Tại Thạch Thất, nông dân thường trồng đu đủ độc canh hoặc
trồng cây đu đủ 1 năm tuổi luân canh với vụ khoai tây, ớt, rau thập
tự…. Trong vườn trồng đu đủ độc canh, rệp sáp giả P. marginatus
bắt đầu xuất hiện trên lá từ ngày 5/3/2017 với mật độ thấp (0,80
con/lá). Sau đó, mật độ gia tăng, đặc biệt gia tăng nhanh từ giữa
tháng 4 và hình thảnh 2 đỉnh cao: đỉnh cao 1 từ ngày 29/6/2017 đến
6/7/2017 (với 39,30 - 39,80 con/lá; 4,80 - 6,30 con/quả) và đỉnh cao 1
vào ngày 19/10/2017 (với 256,50 con/lá; 4,70 con/quả). Tại vườn
trồng đu đủ luân canh với cây khoai tây, rệp sáp giả P. marginatus
bắt đầu xuất hiện trên lá đu đủ muộn hơn (từ ngày 12/3/2017) với
mật độ thấp hơn (0,30 con/lá). Mật độ rệp sáp giả P. marginatus gia
tăng nhanh từ cuối tháng 4 và hình thảnh 2 đỉnh cao: đỉnh cao 1 từ
ngày 29/6/2017 đến 6/7/2017 (với 21,3 - 22,50 con/lá; 2,90 - 3,50
con/quả) và đỉnh cao 2 vào ngày 19/10/2017 (với 72,10 con/lá; 2,20
con/quả). Như vậy, trên cây đu đủ ở vườn trồng độc canh có rệp sáp giả
P. marginatus xuất hiện sớm hơn với mật độ luôn cao hơn so với trên cây
đu đủ ở vườn trồng luân canh với cây khoai tây.
3.4. Biện pháp phòng chống rệp sáp giả P. marginatus hại đu đủ
3.4.1. Biện pháp canh tác
3.4.1.1. Sử dụng giống ít nhiễm rệp sáp giả P. marginatus hại đu đủ
Kết quả nghiên cứu mật độ rệp sáp giả trên 2 giống đu đủ chủ
lực đang trồng tại vùng Hà Nội là giống đu đủ Hồng Phi và đu đủ lùn
(mục 3.3.1) cho thấy mật độ rệp sáp giả trên giống đu đủ lùn luôn thấp
hơn rõ rệt so với trên giống đu đủ Hồng Phi. Như vậy, để hạn chế rệp
sáp giả P. marginatus có thể hạn chế sử dụng giống đu đủ Hồng Phi,

tăng cường quy mô sử dụng giống đu đủ lùn.
3.4.1.2. Trồng xen canh
Trong vườn đu đủ trồng xen cây ngơ có mật độ rệp sáp giả P.
marginatus thấp hơn so với trong vườn đu đủ trồng thuần. Ngược lại,
trong vườn đu đủ trồng xen cây chuối lại có mật độ rệp sáp giả P.
marginatus đạt cao hơn so với trong vườn đu đủ trồng thuần (mục
3.3.3). Như vậy, để hạn chế rệp sáp giả P. marginatus không khuyến

6

19


khi đó, trên cây đu đủ 2 năm tuổi rệp sáp giả P. marginatus có mặt
quanh năm, mật độ trên lá hình thành 2 đỉnh cao vào cuối tháng 6 và
giữa tháng 10 đến đầu tháng 11). Mật độ ở đỉnh cao thứ nhất đều cao
gấp nhiều lần so với ở đỉnh cao thứ hai. Mật độ rệp sáp giả P.
marginatus trên cây đu đủ 1 năm tuổi luôn cao hơn so với mật độ rệp
sáp giả P. marginatus trên cây đu đủ 2 năm tuổi.
3.3.3. Diễn biến mật độ rệp sáp giả Paracoccus marginatus hại đu
đủ trong vườn trồng thuần và trồng xen
Tại Phúc Thọ, trên cây đu đủ ở vườn trồng xen cây chuối có mật
độ rệp sáp giả P. marginatus đạt thấp từ tháng 1 đến tháng 3; sau đó
mật độ bắt đầu gia tăng từ đầu tháng 4 và hình thành hai đỉnh cao:
đỉnh cao 1 vào ngày 29/6/2017 (với 49,10 con/lá; 6,22 con/quả) và
đỉnh cao 2 vào ngày 9/11/2017 (với 83,40 con/lá; 13,20 con/quả).
Trong khi đó, trên cây đu đủ ở vườn đu đủ trồng thuần có mật độ rệp
sáp giả P. marginatus đạt thấp từ tháng 1 đến tháng 5 ; sau đó mật độ
bắt đầu gia tăng và hình thành hai đỉnh cao: đỉnh cao 1 vào ngày
29/6/2017 (với 16,2 con/lá; 1,6 con/quả) và đỉnh cao 2 vào ngày

2/11/2017 (với 53,10 con/lá; 4,26 con/quả).
Tại Thạch Thất, trong vườn trồng xen ngơ có mật độ rệp sáp giả
P. marginatus đạt thấp từ tháng 1 đến giữa tháng 5 (2,20 - 5,50 con/lá
và 0,10 - 1,30 con/quả); sau đó, mật độ bắt đầu gia tăng, hình thảnh
đỉnh cao 1 từ ngày 22 đến 29/6/2017 (với 8,70 - 9,50 con/lá; 0,80 1,96 con/quả) và đỉnh cao 2 vào ngày 9/11/2017 (với 19,10 con/lá;
1,32 con/quả). Trong khi đó, trên cây đu đủ ở vườn đu đủ trồng thuần
có mật độ rệp sáp giả P. marginatus từ tháng 1 đến tháng 3 đạt cao
hơn (5,80 - 8,70 con/lá và 0,53 - 1,80 con/quả); sau đó, mật độ bắt
đầu gia tăng, hình thảnh đỉnh cao 1 từ ngày 22 đến 29/6/2017 (với
16,10 - 16,20 con/lá; 8,70 - 9,50 con/quả) và đỉnh cao 2 vào ngày
2/11/2017 (với 51,30 con/lá; 5,40 con/quả).
Như vậy, Trong vườn trồng xen cây chuối rệp sáp giả P.
marginatus có mật độ ln cao hơn và gia tăng sớm hơn so với trong
vườn trồng thuần. Ngược lại, trong vườn trồng xen cây ngô rệp sáp
giả P. marginatus có mật độ ln thấp hơn và gia tăng muộn hơn so
với trong vườn trồng thuần.

2.4.4. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng chống tổng hợp
rệp sáp giả Paracoccus marginatus trên cây đu đủ
2.4.4.1. Phương pháp nghiên cứu phòng chống bằng biện pháp canh tác
Dựa vào kết quả điều tra diễn biến mật độ rệp sáp giả
P. marginatus trên đồng ruộng (mục 2.4.3) để xác định tác động hạn
chế mật độ rệp sáp giả P. marginatus của các điều kiện canh tác khác
nhau. Trên cơ sở đó khuến cáo áp dụng những biện pháp canh tác có
tác động hạn chế mật độ rệp sáp giả P. marginatus.
2.4.4.2. Phương pháp nghiên cứu phịng chống bằng biện pháp thủ cơng
Thí nghiệm tưới nước bằng bơm áp lực cao để rửa trôi rệp sáp
giả P. marginatus trên lá đu đủ. Thí nghiệm được thực hiện tại Dị
Nậu (Thạch Thất, Hà Nội) trên vườn đu đủ 2 năm tuổi. Thí nghiệm
diện rộng, khơng nhắc lại, diện tích mỗi cơng thức là 300 m2. Cơng

thức thí nghiệm gồm: phun rửa trơi bằng nước với lượng 1000, 2000,
3000 lít/ha (tương đương và cao gấp 2, 3 lần so với lượng nước
khuyến cáo khi phun thuốc BVTV trên cây ăn quả) và đối chứng
(không phun nước). Dụng cụ phun thí nghiệm: vịi phun và bơm nén
áp cơng suất lớn. Phun rửa trôi 2 lần cách nhau 1 ngày. Phun đều
nước ở cả mặt trên và mặt dưới của lá vào 15-18 giờ chiều.
Điều tra mật độ rệp sáp giả trước và sau phun nước 7 ngày. Tính
hiệu lực theo cơng thức Henderson-Tilton.
2.4.4.3. Phương pháp nghiên cứu phịng chống bằng biện pháp sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật
Tiến hành đánh giá hiệu lực đối với rệp sáp giả P. marginatus
của các hoạt chất thuốc BVTV ở trong phòng thí nghiệm và thí
nghiệm diện hẹp trên đồng ruộng. Nghiên cứu xác định lượng dùng,
thời điểm phun, lượng nước phun, công cụ phun phù hợp.
Hiệu lực đối với rệp sáp giả tính theo cơng thức Abbot (thí nghiệm
trong phịng) và cơng thức Henderson-Tilton (thí nghiệm ở đồng ruộng).
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu đồng ruộng được xử lý bằng phần mềm Excel và
phần mềm xử lý thống kê Statistix window.

18

7


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần sâu hại cây đu đủ ở vùng Hà Nội
3.1.1. Thành phần loài côn trùng và nhện nhỏ hại cây đu đủ
Đã thu thập và xác định được 8 loài sâu hại trên cây đu đủ thuộc

8 họ khác nhau của 6 bộ côn trùng và bộ ve bét, gần tương tự với số
lồi cơn trùng/nhện nhỏ hại trên cây đu đủ đã ghi nhận được ở Việt
Nam cho đến năm 2013 (Phạm Văn Lầm, 2013). Phần lớn số lồi (6
lồi) cơn trùng hại trong nghiên cứu này khơng trùng với các lồi đã
ghi nhận được trên cây đu đủ trước năm 2013.
3.1.2. Giám định tên loài rệp sáp giả hại cây đu đủ đã thu thập
Sử dụng khóa phân loại đến giống của Williams (2004), Williams
và Watson (1988) cho thấy loài rệp sáp giả thu thập trên cây đu đủ tại Hà
Nội thuộc giống Paracoccus Ezzat & McConnell. Theo khóa phân loại
đến lồi của Williams và Willink (1992), những đặc điểm hình thái
quan sát được trên mẫu lam đều trùng với đặc điểm phân loại của loài
rệp sáp giả P. marginatus Williams and Granara de Willink (hình 3.1).
Sau khi giám định, mẫu lam của loài rệp sáp giả hại cây đu đủ được gửi
tới Trung tâm Giám định sinh vật hại thuộc Cục Nông nghiệp và Thực
phẩm bang California để thẩm định. TS. Natalia von Ellenrieder cũng
khẳng định loài rệp sáp giả hại cây đu đủ là loài P. marginatus Williams
and Granara de Willink.

(Nguồn: Đồn Thị Lương)

(Nguồn: Williams, Willink, 1992)
Hình 3.1. Hình mẫu lam của rệp sáp giả P. marginatus thu thập ở
Hà Nội
8

Hồng Phi tại cả hai địa điểm nghiên cứu. Trên cả hai giống đu đủ,
mật độ rệp sáp giả P. marginatus trên lá luôn cao hơn rõ rệt so với
mật độ trên quả và mật độ đều đạt cao nhất từ cuối tháng 10 đến đầu
tháng 11 khi nhiệt độ chưa xuống thấp, ít mưa lớn và đạt thấp nhất
vào tháng 8 khi có mưa lớn kéo dài. Điều này gần tương tự như kết

quả nghiên cứu của Walker et al. (2003). Theo các tác giả này, lượng
mưa lớn làm giảm nghiêm trọng mật độ quần thể của rệp sáp giả P.
Marginatus (hình 3.13; 3.14; 3.15 và 3.16).

Hình 3.13. Diễn biến mật độ của
rệp sáp giả đu đủ P. marginatus
trên lá các giống đu đủ khác nhau
tại Phúc Thọ, Hà Nội năm 2017

Hình 3.14. Diễn biến mật độ của
rệp sáp giả P. marginatus trên lá
các giống đu đủ khác nhau tại
Thạch Thất, Hà Nội năm 2017

Hình 3.15. Diễn biến mật độ của
Hình 3.16. Diễn biến mật độ của
rệp sáp giả đu đủ P. marginatus
rệp sáp giả P. marginatus trên quả
trên quả các giống đu đủ khác nhau
các giống đu đủ khác nhau tại
tại Phúc Thọ, Hà Nội năm 2017
Thạch Thất, Hà Nội năm 2017
3.3.2. Diễn biến mật độ rệp sáp giả Paracoccus marginatus trên cây
đu đủ ở các độ tuổi khác nhau
Trên cây đu đủ 1 năm tuổi rệp sáp giả P. marginatus xuất hiện
trên lá từ đầu tháng 3 và trên quả từ đầu tháng 5, hình thành 2 đỉnh
cao mật độ vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 và giữa tháng 10. Trong
17



Dựa trên số liệu thí nghiệm ni rệp sáp giả đu đủ ở các nhiệt
độ 25oC, 30oC cùng ẩm độ 80% và chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm với
thức ăn là lá cây đu đủ đã tính được một số thơng số (Ro, rm, λ, Tc,
DT) liên quan đến bảng sống của rệp sáp giả P. marginatus. Ở nhiệt
độ 25oC, hệ số nhân của một thế hệ (Ro), tỷ lệ tăng tự nhiên (rm), giới
hạn tăng tự nhiên (λ), thời gian một thế hệ tính theo tuổi mẹ khi đẻ
con (Tc) và thời gian tăng gấp đôi số lượng của quần thể (DT) của rệp
sáp giả P. marginatus tương ứng đạt 457,87 ♀/♀; 0,188 ♀/♀/ngày;
1,19 lần; 34,71 ngày và 3,93 ngày. Giá trị của các thông số này ở
30oC lần lượt là 367,79 ♀/♀; 0,197 ♀/♀/ngày; 1,22 lần; 28,17 ngày
và 3,52 ngày (bảng 3.16).
Bảng 3.16. Thông số bảng sống của rệp sáp giả P. marginatus
(thí nghiệm trong phịng tại Viện Bảo vệ thực vật)
Nhiệt độ thí nghiệm
Giá trị các thơng số bảng sống
(ºC)
Ro
rm
λ
Tc
DT
25
457,87 0,188
1,19
34,71 3,93
30
367,79 0,197
1,22
28,17 3,52
Ghi chú: 80% ẩm độ, chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm, thức ăn là lá cây đu đủ


3.2.2.8. Số thế hệ trong một năm của rệp sáp giả Paracoccus marginatus
Đã nuôi rệp sáp giả P. marginatus ở nhà lưới của Viện BVTV
từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016. Kết quả cho thấy trong
điều kiện ôn ẩm độ biến động (17,2-31,3oC; 75-84% ẩm độ), cá thể
phát dục nhanh nhất của rệp sáp giả P. marginatus có thể hồn thành
được gần 11 vịng đời (vịng đời thứ 11 mới chỉ phát triển đến trưởng
thành cái vũ hóa). Thời gian vịng đời ngắn nhất là 22,88 ngày vào
tháng 6 khi nhiệt độ đạt 31,3oC với 75% ẩm độ. Thời gian vòng đời
dài nhất là 46,50-46,67 ngày vào thời gian từ giữa tháng 12 đến đầu
tháng 3 năm sau khi nhiệt độ đạt 17,2-17,4oC và 78-79% ẩm độ.
3.3. Diễn biến mật độ và yếu tố ảnh hưởng đến số lượng rệp sáp
giả Paracoccus marginatus hại đu đủ
3.3.1. Diễn biến mật độ rệp sáp giả Paracoccus marginatus hại đu
đủ trên các giống đu đủ khác nhau
Trên giống đu đủ lùn, mật độ rệp sáp giả P. marginatus luôn đạt
thấp hơn rất nhiều và ít biến động hơn so với mật độ trên giống đu đủ
16

Loài rệp sáp giả này có tên tiếng Anh là “papaya mealybug”, vì
vậy tên tiếng Việt của loài này được đề nghị gọi là “rệp sáp giả P.
marginatus hại cây đu đủ”.
3.2. Đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của lồi rệp
sáp giả paracoccus marginatus
3.2.1. Đặc điểm hình thái học của rệp sáp giả Paracoccus marginatus
Trứng: màu vàng xanh, hình bầu dục, dài 0,2mm; được đẻ trong
túi trứng; bề mặt túi trứng được phủ một lớp sáp trắng. Túi trứng ở phía
cuối cơ thể trưởng thành cái; chiều dài túi trứng có thể dài gấp 3 lần
chiều dài cơ thể trưởng thành cái (hình 3.2).


a. Túi trứng
b. Trứng
Hình 3.2. Trứng và túi trứng của rệp sáp giả P. marginatus
Rệp sáp non: rệp sáp non tuổi 1 mới nở có cơ thể hình ơ van,
màu vàng xanh, chưa phân biệt được theo giới tính; kích thước nhỏ,
cơ thể dài 0,5±0,01 mm và rộng 0,21±0,01 mm (hình 3.3).

Hình 3.3. Rệp sáp non tuổi 1 của rệp sáp giả P. marginatus
Rệp sáp non tuổi 2 giới tính cái có hình dáng, màu sắc như rệp sáp
non tuổi 1 (hình 3.4b), với cơ thể dài là 0,84±0,021 mm và rộng là
0,43±0,01 mm. Rệp sáp non tuổi 2 giới tính đực màu vàng xanh chuyển
sang màu hồng nhạt, màu đỏ đậm với chiều dài là 1,2±0,05 mm và chiều
rộng 0,61±0,02 mm (hình 3.4b).

9


a. Rệp sáp non tuổi 2 giới tính đực
b. Rệp sáp non tuổi 2 giới tính cái
Hình 3.4. Rệp sáp non tuổi 2 của rệp sáp giả P. Marginatus
Rệp sáp non tuổi 3 có ở giới tính cái, có hình dáng, màu sắc không
khác so với rệp sáp non tuổi 1 và tuổi 2 nhưng kích thước cơ thể lớn hơn
gấp khoảng 1,5 lần so với rệp sáp non tuổi 2 giới tính cái; có chiều dài
cơ thể là 1,20±0,05 mm và chiều rộng là 0,61±0,03 mm (hình 3.5).

Hình 3.5. Rệp sáp non tuổi 3 giới tính cái của lồi P. marginatus
Tiền nhộng và nhộng: cơ thể tiền nhộng có hình trụ, chuyển từ màu
đỏ đậm sang màu vàng nhạt, nhưng cơ thể chưa phân biệt rõ các phần đầu,
ngực và bụng. Cơ thể tiền nhộng có chiều dài, chiều rộng tương ứng là
1,42±0,02 và 0,36±0,01 mm (hình 3.6).

Nhộng nằm trong kén, có cơ thể hình trụ, màu vàng nhạt. Cơ thể có
3 phần là phần đầu, ngực, bụng và có mầm cánh. Cơ thể nhộng có chiều
dài là 1,04±0,03 mm và chiều rộng là 0,37±0,02 mm (hình 3.7).

Hình 3.11. Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của trưởng thành cái rệp
sáp giả P. marginatus theo thời gian ở nhiệt độ 25oC, ẩm độ 80%
Trong điều kiện thí nghiệm nêu trên, trưởng thành cái rệp sáp giả
P. marginatus bắt đầu đẻ trứng từ ngày tuổi thứ 25. Sức sinh sản (mx)
theo ngày tuổi đạt cao nhất (40,0) vào ngày tuổi thứ 30. Sau đó, sức sinh
sản (mx) theo ngày tuổi giảm dần và đến ngày tuổi thứ 52 tất cả cá thể
trưởng thành cái ngừng đẻ trứng (hình 3.11).
Ở 30ºC và 80% ẩm độ, chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm, thức ăn là
lá cây đu đủ, trưởng thành rệp sáp giả P. marginatus có tỷ lệ sống (lx)
đạt 100% đến ngày tuổi thứ 27. Sau đó, chỉ tiêu này bắt đầu giảm, tất
cả trưởng thành cái chết vào ngày tuổi thứ 44 (hình 3.12).

Hình 3.6. Tiền nhộng của rệp sáp giả P. Marginatus

Hình 3.12. Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của trưởng thành cái
rệp sáp giả P. marginatus theo thời gian ở 30ºC và ẩm độ 80%
Ở điều kiện thí nghiệm nêu trên, trưởng thành cái rệp sáp giả
P. marginatus bắt đầu đẻ trứng từ ngày tuổi thứ 22. Sức sinh sản (mx)
theo ngày tuổi của trưởng thành cái đạt cao nhất (39,267) vào ngày
tuổi thứ 26. Sau đó, chỉ tiêu này giảm dần theo thời gian. Ngày tuổi
thứ 41 là ngày đẻ trứng cuối cùng của các cá thể trưởng thành cái rệp
sáp giả P. marginatus (hình 3.12).

10

15



3.2.2.4. Sinh sản và thời gian sống của rệp sáp giả P. marginatus
Khi nuôi bằng lá đu đủ ở 25oC và 30oC với ẩm độ 80% trưởng
thành đực xuất hiện nhiều hơn trưởng thành cái và chiếm tỷ lệ 61,061,1% trong quần thể. Trưởng thành cái rệp sáp giả P. marginatus
không giao phối vẫn đẻ trứng và trứng đều nở rệp sáp non, tức là có khả
năng sinh sản đơn tính (parthenogenetic). Với ẩm độ 80%, ở 25oC
trưởng thành cái rệp sáp giả P. marginatus có thời gian đẻ trứng dài
hơn so với ở 30oC, tương ứng là 12,07 và 8,0 ngày; mỗi rệp cái đẻ từ
52 đến 932 trứng/cái ở 25oC và từ 124 đến 475 trứng/cái ở 30oC.
Trưởng thành cái có tuổi thọ khá dài, có thể sống được 21,15 ngày ở
25oC và 14,42 ngày ở 30oC; thời gian đời kéo dài 34,38-44,42 ngày.
Trưởng thành đực có tuổi thọ rất ngắn, chỉ là 1,77-1,88 ngày.
3.2.2.5. Phổ cây thức ăn của rệp sáp giả Paracoccus marginatus hại đu đủ
Đến nay, trên thế giới đã ghi nhận tổng số hơn 200 loài thực vật
là cây thức ăn của rệp sáp giả P. marginatus, mỗi quốc gia đã phát
hiện được 8 - 84 loài thực vật là cây thức ăn loài P. marginatus
(Mastoi et al., 2014; Selvaraju and Sakthivel,;…). Tại ngoại thành Hà
Nội, trong thời gian nghiên cứu đã ghi nhận được 13 lồi thực vật
trong hệ sinh thái nơng nghiệp là cây thức ăn của loài P. marginatus.
3.2.2.6. Tỷ lệ sống ở giai đoạn trước trưởng thành của P. marginatus
Ở hai nhiệt độ thí nghiệm (25oC, 30oC), pha trứng có tỷ lệ nở
đều đạt tối đa (100%). Tỷ lệ sống của rệp sáp non giới tính đực là
89,41-93,02% và rệp sáp non giới tính cái là 89,41-96,77%); của tiền
nhộng và nhộng tương ứng là 87,5-95,83% và 85,71-93,48%; tỷ lệ
sống của cả giai đoạn từ trứng đến trưởng thành đối với giới tính đực
được ni ở nhiệt độ 25oC đạt cao hơn đáng kểt so với ở 30oC, tương
ứng là 76,79% và 62,5%. Trong khi đó, tỷ lệ sống của giới tính cái
đạt tương đương nhau là 81,83% ở 25oC và 81,08% ở 30oC. Kết quả
này tương tự với nghiên cứu của Amarasekare et al. (2008a, 2008b).

3.2.2.7. Bảng sống của rệp sáp giả Paracoccus marginatus hại đu đủ
Ở 25ºC và 80% ẩm độ, chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm với thức ăn
là lá cây đu đủ, trưởng thành cái rệp sáp giả P. marginatus có tỷ lệ
sống (lx) đạt 100% đến ngày tuổi thứ 34. Từ ngày tuổi thứ 35 tỷ lệ
sống (lx) bắt đầu giảm và giảm mạnh từ ngày tuổi thứ 38. Đến ngày
tuổi thứ 60 tất cả trưởng thành cái đều chết (hình 3.11).
14

Hình 3.7. Nhộng của rệp sáp giả P. marginatus
Trưởng thành: trưởng thành đực có màu đỏ nâu, cơ thể nhỏ bé,
thon dài, chiều dài chỉ 1 mm. Trưởng thành cái có màu sắc tương tự
rệp sáp non tuổi 3 giới tính cái với chiều dài thân là 2,39±0,06 mm và
chiều rộng thân là 1,29±0,05 mm. Đến cuối chu kỳ sinh sản cơ thể
trưởng thành cái chỉ cịn lại lớp vỏ xác màu xám tối (hình 3.8 và 3.9).

Hình 3.8. Trưởng thành cái rệp
Hình 3.9. Trưởng thành đực
sáp giả P. marginatus
rệp sáp giả P. marginatus
3.2.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài rệp sáp giả
Paracoccus marginatus hại đu đủ
3.2.2.1. Tập tính sống của rệp sáp giả Paracoccus marginatus hại đu đủ
Rệp sáp giả P. marginatus sống trên tất cả các bộ phận trên mặt
đất của cây cây đu đủ (lá, chồi, hoa, quả, phần non của thân). Trên lá
đu đủ đã mở, rệp sáp giả P. marginatus chủ yếu sống ở mặt dưới,
phía gần cuống lá, cạnh gân chính của lá. Trưởng thành cái khơng có
cánh, di chuyển chỉ bằng cách bị trong khoảng cách ngắn hoặc bị
11



mang theo gió. Rệp sáp non tuổi 1 dễ dàng phát tán nhờ gió và người
lao động (quần áo, dụng cụ). Rệp sáp non các tuổi khác gần như bất
động. Cơ thể rệp sáp non và trưởng thành cái luôn có lớp sáp bột màu
trắng bao phủ. Kết quả quan sát về tập tính sống của rệp sáp giả P.
marginatus trong luận án này tương tự kết quả nghiên cứu của nhiều
tác giả (Seni and Chongtham, 2013; Tanwar et al., 2010;…).
3.2.2.2. Đặc điểm biến thái của rệp sáp giả Paracoccus marginatus
Nuôi bằng lá non của cây đu đủ ở 25ºC, 30ºC cùng ẩm độ 80%
và chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm, rệp sáp giả P. marginatus có hai kiểu
biến thái phụ thuộc vào giới tính: trưởng thành cái có kiểu biến thái
khơng hồn tồn gồm pha trứng, rệp sáp non và trưởng thành; trưởng
thành đực có kiểu biến thái khơng hồn toàn thừa hay biến thái quá
độ (hypermorphosis) gồm pha trứng, rệp sáp non, tiền nhộng, nhộng
và trưởng thành. Rệp sáp non phát triển thành trưởng thành cái (rệp
sáp non giới tính cái) có 3 tuổi và rệp sáp non phát triển thành trưởng
thành đực (rệp sáp non giới tính đực) có 2 tuổi. Đặc điểm biến thái
này của rệp sáp giả P. marginatus giống với nhiều loài rệp sáp giả
khác. Vì đây là kiểu biến thái đặc trưng của họ Pseudococcidae
(Борxceниуc, 1963; Kosztarab and Kozar, 1988).
3.2.2.3. Thời gian phát triển cá thể của rệp sáp giả P. marginatus
Đối với giới tính đực: Thời gian rệp sáp non tuổi 1 kéo dài hơn
so với rệp sáp non tuổi 2. Ở cùng 80% ẩm độ, thời gian của pha
trứng, rệp sáp non, tiền nhộng, nhộng 25oC tương ứng đều ngắn hơn
rõ ràng so với ở 30oC. Thời gian từ trứng đến trưởng thành đực kéo
dài 24,63 ngày ở 25oC rút ngắn còn 17,80 ngày ở 30oC. (bảng 3.7).
Đối với giới tính cái: Ở cùng nhiệt độ và ẩm độ, rệp sáp non tuổi
1 giới tính cái có thời gian phát triển dài nhất, rệp sáp non tuổi 2 giới
tính cái có thời gian phát triển ngắn nhất. Ở cùng 80% ẩm độ, tăng từ
25oC lên 30oC dẫn đến thời gian các pha trứng, rệp sáp non, thời gian
trước đẻ trứng đều rút ngắn hơn rõ ràng. Thời gian vòng đời là 30,31

ngày ở 25oC và 25,56 ngày ở 30oC (bảng 3.7).
12

Bảng 3.7. Thời gian phát triển các pha của trưởng thành đực rệp
sáp giả P. marginatus
(Thí nghiệm trong phịng tại Viện Bảo vệ thực vật)
Thời gian phát triển (ngày)
Các pha/giai đoạn
ở các điều kiện thí nghiệm
phát triển
25oC, 80% ẩm độ
30oC, 80% ẩm độ
a
Trứng
7,42±0,08 (7-8)
6,13±0,06 b (6-7)
a
Rệp sáp non
11,53±0,22 (10-15)
8,63±0,33 b (6-15)
Tiền nhộng
2,51±0,16 a (1-6)
1,2±0,09 b (1-3)
Nhộng
3,16±0,20 a (2-7)
1,83±0,08 b (1-3)
Thời gian từ trứng
24,63±0,28 a (22-29) 17,8±0,35 b (14-24)
đến trưởng thành
Thời gian phát triển các pha/giai đoạn của quá trình phát triển cá

thể ở giới tính đực, giới tính cái và thời gian vòng đời của rệp sáp giả
P. marginatus ở hai nhiệt độ thí nghiệm đều khác nhau ở mức có ý
nghĩa thống kê với độ tin cậy P<0,05 (bảng 3.7, bảng 3.8).
Trong nghiên cứu này, thời gian phát triển của pha trứng, rệp
sáp non, tiền nhộng, thời gian từ trứng đến trưởng thành gần tương
tự, cịn thời gian nhộng thì ngắn hơn và thời gian trước đẻ trứng
thì dài hơn so với kết quả nghiên cứu của ManiChellappan và
Ranjith (2013). Trong khi đó, thời gian phát triển các pha/giai
đoạn phát triển (trừ thời gian trước đẻ trứng) của rệp sáp giả P.
marginatus ở nghiên cứu này đều ngắn hơn so với kết quả của
Amarasekare và nnk. (2008a, 2008b).
Bảng 3.8. Thời gian phát triển các pha và vịng đời của giới tính
cái rệp sáp giả P. marginatus
(Thí nghiệm trong phịng tại Viện Bảo vệ thực vật)

Các pha/giai đoạn
phát triển
Trứng
Rệp sáp non
Trước đẻ trứng

Thời gian phát triển (ngày)
ở các điều kiện thí nghiệm
25oC, 80% ẩm độ 30oC, 80% ẩm độ
7,33±0,08 a (7-8)
6,10±0,06 b (6-7)
16,22±0,32 a (13-22) 13,93±0,30 b (11-17)
7,06±0,33 a (5-10)

5,69±0,20 b (4-7)


Trứng đến trưởng thành 23,56±0,33 a (20-29) 20,03±0,31 c (17-23)
Thời gian vòng đời

30,31±0,52 a (25-36) 25,56±0,48 b (22-29)
13



×