Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Ứng dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học tại việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.05 KB, 12 trang )

1

2

LỜI MỞ ĐẦU

kiểm soát) và dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học tại Việt Nam. Hay nói
cách khác, luận án này nhằm khám phá cơ chế tác động của các yếu tố thuộc môi
trường và bối cảnh tới quá trình quá trình tư duy về khởi sự kinh doanh (các yếu tố
thuộc lý thuyết hành vi có kế hoạch) của sinh viên đại học tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi
trường và bối cảnh (vốn quan hệ xã hội, môi trường đào tạo đại học, quan niệm của
xã hội và cơ chế chính sách của chính phủ) tới các nhân tố thuộc thái độ cá nhân
(các biến trong lý thuyết hành vi có kế hoạch) và dự định khởi sự kinh doanh của
sinh viên đại học tại Việt Nam.
• Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về mặt không gian nghiên cứu: Là những sinh viên năm cuối Đại học tại Việt
Nam, do có nhiều nghiên cứu về dự định khởi sự kinh doanh đối với các mẫu nghiên
cứu khác nhau và trong các bối cảnh nghiên cứu khác nhau, nên luận án giới hạn phạm
vi nghiên cứu là các sinh viên Đại học năm cuối tại Việt Nam. Với quy mô điều tra là
14 trường trên cả nước (trong đó 08 trường đại học ở tại Miền Bắc, 03 trường đại học
tại Miền Trung và 03 trường đại học tại Miền Nam), luận án đã cố gắng lựa chọn cỡ
mẫu hơn 1000 để đảm bảo mức độ tốt nhất theo quy tắc của Comrey và Lee (1992).
Về mặt nội dung nghiên cứu: Mặc dù có nhiều cách tiếp cận và có nhiều mơ hình
lý thuyết nghiên cứu về dự định khởi sự kinh doanh (điều này đã được luận giải trong
phần tổng quan), nhưng trong luận án này tác giả chỉ áp dụng và mở rộng lý thuyết hành
vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) nhằm khám phá ảnh hưởng của các yếu tố thuộc
môi trường và bối cảnh tới các yếu tố thái độ cá nhân (các yếu tố thuộc lý thuyết hành
vi có kế hoạch) và dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học tại Việt Nam.
Về mặt thời gian nghiên cứu: Luận án được thực hiện trong khoảng thời gian


02 năm, từ tháng 2/2017 tới tháng 2/2019. Tuy nhiên, số liệu điều tra khảo sát được
thu thập và tổng hợp chủ yếu trong năm 2018.
4. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, danh mục bảng, biểu, hình vẽ, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung của luận án được trình bày trong 5 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chương 2. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương 5. Bình luận kết luận và kiến nghị.

1. Tính cấp thiết của đề tài
Khởi sự kinh doanh là quá trình tạo lập một công việc kinh doanh mới hay
một doanh nghiệp kinh doanh mới (Shane và Venkatarama, 2000) nhằm cung cấp
khơng chỉ hàng hóa, dịch vụ, và tạo việc làm cho người lao động mà cịn đóng góp
cho sự phát triển kinh tế và thu nhập quốc gia. Các nghiên cứu về khởi sự kinh
doanh rất đa dạng và được Lowell (2003) chia làm 03 lĩnh vực khác nhau: Thứ nhất,
các nghiên cứu về quá trình phát hiện và khai thác cơ hội kinh doanh; Thứ hai,
nghiên cứu về đặc điểm của cá nhân hoặc nhóm, q trình hình thành vốn tri thức
và vốn con người theo khởi sự; Thứ ba, lĩnh vực nghiên cứu về các phương thức
của khởi sự kinh doanh và cuối cùng là, lĩnh vực nghiên cứu về các nhân tố văn hóa,
thể chế và mơi trường tạo thuận lợi hoặc cản trở cho môi trường hoạt động kinh
doanh. Trong số các lĩnh vực nghiên cứu đó thì các nhân tố ảnh hưởng tới việc một
cá nhân tiến hành hoạt động khởi sự kinh doanh đang nhận được sự quan tâm đặc
biệt từ các nhà nghiên cứu và cả các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước.
Welter (2011) nhấn mạnh vai trò về bối cảnh và văn hóa đối với nghiên cứu
về khởi sự kinh doanh rằng “Có sự tăng lên trong nhận thức về lĩnh vực khởi sự
kinh doanh, hành vi kinh tế này có thể được hiểu tốt hơn nếu đặt bên trong bối cảnh
cụ thể về lịch sử, thời gian, không gian, thể chế và xã hội”. Ngồi ra, thơng qua tổng
quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng mặc dù đã có các nghiên cứu trước đây

khám phá mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc về cá nhân với dự định khởi sự kinh
doanh, ví dụ như thái độ, đặc điểm tính cách, động lực cá nhân (Kolvereid, 1996a,
1996b; Manalova và cộng sự, 2008; Uddin và Bose, 2002; Walter và cộng sự, 2013)
hoặc mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi, ví dụ như bối cảnh
văn hóa, thể chế, pháp luật, kinh tế… và dự định khởi sự kinh doanh (Baughn và
cộng sự, 2006; Busenitz và cộng sự, 2000; Davidsson và Honig, 2002; Shirokova
và cộng sự, 2015) song cơ chế ảnh hưởng cụ thể của các yếu tố thuộc mơi trường
và bối cảnh bên ngồi tới các yếu tố thuộc thái độ cá nhân, qua đó tác động như thế
nào tới dự định khởi sự kinh doanh thì chưa được làm rõ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ lý do lựa chọn đề tài, tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, luận
án có mục tiêu chính là nghiên cứu cơ chế tác động của các nhân tố môi trường và bối
cảnh (vốn quan hệ xã hội, môi trường đào tạo đại học, cơ chế chính sách của chính phủ
và quan niệm của xã hội) tới các yếu tố thuộc thái độ cá nhân (sự tự tin vào năng lực
khởi sự, thái độ đối với khởi sự kinh doanh, chuẩn chủ quan và cảm nhận khả năng


3

4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

sản phẩm hay dịch vụ mới trong thị trường mới hoặc thị trường đã tồn tại trong khi
đó khởi sự kinh doanh chính là nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của
một quốc gia (De Bruin và cộng sự, 2006; Schumpeter, 1960). “Chính mơi trường
tạo ra khởi sự kinh doanh “ (Bernat và cộng sự, 2016, tr. 271), lý do đó chính là
việc vận hành một doanh nghiệp không chỉ yêu cầu phải phản ứng nhanh với những
thay đổi của mơi trường kinh doanh, mà nó cịn phải “thích nghi với kết quả khơng

đốn định được của chính những thay đổi có thể đốn định được” (Timmons, 1990).
Kirzner (1985) thì định nghĩa doanh nhân chính là một người có lạc quan về thơng
tin thu được theo cách có thể khám phá ra cơ hội kinh doanh mới (Korpysa, 2012).
Talpas (2014) thì coi khởi sự kinh doanh là một q trình có thể nhận biết thơng qua
các hoạt động kinh doanh bằng việc cho thấy khả năng lãnh đạo hiệu quả trong môi
trường kinh doanh liên tục biến động, rủi ro và các điều kiện cạnh tranh khác.

1.1. Tổng quan nghiên cứu
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới dự định khởi
sự kinh doanh cho thấy các nhân tố có thể được chia thành 04 nhóm nhân tố: (1)
nhóm nhân tố liên quan tới đặc điểm tính cách cá nhân; (2) nhóm nhân tố liên quan
tới đơngh lực cá nhân; (3) nhóm nhân tố liên quan tới mơi trường và bối cảnh; (4)
nhóm nhân tố liên quan nhân khẩu học và nền tảng cá nhân.
Như vậy, các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của một vài yếu
tố tới dự định khởi sự kinh doanh, song mối liên hệ giữa các nhân tố thuộc mơi
trường bên ngồi (vốn quan hệ xã hội, mơi trường đào tạo đại học, cơ chế chính
sách của chính phủ và nhà nước và quan niệm của xã hội) và thái độ của cá nhân
(sự tự tin vào năng lực khởi sự, thái độ đối với dự định khởi sự kinh doanh, chuẩn
chủ quan và cảm nhận khả năng kiểm sốt) lại chưa được nghiên cứu. Hay nói cách
khác, luận án tập trung làm rõ liệu các các yếu tố mơi trường có ảnh hưởng như thế
nào tới quá trình tư duy của các cá nhân trong việc khởi sự kinh doanh. Q trình
tư duy có thể được giải thích bằng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và được
nhiều nghiên cứu trước đây quan tâm nghiên cứu song ảnh hưởng của các yếu tố
xung quanh (môi trường và bối cảnh) thì chưa được nghiên cứu rõ. Trong khi đó,
Baron (1998) nhấn mạnh rằng khởi sự kinh doanh là một quá trình nhận thức nên
dự định khởi sự kinh doanh không chỉ chịu tác động bởi các yếu tố bên ngồi mà
cịn chịu tác động bởi các yếu tố cảm nhận của cá nhân. Krueger (2009) cũng cho
rằng cần có nhiều hơn các nghiên cứu kết hợp tác động của nhiều nhóm yếu tố mơi
trường bên ngồi và nhóm yếu tố thuộc thái độ cá nhân trong các mơ hình nghiên
cứu dự định khởi sự kinh doanh. Chính vì vậy, việc kết hợp đánh giá ảnh hưởng của

các yếu tố xung quanh (vốn quan hệ xã hội, mơi trường đào tạo đại học, cơ chế chính
sách của chính phủ và nhà nước và quan niệm của xã hội) tới các yếu tố thuộc thái
độ của cá nhân (sự tự tin vào năng lực khởi sự, thái độ đối với dự định khởi sự kinh
doanh, chuẩn chủ quan và cảm nhận khả năng kiểm sốt) và qua đó tác động tới dự
định khởi sự kinh doanh là có cơ sở.
1.2. Khởi sự kinh doanh và dự định khởi sự kinh doanh
Có nhiều định nghĩa về khởi sự kinh doanh và doanh nhân được phát triển
trong vài thập kỷ gần đây. Schumpeter (1960) cho rằng doanh nhân là người tạo ra

Dự định khởi sự kinh doanh được định nghĩa là dự định tạo lập một doanh
nghiệp mới của một cá nhân (hoặc một nhóm người) trong một thời điểm nhất định
trong tương lai (Thompson, 2009). Gupta & Bhawe (2007) định nghĩa dự định khởi
sự kinh doanh là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện
kế hoạch tạo lập doanh nghiệp đó. Dự định khởi sự kinh doanh của một người xuất
phát từ việc họ nhận ra cơ hội kinh doanh, tận dụng các nguồn lực có sẵn để tạo lập
doanh nghiệp của riêng mình trong một bối cảnh mơi trường kinh doanh cụ thể
(Kuckertz và Wagner, 2010). Chính vì vậy, dự định khởi sự kinh doanh được xem
như việc lập kế hoạch ban đầu, đóng vai trị nền tảng giúp một cá nhân có thể tạo
lập một doanh nghiệp mới trong tương lai. Trong khi khởi sự là một quá trình tạo
lập một tổ chức kinh doanh (Gartner và cộng sự, 1992), thì dự định của một cá nhân
để khởi sự kinh doanh là đóng vai trị quyết định đối với q trình này (Lee và cộng
sự, 2011).
1.3. Lý thuyết hành vi có kế hoạch và ứng dụng trong khởi sự kinh doanh
Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) cũng đã được sử dụng nhằm giải thích
và ước đốn hành vi khởi sự kinh doanh (được lập kế hoạch trước đó). Hầu hết tất
cả các nhà nghiên cứu ứng dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) trong nghiên
cứu việc khởi sự và phát triển kinh doanh (và cả các hành vi khác có liên quan tới
khởi sự kinh doanh) đều cho rằng hành vi khởi sự kinh doanh là một hành vi được
lập kế hoạch từ trước (Kolvereid và Isaksen, 2006; Krueger và Reilly, 2000; Krueger
và cộng sự, 2000; Shook và cộng sự, 2003).



5

6

CHƯƠNG 2. GIẢ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 1.4. Ứng dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) trong nghiên
cứu khởi sự kinh doanh
Nguồn: Lortie và Castogiovanni (2015)
Trong đó: (1) thái độ đối với khởi sự kinh doanh (attitude towards
entrepreneurship-ATE) chính là cảm nhận tích cực hay tiêu cực về lợi ích hay bất
lợi khi tiến hành khởi sự kinh doanh và cảm nhận liệu việc khởi sự kinh doanh có
phải là một hành vi thú vị hay không? (Autio và cộng sự, 2001; Kolvereid, 1996b).
2) Chuẩn chủ quan (subjective norms) gắn với khởi sự kinh doanh phản ánh cảm
nhận của người khởi sự về sự ủng hộ (chấp thuận) hay phản đối đối với việc khởi
sự kinh doanh từ những người quan trọng đối với họ, bao gồm gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp hay thầy/cơ giáo (Liđán, 2008). (3) Cảm nhận khả năng kiểm soát (hành
vi khởi sự kinh doanh) (perceived entrepreneurial control-PEC) chính là cảm nhận
của một người về mức độ khó hay dễ đối với việc tiến hành khởi sự kinh doanh.

2.1. Căn cứ xây dựng giả thuyết và mơ hình nghiên cứu
Thơng qua tổng quan nghiên cứu có thể thấy rằng có nhiều nhà nghiên cứu đồng
ý rằng các đặc tính cá nhân và nền tảng cá nhân của mỗi người đều được nuôi dưỡng
bởi các nhân tố thuộc môi trường và bối cảnh bên ngoài (Henderson và Robertson,
2000; Turker và Selcuk, 2009; Wang và Wong, 2004) và mỗi cá nhân đều chịu ảnh
hưởng bởi các nhân tố môi trường và bối cảnh trong quá trình hình thành nhận thức và
tư duy (Bercovitz và Feldman, 2008; Lam, 2011). Tuy nhiên, cơ chế cụ thể mà các
nhân tố thuộc môi trường và bối cảnh này tác động tới quá trình nhận thức và tư duy

là như thế nào thì chưa được các nhà nghiên cứu trả lời rõ ràng. Ví dụ, chúng ta biết
rấy ít về liệu các yếu tố môi trường và bối cảnh có thúc dẩy q trình phát triển khả
năng khởi sự hay khơng và cơ chế thúc đẩy q trình đó là như thế nào? (Thang và
cộng sự, 2018). Đây chính là một vấn đề còn tồn tại bởi “bối cảnh rất quan trọng để
hiểu về khi nào, như thế nào và tại sao người ta tiến hành khởi sự kinh doanh” (Welter,
2011, tr. 165). Manolava (2010, p.85) cũng cho rằng “sẽ rất tuyệt vời nếu chú ý tới việc
tìm hiểu mối liên hệ giữa doanh nhân với môi trường bên ngoài” khi nghiên cứu khởi
sự kinh doanh trong bối cảnh các nền kinh tế chuyển đổi (Thang và cộng sự, 2018).
Trong luận án này, tác giả kết hợp góc nhìn bối cảnh về khởi sự kinh doanh
(Gartner, 1985; Welter, 2011) với các quá trình tư duy (Ajzen, 1991) về khởi sự kinh
doanh để phát triển khung lý thuyết (mơ hình nghiên cứu) nhằm khám phá vai trò của
các nhân tố mơi trường và bối cảnh trong việc hình thành sự tự tin vào năng lực khởi
sự, thái độ đối với khởi sự kinh doanh, chuẩn chủ quan, cảm nhận khả năng kiểm sốt
và sau đó là dự định khởi sự kinh doanh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố mơi
trường và bối cảnh có thể sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về sự đa dạng của khởi sự kinh
doanh (Thang và cộng sự, 2018). Các nghiên cứu thực nghiệm cũng đều cho thấy vai
trò quan trọng của bối cảnh đối với hoạt động khởi sự kinh doanh (Boisot, 1996;
Manolova và Yan, 2002; Puffer và cộng sự, 2010; Welter và Smallbone, 2011). Tuy
nhiên, các các nghiên cứu đó lại chưa giải thích được các nhân tố thuộc mơi trường và
bối cảnh có ảnh hưởng như thế nào tới khởi sự kinh doanh. Vậy các nhân tố thuộc môi
trường và bối cảnh (contextual factors) có ảnh hưởng như thế nào tới quá trình nhận
thức và tư duy của sinh viên đại học trong việc hình thành dự định khởi sự kinh doanh?
Trong luận án này, tác giả sẽ đi luận giải quá trình tác động của các nhân tố thuộc bối
cảnh bên ngoài, bao gồm: vốn quan hệ xã hội, mơi trường đào tạo đại học, cơ chế chính
sách của chính phủ, quan niệm của xã hội tới q trình nhận thức và tư duy của sinh
viên đại học đối với khởi sự kinh doanh, quá trình nhận thức và tư duy này xuất phát


7


8

từ thái độ đối với khởi sự kinh doanh, cảm nhận khả năng kiểm soát, chuẩn chủ quan
và sự tự tin vào năng lực khởi sự kinh doanh để hình thành lên dự định khởi sự kinh
doanh.
2.2. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu

kinh doanh’, ‘sự tự tin vào năng lực khởi sự’, ‘cảm nhận khả năng kiểm soát’ và sau
đó là ‘dự định khởi sự kinh doanh’ của sinh viên đại học.

Vốn quan hệ xã hội

Sự tự tin vào năng lực
khởi sự

Cơ chế chính sách của
chính phủ

Thái độ đối với khởi
sự kinh doanh

Chuẩn chủ quan

Cảm nhận khả năng
kiểm soát

Quan niệm của xã hội

Dự định khởi sự
kinh doanh


Đào tạo đại học

Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất
Trên cơ sở phân tích những vấn đề cịn tồn tại, xem xét mức độ phù hợp với
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận án đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu cụ
thể như sau:
• Dựa trên mơ hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991)
hình thành quá trình tư duy để thực hiện hiện một hành động hành động, ở đây là
khởi sự kinh doanh, đi từ 03 yếu tố thuộc thái độ cá nhân đóng vai trị tiền tố, bao
gồm: thái độ đối với khởi sự kinh doanh, chuẩn chủ quan và cảm nhận khả năng
kiểm soát cho tới dự định khởi sự kinh doanh.
• Dựa vào ý kiến các chun gia và mơ hình của Bandura (1986) hình thành
biến ‘sự tự tin vào năng lực khởi sự’ nhằm xem xét mối quan hệ trực tiếp và gián
tiếp giữa ‘sự tự tin vào năng lực khởi sự’ và dự định khởi sự kinh doanh. Đồng thời
kiểm định vai trò trung gian của ‘sự tự tin vào năng lực khởi sự’ đối với mối quan
hệ giữa ‘chuẩn chủ quan’ và ‘dự định khởi sự kinh doanh’.
• Dựa vào mơ hình vai trị của vốn quan hệ xã hội và vốn con người đối với
doanh nhân mới của Davidsson và Honig (2003) hình thành biến ‘vốn quan hệ xã
hội’ và đánh giá vai trò của ‘vốn quan hệ xã hội’ đối với ‘thái độ đối với khởi sự

• Dựa vào mơ hình dự định khởi sự kinh doanh của Turker và Selcuk (2008)
hình thành biến ‘mơi trường đào tạo đại học’ nhằm đánh giá ảnh hưởng của biến
này tới ‘thái độ đối với khởi sự kinh doanh’, ‘sự tự tin vào năng lực khởi sự’, ‘cảm
nhận khả năng kiểm soát’ và ‘dự định khởi sự kinh doanh’.
• Dựa vào mơ hình nghiên cứu của Busenitz và cộng sự (2000) hình thành
hai biến đó là ‘cơ chế chính sách của chính phủ’ và ‘quan niệm của xã hội’ nhằm
khám phá ảnh hưởng của hai biến này tới quá trình tư duy để khởi sự kinh doanh
(sự tự tin vào năng lực khởi sự và các biến trong mơ hình lý thuyết hành vi có kế

hoạch) của sinh viên đại học tại Việt Nam.
Bảng 2.1. Các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết
Nội dung
Thái độ đối với khởi sự kinh doanh có ảnh hưởng tích cực
H1a
tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới dự định khởi sự
H1b
kinh doanh của sinh viên Việt Nam
Cảm nhận khả năng kiểm sốt có ảnh hưởng tích cực tới dự
H1c
định khởi sự kinh doanh của sinh viên
Cảm nhận khả năng kiểm sốt có ảnh hưởng tích cực tới thái
H2
độ đối với khởi sự kinh doanh của sinh viên
Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới thái độ đối với
H3a
khởi sự kinh doanh của sinh viên
Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới cảm nhận khả
H3b
năng kiểm sốt của sinh viên
Chuẩn chủ quan có tác động tích cực tới sự tự tin vào năng
H3c
lực khởi sự của sinh viên
Cơ chế chính sách của chính phủ có tác động tích cực tới thái
H4a
độ đối với khởi sự kinh doanh của sinh viên
Cơ chế chính sách của chính phủ có tác động tích cực tới
H4b

cảm nhận khả năng kiểm sốt của sinh viên
Cơ chế chính sách của chính phủ có ảnh hưởng tích cực tới
H4c
sự tự tin vào năng lực khởi sự


9

Giả thuyết
H4d
H5a
H5b
H5c
H5d
H6a
H6b
H6c
H7a
H7b
H7c
H7d
H8a
H8b
H8c
H8d

Nội dung
Cơ chế chính sách của chính phủ có tác động tích cực tới dự
định khởi sự kinh doanh của sinh viên
Vốn quan hệ xã hội có ảnh hưởng tích cực tới thái độ đối với

khởi sự kinh doanh của sinh viên
Vốn quan hệ xã hội có ảnh hưởng tích cực tới cảm nhận khả
năng kiểm sốt của sinh viên
Vốn quan hệ xã hội có ảnh hưởng tích cực tới sự tự tin vào
năng lực khởi sự của sinh viên
Vốn quan hệ xã hội có ảnh hưởng tích cực tới dự định khởi
sự kinh doanh của sinh viên
Sự tự tin vào năng lực khởi sự có ảnh hưởng tích cực tới thái
độ đối với khởi sự kinh doanh của sinh viên
Sự tự tin vào năng lực khởi sự có ảnh hưởng tích cực tới cảm
nhận khả năng kiểm sốt của sinh viên
Sự tự tin vào năng lực khởi sự ảnh hưởng tích cực tới dự định
khởi sự kinh doanh của sinh viên
Quan niệm của xã hội có tác động tích cực tới thái độ đối với
khởi sự kinh doanh của sinh viên
Quan niệm của xã hội có ảnh hưởng tiêu cực tới cảm nhận
khả năng kiểm soát của sinh viên
Quan niệm của xã hội có tác động tích cực tới sự tự tin vào
năng lực khởi sự của sinh viên
Quan niệm của xã hội có ảnh hưởng tiêu cực tới dự định khởi
sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam
Mơi trường đào tạo đại học có ảnh hưởng tích cực tới thái độ
đối với khởi sự kinh doanh
Môi trường đào tạo đại học có ảnh hưởng tích cực tới cảm
nhận khả năng kiểm sốt
Mơi trường đào tạo đại học có ảnh hưởng tích cực tới sự tự
tin vào năng lực khởi sự của sinh viên Việt Nam
Môi trường đào tạo đại học có ảnh hưởng tích cực tới dự định
khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam.


10

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận án
Nguồn: Tác giả xây dựng
3.2. Nghiên cứu sơ bộ và xây dựng phiếu điều tra
Nghiên cứu sơ bộ trong luận án này bao gồm nghiên cứu sơ bộ định tính và
nghiên cứu sơ bộ định lượng. Mục tiêu của nghiên cứu sơ bộ định tính là nhằm kiểm
tra, chọn lọc và xác định các mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình lý thuyết đề xuất
để từ đó có thể điều chỉnh hoặc bổ sung các quan sát và có thể xem xét điều chỉnh
khung nghiên cứu sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án. Tác giả đã


11

12

thực hiện 11 cuộc phỏng vấn sâu và 1 cuộc thảo luận nhóm với các sinh viên năm cuối
đang học tại các trường Đại học tại Việt Nam. Đối tượng phỏng vấn đã được lựa chọn
kỹ càng nhằm đảm bảo tính đại diện. Ngồi ra, kết quả thảo luận nhóm tập trung đã
giúp tác giả hiệu chỉnh ngôn ngữ trong các quan sát (items) sao cho phù hợp với bối
cảnh nghiên cứu ở Việt Nam và dễ hiểu nhất cho các đối tượng tham gia khảo sát.
Sau khi nghiên cứu sơ bộ định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện
bằng bảng hỏi chi tiết theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện với mẫu nghiên cứu nhỏ
được gửi tới sinh viên năm cuối các trường Đại học trên địa bàn Miền Bắc (N =212).
3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức
Tổng thể nghiên cứu là tồn bộ sinh viên hệ đào tạo chính quy từ 18 tuổi trở lên
đang học tập tại các trường Đại học tại Việt Nam. Cụ thể, cả nước có khoảng 1.443.000

sinh viên bậc Đại học. Do tổng thể nghiên cứu có quy mơ rất lớn, đa dạng về ngành
học, năm học, hệ (chính quy và phi chính quy), trong điều kiện hạn chế về nguồn lực
(tài chính, thời gian, mối quan hệ, khả năng tiếp cận...) nên tác giả không thể sử dụng
phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên mà phải sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng
(theo vùng). Phương pháp chọn mẫu phân tầng thì các đối tượng được chia theo nhóm
và sau đó đối tượng được chọn ngẫu nhiên trong từng nhóm theo tỷ lệ tương ứng với
tổng thể (Nguyễn Văn Thắng, 2017).
Theo phương pháp chọn mẫu phân tầng, để đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy
của mẫu, tác giả chia đối tượng khảo sát (sinh viên đại học) theo vùng (khu vực địa lý).
Cụ thể, Theo thông tin tuyển sinh đại học của các trường từ Bộ Giáo dục và Đào tạo
năm 2018, quy mô tuyển sinh được chia theo khu vực địa lý thành 02 nhóm: nhóm các
trường phía Bắc từ Quảng Trị trở ra và nhóm các trường phía Nam từ Huế trở vào. Cịn
nếu xét theo miền thì có thể chia thành 03 nhóm: nhóm các trường miền Bắc; nhóm
các trường miền Trung và nhóm các trường miền Nam. Tại nhóm các trường phía Bắc,
tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 08 trường đại học và tại nhóm các trường phía Nam tác giả
lựa chọn ngẫu nhiên 06 trường đại học để tiến hành phát phiếu điều tra cho sinh viên.
Ngồi ra, để tăng tính đại diện và độ tin cậy của mẫu điều tra tác giả tiến hành
điều tra trực tiếp thông qua phiếu điều tra. Ngồi ra để giảm sự chệch (sai lệch) do
khơng trả lời (non-response bias), qua quá trình thu thập số liệu, tác giả đã nhờ đến sự
hỗ trợ của những giảng viên nhằm chọn ngẫu nhiên các lớp và phát phiếu hỏi trực tiếp
đối với những sinh viên năm cuối có mặt trong lớp học trong học kỳ cuối và theo dõi
quá trình trả lời bảng hỏi của sinh viên để có thể đảm bảo rằng sinh viên trả lời nghiêm
túc theo đúng suy nghĩ của mình.
Phương pháp khảo sát: Do mẫu điều tra được thu thập trên cả 03 Miền đất
nước nên ngoài phát phiếu điều tra trực tiếp (tại Hà Nội) thì tại các tỉnh miền nam
(TP. HCM và TP. Đồng Tháp) và các tỉnh miền trung (Quy Nhơn và Đà Nẵng) tác

giả đã được hỗ trợ từ các giảng viên giảng viên giảng dạy trực tiếp tại các trường
đại học đó trong q trình thu thập số liệu. Trước khi những giảng viên đó phát
phiếu điều tra, tác giả hỏi số lượng các lớp sinh viên năm cuối tại trường đó, qua đó

lựa chọn ngẫu nhiên các lớp để gửi phiếu điều tra tới sinh viên. Ngoài ra, tác giả đã
hướng dẫn chi tiết để những giảng viên này có thể hiểu và hướng dẫn lại sinh viên
trên lớp có thể hiểu và trả lời đầy đủ các câu hỏi trong phiếu điều tra, tránh trường
hợp sinh viên hiểu lầm hoặc bỏ sót các câu hỏi.
Thời gian khảo sát: Sau sáu tháng tiến hành khảo sát (từ tháng 10/2018 đến tháng
1/2019). Số lượng phiếu điều tra được in ra để phát cho sinh viên là 2500 phiếu, thu về
được 2368 phiếu (đạt 94,08%). Số phiếu không thu lại được (132 phiếu) do có những
sinh viên khơng trả lời được giảng viên và tác giả loại bỏ ngay sau khi thu phiếu. Ngoài
ra, sau khi sàng lọc và loại bỏ các phiếu khơng hợp lệ (phiếu khơng có đủ đáp án trả
lời, phiếu không điền đầy đủ thông tin nhân khẩu học, hoặc phiếu có số câu trả lời
giống nhau hoặc thể hiện mâu thuẫn trong trả lời...). Cuối cùng, tác giả chỉ sử dụng
2218 phiếu trả lời hợp lệ để dùng trong phân tích chính thức (chiếm 88,72%).
Phương pháp phân tích số liệu dựa trên 03 bước chính: Kiểm định độ tin cậy của
thang đo, phân tích độ phù hợp của thang đo (phân tích nhân tố khám phá và nhân tố
khẳng định), cuối cùng là phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) bằng phần mềm
SPSS 22 và AMOS 22.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức tại 3 miền (Bắc, Trung
và Nam) tại Việt Nam, bao gồm 6 thành phố (Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Huế,
TP. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp). Số lượng phiếu điều tra phát ra là 2500 phiếu,
thu về được 2368 phiếu, tuy nhiên sau khi sàng lọc và loại đi các phiếu không
hợp lệ, tác giả chỉ sử dụng được 2218 phiếu hợp lệ để tiến hành phân tích định
lượng chính thức.
Trong tổng số mẫu nghiên cứu thu được là 2218 phiếu điều tra, phân chia theo
vùng miền như sau: Miền Bắc thu được 1159 phiếu (52,25%); Miền Trung thu được
486 phiếu (21,92%) và Miền Nam thu được 573 phiếu (25,83%). Như vậy, số liệu
này chứng tỏ rằng cơ cấu vùng miền là tương đối phù hợp, đảm bảo đại diện cho
tổng thể. Cụ thể, tại Miền Bắc có 17,2% đối tượng điều tra trong mẫu là sinh viên
chính quy trường Đại học Kinh tế Quốc dân; 8,9% số sinh viên được điều tra từ

trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; số sinh viên được điều tra tại Đại học Giao
Thông Vận Tải Hà Nội và Viện Đại học Mở cũng chiếm tỷ lệ khá lớn, lần lượt là


13

14

7,3% và 6,5%. Ngồi ra, cịn một số trường khác như Đại học Thương Mại (chiếm
4,4%); Đại học Xây dựng (chiếm 3,3%), Đại học Đại Nam (1,9%) và Đại học Ngoại
Thương (1,7%). Tại Miền Trung, số lượng phiếu điều tra thu được tại Đại học Quy
Nhơn là cao nhất, chiếm 9,6%; tiếp đến là trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
(chiếm 8,2%), cuối cùng là Đại học Khoa học (thuộc Đại học Huế) chiếm 4,2%. Tại
Miền Nam, số lượng phiếu điều tra thu được tại Đại học Đồng Tháp chiếm tỷ lệ lớn
nhất, chiếm 9,7%; theo sau là Đại học Kinh tế TP.HCM (chiếm 9,4%); cuối cùng
là Đại học Sài Gịn chỉ chiếm 6,7%.
Về cơ cấu giới tính của số người tham gia điều tra có nam sinh viên chiếm 62,4%
và nữ chiếm 37,6%. Sự chênh lệch về tỷ lệ giữa sinh viên nam và sinh viên nữ hầu hết
là do trong mẫu nghiên cứu có sinh viên nhóm ngành kỹ thuật (86,6% số sinh viên
ngành kỹ thuật là nam và chỉ có 13,4% là sinh viên nữ). Trong khi đó, đối với khối
ngành kinh tế và quản trị kinh doanh thì tỷ lệ sinh viên nam/nữ cân bằng hơn (42,3%
là sinh viên nam và 57,7% là sinh viên nữ).
Xét về ngành học, có 54,6% sinh viên được điều tra đang học ngành kinh tế và
quản trị kinh doanh trong khi đó 45,4% là sinh viên thuộc khối ngành kỹ thuật (công
nghệ thông tin, cầu đường, xây dựng dân dụng, điện tử viễn thông,..). Với tỷ lệ tương
đối cân bằng này thì có thể đảm vảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu.
4.2. Kết quả kiểm định thang đo
4.2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Luận án đánh giá độ tin cậy của thag đo qua Cronbach’s Alpha cho từng nhóm
biến quan sát thuộc các yếu tố khác nhau với tiêu chí loại các biến quan sát có hệ số

tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0.4 và hệ số Cronbach’s Alpha tối thiểu đạt 0.6 (Hair
và cộng sự, 1998). Mơ hình nghiên cứu ban đầu bao gồm 9 nhóm nhân tố và 43 quan
sát (ngoại trừ các biến nhân khẩu học). Sau khi kiểm định thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha đã loại đi các biến EI1, EI2 và ATE1 để đảm bảo thang đo đều có
độ tin cậy cao và là những thang đo lường tốt.
4.2.2. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Tác giả đưa 36 quan sát của các biến tác động và 4 quan sát của biến bị tác
động vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) với phép xoay xiên góc (xoay khơng
vng góc), sử dụng Promax, phương sai trích Principal Axis Factoring, phương
pháp kiểm định KMO và Bartlett để đo lường mức độ tương thích của mẫu khảo
sát. Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007) thì hệ số tải nhân tố cần
lớn hơn 0,5 để đảm bảo mức ý nghĩa thực tiễn của phân tích nhân tố khám phá
(EFA). Kết quả phân tích CFA lần 1 cho thấy hệ số factor loading của các quan sát

bao gồm: PBC5, PBC6, SC1 và ESE1 đều nhỏ hơn 0,5. Nên tác giả quyết định loại
đi 04 biến trên ra khỏi mô hình và chạy lại EFA. Kết quả phân tích nhân tố khám
phá (CFA) lần cuối cho thấy 32 biến quan sát của các biến tác động hội tụ vào 8
nhân tố như trong khung lý thuyết.
4.2.3. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Kết quả CFA cho thấy rằng mơ hình đo lường tới hạn (chuẩn hóa) này có 582
bậc tự do (df = 582). Kết quả CFA cho thấy giá trị Chi-square = 2829,974 với p =
0,000. Ngoài ra, các chỉ tiêu khác đều đạt giá trị rất tốt cho thấy mơ hình này phù hợp
với dữ liệu khảo sát và đảm bảo tính đơn hướng: CMIN/df = 4,862 < 5; GFI = 0,942 >
0,9; CFI = 0,942 > 0,9; TLI = 0,938 > 0,9 và RMSEA = 0,042 < 0,05. Ngoài ra, các
trọng số (λi) (Standardized Regression Weights) của tất cả các thang đo đều đạt yêu
cầu (λ > 0,5). Trong đó trọng số nhỏ nhất là λSC3 (0,634) và λND1 (0,660), trọng số cao
nhất là λEI5 (0,906). Vì vậy, tất cả các thang đo đều đạt giá trị hội tụ. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng hệ số tương quan của từng cặp khái niệm (r) và độ lệch chuẩn
(SE) là khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95% (P-value = 0,000 < 0,05). Vì vậy, tất cả các
khái niệm nghiên cứu (các biến) trong nghiên cứu này đều đạt giá trị phân biệt.

4.3. Kết quả kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu

Hình 4.2. Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (chuẩn hóa)
Nguồn: Tính tốn từ số liệu điều tra của tác giả


15

16

Kết quả ước lượng mơ hình lý thuyết chính thức được trình bày trong hình 4.2
cho thấy mơ hình có 562 bậc tự do (df=562) với giá trị thống kê Chi-square là 3076,451.
Ngoài ra, các giá trị Chi-Square/df = 5,474; GFI = 0,926 > 0,9; CFI=0,935 > 0,9;
TLI=0,928> 0,9 và RMSEA = 0,045 < 0,05. Kết quả trên chứng tỏ rằng mơ hình nghiên
cứu là hồn tồn phù hợp với dữ liệu khảo sát.
Sau khi kiểm định 8 nhóm giả thuyết từ H1a cho đến H8d bằng mơ hình cấu trúc
tuyến tính (SEM), kết quả nghiên cứu cho thấy :
Thái độ đối với khởi sự kinh doanh có mối quan hệ trực tiếp và thuận chiều với
dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam (β = 0,791; p-value < 0,001),
do vậy giả thuyết H1a được ủng hộ.
- Khơng có đủ căn cứ để kết luận chuẩn chủ quan có mối quan hệ trực tiếp và
thuận chiều với dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt nam (β = 0,007; pvalue > 0,05) nên giả thuyết H1b bị bác bỏ.
- Cảm nhận khả năng kiểm soát có mối quan hệ trực tiếp và thuận chiều với dự
định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam (β = 0,145; p-value < 0,001) nên
giả thuyết H1c được ủng hộ.
- Cảm nhận khả năng kiểm sốt có mối quan hệ trực tiếp và thuận chiều tới thái
độ đối với khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam (β = 0,123; p-value < 0,001)
nên giả thuyết H2 được ủng hộ.
- Chuẩn chủ quan có mối quan hệ trực tiếp và thuận chiều tới thái độ đối với
khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam (β = 0,313; p-value < 0,001), vì vậy giả

thuyết H3a được chấp nhận.
- Chuẩn chủ quan có mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều với cảm nhận khả
năng kiểm soát của sinh viên Việt Nam (β = -0,062; p-value < 0,01) nên giả thuyết
H3b được chấp nhận.
- Chuẩn chủ quan có mối quan hệ trực tiếp và thuận chiều với sự tự tin vào năng
lực khởi sự của sinh viên Việt Nam (β = 0,128; p-value < 0,001) nên giả thuyết H3c
được ủng hộ.
- Khơng có bằng chứng thống kê cho thấy cơ chế chính sách của chính phủ có
ảnh hưởng trực tiếp và tích cực tới thái độ đối với khởi sự kinh doanh (β = 0,025; pvalue > 0,05) nên giả thuyết H4a bị bác bỏ.
- Cơ chế chính sách của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực tới cảm nhận
khả năng kiểm soát (β = 0,062; p-value < 0,01) nên giả thuyết H4b được ủng hộ.
- Khơng có bằng chứng thống kê cho thấy cơ chế chính sách của chính phủ có
tác động trực tiếp tới sự tự tin vào năng lực khởi sự (β = 0,024; p-value > 0,05) nên
giả thuyết H4c bị bác bỏ.

- Cơ chế chính sách của chính phủ có tác động trực tiếp và ngược chiều tới dự định
khởi sự kinh doanh (β = -0,058; p-value < 0,01) nên giả thuyết H4d được ủng hộ.
- Vốn quan hệ xã hội có ảnh hưởng tích cực tới thái độ đối với khởi sự kinh
doanh (β = 0,073; p-value < 0,05) nên giả thuyết H5a bị bác bỏ.
- Vốn quan hệ xã hội có mối quan hệ trực tiếp và thuận chiều tới cảm nhận khả
năng kiểm soát của sinh viên Việt Nam (β = 0,184; p-value < 0,001), do vậy giả
thuyết H5b được ủng hộ.
- Vốn quan hệ xã hội có mối quan hệ trực tiếp và thuận chiều tới sự tự tin vào
năng lực khởi sự của sinh viên Việt Nam (β = 0,403; p-value < 0,001) nên giả thuyết
H5c được ủng hộ.
- Khơng có đủ căn cứ để kết luận có mối quan hệ trực tiếp giữa vốn quan hệ xã
hội và dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam (β = -0,032; p-value >
0,05) nên giả thuyết H5d bị bác bỏ.
- Sự tự tin vào năng lực khởi sự có mối quan hệ trực tiếp và thuận chiều với
thái độ đối với khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam (β = 0,345; p-value <

0,001), do đó giả thuyết H6a được ủng hộ.
- Sự tự tin vào năng lực khởi sự có mối quan hệ trực tiếp và thuận chiều tới cảm
nhận khả năng kiểm soát của sinh viên Việt Nam (β = 0,540; p-value < 0,001), vì
vậy giả thuyết H6b được ủng hộ.
- Sự tự tin vào năng lực khởi sự có mối quan hệ trực tiếp và thuận chiều với dự
định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam (β = 0,268; p-value < 0,001), vì vậy
giả thuyết H6c được ủng hộ.
- Quan niệm của xã hội có mối quan hệ trực tiếp với thái độ đối với khởi sự kinh
doanh của sinh viên Việt Nam (β = 0,108; p-value < 0,01), vì vậy giả thuyết H7a được
ủng hộ.
- Khơng có bằng chứng thống kê cho thấy quan niệm của xã hội có mối quan
hệ trực tiếp và ngược chiều với cảm nhận khả năng kiểm soát của sinh viên Việt Nam
(β = -0,009; p-value > 0,05), do vậy giả thuyết H7b bị bác bỏ.
- Quan niệm của xã hội có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực tới sự tự tin vào năng
lực khởi sự của sinh viên Việt Nam (β = 0,225; p-value < 0,001), vì vậy giả thuyết
H7c được ủng hộ.
- Khơng có bằng chứng thống kê cho thấy quan niệm của xã hội có ảnh hưởng
trực tiếp tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam (β = -0,061; p-value >
0,05), do vậy giả thuyết H7d bị bác bỏ.


17

18

- Mơi trường đào tạo đại học có ảnh hưởng tích cực tới thái độ đối với khởi sự
kinh doanh của sinh viên Việt Nam (β = 0,058; p-value < 0,001), do đó giả thuyết
H8a được ủng hộ.

CHƯƠNG 5

BÌNH LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ

- Môi trường đào tạo đại học có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực tới cảm nhận
khả năng kiểm soát của sinh viên Việt Nam (β = 0,047; p-value < 0,01), vì vậy giả
thuyết H8b được chấp nhận.
- Môi trường đào tạo đại học có ảnh hưởng tích cực tới sự tự tin vào năng lực khởi sự
của sinh viên Việt Nam (β = 0,068; p-value < 0,001), vì vậy giả thuyết H8c được ủng hộ
- Mơi trường đào tạo đại học có ảnh hưởng tích cực tới dự định khởi sự kinh doanh của
sinh viên Việt Nam, (β = 0,062; p-value < 0,01), vì vậy giả thuyết H8d được ủng hộ.
Trong nghiên cứu này, tác giả áp dụng phương pháp bootrapping để nghiên cứu
các tác động trung gian. Như vậy, mức độ tác động trực tiếp chính là các trọng số (chưa
chuẩn hóa) (unstandardarized regression weights) trong khi ảnh hưởng gián tiếp sẽ
được ước lượng thông qua các tác động trực tiếp đó (Kline, 2005) bằng cơng cụ trong
phần mềm AMOS 22.0. Trước tiên tác giả xem xét loại các mối quan hệ khơng có ý
nghĩa thống kê để thử chạy lại CFA và SEM trước khi tiến hành phân tích các tác động
trung gian. Kết quả đánh giá mức độ tác động cả trực tiếp và gián tiếp của các khái
niệm nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.9.
Bảng 4.9. Mức độ tác động giữa các khái niệm nghiên cứu
Biến phụ
thuộc
ESE

PBC

ATE

EI

Tác động
Trực tiếp

Gián tiếp
Tổng hợp
Trực tiếp
Gián tiếp
Tổng hợp
Trực tiếp
Gián tiếp
Tổng hợp
Trực tiếp
Gián tiếp
Tổng hợp

ND

UE

RD

0,225
0,000
0,225
0,000
0,121
0,121
0,108
0,091
0,199
0,000
0,235
0,235


0,068
0,000
0,068
0,016
0,037
0,053
0,058
0,034
0,092
0,062
0,103
0,165

0,000
0,000
0,000
0,062
0,000
0,062
0,025
0,017
0,042
-0.058
0,051
-0.007

Biến độc lập
SC ESE
0,403

0,000
0,403
0,184
0,217
0,401
0,073
0,188
0,261
0,000
0,373
0,373

0,000
0,000
0,000
0,540
0,000
0,540
0,345
0,066
0,411
0,268
0,404
0,672

SN

PBC

ATE


0,128
0,000
0,128
-0,062
0,069
0,007
0,313
0,045
0,358
0,000
0,318
0,318

0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,123
0,000
0,123
0,145
0,097
0,145

0,000
0,000
0,000

0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,791
0,000
0,791

Nguồn: Tính tốn từ số liệu điều tra của tác giả

5.1. Bình luận kết quả nghiên cứu
Xét về ảnh hưởng trực tiếp, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có yếu tố tác động
mạnh nhất và thuận chiều tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên đó là thái độ
đối với khởi sự kinh doanh (β = 0,791). Kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng rất
tốt đối với việc đào tạo về khởi sự doanh nghiệp trong các trường Đại học ở Việt
Nam. Vai trò rất quan trọng của ‘thái độ đối với khởi sự kinh doanh’ trong việc giải
thích dự định khởi nghiệp gợi ý cho các giảng viên cần tìm các biện pháp tác động
mạnh mẽ tới thái độ tích cực của sinh viên về khởi nghiệp. Giảng viên thường dành
rất nhiều thời lượng cho việc cung cấp kiến thức, công cụ và kỹ năng khởi nghiệp,
nhưng thái độ mới là yếu tố quyết định ý định khởi nghiệp của sinh viên. Điều này
gợi ý cho các giảng viên tìm tịi các phương pháp phù hợp để tác động vào thái độ
của sinh viên. Sự hiện diện và chia sẻ kinh nghiệm của các doanh nhân thành đạt; và
phương pháp học tập thông qua trải nghiệm là những gợi ý để hun đúc thái độ tích
cực của sinh viên đối với khởi nghiệp.
Tiếp theo, hai yếu tố tác động mạnh và thuận chiều tới dự định khởi sự kinh
doanh chính là sự tự tin vào năng lực khởi sự (β = 0,268) và cảm nhận khả năng kiểm
soát (β = 0,145). Mơi trường đào tạo đại học cũng có tác động trực tiếp và thuận chiều
tới dự định khởi sự kinh doanh nhưng ở mức độ yếu hơn (β = 0,062). Tuy nhiên, kết

quả nghiên cứu chỉ ra rằng cơ chế chính sách của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp
và tiêu cực tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên (β = -0,058). Mặc dù vậy,
trong nghiên cứu này, khơng có bằng chứng thống kê cho thấy chuẩn chủ quan, vốn
quan hệ xã hội và quan niệm của xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới dự định khởi sự
kinh doanh. Như vậy, kết quả nghiên cứu một lần nữa chứng minh rằng lý thuyết
hành vi có kế hoạch (TPB) một lần nữa được áp dụng hiệu quả trong bối cảnh nền
kinh tế chuyển đổi của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với các nghiên
cứu trước đây cho thấy thái độ đối với khởi sự kinh doanh (Kolvereid,1996; Liñán và
cộng sự, 2013; Dinc và Budic, 2016; Vukovic và cộng sự, 2017) cảm nhận khả năng
kiểm sốt (Liđán và Chen, 2009; Traikova và cộng sự, 2017; Solesvik, 2013) và sự
tự tin vào năng lực khởi sự (Tsai và cộng sự, 2016; Lin và Si, 2014; Fuller và cộng
sự, 2018) có ảnh hưởng mạnh tới dự định khởi sự kinh doanh. Kết quả nghiên cứu
đem lại hàm ý quan trọng đối với việc giúp sinh viên định hình và nâng cao dự định
khởi sự kinh doanh, đó là: Chính phủ và nhà trường muốn thúc đẩy khởi sự kinh
doanh của sinh viên thì trước hết cần quan tâm tới việc nâng cao thái độ tích cực của


19

20

họ đối với khởi sự kinh doanh, tiếp đó là nâng cao sự tự tin vào năng lực khởi sự và
cảm nhận khả năng kiểm soát của sinh viên bằng cách cung cấp cho họ các kiến thức
cần thiết cho khởi sự thơng qua các chương trình đào tạo hay giáo dục về khởi sự
kinh doanh. Ngoài ra, để thúc đẩy khởi sự kinh doanh của sinh viên thì chính phủ
cũng cần cải thiện môi trường kinh doanh, cụ thể là hệ sinh thái khởi sự để có thể
giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn, kiến thức, các quỹ đầu tư...
Cũng tương đồng với rất nhiều nghiên cứu trước đây (Liñán, 2008; Bossin và
cộng sự, 2009; Liñán và cộng sự, 2013, Maes và cộng sự, 2014, Tsai và cộng sự,
2016), chuẩn chủ quan-nhân tố gây tranh cãi nhất trong số ba tiền tố trong lý thuyết

hành vi có kế hoạch (TPB)- khơng có ảnh hưởng trực tiếp tới dự định khởi sự kinh
doanh của sinh viên. Tuy nhiên, chuẩn chủ quan lại ảnh hưởng gián tiếp tới dự định
khởi sự kinh doanh thông qua sự tự tin vào năng lực khởi sự, thái độ đối với khởi sự
kinh doanh và cảm nhận khả năng kiểm soát với tổng mức ảnh hưởng là βtổng SN-EI =
0,318. Như vậy, kết quả nghiên cứu của luận án đã chứng minh trong bối cảnh nền
kinh tế chuyển đổi của Việt Nam thì chuẩn chủ quan (ý kiến những người xung quanh)
hầu như không ảnh hưởng trực tiếp tới dự định khởi sự kinh doanh của họ mà lại ảnh
hưởng thông qua sự tự tin vào năng lực khởi sự, thái độ đối với khởi sự kinh doanh
và cảm nhận khả năng kiểm soát với tổng mức ảnh hưởng là khá mạnh. Ajzen (1987)
cũng cho rằng chuẩn chủ quan thường ít tác động tới dự định thực hiện hành vi ở
những chủ thể có cảm nhận khả năng kiểm sốt cao hay những người có tích cách
độc lập cao. Xét về mặt thực tiễn thì kết quả này cũng hồn tồn phù hợp bởi những
cá nhân (nhóm người) có dự định khởi sự kinh doanh cao thì thường là những người
(nhóm người) có tính độc lập cao và ít chịu sự chi phối của ý kiến những người xung
quanh. Ngoài ra, Tại Việt Nam, trong nghiên cứu của Thủy và cộng sự (2017) và
Đoàn Thị Thu Trang (2018) cũng đưa ra các kết quả tương tự đối với mối quan hệ
giữa chuẩn chủ quan và dự định khởi sự kinh doanh. Theo Miranda và cộng sự (2017),
trong mơi trường khơng có văn hóa khởi sự kinh doanh hoặc thiếu vắng làn sóng khởi
sự kinh doanh thì dự định khởi sự kinh doanh không chịu ảnh hưởng bởi chuẩn chủ
quan (ý kiến những người xung quanh) mà thay vào đó là dự định khởi sự kinh doanh
thường phụ thuộc nhiều hơn vào niềm tin, suy nghĩ hay quan điểm của họ nhiều hơn.
Về mặt thực tiễn thì lý giải đó rất phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam khi
mà khởi sự kinh doanh ở tầng lớp sinh viên vẫn là điều gì đó khá mới mẻ. Chính vì
vậy, nhà trường và nhà nước cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để thúc đẩy khởi
sự kinh doanh thông qua các khóa học về khởi sự kinh doanh, đồng thời giúp sinh
viên trang bị các kiến thức thực tế về kinh doanh và am hiểu thị trường hơn.

Một trong những nhân tố thuộc về thái độ của cá nhân, đó là sự tự tin vào năng
lực khởi sự có ảnh hưởng rất mạnh tới cả thái độ đối với khởi sự kinh doanh, cảm
nhận khả năng kiểm soát và dự định khởi sự kinh doanh. Cụ thể, thái độ đối với khởi

sự kinh doanh và cảm nhận khả năng kiểm soát đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự
tự tin vào năng lực khởi sự ở mức độ tương đối mạnh, lần lượt là: βtrực tiếp ESE-ATE =
0,345; βtrực tiếp ESE-PBC = 0,540. Như vậy, khi một cá nhân có sự tự tin cao đối với
năng lực khởi sự của bản thân mình thì có thể tác động tích cực tới thái độ đối với
khởi sự kinh doanh, cảm nhận khả năng kiểm sốt và qua đó tác động thuận chiều
tới dự định khởi sự kinh doanh (βtổng hợp ESE-EI = 0,672). Hay nói cách khác, muốn
thúc đẩy khởi sự kinh doanh của sinh viên thì trước tiên cần thúc đẩy sự tự tin của
họ vào năng lực khởi sự của chính bản thân mình. Để làm được điều đó cần phải
chú ý tới việc trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để họ có thể tự
tin hơn khi tiến hành khởi sự kinh doanh. Kết quả này một lần nữa khẳng định sự
khác nhau giữa hai biến, đó là: sự tự tin vào năng lực khởi sự (entrepreneurial selefficacy) và cảm nhận khả năng kiểm soát (perceived behavioral control). Bởi mức
độ tác động của sự tự tin vào năng lực khởi sự và cảm nhận khả năng kiểm soát tới
dự định khởi sự kinh doanh và thái độ đối với khởi sự kinh doanh là khác nhau, sự
tự tin vào năng lực khởi sự có ảnh hưởng mạnh hơn rất nhiều tới dự định khởi sự
kinh doanh (βtrực tiếp ESE-EI = 0,268; βtrực tiếp ESE-ATE = 0,345) so với cảm nhận khả năng
kiểm soát (βtrực tiếp PBC-EI = 0,145; βtrực tiếp PBC-ATE = 0,123 ). Hơn nữa, kết quả nghiên
cứu cũng nhiều lần cho thấy sự khác biệt giữa hai biến số này, ví dụ: sự tự tin vào
năng lực khởi sự không chỉ ảnh hưởng tới dự định khởi sự kinh doanh mà còn ảnh
hưởng rất mạnh mẽ và trực tiếp tới cảm nhận khả năng kiểm soát (βtrực tiếp ESE-PBC =
0,540), hoặc quan niệm của xã hội có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới sự tự tin
vào năng lực khởi sự (βtrực tiếp ND-ESE = 0,225) trong khi lại không có ảnh hưởng trực
tiếp tới cảm nhận khả năng kiểm sốt.
Nhìn từ khía cạnh sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những người quen thân đối với hoạt
động khởi sự kinh doanh mặc dù vốn quan hệ xã hội không ảnh hưởng trực tiếp tới
dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên, song vốn quan hệ xã hội lại ảnh hưởng
gián tiếp và thuận chiều tới thái độ đối với khởi sự kinh doanh và dự định khởi sự
kinh doanh thông qua sự tự tin vào năng lực khởi sự và cảm nhận khả năng kiểm
soát, với mức tác động tương đối mạnh (βgián tiếp SC-ATE = 0,188; βgián tiếp SC-EI = 0,373).
Vốn quan hệ xã hội cũng ảnh hưởng trực tiếp và mạnh tới sự tự tin vào năng lực
khởi sự (βtrực tiếp SC-ESE = 0,403) và cảm nhận khả năng kiểm soát (βtrực tiếp SC-PBC=

0,184). Kết quả nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng vốn quan hệ xã hội khác


21

22

biệt hoàn toàn so với chuẩn chủ quan. Cụ thể, trong khi vốn quan hệ xã hội tác động
tích cực và mãnh mẽ (βtrực tiếp SC-PBC= 0,184) thì chuẩn chủ quan lại tác động tiêu cực
tới cảm nhận khả năng kiểm soát (βtrực tiếp SN-PBC= - 0,062); hơn nữa, mức độ ảnh
hưởng cả trực tiếp và gián tiếp của vốn quan hệ xã hội tới sự tự tin vào năng lực
khởi sự, cảm nhận khả năng kiểm soát, thái độ đối với khởi sự và dự định khởi sự
kinh doanh là hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, kết quả này là hồn tồn phù hợp về
mặt thực tiễn, đó là trong trường hợp một cá nhân (hoặc một nhóm người) nhận
được sự giúp đỡ, ủng hộ từ phía gia đình và bạn bè (sự giúp đỡ có thể bằng hiện vật
như nguồn vốn, mặt bằng kinh doanh hay phi hiện vật như thơng tin khách hàng, cơ
hội kinh doanh...) thì họ sẽ có được sự tự tin cao hơn đối với năng lực khởi sự của
bản thân, và qua đó thúc đẩy ý định khởi sự kinh doanh của họ và xa hơn nữa chính
là quyết định khởi sự kinh doanh. Theo Marx thì “bản chất con người là tổng hịa
các mối quan hệ xã hội”. Vì vậy, đối với mỗi người, các mối quan hệ xã hội được
hình thành một cách tự nhiên từ khi họ sinh ra và lớn lên, cuộc sống giúp họ đều có
các mối quan hệ của riêng mình. Khi tiến hành khởi sự kinh doanh (hoặc có dự định
khởi sự kinh doanh), có thể một số thành viên trong gia đình, hoặc một số người
bạn cùng với với họ tiến hành khởi sự kinh doanh, hoặc giúp đỡ họ trong quá trình
khởi sự kinh doanh... và đó được gọi là “vốn quan hệ xã hội”- một nguồn vốn (hữu
hình hoặc vơ hình) hình thành từ các mối quan hệ xã hội. Kết quả nghiên cứu vì vậy
cũng hồn tồn phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam nói riêng và các nước
chịu ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, khi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái,
giữa bạn bè với nhau thường chặt chẽ hơn.


không những không thúc đẩy mà đang cản trở hoạt động khởi sự. Điều này có thể
là do những cơ chế chính sách đó chưa đi vào thực chất mà mới chỉ mang tính chất
hình thức. Để tiến hành khởi sự kinh doanh, ngoài trang bị những kiến thức và kỹ
năng cần thiết thì phân tích và đánh giá sự hỗ trợ của môi trường pháp lý (trong đó
có cơ chế chính sách hỗ trợ của chính phủ) là điều rất quan trọng trước khi tiến hành
khởi sự. Việc khó khăn trong đăng kí kinh doanh, khó tiếp cận các nguồn lực tài trợ
(hỗ trợ) cho khởi sự, thiếu những ưu đãi về cơ chế...đang là nguyên nhân cản trợ
sinh viên tiến hành khởi sự kinh doanh.

Ngoài vốn quan hệ xã hội, tác giả cũng đánh giá tác động của cơ chế chính
sách của chính phủ tới quá trình tư duy khởi sự kinh doanh (từ các yếu tố thái độ cá
nhân tới dự định khởi sự kinh doanh) của sinh viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
cơ chế chính sách của chính phủ có mức tác động thấp nhất trong nhóm các nhân tố
trong nghiên cứu này tới dự định khởi sự kinh doanh (βtổng hợp RD-EI = -0,007). Bởi
vì, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng cơ chế chính sách của chính phủ có ảnh hưởng
trực tiếp và tiêu cực dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên (βtrực tiếp RD-EI = -0,058)
trong khi yếu tố này lại tác động gián tiếp tới dự định khởi sự kinh doanh thông qua
sự tự tin vào năng lực khởi sự, thái độ đối với khởi sự kinh doanh và cảm nhận khả
năng kiểm soát (βgián tiếp RD-EI = 0,051). Điều này phản ánh thực tế là cơ chế chính
sách của chính phủ nói riêng và hệ sinh thái khởi sự nói chung chưa thực sự tạo
thuật lợi cho các hoạt động khởi sự và kìm hãm dự định khởi sự kinh doanh của sinh
viên. Đây là một tín hiệu tiêu cực thể hiện rằng cơ chế chính sách của chính phủ

Đối với sinh viên thì mơi trường đào tạo đại học giúp họ tiếp thu những kiến
thức, kỹ năng cần thiết để làm việc. Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét liệu
môi trường học thuật ở bậc đại học có tác động tới các yếu tố thái độ cá nhân và
dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên hay không? Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng môi trường đào tạo đại học có ảnh hưởng tích cực tới sự tự tin vào năng lực
khởi sự, cảm thận khả năng kiểm soát, thái độ đối với khởi sự kinh doanh và dự
định khởi sự kinh doanh. Cụ thể, môi trường giáo dục bậc đại học có ảnh hưởng

mạnh nhất tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên (βtổng hợp UE-EI = 0,165), tiếp
theo là thái độ đối với khởi sự kinh doanh (βtổng hợp UE-ATE = 0,092). Điều đó cho
thấy rằng, trong bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam, môi trường trường đại học giúp
cho sinh viên có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho khởi sự kinh doanh.
Ngồi ra, kết quả cũng chỉ ra rằng mơi trường trường đại học ở Việt Nam giúp sinh
viên thúc đẩy phát triển các ý tưởng sáng tạo cho khởi sự kinh doanh.
Đối với người chuẩn bị khởi sự kinh doanh thì quan niệm của xã hội về
kinh doanh và mức độ các thành viên trong xã hội coi trọng, ngưỡng mộ hay miệt
thị kinh doanh có thể có tác động tới quá trình tư duy về khởi sự, sự tự tin và dự
định khởi sự kinh doanh của họ. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng quan niệm của
xã hội đóng vai trị quan trọng và tác động mạnh mẽ và tích cực tới sự tự tin vào
năng lực khởi sự kinh doanh (βtrực tiếp ND-ESE = βtổng hợp ND-ESE = 0,225), yếu tố này
cũng tác động tích cực tới cảm nhận khả năng kiểm soát (βtổng hợp ND-PBC = 0,121) và
thái độ đối với khởi sự kinh doanh (βtổng hợp ND-ATE = 0,199). Đáng chú ý, quan niệm
của xã hội mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp tới dự định khởi sự kinh doanh song
lại tác động gián tiếp tới dự định khởi sự kinh doanh thông qua các biến thuộc thái
độ cá nhân, với tổng mức ảnh hưởng tương đối mạnh là βtổng hợp ND-EI = 0,235. Điều
này chứng minh rằng quan niệm của xã hội và mức độ ngưỡng mộ, ủng hộ kinh
doanh đóng vai trị quan trọng trong hình thành sự tự tin vào năng lực khởi sự, thái
độ đối với khởi sự kinh doanh và cảm nhận khả năng kiểm sốt, qua đó tác động


23

24

tích cực tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam. Như vậy, quan
niệm của xã hội đối với kinh doanh có thể đã thực sự thay đổi theo hướng tích cực,
ngày nay người ta tỏ ra ngưỡng mộ những doanh nhân thành công và ủng hộ các
hoạt động kinh doanh. Qua đó, quan niệm của xã hội cũng ảnh hưởng tích cực tới

dự định khởi sự kinh doanh.

tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Như vậy, muốn thúc đẩy hoạt động
khởi sự kinh doanh trong giới trí thức sinh viên thì việc cần làm cấp bách đó là cải
thiện mơi trường pháp lý, điều chỉnh theo hướng hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh
nghiệp mới thành lập.

Đặc biệt, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chuẩn chủ quan mặc dù khơng có ảnh
hưởng trực tiếp tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học tại Việt Nam
song nhân tố này lại có ảnh hưởng rất mạnh tới sự tự tin vào năng lực khởi sự (βtrực
tiếp SN-ESE = 0,128) và cả thái độ đối với khởi sự kinh doanh (βtrực tiếp SN-ATE = 0,313).
Như vậy, nghiên cứu này đã chứng minh được rằng sự tự tin vào năng lực khởi sự
đóng vai trị trung gian trong mối quan hệ giữa chuẩn chủ quan và dự định khởi sự
kinh doanh, vấn đề còn tồn tại sau nghiên cứu của Tsai và cộng sự (2014).
5.2. Kiến nghị từ kết quả nghiên cứu
Trong số các yếu tố thuộc thái độ cá nhân mà luận án kiểm định có ảnh hưởng
tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học tại nước ta thì thái độ đối với
khởi sự kinh doanh chính là yếu tố tác động trực tiếp và mạnh nhất tới dự định khởi
sự kinh doanh của sinh viên. Chính vì vậy, tác giả đề xuất rằng muốn thúc đẩy các
hoạt động khởi sự kinh doanh vì mục tiêu xây dựng “văn hóa khởi nghiệp” hoặc
“quốc gia khởi nghiệp” thì công việc đầu tiên là cần nâng cao thái độ tích cực của
sinh viên Việt Nam đối với hoạt động khởi sự kinh doanh.
Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra yếu tố “sự tự tin vào năng lực khởi
sự” đóng vai trị quan trọng thứ hai tác động trực tiếp tới dự định khởi sự kinh doanh
của sinh viên đại học tại Việt Nam. Vì vậy cần phải có biện pháp thích hợp nhằm
thúc đẩy sự tự tin vào năng lực khởi sự của sinh viên đại học, qua đó thúc đẩy thái
độ tích cực đối với hoạt động khởi sự kinh doanh và dự định khởi sự kinh doanh
của sinh viên đại học.
Trong các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi thì yếu tố “mơi trường đào tạo
đại học” có tác động tương đối mạnh tới sự tự tin vào năng lực khởi sự, cảm nhận

khả năng kiểm soát, thái độ đối với khởi sự kinh doanh và dự định khởi sự kinh
doanh. Do vậy, đây là yếu tố quan trọng cần được quan tâm để hoạt động khởi sự
kinh doanh của sinh viên đại học đi vào thực tế, tránh khởi sự kinh doanh theo phong
trào hay chỉ mang tính chất hơ hào khẩu hiệu.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra cơ chế chính sách của chính phủ - một trong
các yếu tố quan trọng trong hệ sinh thái khởi sự-có ảnh hưởng trực tiếp và tiêu cực

Quan niệm của xã hội- mức độ một xã hội ngưỡng mộ, ủng hộ hay miệt thị
kinh doanh cũng tác động mạnh tới sự tự tin và dự định khởi sự kinh doanh của sinh
viên. Điều quan trọng là cần thúc đẩy truyền thông và quảng bá các hoạt động kinh
doanh và hình ảnh các doanh nhân thành đạt đã giúp phát triển kinh tế tư nhân để
người dân (trong đó có sinh viên) có quan niệm tích cực hơn nữa đối với kinh doanh
và người làm kinh doanh.
Ngồi ra, muốn có được lực lượng doanh nhân trẻ, tiềm năng và được đào tạo
bài bản từ các trường đại học, học viện thì các trường đại học, học viện cần thực
hiện những biện pháp hữu hiệu hơn nhằm thúc đẩy các hoạt động khởi sự kinh
doanh, bao gồm: (1) các trường đại học cần nhận thức được vai trị của mình trong
việc thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh; (2) đánh giá lại và thay đổi chương
trình đào tạo theo hướng thúc đẩy khởi sự kinh doanh; (3) các trường đại học nên tổ
chức và (4) khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động ngoại theo hướng thúc
đẩy khởi sự kinh doanh ngồi chương trình đào tạo chính thức và xây dựng các vườn
ươm, trung tâm khởi nghiệp và sáng tạo trong các trường đại học.
KẾT LUẬN
Với những phát hiện trong nghiên cứu, luận án này đã đóng góp cả về mặt
thực tiễn và lý luận. Về mặt lý luận tác giả đã khẳng định trong bối cảnh nền kinh
tế chuyển đổi của Việt Nam, có sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường và
bối cảnh (vốn quan hệ xã hội, môi trường đào tạo đại học, cơ chế chính sách của
chính phủ và quan niệm của xã hội) tới quá trình tư duy về khởi sự kinh doanh
(các yếu tố thái độ cá nhân trong lý thuyết hành vi có kế hoạch và sự tự tin vào
năng lực khởi sự), qua đó tác động tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên

đại học tại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, luận án giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm giá trị
tham khảo để có thể đề ra các giải pháp hợp lý thúc đẩy khởi sự kinh doanh đối với
giới trẻ nói chung và đối tượng sinh viên đại học nói riêng. Ngồi ra, luận án cũng
chỉ ra những hạn chế của nghiên cứu này và gợi ý những hướng nghiên cứu tiếp
theo đối với lĩnh vực nghiên cứu về khởi sự kinh doanh.



×