Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Suy nghĩ về việc nuôi xen ghép trên vùng đầm phá Thừa Thiên Huế pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.92 KB, 5 trang )

Suy nghĩ về việc nuôi xen ghép trên vùng
đầm phá Thừa Thiên Huế



Hiện nay, mùa vụ nuôi thủy sản trên đầm phá đã bắt đầu. Người dân đang đứng
trước những lựa chọn: Chỉ nuôi đơn tôm sú hay nuôi ghép nhiều đối tượng? Câu hỏi
trên đang đặt ra đối với những người làm công tác kỹ thuật và ngư dân đầm phá. Để
góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi thủy sản, tôi xin
đóng góp một số ý kiến sau đây:
1. Trước hết chủ trương nuôi xen ghép đang được các địa phương triển
khai thực hiện là hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta đã rút được nhiều bài học về con
tôm sú và đã có xu hướng chuyển đổi, cụ thể là:
Trong những năm gần đây là các tác động của khoa học kỹ thuật, khuyến ngư
và tự phát của người dân diện tích nuôi xen ghép không ngừng được tăng lên. Chỉ tính
3 tháng đầu năm nay là 917 ha chiếm 36% diện tích thả nuôi, con số này chắc chắn
còn tăng lên nữa. Điều đặc biệt là hầu hết diện tích nuôi xen ghép những năm trước
đây đều có lãi, mức lãi trung bình từ 10 – 15 triệu đồng/ha.
Từ thực tế này nên chăng trở lại về cách nuôi truyền thống: thả thưa, hỗn hợp
nhiều đối tượng.

2. Các giải quyết những vấn đề liên quan đến kỹ thuật
2.1. Giống là khâu then chốt, quyết định thành bại của hình thức nuôi này
Từ thực tế sản xuất, cơ cấu nuôi xen ghép được xác định là 3 đối tượng chủ lực
bao gồm: tôm sú – cá kình – cua. Ngoài ra, tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương
có thể xen thêm các đối tượng khác như: cá dìa, cá nâu, cá đối, cá rô phi, rong câu,
tôm đất ...
Trong các đối tượng nuôi thả tôm sú, rô phi, tôm đất và cua biển đã chủ động
được nguồn giống sinh sản nhân tạo. Các đối tượng còn lại gần như phụ thuộc vào tự
nhiên. Để khắc phục dần tình trạng này, chúng tôi đề nghị:
1- Cấm các trộ đáy ở cồn Đâu (Hải Dương), cửa Thuận An, cửa Tư Hiền trong


mùa cá kình xuất hiện.
2- Cải tiến ngư cụ khai thác cá kình theo nguyên tắc bắt được cá kình sống càng
nhiều càng tốt, có thể áp dụng cách vớt cá bột sông Hồng vào việc vớt cá kình ở cửa
sông.
3- Để tránh gây sốc cho cá kình, cần thuần hóa (bằng cách hạ độ mặn) trước khi
thả nuôi ở vùng có độ mặn thấp.
4- Có chính sách trợ giá cua giống cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh.
5- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương chuyển đổi cũng như ý thức của người dân
trong việc đánh bắt các loài thủy sản có giá trị kinh tế phục vụ cho việc nuôi xen ghép.
6- Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của cá kình, mùa vụ xuất hiện giống làm
cơ sở cho công tác chuyển đổi.

2.2 Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi
Trước đây, chỉ nuôi tôm sú năng suất từ 2 – 3 tấn/ha thì yêu cầu kỹ thuật đặt ra
khá chặt chẽ và chi phí cho việc xử lý ao hồ cũng không dưới 10 triệu đồng/ha.
Ngày nay, khi mọi việc đã thay đổi, người dân có xu hướng thả thưa và nuôi
hỗn hợp nhiều đối tượng thì việc áp dụng quy trình kỹ thuật cần điều chỉnh để sát với
tình hình thực tế.
Đối với những ao hồ quá sâu, không có khả năng phơi đáy và khi bơm tát có thể
làm vỡ đê, giải pháp tốt nhất là dùng sáo để thẩy (bắt) hoặc lưới kéo bớt cá tạp rồi thả
thẳng tôm sú 45 ngày tuổi, cá kình, cua với mật độ thưa.
Đối với những ao hồ có diện tích lớn (từ 2 ha trở lên) không có kinh phí để xử
lý ao hồ thì nên áp dụng hình thức nuôi quảng canh cải tiến bằng cách: xử lý 1/3 diện
tích ao, ương tôm P15 đủ nhu cầu của gia đình. Sau 45 ngày bung tôm ra phần diện
tích còn lại với mật độ 2 con tôm/m
2
+ 0,5 con cá kình/m
2
+ 30 kg cua giống/ha.
Với những ao hồ có khả năng xử lý, cần tuân thủ nguyên tắc hạn chế tối đa đầu

vào không cần thiết, chú trọng nhiều đến việc dùng vôi và đúc rút kinh nghiệm của gia
đình và địa phương để lựa chọn cách nuôi phù hợp với tài chính và quản lý của gia
đình.

3. Tiêu thụ sản phẩm

Cá kình, cua, cá dìa, cá đối, cá nâu là những đối tượng dễ tiêu thụ nội địa.

Từ trước đến nay chưa có tình trạnh dư thừa hoặc bán với giá quá thấp, sản
phẩm của các loài này mặc nhiên được người tiêu dùng chấp nhận.

Mặt khác, chúng rất khó nâng cao năng suất vì con giống phụ thuộc tự nhiên và
nếu nuôi quá dày sẽ không lớn.

Vì vậy, trong kế hoạch chuyển đổi của các địa phương việc tiêu thụ sản phẩm
không phải là quá khó khăn. Tuy nhiên, khi phong trào nuôi xen ghép phát triển cũng
phải tính đến phương án đầu ra cho sản phẩm.

Trên đây là ý kiến của cá nhân đối với nuôi xen trên vùng đầm phá, hy vọng sẽ
đóng góp một phần cho sự ổn định của nghề nuôi thủy sản.

×