Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tình huống tham vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ đề tâm lý, tình cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.57 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỢI
------o0o------

BÀI TIỂU ḶN HẾT MƠN

Mơn: THỰC HÀNH THAM VẤN CƠ BẢN

Giảng viên bộ môn

: Ths. Vũ Thị Minh Phương

Họ và Tên sinh viên

: Nguyễn Trọng Hoàng Ân

Lớp

: Đ15CT2

MSSV

: 1557601010084

Chun ngành

: Cơng tác xã hội

Khóa

: 2015 - 2019



TP. Hờ Chí Minh, tháng 01 năm 2018
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
1


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

ĐIỂM
Ghi bằng sô

Chữ ký của giảng viên

Ghi bằng chữ

Giảng viên 1

Giảng viên 2

ĐỀ BÀI

2


Tìm một tình huống tham vấn trên các phương tiện thơng tin đại chúng về chủ
đề tâm lý, tình cảm. Hãy:
- Phân tích, nhận xét phần tham vấn của tham vấn viên trong tình huống đó.
- Viết một bức thư với đề xuất tham vấn của bạn hoặc phúc trình lại một buổi
tham vấn với thân chủ.

BÀI LÀM
1. Tình hng tham vấn
Tôi 38 tuổi, kết hôn được 14 năm. Nhan sắc của tơi cũng vào dạng dễ nhìn,
nhiều người cịn nói trơng tơi vẫn mặn mà, hấp dẫn dù đã có hai đứa con. Trong mối
quan hệ bạn bè, tơi được mọi người yêu mến, bản thân tôi cũng là người biết đối nhân
xử thế. Trong cơng việc, tơi có nhiều người giúp đỡ.
Chồng tôi tính rất vô tâm và khô khan. Bằng ấy năm sống với nhau, chưa bao
giờ anh chủ động mua tặng tơi một món q nào. Nếu tơi có trêu anh thì anh bảo:
“Sống thực tế còn chả ăn ai lại còn lãng mạn”. Anh rất nóng tính và khó chịu. Tính
cách của tơi và anh trái ngược hồn tồn nhau. Tơi cũng là người phụ nữ hết lịng với
gia đình nhưng chờng tơi chẳng bao giờ cơng nhận, anh coi như đó là nhiệm vụ đương
nhiên của người phụ nữ.
Thế rồi tôi đã gặp một người đàn ơng khác, anh cũng đã có gia đình. Anh sống

điềm đạm, tinh tế và biết chăm sóc người khác. Thực sự từ ngày gặp anh, con người
tôi, tưởng đã ngủ yên trong sự chán nản mệt mỏi, bỗng dưng thay đổi. Chúng tôi đã đi
chơi bên nhau thật nhiều, thậm chí đã có quan hệ tình cảm sâu sắc, như một lực hút,
không thể dừng lại được.
Trước đây, có nhiều người thích nhưng tơi khơng hề rung động cho đến ngày
gặp anh. Anh cũng là người tế nhị, khơng bao giờ trực tiếp tìm tơi mà hay hẹn ở quán
cà phê hoặc nơi nào xa cơ quan để tránh rắc rối cho tơi. Nói thật, dù đã cố gắng khơng
bao giờ so sánh nhưng có lúc tơi đã đặt chờng tơi và anh lên bàn cân để nhìn nhận. Tơi
biết mình đang phạm phải một sai lầm kinh khủng nhưng tôi không dừng lại được bởi
những khát khao đang bùng cháy trong mình. Tơi phải làm sao đây?
Trả lời:
3


Chị thân mến!
Đọc tâm sự của chị, tôi hiểu bản thân chị cũng khơng muốn rơi vào hồn cảnh
“tiến thối lưỡng nan” nhưng trong lúc này, để biết được mình phải làm gì thì chị cần
có sự tỉnh táo của lý trí và sự sáng suốt của trái tim nữa.
Như chị chia sẻ, chị đã có một gia đình bình n, dù có thể khơng hồn hảo như
chị mong đợi bởi sự khơ khan và thiếu tình cảm từ chờng mình. Chị cũng nói rằng,
chừng ấy năm qua, chị vẫn có cuộc sống bình thường bên cạnh chờng cho đến khi
người đàn ông kia đến và làm cho chị thay đổi. Đúng là không thể phủ nhận sự tinh tế
và quan tâm của người đàn ông này là tác nhân cho sự thay đổi đó và chính là những
gì chị ước ao có được từ chính chờng mình. Nhưng chị hãy thử xem xét, nếu anh ta
không bước vào cuộc đời chị thì liệu chị có sẵn sàng cho một lựa chọn khác hay
không?
Chị chán nản về tính cách của chờng nhưng có khi nào chị thật lịng mong anh
ấy thay đổi và biết cách góp ý tích cực để chồng chị thay đổi hay chỉ chờ đợi một cách
bị động mà thơi? Chờng chị có thể giống như rất nhiều người đàn ơng khác, thường
coi vai trị của người vợ là giữ gìn tổ ấm nên có thể anh ấy đã sơ xuất khi không nhận

thấy trách nhiệm của mình ở đâu. Có rất nhiều người cũng thiếu hồn hảo như vậy. Vì
vậy có chắc chắn người đàn ơng đang mang lại cho chị hạnh phúc, anh ta đối xử với
vợ khi ở nhà có tinh tế, ân cần khơng? Và liệu anh ta có mang lại cho chị cảm giác ấm
cúng và an tồn khi ở cạnh khơng?
Họ đã có gia đình, và chị cũng vậy. Có thể cả hai đang đến với nhau vì những gì
cịn thiếu trong gia đình mình nhưng cịn tất cả những điều khác liệu chị đã hình dung
ra chưa? Người đàn ơng đó có thể tinh tế với chị thì họ cũng có thể sẽ làm như thế với
nhiều phụ nữ khác. Hơn nữa, ngồi tình cảm và sự quan tâm, chị cịn mong muốn điều
gì hơn thế khơng? Và người chị u có thể mang lại cho chị một gia đình thật sự hay
chỉ là những giây phút tạm thời bên ngồi hơn nhân mà thơi?
Hãy thử nhớ lại, trong 14 năm qua, điều gì đã giữ chân chị ở lại với chờng
mình? Là trách nhiệm, tình u thương con cái hay cả tình cảm của chị dành cho
chờng nữa? Khơng ai là người hồn hảo, cũng khơng có người nào là lý tưởng. Mọi
thứ chỉ trọn vẹn khi mình chấp nhận được những ưu, khuyết điểm ở người bạn đời và
cùng giúp nhau thay đổi. Cịn nếu như chờng chị không thể đáp ứng được những mong
4


đợi của chị, chị có thể tìm một giải pháp khác cho cuộc hôn nhân này hơn là sự lừa dối
làm tổn thương tình cảm của anh ấy.
Tơi biết chị cũng rất dằn vặt về những hành động này nhưng có lẽ bản thân chị
chưa thực sự muốn dừng lại. Hãy lý trí để xem xét, chị lựa chọn cuộc sống an tồn
khơng trắc trở hay một cuộc sống thay đổi và nhiều sóng gió hơn? Liệu người đàn ơng
kia có dám bỏ vợ để đến với chị khơng? Liệu khi chung sống với anh ta, chị có chắc
chắn được hạnh phúc trọn vẹn không hay là sẽ rơi vào đau khổ khác? Chẳng thể có câu
trả lời trước cho câu chuyện của chị, vì vậy mọi chuyện chị phải lựa chọn. Lựa chọn
nào cũng có được và mất nhưng tất cả sẽ phụ thuộc vào những mong muốn và hồn
cảnh thực tế của chị.
Chúc chị sáng suốt.
(Ng̀n: Chun mục “Tâm lý hơn nhân gia đình” Thứ ba, ngày 22/12/2015 –

/>
2. Các thơng tin về thân chủ
- Hồn cảnh sống: Thân chủ trong tình huống tham vấn trên năm nay 38 tuổi, đã
kết hôn được 14 năm, đang sống cùng chồng và 2 con.
- Vấn đề đang gặp phải: Chồng chị là một người đàn ông vô tâm, khô khan,
thiếu lãng mạn, ít quan tâm đến vợ (...“Chồng tơi tính rất vô tâm và khô khan. Bằng
ấy năm sống với nhau, chưa bao giờ anh chủ động mua tặng tôi một món q nào.
Nếu tơi có trêu anh thì anh bảo: “Sống thực tế còn chả ăn ai lại còn lãng mạn”. Anh
rất nóng tính và khó chịu.”). Trong khi chị đang rất cần một người chồng biết quan
tâm và lo lắng cho chị, thì chị gặp được một người đàn ơng đã có gia đình và anh ấy
cũng hết mực quan tâm, chia sẽ về nhiều điều trong cuộc sống cùng chị. Hai người đã
nãy sinh tình cảm với nhau (...“Chúng tôi đã đi chơi bên nhau thật nhiều, thậm chí đã
có quan hệ tình cảm sâu sắc, như một lực hút, không thể dừng lại được.”) và chị
không biết phải làm như nào cho đúng.
- Các nguy cơ có thể gặp: Trong tình huống này, thân chủ có thể gặp 2 vấn đề
chính, đó là:
5


+ Nếu thân chủ tiếp tục cuộc hôn nhân trên thì thân chủ vẫn sẽ sống
trong cảnh thiếu thốn sự quan tâm, yêu thương, lo lắng, chia sẻ từ chồng mình. Khơng
được đáp ứng nhu cầu về tình cảm.
+ Nếu chị đến với người đàn ơng kia thì sẽ có 2 gia đình bị tan vỡ (gia
đình của chị và gia đình của người đàn ơng kia). Vấn đề về con cái và tâm lý về sau
cũng không được đảm bảo.
- Khả năng ứng phó của thân chủ: Thân chủ đang nhận thức được vấn đề của
mình. Tuy nhiên, thân chủ khơng thể kìm chế được cảm xúc và vẫn đang tiếp tục mối
quan hệ tình cảm với người đàn ơng đó (...“Tơi biết mình đang phạm phải một sai lầm
kinh khủng nhưng tôi không dừng lại được bởi những khát khao đang bùng cháy trong
mình.”).

- Nhu cầu trước mắt và lâu dài của thân chủ: Nhu cầu trước mắt của thân chủ là
đang cần sự quan tâm từ người chờng của mình và nhu cầu lâu dài của thân chủ là có
được một mái ấm gia đình thật sự, được yêu thương, lo lắng và chia sẻ.
- Những tiềm năng, thế mạnh của thân chủ: Thân chủ là một người hịa đờng,
được nhiều bạn bè u mến, biết “đối nhân xử thế” và được nhiều người giúp đỡ. Thân
chủ là người sống tình cảm, ln hết lịng với gia đình mình (...“Trong mối quan hệ
bạn bè, tơi được mọi người yêu mến, bản thân tôi cũng là người biết đối nhân xử thế.
Trong cơng việc, tơi có nhiều người giúp đỡ”; “...Tơi cũng là người phụ nữ hết lịng
với gia đình...”).
3. Nhận xét về phần tham vấn của tham vấn viên trong tình hng trên
Trong phần trả lời về vấn đề của thân chủ, tham vấn viên nhận định được đúng
vấn đề mà thân chủ đang gặp phải (...“Như chị chia sẻ, chị đã có một gia đình bình
n, dù có thể khơng hồn hảo như chị mong đợi bởi sự khơ khan và thiếu tình cảm từ
chồng mình. Chị cũng nói rằng, chừng ấy năm qua, chị vẫn có cuộc sống bình thường
bên cạnh chồng cho đến khi người đàn ông kia đến và làm cho chị thay đổi.”).
Bày tỏ sự thấu cảm của mình trước vấn đề của thân chủ (“Tôi biết chị cũng rất
dằn vặt về những hành động này...”).
Tham vấn viên chia sẻ hết sức chân thành về những gì mà thân chủ đang băn
khoăn bằng tâm huyết của người làm nghề tham vấn. Cũng có thể thấy, tham vấn viên
6


vận dụng được một số kỹ năng để giúp thân chủ nhìn nhận lại vấn đề một cách bao
quát hơn.
Tuy nhiên, ca tham vấn trong tình huống trên là một ca tương đối khó, vấn đề
của thân chủ khá nhạy cảm và ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều người. Chính vì thế,
khơng dễ dàng gì cho một nhà tham vấn có thể tham vấn hồn hảo cho chị ấy. Hẳn là
chỉ có những nhà tham vấn là chuyên gia, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề mới
có được một bài tham vấn tốt trong tình huống trên. Và thực tế, trong phần tham vấn
này, ta có thể dễ dàng nhận thấy tham vấn viên đã mắc khá nhiều lỗi trong bài tham

vấn của mình, điều đó có thể tác động không tốt tới suy nghĩ và cảm xúc của thân chủ
hơn. Ví dụ như:
- Có quá nhiều câu hỏi dành cho thân chủ, đặc biệt là câu hỏi đóng. Thậm chí,
chỉ trong hai đoạn văn đầu mà tham vấn viên đặt liên tiếp 4 câu hỏi đóng cho thân chủ
(“Nhưng chị hãy thử xem xét, nếu anh ta không bước vào cuộc đời chị thì liệu chị có
sẵn sàng cho một lựa chọn khác hay không?”; “...anh ta đối xử với vợ khi ở nhà có
tinh tế, ân cần khơng?”; “...liệu anh ta có mang lại cho chị cảm giác ấm cúng và an
tồn khi ở cạnh khơng?”; “...ngồi tình cảm và sự quan tâm, chị cịn mong muốn điều
gì hơn thế không?”; ...v...v...). Những câu hỏi đặt nhiều như vậy sẽ làm cho thân chủ bị
rối, hoảng loạn từ đó suy nghĩ tiêu cực về vấn đề.
- Thứ hai, bằng việc bình phẩm, phán xét và chỉ trích các hành vi của thân chủ,
tham vấn viên đã không tuân thủ nguyên tắc tôn trọng và chấp nhận thân chủ (...“Chị
chán nản về tính cách của chồng nhưng có khi nào chị thật lòng mong anh ấy thay đổi
và biết cách góp ý tích cực để chồng chị thay đổi hay chị chỉ chờ đợi một cách bị động
mà thôi?”; “...chị hãy thử xem xét, nếu anh ta không bước vào cuộc đời chị thì liệu
chị có sẵn sàng cho một lựa chọn khác hay không?!”)
- Thứ ba, tham vấn viên có lúc chưa tập trung hồn tồn vào thân chủ, tham vấn
viên đã bàn luận sang vấn đề của người chờng thay vì phải phân tích cho thân chủ hiểu
rõ hơn về các vấn đề mà thân chủ có thể gặp phải. Chính vì thế, tham vấn viên đã vi
phạm vào nguyên tắc thân chủ trọng tâm (...“Chồng chị có thể giống như rất nhiều
người đàn ơng khác, thường coi vai trị của người vợ là giữ gìn tổ ấm nên có thể anh
ấy đã khơng nhận thấy trách nhiệm của mình ở đâu. Có rất nhiều người cũng thiếu

7


hồn hảo như vậy. Vì vậy có chắc chắn người đàn ông đang mang lại cho chị hạnh
phúc, anh ta đối xử với vợ khi ở nhà có tinh tế, ân cần không?”)
- Thứ tư, trong bài tham vấn của mình gửi cho thân chủ, tham vấn viên đã sử
dụng một số một số câu nói làm tăng nặng vấn đề, mang tính chất định hướng theo

quan điểm cá nhân (“...tôi hiểu bản thân chị cũng không muốn rơi vào hồn cảnh
“tiến thối lưỡng nan” nhưng trong lúc này...”; “...người chị u có thể mang lại cho
chị một gia đình thật sự hay chỉ là những giây phút tạm thời bên ngồi hơn nhân mà
thơi?”; “Hãy lý trí để xem xét, chị lựa chọn cuộc sống an tồn khơng trắc trở hay một
cuộc sống thay đổi và nhiều sóng gió hơn? Liệu người đàn ơng kia có dám bỏ vợ để
đến với chị không? Liệu khi chung sống với anh ta, chị có chắc chắn được hạnh phúc
trọn vẹn khơng hay là sẽ rơi vào đau khổ khác?”) những câu nói đại loại như vậy làm
thân chủ cảm thấy hoang mang về sự chọn lựa của mình, thân chủ cảm thấy bất an, suy
nghĩ nhìu hơn, mất lịng tin vào tình yêu và sự chia sẽ lẫn nhau trong cuộc sống hơn
nhân gia đình.
4. Thư tham vấn gửi thân chủ
Gửi chị thân mến!
Em tên Hoàng Ân – là nhân viên tham vấn của phịng tham vấn ULSA2. Trong
tuần vừa rời em có nhận được thư của chị gửi đến chúng em. Trước hết em xin cảm ơn
chị vì đã tin tưởng vào dịch vụ tham vấn từ trung tâm tham vấn tâm lý của em. Qua
nội dung bức thư, em được biết vấn đề mà chị đang gặp phải đó là chồng chị ít quan
tâm đến chị, anh ấy là một người khá vô tâm, khô khan và thiếu lãng mạn. Mong muốn
hiện nay của chị là chờng mình sẽ quan tâm và chia sẽ với mình nhiều hơn. Trong khi
chị đang thiếu thốn tình cảm và rất cần một người biết quan tâm, lo lắng thì chị gặp
được một người đàn ơng đã có gia đình và anh ấy hết mực quan tâm, chia sẽ về nhiều
điều trong cuộc sống cùng chị. Từ đó, hai người đã nãy sinh tình cảm với nhau và bây
giờ chị đang băn khoăn không biết phải làm như thế nào.
Chị thân mến, em nghĩ rằng ai trong hoàn cảnh của chị cũng sẽ có những băn
khoăn, đắn đo như thế này và cũng chỉ có những người phụ nữ ln khao khát sự u
thương, mong muốn có được một mái ấm gia đình, một người chờng chở che mới có
được những cảm xúc giống chị hiện nay. Em rất thấu hiểu về những nỗi buồn và sự
8


thất vọng của chị về anh ấy. Đối với một người phụ nữ việc thiếu thốn tình thương u

từ chờng như vậy, thật sự là điều đáng buồn phải không chị?
Với tất cả những gì chị đã dành cho chờng thì khơng khó hiểu khi hiện tại chị
rơi vào trạng thái tâm lý chán nản, mệt mỏi vì những nỗ lực của mình đều vơ ích. Việc
chị có tình cảm với người đàn ơng khác cũng là lẽ thường tình bởi mưu cầu hạnh phúc
là quyền cơ bản và cảm xúc khơng thể tránh khỏi của mỗi người. Nhưng có lẽ những
quan điểm xã hội về người vợ trong gia đình đang làm cho chị dằn vặt và khó xử về
điều đó. Tuy nhiên, mọi sự có thể khơng tốt nhưng khơng có nghĩa là khơng có hướng
giải quyết chị ạ! Trước tiên, chị phải lấy lại tinh thần và nghỉ xem phải làm gì để tìm
lại hạnh phúc đã có.
Như chị chia sẻ thì rõ ràng hạnh phúc gia đình của chị khơng được tốt lỗi phần
nhiều là ở chờng chị. Điều đó đã khiến mối quan hệ của vợ chồng chị ngày càng xấu
đi. Qua cảm nhận của em thì việc thay đổi được chờng là điều khơng hề dễ dàng chút
nào nhất là khô khan, ít quan tâm đã là tính cách của anh ấy bấy lâu nay. Nhưng dù gì,
chị và anh ấy cũng đã có một khoảng thời gian khá lâu để tìm hiểu rời đến với nhau
như bây giờ nên chắc hẳn phần nào chị cũng hiểu con người anh ấy ra sao. Thế nên,
em tin chắc chị sẽ biết cách tác động vào đâu và như thế nào là hiệu quả nhất để giúp
anh ấy thay đổi tích cực hơn. Trong thư, em chưa thấy chị nhắc đến việc chị đã từng có
bày tỏ với anh về những mong muốn của mình hay chưa. Nếu chưa từng, thì chị hãy
thử bày tỏ với anh ấy mong muốn và cảm xúc của chị. Điều đó đơi khi sẽ giúp chờng
chị hiểu được những gì anh ấy làm đang khiến chị b̀n và thất vọng.
Cịn đối với vấn đề của chị và người mà chị đang có tình cảm hiện tại, việc hai
anh chị hay liên lạc với nhau, những cuộc trò chuyện, gặp mặt, thường xuyên đi chơi
tại những quán cafe ở xa như chị có chia sẻ. Theo em nghĩ đó vẫn chưa phải là biểu
hiện rõ ràng cho việc chị đang ngoại tình – điều khiến chị cảm thấy mình đã phạm phải
sai lầm khủng khiếp từ trước đến nay. Có lẽ chị cũng nên nhìn nhận sâu hơn nữa tình
cảm của chị và anh ấy hiện nay đang ở mức độ nào? Cần thiết hơn nữa, chị và anh ấy
có thể bày tỏ với nhau về những tình cảm của hai người dành cho nhau là như thế nào!
Dựa vào đó chị có thể biết được tình cảm thật sự của anh ấy dành cho chị hiện tại ra
sao để có cách ứng xử phù hợp hơn.
9



Việc quan trọng không kém là chị cũng cần chăm sóc nhiều hơn cho bản thân,
giữ gìn sức khoẻ thật tốt và chăm sóc cho các con của mình. Hy vọng với những chia
sẻ của em, chị sẽ tự có cho mình những hướng giải quyết thật vẹn tồn cho vấn đề hiện
tại của chị. Cũng hy vọng rằng, em với chị có cơ hội gặp gỡ nhau, để chúng ta có
những chia sẽ cụ thể hơn, sát hơn và cùng nhau đưa ra được giải pháp tốt nhất cho
cuộc sống sắp tới của chị.
Chúc chị và gia đình nhiều sức khỏe, một mùa xuân mới thật nhiều niềm vui và hạnh
phúc. Thân mến!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. (Chuyên mục “Tâm lý hơn nhân gia đình” Thứ ba, ngày
22/12/2015 – Ngã vào vịng tay người đàn ơng khác vì chờng khô khan)
2. TS. Bùi Thị Xuân Mai – Ths. Nguyễn Thị Thái Lan (2012) Giáo trình Tham vấn,
NXB Lao động – Xã hội.
3. GS. TS. Trần Thị Minh Đức (2011) Giáo trình Tham vấn tâm lý, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
4. (Nguyên tắc tham
vấn – Đoàn chuyên gia tâm lý Sunny Care)

10



×