Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tư tưởng tự do tinh thần của f m dostoievski và giá trị của nó tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.09 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

MAI THỊ HẠNH LÊ

TƯ TƯỞNG TỰ DO TINH THẦN CỦA
F.M. DOSTOIEVSKI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ
Ngành: Triết học
Mã số: 9 22 90 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
uyên ngành:

HÀ NỘI - 2019


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Huyên

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Vũ Hảo
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Minh Hoàn
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Trọng Tuấn

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện, họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................

Vào hồi



giờ

ngày

tháng

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội Học việ n

năm


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở bất kỳ thời đại nào, tự do tinh thần (TDTT) và vấn đề TDTT của
con người, của xã hội cũng là vấn đề cốt lõi và bức thiết. Nhận thức về
vai trò của tinh thần trong xã hội hiện đại càng là vấn đề quan trọng và
bức thiết, đặc biệt nhu cầu kinh tế và điều kiện vật chất lấn át đời sống
tinh thần, trở thành nhân tố trực tiếp dẫn đến sự khủng hoảng về đời
sống tinh thần của con người, của mỗi cộng đồng và của cả nhân loại.
Trong thế kỷ XXI, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, đặc biệt là
cuộc cách mạng công nghệ 4.0, làm cho hệ giá trị sống được thiết lập
mới, nhiều xu hướng giá trị của con người được hình thành. Giá trị vật
chất và giá trị tinh thần nhiều khi khó phân biệt. Lựa chọn giá trị đúng
đắn và phù hợp với thời đại của mỗi cá nhân là vấn đề hết sức quan
trọng đối với hiện tại và tương lai.
Ở Việt Nam, nghiên cứu tư tưởng triết học về tự do và TDTT đã
đạt những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, nhận thức, quan niệm về TDTT

cho đến nay vẫn chưa thống nhất. Nghiên cứu về tự do và TDTT đúng
với triết học macxit, cùng với đó là nghiên cứu TDTT trong nhiều
trường phái triết học khác nhau trong lịch sử tư tưởng nhân loại, góp
phần xóa bỏ sự nghèo nàn trong quan niệm về văn hóa tinh thần và gợi
mở, thu hút các nguồn lực tinh thần phát triển đất nước, con người Việt
Nam hiện nay.
Trong bối cảnh xây dựng đất nước, thời kỳ hội nhập và tồn cầu
hóa hiện nay, việc nghiên cứu vấn đề TDTT có lúc bị hiểu nhầm, do sự
xuyên tạc, lợi dụng TDTT như là một cơng cụ, phương cách thực hiện
“diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch. Nghiên cứu về
Dostoievski ở Việt Nam trên phương diện triết học, nhất là sự đánh giá
những đóng góp về tư tưởng triết học, trong đó có tư tưởng TDTT của
ơng cịn chưa thật thỏa đáng.
Tiếp thu tư tưởng của Dostoievski phù hợp với triết học mac xit,
với quan điểm của Đảng về nắm bắt cái mới, có thái độ đúng mực với sự

1


sáng tạo, độc đáo trong mỗi sáng kiến của cá nhân. Việc xây dựng và
phát triển con người Việt Nam, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần,
bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị tinh thần cho họ là một nhiệm
vụ cấp thiết. Bởi vậy, việc nghiên cứu, đánh giá đúng tư tưởng TDTT
của Dostoievski sẽ góp phần vào sự nghiệp xây dựng các hệ giá trị con
người và văn hóa dân tộc, vào sự nghiệp phát triển văn hóa của dân tộc,
đồng thời góp phần phát triển tư tưởng triết học mang tính nhân văn ở
Việt Nam.
Từ những lý do có tính thiết thực và cấp bách trên, nghiên cứu sinh
chọn đề tài: “Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
của nó” để làm luận án tiến sĩ triết học của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích
Luận án nghiên cứu, phân tích và khái quát một số nội dung chủ
yếu của tư tưởng TDTT từ góc độ triết học của Dostoievski, trên cơ sở
đó phân tích để rút ra những giá trị của tư tưởng TDTT của ơng.
- Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu
sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xác định
những vấn đề đặt ra đối với luận án.
- Phân tích, làm rõ nhữngyếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hình
thành tư tưởng TDTT của Dostoievski.
- Phân tích khái quát những nội dung chủ yếu trong tư tưởng TDTT
của Dostoievski.
- Rút ra những giá trị cơ bản của tư tưởng TDTT của Dostoievski.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng của Dostoievski là rất phong phú được thể hiện ở nhiều
khía cạnh và nội dung khác nhau, luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng
TDTT từ dóc độ triết học của ông.
- Phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng của Dostoievski được thể hiện ở nhiều lĩnh vực như văn
học, tâm lý học, văn hóa học. Luận án chỉ nghiên cứu tư tưởng TDTT
của Dostoievski từ góc độ triết học, qua các tác phẩm văn chương và tài
liệu về tiểu sử của ông.

2


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về đời sống tinh thần của con người, về văn hóa. Luận án cũng sử dụng
những thành quả lý luận của các cơng trình khoa học nghiên cứu về tư
tưởng triết học của Dostoievski trên thế giới.
42. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp liên ngành (văn- sử- triết): đối tượng nghiên cứu của
luận án là tư tưởng triết học qua các tác phẩm văn học của một nhà văn
trong lịch sử. Phương pháp liên ngành văn- sử - triết sẽ đem lại hiệu quả
cao.
Trong phương pháp triết học, luận án sử dụng phương pháp cụ
thể: lịch sử- logic, phân tích-tổng hợp, so sánh khái quát hóa.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án đã phân tích, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình
thành tư tưởng TDTT của Dostoievski.
- Luận án đã phân tích và khái quát được một số nội dung chủ yếu
của tư tưởng TDTT của Dostoievski.
- Luận án đã rút ra được một số giá trị quan trọng của tư tưởng
TDTT của Dostoievski .
6. Ý nghĩa của luận án
- Ý nghĩa lý luận
Với những kết quả có được, luận án đã làm rõ, sâu sắc hơn và
phong phú thêm tư tưởng triết học của nhà văn- nhà tư tưởng lỗi lạc Nga
thế kỷ XIX. Luận án góp phần bổ sung nhận thức về con đường phát
triển đời sống tinh thần Nga, đồng thời gợi mở về mặt phương pháp luận


3


cho việc nghiên cứu con đường phát triển tinh thần Nga trong thế kỷ
mới.
- Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho
công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các cơ quan nghiên cứu, giảng
dạy, sáng tạo.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,
luận án được kết cấu thành 4 chương, với 16 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu về sự hình thành tư tưởng tự do tinh
thần của F.M.Dostoievski
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố lịch sử- xã
hội đến sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
- Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài:
Tại Nga, năm 1883, Vladiamir Soloviev đã viết bài“Ba diễn từ
tưởng niệm Dostoievski” , sau này, bài viết được in trong cuốn sách “Siêu
lý tình yêu” (tập 3), (Phạm Vĩnh Cư dịch và tổng hợp, Nxb Tri thức, 2011,
tr.81-11). Bài viết chỉ ra rằng, thông qua điều kiện địa lý tự nhiên rộng
lớn, lịch sử chinh phạt của nước Nga, ảnh hưởng đến tư tưởng người Nga
nói chung, tư tưởng của Dostoievski nói riêng về tự do.
Tại Nga, cuốn sách “Đơxtơiepski- Cuộc đời và sự nghiệp”,
(L.Grơxman, Nxb Văn hóa, 2007) chỉ ra điều kiện lịch sử - xã hội dẫn
đến sự xuất hiện tư tưởng tự do của Dostoievski.

Năm 1923, N.A.Berdyaev (1874-1948 xuất bản cuốn sách viết về
Dostoievski tại Pragne (dẫn theo Nguyễn Hữu Hiệu) [15, tr.761]. Cuốn
sách đó có tên là: “Thế giới quan của Dostoevsky” của N.A.Berdyaev,
(Nguyễn Văn Trọng dịch, Nxb Tri thức, 2017). Berdyaev thấy được sự

4


chấn động của Dostoievski sau khi thay hình phạt tử hình bằng án khổ
sai. Các cơng trình nghiên cứu trong nước:
Cuốn “Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX”, xuất bản lần đầu tiên
năm 1978 tại Nhà xuất bản giáo dục, (có bản tái bản của Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2002), Nguyễn Hải Hà (chủ biên) đã chỉ ảnh hưởng của
thời đại đến tư tưởng của các nhà văn Nga thế kỷ XIX nói chung và tư
tưởng của Dostoievski nói riêng.Trong cuốn sách“Diện mạo triết học
phương Tây hiện đại” (2006, Nxb Hà Nội), tác giả Đỗ Minh Hợp đã khái
quát điều kiện lịch sử- xã hội dẫn đến sự phát triển của luồng tư tưởng tự
do hiện sinh nói chung và tư tưởng triết học của Dostoievski nói riêng.
Cơng trình “Lịch sử văn học Nga”, (đồng tác giả Nguyễn Kim Đính, Đỗ
Hồng Chung, Nguyễn Hải Hà, Hồng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch,
Huy Liên, Nxb Giáo dục, 2006), giới thiệu các điều kiện hình thành, nội
dung tư tưởng của Dostoievski [12, tr.355-386.
Bài nghiên cứu của Phạm Vĩnh Cư với tựa đề: “Dostoievski- sự
nghiệp và di sản”, (Tạp chí Văn học nước ngoài, số 6, 2001), đã luận
giải các yếu tố tương tác dẫn đến sự xuất hiện tư tưởng tự do của
Dostoievski. Cơng trình chỉ ra rằng, xu hướng mất tự do, dân chủ của đa
số nhân dân Nga ở thế kỷ XIX là điều kiện để Dostoievski bàn tới tự do.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của tư tưởng đương
đại đến sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
- Các cơng trình tiêu biểu ở nước ngoài:

Cuốn “Triết học của tự do” của N.A.Berdyaev xuất bản lần đầu
tiên tại nhà xuất bản Con đường ở Nga năm 1911,( bản tiếng Việt tại
Việt Nam do Đỗ Minh Hợp dịch, Nguyễn Trọng Chuẩn hiệu đính, Nxb
Tri thức, 2015) chỉ ra sự ảnh hưởng của Kito giáo đối với sự hình thành
tư tưởng tự do của Dostoievski. Cuốn “Thế giới quan của Dostoevsky”
của N.A.Berdyaev, (Nxb Tri thức, 2017) là một trong những cuốn sách
có giá trị và được viết sớm về vai trò của Kito giáo đối với sự hình thành
tư tưởng tự do của Dostoievski.
Cuốn “Đôxtôiepxki- Cuộc đời và sự nghiệp” của L.Grossman xuất
bản trong thập niên 50 của thế kỷ XX, sau này được dịch và xuất bản ở

5


Việt Nam (L.Grơxman, Nhà xuất bản Văn hóa, 2007) phân tích, chứng
minh một cách tỉ mỉ những thay đổi luồng tư tưởng của Dostoievski.
Grossman đã chỉ ra sự chuyển hướng tư tưởng của Dostoievski vào
khoảng những năm 40 của thế kỷ XIX.
- Các cơng trình trong nước:
Trong cuốn “Triết học hiện sinh” của tác giả Trần Thái Đỉnh lần
đầu tiên xuất bản tại Nxb Thời mới ở Sài Gòn năm 1967, đã nêu sự hình
thành tư duy tự do hiện sinh chính là khởi nguồn từ Kant với những tri
thức tiên nghiệm. Trong cuốn sách: “Lịch sử văn học Nga”, (đồng tác
giả Nguyễn Kim Đính, Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc
Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên), (Nxb Giáo dục, 2006) có bài về
Dostoievski của Nguyễn Kim Đính. Tác giả Nguyễn Kim Đính điểm ra
rằng, Dostoievski ảnh hưởng tư tưởng của các bậc tiền bối .
Trong các cơng trình nghiên cứu về tiền đề tư tưởng đối với sự
hình thành tư tưởng tự do tinh thần của Dostoievski, cuốn “Thế giới
quan của Dostoevsky”, (Nxb Tri thức, 2017), của Berdyaev là cơng trình

có nhiều ý nghĩa hơn cả khi đánh giá sự kế thừa tư tưởng của
Dostoievski từ chính thống giáo Nga.
Các cơng trình nghiên cứu đã nhận ra bước ngoặt trong tư tưởng tự
do tinh thần của Dostoievski, từ niềm hy vọng vào tự do chính trị
Dostoievski coi tự do gắn với đức tin tơn giáo.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới
sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của Dostoievski
- Các tài liệu tại nước ngoài
Cuốn “Thế giới quan của Dostoevsky” được Berdyaev xuất bản từ
năm 1923 tại Nga và mới xuất bản lần đầu bằng tiếng Việt tại Việt Nam
(Nxb Tri thức, 2017) đã chỉ ra một vài nét về sự khác biệt của nhân cách
Dostoievski, căn bệnh của ông, lịng tốt và cả thói phiêu lưu mạo hiểm
của ơng đã ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của ơng.
Cuốn sách của Leonid Grossman có tựa đề: “ĐốtxtơiepxkiCuộc đời và sự nghiệp, (Nxb Văn hóa, 2007) đã chỉ ra những áp lực của
ông trong môi trường gia đình tạo nên tính cách cậu bé Dostoievski ít

6


nói, nhút nhát.
Có thể điểm tên như bài viết: “Dostoievski và số phận nước Nga”
của Volgin [97,tr.62-68], bài viết gợi ý nhân tố chủ quan đối với sự hình
thành tư rưởng của Dostoievski. Về cơ bản, một số bài viết trích từ cuốn
sách: “Dostoievski- những tiếp cận từ nhiều phía” là những cơng trình
chỉ ra sự vận động trong tư tưởng của Dostoievski.
- Nghiên cứu về điều này ở Việt Nam có bài viết “Dostoievskisự nghiệp và di sản” của Phạm Vĩnh Cư, (Tạp chí Văn học nước ngồi,
số 6, 2001) đã trình bày khái quát những nhân tố tác động đến sự hình
thành tư tưởng của Dostoievski.
1.2. Tình hình nghiên cứu về nội dung tư tưởng tự do tinh thần
của Dostoievski

- Tình hình nghiên cứu về vấn đề tự do, tự do tinh thần:
Trong số rất nhiều cơng trình bàn về tự do, có cơng trình nổi bật
của John Stuart Mill, Ludwig von Mises, Berlin tập trung nghiên cứu về
chủ nghĩa tự do truyền thống.
- Tình hình nghiên cứu quan điểm của Dostoievski về tự do tinh
thần:
+ Các tài liệu tiêu biểu ở nước ngồi là: Cơng trình đầu tiên và nổi
bật bàn về vấn đề này là bài viết: “Ba diễn từ tưởng niệm Dostoievski”
của Vladiamir Soloviev, (Nxb Tri thức, 2011, Phạm Vĩnh Cư dịch,
cuốn “Sáng tác của Dostoievski- những tiếp cận từ nhiều phía”,
(Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện thông tin
KHXH, 1998) chỉ ra hướng lựa chọn con đường tới tự do của
Dostoievski, xu hướng tự do tinh thần thông qua sự phân đôi tâm lý,
phân cực của nhân cách con người.
+Các tài liệu tiêu biểu tại Việt Nam: Trong cuốn sách “Lịch sử văn
học Nga”, (đồng tác giả Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn
Hải Hà, Hồng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên), (Nxb Giáo
dục, 2006), có bài giới thiệu về F.M.Dostoievski của tác giả Nguyễn
Kim Đính. Trong cuốn “Triết học phương Tây hiện đại qua một số tác
phẩm tiêu biểu”, (Nxb Khoa học xã hội, 2014), tác giả Đỗ Minh Hợp

7


và Vũ Mạnh Toàn đã chỉ ra rằng, sự phê phán con người tập thể, xác
định sự khác biệt giữa tự do tinh thần của cá thể hiện sinh với con
người đại chúng.
Bài viết của Phạm Vĩnh Cư “Dostoievski- sự nghiệp và di sản”
(Tạp chí Văn học nước ngồi, số 6, 2001) chỉ ra bản chất của tự do tinh
thần chính là bản chất người, Dostoievski yêu quý cá nhân và tự do cá

nhân nhưng lên án mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân. Các bài viết của Mai Thị
Hạnh Lê (đã giới thiệu) đều nêu lên bản chất của tự do tinh thần.
1.3. Tình hình nghiên cứu về giá trị của tư tưởng tự do tinh
thần của Dostoievski
- Các tài liệu tiêu biểu ở nước ngoài là:
Cuốn “Sáng tác của Dostoievski- những tiếp cận từ nhiều phía”
(đã giới thiệu) bao gồm nhiều bài viết tiêu biểu của các tác giả Nga và
trên thế giới đã chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng về tự do của Dostoievski
như: nhân văn, khơi gợi sự sáng tạo cũng sự hài hịa hồn mỹ của con
người.
Cơng trình tiêu biểu của Soloviev có tên: “Siêu lý tình yêu” tìm
thấy giá trị trong tư tưởng tự do tinh thần của Dostoievski ở những điểm
khác biệt trong sự hình thành, kiến tạo xã hội. Cơng trình “Triết học của
tự do” của N.Berdyaev, (đã giới thiệu) đã đánh giá tư tưởng của
Dostoievski “có ý nghĩa quan trọng vì nó đặt ra một cách gay gắt vấn đề
mục đích tâm linh của lịch sử, vấn đề về phương Đông và phương Tây,
vấn đề về chủ nghĩa duy cứu độ dân tộc, tức là vấn đề về Khải huyền”
[4, tr.284]. Trong cuốn “Thế giới quan của Dostoevsky” (Nxb Tri thức,
2017), Nicolas Berdyaev đã làm rõ giá trị về mặt phản ánh tồn tại xã hội
Nga và chỉ ra ý nghĩa nhân văn trong các tác phẩm của Dostoievski.
N.Berdyaev chỉ ra rằng, tư duy của Dostoievski không những phản ánh
về bộ mặt của chính sách nơng nơ Nga, cấu trúc xã hội Nga mà còn nêu
những tư tưởng đấu tranh chống hiện thực ấy [5, tr.29].
-Các tài liệu tiêu biểu trong nước:
Trong cuốn sách “Lịch sử văn học Nga” (đã giới thiệu) tác giả

8


Nguyễn Kim Đính nhận định giá trị của tư tưởng của Dostoievski như:

tư tưởng có giá trị tố cáo mạnh mẽ tâm địa tàn bạo của giai cấp thống trị,
chỉ ra xu hướng phải diệt trừ tận gốc tội ác, diệt trừ chủ nghĩa cá nhân.
Bài viết “Dostoievski- sự nghiệp và di sản” của Phạm Vĩnh Cư
(Tạp chí Văn học nước ngoài, số 6, 2001) đã đánh giá danh tiếng của
Dostoievski so với giới nhà văn Nga đương thời, khẳng định sức ảnh
hưởng của Dostoievski đối với một số tên tuổi như Akutagawa (Nhật
Bản), Lão Xá (Trung Quốc), Nam Cao (Việt Nam). Trong cơng trình
này, tác giả chỉ ra giá trị nhân văn trong tư tưởng tự do tinh thần của
Dostoievski.
Trong các bài viết của Mai Thị Hạnh Lê (2015), (đã giới thiệu)
đều tập trung vào trình bày giá trị phản ánh tồn tại xã hội Nga đương
đại, giá trị nhân văn, khả năng định hướng giá trị mới của tư tưởng tự
do tinh thần.
1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối
với luận án
Đánh giá chung tình hình nghiên cứu:
Thứ nhất: Các cơng trình đã gợi mở ảnh hưởng của lịch sử xã hội
Nga thế kỷ XIX, hồn cảnh gia đình, số phận, một số yếu tố lý luận đối
với sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của Dostoievski.
Thứ hai: Các công trình đã bước đầu làm rõ được một số vấn đề về
tư tưởng tự do của Dostoievski, như: tự do lựa chọn, tự do tư tưởng.
Thứ ba: Các cơng trình đã chỉ ra giá trị nhân văn, giá trị hiện thực
phê phán trong các tiểu thuyết tiêu biểu của Dostoievski. Soloviev và
Berdyaev đã có những nhận thức về vị trí của Dostoievski đối với nền
văn học nói chung và đối với sự chuyển biến tư tưởng của các ông. Một
vài tác giả gợi mở đến sự ảnh hưởng của Dostoievski đối với triết học
hiện sinh, đối với tư tưởng của mình, giá trị đạo đức của tư tưởng.
Những điểm chưa sáng tỏ

9



Thứ nhất: Các cơng trình kể trên chưa phân tích và chưa hệ thống
hóa được các điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng tự do tinh thần của
Dostoievski.
Thứ hai: Các cơng trình chưa phân tích một cách hệ thống được
bản chất của tự do tinh thần theo quan điểm của Dostoievski có sự vận
động trong hai giai đoạn; chưa luận giải được sự đổi thay của nội hàm
khái niệm tự do của Dostoievski thông qua hai giai đoạn.
Thứ ba: Các cơng trình trên chưa hệ thống hóa được giá trị của tư
tưởng tự do tinh thần của Dostoievski đối với xã hội đương đại, cần thúc
đẩy những phương pháp mới xóa bỏ định kiến về giáo dục con người
chung chung.
Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu:
Thứ nhất: Làm sáng tỏ những cơ sở ảnh hưởng đến sự ra đời tư
tưởng tự do tinh thần của Dostoievski
Thứ hai: Làm rõ các khái niệm: tự do, tự do tinh thần; làm rõ mục
đích của tư tưởng và bản chất của tự do tinh thần trong các tác phẩm tiêu
biểu của Dostoievski; phân tích con đường đạt đến tự do tinh thần: niềm
tin của Kito giáo.
Thứ ba: Làm sáng tỏ giá trị tư tưởng tự do tinh thần của
Dostoievski như: giá trị phát triển quan niệm về tự do; góp phần phát
triển tiến bộ xã hội Nga, giá trị phản ánh tồn tại xã hội Nga cuối thế kỷ
XIX.
Tiểu kết chương 1
Tình hình nghiên cứu về những yếu tố hình thành, về những vấn đề
của tư tưởng tự do tinh thần cũng như đánh giá giá trị của tư tưởng tự do
tinh thần của Dostoievski trong thời gian qua, ở trong và ngoài nước là
tư liệu quý báu đối với việc thực hiện đề tài luận án. Những thành tựu
đạt được là cơ sở khoa học cho nghiên cứu sinh phát triển trong luận án,

những hạn chế và những vấn đề còn trống vắng sẽ được luận án tiếp tục
nghiên cứu, bổ sung để tiến tới một luận án đầy đủ hơn, hệ thống hơn và
sâu sắc thêm về đề tài của luận án.

10


Chương 2
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG TỰ DO TINH THẦN CỦA F.M.DOSTOIEVSKI
2.1. Những yếu tố lịch sử- xã hội đương thời ảnh hưởng tới sự
hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
2.1.1. Lịch sử nước Nga thế kỷ XIX ảnh hưởng tới sự xuất hiện
nhận thức về tự do của F.M.Dostoievski
Lịch sử của nước Nga là lịch sử của rất nhiều cuộc chinh phạt. Đối
lập với tư tưởng tiến bộ của tư sản và trí thức Nga là sự lạc hậu của hệ tư
tưởng phong kiến. Những mâu thuẫn bao lâu được tích tụ, đã đẩy lên
thành hàng trăm cuộc biến động.
2.1.2. Nhu cầu tìm kiếm giá trị mới của dân tộc Nga ảnh hưởng
tới sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
Từ thập niên 80 của thế kỷ XIX, nhiều phong trào đấu tranh của
nhân dân Nga, đặc biệt là phong trào công nhân, trỗi dậy mạnh mẽ.
Trong bối cảnh đó, giá trị quan của nhân dân, đặc biệt trí thức Nga thay
đổi. Nhiều khoảng trống tinh thần của con người không được thỏa mãn,
nên họ càng khao khát tự do, nhận thức lại các giá trị của chính mình,
khao khát sáng tạo và khám phá.
2.1.3. Xu hướng phát triển của văn học Nga thế kỷ XIX ảnh
hưởng tới sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
Thế kỷ XIX với bối cảnh thực tiễn xã hội khiến các nhà văn đi sâu
vào tìm tịi nỗi khổ thật sự trong nhân dân, bao gồm nỗi khổ của tất cả

các tầng lớp, nhưng trong đó, chính sách của Sa hồng áp đặt ràng buộc,
kìm hãm tư tưởng cấp tiến. Chính vì vậy, ngịi bút của Dostoievski tìm
hiểu nỗi khổ bởi nô lệ tinh thần, mong muốn phản kháng lại những gì là
quy tắc, áp đặt, kìm hãm sự phát triển của nhân dân Nga, dân tộc Nga.

11


2.2. Những yếu tố lý luận ảnh hưởng tới sự hình thành tư
tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
2.2.1. Chủ nghĩa xã hội khơng tưởng ảnh hưởng tới sự hình
thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
2.2.1.1. Những nét khái quát về chủ nghĩa xã hội không tưởng
Chủ nghĩa xã hội (CNXH) không tưởng là học thuyết mong muốn
xây dựng một xã hội có mơ hình lý tưởng, hồn mỹ dựa vào lòng tin ra
đời vào những năm thế kỷ XVIII. Các nhà tư tưởng tiêu biểu người Anh,
Pháp như R.Owen, Campanenla, Saint Simon, Fuorier. Về cơ bản,
CNXH không tưởng phê phán sâu sắc xã hội tư bản, có ý thức bảo vệ
quyền lợi của giai cấp công nhân, nên nó đã có ảnh hưởng khơng nhỏ tới
tư tưởng của công nhân tại nhiều nước tư bản phương Tây.
2.2.1.2. Những ảnh hưởng của CNXH không tưởng tới tư tưởng tự
do tinh thần của F.M.Dostoievski
Tư tưởng của Dostoievski ban đầu chịu sự ảnh hưởng từ CNXH
khơng tưởng, trong đó ảnh hưởng trực tiếp từ Fuorier để hình thành ở
Dostoievski tư tưởng về tự do, đặc biệt là tư tưởng tự do công dân.
2.2.2. Ảnh hưởng của Kito giáo đối với sự hình thành tư tưởng
tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
2.2.2.1. Vai trò của Kito giáo đối với F.M.Dostoievski
Truyền thống gia đình theo Kito giáo là nhân tố quan trọng gây ảnh
hưởng tới sự hình thành tư tưởng tự do theo Kito giáo của Dostoievski.

Tình yêu cuồng nhiệt với Jesus Kito đã làm nảy sinh ở ông nhiều hy
vọng, làm cháy bỏng thêm hoài bão cao đẹp về thế giới hoàn mỹ. Chính
vì tin u vào Đức Chúa nên tư tưởng về tự do tinh thần của Dostoievski
bộc lộ sự ảnh hưởng từ giáo lý Kito.
2.2.2.2. Sự ảnh hưởng của Kito giáo trong tác phẩm của
Dostoievski
Trong các tác phẩm văn học của Dostoievski có nhiều luận điểm về
khởi phát từ Kito đến tự do. Hình tượng Chúa, Quỷ trong Kinh Thánh
xuất hiện nhiều lần trong các tác phẩm của Dostoievski. Do đó, nhiều
huyền tích Kinh Thánh cũng chính là biểu hiện tiền đề tư tưởng của ông.

12


2.2.2.3. Vai trị của Kito giáo đối với sự hình thành tư tưởng tự do
tinh thần của F.M.Dostoievski
Dostoievski thấy, chỉ có tơn giáo mới truyền đạt lý lẽ cao đẹp của
xã hội. Chân lý chính là con đường tới Chúa, đó cũng là con đường đạt
tới tự do. Dostoievski cho rằng, đạo đức của con người gắn với những gì
nhân bản của đức tin, niềm kính Chúa.
2.2.3. Sự ảnh hưởng của các tư tưởng về tự do của triết học
phương Tây thế kỷ XVII đến sự hình thành tư tưởng tự do tình thần
của Dostoievski
2.2.3.1. Một số tư tưởng tự do trong triết học phương Tây thế kỷ
XVII, XVIII
Các quan niệm của các nhà Khai sáng Pháp, Anh chủ yếu là theo
tự do truyền thống. Riêng ở Đức, Kant, Foubach, Hegel quan tâm đến tự
do tinh thần. Bằng sự ham học hỏi và óc sáng tạo của mình, Dostoievski
đã kế thừa một cách biện chứng các tư duy về tự do kể trên.
2.2.3.2. Sự tiếp thu, kế thừa của Dostoievski đối với các tư tưởng

triết học phương Tây thế kỷ XVII, XVIII về tự do
Dostoievski tiếp nhận ở Voltaire (1694-1778), Jean Jacques
Rousseau (1712-1778), Kant (1724-1804) về tự do. Dostoievski đã học
từ các nhà triết học Anh, Pháp, Đức thế kỷ XVII, XVIII, cùng với trải
nghiệm thực tiễn ông đã cho thấy được mối quan hệ giữa các giá trị
trong xã hội, đặc biệt là xây dựng tự do gắn với tôn giáo.
2.3. Nhân tố chủ quan tác động đến sự hình thành tư tưởng tự
do tinh thần của F.M.Dostoievski
2.3.1. Hồn cảnh gia đình của F.M.Dostoievski ảnh hưởng đến
sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của ơng
2.3.1.1 Hồn cảnh gia đình đã ảnh hưởng đến tư tưởng tự do của
F.M.Dostoievski
Fiodor Mikhailovich Dostoievski sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821,
mất ngày 9 tháng 2 năm 1881. Gia đình đã ảnh hưởng lớn tới cuộc sống
và thế giới quan của Dostoievski. Cuộc sống của gia đình ơng trở thành

13


hai mặt đối lập của xã hội thu nhỏ: những áp bức và khát vọng tự do,
những chấp nhận và phản kháng, hạnh phúc và đau khổ.
2.3.1.2. Cuộc sống của những người láng giềng ảnh hưởng tới tư
tưởng tự do của F.M.Dostoievski
Khung cảnh nơi ông sống vừa chật chội vừa buồn bã, đơn điệu.
Điều này càng khiến ông xuất hiện tâm trạng ủ rũ, buồn chán và có
những cơn sang chấn tinh thần bùng phát. Ơng có nhiều thời gian để
chiêm nghiệm, để sống và có tự do tinh thần, suy tư về kiếp người.
Những mối quan tâm của Dostoievski từ tấm bé có ảnh hưởng khơng
nhỏ đến sự hình thành nhân cách của ông.
2.3.1.3. F.M.Dostoievski là người đa cảm, suy tư về cuộc sống,

khát vọng tự do
Dostoievski sinh ra trong gia đình khơng mấy hạnh phúc, vốn bản
tính đa cảm, cậu hay buồn về hồn cảnh của mình. Dostoievski ln thể
hiện mình là người khác biệt, ơng chỉ giao tiếp với một số ít người.
2.3.2. Căn bệnh tinh thần ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành
nội dung tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
Căn bệnh động kinh là những áp lực lớn để nhà văn phức cảm về
mình và xã hội. Đây là điều kiện để thế giới quan của Dostoievski được
bộc lộ trong hàng loạt những tác phẩm đặt hàng trả nợ của mình. Ơng bị
giày vị bởi sự khơng hồn thiện của con người, khao khát tìm ra nguồn
gốc siêu lý của tội lỗi và cái ác.
Tiểu kết chương 2
Sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của Dostoievski do điều
kiện khách quan (điều kiện kinh tế-xã hội, hồn cảnh gia đình, tiền đề lý
luận từ CNXH không tưởng và Kito giáo. Điều kiện kinh tế - xã hội là
điều kiện cần để hình thành tư tưởng của ơng, cịn Kito giáo và nhân tố
chủ quan là điều kiện đủ để tư tưởng về tự do tinh thần của Dostoievski
được bộc lộ, phong phú, khác biệt, có sự vận động độc lập so với tinh
thần xã hội Nga nói chung.

14


Chương 3
MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG TỰ DO
TINH THẦN CỦA DOSTOIEVSKI
3.1. Quan niệm về tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
3.1.1. Một số quan niệm về tự do, tự do tinh thần trong lịch sử
triết học
- Quan niệm về tự do

Thứ nhất: Tự do tinh thần là tự do ý chí, tự do lựa chọn, gắn với
mong muốn, khao khát vượt qua các lằn ranh giới, con người được suy
tưởng, gắn với đời sống nội tâm phong phú, nhiều trải nghiệm.
Thứ hai: Tự do tinh thần là được tự do sáng tạo những giá trị mới.
3.1.2. Quan niệm của F.M.Dostoievski về tự do, tự do tinh thần
- Quan niệm của Dostoievski về tự do
Theo Dostoievski, tự do (hay chủ nghĩa tự do) là nhận thức lại
chính trật tự hiện tồn và nhận thức lại chính bản thân mình. Nó địi hỏi
trách nhiệm. Tự do là cái có giá trị nhất trong bảng các giá trị của con
người.
- Quan niệm của Dostoievski về tự do tinh thần
Tự do tinh thần là tự do tư tưởng, tự do cảm xúc, ý chí, tự do lựa
chọn của chủ thể để được là chính mình. theo hướng tìm kiếm những giá
trị. Tự do tinh thần không chỉ là tự nhận thức lại bản diện tinh thần của
cá nhân, mà còn là nhận thức lại về các giá trị tinh thần của dân tộc, tự
do tinh thần của nhân dân, nó có thể gắn với những thói quen, bản sắc,
tín ngưỡng, tơn giáo. Đạt được tự do tinh thần phổ quát chính là lương
tri của loài người.
3.2. Tự do tinh thần là khát vọng con người được là chính mình
3.2.1. Chủ thể hiện sinh tự nhận thức về mình
Chủ thể hiện sinh phần lớn là các trí thức, anh ta cuồng vì tù túng
trong những công việc quen thuộc đến nhàm chán, cho tự do là cái cao
nhất trong bảng giá trị. Tự do là cái quý báu nhất, quan trọng nhất, có
nhân tính nhất trong con người.

15


3.2.2. Khát vọng con người được là chính mình
TDTT về cơ bản có hai cách quan niệm. Hai cách quan niệm này

thực ra là mâu thuẫn, đối lập nhau. Nó là bản chất của nội tâm con người
trong quá trình lựa chọn. Con người ln mâu thuẫn với chính mình. Nó
cũng là bản chất của một xã hội ln tồn tại hai mặt; tốt- xâu, cũ- mới.
Nó cũng là bản chất của phát triển: phát triển luôn chấp nhận mâu thuẫn
và đấu tranh.
3.3. Tự do tinh thần là thể phức hợp chứa đựng sự “giằng xé”
giữa các yếu tố nội tâm
Theo quan điểm của Dostoievski, tự do tinh thần trong thế giới
tinh thần của con người bao gồm các yếu tố: ham muốn, lý trí, niềm
tin, sự giày vị, trách nhiệm. Giằng xé chính là bộc lộ của khủng hoảng
hiện sinh.
Những nhu cầu tinh thần mất cân bằng, mâu thuẫn, nó sẽ bị khủng
hoảng. Để tránh khủng hoảng hiện sinh, Dostoievski xác định “trách
nhiệm” là cái cần phải có trong xã hội đương đại.Ơng gửi gắm quan
niệm rằng, nhờ có sự cứu độ tinh thần của Chúa, con người sẽ phục
hưng về tinh thần.
3.4. Sự lựa chọn các giá trị của chủ thể hiện sinh để đạt được tự
do tinh thần
Sự lựa chọn giá trị thể hiện trong cách quan niệm thứ 2 về tự do
tinh thần- tự do có kiểm soát.
Ở cách lựa chọn thứ hai, Dostoievski chú ý đến tinh thần với phạm
vi tinh thần cá nhân. Do vậy, tự do tinh thần cá nhân cũng trải qua khủng
hoảng do mâu thuẫn với tinh thần của xã hội hiện tại. Bảng giá trị gồm
thiện, mỹ sẽ phải chấp nhận sự đau đớn khi nó là nhân của cái ác hình sự.
Cuộc lựa chọn này kết quả của nó vẫn là tính tự phát, đơn độc, đau đớn.
3.5. Tư tưởng của F.M.Dostoievski về con đường đạt tới tự do
tinh thần
3.5.1. Để đạt tới tự do tinh thần, cá thể hiện sinh cần phải chấp
nhận cô đơn và khủng hoảng
Trong q trình nhận thức về chính mình, chủ thể hiện sinh phải

chấp nhận cô đơn, khủng hoảng. Dostoievski cho rằng, nỗi cơ đơn là
tuyệt đối. Ơng nhận thức cái cao cả ở trạng thái cô đơn, cho rằng cô đơn

16


là cảm tính của người kiệt xuất đã hiện hữu, cịn con người xã hội sẽ
chẳng biết cơ đơn là gì.
3.5.2. Chủ thể chế ngự được mình và có niềm tin vào Thượng đế
Theo Dostoievski , trạng thái tự do tinh thần khơng phải là sự nổi
loạn, mà nó chính là sự chế ngự của con người trước sự nổi loạn, sự sự
thấu cảm của con người trước sự phi lý. Trong đó, chủ thể hiện sinh thực
hiện chế ngự khỏi cái ác, khỏi trật tự hiện hữu, lối sống duy lý và cái cũ.
Tiểu kết chương 3
Dostoievski chỉ ra xu hướng tự do lựa chọn của chủ thể trong xã
hội theo ý chí tìm kiếm các giá trị, ở đó chấp nhận nhiều mâu thuẫn,
giằng xé. Tự do tinh thần cho cá nhân hay tự do tinh thần cho dân tộc
Nga đều chống lại thói nơ lệ, áp bức tinh thần.
Chương 4.
GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG TỰ DO TINH THẦN CỦA
F.M.DOSTOIEVSKI
4.1. Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski góp phần
phát triển nhận thức về tự do
4.1.1. F.M.Dostoievski đóng góp về tư tưởng vị trí và phạm vi của
tự do tinh thần
Dostoievski góp phần phát triển quan niệm về tự do. Nếu triết học
truyền thống, đặc biệt triết học của thời đại trước ông, chỉ quan tâm đến
con người trừu tượng, con người chung chung, thì tư tưởng của
Dostoievski đã quan tâm sâu sắc tới đời sống tinh thần của con người.
4.1.2. F.M.Dostoievski đóng góp về nhận thức con đường đạt tới

tự do tinh thần
Mọi thiết kế mơ hình xã hội sẽ thất bại, còn thử nghiệm chúng sẽ
dẫn tới một sự xâm phạm nhiều hơn nữa nhân cách. Để giáo dục con
người trước hết phải hiểu con người, cần phải có sự khu biệt trong giáo
dục, để những cá thể, nhân cách đặc biệt tiếp thu tốt quá trình giáo dục đó.

17


4.2. Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski góp phần
phát triển xã hội Nga thông qua lựa chọn giá trị
4.2.1. Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski xác định
vấn đề bức thiết của xã hội Nga thế kỷ XIX
Dostoievski quan tâm tới cá thể hiện sinh, tới sự sống phong phú
thông qua việc tự phản tư. Trong tác phẩm của mình, Dostoievski muốn
dỡ bỏ các quy tắc, thể chế, những chuẩn tắc đi ngược lại giá trị của con
người. Lương tri của trí thức Nga trở nên phức tạp, xen lẫn đức tin và lý
trí, chủ nghĩa phi lý và chủ nghĩa duy lý, tư biện và thực nghiệm.
4.2.2. Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski lựa chọn giá
trị cho xã hội Nga thế kỷ XIX
- Phủ nhận những trật tự của xã hội Nga đương thời
- Không chấp thuận tư tưởng sùng bái phương Tây, tư tưởng vơ
thần
- Phê phán tình trạng nơ lệ áp bức tinh thần, ca ngợi tự do của con
người
4.3.Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski góp phần
phát triển nghệ thuật
4.3.1. F.M.Dostoievski định hướng sự sáng tạo trong văn học
Sự sáng tạo của Dostoievski là sáng tạo chung, sáng tạo bản thân,
đặc biệt có cả sáng tạo nghệ thuật. Tự do tinh thần luôn gắn với mục tiêu

vươn tới chân, thiện, mỹ, do vậy nó đối lập với những tự do đạt được từ
những cuộc tranh đấu và chết chóc.
4.3.2. Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski định hướng
tư tưởng triết học trong sự nghiệp văn chương
Dostoievski cảnh báo rằng, con người dần mất tính cá thể của
mình, qn mất sự giàu có đời sống tinh thần của mình vì mải chạy theo
các thước đo vật chất. Ông đã đánh giá việc mở rộng phi lý cách tiếp cận
khoa học - khách quan như trí tuệ lạnh lùng và vơ hồn, khơng thừa nhận
những gì thiêng liêng. Dostoievski có sự tương đồng với Khổng giáo,
Phật giáo ở phương Đông về trật tự xã hội bằng đạo đức, đặc biệt sử

18


dụng mặt tích cực của Kito giáo để xây dựng một tinh thần tôn giáo
chung của nhân loại.
4.3.3. F.M.Dostoievski gây dựng cho tư tưởng hiện sinh nghệ
thuật Nga
Vai trò mở đường của Dostoievski cho dòng tư tưởng hiện sinh
Nga thể hiện ở một số điểm sau:
Thứ nhất: Về bản thể luận trong tư tưởng của Dostoievski ông đưa
ra những cái đang có mặt (tồn tại) mà cịn là đang sống đích thực với
diện mạo riêng, Dostoievski tìm kiếm tự do tinh thần của con người, tìm
ra cái riêng trong đó.
Thứ hai: Về nhận thức luận: Dostoievski nhận thức lại về những
cái phi lý.
Thứ ba: Về chính trị- xã hội, tư duy của Dostoievski có ý nghĩa mở
đường cho triết học hiện sinh Nga và hòa vào dòng chảy triết học trong
thế kỷ XX.
4.4. Một số hạn chế trong tư tưởng tự do tinh thần của

Dostoievski
Triết lý tự do tinh thần của Dostoievki bên cạnh những đóng góp
tích cực cịn có những hạn chế: đó là tính siêu hình, bảo thủ, duy tâm
không tránh khỏi.Triết lý tự do tinh thần của Dostoievski rơi vào siêu
hình khi bàn về con người với tư cách cá thể hiện sinh hơn là trách
nhiệm xã hội, do vậy, triết lý nhân học của ông nhiều khi luẩn quẩn,
phức tạp, mâu thuẫn với nhau và tự phát.
Tiểu kết chương 4
Tư tưởng tự do tinh thần của Dostoievski bổ sung quan niệm về tự
do của nhân loại, trong đó đã chỉ ra vị trí và phạm vi của tự do tinh thần
và con đường đạt tới tự do tinh thần. Tư tưởng của Dostoievski phản ánh
và lý giải thực trạng xã hội Nga, tâm trạng đầy mâu thuẫn của dân chúng
Nga, đặc biệt là trí thức Nga. định hướng cho con người trong việc lựa
chọn một giá trị sống. Dostoievski so sánh, lựa chọn các yếu tố thuộc
bảng giá trị của con người Nga, cũng như của dân tộc Nga, định hướng
cho sự phát huy các giá trị tinh thần của nhân loại nói chung.

19


KẾT LUẬN
Triết học nhân loại ở thế kỷ XXI đã có bước tiến mạnh mẽ. Về mặt
hình thức, nhiều nhánh triết học đã hình thành và phát triển mạnh, về
mặt nội dung có bước tiến xa về nhận thức luận và bản thể luận. Tuy
vậy, những nghiên cứu về tư tưởng của Dostoievski ở góc độ triết học
vẫn có ý nghĩa hiện thời nhất định. Nghiên cứu tư tưởng tự do tinh thần
của Dostoievski và giá trị của nó là cả một quá trình gian nan và phức
tạp của nghiên cứu sinh trong bước đầu tiếp cận vấn đề khoa học. Trong
q trình nghiên cứu này, có một số kết luận sau:
Một là: Các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đã tác động

đến sự hình thành triết lý tự do của ơng, trong đó, tư tưởng của
Dostoievski chịu tác động từ điều kiện kinh tế- xã hội Nga thế kỷ XIX,
chịu ảnh hưởng của phong trào tìm kiếm con đường mới cho dân tộc và
của tinh thần Kito giáo. Tuy vậy, chính nhân tố chủ quan mới có ý nghĩa
quyết định đến sự ra đời của tư tưởng tự do tinh thần, để những tư tưởng
của Dostoieski về tinh thần con người không giống tư tưởng của các nhà
văn Nga đương đại, cũng khơng mang tính sao chép tư tưởng tự do hiện
sinh của phương Tây. Toàn bộ số phận của Dostoievski giống như một
bộ tiểu thuyết; toàn bộ số phận và tâm trạng của các nhân vật của
Dostoievski cũng chính là tái hiện từ cuộc đời, số phận chìm nổi, tâm
hồn nhân ái, kháo khát tự do chân chính, nhưng gặp nghịch cảnh nên
phải đấu tranh tinh thần với trách nhiệm, với sự cám dỗ và hàng loạt
chuẩn tắc của xã hội. Đặc biệt là, cuộc sống của một người thoát khỏi án
tử tù, thoát khỏi cảnh đày ải, được trả tự do, phong tước quý tộc, nhưng
thực chất ln bị chính quyền theo dõi, nghi hoặc nhất cử nhất động.
Lòng khao khát tự do của Dostoievski càng thôi thúc, gánh trên vai trách
nhiệm của một q tộc khơng có bổng lộc, hàng trăm thứ nợ nần thúc
bách, bệnh tật, khiến ông đau đáu với giá trị của con người. Trong đó,
giá trị lớn nhất là tự do. Những chi tiết thuộc nhân tố chủ quan dần thơi
thúc ở Dostoievski phát triển, hồn thiện quan niệm tự do tinh thần.
Cuộc đời ông đã kiểm chứng rằng: thương tổn về thể xác không thể so

20


sánh với thương tổn tinh thần; phạm vi của hiện hữu không thể vượt ra
khỏi phạm vi của lương tri. Vì thế, ơng đặc biệt chú ý đến đời sống tinh
thần con người.
Hai là: Điều cơ bản trong tư tưởng tự do tinh thần của Dostoievski
là giá trị làm người, đặc biệt là đời sống tinh thần con người. Tự do tinh

thần đối lập với nô lệ tinh thần. Dostoievski chỉ ra tình trạng nơ lệ tinh
thần biểu hiện ở con người đám đông, con người tập thể, không dám
sống với chính kiến, với sự lựa chọn của mình; con người quen với định
kiến, không dám thay đổi trật tự cũ; con người có lựa chọn nhưng lựa
chọn sự ích kỷ, giả dối, tàn ác. Đối với Dostoievski, tự do tinh thần là
được nhận thức lại chính mình; trong đó ln có hai mặt sáng và tối,
thiện và ác, tài và tâm; giữa tự do tích cực và tự do tiêu cực; được lựa
chọn các giá trị tốt đẹp, trong q trình lựa chọn đó ln tồn tại các mâu
thuẫn, giằng xé nên việc thử nghiệm các bảng giá trị tuyệt đối là không
thể; tự do tinh thần phù hợp với sự kiến tạo, sáng tạo cái mới tốt đẹp.
Trong đó, tự do tinh thần có được khi mang lại tự do cho cá nhân khác,
cho cộng đồng xã hội. tự do tinh thần là xây dựng thượng đế ở trong
tâm, xóa bỏ chủ nghĩa cá nhân. Tự do tinh thần cịn là tự do trước Chúa,
tự do tín ngưỡng cái đẹp, cái cao cả, đồng thời chấp nhận cái bất toàn.
Tự do tinh thần là khát vọng của con người chân chính, biết tự ý thức,
nhưng con đường đạt tới tự do tinh thần vơ cùng khó khăn, địi hỏi
những đấu tranh nội tâm, cuộc đấu tranh giữa lý trí và tình cảm, giữa tài
và tâm, giữa cái cũ và cái mới, giữa chuẩn tắc định kiến và sáng tạo,
giữa cái bản ngã và cái đám đông. Rõ ràng, chỉ đạt được tự do tinh thần
khi bản thân cá thể hiện sinh đủ nội lực vượt qua cám dỗ dục vọng thấp
hèn, loại bỏ bớt lý tính, sự ích kỷ để hướng thiện. Trong khi đưa ra quan
điểm về tự do tinh thần, Dostoievski đã có nhiều ẩn dụ để đưa ra một
quan niệm. Bằng quá trình phát triển của nhận thức thực tiễn, các tác
phẩm của ông cho thấy những chuyển biến trong quan niệm về tự do
tinh thần của ơng, trong đó, ơng chỉ ra hai loại quan niệm về tự do, việc
lựa chọn tự do theo hướng tìm kiếm giá trị đúng đắn, sự giằng xé nội

21



tâm và thông qua tinh thần Chúa để đạt tự do tinh thần. Ở cách quan
niệm này, Dostoievski kế thừa và phát triển Kito giáo rất rõ, vì tự do tinh
thần vừa theo Kito nhưng vừa vượt qua cách hiểu thơng thường về Kito,
đó là sự kết hợp Thần- Nhân, thấy được yếu tố Người trong Chúa.
Ba là: Về mặt giá trị, tư tưởng tự do tinh thần đã để lại nhiều những
giá trị về mặt lịch sử, triết học, văn học nghệ thuật và về văn hóa nói
chung.
Tư tưởng tự do tinh thần của Dostoievski phản ánh điều kiện kinh
tế- xã hội Nga thế kỷ XIX, mở rộng quan niệm về tự do so với tư tưởng
triết học truyền thống tại thời điểm và phạm vi nó xuất hiện. Kinh tế
nước Nga càng phát triển, càng dẫn đến sự chinh phạt của nhóm thế lực
tư hữu thì sự nơ lệ tinh thần trong xã hội Nga càng trở thành cơ sở để
thúc đẩy nhu cầu tự do tinh thần của con người. Những mâu thuẫn trong
việc lựa chọn các giá trị của cá thể hiện sinh cũng là mâu thuẫn của nước
Nga, bao gồm mâu thuẫn về quan hệ sản xuất giữa quan hệ sản xuất cũ
đại diện cho xã hội phong kiến với quan hệ sản xuất mới đại diện cho
mầm mống TBCN, mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội Nga (tiêu
biểu là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ), mâu thuẫn trong việc lựa
chọn con đường đi của phương Tây hay giữ nguyên bản sắc Nga. Do đó,
tự do tinh thần của cá thể hiện sinh là vấn đề vừa có tính thời điểm vừa
mang tính quy luật, lâu dài. Đạt tới tự do tinh thần khơng thể thuần túy
con đường chính trị hay kinh tế, vì tự do tinh thần gắn với văn hóa của
nhân dân Nga. Tư tưởng này đã xây dựng nên thế giới quan nhân văn.
Tư tưởng tự do tinh thần của Dostoievski đóng góp vào tiến bộ xã hội
Nga trên cơ sở lựa chọn giá trị. Ông đã giả thiết về một sự lựa chọn nhân
văn đối với con người và xã hội, đó là lựa chọn giá trị mới, được thể
hiện mình, được đi tìm cái mới. Tuy nhiên, đó cũng là sự khủng hoảng
tư tưởng của trí thức Nga nói chung thời kỳ đó. Thế giới quan triết học
của Dostoievski có ý nghĩa nhân văn, phản ánh xác thực lập trường trí
thức Nga, sự dao động, phân vân trong quá trình khai minh. Tư tưởng tự

do tinh thần đã đem lại những chân lý bền vững, cho rằng, tự do tinh
thần là nhu cầu phản ánh trình độ cao hơn tự do thể xác, tự do công dân.

22


Dostoievski không ngừng mong muốn con người hướng đến điều thiện,
điều tốt đẹp. Tư tưởng tự do tinh thần của ông có ý nghĩa chỉ ra rằng,
nhân dân Nga thế kỷ XIX có thể bị tước đoạt nhiều quyền lợi về mặt
pháp lý, thể xác, nhưng vẫn còn những quyền hạn của lương tri. Do vậy,
cần có lương tri để thức tỉnh những tâm hồn và nhân cách nô lệ bị méo
mó. Cuộc tìm kiếm lương tri khơng thể duy ý chí, khơng thể lý trí, nó
cần có tơn giáo đi cùng. Tinh thần Nga đầy mâu thuẫn, nó bộc lộ mâu
thuẫn trong sáng tạo văn hóa. Tư tưởng về tự do của Dostoievski mang
dấu ấn khủng hoảng hiện sinh, đó chính là khát vọng bắt đầu lại những
giá trị mới cao đẹp, nó thuộc về tự do, nhưng khả năng của con người lại
khó với tới vì bị kiềm tỏa.
Tư tưởng tự do tinh thần mang ý nghĩa tuyên chiến với những giá
trị hiện tồn, rằng cái đẹp luôn theo xu hướng vận động, đi đến cái mới,
không chấp nhận sự bất biến. Do vậy, quá trình thực hiện cái рẹp ở cбc
giai đoạn lịch sử khác nhau luôn song hành với sự mâu thuẫn, phủ định
những giá trị mới với giá trị hiện đang tồn tại. Tư tưởng tự do tinh thần
có ý nghĩa giải phóng những định kiến về con người, tạo ra bức tranh về
con người sinh động hơn, phong phú hơn, nhưng cũng mang tính nhân
văn hơn.
Tư tưởng tự do tinh thần của Dostoievski còn có giá trị định hướng
sự sáng tạo nói chung, bao gồm sáng tạo trong tìm hiểu văn hóa, lịch sử,
sáng tạo để bổ sung các phạm trù trong mỹ học văn học, sáng tạo để tiến
bộ trong triết học. Tư tưởng tự do tinh thần của Dostoievski được trình
bày trong các tiểu thuyết, do vậy nó cho thấy tầm vóc của Dostoievski

khi giá trị đúc kết tại các tiểu thuyết lại trình bày nổi bật được các diễn
biến tâm lý, vận dụng các hình tượng văn học, nghệ thuật để diễn đạt
những vấn đề sống cịn của con người. Vì vậy, tư tưởng này mở đường
cho tư tưởng hiện sinh nghệ thuật Nga. Thơng qua việc trình bày tư
tưởng về tự do tinh thần, Dostoievski đã cống hiến cho nhân loại những
phân tích một cách tài tình những diễn biến tâm lý con người, những
phân tích ấy gần gũi với tâm lý học và phân tâm học. Đồng thời, với tư

23


×