Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá sinh trưởng phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của tổ hợp cà chua Savior ghép tại Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.79 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC – ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ

Nguyễn Thị Thu Hiền, Phạm Đức Thịnh (2020)
(20): 89 - 94

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA TỔ HỢP CÀ CHUA SAVIOR GHÉP TẠI SƠN LA
Nguyễn Thị Thu Hiền1, Phạm Đức Thịnh1
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tổ hợp cà chua ghép đem lại năng suất và hiệu quả kinh
tế cao, phù hợp với điều kiện tại Sơn La. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB, bao gồm 3 cơng thức: Savior (CT
đối chứng), Savior ghép trên gốc cà chua Hawai 02 (CT2), Savior ghép trên gốc cà tím EG203 (CT3). Kết quả cho
thấy: cơng thức Savior/Hawai 02 có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, mức độ nhiễm sâu bệnh hại thấp, năng
suất cao hơn 2 cơng thức cịn lại. Năng suất đạt 43,9 tấn/ha, hiệu quả kinh tế đạt 201,3 triệu đồng/ha (tăng 5,7%
so với đối chứng).
Từ khóa: cà chua ghép, Savior, EG 203, Hawai 02.

1. Đặt vấn đề
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill)
thuộc họ cà Solanaceae có nguồn gốc từ Nam
Mỹ. Cà chua là một trong những loại rau ăn quả
được trồng phổ biến nhiều nước trên thế giới
bởi quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều
vitamin và khống chất.
Ở miền Bắc nước ta, cà chua khơng chỉ trồng
ở vụ chính (vụ đơng) mà cịn có thể trồng ở các
vụ khác nhau như vụ sớm (vụ thu đông), vụ
muộn (đông xuân), xuân hè. Tuy nhiên, việc
canh tác cà chua ở các vụ ngồi vụ chính thì
gặp rất nhiều khó khăn bởi nhiệt độ cao và mưa


nhiều dẫn đến cây sinh trưởng phát triển chậm
đồng thời bị nhiều sâu bệnh gây hại.
Vì vậy, ngồi việc tìm ra các giống cà chua
có khả năng chịu nhiệt thì việc chọn lựa các biện
pháp kĩ thuật canh tác mới giúp cho cây có khả
năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh là hết
sức cần thiết. Hiện nay, một trong những biện
pháp kĩ thuật canh tác mới đó là sử dụng cây cà
chua ghép trên gốc những cây cùng họ để tăng
khả năng sinh trưởng và chống chịu với điều
kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh gây hại.
Diện tích canh tác cây cà chua của Sơn La
trung bình đạt 150ha/năm, với sản lượng đạt 1.842
tấn chỉ cung cấp đáp ứng được phần nào nhu cầu
cà chua trong tỉnh [1]. Giải pháp tăng sản lượng cà
chua đáp ứng nhu cầu tiêu dùng là tăng vụ trồng
trong một năm. Tuy nhiên, việc tăng vụ trồng cà
chua ở Sơn La cịn gặp nhiều khó khăn do điều
kiện bất thuận như khô hạn, lạnh, sâu bệnh hại…
đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng và chất

lượng cà chua thu hoạch. Để khắc phục những hạn
chế của các giống cà chua trước điều kiện canh tác
bất thuận chúng tôi tiến hành lựa chọn các tổ hợp
cà chua ghép để trồng và đánh giá sinh trưởng,
năng suất. Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc
đề xuất đưa các tổ hợp cà chua ghép vào sản xuất
trái vụ nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho
người dân tỉnh Sơn La.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu:
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ thu
đông năm 2019 tại Thành phố Sơn La (hộ Cà
Văn Hương, Bản Thẳm, phường Chiềng Sinh).
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất
và hiệu quả kinh tế của giống cà chua Savior
ghép trên một số giống họ cà khác tại Sơn La.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại và
hiệu quả kinh tế của giống cà chua Savior ghép
trên một số giống họ cà khác tại Sơn La.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí
theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 công
thức và nhắc lại 3 lần.
Công thức 1: Savior (Giống cà chua Savior
không ghép).
Công thức 2: Savior/Hawai 02 (giống cà
chua Savior ghép trên gốc cà chua Hawai 02).
Công thức 3: Savior/EG 203 (giống cà chua
Savior ghép trên gốc cà tím EG 203).

89


Diện tích ơ thí nghiệm: 12m2, tổng diện tích
thí nghiệm là 108 m2 không kể dải bảo vệ.
Tiêu chuẩn cây giống:
Cây sinh trưởng khỏe, không bị sâu bệnh,
cây cao khoảng 15-20cm, có từ 4-5 lá thật.

* Kỹ thuật canh tác :
- Thời vụ: T9/2019-T1/2020
- Phân bón (1ha):
+ Lượng phân bón: 30 tấn phân chuồng +
250kg đạm ure + 850kg NPK (5 :10 :3) + 240kg
phân KCl.
+ Cách bón: Bón lót  tồn bộ phân chuồng
và phân NPK. Bón thúc lần 1  khi cây hồi
xanh (10kg phân đạm ure). Bón thúc lần 2 khi
cây chuẩn bị ra hoa (70kg phân đạm ure + 60
kg phân KCl). Bón thúc lần 3 khi cây chuẩn bị
ra hoa rộ (100kg phân đạm ure + 100 kg phân
KCl). Bón thúc lần 4 khi cây thu lứa đầu (70kg
phân đạm ure + 80 kg phân KCl).
Mật độ trồng : 33.000 cây/ha
* Các chỉ tiêu theo dõi: Các chỉ tiêu đánh
giá dựa theo quy chuẩn QCVN 01- 63 : 2011/
BNNPTNT.
Mỗi lần nhắc lại của công thức theo dõi 10
cây, thời điểm theo dõi vào từng giai đoạn sinh
trưởng của cây.
+ Thời gian các giai đoạn sinh trưởng (ngày):
- Thời gian trồng - xuất hiện hoa: Tính từ lúc
trồng đến khi có khoảng 50% số cây trên ô có
hoa đầu.
- Thời gian trồng – đậu quả rộ: Tính từ lúc
trồng đến khi có khoảng 50% số cây trên ơ có quả.
- Thời gian trồng – thu lứa đầu: Tính từ lúc
trồng đến khi có khoảng 50% số cây trên ơ có
quả chín có thể thu hoạch.

- Thời gian trồng – thu hoạch lứa cuối:
Tính từ lúc trồng đến khi thu hoạch hết quả
thương phẩm
+ Sinh trưởng, phát triển:
- Số lá trên thân chính (lá): Đếm và tính
tổng số lá trung bình/cây của các cây theo dõi,
vào các giai đoạn sinh trưởng  như xuất hiện
hoa, đậu quả rộ, thu hoạch lứa đầu, thu hoạch
lứa cuối.

90

- Chiều cao thân chính (cm): Đo chiều cao
thân chính từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng của các
cây theo dõi và tính giá trị trung bình.
+ Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất
- Tỉ lệ đậu quả (%) = (Tổng số quả đậu*100)/
tổng số hoa trên cây.
- Số quả/cây (quả): Tổng số quả của các lần
thu trên cây. Số cây mẫu: 5cây/lần nhắc
- Năng suất lí thuyết (tấn/ha) = KLTB quả *
số quả/cây * mật độ trồng.
- Năng suất thực thu (tấn/ha): Khối lượng
quả thực thu trên ơ thí nghiệm, quy đổi ra đơn
vị tấn/ha.
+ Mức độ nhiễm sâu bệnh hại:
- Bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacerum
Smith): Đếm số cây có triệu chứng bệnh trên tổng
số cây theo dõi rồi tính tỷ lệ % cây bệnh.
- Sâu xanh đục quả % (Heliothis armigera

Hiibner): Đếm số quả bị hại trên tổng số quả
theo dõi rồi tính tỷ lệ % quả bị hại.
- Bệnh đốm lá tính theo thang điểm:
Điểm 1: Khơng bệnh.
Điểm 3: Có dưới 20% diện tích thân lá
nhiễm bệnh.
Điểm 5: Có 20% đến 50% diện tích thân lá
nhiễm bệnh.
Điểm 7: Có trên 50% đến 75% diện tích
thân lá nhiễm bệnh.
Điểm 9: Có trên 75% đến 100% diện tích
thân lá nhiễm bệnh.
+ Hiệu quả kinh tế (triệu đồng/ha):
Lãi thuần = Tổng thu – tổng chi
Tổng thu: Năng suất * giá bán
Tổng chi: Cây giống, phân bón, thuốc BVTV,
cơng lao động...
*Xử lí số liệu: số liệu được xử lí bằng phần
mềm Microsoft Excel 2010 và SPSS 13.0.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng
của các cơng thức thí nghiệm.
Ngồi yếu tố giống thì tác động của các biện
pháp kĩ thuật cũng ảnh hưởng đến thời gian sinh


trưởng của cây trồng. Biện pháp ghép cà chua
trên gốc cây cùng họ nhằm tăng khả năng sinh
trưởng, đồng thời tăng khả năng chống chịu với
điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại.


Từ đó nó ảnh hưởng phần nào đến thời gian
sinh trưởng của cây trồng. Thời gian sinh trưởng
qua các giai đoạn các tổ hợp cà chua Savior
ghép được thể hiện qua bảng 3.1:

Bảng 3.1: Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp cà chua ghép
Thời gian từ trồng đến.....(ngày)
Công thức

Xuất hiện
hoa

Đậu quả rộ

Thu hoạch
lứa đầu

Thu hoạch
lứa cuối

CT1 (Savior (ĐC))

38

55

87

130


CT2 (Savior/ Hawai02)

35

50

85

135

CT3 (Savior/EG 203)

40

57

90

135

Giai đoạn từ trồng đến xuất hiện hoa: Tổ hợp
ghép Savior trên gốc Hawai 02 có thời gian xuất
hiện hoa sớm nhất là 35 ngày, tiếp đến là Savior
không ghép là 38 ngày và cuối cùng là tổ hợp
Savior ghép trên gốc cà tím EG 203 là 40 ngày.

hợp cà chua Savior ghép vụ thu đông tại Sơn La
cũng cho thời gian sinh trưởng của cây dài hơn 5
ngày so với cây không ghép. Điều này có lợi cho

việc kéo dài thời gian thu hoạch và tăng năng suất
cây cà chua.

Giai đoạn từ trồng đến đậu quả rộ: Qua bảng số
liệu 3.1 cho thấy, thời gian từ trồng đến đậu quả rộ
của các công thức dao động 50-57 ngày, trong đó
tổ hợp cà chua Savior ghép trên gốc Hawai 02 có
thời gian đậu quả rộ sớm hơn so với đối chứng là
5 ngày, tổ hợp cà chua Savior ghép trên gốc cà tím
EG 203 muộn hơn so với đối chứng là 2 ngày.

3.2. Chiều cao thân chính và số lá của các
cơng thức thí nghiệm

Giai đoạn từ trồng đến thu hoạch lứa đầu:
Qua theo dõi cho thấy thời gian từ trồng đến thu
hoạch lứa đầu nhanh nhất là tổ hợp ghép Savior/
Hawai 02 (85 ngày), tiếp đến là công thức Savior
là 87 ngày và muộn nhất là tổ hợp Savior/EG 203
(90 ngày).
Giai đoạn từ trồng đến thu hoạch lứa cuối: Tổ
hợp ghép Savior/EG 203 và Savior/Hawai 02 có
thời gian thu hoạch kéo dài hơn so với đối chứng
(không ghép) là 5 ngày. Nguyên nhân do 2 tổ hợp
này có thời gian thu hoạch dài hơn so với đối chứng
đó là nhờ vào khả năng sinh trưởng gốc ghép khỏe
hơn, cung cấp được nhiều dinh dưỡng nuôi cây.
Điều này cũng hoàn toàn phù hợp khi so sánh
với kết quả nghiên cứu của Đỗ Đặng Lộc (2011)
[2] thì thời gian thu hoạch của tổ hợp ghép Savior/

EG 203 so với đối chứng (Savior không ghép) dài
hơn 8 ngày
Như vậy, kết quả nghiên cứu về trồng các tổ

Đánh giá động thái tăng trưởng chiều cao cây
và số lá trên thân chính giúp chúng ta so sánh được
sinh trưởng của các tổ hợp cà chua ghép với cây cà
chua không ghép. Mặt khác, chúng ta cũng đánh
giá được mối tương quan giữa cây ghép với khả
năng tăng trưởng đoạn thân mang quả. Kết quả
theo dõi ở bảng 3.2 cho thấy:
Chiều cao cây tăng dần qua các giai đoạn theo
dõi. Chiều cao cây cuối cùng lúc thu hoạch lứa cuối
của 3 giống cà chua thí nghiệm có sự chênh lệch
khơng nhiều. Tuy nhiên 2 tổ hợp cà chua ghép thể
hiện chiều cao cây có sự chênh lệch có ý nghĩa ở
độ tin cậy 95%. Tổ hợp ghép Savior/Hawai02 cho
chiều cao cây đạt cao nhất (116,4 cm/cây) trong
khi tổ hợp ghép Savior/EG 203 lại cho chiều cao
cây đạt thấp nhất (90,6 cm/cây).
Bên cạnh sự tăng trưởng về chiều cao cây thì
số lá cũng gia tăng qua các giai đoạn. Giai đoạn
từ trồng đến đậu quả rộ cho số lá tăng sau đó ổn
định và giữa các cơng thức thí nghiệm cho sự sai
khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Giai đoạn thu
hoạch số lá mặc dù có tăng nhưng khơng đáng kể
và khơng có sự sai khác có ý nghĩa giữa các cơng
thức thí nghiệm.

91



Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính và ra lá của các cơng thức thí nghiệm
Giai đoạn

Xuất hiện hoa

Đậu quả rộ

Thu hoạch lứa đầu

Thu hoạch

H

L

H

L

H

L

H

L

CT1 (Savior (ĐC))


61,3 b

10,2 b

90,5 b

12,9 b

109,2 b

13,3

112,3 b

13,5

CT2 (Savior/
Hawai02)

62,0 b

9,7 ab

91,7 b

13,2 b

111,2 b


14,0

116,4 b

14,2

CT3 (Savior/EG 203)

40,7a

8,8a

57,8 a

10,5 a

84,3 a

13,0

90,6 a

13,4

P

<0.05

<0.05


<0.05

<0.05

<0.05

ns

<0.05

ns

Công thức

Ghi chú: H: chiều cao (cm), L: số lá (lá)
(Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì khơng có sự khác biệt thống kê ở
mức ý nghĩa 0.05; ns: sai khác khơng có ý nghĩa)
Từ kết quả đánh giá động thái tăng trưởng chiều
cao và số lá của các tổ hợp cà chua ghép cho thấy
ốc ghép đã có ảnh hưởng đến chiều cao của ngọn
ghép. Khi ghép cà chua Savior trên gốc cà tím EG
203 thì chiều cao cây có xu hướng nhỏ hơn cây cà
chua Savior không ghép. Nhưng khi ghép cà chua
Savior trên gốc cà chua giống Hawai02 thì chiều
cao cây tăng hơn so với cây không ghép

3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của các cơng thức thí nghiệm
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
là những chỉ tiêu giúp cho chúng ta có thể đánh

giá một cách hồn thiện hơn khả năng thích ứng
của giống đối với điều kiện ngoại cảnh hay sự
phù hợp giữa gốc ghép và ngọn ghép của các tổ
hợp cà chua ghép thử nghiệm.

Bảng 3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các cơng thức thí nghiệm
Tỉ lệ
đậu quả
(%)

Số quả/cây
(quả)

KLTB
quả
(g)

Năng suất
cá thể
(g)

NSLT
(tấn/ha)

NSTT
(tấn/ha)

CT 1(Savior ) ĐC

55,7


22,4a

92,9a

2033,3a

67,1

39,0 a

CT 2 (Savior/ Hawai02)

60,3

27,4 b

93,3 a

2366,7 b

78,1

43,9 c

CT3 (Savior/EG 203 )

60,1

26,2 ab


85,1 a

2100,0 a

69,3

41,7b

<0.05

ns

<0.05

Cơng thức

P 0.05

<0.05

(Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì khơng có sự khác biệt thống kê
ở mức ý nghĩa 0.05)
Tỉ lệ đậu quả: Tỉ lệ đậu quả là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến năng suất cà chua. Trong đó tổ hợp Savior/
Hawai 02 có tỉ lệ đậu quả cao nhất là 60,3%, tiếp đến là
tổ hợp Savior/EG 203 đạt 60,1% và cuối cùng là công
thức đối chứng Savior không ghép đạt 55,7%.
Số quả trên cây: Số quả trên cây là kết quả của
khả năng đậu quả, là một trong những yếu tố chính

cấu thành nên năng suất của giống. Cũng theo kết
quả ở bảng 3.3 chúng tôi nhận thấy số quả của các
công thức ghép đều cao hơn so với đối chứng, cao
nhất là công thức 2 (Savior/Hawai 02) cho số quả
trên cây là 27,4 quả, tiếp đến là công thức 3 (Savior/
EG 203) đạt 26,2 quả/cây và cuối cùng là đối chứng

92

Savior khơng ghép đạt 22,4 quả/cây. Điều này hồn
tồn phù hợp với tỉ lệ đậu quả của các công thức.
Khối lượng trung bình quả: Kết quả theo dõi về
khối lượng trung bình quả cho thấy giữa các cơng
thức khơng có sự khác nhau về mặt xử lí thống
kê, dao động từ 85,1 - 93,3g. Công thức 2 Savior/
Hawai 02 đạt cao nhất là 93,3g, tiếp đến là công
thức 1 (Savior) đạt 92,9g, thấp nhất là công thức 3
Savior/EG203 đạt 85,1g. Tuy cơng thức đối chứng
có số lượng quả trên cây thấp nhất nhưng khối
lượng quả trung bình quả trên cây khơng đạt cao
nhất là do mức độ bị bệnh hại trên công thức này
cao hơn so với các công thức khác nên dinh dưỡng


Qua kết quả đánh giá về các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất cho thấy tổ hợp cà chua
ghép Savior/ Hawai02 cho kết quả vượt trội so
với tổ hợp ghép Savior/EG 203 và đối chứng
khơng ghép. Điều đó cho thấy việc ghép cà chua
đã có tác động tích cực ngay từ khi cây sinh

trưởng phát triển đến khi cây cho năng suất.

tập trung về nuôi quả không được thuận lợi, vì vậy
khối lượng trung bình quả chưa đạt được sự tối ưu .
Năng suất cá thể: Năng suất cá thể cũng là
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất sau
này. Để nâng cao năng suất cá thể thì cần phải
tác động các biện pháp chăm sóc tạo giá trị tối
đa của số quả và khối lượng trung bình quả. Sự
chênh lệch về năng suất cá thể của các cơng
thức khác biệt rõ ràng, trong đó cơng thức 2 đạt
năng suất cao nhất là 2366,7g, công thức 3 đạt
2100g và cuối cùng là công thức 1 đạt 2033,3g.

Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với
kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Niên
(2014) [3] khi trồng các tổ hợp cà chua ghép
ở vụ xuân hè năm 2011 tại Đồng bằng Sông
Hồng. Trong kết quả nghiên cứu, tác giả Đặng
Văn Niên cũng chỉ ra các tổ hợp cà chua ghép
gốc cà chua đạt năng suất 69,1 tấn/ha và công
thức cà chua không ghép đạt 52,2 tấn/ha.

Năng suất thực thu: năng suất thực thu là kết
quả cuối cùng của q trình sinh trưởng, phát
triển của cây. Nó là chỉ tiêu quyết định đến việc
lựa chọn một giống mới hay là một biện pháp
kĩ thuật mới vào sản xuất. Qua kết quả thu được
cho thấy năng suất thu của các cơng thức khác
nhau có ý nghĩa ở mức 0.05, dao động từ 39,0

- 43,9 tấn/ha. Cao nhất là năng suất của tổ hợp
Savior/Hawai 02 đạt 43,9 tấn/ha, cao hơn so với
đối chứng là 4,9 tấn/ha, tiếp đến là công thức 3
đạt 41,7 tấn/ha cao hơn đối chứng 2,7 tấn/ha.

3.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các
công thức
Trong quá trình sinh trưởng phát triển, cà
chua bị nhiều loại sâu bệnh gây hại. Một số loại
sâu bệnh gây hại chủ yếu như bệnh đốm lá, bệnh
xoăn lá, bệnh mốc sương, héo xanh vi khuẩn, và
sâu xanh đục quả, bọ trĩ..v..v. .

Bảng 3.4 Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các cơng thức thí nghiệm
Bệnh đốm lá
(điểm)

Bệnh héo xanh
(%)

Sâu đục quả
(%)

CT 1(Savior ) ĐC

5

1,6

16,5


CT 2 (Savior/ Hawai02)

3

0

15,5

CT3 (Savior/EG 203 )

3

0

16,2

Công thức

Qua theo dõi cho thấy ở vụ thu đông 2019
các tổ hợp cà chua ghép bị gây hại bởi 3 loại
sâu bệnh là bệnh đốm lá, bệnh héo xanh, sâu
đục quả tuy nhiên với điều kiện khí hậu khơ ráo
nên cà chua bị sâu bệnh gây hại với tỷ lệ thấp.
Đối với bệnh đốm lá, các cơng thức thí nghiệm
bị nhiễm từ điểm 3-5, trong đó cơng thức đối
chứng bị nhiễm nặng hơn hai cơng thức cịn lại
(điểm 5). Tỉ lệ nhiễm bệnh héo xanh của công
thức đối chứng là 1,6% và hai cơng thức cịn
lại là khơng bị nhiễm. Tỉ lệ bị sâu đục quả của


các công thức gần như nhau, dao động từ 15,5
-16,5%. Như vậy, các tổ hợp ghép có tỉ lệ sâu
bệnh hại thấp hơn hẳn so với công thức đối
chứng (cây cà chua không ghép)
3.5. Hiệu quả kinh tế của các công thức
Hiệu quả kinh tế chính là thước đo để có thể đưa
một giống mới hay áp dụng một biện pháp kĩ thuật
vào sản xuất.Vì vậy việc đánh giá hiệu quả kinh tế
của các tổ hợp cà chua ghép đển có thể chọn được
tổ hợp tốt nhất đem lại hiệu quả kinh tế cao

Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế của của các cơng thức thí nghiệm
Tổng thu
(triệu đồng/ha)

Tổng chi
(triệu đồng/ha)

Lãi thuần
(triệu đồng/ha)

CT 1 (Savior ) ĐC

273,0

82,6

190,4


CT 2 (Savior/ Hawai02)

307,3

106,0

201,3

5,7%

CT3 (Savior/EG 203)

291,9

106,0

185,9

-2,3%

Công thức

Tăng so với
ĐC (%)

93


Qua bảng 3.5 cho thấy hiệu quả kinh tế của
các công thức đạt từ 185,9 - 201,3 triệu đồng/

ha, trong đó cơng thức 2 đạt lãi cao nhất là 201,3
triệu đồng/ha, thấp nhất là công thức 3 đạt lãi
thấp nhất là 185,9 triệu đồng/ha. Như vậy so với
đối chứng thì lãi thuần thu được của công thức 2
tăng hơn 5,7% và của công thức 3 là giảm 2,3%.
Nguyên nhân do cơng thức 3 có tổng chi nhiều
hơn từ chi phí sản xuất cây giống ghép đồng
thời năng suất thu được của công thức 3 không
chệnh lệch nhiều hơn so với đối chứng. Chính
vì vậy lãi thuần thu được đang ở mức thấp hơn
so với đối chứng.
Qua hạch toán hiệu quả kinh tế cho thấy
công thức 2 Savior/Hawai 02 đem lại hiệu quả
kinh tế cao hơn so với công thức 3 là Savior/
EG203 và Savior không ghép.

- Hiệu quả kinh tế: Tổ hợp Savior/Hawai 02
đạt lãi thuần cao nhất là 201,3 triệu đồng/ha,
vượt 5,7% so với đối chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Phạm Thị Lan (2016), Nghiên cứu đặc
điểm sinh trưởng phát triển của một số
giống cà chua tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn
La, luận án thạc sỹ khoa học cây trồng

2.

Đỗ Đặng Lộc (2011), Nghiên cứu kĩ thuật

ghép và trồng cà chua ghép trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang, luận văn thạc sỹ nông nghiệp.

3.

Đặng Văn Niên (2014), Nghiên cứu xác
định giống và một số biện pháp kĩ thuật
tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong
sản xuất cà chua tại đồng bằng Sông
Hồng, luận án tiến sĩ nông nghiệp.

4.

Trần Thị Vẻ (2014), Đánh giá sinh trưởng,
phát triển, khả năng chống chịu của một
số giống cà chua và cây ghép của chúng
trồng trái vụ Thái Bình, luận văn thạc sỹ
nông nghiệp.

4. Kết luận
- Tổ hợp cà chua Savior ghép trên gốc cà
chua Hawai 02 có khả năng sinh trưởng phát
triển và năng suất tốt hơn, mức độ nhiễm sâu
bệnh hại ít hơn so với ghép trên gốc cà tím và
không ghép. Năng suất thực thu đạt 43,9 tấn/ha.

ASSESSING THE GROWTH,RODUCTIVITY AND ECONOMIC
EFFECIENCY OF SOME GRAFTED TOMATO COMBINATIONS IN SON LA
Nguyen Thi Thu Hien1, Pham Duc Thinh1
Tay Bac University

Abtract: Research was conducted to determine the grafted tomato combination which had
high yield and economic efficiency, suitable with conditions in Son La. The experiment was arranged
in RCB style, included 3 formulas: Savior (control), Savior grafted on Hawai 02 tomatos, Savior
grafted on EG203 eggplants. The results showed that Savior/Hawai 02 formula had the best growth
and development, the lowest pest and disease infection and higher yield than the others. Its yield
was 43,9 tons/ha, the economic efficiency was 201,3 million VND/ha (increasing 5.7% compared
to the control). (increase 5.7% than control).
Keyword: grafted tomato, savior, EG 203, Hawai 02
__________________________________________
Ngày nhận bài: 17/4/2020. Ngày nhận đăng: 25/6/2020
Liên lạc:

94



×