Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhạc nhẹ Việt Nam – quá trình hình thành và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.38 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 73 (01/2021)
No. 73 (01/2021)
Email: ; Website: />
NHẠC NHẸ VIỆT NAM – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Vietnamese light music – The process of formation and development
ThS. Nguyễn Thị Phương Hoa
Nhạc viện TP.HCM
TÓM TẮT
Nhạc nhẹ Việt Nam đã trải qua rất nhiều thăng trầm, bị chi phối bởi lịch sử đấu tranh của dân tộc. Mỗi
giai đoạn đều mang ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự hình thành, phát triển những dịng nhạc và ảnh
hưởng của nó đối với đời sống văn hố âm nhạc của quần chúng. Từ sau ngày miền Nam hoàn tồn giải
phóng, nhạc nhẹ đã có nhiều biến chuyển, khơng ngừng hoàn thiện và phát triển để trở thành một trong
ba dịng nhạc chính của âm nhạc Việt Nam, đóng góp rất nhiều các tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao,
mở ra một giai đoạn âm nhạc mới tiếp cận và hoà nhập với nền âm nhạc của thế giới.
Từ khoá: âm nhạc đại chúng, nhạc nhẹ, nhạc bán cổ điển
ABSTRACT
Vietnamese light music has experienced many difficulties and been dominated by the history of national
struggle. Each stage affirmed its own important significance marking the formation and development of
music genres and its influence on the cultural and musical life of the masses. Since the day the South
was completely liberated, light music has had many changes, constantly improving and developing to
become one of the three main music genres of Vietnamese music, contributing a lot of high artistic
works, opening a new music phase to approach and integrate with the music of the world.
Keywords: popular music, light music, semi-classical

1. Mở đầu


Cuối thế kỷ 19, giai đoạn Pháp thuộc,
là thời kỳ âm nhạc Việt Nam được tiếp xúc
nhiều với âm nhạc phương Tây. Từ đây
dòng nhạc bác học và dòng nhạc đại chúng
mà người ta thường gọi là “nhạc nhẹ” được
công chúng biết đến. Thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ là giai đoạn nhiều thể loại âm
nhạc được du nhập vào miền Nam, tạo nên
sự phong phú, đa dạng cho dòng nhạc nhẹ
trong giai đoạn này. Tất cả thể loại này là
nền tảng cho các sáng tác của những nhạc
sĩ sau này.
Hiện nay ở Việt Nam, nhạc cổ truyền

dân tộc, nhạc chính thống và nhạc nhẹ là
ba dòng nhạc được các trường đào tạo âm
nhạc chuyên nghiệp cũng như các trung
tâm âm nhạc tập trung giảng dạy. Trong
khi nhạc cổ truyền và nhạc thính phịng cổ
điển có một bề dày hoạt động, với những
bước đi vững chãi trong quá trình phát
triển nền âm nhạc nước nhà thì dịng nhạc
nhẹ mới thật sự được chú ý và đưa vào
chương trình đào tạo chuyên nghiệp những
năm gần đây. Chính sự quan tâm của cơng
chúng và khuynh hướng phát triển ngày
càng rộng mà việc tìm hiểu, nghiên cứu để
có một định hướng rõ ràng, một cách nhìn

Email:


64


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

đúng đắn thẩm mỹ cho nhạc nhẹ là trách
nhiệm của các nhà sáng tạo nghệ thuật
cũng như những người quản lý nghệ thuật.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm về nhạc nhẹ trong xã
hội phương Tây
Theo từ điển The New Grove, thuật
ngữ “popular music” với ý nghĩa là dòng
nhạc được phổ biến ở Mỹ vào những năm
1880 và đến đầu thế kỷ 20 thể loại này mới
phát triển tại châu Âu. Thể loại âm nhạc
này phụ thuộc vào văn hoá của từng xã hội,
khơng có ranh giới rõ ràng, thường được
xem là loại nhạc đặc trưng của một xã hội
hiện đại. Đặc điểm của thể loại nhạc này
trước hết có số lượng người nghe đông đảo
và không phân biệt tầng lớp xã hội, khác
hẳn với thể loại nhạc kinh viện. So với
dòng nhạc kinh viện thì “Popular music”
có cấu trúc hình thức, nội dung ít phức tạp,
có độ dài tác phẩm vừa phải, phần đệm hoà
âm đơn giản, giai điệu nổi bật và được xem

là loại nhạc “Light music” (tạm dịch là
nhạc nhẹ). Trong các từ điển âm nhạc
chuyên ngành, thuật ngữ “Light music”
được sử dụng rất nhiều trong các chú giải
về thể loại Popular music, thường dùng để
nói về hình thức biểu diễn với phong cách
nhẹ nhàng của những dàn nhạc, khơng
mang tính chất kinh viện, nghiêm trang.
Bắt nguồn từ nước Anh, từ đầu thế kỷ 19
dòng nhạc “Light music” đã hình thành và
đến giữa thế kỷ 20 là thời kỳ hồng kim
của thể loại này. “Light music” là dịng
nhạc với nhiều xúc cảm, được xếp vào loại
nhạc dễ nghe, dễ tiếp nhận đối với công
chúng. Đặc biệt vào thế kỷ 19, loại nhạc
này đã trở thành phần chính trong các buổi
hồ nhạc. “Light music” có thể được xem
là chiếc cầu nối giữa thể loại “Classical
music” và “Popular music” và thật sự chưa
có ranh giới rõ ràng giữa ba thể loại này.

Đây là dịng nhạc khi mới xuất hiện đã có
sức hút đặc biệt đối với cơng chúng. Với
mục đích để giải trí, nó dễ tiếp cận và có
ảnh hưởng mạnh đối với người nghe.
2.2. Định nghĩa “nhạc nhẹ” ở Việt Nam
Khái niệm nhạc nhẹ tại việt Nam cũng
là vấn đề được rất nhiều nhà phê bình âm
nhạc, giới chun mơn quan tâm, đóng góp
nhiều quan điểm, ý kiến. Trong bài “Trao

đổi thêm về nhạc nhẹ” của nhạc sĩ Nguyễn
Đức Toàn, ông cho rằng “nhạc nhẹ” là loại
nhạc dễ hiểu, dễ phổ cập, mang tính quần
chúng rộng rãi khơng giới hạn giữa các
quốc gia. Hình thức chủ yếu là những bài
hát hoặc giai điệu từ những bài hát hay
được soạn lại cho nhạc cụ. Tiết tấu mang
tính chất nhảy múa của các dân tộc. Theo
nhạc sĩ Nguyễn Đình Tấn: “Có loại âm
nhạc rất dễ hấp dẫn, dễ đem đến khoái
cảm thẩm mỹ vật chất cho người nghe đó
là nhạc nhẹ”, đã được ơng khẳng định qua
bài viết “Góp thêm về nhạc nhẹ”, ơng cũng
cùng quan điểm với nhạc sĩ Nguyễn Đức
Tồn về hình thức của nhạc nhẹ, thêm vào
đó, những bài nhạc cổ điển, lãng mạn hay
hiện đại với giai điệu trữ tình được phối lại
theo phong cách nhạc nhẹ cùng với các kỹ
thuật sản xuất nhạc cụ điện tử, kỹ thuật sản
xuất băng đĩa đã tạo nên tính hấp dẫn cho
nhạc nhẹ. Chính điều đó đã tạo chỗ đứng
cho thể loại này trong lịng cơng chúng.
Bài báo “Bàn về nhạc nhẹ” của nhạc sĩ
Phạm Đình Sáu, nguyên chủ tịch Hội đồng
âm nhạc Việt Nam đã có những phân tích
khá chi tiết. Ơng cho rằng nhạc nhẹ bao
gồm nhạc khơng lời và nhạc có lời, ngồi
ra nhạc trong các sinh hoạt tập thể, những
bài hát hài hước, khúc nhạc trữ tình, ca
kịch (operette) cũng là thể loại nhạc nhẹ.

Đặc điểm phổ biến của nhạc nhẹ là nội
dung, ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, kết cấu
tác phẩm ngắn gọn, giai điệu đẹp, nhịp
65


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 73 (01/2021)

điệu, tiết tấu sắc nét, lôi cuốn người nghe.
2.3. Nhạc nhẹ trong xã hội phương
Tây
Ở phương Tây, nhạc nhẹ đã có từ xa
xưa, bắt nguồn từ các vũ khúc dân gian cổ
truyền. Thời trung cổ, “nhạc nhẹ” chính là
những bài hát, điệu nhảy được trình diễn để
mua vui, phục vụ cho tầng lớp vua chúa,
quý tộc. Sau năm 1945, nhạc nhẹ trở thành
món ăn tinh thần khi nhu cầu khát khao
một thứ nghệ thuật mới của quần chúng
nhằm xoa dịu nỗi đau mất mát. Tại châu
Âu và châu Mỹ, nhạc nhẹ được trình diễn
với mục đích phục vụ cho lợi ích của các
giai cấp khác nhau, đối tượng khác nhau
trong xã hội. Đối với giai cấp thống trị,
nhạc nhẹ ngồi việc giải trí cịn được sử
dụng để kinh doanh làm lợi cho một số
người. Bên cạnh đó, nhạc nhẹ lại là món ăn
tinh thần của giới trí thức, văn nghệ sĩ, sinh

viên và người lao động. Với nội dung
phong phú, đa dạng, kết hợp với công nghệ
sản xuất âm nhạc, việc kinh doanh âm nhạc
thuộc dòng nhạc nhẹ đã phát triển mạnh
trên thế giới. Các nhóm nhạc nổi tiếng như
The Beatles, Rollin Stone với các tác phẩm
bất hủ như Yesterday, I love her, Imagine
và nhiều tác phẩm nổi tiếng khác đã làm
mưa làm gió trong những năm 60, trở
thành những hiện tượng âm nhạc mà đến
ngày nay vẫn được nhắc đến.
Cuối những năm 60, trào lưu Baroque
Rock hay Baroque Pop xuất hiện. Khơng
bằng lịng với những gì hiện có, thể loại
Rock đã thay đổi, làm mới mình bằng cách
tấn cơng vào bức tường thành của âm nhạc
bác học. Dẫn đầu là nhóm nhạc Procol
Harum với tác phẩm nổi bật A Whiter
Shade Of Pale mà giai điệu mang màu sắc
trữ tình của âm nhạc kinh viện. Những thể
loại Symphony Rock, Opera Rock với
nhóm nhạc Ghenesich được xem là đại

diện khi nhắc đến đều có thể cảm thấy sự
hiện diện của âm nhạc bác học trong đó.
Đây chính là sự tiếp nối, pha trộn các dịng
nhạc từ kinh viện đến nhạc nhẹ. Không chỉ
đơn thuần là nhạc khiêu vũ, nhạc nhẹ còn
mở rộng các thể loại bao gồm nhạc Pop,
Country, nhạc phim mà cịn có những tác

phẩm kinh viện được biên soạn lại với
phong cách semi-classique (bán cổ điển).
2.4. Quá trình du nhập âm nhạc Tây
Âu vào âm nhạc Việt Nam
2.4.1. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nền
văn hoá phương Tây chính thức tràn vào
Việt Nam đem theo âm nhạc Tây Âu, trước
hết là âm nhạc Pháp với nhiều hình thức,
nhiều nguồn khác nhau.
Đầu tiên, âm nhạc châu Âu du nhập
vào Việt Nam với hình thức nhạc tơn giáo
qua các bài hát thánh ca. Thời gian đầu ảnh
hưởng âm nhạc nhà thờ đối với quần chúng
rất ít nhưng từ khi thực dân Pháp xâm lược
nước ta, hầu hết các tỉnh lỵ đều có nhà thờ
và các “phường nhạc Tây”, “phường kèn
Tây”, “phường bát âm Tây” được thành lập
để tấu nhạc trong các buổi lễ và chầu.
Không chỉ riêng thể loại nhạc mang tính
nghiêm trang phục vụ cho tơn giáo, các
loại nhạc mang tính chất nhảy múa cũng
được trình diễn trong các hoạt động xã hội
khác của tỉnh. Chính những hoạt động này
đã tạo điều kiện cho thứ âm nhạc mới này
được gặp gỡ, phát huy và ảnh hưởng sâu
rộng trong quần chúng.
Trong giai đoạn này, các trường thầy
dòng được mở ra nhằm truyền thụ cho học
sinh kiến thức âm nhạc phương Tây, đào

tạo nhạc công để phục vụ nhà thờ. Khi sách
vở và các phương tiện truyền thơng cịn
khan hiếm, người giảng dạy, truyền đạt các
kiến thức âm nhạc chủ yếu là các cha cố,
những người được xem là được đào tạo bài
66


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

bản nhất thời bấy giờ. Trong chương trình
học tiểu học hệ Pháp, các học sinh cũng
được học môn xướng âm, phương pháp ký
âm, hát do các cố đạo Tây hướng dẫn. Các
buổi hoà nhạc nhà thờ ngày càng xuất hiện
nhiều nhạc công người Việt và họ đã dần
thay thế nhạc cơng Tây. Điều này cho thấy
tơn giáo đã góp phần khơng nhỏ trong việc
truyền bá âm nhạc Tây Âu, hình thành nền
nhạc mới cho Việt Nam.
Không chỉ truyền bá văn hoá Pháp qua
các hoạt động của nhà thờ, người Pháp đã
đưa âm nhạc phương Tây vào Việt Nam
qua các hình thức giải trí khác bằng các
phương tiện truyền thơng như điện ảnh, đĩa
hát, radio cũng như sự phát triển các phịng
trà, tiệm nhảy phục vụ cho nhu cầu giải trí
của người Pháp. Âm nhạc có mặt khắp nơi

từ trường học cho đến các tựu điểm vui
chơi giải trí. Loại hình “nhạc phường binh”
với tính chất nhộn nhịp, vui vẻ, hùng tráng
được trình diễn trong các dịp hội họp,
những buổi lễ lớn và cả những buổi phát
thưởng cho học sinh, trở thành loại nhạc
được yêu thích, phổ biến rộng rãi và quen
thuộc với mọi tầng lớp nhân dân.
Phòng trà, vũ trường là mơi trường mà
loại hình nhạc khiêu vũ phát triển mạnh,
được ưa chuộng trong giai đoạn này. Để
phục vụ cho nhu cầu giải trí của thực dân
Pháp, các cơng chức, quan lại người Việt,
các đồn nhạc cơng nước ngồi như Nga,
Pháp được đưa vào các đô thị Việt Nam.
Bắt đầu từ đây, các điệu nhảy Valse,
Tango, Fox, Rumba được biết đến. Nhạc
khơng lời với tính chất nhẹ nhàng, lãng
mạn của các nhạc sĩ cổ điển như Chopin,
Schumann, Tocelli... trở nên quen thuộc
trong giới thanh niên; những ca khúc trữ
tình, lãng mạn Pháp len lỏi vào từng nhà
qua giọng hát của Toni Rossi, Rina Ketly,
Georges Milton, v.v. Để bắt kịp với nhu

cầu xã hội, các nhạc công Việt đã học hỏi,
thực tập và rèn luyện trong mơi trường đào
tạo khơng chính quy qua các buổi hồ nhạc
của các nhạc cơng nước ngồi. Bên cạnh
đó, phong trào “hát bài ta theo điệu Tây”

rất được thịnh hành, trở thành một trào lưu,
thành “mốt” mà ai không theo được xem là
lạc hậu, không tân tiến, thậm chí các bài
hát này được đưa vào lúc mở màn, đóng
màn của những buổi diễn Cải lương, hát
Chèo.
Phong trào “Âm nhạc cải cách” với
nhiều ca khúc do nhạc sĩ Việt Nam sáng
tác đã được ra đời vào những năm 30 thế
kỷ XX, mở đầu cho nền Tân nhạc Việt
Nam. Trong giai đoạn này, âm nhạc Việt
Nam đã tiếp biến một cách toàn diện với
âm nhạc phương Tây. Mở đầu bằng những
sáng tác cho thanh nhạc và khí nhạc với
những phong cách biểu diễn mới theo
“kiểu” nhạc nhẹ, phổ thông, dễ phổ biến.
Phong trào sử dụng nhạc cụ phương Tây
đệm hát phổ biến trên khắp cả nước và
trong hình thức đào tạo âm nhạc theo lối
mới (học qua các tài liệu được in ấn – du
nhập từ Pháp). Nhạc nhẹ vẫn tiếp tục tồn
tại ở thành thị và các ca khúc với lối trình
diễn nhẹ nhàng của các giọng ca Thái
Thanh, Thái Hằng, đệm bằng đàn guitare,
mandoline, kèn harmonica… ở nhiều vùng,
cả trong các khu kháng chiến, cho thấy,
phải chăng, nhạc nhẹ đã gần gũi lắm với
nền âm nhạc Việt Nam ngay từ khi hình
thành nền Tân nhạc.
2.4.2. Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ

Sau thắng lợi kháng chiến chống Pháp,
nước ta chia thành hai miền Nam Bắc.
Trong khi âm nhạc miền Bắc đi theo phong
cách nghiêm túc, bác học của các nước xã
hội chủ nghĩa thì âm nhạc miền Nam tiếp
nhận sự lan tràn của nhạc nhẹ Âu Mỹ. Lối
sống Mỹ được đưa vào ảnh hưởng khơng ít
67


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 73 (01/2021)

đến đời sống văn hố quần chúng. Để duy
trì cuộc chiến tranh cũng như phục vụ nhu
cầu của sĩ quan, binh lính, Mỹ đã đầu tư,
viện trợ kinh phí cho các hoạt động kinh tế,
văn hố. Được mệnh danh là “hịn ngọc
Viễn Đơng”, Sài Gịn đã trở thành trung
tâm văn hố lớn lúc bấy giờ. Các loại hình
sinh hoạt giải trí phát triển, phịng trà, vũ
trường hoạt động mạnh mẽ, các phương
tiện hiện đại như nhạc cụ điện tử góp phần
mở ra một lối cảm thụ âm nhạc mới. Các
ca khúc nước ngoài phổ biến rộng rãi,
người nghe không mấy quan tâm đến lời
ca, họ bị thu hút bởi tiết tấu, nhịp điệu của
bài hát trình diễn bởi thể loại nhạc Pop,
Rock, Jazz… được gọi là “nhạc trẻ” lúc

bấy giờ. Nó trở thành loại nhạc thịnh hành,
thu hút giới thanh niên, trí thức. Nhiều
người Việt Nam yêu thích âm nhạc đã
được ngấm dần hơi nhạc mới, họ tìm hiểu
lối kết cấu của một bài nhạc phương Tây
khác với bài nhạc truyền thống như thế nào
để từ đó cho ra đời các ca khúc mang
phong cách nhạc nhẹ được đơng đảo quần
chúng u thích.
2.4.3. Giai đoạn từ 1975
Sau 1975, đất nước hồn tồn giải
phóng bắt đầu cơng cuộc xây dựng, khơi
phục đất nước, loại hình giải trí như phim
ảnh, khiêu vũ, các quán bar cũng bị hạn
chế hoạt động và tất nhiên các loại nhạc
nhảy, nhạc nước ngoài trở thành “nhạc
cấm”. Tuy nhiên, tiết tấu, nhịp điệu mà âm
nhạc Tây Âu mang vào vẫn được sử dụng
trong các sáng tác của các nhạc sĩ trong
giai đoạn này nhưng được chọn lọc để phù
hợp với nội dung tác phẩm. Năm 1986, đất
nước bước vào giai đoạn “đổi mới”. Từ lúc
này, nhiều ca khúc “nhạc trẻ” ở Thành phố
Hồ Chí Minh được ra đời, làm thay đổi
nhiều tư duy trong giới âm nhạc về “nhạc
trẻ”, “nhạc nhẹ”.

Nhạc nhẹ được chọn lọc và phát triển
theo xu thế của xã hội khi việc tiếp xúc và
giao lưu văn hóa với nước ngoài trở nên dễ

dàng và thường xuyên, người dân có thể
tiếp cận thơng tin cũng như hiểu thêm
nhạc nhẹ của các nước trên thế giới. Nhạc
hoà tấu, độc tấu mang phong cách
semiclassique rất được ưa chuộng trong
khoảng thập niên 80-90 với các tên tuổi
như Goya, Paul Mauriat, Richard
Clayderman; các ban nhạc chuyên trình
diễn các thể loại Pop, Rock, Jazz, Blue…
được công chúng yêu nhạc Việt Nam biết
đến ngày càng nhiều. Sự nhập cảng ồ ạt các
phương tiện nghe nhìn hiện đại, các phịng
hát karaoke, kỹ thuật sản xuất băng đĩa
ngày càng tân tiên tiến đã đưa âm nhạc đại
chúng lên ngôi. Những buổi lễ, tiệc long
trọng, ban nhạc phục vụ khơng chỉ trình
diễn các tác phẩm kinh điển, các tác phẩm
nhạc nhẹ hay nhạc kinh viện được biên
soạn lại cũng được yêu cầu rất nhiều. Có
thể thấy, “nhạc nhẹ” đã mở một lối đi riêng,
trở thành dòng nhạc thịnh hành, được cơng
chúng u thích qua nhiều thập kỷ.
2.5. Nhạc nhẹ trong môi trường đào
tạo âm nhạc chuyên nghiệp
Nhạc viện Hà Nội và Nhạc viện Thành
phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm đào tạo
âm nhạc chuyên nghiệp lớn trong cả nước,
Nhạc viện Hà Nội đã mở khoa nhạc Jazz
nhằm đào tạo các nghệ sĩ có khả năng trình
diễn độc tấu, hoà tấu thể loại nhạc này.

Miền Nam đã có một q trình dài tiếp xúc
với nhạc nhẹ của phương Tây do đó phong
trào nhạc nhẹ tại miền Nam phát triển
mạnh hơn miền Bắc rất nhiều. Vào những
năm 80-90, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí
Minh (lúc này mang tên Trường Quốc gia
Âm nhạc) đã thành lập một dàn nhạc thính
phịng trình diễn nhạc theo phong cách bán
cổ điển với 25 biên chế dàn nhạc, đã nhận
68


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

được sự ủng hộ nhiệt liệt từ cơng chúng.
Các buổi trình diễn nhạc nhẹ được tổ chức
hàng tuần góp phần mở ra một loại hình
giải trí lành mạnh, nâng cao trình độ dân trí
trong cơng chúng u nhạc. Sau một thời
gian hoạt động, vì những điều kiện kinh tế,
dàn nhạc phải tạm ngưng hoạt động. Các
nghệ sĩ yêu thích thể loại nhạc này đã tổ
chức thành các nhóm nhỏ trình diễn trong
các buổi lễ, nhà hàng với hình thức
“Divertimento” (nhạc trị chuyện), trình
diễn các tác phẩm được biên soạn lại từ tác
phẩm kinh viện. Đến năm 2011, Nhạc viện
Thành phố Hồ Chí Minh chính thức thành

lập khoa Nhạc nhẹ và Âm nhạc công nghệ
với mục tiêu đào tạo giảng dạy các loại
nhạc thịnh hành như Pop, Rock, Jazz và
nghiên cứu âm nhạc công nghệ, một ngành
học mà nhu cầu xã hội đang rất quan tâm.
3. Kết luận
Nhạc nhẹ Việt Nam trải qua 2 thời kỳ
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là
một nguồn nhạc mới có ảnh hưởng sâu
rộng và trở thành món ăn tinh thần trong
đời sống văn hố nghệ thuật của quần
chúng. Vì tính chất nhẹ nhàng, sự đơn giản
dễ hiểu cùng nhiều thể loại phong phú và
đa dạng, thể loại âm nhạc này đã chiếm lĩnh
thị trường nghe nhìn suốt bao thập kỷ qua.
Thực tiễn đời sống ca nhạc của nhân dân
trong suốt hàng chục năm qua, nhất là từ

khi nước ta thực hiện chủ trương mở cửa,
giao lưu quốc tế rộng rãi, thì điều kiện để
tiếp cận với các loại hình âm nhạc thế giới
ngày càng trở nên phổ biến hơn. Cũng
không thể không thừa nhận rằng, đã có
những thời điểm, cơng chúng ca nhạc chịu
sự lơi cuốn ào ạt của nhiều đợt sóng ca
nhạc hải ngoại, nhạc nhẹ quốc tế, kể cả
những khuynh hướng nhạc nhẹ phương
Tây. Rõ ràng, trong giai đoạn hiện thời, đời
sống ca nhạc của nhân dân đang cần thiết
những “món ăn” hợp với trình độ thẩm mĩ

đương thời. Tình trạng lan tràn của các loại
hình âm nhạc nước ngồi vào Việt Nam,
trong một chừng mực nào đó, đã chứng tỏ
“thị trường âm nhạc” Việt Nam đang khan
hiếm “sản phẩm âm nhạc” hợp với nhu cầu.
Nhạc nhẹ Việt Nam là một đối tượng
nghiên cứu cịn khá mới mẻ và chưa thể nói
là một đối tượng âm nhạc đã hoàn thiện. Để
tiếp cận nhạc nhẹ, những người làm công
tác giáo dục âm nhạc cần có sự chọn lọc và
định hướng đúng. Hiện nay, xu hướng học
và chơi nhạc nhẹ ở Việt Nam ngày càng
phát triển, để có thể hướng người nghe đến
loại hình “nhạc nhẹ” lành mạnh, có một cái
nhìn đúng đắn, nâng cao trình độ dân trí,
các ban ngành, các trường đào tạo âm nhạc
chun nghiệp cần có những kế hoạch,
chương trình đào tạo bài bản, nghiên cứu về
thể loại nhạc nhẹ này một cách nghiêm túc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lan Hương dịch. (2002). Các thể loại Âm nhạc. NXB Văn Hóa
Cửu Long Giang. (1977). Thực chất của cái gọi là Nghệ thuật Âm nhạc Sài Gòn cũ. tr.691.
Hợp tuyển tài liệu Nghiên cứu - Lý luận - Phê bình. Hà Nội.
Dương Viết Á. (1982). Thị hiếu âm nhạc, tr.956. Hợp tuyển tài liệu Nghiên cứu - Lý luận Phê bình. Hà Nội.

69


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY


No. 73 (01/2021)

Lê Lôi. (1987). Nhạc nhẹ và ca khúc, tr.120. Hợp tuyển tài liệu Nghiên cứu - Lý luận - Phê
bình. Hà Nội
Nguyễn Thị Nhung. (1996). Thể loại âm nhạc. Nhạc viện Hà Nội. NXB Âm nhạc.
Phạm Đình Sáu. (1978). Bàn thêm về nhạc nhẹ, tr.712. Văn hoá nghệ thuật, số 1. Hợp
tuyển tài liệu Nghiên cứu - Lý luận - Phê bình. Hà Nội.
Phạm Hoàng Gia. (1987). Tâm lý thanh niên và nhạc trẻ, tr.86. Tạp chí Nghiên cứu văn
hố nghệ thuật, số 3. Hợp tuyển tài liệu Nghiên cứu - Lý luận - Phê bình. Hà Nội.
Phúc Minh. (1977). Nhạc nhẹ, tr.695. Văn hoá nghệ thuật, số 10. Hợp tuyển tài liệu Nghiên
cứu - Lý luận - Phê bình. Hà Nội.
Tú Ngọc. (1987). Nghĩ về hướng đi của nhạc nhẹ Việt Nam, tr.156. Hợp tuyển tài liệu
Nghiên cứu - Lý luận - Phê bình, Hà Nội.
Nguyễn Đình tấn. (1977). Góp thêm về nhạc nhẹ, tr.703. Văn hóa nghệ thuật, số 12. Hợp
tuyển tài liệu Nghiên cứu - Lý luận - Phê bình. Hà Nội.
Vũ Tự Lân. (1998). Nhạc nhẹ du nhập và phát triển. Tạp chí Âm nhạc, số 4, tr.437. Hợp
tuyển tài liệu Nghiên cứu - Lý luận - Phê bình. Hà Nội.
Ngày nhận bài: 22/3/2020

Biên tập xong: 15/01/2021

70

Duyệt đăng: 20/01/2021



×