Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Một số vấn đề lí luận về hoạt động cố vấn học tập tại trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.05 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 73 (01/2021)
No. 73 (01/2021)
Email: ; Website: />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Some theoretical issues of academic advising activities at the university
ThS. Lý Kiều Hưng
Trường Đại học Sài Gịn
TĨM TẮT
Hoạt động cố vấn học tập là hoạt động quan trọng và cần thiết tại trường đại học nhằm giúp đỡ sinh
viên trong quá trình học tập, rèn luyện. Đây là hoạt động mà cố vấn học tập thực hiện chức năng tư vấn,
trợ giúp sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, định hướng nghề nghiệp cũng như quản lí sinh
viên về mọi mặt. Bài viết này phân tích các nội dung có liên quan đến hoạt động cố vấn học tập tại
trường đại học nhằm xây dựng cơ sở lí luận để khảo sát thực trạng.
Từ khóa: cố vấn học tập, hoạt động cố vấn học tập, sinh viên, trường đại học
ABSTRACT
At a university, academic advising activities are important and essential for students’ learning and
training. Academic advisors play a vital role in performing student management as well as supporting
students in their study, research and career guidance. This article analyzes the contents of academic
advising activities at the university in order to provide a theoretical basis for a comprehensive survey.
Keywords: academic advisor, academic advising, student, university

học, tự nghiên cứu; đồng thời, người học
phải đề ra kế hoạch học tập phù hợp nhằm
hồn thành chương trình học trên cơ sở tư


vấn, định hướng, trợ giúp của giảng viên
và cố vấn học tập (CVHT).
CVHT là mắt xích quan trọng trong
mối liên hệ giữa sinh viên (SV), trường đại
học và chương trình đào tạo (Trần Thị
Minh Đức, Kiều Anh Tuấn, 2012). CVHT
thực hiện vai trị của mình trong tư vấn, trợ
giúp SV giải quyết khó khăn khi học tập và
rèn luyện tại trường đại học bằng việc đưa
ra lời khuyên, tư vấn, trợ giúp hoặc khích
lệ, động viên. Hiện nay, các trường đại học
đã ban hành văn bản quy định về CVHT và

1. Đặt vấn đề
Giáo dục đại học là cấp học đóng vai
trị quan trọng, cung cấp nguồn nhân lực
lao động bậc cao cho xã hội. Vì vậy, Việt
Nam cũng như các quốc gia khác trên thế
giới đều xác định rõ vai trò của cấp học
này, từ đó đề ra các nội dung, chiến lược
phát triển phù hợp. Giáo dục đại học Việt
Nam hiện nay đã có sự thay đổi rõ rệt khi
chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang
đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Với đặc trưng
lấy người học làm trung tâm trong quá
trình dạy học, nhằm phát huy tính chủ
động, tích cực của người học. Phương thức
này đòi hỏi người học coi trọng việc tự
Email:


81


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 73 (01/2021)

hoạt động CVHT nhằm tạo cơ sở pháp lí để
nhà trường và những người được phân
công làm CVHT đối với SV, lớp SV được
giao phụ trách.
Bài viết này phân tích sự cần thiết của
hoạt động CVHT tại trường đại học và các
nội dung cụ thể của hoạt động CVHT, các
điều kiện để thực hiện cũng như các yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động này.
2. Sự cần thiết và nội dung hoạt
động cố vấn học tập tại trường đại học
2.1. Sự cần thiết của hoạt động cố
vấn học tập tại trường đại học
2.1.1. Đối với sinh viên
Phương thức đào tạo theo hệ thống tín
chỉ khi được triển khai thực hiện mang lại
nhiều lợi ích cho SV, nhưng cũng đặt ra
những đòi hỏi, thách thức đối với SV.
Thực tế cho thấy còn tồn tại một bộ phận
SV chưa thật sự thích nghi với mơi trường
giáo dục đại học, từ đó gây ra những trở
ngại trong quá trình học tập và rèn luyện;
địi hỏi cần có sự tư vấn, trợ giúp từ nhiều

nguồn, trong đó có CVHT. CVHT là người
có ảnh hưởng trực tiếp đến q trình học
tập, rèn luyện cũng như định hướng nghề
nghiệp của SV tại trường đại học, “là
người định hướng, tư vấn, giám sát hoạt
động học tập của SV” (Trần Thị Minh
Đức, và cộng sự, 2012, tr.83). Có thể thấy
vai trị của CVHT đối với SV được thể
hiện qua việc: 1) giúp SV nắm được
chương trình đào tạo; tư vấn, hướng dẫn
SV lập và thực hiện kế hoạch học tập; 2)
giúp SV hiểu và thực hiện đầy đủ nhiệm
vụ, quyền hạn trong quá trình học tập và
rèn luyện tại trường; 3) giúp SV nhận biết
về phẩm chất, năng lực của bản thân để
định hướng nghề nghiệp tương lai; 4) giúp
SV có được lời khuyên, tư vấn nhằm phát
huy vai trò, khả năng của bản thân trong
quá trình học tập và rèn luyện; 5) giúp SV

tiếp nhận nhanh chóng, kịp thời các thơng
tin từ nhà trường; 6) giúp SV đề xuất
những ý kiến phản hồi, nguyện vọng chính
đáng với nhà trường.
2.1.2. Đối với trường đại học
Đối với trường đại học, CVHT là cầu
nối giữa nhà trường với SV nhằm triển
khai nhanh chóng, kịp thời những thơng tin
có liên quan đến SV; đồng thời, trường đại
học nắm bắt thông tin phản hồi từ SV về

chương trình đào tạo, hoạt động giảng dạy,
cơ sở vật chất, trang thiết bị.v.v. Bên cạnh
đó, thơng qua hoạt động CVHT, trường đại
học thực hiện tốt công tác đào tạo và quản
lí SV một cách tồn diện, góp phần thực
hiện nhiệm vụ của trường, đáp ứng những
yêu cầu mục tiêu giáo dục đại học trong
đào tạo nhân lực. Vai trò của hoạt động
CVHT đối với trường đại học được thể
hiện qua việc: 1) giúp trường đại học quản
lí người học một cách sâu sát và hiệu quả;
2) giúp trường đại học triển khai các thơng
tin, nội dung có liên quan đến SV nhanh
chóng, kịp thời; 3) giúp trường đại học
nắm được thông tin phản hồi từ SV.
2.2. Nội dung hoạt động cố vấn học
tập tại trường đại học
Căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn
của giảng viên và SV được quy định tại
Luật Giáo dục đại học năm 2012, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại
học năm 2018, Điều lệ trường đại học, Quy
chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy
theo hệ thống tín chỉ, Quy định về hoạt
động nghiên cứu khoa học của SV trong
các cơ sở giáo dục đại học, Quy chế đánh
giá kết quả rèn luyện của người học được
đào tạo trình độ đại học hệ chính quy; có
thể khái qt nội dung hoạt động CVHT tại
trường đại học bao gồm bảy nội dung cơ

bản sau đây:
2.2.1. Hoạt động tư vấn, trợ giúp sinh
82


LÝ KIỀU HƯNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

nhìn nhận đúng đắn phương pháp học ở
bậc đại học và giúp đỡ SV hình thành thái
độ học tập tích cực, cụ thể: 1) tư vấn, giúp
đỡ sinh viên rèn luyện phương pháp, kĩ
năng học tập hiệu quả; 2) tư vấn, giúp đỡ
sinh viên hình thành kĩ năng quản lí tiến độ
học tập; 3) tổ chức hoạt động của lớp để
giúp đỡ sinh viên trong học tập.
c. Nhắc nhở, hỗ trợ sinh viên điều
chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp với
năng lực, hồn cảnh của bản thân
Trong q trình thực hiện nhiệm vụ
học tập, SV có thể gặp những khó khăn
cần được giải quyết như chưa có thái độ
học tập đúng đắn, chưa nắm được chương
trình đào tạo, gặp vấn đề trong đăng kí
mơn học, v.v. Từ đó, CVHT cần thực hiện
việc tư vấn, trợ giúp SV điều chỉnh kế
hoạch học tập phù hợp với bản thân;
nhằm mục đích cuối cùng là hoàn thành
nhiệm vụ học tập và rèn luyện tại trường

đại học. Các nội dung cụ thể bao gồm: 1)
thường xuyên quan tâm, trợ giúp sinh
viên trong điều chỉnh kế hoạch học tập; 2)
tư vấn, trợ giúp kịp thời sinh viên bị cảnh
báo kết quả học tập; 3) phối hợp tốt với
ban cán sự lớp và đoàn thể để giúp đỡ
sinh viên gặp khó khăn.
2.2.2. Hoạt động tư vấn, trợ giúp sinh
viên trong nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học
(NCKH) là một bộ phận trong quá trình
học tập và rèn luyện của SV tại trường đại
học. Hoạt động này được thực hiện nhằm
mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo; phát
huy tính năng động, sáng tạo, khả năng
NCKH của SV, hình thành năng lực tự học
cho SV; góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm.
Thơng qua hoạt động NCKH, SV từng
bước vận dụng những tri thức khoa học đã
biết, phương pháp luận, phương pháp
nghiên cứu để tìm tòi, khám phá hoặc giải

viên trong học tập
a. Tư vấn, trợ giúp sinh viên trong lập
kế hoạch học tập
Hiện nay, SV thường học tập theo kế
hoạch chung của trường đại học ở học kì
đầu tiên, sau đó tự đăng kí mơn học ở
những học kì sau. Điều này địi hỏi SV sự
chủ động, kĩ năng lập kế hoạch để sớm đề

ra kế hoạch học tập của bản thân trên cơ sở
tư vấn, trợ giúp của CVHT. Kế hoạch học
tập hợp lí sẽ tạo điều kiện cho SV có thể
hồn thành nhiệm vụ học tập theo đúng lộ
trình đã đề ra. CVHT hỗ trợ một cách có
hiệu quả nhất cho SV trong việc đưa ra
những quyết định đúng đắn, từ đó góp
phần vào sự phát triển và tự định hướng
của SV (The University of Maine, 2019).
Công tác tư vấn, trợ giúp SV trong lập kế
hoạch học tập của CVHT được thể hiện
qua việc: 1) triển khai, phổ biến kịp thời
chương trình đào tạo; hướng dẫn sinh viên
lập kế hoạch học tập; 2) hướng dẫn sinh
viên trong đăng kí mơn học; 3) giải đáp các
thắc mắc của sinh viên liên quan đến
chương trình đào tạo.
b. Tư vấn, trợ giúp sinh viên trong
hình thành thái độ học tập tích cực
SV, nhất là SV năm thứ nhất, có thói
quen học tập ảnh hưởng nhiều từ bậc học
phổ thông. Thái độ học tập đối với các môn
học không giống nhau, thường đề cao một
số môn và xem thường những môn khác,
tùy thuộc vào nhận thức và xu hướng nghề
nghiệp của SV (Nguyễn Thị Tứ và cộng
sự, 2012). Điều này dẫn đến việc SV gặp
khó khăn trong học tập. Cũng theo tác giả
Nguyễn Thị Tứ và cộng sự (2012), để hình
thành thái độ học tập đúng đắn ở SV, cần

có những biện pháp mang tính phối hợp và
đồng bộ của các lực lượng giáo dục, trong
đó có CVHT. CVHT là người kịp thời phổ
biến những thơng tin cần thiết để giúp SV
83


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 73 (01/2021)

quyết những vấn đề nảy sinh; qua đó, SV
tiếp tục mở rộng, hồn thiện vốn tri thức
của bản thân. Để có thể trợ giúp SV thực
hiện tốt nhiệm vụ này, CVHT thực hiện
các nội dung bao gồm: 1) triển khai, phổ
biến kịp thời các quy chế, quy định về
NCKH của SV; 2) tư vấn, trợ giúp SV hình
thành phương pháp, kĩ năng NCKH; 3) tư
vấn, trợ giúp SV lựa chọn và thực hiện đề
tài khóa luận, đề tài NCKH.
2.2.3. Hoạt động tư vấn, trợ giúp sinh
viên trong định hướng nghề nghiệp
Định hướng nghề nghiệp đóng vai trị
quan trọng đối với SV trong việc lựa chọn
chuyên ngành, lựa chọn nơi thực tập và tìm
kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Theo tác
giả Trần Thị Minh Đức và Lê Thị Thanh
Thủy (2012): “Ở tất cả các năm, hầu hết
nội dung tư vấn của sinh viên đều tập trung

chủ yếu vào vấn đề học tập, định hướng
nghề nghiệp” (tr.181). Điều đó cho thấy sự
cần thiết của việc tư vấn, định hướng nghề
nghiệp đối với SV. Trên thực tế, nhiều SV
khi học tập tại trường đại học vẫn chưa có
được định hướng hoặc định hướng chưa
đầy đủ về nghề nghiệp mà ngành học đào
tạo. Từ đó, dẫn đến việc SV chưa có thái
độ, hứng thú và động lực học tập hợp lí;
gây ra những khó khăn, thậm chí là tình
trạng SV bỏ dở việc học giữa chừng. Vai
trị của cố vấn học tập lúc này được phát
huy nhằm mục đích định hướng rõ nét cho
sinh viên về nghề nghiệp tương lai mà
ngành học đang đào tạo thông qua việc trả
lời những câu hỏi: học ngành này ra làm gì,
vị trí việc làm của người học sau khi tốt
nghiệp, khả năng học tập và nâng cao trình
độ sau khi tốt nghiệp của ngành này là gì,
v.v. Các nội dung tư vấn, trợ giúp SV có
liên quan đến định hướng nghề nghiệp
được CVHT thực hiện gồm: 1) thực hiện
việc triển khai, phổ biến về chuẩn đầu ra

của chương trình đào tạo; 2) giải đáp kịp
thời các thắc mắc của SV liên quan đến
định hướng nghề nghiệp; 3) tư vấn, trợ
giúp SV lựa chọn nơi thực tập tốt nghiệp.
2.2.4. Hoạt động tư vấn, trợ giúp sinh
viên trong rèn luyện

Bên cạnh nhiệm vụ học tập, trong quá
trình học tại trường đại học, SV phải thực
hiện nhiệm vụ của họ trong rèn luyện. Mục
đích của hoạt động rèn luyện tại trường đại
học nhằm giúp SV phát triển và hoàn thiện
nhân cách của bản thân thông qua việc
tham gia các hoạt động học tập, NCKH,
các hoạt động ngoại khóa, v.v. Đồng thời,
hoạt động này cũng giúp SV hình thành ý
thức và thái độ học tập đúng đắn, giúp SV
rèn luyện tinh thần vượt khó, phấn đấu
vươn lên trong học tập. Việc đánh giá kết
quả rèn luyện của SV được thực hiện bao
gồm những nội dung về ý thức tham gia
học tập; ý thức chấp hành nội quy, quy chế,
quy định; ý thức tham gia các hoạt động; ý
thức công dân trong quan hệ cộng đồng và
kết quả khi tham gia công tác cán bộ lớp,
đồn thể. Vai trị của CVHT được thực
hiện nhằm trợ giúp SV đạt được kết quả tốt
nhất trong rèn luyện thông qua những nội
dung cụ thể gồm: 1) thực hiện việc triển
khai, phổ biến các quy chế, quy định về
đánh giá kết quả rèn luyện của SV; 2)
thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, động
viên SV tham gia tích cực các hoạt động
rèn luyện; 3) phối hợp tốt với ban cán sự
lớp và đoàn thể để tổ chức các hoạt động
cho SV tham gia.
2.2.5. Hoạt động tư vấn, trợ giúp sinh

viên các vấn đề liên quan đến đời sống
sinh viên
Khi tham gia học tập tại môi trường
đại học, SV đã bắt đầu rèn luyện cho bản
thân cuộc sống tự lập, tự khám phá bản
thân nhằm thích nghi với mơi trường giáo
84


LÝ KIỀU HƯNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

dục mới này. Ở lứa tuổi này, SV tuy đã có
những đặc điểm nhận thức tương đối đầy
đủ nhưng vẫn còn gặp khó khăn trong
nhiều vấn đề của cuộc sống học đường như
phương pháp học tập, cách cư xử và giao
tiếp, chấp hành kỉ luật của trường, quan
niệm về thành công và hạnh phúc.v.v.
(Nguyễn Thị Tứ và cộng sự, 2012). Những
yếu tố khác như việc tìm kiếm việc làm
thêm, phịng trọ, vấn đề về tâm lí, quản lí
thời gian... cũng tác động khơng nhỏ đến
SV. Điều đó dẫn đến thái độ, kết quả học
tập và rèn luyện tại trường đại học của SV
cũng sẽ bị ảnh hưởng. Với vị trí người đi
trước cũng như vai trò trong việc tư vấn,
trợ giúp SV, CVHT thực hiện việc trợ giúp
SV trong các mặt có liên quan đến đời

sống qua các việc như: 1) nắm bắt, tìm hiểu
kịp thời hồn cảnh của SV; 2) quan tâm,
trợ giúp SV gặp khó khăn trong cuộc sống;
3) vận động các nguồn lực để giúp đỡ SV
gặp khó khăn.
2.2.6. Hoạt động quản lí sinh viên
Bên cạnh việc tư vấn, trợ giúp SV
trong học tập, NCKH và định hướng nghề
nghiệp, CVHT còn được trường đại học
giao nhiệm vụ quản lí SV. Mục đích của
hoạt động quản lí SV nhằm đảm bảo SV
thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong
quá trình học tập, rèn luyện tại trường đại
học theo các văn bản quy định. CVHT là
người trợ giúp SV thực hiện nhiệm vụ và
quyền của bản thân với các hoạt động gắn
liền với những vấn đề có liên quan đến SV
và lớp SV mình phụ trách. Các hoạt động
cụ thể mà CVHT thực hiện để quản lí SV
bao gồm: 1) thực hiện cơng tác quản lí lớp;
2) thực hiện quản lí hoạt động của ban cán
sự lớp; 3) thực hiện đánh giá kết quả rèn
luyện của SV; 4) thực hiện việc sinh hoạt
lớp định kì, tổ chức đối thoại với SV; 5)
phối hợp tốt với trợ lí khoa và giảng viên,

với các tổ chức đoàn thể để theo dõi, đánh
giá toàn diện SV; 6) phối hợp tốt với các
đơn vị có liên quan như Phịng Đào tạo,
Phịng Cơng tác SV... để thực hiện các hoạt

động liên quan đến SV.
2.2.7. Các hoạt động khác của cố vấn
học tập
Ngoài những nội dung hoạt động có
liên quan trực tiếp đến SV, CVHT cịn thực
hiện những hoạt động khác có liên quan
theo u cầu của khoa/ngành, của trường
đại học. Các nội dung cụ thể bao gồm: 1)
báo cáo đầy đủ, kịp thời cho khoa và nhà
trường về hoạt động CVHT; 2) tham gia
đầy đủ các cuộc họp, tập huấn về hoạt
động CVHT; 3) xây dựng và thực hiện kế
hoạch hoạt động CVHT; 4) trang bị, cập
nhật bộ công cụ của CVHT; 5) xây dựng
tốt kênh liên lạc, giao tiếp với SV.
2.3. Các điều kiện để thực hiện hoạt
động cố vấn học tập tại trường đại học
2.3.1. Đội ngũ cố vấn học tập
Để triển khai hoạt động CVHT, các
trường đại học cần có đội ngũ CVHT để
thực hiện nhiệm vụ. Tùy vào quan điểm
của từng trường mà các nội dung có liên
quan đến CVHT có sự khác nhau, cụ thể:
- Tiêu chuẩn chức danh CVHT thường
được thể hiện qua các tiêu chí cụ thể như là
giảng viên, chun viên quản lí đào tạo
đang cơng tác tại trường ĐH đó; đã hết thời
gian tập sự; tốt nghiệp đại học cùng ngành
với lớp SV phụ trách; có hiểu biết về
chương trình đào tạo, quy định có liên

quan đến công tác đào tạo và CVHT; đã
tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng về
cơng tác CVHT; có tinh thần trách nhiệm,
nhiệt tình đối với nhiệm vụ được giao; có
kinh nghiệm trong giảng dạy, quản lí SV;
khơng vi phạm dẫn đến bị xử lí kỉ luật.
- Trách nhiệm của CVHT được quy
định trong các văn bản hướng dẫn về hoạt
85


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 73 (01/2021)

động CVHT và bao gồm: chấp hành tốt
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước và quy chế, quy định của
trường đại học; thực hiện tốt nội dung về
CVHT; triển khai đầy đủ thơng tin đến lớp
SV phụ trách; có tinh thần, thái độ làm việc
nghiêm túc, có trách nhiệm; lắng nghe, tơn
trọng ý kiến của SV, đồng nghiệp; ln tìm
hiểu, cập nhật thơng tin có liên quan đến
hoạt động CVHT, bồi dưỡng về chuyên
môn nghiệp vụ; phối hợp tốt với các đơn
vị, cá nhân có liên quan.
- Quyền hạn của CVHT là một số
quyền hạn nhất định mà CVHT có nhằm
làm tốt trách nhiệm được giao, thường tập

trung vào các nội dung: được cung cấp các
thơng tin về chương trình đào tạo; được
yêu cầu trang bị phương tiện, bộ công cụ...;
được quyền tổ chức, thực hiện những hoạt
động CVHT đối với lớp SV phụ trách;
được quyền đề nghị cá nhân, đơn vị có liên
quan cung cấp thơng tin cần thiết; được
tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ;
được quyền kiến nghị ý kiến chính đáng;
được hưởng các chế độ, chính sách theo
quy định.
2.3.2. Cơ sở vật chất và tài chính
Trường đại học cần đảm bảo điều kiện
về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động
CVHT, thể hiện qua việc cung cấp phịng
họp, hệ thống máy tính và mạng máy tính.
Điều kiện tài chính được hiểu là phụ
cấp trách nhiệm, tiền quy đổi số tiết cơng
tác, kinh phí cơng tác, kinh phí khen
thưởng... để thực hiện hoạt động CVHT.
Mục đích nhằm giúp cho hoạt động CVHT
được thực hiện một cách hiệu quả, thuận
lợi hơn.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động cố vấn học tập tại trường đại học
2.4.1. Các yếu tố thuộc về cố vấn học
tập

- Nhận thức của CVHT về sự cần thiết
của hoạt động CVHT là yếu tố quan trọng

trong quá trình triển khai hoạt động CVHT
tại trường đại học. CVHT cần nhận thức
đúng và đầy đủ sự cần thiết của hoạt động
CVHT để đề ra các biện pháp thích hợp
nhằm hồn thành tốt nhiệm vụ được giao,
mang lại hiệu quả của công tác này cho SV
và cho trường đại học.
- Năng lực thực hiện nhiệm vụ của
CVHT là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả thực hiện nhiệm vụ của CVHT.
Năng lực thực hiện nhiệm vụ của CVHT
được thể hiện qua những hiểu biết, kiến
thức về hoạt động này và những kĩ năng để
triển khai khi thực hiện nhiệm vụ. Nếu
CVHT có năng lực tốt thì chất lượng của
công tác CVHT cũng sẽ đáp ứng tốt những
yêu cầu đặt ra.
- Phẩm chất, ý thức của CVHT được
thay đổi từ nhận thức đúng và đầy đủ về sự
cần thiết của hoạt động CVHT. Điều này
được thể hiện qua tinh thần, thái độ làm việc
nghiêm túc, có trách nhiệm của CVHT; giải
quyết công việc khách quan, công khai,
minh bạch. Đây sẽ là yếu tố thuận lợi giúp
cho hoạt động CVHT tại trường đại học
được thực hiện một cách có hiệu quả.
2.4.2. Các yếu tố thuộc về sinh viên
- Nhận thức của SV về sự cần thiết của
hoạt động CVHT, tương tự như CVHT, SV
cần được nhận thức đúng và đầy đủ để phối

hợp tốt với CVHT trong thực hiện nhiệm
vụ. Qua đó, giúp cho hoạt động này được
thực hiện một cách sâu sát và hiệu quả,
đảm bảo quyền lợi của người học.
- Ý thức của SV thường được biểu hiện
qua việc SV có tinh thần trách nhiệm cao,
chủ động trong thực hiện nhiệm vụ của
người học, phát huy tốt vai trò và khả năng
của bản thân, phối hợp với CVHT trong
hoạt động CVHT, sẽ là điều kiện thuận lợi
86


LÝ KIỀU HƯNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

giúp cho hoạt động này được thực hiện có
hiệu quả tại trường đại học.
- Sĩ số SV của lớp phụ trách đơng
thường gây ra khó khăn cho CVHT nắm bắt
hồn cảnh, đặc điểm cũng như sở trường
của từng SV. Từ đó, hoạt động tư vấn, trợ
giúp cho SV chưa đáp ứng tốt theo u cầu
đặt ra, thậm chí xảy ra tình trạng bỏ sót SV.
- Hoạt động của ban cán sự lớp, tổ
chức đoàn thể của lớp tạo điều kiện hỗ trợ,
giúp đỡ CVHT nắm bắt và kịp thời
phản ánh những vấn đề liên quan đến lớp,
đến SV.

2.4.3. Các yếu tố thuộc về trường và
khoa
- Sự quan tâm quản lí của trường,
khoa đối với hoạt động CVHT thông qua
việc ban hành văn bản hướng dẫn hoặc chỉ
đạo trực tiếp đều có ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động CVHT tại trường đại học.
Cán bộ quản lí ở cấp nào sẽ có chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện công tác
lãnh đạo tương ứng ở cấp đó.
- Hệ thống văn bản pháp lí quy định về
hoạt động CVHT là cơ sở pháp lí trong
thực hiện hoạt động CVHT tại trường đại
học. Văn bản quy định càng cụ thể, rõ
ràng, càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc
triển khai thực hiện hoạt động, giúp những
người có trách nhiệm liên quan nắm được
nhiệm vụ và quyền hạn của bản thân khi
thực hiện.
- Điều kiện cơ sở vật chất và tài chính
của trường hỗ trợ cho hoạt động CVHT là
yếu tố nguồn lực không thể thiếu bên cạnh
nhân lực để thực hiện hoạt động CVHT tại
trường đại học. Điều kiện về cơ sở vật chất
và tài chính cho hoạt động CVHT cao hay
thấp đều ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu
quả hoạt động này.
- Chế độ, chính sách của trường cho

đội ngũ CVHT là yếu tố mang tính chất địn

bẩy, động lực nhằm giúp cho CVHT thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao. Yếu tố này
được thể hiện qua các quyền lợi mà những
người thực hiện nhiệm vụ này có được.
- Sự phối hợp của các đơn vị chức
năng trong hoạt động CVHT như Phòng
Đào tạo, Phòng Công tác sinh viên... nhằm
hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động CVHT được thực hiện hiệu quả, cung
cấp những thơng tin cần thiết để CVHT
hồn thành được nhiệm vụ được giao.
- Sự phối hợp của các tổ chức chính trị
- xã hội trong hoạt động CVHT như Đồn
Thanh niên, Hội sinh viên... cũng là yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
CVHT, hỗ trợ trường đại học triển khai các
thơng tin, nội dung có liên quan đến SV
cũng như nắm bắt thông tin phản hồi từ
SV về các nội dung có liên quan đến hoạt
động này.
3. Kết luận
Hoạt động CVHT đóng vai trị quan
trọng đối với trường đại học trong bối cảnh
các trường hiện nay đang triển khai đào tạo
theo hệ thống tín chỉ. Hoạt động này giúp
SV thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn
luyện; đồng thời, giúp trường đại học trong
việc góp phần thực hiện nhiệm vụ về giáo
dục và đào tạo. Bài viết đã hệ thống hóa
một số nội dung có liên quan đến hoạt

động CVHT tại trường đại học; qua đó,
góp phần xây dựng hệ thống lí luận về hoạt
động này tại trường đại học, định hướng
cho việc thực hiện hoạt động này trong
thực tiễn. Mặt khác, trên cơ sở lí luận này,
các nhà nghiên cứu có thể xây dựng bộ
cơng cụ khảo sát thực trạng hoạt động
CVHT tại các trường đại học nhằm đề ra
các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt
động này trong thời gian tới.
87


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 73 (01/2021)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2012). Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
trong các cơ sở giáo dục đại học (ban hành kèm Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT).
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo
hệ thống tín chỉ (ban hành kèm Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT).
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được
đào tạo trình độ đại học hệ chính quy (ban hành kèm Thông tư số 16/2015/TTBGDĐT).
Nguyễn Thị Tứ, Lý Minh Tiên, Bùi Hồng Hà, Huỳnh Lâm Anh Chương. (2012). Tâm lý
học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. TP.HCM: NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh.
Quốc hội khóa XIII. (2012). Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13.
Quốc hội khóa XIV. (2018). Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học
số 34/2018/QH14.

The University of Maine. (2019). Falcuty handbook. Truy cập ngày 15/9/2019 từ
/>Thủ tướng Chính phủ. (2014). Điều lệ trường đại học (ban hành kèm theo Quyết định số
70/2014/QĐ-TTg).
Trần Thị Minh Đức. (2012). Cố vấn học tập trong các trường đại học. Hà Nội: NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái, Lê Thị Thanh Thủy, Trần Thu Mai, Vũ Mộng
Đóa, Kiều Anh Tuấn, Ngơ Thúy Hằng. (2012). Xây dựng mơ hình hoạt động của cố
vấn học tập trong đào tạo tín chỉ ở trường đại học Việt Nam (Đề tài nghiên cứu khoa
học trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội).
Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn. (2012). “Cố vấn học tập trong các trường đại học”.
Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn, 28,
23-32.

Ngày nhận bài: 28/5/2020

Biên tập xong: 15/01/2021

88

Duyệt đăng: 20/01/2021



×