Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

SKKN Day hoc tich cuc trong gio on tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.28 KB, 36 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. LỜI NÓI ĐẦU Trong Luật Giáo dục, điều 24.2 có ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Đó là những quan điểm về pháp lý mà mỗi người làm công tác giáo dục chúng ta phải thi hành. Tuy nhiên, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện ở các trường THCS nói chung hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn từ điều kiện cơ sở vật chất và ngay cả nhận thức của giáo viên. Sau một thời gian khá dài, với nội dung chương trình cũ, phương pháp dạy học cũ đã không còn thích hợp với tình hình, mục tiêu của giáo dục hiện nay. Với mục tiêu, nội dung chương trình mới, phương tiện dạy học ngày càng hiện đại đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp. Là một giáo viên có nhiều năm đứng lớp giảng dạy bộ môn Toán và trực tiếp chỉ đạo công tác đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường tôi đã luôn cố gắng nghiên cứu, tìm tòi nhằm đưa công tác đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường đạt hiệu quả cao. Một trong những việc làm cụ thể của tôi là tham gia xây dựng các chuyên đề về phương pháp dạy học. Tôi đã cố gắng hoàn thiện đề tài “Dạy học tích cực trong tình huống tổ chức hoạt động dạy-học ôn tập ở môn Toán THCS” trên cơ sở phát triển một số chuyên đề đã được phép triển khai trong nhà trường. Để hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy cô giáo trường THCS Phù Cừ đặc biệt là các thầy cô giáo nhóm Toán trường THCS Phù Cừ đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện đề tài . Phù Cừ, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Bùi Đăng Thương -1-.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. MỤC LỤC Nội dung Phần 1: Mở đầu I- Cơ sở khoa học. 1- Cơ sở lý luận 1.2 Định hướng đổi mới PP dạy học 1.2 Một số vấn đề cơ bản về dạy học tích cực. 2- Cơ sở thực tiễn II- Mục đích nghiên cứu đề tài III- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu IV- Kế hoạch nghiên cứu 1- Các phương pháp nghiên cứu 2- Kế hoạch cụ thể Phần 2: Nội dung Chương 1: Một số vấn đề về tình huống dạy ôn tập ở môn Toán THCS 1- Phân loại tình huống dạy-học ôn tập 2- Mục đích, yêu cầu giờ ôn tập. Chương 2: Thực trạng việc học và dạy ôn tập môn toán 1- Bảng tóm tắt PPCT Toán THCS 2- Bảng số liệu điều tra thực tiễn. Chương 3: Giải pháp I- Một số kỹ thuật dạy học tích cực 1. Dạy học nhóm 2. Kỹ thuật dạy học bằng bản đồ tư duy II. Một số hình thức tổ chức dạy-học ôn tập chương 1. Hình thức tổ chức 1 2. Hình thức tổ chức 2 Phần 3: Kết luận 1- Kết quả và bài học kinh nghiệm 2-Kết luận và kiến nghị. DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI Viết tắt ĐMPPDH GV HS -2-. Viết đúng Đổi mới phương pháp dạy học Giáo viên Học sinh. Trang 3 3 3 3 3 4 6 6 6 6 7 8 8 8 8 10 10 10 14 14 14 15 18 18 23 29 29 34.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. BĐTD. Bản đồ tư duy. PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU I- CƠ SỞ KHOA HỌC.. 1) Cơ sở lý luận. 1.1- Định hướng đổi mới PPDH môn toán. Định hướng đổi mới PPDH môn Toán trong giai đoạn hiện nay đã được xác định là: “PPDH Toán trong nhà trường các cấp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy” (Chương trình GDPT môn Toán của Bộ GD&ĐT ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD%ĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006) Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông được thực hiện theo các định hướng sau: 1. Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông. 2. Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể. 3. Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh. 4. Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường. 5. Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy- học 6. Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống. 7. Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin (Một số vấn đề đổi mới PP dạy học môn toán THCS - Tôn Thân - Phan Thị Luyến - Đặng Thị Thu Thủy) 1.2) Một số vấn đề cơ bản về dạy học tích cực. 1.2.1 Dạy học tích cực là gì? Dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. "Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. Dạy tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. -3-.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. Học tích cự chỉ xảy ra khi học sinh được trao cơ hội thực hiện các tương tác đề tài chính trong một giai đoạn giáo dục, được động viên để hình thành tri thức hơn là việc nhận tri thức từ việc giới thiệu của giáo viên. Trong một môi trường học tập tích cực, giáo viên là người tạo điều kiện thuận lợi cho việc học chứ không phải là người “đọc chính tả” cho học sinh chép! 1.2.2 Đặc trưng cơ bản của dạy- học tích cực. 1. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. 2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự đọc. 3. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác 4. Kết hợp đánh giá của thày và tự đánh giá của trò. (Một số vấn đề đổi mới PP dạy học môn toán THCS - Tôn Thân - Phan Thị Luyến - Đặng Thị Thu Thủy) Chúng ta đều biết cách học tích cực thì phong phú nhưng có chung một đặc trưng là “Khám phá và Khai phá”, có thể hiểu: 4 cách học “ 1.Học bất kỳ lúc nào 2. Học bất kỳ nơi nào 3. Học bất kỳ người nào 4. Học bất kỳ nguồn nào” 1.2.3 Một số phương pháp dạy-học tích cực thường áp dụng ở môn Toán 1. Phương pháp vấn đáp. 2. Phương pháp luyện tập và thực hành. 3. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. 4. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ 5. Phương pháp dạy học theo dự án.. 1.2.4 Một số kỹ thuật trong dạy học tích cực. 1. Kỹ thuật động não. 2. Kỹ thuật động não công khai. 3. Kỹ thuật động não viêt. 4. Kỹ thuật XYZ (X= số người trong nhóm; Y= số ý kiến mỗi người đưa ra; Z=số phút dành cho mỗi người) 5. Kỹ thuật bể cá (thảo luận nhóm) 6. Kỹ thuật tranh luận phản hồi (chia phe) 7. Kỹ thuật ổ bi (thảo luận nhóm đối kháng, xoay vòng) 8. Kỹ thuật tia chớp. 9. Kỹ thuật xây dựng bản đồ tư duy … -4-.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. (Theo tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, KTĐG theo chuẩn KTKN trong chương trình giáo dục phổ thông- Vụ giáo dục trung học- Tháng 7/2010) 2) Cơ sở thực tiễn. Căn cứ vào ;Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009- 2010, 20102011 của Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên và của Phòng giáo dục huyện Phù Cừ đã khẳng định “Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ trong tâm của năm học” Qua tìm hiểu thực tế cho thấy vấn đề dạy- học ở môn Toán tuy trong năm qua đã chuyển biến tích cực nhưng chưa thực sự đảm bảo được yêu cầu đặt ra. Có thể thấy vì một số lý do: Công tác Quản lý chưa đưa ra được những định hướng có tính thực tiễn, khả thi đối với Phương pháp dạy học. Nhiều chuyên đề sa vào “bệnh” hình thức, xa thực tế. Quản lý trong công tác đánh giá còn chậm so với tốc độ thay đổi của thực tế giáo dục đang diễn ra. Điều này phần nào đã kìm hãm sự phát triển của giáo dục. Các tiêu chí đánh giá giáo viên (theo “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học”) nặng về định tính, thiếu thực tiễn nên sự tác động của công tác đánh giá đến sự thăng tiến về nghề nghiệp của giáo viên còn hạn chế. Nhiều trường THCS chưa thực sự nghiên cứu, đi sâu vào hoạt động học để chỉ dẫn người giáo viên dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập. Nhiều giáo viên còn thiếu mẫu cụ thể, chưa hiểu rõ đổi mới phương pháp là gì, chưa thực sự hiểu được qui trình tổ chức các hoạt động dạy học các tình huống cơ bản … để thực hiện đổi mơí phương pháp dạy và học.Tâm lý ngại thay đổi ở giáo viên, ý thức tự học nâng cao trình độ chuyên môn chưa cao. Một phần nguyên nhân do điều kiện tiếp cận của giáo viên với các phương pháp mới còn hạn chế và kỹ năng sống của chính giáo viên hạn chế. Nhiều GV chưa thực sự hiểu sâu sắc qui trình (các bước) tổ chức các tình huống dạy Toán điển hình.Việc lập kế hoạch cho giờ dạy nhiều giáo viên chưa quan tâm nghiêm túc, nhiều giáo viên copy giáo án của nhau nhằm mục đích “đối phó” với việc kiểm tra là chính. Quan điểm “Có ai lên lớp dạy theo giáo án đâu” vẫn còn phổ biến trong tư tưởng giáo viên. Chính vì vậy, nhiều giờ dạy giáo viên chưa thực hiện đúng yêu cầu KTKN, vượt quá tư duy của trẻ. Nhiều giờ Toán, giáo viên không chú trọng việc dạy tư duy cho học sinh mà chỉ hướng việc dạy theo cách áp đặt “Chữa bài tập” chứ không phải là “dạy bài tập”. Nguyên nhân do GV không thấy được tầm quan trọng hoặc coi thường của việc lập kế hoạch dạy học của từng tiết học. Trước khi lên lớp không dành thời gian thích hợp cho việc xây dựng “dàn ý” cho tiến trình bài giảng. Một nguyên nhân chủ yếu khác nữa là giáo viên thiếu lý luận khoa học giáo dục đặc biệt là lý luận về phương pháp dạy học. -5-.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. Nhiều học sinh, hoạt động giao tiếp, kỹ năng sống rất hạn chế, chưa mạnh dạn nêu chính kiến của mình trong các giờ học, không dám tranh luận nhất là với thầy cô giáo, chưa có thói quen hợp tác trong học tập đã ảnh hưởng rất không tốt đến việc học tập của HS. Có nhiều nguyên nhân cho những hạn chế trên nhưng nguyên nhân chủ yếu là phương pháp giáo dục còn yếu kém. Bản thân tôi từ nhiều năm nay đã tự nghiên cứu vấn đề ĐMPPDH và đã triển khai một số chuyên đề cấp trường về ĐMPPDH, đặc biệt là trong những năm học gần đây, tôi được Sở giáo dục và Đào tạo Hưng yên cử đi các lớp tập huấn tại BGD&ĐT về “Một số vấn đề ĐMPPDH môn toán THCS”. Năm học trước tôi đã triển khai đề tài cấp trường về phương pháp dạy-học môn Toán trong các tình huống điển hình đó là “ Phương pháp dạy học trong tình huống tổ chức hoạt động Dạy-Học định lý, tính chất ở môn Toán”. Cũng trong năm học này, tôi đã bước đầu nghiên cứu về “Dạy học tích cực trong tình huống tổ chức hoạt động Dạy-Học tiết ôn tập ở môn Toán”. Trong các tình huống dạy học điển hình ở môn Toán thì tình huống dạy ôn tập tần số xuất hiện trong chương trình dạy-học rất nhiều hầu như bài dạy nào giáo viên cũng gặp (như:hoạt động nhắc lại kiến thức cũ, hoạt động củng cố bài, ôn tập chủ đề, ôn tập chương…). Vai trò của hoạt động ôn tập ở môn Toán cũng như các bộ môn khác là rất quan trọng. Tuy nhiên, phương pháp nào tổ chức hoạt động dạy-học ôn tập đạt hiệu quả ? Tổ chức theo hướng tích cực như thế nào ? thì đây vẫn là vấn đề khó khăn đối với người dạy. Chính vì lý do đó, Tôi đã chọn đề tài: “DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS”. II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.. - Cụ thể hóa tiến trình các hoạt động Dạy - Học tiết ôn tập chương theo hướng tích cực. - Vận dụng vào trong các tình huống dạy- học điển hình khác theo hướng tích cực. - Làm cơ sở lý luận, cơ sở đánh giá cho giờ dạy-học tiết ôn tập chương. - Vận dụng vào thực tế các nhà trường trên cơ sở đối tượng học sinh, phương tiện dạy học hiện có. III- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.. * Đề tài nghiên cứu về Phương pháp dạy học trong tình huống tổ chức hoạt động Dạy-Học tiết ôn tập chương ở môn Toán. * Nghiên cứu trong phạm vi các tiết ôn tập chương môn toán tập trung vào các khối 7,8,9. -6-.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. * Nghiên cứu trên cơ sở thực hiện là nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục ở trường THCS, các định hướng và quan điểm về ĐMPPDH, các thầy cô giáo và các em học sinh trường THCS Phù Cừ. IV- KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.. a) Phương pháp nghiên cứu: 1/ Phương pháp nghiên cứ lý luận Nghiên cứu một số tài liệu về khoa học phương pháp dạy học, đổi mới PPDH môn toán, quản lý và chỉ đạo của người hiệu trưởng, các văn kiện của Đảng, nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện kế hoạch năm học của các cấp … để xây dựng lý luận cho đề tài. 2/ Nhóm phương pháp thực tiễn Giảng dạy trực tiếp, dự giờ, quan sát, hội thảo, đàm thoại, tổng kết kinh nghiệm để rút ra bài học về việc tổ chức hoạt động Dạy-Học tiết ôn tập ở môn Toán THCS. 3/ Nhóm phương pháp hỗ trợ Điều tra thống kê, lập bảng biểu so sánh dữ liệu đánh giá .... b) Kế hoạch 1/ Đăng ký nghiên cứu chuyên đề “Tổ chức hoạt động Dạy - Học tiết ôn tập chương” với trường THCS Phù Cừ từ đầu năm học 2009-2010. 2/ Thực hiện nhóm phương pháp thực tiễn tại trường THCS Phù Cừ trong năm học 2009-2010-2011. bao gồm: + Điều tra thực tiễn qua học sinh trường THCS Phù Cừ (Từ tháng 12/2010) + Tổ chức chuyên đề cấp Tổ đối với Tổ KHTN, kết hợp chuyên đề “Phương pháp dạy-học trong tình huống dạy Định lý,Tính chất” (Tháng 2 năm 2010) + Tổ chức chuyên đề cấp Tổ về “Dạy học tích cực qua kỹ thuật xây dựng bản đồ tư duy” . Triển khai tại tổ KHTN trường THCS Phù Cừ (Tháng 11 năm 2010) + Tổ chức chuyên đề cấp trường về “Dạy học tích cực qua kỹ thuật xây dựng bản đồ tư duy” (Tháng 3 năm 2011). + Tổng kết, viết đề tài, thông qua Hội đồng khoa học trường THCS Phù Cừ (Tháng 4 năm 2011). -7-.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. PHẦN HAI: NỘI DUNG. Chương I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÌNH HUỐNG DẠY ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS.. 1- Phân loại tình huống dạy-học ôn tập ở môn Toán THCS. Có thể phân loại như sau: *1. Ôn tập một chủ đề kiến thức. Ví dụ: Sau khi dạy các tiết học về “Hằng đẳng thức đáng nhớ” ở chương I đại số lớp 8, GV dành một khoảng thời gian thích hợp của tiết luyện tập chung đề ôn về các hằng đẳng thức. Đôi khi chỉ là “nhắc lại kiến thức” trước khi vào một giai đoạn giáo dục mới hay “hoạt động củng cố” cuối tiết học. *2. Ôn tập chương. *3. Ôn tập học kỳ. *4. Ôn tập cuối năm. *5. Ôn tập trước các kỳ thi. 2. Mục đích, yêu cầu giờ ôn tập. Mục đích của các bài ôn tập nói chung là vừa củng cố các kiến thức đã học của một chương hay một phần nào đó, vừa mở rộng, nâng cao, so sánh đối chiếu với các kiến thức có liên quan, vừa góp phần bồi dưỡng kỹ năng giải toán cho học sinh. Đặc biệt là học sinh đón nhận các tiết học ấy một cách thích thú nhất, một diễn đàn thực sự của học sinh. Cần lưu ý: Tiết ôn tập không phải là để giáo viên nhắc lại các kiến thức đã học, mà là để giúp học sinh nhớ lại, làm lại và tìm ra mạch kiến thức cơ bản của một nội dung được học. -8-.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. Mục đích, yêu cầu cụ thể là: Kiến thức: Hệ thống, củng cố, so sánh, liên kết lý thuyết đã học, Bổ sung, nâng cao (nếu có thể) kiến thức. Kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng giải toán, chỉ ra các sai lầm thường gặp khi giải toán, tổng kết kỹ năng giải bài toán cơ bản… Thái độ: Rèn luyện tính tự giác, tích cực, tinh thần hợp tác trong học tập. Những yêu cầu cơ bản: * Đối với học sinh. Việc tự học, tự ôn tập một cách tích cực và tự giác của HS là rất quan trọng. Ý thức chuẩn bị bài ôn tập trước khi đến lớp là rất quan trọng. Vai trò học sinh: Là trung tâm của tiết ôn tập. Phần lớn thời gian của tiết ôn tập sẽ là “diễn đàn” dành cho học sinh. * Đối với giáo viên. Trong việc ôn tập, cần kết hợp nhiều phương thức phù hợp để giờ học đạt hiệu quả.Việc kết hợp nhiều phương thức ôn tập như vậy có tác dụng giúp HS tự kiểm tra, đánh giá được kết quả ôn tập của mình đồng thời nhận được sự đánh giá của giáo viên và các bạn trong nhóm học tập cũng như của cả lớp. Từ đó phát hiện những phần kiến thức còn thiếu hụt để kịp thời bổ sung. HS cũng có thể trao đổi với nhau những cách ôn tập hay, cách làm bài thi đạt kết quả cao - Vai trò giáo viên: Là người tổ chức, định hướng các hoạt động của tiết học.. -9-.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. Chương II- THỰC TRẠNG VIỆC HỌC VÀ DẠY CÁC GIỜ ÔN TẬP. (Nghiên cứu tại trường THCS Phù Cừ - Phù Cừ từ các năm 2009- 20102011) 1) Bảng tóm tắt PPCT Toán THCS (Theo PPCT của Sở GD&ĐT Hưng Yên ban hành năm 2010) Khối lớp. 6. 7. - 10 -. Chương * Số học Chương 1 Chương 2 Chương 3 * Hình học Chương 1 Chương 2 Cộng * Đại số Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 * Hình học Chương 1. Số tiết. Số tiết ôn tâp. 38 18 37. 2 2 2. 13 13. 1 1 8. 21 12 10 16. 2 1 1 2. 15. 1. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. Chương 2 Chương 3 Cộng * Đại Số Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 * Hình học Chương 1 Chương 2 Chương 3 Cộng. 8. * Đại số Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 * Hình học Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Cộng. 9. 23 20. 2 2 11. 20 13 15 9. 2 1 2 1. 24 10 13. 1 0 1 8. 17 10 16 18. 2 1 2 1. 19 15 21 10. 1 2 2 2 13. 2) Tổng hợp số liệu điều tra thưc tiễn. (Điều tra bắt đầu từ tháng 2 năm 2010) 1- Kết quả điều tra mức độ ham thích học tiết ôn tập Toán. Mức độ Không thích Thích Rất thích Lớp 9A (45hs) 8A (44hs) 8B (45hs) 7A (48hs) 7B (47hs) - 11 -. 13/45=29% 14/44=31,8% 10/45=22,2% 18/48=37,5% 18/47=38,3%. 15/45=33,3% 21/44=47,7% 24/45=53,3% 10/48=20,8 12/47=25.5%. 10/45=22,2% 9/44=20,5% 8/45=17,78% 11/48=23% 10/47=21,3%. Không có ý kiến 7/45=15,5% 0% 3/45=6,6% 9/48=18,7 7/47=14,9%.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. 2- Kết quả điều tra sự chuẩn bị trước khi lên lớp giờ ôn tập a) Qua sổ kiểm tra của cán sự môn Toán ở các lớp: Mức độ Không chuẩn bị bài Có nhưng Lớp (Theo yêu cầu của GV) thiếu 9A 8A 8B 7A 7B. 3/40=7,5% 2/38=5,2% 2/40=5% 5/40=12,5% 5/36=13,9%. b) Qua phiếu điều tra: Mức độ Không chuẩn bị bài Lớp (Theo yêu cầu của GV) 9A (45hs) 8A (44hs) 8B (45hs) 7A (48hs) 7B (47hs). 1/45=2,2% 0/45=0% 1/45=2,2% 3/48=6,3% 2/47=4,3. 15/40=37,5% 14/38=36,8% 14/40=35% 18/40=45% 16/36=44,4%. Có thiếu. nhưng. 20/45=44,5% 23/44=52,3% 22/45=49% 31/48=64,6% 19/47=40,4%. Chuẩn bị đủ 23/40=55% 22/38=58% 24/40=60% 17/40=42,5% 15/36=41,7%. Chuẩn bị đủ 24/45=53.3% 21/44=47,7% 22/45=48,8% 14/48=29,1% 26/47=55,3%. 3) Kết quả điều tra phương pháp chuẩn bị tiết ôn tập. Trong tổng số 120 phiếu thu về cho thấy: Có 38/120 phiếu cho biết “Chỉ làm bài tập do thầy, cô dặn về nhà” Có 53/120 phiếu cho biết “Có làm thêm phần việc thầy, cô dặn về nhà” Có 20/120 phiếu cho biết “ Có đọc lại lý thuyết của chương” Có 13/120 phiếu cho biết “Có tóm tắt lý thuyết chương” Không có HS nào tóm tắt theo bản đồ tư duy 4) Kết quả điều tra việc học trong giờ ôn tập. Trong tổng sô 120 phiếu thu về cho thấy: Có 25/120 phiếu cho biết “ Chỉ muốn chép bài của thầy, bạn chữa trong giờ học” - 12 -.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. Có 73/120 phiếu cho biết “Muốn được thầy phân loại và chữa bài tập SGK” Có 80/120 phiếu cho biết “Muốn được tự trình bày lời giải của mình” Có 75/120 phiếu cho biết “Muốn được góp ý bài của bạn” Có 52/120 phiếu cho biết “Muốn được hợp tác với bạn” 5) Kết quả điều tra đánh giá hiệu quả tiết ôn tập Trong tổng sô 120 phiếu thu về cho thấy: Có 65/120 phiếu cho biết “Thấy như tiết học bình thường” Có 75/120 phiếu cho biết “Biết làm thêm một số bài tập” Có 52/120 phiếu cho biết “Biết thêm những sai lầm thường gặp khi giải toán” Có 102/120 phiếu cho biết “Giờ học chỉ hệ thống kiến thức cũ” 6) Kết quả điều tra phương pháp tiến hành ôn tập trên lớp mà giáo viên đã đưa ra trong giờ ôn tập Trong tổng số 120 phiếu thu về qua câu hỏi điều tra “Em thấy thầy (cô) đã sử dụng phương pháp nào dưới đây ở trên lớp trong giờ ôn tập?” cho thấy: Có 55 phiếu có chọn “Nhắc nhanh lý thuyết sau đó gọi HS lên bảng chữa bài tập, cả lớp nhận xét” Có 69 phiếu có chọn “Cho HS hệ thống các bài học trong chương, sau đó cho HS làm bài tập, GV chữa lại trên bảng” Có 73 phiếu có chọn “ Tổ chức học nhóm, sau đó đại diện trình bày” Không HS nào chọn “Dạy bằng bản đồ tư duy” Có 24 phiếu có chọn “Em không rõ phương pháp” ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ ĐIỀU TRA *1. Số giờ ôn tập chương môn toán chiếm khoảng từ 7-8% trong tổng số giờ. Tuy nhiên với cách bố trí thời khóa biểu theo “khung chương trình” của Bộ giáo dục và Đào tạo thì số giờ có thể cho phép giáo viên linh hoạt, đáp ứng tình hình thực tiễn để đảm bảo được chuẩn kiến thức, kỹ năng. *2. Có rất nhiều HS không thích giờ ôn tập. Khi trao đổi ngoài lề, có nhiều em đã cho rằng “Giờ ôn tập chỉ là học lại, em không thích…”, Một số em cho rằng “không thích vì cho nhiều bài tập, dài quá…”. Như vậy còn nhiều HS chưa thực sự thấy được vai trò của giờ ôn tập (điều này có thể do cách thức tiến hành trên lớp trong giờ ôn tập?) *3. Có rất ít học sinh không chuẩn bị bài trong giờ ôn tâp nhưng có ít học sinh chuẩn bị tốt, sáng tạo. Nhiều học sinh lúng túng về phương pháp chuẩn bị. Điều này chứng tỏ HS có ý thức học tập môn Toán, thấy được tầm quan trọng của môn Toán nhưng HS chưa tích cực. - 13 -.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. *4. Có nhiều học sinh muốn được khẳng định tự mình trong giờ học *5. Có nhiều học sinh mong muốn được hợp tác trong khi học. *6. Giáo viên còn lúng túng khi đưa ra phương pháp dạy-học cũng như các kỹ thuật dạy tiết ôn tập sao cho học sinh được học tập tích cực. Từ những nghiên cứu thực tiễn trên đây ở trường THCS Phù Cừ và một số đơn vị bạn, tôi đã đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy tiết ôn tập chương theo quan điểm Dạy học tích cực.. CHƯƠNG III- GIẢI PHÁP MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY-HỌC GIỜ ÔN TẬP I- MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC. 1. Dạy-học nhóm (Theo tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, KTĐG theo chuẩn KTKN trong chương trình giáo dục phổ thông- Vụ giáo dục trung họcTháng 7/2010) 1.1 Khái niệm: Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước lớp. Dạy học nhóm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học. Tùy theo nhiệm vụ cần giải quyết trong nhóm mà có những phương pháp làm việc khác nhau - 14 -.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. được sử dụng. Khi không phân biệt giữa hình thức và PPDH cụ thể thì dạy học nhóm trong nhiều tài liệu được gọi là PPDH nhóm. Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học, nhưng cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới. 1.2 Cách thành lập nhóm. Có rất nhiều cách thành lập nhóm. Ví dụ: *1. Gồm những người tự nguyện, cùng hứng thú *2. Nhóm ngẫu nhiên *3. Nhóm được tạo ra theo một tiêu chí kiểu vui chơi, không gây ra đối địch (ví dụ cùng ngày sinh vào một mùa trong năm, cùng sở thích nghe nhạc quốc tế, cùng hâm mộ một môn thể thao...) *4. Các nhóm với những đặc điểm chung *5. Các nhóm cố định trong một thời gian dài *6. Nhóm có HS khá, giỏi hỗ trợ HS yếu *7. Nhóm theo năng lực học tập. *8. Nhóm theo nhiệm vụ khác nhau (gắn liền với các dự án) 1.3 Tiến trình cơ bản dạy học nhóm 1.3.1 Nhập đề và giao nhiệm vụ + Giới thiệu chủ đề + Xác định nhiệm vụ các nhóm + Thành lập các nhóm 1.3.2 Làm việc nhóm + Chuẩn bị chố làm việc + Lập KH làm việc + Thỏa thuận qui tắc làm việc + Tiến hành giải quyết nhiệm vụ + Chuẩn bị báo cáo KQ 1.3.3 Trình bày kết quả, đánh giá + Các nhóm trình bày KQ - 15 -.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. + Đánh giá KQ 2. Kỹ thuật dạy học bằng bản đồ tư duy 2.1 Khái niệm về bản đồ tư duy ( Dựa theo bài viết “Sử dụng bản đồ tư duy góp phần TCH HĐ học tập của HS”- Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009 – Tác giả Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy) - Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não - Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương,... và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác. 2.2. Một số tác dụng Bản đồ tư duy - BĐTD giúp HS học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số HS học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất là môn toán, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. - BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của HS, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của HS, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em - 16 -.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. tự “sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng HS và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình. - BĐTD giúp HS ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm của BĐTD nên người thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả.Với cách làm này rèn luyện cho bộ óc các em hướng dần tới cách suy nghĩ lôgic, mạch lạc và cũng là cách giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào não chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt. 2.3 Những lưu ý khi vẽ bản đồ tư duy Tác giả Stella Cottrell đã tổng kết cách “ghi chép” có hiệu quả trên BĐTD: 1). Dùng từ khóa và ý chính; 2). Viết cụm từ, không viết thành câu; 3). Dùng các từ viết tắt. 4).Có tiêu đề. 5). Đánh số các ý; 6). Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,… 7). Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng. 8). Sử dụng màu sắc để ghi. Ví dụ: ( Trích từ nguồn trên). - 17 -.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. - 18 -.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. II. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY-HỌC TRONG TÌNH HUỐNG DẠY-HỌC ÔN TẬP CHƯƠNG Ở MÔN TOÁN. 1- Hình thức tổ chức 1: Sử dụng trong tiết 1 với mục tiêu chính là “Hệ thống, củng cố, so sánh, liên kết lý thuyết đã học, Bổ sung, nâng cao (nếu có thể) kiến thức” *Phương pháp chủ đạo: Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ * Kỹ thuật: Xây dựng bản đồ tư duy. a) Công tác chuẩn bị. 1- Chia nhóm Tiết trước của tiết ôn tập giáo viên chia lớp thành các nhóm. Có rất nhiều cách chia nhóm tùy thuộc vào tiêu chí đặt ra. Để thuận tiện cho hoạt động nhóm có hiệu quả ta nên chia theo một trong hai cách sau: Cách 1: Nhóm có học sinh giỏi hỗ trợ học sinh còn lại. (thường áp dụng khi tổ chức ôn với mục tiêu “ôn kiến thức”) GV cần làm rõ vai trò “hỗ trợ” của học sinh giỏi trong nhóm. Ví dụ: Bạn A là nhóm trưởng thực hiện công việc sau: 1. Tổ chức họp nhóm 2. Thống nhất các nội dung công việc cần làm 3. Giao nhiệm vụ các cá nhân về nhà (độc lập) 4. Họp nhóm, tổng hợp ý kiến, cúng cả nhóm viết báo cáo hoặc làm sản phẩm. 5. Cử người của nhóm báo cáo (nên để một bạn khác bạn A báo cáo). 6. Thay mặt nhóm nhận xét, góp ý, phản biện các nhóm khác khi được yêu cầu. Cách 2: Phân theo năng lực học tập. Căn cứ vào năng lực học tập của học sinh, giáo viên chia lớp thành các nhóm (Tên gọi: nhóm Đỏ, nhóm Vàng, nhóm Xanh tương ứng Giỏi, Khá, TB+yếu) Cách phân nhóm này thuận lợi cho ôn tập với mục tiêu về “kỹ năng giải toán” (Trong 1 tiết ôn tập có thể tổ chức 02 loại nhóm ở hai thời điểm khác nhau). 2. Phương tiện dạy học: -Máy chiếu, máy tính có camera, bút màu, bút chỉ bảng, phấn màu… -Không sử dụng máy chiếu thì cần: Bảng phụ, phấn màu, bút màu, bút chỉ bảng, thiết bị gắn (treo) sản phẩm của học sinh… 3.Địa điểm: Bố trí phòng học với bàn ghế được sắp xếp theo các nhóm (kỹ thuật khăn trải bàn). Học sinh ngồi (đứng) xung quanh. - 19 -.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. 4. Kiến thức chuẩn bị trước. a) Đối với học sinh: Giao các nhóm về nhà xây dựng “bản đồ tư duy” theo các nội dung 1. Các vấn đề lý thuyết 2. Các dạng bài tập cơ bản (ứng dụng) 3. Những sai lầm thường gặp khi giải toán. 4. Những vấn đề mở rộng (có thể do học sinh đề xuất). 5. Những mong muốn của các thành viên trong nhóm (về môn học, về thầy cô, về bạn bè, về cách tổ chức, về đánh giá…) b) Đối với giáo viên: 1. Dự kiến các tình huống sư phạm xảy ra. 2. Bản đồ tư duy của chương. 3. Hệ thống câu hỏi, “từ khóa”… b) Cách thức tiến hành (tiến trình lên lớp) Hoạt động 1: GV. Xếp học sinh vào các nhóm, nghe phản ảnh về công tác chuẩn bị của các nhóm, nêu yêu cầu cách thức tổ chức tiết ôn tập, công bố thời gian tổ chức tưng hoạt động (đây là điều rất quan trọng giúp cho HS kỹ năng tổ chức, hoạch định kế hoạch, tạo thói quen khoa học và tính tổ chức cao), Công bố phần thưởng cho nhóm tích cực. Hoạt động 2: GV. Yêu cầu 01 đại diện lớp lên trình bày bản đồ tư duy của nhóm mình ( có thể lấy tinh thần xung phong, có thể thông qua một trò chơi ngắn, có thể coi đây là quà tặng cho nhóm có bạn ngày sinh sắp đến gần ngày hôm nay nhất, có thể qua một “cách chia Toán” ví dụ Thầy lật một trang sách (trang thứ x). Lấy x chia cho y (y là số nhóm). Số dư tương ứng tên nhóm (0,1,2,3.. 0 là nhóm thứ y) Mục đích của việc này là “Tạo ra không khí thân thiện lớp học- Tạo động lực học tập cho học sinh”. Giáo viên cần kiểm soát thời gian (tính giờ), không được nhờ học sinh khác theo dõi giờ! HS. Nhóm 1 lên trình bày. GV lên khuyến khích nhiều bạn trong nhóm lên diễn đàn, người trình bày chính không phải là nhóm trưởng (bạn học giỏi). Cách tiến hành: (coi đây là diễn đàn của bạn). - Người trình bày cần hiểu đối tượng nghe là các bạn trong lớp (không phải cho GV). Có thể minh họa thêm ra bảng. - Các bạn cùng nhóm hỗ trợ nếu cần. - Khi gặp một vấn đề khó có thể “Bỏ ngỏ” hoặc “Cứu trợ” (người cứu trợ ưu tiên Bạn rồi tới Thầy). - 20 -.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. Hoạt động 3: HS. Nhóm 2 lên trình bày. (tiến hành như nhóm 1 hoặc có thể trình bày nhanh các ý tưởng giống nhóm 1) Hoạt động 4: GV. Yêu cầu các nhóm thảo luận về 02 bản đồ tư duy của 2 nhóm vừa nêu (Đồng ý- Không đồng ý- Góp ý và Bổ sung). Thời gian là 3-5 phút. Sau đó GV chỉ định đại diện các nhóm phát biểu HS. Đại diện các nhóm phát biểu (đối tượng người nghe là 02 nhóm vừa trình bày- không phải phát biểu cho GV). Hai bạn nhóm trưởng 2 nhóm vừa trình bày lắng nghe, chuẩn bị ý kiến phản hồi. HS. Hai bạn nhóm trưởng 2 nhóm 1,2 phản hồi ý kiến vừa nhận được. Hoạt động 5: GV. + Cho các nhóm còn lại trưng bày sản phẩm (treo trong phòng) + Dành thời gian (3-4 phút) cho học sinh quan sát hoặc phỏng vấn nhau. + Tổng hợp, nhận xét chung, bổ sung. + Yêu cầu cả lớp cho điểm báo cáo nhóm 1,2 và chấm điểm các “bản đồ tư duy” (hình thức biểu quyết) Hoạt động 6: GV. Trình bày “Bản đồ tư duy” của mình. Đưa ra những vấn đề bỏ ngỏ mong muốn học sinh nghiên cứu thêm. Hoạt động 7: GV. Hướng dẫn về nhà chuẩn bị cho giờ học sau.. c) Ví dụ (Dạy tại lớp 8A) Bài: Ôn tập chương III Ph¬ng tr×nh bËc nhÊt mét Èn - Tiết 1 c.1- Đặc điểm tình hình lớp (tại thời điểm dạy thực nghiệm) Lớp 8A trường THCS Phù Cừ có 48 học sinh, chất lượng học kỳ I môn toán năm học 2010-2011 như sau: Giỏi chiếm 66,7% - Khá 29,2% - TB 4,1% không có học sinh yếu kém môn toán. Tập thể lớp có ý thức học tập tốt, có tinh thần hợp tác và phối hợp nhau trong học tập, nhiều học sinh có khả năng học tập toán. Học sinh trong lớp đã quen với nhiều phương pháp dạy học. Có kỹ năng xây dựng bản đồ tư duy. c.2- Tóm tắt kế hoạch giảng dạy 1- Mục tiêu Hệ thống, củng cố, so sánh, liên kết lý thuyết về phương trình một ẩn và một số phương trình qui về phương trình bậc nhất 1 ẩn đã học. Bổ sung, nâng cao kiến thức về phương trình bậc nhất 1 ẩn. - 21 -.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. Chỉ ra những sai lầm, nhầm lẫn thường gặp khi vận dụng các vấn đề lý thuyết. 2- Những kiến thức cơ bản gồm Khái niệm về phương trình, Hai phương trình tương đương, phương trình bậc nhất 1 ẩn và cách giải, một số PT qui về bậc nhất (PT tích, PT chứa ẩn mẫu), Giải toán lập phương trình (ứng dụng thực tiễn). 3- Chuẩn bị của GV: Bản đồ tư duy của giáo viên:. c.3- Tóm tắt tiến trình trên lớp. - 22 -.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. Hoạt động 1: Nhóm 3 trình bày bản đồ tư duy “con Bạch tuộc”. HS gắn bản đồ tư duy của nhóm lên bảng và trình bày (3 học sinh tham gia). Thời gian trình bày khoảng 6 phút. Hoạt động 2: Nhóm 1 trình bày bản đồ tư duy “ Cây phương trình”. HS gắn bản đồ tư duy của nhóm lên bảng và trình bày (4 học sinh tham gia). Thời gian trình bày khoảng 6 phút. Hoạt động 3: Đại diện các nhóm nhận xét, đánh giá bổ sung. 2 nhóm trưởng tranh luận, bổ sung vào “bản đồ tư duy của mình” Thời gian trình bày khoảng 10 phút. Hoạt động 4: Cho 4 nhóm còn lại trưng bày sản phẩm (treo trong phòng), các nhóm quan sát, phỏng vấn, bổ sung góp ý cho nhau. - GV quan sát, tìm hiểu chung, chuẩn bị nhận định, đánh giá các nhóm. Tham gia trực tiếp phỏng vấn nhóm 4. - GV Tổng hợp, nhận xét chung, bổ sung. - GV Yêu cầu cả lớp cho điểm báo cáo nhóm 1,2 và chấm điểm các “bản đồ tư duy” (hình thức biểu quyết) . Kết quả 1) Điểm về Bản đồ tư duy: Nhóm 3 với bản đồ tư duy “con Bạch tuộc” được 10 điểm (100%) nhất trí. Các nhóm 2,4,6 được 9 điểm. Nhóm còn lại được 8 điểm. 2) Danh hiệu “Nhà toán học” được tôn vinh trong giờ: Em Lê Hoàng Anh- nhóm trưởng nhóm 3. - 23 -.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. Hoạt động 5: GV. Trình bày “Bản đồ tư duy” của mình. Vấn đề mở rộng (hoặc hướng nghiên cứu tiếp tục) 1) Giải phương trình có nhiều hơn 1 ẩn? 2) Phương trình có hệ số chứa chữ? Ví dụ mx-3=x-3m Hoạt động 6: GV. Hướng dẫn về nhà chuẩn bị cho giờ học sau. 1) Tự hệ thống lý thuyết (bổ sung, chỉnh sửa…) 2) Kỹ năng cơ bản biến đổi giải PT. 3) Hoàn thiện các bài tập ôn tập chương. 4) Những sai lầm, thiếu sót khi giải PT. c.4- Đánh giá kết quả giờ dạy (Theo các tiêu chí) 1- Đảm bảo mục tiêu đề ra. 2- HS hoạt động tích cực, đa số học sinh tham gia vào bài học. 3- Không khí lớp học cuốn hút học sinh, học sinh được thể hiện bản thân trên lớp, được đánh giá nhau, tự học nhau. 4- Hoạt động giờ học chủ yếu do học sinh thực hiện và tổ chức. 5- Đa số học sinh tự hệ thống được kiến thức. c.5- Đánh giá chung khi thực hiện cách thức tổ chức trên: *) Ưu điểm: - Phát huy tốt tính tích cực của học sinh. - Phát triển tính tự lực, sáng tạo, năng lực xã hội: khả năng cộng tác làm việc, thái độ đoàn kết của HS, phát triển năng lực giao tiếp, tăng cường sự tự tin của HS - Vấn đề “tổng kết, bổ sung” đến với học sinh một cách tự nhiên, theo nhu cầu của HS chứ không áp đặt, Tự học sinh “tổng kết” và “bổ sung” cho nhau. - Lớp học thân thiện giữa Trò-Trò-Thầy-Trò. *) Nhược điểm -Mất nhiều thời gian cho 1 mục đích (điều này cần ở ngườiGV phải chuẩn bị rất tốt các tình huống sư phạm xay ra,sự linh hoạt khi xử lý tình huống) - Có những nhóm chỉ có ít HS làm việc, những em còn lại không tham gia. Nguyên nhân: những em HS đó thiếu tự tin về khả năng của mình, Em nhóm trưởng độc đoán, - Nhiều nhóm không được trình bày (thiếu công bằng trong lớp) *) Những khó khăn khi tổ chức: 1. Cơ sở vật chất Phòng chật hẹp khó bố trí khu vực làm việc của nhóm và trưng bày sản phẩm nhóm. Việc đi lại quan sát gặp nhiều khó khăn. 2. Sĩ số học sinh quá đông khó khăn cho việc tổ chức hoạt động nhóm. - 24 -.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. 2- Hình thức tổ chức 2: Sử dụng trong tiết 2 với mục tiêu chính là “Bồi dưỡng kỹ năng giải toán, tổng kết kỹ năng giải bài toán cơ bản, chỉ ra các sai lầm thường gặp khi giải toán, … * Phương pháp chủ đạo: Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ * Kỹ thuật: kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật XYZ hoặc tổ chức trò chơi. a) Công tác chuẩn bị 1- Chia nhóm Phân theo năng lực học tập. Căn cứ vào năng lực học tập của học sinh, giáo viên chia lớp thành các nhóm (Tên gọi: nhóm Đỏ, nhóm Vàng, nhóm Xanh tương ứng Giỏi, Khá, TB+yếu). Cách phân nhóm này thuận lợi cho ôn tập với mục tiêu về “kỹ năng giải toán”. Ưu điểm rõ rệt của cách chia nhóm này là các “dạy học sát đối tượng”, GV có điều kiện bồi dưỡng các đối tượng TB, yếu trong lớp đồng thời phát huy được năng lực hoạt động độc lập, sáng tạo của các em học sinh giỏi. Các nhóm này thường được GV chia từ trước. Vai trò nhóm trưởng: 1. Tổ chức họp nhóm. 2. Thống nhất các nội dung công việc cần làm. 3. Giao nhiệm vụ các cá nhân 4. Họp nhóm, tổng hợp ý kiến, cúng cả nhóm viết báo cáo hoặc làm sản phẩm. 5. Cử người của nhóm báo cáo (nên để một bạn khác bạn A báo cáo). 6. Thay mặt nhóm nhận xét, góp ý, phản biện các nhóm khác khi được yêu cầu. 2. Phương tiện dạy học: -Máy chiếu, máy tính, bút màu, bút chỉ bảng, phấn màu… - Bảng nhóm hoặc giấy khổ lớn, phấn màu, bút màu, bút chỉ bảng, thiết bị gắn (treo) sản phẩm của học sinh… 3.Địa điểm: Bố trí phòng học với bàn ghế được sắp xếp theo các nhóm (kỹ thuật khăn trải bàn). Học sinh ngồi (đứng) xung quanh. 4. Kiến thức chuẩn bị trước. a) Đối với học sinh: Bản đồ tư duy (cá nhân) về: 1. Các dạng bài tập cơ bản (ứng dụng) 2. Những sai lầm thường gặp khi giải toán. 3. Những vấn đề mở rộng (có thể do học sinh đề xuất). 5. Những mong muốn của các thành viên trong nhóm (về môn học, về thầy cô, về bạn bè, về cách tổ chức, về đánh giá…) b) Đối với giáo viên: - 25 -.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. 1. Dự kiến các tình huống sư phạm xảy ra. 2. Hệ thống yêu cầu “bậc thang”. Mẫu thiết kế như sau (xem ví dụ sau) Mẫu 1: Nhóm Xanh Vàng. Mức độ Nhận biếtThành thạo Bài V1,2. Thông hiểuThành thạo. Vận dụng thấpthành thạo. Bài V3 Bài X1=V3, X2. Bài X3. Đỏ. Bài Đ1=X3. Vận dụng caosáng tạo. Bài Đ2, Đ3. Bài D3 Bài D2 Bài V3 Bài V2 Bài x 3 Bài x 2 Bài x 1. Mẫu 2: Chủ đề kiến thức. Nhóm. Đỏ Vàng Xanh Đỏ Và Chủ đề Vàng ng 2 Xanh Xa Đỏ Chủ đề nh Vàng n Xanh Chủ đề 1. Mức độ Mức 1 (KT+KN+TD). Đỏ. Mức 2 (KT+KN+TD). Mức 3 (KT+KN+TD) Bài Đ1. Bài V1. Bài X1 Bài Đ2 Bài V2 Bài X2 Bài Đn Bài Vn Bài Xn. Lưu ý: Thiết kế bài tập có độ “khó” tăng dần từ vài Vn  Xn Đn theo chiều hướng: - Tăng dần yêu cầu về kỹ năng - Tăng dần yêu cầu về cấp độ tư duy, thao tác tư duy… - 26 -.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. - Nếu có thể bài Xn được xây dựng từ chính bài Vn, bài Đn xây dựng từ bài Xn. 3. Hệ thống câu hỏi, “từ khóa”… b) Cách thức tiến hành (tiến trình lên lớp) Hoạt động 1: GV. Xếp học sinh vào các nhóm, nghe phản ảnh về công tác chuẩn bị của các nhóm, nêu yêu cầu cách thức tổ chức tiết ôn tập, công bố thời gian tổ chức từng hoạt động (đây là điều rất quan trọng giúp cho HS kỹ năng tổ chức, hoạch định kế hoạch, tạo thói quen khoa học và tính tổ chức cao), Công bố phần thưởng cho nhóm tích cực. GV phát phiếu học tập cho các nhóm đồng thời công khai nội dung yêu cầu các nhóm (Bằng máy chiếu hoặc bảng phụ) Lưu ý: GV cần bố trí hệ thống câu hỏi phù hợp với tư duy và kỹ năng của đối tượng HS. Tăng cường bài tập tổng hợp. Bắt buộc giờ ôn tập phải có câu hỏi hướng tới việc “hệ thống kỹ năng và các sai lầm thường gặp”. (xem ví dụ phần sau) Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động nhóm qua kỹ thuật “Khăn trải bàn” HS (nhóm trưởng) tìm hiểu yêu cầu trong phiếu học tập, Tiến hành kỹ thuật “Khăn trải bàn” : *1. Mỗi học sinh nhận 01 nhiệm vụ và nhận “1 góc khăn” tức là “1 góc tờ giấy khổ lớn hoặc bảng nhóm” *2. Hoạt động cá nhân, giải quyết nhiệm vụ của mình (có sử dụng bản đồ tư duy cá nhân về “kỹ năng” đã chuẩn bị sau giờ học trước) *3. Các thành viên đổi vị trí kiểm tra, bổ xung bài cho bạn. *4. Nhóm trưởng thống nhất báo cáo. Lưu ý: Hoạt động của GV khi tổ chức cho HS hoạt động nhóm *1. Bao quát hoạt động của lớp. *2. Hỗ trợ nhóm Xanh, Vàng, tìm hiểu ý tưởng nhóm Đỏ. *3. Khuyến khích các nhóm “ vượt cầu thang” tức là tiếp tục làm bài của nhóm kế tiếp. Đây là một việc làm rất cần thiết nhằm thúc đẩy sự tiến bộ, tự tin, vươn lên của HS và góp phần xóa đi danh giới “giỏi-dốt” trong lớp… *4. GV cần kiểm soát tốt thời gian hoạt động nhóm… Hoạt động 3: Báo cáo kết quả các nhóm. Hoạt động 4: Tổng hợp, đánh giá, cho điểm, khen thưởng, phê bình. Hoạt động 5: Dặn dò, hướng dẫn học ở nhà, chuẩn bị tiết học sau… c) Ví dụ (Dạy thực nghiệm tại lớp 8A- Trường THCS Phù Cừ) c.1- Đặc điểm tình hình lớp (đã trình bày ở trên) c.2- Tóm tắt kế hoạch giảng dạy 1- Mục tiêu - 27 -.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. Hệ thống, củng cố, so sánh, liên hệ về kỹ năng giải phương trình một ẩn và một số phương trình qui về phương trình bậc nhất 1 ẩn đã học. Bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng về phương trình bậc nhất 1 ẩn. Chỉ ra những sai lầm, nhầm lẫn thường gặp khi giải toán. 2- Những kỹ năng cơ bản gồm: Giải phương trình bậc nhất và một số PT qui về bậc nhất (PT tích, PT chứa ẩn mẫu), Giải toán lập phương trình (ứng dụng thực tiễn). Yêu cầu: KN: 100% thành thạo và đạt sáng tạo đối với một số học sinh. 3- Chuẩn bị của giáo viên: *1. Phiếu học tập a) Phiếu nhóm Xanh: Câu 1: Giải phương trình sau và chỉ ra những sai lầm thường gặp khi giải các dạng phương trình? 1) 2x-7=0 1 2x  3 2)  1 x-2 x  2 3)  2 x  3  3  4 x  0. Câu 2: Để đi hết đoạn đường đi từ A tới B thì xe máy cần 3 giờ còn xe ô tô cần 2 giờ. Biết vận tốc trung bình của ô tô lớn hơn vận tốc trung bình của xe máy là 20 km/h. Tính vận tốc của xe máy. Câu hỏi phụ: Khi giải bài toán bằng cách lập phương trình em thường mắc sai lầm, thiếu sót gì? “Mong muèn cña nhãm em?” b) Phiếu nhóm Vàng: Câu 1: Giải phương trình sau và chỉ ra những sai lầm thường gặp khi giải các dạng phương trình? 1 1  x  2  3  x  1 3 6 1 3 x 1 2)   x-2 3  x  x  2   x  3. 1). 3) 3x  2 x  3  2  4 x  6  0. Câu 2: Lúc 7 giờ, một xe máy đi từ A tới B. Sau đó 1 giờ, một ô tô cũng đi từ A tới B với vận tốc trung bình của lớn hơn vận tốc trung bình xe máy là 20 km/h. Cả hai xe đến B đồng thời lúc 10 giờ. Tính vận tốc của xe máy. Câu hỏi phụ: Khi giải bài toán bằng cách lập phương trình em thường mắc sai lầm, thiếu sót gì? “Mong muèn cña nhãm em?” c) Phiếu nhóm Đỏ: - 28 -.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. Câu 1: Giải phương trình sau 2 x  2 5x  7 3x  3 7 x  1    2 5 3 7 2 2 2 1 1 2)      x  1  x  3  x  3  x  5  x  5  x  7  7  x 2. 1). 3) x 4  x3  x 2  x  1 0. Cõu 2: Một ngời đi từ A dến B với vận tốc 40km/h. Đi đến C cách A là 10 km ngời đó gặp một ô-tô đi từ B đến với vận tốc trung bình 50km/h. Ô-tô đến A rồi trở về B ngay và gặp ngời đi xe máy tại D cách B 30km. Tính quãng đờng CD Câu hỏi phụ: Khi giải bài toán bằng cách lập phương trình em thường mắc sai lầm, thiếu sót gì? “Mong muèn cña nhãm em?” c.3- Tiến trình trên lớp Hoạt động 1: GV. Xếp học sinh vào các nhóm, nghe phản ảnh về công tác chuẩn bị của các nhóm, nêu yêu cầu cách thức tổ chức tiết ôn tập. - Công bố thời gian tổ chức từng hoạt động : Tối đa là 18 phút. Công bố phần thưởng cho nhóm tích cực. - GV phát phiếu học tập cho các nhóm - Công khai nội dung yêu cầu các nhóm (máy chiếu). Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động nhóm qua kỹ thuật “Khăn trải bàn” HS (nhóm trưởng - Trách nhiệm của nhóm trưởng đã được phổ biến từ tiết trước) nhận phiếu học tập từ GV. - Các nhóm làm việc - GV hỗ trợ các nhóm, quan tâm nhóm Xanh. - Bao quát các nhóm, khuyến khích nhóm “Vượt cầu thang” theo chủ đề (Phương trình qui về bậc nhât- Pt ẩn mẫu – Pt tích- Giải toán lập phương trình) Hoạt động 3: Báo cáo kết quả các nhóm. (Các nhóm trưng bày kết quả) 1) Nhóm Xanh trình bày. Đã làm được bài 1, 2 của nhóm Vàng (Thực tế còn 01 nhóm Đỏ chưa giải được PT 3- GV cho phép nhờ nhóm Đỏ 1 hỗ trợ nhưng các em không đồng ý. Nhóm xin tiếp tục giải bài 3 thêm 5 phút khi nhóm Xanh trình bày – GV đồng ý). 2) Nhóm Xanh 2 nhận xét nhóm Xanh 1- đối chiếu kết quả của mìnhnhóm Xanh 2 xin không trình bày vì cũng như nhóm 1 mà chỉ bổ sung “những vấn đề sai lầm thường gặp”! 3) Nhóm Vàng 1 trình bày. - 29 -.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. 4) Nhóm Vàng 2 nhận xét, so sánh, góp ý nhóm Vàng 1 về cách trình bày (thiếu kết luận tập nghiệm của PT 1). Đề xuất câu 2 bằng cách đặt gián tiếp. 5) Nhóm Đỏ 1 trình bày: 6) Nhóm Đỏ 2 nhận xét: Bài 1 làm “hay” hơn của nhóm 2 (không qui đồng) Bài 3 “khâm phục” Câu 2: Quen thuộc. Hoạt động 4: Tổng hợp, đánh giá, cho điểm, khen thưởng, phê bình. 1- Các nhóm đã làm tốt công việc được giao. 2- Hệ thống nhanh những dạng toán cơ bản. 3- Hệ thống những sai lầm thường gặp mà các em đã phát hiện. 4- Khen thưởng: Nhóm Xanh 1, nhóm Vàng 2 và nhóm Đỏ 1. 5- Ý tưởng “khoa học” được tôn vinh trong giờ: Em Bùi Quang Minh. Với ý tưởng “giải phương trình bằng đoán mò nghiệm sau đó chứng minh các giá trị khác không đúng”. 6- Những mong muốn của HS: + Đổi các bạn trong nhóm. + Được chuyển nhóm từ Xanh sang Vàng, từ Đỏ sang Vàng. + Thầy cung cấp thêm hệ thống bài tập. + Thầy cung cấp thêm đề tự luyện. + Muốn được học theo cách này nhiều hơn trong giờ luyện tập. Hoạt động 5: Dặn dò, hướng dẫn học ở nhà, chuẩn bị tiết học sau… c.4- Đánh giá kết quả giờ dạy (Theo các tiêu chí) 1- Đảm bảo mục tiêu đề ra. 2- HS hoạt động tích cực, đa số học sinh tham gia vào bài học. 3- Không khí lớp học cuốn hút học sinh, học sinh được thể hiện bản thân trên lớp, được đánh giá nhau, tự học nhau, thể hiện tính sáng tạo của bản thân. 4- Hoạt động giờ học chủ yếu do học sinh thực hiện và tổ chức. 5- Đa số học sinh tự hệ thống được kiến thức. c.5- Đánh giá chung khi thực hiện cách thức tổ chức trên: *) Ưu điểm - Bám sát đối tượng học sinh về KT, KN và TD - Khai thác tốt về các kỹ năng giải toán của học sinh. - Phát huy tốt tính tích cực của học sinh. - Phát triển tính tự lực, sáng tạo, năng lực xã hội: khả năng cộng tác làm việc, thái độ đoàn kết của HS, phát triển năng lực giao tiếp, tăng cường sự tự tin của HS - 30 -.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. - Vấn đề “tổng kết, bổ sung” đến với học sinh một cách tự nhiên, theo nhu cầu của HS chứ không áp đặt, Tự học sinh “tổng kết” và “bổ sung” cho nhau. - Lớp học thân thiện giữa Trò-Trò-Thầy-Trò. *) Nhược điểm - Công việc chuẩn bị của GV rất vất vả, mất nhiều thời gian đặc biệt khi soạn hệ thống câu hỏi, bài tập đảm bảo yêu cầu “bậc thang” và “độ mịn” khi phân chia câu hỏi. - Thời gian trình bày của các nhóm dài, lặp lại hạn chế hưng phấn của nhóm khác khi nghe. - Có những nhóm chỉ có ít HS làm việc, những em còn lại không tham gia. Nguyên nhân: những em HS đó thiếu tự tin về khả năng của mình, Em nhóm trưởng độc đoán. - Nhiều nhóm không được trình bày (thiếu công bằng trong lớp) *) Những khó khăn khi tổ chức: 1. Cơ sở vật chất Phòng chật hẹp khó bố trí khu vực làm việc của nhóm và trưng bày sản phẩm nhóm. Việc đi lại quan sát gặp nhiều khó khăn. 2. Sĩ số học sinh quá đông khó khăn cho việc tổ chức hoạt động nhóm.. PHẦN BA: KẾT LUẬN I- KẾT QUẢ và BÀI HỌC KINH NGHIỆM.. Đầu năm học 2009-2010, tôi đã đăng ký với trường THCS Phù Cừ tiến hành nghiên cứu về nội dung “Đổi mới PPDH qua các kỹ thuật dạy học tích cực”. Trong năm học qua, chuyên đề “Dạy học tích cực qua kỹ thuật xây dựng bản đồ tư duy” đã có những đóng góp cho sự thành công của công tác đổi mới PPDH của trường THCS Phù Cừ (đây cũng là một trong những nội dung chính của đề tài “DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS” mà tôi trình bày ở trên). Trong quá trình báo cáo chuyên đề, tôi đã được nhiều bạn đồng nghiệp của các nhà trường trong huyện góp ý kiến xây dựng nội dung chuyên đề. Tiếp - 31 -.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. tục triển khai chuyên đề “Dạy học tích cực qua kỹ thuật xây dựng bản đồ tư duy” cấp trường dến tất cả các bộ môn, tôi đã nhận được những đánh giá, góp ý quí báu cho đề tài. Trong quá trình triển khai đề tài, tôi đã rút ra những điều sau để dạy một tiết ôn tập hiệu quả: 1. Tư tưởng: “Ôn tập” không có nghĩa là “nhắc lại” . 2. Hiệu quả: Học sinh Nhớ lại + Làm lại  Tìm ra mạch kiến thức 3. Phương châm: tổ chức hướng tới để học sinh Chủ động +hợp tác ! Tự chuẩn bị-Tự nghiên cứu-Tự thể hiện-Tự đánh giá ! 4. Hình thức: đa dạng, phong phú các PP và Kỹ thuật trong mỗi giờ * Một số kết quả việc triển khai đề tài Sau khi chuyên đề được nghiệm thu bước đầu, Hội đồng kho học trường THCS Phù Cừ căn cứ hiệu quả chuyên đề đã đồng ý cho triển khai chuyên đề trong nhà trường. Hội đồng khoa học trường đã đánh giá về chuyên đề như sau: Ưu điểm 1. Báo cáo lí thuyết - Đảm bảo đầy đủ mục tiêu, cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và nội dung chính của chuyên đề. - Trình bày ngắn gọn, khoa học, có tính thuyết phục cao. - Kỹ thuật chủ đạo “Xây dựng bản đồ tư duy” được làm sáng tỏ về lý thuyết, cách thức tiến hành khi tổ chức dạy học. 2. Dạy thực nghiệm + 100% GV nhóm toán dạy thực nghiệm chuyên đề .Tổng số 12 tiết dạy: Xếp loại giỏi 11 tiết (91,7%). - Các giờ dạy thực nghiệm vận dụng tốt được mục tiêu của chuyên đề; có sự phối hợp nhịp nhàng các phương pháp truyền thống và phương tiện hiện đại, giúp học sinh có được nhiều cách tiếp cận kiến thức. - Khai thác tốt các kiến thức, kỹ năng trong các hoạt động dạy học của giáo viên, học sinh. Thực hiện bám chuẩn và nâng chuẩn (ở một số hoạt động) tốt, phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường. 3. Kết quả triển khai chuyên đề: - Có 23/40 tiết ôn tập chương được giáo viên nhóm toán dạy áp dụng chuyên đề. Trong đó có 15 tiết dự đánh giá đạt 15 tiết xếp loại Giỏi – đạt 100%. - 32 -.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. - Vận dụng lý thuyết của chuyên đề vào các bộ môn khác 4. Ý nghĩa thực tiễn và tính khả thi - Mang lại tính đột phá trong hoạt động chuyên đề, nêu cao tính nghiêm túc, chất lượng; chống tư tưởng hình thức, đối phó trong việc thực hiện các chuyên đề. Tạo ra hiệu ứng tâm lý tích cực trong mọi giáo viên. - Tính khả thi của chuyên đề cao, có thể thực hiện tốt trong các điều kiện cơ sở vật chất khác nhau, không phụ thuộc vào phương tiện hiện đại. - Lý thuyết chung của chuyên đề áp dụng được cho nhiều bộ môn khác. Tồn tại - Chưa chỉ rõ một giải pháp tương đối cho các đối tượng học sinh đại trà (một khi chuyên đề được nhân rộng). - Việc định hướng sử dụng phương tiện dạy học trong chuyên đề cũng chưa được đặt xứng tầm. - Trong một số giờ dạy còn có sự gò bó, chưa thực sự thanh thoát trong các hoạt động của giáo viên và học sinh; các hoạt động nhóm chưa được phát huy triệt để. Bảng số liệu điều tra kết quả thực hiện chuyên đề . (Điều tra trên học sinh trường THCS Phù Cừ tháng 4 năm 2011) 1- Kết quả điều tra mức độ ham thích học tiết ôn tập Toán. Mức độ Không thích Thích Rất thích Không có Lớp ý kiến 9A (45hs) 9B (44hs) 8B (47hs) 8A (48hs) 7B (45hs) 7A (45 hs) 6A (44 hs) 6B (43hs). 0 0 0 0 0 0 0 0. 13/45=29% 10/44=22,7% 7/47=15% 10/48=20,1% 12/45=26,6% 8/45=17,8% 11/44=25% 9/43=20,1%. 30/45=66% 34/44=77,3% 38/47=80,1% 38/48=79,9% 33/45=23,4% 37/45=82,2% 33/44=75% 34/44=79,9%. 2=5% 0% 2/47=4,9% 0% 0% 0% 0% 0%. 2) Kết quả điều tra phương pháp chuẩn bị tiết ôn tập. 100% học sinh chuẩn bị bản đồ tư duy khi ôn tập. 3) Kết quả điều tra đánh giá hiệu quả tiết ôn tập Trong tổng sô 120 phiếu thu về cho thấy: Có 87/120 phiếu cho biết “ Em đã học được từ các bạn” Có 103/120 phiếu cho biết “Biết cách làm thêm một số bài tập”. - 33 -.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. Có 103/120 phiếu cho biết “Biết thêm những sai lầm thường gặp khi giải toán” Có 117/120 phiếu cho biết “Em tự hệ thống kiến thức cũ” Có 112/120 phiếu cho biết “Có tham gia tích cực khi hoạt động nhóm” Có 88/120 phiếu cho biết “Em có tham gia góp ý các bạn hoặc được các bạn góp ý” ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ ĐIỀU TRA. *1. Có rất nhiều HS thích và rất thích giờ ôn tập. Khi trao đổi ngoài lề, có nhiều em đã cho rằng “Giờ ôn tập thích vì được tự mình vẽ bản đồ tư duy, ghi chép ít mà dễ học…”, Một số em cho rằng “ khi làm bài tập em được làm bài tập đúng với khả năng của mình. Nhiều bài khó, lạ thì được xem các bạn học giỏi hướng dẫn sau giờ học…”. Như vậy hầu hết học sinh thấy được vai trò của giờ ôn tập, háo hức đón khi đến giờ ôn. *2. Tất cả học sinh biết cách chuẩn bị bài trong giờ ôn tập, nhiều học sinh chuẩn bị tốt, sáng tạo. *3. Có nhiều học sinh thích giờ ôn tập vì được khẳng định mình trong giờ học *4. Giáo viên linh hoạt và sáng tạo khi đưa ra phương pháp dạy-học cũng như các kỹ thuật dạy tích cực. Phụ lục: I- Thống kê chất lượng môn Toán trường THCS Phù Cừ 1- Bảng thống kê số điểm khảo sát cuối kỳ I theo các mức độ (năm học 2010 – 2011): Khối lớp(sĩ số). 6 (88) 7 (91) 8 (95) 9 (89). Từ 2 đến 4,9. Từ 5,0 đến 6,4. Từ 6,5 đến 7,9. Từ 8,0 đến 10. SL 1 1 4. SL 2 4 12 4. SL 22 17 34 16. SL 63 69 45 69. % 2,2 1,1 4,2. % 4,4 4,4 12,6 4,5. % 25 18,7 35,6 18,0. % 68,4 75,8 47.6 87,5. 2- Bảng thống kê số lượng điểm TBM cuối kỳ I theo các mức độ (năm học 2010 – 2011): Khối lớp(sĩ số) - 34 -. Từ 8,0 đến 10. Từ 6,5 đến 7,9. Từ 5,0 đến 6,4. Từ 3,5 đến 4,9. SL. SL. SL. SL. %. %. %. %.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. 6 (88) 7 (91) 8 (95) 9 (89). 63 65 65 78. 71,5 71,4 68,4 87,6. 24 20 26 11. 27,3 22 27,4 12,4. 1 5 4 0. 2,2 5,5 4,2. 1. 1,1. II- KIẾN NGHỊ và ĐỀ XUẤT 1. Đối với nhà trường. Tiếp tục được triển khai đề tài này trong năm tới, tiến tới hoàn thiện đề tài áp dụng trong các tình huống ôn tập khác trong chương trình Toán THCS - 35 -.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS Ơ. Tổ chức nghiên cứu các đề tài về PPDH đối với các tình huống dạy học điển hình ở các bộ môn. 2. Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về PPDH cho các nhà trường Triển khai rộng các đề tài đạt giải hàng năm bằng nhiều hình thức để các nhà trường tham khảo, góp ý xây dựng hoàn thiện.. III- KẾT LUẬN Đổi mới phương pháp dạy học trong tình hình hiện nay có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động chuyên môn của nhà trường, nó là khâu quyết định đến việc nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học trong nhà trường. Giải quyết vấn đề chất lượng giáo dục chính là giải quyết cái gốc của mọi vấn đề trong giáo dục Thông qua hoạt động ĐMPPDH sẽ giúp cho các GV nâng cao trình độ chuyên môn, tự tin vào bản thân khi đứng lớp. Hoạt động ĐMPPDH sẽ giúp cho giáo viên có thêm lòng say mê, nhiệt tình trong công tác và nghiên cứu khoa học. Đối với các nhà quản lý thì Hoạt động ĐMPPDH là một cách để tác động tới giáo viên cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường bởi lẽ hoạt động chính của GV trong nhà trường là giảng dạy. Để thành công trong hoạt động ĐMPPDH người quản lý cần bám sát các chỉ đạo của Bộ – Sở – Phòng, luôn cập nhật thông tin tránh lạc hậu trong suy nghĩ, chỉ đạo. Công tác quản lý cần xác định đúng vai trò quan trọng, quyết định của việc “ Nâng cao lý luận khoa học giáo dục đặc biệt là lý luận về phương pháp dạy học” cho giáo viên - đây là một vấn đề hiện đang là hạn chế lớn nhất của nhiều giáo viên hiện nay. Việc kiểm tra đánh giá, khen-chê kịp thời, luôn biết lắng nghe, tôn trọng nhân viên, sẵn sàng chịu trách nhiệm sẽ là một động lực không nhỏ giúp không chỉ hoạt động ĐMPPDH mà các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường đạt hiệu quả cao. Phù cừ, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Người thực hiện. Bùi Đăng Thương. - 36 -.

<span class='text_page_counter'>(37)</span>

×