Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.68 KB, 97 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH BÌNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. BÁO CÁO THAM LUẬN DẠY HỌC TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO CÁC MÔN HỌC CẤP THCS - HUYỆN THANH BÌNH NĂM HỌC 2010 - 2011 Đơn vị: Phòng GD&ĐT huyện Thanh Bình. Thị trấn Thanh Bình, ngày 16 tháng 01 năm 2011.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỤC LỤC Chú ý: Muốn xem bài nào thầy cô nhấn giữ phím Ctrl và nhấp chuột vào bài đó ở mục lục nó sẽ liên kết nhanh đến bài đó. Nếu muốn trở về trang mục lục thì thầy cô nhấn phím Ctrl+phím Home! ĐỀ DẪN DẠY HỌC TÍCH HỢP GDMT................................................................................3 BÀI 1: TỔ XÃ HỘI - THCS TÂN LONG..................................................................................6 BÀI 2: TỔ TỰ NHIÊN- THCS TÂN HUỀ................................................................................9 BÀI 3: TỔ TỰ NHIÊN - THCS TÂN HOÀ............................................................................12 BÀI 4: MÔN NGỮ VĂN – THCS TÂN MỸ............................................................................15 BÀI 5: MÔN NGỮ VĂN – THCS TÂN HOÀ..........................................................................20 BÀI 6: MÔN NGỮ VĂN – THCS THANH BÌNH..................................................................23 BÀI 7: MÔN NGỮ VĂN - THCS TÂN HUỀ.........................................................................28 BÀI 8: MÔN NGỮ VĂN – THCS BÌNH THÀNH..................................................................32 BÀI 9: MÔN LỊCH SỬ - THCS THANH BÌNH....................................................................36 BÀI 10: MÔN LỊCH SỬ- THCS TÂN MĨ...............................................................................39 BÀI 11: MÔN LICH SỬ - THCS TÂN PHÚ.........................................................................42 BÀI 12: MÔN LỊCH SỬ - THCS TÂN BÌNH.........................................................................45 BÀI 13: MÔN ĐỊA LÍ – THCS TÂN QUỚI............................................................................48 BÀI 14: MÔN ĐỊA LÍ – THCS BÌNH TẤN............................................................................53 BÀI 15: MÔN : VẬT LÝ, SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - THCS TÂN BÌNH....................57 BÀI 16: MÔN TOÁN, LÍ - THCS AN PHONG......................................................................59 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.................................................................................................59 An Phong, ngày 13 tháng 01 năm 2011..................................................................................59 BÀI 17: MÔN VẬT LÍ – THCS TÂN MỸ................................................................................62 BÀI 18: MÔN SINH HỌC – THCS PHÚ LỢI........................................................................65 BÀI 19 – MÔN SINH HỌC – THCS THANH BÌNH.............................................................74 BÀI 20: MÔN SINH HỌC - THCS TÂN MỸ.........................................................................78 BÀI 21: MÔN SINH HỌC – CÔNG NGHỆ - THCS BÌNH THÀNH...................................80 BÀI 22: MÔN VẬT LÍ – THCS BÌNH THÀNH.....................................................................85 BÀI 23: MÔN VẬT LÍ – THCS THANH BÌNH.....................................................................90 BÀI 24: MÔN SINH HỌC – THCS AN PHONG...................................................................95.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐỀ DẪN DẠY HỌC TÍCH HỢP GDMT ĐINH VĂN CẠNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH BÌNH Việt Nam và các nước Đông Nam Á là khu vực dễ bị tổn thương nhất, hơn bất cứ nơi nào khi biến đổi khí hậu diễn ra. Tác động lớn của biến đổi khí hậu đang đến gần buộc các nước phải hành động kịp thời, đầu tư ngay từ bây giờ cho các biện pháp ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Việt Nam có thể sớm đối mặt với tác động xấu của biến đổi khí hậu ngay từ năm 2020, ảnh hưởng tới sản lượng lúa gạo và đe dọa cuộc sống của các gia đình sống ven biển vào cuối thế kỷ này. Báo cáo nghiên cứu mới nhất về tác động của biến đổi khí hậu ở khu vực Đông Nam Á của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố ngày 28/4/2010 tại Hà Nội cho rằng sản xuất lúa gạo ở Việt Nam có thể giảm mạnh và mực nước biển tăng có thể nhấn chìm hàng chục ngàn hécta đất canh tác vào cuối thế kỷ này, đồng thời khiến cho hàng ngàn gia đình sống ven biển phải tái định cư. ADB dự báo, lượng mưa có thể giảm đáng kể ở Việt Nam trong thập kỷ tới và hơn 12 triệu người sẽ phải chịu tác động của tình trạng thiếu nước ngày càng gia tăng, Nghiên cứu “Tác động kinh tế của Biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á: Báo cáo đánh giá Khu vực” của ADB lập luận nếu tiếp tục với ý nghĩ “mọi việc sẽ đâu vào đấy,” các nước Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có thể phải chịu những tổn thất tương đương với 6% tổng sản lượng trong nước hàng năm của các quốc gia này vào cuối thế kỷ này. ADB cho rằng tổn thất này lớn hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Nghiên cứu cũng cho rằng Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác cần phải giải quyết cùng lúc hai mối đe dọa là khủng khoảng tài chính toàn cầu và biến đổi khí hậu bằng việc đưa ra các chương trình “Kích cầu Xanh” mà trong đó cần đưa việc giáo dục môi trường vào giảng dạy là việc cần thiết. Năm học 2005 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa việc giáo dục bảo vệ môi trường sẽ được tích hợp vào các môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Sinh học và Công nghệ ở cấp THCS. Nguyên tắc là lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào các bài học một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học. Việc tích hợp phải làm cho bài học.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> sinh động , gắn với thực tế hơn nhưng không làm quá tải học sinh. Phương pháp giảng dạy các bài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường phải góp phần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Và việc kiểm tra đánh giá giáo dục bảo vệ môi trường sẽ được lồng ghép trong kiểm tra đánh giá của môn học, cần chú ý kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường trong học tập và thực tiến cuộc sống. Trong thời gian qua việc tích hợp giáo dục môi trường qua các môn học chưa phát đạt hiệu quả cao bởi những lý do sao. Đối với việc dạy và học: Đối với giáo viên: Ngày 31/ 01/ 2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, nhiệm vụ của giáo dục phổ thông là đến năm 2010 và những năm tiếp theo, phải trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa... Tuy nhiên một số giáo viên thuộc nhiều môn học thực hiện nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các tiết học còn ít. 1) Một số giáo viên chưa hướng dẫn các em liên hệ những kiến thức đã học với thực tiễn, chưa rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn sau khi được học lý thuyết. 2) Một số giáo viên đã có liên hệ thực tiễn, tuy nhiên còn ít và hiệu quả giáo dục chưa cao. 3) Việc cập nhật thông tin, số liệu, sự kiện của địa phương ở một số giáo viên chưa liên tục vì vậy quá trình vận dụng để tích hợp giáo dục môi trường còn nhiều hạn chế. Đối với học sinh: 1) Việc nắm bắt kiến thức, nhìn nhận các vấn đề địa lý còn mông lung (Ví dụ: Chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường, thực trạng của các vấn đề môi trường là do đâu? Vai trò của học sinh hiện nay trong việc bảo vệ môi trường như thế nào?...). 2) Chưa đề cao trách nhiệm của bản thân đối với môi trường. 3) Chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nơi sinh sống và học tập. Đối với Cán bộ quản lý cần lưu ý Thường xuyên chỉ đạo, vì: 1) Đã tổ chức cho cán bộ giáo viên cốt cán tham gia các đợt tập huấn, trang bị kiến thức và phương pháp để tích hợp giáo dục môi trường cho nhiều bộ môn. 2) Cần nghiên cứu một số tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường trong môn học, từ lóp 6 đến lớp 9, để chỉ đạo cho giáo viên thực hiện..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3) Thường xuyên dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm cho giáo viên bộ môn. Việc tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên chưa đại trà, chưa đi sâu vào việc đánh giá hiệu quả quá trình vận dụng phương pháp tích hợp giáo dục môi trường của giáo viên chưa được sự quan tâm của cán bộ quản lý giáo dục. Để công tác giáo dục này, ngày càng hoàn thiện hơn, giáo viên cần vận dụng hiểu biết của bản thân về môi trường nhằm giáo dục học sinh theo yêu cầu hiện nay, thi giáo viên chúng ta cần thường xuyên cập nhật thông tin trên các thông tin đại chúng về các vấn đề môi trường ( Có thể tìm thông tin trên web www.vnppa.org.vn )để bồi bổ thêm kiến thức cho bản thân., đồng thời nghiên cứu kĩ bài soạn để lồng ghép giáo dục môi trường khi có thể. (Chú ý phần giáo dục môi trường không đưa vào phần nội dung bài ghi.) * Lởi kết Con đường chúng ta day học tích hợp giáo dục môi trường qua các môn học đang đi trên núi cao, rừng sâu, vực thẩm nhưng cũng có trời xanh biển rộng và nắng hồng. Mỗi giáo viên bộ môn, hãy bước trên cuộc hành trình nghiên cứu tìm tòi không mệt mỏi để rồi chúng ta sẽ có một thế hệ tương lai có ý thức bảo vệ môi trường. Thật vậy, mỗi chúng ta cần lựa chọn cho mình mục tiêu để hành động, đó là mục tiêu giáo dục. Có thể sau khi dự hội thảo này, các bạn đồng nghiệp chưa thấy được sức thỏa nãm, nhưng tôi tin rằng mỗi người chúng ta sẽ nhận thấy mục đích của các vấn đề được thể hiện trong nội dung hội thảo, trong các bài viết tham luận của giáo viên, mà bản thân tôi muốn gửi đến các đồng nghiệp, chúng ta cùng công tác, cùng hành động, để ngày một nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay, trong đó có giáo dục ý thức vể môi trường sống hôn nay và tương lai. Rất mong nhận được sự cộng tác nhiệt tình của tất cả CBQL, GV tham dự hội thảo, để hội thảo thành công. Xin chân thành cảm ơn..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> BÀI 1: TỔ XÃ HỘI - THCS TÂN LONG Phòng GD ĐT Thanh Bình Trường THCS Tân Long. Tổ Xã Hội Họ & tên: Đặng Thị Nguyên. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phú. bõa. BÁO CÁO THAM LUẬN GIÁO DỤC TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG VÀO CÁC MÔN HỌC ( Ngữ văn, GDCD, Địa ) I.Tình hình chung: Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cập rất nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường. Những hiểm họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống loài người. Đó là vấn đề sống còn của toàn nhân loại. Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay cũng đang xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiểm nghiêm trọng. Diện tích đất đai trên đầu người thấp, đất canh tác bị thu hẹp, độ che phủ của rừng giảm, thiếu nước, không khí ô nhiễm khói bụi, đa dạng sinh học không cân bằng … Chính vì thế việc tích hợp giáo dục BVMT vào các môn học là biện pháp hiệu quả nhất, có tính bền vững và kinh tế nhất để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển đất nước. Tuy vậy, việc thực hiện giáo dục tích hợp môi trường vào các môn học ở trường phổ thông cũng có những thuận lợi khó khăn sau: 1. Thuận lợi: - BGH trường luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sát, triển khai kịp thời các công văn, chỉ thị có liên quan. - Tổ chuyên môn tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện công tác giảng dạy. - Giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, có đầu tư nhiều vào công tác giảng dạy. - HS phần nào có ý thức về việc BVMT nói chung. 2. Khó khăn: - Hình thức tuyên truyền BVMT ở một số địa phương chưa sâu rộng, người dân nông thôn chưa có ý thức cao về việc BVMT. - Việc hình thành ý thức, tình yêu thiên nhiên, lối sống ngăn nắp, vệ sinh phải được hình thành trong một quá trình lâu dài, theo thói quen. - Phần lớn HS ở nông thôn chưa có ý thức cao trong việc BVMT. - Trường chưa có điều kiện tổ chức các buổi ngoại khóa cho HS. II. Phương pháp triển khai và thực hiện: 1. Triển khai:.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - BGH đã tạo mọi điều kiện để giáo viên bộ môn cập nhật thông tin kịp thời qua mạng internet. - Giáo viên thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc HS có ý thức bảo vệ môi trường. - Thực hiện tốt việc trồng cây xanh xung quanh trường, làm bồn hoa trước lớp, trang trí cây và hoa trong phòng học tạo được môi trường thân thiện cho lớp học. 2. Quá trình thực hiện: Hiện nay đa số giáo viên đều có ý thức giáo dục tích hợp môi trường trong bài dạy của môn học: * Đối với môn Ngữ văn: - Hình ảnh thiên nhiên luôn là tình cảm gắn kết giữa của con người với cuộc sống . Trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên gặp nạn” ( Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu )dù cuộc sống rày doi mai vịnh nhưng ông Ngư không hề muốn thay đổi, không muốn rời xa cho thấy môi trường sông nước nơi ông sống thoáng đãng tươi đẹp đến thế nào ? Với cảnh: Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ( Cảnh ngày xuân”- Truyện Kiều – Nguyễn Du) thì cảnh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, quyến rũ đã làm cho cuộc du xuân của chị em Kiều càng thêm thú vị. Nhà thơ Nguyễn Duy thì nhớ mãi kỉ niệm hồi sống ở rừng, có trăng, có đồng và có bể. Dù hiện tại đã định cư ở thành phố. - Môi trường thiên nhiên tươi đẹp còn làm cho người ta rung động, cuộc sống như được tái sinh, tươi trẻ. Trong Cố hương của Lỗ Tấn cảnh làng quê hiện lên thần tiên kì dị của những đêm trăng cùng người bạn Nhuận Thổ đi canh dưa, nhặt vỏ sò trên bãi biển… Trong văn bản “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”( lớp 6 ) thì đất đai là mẹ, mẹ nuôi sống, chăm sóc và bảo vệ các con. Thí dụ ta có thể hỏi : Dòng sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh có gì đẹp và nên thơ? * Đối với môn Địa lí: Khi dạy bài Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa giáo viên có thể đặt một số tình huống như sau: Phương tiện giao thông thải ra nhiều khói bụi ảnh hưởng gì đến môi trường? Chúng ta cần làm gì để hạn chế ô nhiễm? Hay ở bài Môi trường nhiệt đới thì giúp học sinh phát hiện: Tại sao Xavan ngày càng mở rộng? Nếu Xavan và hoang mạc mở rộng thì ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? * Với môn Giáo dục công dân:.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ở bài Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu những việc làm để tự bảo vệ chăm sóc và rèn luyện thân thể của mình? Từ đó, học sinh có thể thấy được sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh bản thân, nơi ở trong nhà cũng như môi trường xung quanh. Hay trong bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện các dự án bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước và các tài nguyên thiên nhiên khác ở địa phương. 3. Kiểm tra đánh giá: Kết hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá và tùy theo nội dung từng bài mà việc kiểm tra, đánh giá nội dung tích hợp BVMT có tỉ lệ câu hỏi khác nhau, theo nguyên tắc lồng ghép một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái. Không làm nặng thêm kiến thức bài học, không áp đặt học sinh. III. Bài học kinh nghiệm: - Khi tích hợp cần chia nhỏ các vấn đề, chỉ tích hợp 1 khía cạnh nhỏ cho mỗi bài dạy. - Áp dụng phương pháp phù hợp, hình thức tích hợp linh hoạt sẽ đảm bảo hiệu quả và đạt được mục tiêu bài học. - Ở các tiết học có tích hợp hợp lí sẽ tạo được không khí hứng thú trong việc học tập của học sinh, giáo viên cũng cảm thấy yêu thích công việc giảng dạy của mình. - Để việc tích hợp hiệu quả còn cần ở khả năng và nghệ thuật của từng giáo viên theo nguyên tắc không gượng ép, không miễn cưỡng mà chỉ lồng vào các đơn vị kiến thức tích hợp một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và chủ yếu chỉ để tuyên truyền ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. IV. Kiến nghị: - Cung cấp thêm tranh ảnh, đồ dùng dạy học cho môn Ngữ văn và GDCD. ( tư liệu tham khảo về pháp luật cho môn GDCD lớp 9). - Cấp trên cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, cho giáo viên và học sinh tham quan để học hỏi. V. Kết luận: Việc tích hợp môi trường vào các môn học là việc làm thiết thực. Thiên nhiên là cuộc sống của chúng ta, bảo vệ MT là bảo vệ cuộc sống của chính mình. Thờ ơ với việc bảo vệ môi trường xung quanh là đi ngược lại với lợi ích của cá nhân và cộng đồng. Thiên nhiên trong lành là quà tặng của cuộc sống . Việc tích hợp giáo dục môi trường vừa góp phần xã hội hóa hoạt động BVMT không chỉ cho địa phương, cho một tổ chức, cá nhân mà cho toàn nhân loại. Vừa góp phần hình thành cho học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường không chỉ vì cuộc sống của hành tinh hôm nay mà cho cả nhân loại ngày mai. Trên đây là vài ý kiến chủ quan của cá nhân, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của quí đồng nghiệp. Xin cảm ơn..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> BÀI 2: TỔ TỰ NHIÊN- THCS TÂN HUỀ BÀI THAM LUẬN “DẠY HỌC TÍCH HỢP BẢO VỆ MỘI TRƯỜNG (BVMT) CẤP THCS” Đơn vị: Trường THCS Tân Huề Họ tên: Nguyễn Thanh Bình Tổ: Tự Nhiên I/ Tình hình chung 1/ Thuận lợi - Các giáo viên môn Vật lý, Công nghệ, Sinh học đều được tập huấn dạy học tích hợp BVMT. - Được sự quan tâm của cấp lãnh đạo phòng giáo dục, địa phương và BGH nhà trường về việc chỉ đạo thực hiện giáo dục BVMT. - Giáo viên đều thực hiện giáo dục BVMT vào các tiết học có tích hợp. 2/ Khó khăn - Nhà trường chưa có phòng thực hành riêng nên gặp khò khăn trong các khâu thực hành đặc biệt là những tiết có tích hợp giáo dục BVMT. - Trường Tân Huề nằm ở vùng cù lao xa các vùng đô thị phát triển nên học sinh chưa có ý thức cao trong vấn đề BVMT nhất là nơi học tập cũng như nơi sinh sống của các em do vẫn còn thói quen không thân thiện với môi trường từ trước. - Phương tiện truyền đạt cho học sinh trong các môn học như kênh hình minh họa, các lôgô, khẩu hiệu .v.v. về bảo vệ môi trường còn hạn chế. II/ Phương pháp triển khai và thực hiện 1/ Triển khai - Giáo viên các môn được học tập huấn do sở giáo dục tổ chức nhiều lần ( tại Phú Ninh và TP. Cao Lãnh ) - BGH trường tổ chức thực hiện lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa, các buổi lao động và đôn đốc các giáo viên phụ trách các môn học thực hiện tốt vấn đề BVMT trong từng tiết học cần tích hợp. - Lựa chọn các nội dung tích hợp BVMT phù hợp với tình địa phương. 2/ Thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Các môn khoa học tự nhiên là các môn thực nghiệm do đó ngoài việc giáo dục BVMT trong tiết học cần hình thành thói quen để trở thành ý thức cho học sinh bằng cách giao công việc về nhà để học sinh tự thực hiện ( ví dụ như có thể dùng hai lon nước ngọt và một sợi dây và hai mãnh nilông để làm đồ chơi về chiếc điện thoại…vừa giúp cá em khắc sâu kiến thức vừa giúp các em có ý thức tái chế rác thải để mang lại lợi ích cho cá nhân.v.v ) - Các kỳ kiểm tra hay hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp phải lồng vào nội dung tích hợp môi trường. - Hàng tháng tổ chức ngày Sạch – Xanh trong trường lớp như tổng vệ sinh và góp phần trồng và bảo vệ cây xanh. 3/ Kiểm tra đánh giá - Kiểm tra 15 phút và kiểm tra 1 tiết thì phần trăm số điểm dành cho các câu hỏi giáo dục BVMT là từ 10% - 20%. - Trong tiết dạy khi có tích hợp BVMT cần có hoạt động riêng cho vấn đề tích hợp, nếu làm được thí nghiệm thực tế thì cần thực hiện cho học sinh dể khắc sâu hơn. ( ví dụ dùng gương phẳng để trang trí nhà cửa cho gia đình thì làm cho ta có cảm giác thoáng mát và làm cho nhà sáng hơn.v.v.) - Kiểm tra thường xuyên thì nên dựa vào sự hiểu biết thực tế của học sinh về tình hình môi trường ở địa phương, huyện, tỉnh, đất nước… III/ Bài học kinh nghiệm - GDBVMT không phải là nhiệm vụ của riêng ngành nào đối tượng nào mà là của chung tất cả những ai đang tồn tại, đứng về góc độ ngành giáo dục thì xem là trách nhiệm của các thầy cô giáo vì có sự ảnh hưởng lớn đến học sinh, do đó làm sao phải hình thành ý thức thân thiện với môi trường cho các em và từ đó có sự liên kết tốt với địa phương và gia đình để cùng chung thực hiện. - Bên cạnh đó trong quá trình dạy học vẫn có những vấn đề GDBVMT khi tích hợp mà học sinh khó hình dung ( ví dụ như môn Vật lý có các vấn đề Từ trường, năng lượng ánh sáng..) do đó giáo viên cần khéo léo dẫn dắt học sinh có ý thức bảo vệ môi trường gần nơi sinh sống chủ yếu để hình thành ý thức và đưa đến những hành động thực tiễn cho học sinh. IV/ Kiến nghị.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa về BVMT, các cuộc thi dành cho học sinh do huyện, phòng giáo dục tổ chức như thi HSG, kính vạn hoa .v.v. phải có lồng ghép GDBVMT - Giáo viên phải cập nhật thường xuyên thông tin để có kiế thức về môi trường mà giáo dục cho các em. - Xây dựng phong trào thi đua Xanh - Sạch - Đẹp trong trường, khóm ấp, gia đình, và địa phương…. V/ Kết luận Môi trường ngày nay ô nhiễm rất nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người do đó các thầy cô giáo nên kịp thời giáo dục ý thức cho học sinh thông qua các tiết dạy để góp một phần nhỏ trong phong trào lớn của loài người nhằm hạn chế thảm họa về môi trường cho con em chúng ta. Và khi tích hợp BVMT cũng cần có chọn lọc để không làm mất đi tính đặc trưng của môn học. Người viết. Nguyễn Thanh Bình.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> BÀI 3: TỔ TỰ NHIÊN - THCS TÂN HOÀ BÀI THAM LUẬN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO CÁC MÔN HỌC -Họ và tên: Phạm Thanh Tuấn -Đơn vị: Trường THCS Tân Hòa -Tổ trưởng phụ trách các bộ môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ. I. Tình hình chung: 1) Thuận lợi: -Đa số gv có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào bộ môn dạy của mình ở các bài có nội dung phù hợp. -Đa số giáo viên được tập huấn về giáo dục bảo vệ môi trường nên việc lồng ghép về giáo dục bảo vệ môi trường cũng được thuận lợi. 2)Khó khăn: -Tài liệu về tập huấn giáo dục bảo vệ môi trường ở các môn học còn hạn chế ở một số môn. -Tranh, hình ảnh, tư liệu trang bị cho nhà trường còn hạn chế. -Một số giáo viên trình độ tin học còn hạn chế nên việc truy cập các thông tin về giáo dục môi trường cũng gặp nhiều khó khăn. II. Phương pháp triển khai và thực hiện: 1) Triển khai: -Hàng năm nhà trường có triển khai về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đến giáo viên và học sinh thông qua các cuộc họp về chuyên môn và sinh hoạt dưới cờ, phát thanh măng non của Đội,Ban lao động nhà trường,.. -Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở các em học sinh phải tích cục bảo vệ môi trường ,giữ gìn trường lớp xanh ,sạch, đẹp. -Giáo viên bộ môn có tích hợp vào các nội dung ở các bài học thuộc các môn :Sinh học, Hóa học, Vật lý, Sinh học với những nội dung phù hợp. 2)Quá trình thực hiện: -Hàng tuần, thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ, Ban thi đua, Tổng Phụ trách,Ban Giám hiệu đều nhắc nhở các học sinh toàn trường tích cực tham gia bảo vệ môi trường , giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp.Với chủ đề: Trường học không rác và nhà vệ sinh không mùi. -Giáo viên bộ môn có lồng ghép giáo dục môi trường vào các bài dạy với nội dung phù hợp dưới dạng câu hỏi, thông qua các bài dạy trên lớp,bài kiểm tra 15, 1 tiết.Nhìn chung việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường với các bộ môn nêu trên là phù hợp và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> -Ngoài ra ,quá trình triển khai còn thông qua các buổi ngoại khóa , thực hành tham quan ngoài trời (môn Sinh học) với các nội dung như: giáo dục ý thực học sinh biết bảo vệ môi trường không khí ,nước ,đất, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ rừng,…Từ đó giúp cho các em có tình cảm yêu quý , tôn trọng thiên nhiên, yêu quê hương ,đất nước,có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nãy sinh.Biết chủ động ủng hộ tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường,biết tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường. 3) Kiểm tra đánh giá: -Nhìn chung việc thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở các môn học đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, qua việc ý thức thực hiện bảo vệ môi trường của học sinh là rất tốt. Các em luôn có ý thức chấp hành tốt như: bỏ rác vào thùng, không còn hiện tượng đem bọc nước vào lớp bỏ trong học bàn, vào lớp học luôn sạch sẽ,nếu có rác thì tự các em sẽ lượm và bỏ rác ngay vào thùng không cần giáo viên phải nhắc nhở, vào nhà vệ sinh biết bảo vệ chung như đi tiểu, tiện có dội nước sạch sẽ, giấy vệ sinh bỏ đúng chổ,… -Giáo viên củng mạnh dạn lồng ghép một số câu hỏi về giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài kiểm tra và nhìn chung ý thức trách nhiệm của học sinh cũng được thể hiện, các em cũng mạnh dạn phê phán những hành vi vi phạm về mội trường, biết tuyên truyền mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường. III. Bài học kinh nghiệm: -Thường xuyên tuyên truyền về giáo dục bảo vệ môi trường đến các em học sinh với nhiều hình thức khác nhau: Trò chơi, sinh hoạt tập thể, làm đồ chơi ,các hoạt động ngoại khóa vì sẽ thu hút được nhiều học sinh tham gia. -Phát động các cuộc thi vẽ tranh về đề tài ô nhiễm môi trường hàng năm cho học sinh tham gia. IV. Kiến nghị: -Thường xuyên mở các lớp tập huấn về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho các giáo viên tham gia học tập. -Các cấp lãnh đạo cần quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở các trường, giáo viên thực hiện tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường. -Có chế độ khen thưởng kịp thời với các cá nhân (giáo viên, học sinh) có thành tích tốt trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường. V. Kết luận: Công tác tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học có vai trò rất quan trọng ,vì đối tượng là học sinh nên việc tiếp nhận các kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường cũng gặp nhiều thuận lợi, một khi các em nắm bắt được các thông tin về giáo dục bảo vệ môi trường thì các em sẽ có những hành động tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, biết lên án những hành vi sai trái trong.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> việc hủy hoại môi trường và các em cũng có thể là một cộng tác viên tốt trong việc tuyên truyền về giáo dục môi trường ở địa phương./..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> BÀI 4: MÔN NGỮ VĂN – THCS TÂN MỸ PHÒNG GD- ĐT THANH BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TÂN MỸ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phùc. BÁO CÁO THAM LUẬN ( V/v dạy tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường ) Họ và tên người viết : Lê Thị Trúc Ly Đơn vị :Trường THCS Tân Mỹ Môn : Ngữ văn I. Tình hình chung: 1. Thuận lợi: - BGH tạo điều kiện thuận lợi để GV thực hiện. - GV được dự lớp tập huấn về việc tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường (2008-2009).. - GV tự bồi dưỡng, học hỏi từ đồng nghiệp để tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường qua: dự giờ chéo, thao hội giảng, qua những buổi họp tổ chuyên môn… 2. Khó khăn: - Ý thức và trách nhiệm của HS chưa cao. - Là một trường vùng sâu: Môi trường nhà trường : không gian trường, cơ sở vật chất ( lớp học, phòng thí nghiệm, sân chơi,vườn trường…). còn quá nghèo, thiếu thốn... Hơn nữa, phía sau trường là cánh đồng lúa mênh mông, nên mỗi khi phun thuốc hay suốt lúa là thầy trò không thể duy trì hoạt động dạy- học được… Vì thế, GV gặp khó khăn ít nhiều trong việc Giáo dục bảo vệ Môi trường. II. Phương pháp triển khai và thực hiện: 1. Triển khai: - Thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ GD& ĐT, Sở GD& ĐT, Phòng GD& ĐT và BGH Trường THCS Tân Mỹ về việc thực hiện tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào các môn học, từ năm học 2008-2009. - Để thực hiện việc tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào các môn học, Trường THCS Tân Mỹ của chúng tôi đã triển khai theo chỉ đạo chung và tổ chức thực hiện kịp thời trong thời gian vừa qua; Đồng thời lựa chọn nội dung tích hợp sao cho phù hợp với nôi dung bài, với đặc điểm tình hình nhà trường…để tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào môn học sao cho đạt hiểu quả cao nhất. 2. Qúa trình thực hiện:.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> a/ Phương pháp tiến hành cụ thể: GV áp dụng triển khai thực hiện tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào các bài học có thể tích hợp được, không gò bó, gượng ép… Tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào một số bài cụ thể của môn học Ngữ văn từ khối 6 đến khối 9: (1) Phần Văn: Có thể tích hợp ở nhiều văn bản của từng khối lớp, ở đây chỉ nêu điển hình một vài ví dụ: - Khối 6: + Văn bản “ Ếch ngồi đáy giếng”, “Mẹ hiền dạy con”…- Có thể liên hệ về sự thay đổi của môi trường: môi trường ảnh hưởng đến nhân cách con người... + Văn bản “Lao xao” - Có thể liên hệ về việc bảo vệ các loài chim, giữ cân bằng sinh thái… - Khối 7: + Văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” - Có thể liên hệ đến môi trường gia đình và sự ảnh hưởng của môi trường đến nhân cách trẻ em… + “Ca dao, dân ca” - Có thể cho học sinh sưu tầm ca dao có liên quan đến môi trường… - Khối 8: + Văn bản “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000” - Trực tiếp khai thác đề tài môi trường : Vấn đề bao bì ni lông và rác thải… + Văn bản “ Ôn dịch thuốc lá” - Trực tiếp khai thác đề tài môi trường : Vấn đề hạn chế và bỏ thuốc lá… + Văn bản “ Đi bộ ngao du” - Trực tiếp khai thác đề tài môi trường : Môi trường và sức khỏe con ngưòi… - Khối 9: + Văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” - Liên hệ đến các cuộc chiến tranh… Giáo dục HS ghét chiến tranh, yêu hòa bình, giữ gìn ngôi nhà chung của Trái Đất. + Văn bản “ Tông kết văn bản nhật dụng” - Nhắc lại các văn bản nhật dụng có liên quan trực tiếp đến môi trường… (2) Phần Tiếng: - Khối 6: + “Chương trình địa phương phần Tiếng Việt” - Cho học sinh viết bài chính tả về môi trường. - Khối 7: + “Từ Hán Việt” - Cho học sinh tìm các từ Hán Việt liên quan đến môi trường. - Khối 8: + “ Trường từ vựng” - Cho học sinh tìm các trường từ vựng có liên quan đến môi trường.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Khối 9: + “Thuật ngữ” - Cho học sinh tìm các thuật ngữ về môi trường… (3) Phần Tập làm văn: Trong các tiết thực hành viết bài Tập làm văn ( ở lớp cũng như ở nhà ) ở các khối từ 6 đến khối 9, có thể ra đề có liên quan đến môi trưòng: - Khối 6: + “Luyện tập kể chuyện tưởng tưởng” - Có thể ra đề liên quan đến môi trường . VD: Hãy tưởng tượng em là một động vật hoang dã ( hoặc một cây… ) đang sống trong rừng. Kể lại cuộc sống bị de dọa bởi khí hậu và môi trưòng đang sống. - Khối 7: + “Viết bài Tập làm văn số 5- Văn lập luận chứng minh” - Có thể ra đề liên quan đến môi trường . VD: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. Bằng những hiểu biết của mình, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. - Khối 8: + “Viết bài Tập làm văn số 7- Văn nghị luận” - Có thể ra đề liên quan đến môi trường. VD: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. - Khối 9: + “Viết bài Tập làm văn số 5 - Văn nghị luận xã hội” - Có thể ra đề liên quan đến môi trường… * - Ngoài ra, các tiết tâp làm thơ ở các khối : Đều có thể khuyến khích học sinh làm thơ về đề tài môi trường: + Khối 6: Tập làm thơ bốn chữ. Hoạt động Ngữ văn : Thi làm thơ năm chữ. + Khối 7: Làm thơ lục bát. + Khối 9: Tập làm thơ tám chữ. - Có thể Giáo dục môi trường thông qua các tiết dạy Ngữ pháp – Yêu cầu học sinh đặt câu, lấy VD có liên quan đến môi trường… b/ Kết hợp các bộ phận nhà trường cùng thực hiện Tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào một số hoạt động: Trồng cây gây bóng mát, Tổng vệ sinh trường lớp, thu gom rác thảy nơi công cộng… 3. Trong kiểm tra, đánh giá: - Đối với các bài kiểm tra thường xuyên và định kì: Vấn đề môi trường là vấn đề tích hợp khi dạy các nội dung cơ bản có liên quan, khi kiểm tra đánh giá cần chú ý kiểm tra sự vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề về Giáo dục Bảo vệ Môi trường trong cuộc sống thực tiễn..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Môn Ngữ văn vấn đề tích hợp trước hết là tích hợp trong nội dung Văn,Tiếng và Tập làm văn. Khi khi kiểm tra, đánh giá là kiểm tra đánh giá các kiến thức và kĩ năng ba phân môn đó. Nội dung về Môi trường chỉ là một trong các nội dung được tích hợp. Vì vậy, khi ra đề các câu hỏi có thể có một hay hai câu trắc nghiệm, hoặc một câu tự luận… liên quan đến môi trường mà thôi. Riêng, trong những “Bài viết bài Tập làm văn” có thể ra đề về nội dung Giáo dục Môi trường. * Hiệu quả: Qua thực hiện tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào các môn học, khi kiểm tra đánh giá học sinh làm được bài . Kết quả không thấp hơn so với những đề không tích hợp môi trường. Bởi đây là vấn đề khá gần gũi và thiết thực… III. Bài học kinh nghiệm: - Tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường là vấn đề thiết thực, gần gũi, dễ thực hiện… đối với môn Ngữ văn trong một số tiết dạy. - Tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường nhằm chuyển tải nội dung Bảo vệ Môi trường vào bài học một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học; không đưa vào một cách tràn lang, làm quá tải nội dung bài học. - Tích hợp nội dung Giáo dục Bảo vệ Môi trường sẽ làm cho bài học sinh động hơn, gần gũi với thực tế hơn… - Giáo viên chọn phương pháp dạy tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường sao cho phù hợp nhằm góp phần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. IV. Kiến nghị: - Xây dựng trường lớp khang trang, có sân chơi thoáng mát, rộng rãi… tạo không khí trong lành. - Có nguồn kinh phí hỗ trợ thực hành, thực tế, ngoại khóa về giáo dục Bảo vệ Môi trường : + Tổ chức hoạt động ngoại khóa: Thi sáng tác thơ , truyện ; Tổ chức diễn tiểu phẩm, ngâm thơ, kể chuyện, … + Tổ chức tham quan thực tế… V. Kết luận: - Môi trường là có vai trò cực kì đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ…Chính vì vậy, bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm hàng đầu, mang tính toàn cầu. Việc tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào các môn học là điều rất cần thiết, nhằm trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp trong môn học thông qua các họat động cụ thể, thích hợp..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Việc tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào các môn học phải tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học; không gò bó, gượng ép, làm quá tải nội dung bài học… Trên đây là báo cáo tham luận của tôi về việc thực hiện tích hợp nội dung Giáo dục Bảo vệ Môi trường vào các môn Ngữ văn; Khi áp dụng vào thực tiễn thì giáo viên chúng tôi cũng gặp những thuận lợi, khó khăn nhất định. Rất mong sự đóng góp nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, của đồng nghiệp để hoạt động dạyhọc tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào môn học ngày càng tốt hơn, chất lượng hơn -//-.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> BÀI 5: MÔN NGỮ VĂN – THCS TÂN HOÀ BÀI THAM LUẬN DẠY TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO MÔN NGỮ VĂN CẤP THCS Họ tên người viết: Trần Văn Gia. Đơn vị: THCS Tân Hòa . Môn : Ngữ văn . I Tình hình chung 1/ Thuận lợi Môi trường là một phần rất quan trọng đối với đời sống con người , đặc biệt trong thời đại công nghiệp ngày càng phát triển ngày nay thì môi trường là vấn đề nóng bỏng mà tất cả mọi người cần quan tâm .Bản thân là một giáo viên tôi lúc nào cũng ý thức được điều này .Các môn Khoa học Xã hội nói chung , môn Ngữ văn nói riêng có nhiều bài khi dạy có liên quan đến môi trường , điều đó rất thuận tiện cho việc tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh . Các nội dung bài rất gần gũi với thiên nhiên ,cảnh vật , sinh hoạt trong đời sống hằng ngày của mọi người . Vấn đề môi trường được ngành giáo dục quan tâm , hằng năm có mở lớp tập huấn cho giáo viên và cũng thường xuyên kiểm tra thông qua các giờ giảng dạy . Vì vậy, môn Ngữ văn có khả năng góp phần thực hiện việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh . 2/ Khó khăn Bộ môn Ngữ văn chưa có nhiều phương tiện, tranh ảnh để giúp học sinh dễ tiếp thu hơn . Thời gian tiết học có giới hạn đôi khi nội dung bài ghi nhiều mà cần phải truyền đạt cho học sinh nhiều thứ đã không đủ, nay phải thêm tích hợp giáo dục môi trường sẽ gây không ít khó khăn… II Phương pháp triển khai và thực hiện 1/ Triển khai Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tích hợp nội dung giáo dục môi trường thông qua các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt dưới cờ ,xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp, thường xuyên tổ chức các buổi hoạt động ra quân bảo vệ môi trường… nhằm giúp học sinh nhận thức.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> được tầm quan trọng môi trường trong cuộc sống mọi người. Tổ chức các phong trào thi đua xanh - sạch - đẹp giữa các lớp. Giáo viên thường xuyên vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để học sinh hiểu được con người và xã hội loài người luôn luôn gắn bó với môi trường sinh sống, chịu ảnh hưởng của môi trường và tác động trở lại đối với môi trường một cách tích cực hay tiêu cực. Từ đó học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống của mình. 2/ Quá trình thực hiện Đầu tiên phải cho học sinh biết một số kiến thức cơ bản về môi trường: môi trường là gì? Các chức năng cơ bản của môi trường, thành phần của môi trường, tình hình môi trường hiện nay… Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh về trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau, thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường, có quyền lợi và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Tích hợp thông qua chương trình dạy học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của địa phương. Một số phương pháp đã thực hiện trong dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường: - Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa. - Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. - Phương pháp hoạt động thực tiễn. - Phương pháp giải quyết vấn đề theo cộng đồng. - Phương pháp nêu gương… Các nội dung tích hợp trong chương trình: các phong cảnh thiên nhiên về sông nước , cây cối , cảnh quang , cái lợi và cái hại do môi trường mang đến . 3/ Kiểm tra đánh giá Đa số học sinh đều nắm bắt kịp thời các thông tin về môi trường và luôn có ý thức về bảo vệ môi trường Tỷ lệ câu hỏi được lồng ghép vào các bài kiểm tra là khoảng 10% số câu hỏi và 15 - 20% số điểm, công việc kiểm tra đạt hiệu quả cao. III Bài học kinh nghiệm - Đối với những bài có nội dung tích hợp môi trường giáo viên cần chuẩn bị những tranh ảnh có liên quan , nếu có điều kiện thì nên dạy trên máy chiếu để.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> cho các em thấy những hình ảnh có liên quan đến môi trường một cách sinh động. - Trong giảng dạy những bài có tích hợp môi trường giáo viên phải hết sức khéo léo kết hợp các phương pháp cho phù hợp với nội dung cũng như cách đặt câu hỏi để giáo dục các em . Trong tích hợp không nên lạm dụng quá mức về môi trường , như thế thì nội dung bài học sẽ bị loãng , thời gian cũng không cho phép . - Những nội dung tích hợp nên gần gũi với thực tế , cho các em liên hệ với bản thân khi thấy những vấn đề có liên quan đến môi trường từ đó có những suy nghĩ và hành động như thế nào . IV. Kiến nghị Hỗ trợ nhiều phương tiện dạy học như tranh ảnh ,đĩa về môi trường có liên quan đến môn học, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho tất cả các giáo viên . V. Kết luận Việc giáo dục môi trường trong môn Ngữ văn nói riêng , các môn khác nói chung là rất quan trọng , làm cho học sinh hiểu rõ, sâu hơn về bảo vệ môi trường , mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường tự nhiên. Từ đó các em ý thức được bảo vệ môi trường là rất cần thiết và để làm tốt điều này đòi hỏi tất cả chúng ta đặc biệt là các giáo viên trực tiếp giảng dạy phải thực hiện tốt việc tích hợp môi trường vào trong bài dạy có liên quan đến môi trường .Qua đó, hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, tuân thủ các quy luật khách quan và luật pháp của nhà nước ban hành về bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> BÀI 6: MÔN NGỮ VĂN – THCS THANH BÌNH PHÒNG GD – ĐT THANH BÌNH TRƯỜNG THCS THANH BÌNH BÁO CÁO THAM LUẬN “Về việc tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn trung học cơ sở” Họ tên người viết: Nguyễn Thị Tuyết Nhung Đơn vị: Trường THCS Thanh Bình Môn: Ngữ văn, cấp THCS I. Tình hình chung: Qua hai năm quán triệt và thực hiện, bản thân nhận thấy những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn những vấn đề sau: 1. Thuận lợi: - Giúp học sinh hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường; quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu. - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. - Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc. - Thông qua những địa chỉ bài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong sách Ngữ văn trung học cơ sở giúp các em nắm vững mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình giáo dục phổ thông về kiến thức, thái độ - tình cảm, kĩ năng - hành vi về bảo vệ môi trường. 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì trong quá trình thực hiện dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn còn gặp không ít khó khăn, cụ thể: - Nhận thức trong toàn thể giáo viên chưa đồng đều, nên việc tích hợp còn hạn chế. Thậm chí có giáo viên còn lệch hướng biến giờ học Văn thành giờ trình bày về giáo dục bảo vệ môi trường, dẫn đến thời lượng dành cho giờ học quá tải..
<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Một bộ phận học sinh ý thức cộng đồng chưa cao xem việc bảo vệ môi trường là của ai ai chứ không phải của từng cá nhân nên lơ là thậm chí không lắng nghe. - Muốn hoạt động ngoại khóa thì kinh phí lại không có. - Trong năm học 2009 – 2010, Ban giám hiệu thường xuyên đi học nên việc triển khai, quản lý chỉ mang tính hình thức. II. Phương pháp triển khai và thực hiện: 1. Công tác triển khai: Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 01 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị “Về việc tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường”, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là “trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng, miền” … Cụ thể: - Phổ biến, chỉ đạo cho giáo viên tham gia lớp tập huấn của Sở GD – ĐT Về giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn vào dịp hè; phối hợp thực hiện với việc xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và “Trường xanh – sạch – đẹp”. - Tổ chuyên môn quán triệt, thảo luận, bàn bạc để tìm ra hướng thực hiện tốt nhất mà vẫn không làm ảnh hưởng đến giờ dạy học Văn nhưng học sinh vẫn tiếp thu tốt. - Tuyên truyền vận động học sinh ý thức cao về bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường gần gũi với học sinh như: giữ vệ sinh cảnh quan trường, lớp, nơi công cộng … - Giáo dục tích hợp qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình Hoạt động ngoài giờ lên lớp. 2. Quá trình thực hiện: Giáo dục bảo vệ môi trường là lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy, được triển khai theo phương thức tích hợp. Việc tích hợp thể hiện ở ba mức độ: - Mức độ toàn phần: mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường. - Mức độ bộ phận: chỉ có một phần của bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. - Mức độ liên hệ: có điều kiện liên hệ một cách logic..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> Giáo dục bảo vệ môi trường cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng bộ môn có tính đặc thù như: - Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát môi trường. ( Ví dụ cho học sinh tham quan những di tích lịch sử địa phương qua bài dạy Văn bản thuyết minh để tích hợp giáo dục lòng tự hào về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm …) - Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. (Ví dụ thực tế mà các em có thể thấy như việc học sinh phải vệ sinh lớp hàng ngày …). - Phương pháp nêu gương. Lấy hành vi của người lớn là tấm gương có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đối với học sinh. Người lớn làm tốt việc bảo vệ môi trường thì mới giáo dục được trẻ. Bên cạnh những phương thức, phương pháp tích hợp trên, để đạt hiệu quả cao ta cần chú trọng các nguyên tắc tích hợp như: - Chỉ tích hợp những bài có nội dung thật sự liên quan đến môi trường, không gượng ép. Vẫn đảm bảo đặc trưng bộ môn. ( Ví dụ: Tìm hiểu, nghiên cứu tình hình môi trường ở xung quanh trường, lớp tích hợp qua văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”, báo cáo kết quả, nêu phương án cải thiện – với chủ đề liên quan đến môi trường: “Một ngày không dùng bao bì ni lông”, các em tự ý thức giữ gìn, bỏ rác đúng nơi đúng chỗ, ăn uống ở căn tin, không được mang bọc nước lên lớp khi ăn uống rồi vứt bừa bãi; hoặc văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” tích hợp giáo dục học sinh thấy được tác hại của việc hút thuốc lá đối với bản thân và cộng đồng người xung quanh một cách âm thầm, lặng lẽ, đến khi nhận ra thì đã muộn; …) - Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. Các phương diện về môi trường cần được nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thận, và gia công về cách thức dẫn dắt, liên hệ, đảm bảo cho học sinh vừa nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa tăng thêm kiến thức về môi trường, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho những người khác. (Ví dụ: Môi trường biển cần được bảo vệ tích hợp qua văn bản “Đoàn thuyền đánh cá”, ở câu thơ “Biển cho ta như lòng mẹ, Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” – Biển là nơi chứa nguồn lương thực dồi dào nếu ta khai thác mà không biết giữ gìn thì biển sẽ cạn kiệt; hoặc văn bản “Mẹ hiền dạy con” chỉ tích hợp chi tiết người mẹ dời chỗ ở để học sinh thấy được môi trường mình sinh sống ảnh hưởng rất lớn đến tính cách; …) - Chia nhỏ, rải đều vấn đề môi trường vào các bài trong mỗi lớp học một cách hợp lí. (Tích hợp theo địa chỉ bài đã hướng dẫn khi tham gia lớp tập huấn của Sở, trang 25-29) - Đảm bảo tính hấp dẫn của hoạt động thực tiễn về môi trường. (Cụ thể: Hằng năm, theo chỉ đạo của Sở, tổ Ngữ văn đều có hoạt động ngoại khóa Thi sáng tác thơ văn với chủ đề rất rộng. Đây cũng là dịp để giáo viên dễ dàng định hướng tích hợp mà không ảnh hưởng đến thời lượng giảng dạy; hoặc phối hợp.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> với giáo viên Mĩ thuật cho các em thi vẽ tranh về đề tài môi trường; … Kết quả có rất nhiều bài được các em sáng tác có giải thưởng cao từ Phòng, Sở GD – ĐT và càng giúp các em hứng thú học tập, thấy rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong môn học.) 3. Kiểm tra đánh giá: Vấn đề tích hợp trước hết là tích hợp trong nội dung Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. Bởi vậy, kiểm tra, đánh giá trước hết là kiểm tra, đánh giá các kiến thức và kĩ năng ba phân môn đó. Nội dung về môi trường chỉ là một trong các nội dung được tích hợp mà thôi. Do đó, không thể ra một đề kiểm tra hoàn toàn về nội dung môi trường. Tuy nhiên giáo viên có thể hỏi những câu hỏi liên quan đến môi trường. Theo bản thân, tỉ lệ câu hỏi dành cho việc tích hợp môi trường trong kiểm tra đánh giá chỉ là đan xen, chọn lọc phù hợp. Ví dụ: - Bài “Mẹ hiền dạy con” (Ngữ văn 6), nếu kiểm tra trắc nghiệm 15 phút thì giáo viên hỏi 10 (hoặc 15) câu, trong đó có thể hỏi đan xen từ 2 đến 3 câu liên quan đến môi trường giáo dục con của người mẹ, qua việc mẹ dời chỗ ở ba lần mới có được môi trường tốt cho con học hành. - Bài “Từ Hán Việt” (Ngữ văn 7), ngoài việc kiểm tra theo chuẩn kiến thức ở sách giáo khoa, giáo viên có thể tích hợp cho học sinh giải thích những từ có liên quan đến môi trường như: khí quyển, hệ sinh thái, ô nhiễm, suy thoái môi trường, … - Bài “Ôn dịch, thuốc lá” (Ngữ văn 8), giáo viên có thể chọn đề tài này để tích hợp cho học sinh Viết bài văn nghị luận số 7: Qua văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”, trình bày suy nghĩ của em về tác hại của việc hút thuốc lá. -… Hoặc có rất nhiều cách để giáo viên chọn lọc kiểm tra đánh giá phù hợp mà không bị xem là lạm dụng giáo dục bảo vệ môi trường. III. Bài học kinh nghiệm: Qua hai năm được học tập, thực hiện việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn, bản thân rút ra bài học kinh nghiện sau: - Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền cho mọi người nói chung và học sinh nói riêng về ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống. Mọi người cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường. - Dạy phân môn Tập làm văn hoặc các chuyên đề hoạt động ngoại khóa của tổ, hoặc phối hợp bộ môn khác sẽ dễ lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường. - Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cần quan tâm, theo dõi việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường của từng giáo viên đến học sinh kịp thời, để phát huy hoặc điều chỉnh. - Giáo viên trước khi đứng lớp cần nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thận, và gia công về cách thức dẫn dắt, liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết dạy thật phù hợp. Còn nếu giáo viên quá chú trọng việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết học sẽ làm mất chất văn trong giờ dạy học văn. Dẫn đến học.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> sinh không thích nghe giáo viên giảng dạy hoặc không học giờ Văn, vì nhàm chán. - Những địa chỉ bài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong sách Ngữ văn còn chung chung nên việc tích hợp chưa có sự thống nhất giữa các giáo viên, nên vẫn còn tranh luận. IV. Kiến nghị: - Ngoài Những địa chỉ bài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong sách Ngữ văn đã nêu, cần có nội dung tích hợp thống nhất cụ thể trong từng bài. - Các cấp cần quan tâm, có hướng mở cho những hoạt động ngoại khóa: Tổ chức thi sáng tác thơ văn, vẽ tranh đề tài môi trường, …, đặc biệt là tổ chức cho học sinh tham quan các danh lam thắng cảnh, yêu cầu học sinh khi đi chơi, quan sát, ghi chép về vấn đề môi trường nơi đó để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thiết thực hơn. - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ phần sẽ tích hợp để học sinh học tập hứng thú mà vẫn đảm bảo đặc trưng bộ môn. - Mọi người cùng chung tay làm thay đổi nhận thức của học sinh về môi trường, từ đó các em sẽ ý thức hơn về bảo vệ môi trường. V. Kết luận: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học, đặc biệt là môn Ngữ văn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Bởi thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách con người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến thế hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu..
<span class='text_page_counter'>(28)</span> BÀI 7: MÔN NGỮ VĂN - THCS TÂN HUỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO MÔN NGỮ VĂN THCS. Họ và tên: NGUYỄN THỊ THANH Đơn vị : Trường THCS Tân Huề. Tổ trưởng tổ xã hội. I . TÌNH HÌNH CHUNG Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuát, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật. Từ đó, ta thấy môi trường có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Trong thời đại hiện nay, nền kinh tế của đất nước chúng ta ngày càng phát triển nhưng đi kèm với sự phát triển đó là môi trường của chúng ta càng bị ô nhiễm trầm trọng và đáng báo động, đáng quan tâm. Vấn đề chúng ta cần phải làm lúc này là phải tham gia công tác bảo vệ môi trường, không chỉ thế tôi cũng như các giáo viên khác của trường THCS Tân Huề đều tích hợp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các tiết dạy của mình. 1. Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, luôn nhắc nhở, đôn đốc giáo viên thực hiện tốt việc giáo dục môi trường cho học sinh. - Tất cả giáo viên của tổ đều được tham gia tập huấn giáo dục bảo vệ môi trường vào các tiết dạy. - Tất cả giáo viên của tổ đều thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh thể hiện rất rõ từng tiết trên giáo án, trong các tiết dạy, tiết dự chéo, tiết thao, hội giảng. - Nhà trường có trang bị đủ mọi phương tiện, tạo môi trường xanh , sạch, đẹp. - Đa số các em học sinh của trường đều có ý thức bảo vệ môi trường. - Học sinh sáng tác, sưu tầm được rất nhiều bài thơ, mẩu chuyện , tranh ảnh về đề tài môi trường. 2. Khó khăn: - Giáo dục môi trường cho học sinh không chỉ thể hiện trong các tiết dạy mà còn hướng dẫn cho các học sinh thực hành,ngoại khóa về giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên của tổ chưa tổ chức được nhiều hoạt động ngoại khóa để giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. - Chưa tổ chức cho học sinh đi tham quan để giúp học sinh nhận biết được môi trường xung quanh nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> II .PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN: 1.Triển khai: - Mỗi giáo viên của tổ đều được tham gia tập huấn tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với môn dạy của mình. - BGH, Tổ trưởng thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra giáo viên việc thực hiện tích hợp BVMT trong các tiết dạy, trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong các buổi ngoại khóa. - Từ những nội dung đã được tập huấn, giáo viên đều tích hợp GDMT trong các tiết dạy, từ đó học sinh đều có ý thức tham gia bảo vệ môi trường. Khi dạy bài Thông tin về trái đất năm 2000 (Ngữ Văn 8- Tập 1) giáo viên đều cho học sinh nhận thấy được cần phải sử dụng bao bì ni lông một cách hợp lý và xử lý một cách phù hợp, như hướng dẫn cho học sinh giặt sạch để sử dụng lại, có thể bán,…mà không đốt hoặc không vứt bừa bãi vì nó có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và môi trường. - Giáo viên phổ biến cho học sinh tham gia viết thư UPU, sáng tác thơ văn về vấn đề môi trường. - Thông qua các tiết ngoại khóa, giáo viên còn phổ biến cho học sinh tham gia trả lời những câu hỏi có liên quan đến môi trường. 2.Quá trình thực hiện: - Đối với môn Ngữ văn gồm có 49 bài chúng ta cần phải tịch hợp GDMT vào bài giảng, cụ thể là: Lớp 6: 16 bài Lớp 7: 9 bài Lớp 8: 9 bài Lớp 9: 15 bài Đối với những bài dạy cần phải tích hợp GDMT, Giáo viên thể hiện rõ những nội dung cần tích hợp trong giáo án, khi lên lớp giáo viên đặt ra những câu hỏi có liên quan đến nội dung tích hợp về môi trường. Từ những câu trả lời đó giáo viên liên hệ với môi trường sống gần gũi của các em, học sinh sẽ nhận biết được mức độ ô nhiễm của môi trường sống mà học sinh có ý thức tham gia bảo vệ, giữ gìn và làm sạch đẹp. - Khi dạy bài chương trình địa phương (Tiết 74 –NV7-T2), giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tục ngữ có liên quan đến môi trường, học sinh sẽ sưu tầm và trình bày, giáo viên chọn một câu: “Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm”. Giáo viên đặt câu hỏi đối với học sinh: bằng sự hiểu biết của mình, các em xem thực tế hiện nay có còn cò bay thẳng cánh, nước có còn lóng lánh cá tôm hay không? Vì sao? Học sinh sẽ nhận ra được là: cò, tôm, cá không còn nhiều nữa vì do bị đánh bắt, do môi trường bị ô nhiễm nặng. Giáo viên sẽ giáo dục học sinh cần phải làm gì trước sự việc đó..
<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Khi dạy bài Bức thư của thủ lĩnh người da đỏ.(NV 6- Tập II) Giáo viên có thể kết hợp với giáo viên dạy môn địa lý cho học sinh tìm hiểu hoàn cảnh địa lý nơi nhà trường đóng hoặc nơi các em đang sinh sống. Học sinh có thể điều tra về mức độ bạc màu của đất? sự ô nhiễm nguồn nước? ô nhiễm không khí? Cảnh báo về sự xuống cấp của môi trường? - Ở bài thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 (SGK NV 8 Tập I) giáo viên cho học sinh liên hệ việc vứt bọc ni lông ở nơi em ở có gì giống và khác so với sự phản ánh trong văn bản? Em cần phải làm gì để hạn chế điều đó? - Khi dạy bài Nhớ Rừng (SGK NV 8 Tập II) giáo viên có thể đặt ra câu hỏi: Hổ thích sống trong một môi trường như thế nào? Giữa núi rừng khoáng đạt, mát mẻ… Vì sao hổ thích sống trong một môi trường như thế? Vì hổ được tư do, môi trường đó phù hợp với hổ. Em hiểu câu thơ sau như thế nào? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng?. Hổ bị săn bắt . Vậy em thấy chúng ta cần phải làm gì để hạn chế nạn săn bắt các động vật? Giáo viên sẽ giáo dục học sinh phải có ý thức để bảo vệ các loài động vật và bảo vệ động vật chính là bảo vệ môi trường. Trong năm học số lần ngoại khóa cho các môn là 1 hoặc 2 lượt trên năm học. Trong quá trình thực hiện ngoại khóa về BVMT Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh vẽ tranh có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, yêu cầu học sinh trình bày các bài thơ, mẩu chuyện, bài văn có liên quan đến BVMT và giáo viên sẽ đặt những câu hỏi xung quanh về những câu hỏi BVMT. Từ đó sẽ giúp cho học sinh nhận ra được là môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và cần phải ra sức bảo vệ. 3. Kiểm tra đánh giá: Kiểm tra, đánh giá học sinh sau khi tích hợp nôi dung giáo dục BVMT vào các bài dạy. Giáo viên có thể đặt câu hỏi ở mức độ vận dụng (1 đ) đối với bài kiểm tra 1 tiết và (3đ) đối với các bài kiểm tra còn lại. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu rõ những việc làm mà mình đã làm được để bảo vệ môi trường sống. Từ đó giáo viên dễ dàng kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường trong học tập và thực tiễn cuộc sống. III . BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua những nội dung trình bày trên tôi rút ra được bài học là: - Không chỉ tôi mà đòi hỏi tất cả những giáo viên khác của trường đều phải thực hiện tốt việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các tiết dạy đến học sinh. Tôi nghĩ rằng dưới sự tác động của giáo viên và trước thực tế môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người thì học sinh sẽ nhận thấy được mình cần phải quan tâm đến môi trường. - Không phải bài dạy nào cũng lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, ta không nên tích hợp tràn lan, không gượng ép, không làm tăng nội dung dẫn đến quá tải..
<span class='text_page_counter'>(31)</span> -Khi tích hợp cần chia nhỏ, rải đều, một bài chỉ tích hợp một khía cạnh, áp dụng các phương pháp phù hợp vào từng phân môn. - Ngoài giờ học trên lớp được giáo viên giảng dạy về những vấn đề môi trường, các em học sinh cần được dự nhiều những buổi hoạt động ngoại khóa để các em vừa chơi, vừa học, để các em có thêm được sự hứng thú yêu thích môi trường. - Tổ chức cho các lớp, các tổ thi đua với nhau về việc bảo vệ môi trường xung quanh, giáo viên giám sát, đánh giá khách quan, công bằng. IV.Kiến nghị. V. Kết luận. Công tác tích hợp giáo dục BVMT vào các môn học có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng , nó bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những xúc cảm, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen, kỹ năng BVMT, góp phần rất to lớn trong việc hình thành nhân cách con người. Đây là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu, đòi hỏi mỗi chúng ta phải có sự chuyển biến nhanh chóng trong nhận thức,tư tưởng, hành vi. Người viết. Nguyễn Thị Thanh.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> BÀI 8: MÔN NGỮ VĂN – THCS BÌNH THÀNH PHÒNG GD-ĐT THANH BÌNH TRƯỜNG THCS BÌNH THÀNH DẠY TÍCH HỢP VỀ VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở BỘ MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THCS Họ và tên người viết: NGUYỄN THỊ GIẾNG Đơn vị: Trường THCS Bình Thành Môn: Ngữ Văn I. Tình hình chung: 1. Thuận lợi: - So với trước kia hiện nay khoa học ngày càng phát triển dẫn đến sự phát triển của xã hội, đời sống con người ngày một nâng cao hơn. Khi khoa học phát triển thì không ít làm ảnh hưởng ô nhiễm môi trường sống của chúng ta. Mà môi trường là nơi nuôi dưỡng sự sống cho con người và vạn vật. Chính vì thế việc bảo vệ môi trường là việc làm bức thiết nhất cho toàn thể nhân loại nói chung và cho nhà nước, chính quyền của ta nói riêng vì vậy trên đưa ranhiều chủ trương, giải pháp để khắc phục tình trạng ấy. - Là giáo viên ai ai cũng nhận thức về tầm quan trọng việc giáo dục môi trường, trong nhà trường THCS và nhất là những bộ môn thuộc về lĩnh vực khoa học xã hội. Bộ môn Ngữ văn là một trong những bộ môn có nội dung tương đối cho việc lồng ghép tích hợp việc giáo dục bảo vệ môi trường. - Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên như Sở giáo dục đến Phòng giáo dục và Ban giám hiệu trường hầu hết anh chị em giáo viên đều tiến hành tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong những tiết giảng dạy. Kể cả những tiết dạy bình thường, cho đến những tiết dự giờ thao hội giảng, những tiết dự thi dạy giỏi. - Hiện nay có nhiều tài liệu hướng dẫn cho nội dung tích hợp môi trường. 2. Khó khăn: - Giáo dục tích hợp môi trường cho học sinh, không phải là một môn học về giáo dục môi trường mà chỉ mang hình thức lồng ghép; nếu không khéo sẽ không đạt hiệu quả cao. - Một số bài học có dung lượng dài mà thời gian thì có hạn nên còn gặp không ít khó khăn khi tích hợp giáo dục môi trường. - Tình hình địa phương cụm tuyến công nghiệp ngày càng mở rộng ít nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường sống ở người dân nên đôi lúc giáo dục cho các em còn gặp trở ngại. - Một số học sinh chưa ý thức: Hợp tác chưa cao vẫn còn phải thường xuyên nhắc nhỡ việc bảo vệ môi trường (vức rác bừa bãi ra sân sau khi ăn quà)..
<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Tài liệu hướng dẫn tuy có nhưng chưa cao để phục vụ cho việc giảng dạy tích hợp về môi trường. II. Phương pháp triển khai và thực hiện: 1. Triển khai: - Sở giáo dục và Phòng giáo dục, đã mở lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho tất cả giáo viên. Trong đó có những bài quy định cần tích hợp. Từ đó giáo viên có những bước chuẩn bị, hình thành nghiên cứu kĩ khi đưa vào tích hợp giảng dạy nhằm giúp học sinh có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. - Nhà trường triển khai, nhắc nhở, tạo mọi điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết dạy. - Những buổi sinh hoạt tổ theo định kỳ. Giáo viên trong tổ đưa ra những vấn đề còn gặp khó khăn hoặc những giải pháp hữu hiệu trong giảng dạy để cùng bàn bạc, tìm mọi phương pháp thích ứng hơn để vận dụng hoặc học hỏi những kinh nghiệm của nhau. - Giáo viên giảng dạy áp dụng đúng các nội dung tích hợp bảo vệ môi trường với từng bài, từng nội dung phù hợp với từng lứa tuổi của học sinh. - Trường được công nhận đạt chuẩn “ Xanh- sạch- đẹp”. 2. Quá trình thực hiện: - Khi chuyển tải, truyền đạt kiến thức cho học sinh: Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp giữa phân môn của bộ môn ngữ văn đã được phổ biến từ lâu. Tuy nhiên bên cạnh sự tích hợp giữa các phân môn trong cùng một môn, còn có sự lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Bằng mọi hình thức vốn hiểu biết và sự nắm bắt những thông tin của giáo viên. + Ở lớp 6: khi giảng dạy văn bản “ Sông nước Cà Mau”, trong phần chuyển tải những kiến thức về nội dung của văn bản từ câu hỏi: “ Qua bài văn em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của tổ quốc?”. Sau khi tiếp thu những kiến thức từ thầy, về phần nội dung các em có thể nhìn bao quát, hình dung và nêu cảm nhận của mình. Nhân đó giáo viên giáo dục tích hợp môi trường bằng cách nêu câu hỏi để các em nắm bắt được. Cuộc sống sung túc nhộn nhịp, đông vui là nơi môi trường dễ bị ô nhiểm.Tuy nhiên để cho môi trường được thanh, sạch hơn thì mỗi trường trong chúng ta phải có ý thức, chứa không phải chỉ là trách nhiệm của riêng ai. Bên cạnh đó khi dạy văn bản “ Cô Tô”, ngoài những lượng kiến thức mà giáo viên truyền đạt không thể thiếu ra. Chúng ta bằng mọi cách giúp cho các em thật sự yêu mến, tự hào về sự giàu đẹp của biển đảo. Hoặc khi giảng dạy văn bản “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”. Nội dung xoay quanh vấn đề môi trường, xét thấy qua nội dung đó phù hợp với việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường . Ngoài ra còn những văn bản như “ Ếch ngồi đáy giếng”, “ Động Phong Nha”, “ Lao sau” đều lồng ghép tích hợp môi trường về tình yêu quê hương, đất.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> nước cho học sinh. Ở phân môn Tập làm văn văn miêu tả cũng có thể tích hợp môi trường về tình yêu quê hương, đất nước. + Ở lớp 7: Những văn bản có thể lồng ghép tích hợp môi trường thanh sạch như: Văn bản “ Qua Đèo Ngang”, “ Côn sơn ca”, “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra”, “ Một thứ quà của lúa non: Cốm”, “ Sài Gòn tôi yêu”, “ Mùa xuân của tôi”, “ Ca Huế trên sông Hương”. Bên cạnh đó chương trình địa phương cũng là đề tài cho chúng ta lồng ghép giáo dục môi trường. + Ở lớp 8: Giáo dục môi trường cho các em có những văn bản được đưa vào nội dung chương trình như: “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000”, “ Ôn dịch thuốc lá”, “ Bài toán dân số”. Khi đi vào nội dung giáo viên đã đưa học sinh tiếp thu bài học môi trường là khai thác xử lí chất thải, nilông. Ảnh hưởng khói thuốc lá đến con người. Việc gia tăng dân số cũng gây không ít đến ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó còn tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn. + Ở lớp 9: Qua văn bản “ Đoàn thuyền đánh cá”, giáo viên giúp học sinh thấy được sự giàu đẹp của biển và trách nhiệm của chúng ta phải bảo vệ sự giàu đạp ấy. Ngoài ra còn có các văn bản khác như: “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”, “ Lặng lẽ sa pa”, “ Cố hương”, “ Mùa xuân nho nhỏ”, “ Sang thu” và chương trình địa phương cũng góp phần không nhỏ vào việc tích hợp bảo vệ môi trường. - Ban giám hiệu và các bộ phận khác như đoàn đội cũng đều góp phần vào việc giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trong nhà trường. Để môi trường được xanh- sạch- đẹp. 3. Kiểm tra đánh giá: Qua những tiết Tập làm văn hoặc câu hỏi kiểm tra giáo viên đưa ra một số đề có lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường. Từ kết quả xét thấy các em có ý thức tốt về môi trường xung quanh, hạn chế vức rác bừa bãi, không bẻ phá cây cảnh, cây xanh chung quanh sân trường. III. Bài học kinh nghiệm: Trong giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường bản thân tôi rút ra những bài học kinh nghiệm như sau: - Muốn dạy tốt bài học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Những buổi sinh hoạt chuyên môn thường xuyên ở tổ, khối nên đưa ra những vướng mắc trong quá trình giảng dạy để cùng bàn bạc, xác định hướng giải quyết hợp lí. Đồng thời học hỏi những kinh nghiệm hay của đồng nghiệp. - Cần chuẩn bị tốt nội dung truyền đạt, nghiên cứu kĩ nội dung cần tích hợp đưa ra những câu hỏi thật phù hợp với nội dung của bài, trình độ của các em. - Học sinh cần cộng tác tích cực với giáo viên bằng cách chuẩn bị bài thật tốt. - Cần tổ chức ngoại khoá, thi hái hoa, đố vui chủ đề môi trường. Tổ chức tham quan những di tích, những danh lam thắng cảnh..
<span class='text_page_counter'>(35)</span> IV. Kết luận: Bảo vệ môi trường là vấn đề nóng bỏng là hồi chuông cảnh tỉnh trên toàn thế giới.Vì sự ô nhiểm ngày một tăng cao làm ảnh hưởng đến sự sống trên toàn thế giới. Gần đây nước ta nhiều nơi môi trường bị ô nhiểm trầm trọng. Vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của dân tộc. Nó không là trách nhiệm của riêng ai mà là chung cho mọi người, mọi ngành trên đất nước. Việc giảng dạy tích hợp bảo vệ môi trường vơí các môn học là việc làm cần thiết. Chúng ta cần cung cấp cho học sinh thế hệ mai sau của đất nước hiểu biết và ý thức được bảo vệ môi trường. Hình thành cho các em tình yêu quê hương đất nước. Có như thế các em mới thật sự yêu quý và giữ gìn non sông đất nước trong giai đoạn này. Hết.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> BÀI 9: MÔN LỊCH SỬ - THCS THANH BÌNH BÀI THAM LUẬN DẠY TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO MÔN LỊCH SỬ CẤP THCS Họ tên người viết: Phan Tấn Lưu. Đơn vị: THCS Tân Thạnh , Thanh Bình. Môn: Lịch sử , cấp: THCS. I. Tình hình chung 1/ Thuận lợi Con người và xã hội loài người luôn luôn gắn bó với môi trường sinh sống, chịu ảnh hưởng của môi trường và tác động trở lại đối với môi trường một cách tích cực hay tiêu cực. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, con người đã thích ứng, khai thác tự nhiên, cải tạo tự nhiên để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên ở mỗi thời đại, con người tác động vào môi trường theo các phương thức riêng tùy thuộc vào trình độ phát triển của xã hội loài người, sự phát triển của công nghệ khai thác, chinh phục thế giới tự nhiên. Trong thời kì nguyên thủy, con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, xã hội ngày một phát triển, sự lệ thuộc này giảm bớt; con người đã cải tạo, chinh phục tự nhiên, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, môn Lịch sử có khả năng góp phần thực hiện việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. 2/ Khó khăn Bộ môn Lịch sử chưa có nhiều phương tiện hay phương pháp hay để giúp học sinh dễ tiếp thu hơn. Nội dung bộ môn Lịch sử không có nhiều bài để tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào bài học. Đôi khi nội dung bài ghi còn nhiều mà cần phải truyền đạt cho học sinh nhiều thứ đã không đủ, nay phải thêm tích hợp giáo dục môi trường sẽ gây không ít khó khăn… II. Phương pháp triển khai và thực hiện 1/ Triển khai Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tích hợp nội dung giáo dục môi trường thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp, thường xuyên tổ chức các buổi hoạt động ra quân bảo vệ môi trường… nhằm giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng môi trường.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> trong cuộc sống loài người. Khuyến khích động viên các sáng kiến, phát minh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Giáo viên thường xuyên vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để học sinh hiểu được con người và xã hội loài người luôn luôn gắn bó với môi trường sinh sống, chịu ảnh hưởng của môi trường và tác động trở lại đối với môi trường một cách tích cực hay tiêu cực. Từ đó học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống của mình. 2/ Quá trình thực hiện Đầu tiên phải cho học sinh biết một số kiến thức cơ bản về môi trường: môi trường là gì? Các chức năng cơ bản của môi trường, thành phần của môi trường, tình hình môi trường hiện nay… Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh về trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau, thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường, có quyền lợi và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Tích hợp thông qua chương trình dạy học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của địa phương. Một số phương pháp đã thực hiện trong dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường: - Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa. - Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. - Phương pháp hoạt động thực tiễn. - Phương pháp giải quyết vấn đề theo cộng đồng. - Phương pháp nêu gương… Các nội dung tích hợp trong chương trình: Thông qua việc dạy học về các thời kì phát triển của xã hội loài người, môn Lịch sử giúp học sinh hiểu cách thức con người khai thác, chinh phục thế giới tự nhiên ở mỗi thời kì và ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với môi trường. Ở mỗi thời đại, con người tác động vào môi trường theo các phương thức riêng tùy thuộc vào trình độ phát triển của xã hội loài người, sự phát triển của công nghệ khai thác, chinh phục thế giới tự nhiên. Trong thời kì nguyên thủy, con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, xã hội ngày một phát triển, sự lệ thuộc này giảm bớt; con người đã cải tạo, chinh phục tự nhiên, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. 3/ Kiểm tra đánh giá.
<span class='text_page_counter'>(38)</span> Đa số học sinh đều nắm bắt kịp thời các thông tin về môi trường và luôn có ý thức về bảo vệ môi trường Tỷ lệ câu hỏi được lồng ghép vào các bài kiểm tra là khoảng 10% số câu hỏi và 15 - 20% số điểm, công việc kiểm tra đạt hiệu quả cao. III. Bài học kinh nghiệm Trong khi tiến hành đồng bộ, kết hợp các phương pháp dạy học, có một phương pháp là chủ đạo, phù hợp với sự kiện nhân vật, vấn đề lịch sử đang học: giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức lịch sử đang học. Ở chỗ nào có liên quan đến môi trường sinh thái, đến tự nhiên thì giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ kiến thức lịch sử với việc giáo dục môi trường. Trong tích hợp kiến thức lịch sử với các loại kiến thức khác có liên quan để giáo dục môi trường, chủ yếu là những kiến thức về địa lí, về khoa học – kĩ thuật giáo viên có thể: Tạo biểu tượng về điều kiện tự nhiên liên quan đến một sự kiện, nhân vật lịch sử. Phân tích tác động, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối vơi sự phát triển lịch sử. IV. Kiến nghị Hỗ trợ nhiều phương tiện dạy học như tranh ảnh có liên quan giữa lịch sử với môi trường, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho tất cả các giáo viên. V. Kết luận Việc giáo dục môi trường trong môn lịch sử làm cho học sinh hiểu rõ, sâu hơn quá trình phát triển của xã hội loài người, mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường tự nhiên. Qua đó, hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, tuân thủ các quy luật khách quan và luật pháp của nhà nước ban hành về bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên..
<span class='text_page_counter'>(39)</span> BÀI 10: MÔN LỊCH SỬ- THCS TÂN MĨ Phòng GD & ĐT Thanh Bình. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Trường THCS Tân Mỹ. Độc Lập - Tự Do – Hạnh Phúc. BÀI THAM LUẬN DẠY TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO MÔN LỊCH SỬ CẤP THCS Họ tên người viết: Nguyễn Thị Tuyết Nhung Đơn vị: THCS Tân Mỹ . Môn: Lịch sử - cấp THCS. I.Tình hình chung 1/ Thuận lợi - Con người và xã hội hình thành và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định, vượt qua những khó khăn khắc nghiệt của tự nhiên để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.Việc giáo dục môi trường thông qua các môn học có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong môn lịch sử giúp cho HS hiểu quá trình con người đã tác động vào thế giới tự nhiên, và ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Qua đó giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, giáo dục cho các em biết bảo vệ các di tích lịch sử, bảo vệ truyền thống. - Vì vậy, giáo dục môi trường trong môn Lịch sử thể hiện trong mọi khâu của quá trình dạy và học. góp phần thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. 2/ Khó khăn Bộ môn Lịch sử phương tiện còn hạn chế. nội dung bài ghi còn nhiều mà cần phải truyền đạt cho học sinh nhiều kiến thức nay tích hợp giáo dục môi trường sẽ gây không ít khó khăn… III. Phương pháp triển khai và thực hiện 1/ Triển khai - Nhà trường triển khai, nhắc nhở GV tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng thường xuyên,bằng nhiều hình thức phù hợp ở các môn, thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch đẹp, nhằm giúp GV và học sinh nhận thức được việc tích hợp giáo dục môi trường là nhiệm vụ trọng tâm để trang bị cho HS kiến thức về môi trường..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Giáo viên thường xuyên tích hợp môi trường vào môn học của để truyền đạt cho học sinh hiểu được môi trường ở xung quanh chúng ta do tác động của con người và xã hội loài người môi trường sinh sống, chịu ảnh hưởng của môi trường và tác động trở lại đối với môi trường một cách tích cực hay tiêu cực. Từ đó học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống của mình. 2/ Quá trình thực hiện - GV khái niện cho HS nắm, hiểu được môi trường là gì? Biết được môi trường sống phân chia như thế nào?Các chức năng cơ bản của môi trường, thành phần của môi trường, tình hình môi trường hiện nay: nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, dân số, sự ô nhiễm và suy thoái môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường - Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh nhận thức được ý nghĩa về môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng,quốc gia, quốc tế từ đó HS có quan niệm đúng đắn vế ý thức trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường để biết cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường ở nơi sinh sống và làm việc. * Một số phương pháp đã thực hiện trong dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường: + Phương pháp hoạt động thực tiễn + Phương pháp nêu gương. + Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. * Các nội dung tích hợp trong chương trình: Tích hợp những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử dân tộc và kịch sử thế giới, nhằm hình cho HS thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương,….các nội dung cung cấp cho HS phải chính xác, nhằm phát huy tính tích cực của HS,biết vận dụng những điều đó vào thực tiễn giáo dục và đời sống xã hội… 3/ Kiểm tra đánh giá - Sau khi tích hợp GDMT vào môn học, học sinh đều nắm bắt kịp, biết vận dụng, có ý thức về bảo vệ môi trường. - Tỷ lệ câu hỏi được lồng ghép vào các bài kiểm tra là khoảng 10% , công việc kiểm tra đạt hiệu quả cao. III. Bài học kinh nghiệm Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động, là cách tiếp cận liên môn. phù hợp với sự kiện nhân vật, vấn đề lịch sử đang học: giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức lịch sử đang học. Ở chỗ nào có liên quan đến môi trường sinh thái, đến tự nhiên.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> thì giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ kiến thức lịch sử với việc giáo dục môi trường. nhằm tạo cơ hội cho HS phát hiện các vấn đề môi trường. IV. Kiến nghị - Hỗ trợ nhiều phương tiện dạy học như tranh ảnh có liên quan giữa lịch sử với môi trường. - Cung cấp nhiều tài liệu về môi trường để GV có đủ tư liệu trong việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho tất cả các giáo viên. V. Kết luận Việc giáo dục môi trường được tiến hành qua các hoạt động của nhà trường, gắn với giáo dục gia đình và xã hội nói chung, trong môn lịch sử nói riêng làm cho học sinh hiểu rõ, sâu hơn quá trình phát triển của xã hội loài người, mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường tự nhiên. Qua đó, hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, tuân thủ các quy luật khách quan và luật pháp của nhà nước ban hành về bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên..
<span class='text_page_counter'>(42)</span> BÀI 11: MÔN LICH SỬ - THCS TÂN PHÚ Phòng GD & ĐT Thanh Bình Trường THCS Tân Phú. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc. BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DẠY TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS Họ và tên: Văng Kim Ngọc Đơn vị: Trường THCS Tân Phú Tổ trưởng: Tổ xã hội I. TÌNH HÌNH CHUNG: 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, của ngành GD và ĐT về công tác giáo dục bảo vệ môi trường; - Tham gia đầy đủ các buổi triễn khai của phòng GD-ĐT về công tác giáo dục môi trường thông qua việc tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông; - Bản thân luôn quán triệt chủ trương dạy tích hợp giáo dục môi trường thông qua bộ môn mình phụ trách; - Thường xuyên có sự trao đổi về phương pháp dạy tích hợp môi trường giữa các đồng nghiệp trong nhà trường; - Nội dung tích hợp rất rõ ràng hợp lí vào địa chỉ từng bài, từng nội dung kiến thức; - Học sinh hứng thú tham gia các hoạt động tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường; - Đồ dùng dạy học ( tranh ảnh) phục vụ cho công tác dạy học tích hợp môi trường được trang bị tương đối đầy đủ. 2. Khó khăn - Dung lượng kiến thức bản thân bộ môn quá nhiều gây khó khăn đến các nội dung tích hợp mất thời gian; - Một số vấn đề cập nhật không trùng khớp với nội dung SGK: Số liệu về dân số, các vấn đề xã hội, kinh tế tạo sự phản ứng không tin cậy ở học sinh; - Kinh phí để tổ chức các buổi dạy học tích hợp dạng ngoài trời không có gây trở ngại cho giáo viên tiến hành đạt hiệu quả ở các tiết thực tế. II. PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN : 1. Triển khai * Từ trường đến giáo viên:.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> - Căn cứ vào kế hoạch số 33/KH-SGD-ĐT ngày 6 tháng 10 năm 2010 của Sở GD-ĐT về hoạt động giáo dục môi trường năm 2010, kế hoạch số 08/KHSGD-ĐT ngày 15 tháng 5 năm 2010 của sở SGD-ĐT Đồng Tháp về việc bồi dưỡng hè cho giáo viên, cán bộ quản lý. Giáo viên cần tập huấn về chương trình và các tài liệu học tập về giáo dục môi trường thông qua bộ môn mình phụ trách; * Từ giáo viên đến học sinh: - Sau khi tập huấn và chỉ đạo của phòng GD-ĐT, của BGH nhà trường và tổ chuên môn, giáo viên đã triễn khai các nội dung tích hợp đến học sinh một cách cụ thể và đầy đủ thông qua các địa chỉ tích hợp vào các nội dung từng bài xuyên suốt quá trình dạy bộ môn mình phụ trách. 2. Quá trình thực hiện - Các phương pháp tích hợp: + Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa; + Phương pháp thí nghiệm; + Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục; + Phương pháp hoạt động thực tiễn; + Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng; + Phương pháp học tập theo dự án; + Phương pháp nêu gương; + Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống BVMT. - Số lần ngoại khóa: Một lần trên năm thông qua tham quan về nguồn, chuyên đề…. - Các nội dung tích hợp: + Về hệ sinh thái trong GDMT; + Về quần thể dân số trong GDMT; + Về kinh tế và công nghệ tác động đến môi trường trong GDMT; + Về đạo đức môi trường trong GDMT. 3. Kiểm tra đánh giá: - Để đánh giá học sinh về giáo dục môi trường cần hình thành cho học sinh các kiến thức, thái độ - tình cảm, kĩ năng – hành vi; - Để đạt các yêu cầu trên thông qua các bài kiểm tra: kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, các câu hỏi phải đạt tỉ lệ 20% cho các bài kiểm tra trở lên. III. Bài học kinh nghiệm: - Sau khi thực hiện việc dạy học tích hợp giáo dục môi trường vào các môn lịch sử ở trường mình phụ trách, tôi nhận thấy: + Bản thân cần quán triệt các nội dung việc dạy học tích hợp một cách toàn diện và ngày càng hoàn thiện; + Cần đổi mới nhiều hình thức tích hợp sẽ gây sự hứng thú cho học sinh khi tiếp thu các vấn đề giáo dục môi trường; + Tạo nhiều tranh ảnh, băng đĩa về các vấn đề liên quan để tích hợp sẽ gây hứng thú và tích cức tham gia của học sinh;.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> + Tích hợp giáo dục môi trường là việc làm thường xuyên, xuyên suốt, lâu dài; + Thiết kế các hình thức giáo dục cho phù hợp với từng nội dung, từng bài sao cho phù hợp, sinh động và ít tốn thời gian. IV. KIẾN NGHỊ: - Phòng giáo dục cần mở thêm các lớp triển khai theo từng dạng tích hợp. Mở các lớp dạy mẫu có nội dung tích hợp vào các dạng kiến thức khác nhau; - BGH nhà trường cần tác động mạnh vào các vấn đề tích hợp như xã hội ở địa phương: dân số, nêu gương…..; - Cung cấp thêm tranh ảnh, băng đĩa, kinh phí để thực hiên việc dạy tích hợp giáo dục môi trường đạt hiệu quả. V. KẾT LUẬN: - Dạy học tích hợp môi trường là vấn đề quan trọng của toàn ngành, toàn xã hội, của các bộ môn chứ không chỉ có ở ngành giáo dục hoặc chỉ ở trong dạy học lịch sử; - Công tác chỉ đạo dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong thời điểm các vấn đề môi trường trở nên cần thiết là rất kịp thời và cần thiết; - Giáo dục tích hợp môi trường là một trong những mắc xích đưa mục tiêu giáo dục đạt hiệu quả toàn diện. Tân Phú, ngày 14 tháng 01 năm 2011 Người viết. Văng Kim Ngọc.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> BÀI 12: MÔN LỊCH SỬ - THCS TÂN BÌNH THAM LUẬN TÍCH HỢP GIÁO DUC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Họ tên người viết: Nguyễn văn Trở Đơn vị: trường THCS Tân Bình Tổ trưởng phụ trách các môn: Văn, Sử, Địa, GDCD. I. Tình hình chung 1. Thuận lợi - Nhận thức được tầm quan trọng của việc BVMT trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với BVMT, đảm bảo phát triển bền vững của quốc gia. luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội thông qua thay luật bảo vệ môi trường năm 1993. Luật đã quy định rỏ về giáo dục BVMT và đào tạo nguồn nhân lực BVMT. - Đa số giáo viên dạy môn Lịch sử đều được dự lớp tích hợp nội dung giáo dục BVMT - Có tài liệu hướng dẫn cụ thể từng phần, từng bài và có địa chỉ thích hợp. - Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đề cập đến vấn đề môi trường vì vậy có thêm thông tin để cập nhật. - Qua những bài học có tích hợp nội dung GDBVMT, học sinh nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người tới môi trường chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với môi trường. - Việc dạy học tích hợp nội dung giáo dục BVMT giúp các em ý thức hơn trong việc gìn giữ và BVMT, các nguồn tự nhiên. Ngoài ra còn giúp các em học sinh mở rộng kiến thức áp dụng vào thực tiễn. 2. Khó khăn - Là vùng sâu vùng xa nên trường còn nhiều khó khăn - Phương tiện dạy học như băng đĩa, hình ảnh…còn hạn chế. - trường chưa có điều kiện cho học sinh tham quan thực tế - Học sinh ít tiếp xúc nhiều cảnh quan môi trường do nhiều điều kiện II. Phương pháp triển khai và thực hiện 1. Triển khai - ban giám hiệu đã tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo của Sở GD, phòng GD về công tác triển khai tích hợp nội dung giáo dục BVMT ở các môn học..
<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Bộ phận chuyên môn của nhà trường thường xuyên chỉ đạo và theo dõi việc thực hiện - Trong họp tổ, ngoài những nội dung cần trển khai, các tổ trưởng cũng đưa ra bàn bạc, thảo luận về việc tích hợp giáo dục BVMT trong việc soạn giáo án. 2. Quá trình thực hiện - Là lĩnh vực liên ngành, giáo dục BVMT sử dụng nhiều phương pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng của bộ môn, nhưng nó cũng có những phương pháp có tính đặc thù. Vì vậy, ngoại các phương pháp chung như: Thảo luận, trò chơi…giáo dục BVMT sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: + Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế giáo dục: Hiện tượng trái đất nong lên. nguồn nước, không khí… + Phương pháp hoạt động thực tiễn: Kết hợp Đoàn - Đội tổ chức các hoạt động như trồng cây, thu gom rác thải, phát hoang bụi rậm trong khu vực trường. + Phương pháp nêu gương + Kết hợp các bộ phận trong nhà trường tổ chức cho học sinh thi thời trang bằng các phế phẩm. + Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiêng cứu thực địa, tham quan (không thực hiện vì không có điều kiện) - Việc tích hợp vào nội dung của môn học làm hiệu quả dạy học có chất lượng cao hơn. Có nghĩa là lấy kiến thức lịch sử làm nội dung chính. Sử dụng các kiến thức về giáo dục môi trường để hướng việc dạy học lịch sử vào chức năng nhiệm vụ giáo dục học sinh về thái độ tình cảm, tư tưởng về môi trường vào việc giáo dục môi trường. Phương pháp tích hộp này không chỉ tiến hành trong bài nội khoá mà còn phải tiến hành vào các hoật động ngoại khoá hoặc kết hợp bài học nội khoá và ngoại khoá, đặc biệt trong các bài lịch sử địa phương 3. kiểm tra đánh giá - Nhìn chung trong các bài kểm tra, đặc biệt là trong kiểm tra 15 phút đến kiểm tra 1 tiết đều có câu hỏi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường với nhiều dạng khác nhau - Trong giảng dạy giáo viên đã biết vận dụng khéo léo giáo dục môi trường vào những bài học cụ thể để bài học sinh động hơn, hấp dẫn hơn đới với học sinh. Học sinh nhận thức tốt hơn về môi trường sống xung quanh và từ đó ý thức hành động bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ nhất như: nhặt rác khi nhìn thấy, biết giữ vệ sinh chung, chăm sóc cây cảnh trong khuôn viên trường học… Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn lịch sử giúp các em biết được việc cần thiết của việc bảo vệ các di tích lịch sử, bảo vệ truyền thống, bảo vệ các di sản văn hoá của cha ông để lại….
<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Qua việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Lịch sử cấp THCS, nội dung các bài học mang tính thực tế hơn, học sinh thảo luận sôi nổi hơn,,các em sẽ thấy được vai trò quan trọng của con người đối với môi trường. Cũng qua việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đã làm học sinh phải suy nghĩ, tư duy nhiều hơn và phải có sự sáng tạo để trả lời. III. Bài học kinh nghiệm - Việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Lịch sử cấp THCS là chuyển tải các nội dung BVMT vào bài học một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học. Việc tích hợp làm bài học thêm sinh động, gắn với thực tế hơn, không làm quá tải bài học. - Muốn dạy tốt các bài về giáo dục BVMT, giáo viên cần nghiên cứu kĩ tài liệu về giáo dục môi trường và sách giáo khoa để tìm địa chỉ tích hợp cho hợp lý, từ đó chuẩn bị các đồ dùng trực quan và phương tiện dạy học cho phù hợp. - Luôn cập nhật thông tin về môi trường qua các phương tiện thông tin đậi chúng. - Thường xuyên yêu cầu học sinh liên hệ thực tếvà môi trường sống xung quanh để rút ra ý thức trách nhiệm trong việc BVMT. - Ban giám hiệu thường xuyên đôn đóc, kiểm tra việc thực hiện công tác này IV. Kiến nghị - Cần có tài liệu và các tư liệu dạy học về môi trường. - Cung cấp kinh phí để các trường tổ chức các buổi ngoại khoá cho học sinh ngằm tạo hứng thú trong học tập. - Giáo viên được tham quan, học tập những đơn vị đã thực hiện tốt về giáo dục bảo vệ môi trường V. Kết luận. Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường nói chung, có mục tiêu đem lại cho người học các vấn đề sau: - Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: Tính phức tạm, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tinh hữu hạnh của tài nguyên thiên nhiên, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, miền,quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu. - Nhận thức được ý nghĩa tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sông, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia, quốc tế., từ đó có thái độ ứng xử đúng đắn về các vấn đề môi trường..
<span class='text_page_counter'>(48)</span> BÀI 13: MÔN ĐỊA LÍ – THCS TÂN QUỚI PHÒNG GD-ĐT THANH BÌNH TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. BÁO CÁO THAM LUẬN ( Về việc tích hợp giáo dục môi trường qua bộ môn địa lí cấp THCS) Người thực hiện: Trần Dũng Phương Đơn vị: THCS Tân Quới A . ĐẶT VẤN ĐỀ: I. Cơ sở lí luận: Thực hiện công văn số 7120/ BGDĐT-GDTrH ngày 07/8/2008 của Bộ GD&ĐT về tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) vào các môn học ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 – 2009. Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, BVMT hiện là vấn đề được quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1363/QĐ- TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục BVMT, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp phù hợp với các vùng, miền. Nhằm định hướng cho việc triển khai nhiệm vụ trên, Bộ GD&ĐT xây dựng bộ tài liệu tích hợp bảo vệ môi trường trong các môn học trong đó có môn địa lí cấp THCS.. II. Cơ sở thực tiễn: Hiệu ứng nhà kính, sự dị thường của khí hậu thế giới , thiên tai càng trở nên nghiêm trọng; Hiện trạng môi trường nước ta bị ô nhiễm, suy thoái đang diễn tra trước mắt ngay cả ở từng địa phương, tại các cơ sở sản xuất và ngay cả trong trường.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> học… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội và sức khoẻ của con người. Trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá, hiện đại hoá đất nước dẫn đến việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, nhiều cơ sở sản xuất chưa tuân thủ Luật bảo vệ TN &MT đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển một nền kinh tế bền vững. Vì những lí do trên, việc giáo dục cho thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn, có ý thức và hành động đúng nhằm góp phần bảo vệ môi trường là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. B. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN: 1. Thuận lợi: - Đặc thù của môn địa lí có hai phần: Phần đại cương nghiên cứu về các thành phần tự nhiên của Trái Đất, đặc điểm tự nhiên các châu lục các khu vực và tự nhiên Việt Nam; Phần kinh tế xã hội nghiên cứu các đặc điểm về dân cư, lao động và các ngành kinh tế… tất cả đều có liên quan đến vấn đề môi trường nên giáo viên dễ tích hợp GDMT thông qua bộ môn. - Thực trạng và thông tin về môi trường xảy ra hàng ngày hàng giờ trong cuộc sống đó là cơ sở thực tiễn mà thông qua đó giúp giáo viên dễ dàng dẫn dắt và giáo dục cho học sinh. - Được Bộ GDĐT ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện việc tích hợp GDMT thông qua bộ môn địa lí. - Hiện nay với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin đại chúng, nhất là Internet, giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng tìm kiếm hình ảnh, tra cứu văn bản pháp luật và thông tin có liên quan đến vấn đề môi trường. 2. Khó khăn: - Đơn vị trường đóng trên địa bàn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, không có điều kiện cho học sinh đi thực tế các miền địa hình khác nhau, các cơ sản xuất công nghiệp …từ đó việc giáo dục môi trường đạt hiệu quả chưa cao. - Do chỉ mang tính tích hợp nên giáo viên không có nhiều thời gian để phân tích sâu, cũng chưa có nhiều bài tập dành cho chuyên đề giáo dục môi trường. C. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn, thực hiện các nguyên tắc, phương thức giáo dục BVMT thông qua môn học: a/ Nguyên tắc : - Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục BVMT không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục BVMT là cách tiếp cận xuyên bộ môn..
<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học. - Giáo dục BVMT phải trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng BVMT, phù hợp với tâm lí lứa tuổi. - Tận dụng các cơ hội để giáo dục BVMT nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học. b/ Phương thức giáo dục - Nội dung giáo dục BVMT được tích hợp trong các môn học thông qua các chương, bài cụ thể. - Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: + Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn vơí mục tiêu và nội dung của giáo dục BVMT. + Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT + Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic. - Các hoạt động giáo dục BVMT ngoài giờ lên lớp: + Tham quan thực tiễn các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn. + Điều tra, khảo sát , nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương ( sạt lỡ, ô nhiễm do các cơ sở chế biến phế liệu, tình hình sử dụng thuốc trừ sâu, rác trong sân trường…) và thảo luận phương án xử lí. + Tìm hiểu thông tin về môi trường qua hình ảnh, tranh vẽ, số liệu, bài viết. + Tham gia vệ sinh trường lớp nhân ngày môi trường thế giới, phong trào “Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp”… 2. Thực hiện tích hợp BVMT thông qua từng bài học cụ thể: - Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn, nghiên cứu nội dung sách giáo khoa để thiết kế bài giảng có lồng ghép nội giáo dục BVMT phù hợp cho từng bài dạy. - Giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho học sinh sưu tầm tài liệu như thông tin, hình ảnh về môi trường và nêu phương án giải quyết. - Liên hệ thực tiễn đất nước và địa phương để giáo dục học sinh ý thức BVMT. 3. Các biện pháp giáo dục BVMT: - Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa, - Phương pháp thí nghiệm, - Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục, - Phương pháp hoạt động thực tiễn, - Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng, - Phương pháp học tập theo dự án, - Phương pháp nêu gương, - Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống BVMT..
<span class='text_page_counter'>(51)</span> 4. Một số điều lưu ý trong quá trình tích hợp giáo dục BVMT: Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng sau: - Kĩ năng phân tích các mối quan hệ: + Quan hệ giữa các thành phần tự nhiên; + Quan hệ giữa các hoạt động kinh tế- xã hội của con người và môi trường; - Kĩ năng quan sát, thu thập thông tin về môi trường; - Kĩ năng giải quyết vấn đề: biết đưa ra những phương án xử lí các vấn đề môi trường cụ thể. D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: - Về mặt nhận thức: Học sinh hứng thú, biết quan tâm đến các vấn đề về môi trường, nhận biết được những tác động tích cực và tiêu cực cảu con người đến môi trường, có thái độ đúng đắn đối với việc bảo vệ môi trường. - Về kĩ năng : học sinh có kĩ năng quan sát, thu thập số liệu hình ảnh về thực trạng môi trường, biết đưa ra phương án giải quyết các vấn đề về môi trường. - Về hành động: Tích cực trong lao động, giữ gìn vệ sinh trường lớp, đồng thời đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường. E. KẾT LUẬN: Qua việc giáo dục môi trường thông qua bộ môn Địa lí ở trường THCS tôi xin được phép được nêu lên một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị như sau: 1. Bài học kinh nghiệm: Muốn hoạt động giáo BVMT thông qua bộ môn có hiệu quả thì giáo viên cần: - Nắm chắc nội dung chương trình, đối tượng giảng dạy, phương pháp bộ môn phù hợp với vấn đề tích hợp giáo dục môi trường. - Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, thường xuyên học tập tu dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của phương pháp dạy học hiện đại. - Phải nắm rõ nguyên tắc tích hợp các vấn đề môi trường có liên quan phải đảm bảo mục tiêu, đảm bảo khoa học, đảm bảo tính khả thi... - Khi thiết kế bài học theo hướng tích hợp BVMT, giáo viên cần nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn và nội dung sách giáo khoa để xác định: + Mục tiêu bài học là gì ?.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> + Cần tích hợp nội dung giáo dục ở mục nào, nội dung nào, cần liên hệ thực tiễn ở nội dung nào, sao cho phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh và thực tiễn địa phương. + Cần tổ chức hoạt động học tập của học sinh như thế nào ? + Thời gian cho một hoạt động là bao nhiêu? - Khi lên lớp, giáo viên cần: + Làm theo các thiết kế đã chuẩn bị. + Xử lí các tình huống phát sinh ngoài thiết kế. + Hướng dẫn cho học sinh cách học tập bộ môn đạt hiệu quả. + Dành thời gian cho học sinh làm việc cá nhân, theo nhóm và thảo luận chung cả lớp. + Cần phát huy tối đa khả năng vận dụng kiến thức bài học của học sinh trong tích hợp, tạo ra không khí vui tươi hứng thú trong giờ học. 2. Đề xuất, kiến nghị: - Để thực hiện tốt công tác giáo dục BVMT thông qua bộ môn địa lí, giáo viên cần được hỗ trợ thêm băng đĩa, các số liệu cập nhật thông tin về môi trường thế giới, đất nước và địa phương. - Tổ chức các cuộc thi viết về môi trường nhằm tạon hứng thú cho học sinh và góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. - Một số trang web hữu ích có liên quan giúp tìm hiểu về môi trường: Bộ tài nguyên và môi trường: tabid=414; Cục môi trường Những suy nghĩ trên đây của bản thân tôi chỉ là một khía cạnh và ở mức độ nhất định, kính mong, các cấp quản lí giáo dục, quý thầy cô và các đồng nghiệp góp ý giúp tôi thực hiện công tác giáo dục BVMT qua bộ môn địa lí ngày càng đạt hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Tân Quới, ngày 13 tháng 01 năm 2011 Người viết Trần Dũng Phương.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> BÀI 14: MÔN ĐỊA LÍ – THCS BÌNH TẤN BÀI BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ KẾT QUẢ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN DẠY TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO MÔN ĐỊA LÍ Họ,tên: Trần Thị Thái Trinh Đơn vị : Trường THCS Bình Tấn Môn: Địa lí. I/ TÌNH HÌNH CHUNG: Môi trường là yếu tố cần thiết cho sự sống của con người, nó là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật ,là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người đồng thời nó là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Do đó môi trường là yếu tố quan trọng và cần thiết phải được giữ gìn và bảo vệ và càng quan trọng hơn là những kiến thức về môi trường cần được lòng ghép dạy vào các môn học trong nhà trường qua đó chúng ta sẽ giáo dục cho HS ý thức được giữ gìn vệ sinh chung,giữ được môi trường nơi em sinh sống nói riêng và cả môi trường của nhân loại nói chung …Trong quá trình thực hiện tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học Địa lí có những thuẫn lợi và khó khăn như sau: 1/ Thuận lợi: - Nhà trường là nơi tập hợp nhiều đối tượng , với số lượng đông học sinh, là điều kiện để giáo viên dễ dàng thực hiện giảng dạy tích hợp môi trường. - Phần lớn học sinh biết vâng lời thầy cô và có hứng thú nhiều trong việc tìm hiểu về môi trường, luôn có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh sạch –đẹp - Nội dung bộ môn Địa có rất nhiều bài học để lòng ghép –dạy học tích hợp về môi trường. Ví dụ trong chương trình dạy học địa lí lớp 9 có tổng cộng 17 bài thực hiện dạy học tích hợp về môi trường ,nhiều nhất trong chương trinh địa lí lớp 7 có tới 21 bài để thực hiện tích hợp môi trường. 2/ Khó khăn: - Vẫn còn một số đối tượng học sinh chưa ý thức được việc bảo vệ môi trường là cần thiết ,rất khó để truyền thụ cho các em tiếp thu những kiến thức về môi trường. - Trong chương trình địa lí lớp 9 không phải bài nào chúng ta cũng áp dung được một số bài rất khó để tích hợp mơi trường. Ví dụ trong bài 1: cộng đồng các dân tộc Việt Nam chỉ có thể giáo dục về ý thức đoàn kết dân tộc v.v… - Trong quá trình thực hiện phần lớn còn hạn chế về tranh ảnh, chỉ tích hợp được trên lí thuyết là nhiều, còn thực hành chỉ có thể áp dụng được một số tiết trong giờ ngoại khóa..
<span class='text_page_counter'>(54)</span> II/ PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN: 1/ Triển khai: - Triển khai từ nhà trường đến giáo viên chủ yếu định hướng cho giáo viên nghiên cứu trên sách ,báo,cuốn cẩm nang về giáo dục bảo vệ môi trường của nhà xuất bản giáo dục. - Triển khai từ giáo viên đến học sinh bằng phương pháp lòng ghép vào các bài học. 2/ Qúa trình thực hiện: Bản thân chủ yếu thực hiện trên các phương pháp: - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp điều tra, khảo sát: cho học sinh làm bài tập khảo sát môi trường nơi các em đang sống. - Phương pháp hoạt động thực tiễn: áp dụng trong những giờ lao động ,vệ sinh trường lớp… - Phương pháp sử dụng tranh ảnh. - Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng. - Phương pháp nêu gương. - Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống. - Phương pháp sấm vai, tổ chức thi tìm hiểu về môi trường trong giờ ngoại khóa hoặc phát động phong trào trồng cây,xanh hóa nhà trường vào dịp tết... * Trong chương trình Địa lí 9 có một số bài cần tích hợp môi trường với những nội dung sau: + Bài 2: Dân số và sự gia tăng dân số. Phần II: Gia tăng dân số. Khi dạy phần này chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại, đây là phương pháp truyền thống nhưng có hiệu quả. Để giúp cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện tốt chính sách của Nhà nước về dân số và môi trường để tạo sự cân bằng giữa dân số,môi trường và tài nguyên nhằm phát triển kinh tế bền vững thì giáo viên dẫn dắt học sinh qua câu hỏi: Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết :dân số đông và tăng nhanh đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? + Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam: Phần II/2: Những thành tựu và thách thức. Khi dạy đến phần này giáo viên cần giúp học sinh có thái độ không ủng hộ những hoạt động kinh tế có tác động xấu đến môi trường và cho HS biết được khi con người khai thác tài nguyên quá mức sẽ dẫn đến môi trường bị ô nhiễm ,môi trường bị ô nhiễm là một khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Để đạt được mục tiêu đó giáo viên cần cho học sinh xem qua bức ảnh nơi khai thác than hoặc khai thác dầu hoặc ảnh khai thác gỗ làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh như đất đai bị biến dạng , mặt nước phủ lớp ván dầu, đất đồi trọc … và đặt câu hỏi : Khi con người khai thác quá mức tài nguyên có ảnh hưởng gì.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> đến môi trường? Giáo viên phân tích và dẫn học sinh đi đến kết luận : để phát triển kinh tế bền vững thì phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường. 3/ Kiển tra đánh giá: Việc kiểm tra đánh giá bản thân thường kết hợp lòng ghép trong tiết kiểm tra 15 phút hoặc 1 tiết, với dạng câu hỏi thực tế và gần gũi với học sinh .Trong 1 bài kiểm tra có thể cho 30% tỉ lệ câu hỏi với mức độ , nhận biết ,thông hiểu ,vận dụng. Ví dụ: Câu 1: Môi trường ở nước ta hiện nay như thế nào? Tất cả học sinh đều trả lời được đó là môi trường ở nước ta đang bị ô nhiễm. Câu 2: Khi dân số đông và tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Câu 3: Trường của em có được xem là ngôi trường Xanh-Sạch –Đẹp không? vì sao? Câu 4: Môi trường nào đang bị ô nhiễm nhiều nhất? với câu hỏi này học sinh thông qua các bài đã tìm hiểu hoặc qua thông tin đại chúng mới trả lời được câu hỏi đó là môi trường nước và không khí. Ngoài ra còn có nhiều câu hỏi khác. Nhìn chung , khi thông qua các bài học được giáo dục về những kiến thức về môi trường học sinh rất thích học và có hứng thú tìm tòi kiến thức mới bên cạnh đó khi tiếp nhận những kiến thức về môi trường học sinh càng có ý thức nhiều hơn về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, trước mắt môi trường nơi các em sinh sống. III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: -Việc tích hợp hoạt động môi trường trong giáo dục không phải là hoạt dễ dàng ,đơn giản mà phải kết hợp nhiều phương pháp với nhau. - Để học sinh lĩnh hội được những kiến thức về môi trường thì giáo viên không thể diễn đạt bằng một lời nói suông mà phải kết hợp thực tiễn ,kết hợp với nhiều tranh ảnh để học sinh nhận thức một cách sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. - Đây là việc làm cần được thực hiện thường xuyên không được gián đoạn. IV/ KIẾN NGHỊ: - Cần quan tâm hơn nữa đến công tác tích hợp môi trường vào các môn học nói chung môn địa lí nói riêng. - Nên tổ chức các đợt tập huấn về phương pháp tích hợp giáo dục môi trường cho giáo viên. - Giáo viên cần nghiên cứu bài soạn thật kĩ trước khi lòng ghép môi trường sao cho thích hợp. - Giáo viên cần thường xuyên cập nhật thông tin về các vấn đề môi trường để bổ sung kiến thức và nâng cao tầm hiểu biết cho bản thân. V/ KẾT LUẬN: Một hiễm họa ngày càng đe dọa cuộc sống của chúng ta đó là sự suy thoái về môi trường. với lời kêu gọi mọi người hãy giữ lấy hành tin chúng ta, hãy giữ.
<span class='text_page_counter'>(56)</span> lấy môi trường sao cho trong sạch .Đây chính là trách nhiệm của chúng ta và để thực hiện tốt chỉ có thể thông qua hoạt động giáo dục, thông qua giáo dục từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức được việc bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trường. Học sinh là chủ tương lai của đất nước-người lao động , người chủ có thái độ thực hiện thân thiện với môi trường hay không là do có được lĩnh hội những kiến thức về môi trường trong suốt thời còn ngồi ghế nhà trường cho nên vấn đề tích hợp môi trường trong giáo dục là yêu cầu cấp thiết hiện nay và mai sau..
<span class='text_page_counter'>(57)</span> BÀI 15: MÔN : VẬT LÝ, SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - THCS TÂN BÌNH BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC TẾ VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT MÔN : VẬT LÝ, SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THCS Họ và Tên : Nguyễn Quang Dinh Đơn vị: THCS Tân Bình Tổ Trưởng: Tổ Tự Nhiên I. Tình Hình Chung: 1/ Thuận Lợi: - Được sự chỉ đạo và quan tâm của các cấp lãnh đạo. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Bình - Giáo viên môn Vật Lý, Sinh Học và Công nghệ có khả năng vận dụng và truyền đạt tốt những kiến thức về môi trường. - Học sinh có nhận thức đúng về vần đề cần thiết phải bảo vệ môi trường. 2. Khó khăn. - Chưa có điều kiện tổ chức cho học sinh đi tìm hiểu thực tế về thực trạng của môi trường ở một số nơi. - Giáo viên gặp khó khăn trong việc cập nhật kiến thức về môi trường. II. Phương pháp triển khai và thực hiện: 1/ Triển khai: - Nhà trường họp triển khai nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào đầu năm học. 2/ Quá trình thực hiện: - Trong quá trình giảng dạy các nội dung kiến thức có liên quan đến vấn đề môi trường thì giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại, thuyết trình + Tích hợp toàn phần đối với nội dung tích hợp là một bài riêng trong chương trình. + Tích hợp bộ phận đối với nội dung tích hợp là một phần trong bài học + Liên hệ đối với nội dung tích hợp có liên quan đến kiến thức của bài học. - Trường chưa thực hiện được ngoại khóa bảo vệ môi trường 3/ Kiểm tra đánh giá: - Thực hiện lồng ghép kiến thức giáo dục môi trường vào một số bài học môn: Vật Lý, sinh học và Công Nghệ của cả 4 khối lớp 6,7,8 và 9. - Trong các bài kiểm tra thường xuyên và địng kỳ đều có từ 5 -10% câu hỏi về kiến thức bảo vệ môi trường chiếm 1 điểm trong tổng số điểm bài làm. - Thường xuyên kiểm tra học sinh bằng các câu hỏi liên hệ thực tế kiến thức môi trường..
<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm và tìm hiểu các tài liệu, thông tin về môi trường và thực trạng môi trường ở địa phương. - Đối với kiến thức tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường học sinh trả lời được khoảng 70%. III. Bài học kinh nghiệm: - Để tập trung sự chú ý của học sinh đối với tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn học giáo viên cần đặt vấn đề cho học sinh vân dụng kiến thức đã học để giải quyết và cho điểm học sinh. IV. Kiến Nghị: V. Kết Luận - Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề tiên quyết của con người. - Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất và có tính bền vững. Thông qua giáo dục, từng em học sinh được trang bị kiến thức về môi trường , ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường còn hình thành nhân cách của các em học sinh trong tương lai mà không phương hại đến mai sau. - Đích đến quan trọng của giáo dục BVMT không chỉ làm cho mọi người hiểu sự cần thiết phải BVMT mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được hình thình trong quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuôi thơ ấu. Vì trong những năm còn học phổ thông, học sinh không những được tiếp xúc với thầy, cô, bạn bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ, vườn cây . . . Việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hoà đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh là rất cần thiết..
<span class='text_page_counter'>(59)</span> BÀI 16: MÔN TOÁN, LÍ - THCS AN PHONG Phòng GD-ĐT Thanh Bình Trường THCS An Phong. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc An Phong, ngày 13 tháng 01 năm 2011. NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TRONG VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO MÔN VẬT LÝ Họ và tên người viết: Nguyễn Minh Huệ Đơn vị: Trường THCS An Phong. Tổ trưởng phụ trách các bộ môn: Toán – Lí. I. Tình hình chung: 1. Thuận lợi: - Có lượng sông ngòi nhiều nên tài nguyên nước dồi dào. - Vùng nông thôn nên ít có ảnh hưởng ô nhiễm môi trường về chất thải công nghiệp. Cây xanh nhiều nên con người gần gũi với thiên nhiên. 2. Khó khăn: - Sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. - Học sinh chưa được tham quan thực tế như: khu bảo tồn thiên nhiên, nhà máy, khu chế xuất, … - Nguồn nước sử dụng đã và đang bị dung lượng thuốc bảo vệ thực vật chãy ra sông. - Thời lượng của tiết học bị hạn chế nên địa chỉ tích hợp giáo dụcbảo vệ môi trường không nhiều. II. Phương hướng triển khai và thực hiện: 1.Triển khai: Sau khi dự các lớp tập huấn về việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học: tổ chuyên môn, tập thể tổ chức họp tổ triển khai đến các thành viên trong tổ và đề ra biện pháp thực hiện sao cho hiệu quả. Trong việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào chỉ tiêu thi đua. 2.Quá trình thực hiện: - Trong giáo án soạn luôn có sự lồng ghép về bảo vệ môi trường ở những bài có địa chỉ cần tích hợp giáo dục. - Trước khi học bài ô nhiễm tiếng ồn thì yêu cầu học sinh tìm hiểu nơi nào có ô nhiễm tiếng ồn và suy nghĩ biện pháp chống ô nhiễm..
<span class='text_page_counter'>(60)</span> - Cho học sinh lập nhóm tìm hiểu nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương để tiến hành điều tra và báo cáo kết quả hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Nêu phương án cải thiện môi trường. - Số lần ngoại khóa: mỗi năm khoảng 4 lần ngoại khóa về giáo dục môi trường. - Môn Vật Lí số tiết tích hợp giáo dục môi trường ở các lớp khối 6, 7, 8, 9 là trên 40 tiết. 3.Kiểm tra đánh giá: Lồng ghép câu hỏi tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào các bài kiểm tra 1 tiết và ngoại khóa hoặc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hiệu quả càng ngày học sinh cần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Tổ thường xuyên nhắc nhở GVBM và GVCN thực hiện việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. III. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình thực hiện việc dạy học có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và các môn học rút ra những bài học kinh nghiệm sau: - Cần hướng dẫn cho học sinh đi tham quan khu công nghiệp, những nơi có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường để học sinh tìm hiểu thực tế và đề ra biện pháp khắc phục ô nhiễm có hiệu quả. - Tổ chức hoạt động ngoại khóa có khen thưởng để học sinh hứng thú trong quá trình tham gia. - Khuyến khích học sinh trồng cây xanh ở quanh nhà để chống ô nhiễm tiếng ồn và làm sạch bầu khí quyến. IV. Kiến nghị: Cấp trên nên cấp kinh phí để hàng năm tổ chức cho học sinh tham quan học tập để tiếp cận môi trường nơi khu công nghiệp, khu chế xuất, danh lam thắng cảnh, … để các em có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn. V). Kết luận: Việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước có vai trò quan trọng vì đó là chủ trương của Đảng và nhà nước. Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua năm 2005. Luật quy định về giáo dục bảo vệ môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường: - Bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. - Thủ tướng chính phủ ký quyết định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. - Việc tích hợp bảo vệ môi trường có ý nghĩa to lớn nhằm giúp học sinh có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, có tình yêu quê hương đất nước,.
<span class='text_page_counter'>(61)</span> tôn trọng di sản văn hóa, thân thiện môi trường thường xuyên quan tâm đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng.. Người viết. Nguyễn Minh Huệ.
<span class='text_page_counter'>(62)</span> BÀI 17: MÔN VẬT LÍ – THCS TÂN MỸ Phòng GD & ĐT Thanh Bình Trường THCS Tân Mỹ. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do – Hạnh Phúc. HỘI THẢO DẠY HỌC TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MÔN VẬT LÍ_ CẤP THCS ---------------Họ và tên người viết: Phạm Thị Ngọc Khích Đơn vị: Trường THCS Tân Mỹ Môn: Vật Lý. I. Tình hình chung: 1. Thuận lợi: - Bảo vệ môi trường hiện nay là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu .Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức giáo dục khác nhau phần nào giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường và trong cộng đồng vì cuộc sống của hành tinh không chỉ hôm nay mà cho cả tương lai. - Được nhà trường tạo điều kiện cho các giáo viên được dự lớp tập huấn tích hợp GDBVMT vào trong các môn Lý, Công nghệ…. Đa số các giáo viên đã nắm được cách dạy học có tích hợp GDBVMT vào bộ môn . Sau hơn 2 năm thực hiện tích hợp GDBVMT vào trong các môn dưới 2 hình thức chính khoá và ngoại khoá. Đã góp phần giáo dục cho học sinh hiểu thêm nhiều kiến thức có liên quan đến môi trường. Qua đó học sinh có ý thức tự giác bảo vệ môi trường ở nhà trường, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước, có tình cảm yêu quê hương, yêu quí thiên nhiên 2. Khó khăn: - Vấn đề tích hợp GDMT ở nước ta còn mới mẻ và hiện nay cũng chưa được tổ chức có hệ thống.Trong một môn khoa học nói chung, môn Vật lý nói riêng hàm lượng kiến thức về GDMTcòn ít và tản mạn(tuỳ từng bài mà giáo viên có thể tích hợp GDBVMT). - Đôi khi thời lượng chương trình ,tiết học không cho phép nên không thể tích hợp GDBVMT trong giờ chính khoá. - Chưa tổ chức được các tiết tham quan thực tế . II. Phượng pháp triển khai và thực hiện: 1. Triển khai: - Sau khi được nhà trường cử đi tập huấn về thực hiện tích hợp GDBVMT vào môn Vật Lý cho giáo viên. Giáo viên đã vận dụng vào các bài học bằng cách.
<span class='text_page_counter'>(63)</span> lồng ghép theo các địa chỉ được tích hợp mang lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục học sinh thái độ tự bảo vệ môi trường. 2. Quá trình thực hiện: Tổ chức thực hiện tích hợp GDBVMT bằng hình thức lồng ghép vào các tiết dạy chính khoá là chính ,số lần thực hiện các buổi ngoại khoá rất hạn chế ,chỉ thực hiện các buổi HĐNGLL của giáo viên chủ nhiệm theo phân phối chương trình chủ điểm tháng. Việc tích hợp giáo dục thực hiện tích hợp GDBVMT vào trong các tiết dạy chủ yếu theo nội dung có trong quyển sách do ngành giáo dục phát khi đi tập huấn. 3. Kiểm tra đánh giá: Để đánh giá được chất lượng trong quá trình GDBVMT cho học sinh, giáo viên thường lòng ghép các câu hỏi về GDBVMT vào các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ với tỉ lệ 10 %đến 20% ( 1 đến 2 điểm giành cho BVMT), mang lại hiệu quả cao vì học sinh thường lấy trọn vẹn điểm này. Ngoài ra kiểm tra học sinh về BVMT thông qua các buổi HĐNGLL lồng ghép tìm hiểu về môi trường thông qua các câu hỏi hái hoa dân chủ … III. Bài học kinh nghiệm: - Quá trình thực hiện tích hợp GDBVMT vào môn Vật Lý đã góp phần giáo dục cho học sinh có tình cảm yêu quí, tôn trọng thiên nhiện, có thái độ thân thiện với môi trường và có những hành động thực tế trước những vấn đề môi trường trong tình hình hiện nay. Bên cạnh đó học sinh còn thường xuyên quan tâm đến mội trường xung quanh mình như của cá nhân, gia đình, cộng đồng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động. - Qua việc thực hiện tích hợp GDBVMT ,hình thành ở học sinh nhiều kĩ năng ứng dụng vào trong cuộc sống như kĩ năng sáng tạo có thể giúp học sinh chế tạo ra những sản phẩm nhằm giảm ô nhiểm môi trường. Ví dụ như trong môn vật lí, việc tạo ra thiết bị sử dụng năng lượng măt trời,năng lượng nước,năng lượng gió,sử dung động cơ điện thay động cơ nhiệt,thay các bóng đèn thường bằng cá bóng đèn tiết kiệm năng lượng, thiết kế sản phẩm chống ô nhiễm tiếng ồn……, - Qua việc thực hiện tích hợp GDBVMT ,học sinh còn tuyên truyền cho những người xung quanh biết cách bảo vệ môi trường. Những mặt hạn chế cần khắc phục: Cần dành nhiều thời gian nghiên cứu xây dựng hệ thống nội dung tích hợp GDBVMT cho bộ môn .Chưa tổ chức được các tiết tham quan thực tế giúp học sinh nắm rõ hơn và cụ thể hơn về môi trường. IV. Kiến nghị: - Mong nhà trường tổ chức tiết tham quan thực tế để học sinh có thêm kiến thức thực tế và cụ thể hơn về vấn đề môi trường. V. Kết luận: Công tác tích hợp GDMT vào môn Vật Lý ở cấp học THCS là yêu cầu tất yếu cần phải thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường..
<span class='text_page_counter'>(64)</span> Trong giảng dạy lồng ghép tích hợp GDBVMT vào các tiết dạy và các buổi ngoại khoá giúp học sinh có tri thức,kỹ năng,phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống thích hợp,biết sử dụng hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi trường ;là hình thức tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng. Góp phần giáo dục cho mọi người có ý thức tham gia BVMT, phê phán các hành vi gây hại cho môi trường..
<span class='text_page_counter'>(65)</span> BÀI 18: MÔN SINH HỌC – THCS PHÚ LỢI TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC THCS - Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Thảo - Đơn vị: Trường THCS Phú Lợi, Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp. - Tố Trưởng tổ Tự Nhiên. Môn Sinh học I. Tình hình chung: - Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là yếu tố đảm bảo sức khoẻ và chất lượng cuốc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Vì vậy việc bảo vệ môi trường là vấn đề cần được quan tâm sâu sắc và việc giáo dục BVMT trong trường học là hết sức cần thiết. - Giáo dục môi trường được tích hợp vào nhiều môn học ở trường THCS, trong đó có môn Sinh học. Bộ môn Sinh học là một trong những bộ môn có khả năng đưa giáo dục môi trường vào một cách thuận lợi nhất vì hầu hết các nội dung trong chương trình Sinh học 6, 7, 8, 9 đều có khả năng đề cập các nội dung giáo dục môi trường. Trong quá trình giảng dạy việc tích hợp GDMT có những thuận lợi và khó khăn sau : 1- Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc và kịp thời của Lãnh đạo PGD và BGH Nhà trường. - Được sự hỗ trợ của phòng tài nguyên & môi trường huyện Thanh Bình trong việc cung cấp các tài liệu. - Được tham dự lớp tập huấn về tích hợp giáo dục BVMT trong môn Sinh học THCS. - Nội dung chương trình Sinh học THCS có liên quan nhiều đến môi trường, kiến thức SGK được bố trí khoa học hợp lí. - Là giáo viên môn sinh học nên có khả năng vận dụng và truyền đạt tốt những kiến thức về môi trường. Bản thân có tinh thần cầu tiến nên luôn tìm tòi, học hỏi, tự rút kinh nghiệm và có nhiều đầu tư cho công tác giáo dục BVMT. - Các em học sinh nhận thức được tầm quan trọng của BVMT trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. 2- Khó khăn. - Chưa có điều kiện tổ chức cho học sinh đi tìm hiểu thực tế về thực trạng của môi trường ở một số nơi..
<span class='text_page_counter'>(66)</span> - Nội dung bài học môn Sinh học khối 8, 9 khá dài. Giáo viên không khéo, thiếu nhạy bén, thiếu năng động thì khi lồng ghép tích hợp giáo dục BVMT vào bài học sẽ dẫn đến không đảm bảo giờ dạy. - Các nguyên tắc cần đảm bảo khi khai thác các nội dung GDMT đòi hỏi phải: không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học bộ môn thành bài học Giáo dục môi trường. Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung vào chương mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện. Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của HS và kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Việc thực hiện các nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên phải cập nhật tốt kiến thức về môi trường và có kinh nghiệm. - Cơ sở vật chất của Nhà trường còn thiếu nhiều: chưa có phòng học bộ môn, phòng nghe nhìn … nên việc cho học sinh quan sát những hình ảnh về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, hậu quả ô nhiễm môi trường, cách bảo vệ môi trường chưa được thực hiện. - Học sinh vùng sâu, vùng xa, gia đình khó khăn, không có điều kiện (tài liệu và thời gian) để tự học, tự nghiên cứu. Phần lớn phụ thuộc vào thông tin giáo viên cung cấp. II. Phương pháp triển khai và thực hiện 1. Triển khai - Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục BVMT, BGH nhà trường họp triển khai nội dung tích hợp giáo dục BVMT vào đầu năm học. BGH thường xuyên nhắc nhở giáo viên trong quá trình soạn giảng cần phải quan tâm đến việc chọn địa chỉ và nội dung để tích hợp giáo dục BVMT cho từng bài học. - Tổ chuyên môn sinh hoạt phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. - Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần/ 1 lần, trong đó có nội dung báo cáo, thảo luận về những thuận lợi, khó khăn và kết quả thực hiện nội dung tích hợp GD BVMT. - Các bộ phận liên quan báo cáo kết quả thực hiện với BGH vào cuối học kì và cuối năm học. - Ngoài việc tích hợp BVMT thông qua các bài học, giáo viên còn thường xuyên giáo dục các em học sinh có ý thức quan tâm đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng thông qua các buổi sinh dưới cờ, sinh hoạt lớp, HĐNK, hoạt động ngoài giờ lên lớp…để giúp các em dần có ý thức bảo vệ đất đai, nguồn nước, không khí, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động BVMT, phê phán hành vi gây hại cho môi trường, đồng thời rèn luyện cho các em có kĩ năng tuyên truyền, vận động BVMT trong gia đình, nhà trường, xã hội, có hành động cụ thể BVMT. 2. Quá trình thực hiện:.
<span class='text_page_counter'>(67)</span> * Các phương pháp tiến hành giáo dục bảo vệ môi trường: Là lĩnh vực giáo dục liên ngành, giáo dục BVMT sử dụng nhiều phương pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng bộ môn, nhưng nó cũng có những phương pháp có tính đặc thù. Vì vậy, ngoài các phương pháp chung như: phương pháp giảng giải, vấn đáp, trực quan, thảo luận, trò chơi … giáo dục BVMT thường vận dụng nhiều phương pháp khác như: - Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa: có thể triển khai theo 2 cách: + Tổ chức cho học sinh đi tham quan học tập ở khu bảo tồn thiên nhiên, nhà máy xử lí rác, khu chế xuất, danh lam thắng cảnh… + Lập nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tình hình môi trường ở trường hoặc ở địa phương. - Sử dụng phương pháp thí nghiệm. Ví dụ: Thí nghiệm ủ rác khi dạy về cách xử lí rác để biết khả năng phân huỷ của từng loại rác. Hoạt động này giúp học sinh ý thức được việc sử dụng các loại bao bì đóng gói nào có lợi cho môi trường và sự cần thiết phải phân loại rác ngay từ khâu thu gom. Nếu có điều kiện có thể tiến hành thí nghiệm ảo bằng cách mô hình hoá qua chương trình phần mềm vi tính nhự: mô hình chu trình nước, mô hình sản xuất nước sạch, mô hình về khí nhà kính… - Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục: Môi trường có những vấn đề toàn cầu như tầng ôzôn, Trái Đất nóng lên … nhưng cũng là những vấn đề rất gần gũi với các em như cơm ăn, nước uống, không khí để thở, mảnh sân, góc vườn, vườn cây … Các em có thể nhìn thấy, sờ được, nhận biết được kinh nghiệm thực tế. Giáo viên cần tận dụng kinh nghiệm này để giáo dục các em. - Phương pháp hoạt động thực tiễn: Đích cuối cùng mà giáo dục BVMT cần đạt tới là hành động dù nhỏ nhưng thiết thực nhằm góp phần cải thiện môi trường ở nhà trường và địa phương. Hoạt động thực tiễn giúp cho học sinh ý thức được giá trị của lao động, rèn kĩ năng, thói quen bảo vệ môi trường. Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động như: trồng cây, thu gom rác, dọn sạch kênh mương … - Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng: Ở mỗi cộng đồng địa phương có thể có những bức xúc về môi trường riêng. Ví dụ: môi trường làng nghề, môi trường rừng, môi trường ở khu công nghiệp … Giáo viên cần khai thác tình hình môi trường địa phương để giáo dục học sinh đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả. - Phương pháp học tập theo dự án: Đối với học sinh THCS, có thể cho các em nghiên cứu một vấn đề về môi trường ở địa phương. Giáo viên là người hướng dẫn. Việc lựa chọn vấn đề.
<span class='text_page_counter'>(68)</span> nghiên cứu nên vừa sức với học sinh và phù hợp với điều kiện hiện có của Nhà trường và của địa phương. Học tập theo dự án sẽ tạo hứng thú, đồng thời rèn luyện tính tự lập, phương pháp giải quyết vấn đề, hạn chế việc học thụ động của học sinh. - Phương pháp nêu gương: Hành vi của ngưới lớn là tấm gương có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đối với học sinh. Muốn giáo dục học sinh có nếp sống văn minh, lịch sự đối với môi trường, trước hết các thầy cô và bậc phụ huynh cần thực hiện đúng các qui định BVMT. - Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống BVMT: Kĩ năng sống BVMT là khả năng ứng xử một cách tích cực đối với các vấn đề môi trường. Trong quá trình giáo dục, cần chú ý rèn luyện kĩ năng sống BVMT thông qua việc luyện tập, xử lí các tình huống môi trường cụ thể. Một số kĩ năng quan trọng cần phát triển: + Kĩ năng nhận biết và phát hiện vấn đề môi trường. + Kĩ năng xây dựng kế hoạch hành động về môi trường. + Kĩ năng ra quyết định về môi trường. + Kĩ năng kiên định thực hiện kế hoạch hành động vì môi trường. * Phương thức giáo dục: Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: + Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của GDMT. ( lồng ghép toàn phần ) + Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần của bài học có mục tiêu và nội dung giaó dục BVMT. ( lồng ghép một phần ) + Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách lôgic. * Các nội dung tích hợp giáo dục BVMT trong chương trình : Khi tích hợp giáo dục BVMT vào bài học cần chú ý: Chuyển tải các nội dụng BVMT vào bài học một cách tự nhiên, phù hợp nội dung bài học, làm bài học sinh động, gắn với thực tế hơn, không làm quá tải bài học, phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức. Ở chương trình 6, 7 cần liên hệ một cách nhẹ nhàng và trình bày một cách đơn giản, lấy những ví dụ gần gũi với học sinh. Ở những lớp trên, đặc biệt ở lớp 9 , nội dung giáo dục BVMT cần đi sâu, tăng dần mức độ phức tạp, làm rõ hơn cơ sở khoa học của môi trường và giáo dục BVMT thông qua nội dung kiến thức phần Sinh vật và môi trường. - Chương trình Sinh học lớp 6: + Bài 2. Nhiệm vụ của Sinh học: Từ vai trò của thực vật Giáo dục HS ý thức sử dụng hợp lí, bảo vệ , phát triển thực vật. ( lồng ghép ) + Bài 3. Đặc điểm chung của thực vật: Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng và phong phú của thực vật. ( liên hệ ) + Bài 4. Có phải tất cả thực vật đều có hoa?: Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ thực vật. ( liên hệ ).
<span class='text_page_counter'>(69)</span> + Bài 11. Sự hút nước và muối khoáng của rễ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật trong đất, bảo vệ đất, chống ô nhiễm môi trường, thoái hoá đất, chống rửa trôi. Nhấn mạnh vai trò của cây xanh đối với chu trình nước trong tự nhiên. ( liên hệ ) + Bài 14. Thân dài ra do đâu, bài16. Thân to ra do đâu, bài 17. Vận chuyển các chất trong thân: Giáo dục ý thức bảo vệ tính toàn vẹn của cây, hạn chế việc làm vô thức như ngắt đọt cây, bẻ cành cây, đu, trèo, làm gãy hoặc bóc vỏ cây ... ( liên hệ ) + Bài 21. Quang hợp, bài 22. Ảnh hưởng các điều kiện bên ngoài đến quang hợp...: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, phát triển cây xanh ở địa phương, trồng cây gây rừng ... ( lồng ghép, liên hệ ) + Bài 26. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: Giáo dục ý thức HS tránh tác động vào giai đoạn sinh sản vì đây là giai đoạn nhạy cảm. ( liên hệ ) + Bài 29. Các loại hoa: Giáo dục ý thức làm cho trường, lớp, nơi ở thêm tươi đẹp bằng cách trồng thêm cây xanh, hoa. ( liên hệ ) + Bài 30. Thụ phấn: Giáo dục ý thức bảo vệ hoa, động vật, bảo vệ đa dạng sinh học. ( liên hệ ) + Bài 32. Các loại quả, bài 33. Hạt và các bộ phận của hạt: Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản. ( liên hệ ) + Bài 34. Các cách phát tán của quả và hạt: Hình thành ý thức bảo vệ động vật ở HS. ( liên hệ ) + Bài 35. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ổn định cần thiết cho sự nảy mầm của hạt. ( liên hệ ) + Chương VIII. Các nhóm thực vật: Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng thực vật. ( liên hệ ) + Bài 44: Sự phát triển của giới thực vật: Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng thực vật. (liên hệ ) + Bài 46. Thực vật góp phần điều hoà khí hậu: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, tích cực trồng cây xung quanh trường, nhà. ( lồng ghép một phần ) + Bài 47. Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước, bài 48. Vai trò của thực vật ...: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trồng, đòi trọc. ( lồng ghép, liên hệ ) + Bài 49. Bảo vệ sự đa dạng của thực vật: Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học nói chung và thực vật quí hiếm nói riêng. ( lồng ghép toàn phần ) + Bài 53. Tham quan thiên nhiên: Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ thực vật, bảo vệ sự đa dạng của thực vật. ( lồng ghép) - Chương trình Sinh học lớp 7: + Bài 2. Phân biệt động vật với thực vật: Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. (liên hệ ).
<span class='text_page_counter'>(70)</span> + Bài 6. Trùng kiết lị và trùng số rét: Giáo dục ý thức phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi … ( lồng ghép một phần) + Bài 7. Đặc điểm chung và vai trò của động vật nguyên sinh: Giáo dục ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. ( liên hệ ) + Bài 11: Sán lá gan: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường phòng chống giun sán kí sinh. ( liên hệ ) + Bài 12. Giun dẹp, bài 13. Giun đũa, bài 14. Giun tròn: Giáo dục ý thức vệ sinh cơ thể và môi trường, vệ sinh khi ăn uống. ( lồng ghép ) + Bài 15. Giun đất: giáo dục ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường đất, tăng cường độ che phủ của đất bằng thực vật để giữ ẩm và tạo mùn cho đất. ( lồng ghép ) + Bài 17. Một số giun đốt khác ...: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.(liên hệ ) + Bài 21. Đặc điểm chung và vai trò thân mềm: Giáo dục ý thức bảo vệ thân mềm. Bảo vệ môi trường nước.( liên hệ ) + Bài 24. Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác: Từ vai trò của giáp xác Giáo dục ý thức bảo vệ giáp xác. ( liên hệ ) + Bài 25. Nhện và đa dạng cảu lớp hình nhện: Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng của lớp hình nhện trong tự nhiên. ( liên hệ ) + Bài 27. Đa dạng và đặc điểm chung của sâu bọ: Giáo dục ý thức bảo vệ các loài sâu bọ có ích. ( liên hệ ) + Bài 29. Đặc điểm chung và vai trò của nhành chân khớp: Giáo dục ý thức bảo vệ những loài động vật có ích. ( liên hệ ) + Bài 30. Ôn tập: Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. ( liên hệ ) + Bài 34. Đa dạng và đặc điểm chung của cá: Giáo dục ý thức bảo vệ và phát triển các loài cá có giá trị kinh tế. ( liên hệ ) + Bài 37. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư, bài 40. Vai trò của Bò sát: Giáo dục ý thức bảo vệ những động vật có ích. ( liên hệ ) + Bài 44. Đa dạng và đặc điểm chung của Lớp Chim: Giáo dục ý thức bảo vệ các loài chim có ích. ( lồng ghép ) + Bài 48, 49, 50. Đa dạng của lớp thú: Giáo dục ý thức bảo vệ thú. + Bài 55. Tiến hoá về sinh sản: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật trong mùa sinh sản. ( liên hệ ) + Bài 56. Cây phát sinh giới Động vật, bài 57 + 58. Đa dạng sinh học: Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.( liên hệ ) + Bài 59. Biện pháp đấu tranh sinh học: Giáo dục ý thức sử dụng các biện pháp đấu tranh sinh học nhằm bảo vệ môi trường. ( lồng ghép ).
<span class='text_page_counter'>(71)</span> + Bài 60. Động vật quí hiếm, bài 63. Ôn tập: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống của động vật, bảo vệ động vật, đặc biệt là động vật quí hiếm. ( lồng ghép, liên hệ ) + Bài 64, 65, 66. Tham quan thiên nhiên: giáo dục ý thức bảo vệ thế giới động vật, đặc biệt là động vật có ích. ( lống ghép ) - Chương trình Sinh học lớp 8: + Bài 22. Vệ sinh hô hấp: Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng để giảm thiểu chất thải độc vào không khí nhằm bảo vệ hệ hô hấp. ( lồng ghép một phần ) + Bài 29. Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân, bài 30. Vệ sinh tiêu hóa, bài 31. Trao đổi chất, bài 36. Tiêu chuẩn ăn uống: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nước, đất bằng cách sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, phân bón để có thức ăn sạch. ( liên hệ ) + Bài 33. Thân nhiệt: Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh, trồng cây tạo bóng mát. ( liên hệ ) + Bài 42. Vệ sinh da, bài 50. Vệ sinh mắt: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh nguồn nước, không khí vệ sinh nơi ở và nơi công cộng. ( lồng ghép một phần ) + Bài 51. Cơ quan phân tích thính giác: Giáo dục ý thức phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn, giữ cho môi trường yên tĩnh. ( liên hệ ) + Bài 63. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai: Giáo dục ý thức thực hiện pháp lệnh dân số nhằm bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên và hạn chế ô nhiễm môi trường. ( liên hệ ) - Chương trình Sinh học lớp 9: + Bài 25. Thường biến, bài 27. Thực hành: Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. ( liên hệ ) + Bài 21 24. Đột biến: Giáo dục ý thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lí, bảo vệ môi trường đất, nước. ( liên hệ ) + Bài 29. Bệnh và tật di truyền ở người, bài 30. Di truyền học với con người: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đất, nước, không khí. ( lồng ghép một phần ) + Bài 32. Công nghệ gen: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên. ( liên hệ ) + Bài 47. Quần thể sinh vật: Giáo dục ý thức bảo vệ quần thể sinh vật, đảm bảo sự cân bằng sinh học. ( lồng ghép, liên hệ ) + Bài 48. Quần thể người: Giáo dục ý thức thực hiện pháp lệnh dân số nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. ( lồng ghép, liên hệ ) + Bài 49: Quần xã sinh vật: Giáo dục ý thức bảo vệ quần xã sinh vật, đảm bảo sự cân bằng sinh học trong quần xã. ( lồng ghép, liên hệ ).
<span class='text_page_counter'>(72)</span> + Bài 50. Hệ sinh thái, bài 51. Thực hành: Bảo vệ sự đa dạng sinh học , bảo vệ hệ sinh thái. ( lồng ghép) + Bài 53. Tác động của con người đối với môi trường, bài 54. Ô nhiễm môi trường, bài 55, 56. Thực hành: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. ( lồng ghép) + Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên: Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. ( lồng ghép ) + Bài 59. Khôi phục môi trường …: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã. ( lồng ghép + Bài 60. Bảo vệ đa dạng hệ sinh thái: Giáo dục ý thức bảo vệ các hệ sinh thái góp phần bảo vệ môi trường sống. ( lồng ghép ) + bài 61. Luật bảo vệ môi trường, bài 62. Thực hành: Giáo dục ý thức nghiêm chỉnh thực hiện luật bảo vệ môi trường. ( lồng ghép) + Bài 63. Ôn tập, bài 66. Tổng kết chương toàn cấp: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. ( liên hệ, lồng ghép ) 3. Kiểm tra đánh giá - Việc kiểm tra học sinh sau khi đã tích hợp nội dung giáo dục BVMT chưa nhiều, tỷ lệ câu hỏi được lồng ghép vào các bài kiểm tra khoảng 10%. - Giáo dục BVMT được lồng ghép trong KTĐG của môn học, luôn chú ý kiểm tra sự vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề về BVMT trong cuộc sống thực tiễn. 4. Kết quả thực hiện: - Thực hiện lồng ghép, liên hệ kiến thức giáo dục môi trường vào các bài học môn sinh học của cả 4 khối lớp 6, 7, 8 và 9. - Trong bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết của cả hai học kì đều có 1 câu kiến thức bảo vệ môi trường chiếm 1 điểm trong tổng số điểm bài làm. - Thường xuyên kiểm tra học sinh bằng các câu hỏi liên hệ thực tế kiến thức môi trường. - Giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm và tìm hiểu các tài liệu, thông tin về môi trường và thực trạng môi trường ở địa phương. III. Bài học kinh nghiệm - Trong quá trình giảng dạy việc tích hợp GDMT cần phải hiểu rõ nguyên tắc, phương thức, phương pháp. - Chú ý rèn luyện kĩ năng sống BVMT thông qua việc luyện tập, xử lí các tình huống môi trường cụ thể . IV. Kiến nghị : - Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí tổ chức cho học sinh tham gia các buổi tham quan thực tế một số nơi môi trường bị ô nhiễm để học sinh thấy rõ hậu quả của ô nhiễm môi trường..
<span class='text_page_counter'>(73)</span> - Cập nhật thường xuyên các tài liệu về môi trường mới nhất, cung cấp các phim tư liệu về giáo dục môi trường để phục vụ công tác tích hợp lồng ghép trong dạy học. - Phòng giáo dục và đào tạo tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn kiến thức và phương pháp tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường cho giáo viên. - Nhà trường có thể tổ chức các buổi thi đố em hoặc hội vui học tập với kiến thức tìm hiểu môi trường và bảo vệ môi trường. V. Kết luận - Công tác tích hợp giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bền vững dất nước. Thông qua công tác tích hợp giáo dục BVMT, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức BVMT, năng lực phát triển và xử lí các vấn đề môi trường. - Công tác tích hợp giáo dục BVMT còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với BVMT, đảm bảo nhu cầu của hôm nay mà không hại gì đến các thế hệ mai sau...
<span class='text_page_counter'>(74)</span> BÀI 19 – MÔN SINH HỌC – THCS THANH BÌNH BÀI THAM LUẬN “ TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO MÔN SINH HỌC CẤP THCS” Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Đông Đơn vị: trường THCS Thanh Bình Môn: Sinh học cấp THCS. I. Tình hình chung: Môi trường bao gồm tất cả những yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật, tập hợp các điều kiện bên ngoài mà sinh vật tồn tại trong đó. Càng ngày môi trường trên Trái Đất càng bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Riêng môi trường Việt Nam đã và đang xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người. Giáo dục Bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là một vấn đề có tính khoa học, xã hội sâu sắc. Do đó việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào môn sinh học cấp THCS là vấn đề cần thiết. 1/ Thuận lợi: -Sinh học là bộ môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về những sinh vật xung quanh gần gũi với học sinh như: thực vật, động vật, con người...nên việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào bộ môn giúp học sinh hứng thú học tập và có ý thức bảo vệ môi trường bằng những công việc thiết thực và đơn giản như: không vứt rác bừa bãi, không chặt phá, bẻ cây xanh trong sân trường... -Có thể sưu tầm nhiều tư liệu, hình ảnh thêm vì vấn đề môi trường hiện nay là một vấn đề “ nóng” của xã hội. -Bên cạnh đó cũng được sự quan tâm của cấp lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giảng dạy. 2/ Khó khăn: -Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, không có vườn trường, không gần khu công nghiệp..... nên chưa có điều kiện đưa học sinh đi quan sát thực tế. -Dung lượng kiến thức ở một số bài( Sinh 9 ) nhiều nên khi liên hệ lồng ghép giáo dục môi trường bị hạn chế về thời gian..
<span class='text_page_counter'>(75)</span> -Một số bài thực hành chưa có điều kiện cho học sinh tham gia quan sát tế mà chỉ thông qua kênh hình sưu tầm nên chưa gây được sự tích cực tham gia, khắc sâu kiến thức và phân tích triệt để cho học sinh. II. Phương pháp triển khai và thực hiện: 1/ Triển khai: - Thông qua các buổi họp hội đồng BGH lồng ghép triển khai trong tập thể giáo viên về tình hình môi trường, biện pháp thực hiện “ Trường Xanh- SạchĐẹp” - BGH trường đã tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về giáo dục môi trường do Sở, phòng giáo dục tổ chức. - Tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ, nhắc nhở giáo viên phãi lồng ghép nội dung này vào bài giảng theo quy định. - Giáo viên trong tổ thống nhất ý kiến thực hiện tích hợp môi trường vào những bài cần tích hợp, thống nhất phương pháp tích hợp bằng cách đặt câu hỏi, sử dụng kênh hình.... 2/ Quá trình thực hiện: - Thông qua bài giảng, sử dụng kênh hình giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu tình hình môi trường ở một số nơi trên đất nước, ở địa phương và tình hình môi trường ở chính ngôi trường mà các em đang học từ đó giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường.Đặt biệt là sự cập nhật những sự kiện về môi trường có tính nghiêm trọng trong nước để lồng ghép giáo dục các em từ đó các em có thể tự rút ra những kết luận tích cực cho việc bảo vệ môi trường mà mình đang sống chính là bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu xung quanh. - Đối với các khối lớp thì có sự tích hợp khác nhau như sau: + Sinh học 6: ở khối lớp này kiến thức chủ yếu là thực vật, nội dung bài tương đối ngắn nên việc tích môi trường cho học sinh cũng thuận lợi và gần gũi. Để học sinh khắc sâu kiến thức hơn trong bài học giáo viên đặt những câu hỏi liên hệ phù hợp với với khả năng năng tư duy đồng thời kết hợp với việc yêu cầu học sinh sưu tập mẫu vật hoặc hình ảnh đem vào lớp để học. Vì đây là học sinh đầu cấp các em còn bỡ ngỡ với cách học mới so với cấp tiểu học nên giáo viên cần hướng dẫn cụ thể rõ ràng cách sưu tầm như thế nào để đạt hiệu quả mà giáo viên yêu cầu. Trong sinh học 6 có rất bài có thể tích hợp nội dung môi trường như các bài: 2, 3, 4, 11, 14, 16, 21..... tùy theo từng nội dung mà giáo viên có thể vận dụng phương pháp, thời gian tích hợp cho phù hợp với yêu cầu bài. Để đạt được hiệu quả mà giáo viên đề ra thì đòi hỏi người giáo phãi biết hướng dẫn học sinh sưu tầm mẫu vật, tranh ảnh khoa học đồng thời không ngừng cập nhật kiến thức về môi trường luôn luôn thay đổi để kịp thời thông tin đến học sinh. + Sinh học 7: Chương trình sinh học 7 học sinh nghiên cứu về động vật và học sinh cũng đã quen với cách học ở cấp THCS nên việc hướng dẫn cho học.
<span class='text_page_counter'>(76)</span> sinh học tập cũng như sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật cũng dễ dàng đối với giáo viên cũng như đối với học sinh. Đa số bài ở chương trình sinh 7 đều có thể tích hợp giáo dục môi trường, bên cạnh đó giáo viên còn giáo dục học sinh tiêu diệt những động vật có hại cho sản xuất cũng như ảnh hưởng đến mội trường sống. + Sinh học 8: những bài có thể tích hợp môi trường như: 22, 29, 33, 36, 40, 42, 51, 63 giáo viên có thể chọn lựa nhiều hình thức tích hợp cho từng bài cụ thể. + Sinh học 9: Có thể dùng nhiều phương pháp để hình thành kiến thức cho học sinh, giáo dục cho học sinh sự quan tâm, hành vi đối với môi trường. Cụ thể như trong chương trình có 4 chương nói về các kiến thức môi trường. Chương I: Sinh vật và môi trường; Chương II: Hệ sinh thái; Chương III: Con người, dân số và môi trường; Chương IV: Bảo vệ môi trường. Ngoài ra trong chương trình có thể thực hiện từ 2 lần ngoại khóa trở lên tùy theo điều kiện và tình hình của từng trường; tuy nhiên việc thực hiện ngoại khóa gặp rất nhiều khó khăn vì điều kiện của trường còn hạn chế khó có thể dẫn học sinh quan sát thực tế chủ yếu giúp học sinh quan sát khu vực sống của các em thông qua kênh hình, mặt khác đối với bài thực hành “ Tìm hiểu tình môi trường ở địa phương” bản thân tôi hướng dẫn học sinh bằng cách yêu cầu các em tự chọn các bạn gần nhà hoặc có điều kiện thuận lợi cùng nhau chọn những địa điểm thích hợp tìm hiểu và các em tự trình bày trước tập thể lớp( Vì bài này có 2 tiết ). 3/ Kiểm tra đánh: - Sau khi đã tích hợp nội dung giáo dục môi trường có thể kiểm tra học sinh bằng nhiều hình thức: khi trả bài có thể đặt thêm câu hỏi phụ, đặt câu hỏi trong bài kiểm tra viết cho học sinh phân tích.... nếu là bài kiểm tra viết thường xuyên có thể đặt khoảng 1-2 câu hỏi tùy theo bài tích hợp liên hệ, một phần hay toàn phần chiếm từ 0.5 – 1.5 điểm; bài kiểm tra viết định kì có thể đặt từ 1-3 câu hỏi chiếm khoảng 2-2.5 điểm. - Sau khi hướng dẫn các nội dung tích hợp đa số học sinh vận dụng được để phân tích vì đây là vấn đề gần gũi và cần thiết nên các em có thể quan sát thực tế nhanh chóng rõ ràng để vận dụng kiến thức đã học. III. Bài học kinh nghiệm: Qua nhiều năm thực hiện tôi nhận thấy học sinh rất có hứng thú về vấn đề môi trường vì nó gần gũi, dễ nhận biết và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các em( ở một số bài ). Tuy nhiên để các em tiếp nhận thực tế “ Tai nghe – mắt thấy “ ( ngoại khóa) là một hình thức tiếp thu nhanh nhất thì còn hạn chế vì thật tình là để đưa các em tham quan quan sát một số địa điểm cụ thể ở địa phương trong huyện hoặc một nơi nào ở địa phương khác là một vấn đề khó vì chưa có điều kiện. Mặt khác những kênh hình sẵn có của trường còn quá ít, chủ yếu giáo viên tự tìm tòi sưu tầm ,hoặc một số nội dung bài còn mang tính chất chung chung, hình ảnh chưa cụ thể ( ví dụ như bài Ô nhiễm môi trường – Sinh học 9 ).
<span class='text_page_counter'>(77)</span> nên gây khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức đến học sinh vì các phương tiện trực quan thì rất dễ giúp học sinh tiếp cận kiến thức. Ngoài ra một số bài có nội dung nhiều nên khi tích hợp lồng ghép đôi khi chưa kịp thời gian, khai thác chưa sâu và còn có thêm một số nội dung lồng ghép như: tích hợp sử dụng tiết kiệm năng lượng,bảo vệ đa dạng sinh học... Mặt khác khi tích hợp giáo dục môi trường nên cô đọng không dàn trãi tràn lan tránh việc học sinh tiếp nhận kiến thức quá tải. IV. Kiến nghị: Đề nghị với cấp lãnh đạo có thẩm quyền tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường các buổi ngoại khóa, cung cấp các đĩa CD về tình hình môi trường trên thế giới hoặc trong nước, các trang thiết bị đồ dùng dạy học chuẩn, cụ thể ở một số bài. V. Kết luận: Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong những năm qua đã làm thay đổi xã hội Việt Nam trong đó có vấn đề môi trường. Sự tăng trưởng phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người, ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống, sức khỏe của mọi người vì thế mà việc lồng ghép tích hợp giáo dục môi trường từ cấp học THCS là rất cần thiết vì hình thành cho các em có ý thức để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống cho các em và mọi người xung quanh. Ở nước ta vấn đề ý thức BVMT còn hạn chế cụ thể ngay trong trường học, nhiều nơi rác thải chưa được xử lí, dịch bệnh đôi lúc chưa khống chế được triệt để và xảy ra thường xuyên...nên việc giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề rất cần thiết..
<span class='text_page_counter'>(78)</span> BÀI 20: MÔN SINH HỌC - THCS TÂN MỸ Họ và Tên: Trương Phi Hùng Đơn Vị: THCS Tân Mỹ Môn: Sinh học. BÁO CÁO TÍCH HỢP GDMT VÀO MÔN SINH HỌC THCS. I.Tình hình chung: 1.Thuận lợi: -Giáo viên được tập huấn kỉ từng môn, nắm vững được các phương pháp tích hợp, địa chỉ tích hợp từng bài trong môn học. -Bộ môn có nhiều mãng gắn liền với thiên nhiên kiến thức liên quan nhiều \với môi trường giúp việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường thuận lợi. -Học sinh rất hứng thú với tiết học có lồng ghép tích hợp. 2.Khó khăn: -Giáo dục môi trường chưa được xem là môn học chính thức. Giáo viên chỉ lồng ghép trong tiết dạy do đó về mặt thời gian để thực hiện còn hạn chế. -Sách giáo khoa chưa đề cập đến nội dung giáo dục môi trường rõ ràng. -Những bài có tính giáo dục môi trường thường có kiến thức bộ môn dài, không đủ thời gian để lồng ghép. -Tranh ảnh minh họa về môi trường chưa đáp ứng thời lượng các tiết ngoại khóa quá ít. -Đặc điểm trường ở vùng sâu nên việc học ngoại khóa rất khó khăn về địa điểm để tìm hiểu. -Trình độ nhận thức của phụ huynh còn thấp còn mang tập quán nặng nề nên việc ý thức bảo vệ môi trường không cao. II.Phương Pháp Triển khai và Thực hiện: 1.Triển Khai: -Trường triển khai việc tích hợp giáo dục môi trường cho tất cả giáo viên đặc biệt là môn ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, vật lý, sinh học, công nghệ. Sau khi giáo viên được tập huấn. -Giáo viên giáo dục môi trường cho học sinh ở các môn học cụ thể theo từng địa chỉ đã được tập huấn bằng hình thức lồng ghép trong từng tiết dạy. -Tổ chức các buổi nói chuyện về môi trường. 2.Quá trình thực thực hiện: -Giáo viên có kế hoạch cụ thể từng bài theo địa chỉ để tích hợp nội dung cho phù hợp theo hình thức lồng ghép thực hiện đầy đủ các tiết ngoại khóa, có kế hoạch cụ thể, địa điểm đáp ứng nội dung. -Cho học sinh tham gia các hoạt động về môi trường do đoàn, đội tổ chức. 3.Việc kiểm tra:.
<span class='text_page_counter'>(79)</span> -Do không phải là môn chính do đó việc kiểm tra được lồng ghép với kiểm tra đánh giá bộ môn nhưng nội dung chú ý vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường. Hiệu quả học sinh nắm được các nội dung về bảo vệ môi trường có hứng thú trong học tập, có ý thức tốt về bảo vệ môi trường. III.Bài Học Kinh Nghiệm: -Để chuyển tải tốt nội dung giáo dục môi trường giáo viên cần nắm vững từng địa chỉ để tích hợp nội dung phù hợp. -Giáo viên nên sưu tầm nhiều tranh ảnh về môi trường vận dụng nhiều phương pháp. -Tổ chức nhiều buổi nói chuyện về môi trường cho học sinh. IV.Kiến Nghị: -Đưa giáo dục môi trường là môn học chính -Tăng cường tranh ảnh về môi trường -Trường phải xây dựng được cảnh quan trường xanh-sạch-đẹp có khu vườn trường. V.Kết Luận: -Việc giáo dục môi trường là rất cần thiết đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cả thế giới đang quan tâm về môi trường. -Giáo dục môi trường cũng là một trong những vấn đề quan trọng góp phần trong xây dựng trường xanh-sạch-đẹp trường học thận thiện. -Tạo nên không khí hứng thú học tập của học sinh..
<span class='text_page_counter'>(80)</span> BÀI 21: MÔN SINH HỌC – CÔNG NGHỆ - THCS BÌNH THÀNH Phòng GD&ĐT Thanh Bình Trường THCS Bình Thành BÀI BÁO CÁO THAM LUẬN Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh Họ và tên: Hồ Quang Vinh Đơn vị: Trường THCS Bình Thành Môn: Sinh học – Công nghệ I. Tình hình chung Như chúng ta đã biết môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không khí,đất, nước, ánh sáng, quan hệ xã hội. Môi trường còn là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do hoạt động của con người tạo ra trong cuộc sống và lao động sản xuất. Chính vì thế môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Ở đó không chỉ là nơi con người sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động, vui chơi, nghỉ ngơi, và trau dồi những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc ta…. Nhưng trong giai đoạn hiện nay tình trạng môi trường bị ô nhiễm ngày càng tăng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Vì vậy việc bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu. Ở đây chúng ta cần giáo dục việc bảo vệ môi trường cho học sinh là một trong những biện pháp tốt nhất trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, mỗi thầy cô giáo đã trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng về môi trường và biết cách bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức khác nhau sao cho phù hợp thông qua nhiều hoạt động ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. 1. Thuận lợi: + Trường THCS Bình Thành luôn được sự quan tâm sâu sắc của Đảng ủy, chính quyền, các Ban ngành đoàn thể địa phương và phòng GD& ĐT huyện Thanh Bình trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường. + Chính quyền địa phương có kế hoạch tuyên truyền, chỉ đạo cho các đoàn thể, các ấp, các đơn vị trường học đóng trên địa bàn và nhân dân về việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường. + Giáo viên giảng dạy được tham gia tập huấn tích hợp giáo dục môi trường vào các môn học. Giáo viên được tập huấn đựơc cập nhật đầy đủ các nội dung về môi trường, bảo vệ môi trường; được triển khai các chủ trương của Đảng và Nhà nước, các Chỉ thị của ngành về công tác giáo dục bảo vệ môi trường..
<span class='text_page_counter'>(81)</span> + Đa số giáo viên có nhận thức cao trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường, luôn cập nhật thông tin báo, đài, tìm những tài liệu có liên quan, trang bị thêm đồ dùng dạy học để làm phong phú thêm bài dạy. + Hàng năm ở trường có trên dưới khoảng 1000 học sinh đây là lực lượng trực tiếp được giáo dục môi trường nên công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường đến mọi người, mọi nhà đặc biệt là những người trong gia đình các em sẽ được nâng lên. + Do các môn học như: Sinh, Công nghệ gắn liền với đời sống thực tiễn nên cũng rất dễ lồng ghép, tích hợp giáo dục môi trường. 2. Khó khăn : + Ở địa phương người dân sống chủ yếu là nghề nông, cuộc sống của nhiều gia đình gặp khó khăn phải lo rất nhiều thứ về ăn, mặc, ở … Chính vì thế mà ít quan tâm đến việc giáo dục con em của mình. Ngoài ra hiện nay ở địa phương đang chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp, các nhà máy, công ty ngày càng nhiều nên cũng gây khó khăn đến việc bảo vệ môi trường. + Nhận thức của một số phụ huynh học sinh về bảo vệ môi trường còn hạn chế, ảnh hưởng đến những thói quen, hành vi làm tổn hại đến môi trường như: Vức rác, xác động vật, chai thuốc trừ sâu.... xuống dòng sông. + Một số học sinh có hiểu biết về bảo vệ môi trường nhưng thiếu tự giác thực hiện (đổ rác không đúng nơi qui định), hoặc chưa thấy hết tác hại to lớn, lâu dài do việc hủy hoại môi trường tạo ra như sử dụng hoá chất bừa bãi gây ô nhiễm nước và không khí…) II. Phương pháp triển khai và thực hiện 1. Triển khai + Việc triển khai dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học ở trường THCS Bình Thành trong những năm qua đã được thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của cấp trên. + Đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đều triển khai việc dạy học tích hợp môi trường đến giáo viên bộ môn trong các cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường và họp tổ chuyên môn. Đồng thời nhà trường có cung cấp các tài liệu về bảo vệ môi trường cho giáo viên. + Chỉ đạo và đôn đốc dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở các môn học như: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Vật lý, Công nghệ, Sinh học… Ban giám hiệu nhà trường cũng khuyến khích dạy học lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các tiết ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp. + Tổ chuyên môn: triển khai và nhắc lại trong những lần sinh hoạt chuyên môn, có kiểm tra đánh giá lại thông qua các tiết dự giờ, thao giảng. + Trong quá trình lên lớp, giáo viên nghiên cứu và thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào từng bài dạy liên quan đến việc bảo vệ môi trường cho học sinh bằng nhiều hình thức như: Nêu câu hỏi, kể chuyện, tình huống, yêu.
<span class='text_page_counter'>(82)</span> cầu học sinh sưu tầm tranh, ảnh có liên quan đến vấn đề môi trường…và tổ chức ngoại khóa về công tác này. 2. Quá trình thực hiện. * Trong giảng dạy, giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cụ thể như sau : +Phương pháp thảo luận nhóm : thông qua phương pháp này giúp HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em chia sẻ kiến thức,kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. + Phương pháp giải quyết vấn đề : Giúp học sinh biết xem xét, phân tích những vấn đề hoặc tình huống cụ thể thường gặp trong đời sống hàng ngày và biết tìm cách giải quyết, xử lí những vấn đề đó một cách có hiệu quả. + Phương pháp hoạt động thực tiễn: Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động như trồng cây, thu gom rác, dọn dẹp,vệ sinh lớp học, xung quanh trường. + Phương pháp nêu gương : Nêu tấm gương học sinh người tốt việc tốt biết bảo vệ môi trường cho những học sinh khác noi theo. * Năm học vừa qua trường đã phát động đến học sinh các lớp thi vẽ tranh chủ đề môi trường và bảo vệ môi trường. * Thông qua các hoạt động như: hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp…tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh ảnh, làm việc có ích vì môi trường, thi diễn tiểu phẩm, thi thời trang chủ đề về môi trường trong “ Đêm văn nghệ gây quỹ cây mùa xuân cho học sinh nghèo ”. * Thông qua chương trình phát thanh măng non hàng tuần của Đội để tuyên truyền giáo dục học sinh về việc bảo vệ môi trường. 3. Kiểm tra đánh giá: - Kiểm tra đánh giá được đổi mới nên giáo viên có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan thông qua các bài kiểm tra. Bên cạnh đó còn kiểm tra thái độ, hành vi của học sinh đối với môi trường ở trường học như việc xả rác, thu gom rác, giữ vệ sinh cá nhân và giữ vệ sinh chung......... - Tỷ lệ câu hỏi lồng ghép khoảng 20%/ tổng số điểm của bài kiểm tra. - Hiệu quả: Học sinh có tiến bộ từ khi tiếp thu kiến thức về tích hợp môi trường. Đa số học sinh tham gia học tập, rèn luyện tốt nội dung tích hợp giáo dục và bảo vệ mội trường, ý thức cũng được nâng cao như lớp học và sân trường luôn sạch, đẹp. Tuy nhiên vẫn còn một số ít học sinh còn lơ là, thờ ơ chưa thực sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường, còn để rác bừa bãi không đúng quy định, khạc nhổ bừa bãi.... III. Bài học kinh nghiệm.
<span class='text_page_counter'>(83)</span> - Giáo viên cần phải khéo léo và tìm ra những ví dụ thực tế có ở địa phương để học sinh có nhận thức đúng về môi trường và có hành vi đúng trong việc bảo vệ để giữ cho môi trường ngày càng sạch đẹp hơn. - Có sự phối hợp tốt giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan của trường xanh - sạch - đẹp. Phát động phong trào thi đua để tạo nề nếp cho học sinh giữ vệ sinh cá nhân, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp, lớp học sạch đẹp, thoáng mát, nên trồng nhiều cây xanh ở trường học và xung quanh nhà, bảo vệ môi trường nước....... - Cần tuyên dương khen thưởng những học sinh làm tốt công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn trường sạch đẹp, tham gia tốt công tác trồng và bảo vệ cây xanh, hoa kiểng… - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến từng học sinh. - Hiện nay trong công tác giảng dạy phải tăng cường, đẩy mạnh việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là thực sự cần thiết và phù hợp. Vì thực trạng môi trường hiện nay bị ô nhiễm trầm trọng nhưng vẫn còn nhiều người chưa thực sự quan tâm, hay chỉ vì lợi ích riêng của mình mà quên đi lợi ích chung của mọi người. - Cần có sự thực hiện đồng bộ giữa các giáo viên dạy những môn học có nội dung liên quan ( Giáo dục công dân, Sinh học, Ngữ Văn, Vật lí, Công nghệ, Lịch sử, Địa lí) để hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau nhằm giáo dục học sinh một cách sâu sắc hơn. IV. Kiến nghị: - Cần tổ chức cho học sinh các cuộc thi tìm hiểu về môi trường bằng nhiều hình thức như: Thi viết, vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh,........... - Đề xuất với các cấp có thẩm quyền xử lí nghiêm những hành vi cố ý làm ô nhiễm môi trường. V. Kết luận: - Cùng với sự phát triển của xã hội, các ngành công nghiệp phát triển mạnh dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Qua các nguồn tin thì môi trường nước ta hiện nay đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng…Chính vì vậy, việc tích hơp giáo dục bảo vệ môi trường ở các môn cấp THCS là thực sự cần thiết, thông qua đó giúp học sinh có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường sống và đồng thời biết phê phán những hành vi làm ô nhiễm môi trường để góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp. - Công tác giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là rất quan trọng trong các môn học đặc biệt là bộ môn Sinh học có liên quan rất nhiều. Giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ về sự cần thiết mà quan trọng hơn nửa là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được hình thành trong thời gian rất lâu . Trong trường học.
<span class='text_page_counter'>(84)</span> các em không chỉ tiếp xúc với thầy cô, bạn bè mà còn tiếp xúc vơi cảnh quan trường lớp, vườn Sinh học, hoa kiểng… việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen , kĩ năng bảo vệ môi trường. - Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào từng bộ môn học ở cấp THCS là một vấn đề thực sự cần thiết hiện nay. Môi trường là sự sống của con người và những sinh vật trên trái đất. Nếu môi trường sống không bị ô nhiễm thì sự sống của con người và các sinh vật được bảo vệ còn ngược lại, nếu môi trường sống bị ô nhiễm hay bị hủy diệt thì con người cũng dần dần bị tiêu diệt. Trên đây là bài tham luân của tôi. Rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô. Tôi xin chân thành biết ơn. Thân ái kính chào! Bình Thành, ngày 14 tháng 01 năm 2011 Người thực hiện Hồ Quang Vinh.
<span class='text_page_counter'>(85)</span> BÀI 22: MÔN VẬT LÍ – THCS BÌNH THÀNH Phòng GD&ĐT Thanh Bình Trường THCS Bình Thành BÁO CÁO THAM LUẬN Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Vật Lý - Họ và tên: Trần Tấn Đạt - Đơn vị: Trường THCS Bình Thành - Dạy môn: Vật Lý I/ Tình hình chung: - Chúng ta đã biết môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và sản xuất, và là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mỹ của toàn xã hội…. Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của con người. Vì vậy bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu. Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục chúng ta sẽ trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp thông qua nhiều hoạt động trong và ngoài nhà trường. - Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đối với con người thì vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm, không chỉ với các lĩnh vực khác của cuộc sống mà lĩnh vực giáo dục cũng góp phần vào việc bảo vệ môi trường.Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những công tác giáo dục có tính chất ưu việc nhất. Học sinh phải hiểu rõ môi trường rất quan trọng đối với chúng ta, để có một cuộc sống bền vững thì con người cần phải bảo vệ môi trường. Vì vậy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài giảng của các môn học ở bậc học THCS nói chung và môn Vật Lý nói riêng ở các trường THCS là rất thiết thực.Trong quá trình thực hiện có những thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi:.
<span class='text_page_counter'>(86)</span> - Trường được sự quan tâm sâu sát BGH, các đoàn thể nhà trường, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, phòng GD& ĐT Thanh Bình… Trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường. - Chính quyền địa phương có kế hoạch tuyên truyền, chỉ đạo cho các đoàn thể, các ấp, các đơn vị trường học đóng trên địa bàn và nhân dân về việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường. - Giáo viên giảng dạy được Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp tập huấn đại trà về việc dạy học tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào các môn học. Giáo viên được tập huấn đựơc cập nhật đầy đủ các nội dung về môi trường, bảo vệ môi trường; được triển khai các chủ trương của Đảng và Nhà nước, các Chỉ thị của ngành về công tác giáo dục bảo vệ môi trường. - Hầu hết giáo viên có nhận thức cao trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường, luôn cập nhật thông tin, tìm tư liệu, trang bị thêm đồ dùng dạy học để làm phong phú thêm bài dạy. - Phần lớn các em học sinh đều có ý thức gìn gìn vệ sinh, chăm sóc cây xanh tronh trường học và nơi công cộng. - Do một số bài học có gắn liền với thực tế nên cũng rất dễ lồng ghép, tích hợp vào việc bảo vệ môi trường. 2. Khó khăn : - Do địa bàn Xã Bình Thành là địa phương đa số sống bằng nghề nông, chăn nuôi cho nên cuộc sống của đại đa số bà con còn gặp nhiều khó khăn phải lo toan mọi thứ như cái ăn, cái mặc … nên việc quan tâm đến con em của mình là rất hạn chế. Hơn nữa,địa phương đang chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp nên cũng gây khó khăn không ít cho việc bảo vệ môi trường. - Nhận thức của một số CMHS về bảo vệ môi trường còn hạn chế, ảnh hưởng đến những thói quen, hành vi làm tổn hại đến môi trường. - Một số học sinh có hiểu biết về bảo vệ môi trường, nhưng còn thiếu tự giác để thực hiện như: Còn vức rác không đúng chổ, chưa có ý thức trồng và chăm sóc cây xanh, hoặc chưa thấy hết tác hại to lớn, lâu dài do việc hủy hoại môi trường tạo ra…). II/ Phương pháp triển khai và thực hiện: 1. Triển khai: - Việc triển khai dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học ở trường THCS Bình Thành trong những năm qua đã được thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của cấp trên. - Đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đều triển khai việc dạy học tích hợp môi trường đến giáo viên bộ môn trong các cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường và họp tổ chuyên môn. Đồng thời nhà trường có cung cấp các tài liệu về bảo vệ môi trường cho giáo viên..
<span class='text_page_counter'>(87)</span> - Chỉ đạo và đôn đốc dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở các môn học như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Công nghệ … Ban giám hiệu nhà trường cũng khuyến khích dạy học lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các tiết ngoại khóa. - Tổ chuyên môn: Triển khai và nhắc lại trong những lần sinh hoạt chuyên môn; có kiểm tra đánh giá thông qua các tiết dự giờ, thao giảng. - Trong quá trình lên lớp, giáo viên nghiên cứu và thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào từng bài dạy liên quan đến việc bảo vệ môi trường cho học sinh bằng nhiều hình thức như: Nêu câu hỏi, làm bài tập, tình huống, liên hệ thực tế về công tác bảo vệ môi trường, yêu cầu học sinh sưu tầm tranh, ảnh có liên quan đến vấn đề môi trường…và tổ chức ngoại khóa về công tác này. 2. Quá trình thực hiện: - Trong giảng dạy, giáo viên đã sử dụng những phương pháp để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cụ thể như sau : +Phương pháp thảo luận nhóm : Thông qua phương pháp này giúp HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em chia sẻ kiến thức,kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. + Phương pháp điều tra, khảo sát: Giáo viên chia thành nhóm yêu cầu học sinh tìm hiểu, nghiên cứu về tình hình môi trường ở trường, địa phương. + Phương pháp giải quyết vấn đề : giúp HS biết xem xét, phân tích những vấn đề hoặc tình huống cụ thể thường gặp trong đời sống hàng ngày và biết tìm cách giải quyết, xử lí những vấn đề đó một cách có hiệu quả. + Phương pháp hoạt động thực tiễn: Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động như trồng cây xanh, thu gom rác xung quanh trường, đăng ký chăm sóc trồng cây, chăm sóc, vệ sinh bia tưởng niệm vụ thảm sát Bình Thành 1lần /tháng, dọn dẹp,vệ sinh trường lớp. + Phương pháp nêu gương : Nêu tấm gương học sinh biết bảo vệ môi trường cho học sinh noi theo. - Thông qua các hoạt động như: hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp…tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh ảnh, làm việc có ích vì môi trường, thi diễn tiểu phẩm, thi thời trang chủ đề về môi trường nhân dịp “ Đêm văn nghệ gây quỹ cây mùa xuân cho học sinh nghèo ”. - Tổ chức thi vẽ tranh chủ đề về bảo vệ môi trường. - Đặc biệt năm học qua cũng được phòng GD& ĐT Thanh Bình chọn làm điểm tổ chức ngày hội “ Vệ sinh môi trường trong trường học”. - Thông qua chương trình phát thanh măng non của Đội để tuyên truyền giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, cắt băng rol tuyên truyền về các chủ đề bảo vệ môi trường nhân tháng vì môi trường thế giới. 3. Kiểm tra đánh giá:.
<span class='text_page_counter'>(88)</span> - Được đổi mới từ hình thức đến nội dung kiểm tra: kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khác quan.Ngoài ra còn kết hợp thêm 01 câu hỏi mở nhằm phát huy vai trò diễn đạt của học sinh. Bên cạnh đó còn kiểm tra thái độ, hành vi của học sinh đối với môi trường. - Trong các hoạt động ngoại khoá có cho các em HS một số trò chơi, câu hỏi nhằm giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường . - Tỷ lệ câu hỏi lồng ghép 10 - 20% / tổng số điểm của bài kiểm tra. - Hiệu quả: Đánh giá đúng, khách quan khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Đa số học sinh tham gia học tập, rèn luyện tốt nội dung tích hợp giáo dục và bảo vệ mội trường, ý thức cũng được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn bộ phận học sinh còn lơ là chưa thực sự nhận thức đúng đắn tầm quan trong việc giáo dục bảo vệ mội trường, còn để rác bừa bãi không đúng quy định, chưa có ý thức cao trong việc chăm sóc cây xanh, chưa tham gia đầy đủ vào các hoạt động về bảo vệ môi trường do trường tổ chức. III/ Bài học kinh nghiệm: - Cần có biện pháp, hướng dẫn cho học sinh có nhận thức đúng về môi trường và có hành vi đúng trong việc bảo vệ, bồi đắp cho môi trường ngày càng tốt đẹp hơn. - Cần tổ chức thường xuyên các hoạt động trồng cây xanh, thi vẽ tranh, thi diễn tiểu phẩm… về môi trường. - Có sự phối hợp tốt giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh – sạch – đẹp. - Phát động thi đua để tạo thành nề nếp cho học sinh giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, lớp học sạch đẹp, thoáng mát, xóm ấp sạch sẽ văn minh. - Cần tuyên dương, khen thưởng những học sinh làm tốt công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn trường sạch đẹp, tham gia tốt công tác trồng và bảo vệ cây xanh, hoa kiểng… - Trong quá trình giảng dạy việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết và phù hợp, bởi vì thực trạng hiện nay môi trường bị ô nhiễm trầm trọng nhưng vẫn còn nhiều người chưa quan tâm, hay chỉ vì lợi ích riêng mà quên đi trách nhiệm cuộc sống chung của bao người. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần trang bị cho các em những kiến thức về môi trường, phải có ý thức tốt vào việc bảo vệ môi trường từ những bài học trong chương trình vào thực tế cuộc sống. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của chúng ta, của toàn xã hội. - Cần có sự thực hiện đồng bộ các giáo viên với nhau, các môn học có nội dung liên quan (Sinh học, Ngữ Văn, Lí, Công nghệ …), để hổ trợ lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh. IV/ Kiến nghị: - Cần tổ chức cho học sinh các cuộc thi tìm hiểu về môi trường dưới nhiều hình thức như: viết, vẽ tranh, sưu tầm hình ảnh, các hoạt động thứ bảy tình nguyện..
<span class='text_page_counter'>(89)</span> - Các ngành các cấp có trách nhiệm cần qua tâm đầu tư các công trình bảo vệ môi trường ( bải rác, xử lí nước thải, khu vực chăn nuôi hợp vệ sinh …) để học sinh có điều kiện ấp dụng vào nhà trường, gia đình và địa phương. - Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện và có biện pháp chế tài các hành vi phá hoại môi trường. V/ Kết luận: - Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội đã làm đổi mới xã hội nước ta. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, môi trường nước ta đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng…Chính vì vậy, việc giáo dục bảo vệ môi trường ở các môn cấp THCS là thực sự cần thiết, thông qua đó giúp học sinh có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường sống và đồng thời biết phê phán những hành vi làm ô nhiễm môi trường để góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp. - Công tác giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là rất quan trọng trong các môn học bậc học THCS. Giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài. việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen ngăn nắp, vệ sinh và bồi dưỡng những cảm xúc xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng bảo vệ môi trường, vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách giáo dục của chúng ta. Tóm lại: Việc tích hợp GDBVMT vào từng bộ môn học là vấn đề cần thiết. Vì nó góp phần to lớn trong việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Bởi môi trường sống được ví như lá phổi xanh của con người. Môi trường sống tốt đẹp thì sự sống của con người được bảo vệ. Ngược lại, nếu môi trường sống bị hủy diệt thì con người cũng tiêu vong. Trên đây là toàn bộ bài tham luận của tôi. Rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình cũa quý thầy cô. Tôi xin chân thành cám ơn. Trân trọng kính chào! Người thực hiện. Trần Tấn Đạt.
<span class='text_page_counter'>(90)</span> BÀI 23: MÔN VẬT LÍ – THCS THANH BÌNH PHÒNG GD – ĐT THANH BÌNH TRƯỜNG THCS THANH BÌNH BÁO CÁO THAM LUẬN “Về việc tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật Lí trung học cơ sở” Họ tên người viết: Lê Thị Ngọc Phượng Đơn vị: Trường THCS Thanh Bình Môn: Vật Lí, cấp THCS I. Tình hình chung: Qua hai năm quán triệt và thực hiện, bản thân nhận thấy những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật Lí những vấn đề sau: 1. Thuận lợi: - Giúp học sinh hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường; quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu. - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. - Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc. - Thông qua những địa chỉ bài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong sách Vật Lí trung học cơ sở giúp các em nắm vững mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình giáo dục phổ thông về kiến thức, thái độ - tình cảm, kĩ năng - hành vi về bảo vệ môi trường. 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì trong quá trình thực hiện dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật Lí còn gặp không ít khó khăn, cụ thể:.
<span class='text_page_counter'>(91)</span> - Một bộ phận học sinh ý thức cộng đồng chưa cao xem việc bảo vệ môi trường là của ai ai chứ không phải của từng cá nhân nên lơ là thậm chí không lắng nghe. - Muốn hoạt động ngoại khóa thì kinh phí lại không có. - Trong năm học 2009 – 2010, Ban giám hiệu thường xuyên đi học nên việc triển khai, quản lý chỉ mang tính hình thức. II. Phương pháp triển khai và thực hiện: 1. Công tác triển khai: Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 01 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị “Về việc tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường”, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là “trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng, miền” … Cụ thể: - Phổ biến, chỉ đạo cho giáo viên tham gia lớp tập huấn của Sở GD – ĐT Về giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật Lí vào dịp hè; phối hợp thực hiện với việc xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và “Trường xanh – sạch – đẹp”. - Tổ chuyên môn quán triệt, thảo luận, bàn bạc để tìm ra hướng thực hiện tốt nhất mà vẫn không làm ảnh hưởng đến giờ dạy học Vật Lí nhưng học sinh vẫn tiếp thu tốt. - Tuyên truyền vận động học sinh ý thức cao về bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường gần gũi với học sinh như: giữ vệ sinh cảnh quan trường, lớp, nơi công cộng … - Giáo dục tích hợp qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình Hoạt động ngoài giờ lên lớp. 2. Quá trình thực hiện: Giáo dục bảo vệ môi trường là lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy, được triển khai theo phương thức tích hợp. Việc tích hợp thể hiện ở ba mức độ: - Mức độ toàn phần: mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường. - Mức độ bộ phận: chỉ có một phần của bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. - Mức độ liên hệ: có điều kiện liên hệ một cách logic..
<span class='text_page_counter'>(92)</span> Giáo dục bảo vệ môi trường cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng bộ môn có tính đặc thù như: - Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát môi trường. ( Ví dụ cho học sinh lập nhóm tìm hiểu nghiên cứu tình hình môi trường ở trường hoặc địa phương…) - Phương pháp thí nghiệm (Ví dụ như tiến hành thí nghiệm ảo về mô hình chu trình nước, mô hình sản xuất nước sạch, mô hình về khí nhà kính …). - Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục: Môi trường có những vấn đề toàn cầu như tầng ôzôn, Trái Đất nóng lên, … nhưng cũng là vấn đề rất gần giũ với HS như cơm ăn, nước uống, không khí để thở, mảnh sân, góc nhà, vườn cây, … Các em có thể nhìn thấy , sờ thấy, nhận biết được kinh nghiệm thực tế. GV cần tận dụng đặc điểm này để giáo dục các em. - Phương pháp hoạt động thực tiễn: Đích cuối cùng mà GDBVMT cần đạt tới là hành động dù nhỏ nhưng thiết thực nhằm góp phần cải thiện môi trường ở nhà trường và địa phương. Hoạt động thực tiễn giúp học sinh ý thức được giá trị của lao động, rèn luyện thói quen bảo vệ môi trừơng ( thu gom rác, bảo vệ kênh mương… ) - Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng: ( ví dụ như môi trường làng nghề, môi trường rừng, môi trường biển và ven bờ, môi trường ở khu vực công nghiệp,…) - Phương pháp học tập theo dự án: Việc lựa chọn các vấn đề nghiên cứu cần vừa sức với học sinh và giáo viên là người hướng dẫn, tạo hứng thú trong học sinh đồng thời rèn luyện tính tự lập, phương pháp giải quyết vấn đề, hạn chế tính thụ động của học sinh. - Phương pháp nêu gương: Hành vi của người lớn là tấm gương cho học sinh noi theo vì vậy GV và phụ huynh phải có nếp sống văn minh, lịch sự đối với môi trường làm tấm gương cho học sinh - Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống BVMT: Là khả năng ứng xử một cách tích cực các vấn đề môi trường ( nhận biết, phát hiện, xây dựng kế hoạch hành động) Bên cạnh những phương thức, phương pháp tích hợp trên, để đạt hiệu quả cao ta cần chú trọng các nguyên tắc tích hợp như: - Chỉ tích hợp những bài có nội dung thật sự liên quan đến môi trường, không gượng ép. Vẫn đảm bảo đặc trưng bộ môn. ( Ví dụ: nguyên nhân gây cận thị là do ô nhiễm không khí , sử dụng ánh sáng không hợp lí, thói quen làm việc không khoa học được tích hợp qua bài mắt cận và mắt lão) - Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. Các phương diện về môi trường cần được nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thận, và gia công về cách thức dẫn dắt, liên hệ, đảm bảo cho học sinh vừa nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa tăng thêm kiến thức về môi trường, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và.
<span class='text_page_counter'>(93)</span> tuyên truyền cho những người khác. (Ví dụ: Việc khai thác dầu mỏ có thể gây ra những xáo trộn về cấu tạo địa chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trừơng , dù sử dụng các biện pháp an toàn nhưng các vụ tai nạn mỏ, cháy nổ nhà máy lọc dầu , nổ khí ga vẫn xảy ra làm ảnh hưởng lớn tài sản và tính mạng của con người cần được bảo vệ tích hợp qua bài Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu) - Chia nhỏ, rải đều vấn đề môi trường vào các bài trong mỗi lớp học một cách hợp lí. (Tích hợp theo địa chỉ bài đã hướng dẫn khi tham gia lớp tập huấn của Sở, trang 25-51) - Đảm bảo tính hấp dẫn của hoạt động thực tiễn về môi trường. (Cụ thể: Hằng năm, theo chỉ đạo của Sở, tổ Vật lí đều có hoạt động ngoại khóa “ Vật lí và đời sống” với chủ đề rất rộng. Đây cũng là dịp để giáo viên dễ dàng định hướng tích hợp mà không ảnh hưởng đến thời lượng giảng dạy; hoặc phối hợp với giáo viên Mĩ thuật cho các em thi vẽ tranh về đề tài môi trường; … Kết quả có rất nhiều bài được các em sáng tác có giải thưởng cao từ Phòng, Sở GD – ĐT và càng giúp các em hứng thú học tập, thấy rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong môn học.) 3. Kiểm tra đánh giá: Nội dung về môi trường chỉ là một trong các nội dung được tích hợp vào một số địa chỉ của môn học. Do đó, không thể ra một đề kiểm tra hoàn toàn về nội dung môi trường. Tuy nhiên giáo viên có thể hỏi những câu hỏi liên quan đến môi trường. Theo bản thân, tỉ lệ câu hỏi dành cho việc tích hợp môi trường trong kiểm tra đánh giá chỉ là đan xen, chọn lọc phù hợp. Ví dụ: - Bài “ Chống ô nhiễm tiếng ồn” (Vật lí 7), GV có thể đặt câu hỏi tự luận để kiểm tra trình độ của học sinh như sau: + Để tập trung cho việc học tập và làm việc, ta cần đảm bảo những điều kiện gì? + Làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn sẽ gây ảnh hưởng đến em như thế nào? + Trong gia đình em thường sử dụng những phương pháp nào để giảm tiếng ồn? - Xây dựng bài kiểm tra đánh giá chương 4 “ Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng” ( vật lí 9) GV có thể đặt 3 câu hỏi với 3 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo như sau: + Câu 1( kiểm tra kiến thức) : Hãy chọn phương án đúng để trã lời các câu hỏi sau ( trong câu 1 có 4 câu nhỏ) + Câu 2( kiểm tra kĩ năng) Cho một bài tập định tính với một số câu hỏi nhỏ. + Câu 3 ( kiểm tra năng lực sáng tạo) Hãy thiết kế một phương án đơn giản nhằm sử dụng năng lượng Mặt Trời trong gia đình hoặc trong công nghiệp sản xuất điện năng. -….
<span class='text_page_counter'>(94)</span> Hoặc có rất nhiều cách để giáo viên chọn lọc kiểm tra đánh giá phù hợp mà không bị xem là lạm dụng giáo dục bảo vệ môi trường. III. Bài học kinh nghiệm: Qua hai năm được học tập, thực hiện việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lí, bản thân rút ra bài học kinh nghiện sau: - Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền cho mọi người nói chung và học sinh nói riêng về ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống. Mọi người cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường. - Dạy kiến thức về ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng, năng lượng hoặc các chuyên đề hoạt động ngoại khóa của tổ, hoặc phối hợp bộ môn khác sẽ dễ lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường. - Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cần quan tâm, theo dõi việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường của từng giáo viên đến học sinh kịp thời, để phát huy hoặc điều chỉnh. - Giáo viên trước khi đứng lớp cần nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thận, và gia công về cách thức dẫn dắt, liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết dạy thật phù hợp. Còn nếu giáo viên quá chú trọng việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết học sẽ làm mất đặc thù bộ môn. IV. Kiến nghị: - Ngoài những địa chỉ bài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong sách Vật lí đã nêu, cần có nội dung tích hợp thống nhất cụ thể trong từng bài. - Các cấp cần quan tâm, có hướng mở cho những hoạt động ngoại khóa: Tổ chức chuyên đề ngoại khóa, vẽ tranh đề tài môi trường, …, đặc biệt là tổ chức cho học sinh tham quan các danh lam thắng cảnh, yêu cầu học sinh khi đi chơi, quan sát, ghi chép về vấn đề môi trường nơi đó để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thiết thực hơn. - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ phần sẽ tích hợp để học sinh học tập hứng thú mà vẫn đảm bảo đặc trưng bộ môn. - Mọi người cùng chung tay làm thay đổi nhận thức của học sinh về môi trường, từ đó các em sẽ ý thức hơn về bảo vệ môi trường. V. Kết luận: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học, đặc biệt là môn Vật Lí là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Bởi thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách con người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước – phát triển kinh tế hài hòa với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến thế hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu..
<span class='text_page_counter'>(95)</span> BÀI 24: MÔN SINH HỌC – THCS AN PHONG Phòng GD-ĐT Thanh Bình Trường THCS An Phong. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc An Phong, ngày 14 tháng 01 năm 2011. BÀI THAM LUẬN TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO MÔN SINH HỌC. Họ và tên người viết: Ngô Thành Nguyên Đơn vị: Trường THCS An Phong. Tổ trưởng phụ trách các bộ môn: Hoá- Sinh- Công nghệ I. Tình hình chung: 1. Thuận lợi: - Do đặc thù của bộ môn nên việc tích hợp giáo dục môi trường thuận lợi - Vùng nông thôn nên có nhiều cảng quan thiên nhiên. - Các giáo viên đều trải qua nhiều lần tập huấn. 2. Khó khăn: - Sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. - Học sinh chưa được tham quan thực tế như: khu bảo tồn thiên nhiên, nhà máy, khu chế xuất, … - Nguồn nước sử dụng đã và đang bị dung lượng thuốc bảo vệ thực vật chãy ra sông. - Thời lượng của tiết học bị hạn chế nên việc tích hợp giáo dụcbảo vệ môi trường không nhiều. II. Phương hướng triển khai và thực hiện: 1.Triển khai: Sau khi dự các lớp tập huấn về việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học: tổ chuyên môn, tập thể tổ chức họp tổ triển khai đến các thành viên trong tổ và đề ra biện pháp thực hiện sao cho hiệu quả. Trong việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào chỉ tiêu thi đua và đánh giá tiết dạy. 2.Quá trình thực hiện: - Trong giáo án soạn luôn có sự lồng ghép về bảo vệ môi trường ở những bài có địa chỉ cần tích hợp giáo dục. - Cho học sinh tìm hiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trước hoặc trong khi học các bài của hệ hô hấp, hệ tiêu hóa ở lớp 8, các bài của chương 3: Dân số, con người và môi trường ở lớp 9..
<span class='text_page_counter'>(96)</span> - Lập các nhóm học sinh tìm hiểu tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường cho từng khối lớp và báo cáo kết quả ở các buổi ngoại khóa hoặc HĐNGLL. - Mỗi năm trường tổ chức khoản 4 lần ngoại khóa về giáo dục môi trường. - Do đặc thù của bộ môn nên số tiết thích hợp GDMT ở các khối 6,7,8,9 rất nhiều 3.Kiểm tra đánh giá: Lồng ghép câu hỏi tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào các bài kiểm tra 1 tiết và ngoại khóa hoặc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hiệu quả càng ngày học sinh cần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Tổ thường xuyên nhắc nhở GVBM và GVCN thực hiện việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết dạy cũng như tiết sinh hoạt lớp. III. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình thực hiện việc dạy học có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và các môn học rút ra những bài học kinh nghiệm sau: - Cần hướng dẫn cho học sinh đi tham quan khu công nghiệp, những nơi có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường để học sinh tìm hiểu thực tế và đề ra biện pháp khắc phục ô nhiễm có hiệu quả. - Tổ chức hoạt động ngoại khóa có khen thưởng để học sinh hứng thú trong quá trình tham gia. - Khuyến khích học sinh trồng cây xanh ở quanh nhà để chống ô nhiễm tiếng ồn và làm sạch bầu khí quyến. IV. Kiến nghị: Cấp trên nên cấp kinh phí để hàng năm tổ chức cho học sinh tham quan học tập để tiếp cận môi trường nơi khu công nghiệp, khu chế xuất, danh lam thắng cảnh, … để các em có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn. V. Kết luận: Việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước có vai trò quan trọng vì đó là chủ trương của Đảng và nhà nước. Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua năm 2005. Luật quy định về giáo dục bảo vệ môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường: - Bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. - Thủ tướng chính phủ ký quyết định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. - Việc tích hợp bảo vệ môi trường có ý nghĩa to lớn nhằm giúp học sinh có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, có tình yêu quê hương đất nước,.
<span class='text_page_counter'>(97)</span> tôn trọng di sản văn hóa, thân thiện môi trường thường xuyên quan tâm đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng.. Người viết. Ngô Thành Nguyên.
<span class='text_page_counter'>(98)</span>