Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

van 8 chuan cua ha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.26 KB, 130 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 17/08/2012 Ngày day:…/08/2012 Tiết 1-2. Văn bản.. TUẦN 1 TÔI ĐI HỌC. - Thanh Tịnh A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức: - HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời - Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ của Thanh Tịnh 2.Kỹ năng: - Đọc diễn cảm, phân tích tâm trạng nhân vật 3.Thái độ: - Trân trọng, lưu giữ những kỷ niệm đẹp trong đời. B. CHUẨN BỊ. - GV: Bài soạn,bảng phụ. - HS : Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (GV kiểm tra sách vở của HS) 3. Bài mới - GV giới thiệu bài mới: (…) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung - HS đọc phần chú thích. GV: Em hãy trình bày hiểu biết của mình về tác giả , tác phẩm?. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: (1911-1988), quê ở Huế. - Từ năm 1933, ông làm ở các sở tư và dạy học, viết báo, viết văn, làm thơ. - Có nhiều tác phẩm hay, đậm chất trữ tình mang vẻ đẹp đằm thắm trong trẻo. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ : - GV hướng dẫn HS đọc văn bản. - In trong tập Quê mẹ xuất bản Yêu cầu: đọc chậm, gợi nhớ. HS đọc 1941 - HS tóm tắt văn bản. b. Đọc, tóm tắt văn bản: - GV cho HS đọc một số từ khó. c. Từ khó: GV: Theo em văn bản này có thể chia - Chú ý chú thích 2,6,7 làm mấy phần? Nội dung của từng d. Bố cục : 3 phần phần? - Từ đầu đến trên ngọn núi : Cảm nhận , của nhân vật tôi trên đường tới trường - Tiếp theo đến nào hết : Cảm nhận, tâm trạng của nhân vật tôi lúc ở sân trường - Phần còn lại : Cảm nhận, tâm Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu trạng của nhân vật tôi khi ở trong chi tiết lớp học - HS đọc 4 câu đầu II. Tìm hiểu chi tiết GV : 4 câu đầu giới thiệu tâm trạng 1- Cảm nhận, tâm trạng của nhân của nhân vật tôi như thế nào? vật tôi trên đường tới trường - Man mác, bâng khuâng nhớ lại kỷ GV: Khi cùng mẹ trên đường đến niệm ngày đầu đi học trường cảm nhận,tâm trạng của nhân.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> vật tôi như thế nào? Từ loại nào được sử dụng nhiều, mục đích?. GV: Từ đó cho thấy tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào? (Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2) -HS đọc đoạn 2 GV: Em hãy tìm những chi tiết nói lên cảm nhận, tâm trạng của nhân vật tôi lúc ở sân trường ?. GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả? GV: Qua đó em hiểu gì về cảm giác, tâm trạng của nhân vật tôi? -HS đọc đoạn 3 GV: Tìm những chi tiết thể hiện cảm nhận, tâm trạng của nhân vật tôi khi ở trong lớp học ? GV: Em có nhận xét gì về cảm giác, tâm trạng của nhân vật tôi? Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết GV : Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích? -HS: thảo luận nhóm –kỹ thuật khăn phủ bàn. - Cảm nhận con đường, cảnh vật chung quanh vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình - Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo, với mấy quyển vở trên tay - Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở, vừa lúng túng vừa muốn thử sức, muốn khẳng định khi xin mẹ được cẩm cả mình bút thước như các bạn khác (Động từ ; thèm, bặm, ghì…Khắc hoạ cử chỉ, tư thế ngộ nghĩnh, ngây thơ của chú bé) - Tâm trạng náo nức, hồi hộp, muốn chững chạc không thua kém bạn 2. Cảm nhận, tâm trạng của nhân vật tôi lúc ở sân trường + Sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt tươi vui sáng sủa + Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường. Cảm thấy mình bé nhỏ so với nó, nhân vật “tôi”đâm ra lo sợ vẩn vơ + Hồi hộp chờ nghe tên mình. “Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng” + Bỗng càng cảm thấy sợ khi sắp phải xa mẹ, khóc trong lòng mẹ. Cảm thấy mình bước vào một thế giới khác và phải xa mẹ hơn bao giờ hết - Miêu tả tâm lý tuổi thơ phù hợp. - Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ. 3. Cảm nhận, tâm trạng của nhân vật tôi khi ở trong lớp học - Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn ngồi bên cạnh - Vừa ngỡ ngàng mà vừa tự tin,nhân vật “tôi” nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên - Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ III.Tổng kết : 1. Nội dung : - Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên,.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập - GV hướng dẫn hs luyện tập - HS làm việc. - GV kiểm tra,hướng dẫn.. thường được ghi nhớ mãi. 2. Nghệ thuật : - Kết hợp hài hoà giữa kể, tả với bộc lộ cảm xúc . - Đậm chất trữ tình, tha thiết, êm dịu, cuốn hút - Bố cục theo dòng hồi tưởng, trình tự thời gian - Truyện như không có cốt truyện - So sánh hiệu quả, hình ảnh giàu sức biểu cảm IV. Luyện tập: - Đọc diễn cảm một số đoạn trong văn bản. Hoạt động 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Nắm vững kiến thức bài học - Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc ủa bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ mãi. - Chuẩn bị bài: Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ ______________________________. Ngày soạn: 17/08/2012 Ngày dạy:…/08/2012 Tiết 3. Tiếng Việt: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA TỪ NGỮ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức: - Các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ. Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ 2.Kỹ năng: - Thực hành so sánh,phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ 3.Thái độ: - Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa của từ ngữ vào đọc hiểu và tạo lập văn bản B. CHUẨN BỊ: - GV: Bài soạn, bảng phụ. - HS : Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - (GV kiểm tra sách vở của HS) 3. Bài mới - GV giới thiệu bài mới:(…) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm - HS đọc ví dụ trên bảng phụ GV: Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú,. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp 1.Ví dụ : - Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim , cá.Vì nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> chim, cá ? Vì sao?. thú, chim , cá. * Động vật là từ có nghĩa rộng. GV: Các từ thú, chim ,cá có nghĩa rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa các từ hươu, voi, tu hú, sáo, cá thu, cá rô ?Vì sao ?. - Các từ thú, chim ,cá có nghĩa rộng hơn các từ hươu, voi, tu hú, sáo, cá thu, cá rô vì có nghĩa bao hàm nghiã các từ hươu, voi, tu hú, sáo, cá thu, cá rô * Các từ hươu, voi, tu hú, sáo, cá thu, cá rô là từ có nghĩa hẹp. GV hỏi: Nhận xét về nghĩa các từ thú, chim, cá ?. - Các từ thú, chim ,cá có phạm vi nghĩa rộng hơn nghĩa các từ hươu, voi, tu hú, sáo, cá thu, cá rô nhưng lại có phạm vi nghĩa hẹp hơn so với từ động vật. GV: Qua phân tích ví dụ em có nhận xét gì về nghĩa của từ ? GV: Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp?. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện tập - GV yêu cầu HS thực hiện bài 1 bằng sơ đồ tư duy. - Từ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp 2. Ghi nhớ : Nghĩa của từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác : - Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghiã của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. - Một từ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác. - Một từ có nghĩa rộng, đồng thời lại có thể có nghĩa hẹp với một từ ngữ khác. II-Luyện tập Bài 1 : Vídụ :. - GV treo bảng phụ ghi nội dung bài 2 - HS phát biểu trả lời nội dung bài 3. Bài 2 : a-Chất đốt ;b-Nghệ thuật - HS làm bài 4 độc lập,trình bày c-Thức ăn ;d-Nhìn ; e-Đánh Bài 3 : Ví dụ : Xe cộ : xe đạp,xe máy,xe hơi… Bài 4 : - Gạch các từ : thuốc lá, thủ quỹ, bút điện, hoa tai Hoạt động 3. Hướng dẫn học ở nhà. - Nắm vững kiến thức bài học.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Tìm các từ ngữ trong cùng một phạm vi nghĩa trong một bài trong SGK Sinh học (hoặc các môn khác). Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát về nghĩa của các từ ngữ đó. - Chuẩn bị bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản __________________________________. Ngày soạn: 17/08/2012 Ngày day:…/08/2012 Tiết 4: Tập làm văn: TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Chủ đề văn bản.Tính thống nhất về chủ đề, những thể hiện về chủ đề của văn bản 2.Kỹ năng: - Đọc –hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản. - Biết trình bày một văn bản (viết,nói) đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. - Biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật được ý kiến, cảm xúc của mình. 3.Thái độ: Tích cực học tập,vận dụng, thực hành kiến thức đã học B. CHUẨN BỊ : - GV: Bài soạn,bảng phụ. - HS : Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (GV kiểm tra sách vở của Hs) 3. Bài mới - GV giới thiệu bài mới:(…) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề của văn bản HS đọc lại văn bản Tôi đi học GV: Tác giả nhớ lại kỷ niệm nào trong thời thơ ấu của mình? Những ấn tượng trong lòng tác giả? GV: Đó có phải là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản Tôi đi học thể hiện không? GV : Em hãy cho biết, chủ đề của văn bản là gì ? - HS thảo luận Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý: đó chính là chủ đề văn bản Tôi đi học GV: Để thể hiện chủ đề của văn bản tác giả đã đặt nhan đề, bố cục,. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Chủ đề của văn bản 1. Ví dụ - Những kỷ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản Tôi đi học thể hiện 2.Ghi nhớ : - Chủ đề văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản thể hiện. II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản 1. Ví dụ : - Tính thống nhất về chủ đề của văn.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> sử dụng từ ngữ, câu … như thế nào trong văn bản Tôi đi học? GVchốt ý : Đó chính là biểu hiện về tính thống nhất về chủ đề của văn bản Tôi đi học. GV: Qua phân tích ví dụ em hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?. GV: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở những phương diện nào trong văn bản? GV: Cách viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề ?. bản Tôi đi học : + Nhan đề :thông báo được nội dung chính là chuyện tôi đi học + Bố cục thể hiện được cảm nhận và tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên : bỡ ngỡ,hồi hộp ; làm sáng tỏ được nhan đề + Phần lớn các từ ngữ,câu trong văn bản đều nhắc đến kỷ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời 2. Ghi nhớ : - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản: mọi chi tiết trong văn bản đều nhằm biểu hiện đối tượng và vấn đề chính được đề cập đến trong văn bản, các đơn vị ngôn ngữ đều bám sát vào chủ đề - Những điều kiện để đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của văn bản:mối quan hệ chặt chẽ giữa nhan đề và bố cục, giữa các phần văn bản và những câu văn, từ ngữ then chốt.. - Cách viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề : xác lập Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh hệ thống ý cụ thể, sắp xếp và diễn đạt các ý đó cho phù hợp với chủ đề luyện tập đã được xác định. - GV yêu cầu HS thực hiện bài 1. - Bài 2,3 HS lên bảng thực hiện,nhận II-Luyện tập Bài 1: xét, bổ sung. Bài 2: Bỏ câu b,d - GV đánh giá,bổ sung,lưu ý Bài 3: Bỏ câu c, h.Viết lại câu b Hoạt động 4. Hướng dẫn học ở nhà. -Nắm vững kiến thức bài học - Làm bài đầy đủ.Viết một đoạn văn đảm bảo tính thống nhất về chủ đề văn bản - Chuẩn bị bài: Trong lòng mẹ ____________________________________. Ngày soạn: 20/08/2012 Ngày dạy:…./…./2012 Tiết 5 - 6: Văn bản:. TUẦN 2. TRONG LÒNG MẸ (Trích Những ngày thơ ấu).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Nguyên Hồng A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Có được kiến thức sơ giản về thể văn hồi ký:khái niệm thể loại hồi ký - Thấy được đặc điểm của thể văn hồi ký qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc. - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ - Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật. 2.Kỹ năng: - Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi ký - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện 3.Thái độ: Đồng cảm, thương yêu những con người bất hạnh. B. CHUẨN BỊ: - GV: Bài soạn,bảng phụ.Tập truyện Những ngày thơ ấu ,chân dung nhà văn Nguyên Hồng. Phóng to ảnh minh hoạ SGK Ngữ văn 8, tập 1, trang 17. - HS : Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn bản Tôi đi học? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Nguyên Hồng (1918-1982). tìm hiểu chung -Là nhà văn của những người cùng - HS đọc phần chú thích. khổ, có nhiều sáng tác ở các thể loại GV: Em hãy trình bày hiểu biết của tiểu thuyết, ký, thơ. mình về tác giả , tác phẩm? 2. Tác phẩm : GV: Em hãy trình bày hiểu biết của a. Thể loại : mình về thể loại tác phẩm, vị trí của - Hồi ký (thể văn ghi chép kể lại đoạn trích tác phẩm? những biến cố xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người kể hoặc cùng tham gia chứng kiến) b. Vị trí đoạn trích : - Chương IV của tập hồi ký Những ngày thơ ấu GV hướng dẫn HS đọc, tóm tắt văn c. Đọc, tóm tắt văn bản: bản. HS đọc.GV nhận xét. d. Từ khó: - GV cho HS đọc một số từ khó. - Chú ý chú thích 5,8,12,13,14,17 e. Bố cục : 2 phần GV: Theo em văn bản này có thể chia - Từ đầu đến người ta hỏi đến chứ : làm mấy phần? Nội dung của từng Cuộc đối thoại giữa bà cô với bé đoạn? Hồng. Tâm địa độc ác của bà cô - Phần còn lại : Cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của bé Hồng Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh II. Tìm hiểu chi tiết tìm hiểu chi tiết 1. Nhân vật người cô trong cuộc - HS đọc đoạn đầu đối thoại với bé Hồng GV : Câu hỏi đầu tiên của bà cô với bé - Cười hỏi – với ý nghĩ cay độc trong Hồng có điều gì đáng chú ý? Bộc lộ giọng nói và trên nét mặt khi cười thái độ của bà cô như thế nào? rất kịch.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> * Giả dối, không có ý định tốt đẹp. GV: Khi bé Hồng đã từ chối bà cô có chịu buông tha không?Những biểu hiện về giọng nói,cử chỉ,hành động trong các câu hỏi của bà như thế nào? Thể hiện thái độ gì của bà?. GV:Từ đó cho thấy bản chất của bà cô như thế nào? (Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2) - HS đọc đoạn 2 - GV yêu cầu HS nhắc lại hoàn cảnh sống đáng thương, cô đơn của bé Hồng. GV: Trước câu hỏi đầu tiên của bà cô, suy nghĩ và phản ứng của bé Hồng thế nào? Thể hiện em là người thế nào ? GV: Đến câu hỏi thứ 2, 3 của bà cô thì phản ứng của bé Hồng thế nào? Thể hiện tình cảm của em ra sao?. GV: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả? GV: Qua đó em hiểu gì về bé Hồng ? - HS đọc đoạn cuối GV: Khi thấy một chiếc xe chở người giống mẹ bé Hồng đã có biểu hiện gì? GV: Khi được ngồi lên xe cùng mẹ mẹ bé Hồng đã có biểu hiện gì? Thể hiện tình cảm của bé như thế nào ?. - Hỏi luôn, giọng vẫn ngọt : Sao… đâu !, hai con mắt long lanh chằm chặp đưa nhìn chú bé * Mỉa mai, lộ rõ sự ác ý : muốn kéo đứa cháu vào một trò chơi đã dàn dựng -Vỗ vai tôi cười mà nói rằng : Mày dại quá…em bé chứ. Hai tiếng em bé ngân dài… * Ác ý, châm chọc, nhục mạ mẹ bé Hồng - Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể về tình cảnh túng quẫn, hình ảnh gầy guộc của mẹ…rất tỷ mỷ * Vô cảm, sắc lạnh đến ghê rợn - Vỗ vai, đổi giọng làm ra vẻ nghiêm nghị, tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất - Lạnh lùng, tàn nhẫn, thâm hiểm, vô tình. 2. Nhân vật bé Hồng a. Diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi nói chuyện với bà cô. - Nhớ mẹ nhưng nhận ra ý nghĩ cay độc của cô nên cúi đầu không đáp sau cũng đã cười và đáp lại cô là không… * Nhạy cảm, thông minh, tin yêu mẹ - Lòng thắt lại,khoé mắt đã cay cay, nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống… * Xót xa cho mẹ và thân phận mình. Đau đớn, phẫn uất đang dâng lên trong lòng. - Cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng…mới thôi.(lời văn dồn dập với các hình ảnh, động từ mạnh mẽ) * Đau đớn, căm tức tột cùng. - Nghệ thuật : miêu tả tâm trạng nhân vật tỷ mỉ sinh động, chân thật. - Bé Hồng hiểu, thông cảm, thương cho hoàn cảnh của mẹ. Bênh vực, tin yêu mẹ. b. Tâm trạng của bé khi gặp và ở trong lòng mẹ - Đuổi theo chiếc xe vội vã, bối rối, lập cập - Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ đã oà khóc rồi cứ thế nức nở. * Khát khao gặp mẹ, dỗi hờn, tủi thân, hạnh phúc, mãn nguyện.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> GV: Khi ngồi trong lòng mẹ, bé Hồng đã có những cảm nhận gì? Thể hiện tâm trạng của em như thế nào ?. GV: Em có nhận xét gì về lời văn kể chuyện ở đoạn này? Tác dụng?. - Cảm nhận mẹ không còm cõi…hai gò má ; hơi quần áo…lạ thường. - Lăn vào lòng mẹ… - Say sưa tận hưởng những phút giây rạo rực, ấm á êm dịu vô cùng * Sung sướng đến tột cùng khi được ở trong lòng mẹ. Yêu thương mẹ tha thiết.. - Nghệ thuật: lời văn kể chuyện kết hợp với miêu tả, biểu cảm tạo nên nhưng rung động mãnh liệt về tình Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh mẫu tử) tổng kết GV: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật III.Tổng kết : 1. Nội dung : và ý nghĩa của đoạn trích? - Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn,nỗi cô đơn, khát khao tình mẹ, GV: Em học tập được điều gì qua tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng của bé Hồng. nhân vật bé Hồng? - Sự tàn nhẫn, vô tình của bà cô 2. Nghệ thuật : - Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên, chân thực. - Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm tạo nên nhưng rung động trong lòng tác giả - Khắc hoạ hình tượng bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thực. 3. Ý nghĩa: Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh - Tình mẫu tử là mạch nguồn tình luyện tập cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn - GV hướng dẫn HS luyện tập con người - HS làm việc. IV. Luyện tập: - GV kiểm tra, hướng dẫn. - Đọc diễn cảm một số đoạn trong văn bản Hoạt động 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Nắm vững kiến thức bài học - Đọc một vài đoạn văn ngắn trong đoạn trích Trong lòng mẹ, hiểu tác dụng của một vài chi tiết miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn đó. - Ghi lại một trong những kỷ niệm của bản thân với người thân - Chuẩn bị bài: Trường từ vựng _______________________________________ Ngày soạn: 20/08/2012 Ngày dạy:…./…./2012 Tiết 7: Tiếng việt: TRƯỜNG TỪ VỰNG A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Nắm vững khái niệm trường từ vựng và xác lập được một số trường từ vựng gần gũi..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2.Kỹ năng: - Tập hợp những từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng - Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để học - hiểu và tạo lập văn bản,nâng cao hiệu quả diễn đạt. 3.Thái độ: Tích cực học tập, vận dụng, thực hành kiến thức đã học B. CHUẨN BỊ . - GV: Bài soạn,bảng phụ. - HS : Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp? Ví dụ? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm trường từ vựng - HS đọc ví dụ trên bảng phụ GV: Các từ in đậm dùng để chỉ đối tượng nào? Có nét chung về nghĩa không? GV: Vậy trường từ vựng là gì? Ví dụ ? -GV yêu cầu HS đọc –hiểu phần lưu ý, trình bày kiến thức cần nhớ.. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập - GV yêu cầu HS thực hiện bài 1ở nhà. -GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu hs thảo luận nhóm (sử dụng kỹ thuật khăn phủ bàn) + Nhóm 1: Bài tập 2,3 + Nhóm 2: Bài tập 4 + Nhóm 3: Bài tập 5 + Nhóm 4: Bài tập 6 - HS thảo luận(mỗi HS đưa ra ý kiến, cả nhóm thống nhất ý kiến trình bày kết quả vào phiếu học tập . Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung chéo nhau).. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Thế nào là trường từ vựng? 1.Ví dụ : - Mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng... + Có nét chung về nghĩa: chỉ bộ phận của cơ thể con người. 2. Ghi nhớ : - Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. - Ví dụ: Hình dáng con người: cao, thấp, gầy, béo. * Lư u ý : - Tính hệ thống, các bậc của trường từ vựng. Thường có 2 bậc là lớn và nhỏ. - Các từ trong một trường từ vựng có thể khác nhau về từ loại. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc về nhiều trường từ vựng khác nhau - Hiện tượng chuyển trường từ vựng có tác dụng làm tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt II-Luyện tập Bài 2: Đặt tên trường từ vựng : a- Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản b- Dụng cụ để đựng c- Hoạt động của chân d- Trạng thái tâm lý đ- Tính cách Bài 3 : Thuộc trường từ vựng : thái độ của con người. Bài 4 : - Khứu giác : mũi, thơm, điếc, thính. - Thính giác : tai, nghe, điếc, rõ, thính. Bài 5 : Ví dụ : - Lưới : Dụng cụ đánh bắt (lưới,.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - GV: đánh giá, bổ sung, lưu ý, thống nơm, câu, vó) nhất . - Dụng cụ chơi thể thao : lưới, cầu môn, vợt Bài 6 : Tác giả đã chuyển từ in đậm từ trường quân sự sang trường nông nghiệp Hoạt động 4. Hướng dẫn học ở nhà. - Nắm vững kiến thức bài học - Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để học, viết một đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất 5 từ thuộc một trường từ vựng nhất định. - Chuẩn bị bài mới. __________________________________ Ngày soạn: 20/08/2012 Ngày dạy:…./…./2012 Tiết 8: Tập làm văn:. BỐ CỤC VĂN BẢN. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nắm được yêu cầu của văn bản về bố cục. Tác dụng của việc xây dựng bố cục 2. Kỹ năng; - Biết cách xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh và ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc. Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định - Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc-hiểu văn bản 3. Thái độ; Tích cực tiếp thu kiến thức,vận dụng vào thực hành B. CHUẨN BỊ: - GV: Bài soạn, bảng phụ. - HS : Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chủ đề của bài văn là gì? Tìm chủ đề của đoạn trích Trong lòng mẹ? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. GV: Giữa 3 phần ấy có mối quan hệ với nhau thế nào?. *Ví dụ : Văn bản : Người thầy đạo cao đức trọng - 3 phần : + Phần 1 (từ đầu đến danh lợi) : Giới thiệu ông Chu Văn An + Phần 2 (tiếp đến vào thăm) : Công lao, tính cách, uy tín của Chu Văn An. + Phần 3 (còn lại) ; Tình cảm của mọi người với Chu Văn An. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hiểu khái niệm bố cục của văn bản - HS đọc văn bản ở mục I, Sgk t24 GV: Văn bản có mấy phần? Ranh giới, nhiệm vụ từng phần?. I. Bố cục của văn bản. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh - 3 phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> tìm hiểu cách bố trí sắp xếp nội dung phân thân bài. GV: Phần thân bài văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào? GV: Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần Thân bài? GV: Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh…em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết?. GV: Phần Thân bài văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề “ người thầy đạo cao đức trọng”. Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy.. văn bản. II- Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản *Ví dụ: - Tôi đi học hồi tưởng những kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên + Trình tự : thời gian - Diễn biến tâm trạng của bé Hồng + Thương mẹ, căm ghét những hủ tục + Niềm sung sướng cực độ khi được gặp và ở trong lòng mẹ - Tả cảnh vật theo trình tự : + Không gian, thời gian (cảnh) - Tả vật , con vật : + Chỉnh thể - bộ phận (vật) - Tả con người : + Ngoại hình - tâm trạng hoặc ngược lại .. - Theo nhóm sự việc + Tài cao + Đức trọng Kết luận : Nội dung phần thân bài GV: Vậy sắp xếp nội dung ở phần được sắp xếp mạch lạc tuỳ theo kiểu Thân bài phụ thuộc vào những yếu bài và chủ đề, ý đồ của người viết. tố nào, thường được sắp xếp theo 2-Ghi nhớ : trình tự nào? - Bố cục văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề - Văn bản thường có bố cục 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mỗi phần có chức năng và nhiệm vụ riêng tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề,ý đồ của người viết, phù hợp với sự tiếp nhận của người đọc. - Một số cách bố trí,sắp xếp bố cục của văn bản thông thường + Trình bày theo trình tự không gian,thời gian Hoạt động 3 : Hướng dẫn học + Trình bày theo sự phát triển của sự sinh luyện tập việc + Trình bày theo mạch suy luận -GV yêu cầu HS thực hiện bài 1 III-Luyện tập -HS trình bày; GV: đánh giá, bổ Bài 1-Trình tự : sung, ưu ý, thống nhất . a. Theo thứ tự không gian : nhìn xa đến gần - đến tận nơi - đi xa dần b. Theo thứ tự thời gian : về chiều, lúc hoàng hôn c. Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm của chúng (đoạn 2, 3) đối với luận điểm cần chứng minh (đoạn 1) Hoạt động 4. Hướng dẫn học ở nhà. - Nắm vững kiến thức bài học.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Xây dựng bố cục một bài văn tự sự theo đề bài:Kể về một chuyến đi chơi thú vị - Chuẩn bị bài: Tức nước vỡ bờ ________________________________. Ngày soạn: 23/08/2012 Ngày dạy:…./…./2012 Tiết 9: Văn bản. TUẦN 3. TỨC NƯỚC VỠ BỜ (Trích: Tắt đèn - Ngô Tất Tố). A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Biết đọc hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại. - Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết truyện của Ngô Tất Tố và thành công của ông trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật. - Qua đoạn trích hiểu được giá trị nhân đạo và hiện thực: cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới xã hội cũ; sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật cuộc sống: có áp bức - có đấu tranh. 2 . Kỹ năng: - Tóm tắt văn bản truyện. - Vận dụng kiến thức về các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để sự kết hợp phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực 3. Thái độ:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Thương cảm những con người bất hạnh, kính phục, học tập tác giả. B. CHUẨN BỊ: - GV: Bài soạn, tài liệu tham khảo, bảng phụ. - HS : Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chủ đề của bài văn là gì? Tìm chủ đề của đoạn trích Trong lòng mẹ? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Ngô Tất Tố (1893tìm hiểu chung 1954). -HS đọc phần chú thích. GV: Em hãy trình bày hiểu biết của - Là nhà văn xuất sắc của trào lưu hiện thực trước Cách mạng mình về tác giả? - Là người am tường trên nhiều lĩnh vực : nghiên cứu, học thuật, sáng tác. - Tắt đèn là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn. 2. Tác phẩm: GV: Em hãy trình bày hiểu biết của a. Xuất xứ : mình về thể loại tác phẩm,vị trí của - Thể loại: tiểu thuyết đoạn trích tác phẩm? - Vị trí đoạn trích: chương XVIII - GV hướng dẫn HS đọc, tóm tắt văn của Tắt đèn bản. HS đọc. GV nhận xét. b. Đọc, tóm tắt văn bản: - GV cho HS đọc một số từ khó. c. Tìm hiểu từ khó: GV: Theo em văn bản này có thể chia - Chú ý chú thích 5,8,12,13,14,17 làm mấy phần? Nội dung của từng d. Bố cục : 2 phần đoạn? - Từ đầu đến ngon miệng hay không: Cảnh buổi sáng ở nhà chị - GV chốt ý (qua bảng phụ). D ậu - Phần còn lại : Cuộc đối mặt với bọn cai lệ, người nhà lý trưởng và tinh thần phản kháng của chị chị Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu Dậu. chi tiết văn bản II. Tìm hiểu chi tiết -HS đọc lại một số đoạn theo yêu cầu 1-Nhân vật cai lệ của GV. GV: Khi đến nhà chị Dậu, lối hành xử của cai lệ được miêu tả như thế nào? - Quát, hét, chửi mắng để bắt nộp sưu thuế. - Sầm sập tiến vào, trợn mắt, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến trói anh Dậu… - Bỏ ngoài tai lời van xin của chị Dậu. Không động lòng thương cảm GV: Qua đó bộc lộ bản chất gì của hắn? - Hống hách, thô tục, tàn ác, bất nhân GV: Hắn đại diện cho giai cấp nào? - Bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã Qua nhân vật này tác giả muốn nói hội thực dân nửa phong kiến điều gì? đương thời.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 2- Nhân vật chị Dậu a.Tình cảnh : GV: Tình cảnh của chị Dậu khi cai lệ - Sưu thuế căng thẳng phải bán xông vào nhà? khoai, chó, con gái để cứu chồng đang ốm nặng. - Anh Dậu đang bị đòi bắt đi vì thiếu xuất sưu của người em đã chết GV: Nhận xét về tình cảnh cuả chị Dậu - Tình cảnh cơ cực, bế tắc. (đó và thái độ của tác giả? cũng là tình cảnh của người dân đương thời) * Tác giả thấu hiểu, cảm thông sâu sắc. Tình cảm với chồng : GV: Những biểu hiện của chị Dậu đối b. Xoay xở nộp đủ sưu cho chồng với chồng, qua đó đã chứng tỏ được -để cứu chồng về nhà chị là người thế nào? - Múc cháo, quạt cho nguội, rón rén…tha thiết mời chồng ăn… * Đảm đang, dịu dàng, giàu tình thương yêu. c. Với cai lệ và người nhà lý ưởng GV: khi cai lệ xông vào nhà đòi bắt anh tr van xin tha thiết ,xưng là cháuDậu, phản ứng đầu tiên của chị Dậu là gọi ông : Nhẫn nhục hạ mình chịu gì? đựng. GV: Khi chị bị đánh và anh Dậu vẫn bị bọn cai lệ xông vào bắt đi phản ứng - Cự lại: chồng tôi đau yếu…ông của chị thế nào? Bộc lộ thái độ gì? không được phép hành hạ GV: Khi bọn chúng vẫn không buông tha * Cứng cỏi, kiên quyết. thì phản ứng của chị ra sao? Bộc lộ - Nghiến chặt hàm răng :- Mày thái độ gì? trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem - Hành động: túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, , “chị này túm tóc lẳng GV: Những hành động của chị Dậu đã cho một cái, ngã nhào ra thềm” chứng tỏ được điều gì? - Tinh thần phản kháng mãnh liệt. GV: Nghệ thuật miêu tả? Căm hờn sự độc ác, bất công, chống lại áp bức. Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết GV: Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật - Nghệ thuật: ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động. Kết hợp kể với và ý nghĩa của đoạn trích? miêu tả, biểu cảm thành công. III.Tổng kết : GV nhận xét, bổ sung, chốt ý 1. Nội dung : - Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khổ cực, khiến họ phải liều mạng chống lại. 2. Nghệ thuật :.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Tạo tình huống truyện có kịnh tính tức nước vỡ bờ GV: Em rút ra bài học gì qua đoạn - Kể chuyện , miêu tả nhân vật chân thực, sinh động (ngoại hình, trích này? ngôn ngữ, hành động, tâm lý,…) 3. Ý nghĩa văn bản: Hoạt động 4: Luyện tập - Phản ánh hiện thực về sức phản - GV hướng dẫn HS luyện tập kháng mãnh liệt chống lại áp bức - HS làm việc. của những người nông dân hiền - GV kiểm tra, hướng dẫn. lành, chất phác. IV. Luyện tập: -Tóm tắt đoạn trích kể theo nhân vật anh Dậu Hoạt động 5 : Hướng dẫn học bài ở nhà - Nắm vững nội dung bài học.Tóm tắt đoạn trích khoảng 10 dòng theo ngôi kể của nhân vật chị Dậu.Đọc diễn cảm đoạn trích - Chuẩn bị bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản ______________________________________ Ngày soạn: 23/08/2012 Ngày dạy:…./…./2012 Tiết 10: Tập làm văn XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Nắm được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn. 2 .Kỹ năng: - Nhận biết từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho. - Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định. - Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp 3. Thái độ: Tích cực tiếp thu kiến thức, vận dụng vào thực hành B. CHUẨN BỊ: - GV: Bài soạn, tài liệu tham khảo, bảng phụ, - HS : Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Bố cục văn bản là gì ? Ví dụ? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiếu khái niệm đoạn văn -HS đọc văn bản GV: Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?. I. Thế nào là đoạn văn? 1. Ví dụ:. GV: Dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn? HS thảo luận GV: Vậy thế nào là đoạn văn?. - Hình thức: viết hoa lùi đầu dòng và dấu chấm xuống dòng. 2. Ghi nhớ : - Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn. - Nội dung: gồm 2 ý, mỗi ý được viết thành một đoạn văn.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - HS rút ra ghi nhớ. - HS làm bài tập 1 ; GV đánh giá, củng cố kiến thức Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ vằ câu trong đoạn văn HS đọc văn bản GV: Tìm từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn 1? GV: Tìm câu chủ đề của đoạn 2? Tại sao đó là câu chủ đề của đoạn văn? HS thảo luận GV: Vậy thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn? HS rút ra kết luận.. - HS đọc văn bản GV: Cách trình bày các câu trong đoạn văn 1 thế nào? GV : Cách trình bày các câu trong đoạn 2? GV: Cách trình bày các câu trong đoạn văn b, mục 2 như thế nào?. bản, gồm nhiều câu, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dầu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. * Bài tập 1: Văn bản gồm 2 ý,mỗi ý được viết thành một đoạn văn II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn 1-Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn * Ví dụ. a : Ngô Tất Tố b: Câu chủ đề: Tắt Đèn…: Ngô Tất Tố Các câu sau đều làm rõ ý của câu chủ đề *Ghi nhớ : Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. - Từ ngữ chủ đề là từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần. - Câu chủ đề mang nội dung khái quát cả đoạn, lời lẽ ngắn gọn, thường có cấu tạo hoàn chỉnh và đứng đầu hoặc cuối đoạn văn 2-Cách trình bày nội dung đoạn văn * Ví dụ: - Đoạn 1: Các ý được lần lượt trình bày trong các câu bình đẳng với nhau. Đó là đoạn văn song hành - Đoạn 2: câu chủ đề ở đầu đoạn văn, các câu tiếp theo cụ thể hoá ý chính -> Đoạn văn diễn dịch. - Đoạn b, mục 2: ý chính nằm trong câu chủ đề ở cuối đoạn,các câu GV: Vậy có mấy cách trình bày đoạn trước nêu ý cụ thể, cụ thể hoá cho ý văn ? chính Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh -> Đoạn văn quy nạp luyện tập Ghi nhớ : GV yêu cầu HS thực hiện các bài tập *- Có nhiều cách trình bày đoạn văn theo thứ tự. (quy nạp, diễn dịch, song hành…) - HS thực hiện, trình bày III-Luy ện tập - GV nhận xét, bổ sung. Bài 2; a. Đoạn văn diễn dịch - Câu chủ đề: câu 1; - Câu 2,3 triển khai ý cho câu 1 b. Đoạn văn song hành; các câu miêu tả cảnh vật sau cơn mưa c. Đoạn văn song hành:các câu trình bày tóm tắt về tiểu sử và sự nghiệp.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> viết văn của nhà văn Nguyên Hồng.. Hoạt động 4. Hướng dẫn học ở nhà. - Nắm vững nội dung bài học. Chọn một đoạn văn, tìm mối quan hệ giữa các câu văn trong đoạn văn, chỉ ra cách trình bày các ý trong đoạn văn. - Chuẩn bị bài: Viết bài tập làm văn số 1 _________________________________________ Ngày soạn: 23/08/2012 Ngày dạy:…./…./2012 Tiết 11 - 12 : Tập làm văn VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1: VĂN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Củng cố lại kiến thức về kiểu bài tự sự,miêu tả đã học ở lớp 6 với kiểu bài biểu cảm đã học ở lớp 7.Cách làm bài văn tự sự. - Kiểm tra ở cả 3 cấp độ: biết, hiểu,vận dụng B. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Trắc nghiệm và tự luận C. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Chủ đề. Nhận biết TN. -Nhận ra được mục đích của yếu tố tự sự Kiểu kết hợp bài văn -Cách 3 y ế u t ố tự sự, tự sự miêu tả,biểu cảm trong bài văn tự sự 92,5 Số câu:4 điểm Sốđiểm:1 =92,5% =10%. T ập làm Kiểu văn bài văn miêu tả 0,5điể m =5% Kiểu bài văn biểucả m 0,25 điểm =2,5% Tsđ 10 Tổng sốcâu. -Nhận ra được mục đích của yếu tố miêu tả Số câu:2 Số điểm: 0,5 =5% -Nhận ra được mục đích của yếu tố biểucảm Số câu:1 Số điểm:0,25đ =2,5 % Số câu:6 Số điểm:1,75đ. Thông hiểu T L. TN. T L. Vận dụng thấp. -Hiểu được vai trò của bố cục, dàn ý và cách lập dàn ý cho bài văn tự sự. Kể về một kỉ niệm sâu sắc. Số câu:3 Số điểm:1,25 =12,5%. Số câu:1 Sốđiểm: 7 =70%. Vậ n dụ Tổng ng cao. 9,25 điểm =92,5%. 0,5 điểm =5%. Số câu:4 Số điểm:1,25đ. Số câu:1 Sốđiểm:. 2,5 điểm =2,5% Sốcâu:11 Sốđiểm:1.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 11. =17,5 %. =12,5 %. 7 =70 %. 0 =100 %. D-BIÊN SOẠN NỘI DUNG KIỂM TRA: *I-Phần trắc nghiệm: Cho đề văn: Em hãy kể về một kỉ niệm sâu sắc nhất của em Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho câu hỏi 1,2,3,4,5,6,7,8,9 dưới đây: 1- Đề văn trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận 2. Để làm đề văn trên em sử dụng phương thức biểu đạt nào? A- Miêu tả , biểu cảm, tự sự B- Biểu cảm, nghị luận, tự sự C- Miêu tả, biểu cảm, nghị luận. 3-Mục đích của yếu tố tự sự là gì? A- Tái hiện sự vật,hiện tượng, con người. B- Trình bày diễn biến của sự việc,hành động,nhân vật C- Bày tỏ tình cảm, cảm xúc 4-Mục đích của yếu tố miêu tả là gì? A- Tái hiện sự vật, hiện tượng,con người. B- Trình bày diễn biến của sự việc, hành động, nhân vật C- Bày tỏ tình cảm, cảm xúc 5. Một trong những năng lực cần thiết đầu tiên cho việc miêu tả là gì? A. Quan sát B. Tưởng tượng C. So sánh 6. Mục đích của yếu tố biểu cảm là gì? A- Nêu nhận xét, đánh gía B- Bày tỏ trực tiếp thái độ cảm xúc của nhân vật và người viết trước sự việc ,nhân vật, hành động. C- Làm nổi bật tính chất, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động 7. Làm bài văn trên em sử dụng ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Kết hợp cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba 8- Vì sao khi làm bài phải quan tâm đến bố cục? A- Vì để bài văn có tính mạnh lạc, các ý sắp xếp hợp lý, diễn đạt được nội dung cần trình bày B- Vì để bài văn có sự cân đối, các ý theo một trình tự. C- Vì để bài văn có hình thức đẹp 9. Trong các phần của bài viết, phần nào sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm nhiều nhất? A. Phần mở bài B. Phần thân bài C. Phần kết bài 10- Lập dàn ý cho bài văn bằng cách nối các ý đã cho với từng phần của bài viết ý Bố cục ý nối a- Diễn biến(theo tình tự không gian,thờigian) của A-Mở bài kỷ niệm b- Suy nghĩ về kỷ niệm.Khẳng định tình cảm bản B-Thân bài: thân c- Giới thiệu về kỉ niệm sâu sắc của mình. C-Kết bài: *II-Phần tự luận: Hãy viết bài văn kể về một kỉ niệm sâu sắc với một người thân yêu của em. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM I-Phần trắc nghiệm: Câu 9: 0,75đ - Nối đúng mỗi ý 0,25đ, các câu còn lại mỗi câu đúng 0,25đ. Tổng 3 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp A B B C A B B A C A-c;B-a;C-b án.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> II-Phần tự luận(3 điểm) Câ Đáp án Điểm u * Yêu cầu về hình thức: 1 - Bài viết có bố cục 3 phần hợp lý. - Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, ít sai lỗi chính tả. - Dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp.Trình bày rõ ràng đúng về đoạn văn - Lời văn diễn đạt trong sáng, chân thành,gợi cảm, lôi cuốn người đọc. * Yêu cầu về nội dung: Cần nêu được các ý cơ bản sau: * Mở bài:Giới thiệu kỉ niệm sâu sắc với một người thân yêu của em. 1 * Thân bài: Diễn biến của kỷ niệm: - Giới thiệu về tuổi tác,ngoại hình,tính tình,những việc làm 4 người thân 1 đối với mình… - Kể một kỷ niệm sâu sắc giữa mình với với người thân: + Kỷ niệm xảy ra ở đâu, lúc nào? 3 + Câu chuyện diễn ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả) (kết hợp miêu tả hành động, nhân vật…) + Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? (Miêu tả các biểu hiện của sự xúc động) ( Xác định ngôi kể, thứ tự kể : hiện tại – hồi ức) - Kết hợp hợp lý các yếu tố kể với miêu tả, biểu cảm) * Kết bài: Em có suy nghĩ gì về kỷ niệm đó (biểu cảm) - Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em với người thân cho đến mai sau. * Lưu ý: GV vận dụng linh hoạt để cho điểm hợp lý. 1 D. TỔ CHỨC LÀM BÀI: 1.Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số, tác phong của HS. 2. Nêu yêu cầu giờ làm bài; Làm bài nghiêm túc, đúng quy chế. Nộp bài đủ, đúng giờ 3. Làm bài: HS làm bài vào giấy được phát. 4. Theo dõi HS làm bài: GV theo dõi, nhắc nhở HS làm bài theo đúng yêu cầu đã nêu 5. Thu bài: GV thu bài,kiểm tra số bài hs nộp. 6. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Chuẩn bị bài: Lão Hạc _______________________________________. Ngày soạn: 27/08/2012 Ngà dạy: …./…./2012 Tiết 13 - 14 : Văn bản. TUẦN 4. LÃO HẠC - Nam Cao -. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Biết đọc - hiểu một đoạn trích trong tác phẩm hiện th ực tiêu bi ểu c ủa nh à v ăn Nam Cao. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truy ện vi ết theo khuynh h ướng hiện thực. - Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân tr ọng của người nông dân qua hình tượng nhân vật Lão Hạc; lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của người nông dân cùng khổ..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Thấy được nghệ thuật viết truyện bậc thầy của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc: Tài năng xuất sắc trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật 2.Kĩ năng: - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực. Tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc tho ại, qua hình dáng cử chỉ và hành động. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực. 3. Thái độ: - Biết đồng cảm thương xót cho số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng 8. - Giáo dục lòng yêu thương con người. B. CHUẨN BỊ: - GV: Bài soạn.Tài liệu tham khảo, bảng phụ, ảnh minh hoạ. - HS: Chuẩn bị bài C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Tổ chức lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: (vấn đáp) - Cảm nhận của em về nhân vật Chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - ( 1915-1951) tác giả, tác phẩm - Tên thật: Trần Hữu Tri GV: Trình bày đôi nét về cuộc đời và - Quê: làng Đại Hoàng - Lí Nhân Hà Nam sự nghiệp của nhà văn Nam Cao? - Là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc. - Chủ yếu viết về 2 đề tài: nông dân lao động và trí thức nghèo. - Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: - Đăng báo lần đầu năm 1943 - Là một trong những truyện ngắn GV: Trình bày xuất xứ của tác phẩm? xuất sắc về đề tài người ND của NC b. Đọc - tóm tắt: Quan sát SGK GV hướng dẫn đọc: phân biệt giọng của các nhân vật - GV đọc một đoạn - gọi HS đọc tiếp GV: Hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản?. - Truyện kể về lão Hạc, một người nông dân gì, vợ chết, nghèo khổ, sống cô độc, chỉ biết làm bạn với con chó vàng. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ nên phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão Hạc ở nhà ra sức làm thuê để sống, giành dụm tiền cho con trai, chờ con trở về. Nhưng sau một trận ốm, lại gặp phải năm thiên tai, mất mùa, không đủ sức làm thuê, vì hết đường sinh sống.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> lão đành bán con chó vàng, mang hết tiền bạc cùng mảnh vườn gửi lại nhờ ông giáo trông coi hộ để khi con lão về giao lại cho nó. Rồi đến bước đường cùng, lão ăn bả chó tự tử, chết một cách đau đớn. c. Từ khó: ( SGK ) d. Bố cục - Đoạn 1: Từ “Hôm sau lão sang…thế nào rồi cũng xong”: Những việc làm - HS tìm hiểu từ khó trong SGK của lão Hạc trước khi chết - Đoạn 2: còn lại: cái chết của lão GV: Đoạn trích được kể (chữ to) xoay Hạc quanh những sự việc chính nào? Dựa - Lão Hạc là nhân vật chính vào các sự việc đó hãy chia bố cục của văn bản? - Kể ở ngôi thứ nhất, ông giáo là ngườikể, giúp nhà văn vừa tự sự vừa GV: Truyện có những nhân vật nào? kết hợp miêu tả và biểu cảm. Tác phẩm Ai là nhân vật chính? vì thế đậm chất trữ tình, triết lí. GV: Truyện được kể từ nhân vật nào? II. Tìm hiểu chi tiết: Việc lựa chọn ngôi kể, người kể như 1. Nhân vật lão Hạc a. Gia cảnh vậy có ý nghĩa gì? - Vợ mất sớm, nhà nghèo, con trai bỏ đi đồn điền cao su Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn - Bản thân già yếu, sống lam lũ, cô bản độc chỉ biết làm bạn với “cậu vàng” ổ cực, đáng thương GV: Lão Hạc sống trong tình cảnh -b.Kh Lão Hạc bán cậu Vàng như thế nào? - Vì đó là kỷ niệm của người con trai để lại. * Cách đối xử của lão Hạc với “ cậu GV: Em có nhận xét gì về tình cảnh Vàng”: đó? - Gọi nó là “cậu Vàng” như một bà GV: Lão Hạc rất yêu quý “cậu hiếm hoi gọi đứa con cầu tự Vàng”, vì sao? - Lão bắt rận cho nó, đem nó ra ao tắm… GV: “Cậu Vàng” được lão Hạc đối - Cho nó ăn cơm trong một cái bát, có xử như thế nào? gì ngon cũng chia cho nó, gắp thức ăn cho nó như con trẻ - Nói chuyện với nó như với người - Lí do: + Lão ốm yếu, cuộc sống khốn khó, không nuôi nổi mình và “cậu Vàng”. + Muốn giữ tài sản lại cho con trai. Đó là hoàn cảnh bất đắc dĩ..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Tâm trạng: Cố làm ra vẻ vui GV: Lão Hạc yêu quý “cậu Vàng” + + Cười như mếu như vậy tại sao lại bán nó đi? + Mắt ầng ậng nước + Mặt lão đột nhiên co rúm lại + Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra + Đầu ngoẹo về một bên + Miệng móm mém mếu như con nít GV: Diễn biến tâm trạng của lão Hạc + Khóc hu hu… sau khi bán cậu Vàng như thế nào? - Sử dụng động từ, từ láy tượng hình, tượng thanh, kết hợp Tự sự - Miêu tả - Biểu cảm để diễn tả tâm trạng vừ hối hận vừa đau đớn, xót xa, thương tiếc - Trong tâm trí lão, cái lão nhớ nhất khi bán cậu Vàng là nó kêu ưu ử nhìn lão như trách lạo đã lừa dối nó vậy Cái hay của những từ ngữ, hình ảnh vừa nêu là ở chỗ đã lột tả được sự đau đớn, GV: Khi miêu tả tâm trạng lão Hạc xót xa, thương tiếc…tất cả đang dâng tác giả đã sử dụng những từ ngữ gì để trào, như không thể kìm nén nổi. miêu tả? Đặc biệt động từ “ép” gợi lên một khuôn mặt già nua, khắc khổ. vẽ ra một tâm hồn đau khổ dường như đã cạn kiệt nước mắt. GV: Phân tích tác dụng của những từ ngữ ấy? “- Kiếp con chó là kiếp khổ….chẳng hạn!” - “Nếu kiếp người cũng khổ nốt…sung sướng” - Nghèo khổ, nhưng giàu tình yêu thương c. Cái chết của lão Hạc - Trước khi chết + Nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho cọn GV: Trong những lời kể , lời giãi bày + Gửi ông giáo tiền lo ma chay với ông giáo, lão Hạc còn nói những + Từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác điều gì? - Thương con, lòng tự trọng cao, luôn sống trong sạch. GV: Qua đây ta thấy lão hạc là người - Coi trọng bổn phận làm cha, danh giá làm người. như thế nào? GV: Trước khi chết lão Hạc đã làm - Chi tiết: xin bả chó - khiến người.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> những việc gì?. đọc nghi ngờ về bản chất trong sạch của lão. Đó là chi tiết nghệ thuật đã đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm.. - Cái chết của lão Hạc: Vật vã, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộ xệch, mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt GV: Những việc làm trên cho thấy mép sùi ra, người giật lên. Vì đó là phẩm chất gì ở lão Hạc? con đường cùng để bảo vệ danh dự, phẩm giá của mình. - Sử dụng từ tượng hình, tượng thanh GV: Chi tiết nào khiến người đọc bất để gợi tả cái chết thê thảm, dữ dội, đau đớn, thương tâm. ngờ về phẩm chất của lão Hạc? - Ý nghĩa: + Phản ánh chân thực và sâu sắc về số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng, ca ngợi phẩm giá cao đẹp của người lao động. GV: Cái chết của lão Hạc được miêu + Phê phán, tố cáo xã hội phi nhân, tả như thế nào? Vì sao lão lại lựa tàn ác. 2. Nhân vật ông giáo chọn cái chết? - Là một trí thức nghèo - Là người hàng xóm, người chứng kiến, gần gũi, chia sẻ với lão Hạc - Suy nghĩ: + “Chao ôi!...đáng thương” - con GV: Để đặc tả cái chết của lão tác giả người nên nhìn nhau thật gần, bằng sử dụng những từ ngữ gì? Có tác tình yêu thương và lòng thông cảm. + Khi nghe Binh Tư nói về lão Hạc: dụng như thế nào? GV: Cái chết đầy bi kịch của lão có ý “cuộc đời … đáng buồn” - vì nghĩ rằng một người lương thiện lại biến nghĩa gì? thành xấu xa. + Khi hiểu rõ: “cuộc đời chưa… khác”- buồn vì người lương thiện bị đẩy vào đường cùng nhưng nhân cách không bị tha hoá.. GV: Ông giáo có mối quan hệ như thế nào với lão Hạc? Tình cảm của ông với Hạc ra sao? GV: Trước hoàn cảnh khốn cùng của lão Hạc (lão vẫn từ chối mọi sự giúp đỡ) ông giáo có suy nghĩ gì? GV: Xung quanh cái chết của lão Hạc, ông giáo có suy nghĩ như thế. - Đó chính là quan niệm nhân đạo cao cả của Nam Cao. III. Tổng kết 1. Nội dung: - Thể hiện một cách chân thực, cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng ở họ. - Tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân của nhà văn Nam Cao. 2. Nghệ thuật: - Miêu tả nhân vật và cách kể chuyện tài tình. IV. Luyện tập: - Họ là những người cùng khổ nhưng.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> vẫn toát lên những phẩm chất cao quí.. nào?. GV: Em hiểu gì về những suy nghĩ đó? Hoạt động 3: Tổng kết GV: Khái quát lại những nét chính về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn bản?. Hoạt động 4: Luyện tập GV: Qua hai nhân vật chị Dậu và lão hạc em hiểu gì về số phận người nông dân Việt Nam trước Cách mạng? Hoạt động 5. Hướng dẫn học bài ở nhà. - Nắm vững nội dung, nghệ thuật của truyện. - Đọc diễn cảm đoạn trích. Kể tóm tắt truyện. - Chuẩn bị bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh. __________________________________ Ngày soạn: 27/08/2012 Ngà dạy: …./…./2012 Tiết 15: Tiếng Việt. TỪ TƯỢNG HÌNH , TỪ TƯỢNG THANH. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình. Đặc điểm từ tượng hình, từ tượng thanh. Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh. 2 . Kỹ năng: - Nhân biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả. - Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói viết. 3. Thái độ: - Tích cực tiếp thu kiến thức, vận dụng vào thực hành B. CHUẨN BỊ : - GV: Bài soạn, tài liệu tham khảo,bảng phụ, - HS :Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Trường từ vựng là gì? Ví dụ? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm công dụng của từ tượng thanh và từ tượng hình. - HS đọc ví dụ GV: Trong các từ in đậm từ ngữ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật? Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người?. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Đặc điểm, công dụng. 1. Ví dụ: ( SGK ) - Đặc điểm: a.Từ ngữ: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc - Gợi tả dáng vẻ, trạng thái (đau đớn của Lão Hạc) b. Từ ngữ: hu hu, ư ử - Mô phỏng âm thanh (của con chó), tiếng khóc của lão Hạc.. GV: Tác dụng của những từ gợi tả - Công dụng: gợi tả hình ảnh, âm hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự thanh một cách cụ thể, sinh động, vật và những từ nào mô phỏng âm chân thực, có giá trị biểu cảm cao thanh của tự nhiên, con người là gì? 2. Ghi nhớ : GV: Thế nào là từ tượng hình , từ - Từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái, kích tượng thanh? thước,…của sự vật, hiện tượng tự nhiên và con người là từ tượng hình. - Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người là từ tượng thanh. - Từ tượng hình, từ tượng thanh có khả năng gợi tả hình ảnh, âm thanh một cách cụ thể, sinh động,chân thực, có gí trị biểu cảm cao GV: Từ tượng hình, tượng thanh - Từ tượng hình, từ tượng thanh thường được sử dụng trong văn thường được sử dụng trong văn miêu nào? Tác dụng của nó? tả, tự sự, biểu cảm có tác dụng gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh -Hs đọc hiểu ghi nhớ động như trong cuộc sống nên có sức biểu cảm cao Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh II. Luyện tập luyện tập. * Bài tập 1: - HS thực hiện bài tập 1 - Các từ tượng hình, tượng thanh : - GV đánh giá, bổ sung. Soàn soạt, rón rén, bịch, bốp, lẻo khẻo, chỏng quèo. * Bài tập 2: - GV cho HS trả lời độc lập. Cả lớp - Đi: Lò dò, khật khưởng, ngất đánh giá, bổ sung, thống nhất. ngưởng, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu. - GV đánh giá, bổ sung. * Bài tập 3 - HS thảo luận bài tập 3 theo nhóm - Cười ha hả: To, sảng khoái, đắc ý, (bàn), đại diện trình bày. - Cười hì hì: Vừa phải, thích thú, hồn nhiên. - GV tổ chức cho 2 nhóm HS lên - Cười hô hố: To, vô ý, thô lỗ. bảng thi đặt câu theo yêu cầu. - Cười hơ hớ: To, vô duyên - HS thực hiện 4. Ví dụ: - Chú cất tiếng ồm ồm. Hoạt động 3. Hướng dẫn học ở nhà. - Nắm vững nội dung bài học. Hoàn thành bài tập. - Sưu tầm một bài thơ có sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Chuẩn bị bài: Liên kết đoạn văn trong văn bản tự sự _______________________________________ Ngày soạn: 27/08/2012 Ngày dạy:…./…./2012 Tiết 16 : Tập làm văn LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (t ừ liên k ết v à câu nối). - Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình t ạo l ập v ăn b ản (l àm cho ý các đoạn văn liền ý, liền mạch). 2. Kỹ năng: - Nhân biết ,sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên k ết các đoạn trong một văn bản. 3. Thái độ: - Tích cực tiếp thu kiến thức,vận dụng vào thực hành B. CHUẨN BỊ: - GV: Bài soạn, tài liệu tham khảo, bảng phụ - HS : Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tính thống nhất của văn bản? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản. - HS đọc ví dụ GV: Hai đoạn văn trên có quan hệ với nhau không? Vì sao?. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản 1. Ví dụ 1: * Đoạn 1: tả cảnh sân trường Mỹ Lý trong ngày khai giảng. Đoạn 2: cảm giác của nhân vật tôi trong một lần ghé qua thăm trường trước đây - Tuy cùng viết về ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm nhận về ngôi trường Mỹ Lý trong ngày khai giảng không có sự gắn bó với nhau. GV: Cụm từ: “Trước đó mấy hôm” - Cụm từ: “Trước đó mấy hôm” bổ bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn sung ý nghĩa về thời gian (quá khứ) cho nội dung đoạn văn thứ hai? GV: Theo em, với cụm từ trên hai - Tạo sự chặt chẽ về nội dung, hình đoạn văn đó liên kết với nhau như thức giữa 2 đoạn văn với nhau, làm cho ý 2 đoạn văn liền mạch. thế nào? 2. Ghi nhớ : GV: Cụm từ: “Trước đó mấy Tác dụng của việc liên kết các đoạn hôm” là phương tiện chuyển văn trong văn bản: là thể hiện quan đoạn.Vậy tác dụng của việc liên hệ ý nghĩa giữa chúng với nhau. kết đoạn văn trong văn bản là gì? - Đảm bảo tính mạch lạc trong lập.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Hoạt động 2: Hướng dẫn cách liên kết các đoạn văn trong văn bản. - HS đọc đoạn văn mục II 1 a, b, d. GV: Xác định các phương tiện liên kết đoạn a, b, c? Cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng ví dụ?. GV: Kể thêm các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê, tương phản, đối lập, tổng kết, khái quát và các phương tiện liên kết khác?. - HS đọc ví dụ mục II, 2.. luận, giúp người ta trình bày vấn đề logic, chặt chẽ, giúp cho người đọc tiếp nhận văn bản có thể lĩnh hội được đầy đủ nội dung của văn bản II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản 1-Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn * Ví dụ - Phương tiện liên kết : a. Sau khâu tìm hiểu - Quan hệ liệt kê b. Nhưng - Quan hệ tương phản, đối lập c. Từ “đó”: chỉ từ Trước đó: là chỉ thời gian quá khứ. d. Nói tóm lại -> Quan hệ tổng kết, khái quát - Các phương tiện liên kết : + Liệt kê : Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, sau hết, trở lên, mặt khác, một là, hai là… + Tương phản, đối lập: Nhưng, trái lại, tuy vậy, tuy nhiên, ngược lại, vậy mà, nhưng mà. + Tổng kết, khái quát : Tóm lại, tuy vậy, tuy nhiên, ngược lại, nói tóm lại, nói cho cùng. - Các phương tiện liên kết khác + Quan hệ từ: và, nhưng… + Chỉ từ: đó, này, kia… + Danh từ chỉ thời gian : bây giờ, hôm nay, ngày trước… + Từ ngữ có tác dụng chuyển đoạn: tóm lại,nhìn chung, mặt khác. 2. Dùng câu nối để liên kết các đ oạn văn GV: Tìm câu liên kết giữa 2 đoạn *Ví : văn? Tại sao câu đó lại có tác dụng - Câudụliên kết : “Ai dà lại còn chuyện liên kết? đ i h ọ c n ữ a cơ đấy” - HS đọc hiểu ghi nhớ Vì : Nối tiếp, phát triển ý ở đoạn 1 3. Ghi nhớ : - Có thể sử dụng các phương tiện từ ngữ (quan hệ từ, chỉ từ, đại từ, từ ngữ thể hiện quan hệ so sánh,đối lập, khái quát,…) và câu nối để liên kết các oạn văn. Hoạt động 3: Hướng dẫn học đ III. Luyện tập sinh luyện tập B à i t ập 1 : - HS thực hiện bài tập 1 a. Từ ngữ có tác dụng liên kết : Nói như vậy - Mối quan hệ ý nghĩa : Tổng kết b. ừ ngữ có tác dụng liên kết : - GV đánh giá, bổ sung hoàn chỉnh. ThT ế mà - Mối quan hệ ý nghĩa: tương phản.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> c. Từ ngữ có tác dụng liên kết: + Cũng - Mối quan hệ ý nghĩa: nối tiếp + Tuy nhiên - Mối quan hệ ý nghĩa: tương phản - GV cho HS trả lời độc lập. Bài tập 2: - Cả lớp đánh giá, bổ sung, thống a- Từ đó nhất. b- Nói tóm lại - GV đánh giá, bổ sung. c- Tuy nhiên d-Thật khó trả lời. Hoạt động 4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà - Nắm vững nội dung bài học.Chọn một văn bản sau đó tìm và chỉ ra tác d ụng của các từ ngữ , câu được dùng để liên kết đoạn văn. - Chuẩn bị bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội __________________________________. Ngày soạn: 27/08/2012. TUẦN 5.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Ngày dạy :..../...../2012 Tiếng việt:. Tiết 17. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI. A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1.Kiến thức: - Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội - Nắm được hoàn cảnh sử dụng và tác dụng,giá trị của việc sử dụng từ ngữ địa phương,biệt ngữ xã hội trong văn bản 2 .Kỹ năng: - Nhân biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương,biệt ngữ xã hội - Dùng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp 3. Thái độ: Tích cực tiếp thu kiến thức,vận dụng vào thực hành B.CHUẨN BỊ : - GV: Bài soạn,tài liệu tham khảo,bảng phụ, - HS :Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: : (vấn đáp) - Đọc thuộc 1 bài thơ có từ tượng thanh, tượng hình và nêu rõ tác dụng của 2 loại từ đó trong bài thơ? 3. Bài mới.. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động 1: Từ ngữ địa phương GV: Quan sát từ in đậm trong các ví dụ sau: Bắp và bẹ ở dây đều có nghĩa là "Ngô ", từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân?. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Từ ngữ địa phương 1. Ví dụ: - Từ ngô: dùng phổ biến rộng rãi trong toàn quốc,có tính chuẩn mực Từ toàn dân - Từ bắp, bẹ : chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. Đó là Từ địa phương. HS: Thảo luận nhóm và trình bày *GV: Từ ngữ toàn dân: lớp từ văn hoá, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi.. 2. Ghi nhớ : - Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.. GV: Vậy em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương?. II- Biệt ngữ xã hội. Hoạt động 2: Tìm hiểu biệt ngữ xã hội HS đọc ví dụ ( SGK) HS thảo luận. GV: Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ? ( Mẹ và mợ: 2 từ đồng nghĩa ). 1. Ví dụ: a- Từ Mợ (chỉ mẹ) phù hợp với tầng lớp trung lưu trong xã hội cũ.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Trong tầng lớp trung lưu, thượng lưu, con gọi mẹ là Mợ, Tác giả dùng từ " Mẹ" trong lời kể mà đối tượng là độc giả, " Mợ" trong câu đáp của cậu bé Hồng trong cuộc đối thoại giữa cậu ta với người cô-> cùng tầng lớp xã hội.. b- Từ Ngỗng: điểm 2 - Trúng tủ: đúng phần đã học thuộc - Tầng lớp học sinh,sinh viên thường dùng). Đó là Biệt ngữ xã hội. 2. Ghi nhớ: - Biệt ngữ xã hội: từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.. GV: Các từ "Ngỗng", "Trúng tủ"có nghĩa là gì? GV: Tầng lớp xã hội nào thường dùng từ ngữ này? GV: Vậy theo em, biệt ngữ xã hội khác từ ngữ toàn dân như thế nào? - Thực hiện bài tập nhanh: Các từ: " Trẫm, khanh, long sàng, ngự thiện" có nghĩa là gì? - Trẫm: vua xưng hô; Khanh: vua gọi quan; Long sàng: giường vua; Ngự thiện: vua dùng bữa. Hoạt động 3: Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội GV: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì?. GV: Tại sao ko nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội? Gọi 1 HS đọc to, rõ ghi nhớ. III/- Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội 1. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, cần lưu ý: - Đối tượng giao tiếp. - Tình huống giao tiếp. - Hoàn cảnh giao tiếp. 2. Sử dụng trong văn chương: - Để tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách của nhân vật. - Lạm dụng gây khó hiểu, tối nghĩa 3. Ghi nhớ : -Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp: + Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã thường được sử dụng trong khẩu ngữ, trong giao tiếp thường nhật với người cùng địa phương hoặc cùng tầng lớp xã hội với mình +Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc 2 lớp từ này để thể hiện nét riêng về ngôn ngữ, tính cách của nhân vật. + Cần trách lạm dụng 2 lớp từ này. IV. Luyện tập * Bài tập 1: Ví dụ: Té (điạ phương)-ngã (toàn dân) * Bài tập 2. Ví dụ: Phê nghĩa là thích, sướng (dân nghiện thường dùng).

<span class='text_page_counter'>(32)</span> * Bài tập 3: a hoặc d Hoạt động 4: Luyện tập GV hướng dẫn HS làm bài tập Hoạt động 4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà -Nắm vững nội dung bài học. -Sưu tầm một số câu ca dao, hò ,vè, thơ, văn có sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội -Đọc và sửa các lỗi do lạm dụng từ ngữ địa phương,biệt ngữ xã hội trong bài Tập làm văn số 1 của bản thân -Chuẩn bị bài: Tóm tắt văn bản tự sự ____________________________________ Ngày soạn: 27/09/2012 Ngày dạy : ...../...../2012 Tiết: 18. Tập làm văn TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự - Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự 2 .Kỹ năng: - Đọc-hiểu,nắm bắt toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết - Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng 3. Thái độ: Tích cực tiếp thu kiến thức,vận dụng vào thực hành B. CHUẨN BỊ : - GV: Bài soạn,tài liệu tham khảo,bảng phụ, - HS :Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: : (vấn đáp) - Nêu những yếu tố quan trọng nhất của văn bản tự sự? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm tóm tắt vă bản tự sự. - HS đọc ví dụ GV: Văn bản tóm tắt chuyện nào? Vì sao em biết? Văn bản tóm tắt có nêu được nội dung chính của văn bản được tóm tắt không?. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự 1.Ví dụ 1: Tóm tắt văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Kể về truyện Sơn Tinh,Thuỷ Tinh - Gồm sự việc, nhân vật chính - Dùng lời văn của người tóm tắt - Trình bày ngắn ngắn gọn nội dung chính.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 2. Ghi nhớ : - Tóm tắt một văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn, trung thành với nội dung chính của tác phẩm đó (bao gồm các sự việc tiêu biểu, nhân vật và các chi tiết quan trọng) nhằm phục vụ cho học tập và trao đổi mở rộng hiểu biết về văn học Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh Các bước tóm tắt một văn bản nắm các bước tóm tắt một văn bản II. tự sự tự sự. - Những yêu cầu đối với văn bản GV: Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt tóm tắt? Ví dụ? + Ph ản ánh trung thành nội dung văn bản được tóm tắt 2. Các bước tóm tắt văn bản tự sự Ghi nhớ : GV: Các bước tóm tắt văn bản tự sự? *- Các bước tóm tắt văn bản tự sự: Ví dụ? + Đọ c và hiểu đúng chủ đề của văn -GV nhận xét, bổ sung chuẩn kiến b ả n thức(bảng phụ) + Xác định nội dung chính cần tóm -Hs đọc hiểu ghi nhớ tắt + Xắp xếp các nội dung ấy theo một trình tự hợp lý Hoạt động 3 : Luyện tập + Viết văn bản tóm tắt - GV yêu cầu HS đọc lại truyện Lão III. Luyện tập Hạc của Nam Cao - Thực hiện bước 1 để: - HS thực hiện Tóm tắt truyện Lão Hạc của Nam - GV đánh giá và yêu cầu HS chuẩn bị Cao các bước tiếp theo ở nhà. Hoạt động 4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Nắm vững nội dung bài học. Chuẩn bị các bước tiếp cho đề bài ở phần luyện tập - Tìm đọc phần tóm tắt một số tác phẩm tự sự đã học trong từ điển văn học - Chuẩn bị bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự _____________________________________ GV: Thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự? - HS lựa chọn phương án đúng. - GV nhận xét,bổ sung, chuẩn kiến thức - HS đọc và trả lời câu hỏi mục II 1 b. - GV nhận xét, bổ sung.. Ngày soạn 27/08/2012 Ngày dạy : ...../...../2012. Tiết: 19 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1.Kiến thức: -Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự 2 .Kỹ năng: - Đọc-hiểu, nắm bắt toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết - Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng 3. Thái độ: Tích cực tiếp thu kiến thức,vận dụng vào thực hành B. CHUẨN BỊ : - GV: Bài soạn, tài liệu tham khảo,bảng phụ, - HS : Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức lớp:.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 2. Kiểm tra bài cũ: : (vấn đáp) - Thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự? Ví dụ? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. Bài 1-Tóm tắt văn bản Lão Hạc của Nam Cao 1-Ví dụ : a- Nhận xét - Nêu đủ sự việc,nhân vât chính nhưng sắp xếp chưa hợp lý. b- Sắp xếp hợp lý như sau: Hoạt động 1 : Tổ chức luyện tập 1 là b (Lão Hạc có một đứa con trai, - GV chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu một mảnh vườn và một con chó Vàng) hs thảo luận nhóm (sử dụng kỹ 2 là a (Con trai lão đi làm ở đồn điền thuật khăn phủ bàn) cao su, chỉ còn lại cậu Vàng ở với lão ) +Nhóm 1: Bài tập 1 3 là d (Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con nên lão đành phải bán chó ) +Nhóm 2: Bài tập 2 4 là c (Lão mang số tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trong +Nhóm 3: Bài tập 3 coi mảnh vườn ) 5 là g (Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn,lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp) -HS thảo luận(mỗi HS đưa ra ý 6 là e (Một hôm lão xin Binh Tư ít bả kiến, cả nhóm thống nhất ý kiến chó) trình bày kết quả vào phiếu học 7 là i (Ông giáo rất buồn khi nghe Binh tập . Tư kể chuện ấy) 8 là h (Lão bỗng nhiên chết-cái chết - Đại diện các nhóm lên trình bày thật dữ dội) trước lớp. 9 là k (Cả làng không hiểu vì sao lão chết trừ ông giáo và Binh Tư) - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung 2- Tóm tắt truyện Lão Hạc của Nam chéo nhau. Cao bằng một văn bản ngắn gọn (khoảng 10 dòng) - GV: đánh giá, bổ sung, lưu ý, củng Bài 2. Tóm tắt đoạn trích Tức cố kiến thức, kỹ năng tóm tắt văn nước vỡ bờ bản tự sự . 1: Nhân vật chính, sự việc chính: -Nhân vật chính: chị Dậu -Sự việc chính: chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ, người - HS rút ra bài học để tóm tắt được nhà lý trưởng để bảo vệ chồng tốt một văn bản tự sự 2 -Tóm tắt đoạn trích bằng một văn bản ngắn gọn (khoảng 10 dòng) Bài 3:Vì sao văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ khó tóm tắt Vì : -Là tác phẩm tự sự nhưng giàu chất trữ tình, ít sự việc -Tác giả chủ yếu miêu tả cảm giác và nội tâm của nhân vật nên khó tóm tắt Hoạt động 2. Hướng dẫn HS học bài ở nhà.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> -Nắm vững nội dung bài học. -Tìm đọc phần tóm tắt một số tác phẩm tự sự đã học trong từ điển văn học -Chuẩn bị bài: Trả bài tâp làm văn số 1 Ngày soạn 27/08/2012 Ngày dạy :...../..../2012 Tiết : 20 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 2. Kĩ năng: Nhận xét, phát hiện lỗi, sửa lỗi.Kỹ năng làm bài văn tự sự: lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn 3. Thái độ: Biết học tập phát huy ưu điểm. Phê bình, nhận xét, rút kinh nghiệm qua hai bài kiểm tra của mình. B. CHUẨN BỊ : GV: Bài soạn.Bảng phụ. HS: Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1.Ổn định tổ chức : 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3.Bài mới : *Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động 1 : Trả bài và nhận xét - GV trình bày đề bài qua bảng phụ.. -Gv nêu đáp án cho đề bài. (Trình bày vào bảng phụ) -GV trả bài cho HS (có thể trả trước 3 – 4 ngày.) -HS : Đối chiếu bài làm với đáp án rồi rút ra nhận xét về những ưu nhược điểm của bài mình. - GV : gọi 4 đối tượng hs tự nhận xét. - Gv đánh giá chung về bài làm của HS, chỉ ra các ưu nhược điểm của hs,chọn hs đọc bài minh hoạ cho phần nhận xét. -GV dùng bảng phụ hệ thống toàn bộ lỗi chung cơ bản của HS .. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Đề bài : ( Đã xây dựng ở tiết 11 - 12 ) II. Đáp án : Lập ở tiết 11 - 12 III. Trả bài IV. Nhận xét, đánh giá 1-Ưu điểm - Lập dàn ý rõ ràng,sạch đẹp. - Viết đúng kiểu bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Nội dung : Các câu chuyện kể rất phong phú, đa dạng có ý nghĩa tích cực, có tính giáo dục tốt - Hình thức : Cấu trúc 3 phần, nhiều bài trình bày sạch đẹp, rõ ràng. b) Nhược điểm : - Nội dung : + Lập dàn ý chưa hệ thống đủ các ý. + Có một số bài làm còn sơ sài về nội dung . Một số bài lạc đề. - Hình thức : Một số bài chữ viết xấu, không rõ ràng, tẩy xoá nhiều, trình bày cẩu thả. V - SỬA LỖI. 1.Hệ thống lỗi cơ bản và sửa lỗi Lỗi Sửa lỗi -Thiếu hoặc sai ý -Bổ sung ý thiếu, sửa ý sai -Kết hợp chưa tốt -Kết hợp tốt yếu hoặc thiếu yếu tố tố miêu tả, biểu miêu tả,biểu cảm cảm trong bài tự.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> -Gv hướng dẫn hs sửa lỗi -Hs phát hiện lỗi và sửa lỗi(theo mẫu) -Gv kiểm tra,chỉnh sửa.. trong bài tự sự - Sai lỗi chính tả - Sắp xếp,diễn đạt ý còn vụng về chưa rõ bố cục….. sự. -Sửa lỗi chính tả - Sắp xếp,diễn đạt ý rõ ràng, bố cục hợp lý. 2-Phát hiện lỗi và sửa lỗi Hoạt động 2. Hướng dẫn hs học ở nhà -Xem lại bài làm, tự sửa lỗi, rút kinh nghiệm cho bài văn sau. -Chuẩn bị bài sau : Bài toán dân số. TUẦN 6. Ngày soạn: 10/09/2012 Ngày dạy :..../..../2012 Tiết: 21-22 Văn bản:. CÔ BÉ BÁN DIÊM (Trích). An-đéc -xen A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Biết đọc –hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.Những hiểu biết bước đầu về người kể chuyện cổ tích An-đéc -xen - Thấy được nghệ thuật kể truyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm - Tinh thần nhân đạo của An-đéc - xen: lòng thương cảm đối với em bé bất hạnh 2.Kĩ năng: - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm. Tìm hiểu và phân tích được một số hình ảnh tương phản - Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện 3. Thái độ: Biết đồng cảm thương yêu những con người nghèo khổ bất hạnh. B. CHUẨN BỊ : - GV: Bài soạn.Tài liệu tham khảo, bảng phụ,ảnh minh hoạ. - HS: Chuẩn bị bài C. Tổ chức các hoạt động dạy -học 1.Tổ chức lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: (vấn đáp) - Cảm nhận của em về nhân vật ? 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh I. Tìm hiểu chung tìm hiểu chung 1. Tác giả: An-đéc –xen (1805 – -HS đọc phần chú thích. 1875) Đan Mạch - Là nhà văn “kể chuyện cổ tích” nổi GV: Em hãy trình bày hiểu biết của tiếng thế giới,truyện của ông đem đến cho độc giả cảm nhận về niềm mình về tác giả ? tin và lòng thương yêu đối với con người GV: Vị trí của tác phẩm? 2. Tác phẩm : -GV hướng dẫn HS đọc, tóm tắt văn a. Xuất xứ : bản. - Là một trong những truyện nổi tiếng -GV cho HS đọc một số từ khó. nhất của An-đéc -xen của nhà văn được đăng báo lần đầu năm 1943. b. Đọc, tóm tắt văn bản:.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> c. Từ khó: - Chú ý chú thích 4,7 d. Bố cục : 3 phần * Đoạn 1: (Từ đầu đến đờ ra): Hoàn cảnh của cô bé bán diêm * Đoạn 2: (Tiếp đến thượng đế): Những lần quẹt diêm và mộng tưởng Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh * Đoạn 3: (Phần còn lại) : Cái chết tìm hiểu chi tiết của cô bé bán diêm - HS đọc lại một số đoạn theo yêu II. Tìm hiểu chi tiết cầu của GV 1. Nhân vật em bé bán diêm GV: Hãy tìm những từ ngữ, hình a-Gia cảnh: ảnh nêu lên gia cảnh của cô bé bán diêm? - Người thân thương yêu em nhất là bà và mẹ mất từ lâu, nỗi khốn khổ khiến người bố trở nên thô bạo, em phải đi bán diêm tự kiếm sống GV: Trong đêm giao thừa em rơi vào tình trạng như thế nào? - Em phải chịu cảnh ngộ đói rét HS thảo luận ,không nhà, không người yêu thương ngay cả trong đêm giao thừa GV: Nhận xét về gia cảnh, số phận của cô bé bán diêm? - Cảnh ngộ rất đáng thương, khổ cực TIẾT 2 (thiếu thốn tình cảm, vật chất ). -Hs đọc lại phần 2 b. Những lần quẹt diêm và mộng GV: Em bé đã quẹt diêm mấy lần? tưởng Điều gì xảy ra mỗi khi que diêm * Lần thứ nhất: cháy? - Mộng tưởng: em ngồi trước một lò Những mộng tưởng ấy thể hiện khát sưởi rực sáng khao gì của em? Vì sao? + Khát khao được sưởi ấm (vì em HS thảo luận đang rét) * Lần thứ hai: -GV nhận xét, bổ sung, chốt ý - Mộng tưởng: bàn ăn sang trọng, đầy đủ, con ngỗng quay đang tiến về phía em. + Khát khao được bữa ăn ngon (vì em đói) * Lần thứ ba: - Mộng tưởng:cây thông noen. + Khát khao cảnh đầm ấm trong gia đình(vì em đang cô đơn ngoài trời). * Lần thứ tư: - Mộng tưởng: gặp người bà đã mất. + Khát khao được ở cùng bà, cùng những người thương yêu em nhất. (vì em đang rất nhớ bà-người yêu em nhất) * Lần thứ năm: - Mộng tưởng: hai bà cháu bay lên trời + Muốn thoát khỏi hiện thực đói rét,cô đơn để đến một thế giới tốt đẹp,hạnh phúc. GV: Tâm trạng của em như thế nào khi sống trong mộng tưởng và khi - Em hạnh phúc trong mộng tưởng và que diêm tắt ? khi que diêm tắt em buồn chán trở về với hiện thực tàn nhẫn. GV: Nêu bố cục của đoan trích?.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> GV: Nhận xét về nghệ thuật kể * Nghệ thuật: - Sắp xếp trình tự những mộng truyện ở đoạn này? tưởng,ước mơ của em bé rất hợp lý khắc hoạ được tâm lý em bé. - Đan xen giữa hiện thực và mộng -HS đọc lại đoạn cuối truyện. tưởng) GV: Đoạn cuối truyện cho thấy cảnh c. Cái chết của em bé bán diêm tượng gì? Cảnh tượng đó gợi cho - Em bé chết trong đêm giao thừa vì em có nhận xét gì? đói rét. Cái chết đầy thương tâm, cảm động. Đó là số phận bất hạnh. GV: Thái độ của mọi người với em bé bán diêm thế nào? Thể hiện diều - Xã hội vô tình, lạnh lùng trước nỗi gì về xã hội em sống? bất hạnh của những người nghèo khổ, bất hạnh. GV: Qua câu chuyện thể hiện tình 2-Tình cảm của nhà văn cảm của nhà văn với em bé bán - Đồng cảm với khát khao hạnh phúc diêm như thế nào? của em bé. Thương yêu em bé nghèo khổ, bất hạnh. - Day dứt, xót xa trước số phận bất Hoạt động 3 : Tổng kết hạnh của em bé. GV: Đặc sắc về nội dung và nghệ III.Tổng kết. thuật và ý nghĩa của đoạn trích? 1.Nội dung : - Số phận của em bé bán diêm: đáng - GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý thương khổ cực. (bảng phụ), giáo dục HS. - Lòng thương cảm của nhà văn đối với em bé bất hạnh. 2. Nghệ thuật : - Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết,hình ảnh đối lập. - Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc hoạ tâm lý em bé trong hoàn cảnh bất hạnh 3. Ý nghĩa văn bản: Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối Hoạt động 4 : Luyện tập với những số phận bất hạnh - GV hướng dẫn HS luyện tập IV. Luyện tập: - HS thực hiện. GV đánh giá - Đọc diễn cảm đoạn trích Hoạt động 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Nắm vững nội dung bài học. Đọc diễn cảm đoạn trích. Ghi l ại c ảm nhận c ủa em về một (hoặc một vài) chi tiết nghệ thuật tương phản trong đoạn trích. - Chuẩn bị bài: Trợ từ, Thán từ ________________________________ Ngày soạn: 10/09/2012 Ngày dạy :..../..../.2012 Tiếng Việt : A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức:. Tiết 23 TRỢ TỪ, THÁN TỪ.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Nắm vững khái niệm trợ từ, thán từ,.các loại thán từ. - Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng trợ từ, thán từ trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Biết cách dùng trợ từ, thán từ phù hợp trong nói và viết 3. Thái độ: - Nghiêm túc, tích cực, chủ động học tập. Biết sử dụng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể để đạt hiệu quả. B. CHUẨN BỊ - GV: Bài soạn.Tài liệu tham khảo, phiếu học tập, bảng phụ. - HS: Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở bài tập của HS. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm trợ từ -GV treo bảng phụ ghi nội dung ví dụ. - HS đọc, quan sát ví dụ - GV nêu câu hỏi cho hs thảo luận (theo bàn) GV : So sánh ý nghĩa của 3 câu và cho biết điểm khác biệt về ý nghĩa giữa chúng? Tác dụng của từ “Những” và “có” đối với sự việc được nói tới trong câu? HS thảo luận.. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Trợ từ. 1. Ví dụ : ( SGK ). - Câu 1 : Thông báo sự việc khách quan : nó ăn hai bát cơm - Câu 2 : Thêm từ những - Nhấn mạnh đánh giá việc ăn hai bát cơm là quá mức bình thường,là nhiều. - Câu 3 : Thêm từ có - Nhấn mạnh, đánh giá việc ăn hai bát cơm là không đạt mức độ bình thường,là ít. - Từ những, có => biểu thị thái độ đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu => trợ từ 2. Ghi nhớ: - Trợ từ là những từ chuyên đi kèm GV: Vậy em hiểu thế nào là trợ từ? một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh Đặt câu có các trợ từ: Đích, chính, hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, ngay? sự việc được nói đến ở từ ngữ đó * Ví dụ : - Tôi gọi đích danh nó ra rồi. - Chính bạn Mạnh nói với mình như vậy - Ngay bạn cũng không tin mình ư? + Các từ: Đích, chính, ngay là trợ từ. II. Thán từ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh 1. Ví dụ : ( SGK ) tìm hiểu khái niệm thán từ. - HS đọc, quan sát ví dụ ( sgk) - Này : Gây sự chú ý của người nghe GV: Từ này, a, vâng biểu thị điều ( Dùng để gọi -đáp ). gì? - A: Biểu thị thái độ tức giận. Nhận xét về cách dùng các từ này, a, - Vâng : Biểu thị thái độ lễ phép. vâng? ( Bộc lộ ttình cảm,cảm xúc của người nói ). - Thường đứng đầu câu.Có thể tách thành câu độc lập..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> GV: Nhận xét về cách dùng các từ + này, a, vâng là thán từ. này, a, vâng trong câu? 2. Ghi nhớ : - Thán từ là nhữn từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc để GV: Vậy thế nào là thán từ? Các gọi đáp.Thường đứng đầu câu cũng loại thán từ? Cho ví dụ có thể tách thành một câu đặc biệt - Thán từ gồm 2 đoạn chính + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc : a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi… + Thán từ gọi đáp: ơi,vâng,dạ,ừ… III. Luyện tập * Bài tập 1 :Trợ từ : a, c, g, i Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh *Bài tập 2 : luyện tập. a- Lấy : Nghĩa là không có lá thư, - GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu không một lời nhắn gửi, không có một hs thảo luận nhóm ( sử dụng kỹ đồng quà thuật khăn phủ bàn ). b- Nguyên : Chỉ kể riêng tiền thách + Nhóm 1: Bài 1. cưới đã quá cao.Đến : Quá vô lý + Nhóm 2: Bài 2. c-Cả : Nhấn mạnh việc ăn quá mức + Nhóm 3: Bài 3. bình thường + Nhóm 4: Bài 4. d-Cứ : Nhấn mạnh một việc nhàm - HS thảo luận (mỗi HS đưa ra ý chán kiến, cả nhóm thống nhất ý kiến Bài tập 3 : Các thán từ : này, à, ấy, trình bày kết quả vào phiếu học vâng, chao ôi, hỡi ơi… tập). Bài tập 4 : - Đại diện các nhóm lên trình bày Kìa : Tỏ ý đắc chí trước lớp. Các nhóm khác nhận Ha ha : Khoái chí xét,bổ sung chéo nhau. ái ái : Tỏ ý van xin - GV:đánh giá, bổ sung, lưu ý, củng Than ôi : Tỏ ý nuối tiếc cố kiến thức, kỹ năng. Bài tập 5 : Đặt câu -Gv tổ chức cho 2 nhóm lên bảng thi đặt câu. Hoạt động 4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Nắm vững nội dung bài học. Nhận biết trợ từ ,thán từ trong các văn bản - Chuẩn bị bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự __________________________________________ Ngày soạn: 10/09/2012 Ngày dạy :..../..../.2012 Tiết 24 : Tập làm văn MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BĂN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: - Hiểu được vai trò của các yếu tố kể, miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: - Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố, miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong làm văn tự sự. 3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực, chủ động học tập. B. CHUẨN BỊ : -GV: Bài soạn.Tài liệu tham khảo, phiếu học tập, bảng phụ. -HS: Chuẩn bị bài ..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở bài tập của HS. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nắm được sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong đoạn văn tự sự - HS đọc đoạn trích trong SGK. GV: Tác giả kể lại những việc gì? Hãy nêu sự việc chính và những sự việc cụ thể?. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự 1.Ví dụ : * Yếu tố kể : - Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật “tôi” với người mẹ lâu ngày xa cách - Sự việc ấy được kể lại bằng các chi tiết : Mẹ tôi vẫy tôi.Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ.Mẹ kéo tôi lên xe.Tôi oà lên khóc.Mẹ tôi sụt sùi theo.Tôi ngồi bên mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ. GV: Yếu tố miêu tả được thể hiện * Yếu tố miêu tả : qua đoạn trích như thế nào? + Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại + Đùi áp đùi mẹ tôi…khuôn miệng xinh xắn nhai trầu + Mẹ tôi không còi cõm + Gương mặt vẫn tươi sáng với … gò má GV: Yếu tố biểu cảm được thể hiện * Yếu tố biểu cảm : qua đoạn trích như thế nào? + Hay tại sự …sung túc (Suy nghĩ) + Tôi thấy những cảm giác ấm áp lạ thường(cảm nhận) + Phải bé lại ….vô cùng (cảm tưởng) GV: Qua đoạn trích em hãy cho biết các yếu tố kể, miêu tả, biểu cảm đứng riêng hay đan xen nhau? HS thảo luận GV: Nếu bỏ tất cả các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì đoạn trích sẽ như thế nào? Từ đó cho thấy vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự là gì?. - Các yếu tố đan xen vào nhau : Vừa kể, vừa tả, vừa biểu cảm.. GV: Nếu bỏ yếu tố kể, chỉ để lại yếu tố miêu tả, biểu cảm thì đoạn văn sẽ ra sao? GV : Từ đó đánh giá về vai trò của yếu tố kể ? GV : Vậy vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự?Vai trò của yếu tố trong văn tự. - Nếu bỏ yếu tố kể, chỉ còn yếu tố miêu tả, biểu cảm thì không có truyện.. * Tác dụng: - Sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm làm cho văn bản thêm sinh động hấp dẫn. Người đọc có cảm nhận sâu sắc về nội dung văn bản.. - Yếu tố kể là yếu tố chính 2. Ghi nhớ : ( SGK ) - Trong văn tự sự thường đan xen các.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> sự?. yếu tố tự sự,miêu tả, biểu cảm. - Tác dụng của việc sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự là làm cho việc kể truyện thêm sinh động, sâu sắc hơn. II. Luyện tập Bài tập 1 : Tôi đi học – Thanh Tịnh - Ví dụ: Những ý tưởng ấy… tôi đi học. + Đoạn văn kể lại kỷ niệm ngày đầu tiên đi học của tác giả Thanh Tịnh. + Yếu tố biểu cảm giúp người đọc hình dung ra được cảm giác hồi hộp, mới mẻ của nhân vật “tôi” khi trên đường cùng mẹ đến trường. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện tập - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu hs thảo luận (sử dụng kỹ thuật khăn phủ bàn) + Nhóm 1: Bài Tôi đi học – Thanh Tịnh + Nhóm 2: Bài Lão Hạc - Nam Cao. + Nhóm 3:Bài Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố. - Mỗi HS đưa ra ý kiến,cả nhóm thống nhất ý kiến trình bày kết quả vào phiếu học tập. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp Các nhóm khác nhận xét,bổ sung chéo - GV: đánh giá, bổ sung, lưu ý, củng cố kiến thức, kỹ năng. Hoạt động 3. Hướng dẫn học bài ở nhà - Nắm vững nội dung bài học.Tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu t ố t ả,bi ểu cảm - Chuẩn bị bài: : Đánh nhau với cối xay gió ___________________________________. TUẦN 7 Ngày soạn: 18/09/2012 Ngày dạy :..../..../2012 Văn bản. Tiết 25:. ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ (Trích : Đôn Ki – hô- tê ) - Xéc-van-tét A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: - Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn ki hô tê - Cảm nhận đúng và hiểu ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-téc đã góp vào văn học nhân loại: Đôn – ki hô tê và Xan trô pan xa 2. Kĩ năng: - Nắm bắt diễn biến các sự kiện trong đoạn trích - Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật được miêu tả trong đoạn trích. Đọc, tóm tắt đoạn trích. Phân tích, so sánh,đánh giá nhân vật 3. Thái độ: Biết học tập những biểu hiện tốt của các nhân vật và phê phán cái xấu. B. Chuẩn bị:.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> - GV: Tranh ảnh phóng to, phiếu học tập. - HS: Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1.Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu ý nghĩa của truyện “Cô bé bán diêm”? 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung : - HS đọc chú thích sgk 1. Tác giả : - ( 1547 - 1616 ) GV: Trình bày ngắn gọn hiểu biết của - Nhà văn vĩ đại của Tây Ban Nha. em về tác giả , tác phẩm? - GV hướng dẫn đọc, gọi HS đọc, nhận 2.Tác phẩm : a. Xuất xứ : xét đọc. - Đoạn trích thuộc chương 9/126 phần I - GV kiểm tra việc nhớ từ khó của hs b. Đọc, tóm tắt truyện : c. Tìm hiểu từ khó : GV: Đoạn trích có thể chia làm mấy d. Bố cục : - Từ đầu… không cân sức : Thầy trò phần ? Đôn ki hô tê trước trận chiến đấu. -Gv nhận xét, bổ sung (qua bảng phụ) - Tiếp theo….. ra xa : Thầy trò Đôn ki hô tê trong trận đấu. - Đoạn còn lại : Thầy trò Đônki hô tê Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm tiếp tục lên đường. II. Tìm hiểu chi tiết văn bản hiểu chi tiết văn bản GV : Giới thiệu nguồn gốc hình dáng 1. Nhân vật Đôn ki – hô - tê - Dòng dõi quý tộc,người cao gầy,cưỡi của Đôn ki hô tê ? ngựa…muốn làm hiệp sĩ. GV: Khi nhìn thấy cối xay gió chàng đã - Nhìn cối xay gió tưởng là những gã có suy nghĩ gì? khổng lồ gian ác, xấu xa và muốn quét sạch. GV: Chàng đã có hành động như thế nào? Kết quả của cuộc chiến đấu ấy - Xông lên đánh nhau với cối xay gió rất hùng hồn,tự tin. ra sao? Thái độ của chàng ? -Bị trọng thương nhưng không kêu ca.Vẫn cho là có pháp sư đã biến những gã khổng lồ thành cối xay gió. GV: Sau khi đánh nhau chàng còn có - Sau khi đánh nhau: Thức suốt đêm để những biểu hiện gì? nghĩ tới nàng Đuyn – xi – nê - a, không muốn ăn sáng… GV: Em có nhận xét về Đôn ki hô tê? - Ưu điểm: Có khát vọng và lý tưởng cao quý(muốn giúp ích cho đời, tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm (đối đầu với kẻ thù mạnh…), cao thượng, trong sạch. - Nhược điểm:hoang tưởng. (Đônki hô tê là hình tượng phản nhại hiệp sĩ trong xã hội Tây Ban Nha thời trung cổ đã lỗi thời) GV: Nghệ thuật xây dựng nhân vật ở phần này? Xây dựng hình ảnh Đôn ki - Nghệ thuật: Trào lộng, phóng đại hình tượng hiệp sĩ tương phản trong xã hô tê, tác giả muốn phản ánh điều gì ? hội lỗi thời nhằmchế giễu những kẻ.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> mộng tưởng, đề cao sự cao thượng. GV : Giới thiệu nguồn gốc hình dáng 2. Nhân vật giám mã Xan trô pan xa: của Xan trô pan xa ? - Nguồn gốc nông dân. Hình dáng: Béo lùn.Cưỡi trên con lừa,luôn mang theo thức ăn… GV: Khi nhìn thấy cối xay gió, Xan trô có nhận thức gì khác với Đôn ki hô tê - Tỉnh táo nhận ra những cối xay gió, và hành động như thế nào? - Can ngăn chủ khi chủ muốn tấn công cối xay gió. GV: Khi thấy chủ đau không kêu rên thì bác nói về mình như thế nào? - Chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay… GV: Xan trô pan xa còn có những sở thích gì? - Thích ăn uống no say,ngủ nghỉ. - Ăn khoẻ,ngủ khoẻ GV: Qua đó, em thấy Xan trô pan xa là con người như thế nào? - Luôn tỉnh táo nhưng sống thực tế đến thực dụng. Nhút nhát. Ước muốn tầm thường chỉ nghĩ đến cá nhân mình. GV: Theo em nghệ thuật xây dựng nhân vật Xan trô như thế nào? - Nghệ thuật: Xan trô pan xa tương phản với Đôn ki hô tê về mọi mặt (Làm nổi Hoạt động 3: Hướng dẫn học HS bật cả hai nhân vật) tổng kết III. Tổng kết: GV: Nêu đặc sắc về nội dung và, nghệ 1. Nội dung: thuật và ý nghĩa của đoạn trích? - Hình tượng nhânvật Đônki hôtê :khát vọng và lý tưởng cao đẹp nhưng hoang -Hs tổng kết . tưởng. - Hình tượng Xan trô:tỉnh táo nhưng thực dụng. -Gv củng cố kiến thức, giáo dục hs. Cho - Hai nhân vật có mối quan hệ đối lập, HS đọc hiểu ghi nhớ bổ sung cho nhau. 2-Nghệ thuật: - Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng - Có giọng điệu phê phán,hài hước 3. Ý nghĩa: chế giễu lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền; phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời Hoạt động 4 : Luyện tập sống xã hội. - HS : làm việc độc lập IV. Luyện tập: - GV : Nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung. Lập bảng so sánh sự đối lập tương phản giữa hai nhân vật: Đôn ki hô tê và Xan chô pan xa. Hoạt động 5 : Hướng dẫn học bài ở nhà - Nắm vững nội dung bài học. - Chuẩn bị bài: Tình thái từ __________________________________________ Ngày soạn: 18/09/2012 Ngày dạy :...../..../2012 Tiết 27 Tiếng việt: TÌNH THÁI TỪ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 1.Kiến thức: - Nắm vững khái niệm và các loại tình thái từ - Nhận biết và hiểu tác dụng của tình thái từ trong văn bản. - Cách sử dụng tình thái từ . 2.Kĩ năng: - Sử dụng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. 3.Thái độ: - Tích cực chủ động nắm vững lí thuyết ,vận dụng vào thực hành. B. CHUẨN BỊ : - GV: Bài soạn, Bảng phụ. - HS: Chuẩn bị bài, Giấy lớn C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Tổ chức lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: ( Vấn đáp ) - Thế nào là Trợ từ và Thán từ ? Cho ví dụ. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu I. Chức năng của tình thái từ: 1.Ví dụ: chức năng của tình thái từ - HS đọc ví dụ GV: Các câu a, b, c dùng để làm gì? - Câu a, b, c đều thông báo sự việc. + Câu a: từ “ à ” → tạo sự nghi Có chức năng gì? vấn. + Câu b: từ “ đi ” → tạo câu cầu khiến. + Câu c: từ “ thay ” → tạo câu cảm thán. GV: Nếu lược bỏ các từ in đậm trong các câu a, b, c thì ý nghĩa của - Nếu lược bỏ thông tin không thay câu có gì thay đổi? đổi, nhưng quan hệ giao tiếp bị thay đổi. GV: Từ “ ạ ” trong ví dụ d biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói? - Từ “ ạ ” : biểu thị sắc thái kính GV chốt ý: Các từ “ à, đi, thay, ạ ” trọng, lễ phép. Từ in đậm là tình thái trong các câu trên gọi là Tình thái từ từ. GV: Vậy tình thái từ có chức năng gì trong câu? 2. Ghi nhớ: - Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh - Một số tình thái từ thường cách sử dụng tình thái từ gặp:tình thái từ nghi vấn, cầu khiến, - HS đọc các ví dụ cảm thán, biểu thị sắc thái tình cảm. GV: Các câu trên được dùng trong II. Sử dụng tình thái từ: những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau 1.Ví dụ: như thế nào? - Câu a: Hỏi thân mật.(bằng vai) - Câu b: Hỏi kính trọng( của người dưới với người trên.) - Câu c: Cầu khiến thân mật bằng vai GV: Cách sử dụng các tình thái từ - Câu d: Cầu khiến, lễ phép của trong các tình huống trên có phù hợp người dưới với người trên. với hoàn cảnh giao tiếp không?.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Câu a, b, c, d: phù hợp với hoàn GV: Khi sử dụng tình thái từ chúng ta cảnh giao tiếp,đối tượng giao tiếp cần chú ý điều gì? 2. Ghi nhớ: Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận (sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn):. - Sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp: quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm. III. Luyện tập: Bài 1: Các câu dùng tình thái từ : b, c, e, i +Nhóm 1: Bài 1. Bài 2: +Nhóm 2: Bài 2. Câu a: chứ → nghi vấn, dùng trong +Nhóm 3: Bài 3. trường hợp điều muốn hỏi đã ít +Nhóm 4: Bài 4. nhiều khẳng định. Câu b: chứ → nghi vấn,dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đa ít - Mỗi HS đưa ra ý kiến,cả nhóm nhiều khẳng định thống nhất ý kiến trình bày kết quả Câu c: ư → hỏi, với thái độ phân vân. vào phiếu học tập Câu d: nhỉ → thái độ thân mật. - Đại diện các nhóm trình bày trước Câu e: nhé → dặn dò, thái độ thân lớp. mật. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, Câu g: vậy → thái độ miễn cưỡng. thống nhất Câu h: cơ mà → thái độ thuyết phục. Bài 3: Đặt câu với các tình thái từ mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy. - GV đánh giá, bổ sung hoàn chỉnh. - Chị là học sinh giỏi mà. Giáo dục HS cách sử dụng tình thái - Đừng trêu chọc nữa, nó khóc đấy. từ trong cuộc sống. - Mẹ chỉ nói vậy để con biết thôi! - Em thích được tặng chiếc cặp cơ. - Thôi, đành mặc cho xong vậy. Câu 4: - Em chào thầy ạ? - Đằng ấy đã học bài rồi chứ? - Bố sắp đi làm phải không ạ? Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm vững kiến thức.Hoàn thành bài tập.Giải thích ý nghĩa của tình thái từ trong một văn bản tự chọn - Chuẩn bị bài mới:Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ______________________________________ Ngày soạn: 18/09/2012 Ngày dạy :...../...../2012 Tiết 28 :. Tập làm văn: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI VĂN MIÊU TẢ BIỂU CẢM. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: - Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và bộc lộ tình cảm trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: - Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn kể chuyện. - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ 3. Thái độ: Tích cực chủ động học tập..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> B. CHUẨN BỊ: GV: Bài soạn.Bảng phụ, tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài . C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp kiểm tra trong giờ luyện tập) 3. Bài mới:. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự việc và nhân vật trong đoạn văn có yếu tố miêu tả và biểu cảm GV: Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự?. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Từ sự việc và nhân vật đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm: * Đoạn văn tự sự cần có các yếu tố : - Sự việc : Các hành động đã xảy ra - Nhân vật chính: Chủ thể của hành động hoặc người chứng kiến sự việc. GV: Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự? * Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự: - Làm cho sự việc trở nên dễ hiểu hấp dẫn, nhân vật chính trở nên gần gũi sinh động - Giữ vai trò hỗ trợ cho nhân vật chính GV: Quy trình xây dựng một đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Nhiệm vụ * Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự từng bước là gì? kết hợp miêu tả, biểu cảm gồm 5 bước: - Bước 1: Lựa chọn sự việc chính - Bước 2 : Lựa chọn ngôi kể - Bước 3 : Xác định thứ tự kể (mở đầu, diễn biến, kết thúc) - Bước 4 : Xác định yếu tố miêu tả biểu cảm sẽ dùng để viết đoạn văn tự GV: Dựa vào quy trình trên hãy xây sự dựng đoạn văn có sử dụng các yếu - Bước 5 : Viết thành đoạn văn tố miêu tả, biểu cảm cho sự việc và nhân vật ở đề sau:“ Chẳng may em * Viết đoạn văn cho sự việc: Chẳng may đánh vở một lọ hoa đẹp ”? em đánh vỡ một lọ hoa đẹp - Sự việc chính : Chiếc lọ hoa bị vỡ - Ngôi kể : Ngôi kể thứ nhất số ít - Thứ tự kể : + Mở đầu: Cảm tưởng, nhận xét về - HS thảo luận nhóm, đại diện trình hành động bày theo các bước . Cả lớp thống Ví dụ: Vậy là cái lọ hoa đẹp bà em nhất rất thích đã bị vỡ tan, chắc là bà em buồn lắm ! + Diễn biến: Kể lại sự việc một cách chi tiết có xen miêu tả, biểu cảm + Kết thúc : Suy nghĩ cảm xúc của bản thân hoặc thái độ tình cảm của người - GV nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung. thân bạn bè khi sự việc xảy ra. Bài học kinh nghiệm về tính cẩn thận. - Xác định miêu tả, biểu cảm: + Miêu tả : Hình dáng, màu sắc, chất lượng, vẻ đẹp của lọ hoa + Biểu cảm : Trân trọng, ngưỡng mộ, nuối tiếc, ân hận Hoạt động 2: Luyện tập.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> - GV cho hs thực hiện bài tập 1 - HS thực hiện. - GV nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung.. - Viết đoạn văn : Diễn dịch (song hành, quy nạp) II-Luyện tập Bài tập 1 : Đóng vai ông giáo kể lại - GV hướng dẫn học sinh thực hiện giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó bài tập 2 theo nhóm(4 tổ) với vẻ mặt,tâm trạng đau khổ. - Mỗi HS đưa ra ý kiến,cả nhóm Bài tập 2 : thống nhất ý kiến trình bày kết quả + Đoạn văn trong truyện “Lão Hạc” vào phiếu học tập. Đại diện các của Nam Cao. “Hôm sau lão Hạc…hu nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm hu khóc” khác nhận xét,bổ sung, thống nhất. * Sự việc : Lão Hạc báo tin đã bán con - GV đánh giá, bổ sung hoàn chỉnh. vàng * Ngôi kể : Tôi (Thứ nhất, số ít) * Các yếu tố miêu tả, biểu cảm - Miêu tả : Cố làm ra vui vẻ… hu hu khóc - Biểu cảm:Không xót xa…. ái ngại cho lão Hạc Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà: - Củng cố kiến thức.Hoàn thành bài tập. - Chuẩn bị bài : Chiếc lá cuối cùng TUẦN 8 Ngày soạn: 05/10/2012 Ngày dạy:...../...../2012 Tiết 29 - 30: Văn bản:. CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (Trích) O. Hen Ri A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: - Hiểu rõ nhân vật, sự kiện,cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ. Lòng cảm thông, sự chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo. Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống con người. - Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ và nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của nhà văn. 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc hiểu tác phẩm. - Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn. - Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện 3. Thái độ: - Biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn. B. CHUẨN BỊ: GV: Bài soạn, Bảng phụ, tranh ảnh. HS: Chuẩn bị bài C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió em rút ra bài học gì? 3. Bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung - HS đọc chú thích sgk GV : Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?. - GV hướng dẫn đọc, gọi HS đọc, nhận xét đọc . - GV kiểm tra việc nhớ từ khó của HS. Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết GV : Phần đầu đoạn trích những chi tiết nào phản ánh tình trạng sức khoẻ của Giôn xi? Cảnh ngộ của cô thế nào? GV : Tình trạng sức khoẻ như thế khiến cô có suy nghĩ gì ? Thể hiện tâm trạng của cô như thế nào ?. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: O. Hen ri (1862-1910) - Là nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn. - Nhân hậu, rất yêu thương người nghèo. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: - Đoạn trích thuộc phần cuối tác phẩm cùng tên. b. Đọc, tóm tắt c. Từ khó: - Lưu ý chú thích 1,2,5,7 II. Tìm hiểu chi tiết: 1. Nhân vật Giôn Xi: *Cảnh ngộ: Bệnh tật, sức khoẻ yếu ớt, thiếu sức sống (Thẫn thờ nhìn,thều thào ra lệnh) *Tâm trạng: chán nản, tuyệt vọng (Suy nghĩ: Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cùng lúc đó em sẽ chết.Từ chối ăn uống). * Qua một đêm mưa gió phũ phàng chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng GV : Qua một đêm mưa gió phũ + Giôn Xi ngắm nhìn hồi lâu thấy phàng sáng hôm sau cô phát hiện ra mình đã tệ như thế nào và nghĩ điều gì?Khiến cô có những suy nghĩ, muốn chết là một tội. những cảm nhận, hành động gì? + Xin cháo và sữa… + Ngắm nhìn mình trong gương, xem bạn nấu nướng. + Hy vọng 1 ngày nào đó sẽ vẽ vịnh Naplơ. + Ngồi dậy vui vẻ đan 1 chiếc khăn. - Tâm trạng hoàn toàn thay đổi: vui vẻ, muốn sống, yêu nghệ thuật. GV : Những suy nghĩ, cảm nhận, Sức khoẻ tôt dần, lạc quan, yêu đời hành động ấy phản ánh tâm trạng hơn. của Giônxi như thế nào? Nguyên - Sức sống bền bỉ, mãnh liệt của nhân nào khiến cô như thế? chiếc lá cuối cùng đã kích thích tiếp sức cho tình yêu,sự sống của Giôn xi.. GV : Đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn ở phần này? Ý nghĩa? TIẾT 2 - HS đọc lại truyện. GV: Khi nhìn thấy Giôn xi đặt số mệnh vào những chiếc lá thường xuân. Xiu có suy nghĩ gì?. * Nghệ thuật đảo ngược tình huống tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện. 2. Nhân vật Xiu: - Lo sợ khi nhìn thấy chỉ còn vài chiếc lá thường xuân ít ỏi đang rụng dần - Động viên chăm sóc Giôn xi → Rất thương yêu, hết lòng vì bạn..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> GV: Tại sao Xiu cùng cụ Bơ men sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân, rồi nhìn nhau, chẳng nói năng gì? GV: Vậy em có nhận xét gì về Xiu?. - Lo cho bệnh tật và tính mệnh của Giôn xi vì nhớ đến ý định sẽ chết cùng với chiếc lá cuối cùng của bạn.. - Rất thương yêu, hết lòng vì bạn. Tận tình, chu đáo chăm sóc bạn. - Làm câu chuyện thêm hấp dẫn, sinh GV: Tại sao tác giả để cho Xiu kể lại động, để lai trong lòng người đọc chuyện về cái chết của cụ Bơ men? nhiều suy nghĩ và những dự đoán. -HS: thảo luận (theo cặp) trả lời. 3. Nhân vật cụ Bơ men: - Sợ sệt ngó ra….thường xuân GV: Tìm những chi tiết thể hiện thái - Lo lắng cho số mệnh của Giôn xi. độ của cụ Bơ men với Giôn xi? Đó là thái độ gì? - Cụ âm thầm, bí mật vẽ chiếc lá GV: Cụ Bơ men đã vẽ chiếc lá thường xuân trên tường trong đêm thường xuân như thế nào, với mục mưa tuyết với mục đích là nhen lên đích gì? niềm tin, niềm hy vọng và nghị lực sống cho Giôn xi. - Tình thương yêu dành cho Giôn xi rất cảm động. Cụ giàu tình yêu con GV: Qua đó chứng tỏ tình cảm gì người, rất tốt bụng. của cụ Bơ men đối với Giôn xi thế nào? - Muốn vẽ một kiệt tác nghệ thuật. GV: Cụ Bơ men có ước mơ gì? GV: Tại sao “ Chiếc lá cuối cùng ” của cụ Bơ men vẽ là một kiệt tác? -HS: Thảo luận nhóm(theo cặp), trả lời. GV nhấn mạnh: Nó cứu một người. Được vẽ bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng của cụ Bơ men.Vì có giá trị nhân sinh và nghệ thuật rất cao,phục vụ cuộc sống con người. GV: Đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn ở phần này? Ý nghĩa? GV: Tại sao phần cuối khi nghe Xiu kể về cái chết của cụ Bơ Men- tác giả không kể về thái độ của Giôn Xi?. - Chiếc lá cuối cùng cụ vẽ là một kiệt tác nghệ thuật, là tác phẩm nghệ thuật chân chính giàu ý nghĩa. Vì sự sống con người-đem lại sự sống cho Giôn xi. Nó cứu một người. Được vẽ bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng của cụ Bơ men. Vì có giá trị nhân sinh và nghệ thuật rất cao,phục vụ cuộc sống con người) * Nghệ thuật đảo ngược tình huống tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện. - Sự im lặng của Giônxi cùng với người đọc thể hiện sự bâng khuâng tiếc nuối, cảm phục lão nghệ sỹ già cảm động sâu xa thấm thía.. III. Tổng kết: 1. Nội dung: - Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện Hoạt động 3: Tổng kết cảm động về tình yêu thương giữa GV: Nêu đặc sắc về nội dung, nghệ nhưng người nghệ sĩ nghèo. Qua đó thuật và ý nghĩa của đoạn trích? tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật. 2. Nghệ thuật: - Dàn dựng cốt truyện chu đáo,các tình tiết được sắp xếp tạo nên hứng thú đối với độc giả..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> - Nghệ thuật kể chuyện đảo ngược tình huống hai lần tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện. IV. Luyện tập: Cảm nhận của em về nhân vật cụ Hoạt động 4: Luyện tập Bơ men trong tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng ”. Hoạt động 5: Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm vững nội dung bài học.Nhớ một số chi tiết hay trong tác phẩm. - Chuẩn bị bài mới: Chương trình địa phương:Từ ngữ địa phương Thanh Hoá ______________________________________ Ngày soạn: 05/10/2012 Ngày dạy:...../...../2012 Tiết 31:. Chương trình địa phương (phần Tiếng việt) TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG THANH HOÁ. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - HS tìm hiểu và lập được bảng các danh từ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương. - Nắm được một số cách xưng hô phổ biến ở địa phương và cách xưng hô độc đáo ở những địa phương khác, các từ chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động. 2. Kĩ năng: Nhận biết từ địa phương trong tác phẩm văn học và bi ết sử d ụng t ừ địa phương đúng lúc, đúng chỗ để tăng hiệu quả biểu đạt trong quá trình giao tiếp. 3. Thái độ: Biết trân trọng và yêu quý tiếng địa phương. B. CHUẨN BỊ: GV:Bài soạn. Bảng phụ, tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài . C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới:. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. Hoạt động 1: Từ ngữ chỉ quan I. Từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân hệ ruột thịt, thân thích thích: 1. Bài tập: GV: Tìm các từ ngữ chỉ quan hệ a. Bài tập 1: ruột thịt, thân thích được dùng ở * Ví dụ: Cha (bố, bác, cậu, ba, tía...); địa phương em (hoặc địa phương mẹ (mợ, u, bầm, má...). - Bác (chị gái của cha): cô, o, bá... khác)? - Bác (chị gái của mẹ): già, gì, bá.... b. Bài tập 2: GV: Tìm từ chỉ quan hệ thân thuộc - Thầy(bố, cha) trong các trong các ví dụ SGK và - Hĩm (bé gái còn nhỏ ; người mẹ đẻ nói thêm về giá trị biểu cảm của con gái đầu) những từ ngữ ấy? * Giá trị biểu cảm: thể hiện tình cảm -HS: Thảo luận gần gủi, thân mật ; tăng sắc thái địa phương, nếu là từ địa phương. - HS rút ra kết luận. Đọc ghi nhớ 2. Ghi nhớ: SGK Hoạt động 2: Từ ngữ xưng hô II. Từ ngữ xưng hô:.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> GV: Tìm từ ngữ xưng hô trong các ví dụ SGK và giải thích của các từ ngữ xưng hô đó? -HS thảo luận nhóm.. * Ví dụ: Giải thích: - Từ “ o ” : chỉ con gái thân mật. - Từ “ choa ” : số nhiều, ý tự tin. - Từ “ choa ” : số nhiều. - Từ “ mống ” : chỉ người – giống đứa, G: Trong số các từ xưng trên, có ý coi thường. những từ xưng hô nào là từ toàn - Cô nhiêu (vợ anh nhiêu. Nhiêu: một dân, những từ xưng hô nào không chức vị ở làng xã thời phong kiến , có phải từ toàn dân nhưng cũng danh, không có thực quyền nhưng được không thuộc lớp từ địa phương? miễn phu phen tạp dịch, nên người có -HS rút ra kết luận. Đọc ghi nhớ. bát ăn bát để thường bỏ tiền ra mua) * Ghi nhớ: SGK Hoạt động 3: Từ ngữ chỉ sự vật, III. Từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng, hiện tượng, hoạt động hoạt động: GV: Tìm từ ngữ chỉ sự vật, hiện * Ví dụ: Giải thích: tượng, hoạt động, trong các ví dụ - “ tép riu ” : tép nhỏ, ý coi thường. SGK và giải thích nghĩa của chúng - “ chè lam, bánh tro ” : đặc sản Thọ để so sánh với từ ngữ phổ thông? Xuân. - “ sở ” : liệu, ý coi thường. - “ cả ” : lớn, ý tự tin. - “ khua ” : xem chú thích. -HS rút ra kết luận. Đọc ghi nhớ. * Ghi nhớ: SGK Hoạt động 4: Luyện tập IV. Luyện tập: - GV hướng dẫn HS làm bài tập * Bài tập 2: - HS: Thảo luận nhóm,đại diên -Từ “ bở hơi ” : mệt, nhọc, không chịu trình bày. được. - GV:Nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung, Không thể thay thế từ phổ thông được chốt ý vì yêu cầu gieo vần, lại không phù hợp - HS làm việc độc lập. với phong cách ca dao. - GV: Kiểm tra, đánh giá, chỉnh * Bài tập 3: sửa, bổ sung. Viết một đoạn văn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng lớp từ ngữ địa phương. Hoạt động 5: Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm vững nội dung bài học. - Chuẩn bị bài mới: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ____________________________________ Ngày soạn: 05/10/2012 Ngày dạy: ...../...../2012 Tiết 32 : Tập làm văn LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM A. MỤC TÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: Cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu t ố miêu tả v à biểu cảm. 2. Kĩ năng: - Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu t ả, bi ểu cảm. - Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, bi ểu c ảm có độ d ài kho ảng 450 chữ. 3. Thái độ: Tích cực chủ động tiếp thu bài. B. CHUẨN BỊ: GV: Bài soạn.Bảng phụ. HS: Chuẩn bị bài..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : Hãy nêu dàn ý của một bài văn tự sự mà em đã học ở lớp 6? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động 1: Dàn ý của bài văn tự sự - HS đọc ví dụ SGK . GV: Hãy chỉ ra 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) và nêu nội dung khái quát của mỗi phần?. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Dàn ý của bài văn tự sự: 1.Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự: * Ví dụ: a. Bố cục: 3 phần + Mở bài: Từ đầu......la liệt trên bàn - Kể và tả lai quang cảnh chung của buổi sinh nhật. + Thân bài: tiếp đến không nói - Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn. + Kết bài: (Phần còn lại) - Cảm nghĩ về món quà sinh nhật. b. Xác định các yếu tố. * Yếu tố tự sự : GV: Truyện kể về việc gì, được kể - Sự việc chính : Diễn biến của buổi theo ngôi thứ mấy, nhân vật chính là sinh nhật diễn ra ở nhà Trang, có các ai? Diễn biến như thế nào? bạn đến chúc mừng. - Ngôi kể : Thứ nhất (tôi) -HS: thảo luận nhóm,trình bày . - Nhân vật chính : Trang. Nhân vật phụ: Trang, Trinh ,Thanh - Diễn biến câu chuyện : + Mở đầu : Buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp đến hồi kết. Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến. + Diễn biến : Trinh đến giải toả nổi băn khoăn của Trang, đỉnh điểm là món quà sinh nhật độc đáo: Một chùm ổi được Trinh chăm sóc từ khi còn là một cái nụ hoa. + Kết thúc : Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo . GV: Xác định các yếu tố miêu tả, * Yếu tố miêu tả :Tấp nập kẻ ra biểu cảm trong truyện? Tác dụng? vào… ngồi chật cả nhà… tươi cười… Trinh lom khom…, Trinh lặng lẽ cười…, chỉ -HS: thảo luận nhóm,trình bày . gật đầu không nói. - Tác dụng : giúp người đọc có thể hình dung ra không khí của nó, cảm nhận được tình cảm thắm thiết của Trang và Trinh * Yếu tố biểu cảm:Bắt đầu lo… tủi thân… giận Trinh, giận mình quá… tôi run run… Cảm ơn Trinh quá… quý quá làm sao. - Tác dụng : Bộc lộ tình cảm bạn bè chân thành và sâu sắc GV: Qua phân tích ví dụ em thấy 2. Dàn ý của bài văn tự sự : dàn bài văn tự sự gồm mấy phần? Nội dung chính của từng phần như a. Mở bài : Giới thiệu sư việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện. thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> -HS đọc ghi nhớ. GV củng cố nội dung bài học. Hoạt động 2: Luyện tập HS làm việc theo nhóm, các nhóm lên trình bày trước lớp. GV nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung.. b. Thân bài : Diễn biến câu chuyện. c. Kết bài : Kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc. * Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập: Bài tập 2: * Mở bài : - Giải thích bạn mình là ai? Kỷ niệm xúc động nhất là kỷ niệm về cái gì? *Thân bài : -Thời gian, không gian, hoàn cảnh… của kỷ niệm.Nhân vật chính và các nhân vật khác. Sự việc chính và các chi tiết (mở đầu, thân bài, kết thúc) -Điều gì khiến em xúc động nhất? Xúc động như thế nào? * Kết bài : Nêu cảm nghĩ về kỷ niệm đó Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm vững nội dung bài học. - Soạn bài : Hai cây phong. Ngày soạn: 08/10/2012 Ngày dạy:...../...../2012. TUẦN 9. Tiết 33,34. Văn bản:. HAI CÂY PHONG (Trích : Người thầy đầu tiên) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong; sự gắn bó, tình yêu quê hương ,lòng biết ơn người thầy đã vun trồng ước mơ và hy vọng cho những tâm hồn trẻ thơ của người hoạ sĩ . - Hiểu rõ về nghệ thuật tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn bản truyện. Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự. - Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích của 3. Thái độ: - Yêu quê hương, trân trọng kỉ niệm tuổi thơ. B. CHUẨN BỊ: GV: Bài soạn, Bảng phụ, Tranh ảnh (nếu có), tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài, Giấy lớn C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (Vấn đáp) - Nêu ý nghĩa nhân văn trong đoạn trích “ Chiếc lá cuối cùng ” của O.Hen ri? Yêu cầu nêu được: Tình người ấm áp, sự yêu thương, chia sẻ và hi sinh lớn cho mọi người gắn với tình yêu nghệ thuật. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung - HS đọc phần chú thích. GV: Em hãy trình bày hiểu biết của mình về tác giả , tác phẩm? -GV hướng dẫn HS đọc văn bản. Yêu cầu: đọc chậm, buồn, gợi nhớ. HS đọc GV nhận xét. HS tóm tắt văn bản. -GV cho HS đọc một số từ khó. GV: Theo em đoạn trích này có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng đoạn?. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết GV: Trong ký ức tuổi thơ hai cây phong được giới thiệu như thế nào?. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Ai ma tốp (1928-2008) - Là nhà văn Cơ - rơ - gư – xtan, thuộc Liên Xô cũ. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: - Đoạn trích thuộc phần đầu của truyện vừa “ Người thầy đầu tiên ’’. b. Đọc, tóm tắt văn bản: c. Từ khó: d. Bố cục : 4 phần - Từ đầu đến phía tây : Giới thiệu chung vị trí của làng quê của nhân vật tôi. - Tiếp theo đến thần xanh : Nỗi nhớ về hai cây phong, tâm trạng của “tôi” mỗi khi về làng, thăm cây. - Tiếp theo đến vào năm học biếc kia: Nhớ về cảm xúc và tâm trạng “tôi” hồi trẻ thơ với bạn bè, khi trèo lên hai cây phong nhìn ngắm làng quê. - Phần còn lại: Hình ảnh hai cây phong gắn liền với thầy Đuy – sen . II. Tìm hiểu chi tiết 1-Hình ảnh hai cây phong *Trong ký ức tuổi thơ - Hình ảnh hai cây phong nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời những người bạn nhỏ. - Bóng râm mát rượi, tiếng lá xào xạc dịu hiền. - Lũ trẻ nô đùa trèo phá tổ chim..nghịch ngợm không biết mệt dưới gốc cây.. GV: Em có nhận xét gì về hai cây phong ? Hai cây phong có ý nghĩa - Hai cây phong như người bạn lớn vô cùng thân thiết, bao dung, độ như thế nào đối với nhân vật tôi? lượng, gắn bó với lũ trẻ trong làng.Nơi hội tụ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ không bao giờ quên. - Trên cành cao lũ trẻ nhận thấy một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng. Ngắm được toàn cảnh quê hương. - Hai cây phong là bệ đỡ tiếp sức cho những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu khám phá thế giới. Nơi mở rộng chân trời hiểu biết. GV: Ấn tượng nổi bật của “ tôi ” * Trong cái nhìn và cảm nhận của trong những lần về thăm quê? Hai “tôi” người hoạ sĩ - Vị trí hai cây phong trên đỉnh đồi cây phong có ý nghĩa gì? của làng Ku-ku-rêu. - Như ngọn hải đăng trên núi, như GV: Tình cảm, thái độ của tôi đối hai cái cột tiêu dẫn lối về làng..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> với hai cây phong mỗi khi về thăm quê? - Hai cây phong là tín hiệu, biểu tượng của làng. - Mỗi lần về quê, nhân vật “tôi” từ xa đã đưa mắt tìm,mau chóng đến với hai cây phong để say sưa nhìn ngắm cho tới ngây ngất. GV: Hai cây phong có ý nghĩa như thế nào đối với những đứa trẻ làng - Hai cây phong trở thành một hình Ku ku rêu? ảnh kí ức trong tâm hồn, thể hiện tình yêu và nỗi nhớ làng quê của một con người xa quê. - Chúng có tiếng nói, tâm hồn riêng. GV: Hai cây phong trong ký ức của nhân vật tôi hiện ra như thế nào + Nghiêng ngã thân cây, lay động lá nữa? cành. + Không ngớt tiếng rì rào, lời ca êm dịu. + Như sóng thuỷ chiều thì thầm tha thiết. + Như đốm lửa vô hình. + Như tiếng thở dài thương tiếc ai, reo vù vù như ngọn lửa cháy rừng rực trong bảo giông. - Nghệ thuật so sánh,.nhân hoá,.miêu tả giàu hình ảnh,.lời văn giàu cảm xúc. GV: Em có nhận xét gì về hai cây phong và nghệ thuật miêu tả, lời - Hai cây phong như hai anh em sinh văn? đôi, hai con người với sức lực dẻo dai, dũng mãnh, với tâm hồn phong phú, có cuộc sống riêng của mình. GV: Hai cây phong còn có gì đặc - Hai cây phong gắn liền với thầy biệt đối với kí ức tuổi thơ của nhân Đuy-sen - người thầy giáo đầu tiên có công xây dựng ngôi trường đầu vật “tôi” ? tiên, xoá mù chữ cho trẻ con làng Kukurêu. Thầy đem hai cây phong non về cùng trồng với cô học trò nghèo An – tư nai. - Hai cây phong là nhân chứng cho tình cảm thầy trò GV: Em có nhận xét gì về tình cảm 2. Tình cảm của nhân vật tôi-hoạ sĩ của nhân vật tôi? - Rất gắn bó, yêu quê hương, thiên nhiên. - Rất biết ơn người thầy đã gieo niềm tin,niềm khát khao hy vọng về một cuộc sông tốt đẹp,đã vun trồng Hoạt động 3: Tổng kết GV: Đặc sắc về nội dung và nghệ ước mơ và hy vọng cho những tâm hồn trẻ thơ thuật và ý nghĩa của đoạn trích? III.Tổng kết : - HS: thảo luận nhóm –kỹ thuật 1. Nội dung : - Đoạn trích là bài ca về tình yêu khăn phủ bàn. quê hương xứ sở,bài ca về người thầy chân chính..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 2. Nghệ thuật - Lựa chọn ngôi kể ,người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đá - Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ,truyền sự rung cảm đến người đọc. -Có nhiều liên tưởng,tưởng tượng hết sức phong phú…. 3. Ý nghĩa văn bản: Hai cây phong là biểu tượng của Hoạt động 4: Luyện tập tình yêu quê hương sâu nặng gắn - GV hướng dẫn HS luyện tập với những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ - HS làm việc độc lập. của người hoạ sĩ làng Ku-ku- rêu - GV kiểm tra, hướng dẫn. IV. Luyện tập: Học thuộc một đoạn văn viết về hai cây phong trong văn bản “ Hai cây phong ” Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm vững nội dung bài học. Đọc thêm tác phẩm Người thầy đầu tiên - Làm bài tập. - Chuẩn bị bài mới: Viết bài tập làm văn số 2. __________________________________. Ngày soạn: 08/10/2012 Ngày dạy:...../...../2012. Tiết 35, 36 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Kiến thức: - Đánh giá tổng hợp kết quả học tập của học sinh về tóm tắt văn tự sự, miêu tả, biểu cảm… - Xây dựng đoạn văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Giúp HS nắm vững các khái niệm về: tóm tắt văn tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng trình bày bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Rèn kĩ năng liên kết đoạn văn trong văn bản; tóm tắt văn bản tự sự. 3. Thái độ - GD HS thái độ nghiêm túc trong học tập và thi cử. B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Kết hợp trắc nghiệm và tự luận C. THIẾT LẬP MA TRẬN Nhận biết. Thông hiểu. TNKQ. TNKQ TL. Chủ đề TL. Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL. Cộng.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Chủ đề 1 Tóm tắt văn bản tự sự.. Số câu Số điểm Chủ đề 2 Miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự. Khái niệm và các bước tóm tắt VB tự sự. 2 0,5 Vai trò,của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự; dàn ý. Tóm tắt văn bản “ Lão Hạc” 1 2 Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. 2 0,75. Kể lại một lần em mắc lỗi.( Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm). 1 Số câu 3 5 Số điểm 2 2 1 1 Tổng câu 4 9 2,5 0,5 2 5 Tổngđiể 10 25% 5% 20% 50% m 100% Tỉ lệ % D. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Phần 1: Trắc nghiệp khách quan ( 3 điểm, mỗi câu 0,25 điểm) Đọc đoạn trích" Bác khen nhà văn Hồ Phương vẽ Bác "và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu ý đúng. Sau chiến dịch Trung du 1951, Đại đoàn 308 được Bác Hồ tới thăm. Đại đoàn trưởng hỏi nhà văn Hồ Phương, lúc đó là chiến sĩ có năng khiếu vẽ: “ Đơn vị không có ảnh Bác, anh có vẽ được không?”. Hồ Phương gật đầu và vẽ ngay. Bác trông thấy bức vẽ một ông già râu tóc bạc, khuôn mặt nghiêm nghị, phúc hậu, đôi mắt sáng và nhân từ...liền hỏi: “ Ai vẽ đấy?. Một người chỉ Hồ Phương. Hồ Phương rất hồi hộp. Bác mỉm cười: “ Vẽ giống đấy”. Rồi cười vui hơn, bác tiếp: “ Giống...cụ...Hồ Tùng.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Mậu lắm!”. Mọi người òa lên vui vẻ còn nhà văn Hồ Phương thì vô cùng xúc động, vui sướng và thấy Bác thật hóm hỉnh, vui vẻ và hiền hậu như người cha. ( Theo tạp chí “ Xuất bản Việt Nam” số 10/2007) Câu 1: Văn bản kể về việc gì? A. Bác Hồ vẽ tranh B. Vẽ tranh Bác Hồ. C. Bác Hồ nhận xét tranh vẽ của Hồ Phương. D. Bác Hồ khen ngợi tài vẽ tranh của Hồ Phương. Câu 2: Chi tiết miêu tả trong văn bản là: A. Bác trông thấy bức vẽ một ông già râu tóc bạc, khuôn mặt nghiêm nghị, phúc hậu, đôi mắt sáng và nhân từ. B. Mọi người òa lên vui vẻ còn nhà văn Hồ Phương thì vô cùng xúc động, vui sướng và thấy Bác thật hóm hỉnh, vui vẻ và hiền hậu như người cha. C. Phương gật đầu và vẽ ngay. Bác trông thấy bức vẽ một ông già râu tóc bạc, khuôn mặt nghiêm nghị, phúc hậu, đôi mắt sáng và nhân từ...liền hỏi: D. Bác trông thấy bức vẽ một ông già râu tóc bạc, khuôn mặt nghiêm nghị Câu 3: Chi tiết biểu cảm trong văn bản là: A. Mọi người òa lên vui vẻ còn nhà văn Hồ Phương thì vô cùng xúc động, vui sướng và thấy Bác thật hóm hỉnh, vui vẻ và hiền hậu như người cha B.....nhà văn Hồ Phương thì vô cùng xúc động, vui sướng và thấy Bác thật hóm hỉnh, vui vẻ và hiền hậu như người Cha. C. Hồ Phương rất hồi hộp. D. Hồ Phương hồi hộp và... vô cùng xúc động, vui sướng và thấy Bác thật hóm hỉnh, vui vẻ và hiền hậu như người cha. Câu 4: Tóm tắt văn bản tự sự phải tiến hành qua mấy bước? A. 3 bước B. 4 bước C. 5 bước D. 3,4 bước Câu 5: Tóm tắt văn bản tự sự là: A. ...dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn trung thành với nội dung chính của tác phẩm đó. B. ... trình bày ngắn gọn trung thành với nội dung chính của tác phẩm đó. C. ...ghi chép đầy đủ sự việc , nhân vật trong văn bản tự sự..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> D. ...ghi chép trung thành văn bản được tóm tắt cả nội dung và ya nghĩa. Câu 6: Vai trò,của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự là? A. ...làm cho việc kể trở nên hấp dẫn hơn B. ... làm cho việc kể trở nên hấp dẫn, sinh động, sâu sắc hơn C. ...làm cho việc trở nên súc tích, dễ hiểu và hấp dẫn hơn. D. ...làm cho văn bản thêm sâu sắc và sinh động. Câu 7: Dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm gồm mấy phần? A. 2 phần B. 3 phần C. 4 phần D. Không theo phần. Câu 8: Để xây dựng một đoạn văn tự sự có yếu tổ miêu tả, biểu cảm cần trải qua mấy bước ………………………………………………………………………............................. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .....................................................................…… Phần 2: Tự luận ( 7 điểm) Câu 9: Tóm tắt văn bản “ Lão Hạc” của Nam Cao. Câu 10: Kể lại một lần em mắc lỗi. (Bài văn kết hợp miêu tả, biểu cảm) V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Phần 1: Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm, mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án D A D B A B B Câu 8: ( mỗi ý đúng 0,25 điểm) - Lựa chọn sự việc chính sẽ được kể. - Lựa chọn ngôi kể. - Xác định thứ tự kể. - Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm cần thiết cho đoạn văn sẽ viết. - Hoàn thành đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm theo yêu cầu. Phần 2: Tự luận ( 7 điểm).

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Câu 9: Tóm tắt ngắn gọn, đúng nội dung. Câu 10: 1. Hình thức: 2.0 điểm - Bố cục hoàn chỉnh, rõ ràng 3 phần: 0,5 điểm - Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả…:0,5 điểm. - Sử dụng phương thức: tự sự, miêu tả, biểu cảm: 1,0 điểm 2. Nội dung: 5,0 điểm A/ YÊU CẦU : - Thể loại: tự sự, m/tả, biểu cảm - Nội dung: Kể lại một lần em mắc lỗi - Kể bằng lời văn của em. - Xác định ngôi kể, ngôi 1 - ngôi 3. - Xác định trình tự kể : + Thời gian - không gian. + Diễn biến tâm trạng sự việc. - Diễn đạt mạch lạc,trong sáng, có cảm xúc. - Bố cục đầy đủ, rõ ràng. - Dùng từ, đặt câu chính xác, đúng chính tả và ngữ pháp . - Có sử dụng đan xen yếu tổ miêu tả và biểu cảm. .B/ ĐÁP ÁN : (Dàn bài) 1/ Mở bài : 1,0 điểm - Giới thiệu lần em mắc lỗi - Giới thiệu về cảm xúc của bản thân khi nhớ về kỉ niệm đó : bồi hồi , xao xuyến , xúc động … 2/ Thân bài : Kể lại diễn biến của chuyện theo trình tự. 3,0 điểm - Nguyên nhân em mắc lỗi . 0,75 điểm - Khuôn mặt, thái độ của người thân khi biết được em mắc lỗi. . 0,75 điểm - Ấn tượng về hôm đó. 1,5 điểm + Quang cảnh chung + Cảm xúc của em khi trước, trong và sau khi mắc lỗi. + Lời khuyên của người thân cho em 3/ Kết bài : Cảm nghĩ của em và bài học rút ra . 1,0 điểm _____________________________________.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Ngày soạn: 12/10/2012 Ngày dạy:…./…./2012 Tiết 37 : Tiếng việt. TUẦN 10. NÓI QUÁ. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1.Kiến thức: HS hiểu được: khái niệm nói quá; phạm vi sử dụng của biện pháp nói quá ( chú ý cách sử dụng trong thành ngữ,tục ngữ,ca dao,…); tác d ụng c ủa biện pháp nói quá. 2. Kĩ năng:Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu và tạo lập văn bản. 3.Thái độ: Phê phán những lời nói khoác lác, sai sự thật. B. CHUẨN BỊ. GV:Bài soạn.Giấy lớn,bút dạ. HS: Chuẩn bị bài.. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :. 1.Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở bài tập của HS (3- 4 HS) 3. Tổ chức dạy học bài mới: * Giới thiệu bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm I. Nói quá và tác dụng của nói quá 1. Ví dụ : và tác dụng của nói quá -HS đọc ví dụ SGK. - Đêm… đã sáng - Ngày… đã tối - Mồ hôi thánh thót… ruộng cày GV: Cách nói của các câu tục ngữ, ca + Không đúng với sự thật, có tính.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> dao có đúng sự thật không?. chất phóng đại mức độ.. GV: Thực chất nói cách ấy có tác - Tác dụng : Nhấn mạnh quy mô, dụng gì? kích thước, tính chất sự việc nhằm gây ấn tượng cho người đọc => tăng giá trị biểu cảm. 2. Ghi nhớ : GV: Vậy theo em, thế nào là nói - Nói quá là biện pháp tu từ phóng quá ? Nói quá có tác dụng gì? Ví đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để dụ ? nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức -HS đọc ghi nhớ biểu cảm. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm II. Luyện tập : Bài tập 1 : tìm,giải thích ý nghĩa bài tập của biện pháp nói quá trong một - HS làm vào phiếu học tập. số câu: - GV: Nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung. a. Sỏi đá… cơm : dù khó khăn đến đâu nếu có sức lao động của con người thì sẽ trở thành mảnh đất nuôi sống được con người b-Đi lên… trời : Vết thương chẳng có nghĩa lý gì, không phải bận tâm. c-Thét ra lửa : Kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với người khác Bài tập 2 : Điền vào chỗ trống các - HS lên bảng điền từ thích hợp thành ngữ có sử dụng nói quá: - GV đánh giá, chỉnh sửa. a- Chó ăn đá gà ăn sỏi b-Bầm gan tím ruột c- Ruột để ngoài da d- Nở từng khúc ruột e- Vắt chân lên cổ Bài tập 3: Đặt câu với những - HS làm việc độc lập. Trình bày thành ngữ dùng biện pháp nói quá: - Nàng Thuý Kiều có vẻ đẹp nghiêng trước lớp. nước nghiêng thành. - Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển. - Công việc lấp biển vá trời là công việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới - GV: Nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung. có thể làm xong - Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng. - Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải - Gv chia lớp thành 4 nhóm hướng được bài toán này. dẫn hs thảo luận – vận dụng kỹ Bài tập 6: Phân biệt nói qúa với nói khoác thuật khăn phủ bàn - HS thảo luận, trình bày. - GV: Nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm vững nội dung bài học. - Làm bài tập đầy đủ.Sưu tầm thơ văn,thành ngữ,tục ngữ,ca dao có sử dụng biện pháp nói quá. - Chuẩn bị bài : ôn tập truyện ký Việt Nam _________________________________________ Ngày soạn:12/10/2012.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Ngày dạy: ..../..../2012 Tiết 38:. ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá các truyện kí Việt Nam đã học ở học k ỳ I. S ự gi ống nhau v à khá nhau cơ bản của các truyện ký đã học về các phương di ện th ể lo ại, ph ương th ức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật. Những nét độc đáo về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản. Đặc điểm của các nhân vật trong các tác phẩm truyện. 2. Kỹ năng: khái quát, hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn h ọc trên m ột số phương diện cụ thể. Cảm thụ nét riêng,độc đáo của tác phẩm văn học. 3. Thái độ: Tích cực, chủ động nghiêm túc học bài. B. CHUẨN BỊ GV: Bài soạn.Bảng phụ. HS: Chuẩn bị bài soạn. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1.Tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (GV kết hợp kiểm tra trong giờ ôn tập) 3. Tổ chức dạy học bài mới: - Giới thiệu bài mới Câu 1 : Lập bảng thống kê các văn bản truyện kí Việt Nam đã học ở lớp 8-kỳ I (- GV yêu cầu HS trình bày bảng thống kê đã chu ẩn b ị. Đánh giá, bổ sung (bảng phụ). Phương T Văn ức Thể Nội dung chủ Đặc điểm nghệ Tác giả th T bản biêủ loại yếu thuật đạt - Những kỉ - Tự sự kết hợp với niệm trong sáng trữ tình, kể truyện Tự sự về ngày đầu kết hợp với miêu tả Tôi đi miêu tả tiên đi học và biểu cảm, đánh học Thanh biểu Truyện giá. Những hình 1 Tịnh cảm ngắn ảnh so sánh mới mẻ và gợi cảm. Trong lòng mẹ 2. Tự sự tả Nguyên miêu v à bi ể u Hồi kí Hồng cảm. - Nỗi cay đắng - tủi cực và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng khi xa mẹ, khi được ở trong lòng mẹ. - Tự sự kết hợp với trữ tình. -Kể truyện kết hợp miêu tả và biểu cảm, đánh giá - Cảm xúc và tâm trạng nồng nàn, mãnh liệt -Hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 3. Tức Ngô Tất nước Tố Tự sự vỡ bờ. Tiểu thuyết. -Vạch trần, tố cáo chế độ thực dân nữa phong kiến thối nát, bất công, thuế khoá vô nhân đạo. - Ca ngợi vẻ đẹp cao quý và sức mạnh quật khởi tiềm tàng, mạnh mẽ của chị Dậu, cũng là của phụ nữ Việt Nam trước cách mạng. 4 Lão Hạc. Nam Cao. Tự sự, miêu tả và biểu cảm Truyện ngắn. - Số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8. Thái độ trân trọng của tác giả đối với họ.. - Ngòi bút hiện thực khoẻ khoắn, giàu tưtưởng lạc quan. - Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào giải quyết hợp lí. - Xây dựng, miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ và hành động, trong thế tương phản với các nhân vật khác. -Khắc hoạ nhân vật rất cụ thể, sống động, đặc biệt là miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí của một số nhân vật. - Cách kể truyện mới mẻ linh hoạt. - Ngôn ngữ kể truyện và miêu tả người rất chân thực, đậm đà chất nông thôn, nông dân và triết lí nhưng rất giản dị, tự nhiên.. Câu 2 : So sánh, phân tích thấy rõ những điểm giống và khác nhau về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của 3 văn bản 2, 3, 4: 1. Giống nhau : a. Thể loại văn bản tự sự b. Thời gian ra đời : (1930 – 1945) c. Nội dung chủ yếu : - Phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trước 1945 (bộ mặt xấu xa c ủa t ầng l ớp thống trị, đời sống cực khổ của người dân,…) - Thể hiện sự cảm thông, thương yêu, trân trọng của tác gi ả v ới những ng ười nghèo khổ bất hạnh, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của họ d. Giá trị nghệ thuật - Những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tự sự (kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm, lựa chọn ngôi kể, xây dựng nhân vật). 2. Khác nhau: Về thể loại, nội dung, nghệ thuật cụ thể từng bài. Câu 3 : Đoạn văn,nhân vật yêu thích *Mẫu: Đoạn văn yêu thích 1. Đó là đoạn văn….

<span class='text_page_counter'>(66)</span> Trong văn bản….của tác giả… 2. Lý do yêu thích: a. Về nội dung, tư tưởng b. Về nghệ thuât c. Lý do khác *Mẫu: Nhân vật yêu thích 1. Đó là nhân vật… Trong văn bản….của tác giả… 2. Lý do yêu thích: a. Những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật b. Bài học bổ ích rút ra từ nhân vật c. Lý do khác ( GV hướng dẫn HS làm theo mẫu. HS làm việc độc lập, trình b ày. GV ki ểm tra, đánh giá) 4-Hướng dẫn hs học ở nhà - Nắm vững nội dung ôn tập.Lập bảng ôn tập ở nhà theo hướng dẫn sgk - Phát biểu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong một tác phẩm truy ện ký đã học - Soạn bài : Thông tin ngày trái đất năm 2000. Ngày soạn:12/10/2012 Ngày dạy:…/…./2012 Tiết 39 : Văn bản THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: - Thấy được mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ của con người do thói quen dùng túi ni lông, từ đó có những suy nghĩ và hành động tích cực về vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. - Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh và những ki ến ngh ị m à tác giả đề xuất trong văn bản. - Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ, bố cục chặt chẽ hợp lý đã tạo nên sức thuyết phục của văn bản. 2.Kĩ năng: Đọc - hiểu hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết. Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh. 3.Thái độ: Biết bảo vệ môi trường và yêu quý thiên nhiên. B. CHUẨN BỊ GV:Bài giảng. Bảng phụ,tranh ảnh, tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài soạn. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong khi học bài mới) 3. Tổ chức dạy học bài mới: *Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động 1; Hướng dẫn tìm hiểu chung - GV gọi đọc chú thích tóm tắt những thông tin chính.. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Tìm hiểu chung 1. Tác phẩm : a. Xuất xứ: - Ngày 22 - 4 - 2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham ngày trái đất b. Đọc: - HS đọc văn bản. GV nhận xét cách - Lưu ý chú thích 1, 2.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> đọc. GV: Bố cục của văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?. c. Bố cục: 3 phần - Đoạn 1: Từ đầu…ni lông: Nguyên nhân ra đời bức thông điệp. - Đoạn 2: Tiếp theo… môi trường: Tác hại của việc dùng bao bì ni lông và những biện pháp hạn chế sử dụng chúng. - Đoạn 3: Còn lại: Lời kêu gọi về việc bảo vệ môi trường. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm II. Tìm hiểu chi tiết hiểu chi tiết 1. Nguyên nhân ra đời bức thông GV: Nguyên nhân ra đời bức thông điệp Thông tin về ngày trái đất điệp: Thông tin về ngày trái đất năm 2000: - Ngày 22 - 4 hàng năm : Ngày trái năm 2000? đất mang chủ đề bảo vệ môi trường. - Năm 2000, Việt Nam tham gia với chủ đề “một ngày không sử dụng bao bì ni lông” . GV: Từ đó em nhận được những nội dung quan trọng nào được nêu trong - Thế giới rất quan tâm đến vần đề bảo vệ môi trường trái đất. phần đầu văn bản? - Việt Nam cùng hành động “một ngày không dùng bao ni lông” để tỏ rõ sự quan tâm này. 2.Tác hại của việc dùng bao bì ni GV: Nguyên nhân cơ bản khiến cho lông và những biện pháp cho vấn việc dùng bao bì ni lông có thể gây đề sử dụng bao ni lông: hại đối với môi trường và sức khoẻ * Tác hại : Do tính không phân huỷ của Pla - xtíc dẫn đến: con người? Có những tác hại nào? + Bẩn, giảm vẻ đẹp cảnh quan. + Lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật dẫn đến xói mòn. + Làm tắc các đường dẫn nước thải… +Làm chết sinh vật khi chúng nuốt phải. + Làm ô nhiểm thực phẩm, gây tác hại cho não, là nguyên nhân gây nên ung thư. GV: Hiện nay Việt Nam đã xử lí bao + Khí đốt gây ngộ độc…ung thư tạo ra chất Đi - ô - xin.. ni lông như thế nào? Nhận xét? - Cách xử lí: Vớt ở các nguồn nước bỏ vào thùng rác. Chôn lấp thành bãi lớn, đốt, tái chế. GV: Những biện pháp nhằm hạn chế - Là vấn đề phức tạp và chưa triệt tác hại của bao bì ni lông? Nhận xét để. * Các biện pháp nhằm hạn chế tác về những biện pháp ấy ? hại của bao bì ni lông: - Hạn chế tối đa dùng bao bì ni lông. - Dùng giấy, lá để đựng hoặc giặt lại - Thông báo cho mọi người hiểu về hiểm hoạ của việc lạm dụng bao bì ni lông đối với môi trường và sức.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> GV: Văn bản đã đưa ra những kiến nghị nào để thuyết phục người đọc để bảo vệ môi trường trái đất khỏi nguy cơ ô nhiểm ?. Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết GV: Vậy ý nghĩa của văn bản là gì? Em sẽ làm gì sau khi hiểu được ý nghĩa của văn bản này ? HS thảo luận GV: Nêu những nét chính về nghệ thuật? - GV khái quát nội dung bài học.. Hoạt động 4: Luyện tập - HS làm việc độc lập, trình bày ý kiến trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá.. khoẻ con người. - Giải pháp hợp lý và có tính khả thi nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người. 3. Kiến nghị về việc bảo vệ môi trường trái đất bằng hành động “Một ngày… ni lông” - Nhấn mạnh nhiệm vụ to lớn thường xuyên lâu dài của chúng ta là bảo vệ môi trường sống. - Hành động : “Một ngày không sử dung bao bì ni lông”. - Hạn chế dùng bao bì ni lông là công việc trước mắt nhằm bảo vệ môi trường sống. III. Tổng kết 1. Nội dung: - Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường Trái Đất. 2. Nghệ thuật: - Văn bản giải thích rất đơn giản, ngắn gọn mà sáng tỏ tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông. - Ngôn ngữ diễn đạt sáng tỏ, chính xác, thuyết phục. IV. Luyện tập: Hãy nêu những hành động, việc làm thiết thực mà em biết nhằm bảo vệ môi trường ở địa phương em?. Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà - Nắm vững nội dung bài học. - Sưu tầm tranh ảnh,tài liệu về tác hại của việc dùng bao ni lông v à rác th ải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường - Chuẩn bị bài : Nói giảm nói tránh. Ngày soạn: 12/10/2012 Ngày dạy:…./…./2012 Tiết 40 : Tiếng việt. NÓI GIẢM NÓI TRÁNH. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: - HS hiểu khái niệm, tác dụng của nói giảm nói tránh . 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh đúng lúc đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự - Phân biệt nói giảm, nói tránh với nói không đúng sự thật 3.Thái độ: Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong giao ti ếp khi cần thiết. B. CHUẨN BỊ : GV: Bài soạn.Bảng phụ. HS: Chuẩn bị bài . C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (Vấn đáp) - Thế nào nói quá? Ví dụ? 3. Tổ chức dạy học bài mới: * Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và tác dụng của nói giảm nói tránh - HS đọc ví dụ trên bảng phụ. GV: Những từ ngữ in đậm trong ví dụ có ý nghĩa gì?. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh : 1.Ví dụ: a: … đi gặp cụ Mác, cụ Lê Nin và các vị cách mạng đàn anh khác - Đi - Chẳng còn -> Đều nói về cái chết. - Tác dụng: để giảm nhẹ, tránh đi GV: Tại sao người viết, người nói phần nào sự đau buồn. lại dùng cách diễn đạt đó? - Chết : Đi, về, quy tiên, từ trần… GV: Tìm những từ đồng nghĩa với từ “ chết ” có tính chất giảm nhẹ, b. Bầu sữa tránh đi sự đau buồn? - Tác dụng: Tránh sự thô tục . GV: Vì sao câu văn trên tác giả dùng từ “Bầu sữa” mà không dùng một từ c. không được chăm chỉ lắm - Tác dụng: Tránh sự nặng nề khi khác cùng nghĩa? GV: Cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị phê bình, tế nhị nhẹ nhàng hơn. 2. Ghi nhớ: hơn đối với người nghe? GV chốt ý: Nói như vậy là nói - Nói giảm nói tránh là biện pháp tu giảm nói tránh. GV: Vậy nói giảm, nói tránh là gì? từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá Tác dụng của nói giảm nói tránh? đau buồn, ghê sợ, nặng nề; hoặc thô tục, thiếu lịch sự. - HS đọc ghi nhớ *Lưu ý: Phân biệt nói giảm nói tránh - GV cho HS làm bài 4 qua đó lưu ý, với nói không đúng sự thật (Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức giáo dục HS. độ sự thật thì không nên nói giảm nói tránh vì như thế là bất lợi ). II. Luyện tập: Bài 1: Điền từ vào chỗ trống để Hoạt động 2: Luyện tập t ạ o cách nói giảm nói tránh *Bài tập 1 a. đi nghỉ - GV gọi HS lên bảng điền từ vào b. chia tay nhau chỗ trống để tạo cách nói giảm, nói c. khiếm thị tránh d. có tuổi -Hs thực hiện. GV đánh giá, bổ e. đi bước nữa sung. Bài 2: a2 b2 c1 d1 e2 . *Bài tập 2 : HS làm việc độc lập - GV đánh giá, bổ sung. *Bài tập 3: GV tổ chức cho hs làm theo nhóm (chơi trò tiếp sức) Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà. Bài 3:Ví dụ: - Chị mặc áo này xấu quá! - Chị mặc áo này không được đẹp!.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> - Nắm vững nội dung bài học. - Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nói giảm,nói tránh trong một đoạn văn cụ thể. - Chuẩn bị ôn tập tốt để kiểm tra phần văn.. Ngày soạn: 16/10/2012 Ngày dạy:..../...../2012 Tiết 41 :. TUẦN 11. KIỂM TRA VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp học sinh vận dụng kiến thức chủ yếu ở mảng văn học để l àm tốt bài làm. Thông qua bài kiểm tra, giáo viên có thể đánh giá kết qu ả h ọc t ập của học sinh. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng, ý thức làm bài kiểm tra. 3. Thái độ: Độc lập, chủ động, nghiêm túc trong kiểm tra. B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức : Trắc nghiệm và Tự luận C. THIẾT LẬP MA TRẬN: độ. Mức. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng Cấp độ Cấp độ. Cộn g.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> Tên chủ đề Chủ đề 1. Văn học. Số câu- Số điểm Tỉ lệ Chủ đề 2. Tiếng Việt Số câu- Số điểm Tỉ lệ Chủ đề 3. Ý nghĩa văn bản; các tình tiết và nhân vật 3 câu- 0,75 đ 7,5% Tác giả, nvật 2câu- 0,5 đ 5% Tình thái từ trong câu. 1 câu-0,25đ 2,5%. Làm văn. Số câu- Số điểm Tỉ lệ Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ. 6 câu- 1,5 đ 15%. - nội dung van bản. thấp. cao. 1 câu- 0,25 đ 2,5% Giá trị nội dung và nghệ thuật 2 câu- 0,5 đ 5% Nghĩa của từ 1 câu0,25đ 2,5% Phương thức biểu đạt 2 câu- 0,5 đ 5%. 8 câu 2đ 20%. 2 câu 0,5 đ 5% Viết đoạn văn cảm nhận về một văn bản theo cách lập luân TổngPhân-Hợp 1 câu- 3,5 đ 35%. Viết đoạn văn diễn dịch 1 câu- 3,5 đ 35 % 6 câu- 1,5đ 1 câu- 3,5 đ 1 câu-3,5đ 15% 35% 35%. 4 câu 7,5 đ 75%. 14 câu 10 đ 100 %. ĐỀ BÀI: I. Phần trắc nghiệm: (3đ) Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái có chứa đáp án đúng nhất: (3 đ) Câu 1: Văn bản ”Tôi đi học” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2: Vì sao em biết truyện ngắn ”Tôi đi học” thuộc phương thức biểu đạt mà em đã chọn ở câu 1.1? A- Vì văn bản trình bày diễn biến sự việc. B- Vì văn bản tái hiện trạng thái sự vật, con người. C- Vì văn bản bày tỏ tình cảm, cảm xúc. D- Vì văn bản nêu ý kiến đánh giá bàn luận. Câu 3: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích ”Trong lòng mẹ” ? A. Đoạn trích diễn tả nỗi khổ đau của mẹ bé Hồng..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> B. Đoạn trích tố cáo các hủ tục phong kiến. C. Đoạn trích trình bày sự hờn tủi mà hạnh phúc của bé Hồng khi gặp mẹ. D. Đoạn trích trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng. Câu 4: Từ ” rất kịch” trong câu ”Trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi...” có nghĩa là gì? A. Xấu xa B. Giả dối C. Độc ác D. Hiền từ Câu 5: Văn bản ”Tức nước vỡ bờ” của nhà văn nào? A. Thanh Tịnh B. Ngô Tất Tố C. Nguyên Hồng D. Nam Cao Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích ”Tức nước vỡ bờ”? A. Đoạn trích có giá trị châm biếm sâu sắc. B. Đoạn trích có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. C- Đây là đoạn trích có kịch tính cao. B- Đây là đoạn trích thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của tác giả. Câu 7: Trong đoạn trích ”Tức nước vỡ bờ”, chị Dậu hiện lên là người như thế nào? A. Giàu tình yêu thương chồng con. B. Là người đứng mũi chịu sào trong gia đình. C. Tiềm tàng sức phản kháng với áp bức bất công. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 8: Trong câu “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”, từ nào là tình thái từ? A. Mày. B. Đi. C. Ngay. C. Bà. 2. Nối cột A với cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh: Cột A Cột B 1. Nhân vật người cô trong văn bản A. là bản cáo trạng tố cáo chế độ thực dân “Trong lòng mẹ”..+................... nửa phong kiến đương thời. 2. Bọn cai lệ và người nhà nhà lí B. là bài ca ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng. trưởng +............. 3. Văn bản “Trong lòng mẹ”+........ C. đại diện cho bọn tay sai ở nông thôn. 4. Sự chuẩn bị chu đáo của lão Hạc D. đại diện cho hủ tục phong kiến. trước khi chết +......... II. Phần tự luận : (7 đ) Câu 1: Nêu cảm nhận của em sau khi học văn bản “ Chiếc lá cuối cùng” bằng đoạn văn diễn dịch. (3,5 đ) Câu 2: Em biết gì và sẽ làm gì sau khi học văn bản “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”? Hãy trình bày nội dung đó bằng đoạn văn theo cách lập luận Tổng - Phân - Hợp. (3,5 đ). Đáp án và biểu điểm. I. Trắc nghiệm: (3điểm ) 1. Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái có chứa đáp án đúng nhất: (3 đ) Câu 1 A. Câu 2 A. Câu 3 D. Câu 4 B. Câu 5 B. Câu 6 A. 2. Nối cột A với cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh: 1 2 3 D C B. Câu 7 D 4 A. Câu 8 B.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> II. Tự Luận: (7 điểm) Hs nêu đươc các ý cơ bản sau: 1. Cảm nhận của em sau khi học văn bản “Chiếc lá cuối cùng”. (3,5đ) - Tình yêu thương cao cả giữa người và người. Giữa ba người Xiu, Giôn-xi, bác Bơ-men : ( có dẫn chứng minh họa) - Tấm lòng yêu thương, cảm thông của tác giả đối với những người bất hạnh, nghèo khổ. 2. “Thông tin về Ngày Trái Đất Năm 2000” (3,5 đ) A- Hiểu biết: a. Tác hại: * Đối với môi trường: - Cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật → xói mòn ở vùng đồi núi → ô nhi ễm không khí. - Rác thải chứa trong bọc kín → khó phân hủy, sinh chất độc, thối, khai. - Mất vẻ mỹ quan. * Đối với con người: - Ô nhiễm thực phẩm → ung thư phổi, hại não. - Truyền dịch bệnh,… b. Giải pháp hạn chế dùng bao bì ni lông: - Giặt, phơi khô để dùng lại. - Tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết tác hại của chúng. c. Lời kêu gọi: - “Một ngày không dùng bao bì ni lông.” → bảo vệ môi trường. B. Hành động: Học sinh tự phát biểu Ngày soạn: 16/10/2012 Ngày dạy:....../10/2012 Tiết 42 : Tập làm văn LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1.Kiến thức: - HS nắm chắc kiến thức về ngôi kể và việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự. - Trình bày đạt yêu cầu một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 2.Kĩ năng: - Kể được một câu chuyện theo ngôi kể khác nhau,biết lựa chọn ngôi kể phù hợp - Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ 3.Thái độ: Trình bày tự tin, chững chạc, nói rõ ràng có ngữ điệu. B. CHUẨN BỊ - GV: Bài soạn, Bảng phụ. - HS : Chuẩn bị bài ở nhà. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS . 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn I. Ôn tập tập 1. Ngôi kể * Kể theo ngôi kể thứ nhất: Xưng tôi, trực tiếp kể những gì GV: Kể theo ngôi kể thứ nhất là kể -mình trải qua, chứng kiến và nói như thế nào? Tác dụng của nó? được suy nghĩ, tình cảm của bản thân GV: Kể tên tác phẩm văn học được - Ví dụ : Tôi đi học, Lão Hạc, kể theo ngôi kể thứ nhất? Những ngày thơ ấu… GV: Như thế nào là kể theo ngôi kể - Kể theo ngôi kể thứ 3 : Người kể thứ 3? Tác dụng của nó? Kể tên tác dấu mình đi,kể câu chuyện diễn ra phẩm văn học đã học được kể theo một cách khách quan. ngôi kể thứ 3? GV: Tại sao phải thay đổi ngôi kể?. - Thay đổi ngôi kể là do đích ý đồ nghệ thuật của người viết giúp cách kể chuyện phù hợp với cốt chuyện, nhân vật và hấp dẫn người đọc. GV: Vai trò các yếu tố miêu tả, biểu 2. Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm? Yêu cầu của việc kể chuyện cảm: theo ngôi kể kết hợp với miêu tả, - Tạo nên cách kể sinh động,có cảm xúc. biểu cảm? 3.Yêu cầu của việc kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả, biểu GV: Yêu cầu cảu việc kể chuyện cảm: theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và - Rõ ràng, tự nhiên, lưu loát, hấp dẫn. biểu cảm như thế nào? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chuẩn bị luyện nói II. Chuẩn bị luyện nói: -HS đã chuẩn bị,t rình bày yêu cầu * Đoạn trích SGK - Kể theo ngôi kể thứ 3 (1-Hãy xác định đoạn trích được kể - Sự việc : Cuộc đối đầu giữa chị theo ngôi kể nào? Sự việc, nhân vật Dậu với cai lệ và người nhà Lý chính? Các yếu tố biểu cảm? Các trưởng yếu tố miêu tả? - Nhân vật chính : Chị Dậu, cai lệ, - Muốn đóng vai chị Dậu kể chuyện người nhà Lý trưởng theo ngôi kể thứ nhất phải thay đổi - Từ biểu cảm : Cháu van ông… như thế nào?) chồng tôi đau ốm… mày trói…xem - Từ ngữ miêu tả : xám mặt… sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện… người đàn bà lực điền… GV: Nhận xét, bổ sung, lưu ý: khi kể *Luyện nói kể lại đoạn trích; có thể kết hợp các động tác, cử chỉ, - Lập dàn ý (sắp xếp các sự việc nét mặt,để miêu tả và thể hiện tình hợp lý) cảm... - Xác định ngôi kể: ngôi kể thứ nhất. - Ngôn ngữ có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm cho phù hợp với ngôi thứ nhất. - Lời nói nói mạch lạc tự nhiên, với âm lượng đủ nghe,ngữ điệu hấp dẫn.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> phù hợp với nhân vật và diễn biến chuyện - Biết nghe,nhận xét phần trình bày GV yêu cầu đại diện các nhóm lên của bạn cả về nội dung,hình thức. III. Luyện nói trên lớp: trình bày trước lớp * Ví dụ: “ Tôi tái xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. người nhà lí trưởng và van xin: “ Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! ”, “ Tha này! tha này! ”. Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi sấn tới để trói chồng tôi. Lúc ấy, hình như tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại: - Chồng tôi đau ốm, ông không được -GV: đánh giá chung, khen ngợi, phép hành hạ! Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh chỉnh sửa. bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chồng tôi. Tôi nghiến hai hàm răng: - Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem! -GV kể mẫu. HS học tập, rút kinh Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện nghiệm chạy không kịp với sức đẩy của tôi, nên hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, trong khi miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi như một thằng điên... Hoạt động 4. Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà -Nắm vững kiến thức về ngôi kể.Tập kể chuyện,nghe kể chuyện và nhận xét. - Chuẩn bị bài : “ Câu ghép ”. _________________________________________ Ngày soạn: 16/10/2012 Ngày dạy:…./…./2012 Hoạt động 3: Luyện nói trên lớp. Tiết 43 : Tiếng việt. CÂU GHÉP. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - HS nắm được đặc điểm của câu ghép và cách nối các vế câu ghép. 2.Kĩ năng: - Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần. - Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Nối được các vế câu ghép theo yêu cầu. 3.Thái độ: - Tích cực, chủ động học tập. B. CHUẨN BỊ - GV: Bài soạn, Bảng phụ, phiếu học tập. - HS : Chuẩn bị bài . C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là nói giảm,nói tránh?Ví dụ?.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc I. Đặc điểm của câu ghép : 1.Ví dụ: điểm của câu ghép * Câu có 1 cụm C –V : - HS đọc ví dụ trên bảng phụ. GV: Tìm các cụm C- V trong những “ Buổi mai hôm ấy...dài và hẹp ”: câu đơn. câu gạch chân? * Câu có cụm C – V nhỏ nằm trong cụm C – V lớn: “ Tôi quên thế nào ....... giữa bầu trời quang đãng ”. (trong đó có hai cụm C – V nhỏ làm phụ ngữ cho động từ quên và nảy nở ): Câu dùng cụm C – V để mở rộng câu * Câu có 3 cụm C – V: “ Cảnh vật xung.....tôi đi học" -> các cụm C – V này không bao hàm nhau: Câu GV: Phân tích cấu tạo của những ghép. câu có hai hoặc nhiều cụm C – V và điền kết quả vào bảng? Kiểu cấu tạo câu Câ Kiểu câu u số Câu có 1 cụm từ 2 Câu đơn C–V 2 TP Câu C ụm C – Dùng có hai V nhỏ 1 cụm C – hoặc nằm trong V để mở nhiều cụm C – rộng câu cụm V lớn C – Các cụm Câu ghép V C – V 3 GV: Vậy câu ghép có những đặc không bao điểm gì? Phân biệt câu ghép với chứa nhau câu đơn và câu mở rộng thành phần? 2.Ghi nhớ: Đặc điểm của câu ghép - Là câu do 2 hoặc nhiều cụm C – V Hoạt động 2: Cách nối các vế câu không bao chứa nhau tạo thành. - Mỗi cụm C – V trong câu ghép GV: Trong mỗi câu ghép, các vế được gọi là một vế câu. được nối với nhau bằng cách nào? II. Cách nối các vế câu : 1. Ví dụ: - Các vế trong câu 3, 6 nối với nhau bằng quan hệ từ (vì, nhưng). - Vế 1 và 2 trong câu 7 nối với nhau bằng quan hệ từ (vì). Các vế trong GV: Vậy có mấy cách nối các vế câu 1, vế 2 và 3 trong câu 7 không câu trong câu ghép? dùng từ nối. 2. Ghi nhớ: - -HS: đọc,hiểu ghi nhớ SGK Có 2 cách nói các vế câu ghép: * Cách 1 : Dùng từ ngữ có tác dụng nối a, Nối bằng quan hệ từ : Và, rồi… b, Nối bằng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân, điều kiện, nhượng bộ :.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Càng…càng, chưa… đã, có… Hoạt động 3: Hướng dẫn HS * Cách 2 : Không dùng từ nối - Giữa các vế câu thường được ngăn luyện tập cách bằng dấu phẩy, dấu hai chấm. Bài 1 : -HS làm việc độc lập . trình bày III. Luyện tập Bài tập 1 vào phiếu học tập. Câu a :các câu 3,4,5,6,7 là câu ghép: Các vế câu được nối với nhau bằng -Gv: Nhận xét, bổ sung , chốt ý dấu phẩy Câu b : câu1,2 là câu ghép : Nối bằng dấu phẩy Câu c : câu 2 là câu ghép : Nối bằng dấu hai chấm. Bài 2, 3: - GV hướng dẫn HS sử dụng kỹ Câu d : câu 3 là câu ghép : Nối bằng thuật khăn phủ bàn thảo luận quan hệ từ nhóm, trình bày vào bảng phụ. Các Bài tập 2: a) Vì trời mưa to nên đường rất trơn. nhóm lên trình bày trước lớp. b) Nếu An chăm học thì nó sẽ thi đỗ. c) Tuy nhà ở khá xa nhưng Nam vẫn đi học rất đúng giờ. d) Không những Du học giỏi mà còn hát rất hay. - Bài 5: Hs làm việc độc lập. Bài tập 3: chuyển đổi câu ghép - GV kiểm tra,đánh giá Ví dụ: Đường rất trơn vì trời mưa to. Bài tập 5:Viết đoạn văn Hoạt động 4 : Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà : - Nắm vững đặc điểm của câu ghép. Tìm và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép trong một văn bản tự chọn - Chuẩn bị bài : “ Tìm hiểu chung về văn thuyết minh”. Ngày soạn:16 /10 /2012 Ngày dạy:...../...../2012 Tiết 44: Tập làm văn TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức : Giúp HS nắm được đặc điểm, vai trò phạm vi sử dụng, ý nghĩa tác dụng của văn bản thuyết minh. Yêu cầu của văn bản thuyết minh ( v ề n ội dung, ngôn ngữ…). 2.Kĩ năng: Nhận biết văn bản thuyết minh. Phân biệt văn bản thuyết minh với các kiểu văn bản đã học trước đó. Trình bày các tri thức có tính khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ văn và các môn học khác. 3.Thái độ: Tích cực, chủ động học tập. B. CHUẨN BỊ - GV: Bài soạn, Bảng phụ. - HS : Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ học) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. Hoạt động 1; Vai trò và đặc điểm I. Vai trò và đặc điểm chung của chung của văn thuyết minh văn bản thuyết minh.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> - HS đọc 3 văn bản thuyết minh sgk. - GV nêu yêu cầu hướng dẫn HS sử dụng kỹ thuật khăn phủ bàn, thảo luận nhóm: + Nhóm 1: Văn bản Cây dừa Bình Định trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì? + Nhóm 2: Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục ? thuyết minh, giới thiệu, trình bày điều gì? + Nhóm 3: Văn bản Huế thuyết minh, giới thiệu, trình bày điều gì? - HS thảo luận,trình bày kết quả vào bảng phụ . Các nhóm lên trình bày trước lớp. Nhận xét, bổ sung.. 1.Văn bản thuyết minh trong đời sống con người a. Văn bản : Cây dừa Bình Định - Thuyết minh, trình bày : Lợi ích của cây dừa. Lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có. ở đây giới thiệu riêng về cây dừa Bình Định gắn bó với dân Bình Định. b. Văn bản: Tại sao lá cây có màu xanh lục ? => Thuyết minh, giải thích tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh. c. Văn bản: Huế Thuyết minh, giới thiệu : Huế là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những điểm tiêu biểu riêng của Huế.. GV: Em thường gặp các loại văn bản này ở đâu? Tìm một số văn bản - Trong mọi lĩnh vực đời sống. cùng loại mà em biết? 2. Đặc điểm chung của văn bản GV: Các văn bản trên có phải là văn thuyết minh bản tự sự, miêu tả, nghị luận không? a. Cả 3 văn bản trên không phải là văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận, Tại sao? vì : - Văn bản tự sự phải có sự việc và nhân vật. - Văn bản miêu tả phải có con người, cảnh sắc, cảm xúc. - Văn bản nghị luận phải có luận điểm, luận cứ. Đây là văn bản GV: Đặc điểm chung của các văn thuyết minh. b. Đặc điểm chung của văn bản bản trên là gì ? thuyết minh là : HS đọc ghi nhớ + Cung cấp tri thức khách quan về mọi lĩnh vực trong đời sống. + Bằng phương pháp trình bày ,giới thiệu, giải thích. + Tác dụng : Giúp người đọc hiểu về các sự vật, hiện tượng trong đời sống. + Phạm vi sử dụng : thông dụng, phổ biến trong đời sống Hoạt động 2: Luyện tập - GV nêu yêu cầu, HS thảo luận nhóm + Tính chất : khách quan, chân thực, hữu ích (sử dụng kỹ thuật khăn phủ) + Ngôn ngữ trong sáng,rõ ràng 3. Ghi nhớ : ( SGK ) + Nhóm 1: Bài tập 1a II. Luyện tập: Bài tập 1: * Văn bản a là văn bản thuyết minh + Nhóm 2: Bài tập 1b vì : - Nội dung : Sự nghiệp chống Pháp + Nhóm 3: Bài tập 2.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> + Nhóm 4: Bài tập 3. - HS thảo luận (mỗi HS đưa ra ý kiến, cả nhóm thống nhất ý kiến trình bày kết quả vào bảng phụ. Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung chéo nhau). - GV: đánh giá, bổ sung,thống nhất .. của Nông Văn Vân - một nhân vật có thật trong lịch sử. - Phương thức diễn đạt : Giới thiệu, trình bày. - Nhiệm vụ : Cung cấp kiến thức lịch sử một cách khách quan. * Văn bản b là văn bản thuyết minh vì: - Nội dung : Nêu đặc điểm của giun đất - Phương thức diễn đạt : Trình bày, giới thiệu - Nhiệm vụ : Cung cấp kiến thức về sinh vật học Bài tập 2: Văn bản nhật dụng thuộc kiểu bài nghị luận có sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông, làm tăng sức thuyết phục . Bài tập 3 : Các văn bản khác cũng cần sử dụng yếu tố thuyết minh vì : - Tự sự : Giới thiệu sự việc, nhân vật - Miêu tả : Giới thiệu cảnh vật, con người, thời gian… - Biểu cảm : Giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người, thời gian.. - Nghị luận : Giới thiệu luận điểm luận cứ…. Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn học bài ở nhà - Tìm đọc thêm những văn bản thuyết minh - Soạn bài : Ôn dịch, thuốc lá.. TUẦN 12 Ngày soạn: 22/10/2012 Ngày dạy:…/…./2012 Tiết 45 : Văn bản ÔN DỊCH, THUỐC LÁ.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : Giúp HS biết cách đọc - hiểu, nắm bắt các vấn đề xã hội trong một văn bản nhật dụng. - Thấy được mối nguy hại ghê ghớm,toàn diện của thuốc lá với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội.Có thái độ quyết tâm phòng chống thuốc lá. - Tác dụng thuyết phục của việc kết hợp các phương phức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết. Tích hợp với phần Tập làm văn để viết bài văn thuyết minh về vấn đề c ủa đời s ống xã hội. 3.Thái độ: tuyên truyền,tích cực, chủ động phòng chống tệ nạn thuốc lá. B. CHUẨN BỊ - Gv: Bài soạn.Tranh ảnh. Bảng phụ. - Hs : Chuẩn bị bài .Tranh ảnh C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1.Tổ chức lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” đã kêu g ọi vấn đề gì? Thái độ và hành động của em? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu I. Tìm hiểu chung 1.Thể loại : chung - Văn bản nhật dụng (phương thức GV gọi đọc chú thích tóm tắt những chính: thuyết minh) 2. Đọc, tìm hiểu từ khó thông tin chính. - HS đọc văn bản. GV nhận xét cách - Lưu ý một số thuật ngữ khoa học 3. Bố cục : 3 phần đọc. - Mở bài: Từ đầu... “nặng hơn cả GV: Bố cục của văn bản có thể chia AIDS.”: Thông báo về nạn dịch thuốc lá. làm mấy phần? Nội dung của từng - Thân bài :Tiếp đến … “con đường phạm pháp ”: tác hại của thuốc lá. phần? - Kết bài : (Phần còn lại): kiến nghị (qua bảng phụ) chống thuốc lá. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Dẫn vào vấn đề Ôn dịch thuốc lá nguy hiểm hơn cả đại Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết GV: Tác giả so sánh thuốc lá với đại dịch AIDS. dịch nào? Mục đích? Nêu ý nghĩa nhan - Khẳng định, lên án: Thuốc lá đang đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người. đề? GV: Tại sao khi nói về sự nguy hiểm 2. Tác hại của thuốc lá: của thuốc lá, tác giả lại dẫn lời của a. Đối với người hút: - Gây tác hại cho cơ thể, sức khoẻ con Trần Hưng Đạo? người một cách từ từ, kín đáo mà GV: Tác giả nêu tác hại cụ thể của người hút không biết: thuốc lá đối với người hút là gì? + Làm giảm tuổi thọ ( Cho HS xem tranh minh họa ). + Dẫn đễn các bệnh như ung thư vòm họng, ung thư phổi, các bệnh hiểm nghèo về tim mạch.. + Bệnh viêm phế quản phổ biến. * Thuốc lá là kẻ thù ngọt ngào và nham hiểm nhất của con người. b. Đối với cộng đồng:.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> GV: Tác giả bác bỏ quan điểm sai lầm “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! ” bằng cách nào? ( Liên hệ thực tế về môi trường ). GV: Phần kết nêu dẫn chứng gì về chống hút thuốc lá? Ý nghĩa?. Hoạt động 3: Tổng kết GV: Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản là gì ?. Hoạt động 4: Luyện tập - HS làm việc độc lập. Trình bày ý kiến của riêng mình. - GV nhận xét, bổ sung, chốt ý. - Thuốc lá đầu độc những người xung quanh. - Gây ô nhiễm môi trường… - Gây ra tác hại về đạo đức,giáo dục trẻ em 3. Kêu gọi chống thuốc lá - Việt Nam kiên quyết, kiên trì chống thuốc lá. - Kêu gọi mọi người hãy gĩư gìn sức khoẻ bản thân và những người xung quanh. - Bảo vệ mô trường bằng việc không hút thuốc lá. III. Tổng kết 1.Nội dung: - Thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người. - Thuốc lá gây ảnh hưởng xấu về đạo đức. 2. Hình thức nghệ thuật: - Biện pháp so sánh để thuyết minh một cách rất thuyết phục một vấn đề y họ liên quan đến tệ nạn xã hội. - Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể,phân tích trên cơ sở khoa học. IV.Luyện tập: - Em sẽ làm gì khi người thân hút thuốc lá?. Hoạt động 5 : Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà: -Nắm vững nội dung bài học. Sưu tầm tranh ảnh tài liệu về tác hại của tệ nạn thuốc lá đối với sức khoẻ con người và cộng đồng - Chuẩn bị bài tiếp theo: Câu ghép( Tiếp theo). Ngày soạn: 22/10/2012 Ngày dạy:…./…./2012 Tiết 46 : Tiếng Việt. CÂU GHÉP (Tiếp theo). A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: Hs nắm được:Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế của câu ghép .Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các câu ghép. 2.Kĩ năng:Xác định quan hệ về ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa v ào v ăn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp. 3.Thái độ:Tích cực, chủ động học tập. B. CHUẨN BỊ - Gv: Bài soạn.Bảng phụ. - Hs : Chuẩn bị bài ở nhà.Phiếu học tập,giấy lớn. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức:.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> 2. Kiểm tra bài cũ: Câu ghép có những đặc điểm gì? Ví dụ? Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu - HS đọc ví dụ trên bảng phụ GV: Xác định và gọi tên quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ? Mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì?. I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 1. Ví dụ : - Vế A chỉ kết quả, vế B chỉ nguyên nhân: Quan hệ ý nghĩa : Nguyên nhân, kết quả - Vế A khẳng định. Vế B giải thích: Quan hệ giải thích. GV: Hãy tìm thêm những quan hệ ý * Quan hệ mục đích: Các em phải cố nghĩa có thể có giữa các vế câu. Cho ví gắng học để thầy cô vui lòng. dụ. * Quan hệ điều kiện – Kết quả:Nếu trời mưa to thì em không đến. * Quan hệ tương phản : Tuy Huy chăm học nhưng chưa đạt được kết quả tốt. * Quan hệ tăng tiến :Gió càng to trời càng mưa nhiều. 2. Ghi nhớ : (sgk) GV hỏi: Từ ví dụ trên, em thấy quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép là những kiểu quan hệ nào? - HS: kết luận. GV nhận xét, chuẩn kiến thức. - HS đọc ghi nhớ SGK. II. Luyện tập Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1 - GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu HS a.Vế (1) và (2) là quan hệ nguyên thảo luận nhóm (sử dụng kỹ thuật khăn nhân - kết quả phủ bàn) Vế (2)và (3) là quan hệ giải thích. b. Quan hệ điều kiện - kết quả +Nhóm 1: Bài tập 1 c. Quan hệ tăng tiến d. Quan hệ tương phản +Nhóm 2: Bài tập 2 e. Đoạn này có hai câu ghép : - Câu 1 dùng quan hệ từ “rồi” => chỉ +Nhóm 3: Bài tập 3 quan hệ thời gian nối tiếp. - Câu 2:Quan hệ nguyên nhân - kết +Nhóm 4: Bài tập 4 quả. Bài tập 2 : a. Câu ghép : 2, 3, 4, 5. => Quan hệ điều kiện – kết quả. b. Quan hệ nguyên nhân - kết quả. - HS thảo luận (mỗi HS đưa ra ý kiến, c. Không nên tách rời các vế câu thành cả nhóm thống nhất ý kiến trình bày câu riêng vì chúng có quan hệ ý nghĩa kết quả vào bảng phụ. Đại diện các rất chặt chẽ nhóm lên trình bày trước lớp. Các nhóm Bài tập 3 : khác nhận xét, bổ sung chéo nhau). * Nội dung:Mỗi câu ghép trình bày một sự việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. - Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép thành một câu đơn thì quan hệ - GV: đánh giá, bổ sung,thống nhất . giữa các vế câu bị phá vỡ * Xét về giá trị biểu hiện : Tác giả cố ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> “dài dòng của lão Hạc” Bài tập 4 : a. Quan hệ ý nghĩa ở câu ghép thứ 2 là quan hệ điều kiện. Để thể hiện rõ mối quan hệ này, không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn b. Nếu tách mỗi vế thành một câu đơn thì ta có cảm tưởng nhân vật nói nhát gừng vì quá nghẹn ngào, đau đớn - Viết như tác giả khiến ta hình dung sự kể lể, van vỉ tha thiết của nhân vật. Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà - Nắm vững nội dung bài học. - Làm bài tập đầy đủ - Chuẩn bị bài tiếp theo: Phương pháp thuyết minh Ngày soạn: 22/10/2012 Ngày dạy: ...../...../2012 Tiết 47 : Tập làm văn PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức : HS nắm được các phương pháp thuyết minh. 2.Kĩ năng: Xây dựng kiểu văn bản thuyết minh. 3.Thái độ: Tích cực chủ động tham gia học bài trên lớp. B. CHUẨN BỊ - GV: Bài soạn. Bảng phụ, phiếu học tập. - HS : Chuẩn bị bài ở nhà. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày những đặc điểm của văn bản thuyết minh ? 3. Bài mới: *Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương I.Tìm hiểu các phương pháp thuyết pháp thuyết minh minh - HS đọc ví dụ 1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức GV: Các văn bản thuyết minh đã đọc, để làm bài văn thuyết minh: * Các văn bản thuyết minh đã học, cung cấp các tri thức gì? cung cấp các tri thức về : + Sự vật (cây dừa) + Khoa học (lá cây, con giun) + Lịch sử (khởi nghĩa) + Văn hoá (Huế) GV: Vậy tri thức được hình thành, * Con đường hình thành tri thức : tích luỹ bằng những con đường nào? - Quan sát: Tìm hiểu đối tượng về màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất… - Học tập: Tìm hiểu đối tượng trong sách, báo, tài liệu, từ điển… - Tích luỹ: ghi chép lại để tham khảo, chọn lọc 2. Phương pháp thuyết minh.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> - HS đọc ví dụ a và nhận xét về cách a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải nêu kiến thức thích: GV: Thế nào là phương pháp nêu định - Là phương pháp vận dụng tri thức để nêu khái niệm của hiện tượng, sự nghĩa? vật, tức là thông qua định nghĩa để xác định thuộc loại sự vật hiện tượng gì, có những đặc điểm nổi bật nào. - HS đọc ví dụ và nhận xét về cách b. Phương pháp liệt kê : nêu kiến thức GV: Thế nào là phương pháp liệt kê? - Kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất…của sự vật theo một trình tự nào đó. Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện và có ấn tượng về nội dung được thuyết minh. - HS đọc ví dụ c và nhận xét về cách c. Phương pháp nêu ví dụ: nêu kiến thức GV: Phương pháp nêu ví dụ có tác - Nêu ví dụ để người đọc tin vào vấn đề thuyết minh. dụng gì? - HS đọc ví dụ d và nhận xét về cách d. Phương pháp dùng số liệu: nêu kiến thức GV: Phương pháp dùng số liệu? - Sử dụng các số liệu vào quá trình thuyết minh làm cho người đọc dễ nắm bắt và có sức thuyết phục. - HS đọc ví dụ e và nhận xét về cách e. Phương pháp so sánh: nêu kiến thức. - Là so sánh đối chiếu sự vật, sự việc GV: Nêu phương pháp so sánh? đang được thuyết minh với sự vật, sự - HS đọc ví dụ g và nhận xét về cách việc khác nhằm nổi bật bản chất về nêu kiến thức vấn đề đang dược thuyết minh g. Phương pháp phân loại, phân tích: GV: Nêu phương pháp phân tích, phân - Là phương pháp chia vấn đề, đối tượng thành từng mặt để lần lượt loại? thuyết minh giúp người đọc hiểu hệ - HS ghi nhớ. GV khái quát nội dung thống đầy đủ về đối tượng bài học. (* Ghi nhớ: SGK) Hoạt động 2: Luyện tập II. Luyện tập - GV chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu Bài tập 1 : HS thảo luận nhóm (sử dụng kỹ thuật - Kiến thức về y học : Tác hại của khăn phủ bàn) khói thuốc vào phổi, hồng cầu, động +Nhóm 1: Bài tập 1 mạch…, - Kiến thức về xã hội :tâm lí +Nhóm 2: Bài tập 2 sai lầm của một số người hút thuốc lá. +Nhóm 3: Bài tập 3 Bài tập 2 : Các phương pháp thuyết - HS thảo luận (mỗi HS đưa ra ý kiến, minh là : so sánh, đối chiếu, phân tích cả nhóm thống nhất ý kiến trình bày (từng tác hại), nêu số liệu. kết quả vào phiếu học tập. Đại diện Bài tập 3 : các nhóm lên trình bày trước lớp. Các - Kiến thức: lịch sử,quân sự về cuộc nhóm khác nhận xét, bổ sung chéo sống của các nữ thanh niên xung. nhau). - Phương pháp thuyết minh chủ yếu: - GV: đánh giá, bổ sung, thống nhất . dùng số liệu, sự kiện cụ thể. Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà - Nắm vững nội dung bài học. - Chuẩn bị bài tiếp theo: Trả bài kiểm tra Văn, bài Tập làm văn số 2 Ngày soạn: 22/10/2012 Ngày dạy:…./…./2012.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> Tiết 48 :. TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: -Củng cố kiến thức về phần truyện ký Việt Nam.Cách làm bài văn t ự sự k ết hợp với miêu tả và biểu cảm. 2. Kĩ năng:Nhận xét,phát hiện lỗi,sửa lỗi.Kỹ năng làm bài văn tự sự,văn bản ngắn,đoạn văn 3. Thái độ:Biết học tập phát huy ưu điểm.Phê bình, nhận xét, rút kinh nghiệm qua hai bài kiểm tra của mình. B. CHUẨN BỊ GV: Bài soạn.Bảng phụ. HS: Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định tổ chức : 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3.Tổ chức dạy học bài mới : *Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1 : Trả bài - Tìm hiểu I. Đề bài : ( đã lập ở tiết 35 - 36 và đề bài và đáp án tiết 41 ). - GV trình bày đề bài qua bảng phụ. II. Yêu cầu đáp án - GV nêu đáp án cho đề bài. (Trình bày 1. Bài kiểm văn (như đã nêu ở tiết 41) vào bảng phụ) 2. Bài viết Tập làm văn số 2 (như đã nêu ở tiết 35, 36) - GV trả bài cho HS (có thể trả trước 3 - III. Trả bài 4 ngày.) Hoạt động 2 : Nhận xét và đánh giá IV. Nhận xét, đánh giá - HS: Đối chiếu bài làm với đáp án rồi rút ra nhận xét về những ưu nhược 1. Bài kiểm tra Văn : điểm của bài mình. a. Ưu điểm : - GV: gọi 4 đối tượng HS tự nhận xét. + Nội dung : - Làm tố phần trắc nghiệm. - GV đánh giá chung về bài làm của - Đa số các em hiểu và làm bài đúng HS, chỉ ra các ưu nhược điểm của HS. yêu cầu của đề bài. - Nhiều bài trình bày sạch đẹp, diễn đạt lưu loát ít lỗi. b. Nhược điểm : - Nội dung : tóm tắt dài dòng. Bài học nêu chưa sâu sắc. Cảm nhận về nhân vật lan man, thiếu ý. - HS : Đối chiếu bài làm với đáp án - Hình thức : trình bày ngắn sơ sài. rồi rút ra nhận xét về những ưu nhược Chữ viết lỗi chính tả nhiều điểm của bài mình. 2. Bài Tập làm văn số 2 : - GV :gọi 4 đối tượng hs tự nhận xét. a. Ưu điểm : - Làm tốt trắc nghiệm. -Gv đánh giá chung về bài làm của HS, - Viết đúng kiểu bài tự sự kết hợp với chỉ ra các ưu nhược điểm của hs,chọn miêu tả và biểu cảm. hs đọc bài minh hoạ cho phần nhận xét. - Nội dung : Các câu chuyện kể rất phong phú, đa dạng có ý nghĩa tích cực, có tính giáo dục tốt..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> - Hình thức : Cấu trúc 3 phần, nhiều bài trình bày sạch đẹp, rõ ràng. b. Nhược điểm : - Nội dung : Có một số bài làm còn sơ sài về nội dung. Một số bài lạc đề. Hoạt động 3 : Sửa lỗi - GV dùng bảng phụ hệ thống toàn bộ - Hình thức: Một số bài chữ viết xấu, không rõ ràng, tẩy xoá nhiều, trình bày lỗi chung cơ bản của HS . cẩu thả. IV. SỬA LỖI: - GV hướng dẫn HS sửa lỗi 1. Hệ thống lỗi cơ bản và sửa lỗi. Lỗi Sửa lỗi - Kết hợp chưa - Kết hợp tốt yếu tốt, hoặc thiếu tố tự sự, miêu tả yếu tố miêu tả và và biểu cảm trong biểu cảm trong bài văn tự sự. bài văn tự sự. - Bổ sung ý thiếu, - Thiếu hoặc sai ý sửa ý sai. - HS phát hiện lỗi và sửa lỗi (theo mẫu) - Sai lỗi chính tả - Sửa lỗi chính tả - Diễn đạt, sắp - Diễn đạt, sắp - GV kiểm tra, chỉnh sửa. xếp ý còn vụng xếp ý rõ ràng, bố về chưa rõ bố cục 3 phần hợp cục…. lý ... 2. Tự tìm lỗi và sửa lỗi trong bài làm văn Hoạt động 4 : Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà - Xem lại bài làm, tự sửa lỗi, rút kinh nghiệm cho bài văn sau. - Chuẩn bị bài sau : Bài toán dân số..

<span class='text_page_counter'>(87)</span> TUẦN 13 Ngày soạn: 07 /11/2012 Ngày dạy: …./…. / 2012 Tiết 49 :. Văn bản:. BÀI TOÁN DÂN SỐ. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được mục đích và nội dung chính mà tác gi ả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người. - Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết. 2. Kĩ năng: Đọc và phân tích lập luận chứng minh, giải thích trong một văn bản nhật dụng. 3. Thái độ: Tuyên truyền mọi người ý thức sinh đẻ có kế hoạch B. CHUẨN BỊ : GV: Bài soạn, Bảng phụ, tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài: Tìm hiểu về sự gia tăng dân số ở địa phương, tác động của nó tới đời sống, kinh tế, văn hoá .Từ đó đề xuất giải pháp cho vấn đề này C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ (Vấn đáp) - Nêu ý nghĩa văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”? 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung - GV hướng dẫn HS đọc, đọc mẫu, 1. Đọc, tìm hiểu từ khó gọi 2- 3 HS đọc tiếp. GV nhận xét HS đọc. 2. Thể loại - GV giải thích thêm các từ khó. - Văn bản nhật dụng : (Vấn đề xã hội ) GV: Xác định thể loại, phương thức - Phương thức biểu đạt: Lập luận, tự sự, thuyết minh và biểu cảm. biểu đạt chính? 3. Bố cục : 3 phần.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> - Phần 1 : Từ đầu… sáng mắt ra : Bài GV: Xác định bố cục của văn bản? toán dân số – vấn đề từng đặt ra từ Nội dung mỗi phần là gì? thời cổ đại. - Phần 2: Tiếp theo đến 31 bàn cờ : GV trình bày qua bảng phụ. Chứng minh, giải thích vấn đề xung quanh bài toán cổ. - Đoạn còn lại : Kêu gọi mọi người quan tâm đến việc chống sự bùng nổ gia tăng dân số. II. Tìm hiểu chi tiết: Hoạt động 2 : Tìm hiểu chi tiết 1. Bài toán dân số: -Thực chất là: vấn đề dân số,kế hoạch GV: Bài toán dân số thực chất là vấn hoá gia đình dường như đẫ được đặt ra đề gi? Được đặt ra từ thời nào? từ thời cổ đại Nghệ thuật diễn đạt? *Nghệ thuật:nói bằng hình ảnh ẩn dụ,tượng trưng - Nêu vấn đề bất ngờ, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. 2. Chứng minh, giải thích vấn đề xung quanh bài toán cổ: - Bài toán cổ nổi tiếng: bài toán hạt thóc - HS tóm tắt chuyện kén rể của nhà tăng theo cấp số nhân với cộng bội là 2 thông thái. (Đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất, ô thứ hai đặt hai hạt, các ô tiếp theo cứ thế nhân đôi, tổng số thóc có thể phủ khắp bề mặt trái đất) GV: Nhận xét về cách nêu vấn đề?. GV: Mục đích kể câu chuyện là gì?. - So sánh với sự gia tăng dân số của loài người. - Ban đầu chỉ 2 người đến 1995 là 5,63 GV: Tiếp theo tác giả dẫn chứng và tỷ người tương ứng với ô số 33 của bàn cho biết dân số hiện nay đạt đến mức cờ: Dân số phát triển theo cấp số nhân. nào? - Tỷ lệ sinh con của một số nước châu Phi, châu Á … Nhịp độ tăng dân số cao GV: Đưa ra tỉ lệ gia tăng dân số của (tỷ lệ thuận với sự nghèo đói lạc hậu và các nước châu Á, châu Phi, các khả tỷ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế, năng sinh đẻ của phụ nữ một số nước văn hoá, giáo dục.) muốn nhấn mạnh điều gì và có thuyết - Đến 2015 dự báo dân số khoảng hơn 7 phục không? tỷ đồng - sang ô thứ 34 của bàn cờ: Cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số. * Nghệ thuật: chứng minh bằng số liệu. Lý lẽ ngắn gọn, chặt chẽ 3. Con đường tồn tại và phát triển của nhân loại: - Hướng vào chủ đề bài toán dân số - Dẫn câu nói nổi tiếng của Hawlet GV: Mục đích của phần cuối bài viết - Kêu gọi mọi người hạn chế sự gia này là gì? tăng dân số,chống bùng nổ dân số.Đó là con đường tồn tại và phát triển của loài người. III. Tổng kết: Hoạt động 3 : Tổng kết Ghi nhớ: SGK GV: Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật?.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> - HS đọc ghi nhớ IV-Luyện tập Hoạt động 4 : Luyện tập Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng - Gv yêu cầu HS đọc phần đọc thêm dân số là gì ? và cho biết: Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là gì ? Hoạt động 5 : Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà: - Tiếp tục tìm hiểu về sự gia tăng dân số ở địa phương em, tác động của nó tới đời sống, kinh tế, văn hoá. Từ đó đề xuất giải pháp cho vấn đề này. - Chuẩn bị bài tiếp theo: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Ngày soạn: 07 /11/2012 Ngày dạy:..../...../2012 Tiết 50 : Tiếng việt DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - HS nắm được công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 2.Kĩ năng: - Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết. Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 3.Thái độ: - Có ý thức sử dụng hai loại dấu câu cho phù hợp trong giao tiếp. B. CHUẨN BỊ GV: Bài soạn. Bảng phụ, tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài. Phiếu học tập C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ (Vấn đáp) : - Kể tên các loại dấu câu mà em đã học ở lớp 6, 7 ? (Yêu cầu nêu được: Lớp 6 : Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy. Lớp 7 : Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang, dấu gạch nối. ) 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1 : Dấu ngoặc đơn I. Dấu ngoặc đơn - HS đọc ví dụ trên bảng phụ. 1.Ví dụ : a. Đánh dấu phần giải thích (cho từ GV: Dấu ngoặc đơn trong những đoạn “họ” ngụ ý chỉ ai) : giúp hiểu rõ hơn phần chú thích. trích trên được dùng để làm gì? b. Đánh dấu phần thuyết minh ( về con ba khía ) : giúp hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này. c. Đánh dấu phần bổ sung (thông tin về năm sinh, năm mất của nhà thơ Lí Bạch và Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên. ) GV: Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không?Vì sao?. - Nếu bỏ dấu ( ) thì ý nghĩa của đoạn trích không thay đổi vì nó không thuộc phần nghĩa cơ bản. 2. Ghi nhớ : - Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần chú GV: Vậy công dụng của dấu ngoặc thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung). đơn là gì?.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> - HS đọc hiểu ghi nhớ(sgk) nêu ví dụ Hoạt động 2 : Dấu hai chấm : - HS đọc ví dụ trên bảng phụ. GV: Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?. II. Dấu hai chấm 1.Ví dụ : a. Báo trước lời đối thoại (của Dế Mèn với Dế Choắt và ngược lại). b. Báo trước lời dẫn tiếp (Thép mới dẫn lại lời của người xưa). c. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó.. - Nếu bỏ dấu 2 chấm, câu văn hoặc đoạn văn không chỉ mất đi một phần nghĩa cơ bản mà còn trở nên không hoàn chỉnh về nghĩa và bị coi là sai. 2. Ghi nhớ : Dấu hai chấm dùng để : - Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, GV: Qua phân tích em hãy cho biết thuyết minh cho một phần trước đó. - Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp công dụng của dấu hai chấm? (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối - HS đọc hiểu ghi nhớ (sgk) nêu ví dụ thoại (dùng với dấu gạch ngang). III-Luyện tập Bài 1:Công dụng của dấu ngoặc đơn và Hoạt động 3 : Luyện tập GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu HS dấu hai chấm thảo luận nhóm (sử dụng kỹ thuật a) Đánh dấu phần giải thích b) Đánh dấu phần thuyết minh. khăn phủ bàn) c) Đánh dấu phần bổ sung. +Nhóm 1: Bài tập 1,2 Bài 2: +Nhóm 2: Bài tập 3 a. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích +Nhóm 3: Bài tập 4 cho ý: họ thách nặng quá. +Nhóm 4: Bài tập 5 b. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại - HS thảo luận (mỗi HS đưa ra ý kiến, và phần thuyết minh nội dung mà Dế cả nhóm thống nhất ý kiến trình bày Choắt khuyên Dế Mèn. kết quả vào phiếu học tập. Đại diện c. Đánh dấu (báo trước) phần thuyết các nhóm lên trình bày trước lớp. Các minh cho ý: đủ màu là những màu nào. nhóm khác nhận xét, bổ sung chéo Bài 3 : Được vì nghĩa của câu đoạn không thay đổi. Nhưng nghĩa của phần nhau. đặt sau dấu hai chấm không được nhấn - GV: đánh giá, bổ sung, lưu ý, thống mạnh bằng. Bài 4 : - Không bỏ được vì phần sau nhất . dấu hai chấm là thông tin cơ bản. (Chú ý bài 4: Chỉ trong trường hợp bỏ - Có thể bỏ được vì phần trong dấu phần cho dấu : đánh dấu mà phần còn ngoặc đơn trả lời câu hỏi:.Hai bộ phận lại vẫn có sự hoàn chỉnh về nghĩa thì nào? dấu hai chấm mới có thể thay đổi Bài 5 : Sai vì dấu ( ) cũng như dấu “ ” bao giờ cũng được dùng thành cặp. bằng dấu ngoặc đơn). - Phần được đánh dấu bằng dấu ( ) không phải là bộ phận của câu. - Bài 6 hs làm việc độc lập. Bài 6 : Viết đoạn văn có sử dụng dấu - GV kiểm tra, đánh giá. ngoặc đơn, dấu hai chấm. Hoạt động 4 : Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà - Nắm vững kiến thức bài học. - Tìm thêm những văn bản có chứa dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm và phân tích tác dụng. - Chuẩn bị bài tiếp theo: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. GV: Nếu bỏ dấu hai chấm thì ý nghĩa trên có thay đổi không ?Vì sao? GV lưu ý: Đây cũng là điểm khác biệt đối với dấu ngoặc đơn.. Ngày soạn: 07/11/2012 Ngày dạy:...../...../ 2012.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> Tiết 51 : Tập làm văn ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: HS hiểu được đề văn thuyết minh .Cách làm bài văn thuyết minh: Quan sát, tích luỹ tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài v ăn thuy ết minh. 2. Kĩ năng: - Xác định yêucầu cua một đề văn thuyết minh - Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý vận hành, công dụng…của các đối tượng thuyết minh - Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: Tích cực chủ động học tập. B. CHUẨN BỊ GV: Bài soạn. Bảng phụ, tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ (Vấn đáp) - Trong văn bản thuyết minh người ta thường sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? (Yêu cầu nêu được: 6 phương pháp: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích.) 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ Hoạt động 1 : Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh - HS đọc đề bài ở bảng phụ GV: Đề nêu lên điều gì?( Đối tượng thuyết minh). Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào?. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh : 1.Đề văn thuyết minh : * Tìm hiểu yêu cầu của đề văn thuyết minh: - Đối tượng cần thuyết minh: Con người, đồ vật, loài vật, di tích, thực vật, món ăn, GV: Nhận xét về phạm vi các đề văn đồ chơi, lễ hội… trên? - Đa dạng, phong phú. GV: Yêu cầu các đề văn trên là gì? - Yêu cầu: Giới thiệu, giải thích, thuyết minh ( các đề không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích. ) GV: Đọc đề bài trên và cho biết đề 2. Cách làm bài văn thuyết minh * Ví dụ : nêu lên đối tượng gì? Yêu cầu gì? - Đối tượng thuyết minh: Chiếc xe đạp GV: Tính chất của đề thuyết minh về - Yêu cầu: không có hai chữ thuyết minh nhưng rõ ràng là phải thuyết minh. chiếc xe đạp? - Tìm hiểu tính chất của đề : + Yêu cầu trình bày chiếc xe đạp như là một phương tiện giao thông phổ biến. GV: Bài văn này gồm mấy phần? Nội Do đó cần trình bày cấu tạo, tác dụng dung từng phần? của xe đạp. - Xây dựng bố cục và nội dung :.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> (bảng phụ). a. Mở bài : Giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp. b. Thân bài :Giới thiệu về cấu tạo của xe đạp và nguyên tắc hoạt động của nó. - Hệ thống chuyển động gồm: Khung, bàn đạp, trục, đĩa răng cưa, ổ líp, bánh xe - Hệ thống điều khiển: Ghi đông, bộ phanh… - Hệ thống chuyên chở gồm : Yên xe. Giá đèo hàng, giỏ đựng đồ - Các bộ phận phụ : Chắn bùn, chắn xích, đèn… c. Kết bài : Nêu lên vị trí của chiếc xe GV: Tác giả sử dụng phương pháp đạp trong đời sống của người Việt Nam thuyết minh có thích hợp không? Nhận và trong tương lai. xét về ngôn ngữ? - Phương pháp thuyết minh: thích hợp GV: Đề văn thuyết minh và cách làm - Ngôn ngữ: chính xác, dễ hiểu bài văn thuyết minh? GV củng cố kiến thức bài học. 3. Ghi nhớ: SGK Hoạt động 2 : Luyện tập -GV hướng dẫn HS luyện tập:. II. Luyện tập Đề bài :Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Bước 1: Xác định yêu cầu của đề Nam *Xác định yêu cầu của đề: - Đối tượng thuyết minh : Chiếc nón lá Việt Nam *Tìm ý - Đặc điểm tiêu biểu của chiếc nón lá Việt Nam + Nguồn gốc, chất liệu, cấu tạo, hình Bước 2: Xác định ý và xây dựng bố dáng, sắc màu… cục + Vai trò, tác dụng của chiếc nón lá trong đời sống, sinh hoạt của người Việt Nam - Lập dàn ý: * Mở bài :nêu định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam * Thân bài - Hình dáng chiếc nón - HS thực hiện - Vật liệu làm nón : Mo nang làm cốt, dây móc, lá nón, khuôn nón, vòng nón bằng tre, sợi buộc - Quy trình làm nón: Lá nón sau khi phơi 2 đến 3 nắng sẽ ngã từ màu xanh chuyển sang màu trắng, được rải trên nền đất - GV kiểm tra,đánh giá. cho mềm, rồi người ta sẽ cho rộng bản. Sau đó đó đặt lá lên lưỡi cày nung nóng để là cho phẳng. Vòng nón được chốt tròn đều đặn, chỗ nối cũng không có vết gợn. Cuối cùng là đặt lá lên lớp vành khuôn. Sợi móc len theo mũi kim qua 6 lớp vòng bằng cột tre để hoàn chỉnh sản phẩm. Nón hơ xong còn được hơ trên diêm sinh cho thêm trắng và tránh bị mốc. -Các vùng nổi tiếng về nghề nón : Huế, Quảng Bình, làng Chuông (Hà Tây)… - Tác dụng: Chiếc nón lá rất gần gũi với.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> đời sống sinh hoạt của người Việt Nam. Nó che mưa, che nắng. Nó làm thêm phần duyên dáng cho các thiếu nữ Việt Nam trong những dịp hội hè. Chiếc nón đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam * Kết bài : Cảm nghĩ về chiếc nón Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà -Nắm vững kiến thức bài học.Tiếp tục tập tìm ý và lập dàn ý cho đề v ăn thuy ết minh -Sưu tầm ,tìm hiểu những tri thức khách quan về các đối tượng gần g ũi v ới cu ộc sống -Chuẩn bị bài tiếp theo: Chương trình địa phương Ngày soạn: 07/11/2012 Ngày dạy:...../...../ 2012 Tiết 52 :. Chương trình địa phương - phần văn NHÌN CHUNG VỀ VĂN HỌC VIẾT THANH HÓA THỜI TRUNG ĐẠI. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức : - HS hiểu thêm về cách tìm hiểu các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương trước 1975 2.Kĩ năng : - Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương - Đọc - hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương. - Biết cách thống kê tài liệu, thơ văn về địa phương 3.Thái độ : - Trân trọng giữ gìn các giá trị văn học viết của Thanh Hoá B. CHUẨN BỊ GV : Bài soạn.Bảng phụ, tài liệu tham khảo. HS : Chuẩn bị bài.Giấy lớn. Sưu tầm tranh ảnh,lập sổ tay về các nhà thơ,nhà văn địa phương C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1.Tổ chức lớp : 2.Kiểm tra bài cũ :GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3.Tổ chức dạy học bài mới : *Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ Hoạt động 1 : Lập bảng tiến trình văn học trung đại Thanh Hóa - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu : Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ người địa phương theo mẫu: Thời kì Tác giả Tác phẩm 1 …. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT I-Lập bảng tiến trình VHTĐ Thanh Hoá (danh sách những nhà văn, nhà thơ người địa phương) Tiến Tác giả Tác phẩm trình văn học trung đại Thanh Hoá 1.Thời kỳ Khương Bạch Vân.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> - HS thảo luận nhóm thực hiện theo yêu cầu. Đại diện các nhóm trình bày (bảng phụ). - GV nhận xét, bổ sung.(Bảng phụ). - HS đã chuẩn bị trình bày độc lập. - GV đánh giá, cho HS đọc thêm những bài thơ, bài văn hay viết về địa phương.. - GV hướng dẫn HS lựa chọn nhà văn hoặc nhà thơ người địa phương để giới thiệu và chọn đọc diễn cảm đoạn thơ văn hay về địa phương - HS thực hiện - GV kiểm tra, đánh giá. Hoạt động 2 : Tiến hành sưu tầm. mở đầu từ Công Các vua Phụ Hùng-Bắc thuộc Ngô Chân Lư u Lê Quát Hồ Quý Li 2. Từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ Hồ Nguyên XIX Trừng Nguyễn Mộng Tuân Đào Duy Từ …. chiếu Hải. MaiNgọcTha nh 4-Đầu thế Nguyễn kỷ XX- Ngọc Quế trước 1975 Văn Đắc Hữu Loan Lê Đình Cánh, Anh Thi Đặng Aí Hồ DZếnh Nguyễn Duy Từ Nguyên Tĩnh Nguyễn Ngọc Liễn Hà Thị Cẩm Anh. Ve sầu Người Gìa Lời cây buồm Hoa Lúa Mẹ ra Hà Nội Thuyền thanlại đậu BếnThan Nhà hằng hải Quê hương Đò lèn Người tình của cha Qúa Khứ. Xuân. Vương Lang Quy Nỗi lòng Trả lời người phương Bắc hỏi về phong tục nước An Nam Nam ông mộng lục Lam Sơn phú. Hổ trướng khu cơ … Nhữ Bá Sỹ Nhớ mùa thu 3.Nửa sau Phạm Bành án phủ Hà thế kỷ Hoàng Bật Câu đối khi XIX làm khởi nghĩa Đạt Câu đối khóc Nguyễn Đôn Phạm Bành … Tiết. Qủa còn. II.Sưu tầm và chép lại những bài thơ,bài văn, đoạn văn hay viết về địa phương. *Ví dụ: Luỹ tre xanh Hồ DZếnh Làng tôi thắt đáy lưng …tre Sông dài ,cỏ mượt đường đê bốn mùa Nhịp đời định sẵn từ xưa.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> Ươm tơ tháng sáu,lên chùa tháng giêng Chợ làng mỗi quý mười phiên Đong ngô đổi gạo trang tiền bằng khoai Trong làng lắm gái,thưa trai, Nên thường có luật chồng hai vợ liền!. Hoạt động 3 : Luyện tập GV hướng dẫn HS luyện tập. Làng gần đô thị,tuy nhiên, Mắt trong vẫn giữ được niềm sắt son. Êm đềm lối xóm,đường thôn, Màu duyên ân ái nên còn thoảng bay.. Tôi yêu nhưng chính là .say Tình quê hương Việt-bàn tay dịu dàng Thơ tôi:đê tắm bướm vàng, Con sông be bé,cái làng xa xa. III. Luyện tập 1. Giới thiệu về một nhà văn,nhà thơ người địa phương 2. Đọc diễn cảm một đoạn thơ,đoạn văn hay viết về địa phương Hoạt động 4 : Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà - Sưu tầm tranh ảnh, lập sổ tay về các nhà thơ, nhà văn địa phương - Chuẩn bị bài tiếp theo: Dấu ngoặc kép. Ngàysoạn:15/11/2010 2010 Tiết 53: Tiếng việt. Ngày dạy: /11/ Dấu ngoặc kép. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức:Hs hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép 2.Kĩ năng:Sử dụng được dấu ngoặc kép trong khi viết văn bản.Sử dụng phối hợp với các dấu câu khác.Sửa lỗi về dấu ngoặc kép 3.Thái độ:Tích cực, chủ động học tập. B. CHUẨN BỊ. GV:Bài soạn. Bảng phụ, tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài.Tìm những văn bản có dấu ngoặc kép. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Tổ chức lớp : 2.Kiểm tra bài cũ (Vấn đáp) - Trình bày công dụng của dấu ngoặc đơn ? Lấy ví dụ. (Yêu cầu nêu được: Dấu ngoặc đơn dùng để chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thông tin thêm).

<span class='text_page_counter'>(96)</span> 3.Tổ chức dạy học bài mới : *Giới thiệu bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. -Hs đọc ví dụ trên bảng phụ -GV hỏi: Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trên có tác dụng gì? -Hs trả lời -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Công dụng : *Ví dụ: Dấu ngoặc kép dùng để: a-Đánh dấu lời dẫn trực b-Đánh dấu Từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ : Dùng từ ngữ “ dải lụa” để chỉ chiếc cầu (xem chiếc cầu như một dãi lụa). c-Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai ,châm biếm d- Đánh dấu tên của tác phẩm.. -GV hỏi: Qua phân tích ví dụ em hãy chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép? * Ghi nhớ : Công dụng của dấu ngoặc kép : -HS: kết luận. -Đánh dấu từ ngữ,câu,lời dẫn trực tiếp ; -GV: Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến -Đánh dấu từ ngữ ,câu được hiểu thức.Giáo dục,lưu ý thêm hs theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; -Đánh dấu tên tác phẩm,tờ báo,tập -Gv yêu cầu hs thực hiện bài 1. san,…được dẫn -Hs thực hiện,nhận xét,bổ sung. -Gv đánh giá,bổ sung,lưu ý:Hai câu II. Luyện tập thơ ở mục e cũng được dẫn trực Bài1 : Dấu ngoặc kép đánh dấu : tiếp, nhưng khi dẫn thơ người ta ít a-Câu nói giả định được dẫn trực đặt phần dẫn vào trong dấu ngoặc b,d- Từ ngữ được dùng với hàm ý kép. mỉa mai c-Từ ngữ được dẫn trực tiếp và có hàm ý mỉa mai e-Từ ngữ được dẫn trực tiếp: (được dẫn lại từ hai câu thơ của Nguyễn -Gv treo bảng phụ ghi nội dung bài Du.) 2 .Yêu cầu hs lên điền dấu -Hs thực hiện,nhận xét,bổ sung. -Gv đánh giá,bổ sung,lưu ý: “Đây là …” là lời dẫn trực tiếp, trong trường hợp này không phải là lời của người khác mà là lời của chính người nói được dùng vào một thời điểm khác -Hs phát biểu trả lời nội dung bài 3 -Gv đánh giá,bổ sung,lưu ý. -Hs làm bài 4 độc lập -Gv kiểm tra,đánh giá. Bài 2 : a-Cười bảo : -…“cá tươi” …“tươi” ->Dấu hai chấm đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp; dấu ngoặc kép đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp. b-… Chú Tiên Lê: “cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu c - Bảo hắn : “đây là…sào” ->Dấu hai chấm đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp; dấu ngoặc kép đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp. Bài 3 : a-Lời dẫn trực tiếp nên phải đầy đủ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép b-Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như trên vì câu nói không.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp). Bài tập 4 : Viết đoạn văn có dùng dấu ngoặc kép,dấu ngoặc đơn,dấu hai chấm.Giải thích công dung của các dấu câu đó 4 : Hướng dẫn hs học ở nhà -Nắm vững kiến thức bài học - Chuẩn bị bài mới: Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng. D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:. ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ... Ngày soạn:16 /11/2010. Ngày dạy:. 2010 Tiết 54 : Tập làm văn Luyện nói : Thuyết minh về một thứ đồ dùng. /11/. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức : -Củng cố,nâng cao kiến thức làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng :cách tìm hiểu,quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo công dụng…của những vật gần gũi với bản thân.Cách xây dựng trình tự nội dung cần trình bày bằng nhôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp 2.Kĩ năng: -Tạo lập văn bản thuyết minh. -Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp 3.Thái độ: Mạnh dạn tự tin ,tích cực nói trước lớp. B. CHUẨN BỊ : GV: Bài soạn.Bảng phụ, tài liệu tham khảo. HS:.Tìm hiểu,xây dựng bố cục bài văn thuyết minh về một vật dụng tự chọn.Tự luyện nói ở nhà. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Tổ chức lớp : 2.Kiểm tra bài cũ (kết hợp với phần luyện nói) 3.Tổ chức dạy học bài mới : *Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. -GV ghi đề bài lên bảng. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Chuẩn bị: * Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước. 1-Tìm hiểu đề và tìm ý: - Đối tượng thuyết minh: cái phích nước - Trình bày công dụng , cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt và cách bảo.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> quản,sử dụng. 2-Quan sát kỹ đồ dùng,tìm hiểu cấu tạo,công dụng… 3-Bố cục: a) Mở bài:Giới thiệu về cái phích -Các nhóm nhận xét. nước. b) Thân bài: - Cấu tạo: + Ruột phích: hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không làm mất khả -GV: Nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung năng truyền nhiệt ra ngoài ; phía trong lớp thuỷ tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt ; miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt. + Vỏ phích: bằng sắt hoặc nhựa. - Công dụng: giữ nhiệt ,dùng cho sinh hoạt đời sống - Cách bảo quản và sử dụng. c-Kết bài: Đánh giá về cái phích 3-Xác định phương pháp thuyết minh -Gv nêu yêu cầu khi luyện nói sẽ sử dụng -Gv tổ chức cho hs luyện nói theo tổ 4-Chuẩn bị đồ dùng để phần giới -Mỗi nhóm cử đại diện trình bày thiệu thêm cụ thể luyện nói II.Luyện nói: + Phần mở bài 1-Yêu cầu: + Phân thân bài a-Nội dung: kiến thức đầy đủ,chính + Phần kết bài xác. +Cả bài b-Hình thức: -Vị trí trình bày phù hợp -Ngôn ngữ nói mạch lạc,rõ ràng,chính xác .Âm lượng đủ nghe,ngữ điệu hấp dẫn -Thái độ bình tĩnh ,tự tin. C -Biết nghe và nhận xét phần trình -Hs các nhóm nhận xét chéo bày của bạn cả về nội dung và hình thức - Gv theo dõi hs luyện nói, chú ý cách 2-Luyện nói: dùng từ, đặt câu, phát âm để sửa III.Nhận xét, đánh giá, rút kinh chữa cho hs. nghiệm: 1-Ưu điểm: - Gv nhận xét, tổng kết, cho điểm. 2- Nhược điểm: -Hs rút kinh nghiệm,sửa lỗi 3-Bổ sung,rút kinh nghiệm a-Nội dung b-Hình thức -Đại diện nhóm hs trình bày phần đã chuẩn bị. 4 : Hướng dẫn hs học ở nhà - Lập dàn ý cho đề văn:Thuyết minh về cây bút bi -Chuẩn bị :Viết bài tập làm văn số 3. D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. 11/2010. Ngày soạn:16 /.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> Ngày dạy:. 2010 Tiết 55 – 56 :. /11/. Viết bài tập làm văn số 3 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: Kiểm tra toàn diện những kiến thức đã học về kiểu bài thuyết minh 1. Kĩ năng: Tìm hiểu đề,tìm ý,xây dựng bố cục,vận dụng phương pháp thuyết minh,diễn đạt, trình bày. 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, tích cực làm bài. B. CHUẨN BỊ :. *HS: ôn tập,giấy làm bài. *GV: * Đề bài : Thuyết minh về cây bút . * Đáp án và biểu điểm : 1.Nội dung : 8đ ( Đảm bảo các yêu cầu sau ) a) Mở bài : (1,5đ) - Giới thiệu về cây bút là vật dụng quen thuộc,gắn bó với con người trong đời sống. b) Thân bài : (5đ) - Nguồn gốc : bút ra đời từ rất lâu đời(gắn với sự ra đời của văn học viết - Qui trình sản xuất : thủ công hoặc đồng loạt theo dây chuyền. - Chủng loại : bút bi,bút máy,bút chì,bút lông…. - Cấu tạo,chất liệu : vỏ, ruột… - Công dụng : + Ghi chép, trao đổi thông tin kiến thức, đặc biệt có ý nghĩa với tuổi học đường và công chức.Dùng để tẩy xoá,đánh dấu… + Sử dụng tiện ích, tạo nguồn lợi nhuận, dễ tiêu thụ. c) Kết bài : (1,5đ) Cảm nghĩ về cây bút. 2. Hình thức : (2đ) - Trình bày đúng bố cục 3 phần, đúng kiểu bài văn thuyết minh. - Ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, dễ hiểu,chính xác,,hấp dẫnthuyết phục. - Kết hợp tốt các phương pháp thuyết minh. - Chữ viết không sai lỗi chính tả, câu đúng ngữ pháp. *Lưu ý: -Căn cứ vào bài viết của hs,gv có thể linh động cho điểm cho hợp lý. -Khuyến khích những bài làm sáng tạo,thể hiện được phong cách cá nhân. C. TỔ CHỨC LÀM BÀI:. 1.Ổn định lớp:Gv kiểm tra sĩ số,tác phong của hs 2. Nêu yêu cầu giờ làm bài; Làm bài nghiêm túc,đúng quy chế.Nộp bài đủ,đúng giờ 3.Làm bài: Hs làm bài vào giấy đã chuẩn bị 4.Theo dõi hs làm bài: Gv theo dõi,nhắc nhở hs làm bài theo đúng yêu cầu đã nêu 5.Thu bài: Gv thu bài,kiểm tra số bài hs nộp. 6.Nhận xét giờ làm bài………………………………………………………… 7.Hướng dẫn hs học ở nhà: - Chuẩn bị bài: Vào nhà tù Quảng Đông cảm tác. D-đánh giá,điều chỉnh:.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ....... ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ....... ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ....... Ngày soạn: 20/11/2010 2010 Tiết 57 : Văn bản. Ngày dạy:. /11/. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức :Hs cảm nhận được : -Thấy được nét mới mẻ về nội dung trong một số tác phẩm thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật của văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX qua một số sáng tác tiêu biểu của Phan Bội Châu -Cảm nhận được vẻ đẹp :khí phách kiên cường,phong thái ung dung và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù -Nghệ thuật truyền cảm,lôi cuốn ;cảm hứng hào hùng,lãng mạn ;giọng thơ mạnh mẽ,khoáng đạt thể hiện trong bài thơ 2.Kĩ năng : -Đọc-hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX . -Cảm nhận được giọng thơ,hình ảnh thơ trong văn bản 3.Thái độ:Trân trọng, quý mến, khâm phục tác giả B. CHUẨN BỊ. GV: Bài soạn,ảnh chân dung Phan Bội Châu, tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Tổ chức lớp : 2.Kiểm tra bài cũ :GV kiểm tra vở soạn bài của HS..

<span class='text_page_counter'>(101)</span> 3.Tổ chức dạy học bài mới : *Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Tìm hiểu chung về văn bản 1.Tác giả : -HS đọc chú thích. - Phan Bội Châu (1867 –1940)quê Nam Đàn - Nghệ An. -GV hỏi :Trình bày hiểu biết của em -Nhà cách mạng, nhà yêu nước lớn về tác giả ,tác phẩm? của dân tộc 20 năm đầu thế kỷXX -Nhà thơ, văn lớn với những tác ph ẩm thể hiện lòng yêu nước,thương -HS trả lời. dân,khát vọng tự do độc lập 2.Tác phẩm: - Ra đời 1914 sau khi Phan Bội Châu bị giam ở Trung Quốc - Nằm trong tập “Ngục trung thư” - Thể thơ thất ngôn bát cú đường -Gv hướng dẫn đọc,gọi hs đọc,nhận luật 3.Đọc và tìm hiểu từ khó xét -Gv kiểm tra và lưu ý hs các từ khó 4-Bố cục: -Hs nhắc lại bố cục bài thơ thất ngôn bát cú đường luật II. Tìm hiểu chi tiết bài thơ: 1. Hai câu thơ đầu (phần đề): -Hs đọc hai câu thơ đầu -GV hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ -Nghệ thuật :Lặp từ vẫn nhằm thuật thể hiêụ của 2 câu thơ đầu? khẳng định,nhấn mạnh,giọng điệu -HS: trả lời. dí dỏm,đùa cợt,vừa cứng cỏi vừa -Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý. mềm mại -GV hỏi: Qua nghĩa từ “hào kiệt”, “phong lưu”cùng với quan niệm -> Biểu thị một phong thái ung dung, “chạy mỏi chân thì hãy ở tù”cho ta khí phách kiên cường ,hiên ngang hiểu gì về con người Phan Bội bất khuất,bất chấp mọi gian nguy Châu? thử thách -HS: trả lời.Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý. 2. Hai câu 3 – 4 (phần thực) : -GV hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ -Nghệ thuật : Giọng điệu : Trầm tĩnh thuật thể hiêụ của 2 câu thơ 3,4? mà thống thiết.Đối ngữ : khách -HS: trả lời. không nhà - người có tội, trong bốn -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý. biển-giữa năm châu -Gv hỏi:Phải chăng đây là một lời ->Bộc lộ tâm trạng đau đớn của than thở của một người tù bất đắc chí? Em hiểu ý của hai câu thơ trên người anh hùng:chưa làm được gì cho dân tộc (gắn sóng gió cuộc đời là thế nào? riêng với tình cảm chung của đất -HS: trả lời. nước ) -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý. -Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý. -Hs đọc hai câu thơ 5,6 -GV hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật thể hiêụ của 2 câu thơ này? -HS: trả lời.Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý. -GV hỏi: ý nghĩa của cặp câu 5 – 6 là gì?. 3. Hai câu 5 – 6 (phần luận) -Nghệ thuật : Giọng điệu sảng khoái,khí thế.Nói quá(bủa tay ôm chặt…).Phép đối. -> Thể hiện khẩu khí ,tầm vóc,năng lực của bậc anh hùng :dù bi kịch đến mức độ nào thì vẫn một lòng theo.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> -HS: trả lời. -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.. đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời ;ý chí lạc quan, niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa của Phan Bội Châu. -Hs đọc hai câu thơ cuối -GV hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật thể hiêụ của 2 câu thơ cuối? -HS: trả lời.Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý. -GV hỏi: Em hiểu “Thân ấy” và “sự nghiệp” ở đây là gì? Từ đó em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu kết? -HS: trả lời. -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.. 4. Hai câu cuối (phần kết) -Nghệ thuật : Câu cảm thán dõng dạc dứt khoát. Động từ còn tỏ ý khẳng định,nhấn mạnh. -> Khẳng định ý chí sắt thép,kiên trì cách mạng. Tư thế hiên ngang coi thường cái chết,tin tưởng vào tương lai sự nghiệp. -GV hỏi: Nét đặc sắc về nội dung ,nghệ thuật ý nghĩa của bài thơ? -HS: kết luận -Gv củng cố kiến thức(bảng phụ),giáo dục hs. -Hs thực hiện -Gv kiểm tra đánh giá.. III. Tổng kết 1. Nội dung -Hiện thực về cuộc đời gian truân của người chí sĩ yêu nước -Hình ảnh nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu : phong thái ung dung, khí phách hiên ngang bất khuất,bất chấp mọi gian nguy thử thách -ý chí niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa 2. Nghệ thuật -Viết theo thể thơ truyền thống -Xây dựng hình tượng người chí sĩ cách mạng rất thành công -Lựa chọn,sử dụng ngôn ngữ để thể hiện khẩu khí rắn rỏi,hào hùng,có sức lôi cuốn mạnh mẽ. c-Y nghĩa: -Vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù IV-Luyện tập -Đọc diễn cảm bài thơ. 4 : Hướng dẫn hs học ở nhà -Học thuộc bài thơ.Nắm vững kiến thức bài học -Đọc thêm tài liệu tham khảo về Phan Bội Châu. -Chuẩn bị bài : Đập đá ở Côn Lôn D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. Ngày soạn: 22/11/2010.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> Ngày dạy:. 2010 Tiết 58 : Văn bản Đập đá ở Côn Lôn. /11/. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức : Giúp h/s -Mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỷ XX.Thấy được sự đóng góp của Phan Châu Trinh cho nền văn học cách mạng đầu thế kỷ XX -Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh :với chí khí lẫm liệt,phong thái đường hoàng . -Hiểu được bút pháp nghệ thuật lãng mạn,cảm hứng giọng điệu hào hùng trong bài thơ. 2.Kĩ năng : -Đọc –hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường -Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ -Cảm nhận được giọng điệu,hình tượng trong bài thơ 3.Thái độ:Trân trọng, quý mến, khâm phục tác giả. B. CHUẨN BỊ. GV: Bài soạn.Tranh ảnh, tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Tổ chức lớp : 2.Kiểm tra bài cũ (Vấn đáp) - Đọc thuộc lòng bài thơ : Vào nhà tù Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu và nêu ý nghĩa của bài thơ ? 3.Tổ chức dạy học bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. -HS đọc chú thích. -GV hỏi :Trình bày hiểu biết của em về tác giả ,tác phẩm? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý -Gv hướng dẫn đọc,gọi hs đọc,nhận xét -Gv kiểm tra và lưu ý hs các từ khó. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả : - Phan Châu Trinh (1872 – 1926) Quê Quảng Nam. -Tham gia hoạt động cứu nước rất sôi nổi nhưng năm đầu thế kỷ XX. -Văn chương thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ. 2.Tác phẩm -Ra đời 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật 3. Đọc, tìm hiểu từ khó:. -Hs nhắc lại bố cục bài thơ thất ngôn bát cú đường luật. 4-Bố cục:. -Hs đọc 4 câu thơ đầu -GV hỏi: Em hiểu gì về chí làm trai và ý nghĩ câu thơ đầu ? -Hs trả lời. -Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý. -GV hỏi : Người tù thực chất ở Côn. II. Tìm hiểu chi tiết 1.Bốn câu thơ đầu: - Tư thế của kẻ làm trai giữa đất trời Côn Đảo: đường hoàng, hiên ngang, sừng sững giữa đất trời. -Hình ảnh người tù với công việc đập đá khổ sai,nặng nhọc.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> Đảo là làm công việc gì?Người tù làm công việc ấy như thế nào ?Nghệ thuật miêu tả ? -HS : trả lời. -GV : Nhận xét, bổ sung, chốt ý. -Gv hỏi:Em có nhận xét gì về giọng điệu, khẩu khí ở 4 câu thơ đầu? -HS : trả lời. -GV : Nhận xét, bổ sung, chốt ý -GV hỏi : Qua 4 câu thơ đầu em hiểu thêm được gì về hình ảnh những người tù cách mạng trong lúc nguy nan? -HS : kết luận. -GV : Nhận xét, bổ sung, chốt ý -Hs đọc 4 câu cuối -GV hỏi:Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?Biểu đạt ý nghĩa gì?. +Xách búa,ra tay,đánh tan,đập bể(động từ)-> Hành động quả quyết,mạnh mẽ +Làm cho lở núi non,tan năm bảy đống,bể mấy trăm hòn(khoa trương)>Hành động phi thường ,vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh. - Giọng điệu hào hùng, khẩu khí ngang tàng,ngạo nghễ . Hình ảnh người anh hùng trong cảnh nguy nan: Khí phách hiên ngang,lẫm liệt . Hành động phi thường,tầm vóc lớn lao.. 2-Bốn câu thơ cuối: *Nghệ thuật : - Phép đối : +Đối lập giữa những thử thách nhiều,dài(gian nan) với sức chịu đựng dẻo dai,bền bỉ của người chiến sĩ cách mạng - HS : trả lời. -Đối lập giữa chí lớn và những thử thách gánh chịu -GV : Nhận xét, bổ sung, chốt ý -Biểu cảm:câu cảm thán Những..con  Hình ảnh người anh hùng trong cảnh nguy nan: ý chí chiến đấu sắt son. -GV hỏi: Qua đó em hiểu thêm được Niềm tin vào lý tưởng cách mạng. gì về Phan Chu Trinh ? Nhận xét Coi thường gian khổ.Lạc quan trong cách kết thúc bài thơ? hoàn cảnh tù đày. -Hs trả lời.Gv nhận xét, bổ sung, chốt III. Tổng kết : ý. 1-Nội dung: - Hình ảnh người tù với công việc đập đá khổ sai,nặng nhọc - Hình ảnh người anh hùng trong -GV hỏi: Nét đặc sắc về nội dung cảnh nguy nan: Khí phách hiên ,nghệ thuật ý nghĩa của bài thơ? ngang,lẫm liệt. Niềm tin vào lý tưởng và ý chí chiến đấu sắt son.Hành động phi thường,tầm vóc lớn lao 2-Nghệ thuật: -Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa -HS: kết luận -Sử dụng bút pháp lãng mạn,thể hiện khẩu khí ngang tàng,ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng. -Gv củng cố kiến thức(bảng -Sử dụng thủ pháp đối lập,nét bút phụ),giáo dục hs khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng cách mạng. 3-Y nghĩa: -Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí,nghị lực và niềm tin lý tưởng của người chí sĩ cách mạng..

<span class='text_page_counter'>(105)</span> -Hs thực hiện -Gv kiểm tra,đánh giá.. IV-Luyện tập -Đọc diễn cảm bài thơ. 4 : Hướng dẫn hs học ở nhà - Học thuộc bài thơ - Nắm vững đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. -Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ rơi vào vòng tù ngục -Chuẩn bị bài mới: Ôn luyện về dấu câu. D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. Ngày soạn: 25/11/2010 2010 Tiết 59 : Tiếng việt Ôn luyện về dấu câu A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Ngày dạy:. /11/. 1.Kiến thức: Giúp hs hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp. Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lý tạo nên hiệu quả cho văn bản ;ngược lại sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết. 2.Kĩ năng: -Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc-hiểu và tạo văn bản -Nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu. 3.Thái độ: Tích cực chủ động học tập nghiêm túc. B. CHUẨN BỊ. GV: Bài soạn.Bảng phụ. HS: Chuẩn bị bài.. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định tổ chức : 2.Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong phần ôn tập) 3.Tổ chức dạy học bài mới : *Giới thiệu bài mới.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I.Tổng kết về dấu câu: Lớ Dấu câu Công dụng p. -GV hỏi :Kể tên các loại dấu câu đã được học từ lớp 6 – 8 ?. 6. 1, Dấm chấm - Dùng để kết thúc câu trần thuật. 2, Dấu chấm - Dùng để kết thúc hỏi câu nghi vấn. 3, Dấu chấm - Dùng để kết thúc than câu cầu khiến, câu 4, Dấu phẩy cảm thán. - Dùng để phân tích thành phần, các bộ phận của câu. 1, Dấu chấm lửng. -3 đại diện Hs lên bảng làm (mỗi hs hệ thống một lớp),còn lại làm vào vở. 7. 2,Dấu chấm phẩy. 3, Dấu gạch nối 4,Dấu gạch ngang. -GV nhận xét chung, chỉnh sửa, bổ sung( qua bảng phụ, hệ thống các dấu câu đã học).. 1, Dấu ngoặc đơn. -GV hỏi : Phát hiện các lỗi về dấu câu trong ví dụ ở mục 1, cách sửa? -Hs trả lời. 2, Dấu hai chấm 8. 3, Dấu ngoặc. - Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết. - Biểu thị lời nói ngập ngừng, đứt quãng. - Làm giảm nhịp điệu câu văn hài hước, dí dỏm. - Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp. - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liên kết phức tạp. - Nối các tiếng trong 1 từ phiên âm. - Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu. - Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. - Biểu thị sự liệt kê. - Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung thêm, thuyết minh) - Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó..

<span class='text_page_counter'>(107)</span> -GV nhận xét,chỉnh sửa, bổ sung -GV hỏi : Phát hiện các lỗi về dấu câu trong ví dụ ở mục 2, cách sửa? -Hs trả lời -GV nhận xét,chỉnh sửa, bổ sung -GV hỏi : Phát hiện các lỗi về dấu câu trong ví dụ ở mục 3, cách sửa? -Hs trả lời -GV nhận xét,chỉnh sửa, bổ sung -GV hỏi : Phát hiện các lỗi về dấu câu trong ví dụ ở mục 4, cách sửa? -Hs trả lời -GV nhận xét,chỉnh sửa, bổ sung -GV hỏi : Những lỗi cần tránh về dấu câu ? -HS : tổng kết.Gv củng cố kiến thức -Gv thể hiện bài tập 1 lên bảng phụ gọi hs lên bảng điền dấu câu vào chỗ ngoặc đơn -Hs trực hiện -GV nhận xét,chỉnh sửa, bổ sung -Gv thể hiện bài tập 2 lên bảng phụ gọi hs lên bảng điền dấu câu vào chỗ ngoặc đơn -Hs trực hiện -GV nhận xét,chỉnh sửa, bổ sung. - Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại. - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san..dẫn trong câu văn II. Các lỗi thường gặp về dấu câu : 1.Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc. (Thiếu dấu ngắt câu,cần dùng dấu chấm để kết thúc câu) 2.Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc. kép. (thay dấu chấm bằng dấu phẩy). 3.Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết. (dùng các dấu phẩy để tách các bộ phận liên kết) 4.Lẫn lộn công dụng của các dấu câu. (Sửa sai:Quả thật… bắt đầu từ đâu. Anh có thể… khuyên không? Đừng bỏ mặc tôi lúc này!) ( * Ghi nhớ : SGK) II-Luyện tập Bài tập 1 : (,), (.), (.), (,), (:), (-), (!), (!), (!), (,), (,), (.), (,), (.), (,), (,), (.), (,), (:), (-), (?), (?), (!). Bài tập 2 : a, … mới về?... Mẹ dặn là anh… chiều nay. b, … sản xuất, nhân dân… gian khổ. Vì vậy có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” (Sau “xưa” và “vậy” có thể dùng dấu phẩy).

<span class='text_page_counter'>(108)</span> c, … năm tháng, nhưng… học sinh 4 : Hướng dẫn hs học ở nhà -Ôn tập phần Tiếng việt để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. Ngày soạn: 29/11/2010 2010 Tiết 60 : Kiểm tra Tiếng Việt. Ngày dạy:. /12/. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :. 1.Kiến thức: -Củng cố lại những kiến thức Tiếng Việt đã được học trong học kì I 2.Kĩ năng: -Tái hiện kiến thức, đặt câu,viết đoạn văn có sử dụng những kiến thức Tiếng Việt đã được học trong học kì I 3.Thái độ: -Tích cực chủ động, nghiêm túc làm bài. B. CHUẨN BỊ :. *HS: ôn tập,giấy làm bài. *GV: * Đề bài : Câu1:(1điểm)Trường từ vựng là gì ?Nêu trường từ vựng về hoạt động của con người ? Câu 2 :(4 điểm)Nêu đặc điểm của câu ghép ?Đặt 2 câu ghép sau đó chỉ ra cách nối các vế và mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong 2 câu ghép đó? Câu 2: (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) trong đó có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ và các dấu câu: dấu ngoặc đơn,dấu hai chấm,dấu ngoặc kép.(gạch chân và chú thích dưới các từ là trợ từ, thán từ, tình thái từ) * Đáp án và biểu điểm : Câu1:Cần nêu đúng -Khái niệm : Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa(0,5 điểm) -Trường từ vựng về hoạt động của con người : chạy,nhảy,ăn,uống,ngủ,đi… (0,5 điểm) Câu 2 : Cần nêu đúng -Đặc điểm của câu ghép : là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.Mỗi cụm C-V gọi là một vế câu.(1 điểm) -Đặt đúng một câu ghép(0,5 điểm) -Nêu đúng cách nối các vế trong một câu ghép(0,5 điểm) -Nêu đúng mối quan hệ ý nghĩa trong một câu ghép(0,5 điểm) Câu 3: (5đ) a) Hình thức: (1.đ).

<span class='text_page_counter'>(109)</span> - Trình bày đúng hình thức đoạn văn, sạch đẹp, rõ ràng. - Có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ và các dấu câu. b) Nội dung: (4đ) - Chủ đề ,nội dung hợp lý(1 điểm) - Vận dụng đầy đủ,phù hợp trợ từ, thán từ, tình thái từ và các dấu câu: dấu ngoặc đơn,dấu hai chấm,dấu ngoặc kép(sử dụng được một yêu cầu kiến thức:0,5 điểm) C. TỔ CHỨC LÀM BÀI:. 1.Ổn định lớp:Gv kiểm tra sĩ số,tác phong của hs 2. Nêu yêu cầu giờ làm bài; Làm bài nghiêm túc,đúng quy chế.Nộp bài đủ,đúng giờ 3.Làm bài: Hs làm bài vào giấy đã chuẩn bị 4.Theo dõi hs làm bài: Gv theo dõi,nhắc nhở hs làm bài theo đúng yêu cầu đã nêu 5.Thu bài: Gv thu bài,kiểm tra số bài hs nộp. 6.Nhận xét giờ làm bài………………………………………………………… 7.Hướng dẫn hs học ở nhà: - Chuẩn bị bài: Vào nhà tù Quảng Đông cảm tác. D-đánh giá,điều chỉnh:. ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ....... ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ....... ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ...... Ngày soạn: 1/12/2010 2010. Ngày dạy:. Tiết 61 : Tập làm văn Thuyết minh về một thể loại văn học A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :. 1.Kiến thức: -Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong băn bản thuyết minh.. /12/.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> -Việc vận dụng kết quả quan sát,tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. 2.Kĩ năng : -Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học. -Tìm ý,lập dàn ý cho bài thuyết minh về một thể loại văn học. -Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó -Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.. 3.Thái độ : Tích cực chủ động, học tập,luyện tập. B. CHUẨN BỊ. GV: Bài soạn.Bảng phụ, tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định tổ chức : 2.Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong giờ học) 3.Tổ chức dạy học bài mới : *Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết -Gv gọi hs đề bài minh -GV hỏi: Xác định thể loại, yêu cầu của đặc điểm một thể loại văn học: đề bài? -HS: trả lời. Đề bài : Thuyết minh đặc điểm thể -GV: Nhận xét, bổ sung. thơ thất ngôn bát cú (qua 2 bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập -GV hỏi: Muốn làm được đề bài này đá ở Côn Lôn) thì em sẽ phải làm gì? -Gv chép hai bài thơ lên bảng phụ -Hs quan sát kỹ hai bài thơ 1.Quan sát: -GV hỏi: Xác định số câu,tiếng của hai a-Số câu,số tiếng: 8 câu, 7 tiếng/1 câu, bài thơ? 56 tiếng/ bài -Hs trả lời .GV: Nhận xét, bổ sung. -GV hỏi: Xác định luật bằng, trắc cho b-Luật bằng trắc: từng tiếng trong hai bài thơ đó? *Ví dụ : bài Vào nhà ngục Quảng Đông -Hs trả lời cảm tác -GV: Nhận xét, bổ sung,lưu ý: 1–2–3–4–5–6–7 Theo luật: T B B T T B B + Nhất, tam, ngũ bất luận T T B B T T B + Nhị, tứ, lục phân minh T T B B B T T Nghĩa là : T B T T T B B - Không cần xét tiếng thứ 1, thứ 3, thứ 5 T B B T B B T - Chỉ xem các tiếng thứ 2, thứ 4,thứ 6 ) T T B B T T B B T T B B T T -GV hỏi: Xác định đối, niêm giữa các B B B T T T B dòng? C- Cách đối và niêm : -Hs trả lời -Các tiếng trong câu 3– 4và 5 – 6 phải -GV: Nhận xét, bổ sung. đối nhau theo từng cặp giống nhau về từ loại, ngược nhau về thanh điệu (đối ý, đối lời) -Các tiếng 1,3,5,7 ở hai câu đề niêm với nhau(Cảm tác… Quảng Đông ) -GV hỏi: Xác định các vần trong hai bài tù… thù, châu… đâu : vần bằng thơ? -Hs trả lời d-Vần :.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> -GV: Nhận xét, bổ sung. -GV hỏi: Xác định cách ngắt nhịp của hai bài thơ? -Hs trả lời -GV: Nhận xét, bổ sung. -GV hỏi: Lập dàn ý cho đề bài trên? -HS: thực hiện -GV: Nhận xét, bổ sung(bảng phụ). -HS tổng kết nội dung bài học. -Gv củng cố kiến thức. -Gv hướng dẫn hs làm bài tập theo các bước: 1- Xác định đối tượng cần thuyết minh 2- Quan sát về thể loại,tìm ý. 3- Lập dàn ý: 4- Viết bài thuyết minh. -Hs thực hiện. -Gv kiểm tra,đánh giá,bổ sung.. - Cảm tác… Quảng Đông cảm tác : Tù-thù,châu -đâu ->vần bằng - Đập đá ở Côn Lôn : Côn… non… hòn… son… con –> vần bằng e- Nhịp : 4/3 hoặc 2/ 2/ 3 2. Lập dàn ý : a- Mở bài -Giới thiệu chung về thể loại thơ b-Thân bài -Nêu các đặc diểm của thể thơ (số câu chữ,quy luật bằng trắc,cách gieo vần,ngắt nhịp) c-Kết bài: -Vai trò ý nghĩa của việc tìm hiểu thể loại * Ghi nhớ: sgk II-Luyện tập Thuyết minh truyện ngắn lão Hạc của Nam Cao *Xác định đối tượng cần thuyết minh: truyện ngắn lão Hạc *Quan sát,nhận xét về thể loại *Tìm ý: 1 –Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự hình thành và phát triển của thể loạitruyện ngắn. -Định nghĩa truyện ngắn là gì (xem bài tham khảo sgk) 2 -Đặc điểm của thể loại: Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn -Tự sự : + Sự việc chính(Lão Hạc giữ lại mảnh vườn cho con bằng mọi giá) và nhân vật chính( Lão Hạc) + Ngoài ra còn có các sự việc và nhân vật phụ (Ví dụ : Sự việc phụ : Con trai lão bỏ đi, lão Hạc đối thoại với con vàng, bán con vàng, đối thoại với con chó, xin bả chó, tự tử… Nhân vật phụ : Ông giáo, con trai lão Hạc, vợ ông giáo … - Miêu tả và biểu cảm là các yếu tố phụ giúp truyện ngắn sinh động, hấp dẫn. Thường đan xen vào các yếu tố tự sự. -Bố cục chặt chẽ hợp lý. -Lời văn trong sáng giàu hình ảnh. -Chi tiết bất ngờ, độc đáo. *Lập dàn ý: *Viết bài thuyết minh truyện ngắn lão Hạc của Nam Cao.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> 4: Hướng dẫn hs học ở nhà -Đọc tài liệu tham khảo thuyết minh một thể loại văn học -Soạn bài : Muốn làm thằng cuội D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. ........................................................................................................... ........................................................................................................... ... Ngày soạn: 2/12/2010 2010 Tiết 62 : Hướng dẫn đọc thêm: Văn bản: Muốn làm thằng cuội. Ngày dạy:. /12/. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức:- Hiểu được tâm sự của Tản Đà : Buồn chán trước thực tại, khát vọng muốn thoát ly rất ngông và tấm lòng yêu nước của Tản Đà -Thấy được cái mới mẻ về ngôn ngữ,giọng điệu,ý tứ,cảm xúc trong bài thơ thất ngôn bát cú đường luật của Tản Đà. 2.Kĩ năng:-Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của Tản Đà . -Phát hiện,so sánh,thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống. 3.Thái độ:Trân trọng ngưỡng mộ tài năng thơ ca – Tản Đà. B. CHUẨN BỊ. GV: Bài soạn.Bảng phụ, tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Tổ chức lớp: 2.Kiểm tra bài cũ (Vấn đáp) - Đọc thuộc bài thơ Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh và nêu ý nghĩa ủa bài thơ ?. 3.Tổ chức dạy học bài mới : *Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Tìm hiểu chung 1, Tác giả : (1889 – 1939) Quê Hà Nội - Nhà nho tài năng -Thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn,có -HS trả lời. những tìm tòi,sáng tạo mới mẻ,là cái -Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý gạch nối giữa thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam 2-Tác phẩm: - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật -Gv hướng dẫn đọc,gọi hs đọc,nhận -Trích trong Khối tình con 1(1917) 3. Đọc, tìm hiểu từ khó: xét -GV hỏi : Trình bày hiểu biết của em về tác giả,tác phẩm?.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> -Gv kiểm tra và lưu ý hs các từ khó -Hs nhắc lại bố cục bài thơ thất ngôn bát cú đường luật -Hs đọc hai câu thơ đầu -GV hỏi: Em có nhận xét gì về giọng điệu của 2 câu thơ đầu?Thể hiện tâm trạng của Tản Đà thế nào? -HS: trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý. -Hs đọc 4 câu thực và luận -GV hỏi: Em hiểu Tản Đà muốn nói gì qua 4 câu thực và luận?Qua đó bộc lộ nỗi niềm,tính cách gì của ông -HS: trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý. -GV hỏi: Nhiều người nhận xét rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Qua bài thơ này em có tán thành nhận định đó không? -HS: trả lời.Gv nhận xét,bổ sung -Gv hỏi: hai câu cuối thể hiện hình ảnh gì? ý nghĩa tiếng cười? -HS: trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung -GV hỏi: Nét đặc sắc về nội dung ,nghệ thuật ý nghĩa của bài thơ? -HS: kết luận -Gv củng cố kiến thức(bảng phụ),giáo dục hs. -Hs thực hiện -Gv kiểm tra,đánh giá.. 4: Hướng dẫn hs học ở nhà -Học thuộc lòng bài thơ - Chuẩn bị bài : Ôn tập Tiếng Việt D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:. 4-Bố cục: II. Tìm hiểu chi tiết 1. Hai câu thơ đầu -Như là một lời than thở với chị Hằng Bộc lộ nỗi buồn nhân thế: bất hoà, buồn chán cuộc sống thực tại tầm thường, xấu xa. 2-Bốn câu thực và luận -Lời thăm dò và đề nghị với chị Hằng:muốn được làm thằng cuội lên cung trăng để được sống vui vẻ,hạnh phúc với chị Hằng  Bộc lộ khát vọng thoát li thực tại Và thể hiện hồn thơ “ngông” đáng yêu của Tản Đà. 3. Hai câu thơ cuối -Hình ảnh:Đêm rằm tháng 8, được làm chú Cuội, để tựa vai chị Hằng nhìn xuống thế gian mà cười: + Vì : Đạt được khát vọng thoát ly n cuộc sống thực tại tầm thường, xấu xa. Thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ cái cõi trần bé nhỏ, đua chen  Đó là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và “ngông” của Tản Đà. III. Tổng kết : 1-Nội dung:thể hiện cái tôi Tản Đà tài hoa,duyên dáng,đa tình: buồn chán cuộc sống thực tại, khát vọng thoát li thực tại. 2-Nghệ thuật:có những tìm tòi,đổi mới thê thơ thất ngôn bát cú Đường luật -Sử dụng ngôn ngữ giản dị,tự nhiên giàu tính khẩu ngữ -Kết hợp tự sự và trữ tình -Có giọng thơ hóm hỉnh,duyên dáng. 3-ý nghĩa: Thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường,khao khát vươn tới vẻ đẹp toàn thiện,toàn mỹ của thiên nhiên. IV-Luyện tập -Trình bày cảm nhận về một biểu hiện nghệ thuật mới mẻ,độc đáo trong bài thơ.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> ..................................................................................................... Ngày soạn: 5/12/2010 2010 Tiết 63 : Ôn tập Tiếng Việt. Ngày dạy: /12/. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức : - Hệ thống hoá những kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kỳ I. 2.Kĩ năng : - Vận dụng kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kỳ I để hiểu nội dung,ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản. 3. Thái độ: - Ôn tập tích cực ,chủ động . B. CHUẨN BỊ. GV: Bảng phụ, tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài.. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Tổ chức lớp : 2.Kiểm tra bài cũ (Vấn đáp) 3.Tổ chức dạy học bài mới : *Giới thiệu bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. -Gv hỏi : Thế nào là một từ ngữ có nghiã rộng và một từ ngữ có nghĩa hẹp? Cho VD? -Hs làm bài tập thực hành ở sgk -HS: trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung -G/v : Từ ngữ thường nắm trong mối quan hệ so sánh về phậm vi nghĩa, do đó tính chất rộng hay hẹp của chúng chỉ là tương đối. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ * Từ ngữ nghĩa rộng: khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác. * Từ ngữ nghĩa hẹp: khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. - Từ ngữ nghĩa rộng: Truyện dân gian - Từ ngữ nghĩa hẹp : Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. -Gv hỏi : Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ. ? Phân biệt cấp độ khái quát về nghĩa của từ với trường của từ vựng? II. Trường từ vựng * Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. - H/s tự làm – nhận xét Ví dụ: Trường từ vựng về người: mặt, - G/v bổ sung, kết luận mồm, mắt, miệng….. * Cấp độ khái quát về nghĩa của từ nó về mối quan hệ bao hàm giữa các từ ngữ có cùng từ loại * Trường từ vựng tập hợp các từ ít nhất -Gv hỏi : Thế nào là từ tượng hỡnh, từ có một nét chung về nghĩa, nhưng có thể khác nhau về từ loại. tượng thanh? Cho vớ dụ, Cho biết sự III. Từ tượng thanh, từ tượng hình khác nhau về từ tượng thanh và từ *Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm tượng hình? thanh của tự nhiên, của con người. -HS: trả lời. Vớ dụ: xào xạc, hu hu, chan chat… -Gv nhận xét,bổ sung *Từ tượng hỡnh: là từ gợi tả hỡnh ảnh,.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> dỏng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật. Vớ dụ: lom khom, lẻo khoẻo… -GV hỏi : Thế nào là từ ngữ địa phương? Thế nào là biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ -HS: trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung. -Gv hỏi : Trợ từ là gì? Cho ví dụ? Thán từ là gì? cho ví dụ? Tình thái từ là gì? Cho ví dụ? -HS: trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung -Yêu cầu h/s viết bài tập a phần thực hành. -Gv hỏi : Thế nào là nói quá? Thế nào là nói giảm nói tránh? Lấy ví dụ về các biện pháp tu từ này? -HS: trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung. -Gv hỏi : Thế nào là câu ghép? Hãy cho biết có mấy cách nối các vế trong câu ghép? Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép? Làm bài tập b, c sgk trang 158. IV. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội *Từ ngữ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. Vớ dụ: Vựng Bắc bộ *Biệt ngữ xó hội: là những từ ngữ chỉ được dựng trong một tầng lớp xó hội nhất định. Vớ dụ: Tầng lớp HS, SV: ngỗng, gậy…. V. Trợ từ, thán từ, tình thái từ *Trợ từ: là những từ dựng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thỏi độ đỏnh giỏ sự vật, sự việc được núi đến trong cõu. Vớ dụ: Nú ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm được mỗi một bài tập. *Thỏn từ: là những từ dựng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xỳc, tỡnh cảm, thỏi độ của người núi hoặc dựng để gọi đỏp. Vớ dụ: ễ hay, tụi tưởng anh cũng biết rồi! *Tỡnh thỏi từ: là những từ được thờm vào để tạo cõu nghi vấn, cõu cầu khiến, cõu cảm thỏn và biểu thị sắc thỏi tỡnh cảm của người núi. V ớ d ụ: - Anh đọc xong cuốn sỏch rồi à? - Con nghe thấy rồi ạ! VI. Các biện pháp tu từ : Nói quá, nói giảm nói tránh * Nói quá: là biện phỏp tu từ phúng đại mức độ, quy mụ, tớch chất của sự vật, hiện tượng. V ớ d ụ: Tiếng đồn cha mẹ em hiền Cắn cơm khụng vỡ, cắn tiền vỡ đụi. * Nói giảm nói tránh: là biện phỏp tu từ dựng cỏch diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, trỏnh gõy cảm giỏc đau buồn, ghờ sợ, nặng nề ; trỏnh gõy thụ tục, thiếu lịch sự. Vớ dụ: Nhà tụi đi đột ngột quỏ, nờn cũng chẳng kịp dặn dũ vợ con được điều gỡ! VII. Câu ghép a, Cõu ghộp là cõu cú hai cụm C – V trở lờn và chỳng khụng bao chứa nhau. Vớ dụ: Vỡ trời mưa nờn đường trơn. - Bài tập.

<span class='text_page_counter'>(116)</span> -HS: trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung. b, Câu ghép : Pháp chạy… thoái vị Không nên tách vế các câu ghép trên thành các câu đơn vì nó không thể thực hiện được ý liệt kê về sự thất bại của Pháp, Nhật, Bảo Đại c, Câu ghép : Câu số 1 , câu 3 - Câu 1 : Đối chiếu - Câu 3 : Nguyên nhân, kết quả. 4: Hướng dẫn hs học ở nhà - Học thuộc toàn bộ lý thuyết tiếng việt đã học - Viết đoạn văn có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ và câu ghép - Chuẩn bị bài mới: Trả bài TLV số 3. D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:. ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ... ....................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ....... Ngày soạn: 5/12/2010. Ngày dạy: /12/. 2010 Tiết 64: Trả bài tập làm văn số 3 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :. 1. Kiến thức: -Củng cố kiến thức về kiểu bài thuyết minh.Cách làm bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng:Nhận xét,phát hiện lỗi,sửa lỗi.Kỹ năng làm bài văn thuyết minh. 3. Thái độ:Biết học tập phát huy ưu điểm.Phê bình, nhận xét, rút kinh nghiệm qua hai bài kiểm tra của mình. B. CHUẨN BỊ. GV: Bài soạn.Bảng phụ. HS: Chuẩn bị bài.. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định tổ chức : 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3.Tổ chức dạy học bài mới : *Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. -GV trình bày đề bài qua bảng phụ. -Gv nêu đáp án cho đề bài. (Trình bày vào bảng phụ) .. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Đề bài :Thuyết minh về cây bút . II- Đáp án và biểu điểm : 1.Nội dung : 8đ ( Đảm bảo các yêu cầu sau ) a) Mở bài : (1,5đ) - Giới thiệu về cây bút là vật dụng quen thuộc,gắn bó với con người trong đời sống..

<span class='text_page_counter'>(117)</span> b) Thân bài : (5đ) - Nguồn gốc : bút ra đời từ rất lâu đời(gắn với sự ra đời của văn học viết - Qui trình sản xuất : thủ công hoặc đồng loạt theo dây chuyền. - Chủng loại : bút bi,bút máy,bút chì,bút lông…. - Cấu tạo,chất liệu : vỏ, ruột… - Công dụng : + Ghi chép, trao đổi thông tin kiến thức, đặc biệt có ý nghĩa với tuổi học đường và công chức.Dùng để tẩy xoá,đánh dấu… + Sử dụng tiện ích, tạo nguồn lợi nhuận, dễ tiêu thụ. c) Kết bài:(1,5đ) Cảm nghĩ về cây bút. 2. Hình thức : (2đ) - Trình bày đúng bố cục 3 phần, đúng kiểu bài văn thuyết minh. -Ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, dễ -GV trả bài cho HS (có thể trả trước hi ểu,chính xác,,hấp dẫn thuyết phục. 3 – 4 ngày.) -Kết hợp tốt các phương pháp thuyết minh. -HS : Đối chiếu bài làm với đáp án - Chữ viết không sai lỗi chính tả, câu rồi rút ra nhận xét về những ưu đúng ngữ pháp. nhược điểm của bài mình. III. Trả bài IV. Nhận xét, đánh giá 1) Ưu điểm : -GV :gọi 4 đối tượng hs tự nhận xét. - Viết đúng kiểu bài thuyết minh. - Nội dung : tương đối đầyđủ các ý - Hình thức : Cấu trúc 3 phần, nhiều -Gv đánh giá chung về bài làm của bài trình bày sạch đẹp, rõ ràng. HS, chỉ ra các ưu nhược điểm của hs,chọn hs đọc bài minh hoạ cho b) Nhược điểm : phần nhận xét. - Nội dung : Có một số bài làm còn sơ sài về nội dung .Một số bài lạc đề,thiếu ý,ý lộn xộn -GV dùng bảng phụ hệ thống toàn bộ - Hình thức :Một số bài chữ viết xấu, không rõ ràng, tẩy xoá nhiều, lỗi chung cơ bản của HS . trình bày cẩu thả. IV. SỬA LỖI: -Gv hướng dẫn hs sửa lỗi 1. Hệ thống lỗi cơ bản và sửa lỗi. Lỗi Sửa lỗi -Thiếu hoặc sai -Bổ sung ý ý thiếu,sửa ý sai Sai l ỗ i ch ớ nh - Sửa lỗi chớnh tả -Hs phát hiện lỗi và sửa lỗi(theo tả - Diễn đạt, sắp mẫu) Di ễ n đạ t, s ắ p xếp ý rừ ràng, bỗ -Gv kiểm tra,chỉnh sửa. xếp ý cũn vụng cục 3 phần hợp lý về chưa rõ bố ... cục…. 2-Tự tỡm lỗi và sửa l.ỗi trong bài.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> làm văn 4 : Hướng dẫn hs học ở nhà -Xem lại bài làm, tự sửa lỗi, rút kinh nghiệm cho bài văn sau. -Chuẩn bị bài sau : Soạn bài ụng đồ D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:. ........................................................................................................... . Ngày soạn: 6/12/2010 2010 Tiết 65: Văn bản I.. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Ngày dạy: /12/ ông đồ. 1.Kiến thức: Giúp HS -Biết đọc-hiểu một bài thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiên thức về tác giả,tác phẩm trong phong trào thơ mới -Hiểu được sự thay đổi trong đời sống xã hội và cảm xúc tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang bị mai một . -Thấy được một số biểu hiện đổi mới về thể loại,đề tài,but pháp nghệ thuật lãng mạn,lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ. 2.Kỹ năng: -Nhận biết tác phẩm thơ lãng mạn -Đọc diễn cảm tác phẩm -Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm 3-Thái độ: - Biết trõn trọng, yờu quý những giỏ trị truyền thống của dõn tộc cần lưu giữ. B. CHUẨN BỊ. GV: Bài soạn.Máy chiếu đa năng, tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Tổ chức lớp : 2.Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong bài mới) 3.Tổ chức dạy học bài mới : *Giới thiệu bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. -Gv gọi hs đọc chú thích*(từ đầu đến học) -GV hỏi : Trình bày hiểu biết của em về tác giả? -HS trả lời. -Gv nhận xét,chốt ý,chiếu hình ảnh tác giả,bổ sung. -GV hỏi :Tác phẩm thuộc thể loại gì?Ra đời vào thời gian nào và được đánh giá ra sao ? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý -Gv hướng dẫn đọc,gọi hs đọc,nhận xét. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: -Vũ Đình Liên(1913-1996),quê Hà Nội. -Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới. -Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. 2. Tác phẩm: -Thể loại:Thể thơ ngũ ngôn hiện đại. -Ra đời 1936, là bài thơ tiêu biểu nhất của tác giả 3-Đọc và tỡm hiểu từ khú: 4- Bố cục: -Hai khổ đầu:Hình ảnh ông đồ thời.

<span class='text_page_counter'>(119)</span> -Gv kiểm tra và lưu ý chú thích 1 - GV hỏi :Nêu bố cục của bài thơ? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung,chiếu bố cục. đắc ý. -Hai khổ 3,4: Hình ảnh ông đồ thời tàn -Khổ thơ cuối: Sự vắng bóng của ông Đồ và tâm tư của tác giả II. Tìm hiểu chi tiết 1-Hình ảnh ông đồ. -Hs đọc lại 2 khổ đầu -GV hỏi :Ông đồ xuất hiện vào thời gian nào?Khung cảnh,không khí lúc ấy ra sao ? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý -GV hỏi :Ông đồ xuất hiện để làm gì ? ý nghĩa việc làm của ông ? -HS trả lời. -Gv nhận xét,chốt ý,chiếu hình ảnh ông đồ,chữ nho,câu đối và bổ sung thông tin. -GV hỏi : Thái độ của mọi người đối với ông như thế nào? -HS trả lời. -Gv nhận xét,chốt ý,chiếu hình ảnh và bổ sung thông tin. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về vị trí của ông đồ lúc đó? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý -Hs đọc lại 2 câu đầu khổ 3 -GV hỏi : Thời gian Ông đồ xuất hiện có gì thayđổi không ? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý -GV hỏi : Thái độ của mọi người đối với ông như thế nào? -HS trả lời. -Gv nhận xét,chốt ý,chiếu hình ảnh và bổ sung thông tin. -GV hỏi :Nhận xét về cuộc đời hiện tại và vị trí của ông đồ trong thời đại ấy? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý -GV đọc 2 câu thơ :Giấy đỏ…sầu hỏi : Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?Tác dụng diễn đạt ? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý -Hs đọc lại 2 câu: lá vàng…bay. a-Hình ảnh ông đồ thời đắc ý -Tết đến,xuân về: khung cảnh tươi tắn, sinh động với sắc hoa đào nở;không khí tưng bừng, náo nhiệt. -Ông đồ xuất hiện với giấy đỏ,mực tàu để viết chữ nho,câu đố tạo nên nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc -Nhiều người thuê viết chữ và khen ngợi tài năng của ông. => Trở thành một hình ảnh không thể thiếu,được mọi người chú ý mến mộ b-Hình ảnh ông đồ thời tàn -Thời gian tuần hoàn,mùa xuân trở lại,vẫn hoa đào,vẫn phố xưa. -Mọi người không chú ý,không cần đến ông đồ =>Cuộc đời thay đổi,ông đồ lẻ loi,lạc lõng,bị lãng quên *Nhân hoá: Giấy đỏ buồn.Mực sầu -> Nói lên nỗi buồn tủi, xót xa của ông đồ,các nhà nho buổi thất thế. *Tả cảnh: lá vàng rơi trên giấy,mưa bụi Bay Ngụ tình: gợi sự tàn tạ, sụp đổ của lớp nhà nho buổi giao thời. 2-tâm tư của nhà thơ. -Đồng cảm sâu sắc với nỗi lòng và.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> -GV hỏi :Câu thơ tả cảnh gì?Có phải chỉ tả cảnh thôi không ? -HS trả lời. -Gv nhận xét,chiếu hình ảnh,bổ sung,chốt ý . -GV đọc 2 câu thơ đầu khổ cuối hỏi : Hai câu thơ miêu tả điều gì ? Em hiểu những người muôn năm cũ ,hồn là như thế nào ? -HS trả lời.Gv nhận xét,bổ sung -GV hỏi :Qua đó bộc lộ tâm tư,cảm xúc của tác giả như thế nào ? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý . -GV hỏi : Vậy nội dung chính của bài thơ là gì ? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung,chiếu sơ đồ tư duy Củng cố kiến thức.. tình cảnh của ông đồ. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về thể thơ,cách xây dựng hình ảnh, phương thức biêủ đạt,ngôn ngữ trong bài thơ? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung,chiếu nội dung.. -Từ ý nghĩa bài thơ em hãy liện hệ thực tế rút ra bài học. -Nhớ tiếc một vẻ đẹp văn hoá của dân tộc đã đi qua III. Tổng kết 1- Nội dung: Bài thơ thể hiện hình ảnh ông đồ và niềm cảm thương, nuối tiếc của tác giả đối với một lớp người, một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2-Nghệ thuật: - Thể thơ ngũ ngôn hiện đại(vừa phù hợp với lối kể chuyện, vừa thích hợp để diễn tả tâm tình.) -Xây dựng hình ảnh đối lập(làm nổi bật chủ đề tác phẩm và quá trình tàn tạ,suy sụp của nền nho học. -Kết hợp giữa biểu cảm với kể,tả. -Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc 3-ý nghĩa:Khắc hoạ hình ảnh ông đồ nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai. IV-luyện tập. -GV hỏi : Vậy ý nghĩa của bài thơ là gì ? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung,chiếu nội dung ý nghĩa. - Gv yêu cầu hs luyện tập -Hs trình bày -Gv đánh giá,liên hệ thực tế,giáo dục hs 4 : Hướng dẫn hs học ở nhà - Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ: ụng đồ -Chuẩn bị bài sau : Hai chữ nước nhà D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:. ........................................................................................................... . Ngày soạn: 7/12/2010.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> Ngày dạy: /12/. 2010 Tiết 66 : Hướng dẫn đọc thờm Hai chữ nước nhà. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiên thức: -Bổ sung kiến thức về văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - Cảm nhận được cảm xúc trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích : Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước. - Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật qua cách khai thác đề tài lịh sử,lựa chọn thể thơđể diễn tả tâm trạng,cảm xúc của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết. 2.Kỹ năng: -Đọc hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử -Cảm thu được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát. 3.Thái độ: - Yêu nước,kính phục các nhân vật lịch sử tiêu biểu. B. CHUẨN BỊ. GV: Bài soạn.Bảng phụ, tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Tổ chức lớp : 2.Kiểm tra bài cũ (Vấn đáp) - Đọc thuộc lòng bài thơ ông đồ -Vũ Đình Liên,nêu ý nghĩa bài thơ ? 3.Tổ chức dạy học bài mới : *Giới thiệu bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. -Gv gọi hs đọc chú thích* -GV hỏi : Trình bày hiểu biết của em về tác giả? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung. -GV hỏi :Tác phẩm thuộc thể loại gì?Ra đời vào thời gian nào và được đánh giá ra sao ? -HS trả lời.Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý -Gv hướng dẫn đọc,gọi hs đọc,nhận xét -Gv kiểm tra và lưu ý chú thích 1,3 - GV hỏi :Nêu bố cục của bài thơ? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung. -Hs đọc 8 câu thơ đầu -GV hỏi :Khung cảnh ,không gian lúc ly biệt như thế nào? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung -GV hỏi :Tâm trạng của người trong cuộc (người cha, người con) ở đây. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả : 2.Tác phẩm: -Thể thơ song thất lục bát. -Trích trong Bút quan hoài I( 1924) 3- Đọc, tỡm hiểu từ khú : 4-Bố cục : 3 Phần II. Tỡm hiểu bài thơ 1.Đoạn thơ đầu : Hoàn cảnh,tâm trạng ủa cha lúc ly biệt - Cuộc chia ly diễn ra trong bối cảnh ảm đạm, tăm tối, sơn cùng thuỷ tận(Chốn ải Bắc, mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu.) - Tâm trạng của con người : + Người con : Đau đớn khôn cùng trước cảnh nước mất nhà tan : tầm tã châu rơi + Người cha già : Đau đớn,xót xa.

<span class='text_page_counter'>(122)</span> như thế nào? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung. -GV hỏi :Khổ thơ “Thảm vong quốc… nỗi này”, đã gợi hình ảnh về đất nước điêu tàn dưới gót bọn xâm lược nhà Minh, đã giúp em liên tưởng đến hoàn cảnh Việt Nam năm 20 của thế kỷ XX như thế nào? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung -Gv hỏi:Vậy tâm trạng của người cha như thế nào?Nỗi đau của ông có mức độ,tầm vóc như thế nào? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung. -Gv hỏi:Người cha nói về tình cảnh của mình hiện tại như thế nào? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sun -Gv hỏi :Nội dung lời trao gửi của người cha là gì? Tại sao tác giả lấy tên bài thơ là “Hai chữ nước nhà” ? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung. -GV hỏi : Vậy nội dung chính của bài thơ là gì ? -HS trả lời. -Gv nhận xét,củng cố kiến thức. -GV hỏi: Em có nhận xét gì về thể thơ,cách xây dựng hình ảnh, phương thức biêủ đạt,giọng điệu trong bài thơ? -HS trả lời.Gv nhận xét,bổ sung. -GV hỏi : Vậy ý nghĩa của bài thơ là. đến tận cùng trước cảnh nước mất nhà tan,cha con ly biệt. ->Cả hai cha con tình nhà, nghĩa nước đều sâu đậm da diết, đều tột cùng đau đớn, xót xa,căm giận quân cướp nước. 2. Đoạn 2 : Tình hình đất nước hiện tại và tân trạng của người cha - Đất nước tơi bời trong sự đốt phá,cướp bóc,giết người…của giặc Minh -Tâm trạng người cha : xé tâm can,khóc than, uất hận xây cao như núi Nùng Lĩnh, cơn sầu thăm thẳm như sông Hồng Giang… -> Nỗi đau non nước vượt lên số phận cá nhân (là nỗi đau lớn của ân dân Đại Việt thế kỷ XV và nhân dân Việt Nam thế kỷ XX) 3. Đoạn cuối : Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con - Người cha :tuổi già sức yếu,lỡ sa cơ, chịu bó tay ,thân lươn trong vũng lầy -Dặn con: muốn cứu nhà,cứu cha trước hết phả cứu nước,phải chống giặc ngoại xâm(noi gương tổ tông vì nước gian lao)giành độc lập cho đất nước(phát triển ngọn cờ độc lập)để rửa thù cho nươc cho cha. ->Đó là khát vọng lớn của người cha cũng là khát vọng của dân tộc. Đây là lời của người cha và cao hơn là lời của tổ quốc, trong một cuộc bàn giao của thế hệ. III. Tổng kết 1-Nội dung: Ghi nhớ(sgk) 2-Nghệ thuật: -Kết hợp tự sự với biểu cảm -Thể thơ truyền thống tương đối phong phú về nhịp điệu -Giọng điệu trữ tình thống thiết 3-Y nghĩa: Mượn lời Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi,tác giả bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết yêu nước của người Việt Nam trong cảnh mất nước nhà tan.

<span class='text_page_counter'>(123)</span> IV. Luy ện t ập -Đọc diễn cảm bài thơ. gì ? -HS trả lời. -Gv nhận xét,bổ sung - Gv yêu cầu hs luyện tập -Hs trình bày -Gv đánh giá,liên hệ thực tế,giáo dục hs. 4 : Hướng dẫn hs học ở nhà - Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ -Chuẩn bị bài sau : Trả bài kiểm tra Tiếng Việt. D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:. ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ......... Ngày soạn: 7/12/2010 2010 Tiết 67:. Ngày dạy: /12/ trả bài kiểm tra tiếng việt. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :. 1. Kiến thức: -Củng cố lại những kiến thức Tiếng Việt đã được học trong học kì I . 2. Kĩ năng: -Tái hiện kiến thức, đặt câu,viết đoạn văn có sử dụng những kiến thức Tiếng Việt đã được học trong học kì I -Phát hiện và sửa lỗi. 3. Thái độ: Phê bình, nhận xét, rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra của mình. B. CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ, tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Tổ chức lớp : 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3.Tổ chức dạy học bài mới : *Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT.

<span class='text_page_counter'>(124)</span> TRÒ. -GV trình bày đề bài qua bảng phụ... -Gv nêu đáp án cho đề bài. (Trình bày vào bảng phụ) .. -GV trả bài cho HS (có thể trả trước 3 – 4 ngày.) -HS : Đối chiếu bài làm với đáp án rồi rút ra nhận xét về những ưu nhược điểm của bài mình. -GV :gọi 4 đối tượng hs tự nhận xét. -Gv đánh giá chung về bài làm của HS, chỉ ra các ưu nhược điểm của hs,chọn hs đọc bài minh hoạ cho phần nhận xét. -GV dùng bảng phụ hệ thống toàn bộ lỗi chung cơ bản của HS . -Gv hướng dẫn hs sửa lỗi. I. Đề bài : II. Yêu cầu đáp án Câu1:Cần nêu đúng -Khái niệm : Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa(0,5 điểm) - Trường từ vựng về hoạt động của con người : chạy, nhảy, ăn, uống, ngủ, đi… (0,5 điểm) Câu 2 : Cần nêu đúng -Đặc điểm của câu ghép : là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.Mỗi cụm CV gọi là một vế câu.(1 điểm) -Đặt đúng một câu ghép(0,5 điểm) -Nêu đúng cách nối các vế trong một câu ghép(0,5 điểm) -Nêu đúng mối quan hệ ý nghĩa trong một câu ghép(0,5 điểm) Câu 3: (5đ) a) Hình thức: (1.đ) - Trình bày đúng hình thức đoạn văn, sạch đẹp, rõ ràng. - Có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ và các dấu câu. b) Nội dung: (4đ) - Chủ đề ,nội dung hợp lý(1 điểm) - Vận dụng đầy đủ,phù hợp trợ từ, thán từ, tình thái từ và các dấu câu: dấu ngoặc đơn,dấu hai chấm,dấu ngoặc kép(sử dụng được một yêu cầu kiến thức:0,5 điểm) III. Trả bài IV. Nhận xét, đánh giá a) Ưu điểm : - Nội dung : làm bài đúng yêu cầu của đề ,nhiều em có sáng tạo đặt câu,viết đoạn văn hay đặc sắc. - Nhiều bài trình bày sạch đẹp,ít lỗi chính tả b) Nhược điểm : - Nội dung : chưa nêu đúng kiến thức, đặt câu,viết đoạn văn chưa đúng. - Hình thức : lỗi chính tả nhiều, trình bày bẩn, ngắn ,sơ sài. V.Hướng dẫn sửa lỗi : 1. Hệ thống lỗi, sửa lỗi : 2. Rèn luyện tìm lỗi, sửa lỗi :.

<span class='text_page_counter'>(125)</span> -Hs phát hiện lỗi và sửa lỗi(theo mẫu) -Gv kiểm tra,chỉnh sửa. 4– Hướng dẫn học ở nhà - Xem lại bài làm, tự sửa lỗi, rút kinh nghiệm - Chuẩn bị ụn tập để kiểm tra học kỳ I D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:. ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ..... Thực hiện :23/12/2010. Tiết 68 – 69. Kiểm tra tổng hợp học kỳ I. (Thực hiện theo đề thi,đáp án,biểu chấm của phòng Giáo dục). Ngày soạn: 10/12/2010 2010 Tiết 70 :. Ngày dạy: /12/. Hoạt động ngữ văn : Làm thơ 7 chữ. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ 7 chữ: Đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, 3/4,biết gieo đúng vần. 2. Kĩ năng:Nhận biết thơ 7 chữ 3. Thái độ:Tích cực,, sáng tạo làm thơ. B. CHUẨN BỊ. GV:Bài soạn. Bảng phụ, tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài.. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Tổ chức lớp : 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3.Tổ chức dạy học bài mới : *Giới thiệu bài mới :. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. -Gv kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của hs Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm và phạm vi luyện tập -Hs trả lời -Gv nhận xét,bổ sung. -Gv cho hs nhận xét về số câu,chữ,luật bằng trắc,cách gieo vần,ngắt nhịp trong bài “Bánh trôi. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. I. chuẩn bị ở nhà:. 1.Khỏi niệm và phạm vi luyện tập: *Khái niệm:Thơ 7 chữ là hình thức thơ lấy câu thơ thơ 7 chữ làm đơn vị nhịp điệu,bao gồm thơ 7 chữ cổ thể,thơ Đường luật 8 câu 7 chữ và 4 câu 7 chữ,thơ hiện đại nhiều khổ với câu thơ 7 chữ *Phạm vị luyện tập: -Thơ 4 câu 7chữ hay một khổ bốn câu làm theo đúng luật thơ Đường -Giới hạn ở cách ngắt nhịp,gieo đúng vần,đúng luật bằng trắc giữa các câu 2. Ví dụ mẫu Bài thơ “Bánh trôi nước”.

<span class='text_page_counter'>(126)</span> nước” -2 Hs lên bảng thực hiện -Cả lớp nhận xét,bổ sung - Gv nhận xét,bổ sung(bảng phụ). -Hs đọc bài Chiều -GV hỏi: Xác định luật,nhịp,vần trong bài thơ? -Hs thảo luận nhóm theo cặp trình bày -Gv nhận xột, bổ sung chốt ý.. -Hs đọc bài Tối -GV hỏi: Xác định chỗ sai? Sửa lại cho đỳng? -Hs thảo luận nhóm theo bàn trình bày -Gv nhận xột, bổ sung chốt ý.. * Số tiếng : 28, số dòng 4  Thất ngôn tứ tuyệt * Bằng trắc : a, Dòng 1 : Em(B)–trắng(T)–vừa (B) b, Dòng 2 : Nổi(T)–chìm(B)– nước(T) c, Dòng 3 : Nát(T) – dầu(B) – kẻ(T) d, Dòng 4 : Em(B) – giữ(T) – lòng(B) * Đôi, niệm : - Bằng đối với trắc - Các cặp niệm : Nổi – nát, chìm – dầu, nước – kẻ * Nhịp : 4/3, hoặc 2/2/3 * Vần : Chân, bằng : (on) tiếng 7 ở các câu 1, 2, 4 II. Hoạt động trên lớp 1, Nhận diện luật thơ * Bài a : Chiều -Luật : B B T T T B B T T B B T T B T T B B B T T B B T T T B B -Gieo vần :Tiếng 7 câu 1 với tiếng 7 câu 4 -Nhịp 4/3 -Bài thơ được làm theo thể bằng *Bài b : Tối -Luật : T T B B T T B B B T T T B T B B T T B T T T T B B T B B * Chỗ sai:Sau"Ngọn đèn mờ "có dấu phẩy Dấu phẩy gây đọc sai nhịp, sai vần - "ỏnh xanh xanh " chữ " xanh " sai vần - Cỏch sửa: + bỏ dấu phẩy. + ỏnh xanh lố. 4– Hướng dẫn học ở nhà -Sưu tầm bài thơ 7 chữ -Tập làm bài thơ 4 câu 7 chữ với đề tài tự chọn D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. Ngày soạn: 10/12/2010 2010 Tiết 71:. Hoạt động ngữ văn : Làm thơ 7 chữ. Ngày dạy: /12/.

<span class='text_page_counter'>(127)</span> A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ 7 chữ: Đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, 3/4,biết gieo đúng vần. 2. Kĩ năng: -Làm câu thơ,bài thơ 7 chữ với các yêu cầu đối ,nhịp,vần… 3. Thái độ: -Tích cực,, sáng tạo làm thơ. B. CHUẨN BỊ. GV:Bài soạn. Bảng phụ, tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài.. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Tổ chức lớp : 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3.Tổ chức dạy học bài mới : *Giới thiệu bài mới :. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. -Gv yêu cầu hs : Làm tiếp bài thơ dở dang? Gợi ý : Hai câu tiếp theo là : a- B B T T B B T B T B B T T B bT T B B B T T B B T T T B B -Hs trình bày -Gv nhận xột, bổ sung .. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT. 2, Tập làm thơ *Tập làm câu thơ 7 chữ: a- Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ? Có dạy cho đời bớt cuội chăng? -Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội Tôi gớm gan cho cái chị Hằng - Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng -Cõi trần ai cũng chường mặt nó Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng -Đáng cho cáI tội quân lừa dối Gìa khắc nhân gian vẫn gọi thằng bNắng đấy rồi mưa như trút nước Bao người vẫn vội vã đi về -. Phấp phới trong lũng bao tiếng gọi, Thoảng hương lỳa chớn giú đồng quờ. *Sưu tầm những bài thơ 7 chữ:. -Hs trình bày những bài thơ 7 chữ đã sưu tầm -Gv nhận xột, bổ sung .. ÁO ĐỎ Áo đỏ em đi giữa phố đụng Cõy xanh như cũng ỏnh theo hồng Em đi lửa chỏy trong bao mắt Anh đứng thành tro em biết khụng? (V ũ Quần Phương).

<span class='text_page_counter'>(128)</span> Trờn Hồ Ba Bể. -Hs trình bày những bài thơ 7 chữ tự làm -Gv nhận xột, bổ sung .. Thuyền ta lướt nhẹ trờn Ba Bể Trờn cả mõy trời, trờn nỳi xanh Mõy trắng bồng bềnh trụi lặng lẽ Mỏi chốo khua búng nỳi rung rinh. (Hoàng Trung Thụng) *Tự làm bài thơ 7 chữ: 2.Nhận xột:. 4– Hướng dẫn học ở nhà -Sưu tầm bài thơ 7 chữ -Tập làm bài thơ 4 câu 7 chữ với đề tài tự chọn D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. 2010 Tiết 72 Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I. Ngày soạn: 30/12/2010 Ngày dạy: 31 /12/. A. Kết quả cần đạt * Đánh giá, nhận xét : -Kiến thức,kỹ năng cả ở 3 phân môn: Tiếng việt, Văn , Tập làm văn trong một bài kiểm tra: Mức độ nhớ kiến thức .Kỹ năng viết đoạn văn,bài văn đúng thể loại.Trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu. * Hs tự đánh giá, sữa chữa được bài làm của mình theo yêu cầu của đáp án và hướng dẫn Gv B. Chuẩn bị: -Gv :Bảng phụ nêu đáp án. -Hs phiếu học tập c-Tổ chức các hoạt động trên lớp 1.Tổ chức lớp : 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3.Tổ chức trả bài : I-Đề bài-Yêu cầu,đáp án-Biểu chấm Đề B Câu Nội dung Điểm 1.0 Câu1 1.Hs xác định và phân tích đúng cấu tạo của câu ghép: Sân nó //rộng,mình nó //cao hơn trong…đầy vắng lặng. điểm C V C V.

<span class='text_page_counter'>(129)</span> -Xác định đúng quan hệ ý nghĩa giữa các vế: Quan hệ đồng thời 2.Hs xác định được: 1.0 -Từ tượng thanh: xôn xao,tru tréo điểm -Từ tượng hình: mải mốt,xồng xộc,vật vã,rũ rượi,xộc xệnh,long 0,5điểm sòng sọc 0,5 điểm 0,5điểm -Về hình thức:Hs trình bày ý kiến của mình dưới dạng một đoạn văn,có mở đoạn,phát triển đoạn và kết đoạn,đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức,đoạn văn được trình ày theo cánh diễn dịch hoặc tổng phân hợp. Câu2 b-V ề nội dung: tập trung vào việc nêu những biểu hiện của tinh 1.5 điểm thần phản kháng tiềm tàng ở chị Dậu như:biết nhẫn nhịn chịu đựng nhưng cũng sẵn sàng đứng lên chống lại những tên tay sai bảo vệ chồng mình. Từ những hiểu biết về văn bản tự sự,hs biết xây dựng một văn bản tự sự kể về một thầy cô giáo đã để lại ấn tượng sâu sắc với mình.Bài viết yêu cầu phải có sự kết hợp các yếu tố miêu tả ,biêủ cảm.Hs có thể trình bày diễn biến theo nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung cần đảm bảo các ý sau: 0,5điểm *Mở bài: -Giới thiệu về người thầy cô ấy và ấn tượng của em *Thân bài: 1.0 -Giới thiệu về tuổi tác,ngoại hình,tính tình,những việc làm điểm c ủ a th ầ y cô đố i v ớ i mình … Câu3 -Kể một kỷ niệm sâu sắc giữa mình với thầy cô khiến mình 2.0 không thể nào quên điểm *Kết bài: -Khẳng định tình cảm,cảm xúc của mình đối với thầy cô cho đến mai sau Hình thức: bài viết đầy đủ bố cục,ít sai lỗi chính tả,không mắc lỗi ngữ pháp,trình bày các luận điểm rõ ràng,mạch lạc… 0,5điểm 1.0 điểm Đề A Câu Nội dung 1.Hs xác định và phân tích đúng cấu tạo của câu ghép: Tôi //bặm tay ghì chặt,nhưng một quyển vở//cũng xệnh ra… đất. C V C V -Xác định đúng quan hệ ý nghĩa giữa các vế: Quan hệ tương ản Câu1 ph 2.Hs xác định đúng các từ thuộc trường từ vựng chỉ thái độ con người:hoài nghi ,khinh miệt,ruồng rẫy,thương yêu,kính mến,rắp tâm -Nếu hs chỉ xác định được 1 từ thì không cho điểm;xác định được 2 từ cho 0,25 điểm;3 từ: 0,5;4 từ:0,75 điểm;5-6 từ: 1,0 điểm. -Về hình thức:Hs trình bày ý kiến của mình dưới dạng một đoạn văn,có mở đoạn,phát triển đoạn và kết đoạn,đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức,đoạn văn được trình Câu2 bày theo cánh diễn dịch hoặc tổng phân hợp. -Về nội dung: tập trung vào việc nêu những phẩm chất đáng quý của lão Hạc như:người cha thương con,người nông dân có lòng tự trọng cao…. Điểm 1.0 điểm 1.0 điểm 1,0điểm. 0,5điểm. 1.5 điểm.

<span class='text_page_counter'>(130)</span> Từ những hiểu biết về văn bản tự sự,hs biết xây dựng một văn bản tự sự kể về một thầy cô giáo đã để lại ấn tượng sâu sắc với mình.Bài viết yêu cầu phải có sự kết hợp các yếu tố miêu tả ,biêủ cảm.Hs có thể trình bày diễn biến theo nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung cần đảm bảo các ý sau: *Mở bài: -Giới thiệu về người thầy cô ấy và ấn tượng của em *Thân bài: -Giới thiệu về tuổi tác,ngoại hình,tính tình,những việc làm của thầy cô đối với mình… Câu3 -Kể một kỷ niệm sâu sắc giữa mình với thầy cô khiến mình không thể nào quên *Kết bài: -Khẳng định tình cảm,cảm xúc của mình đối với thầy cô cho đến mai sau Hình thức: bài viết đầy đủ bố cục,ít sai lỗi chính tả,không mắc lỗi ngữ pháp,trình bày các luận điểm rõ ràng,mạch lạc…. 0,5điểm 1.0 điểm 2.0 điểm 0,5điểm 1.0 điểm. II-Nhận xét đánh giá. 1) Ưu điểm : - Nội dung : làm bài đúng yêu cầu của đề ,nhiều em có sáng tạo đặt câu,viết đoạn văn hay đặc sắc. - Nhiều bài trình bày sạch đẹp,ít lỗi chính tả 2) Nhược điểm : - Nội dung : chưa nêu đúng kiến thức, đặt câu,viết đoạn văn chưa đúng. - Hình thức : lỗi chính tả nhiều, trình bày bẩn, ngắn ,sơ sài. V.Hướng dẫn sửa lỗi : 1. Hệ thống lỗi, sửa lỗi : 2. Rèn luyện tìm lỗi, sửa lỗi : 4– Hướng dẫn học ở nhà -Củng cố kiến thức ở họ kỳ I -Soạn bài:Nhớ rừng D-đánh giá,điều chỉnh tiết dạy:. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. ........................................................................................................... ........................................................................................................... .. ......................................................................................................................................... ................................................................................

<span class='text_page_counter'>(131)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×