Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

TTHQ Quy trình thủ tục hải quan hàng gia công xuất khẩu tại công ty blue footwear

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.69 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
----------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN

QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
Đề tài:

“Quy trình thủ tục hải quan hàng gia
công xuất khẩu tại Công ty TNHH BLUE
FOOTWEAR (VIỆT NAM)”


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH BLUE FOOTWEAR (VIỆT
NAM) .................................................................................................................................. 2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................................... 2
1.2. Sơ đồ bộ tổ chức bộ máy quản lý của công ty.............................................................. 4
1.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. ............................................................................ 4
1.4. Tổ chức nhân sự của công ty TNHH Blue Footwear (Việt Nam) ................................ 7
1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm gần đây .......................... 8
1.5.1.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ........................................................................................ 8
1.5.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu .................................................................................... 10
1.5.3. Kết quả kinh doanh của công ty trong các năm gần đây ......................................... 12
1.5.4. Nhận xét kết quả kinh doanh của công ty................................................................ 13
CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG GIA CƠNG TẠI CÔNG
TY TNHH BLUE FOOTWEAR (VIỆT NAM) ............................................................ 15
2.1. ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG ..................................................................... 15


2.1.1. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng gia cơng .......................................................................... 15
2.1.2. Quy trình thủ tục đăng ký Hợp đồng gia công ........................................................ 16
2.1.3. Đăng ký phụ kiện hợp đồng gia công ...................................................................... 17
2.2. NHẬP KHẨU NGUYÊN PHỤ LIỆU GIA CÔNG................................................ 18
2.2.1. Hồ sơ đăng ký tờ khai nhập khẩu nguyên liệu gia công.......................................... 18
2.2.2. Quy trình thủ tục đăng ký tờ khai nhập khẩu nguyên phụ liệu gia cơng ................. 18
2.2.3. Quy trình kiểm hóa hàng nhập khẩu gia công tại cửa khẩu .................................... 23
2.3. NHẬP KHẨU NGUN PHỤ LIỆU GIA CƠNG THEO LOẠI HÌNH GIA
CÔNG CHUYỂN TIẾP................................................................................................... 26
2.3.1.Hồ sơ đăng ký tờ khai gia cơng chyển tiếp .............................................................. 26
2.3.2. Quy trình đăng ký tờ khai gia công chuyển tiếp ..................................................... 27
i


2.4. NHẬP KHẨU NGUYÊN PHỤ LIỆU GIA CÔNG THEO LOẠI HÌNH XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI CHỖ................................................................................................. 29
2.4.1.Bộ hồ sơ đăng ký tờ khai loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ ..................................... 29
2.4.2. Quy trình thủ tục đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ ...................................... 30
2.5. XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GIA CÔNG ................................................................ 31
2.5.1. Hồ sơ đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm gia cơng .............................................. 31
2.5.2. Quy trình thủ tục đăng tờ khai xuất khẩu sản phẩm gia cơng ................................. 32
2.5.3. Quy trình kiểm hóa hàng xuất khẩu sản phẩm gia cơng tại cửa khẩu ..................... 33
2.5.4. Hồn thành thủ tục thực xuất tờ khai xuất khẩu tai Chi cục hải quan quản lý hàng
đầu tư ................................................................................................................................. 34
2.6. THANH KHOẢN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG ......................................................... 35
2.6.1. Hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia cơng .................................................................... 35
2.6.2. Quy trình thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công, phụ kiện hợp đồng gia công35
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TY BLUE FOOTWEAR
(Việt Nam) ........................................................................................................................ 37
3.1. THUẬN LỢI, KHĨ KHĂN CỦA CƠNG TY TRONG THỜI GIAN QUA ....... 37

3.1.1. Thuận lợi .................................................................................................................. 37
3.1.2. Khó khăn.................................................................................................................. 37
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................ 37
3.3. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 38
3.3.1. Kiến nghị đối với ngành Hải quan........................................................................... 38
3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước .......................................................................................... 40
3.3.3. Kiến nghị đối với công ty TNHH BLUE FOOTWEAR (VN) ................................ 41
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 43

ii


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới, xuất nhập khẩu đóng một
vai trò quan trọng trong cán cân thương mại và quan hệ quốc tế. Việc xây dựng phát triển
ngành hàng xuất nhập khẩu là một trong những ngành mũi nhọn nhằm tạo ra các mặt
hàng chủ lực xuất khẩu là hướng đi đúng đắn. Với những hạn chế trên đòi hỏi phải phát
huy tốt các lợi thế về điều kiện tự nhiên xã hội và khoa học công nghệ để nâng cao năng
lực cạnh tranh và hiệu quả hàng hóa nơng sản xuất khẩu trên thị trường. Đó là vấn đề có
tính cơ bản để Việt Nam hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu
vực.
Thực tế cho thấy một đất nước muốn phát triển thì phải tích cực tham gia liên kết
kinh tế quốc tế, từ những liên kết này các nước kém và đang phát triển có thể học hỏi và
ứng dụng những thành tựu khoa học-kỹ thuật hiện đại của các nước phát triển. Một trong
những hình thức liên kết được coi là phù hợp đối với Việt Nam hiện nay là “gia cơng
quốc tế” điều này có thể giúp chúng ta tận dụng lợi thế của mình một cách hiệu quả nhất.
Vấn đề đặt ra là việc cải cách thủ tục hành chính hiện nay trên tất cả các lĩnh vực
của chúng ta như thế nàođể có thể thu hút vốn đầu tư và một trong những lĩnh vực mà
chúng ta cần phải cải cách đó là lĩnh vực Hải quan nhất là khi Việt Nam đã là thành viên

của tổ chức thương mại Thế giới WTO thì những địi hỏi cơng tác này ngày càng trở nên
cấp thiết và khó khăn hơn, làm thế nào chúng ta có thể tạo được lòng tin cho các nhà đầu
tư nhất là về thủ tục hải quan bởi vì đối với các nhà đầu tư nước ngồi thì cơng tác này họ
hết sức coi trọng, đối với một số nhà đầu tư họ quan tâm nhiều hơn là làm thế nào thủ tục
hải quan có thể đơn giản và nhanh chóng để họ có thể tiết kiệm được thời gian cho cơng
tác xuất nhập khẩu. Em quyết định chọn đề tài “Quy trình thủ tục hải quan hàng gia
công xuất khẩu tại Công ty TNHH BLUE FOOTWEAR (VIỆT NAM)” để có thể hiểu
rõ hơn về các quy trình thủ tục hải quan hàng gia cơng xuất khẩu đối với các Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

1


CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH BLUE FOOTWEAR
(VIỆT NAM)
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
CƠNG TY TNHH BLUE FOOTWEAR (VIỆT NAM) là công ty chuyên sản xuất và gia
công các loại giày dép thời trang xuất khẩu. Cơng ty có tên giao dịch là BLUE
FOOTWEAR (VIET NAM) ENTERPRISE LTD, trụ sở và nhà xưởng đặt tại xã Mỹ
Hạnh Nam, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An là Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngồi do CƠNG TY TNHH WEAR LEAPER FOOTWEAR, giấy phép thành lập số
73000 do huyện Trương Hóa, tỉnh Đài Loan cấp ngày 03/09/1985 Trung Hoa Dân Quốc,
trụ sở đặt tại No.176 Lane, 16 Yau Feng Rd, Wa Pei Psun, Pushin, Chang Hua, Taiwan
R.O.C xin thành lập tại Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đại diện bởi
ông Chang Tsung Ching, quốc tịch: Trung Quốc (Đài Loan), chức vụ: Tổng giám đốc.
CÔNG TY TNHH BLUEFOOTWEAR(VIỆT NAM) được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Long
An cấp giấy phép thành lập số : 26/GP-LA ngày 08 tháng 09 năm 2003. Vốn đầu tư đăng
ký của doanh nghiệp là: 4.600.000 (bốn triệu sáu trăm ngàn) đôla Mỹ, vốn điều lệ của
doanh nghiệp là 2.000.000 (hai triệu) đơla Mỹ. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có
con dấu riêng và phải mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Để thuận tiện cho hoạt động xuất nhập khẩu, ban hội đồng thành viên công ty đã họp và
thống nhất việc thành lập chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy cơng ty đã trình
cơng văn số 52/CV-CT ngày 26/12/2011 gởi Sờ Kế Hoạch và Đầu Tư Tp.HCM và Sở Kế
Hoạch Đầu Tư Tp.HCM đã chấp thuận cho CÔNG TY TNHH BLUEFOOTWEAR
(VIỆT NAM) thành lập chi nhánh giao dịch tại số 19/5 đường Ký Con, phường Nguyễn
Thái Bình, quận 1, TP.HCM.
Từ khi thành lập cho đến nay với nhu cầu mở rộng và phát triển CÔNG TY TNHH
BLUE FOOTWEAR (VN) đã xin điều chỉnh giấy phép đầu tư qua các lần như sau:
Lần 1: được UBND Tỉnh Long An cấp giấy chứng nhận điều chỉnh giấy phép đầu tư số:
26/GCNĐC1/50/1 ngày 12/03/2013 về việc bổ sung chi nhánh giao dịch và điều chỉnh
2


vốn đầu tư, cụ thể bổ sung chi nhánh giao dịch tại số 19/5 đường Ký Con, phường
Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM và điều chỉnh vốn đầu tư của doanh nghiệp là
6.600.000 (sáu triệu sáu trăm ngàn) đôla Mỹ.
Lần 2: được UBND Tỉnh Long An cấp giấy chứng nhận điều chỉnh giấy phép đầu tư số:
26/GCNĐC2/50/1 ngày 12/07/2013 với nội dung bổ sung xưởng may mũ giày tại thị trấn
Đông Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.
Lần 3: được UBND Tỉnh Long An cấp giấy chứng nhận điều chỉnh giấy phép đầu tư số:
26/GCNĐC3/50/1 ngày 25/09/2013 về việc sát nhập CÔNG TY TNHH WEAR LEAPER
(VIET NAM) (hoạt động theo giấy phép đầu tư số 370/GP-HCM ngày 05/06/2002 do
UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp) vào CƠNG TY TNHH BLUE FOOTWEAR (VIỆT
NAM).
Lần 4: được UBND Tỉnh Long An cấp giấy chứng nhận điều chỉnh giấy phép đầu tư số:
501043000113 ngày 20/06/2008 với nội dung tăng vốn điều lệ của Doanh nghiệp từ
2.000.000 (hai triệu) đôla Mỹ lên 3.325.000 (ba triệu ba trăm hai mươi lăm ngàn) đôla
Mỹ và thay đổi người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp là ông Huang Hui Po,
Quốc tịch: Đài Loan, chức vụ: Tổng giám đốc.


3


1.2. Sơ đồ bộ tổ chức bộ máy quản lý của cơng ty

TỔNG GIÁM ĐỐC

P.TỔNG GIÁM
ĐỐC

GĐ TÀI CHÍNH

PHỊNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TỐN

GĐ ĐIỀU HÀNH

PHỊNG
HÀNH
CHÁNH
NHÂN
SỰ

GĐ SẢN XUẤT

PHỊNG
XUẤT

NHẬP
KHẨU

PHỊNG
KẾ
HOẠCH

1.3. Chức năng nhiệm vụ các phịng ban.
a. Phịng tài chính kế tốn.
-

Xây dựng hệ thống kế tốn cho phù hợp và đáp ứng được hoạt động sản xuất kinh
doanh của cơng ty như: hệ thống tính giá thành thực tế, hệ thống sổ sách kế toán
vàn báo cáo thuế, các chính sách tài chính và kiểm sốt nội bộ.

-

Xây dựng hệ thống luân chuyển chứng từ cho phù hợp, các biểu mẫu chứng từ
phải được thiết lập theo đúng quy định của Bộ Tài Chính.

-

Xây dựng phần mềm kế toán đáp ứng được các hoạt động sản xuất kinh doanh là
cơ sở số liệu để phân tích chi phí và tài chính của cơng ty. Xây dựng bảo mật hệ
thống dữ liệu của công ty tránh các sự cố, hư hỏng hệ thống dữ liệu.

4


-


Lập các báo cáo tài chính theo đúng quy định hiện hành của Bộ Tài Chính, theo
dõi các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước.

-

Trên cơ sở kế hoạch và phát triển kinh doanh lập kế hoạch thu chi tài chính, kế
hoạch về nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn.Phân tích doanh thu, chi phí và tình hình
tài chính theo từng giai đoạn của Công ty.

-

Theo dõi và triển khai các chính sách mới của Nhà nước về các chế độ tài chính áp
dụng vào tình hình sản xuất của cơng ty.

-

Phối hợp cùng phịng xuất nhập khẩu tiến hành kiểm kê tồn kho thực tế, lập báo
cáo xuất nhập tồn vào các thời điểm cuối tháng. Phân tích tình hình biến động tồn
kho báo cáo cho ban Giám đốc hàng tháng.

-

Kiểm tra và lưu trữ các hóa đơn của Bộ tài chính đồng thời kiểm tra đối chiếu các
số dư của các tài khoản kế tốn có liên quan.Theo dõi về việc thu chi tiền mặt tại
công ty, tiền gởi tại Ngân hàng có quan hệ giao dịch. Theo dõi việc trả lương, các
khoản tạm ứng nội bộ của cán bộ cơng nhân viên cơng ty.

b. Phịng hành chánh nhân sự
-


Theo dõi, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động về nhân sự cho phù hợp và đáp
ứng được hoạt động sản xuất tại công ty.

-

Phối hợp với các phòng ban, bộ phận sản xuất điều phối nhân sự kịp thời và hiệu
quả.

-

Lập các báo cáo định kỳ theo đúng quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và
Xã Hội, theo dõi các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của tồn bộ cán bộ,
cơng nhân viên công ty.

-

Theo dõi việc chấm công hàng ngày, việc nghỉ phép phép năm của cán bộ công
nhân viên báo cáo với ban giám đốc hàng tháng và chuyển số liệu cho phịng kế
tốn.

5


-

Kiểm tra và lưu trữ các hợp đồng lao động, thực hiện việc tuyển dụng lao động
theo yêu cầu công việc từ đề xuất của các phòng ban.

-


Kiểm tra và theo dõi hồ sơ xuất nhập cảnh của các thành viên Ban giám đốc và các
chuyên gia người nước ngoài.

c. Phòng xuất nhập khẩu
-

Quản lý, điều hành và đảm trách tồn bộ hoạt động xuất nhập khẩu của cơng ty
như: nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, xuất khẩu các sản phẩm gia
công, liên hệ với các đại lý, hãng tàu mà cơng ty có quan hệ.

-

Kiểm tra và lưu trữ các chứng từ xuất nhập khẩu, theo dõi những chính sách mới
của Nhà nước về Hải quan, thực hiện áp dụng theo đúng chính sách và pháp luật
của Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu.

-

Báo cáo định kỳ tình hình xuất nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam cho ban giam
đốc, các Sở ban ngành có liên quan.

-

Phối hợp với phịng kế tốn theo dõi việc ký kết hợp đồng với các đối tác trong
nước và nước ngoài.Thống kê số lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu, số lượng sản
phẩm xuất khẩu hàng tháng, số nguyên phụ liệu tồn báo cáo với ban giám đốc
hàng tháng đồng thời chuyển số liệu cho phịng kế tốn, phịng kế hoạc.

-


Lập bộ chứng từ xuất nhập khẩu, làm thủ thục Hải quan và đảm trách việc giao
nhận hàng hóa của cơng ty.

d. Phịng kế hoạch
-

Theo dõi đơn hàng, theo dõi chất lượng, số lượng sản xuất hàng ngày và năng xuất
làm việc tại phân xưởng nhằm đảm bảo tiến độ sản xuất theo đúng kế hoạch.
Ngồi ra phịng kế hoạch cũng phải nắm được đơn giá gia công sản phẩm để phân
tích chi phí cố định và biến phí sản xuất xem có phù hợp để quyết định sản xuất
đơn hàng hay không.

6


-

Phân bổ kế hoạch sản xuất đảm bảo quy trình sản xuất khơng bị gián đoạn. Theo
dõi tình hình phân bổ nguyên phụ liệu trong sản xuất cũng như nguyên phụ liệu
tồn kho nhằm đảo bảo kế hoạch dản xuất,

-

Thông báo lịch xuất hàng dự kiến hàng tuần cho phòng kế tốn, phịng xuất nhập
khẩu và phối hợp với phịng xuất nhập khẩu đảm bảo kế hoạch xuất hàng đồng
thời lập bản định mức tạm tính cho một sản phẩm chuyển số liệu này cho phòng
xuất nhập khẩu để phòng xuất nhập khẩu lập bản định mức khai báo Hải quan.

-


Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất cũng như kế hoạch sản xuất của công ty
trong tuần cho giám đốc sản xuất.

1.4. TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY TNHH BLUE FOOTWEAR (VN)
Cơng ty gồm có 04 phịng ban: phịng tài chính kế tốn, phịng hành chánh nhân sự,
phịng xuất nhập khẩu vả phòng kế hoạch. Mỗi phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ
khác nhau nhưng cũng có mối liên hệ hỗ trợ cùng nhau nhằm tạo được sự liên kết và hiệu
quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Ngồi ra để tạo được sự chun
mơn hóa trong cơng việc thì mỗi phịng ban cũng có những bộ phận khác nhau đảm trách
những cơng việc cụ thể.
Mỗi phịng ban sẽ có một trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động
theo chuyên môn. Đối với thành phần Ban Giám đốc thì cơng ty gồm có 03 giám đốc trực
tiếp quản lý các phòng ban đồng thời sẽ hợp định kỳ mỗi tháng một lần để tổng hợp tình
hình kinh doanh của cơng ty, các trưởng phịng chịu trách nhiệm báo cáo tình hình cơng
việc của phịng ban mà mình quản lý trước ban giám đốc hàng tháng. Đặc điểm khác biệt
của cơng ty là khơng có phó giám đốc, các Giám đốc sẽ trực tiếp quản lý và báo cáo về
tình hình hoạt động cũng như các vấn đề phát sinh tại cơng ty cho Phó tổng giám đốc.
Ngồi ra đối với các vấn đề cần thiết và quan trọng vượt thẩm quyền của Ban giám đốc
thì xin ý kiến chỉ đạo của Tổng giám đốc.

7


1.5. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY TNHH BLUE
FOOTWEAR (VN) TRONG CÁC NĂM GẦN ĐÂY.
1.5.1.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

STT LOẠI SẢN PHẨM


NĂM 2011
(ĐÔI)

NĂM 2012
(ĐÔI)

NĂM 2013
(ĐÔI)

SO SÁNH
2012/2011
CHÊNH
LỆCH

(%)

SO SÁNH
2013/2012
CHÊNH
LỆCH

(%)

1

Giày thể thao

745,313.00

886,425.00


1,269,781.00

2

Giày sandal

734,698.00

679,524.00

957,665.00

-55,174.00

3

Giày bít

356,473.00

477,377.00

633,813.00

120,904.00 33.92 156,436.00 32.77

1,836,484.00

2,043,326.00


2,861,259.00

206,842.00 11.26 817,933.00 40.03

Tổng cộng

141,112.00 18.93 383,356.00 43.25
-7.51

278,141.00 40.93

Nguồn: Công ty TNHH BLUE FOOTWEAR (VN)
Biểu đồ cơ cấu mặt hàng năm 20011
Cơ cấu mặt hàng năm 2011

19.41%
40.58%
40.01%

Giày thể thao

Giày sandal

Giày bít

Nhận xét: Theo số liệu thống kê từ cơng ty thì trong năm 2011 sản lượng đạt
1,836,484.00 đơi, trong đó giày thể thao là 745,313.00 đôi chiếm 40.58% tổng sản lượng
trong năm, giày sandal là 734,698.00 đôi chiếm 40.01% tổng sản lượng trong năm, giày
bít là 356,473.00 đơi chiếm 19.41 % tổng sản lượng trong năm.


8


Biểu đồ cơ cấu mặt hàng năm 2012
Cơ cấu mặt hàng năm 2012

23.36%
43.38%
33.26%

Giày thể thao

Giày sandal

Giày bít

Nhận xét: Trong năm 2012 thì sản lượng đạt 2,043,326.00 đơi, trong đó giày thể thao là
886,425.00 đôi chiếm 43.38 % tổng sản lượng trong năm, giày sandal là 679,524.00 đôi
chiếm 33.26 % tổng sản lượng trong năm, giày bít là 477,377.00 đơi chiếm 23.36 % tổng
sản lượng trong năm. Nhìn chung trong năm 2012 thì chỉ có mặt hàng giày sandal là giảm
7.51% so với năm 2011, còn lại hai mặt hàng giày thể thao và giày bít đều tăng lần lượt là
19.33% và 32.98% so với năm trước. Như vậy so với năm 2011 thì năm 2012 sản lượng
đã tăng 206,842.00 đơi tương đương tăng 11.26%.
Biểu đồ cơ cấu mặt hàng năm 2013
Cơ cấu mặt hàng năm 2013

22.15%
44.38%
33.47%


Giày thể thao

Giày sandal

9

Giày bít


Nhận xét: Trong năm 2013 thì sản lượng đạt 2,861,259.00 đơi, trong đó giày thể thao là
1,269,781.00 đơi chiếm 44.38 % tổng sản lượng trong năm, giày sandal là 957,665.00 đơi
chiếm 33.47 % tổng sản lượng trong năm, giày bít là 633,813.00 đôi chiếm 22.15 % tổng
sản lượng trong năm. Nhìn chung trong năm 2013 thì sản lượng các mặt hàng đều tăng so
với năm trước. Như vậy so với năm 2012 thì năm 2013 sản lượng đã tăng 817,933.00 đôi
tương đương tăng 28.59%.
Như vậy so với hai mặt hàng cịn lại thì loại giày thể thao chiếm sản lượng cao nhất năm
nào mặt hàng này cũng chiếm trên 40% tổng sản lượng. Tổng cộng sản lượng trong năm
2011 đạt 1,836,484.00 đơi, năm 2012 thì đạt 2,043,326.00 đơi tăng 206,842.00 đôi so với
năm 2011 tương đương tăng 11.26%. Trong năm 2013 thì sản lượng đạt 2,861,259.00 đơi
tăng 817,933.00 đơi so với 2012 tương đương tăng 40.03%.
1.5.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

STT

THỊ TRƯỜNG

1

EU


2

NĂM 2011
(ĐÔI)

NĂM 2012
(ĐÔI)

NĂM 2013
(ĐÔI)

SO SÁNH
2012/2011

SO SÁNH
2013/2012

CHÊNH
LỆCH

(%)

CHÊNH
LỆCH

(%)

1,333,246.00


1,541,523.00

2,264,361.00

208,277.00

15.62

722,838.00

46.89

Canada

203,402.00

163,987.00

186,842.00

-39,415.00

-19.38

22,855.00

13.94

3


Australia

155,860.00

170,384.00

207,789.00

14,524.00

9.32

37,405.00

21.95

5

Các nước khác

143,976.00

167,432.00

202,267.00

23,456.00

16.29


34,835.00

20.81

1,836,484.00

2,043,326.00

2,861,259.00

206,842.00

11.26

817,933.00

40.03

Tổng cộng

Nguồn: Công ty TNHH BLUE FOOTWEAR (VN)

10


Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2011
Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2011

8.49%


7.84%

11.07%

72.60%

EU

Canada

Australia

Các nước khác

Nhận xét: Về thị trường xuất khẩu, trong năm 2011 thị trường xuất khẩu lớn nhất là EU
sản lượng xuất sang thị trường này đạt 1,333,246.00 đôi chiếm tới 72.60% tổng sản lượng
xuất khẩu trên tất cả các thị trường, kế đến là thị trường Canada đạt 203,402.00 đôi chiếm
11.07%, Australia đạt 155,860.00 đơi chiếm 8.49%, thị trường các nước cịn lại chiếm tỷ
trọng không đáng kể chỉ đạt 143,976.00 và chiếm 7.84% tổng sản lượng xuất khẩu trên
tất cả các thị trường.
Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2012
Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2012

8.34%

8.19%

8.03%
75.44%


EU

Canada

Australia

Các nước khác

Nhận xét:Trong năm 2012 thì thị trường xuất khẩu lớn nhất vẫn là thị trường EU sản
lượng đạt 1,541,523.00 đôi chiếm tới 75.44% tổng sản lượng xuất khẩu trên tất cả các thị
trường. So với năm 2011 thì năm 2012 tại thị trường này sản lượng đã tăng 208,277.00
11


đơi tương đương với tăng 15.62%. Nhìn chung các thị trường còn lại đều tăng so với năm
trước riêng chỉ có tại thị trường Canada thì sản lượng đã giảm 39,415.00 đôi tương đương
với giảm 19.38%.
Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2013
Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2013

7.07%
7.26%
6.53%

79.14%

EU

Canada


Australia

Các nước khác

Nhận xét:Trong năm 2013 thì sản lượng xuất khẩu tại tất cả các thị trường đều tăng đáng
kể, thị trường tăng ít nhất là Canada nhưng cũng đã tăng 13.94% so với năm trước đó và
thị trường xuất khẩu lơn nhất vẫn là thị trường EU đạt tới 2,264,361.00 đôi chiếm tới
79.14% tổng sản lượng xuất khẩu trên tất cả các thị trường. So với năm 2012 thì năm
2013 tại thị trường này sản lượng đã tăng 722,838.00 đơi tương đương với tăng 46.89%.
Nhìn chung sản lượng xuất khẩu tại các thị trường trong các năm đều tăng so với năm
trước đó, thị trường quan trọng nhất là EU thì vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định và
đạt được chỉ tiêu như kế hoạch đề ra.
1.5.3. Kết quả kinh doanh của công ty trong các năm gần đây
SO SÁNH
2012/2011

NĂM 2011

NĂM 2012

NĂM 2013

TRỊ GIÁ
(USD)

TRỊ GIÁ
(USD)

TRỊ GIÁ
(USD)


CHÊNH
LỆCH

(%)

STT NỘI DUNG

SO SÁNH
2013/2012
CHÊNH
LỆCH

(%)

1

Doanh thu

13,358,471.16

14,128,469.59

17,601,335.03

769,998.43

5.76

3,472,865.44 24.58


2

Chi phí

11,876,125.58

12,176,839.11

14,961,689.50

300,713.53

2.53

2,784,850.39 22.87

3

Lợi nhuận

1,482,345.58

1,951,630.48

2,639,645.53

469,284.90 31.66

12


688,015.05

35.25


Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của công ty trong các năm
Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của công ty
trong các năm
Đvt: triệu USD

Trị giá
20
15
10

Doanh thu
Chi phí

5

Lợi nhận

0
2011

2012

2013


Năm

1.5.4. Nhận xét kết quả kinh doanh của cơng ty
- Theo số liệu thống kê thì trong năm 2011 tổng doanh thu của công ty đạt 13,358,471.16
USD, tổng chi phí trong năm là 11,876,125.58 USD chiếm 88.9% trên tổng doanh thu, lợi
nhuận đạt 1,482,345.58 USD chiếm 11.1% trên tổng doanh thu. Trong năm này do cơng
ty cịn phải hồn thiện về cơ sở hạ tầng và đầu tư máy móc thiết bị nên chi phí cho hoạt
động kinh doanh chiếm khá cao so với tổng doanh thu.
- Trong năm 2012 tổng doanh thu của công ty đạt 14,128,469.59 USD tăng 769,998.43
USD so với năm 2011 tương đương với tăng 5.76%. Do sản lượng sản xuất trong năm
này tăng 11.26% so với năm 2011 điều này làm cho tổng chi phí trong năm là
12,176,839.11 USD chiếm 86.19% trên tổng doanh thu tăng thêm 300,713.13 USD so với
năm 2011 tương đương tăng 2.53%. Về lợi nhuận trong năm này đạt 2,639,645.53 USD

13


chiếm 13.81% trên tổng doanh thu tăng 469,284.90 USD tương đương với tăng 31.66%
so với năm 2011.
- Trong năm 2013 tổng doanh thu của công ty đạt 17,601,335.03 USD, trong năm này
doanh thu của công ty đạt cao nhất trong các năm do có thêm được khách hàng từ một số
thị trường mới, doanh thu đã tăng thêm 3,472,865.44 USD so với năm 2012 tương đương
với tăng 24.58% cũng chính vì lý do này mà chi phí trong năm đã tăng thêm 2,784,850.39
USD tương đương với tăng 22.87%, tổng chi phí là 14,961,689.50 USD chiếm 85% trên
tổng doanh thu . Lợi nhuận cũng đạt cao nhất trong các năm đạt 2,639,645.53 USD chiếm
15% trên tổng doanh thu, so với năm 2012 thì năm 2013 lợi nhuận đã tăng thêm là
688,015.05 USD tương đương với tăng 35.25%.
- Nhìn chung năng lực sản xuất của công ty ngày càng ổn định, kết quả kinh doanh của
công ty trong các năm đều đạt được sự tăng trưởng, năm sau luôn cao hơn năm trước và
hoàn thành được chỉ tiêu như kế hoạch đề ra.


14


CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG GIA CÔNG TẠI
CÔNG TY TNHH BLUE FOOTWEAR (VIỆT NAM)
2.1. ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
2.1.1. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng gia công
Doanh nghiệp phải đăng ký Hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan chậm nhất 01 ngày
trước khi làm thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu của hợp đồng để tiến hành sản xuất sản
phẩm gia công. Việc đăng ký Hợp đồng gia công phải đảm bảo theo đúng yêu cầu quy
định của cơ quan Hải quan.
Hồ sơ đăng ký Hợp đồng gia công bao gồm:
-

Giấy phép đầu tư : 01 bản sao y công chứng kèm bản chính đối chiếu nếu như
Doanh nghiệp đăng ký lần đầu.

-

Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu: 01 bản sao y cơng
chứng kèm bản chính đối chiếu nếu Doanh nghiệp đăng ký lần đầu.

-

Hộ chiếu của cá nhân đại diện pháp lý cho công ty: 01 bản sao y công chứng.

-

Thẻ tạm trú của người ký hợp đồng nếu là người nước ngoài: 01 bản dao y công

chứng.

-

Giấy xác nhận của sở KH-ĐT xác nhận người ký hợp đồng có trong ban điều hành
cơng ty hoặc giấy ủy quyền của người có thẩm quyền: 01 bản sao y cơng chứng.

 Trường hợp có cá nhân được ủy quyền thì phải có giấy xác nhận ủy quyền.
-

Báo cáo năng lực sản xuất của công ty: 01 bản chính.

-

Hợp đồng th nhà xưởng (nếu có): 01 bản sao y cơng chứng

-

Hợp đồng gia cơng: 02 bản chính.

-

Danh mục nguyên phụ liệu gia công và bảng định mức tạm tính: 02 bản chính.

-

Giấy giới thiệu của cơng ty cử nhân viên đại diện làm thủ thủ tục: 01 bản chính.

15



2.1.2. Quy trình thủ tục đăng ký Hợp đồng gia công
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đại diện Doanh nghiệp mang hồ sơ đến Chi Cục Hải quan
quản lý hàng đầu tư tại số 02 đường Hàm Nghi, quận 1 để làm thủ tục đăng ký Hợp đồng
gia cơng. Vì là Doanh nghiệp đầu tư nước ngồi nên Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu
tư sẽ giám sát và theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng gia cơng.
 Bƣớc 1:
- Mang hồ sơ đến phịng tổng hợp thuộc Đội quản lý hàng gia công liên hệ với công chức
được phân công tiếp nhận đăng ký Hợp đồng gia công, thông thường lãnh đạo Chi cục sẽ
phân công định kỳ 01 tuần sẽ luân phiên cán bộ tiếp nhận đăng ký Hợp đồng gia công .
- Công chức Hải quan tiếp nhận sẽ kiểm tra sự đồng bộ và hợp lệ của hồ sơ, nếu phát hiện
còn thiếu sót hoặc chưa hợp lệ cơng chức tiếp nhận sẽ in phiếu yêu cầu nghiệp vụ yêu
cầu Doanh nghiệp bổ sung hoặc sữa chữa.
 Bƣớc 2:
- Nhân viên công ty sẽ đóng dấu “Hợp đồng đã tiếp nhận” lên hợp đồng, ghi ngày tháng
năm tiếp nhận hợp đồng. Sau đó ghi đầy đủ các tiêu chí trong sổ theo dõi tiếp nhận hợp
đồng của công chức Hải quan tiếp nhận đồng thời ghi số thứ tự trong sổ theo dõi lên hợp
đồng. Thực tế thì đây là cơng việc của cơng chức Hải quan tiếp nhận nhưng thơng thường
thì công chức Hải quan này yêu cầu nhân viên công ty làm việc này.
 Bƣớc 3:
- Sau khi công chức Hải quan hồn thành xong việc tiếp nhận, cơng chức này sẽ chuyển
hồ sơ trình lãnh đạo Chi cục ký duyệt. Thời gian lãnh đạo xem xét và ký duyệt là khoản
03 ngày làm việc, trong thời gian này nhân viên công ty sẽ chủ động liên hệ với cán bộ
tiếp nhận để biết được hợp đồng đã được ký duyệt hay chưa. Lãnh đạo Chi cục xem xét
lại hồ sơ nếu khơng có ý kiến gì thì ký duyệt hợp đồng và trả hồ sơ lại cho công chức tiếp
nhận.

16



 Bƣớc 4:
- Khi nhận lại bộ hồ sơ từ lãnh đạo Chi cục công chức Hải quan tiếp nhận sẽ thực hiện
việc nhập vào hệ thống máy tính các số liệu và thông tin của của hợp đồng.
Ghi chú: ở bước này nhân viên công ty phải thực hiện việc nhập các số liệu của bản định
mức tạm tính vào đĩa mềm hoặc USB trước chuyển cho công chức Hải quan tiếp nhận.
Việc này thực hiện theo yêu cầu của công chức Hải quan tiếp nhận, giúp cho việc nhập
máy số liệu của công chức Hải quan được nhanh chóng.
 Bƣớc 5:
- Khi hợp đồng đã được ký duyệt nhân viên công ty sẽ nhận lại hợp đồng tại công chức
Hải quan tiếp nhận. Nếu là Doanh nghiệp đăng ký hợp đồng lần đầu, nhân viên công ty
giữ lại 01 bản hợp đồng về lưu tại văn phịng cơng ty và mang 01 bản hợp đồng có đóng
dấu “lưu Hải quan” cùng các giấy tờ kèm theo đến phòng theo dõi thực hiện hợp đồng.
- Công chức Hải quan tại đây sẽ cấp cho Doanh nghiệp một cuốn sổ gọi là “sổ theo dõi
thực hiện hợp đồng” trên sổ này có ghi mã đơn vị Doanh nghiệp để thuận tiện cho việc
theo dõi.
- Nhân viên công ty sẽ lưu hợp đồng cùng các giấy tờ có liên quan vào sổ này kèm theo
bảng “thống kê tờ khai nhập khẩu” và bảng “thống kê tờ khai xuất khẩu” theo mẫu
08/HQ-GC và 09/HQ-GC quy định tại quyết định số 69/2004/QĐ-BTC ngày 24 tháng 08
năm 2004 của Bộ Tài Chính. Đến đây thì quy trình đăng ký hợp đồng đã kết thúc.
2.1.3. Đăng ký phụ kiện hợp đồng gia công.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia cơng nếu có sự bổ sung hoặc điều chỉnh các
điều khoản trong hợp đồng thì hai bên sẽ tiến hành ký kết phụ kiện hợp đồng. Hồ sơ đăng
ký gồm: phụ kiện hợp đồng (02 bản chính).
- Quy trình đăng ký phụ kiện hợp đồng gia công các bước cũng giống như khi đăng ký
hợp đồng gia công nhưng ở bước 5 công chức Hải quan tiếp nhận phụ kiện sẽ trực tiếp
chuyển lên phòng theo dõi thực hiện hợp đồng và nhân viên cơng ty sẽ tìm phụ kiện đã
17


đăng ký trong “rổ phụ kiện” tại phòng này sau đó mang 01 bản phụ kiện đã đăng ký có

đóng dấu “lưu Hải quan” lưu vào sổ theo dõi, 01 bản cịn lại mang về lưu tại văn phịng
cơng ty.
2.2. NHẬP KHẨU NGUYÊN PHỤ LIỆU GIA CÔNG.
2.2.1. Hồ sơ đăng ký tờ khai nhập khẩu nguyên liệu gia công
Sau khi hợp đồng đã đăng ký xong thì Doanh nghiệp có thể đăng ký tờ khai nhập khẩu
nguyên phụ liệu để thực hiện việc sản xuất gia công cho hợp đồng gia công. Hồ sơ đăng
ký tờ khai nhập khẩu nguyên phụ liệu bao gồm:
-

Phiếu tiếp nhận hồ sơ Hải quan theo mẫu

-

Tờ khai Hải quan: 02 bản chính (mẫu HQ/2002-NK)

-

Phụ lục tờ khai Hải quan (nếu có): 02 bản chính

-

Bill of Lading hoặc Airwaybill: 01 bản sao y

-

Invoice: 01 bản chính và 01 bản sao y

-

Packing list kèm list chi tiết: 01 bản chính và 01 bản sao y


-

Phụ kiện hợp đồng (nếu có): 01 bản sao y

2.2.2. Quy trình thủ tục đăng ký tờ khai nhập khẩu nguyên phụ liệu gia công:
 Bƣớc 1:
- Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng từ, nhân viên công ty mang bộ hồ sơ đến nộp
tại bộ phận Hải quan tiếp nhận tờ khai. Do ở khu vực tiếp nhận tờ khai sẽ phân khu vực
các công chức Hải quan tiếp nhận tờ khai theo từng loại hình khác nhau vì vậy nhân viên
cơng ty phải nộp hồ sơ tại khu vực tiếp nhận theo loại hình nhập gia cơng đầu tư.
- Công chứ Hải quan tiếp nhận tờ khai sẽ xem xét hồ sơ nếu hợp lệ và đầy đủ thì sẽ nhập
số liệu vào hệ thống máy tính và máy tính sau khi xử lý sẽ xác định hình thức mức độ
kiểm tra và đưa ra “lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan”, công chức hải quan tiếp

18


nhận sẽ ký tên trên tờ lệnh hình thức này ở phần dành cho công chức bước 1, trên tờ khai
và phụ lục tờ khai (nếu có).
Ghi chú: nếu nhập nhiều mặt hàng nhân viên công ty phải làm công
việc nhập các số liệu vào đĩa mềm hoặc USB trước theo yêu cầu của công chức
Hải quan tiếp nhận, điều này sẽ giúp cho công chức Hải quan khi nhập số liệu vào
hệ thống máy tính một cách nhanh chóng.
- Cơng chức Hải quan tiếp nhận tờ khai có thể căn cứ vào mặt hàng nhập khẩu và xuất xứ
hàng hóa để đưa ra đề xuất mức độ kiểm tra hàng hóa và ghi vào ơ tương ứng trên lệnh
hình thức mức độ kiểm tra. Có 3 mức độ khác nhau là mức 1, 2, 3 tương ứng với luồng
xanh, luồng vàng và luồng đỏ.
 Mức 1: miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng xanh)
 Mức 2: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa


(luồng vàng)

 Mức 3: kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra chi tiết hàng hóa (luồng đỏ)
Trong lệnh hình thức mức độ kiểm tra thuộc mức 3 có 3 mức độ kiểm tra khác nhau lần
lược là:

-

a.

Mức 3a: kiểm tra toàn bộ lô hàng

b.

Mức 3b: kiểm tra thực tế 10% lô hàng

c.

Mức 3C: kiểm tra thực tế 5% lô hàng

Trên tờ lệnh hình thức có thể hiện số và ngày tờ khai, nhân viên công ty phải bấm
tờ lệnh này vào mặt trước bộ tờ khai, ghi số, ngày tờ khai vào tờ khai, phục lục tờ
khai đồng thời phải đóng dấu tên công chức tiếp nhận vào ô “các bộ đăng ký” ở
gốc phải của tờ khai và phụ lục đồng thời đóng dấu “ Hàng miễn thuế NK theo
59/2013/TT-BTC” vào ơ cán bộ kiểm tra tính thuế (ơ 36) trên tờ khai. Ở bước này
nhân viên công ty cũng phải ghi số tờ khai vào sổ theo dõi luân chuyển tờ khai của
Hải quan tiếp nhận, việc này để thuận tiện cho việc theo dõi tờ khai trong nội bộ

19



Hải quan, sổ này sau đó sẽ được chuyển qua công chứ Hải quan giá thuế để hải
quan ở đây ký xác nhận vào sổ này.
 Bƣớc 2:
-

Mang bộ tờ khai đã đăng ký ở bước 1 đến phòng “ theo dõi thực hiện hợp đồng gia
công”. Ở đây nhân viên công ty phải ghi số tờ khai vào bảng “thống kê tờ khai tờ
khai nhập khẩu” lưu trong sổ theo dõi của cơng ty. Sau đó đính kèm tờ khai vào sổ
và chuyển cho công chức Hải quan ở đây ký xác nhận đã vào sổ. Bảng thống kê
này dùng để đối chiếu với bảng thống kê của công ty khi làm thủ tục thanh khoản.
 Bƣớc 3:

-

Mang bộ tờ khai sang bộ phận kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá thuế. Vì là loại hình
nhập gia cơng nên khơng có thuế nhập khẩu, cơng chức Hải quan bước này chỉ
kiểm tra sơ bộ hồ sơ và đóng dấu “lưu mẫu theo quy định” nếu hàng nhập khẩu là
nguyên liệu chính có số lượng lớn. Sau đó cơng chức Hải quan sẽ ký tên và đóng
dấu số hiệu cơng chức vào “lệnh hình thức, mức độ kiểm tra Hải quan” ở phần
dành cho công chức bước 2.
Ghi chú: tại khu vựcbộ phận kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá thuế định kỳ
cũng sẽ có sự thay đổi cơng chức Hải quan ký theo từng cửa khẩu khác nhau. Ví
dụ: cửa khẩu nhập trên tờ khai nhập khẩu là Cát Lái thì phải mang bộ hồ sơ này
đến cơng chức Hải quan được phân cơng ký những tờ khai có cửa nhập là Cát Lái
trong ngày hơm đó.

-


Bước này nhân viên công ty cũng phải ghi số tờ khai vào sổ theo dõi nội bộ của
Hải quan, sau đó chuyền sổ này cùng bộ tờ khai sang cho công chức luân chuyển
tờ khai. Công chức luân chuyển tờ khai sẽ làm hai công việc: thứ nhất là sẽ ký xác
nhận đã nhận số lượng bao nhiêu tờ khai vào sổ theo dõi luân chuyền tờ khai này,
thứ hai sẽ chuyển bộ hồ sơ cho công chức Hải quan quản lý loại hình nhập khẩu
này (thường là đội phó hoặc đội trưởng) có ý kiến điều chỉnh hoặc khơng điều
chỉnh mức độ kiểm tra.
20


-

Tại đây nếu khơng có điều chỉnh thì cơng chức Hải quan sẽ ký xác nhận là khơng
điều chỉnh, cịn nếu có điều chỉnh thì ghi rõ mức độ điều chỉnh. Đến đây cũng sẽ
có cơng chức Hải quan ln chuyển tờ khai, cơng chức này sẽ chuyển tồn bộ hồ
sơ đến phòng lãnh đạo Chi cục để lãnh đạo Chi cục xem xét và ký duyệt.

-

Lãnh đạo Chi cục sau khi xem xét hồ sơ sẽ quyết định hình thức và mức độ kiểm
tra, có thể điều chỉnh hoặc khơng điều chỉnh hình thức mức độ kiểm tra sau đó ký
tên và đóng dấu số hiệu cơng chức lên tờ lệnh hình thức mức độ kiểm tra hải quan.
 Bƣớc 4:

-

Trong thời gian chờ lãnh đạo Chi cục ký duyệt hồ sơ nhân viên cơng ty sẽ đến
phịng thu lệ phí Hải quan tiến hành đóng lệ phí cho tờ khai Hải quan. Nhân viên
công ty phải cung thông tin như tên cơng ty, số tờ khai, loại hình nhập khẩu bằng
cách viết vào một tờ giấy và chuyển cho cán bộ viết lệ phí.


-

Trường hợp có nhiều tờ khai nhân viên công ty phải ghi đầy đủ tất cả các số tờ
khai và ghi tổng cộng bao nhiêu tiền theo yêu cầu của công chức Hải quan viết lệ

phí. Mức thu lệ phí một tờ khai là 30.000 đồng, một niêm nhựa (niêm chì) Hải quan là
2000 đồng.
 Bƣớc 5:
-

Bước này nhân viên công ty phải theo dõi tờ khai của cơng ty mình đã được lãnh
đạo ký duyệt hay chưa. Công chức Hải quan sẽ luân chuyển tờ khai từ phòng lãnh
đạo Chi cục sang khu vực nhập số tờ khai vào hệ thống máy tính quản lý nội bộ
của Chi cục Hải quan.Tại đây nếu trường hợp tờ khai được lãnh đạo Chi cục quyết
định hình thức kiểm tra là mức 1 (luồng xanh) thì tờ khai sẽ được công chức luân
chuyển trả lại cho công chức bước 1 ký thơng quan như quy trình thơng thường.
Nhưng đối với hàng gia công hầu hết công chức tiếp nhận sẽ để xuất mức 2 hoặc
là mức 3.

-

Trường hợp lãnh đạo Chi cục quyết định thình thức kiểm tra là mức 2 thì cơng
chức Hải quan sẽ chuyển tờ khai sang cho công chức bước 2 (kiểm tra chi tiết hồ
21


sơ, giá thuế) ký xác nhận đã làm thủ tục hải quan ở ô 38 trên tờ khai. Công chức
Hải quan luân chuyển tờ khai sẽ chuyển tờ khai theo đúng cửa khẩu nhập mà công
chức Hải quan ở bước 2 phụ trách ngày hơm đó. Cơng chức Hải quan ở đây ký

xong sẽ chuyển lại cho cán bộ luân chuyển tờ khai, sau đó cán bộ luân chuyển sẽ
mang tờ khai xuống khu vực dành cho tờ khai miễn kiểm. Ở đây sẽ có cán bộ trực
để nhận tờ khai và phân tờ khai theo từng loại hình để trả tờ khai lại cho Doanh
nghiệp. Việc nhận lại tờ khai được thực hiện như sau:
 Nhân viên công ty liên hệ với công chức Hải quan ở đây nhận lại bộ hồ sơ
hải quan và tiến hành tách tờ khai hải quan kèm phụ lục tờ khai (nếu có)
bản lưu người khai hải quan và bấm tờ lệ phí vào mặt sau tờ khai bản lưu
Hải quan. Trước khi nhận lại bộ hồ sơ hải quan nhân viên công ty phải ghi
đầy đủ các tiêu chí trong sổ theo dõi việc trả tờ khai, mỗi một cuốn sổ là
một loại hình khác nhau, nhân viên cơng ty cần phải tìm đúng cuốn sổ theo
đúng loại hình nhập khẩu của cơng ty.


Chuyển hồ sơ sang cho cơng chức đóng dấu thơng quan, cơng chứ Hải
quan sẽ đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” lên mặt trước tờ khai ở góc
phải. Nhân viên cơng ty sẽ nhận lại tờ khai hải quan bản lưu người khai hải
quan để đi nhận hàng và lưu tờ khai này tại văn phịng cơng ty.

 Trường hợp lãnh đạo Chi cục nếu có nghi vấn và quyết định cho kiểm tra
thực tế hàng hóa thì tờ khai sẽ được cơng chức Hải quan ln chuyển sang
bộ phận kiểm hóa. Ở đây sẽ có cán bộ thuộc đội kiểm hóa được phân cơng
định kỳ nhận tờ khai từ cán bộ luân chuyển khi tờ khai được chuyển xuống.
Cán bộ được phân công tại đây sẽ phân chia tờ khai theo từng loại hình
khác nhau để thuận tiện cho việc theo dõi.

22


×