Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

CONG TAC CHU NHIEM VOI VIEC HINH THANH NHAN CACH CHO HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.05 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI VIỆC HÌNH THÀNH “NHÂN CÁCH” CHO HS LỚP 5B Trong tình hình Đất nước đang chuyển mình vào xu thế hội nhập toàn cầu, Trường TH số 2 Phú Bài đang tiến đến mục tiêu khẳng định thương hiệu của mình, đổi mới phương pháp đào tạo nhằm phát huy tính tích cực trong học tập cũng như hoạt động của học sinh là một trong các phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước – có cả đức lẫn tài. Bởi “Có đức mà không có tài – làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Thật vậy, song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc: “Dạy người”. Vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt. ‘Tiên học lễ – hậu học văn” chân lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai nhạt. Nên vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả Thầy Cô, đặc biệt là người Thầy làm công tác chủ nhiệm trong việc hình thành “Nhân cách” của các em. Do vậy, chúng ta cần phải làm gì để quá trình giáo dục này tiến hành một cách chu đáo, có kế hoạch, phương pháp thích hợp nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực, chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân tôi nhận thấy rằng: Sản phẩm giáo dục mà chúng ta tạo ra không thể biết trước chính xác kết quả như bao sản phẩm của các ngành nghề khác. Đặc biệt là sự hình thành phẩm chất đạo đức của học sinh không phải một ngày, một buổi là có được mà phải trải qua một thời gian dài rèn luyện, cho nên để đảm nhận công việc này chúng ta phải thật sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải tốn nhiều thời gian công sức để tìm hiểu; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng học sinh trong lớp. Như vậy GVCN pảhi đề ra được kế hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng cả tấm lòng yêu thương, nhân ái của người Thầy. Sau đây, tôi xin tổng hợp các kinh nghiệm mang tính thiết thực đã tích lũy được qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Rất mong được sự trao đổi, phản hồi và góp ý xây dựng của quý đồng nghiệp. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1.GVCN cần phải nắm vững các văn bản qui định về nhiệm vụ của học sinh trong nhà trường; về qui định khen thưởng và kỷ luật; về nội qui và cách xếp loại 2 mặt giáo dục; phổ biến đến từng đối tượng học sinh. Ngoài ra, chúng ta cần nắm và hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm để thực hiện công tác một cách hiệu quả; tối ưu nhất, có tính thuyết phục dựa trên những luận cứ, luận chứng rõ ràng. (Luật giáo dục, Điều lệ Nhà trường, Qui chế đánh giá xếp loại học sinhTH, …) 2.GVCN nắm chắc về đặc điểm tình hình của lớp để có cách tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động 3. Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp hàng tuần: Tổng kết những ưu, khuyết điểm, có hướng khắc phục những mặt yếu; phát huy những mặt mạnh đã đạt được. Khen trước lớp: Những học sinh có biểu hiện tốt về hành vi đạo đức, học tập, hoạt động văn – thể – mỹ… 4. Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp Để thay đổi tích cực về các hoạt động, tạo ra sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em nhằm giúp các em nhận thức được “Vui để học” sẽ tạo hứng thú và luôn nghĩ rằng “Một ngày đến trường là một ngày vui”. Trên tin thần đó các em có ý thức thi đua lành mạnh, thoải mái, xác định đúng động cơ học tập cùng rèn luyện và cùng giúp đỡ nhau tiến bộ. Do vậy việc tổ chức tiết sinh hoạt ngoài giờ có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành theo phương pháp tích cực. 5. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các em trong nhà trường (qua số điện thoại, liên lạc trực tiếp…). Như ai cũng biết “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo” còn khi đến trường “Cô giáo như mẹ hiền” từ lời bài hát cũng đã thể hiện được sự ân cần chăm sóc của cô và mẹ. 3. Phối hợp với giáo viên bộ môn: Trong nhà trường các em cần được học tốt tất cả các môn theo qui định. GVCN cần phải phối hợp với giáo viên bộ môn để nắm rõ tình hình học tập cảu HS. Ngược lại, giáo viên bộ môn cũng nắm, hiểu sâu sắc hơn về đối tượng học sinh của mình để có cách cư xử khéo léo, có phương pháp giảng dạy thích hợp cho lớp nhằm đạt hiệu quả cao của tiết dạy. 4. Phối hợp cùng Đội TNTP HCM trong nhà trường Kết hợp cùng Đội lên kế hoạch hoạt động trong tuần, tháng, học kỳ qua các văn bản cụ thể. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động: Học tập theo tấm gương Bác Hồ, thi tìm hiểu Luật Giao Thông, thi đố vui, thi văn nghệ (20/11)…. Những học sinh có thành tích cao như: Học sinh giỏi cấp tx trở lên, học sinh đạt giải cao cuộc thi Olympic, Thi học sinh giỏi; …đề nghị khen thưởng kịp thời… V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua quá trình tìm hiểu về công tác chủ nhiệm của những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau: Phải thương yêu, gần gũi, quan tâm lo lắng các em như những đứa con yêu quí của mình như học sinh đã nói “Cô như mẹ hiền”. . Vì thế hãy thể hiện hết khả năng và tinh thần trách nhiệm của mình để việc giáo dục này đạt kết quả cao hơn. Một yếu tố không thể thiếu là: Người Thầy luôn trau dồi, tìm kiếm, trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, xây dựng nên phương pháp giáo dục thích hợp, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những sai lầm của các em, giúp các em nhận ra lỗi và có hướng khắc phục. Bên cạnh đó phát huy những tài năng sẵn vốn có “Cây nhà, lá vườn” của các em học sinh, nâng cao ý thức tự giác, tự quản. Nghiêm túc – liên tục thực hiện đúng qui định các kế hoạch đã đề ra của lớp. Sẽ phản tác dụng nếu giáo viên chủ nhiệm không thực hiện đúng yêu cầu này. Đây cũng là một yếu tố giúp giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt công tác “dạy người” trong nhà trường. Bản thân giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Muốn vậy, người thầy phải gương mẫu chấp hành tốt mọi điều mình đã đề ra. Vì vốn các em thích học theo người lớn, thích bắt chước nên trong tư duy các em cũng có những suy luận nhất định. Các em sẽ phân vân, nghi ngờ khi người thầy nói lý thuyết suông mà không thực hành. Thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các em, biết yêu thương, đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mạnh dạn phê và tự phê để thấy rõ khuyết điểm hay khó khăn cần vượt qua thử thách để làm chủ bản thân. Luôn hướng tới cuộc sống “Khỏe – đẹp, có ích cho gia đình và xã hội” đạt tới đỉnh “Chân – thiện – mỹ”. Phải bao dung, tha thứ cho những học sinh mắc sai lầm, động viên, khuyên bảo, đặc biệt quan tâm giúp đỡ các em cả vật chất lẫn tinh thần bởi “Nhân vô thập toàn”. Từ đó cảm hóa các em trở thành người tốt. Trên đây là những điều đã học hỏi đồng nghiệp và bằng kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn chia sẻ với quí Thầy Cô. Rất mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành để tôi làm tốt hơn công tác chủ nhiệm của mình.. Phú Bài, ngày 20/9/2011.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV:. Lê Thị Vy.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×