Tải bản đầy đủ (.ppt) (55 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG, GIÁO DỤC VÀ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO HS...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.01 MB, 55 trang )



Phần I: Mở đầu
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Đảng ta, dân tộc ta coi trọng sự nghiệp giáo dục - đào tạo là sự
nghiệp cách mạng cực kỳ quan trọng, Nghị quyết Trung ương II khoá
VIII đã khẳng định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Giáo dục làm
nhiệm vụ hết sự vẻ vang, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước. Những lớp người có đức, có tài, có sức
khoẻ để góp phần xây dựng nước nhà như lời Bác dạy trong thư gửi
học sinh nhân ngày khai trường năm 1945:
"Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc
Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu...".
Vì vậy giáo dục - đào tạo là một trong những nhân tố quyết định
thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.


Giáo dục phổ thông, trong đó giáo dục ở bậc THCS có một vị trí hết
sức quan trọng, bởi vì hết bậc tiểu học học sinh bước sang một giai
đoạn mới, có nhiều thay đổi về môi trường: Thầy, cô mới và được
nhiều thầy, cô dạy trong một buổi học. Phương pháp dạy cũng khác
hơn so với bậc tiểu học. Tâm lý của các em cũng có sự thay đổi, các
em đang tập làm người lớn, muốn bắt chước người lớn. Chính vì vậy
giáo viên phải nắm được tâm lý học sinh và có phương pháp giáo dục
phù hợp để vừa truyền thụ kiến thức cho các em, vừa có tác dụng giáo
dục hình thành nhân sách cho các em qua mỗi bài học, mỗi tiết dạy.
Nghị quyết TW II khoá VIII đã nêu "giáo viên là nhân tốt quyết định
chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh". Sản phẩm của giáo
dục là con người có đủ trình độ và năng lực để chinh phục và cải tạo
thiên nhiên, bắt thiên nhiên phải phục vụ con người và cải tạo xã hội


ngày càng tốt đẹp hơn.


Năng lực của người thầy có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học.
Năng lực con người trong lĩnh vực giáo dục quyết định giá trị nhân cách
của lớp người được giáo dục. Người thầy quyết định chất lượng và hiệu
quả của quá trình giáo dục, lao động sáng tạo của nghề dạy học là yếu
tố quan trọng nhất trong sự hình thành chất lượng của tay nghề thầy
giáo, cô giáo. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục
– đào tạo. Mỗi giáo viên đều phải xác định được vai trò và nhiệm vụ của
mình. Nâng cao ý thức trách nhiệm, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng
để nâng cao năng lực, để góp phần mình vào sự nghiệp giáo dục - đào
tạo, để đào tạo ra những lớp ngườicó đủ đức, đủ tài, có sức khoẻ để nối
tiếp những lớp người đi trước xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.


Vì vậy cần phải xây dựng đội ngũ giáo viên nói chung và giáo
viên bậc THCS nói riêng, trước hết là những người có đạo đức,
trình độ và năng lực. Đó là nhiệm vụ hết sức quan trọng của
ngành giáo dục - đào tạo và các cấp quản lý lãnh đạo.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp hàng ngày, tôi nhận
thấy việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh vùng
đồng bào dân tộc là vấn đề thường xuyên phải quan tâm.
Hơn nữa việc giáo dục học sinh thuộc vùng kinh tế khó khăn,
vùng đồng bào dân tộc tiểu số (với gần 50% HS dân tộc trong
một lớp) có ý thức về đạo đức lối sống và phương pháp học tập
là việc cựu kỳ khó và gian nan. Với vốn kiến thức đã được tiếp
thu trong trường sư phạm, về tâm lý lứa tuổi ở bậc THCS và
nhiều năm được trực tiếp tiếp cận với đối tượng học sinh vùng
dân tộc thiểu số. Tôi đã có nhiều suy nghĩ trăn trở, đặc biệt chú

ý quan sát, nghiên cứu việc hình thành và phát triển nhân cách
học sinh ở vùng đồng bào dân tộc địa bàn xã Cưêbur.


II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
- Học sinh vùng dân tộc thiểu số trong trường THCS Hàm Nghi
- Nghiên cứu một số giải pháp trong việc xây dựng và hình thành nhân
sách cho học sinh THCS vùng đồng bào dân tộc.
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

* Giả thiết khoa học và thực tiễn:
Việc giáo dục phát triển nhân sách cho con người cần phải có thời
gian thường xuyên và liên tục. Chính vì vậy việc hình thành nhân
cách cho học sinh vùng dân tộc cần phải được tiến hành liên tục
trong nhiều năm, theo kết quả khảo sát qua các khoá học tôi đã
đi sâu nghiên cứu đề tài này và đánh giá kết quả đạo đức học sinh ở
lớp chủ nhiệm và thời gian trực tiếp giảng dạy trên lớp trong những
năm học gần đây tại trường THCS Hàm Nghi, xã Cưêbur, thành phố
Buôn Ma Thuột.


III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
1. MỤC ĐÍCH:

- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hình thành nhân cách
XHCN cho học sinh THCS vùng đồng bào dân tộc. Nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
2. NHIỆM VỤ


- Tìm hiểu thực trạng công tác thực hiện việc hình thành
nhân sách cho học sinh THCS trong phạm vi trường của mình.
- Hệ thống một số biện pháp thực hiện có hiệu quả trong việc hình
thành nhân cách cho học sinh THCS vùng đồng bào dân tộc.
3. KẾ HOẠCH

- Nghiên cứu qua thực tiễn chỉ đạo việc hình thành nhân cách
cho học sinh THCS theo chủ điểm năm học 2009 – 2010 của ngành
giáo dục “xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”,
“đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng GD ”, “Đến trường
không chỉ để học chữ ”.


IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp thực tiễn quá trình công tác:
Trong quá trình dạy học ở trên lớp giáo viên có thể quan sát tình
hình học sinh với thái độ nghe, nhìn qua quá trình lĩnh hội kiến
thức bằng ý kiến xây dựng bài, ghi chép bài, hành vi, cử chỉ và cả
sự hứng thú say mê học tập của học sinh trong giờ dạy.
Tuy nhiên trong quá trình công tác tôi nhận thấy, vẫn còn một
bộ phận giáo viên chưa thật tâm huyết với nghề, chỉ rập khuôn
theo một khuôn mẫu nhất định mà chưa chú ý quan tâm đến các
đối tượng học sinh. Chưa tìm tòi nhiều phương dạy học mới kích
thích tính tích cực chủ động của học sinh. Chưa thật sự quan tâm
tìm hiểu đến hoàn cảnh của học sinh, có khi học sinh hỏi một vấn
đề gì đó thì giáo viên lại tỏ ra khó chịu hay trả lời cho học sinh
với thái độ thiếu tôn trọng các em, làm cho học sinh không còn
dám hỏi khi có điều gì chưa rõ.



Hơn nữa việc giáo dục học sinh thuộc vùng kinh tế khó khăn, vùng
đồng bào dân tộc tiểu số (với gần 50% HS dân tộc trong một lớp) có ý
thức về đạo đức lối sống và phương pháp học tập là việc cực kỳ khó
và gian nan. Tôi đã có nhiều suy nghĩ trăn trở, đặc biệt chú ý quan sát,
nghiên cứu việc hình thành và phát triển nhân sách học sinh ở vùng
đồng bào dân tộc địa bàn xã Cưêbur.


2. Phương pháp thực tiễn quá trình chủ nhiệm lớp:
Trong quá trình chủ nhiệm lớp tôi nhận thấy thời gian tiếp xúc
giữa thầy và trò đây là phương pháp có thể tìm hiểu và điều tra
học sinh một cách nhanh nhất. Vì đây là những nguyện vọng và
những yêu cầu của các em đối với sự phát triển và hình thành
nhân cách sống đẹp, sống có ích. Mặt khác cũng cần có mối
quan hệ phối hợp giữa chủ nhiệm với gia đình học sinh và nhà
trường cùng với các ban ngành và địa phương một cách thiết
thực có hiệu quả. Chúng ta phải dành thời gian để có những
buổi nói chuyện, tìm hiểu, nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện
vọng của các em. Mối quan hệ của các em với bạn bè cùng
trang lứa. Hơn ai hết GVCN là người gần gũi các em, các em
luôn tin tưởng và coi đó là người cha - mẹ mình cần tâm sự.
Thế nhưng trên thực tế cũng có một bộ phận chủ nhiệm chưa
thực sự quan tâm, gần gũi, không phải là điểm tựa tinh
thần cho các em.


3. So sánh kết quả:
Đây là phương pháp góp một phần nho nhỏ vào thực tế chất
lượng giáo dục, xây dựng và hình thành nhân cách cho học
sinh vùng dân tộc thiểu số trường THCS Hàm Nghi.

- So sánh để thấy rõ việc xây dựng và hình thành nhân cách
cho học sinh vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa rất quan trọng
trong nhà trường.
- So sánh để kiểm ngiệm và đúc rút kinh nghiệm thực tế việc
áp dụng đề tài.


Phần II: NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC:

- Giáo dục - đào tạo có một tầm quan trọng đặc biệt, bởi giáo dục - đào
tạo làm ra sản phẩm là con người có tri thức để xây dựng và bảo vệ đất
nước. Khi đất nước mới được giải phóng Bác Hồ đã kêu gọi: "diệt giặc
dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm". Ngày nay Đảng và Nhà nước ta luôn
luôn làm theo lời dạy của người. Xoá đói giảm nghèo, xóa nạn mù chữ,
đối với giáo dục là đã phổ cập giáo dục rộng khắp trên toàn quốc, tiến
tới phấn đấu phổ cập giáo dục ở các bậc học cao hơn. Làm được điều
đó ngành Giáo dục - đào tạo giữ một vai trò quan trọng, sự nghiệp Giáo
dục - đào tạo, khoa học văn hoá nhằm phát huy nhân tố con người và vì
con người trong sự nghiệp xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác,
khoa học giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây
dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát khỏi
nghèo nàn và lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới.


Đảng ta luôn luôn chú ý đến việc phát triển sự nghiệp Giáo dục - đào tạo,
xác định vai trò và nhiệm vụ của ngành Giáo dục - đào tạo, Nghị quyết
TW II khoá VIII đã nêu rõ: "Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của ngành

giáo dục là nhiệm vụ xây dựng những con người và thế hệ gắn bó với lý
tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên
cường bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
- Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp
thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại, bảo vệ và phát huy những
tiềm năng của dân tộc và của con người Việt Nam. Vì vậy chúng ta cần
có tri thức, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân,
luôn làm chủ những tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy
sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có ý
thức tổ chức kỷ luật cao, có sức khoẻ để kế thừa xây dựng CNXH. Vì
vậy ngành Giáo dục - đào tạo cần xác định được nhiệm vụ quan trọng
của mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó
để đáp ứng được thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.


2. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC:
- Hoạt động của giáo dục là một hoạt động vô cùng rộng lớn,
con người là sản phẩm của Giáo dục - đào tạo. Nhân tố con
người quyết định sự phát triển của giáo dục, của xã hội, của đất
nước. Để làm tốt công tác Giáo dục - đào tạo, quản lý giáo dục
có tính chất quyết định đến hiệu quả của giáo dục, nhưng công
tác quản lý giáo dục lại vô cùng khó khăn và phức tạp. Chính vì
vậy giáo dục phải có sự phối kết hợp giữa 3 môi trường: Gia
đình - nhà trường và xã hội thì mới có thể nâng cao được chất
lượng giáo dục.


II: CƠ SỞ THỰC TIỄN
Thực tế cho thấy rằng nhà trường muốn làm tốt nhiệm vụ giáo dục
thì phải có đội ngũ giáo viên có đủ năng lực và trình độ, phối hợp với

các ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội của toàn xã hội. Năng lực
của đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học, các
trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Chính là nhờ một phần lớn vào năng
lực, trình độ khoa học của những người giáo viên. Như triết học Mác
– Lê Nin đã khẳng định: "Vai trò to lớn của cá nhân trong tập thể".
Vì vậy xây dựng đội ngũ giáo viên trong giáo dục là cả vấn đề hết
sức quan trọng trong quá trình dạy học.
Đội ngũ giáo viên trường THCS Hàm Nghi có trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ chuẩn, có năng lực sư phạm, có phẩm chất đạo đức, có
tác phong mẫu mực, thương yêu học sinh, tôn trọng học sinh và thân
thiện gần gũi với học sinh, tiếp nhận và phân tích các nguồn thông tin
để có phương pháp thích ứng, phù hợp khi xử lý tình huống. Có ý thức
tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề và có uy tín với phụ huynh
học sinh trong quá trình giáo dục.


Chương II: THỰC TRẠNG CỦA TRƯỜNG THCS HÀM NGHI
I. Thuận lợi:
-Về đội ngũ giáo viên trường THCS Hàm Nghi: luôn giữ tư cách tác
phong của nhà giáo, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên
môn đồng đều, trường lớp ngày một khang trang hơn, cơ sở vật chất
dạy và học ngày càng khá đầy đủ hơn so với những năm trước đây.
Nhìn chung về lĩnh vực giáo dục ngày càng được Cấp uỷ, chính
quyền quan tâm hơn.
Đại bộ phận cán bộ giáo viên trong trường có tuổi đời trẻ, một đội ngũ
có năng lực và có tinh thần nhiệt huyết cao. Đoàn kết nội bộ tốt, tỉ lệ
giáo viên trên chuẩn cao: đạt 53 %.
- Về phía bản thân được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của BGH và tổ
chuyên môn cùng các anh chị em đồng nghiệp. Trình độ chuyên môn
nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, chịu khó học hỏi

nâng cao tay nghề, có trách nhiệm trong công việc. Trong công tác chủ
nhiệm lớp có uy tín với phụ huynh và học sinh. Nghiêm khắc nhưng
được nhiều học sinh tin tưởng - quý mến.


II. Khó khăn:
- Xã Cưêbur là một xã vùng ven của thành phố Buôn Ma
Thuột, thuộc vùng kinh tế khó khăn, trình độ dân trí không đồng
đều. Toàn xã có diện tích tự nhiên 4139 ha, trong đó đất nông
nghiệp 2966,5 ha, đất lâm nghiệp 612,48 ha. Dân số có 3087 hộ,
với 15430 nhân khẩu, có 5 đân tộc sinh sống trên cùng 8 thôn buôn.
Riêng đồng bào dân tộc tiểu số taị chỗ có 1039 hộ, với 5675 nhân
khẩu, chiếm 13,6 %. Dân tộc khác 65 hộ, với 321 nhân khẩu. Nền
kinh tế của một số hộ gia đình còn khó khăn chưa đáp ứng dược
nhu cầu thực tế.
- Tình hình an ninh chính trị, TTATXH trên địa bàn còn
nhiều phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố bất ổn
- Đại bộ phận cán bộ giáo viên trong trường có đời sống kinh
tế chưa ổn định, chưa an tâm công tác.
- Số liệu về chất lượng giáo dục 2 mặt của những năm gần đây
đối với lớp chủ nhiệm cũng như bộ môn trực tiếp giảng dạy phải tự
truy tìm cập nhật. Vì dự liệu tại cơ sơ lưu trữ của chuyên môn đã bị
vi rút xâm nhập biến mất


- Đối với lớp chủ nhiệm, phần lớn HS vào đầu năm đã có bản
chất lì lợm, khó dạy bảo, nhác học, theo đòi những HS hư hỏng đeo đuổi
từ những năm học trước.
- Đối với phụ huynh và HS: Học sinh chưa thực sự chuyên tâm
học tập, còn coi việc học chỉ là để biết chữ mà thôi. Các bậc phụ huynh

thì coi việc giáo dục con cái là của nhà trường, cứ nghĩ học sinh đến
trường, học những gì giáo viên giảng là đủ rồi mà còn chưa chú ý đến
vấn đề tự học của học sinh. Một số bộ phận học sinh thì cha mẹ đi làm
thuê, em phải làm công việc nhà, chăm sóc em nhỏ… hay làm một công
việc gì đó ở ngoài đồng mà đáng lí ra thời gian đó học sinh phải ngồi trên
lớp hoặc thảo luận với bạn bè trong những giờ học nhóm.
Hầu hết gia đình không có thời gian vì còn bận kiếm kế sinh nhai,
lo toan cuộc sống hàng ngày.Chưa quản lí chặt chẽ con cái ngoài giờ
học. Một bộ phận PHHS đồng bào dân tộc tại chỗ có truyền thống tôn
trọng con cái, họ cho rằng con cái “có học thức” và “nó lớn rồi nó tự lo
liệu tự vận động, mình không can thiệp nó đâu”. Dẫn đến các HS hư
hỏng rủ bè, kéo phái, tụ tập, kích bác, chửi bới thô tục, à dua để đánh
nhau, cúp tiết, bỏ giờ, nghỉ học vô lí do.


- Tuy nhiên đối với bản thân và đồng nghiệp: Năng lực để tiếp cận,
để thăm nắm tình hình, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh,
của nhân dân còn nhiều hạn chế, do bất đồng ngôn ngữ. Vì thế chưa
thể hiểu hết và hòa nhập được với văn hóa truyền thống dân tộc ở địa
phương. Cho nên, còn gặp khó khăn trong phát triển công tác giáo
dục. Mặt khác, bản thân và các giáo viên của trường đều cư trú xa địa
bàn công tác từ 5km đến 10km, nên điều kiện đi lại gặp nhiều khó
khăn.
- Công tác giáo dục: nhìn chung các cấp học, việc duy trì sĩ số
đang là một vấn đề trăn trở. Trong các giờ học hầu hết đều có học sinh
cúp tiết trốn bài, hay ngồi trong lớp nhưng chỉ là sự bắt buộc cuả gia
đình hay chỉ vì sợ giáo viên bộ môn đó, chứ không nghĩ là học để làm
gì cho tương lai.




Chương III : BIỆN CHỨNG TÂM LÍ LỨA TUỔI TÂM LÍ LỨA TUỔI
VÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN.
I. BIỆN CHỨNG TÂM LÍ LỨA TUỔI TÂM LÍ LỨA TUỔI:

Trường THCS Hàm Nghi, là một trường vùng ven của thành phố Buôn Ma
Thuột, thuộc vùng kinh tế khó khăn, đa số các em là học sinh dân tộc ít người
có trình độ tiếp thu chậm, do vậy bắt đầu từ 11, 12 tuổi vào học lớp 6, lúc này

các em đang ở lứa tuổi dậy thì, đang tập làm người lớn và muốn được
làm người lớn. Mặt khác, các em gặp nhiều thay đổi về môi trường, chuyển
sang cấp học mới, tiếp xúc với nhiều thầy cô giáo trong một buổi học và tâm lý
của các em cũng có sự phát triển khác biệt ở cấp Tiểu học. Đến cuối bậc THCS
phần lớn các em đã ở lứa tuổi 15 – 16, thậm chí có em 17 tuổi. Ở lứa tuổi này
các em có lòng tự trọng cao và đặc biệt ở lứa tuổi 11- 17 là thời kỳ sinh lý thay
đổi vì vậy phần nào có ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính cách của các em. Giáo
viên phải nắm vững tâm lý học sinh và cá tính từng em để hướng các em có
được phong cách sống đẹp, tránh những hiện tượng tiêu cực xảy ra vì nếu giáo
dục không khéo ở lứa tuổi này các em rất dễ tự ái, dẫn đến tự ti và tiêu cực,
thậm chí có em sẽ mắc bệnh trầm cảm, hiểu lầm những hành động cử chỉ tốt
đẹp của thầy – cô giáo và cả những người lớn xung quanh em. Đây là giai

đoạn các em có nhiều thay đổi về tâm lý.


Trong quá trình phát triển tâm lý con người, hòa quyện với nền
kinh tế - xã hội phát triển, điều kiện sinh hoạt của các em nâng
cao cả vật chất lẫn tinh thần, các em rất nhạy cảm với những thay
đổi. Do vậy các tổ chức xã hội nói chung và nhà trường nói riêng,
đặc biệt là các tổ chức như đoàn - đội và trực tiếp là các thầy cô

giáo phải có phương pháp giáo dục phù hợp để các em có được
những hành động đúng đắn trong các hoạt động.
Nếu các thầy, cô giáo có phương pháp giáo dục phù hợp thì sẽ khơi
dậy ở các em được những phong cách sống đẹp – ý thức trách nhiệm
của bản thân và hình thành một nhân cách mạnh mẽ, một nhân cách
tốt hướng tới sự phát triển những nét đẹp trong từng cá nhân, tạo ra
một lớp người, một thế hệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã
hội.


Nhưng dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào các thầy, cô giáo cũng đã và
đang có phương pháp giáo dục phù hợp để phát triển nhân cách cho các
em. Nhân cách của cá nhân không sinh ra cùng một lúc với sự ra đời
của cá nhân, mà nó được hình thành và phát triển dần dần từ nhỏ đến
lớn và cần được bồi đắp trong suốt cả cuộc đời.
" Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Vậy là nhân cách đã từng bước phát triển cùng với bản thân mỗi cá thể.
Nó là kết quả của cả một quá trình giáo dục, không chỉ trong nhà
trường mà còn là của gia đình và xã hội.


Theo quan niệm phổ biến hiện nay các thành tố của nhân cách xây
dựng nên từ tổng hợp các tính chất, tinh thần, các quá trình nhận
thức, các thái độ xúc cảm, tình cảm và hành động.
Ta có thể so sánh nhiều học sinh đồng bào ngồi trong lớp chăm chú
nghe giảng và ghi chép bài, khi thầy giáo đặt câu hỏi thì cố gắng
suy nghĩ trả lời nhằm vươn tới những gì thuộc về xu hướng tiến bộ
của xã hội. Ví dụ: như em Kso H’ Yên, Y Khoa Êban, Hồ Thị Nga,
Phương Thảo Niê, Đinh Thị Thu Hoài .v.v...của các khóa 20072008 luôn đạt học sinh khá- giỏi từ lớp 6 đến lớp 9. Còn một bên là

một số học sinh chậm tiến cho thấy rõ trong suốt quá trình luôn biểu
hiện sự suy thoái nhân cách, lao vào con đường sa ngã, chỉ chuyên
nghịch ngợm, cúp tiết trốn bài, không chịu tập trung nghe giảng, khi
thầy giáo gọi đến hỏi thì im lặng, có em còn có thái độ xốc xược với
giáo viên. Ví dụ: như YzôNaThand (lớp 8B) hay Ywell, Y Nôl (lớp
8A) hay YThông (lớp 6D) hay ...Nghĩa (lớp 8C)... của năm học
2009 – 2010.


×