Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận Luật Tài chính: Phân tích các đặc trưng của thuế và liên hệ với thực tiễn. Từ những đặc trưng của thuế, so sánh thuế với lệ phí. Chứng minh thuế môn bài (trước đây) có bản chất là lệ phí (theo Luật Phí và lệ phí hiện hành)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.53 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................1
NỘI DUNG......................................................................................................................................2
I/ Phân tích các đặc trưng của thuế và liên hệ với thực tiễn.............................................................2
1. Thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách...........................................................................2
2. Thuế gắn với yếu tố quyền lực......................................................................................................3
3. Thuế khơng mang tính đối giá, khơng hồn trả trực tiếp.............................................................3
II/ So sánh thuế với lệ phí.................................................................................................................4
1. Sự giống nhau...............................................................................................................................4
2. Sự khác nhau................................................................................................................................4
III/ Chứng minh thuế mơn bài (trước đây) có bản chất là lệ phí (theo Luật Phí và lệ phí hiện
hành).................................................................................................................................................6
1. Nội dung cơ bản về thuế mơn bài.................................................................................................6
2. Thuế mơn bài có bản chất là lệ phí..............................................................................................7
3. Lệ phí mơn bài..............................................................................................................................8
KẾT LUẬN....................................................................................................................................10
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................13


MỞ ĐẦU
Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử, là hiện tượng tất yếu, xuất hiện và
tồn tại cùng với các hiện tượng kinh tế - xã hội khác. Sự xuất hiện , phát triển của thuế gắn với
mỗi giai đoạn, lợi ích mà nhà nước sử dụng nó làm cơng cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xã
hội ấy. Ở Việt Nam, cùng với quá trình phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật
thuế được hình thành và ngày càng hồn thiện. Pháp luật thuế có hệ thống quy phạm phức tạp,
chi tiết, thường xuyên được sửa đổi, thay thế, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của nhà nước và phù
hợp với đời sống thực tiễn. Tuy nhiên, trong q trình nghiên cứu vẫn cịn tồn tại một số nhầm
lẫn giữa các khái niệm, thuật ngữ pháp luật cơ bản. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, bài tiểu luận
lựa chọn đề tài số 8 : “Phân tích các đặc trưng của thuế và liên hệ với thực tiễn. Từ những đặc
trưng của thuế, so sánh thuế với lệ phí. Chứng minh thuế mơn bài (trước đây) có bản chất là


lệ phí (theo Luật Phí và lệ phí hiện hành)”.

1


NỘI DUNG
I/ Phân tích các đặc trưng của thuế và liên hệ với thực tiễn
Về định nghĩa, thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân
phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Nhìn chung, thuế ln mang những
đặc trưng nhất định sau:
1. Thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách
Đặc tính bắt buộc của thuế là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt thuế với
các khoản thu trên cơ sở tự nguyện hình thành nên ngân sách nhà nước. Điều này có ý nghĩa pháp
lý quan trọng khi ban hành pháp luật về thuế và chi phối phương pháp thực hiện thu thuế của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Tính bắt buộc của thuế thể hiện dưới hai khía cạnh sau:


Đối với người nộp thuế:
Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện mà khơng

phải là quan hệ thanh tốn dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Dù được thực hiện dưới hình
thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, đối tượng nộp thuế khơng có quyền trốn tránh
hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thỏa thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp
nhận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi
phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ
nộp thuế.


Đối với cơ quan thu thuế:
Khi thay mặt nhà nước thực hiện các hành vi nhất định cũng không được phép lựa chọn


thực hiện hay không thực hiện hành vi thu thuế, có sự phân biệt đối xử đối với người nộp thuế.
Điều này được thể hiện rõ ràng trong khoản 1, Điều 8, Luật Quản lý thuế năm 2006 về trách
nhiệm của cơ quan quản lý thuế: “Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật”, lấy
pháp luật làm căn cứ duy nhất để thực hiện, không được quyền lựa chọn đối tượng chịu thuế, căn
cứ tính thuế…
Tính bắt buộc của thuế có mối quan hệ mặt thiết với tính khơng hồn trả. Do thuế khơng
có tính hồn trả, về lý thuyết, khó tìm thấy sự tự nguyện khi nộp thuế - hành vi chuyển giao một
khối lượng tài sản cho nhà nước và chắc chắn sẽ không nhận lại được chúng trong tương lai. Vì
2


vậy, để thực hiện thu thuế ổn định, cần thiết phải sử dụng biện pháp bắt buộc như là một thuộc
tính cơ bản của thuế.
2. Thuế gắn với yếu tố quyền lực
Tính quyền lực của thuế xuất phát bởi lí do xuất hiện các khoản thu về thuế của nhà nước.
Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất cho
nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Thuế là biện pháp chủ yếu của nhà
nước để điều tiết hoặc can thiệp vào nền kinh tế. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạo ra cho
thuế tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Các yếu tố như đối tượng nộp thuế, thuế
suất… được quy định trước và mang tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ gắn
với yếu tố quyền lực, thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho
nhà nước.
Tại Việt Nam, thuế do Quốc hội lập ra dưới hình thức là một đạo luật – hình thức văn bản
có tính pháp lý cao nhất do cơ quan quyền lực cao nhất, cơ quan lập pháp đặt ra. Ngồi ra, thuế
cịn được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế được quy định tại Điều 200, Bộ luật
Hình sự 2015, sửa đổi 2017: “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế
với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng
đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một
trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251,

253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì
bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
…” Qua đó, nhà nước đã gián tiếp đảm bảo tính ổn định trong việc xác đinh nguồn thu nhập tài
chính của nhà nước và đảm bảo tính ổn định của thuế.
3. Thuế khơng mang tính đối giá, khơng hồn trả trực tiếp
Thuế không phải là một khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được một lợi
ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước. Bất kì tổ chức, cá nhân nào khi đủ điều kiện đều
phải thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, không phân biệt họ đã nhận được những lợi ích cơng
cộng nào.
Sự khơng hồn trả trực tiếp của thuế được thể hiện ở cả trước và sau khi thu thuế. Trước
khi thu thuế, nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho người nộp thuế. Sau khi
3


thu thuế, nhà nước cũng khơng có sự bồi hồn trực tiếp nào cho người nộp thuế. Kết quả của việc
sử dụng các khoản thu từ thuế chủ yếu là các sản phẩm cơng - những lợi ích khơng thể xác định
chính xác theo giá trị vật chất. Tuy nhiên, kết quả các những sản phẩm do nhà nước sử dụng các
khoản thu từ thuế lại được thụ hưởng bởi chính những đối tượng nộp thuế, đó là sự bình yên xã
hội, sự phát triển và thịnh vượng, chế độ phúc lợi cơng cộng… Nói cách khác, người nộp thuế
được hoàn trả một cách gián tiếp những khoản tiền nộp cho nhà nước.

II/ So sánh thuế với lệ phí
1. Sự giống nhau
Thuế và lệ phí có một số điểm tương đồng sau:




Thuế và lệ phí đều là nguồn thu chủ yếu, thường xuyên của ngân sách nhà nước
Thuế và lệ phí đều gắn với quyền lực nhà nước, mang tính chất pháp lý cao.

Thuế và lệ phí đều là những công cụ phục vụ cho công tác quản lý, điều hành của nhà
nước, góp phần thực hiện cơng bằng xã hội.

2. Sự khác nhau

TIÊU CHÍ

THUẾ

LỆ PHÍ

Khoản thu nộp mang tính bắt buộc Khoản thu được ấn định mà tổ
mà các tổ chức hoặc cá nhân phải chức, cá nhân phải nộp khi được cơ
nộp cho nhà nước khi có đủ những quan nhà nước cung cấp dịch vụ
điều kiện nhất định.

công, phục vụ công việc quản lý
nhà nước được quy định trong

Định nghĩa

Danh mục lệ phí.

4


Được điều chỉnh bởi văn bản pháp Được điều chỉnh bởi những văn
luật có hiệu lực pháp luật do cơ bản dưới luật (Nghị định, Quyết
quan quyền lực nhà nước cao nhất định), do Uỷ ban Thường vụ Quốc
ban hành là Quốc hội hoặc Uỷ ban hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài

Thường vụ Quốc hội theo trình tự chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Cơ sở pháp lý

ban hành chặt chẽ (Luật, Pháp lệnh, có thẩm quyền ban hành.
Nghị quyết).

Khơng mang tính đối giá và hồn trả Mang tính đối giá rõ ràng và hồn
Tính đối giá

trực tiếp.

trả trực tiếp.

Mang tính bắt buộc đối với cả người Chỉ bắt buộc khi chủ thể nộp lệ phí
nộp thuế và cơ quan thu thuế.

thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ
do Nhà nước cung cấp.

Tính bắt buộc

Tổ chức, cá nhân thuộc diện nộp Tổ chức, cá nhân thụ hưởng dịch
thuế.

vụ, hàng hóa hoặc cơng việc quản

Chủ thể nộp

lý hành chính.


Cơ quan thuế, cơ quan hải quan, Uỷ Cơ quan, đơn vị cung cấp các dịch
ban nhân dân,..

vụ gắn với chức năng quản lý nhà

Chủ thể thu

nước.

5


Thuế là khoản thu chủ yếu, quan Lệ phí là khoản thu phụ, không
trọng, chiếm trên 90% các khoản thu đáng kể, được đặt ra để giúp nhà
cho Ngân sách nhà nước. Thuế có tác nước thu hồi lại một phần các chi
động lớn đến tồn bộ qúa trình phát phí đã bỏ ra cho việc cung cấp
triển kinh tế – xã hội của một quốc hàng hóa và dịch vụ cơng cộng cho
Vai trị

gia, đồng thời thuế là một bộ phận xã hội.
rất quan trọng cấu thành chính sách
tài chính quốc gia.

Khơng có giới hạn, khơng có sự khác Mang tính địa phương, địa bàn rõ
Phạm vi
áp dụng

biệt giữa các đối tượng, các vùng ràng.
lãnh thổ.


III/ Chứng minh thuế mơn bài (trước đây) có bản chất là lệ phí (theo Luật Phí và lệ phí
hiện hành)
1. Nội dung cơ bản về thuế môn bài
Về định nghĩa, thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào
giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được quy
định lần đầu tiên tại Pháp lệnh sửa đổi một số điều về thuế Công thương nghiệp của Hội đồng
nhà nước ngày 26 tháng 2 năm 1983. Cụ thể, Điều 1 của pháp lệnh này sửa đổi Điều 3 của Điều
lệ thuế công thương nghiệp ban hành theo Nghị quyết số 200 NQ/TVQH ngày 18 tháng 1 năm
1966 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội:
“Thuế cơng thương nghiệp nói trong Điều lệ này gồm có thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức
doanh nghiệp, thuế buôn chuyến và thuế môn bài.
Các tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên thì nộp thuế doanh nghiệp và thuế lợi
tức doanh nghiệp.
6


Các tổ chức và các nhân buôn từng chuyến hàng thì nộp thuế bn chuyến.
Các tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng đều phải nộp
thuế môn bài.”
Đối tượng nộp thuế môn bài ban đầu là tất cả các hợp tác xã, tổ chức hợp tác và hộ riêng
lẻ sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, làm nghề vận tải, nghề kiến trúc, kinh doanh
ngành phục vụ, ngành ăn uống, ngành thương nghiệp và kinh doanh nông nghiệp mà điều lệ thuế
nông nghiệp hiện hành quy định không phải nộp thuế nông nghiệp. Sau đó, Hội đồng Nhà nước
ban hành Quyết định số 473/NQ-HĐNN về thuế môn bài và thuế sát sinh quy định đối tượng nộp
thuế môn bài bao gồm cả tổ chức kinh tế quốc doanh.
2. Thuế mơn bài có bản chất là lệ phí
Sự so sánh giữa thuế và lệ phí đã cho chúng ta cái nhìn rõ ràng hơn về những điểm khác
biệt cốt lõi giữa hai khoản thu này. Cũng từ đó, chúng ta nhận thấy thuế môn bài mang một sô
đặc điểm cơ bản sau, khiến loại thuế này có bản chất giống với lệ phí:




Tính đối giá:
Đặc điểm này của thuế môn bài được thể hiện là tổ chức, cá nhân phải trả một khoản tiền,

khi nhận được sự phục vụ của Nhà nước. Về bản chất, khoản thu từ thuế mơn bài chính là khoản
tiền nhằm bù đắp lại một phần chi phí, để Nhà nước tiến hành cung cấp dịch vụ công , khơng
nhằm mục đích lợi nhuận. Theo đó, thuế mơn bài về bản chất là một phần giá của dịch vụ quản
lý, kiểm kê, kiểm sốt số lượng cơ sở có hoạt động kinh doanh trong năm của Nhà nước. Vì vậy,
thuế mơn bài có tính đối giá.



Tính hồn trả trực tiếp:
Tính hồn trả trực tiếp của thuế mơn bài được thể hiện là sau khi nộp thuế thì tổ chức, cá

nhân sẽ được Nhà nước phục vụ, hay nói khác là một bên trả tiền còn một bên cung cấp dịch vụ.
Đây là quan hệ song vụ, mà việc nộp thuế môn bài là nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân với Nhà
nước, còn nghĩa vụ của Nhà nước là cung cấp dịch vụ vụ quản lý, kiểm kê, kiểm sốt số lượng cơ
sở có hoạt động kinh doanh trong năm. Kết quả của việc sử dụng các khoản thu từ thuế mơn bài
là sự bù đắp chi phí quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, đem lại lợi ích trực tiếp cho
tổ chức, cá nhân - sự bảo đảm quyền kinh doanh của các chủ thể. Vì vậy, thuế mơn bài có tính
hồn trả trực tiếp.
7


Những phân tích trên đã chứng minh thuế mơn bài mang tính đối giá và tính hồn trả trực
tiếp. Đây chính là những đặc điểm cơ bản của lệ phí, phân biệt rõ ràng với thuế. Do đó, nhận định
thuế mơn bài có bản chất là lệ phí hồn tồn có cơ sở và chính xác.
3. Lệ phí mơn bài

Trên thực tế, Luật phí và lệ phí đã được Quốc hội khố XIII, kỳ họp thứ 10 thơng qua và
có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Danh mục các loại phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ
phí đã bao gồm lệ phí mơn bài thay cho thuế mơn bài hiện nay. Bên cạnh đó, Nghị định
139/2016/NĐ – CP cũng được ban hành quy định về lệ phí mơn bài. Việc chuyển tên gọi như trên
hồn tồn phù hợp với định hướng chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020: Thuế,
phí, lệ phí là nguồn thu cho ngân sách nhà nước, được Nhà nước sử dụng để thực hiện các chức
năng của mình. Việc đảm bảo những nguồn thu này có ý nghĩa sống cịn đối với mỗi quốc gia.
Đặc biệt, phù hợp với các quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 nhằm tập trung kịp
thời đầy đủ nguồn thu từ phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, xác định lệ phí mơn
bài là khoản thu để tiếp tục tăng cường phân cấp cho chính quyền địa phương trong việc thu,
quản lý, sử dụng nguồn thu này một cách hiệu quả và hợp lý. Việc chuyển thuế môn bài thành lệ
phí mơn bài khơng những phù hợp với chiến lược cải cách thuế mà cịn tạo ra tính đồng bộ, thống
nhất cho hệ thống pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quản lý thu ngân sách nhà nước.
Đối tượng nộp lệ phí mơn bài vẫn bao gồm:


Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;



Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;



Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;



Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;




Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh;



Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức này (nếu có);



Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

8


Tuy nhiên, Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP cũng quy định cụ thể các đối tượng
được miễn lệ phí mơn bài với phạm vi rộng hơn các đối tượng được miễn Thuế môn bài trước
đây. Cụ thể như sau:
“Các trường hợp được miễn lệ phí mơn bài, gồm:
1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu
hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh khơng thường
xun; khơng có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
4. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình ni trồng, đánh bắt thủy, hải sản và
dịch vụ hậu cần nghề cá.
5. Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).
6. Chi nhánh, văn phịng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ
kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.

7. Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất
nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh
nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định
của Ủy ban Dân tộc”.

9


KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu và phân tích, chúng ta thấy rằng thuế có vai trị to lớn đối với nguồn thu
ngân sách nhà nước của quốc gia. Việc phân biệt các khoản thu cũng như điều chỉnh về tên gọi lệ
phí mơn bài đã củng cố về mặt bản chất giúp cho hệ thống pháp lý ngày một vững chắc, chính
xác hơn. Pháp luật về thuế, phí và lệ phí của nước ta đang ngày càng được hồn thiện cả về lý
luận lẫn thực tiễn áp dụng. Một nền tảng cơ sở pháp lý ổn định, vững chắc, hợp lý sẽ là sự hậu
thuẫn hoàn hảo nhất cho các mục tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam trong tương lai.

10


PHỤ LỤC
Mức thu lệ phí mơn bài mới nhất được quy định tại Điều 4 Thông tư 302/2016/TT – BTC hướng
dẫn về lệ phí mơn bài:
“1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu)
đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác:
1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
Mức thu lệ phí mơn bài đối với tổ chức hướng dẫn tại khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi

trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc ghi trong điều lệ hợp tác xã. Trường hợp khơng có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn
đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Tổ chức nêu tại điểm a, b khoản này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác
định mức thu lệ phí mơn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ
phí mơn bài.
Trường hợp vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để làm
căn cứ xác định mức lệ phí mơn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín
dụng nơi người nộp lệ phí mơn bài mở tài khoản tại thời điểm người nộp lệ phí mơn bài nộp tiền
vào ngân sách nhà nước.
2. Mức thu lệ phí mơn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một
triệu) đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000
(năm trăm nghìn) đồng/năm;
11


c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000
(ba trăm nghìn) đồng/năm.
Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí mơn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia
đình tại khoản này là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về
thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nêu tại khoản này có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác
định mức thu lệ phí mơn bài là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm trước liền kề năm
tính lệ phí mơn bài.
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình mới ra kinh doanh trong năm thì mức doanh thu làm cơ sở
xác định mức thu lệ phí mơn bài là doanh thu của năm tính thuế theo quy định của pháp luật về

thuế thu nhập cá nhân.
3. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được
cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì
nộp mức lệ phí mơn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số
doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí mơn bài cả năm.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng khơng kê khai lệ phí
mơn bài thì phải nộp mức lệ phí mơn bài cả năm, khơng phân biệt thời điểm phát hiện là của 6
tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang sản xuất, kinh doanh và có thông báo gửi cơ
quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì khơng phải nộp lệ phí mơn bài
của năm tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh khơng trọn năm dương
lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí mơn bài cả năm.”

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Giáo trình luật NSNN, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015
2) Giáo trình luật thuế Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015
3) Luật Quản lý thuế năm 2006
4) Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
5) Luật phí và lệ phí 2015
6) Pháp lệnh sửa đổi một số điều về thuế Công thương nghiệp của Hội đồng nhà nước ngày
26 tháng 2 năm 1983
7) Nghị quyết số 200 NQ/TVQH ngày 18 tháng 1 năm 1966 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
8) Quyết định số 473/NQ-HĐNN8 của Hội đồng nhà nước
9) Luật Ngân sách nhà nước năm 2015
10) Nghị định số 139/2016/NĐ-CP

13




×