Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ HUYỀN LINH

MỐI QUAN HỆ
GIỮA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
VÀ GIÁ TRỊ CỔ PHIẾU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ HUYỀN LINH

MỐI QUAN HỆ
GIỮA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
VÀ GIÁ TRỊ CỔ PHIẾU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành
: Tài chính – Ngân hàng
Mã số chuyên ngành : 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:


TS. Phạm Phú Quốc

Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và giá trị cổ
phiếu của các doanh nghiệp tại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tơi.

Ngồi trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP Hồ Chí Minh, Năm 2017

LÊ THỊ HUYỀN LINH

i


LỜI CÁM ƠN

Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn đến Q Thầy Cơ Trường Đại học Mở TP Hồ
Chí Minh đã nhiệt tình và tân tâm giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong suốt thời

gian tôi học tập tại trường cũng như trong quá trình thực hiện luận văn.

Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn sâu sắc đến Thầy Phạm Phú Quốc –
người hướng dẫn khoa học giúp tơi hồn thành luận văn này. Trải qua thời gian thực
hiện luận văn cùng Thầy, tôi rất biết ơn những góp ý và trao đổi để có thể giúp tôi đưa
ra những hướng giải quyết tốt hơn trong bài nghiên cứu của mình.

Cuối cùng, tơi xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Trần Thị Việt Hà – Chủ
nhiệm lớp MFB7, cùng các bạn MFB7 đã giúp tơi hồn thành luận văn và đồng hành
tơi trong thời gian học tập vừa qua.

ii


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này kiểm định mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và giá cổ
phiếu của các cơng ty thuộc lĩnh vực tài chính với ba nhóm ngành là ngân hàng, chứng
khoán và bảo hiểm trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2016. Bài nghiên cứu đã sử dụng
nghiên cứu của Rashid và Hassan (2014) làm nền tảng để xây dựng mơ hình nghiên
cứu và xây dựng bảng chỉ tiêu đo lường chỉ số đạo đức của doanh nghiệp. Để đo lường
chỉ số đạo đức kinh doanh, bài nghiên cứu đã thực hiện qua 5 bước. Bước đầu tiên là
xây dựng tiêu chí đo lường EII bằng cách tham khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên
quan và tiến hành xem xét lại các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh thông qua
các nghiên cứu để xây dựng lại các tiêu chí đo lường phù hợp với thị trường Việt Nam.
Dựa vào cơ sở phân tích này, bài nghiên cứu đã xây dựng được sáu tiêu chí để đo
lường đạo đức doanh nghiệp là (1) sứ mệnh và tầm nhìn, (2) hội đồng quản trị và các
CEO, (3) cam kết với khách hàng, (4) cam kết với nhân viên, (5) cam kết với xã hội (6)
sản phẩm và dịch vụ. Từ sáu tiêu chí này, bài nghiên cứu lập luận để xây dựng các câu
hỏi đánh giá các tiêu chí đo lường bằng câu hỏi thơng qua bước 2. Sau đó, tiến hành
đọc các dữ liệu trên báo cáo thường niên đã được kiểm tốn, thơng tin trên website của

công ty để trả lời câu hỏi “Đúng” hoặc “Sai” tại bước 3. Tiếp theo bước 4 sẽ mã hóa
thành dữ liệu định lượng. Nếu câu trả lời “Đúng” sẽ bằng 1 và “Sai” sẽ bằng 0. Bước
cuối cùng là đo lường chỉ số đạo đức bằng cơng thức tính trung bình cộng các chỉ tiêu
đánh giá đạo đức cơng ty.
Sau đó, bài nghiên cứu đã kiểm định lại mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh
và giá trị cổ phiếu bằng cách sử dụng mơ hình hồi quy là OLS. Trong đó, biến giá thị
trường cổ phiếu - MSP (Market share price) là biến phụ thuộc và biến độc lập là chỉ số
đạo đức - EII (Ethical Identity Index). Với EIIt là chỉ số đạo đức tại thời điểm t và MPS
t+1

là giá trị cổ phiếu hỗn lại sau một năm vì ảnh hưởng của đạo đức mang tính chất

dài hạn.

iii


Kết quả bài nghiên cứu là có mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và giá trị cổ
phiếu, cụ thể là đạo đức kinh doanh đã tác động làm tăng giá trị thị trường của cổ phiếu
nhưng ở mức độ yếu. Mặc dù cịn hạn chế về mặt thơng tin thu thập dữ liệu, bài nghiên
cứu vẫn hi vọng đem đến yếu tố nhận thức cho các doanh nghiệp đang theo đuổi thực
hành đạo đức trong kinh doanh để có thể phát triển và tạo một lợi thế kinh doanh bền
vững trên thị trường Việt Nam.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................ii

TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
CHƢƠNG 1..................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.3.Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.4.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3
1.5.Kết cấu luận văn ..................................................................................................... 3
CHƢƠNG 2..................................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .................................. 5
2.1.Lý thuyết đạo đức kinh doanh ............................................................................. 5
2.1.1.Hành vi đạo đức................................................................................................ 5
2.1.2.Hành vi kinh doanh .......................................................................................... 6
2.1.3.Lý thuyết đạo đức kinh doanh .......................................................................... 7
2.2.Một số vai trò của đạo đức trong hoạt động kinh doanh ................................ 10
2.2.1.Xác định thương hiệu của doanh nghiệp (Corporate Identity) ....................... 10
2.2.2.Hiệu suất của công ty ..................................................................................... 11
2.2.3.Tận tâm và trung thành của nhân viên ........................................................... 12
2.2.4.Hài lòng khách hàng. ...................................................................................... 13
v


2.2.5.Sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia ........................................................ 13
2.3.Giả thuyết thị trƣờng hiệu quả .......................................................................... 14
2.4.Các học thuyết liên quan đến Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp ......... 15
2.4.1.Thuyết giá trị các cổ đông (shareholder value theory) ................................... 15
2.4.2.Thuyết các bên liên quan (stakeholder theory) .............................................. 16

2.4.3.Thuyết phụ thuộc vào các nguồn lực (Resource dependence theory) ............ 18
2.5.Sơ lƣợc một số nghiên cứu thực nghiệm về đạo đức kinh doanh ................... 18
2.5.1.Nghiên cứu nền tảng của đạo đức kinh doanh .......................................... 18
2.5.2.Nghiên cứu về đo lƣờng đạo đức kinh doanh và hiệu suất của nó. ......... 19
CHƢƠNG 3................................................................................................................... 25
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................... 25
3.1.Giả thiết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu ................................................... 25
3.2.Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 25
3.3.Mô tả phƣơng pháp đo lƣờng EII ..................................................................... 26
3.3.1.Bước 1: Xây dựng tiêu chí đo lường EII ........................................................ 26
3.3.2.Bước 2: Xây dựng các câu dạng khẳng định để đánh giá các tiêu chí đo
lường. ....................................................................................................................... 38
3.3.3. ....... Bước 3: Đánh giá các thông tin dựa trên các câu dạng khẳng định đã xây
dựng trên bằng câu trả lời “Đúng” hoặc “Sai”........................................................ 47
3.3.4.Bước 4: Mã hóa thành dữ liệu định lượng. Nếu câu trả lời “Đúng” sẽ bằng 1
và “Sai” sẽ bằng 0 ................................................................................................... 47
3.3.5.Bước 5: Đo lường chỉ số đạo đức ................................................................... 47
3.4.Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 47
CHƢƠNG 4................................................................................................................... 49
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 49
4.1. Thống kê mô tả dữ liệu ...................................................................................... 49
4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 50
4.2.1. Sứ mệnh và tầm nhìn. .................................................................................... 50
vi


4.2.2. Hội đồng quản trị và các CEO ...................................................................... 51
4.2.3. Cam kết với nhân viên ................................................................................... 51
4.2.4. Cam kết với khách hàng ................................................................................ 51
4.2.5. Cam kết xã hội ............................................................................................... 51

4.2.6. Sản phẩm và dịch vụ ..................................................................................... 52
4.2.7. Kết quả hồi quy ............................................................................................. 54
CHƢƠNG 5................................................................................................................... 57
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 60
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 70

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh .................................... 28
Hình 3.3.2: Xây dựng các tiêu chí đo lường đạo đức kinh doanh .......................... 37

viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1.1 : Thống kê mô tả biến MPS và EII ............................................................ 49
Bảng 4.1.2 : Thống kê theo ngành ............................................................................... 50
Bảng 4.2.1 : Chỉ số đạo đức ......................................................................................... 53
Bảng 4.2.2 : Mơ hình hồi quy OLS .............................................................................. 54
Bảng 4.2.3 : Mơ hình hồi quy bằng ước lượng vững của ma trận hiệp phương sai .... 55

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


CAE

:

Thực hành đạo đức (Corporate Applied Ethics)

CEI

:

Đạo đức kinh doanh (Corporate Ethical Identity)

CRE

:

Đạo đức trong việc tiết lộ thông tin (Corporate Revealed Ethics)

CSR

:

Trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility)

EII

:

Chỉ số đạo đức (Ethical Identity Index)


HOSE

:

Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh

HNX

:

Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội

MPS

:

Giá trung bình cổ phiếu thị trường (Market Price per Share)

SS

:

Sự hài lòng các bên liên quan (Stakeholder Satisfaction)

x


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1.

Đặt vấn đề nghiên cứu

Trên thế giới, vấn đề đạo đức kinh doanh đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu
và khảo sát. Như cơng trình nghiên cứu của (John và James, 1992), những cơng ty có
đạo đức đã tăng lợi nhuận lên 682% và giá trị cổ phiếu của chúng trên thị trường chứng
khốn tăng 901%. Cịn các tác giả Hosmer (1994), Jones (1995), Berrone et al. (2005)
thì cho rằng hiệu suất của một cơng ty bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tính đạo đức hay đạo
đức tốt là kinh doanh tốt vì nó tạo ra các tác động tích cực như sự tin cậy và cam kết
của các bên liên quan, do đó dẫn đến đảm bảo hiệu quả lâu dài. Hay lý thuyết tài chính
cổ điển Markowitz (1952) có thể sử dụng yêu cầu về hành vi đạo đức để áp đặt lựa
chọn danh mục đầu tư của nhà đầu tư. Theo (Fama, 1970; 1991) thì nếu thơng tin tự do
cho các nhà đầu tư thì kết quả của các cơng ty có đạo đức sẽ phản ánh vào giá cổ phiếu
của chúng, và nó sẽ khơng có lợi nhuận bất thường nên có thể mong đợi để đầu tư vào
chúng. Nhìn chung, các nghiên cứu này có điểm chung là những doanh nghiệp cam kết
thực hiện các hành vi đạo đức và tuân thủ các quy định, chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp thường đạt được thành cơng về tài chính.
Bên cạnh đó, có những tác giả Friedman (1970), Jensen (2001) và Schwab
(1996) thì cho rằng vấn đề đạo đức là những đầu tư mà khơng có lợi nhuận do chống
lại lợi ích của các cổ đơng. Theo Edmans (2011) lại chỉ ra rằng thị trường dường như
thất bại khi kết hợp tài sản vơ hình vào định giá chứng khốn, mà trong đó đạo đức
kinh doanh cũng là một dạng của tài sản vơ hình. Trong thời gian qua, hành vi đạo đức
của doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng của đạo đức doanh nghiệp đã được xã hội
quan tâm và chú ý từ các vụ bê bối của các công ty nổi tiếng trên thế giới như Arthur
Andersen, Enron, Worldcom….

1



Tại Việt Nam, việc xem xét về đạo đức kinh doanh đã được các nghiên cứu
trước tiến hành. Các bài nghiên cứu như của Ngô Thái Phượng (2011) về đạo đức kinh
doanh trong lĩnh vực ngân hàng; Lê Thị Kim Tuyết (2014) về tầm quan trọng của đạo
đức kinh doanh trong xã hội hiện nay; Nguyễn Văn Phúc (2013) về đạo đức và lợi
nhuận trong kinh doanh. Cịn về khía cạnh xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cổ
phiếu thì như bài nghiên cứu của Lê Tấn Phước (2016) gần đây đã đưa ra mơ hình
nghiên cứu với các biến phụ thuộc tác động đến giá cổ phiếu như EPS, tỉ lệ lạm phát
CPI, GDP, giá vàng, lãi suất cho vay ngắn hạn và tỷ giá, chưa thấy có yếu tố đạo đức
kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa thấy có một nghiên cứu nào sử dụng các tiêu
chí để đo lường đạo đức kinh doanh cũng như kiểm định mức độ ảnh hưởng của đạo
đức kinh doanh tác động lên giá trị cổ phiếu tại Việt Nam thơng qua mơ hình hồi quy
OLS.
Với mong muốn xem xét mức độ ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh tác động
lên giá trị cổ phiếu theo hướng mới tại Việt Nam, bài nghiên cứu này đã sử dụng
phương pháp bảng câu khẳng định với tổng cộng 29 câu và dựa vào các dữ liệu trên
báo cáo tài chính, thông tin trên các trang thông tin để trả lời “Đúng – Sai”. Sau đó là
đo lường đạo đức kinh doanh bằng cơng thức tính trung bình cộng các tiêu chí đánh
giá. Cuối cùng là xem xét mức độ ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh lên giá trị cổ
phiếu bằng cách sử dụng mơ hình hồi quy OLS.
Từ lý do nghiên cứu như trên, vấn đề nghiên cứu được đưa ra như sau:

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:
-

Xem xét mức độ ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh tác động lên giá trị cổ
phiếu của các công ty tại thị trường Việt Nam.


2


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải đáp câu

hỏi:
-

Đạo đức kinh doanh có tác động lên giá trị thị trường cổ phiếu của các công ty
tại thị trường Việt Nam không?

Xuất phát từ những vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu được đưa ra, đề
tài tập trung vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau:

1.4.

Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đạo đức kinh doanh, giá cổ phiếu của các cơng ty tài

chính niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khốn Hồ Chí Minh và Hà Nội từ ngày
01/01/2009 đến 31/12/2016.

1.5.

Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Phụ lục, Danh mục và Tài liệu tham khảo, nghiên cứu ngày


được chia thành năm chương với nội dung được tóm tắt như sau:
 Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Trong chương này trình bày lý do tác
giả chọn nghiên cứu vấn đề này và mục tiêu nghiên cứu này là gì.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan. Giới thiệu những cơ
sở lý thuyết có liên quan đến nghiên cứu. Các nghiên cứu trước về vấn đề này
cũng được trình bày trong chương này.
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Cách thức lấy
mẫu, các phương pháp đo lường đạo đức kinh doanh và sử dụng phần mềm

3


kinh tế lượng được sử dụng trong nghiên cứu này sẽ được trình bày một cách
chi tiết.
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Thể hiện kết quả nghiên cứu. Các kết quả
nghiên cứu từ các mơ hình sẽ được trình bày.
 Chương 5: Kết luận. Đây là chương cuối cùng của nghiên cứu. Tại chương
này sẽ thể hiện các kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu ở chương bốn cũng
như những mặt còn hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo được trình bày
trong chương này.

4


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1.

Lý thuyết đạo đức kinh doanh

Trước tiên, chúng ta tách biệt đạo đức ra khỏi kinh doanh để tìm hiểu từng khía

cạnh của vấn đề, sau đó xem xét mối quan hệ của đạo đức và kinh doanh để hình thành
nên một lý thuyết gọi là lý thuyết đạo đức kinh doanh.

2.1.1. Hành vi đạo đức
Từ xa xưa, Aristole (384 – 322 trước công nguyên) đã ban hành một minh
chứng đạo đức và đạo đức được xem như là một phần của triết học. Từ quan điểm này,
nó đã xác định rằng đạo đức thì cần thiết để đặt nền tảng cho triết lý đạo đức. Bartlett
(2003) thì xác định có hai dạng của lý thuyết về đạo đức, đó là xem kết quả của tình
huống (consequentialist view) hay xem xét q trình để có kết quả (nonconsequentialist view). Các nghiên cứu về triết lý đạo đức được đề cập trong Ferrell
(1989) thì dẫn đến sự xuất hiện của hai nhóm thuyết đạo đức là thuyết của mục đích
luận (theorists of teleogy) và thuyết của hệ quả luận (theorists of deontology). Sau đó,
các học thuyết đạo đức khác đã xuất hiện mặc dù chỉ mang một phần của hai lý thuyết
trên, chẳng hạn như quan điểm đúng – right views (Brady, 1987), chủ nghĩa vị kỷ egoism (Shaw, 1996), công lý hay quan điểm – justice or view (Donaldson, 1994)…
Hành vi đạo đức được biểu hiện bởi cách đối nhân xử thế mỗi con người từ cách
ăn, cách nói, trong phong cách đi đứng, ăn mặc…Hành vi đạo đức này cịn bị ảnh
hưởng bởi hồn cảnh xã hội, văn hóa, nền tảng giáo dục. Để đánh giá một người có đạo
đức hay không sẽ căn cứ qua hành vi của người đó. Những hành vi phải xuất phát từ
tính tự giác hay có ý thức đạo đức về hành vi của mình. Ngược lại, những hành vi của
con người nếu chưa tự giác hành động hay hành động mang tính bắt buộc thì khơng thể
5


coi hành vi đó có đạo đức. Theo Nguyễn Văn Phúc (2014), “hành vi đạo đức được đặc
trưng bởi tính vị tha, tính tự luật”. Điều này thể hiện hành vi đạo đức là để thực hiện
mục đích là đạo đức, đem lại lợi ích cho người khác, cho xã hội chứ khơng phải cho
chính bản thân mình. Hơn nữa, những hành vi này xuất phát từ sự tự giác, tự nguyện
với động cơ thôi thúc muốn thể hiện nhân cách của chủ thể, nó xuất phát từ bên trong
mang tính tự luật. Động cơ thơi thúc ấy được gọi là động cơ đạo đức, được con người ý

thức và trở thành động cơ cho hành động của bản thân trong tất cả các mối quan hệ xã
hội, biến hành động của con người thành hành vi đạo đức.
Hành vi đạo đức bị ảnh hưởng bởi nhân cách cá nhân như thái độ, tình cảm,
phẩm chất….và cả năng lực như thói quen, trình độ học vấn, kỹ năng…Ngồi ra, hành
vi đạo đức còn bị ảnh hưởng bởi ý thức bản ngã của bản thân như lòng tự trọng, nhu
cầu tự khẳng định bản thân, danh dự…Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi.
Sự điều chỉnh hành vi tác động lên các mối quan hệ cá nhân và cả cộng đồng xã hội.

2.1.2. Hành vi kinh doanh
Ngược lại hành vi đạo đức trên, theo Nguyễn Văn Phúc (2014), “hành vi kinh
doanh được đặc trưng ở tính vị kỉ, tính tha luật”. Điều này thể hiện hành vi kinh doanh
để thực hiện mục đích là lợi nhuận, vì kinh doanh mà khơng có lợi nhuận thì đã khơng
đầu tư để kinh doanh. Theo khoản 16, điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 định nghĩa
rằng: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi”.
Bên cạnh đó, khi chủ thể kinh doanh có hành vi đáp ứng lợi ích cho các bên liên
quan khác thì cốt lõi cuối cùng vẫn mang lại lợi ích kinh doanh cho chính họ, nó khơng
xuất phát từ sự tự nguyện nên khơng mang tính tự luật mà là tính tha luật.

6


Hành vi kinh doanh được xem xét theo từng cấp độ khác nhau từng hoạt động
kinh doanh và bản chất của nền văn hóa, xã hội, luật pháp và năng lực lãnh đạo. Các tài
liệu hành vi tài chính cũng đã trình bày một số yếu tố xã hội có thể ảnh hưởng đến việc
quyết định ở một cấp độ cá nhân. Các nhà quản lý khi ra hoạch định chiến lược và
quyết định hành vi kinh doanh thường thiên vị đối với những cách làm việc đã được
thiết lập sẵn hay những nhà ra quyết định tìm kiếm, tham khảo những lời khuyên hay
cố vấn đáng tin cậy. Bên cạnh đó, nhà kinh doanh cịn sử dụng chẩn đốn hoặc “quy

tắc ngón tay cái” để giải quyết các vấn đề phức tạp và thường đây là cách tiếp cận hiệu
quả để ra quyết định.
Hành vi kinh doanh cịn có nghĩa là hành vi xã hội phù hợp với kỳ vọng trong
cuộc sống làm việc hàng ngày. Trong kinh doanh, những ảnh hưởng như văn hóa, xã
hội của những người tham gia trong các ngành nghề, lĩnh vực, vùng và mức độ phân
cấp khác nhau. Hành vi mong đợi trong kinh doanh chỉ có một số quy tắc nhất định để
thực hiện và về cơ bản có liên quan đến sự chú ý vả đánh giá của các đối tác kinh
doanh.
2.1.3. Lý thuyết đạo đức kinh doanh
Từ những quan điểm trái ngược nhau của hành vi đạo đức và hành vi kinh
doanh được phân tích phía trên, nếu chủ thể kinh doanh muốn hoạt động và phát triển
lâu dài mà không tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực như chữ tín trong kinh doanh,
tơn trọng, hợp tác và hỗ trợ đối tác thì liệu có thành cơng? Vâng, họ có thể nhận được
các khoản lợi nhuận nhanh và lớn nhưng sẽ mang lại sự thiệt hại ngay sau đó. Các tác
giả Freeman, (1994), Freeman (2000), Robertson (1993), Sandberg (2008) và Wicks
(1996) cũng đã nhận định kinh doanh và đạo đức không thể tách rời được.
Từ khoảng 4000 năm trước công nguyên, thời kỳ mới của nhân loại hình thành,
xuất hiện mâu thuẫn đối kháng giai cấp và quan hệ con người trở nên đa dạng, phức tạp
thì kinh doanh thương mại đã tạo thêm nhiều yêu cầu đạo đức như không được trộm

7


cắp, phải sịng phẳng trong giao thiệp, phải có chữ tín…Ngày nay, các chủ thể kinh
doanh dù khơng muốn cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc và luật của thị trường
thì mới có thể tồn tại lâu dài trong thương trường được. Từ xưa đến nay, trong cuộc
sống cũng như trong lao động, việc tương trợ lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển đã
trở thành tính tất yếu trong cuộc sống loài người và trở thành nhu cầu khơng thể thiếu.
Chính vì vậy, khi các cá thể kinh doanh tuân thủ các nguyên tắc của thị trường để có
thể tồn tại thì khi đó hành vi kinh doanh đã được hình thành nên những nhu cầu bên

trong của chủ thể như tình cảm, chuẩn mực đạo đức mà nó được gọi là đạo đức kinh
doanh. Từ yêu cầu thực tiễn đó đã xuất hiện một lý thuyết về đạo đức cho hoạt động
kinh doanh được gọi là đạo đức kinh doanh (Business ethics)
Trong bối cảnh kinh doanh, Robin (1987) cho rằng đạo đức kinh doanh đòi hỏi
các tổ chức, cá nhân hành xử phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực của triết lý đạo đức.
Theo Jones (2005) thì xác định đạo đức kinh doanh bao gồm các nguyên tắc đạo đức
và các giá trị chi phối hành động của các công ty, tổ chức. Hay, theo Seglin (2003) và
Bartlett (2003) thì đạo đức kinh doanh là nguyên tắc xác định cái gì là đúng, cái gì là
sai. Một số lý luận như Ferrell (1985), Trevino (1986) và Brass (1998) cho rằng hành
vi đạo đức có thể bị ảnh hưởng bởi quy tắc trong tổ chức. Theo Ferrell (1985) đã đề
nghị rằng một phần “mơ hình dự phịng – contingency model” của họ, các chính sách
tổ chức thì có liên hệ với đạo đức sẽ ảnh hưởng đến hành vi đạo đức hoặc phi đạo đức
trong tổ chức. Sau đó, Trevino (1986) đưa ra mơ hình ra quyết định đạo đức “person –
situation interactionist” và cho rằng các quy tắc đạo đức là một phần của các biến văn
hóa doanh nghiệp và sự chấp nhận của cơng ty có đạo đức cũng có thể tạo ra nền văn
hóa đạo đức trong tổ chức hay nói cách khác thì “tổ chức cố gắng để hướng dẫn hành
vi đạo đức của các thành viên bằng cách phát triển các quy tắc chính thức của hành vi
đạo đức”1. Việc áp dụng các quy tắc đạo đức sẽ cung cấp một lợi thế trong việc cải
thiện mức độ đạo đức của tổ chức và thúc đẩy hành vi đạo đức trong tổ chức. Theo
1

“organizations attempt to guide member’s ethical behaviour is by developing formal codes of ethical conduct”

8


Somers (2001) thì đây cũng là một cách để thúc đẩy các quy tắc đạo đức hiệu quả với
các điều khoản được xây dựng nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn hành vi. Và Berrone
(2007) xác định đạo đức kinh doanh như “bộ hành vi, thông tin liên lạc, quan điểm đại
diện cho thái độ và hành vi của tổ chức”2.

Đạo đức kinh doanh được xây dựng trên cơ sở tạo nên những hình ảnh, giá trị
tốt đẹp, là một phần không thể tách rời của mọi hoạt động, là kim chỉ nam tạo nên danh
tiếng cho một doanh nghiệp. Nó cịn là nền tảng của sự thành cơng và phát triển bền
vững cho các doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh thể hiện qua sự tương tác với các đối
tác, qua từng chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng như qua cách cư xử với khách
hàng,…
Một số nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh được đặt ra như tính
trung thực, tơn trọng con người, trung thành và bí mật, kết hợp hài hịa lợi ích của
doanh nghiệp và lợi ích của khách hàng…
Trong đó, tính trung thực được xem là chuẩn mực quan trọng nhất trong đạo đức
kinh doanh và dựa vào đó để xây dựng nên những tiêu chí cơ bản trong đạo đức kinh
doanh. Giữ chữ tín trong kinh doanh đồng nghĩa với việc thực hiện đúng theo luật
pháp, trung thực trong bán hàng và ngay cả với bản thân để không phạm phải việc
tham ô, hối lộ. Đặc biệt, trung thực trong kinh doanh cịn thể hiện qua việc khơng kinh
doanh bất chính, bất nhân để đạt được lợi nhuận trong kinh doanh.
Ngoài ra, trong kinh doanh phải biết tôn trọng con người thể hiện qua việc tôn
trọng nhân viên, tôn trọng khách hàng và tơn trọng cả chính đối thủ cạnh tranh. Việc
tin tưởng nhân viên, người lao động sẽ tạo động lực làm việc cũng như sự gắn bó với
doanh nghiệp hơn. Từ đó sẽ mang lại hiệu suất làm việc cao nhất, đem lại giá trị cho
chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự hài lịng của khách hàng được thể hiện qua việc
2

“the set of behaviours, communications, and stances that are representative of an organization’s ethical attitudes
and beliefs”

9


đánh giá, thừa nhận sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này dẫn tới tăng sản
lượng tiêu thụ, tăng doanh thu cho chính doanh nghiệp. Đối với đối thủ thì cạnh tranh

lành mạnh bằng chính chất lượng, dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng…Tất cả
những điều này thể hiện tinh thần kinh doanh có đạo đức.
Mặt khác, bí mật kinh doanh là những dữ liệu mà cơng ty sử dụng trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra những lợi thế cạnh tranh đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Từ nhân viên đến lãnh đạo đều phải trung thành và giữ bí mật
kinh doanh của cơng ty, khơng được cung cấp ra bên ngồi nhằm tránh gây ảnh hưởng
đến công ty.
Quan trọng hơn hết, việc kết hợp hài hịa giữa lợi ích của khách hàng và doanh
nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội là một bài tốn khó cho tất cả các doanh nghiệp vì
nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của chính doanh nghiệp đó. Do đó, đây cũng
chính là một yếu tố quan trọng để đánh giá đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp.

2.2.

Một số vai trò của đạo đức trong hoạt động kinh doanh
Đạo đức kinh doanh sau khi hình thành từ thực tiễn đã mang lại rất nhiều ảnh

hưởng tích cực cho hoạt động doanh nghiệp như sau:
2.2.1. Xác định thƣơng hiệu của doanh nghiệp (Corporate Identity)
Thương hiệu tổ chức là một trong những yêú tố xác định tài sản vơ hình của một
tổ chức. Zinkhan (2001) thì thương hiệu của tổ chức đại diện cho các cách mà một
doanh nghiệp chọn để giới thiệu nó ra cơng chúng. Balmer và Gray (2003), Hatch và
Schultz (1997) và Balmer (2001) đã nói rằng thiếu sự đồng thuận về định nghĩa thương
hiệu cơng ty một cách chính xác nên thường dẫn đến việc sử dụng các thuật ngữ như
danh tiếng của cơng ty, cá tính của cơng ty hay hình ảnh của công ty. Theo truyền
10


thống, các khái niệm về thương hiệu công ty được kết hợp với thiết kế đồ họa, nhận
dạng hình ảnh và tiếp thị giao tiếp. Định nghĩa về thương hiệu công ty đã được mở

rộng bởi Markwichk và Fill (1977) và Van Riel và Balmer (1997). Sau đó, thương hiệu
cơng ty được Balmer và Gray (2000) và Gray và Balmer (1998) định nghĩa là những
thứ thực tế và độc đáo của một cơng ty được gắn liền với hình ảnh, danh tiếng bên
ngồi và nội bộ của nó thơng qua phương tiện truyền thơng. Theo Oliver (2009) thì các
câu hỏi về “cái gì – what” sẽ diễn tả ý nghĩa các cách mà nó dùng để phân biệt với các
đối thủ cạnh tranh. Đạo đức trở thành yếu tố quyết định trong thương hiệu công ty và
các nghiên cứu trước đã xem xét mối quan hệ giữa hành vi đạo đức với thương hiệu
công ty như Berrone (2007), Van Riel và Balmer (1997) và Reynolds (2007). Trong đó
(Van Riel và Balmer, 1997) đã giải thích rằng thương hiệu cơng ty đề cập đến đặc điểm
của công ty duy nhất được bắt nguồn từ hành vi của các thành viên trong tổ chức. Do
đó, đạo đức là nền tảng cho hành vi của người lao động, chúng bị ảnh hưởng bởi các
quy tắc đạo đức được quy định trong tổ chức. Các hoạt động đạo đức tốt trong một
công ty/tổ chức sẽ đóng góp vào lợi thế cạnh tranh cũng như đảm bảo hoạt động tài
chính của cơng ty sẽ được mạnh mẽ. Mối quan hệ giữa đạo đức và hiệu quả thông qua
quan điểm của thương hiệu công ty như triết lý tổ chức, các giá trị, lịch sử, chiếc lược,
phạm vi kinh doanh và thông tin liên lạc Balmer (1998; 2001) và Van Riel và Balmer
(1997).

2.2.2. Hiệu suất của công ty
Các nghiên cứu của Berrone (2007), Lorraine, Collison và Power (2004),
Haniffa và Hudaib (2007) và Jo (2008) đã đi đến kết luận về mối quan hệ giữa đạo đức
và hiệu suất của cơng ty. Trong đó Berrone (2007) đã kiểm định thực nghiệm về tác
động của đạo đức lên hiệu quả tài chính. Họ đã phát hiện ra rằng các cơng ty có danh
tính đạo đức mạnh mẽ có thể có được một mức độ hài lịng cao hơn của các bên liên

11


quan, từ đó ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động tài chính. Sau đó, (Lorraine,
Collison và Power, 2004) cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát để kiểm tra tác động

của việc công khai về môi trường hoạt động, tiết lộ đạo đức công ty sẽ ảnh hưởng đến
giá cổ phiếu. Tầm quan trọng của đạo đức công ty được thể hiện bởi Kim (2008) khi
thực hiện một nghiên cứu về tác động của việc công khai môi trường. Những phát hiện
của nghiên cứu này đã cho thấy rằng việc thông báo đạo đức ảnh hưởng lâu dài và
nâng cao hiệu suất của tổ chức. Họ cũng phát hiện ra rằng các cơng ty có đạo đức cơng
ty cao có xu hướng tăng hiệu quả tài chính thơng qua các cam kết đạo đức và hành vi
tập thể.

2.2.3. Tận tâm và trung thành của nhân viên
Một môi trường cơng ty có đạo đức sẽ tạo nên sự tận tâm và trung thành của
nhân viên, nhân viên sẽ cố gắng phấn đấu để tạo nên hiệu suất làm việc cao nhất.
Người chủ doanh nghiệp là người ảnh hưởng và mang lại môi trường làm việc, giá trị
cho tổ chức cũng như những phúc lợi cho người lao động. Điều này tạo bầu khơng khí
làm việc thân thiện và hịa đồng giữa các cá thể trong tổ chức, đem đến sự phát triển
cho tổ chức.
Quan trọng hơn hết, nhân viên chính là người trực tiếp tiếp xúc và giao thiệp
với khách hàng, là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Do đó, một mơi trường
làm việc tạo nên nhiều hứng thú trong công việc sẽ tạo nhiều động lực cho nhân viên
ngoài vấn đề tiền lương. Khi nhân viên có lịng trung thành, gắn bó với cơng ty thì là
động lực giúp nhân viên đó phát huy tất cả những khả năng để cống hiến nhiều hơn
trong công việc nhằm đem lại hiệu quả tích cực nhất có thể. Lòng trung thành giúp xây
dựng niềm tin giữa người với người, tạo nên giá trị rất đáng trân trọng trong cuộc sống.
Sự kết hợp giữa lòng trung thành và niềm tự hào sẽ giúp nhân viên có động lực lớn đề
hồn thành cơng việc. Mỗi cá nhân người lao động có sự tận tâm dẫn đến một tập thể

12


tận tâm cùng nhau đi về một hướng tạo nên một tập thể vững mạnh. Một tập thể cùng
đồng lòng, vững mạnh như vậy chắc chắn sẽ đem lại thành cơng cho chính tập thể và

doanh nghiệp ấy.

2.2.4. Hài lịng khách hàng.
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi kinh
doanh đạo đức và sự hài lòng của khách hàng. Những hành vi kinh doanh khơng đạo
đức gây ảnh hưởng đến lịng trung thành của khách hàng và khách hàng sẽ chuyển sang
mua hàng của các công ty khác. Những doanh nghiệp, thương hiệu có danh tiếng tốt,
chăm sóc khách hàng tốt, dịch vụ hậu mãi khách hàng ân cần, chu đáo và luôn luôn cải
tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ…chắc chắn sự yêu quý của khách hàng dành cho
doanh nghiệp ấy càng tăng và mức độ tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng theo.
Sự phát triển và tồn tại bền vững dựa trên những lợi nhuận bền vững. Việc tôn
trọng và tăng cường sự hài lịng khách hàng chính là chìa khóa đến thành cơng bền
vững. Do đó, việc tăng cường làm hài lòng khách hàng sẽ dẫn đến việc phụ thuộc của
khách hàng vào doanh nghiệp càng tăng lên và doanh nghiệp sẽ am hiểu nhu cầu, mong
muốn của khách hàng hơn. Từ đó, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng ngày
càng khăn khít hơn. Các doanh nghiệp thành cơng mang lại cho khách hàng các cơ hội
đóng góp ý kiến, nhận xét, đánh giá. Khi khách hàng hài lòng, họ sẽ quay lại nhưng
nếu khách hàng khơng hài lịng sẽ dẫn đến hiệu ứng truyền miệng, gây ảnh hưởng rất
lớn đến mức độ tin dùng và tiêu thụ sản phẩm.
Một mơi trường kinh doanh có đạo đức sẽ đặt lợi ích của khách hàng lên hàng
đầu, tạo nên những giá trị cốt lõi cho chính doanh nghiệp nhằm xây dựng lợi thế cạnh
tranh trên thương trường.

2.2.5. Sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia

13


×