Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Binh tho hay trong CT tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.49 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÌNH NHỮNG BÀI THƠ HAY TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC</b>


NẮNG BA ĐÌNH.


Nắng Ba Đình mùa thu
Thắm vàng trên lăng Bác


Vẫn trong vắt bầu trời
Ngày tuyên ngôn Độc lập.
Ta đi trên quảng trường
Bâng khuâng như vẫn thấy
Nắng reo trên lễ đài
Có bàn tay Bác vẫy.
Ấm lòng ta biết mấy
Ánh mắt Bác nheo cười
Lồng lộng một vòm trời
Sau mái đầu của Bác...


NGUYỄN PHAN HÁCH.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

hiện như một hiển linh? Và chính điều ấy đã cho thấy Người đã hoà nhập, đã trường tồn cùng non sơng đất nước này!Có lẽ thế! <i>“ Nắng</i>
<i>Ba Đình”</i> đã cho ta thêm một lần cảm nhận về sự hiện diện thiêng liêng mà gần gũi của Bác Hồ trong đời sống hàng ngày của non sông
và của mỗi một chúng ta! (Sưu tầm)************************************************************************


<b>Những lớp sóng ngơn từ trong bài thơ : "Tre Việt Nam"của nhà thơ Nguyễn Duy</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>trị biểu đạt đặc biệt: ý thơ âm vang bay bổng, câu thơ gợi ra những liên tưởng phong phú.Dòng thơ cuối cùng với ba từ xanh trong</i>
<i>những kết hợp cú pháp đặc sắc gợi một màu sắc trường tồn của tre Việt Nam, của con người Việt Nam của truyền thống cao đẹp của</i>
<i>dân tộc Việt Nam.Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanhBài thơ khép lại trong màu xanh hy vọng, màu xanh của sự sống đang nảy nở</i>
<i>ra cả chân trời. Ta đi trong màu xanh ấy để đến tương lai với niềm tin u vào đất nước mình.</i>


<b>ĐỒN THỊ DIỆU PHÚC Trường đhsp Huế **********************************************************************BÀI THƠ “NGHE THẦY ĐỌC</b>


<b>THƠ”</b>


<b> TRẦN ĐĂNG KHOA</b>
Em nghe thầy đọc bao ngày


Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa


Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa


Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời…
Đêm nay thầy ở đâu rồi


Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe…


1. Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, làm thơ từ lúc 8 tuổi, được mệnh danh là “thần đồng thơ
ca”. Bài thơ này được Trần Đăng Khoa viết năm 1967. Theo tác giả cho biết người thầy giáo được nói tới trong bài thơ là thầy giáo Việt,
người đã trực tiếp dạy tác giả năm đầu tiên đến trường. Năm 1966 thầy đi bộ đội và năm 1972 thầy hy sinh mặt trận Quảng Trị. Những
bài giảng của thầy đã để lại trong tâm hồn chú bé Trần Đăng Khoa những ấn tượng hết sức sâu sắc (theo tạp chí
“Văn học và tuổi trẻ” số 113 - NXBGD)


2. Trong sự nghiệp văn học nghệ thuật của nhà thơ Trần Đăng Khoa có thể nói mẹ và thầy giáo Việt – thầy giáo đầu tiên đã trở thành
cảm hứng bất tận cho thơ. Từ đó “nhà thơ tí hon” trở thành “thần đồng thơ ca” như lời ngợi ca của một số nhà phê bình văn học đương
thời.Chính mẹ và thầy giáo đã gieo vào tâm hồn trong sáng và tinh khiết của cậu bé Khoa tình yêu văn học.Thuở ấu thơ, bé Khoa được
đắm mình trong lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện mẹ kể, những vần thơ mẹ đọc đã in dấu ấn thật sâu sắc.


“Mọi hôm mẹ thích vui chơi


Hơm nay mẹ chẳng nói cười được đâu


Lá trầu khô giữa cơi trầu


Truyện Kiều khép lại trên đầu bấy nay”
(“Mẹ ốm” – Trần Đăng Khoa)


Tới tuổi cắp sách đến trường, bé Khoa lại được nguồn sữa tinh thần quý giá từ người thầy giáo đầu tiên bồi đắp. Với thiên phú bẩm sinh,
với niềm say mê văn học, với sự nhạy cảm tinh tế, Trần Đăng Khoa đã “Xuất khẩu thành thơ”:


“Em nghe thầy đọc bao ngày


Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà”


Phải chăng giọng đọc thơ của thầy có ma lực hút hồn tác giả và không những đem đến cho Trần Đăng Khoa một thế giới huyền diệu
của cuộc sống “đỏ nắng xanh cây quanh vườn” mà cịn làm sống dậy cả những kí ức xa xưa với những gì thương yêu nhất, đẹp đẽ nhất:
“Mái chèo nghiêng mặt sông xa


Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa


Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”


Có thể nói rằng người thầy giáo đầu tiên của nhà thơ đã làm nên một điều kỳ diệu, thổi vào hồn Trần Đăng Khoa những gì mới lạ nhưng
cũng rất đỗi quen thuộc thân thương, giọng đọc thơ của thầy đã mang đến cho Khoa sự huyền diệu lấp lánh trong tâm hồn thơ trẻ.
Thế mới biết sức mạnh của thơ ca và sự cuốn hút của lời thầy giảng đến với thế giới trẻ thơ mãnh liệt biết nhường nào!


Để rồi dù thầy giáo đã “Lên đường ra mặt trận”, dù thầy đã “Tạm biệt mái trường yêu” (“Tiễn thầy giáo đi bộ đội” – Trần Đăng Khoa)
thì dấu ấn về những bài thơ thầy đọc, những lời thầy giảng vẫn mãi ngân vang tha thiết sâu lắng trong tâm tưởng:


“Đêm nay thầy ở đâu rồi



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ thấy sức mạnh của lời giảng của thầy mang đến cho học sinh lớn lao và cao đẹp biết chừng nào!


Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam, đọc lại bài thơ “Nghe thầy đọc thơ” của Trần Đăng Khoa, là giáo viên ngữ văn, chúng tơi càng
thấm thía lời tâm sự của nhà thơ Tố Hữu khi nói chuyện với thầy giáo và sinh viên trường ĐHSP 1 Hà Nội năm 1972 rằng: Dạy văn học,
học văn học là niềm vui sướng lớn. Sau những giờ văn học thầy giáo có thể làm rung động các em, làm cho các em thêm yêu đời, yêu lẽ
sống và lớn khôn thêm một chút.


<i>Huế, tháng 11 năm 2007</i>


<i> T.T.N.H</i> *********************************************************************HẠT GẠO LÀNG TA HẠT
<b>GẠO LÀNG TA</b>


( Sách Tiếng Việt 5 – Tập 2 – trang 139)
Kính tặng chú Xn Diệu
Hạt gạo làng ta


Có vị phù sa
Của sơng Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát


Ngọt bùi đắng cay...Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy


Có mưa tháng ba
Giọt mồ hơi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ


Cua ngoi lên bờ


Mẹ em xuống cấy...Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mĩ


Trút trên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...
Hạt gạo làng ta
Có cơng các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gầu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân


Quang trành quết đất. Hạt gạo làng ta.
Gửi ra tiền tuyến,


Gửi về phương xa.
Em vui em hát,
Hạt vàng làng ta.
Em vui em hát,
Hạt vàng làng ta.


Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp 1 nhưng bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bài thơ


được viết ra một cách sâu sắc, rung động, giàu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con." Hạt gạo làng ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính khoa học là cây lúa hút chất dinh dưỡng dưới bùn, đất ra hoa
trổ bơng, kết hạt ( như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm nhận được " vị phù sa". " hương sen
thơm" trong hạt gạo. Và hơn thế nữa có cả tình người, lịng người ấp ủ:"Có lời mẹ hát,
Ngọt ngào hôm nay. "


Làm ra hạt gạo gian khổ biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:" Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay mn phần."


Đó là cách phát biểu trực tiếp, có tính chất ln lí, hơi nghiêng về lí trí. Cịn trong bài thơ này , Trần Đăng khoa để thực tế nói lên:


" Hạt gạo làng ta


Có bão tháng bảy


Có mưa tháng ba


Giọt mồ hôi sa


Những trưa tháng sáu"Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên của đất nước Việt Nam đới khắc nghiệt này đã đổ vào đầu bà con
nông dân bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt gạo , mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình:


"Nước như ai nấu,


Chết cả cá cờ.


Cua ngoi lên bờ,


Mẹ em xuống cấy. "



Bốn câu thơ có sức chứa lớn về nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt
trời hun nóng lên ở ruộng với nước nóng mà ta đun nấu lên; nước nóng đến mức "chết cả cá cờ" thì phải là dưới con mắt và suy
nghĩ của trẻ con mới nhìn thấy được. Vì sao vậy? Cá cờ là lồi cá cịn gọi là cá thia lia, thân đuôi nhiều màu sắc sặc sỡ, các cậu bé ở
nông thôn mà bắt được là thường đem về nuôi ở chai, lọ thủy tinh như ở thành phố người ta ni cá vàng.Nước óng chết cả cá, như
chết mất con cá cờ thì quả là tiếc đứt ruột. Phải có con mắt trẻ con, tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:"Nước như ai nấu,Chết cả cá
cờ. "" Cua ngoi lên bờ" không sống ở nông thôn khơng có thực tế ruộng đồng thì khơng có câu thơ đó. Nóng quá, cua phải ngoi lên bờ,


nhưng bất ngờ đến sửng sốt:


" Cua ngoi lên bờ,


Mẹ em xuống cấy…"


Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn động tình cảm mạnh trong lịng người đọc. Có phải nói gì nhiều về những vất
vả của người mẹ để làm ra hạt gạo? Hai câu thơ đó đã nói lên quá nhiều.Kể ra bài thơ dừng ở đây là được rồi, là đúng với lứa tuổi của
người viết. Nhưng trong thời điểm cả nước dồn sức đánh Mĩ, trẻ con cũng già đi trước tuổi. Các em không được sống cái hồn nhiên cái
tuổi bắt dế, ni chim của mình. Trần Đăng Khoa cũng vậy mà cịn hơn thế nữa. Vì thơng minh hơn người, em tiếp cận khơng khí chính
trị, khơng khí xã hội một cách nhạy bén:


"Những năm bom Mỹ


Trút trên mái nhà


Những năm cây súng


Theo người đi xa


Những năm băng đạn,



Vàng hơn lúa đồng.


Bát cơm mùa gặt,


Thơm hào giao thông…"


Băng đạn vàng như lúa đồng, có lẽ đó là ý thơ hay nhất trong cả bài và cũng là câu thơ hay nhất trong tất cả những bài thơ viết về người
nông dân miền Bắc trong những năm đánh Mĩ. Câu thơ này hay về sự điển hình, hay về sự so sánh độc đáo, mới lạ và chính xác. Phải
sống trong những năm tháng ấy mới có sự liên tưởng về bông lúa vàng trĩu hạt với những băng đạn vàng rực, cũng nặng trĩu trong tay
người đánh giặc.Trần Đăng Khoa vừa miêu tả hạt gạo nghìn đời, vừa nói đến hạt gạo những năm đánh Mĩ: gian khổ và nghĩa tình. Tác
giả biết chọn lọc những hình ảnh có sức rung động. Câu thơ:


'"Bát cơm mùa gặt,


Thơm hào giao thông…."


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×