Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.31 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD- ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN LỚP 9-THCS TRƯỜNG THCS MỸ CÁT Năm học 2009 -2010 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian : 150 phút ĐỀ: Câu 1 : ( 6,0 điểm ) Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện , có ý kiến cho rằng : “ Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn ” . Chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương ” của Nguyễn Dữ đã thể hiện rõ điều đó . Em hãy trình bày hiểu biết của em về vấn đề trên. Câu 2 : ( 14,0 điểm ) Em hãy giải thích và chứng minh nhận định : “ Truyện Kiều tố cáo chế độ phong kiến thối nát chà đạp lên con nguời lương thiện một cách tàn nhẫn ”. ---------------------------------ĐÁP ÁN Câu 1: ( 6,0 điểm ) Về kiến thức : 1. Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện : - Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm ( …) , để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật . - Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất . Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm . 2. Đánh giá giá trị của chi tiết “ chiếc bóng ”trong “ Chuyện người con gái Nam Xương ” a. Gía trị nội dung : - “ Chiếc bóng ” tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ , người mẹ . Đó là nỗi nhớ thương , sự thủy chung , ước muốn đồng nhất “ xa mặt nhưng không cách lòng ” với người chồng nơi chiến trận ; đó là tấm lòng người mẹ muốn khỏa lấp sự trống vắng , thiếu hụt tình cảm người cha trong lòng đứa con bé bỏng . - “ Chiếc bóng ” là một ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền. Họ có thể gặp bất hạnh bởi bất cứ một nguyên nhân vô lý nào mà không lường trước được . Với chi tiết này , người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch gia đình , bi kịch xã hội . - “ Chiếc bóng ” xuất hiện ở cuối tác phẩm “ Rồi trong chốc lát , bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất ” : Khắc họa giá trị hiện thực – nhân đạo sâu sắc của tác phẩm . - Chi tiết này còn là bài học về hạnh phúc muôn đời : Một khi đánh mất niềm tin , hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo ..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> b. Gía trị nghệ thuật : - Tạo sự hoàn chỉnh , chặt chẽ cho cốt truyện : Chi tiết “ Chiếc bóng ” tạo nên nghệ thuật thắt nút , mở nút mâu thuẫn bất ngờ , hợp lý : + Bất ngờ : Một lời nói của tình mẫu tử lại bị chính đứa con ngây thơ đẩy vào vòng oan nghiệt ; chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ , thể hiện nỗi khát khao đoàn tụ , sự thủy chung son sắt lại bị chính người chồng nghi ngờ “ thất tiết ”… + Hợp lý : Mối nhân duyên khập khiễng chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn ( Vũ Nương kết duyên cùng Trương Sinh thất học , đa nghi , ghen tuông , độc đoán ) cộng với cảnh ngộ chia ly bởi chiến tranh nguy cơ tiềm ẩn bùng phát . - Tạo kịch tính , tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm . - Chi tiết này còn là sự sáng tạo của Nguyễn Dữ ( so với chuyện cổ tích “ Miếu vợ chàng Trương ” ) tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm và một kết thúc tưởng như có hậu nhưng lại nhấn mạnh hơn bi kịch của người phụ nữ . Về kỹ năng : - Sử dụng linh hoạt các phép lập luận , tạo hệ thống luận điểm chặt chẽ , giàu sức thuyết phục . - Dùng từ , đặt câu chính xác , trình bày đoạn văn logic - Văn viết trong sáng , giàu cảm xúc . Câu 2: (14,0 điểm) Học sinh viết bài văn nghị luận 1) Mở bài : - Giới thiệu Nguyễn Du - Tác phẩm Truyện kiều 2) Thân bài : a) Chế độ phong kiến suy tàn trong Truyện Kiều Bộ mặt của chế độ hiện rõ qua bộ mặt của bọn quan lại . - Đó là viên quan chẳng xét việc dân có oan ức gì không mà chỉ lo tra khảo cho ra ba trăm lạng , khiến cho gia đình họ Vương “ tan đàn xẻ nghé ”. - Đó là tổng đốc đại thần Hồ Tôn Hiến đại diện cho Triều đình nhưng lại hành hạ , phản trắc , lừa giết một người đã chịu quy hàng chỉ vì không dám để người ấy trở lại đời sống bình thường , bỡi vốn dĩ người ấy là một bậc anh hùng . Như vậy , viên quan xuất hiện đầu tiên đã đẩy Thúy Kiều vào vũng bùn còn viên quan cuối cùng thì không muốn người ta sống như một con người bình thường . Dưới tay bọn quan lại như thế , bao nhiêu thế cường bạo thi nhau hoành hành . - Mẹ con họ Hoạn ngang nhiên đốt nhà , bắt người về làm nô lệ , rồi hành hạ người - Bọn buôn người hành động một cách công khai : thách thức công lý: mua người , lừa gạt , đánh đập , bắt ép những cô gái lương thiện đưa vào lầu xanh ( Tú Bà , Bạc Bà , Bạc Hạnh, Mã Giám Sinh …..) - Bọn lưu manh , tay sai của những kẻ có thế lực , sẵn sàng thực hiện bất cứ hành động tàn ác nào , miễn là có tiền : Sở Khanh … Bên cạnh các thế lực thống trị và lũ người hung ác là sức mạnh của dồng tiền . Vì tiền mà bọn quan lại tham ô đã đẩy gia đình Thúy Kiều vào cảnh khốn đốn , bản thân Kiều sa vào con đường luân lạc , vào chốn bùn nhơ chịu nhiều cảnh hành hạ thương tâm . Vì tiền mà bọn lưu manh vô cớ bắt người ; vô cớ đánh đập người vô tội . Một ngày lại thói sai nha Làm cho khối hại chẳng qua vì tiền b) Chế độ phong kiến ấy chà đạp một cách tàn nhẫn lên con người lương thiện.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trong xã hội bất nhân ấy , Thúy Kiều trở thành - Món hàng của bọn buôn người - Đồ chơi cho bọn có tiền - Nô lệ cho bọn có thế lực Hết nạn ấy đến nạn kia Thanh lâu hai lượt , thanh y hai lần Thúy Kiều như “ con cừu con giữa bầy lan sói hung ác ”. Kiều cố vươn lên nhưng càng bị vùi dập - Bán mình cho Mã Giám Sinh , lọt vào tay Tú Bà - Bị ép ra tiếp khách , chịu bao nỗi nhục , đau đớn - Thúc sinh vừa chuộc nàng ra khỏi lầu xanh nhưng lại rơi ngay vào bàn tay mụ đàn bà tàn ác Hoạn Thư . - Thoát khỏi Hoạn Thư , rơi ngay vào lầu xanh dưới tay Bạc Bà - Tưởng yên thân với Từ Hải , lại trúng gian kế của Hồ Tôn Hiến Cùng đường , Thúy Kiều liều thân . Hành động trầm mình xuống sông Tiền đường là bản án đanh thép tố cáo chế độ phong kiến vô nhân đạo . Đồng thời quãng thời gian 15 năm lưu lạc của nàng đã phơi bày rõ bộ mặt xấu xa , mục nát và phi nhân của một chế độ đang băng hoại một cách ghê gớm 3)Kết bài : - Đánh giá Truyện Kiều , Nguyễn Du - Nêm cảm nghĩ của bản thân BIỂU ĐIỂM Câu 1 : ( 6,0 điểm ) + Đạt tất cả các ý trên , kỹ năng tốt 6 điểm +Chỉ đạt ý 2, ý 3 , kỹ năng tốt 4 diểm + Chỉ đạt ý 2 , ý 3, còn mắc lỗi về kỹ năng 2 điểm + Sa vào thuật chuyện , ý mơ hồ , sai sót nhiều về kỹ năng 1 điểm Câu 2: ( 14,0 điểm ) - Mở bài ( 1 điểm ) - Thân bài ( 12 điểm ) - Kết bài ( 1 điểm ). -----------------------------------------.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>