Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.71 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>
<b> BẢO HIỂM XÃ HỘI</b>
Số: 55/HDLN-SGDĐT-BHXH
<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>
<i>Đắk Lắk, ngày 9 tháng 10 năm 2012.</i>
<b>HƯỚNG DẪN LIÊN NGÀNH</b>
<b>Thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2012 - 2013</b>
- Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH 12 ngày 14 tháng 11 năm 2008;
- Căn cứ Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính
Phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế”;
Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-TC ngày 14 tháng 8 năm 2009 của Bộ Y
tế và Bộ Tài chính; Quyết định số 82/QĐ-BHXH ngày 20/1/2010 của Tổng giám
đốc BHXH Việt Nam về hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế;
- Căn cứ công văn số 706-CV/TU ngày 30/7/2012 của Ban thường vụ Tỉnh
ủy Đắk Lắk về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế trong tình hình hiện nay.
Sở Giáo Dục và Đào Tạo, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk hướng dẫn thực
hiện công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên (BHYT HSSV) năm học 2012-2013
như sau:
<b>I/ Đối tượng, điều kiện tham gia, mức đóng, phương thức đóng tiền</b>
<b>BHYT</b>
1. Đối tượng, điều kiện tham gia: Tất cả những học sinh, sinh viên (trừ
những HSSV đã tham gia BHYT bắt buộc khác như: người nghèo, thân nhân sĩ
quan, binh sĩ quân đội, công an…) đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và có tên trong danh sách HSSV
của trường học.
2. Mức đóng, thời gian hưởng BHYT:
Mức đóng: bằng 3% mức lương tối thiểu /tháng x 12 tháng, cụ thể:
1.050.000 đ x 3% x 12 tháng = 378.000 đồng/người/năm
Trong đó:
+ HSSV tự đóng: 378.000đ x 70% = 264.600 đồng/người/năm (tăng 55.400
đồng so với năm học 2011 – 2012)
+ Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho HSSV tham gia BHYT:
378.000đ x 30% = 113.400 đồng/người/năm.
- HSSV thuộc hộ cận nghèo (có xác nhận của Phịng LĐTB và Xã hội và
được UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt danh sách) đóng 113.400 đồng
(30%), Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 264.600 đồng (70%).
<i>+ Để thuận lợi cho việc thu tiền đóng BHYT, thống nhất thu từ HSSV là</i>
<i>265.000 đồng, trong đó, đóng vào quỹ BHYT là 264.600 đồng, phần chênh lệch</i>
<i>400 đồng để lại nhà trường, bổ sung vào kinh phí chăm sóc sức khỏe (CSSK) ban</i>
<i>đầu cho HSSV.</i>
+ <i>Đối với HSSV thuộc diện cận nghèo</i>, <i>thống nhất thu từ HSSV là 114.000đ,</i>
- HSSV có thẻ BHYT thuộc nhóm đối tượng khác (Trẻ em dưới 6 tuổi; thân
nhân sĩ quan, hạ sĩ quan chiến sĩ; thân nhân CAND, nghèo…) nếu hết hạn sử dụng
(và không tiếp tục tham gia theo nhóm đối tượng khác nữa) thì tiếp tục tham gia
BHYT theo nhóm HSSV ngay từ tháng tiếp theo đến hết thời hạn chung là
31/12/2013.
3. Phương thức đóng: Các trường tổ chức thu tiền đóng BHYT-HSSV theo
quy định tại Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính Phủ
và chuyển nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội kèm danh sách HSSV tham gia BHYT
(theo mẫu quy định của cơ quan BHXH).
- Thẻ BHYT có thời hạn sử dụng là 12 tháng từ 01/01/2013 đến 31/12/2013.
- Trường hợp trường có nhiều khóa học ngắn hạn khác nhau dưới 12 tháng
thì nhà trường tổ chức thu tiền BHYT theo từng khóa học, thẻ BHYT được cấp có
giá trị sử dụng từ ngày đầu tháng nhập học đến kết thúc khóa học. Nếu khóa học
trên 12 tháng thì tổ chức thu tiền BHYT tối đa là 12 tháng, đến khi thẻ BHYT hết
hạn sử dụng sẽ tổ chức thu chung với các học sinh khác đến khi kết thúc khóa học
(tối thiểu thẻ BHYT có giá trị 6 tháng).
<b>II/ Quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHYT HSSV</b>
1. Phạm vi bảo hiểm y tế HSSV bao gồm: Chăm sóc sức khỏe ban đầu –
Khám chữa bệnh Ngoại trú – Nội trú.
Mức hưởng BHYT bằng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh; phần cịn lại
người bệnh tự thanh tốn với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Quyền lợi của HSSV khi tham gia BHYT:
- Theo quy định của Luật BHYT, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP và Thông tư
liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-TC.
- Học sinh, sinh viên được đăng ký khám chữa bệnh KCB ban đầu tại các
Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Bệnh viện huyện, thị xã, thành phố và tương đương.
- Trường hợp đi khám chữa bệnh trái tuyến (không đúng cơ sở y tế đăng ký
ban đầu) và có trình thẻ, thì được hưởng quyền lợi KCB theo hạng Bệnh viện như
sau:
3. Trích, quản lý, sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu
Căn cứ vào số tiền thu BHYT của HSSV tham gia BHYT (kể cả số HSSV
tham gia BHYT theo đối tượng khác), cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ trích
10,8% cho nhà trường để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV tại
trường (bằng 12% quỹ khám, chữa bệnh).
Các trường lập hồ sơ chuyển cho cơ quan Bảo hiểm xã hội (theo mẫu của cơ
quan BHXH), đồng thời với việc chuyển tiền, danh sách đóng BHYT của HSSV,
để được nhận kịp thời khoản kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định
trên .
Đối với HSSV có thẻ BHYT bắt buộc thuộc nhóm đối tượng khác: lưu học
sinh; thân nhân của các đối tượng theo quy định pháp luật về sĩ quan Quân đội nhân
dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu; HSSV thuộc hộ nghèo…đã
được cấp thẻ BHYT bắt buộc theo quy định của Chính phủ, nhà trường lập danh
sách riêng kèm theo bản photocopy thẻ BHYT (còn giá trị) theo dõi và tính chung
vào tỷ lệ tham gia của nhà trường để được cấp kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu.
4. Nội dung sử dụng quỹ BHYT HSSV
- Số thu BHYT HSSV được hình thành bằng hai phần:
+ 70% do HSSV đóng (học sinh thuộc hộ cận nghèo 30%);
+ 30% do ngân sách nhà nước hỗ trợ (học sinh thuộc hộ cận nghèo 70%).
- Số thu BHYT HSSV được phân bổ và quản lý như sau:
+ 90% lập quỹ KCB để lại BHXH tỉnh quản lý theo luật BHYT, trích 12%
quỹ KCB chuyển cho nhà trường để thực hiện CSSKBĐ cho HSSV theo thông tư
số 14/2007/TT-BTC ngày 08/3/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng kinh phí
thực hiện cơng tác y tế trong các trường học.
+ 10% chuyển BHXH Việt Nam lập quỹ dự phòng KCB BHYT và chi phí
quản lý BHYT.
- Về mức chi hoa hồng thu nộp cho đại lý BHYT HSSV: được trích ngay cho
các trường bằng 3%, trên tổng số tiền thu HSSV nộp cho cơ quan BHXH.
Cuối năm tài chính, nhà trường có trách nhiệm tập hợp các chi phí trên vào
mẫu số 03/QT (04 bản) kèm theo hoá đơn, chứng từ quyết toán với cơ quan BHXH
và Sở Giáo dục và Đào tạo như một khoản ngân sách được cấp.
5. Phương thức thu nộp phí BHYT
5.1 Phương thức thu nộp
5.1.1 Tại các trường học
Phí BHYT được thu ngay từ đầu năm học theo từng đơn vị lớp, đơn vị
Sau khi thu tiền của lớp, cộng tác viên BHYT của trường lập danh sách tham
gia BHYT của từng lớp, từng trường theo mẫu ( cơ quan BHXH cung cấp) lập 3
bản: trường 1 bản; cơ quan BHXH một bản và gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo
( Phòng Pháp chế, Công tác Học sinh sinh viên) 1 bản để theo dõi và chỉ đạo.
5.1.2 Phần thu từ hỗ trợ của ngân sách
Đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường do địa phương quản
lý, cơ quan BHXH tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành, số tiền thực thu từ học
sinh, sinh viên và số tiền đề nghị NSNN hỗ trợ, gửi Sở Tài chính để chuyển kinh
phí hỗ trợ.
5.1.3 Thời gian thu nộp
- Nộp phí BHYT (có thể nhiều lần) trong tháng.
- Thời gian thu BHYT sẽ kết thúc và ngày 15/12/2012.
5.1.4 Việc thực hiện thoái thu BHYT được thực hiện theo BHXH tỉnh Đắk
Lắk.
<b>III. Địa điểm thu nộp BHYT</b>
- Khối HSSV Trung học phổ thông, PT DTNT, Trung tâm GDTX, Trung cấp
chuyên chuyên nghiệp tham gia BHYT taị cơ quan BHXH tỉnh, số 8, đường Trần
Hưng Đạo, Thành phố Buôn Ma Thuột;
- Khối học sinh Tiểu học, Trung học sơ sở tham gia BHYT taị cơ quan
BHXH thành phố Buôn Ma thuột, số 10A, đường Trần Hưng Đạo, Thành phố
Buôn Ma Thuột.
Các trường cần làm tốt công tác tuyên truyền tăng cường nhận thức cho học
sinh, phụ huynh để phối hợp chặt chẽ với nhà trường triển khai thực hiện.
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo<b>, </b>Thủ trưởng đơn vị trực thuộc phối hợp
với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện, thị xã Buôn Hồ, thành phố Buôn Ma
Thuột, tổ chức tập huấn, triển khai thực hiện công tác BHYT HSSV cho các đơn vị
trường học trong địa bàn, đảm bảo 100% HSSV tham gia BHYT.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Thủ trưởng các đơn
vị, phụ huynh học sinh, HSSV tham gia BHYT trực tiếp phản ảnh kịp thời về
BHXH tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo (qua Phòng Pháp
chế, Công tác Học sinh sinh viên) để được giải đáp.
<b> KT. GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC</b>
<b> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢO HIỂM XÃ HỘI </b>
<b> PHÓ GIÁM ĐỐC</b>
<i> (Đã ký)</i> <i> (Đã ký)</i>
<i> </i><b>Nguyễn Ngọc Quang</b> <b> Trương Văn Sáng</b>
<i><b>Nơi nhận:</b></i>
- BHXH Việt Nam, Bộ GD&ĐT;
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk; <i>(để báo cáo)</i>
- Lãnh đạo Sở GD&ĐT, BHYT tỉnh;
- Các Phòng GD&ĐT;
- Các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT;
- BHXH các huyện, thị xã, thành phố;