Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BAI THI TIM HIEU 75 NAM NGAY TRUYEN THONG LUC LUONG ANND

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 25 trang )

Câu 1:
Ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân được xác định là ngày,
tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc xác định Ngày truyền thống lực lượng An
ninh nhân dân?
Trả lời:
Ngay sau khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành cơng, nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa được thành lập, Chính quyền cách mạng và Nhân dân ta phải
bước ngay vào thử thách mới. Các thế lực ngoại xâm núp dưới chiêu bài là quân
Đồng minh lần lượt kéo vào Việt Nam theo thoả thuận tại Hội nghị Pốt-xđam
(tháng 7/1945) để thực hiện dã tâm xâm lược nước ta. Quân Pháp với sự hỗ trợ của
Anh và Nhật đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, Gia Định vào đêm 22 rạng
23/9/1945, công khai phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
Trong nước, hàng trăm tổ chức, đảng phái phản động đã bị đánh gục trong Cách
mạng Tháng 8 lại đua nhau ngóc đầu dậy. Song song đó, đất nước phải đối phó với
mn vàn khó khăn về đời sống kinh tế, xã hội do hậu quả của chế độ phong kiến
nửa thuộc địa, đã đẩy chính quyền non trẻ của ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi
tóc”.
Trong tình thế này, cùng với lực lượng Công an cả nước, ngày 12/7/1946,
lực lượng An ninh nhân dân đã xuất sắc lập chiến công đặc biệt, kịp thời khám phá,
tiêu diệt tổ chức phản cách mạng ở số 7 phố Ôn như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia
Thiều, Hà Nội), không những đập được tan âm mưu tiến hành cuộc đảo chính phản
cách mạng của bọn Quốc dân đảng cấu kết với quân đội viễn chinh Pháp, mà nhân
cơ hội đó ta đã tiến cơng truy qt bọn Quốc dân đảng ở Hà Nội và ở các địa
phương, đánh đòn quyết định làm tan rã lực lượng của một đảng phản động nhất
lúc bấy giờ, góp phần giữ vững chính quyền cách mạng. Sự kiện này là chiến cơng
oanh liệt đầu tiên có quy mơ tồn quốc trong sự nghiệp đấu tranh chống phá cách
mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chiến cơng đó đã đánh dấu mốc đầu tiên vô
cùng quan trọng trên bước đường trưởng thành của lực lượng An ninh. Xét ở bình
diện lớn hơn, chiến công này được đặt trong bối cảnh lịch sử đặc biệt, khi chính
quyền cách mạng trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Đánh giá về vụ án này,
đồng chí Trường Chinh, cố Tổng Bí thư của Đảng đã viết “Những vụ khám bắt


trên đây có một tác dụng vơ cùng quan trọng; nó lột mặt nạ bọn phản động bên
trong, tay sai của bọn phản động bên ngồi,… nó lơi ra ánh sáng dư luận một bọn
giả danh quốc gia dân tộc… mấy cuộc khám bắt vừa đây cắm một cái mốc trên
con đường thống nhất dân tộc và biểu lộ sức mạnh, uy tín của chính quyền Nhân
dân…”.
Vì vậy, ý nghĩa của sự kiện cịn như một mốc son của cách mạng nước ta,
thể hiện sức mạnh của chuyên chính cách mạng, là một trong những bài học lớn về
chỉ đạo và tổ chức đấu tranh chống phản cách mạng. Để mãi mãi ghi nhớ chiến
công chói lọi đó, căn cứ đề nghị của Lãnh đạo Tổng cục An ninh và Lãnh đạo Tổng
cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, ngày 24/5/2001, Bộ trưởng Bộ Công
an đã ký Quyết định số 457/2001/QĐ-BCA(X11) xác định ngày 12 tháng 7 năm
1946 là Ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam.


Một số cán bộ thuộc thế hệ An ninh đầu tiên, tham gia phá vụ án ở phố Ôn
Như Hầu - đập tan cuộc đảo chính phản cách mạng do Quốc dân đảng câu kết
với quân đội viễn chinh Pháp tiến hành (họp mặt tại Bảo tàng Lịch sử Quân
sự, tháng 7/1995). Ảnh sưu tầm
Nhìn lại lịch sử oanh liệt của lực lượng An ninh hơn 75 năm qua, chúng ta
càng thấu hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của mốc lịch sử trọng đại này. Lớp lớp cán bộ,
chiến sĩ lực lượng An ninh đã kế tiếp nhau, lập nên những chiến cơng vang dội có
ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đó chính là sự kế thừa, là
quá trình nối tiếp tạo thành truyền thống vẻ vang trên trận tuyến đấu tranh chống
phản cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ Nhân dân. 75 năm đã
trôi qua kể từ ngày khám phá thành cơng vụ án Ơn Như Hầu, nhưng chiến cơng
oanh liệt, đáng tự hào đó đã trở thành một mốc son chói lọi trong lịch sử của lực
lượng An ninh nhân dân Việt Nam anh hùng.
Câu 2:
Hãy nêu những chiến công tiêu biểu ở mỗi thời kỳ cách mạng của lực
lượng An ninh nhân dân trong 75 năm qua? Những danh hiệu, phần thưởng

cao quý mà Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng cho lực lượng An ninh nhân dân?
Trả lời:
Trải qua các thời kỳ chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, các thế hệ An ninh
nhân dân đã cống hiến trí tuệ, sức lực, xương máu, lập nhiều chiến cơng trên mặt
trận đấu tranh chống phản Cách mạng, góp phần làm rạng rỡ thêm những trang sử
vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, lực lượng An ninh dưới sự
lãnh đạo của Đảng, đã dựa vào dân, sát cánh cùng các lực lượng vũ trang vừa thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ đấu tranh chống phản cách mạng, vừa vũ trang chiến
đấu, góp phần cùng quân và dân cả nước đẩy lùi từng bước, đánh đổ từng bộ phận,
đập tan các âm mưu của kẻ thù để đi đến thắng lợi hoàn toàn. Lực lượng trinh sát
hoạt động ở vùng địch tạm chiếm đã xây dựng được hàng chục ngàn cơ sở bí mật,


trong đó có hàng trăm cơ sở thâm nhập sâu vào các cơ quan đầu não của địch, thu
được nhiều tin tình báo giá trị. Trinh sát vũ trang phối hợp với lực lượng cách
mạng tại chỗ, tiến hành nhiều chiến dịch phá tề, trừ gian, phá chính quyền cơ sở
của địch; hệ thống chính quyền cơ sở của địch, nhất là ở vùng nông thôn bị phá vỡ
từng mảng hoặc trở thành chính quyền “hai mang”; hàng trăm tên cầm đầu gian ác
bị tiêu diệt ngay tại trụ sở làm việc hoặc trên đường phố đã gây tiếng vang lớn,
khiến bọn tay sai hoang mang cực độ.
Tại các vùng tự do, vùng căn cứ kháng chiến, trinh sát bảo vệ chính trị triển
khai cơng tác phịng chống phản cách mạng, bảo vệ tuyệt đối an tồn các đồng chí
lãnh đạo, căn cứ địa cách mạng và các cơ quan đầu não. Trinh sát địa bàn là lực
lượng nòng cốt xây dựng, củng cố phong trào “bảo mật phòng gian”, “ngũ gia liên
bảo”, giúp dân vừa sản xuất vừa tích cực phòng gian, trừ gian và chống địch càn
quét. Các hoạt động này đã tạo lập thành công trận địa phịng chống phản cách
mạng, phát huy được sức mạnh vơ biên của nhân dân vào trận địa phòng ngừa và
đánh địch. Với sự giúp đỡ của Nhân dân, lực lượng An ninh đã khám phá hàng
trăm tổ chức, ổ nhóm gián điệp, chỉ điểm; trấn áp hàng chục nhen nhóm, tổ chức

phản động. Công tác an ninh giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng, phá vỡ thế liên
minh giữa giặc ngoại xâm với các thế lực nội phản; hỗ trợ đắc lực cho lực lượng vũ
trang đánh bại các chiến dịch quân sự của địch; từng bước tạo thế, tạo lực cho cách
mạng đi đến thắng lợi vẻ vang, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực
dân Pháp. Điểm lại các chiến công nổi bật của lực lượng An ninh trong giai đoạn
này có thể kể đến như: vụ án số 7, phố Ôn Như Hầu; đập tan âm mưu của Phịng
Nhì lơi kéo Bảy Viễn thành lập “Chiến khu quốc gia Bình Xuyên” chống lại kháng
chiến; phá tổ chức gián điệp ở Ninh Thuận do Nguyễn Cao Phan cầm đầu; khám
phá vụ nội gián Mai Văn Hạo hoạt động trong cơ quan kháng chiến tỉnh Thủ
Biên….
Bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, mặt trận đấu tranh chống
phản cách mạng càng nóng bỏng, vơ cùng khó khăn, phức tạp do kẻ địch có tiềm
lực kinh tế, quân sự lớn, âm mưu thâm độc, thủ đoạn tinh vi; chúng liên kết với các
nước chư hầu, sử dụng các nước thứ ba thành liên minh cộng đồng tình báo gián
điệp và sử dụng bọn ngụy quân, ngụy quyền vào các hoạt động phản cách mạng.
Để đánh thắng kẻ thù, lực lượng An ninh đã tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản,
điều tra, thu thập, đánh giá, dự báo tình hình; kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà
nước chủ động hoạch định, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, đối sách, biện
pháp đấu tranh phù hợp với các loại đối tượng. Đặc biệt, với vai trò nòng cốt, tiên
phong, lực lượng An ninh đã khẩn trương tổ chức lực lượng, tăng cường thực hiện
các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gián điệp, phản cách
mạng.
Ở miền Bắc, từ 1954 - 1960, lực lượng An ninh đã hiệp đồng, phối hợp các
lực lượng khác thực hiện thành công 5 mặt công tác lớn, cấp bách và chiến lược:
(1) Tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, nâng cao một bước giác ngộ chính trị
cho quần chúng nhân dân; (2) khoanh vùng đánh địch, nhằm vào địa bàn xung yếu,
địa bàn có nhiều tàn dư của ngụy quân, ngụy quyền và đảng phái phản động; (3)
phối hợp với Quân đội giải quyết nạn nổi phỉ; (4) điều tra bóc gỡ mạng lưới gián



điệp cài lại, kẹt lại; (5) tiến hành công tác cải tạo số đối tượng gây nguy hại cho an
ninh xã hội. Nhờ vậy, đã góp phần xóa sổ các tổ chức là tàn dư, phản động của chế
độ cũ hoạt động hết sức manh động, giải quyết dứt điểm hàng chục vụ nổi phỉ có
quy mơ lớn, củng cố vững chắc địa bàn các tỉnh miền núi.
Quá trình trấn áp phỉ, ta bắt và diệt hàng chục ngàn tên gián điệp biệt kích
hỗn hợp nhảy dù, địch cài lại. Từ năm 1954 - 1965, lực lượng An ninh đã đấu
tranh, khám phá hàng chục chuyên án gián điệp, đẩy đuổi căn bản số gián điệp
dưới dạng kẹt lại, bắt gần 100 tên, khai quật 7 kho vũ khí bí mật với hàng ngàn
khẩu súng, hàng chục máy vô tuyến điện.
Từ năm 1960 -1973, An ninh các cấp đã khẩn trương và cẩn trọng thẩm tra,
xác minh các loại đối tượng và tham mưu cho chính quyền các cấp đưa toàn bộ số
đối tượng gây nguy hại cho an ninh xã hội đi tập trung cải tạo hoặc cải tạo tại chỗ,
từng bước xoá bỏ cơ sở xã hội của địch. Nhờ vậy, khi Mỹ - ngụy phát động cuộc
chiến tranh gián điệp ra miền Bắc hòng thực hiên âm mưu xâm lược tồn cõi Đơng
Dương, chúng đã khơng cịn chỗ dựa để ẩn náu và hoạt động. Cũng trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ năm 1961 - 1975, quán triệt phương châm
“phòng và chống” gián điệp của Đảng, lực lượng An ninh triển khai đồng bộ các
mặt cơng tác nghiệp vụ, thực hiện hồn hảo chiến thuật “trị chơi nghiệp vụ” đánh
bại hồn tồn cuộc chiến tranh gián điệp, gián điệp biệt kích của Mỹ - ngụy đối với
miền Bắc. Đã đánh đuổi 75 toán biệt kích xâm nhập bằng đường biển vào các tỉnh
duyên hải, 135 tốn biệt kích xâm nhập qua biên giới Việt - Lào vào các vùng rừng
núi phía Bắc và Tây Bắc; bắt và diệt 103 tốn gián điệp biệt kích với 1.015 tên
xâm nhập bằng đường không, thu hàng trăm tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh.
Cùng với đấu tranh gián điệp biệt kích, ta đã đấu tranh hiệu quả hàng chục chuyên
án gián điệp do cơ quan đặc biệt Mỹ và một số quốc gia khác tổ chức. Trong đó có
những chuyên án kẻ địch đã cài người chui sâu, leo cao, móc nối với nhiều cán bộ
cấp cao của ta để thu thập tình báo và phá hoại nội bộ ta. Ngoài ra, lực lượng An
ninh đã tham mưu cho chính quyền các địa phương và các ban, ngành tổ chức
phong trào “bảo vệ cơ quan”, “bảo mật phòng gian” sâu rộng, bảo vệ tài sản xã hội
chủ nghĩa, tài sản của cơng dân và phịng chống tội phạm. Những chiến cơng trên

mặt trận đấu tranh phịng chống phản cách mạng cùng với thành tựu trên lĩnh vực
đấu tranh chống tham ơ, lãng phí, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh chống
chiến tranh tâm lý, nâng cao giác ngộ chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng của
quần chúng nhân dân đã góp phần tích cực vào nhiệm vụ xây dựng miền Bắc xã
hội chủ nghĩa, xứng đáng là hậu phương vững chắc của tiền tuyến lớn miền Nam.
Ở miền Nam, trong máu lửa của chiến tranh và sự đàn áp dã man của kẻ thù,
năm 1960, lực lượng An ninh miền Nam ra đời, từng bước trưởng thành, kiên gan
đương đầu với muôn vàn hiểm nguy, gian khổ để chiến đấu. Được An ninh miền
Bắc chi viện kịp thời về đội ngũ cán bộ cốt cán, về phương tiện hoạt động và
nghiệp vụ đánh địch, An ninh miền Nam từ Trung ương Cục đến cơ sở khơng
ngừng phát triển về lực lượng, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ căn cứ địa,
bảo vệ các đồng chí lãnh đạo và cơ quan đầu não kháng chiến; tổ chức đánh địch
ngay trong lòng địch, tiêu hao sinh lực địch và khích lệ quần chúng nhân dân đứng
lên đấu tranh đánh địch.


Quán triệt quan điểm xây dựng “căn cứ lòng dân”, các chiến sỹ An ninh đã
thực hiện 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với đồng bào, được đồng bào đùm
bọc, chở che và giúp đỡ để triển khai cơng tác phịng chống phản cách mạng. Nhờ
vậy, dù ở sau lưng địch hay vùng tranh chấp, trải qua hàng trăm trận càn quét, đánh
phá vô cùng ác liệt cùng với mật độ hoạt động dày đặc của bọn biệt kích, thám báo,
gián điệp, chỉ điểm nhưng chính quyền cơ sở vẫn không ngừng được xây dựng,
củng cố. Ở vùng địch kiểm soát, chiến sỹ An ninh là lực lượng chủ công vận động
đồng bào đứng lên phá ấp chiến lược, ấp tân sinh, phá thế kìm kẹp, đi đến phá
chính quyền cơ sở của địch, hoặc biến chính quyền của địch thành chính quyền
“đêm ta ngày địch”. Đây là mặt hoạt động có ý nghĩa quan trọng, chiến lược, là
địn đánh hiểm tấn cơng thẳng vào âm mưu, mục đích của cả 4 chiến lược chiến
tranh của Mỹ - ngụy là “giành dân, giành đất”. Nhờ dựa vào dân, nắm được đất
nên lực lượng An ninh đã tổ chức thắng lợi nhiệm vụ trấn áp phản cách mạng;
khám phá hàng ngàn vụ án gián điệp, nội gián, đánh đuổi hàng ngàn tốn thám

báo, biệt kích; đưa đi cải tạo hàng chục ngàn đối tượng là tay sai chỉ điểm; tổ chức
thành cơng hàng ngàn trận cơng đồn, tập kích lớn nhỏ, mở rộng vùng giải phóng.
Các chiến sỹ An ninh hoạt động ở vùng địch chiếm, dưới nhiều vỏ bọc khác nhau,
đã xây dựng được hàng chục ngàn cơ sở bí mật, có những cơ sở nằm trong các cơ
quan đầu não, bộ phận thiết yếu, cơ mật của địch, thu được nhiều tin tức quan
trọng. Lực lượng trinh sát vũ trang tổ chức hàng ngàn trận đánh táo bạo vào những
mục tiêu kẻ địch không thể ngờ tới, gây tiếng vang lớn. Những trận đánh táo bạo,
những cuộc diệt trừ ác ôn ngay giữa ban ngày, tại nơi công cộng diễn ra trên khắp
chiến trường miền Nam, ở thành thị cũng như vùng nơng thơn, khơng chỉ khích lệ
phong trào diệt ác phá kềm mà đã đẩy bọn ác ơn, tay sai gian ác vào tình thế lo sợ
hoặc phải sống lưu vong.
Cùng với nhiệm vụ phòng chống phản cách mạng, lực lượng An ninh miền
Nam cung cấp cho lực lượng vũ trang hàng ngàn tin tình báo về các chiến dịch
bình định, các chiến dịch càn quét, giúp lực lượng vũ trang chủ động đối phó,
chiến đấu giành thắng lợi, giảm thiểu thiệt hại, thương vong.
Trong các cuộc tổng tiến công và nổi dậy, lực lượng An ninh và cơ sở đã
chiến đấu can trường, lập được những chiến công đặc biệt xuất sắc. Hơn 300 chiến
sỹ An ninh Khu 9 anh dũng hy sinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu
Thân năm 1968; Tiểu đội An ninh vũ trang T4 ròng rã chiến đấu 2 ngày liền tại
Chợ Thiếc với lực lượng địch đông gấp trăm lần và đã hy sinh oanh liệt để bảo vệ
tuyệt đối an toàn Bộ Chỉ huy tiền phương 2;... Đó là những tấm gương ngời sáng
của lực lượng An ninh miền Nam trung dũng, kiên cường, là biểu tượng sinh động
của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Hơn 20 năm trường đấu mưu, đấu trí, đấu pháp, đấu lực với địch trên mặt trận
bí mật trong điều kiện chiến tranh ác liệt, các chiến sĩ An ninh thời kỳ chống Mỹ
cứu nước chiến đấu trên khắp các chiến trường đều tỏ rõ phẩm chất cách mạng, sẵn
sàng xả thân vì Tổ quốc, vượt qua hồn cảnh, mưu trí, quyết chiến đấu và chiến
thắng kẻ thù. Hàng ngàn đồng chí đã vĩnh viễn nằm lại trên chiến trường; hàng
ngàn đồng chí mang trong mình di chứng của chiến tranh, mất mát từ chiến tranh



và hệ lụy từ chiến tranh. Thế hệ hôm nay mãi mãi trân trọng, biết ơn sự hy sinh và
cống hiến của các thế hệ đi trước trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc.
Kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với đại thắng mùa xuân năm 1975,
đất nước ta hoàn toàn thống nhất, độc lập. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai
đoạn mới, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy đất nước đã hồ bình, thống nhất, nhưng mặt trận
an ninh lại đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới, gay go, phức tạp và nặng nề gấp
bội. Từ kinh nghiệm tiếp quản miền Bắc, để chủ động triển khai nhiệm vụ đảm bảo
an ninh quốc gia, ngay trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Bộ Công
an đã khẩn trương chỉ đạo triển khai những công tác cấp bách và chiến lược: Thu
gom hồ sơ của địch, khai thác để phục vụ công tác đánh địch lâu dài; tổ chức cho
các đối tượng an ninh trình diện, học tập cải tạo; truy quét các ổ nhóm vũ trang cịn
lẩn trốn, trấn áp các tổ chức phản động là tàn dư của ngụy quân, ngụy quyền, manh
động chống chính quyền; bóc gỡ mạng lưới gián điệp cài lại, kẹt lại của địch; tổ
chức thu gom vũ khí, vật liệu nổ; thu hồi sản phẩm văn hố phản động, đồi trụy…
Được các cơ quan, đơn vị phối hợp, được quần chúng nhân dân hết lòng ủng hộ,
giúp đỡ, nên sau gần một năm, an ninh chính trị tại 17 tỉnh, thành phố phía Nam
từng bước được ổn định.
Những năm sau ngày miền Nam giải phóng, tình hình kinh tế - xã hội, an
ninh, chính trị của đất nước cịn nhiều phức tạp. Tội phạm hình sự phát triển, bọn
phản động tiếp tục co cụm và manh động; Fulro phát triển mạnh ở các tỉnh khu V
và Nam Trung Bộ, có lực lượng vũ trang gồm hàng ngàn tay súng. Trong bối cảnh
ấy, các thế lực thù địch quốc tế cho là thời cơ lật đổ chính quyền đã đến nên chúng
ráo riết tiến hành “chiến tranh phá hoại nhiều mặt”, với phương châm “trong nổi
dậy, ngoài đánh vào”. Chúng sử dụng bọn phản động người Việt lưu vong làm
xung kích; tăng cường đưa hàng trăm tên gián điệp biệt kích cùng hàng trăm tấn vũ
khí, phương tiện chiến tranh vào trong nước, móc nối với các tổ chức phản động,
xây dựng mật cứ, mưu đồ tiến hành bạo loạn cướp chính quyền.
Để đối phó với tình hình đó, ở miền Bắc, lực lượng An ninh triển khai đồng

bộ các mặt công tác nghiệp vụ, tổ chức đấu tranh với các loại đối tượng; tham mưu
giúp Đảng, Nhà nước củng cố vững chắc an ninh chính trị; truy bắt hàng trăm tên
gián điệp do Mỹ - ngụy đánh ra Bắc trong kế hoạch hậu chiến; thẩm tra, xử lý số
đối tượng nội gián thâm nhập vào các cơ quan, đơn vị; trấn áp các tổ chức phản
động hiện hành; phong tỏa bọn gián điệp núp trong các cơ quan phi chính phủ, các
tổ chức quốc tế. Tại các tỉnh phía Nam, lực lượng An ninh đã tập trung giải quyết
vấn đề Fulro và đấu tranh, trấn áp các tổ chức nhen nhóm phản động và bọn phản
động lưu vong xâm nhập về nước hoạt động. Lực lượng An ninh đã tăng cường
hàng ngàn lượt cán bộ vào Tây Nguyên, tổ chức đấu tranh hàng chục chuyên án,
bắt hết số cầm đầu, phá tan bộ khung chính quyền của Fulro, góp phần làm tan rã
hồn tồn lực lượng vũ trang của Fulro vào năm 1988.
Từ năm 1976 - 1986, lực lượng An ninh đã khám phá trên 1.000 tổ chức và
nhen nhóm phản động, có tổ chức đã hình thành bộ khung chính quyền tại 17 tỉnh,
thành phố, lơi kéo hàng chục ngàn người tham gia.


Đồng thời với đấu tranh, trấn áp các tổ chức phản động trong nội địa, từ năm
1981 - 1986, lực lượng An ninh phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang và
An ninh các nước trong khu vực đấu tranh, bắt và diệt gọn các chuyến xâm nhập
của các tổ chức tình báo, gián điệp và tổ chức phản động lưu vong do các tên Võ
Đại Tôn, Trần Văn Thanh, Lê Quốc Tuý, Mai Văn Hạnh, Hoàng Cơ Minh cầm đầu.
Những chiến công trong giai đoạn này đã góp phần giữ vững ổn định an ninh chính
trị của đất nước trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp, góp phần cùng tồn
Đảng, tồn dân đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng, thực hiện đường lối
đổi mới thắng lợi.
Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, với sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN
ở Liên Xô và Đông Âu, các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện âm mưu chiến
lược “Diễn biến hoà bình”, tấn cơng ta tồn diện, trên mọi lĩnh vực nhằm xố bỏ
vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng
tập trung các hoạt động phá hoại tư tưởng, thâm nhập, tác động chuyển hóa nội bộ,

chuyển hóa thể chế, chính sách, tạo lập và phát triển các lực lượng, tổ chức chính
trị đối lập trong và ngồi nước; triệt để lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”,
nhất là liên quan dân tộc, tôn giáo, biên giới, biển đảo… để kích động biểu tình,
bạo loạn, khủng bố và các hoạt động chống phá cách mạng nước ta.
Lực lượng An ninh đã kịp thời nghiên cứu, đánh giá tình hình, đổi mới các
mặt cơng tác, nâng cao bản lĩnh chính trị và nghiệp vụ, chủ động phòng ngừa, đấu
tranh từng bước làm thất bại âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, góp phần
đảm bảo mơi trường an ninh, tạo điều kiện để đất nước thực hiện thắng lợi các mục
tiêu của đổi mới, hội nhập quốc tế.
Từ khi bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới đến nay, lực lượng An ninh đã tổ
chức đấu tranh hàng trăm vụ án gián điệp, phản động, với hàng ngàn đối tượng,
đẩy lùi, vơ hiệu hóa các âm mưu, hoạt động tình báo, gián điệp, tập hợp lực lượng,
hình thành tổ chức phản động, phá hoại tư tưởng, bạo loạn lật đổ ở Việt Nam của
các thế lực thù địch trong và ngoài nước; đấu tranh làm thất bại hoàn toàn các
chiến dịch chống phá nước ta của các tổ chức phản động lưu vong; đấu tranh làm
ngăn chặn có hiệu quả các loại đối tượng lợi dụng mở cửa, hợp tác quốc tế vào
nước ta hoạt động tình báo, gián điệp, phá hoại tư tưởng; đập tan hàng chục chiến
dịch gây nổ, gây bạo loạn, thành lập các tổ chức chính trị đối lập và tiến hành
khủng bố do các tổ chức phản động lưu vong thực hiện.
Trên lĩnh vực an ninh kinh tế, lực lượng An ninh đã phối hợp chặt chẽ với
các lực lượng chức năng, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động phá
hoại kinh tế, dùng kinh tế chuyển hóa chính trị; đã khám phá hàng chục vụ án điển
hình về bn lậu, tham nhũng, hồn thuế VAT, ăn cắp cước phí viễn thơng, làm và
vận chuyển tiền giả…, qua đó tham mưu giúp Nhà nước, các cơ quan ban ngành
kịp thời hoạch định chính sách cũng như đề ra các biện pháp quản lý kinh tế phù
hợp với bối cảnh mới.
Các chiến công vang dội của lực lượng An ninh trong giai đoạn từ năm 1986
đến nay có thể kể đến như: đã đập tan “Chiến dịch Đơng Xn”; vơ hiệu hóa các
chiến dịch khủng bố của tổ chức phản động “Chính phủ Việt Nam tự do”; phá vụ



án Epco – Minh Phụng; vụ án cố ý làm trái quy định Nhà nước, tham ô tài sản tại
Công ty Tamexco; vụ án buôn lậu, hối lộ của Công ty Tân Trường Sanh…
Những năm gần đây, lực lượng An ninh làm nòng cốt cùng các lực lượng
khác giải quyết thành cơng các điểm nóng, các cuộc biểu tình, bạo loạn chính trị,
góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội. Nhiều đối tượng chống đối, cơ hội
chính trị, bất mãn, câu kết với địch, nhất là số hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân
quyền, tôn giáo, dân tộc, cố tình đi ngược lại quyền lợi của đất nước đã bị đấu
tranh, nghiêm trị, góp phần bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, chủ động tấn
công mạnh mẽ, vạch mặt các âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam của các thế
lực thù địch trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao ý thức cảnh giác của các tầng
lớp nhân dân.
Thời gian tới, xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tác động, chi
phối các quá trình kinh tế - xã hội, an ninh chính trị thế giới và khu vực sẽ tiếp tục
diễn biến phức tạp. Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về cơng
tác bảo vệ ANQG trong tình hình mới, lực lượng An ninh tiếp tục phát huy truyền
thống anh hùng, nâng cao nhận thức, không ngừng đổi mới công tác, quyết tâm
thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh mới.
Tập trung tham mưu, phối hợp và trực tiếp chỉ đạo, tổ chức các biện pháp cơng tác
góp phần xây dựng, củng cố mơi trường hịa bình, đảm bảo ổn định chính trị - xã
hội để phát triển đất nước; tiếp tục tạo chuyển biến sâu sắc nhận thức của lực lượng
An ninh về tình hình và cơng tác an ninh trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập
quốc tế; tăng cường cơng tác đấu tranh phịng chống gián điệp gắn liền với công
tác bảo vệ nội bộ; đẩy mạnh công tác đấu tranh chống phản động trong và ngồi
nước; tiếp tục đổi mới, tăng cường cơng tác xây dựng lực lượng An ninh cách
mạng, tinh nhuệ, chính quy, hiện đại, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ ANQG
trong tình hình mới.
Một số chiến cơng tiêu biểu ở mỗi thời kỳ cách mạng của lực lượng An ninh
nhân dân trong 75 qua, đó là:
* Vụ án số 7, phố Ôn Như Hầu:

Vụ án diễn ra trong bối cảnh chính quyền non trẻ đang bị đẩy vào tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc”. Được quân Tưởng giúp sức, bọn “Việt quốc”, “Việt cách”
ngày càng trắng trợn chống phá chính quyền cách mạng với âm mưu cướp chính
quyền từng nơi để tiến tới đảo chính. Khi hiệp ước Hoa - Pháp ký kết, quân Tưởng
rút về nước, bọn chúng bị phân hoá, một số chạy theo Tưởng sang Trung Quốc,
một số ở lại làm tay sai cho Pháp. Bọn ở lại tiếp tục tập hợp lực lượng và lập ra
Quốc dân đảng Việt Nam do Vũ Hồng Khanh làm Đảng trưởng; Trương Tử Anh
làm uỷ viên thường vụ; Nguyễn Tường Long, Nguyễn Xuân Tùng, Phạm Khải
Hoàn làm uỷ viên Trung ương. Chúng tổ chức các lực lượng vũ trang “Thần lơi
đồn”; “Thiết huyết đồn”; “Hùm xám”;… bắt cóc, tống tiền, ám sát cán bộ, gây ra
khơng khí căng thẳng ở khắp vùng. Tại Hà Nội, Quốc dân đảng có tới 41 trụ sở
cơng khai và bí mật gồm cơ quan Trung ương, các cơ quan ngôn luận, nhà in, các
đội ám sát,…
Từ đầu tháng 4/1946, trinh sát Chính trị Sở Công an Bắc Bộ thu thập được
nguồn tin sắp có cuộc đảo chính. Tháng 5/1946, đội Trinh sát đặc biệt đã bí mật bắt


tên Tham Trân là tay sai đắc lực của Pháp. Tên Trân khẳng định cuộc đảo chính sẽ
nổ ra vào tháng 7, nhưng y không biết kế hoạch và ngày bắt đầu. Trân có nhiệm vụ
vận động cơng chức cũ ủng hộ chính quyền Quốc dân đảng do Pháp dựng lên sau
đảo chính. Đồng chí Tổng Giám đốc Nha Cơng an Trung ương trực tiếp chỉ huy
điều tra, nắm được tin tức xác thực về cuộc đảo chính của bọn Quốc dân đảng tại
Hà Nội nhưng chưa thu được chứng cứ để báo cáo Trung ương. Lúc này Bác và
Đoàn Chính phủ ta đang ở Pháp. Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng và
đồng chí Võ Nguyên Giáp yêu cầu phải thu thập bằng được chứng cứ, cương quyết
trấn áp nhưng khơng được mắc mưu khiêu khích kẻ thù. Phải ngăn chặn được cuộc
đảo chính đồng thời vẫn giữ được hồ bình, kéo dài thời gian chuẩn bị kháng chiến
và đảm bảo an tồn phái đồn Chính phủ cùng Hồ Chủ tịch đang ở Pháp.
Trong quá trình điều tra, đồng chí Nguyễn Tạo, phụ trách Ty xây dựng được
hai cơ sở có bí số là H120 và C3, đánh vào cơ quan Trung ương của Quốc dân

đảng. Tin tức trinh sát thu thập được và nguồn tin cơ sở liên tiếp báo về Nha Cơng
an tình hình hoạt động ráo riết của bọn Quốc dân đảng. Đặc biệt cơ sở C3 hoạt
động ở 132 Đuy Vi Nhô (nay là phố Bùi Thị Xuân) cung cấp nguồn tin: Chúng
đang in thông cáo, truyền đơn chuẩn bị cho cuộc đảo chính ngày 14/7. Nhưng khi
trinh sát yêu cầu cơ sở lấy truyền đơn để làm chứng cứ thì cơ sở khơng lấy được, vì
chúng canh gác và kiểm sốt rất gắt gao.

Nhà số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều)
Những tin tức về cuộc đảo chính được kịp thời báo cáo lên Trung ương và
Chính phủ. Mặc dù hết sức lo lắng cho vận mệnh quốc gia, nhưng vì khơng có một
bằng chứng nào nên Trung ương và Chính phủ vẫn chưa thể cho phép Nha Cơng
an mở cuộc trấn áp. 18 giờ ngày 11/7/1946, đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp
đến Nha Công an nghe báo cáo chi tiết về âm mưu và kế hoạch đảo chính của địch.
Đồng chí cơng nhận tin tức của Nha là xác thực và thông báo: Chỉ huy quân đội
Pháp nhiều lần xin Bộ Tổng tham mưu của ta cho quân đội Pháp được diễu binh
trên các phố lớn của Hà Nội và một số tuyến đường ngoài khu vực quy định nhân
ngày Quốc khánh nước Pháp (14/7) nhưng ta chưa đồng ý. Đồng chí nhấn mạnh,


trước khi đi Pháp, Bác dặn: Ở nhà nếu có xảy ra va chạm giữa ta và quân đội Pháp
hoặc với Quốc dân đảng, phải giải quyết hết sức thận trọng, việc lớn cần bóp nhỏ
lại, việc nhỏ khơng cho phát triển thành lớn,...
22 giờ ngày 11/7, đồng chí Giám đốc triệu tập các đồng chí Bùi Đức Minh,
Nguyễn Tạo, Lê Hữu Qua họp bàn phương án đối phó. Đồng chí Nguyễn Tạo được
giao trọng trách lấy cho được vật chứng dù chỉ một tờ thông cáo hay một tờ truyền
đơn kêu gọi đảo chính để làm bằng chứng trình Chính phủ.
24 giờ ngày 11/7, cơ sở khẩn cấp báo tin: Tại 132 Đuy Vi Nhô, chúng đã in
xong tài liệu kêu gọi lật đổ chính quyền, các loại truyền đơn và lời hiệu triệu quốc
dân, một số đã chuyển đi. Sáng 12/7, chúng sẽ phân tán tài liệu, các trụ sở khác đều
rút vào bí mật, chuẩn bị đảo chính. Chỉ cịn 5 giờ đồng hồ nữa, bọn Quốc dân đảng

sẽ rút vào bí mật, thời cơ trấn áp khơng cịn. Vận mệnh quốc gia, sự an tồn của
Bác và phái đồn Chính phủ ta đang ở Pháp tuỳ thuộc vào quyết định trấn áp hay
chờ có lệnh cấp trên mới trấn áp? Khơng cịn thời gian để những người lãnh đạo
lực lượng An ninh nghĩ về mình, họ thống nhất chịu trách nhiệm trước Đảng, trước
nhân dân và quyết định: Phải đột kích bí mật vào trụ sở 132 Đuy Vi Nhơ thu chứng
cứ để trình quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng.
04 giờ 30 phút ngày 12/7, dưới sự chỉ huy của các đồng chí Nguyễn Tạo, Lê
Hữu Qua, một tiểu đội trinh sát và một số chiến sĩ Cơng an xung phong đã bí mật,
bất ngờ đột kích vào hang ổ địch, bắt gọn gần 20 tên, thu máy in, súng, lựu đạn và
một xe Cam nhông các loại tài liệu phản cách mạng. Đặc biệt ta đã thu được một
tài liệu do Trương Tử Anh viết “Kế hoạch đả đảo chính phủ Hồ Chí Minh”. Theo
kế hoạch này thì đến sáng ngày 14/7/1946, quân đội Pháp diễu binh qua Bắc Bộ
phủ, bọn Quốc dân đảng sẽ ném lựu đạn vào đám lính da đen gây tiếng nổ và đổ
máu. Lấy cớ đó, Pháp đổ lỗi cho ta không giữ được an ninh trật tự, chống lại quân
đồng minh và quân Pháp sẽ ập ngay vào Bắc Bộ phủ bắt tồn bộ Chính phủ ta,
tun bố thành lập chính phủ Quốc dân đảng thay thế. Tại Pháp phái đồn Chính
phủ ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ bị bắt giữ.
Trước chứng cứ rõ ràng, Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng cho phép
lực lượng Công an tiến công, truy quét bọn Quốc dân đảng. Trong ngày 12/7 lực
lượng An ninh đã huy động gần 200 trinh sát, Cơng an xung phong có thêm 01
trung đội tự vệ chiến đấu phối hợp đồng loạt khám xét trụ sở chính của Quốc dân
đảng: Số 7 - Ơn Như Hầu; 42 Hale; Hàng Đẫy; Đỗ Hữu Vỵ; 80 Quán Thánh…
gồm 42 địa điểm là trụ sở công khai và bí mật của Quốc dân đảng, bắt gần 300 tên,
đập tan cuộc đảo chính phản cách mạng trước 48 giờ. Trong số những tên bị bắt có
Phan Kích Nam là Bí thư Đệ nhất khu; y cịn có chân trong Quốc hội và nhiều tên
trong cơ quan Trung ương của Quốc dân đảng. Đồng thời với cuộc khám bắt ở Hà
Nội, Trung Bộ, Nam Trung Bộ và các tỉnh cũng được lệnh khám bắt các trụ sở
Quốc dân đảng ở địa phương, đón bắt bọn Quốc dân đảng từ Hà Nội chạy về.
Ngay trong quá trình trấn áp, lực lượng An ninh đã tổ chức triển lãm về
những bằng chứng tội ác của Quốc dân đảng tại Số 7 - Ôn Như Hầu. Hàng vạn

đồng bào Hà Nội đã tới xem trong mấy ngày, thấy rõ tội ác dã man và bộ mặt giả
dối của Quốc dân đảng. Vì thế, đồng bào càng tích cực giúp đỡ, tạo ra áp lực chính
trị mạnh mẽ, làm cho quân đội Pháp khơng dám can thiệp. Cuộc triển lãm cịn là


biện pháp tuyên truyền sinh động, góp phần nâng cao giác ngộ chính trị của Nhân
dân.
* Chuyên án C30 - một chiến dịch phản gián hoàn hảo; là trang sử vẻ vang
của lực lượng ANND:
Vào giữa năm 1954, qua công tác nghiệp vụ, ta biết cơ quan tình báo Thủy
quân lục chiến Mỹ thông qua bọn lãnh đạo cốt cán thuộc Đảng Đại Việt như Đặng
Văn Sung, Phan Xuân Lãm, Cao Xuân Tuyên, Nguyễn Văn Thọ... chuẩn bị kế
hoạch tuyển một số đối tượng đưa ra nước ngoài huấn luyện để tung về miền Bắc
gây cơ sở hoạt động. Ngày 22/8/1954, chúng đưa 16 người đến Hải Phòng, xuống
tàu thủy ra Vịnh Hạ Long và sang chiến hạm 125 của Pháp. Sau một tuần trên
biển, số này đến đảo Okinawa của Nhật. Tại đây, việc khai báo lý lịch, khám sức
khỏe... do gián điệp Mỹ thực hiện và có ba người khơng đủ sức khỏe phải trở về.
Số cịn lại được đưa lên máy bay chở đến đảo Guyam của Mỹ ngồi khơi Thái
Bình Dương để huấn luyện.
Chúng chia thành ba nhóm để huấn luyện nghiệp vụ khác nhau. Nhóm 1 học
về điều tra tình báo. Nhóm 2 học biệt kích và phá hoại. Nhóm 3 học radio. Ngồi
ra, tất cả đều được học cách tự vệ, sử dụng vũ khí các loại, cách phá hoại... Sau khi
học xong chúng tổ chức thực hành tại một thị trấn hoang trên đảo... Sau 4 tháng
huấn luyện, Nguyễn Văn Minh bị nghi là thân Pháp nên chúng giữ lại; số còn lại đi
máy bay qua New Zealand về Sài Gòn vào ngày 8/2/1955. Tại đây các đối tượng
trên được tiếp tục học tập điều lệ Phong trào quốc gia cấp tiến (một tổ chức của
Đại Việt) và chủ trương phản động dưới chiêu bài: Đoàn kết tất cả các lực lượng,
quốc gia chống cộng sản, thực hiện tiểu tư sản hóa tồn dân. Ngày 15/2/1955,
Đặng Văn Sung, một tên đầu sỏ trong Đại Việt đưa Tư Cụt, một tên gián điệp Mỹ
đến huấn luyện cho số này sử dụng súng ngắn ám sát, tiểu liên khơng kêu, một số

loại mìn... và Sung hẹn sẽ chuyển số vũ khí ra Hải Phịng để các đối tượng sử dụng
sau này. Mọi việc xem như đã chu tất, trước khi tung nhóm gián điệp ra miền Bắc,
Sung đã tổ chức cho chúng tuyên thệ và nhóm này được đặt tên là “Tiền phong
Bắc tiến”.
Ngay sau khi nhóm gián điệp trên được đưa ra miền Bắc, Bộ Công an đã chỉ
đạo công an các địa phương chuẩn bị kế hoạch trinh sát nắm bắt âm mưu và hoạt
động của chúng. Ngày 21/3, trinh sát công an Hà Nội phát hiện tại nhà Phạm Văn
Lan làm nghề cắt tóc ở số 9 phố Hàng Mành, Trần Minh Châu gặp một số tên phân
công các đối tượng thành 3 tổ về hoạt động ở ba thành phố lớn là Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định. Tại Nam Định lấy tên là Đồng Văn. Hải Phòng lấy tên là Hải
An. Hà Nội do Châu trực tiếp phụ trách lấy tên là An Trạch. Mỗi tổ có điện đài và
một số vũ khí.
Sau khi sắp xếp xong, Cao Xuân Tuyên rút vào Nam. Mọi việc chỉ đạo
chung nhóm gián điệp ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định do Trần Minh Châu đảm
nhận. Cũng trong tháng 3/1955, Cơng an Hải Phịng phát hiện tại các số nhà 47
phố Ga, 27 bờ Sông Lấp và 120G ngõ Đơng An (Hải Phịng) các đối tượng cất giấu
một số điện đài, máy phát điện, vũ khí... Tại Nam Định, lực lượng an ninh của tỉnh
phát hiện một đối tượng lưu manh chuyên nghiệp được lôi kéo tham gia một tổ


chức gián điện. Số này thường tụ tập hoạt động ở nhà 101C phố Hoa Kiều, 36
Hàng Dầu.
Để chủ động nắm chắc âm mưu thâm độc của kẻ địch, Bộ Công an đã chỉ
đạo lập chuyên án đấu tranh với bí số C30. Q trình điều tra ta nắm được,
sau khi ổn định địa bàn, cả ba tổ gián điệp đều đi vào hoạt động kinh tế để vừa
tạo vỏ bọc, vừa có tiền phục vụ hoạt động của chúng như mở hiệu cắt tóc, cửa
hàng bn bán, chạy xe Taxi, đầu tư cổ phần vào nhà in... Cuối 1956 đầu 1957,
Châu đã bố trí cho tay chân 5 lần vào Nam. Mỗi chuyến đi Châu chuẩn bị tài
liệu về tin tức tình báo thu thập được, khi trở ra chúng đem hàng hoá, thuốc
men bán lấy tiền chia cho các đối tượng.

Tại Hà Nội, Trần Minh Châu tìm gặp một số đối tượng là đảng viên Đại
Việt cũ lôi kéo vào tổ chức và huấn luyện cho chúng cách thu thập tin tức mọi mặt.
Châu còn chỉ đạo đặt mua các Báo, Tạp chí như Nhân văn, Giai phẩm, Sân khấu,
tìm hiểu về nhóm Đất mới, về quản lý thị trường... rồi tập hợp chuyển vào miền
Nam...
Lúc này hầu hết các yêu cầu đăt ra với chuyên án đã được cơ quan an ninh
làm rõ. Một số người được bọn Châu lôi kéo tuyển lựa tham gia tổ chức gián điệp
này đã giác ngộ và tích cực cộng tác giúp đỡ cơ quan an ninh, trong số đó có ông
Phạm Đăng Hào. Bằng sự cộng tác và đóng góp tích cực của ơng Hào cùng với
nhiều biện pháp khác ta không chỉ nắm chắc âm mưu thủ đoạn của kẻ địch mà còn
ngăn chặn nhiều hoạt động phá hoại khác của chúng, giữ vững an ninh ở Thủ đô
cùng hai thành phố Hải Phòng, Nam Định.

Từ yêu cầu đấu tranh không cho phép tiếp tục kéo dài, Bộ Công an quyết
định phá án. Theo lệnh của Ban chuyên án, Công an các địa phương đồng loạt bắt


các đối tượng và khám xét nơi ở của chúng. Lúc 9h ngày 11/11/1958 bằng Mệnh
lệnh sự vụ số 73, Ban chuyên án đã bắt tên Trần Minh Châu ( tức Cập). Cùng
trong ngày 11 và 12/11, tất cả các đối tượng khác bị bắt giữ. Qua khám xét, chúng
ta đã thu giữ nhiều điện đài, vũ khí, tiền bạc dùng làm phương tiện hoạt động gián
điệp. Ngày 4/4/1959 vụ gián điệp Trần Minh Châu (tức Cập) đã được đưa ra xét xử
sơ thẩm và ngày 26/5/1959 vụ án được xét xử phúc thẩm.
Vụ án đã được xét xử, tuy nhiên với lực lượng an ninh, công việc không chỉ
dừng lại ở đó. Đất nước ta thời kỳ này vẫn bị chia cắt làm hai miền; việc tính tốn
lâu dài cho cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh chính trị tiếp tục được đặt ra. Cùng với
yêu cầu đó, để đảm bảo an tồn tính mạng cho những người đã cộng tác với cơ
quan an ninh, Bộ Công an và cơng an các địa phương phải tính tốn nhiều phương
án. Ơng Phạm Đăng Hào, sau đó đã được bố trí “chạy trốn” về làm công nhân nhà
máy xay Ninh Giang (Hải Dương) với tên mới là Nguyễn Mạnh Thắng.

Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, cuộc đấu tranh thầm
lặng của lực lượng An ninh càng quyết liệt hơn. Sự hy sinh thầm lặng của biết bao
chiến sĩ cách mạng và đồng bào ta vì sự nghiệp bảo vệ An ninh quốc gia trong đó
có đóng góp của những người trong chuyên án C30 và ông Phạm Đăng Hào được
ghi nhận đầy đủ, nhưng chưa thể công khai. 30 năm sau, khi cân nhắc đầy đủ các
yếu tố, trong đó đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, những điều bí mật về ơng Hào
trong vụ án Trần Minh Châu (tức Cập) đã được cơ quan An ninh Việt Nam công
bố. Bộ Công an đã đề nghị Nhà nước truy tặng ông Huân chương chiến công hạng
nhất và Huy chương bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đó là sự ghi nhận những đóng góp
của ơng và gia đình trong sự nghiệp bảo vệ An ninh Tổ quốc.
* Chiến dịch phản gián CM12:
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng hồn tồn miền Nam, cả nước
thống nhất, tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mn
vàn khó khăn. Các thế lực thù địch và bọn phản động ráo riết tiến hành “Chiến
tranh phá hoại nhiều mặt”. Điển hình là hoạt động của tổ chức gián điệp, phản
động mang tên “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam”
do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu. Đấu tranh với bọn phản động nguy
hiểm này, Bộ Công an đã xây dựng kế hoạch phản gián mang bí số CM12. Trong 4
năm (từ năm 1981 – 1984), lực lượng CAND đã chủ động tổ chức đón bắt 18
chuyến xâm nhập, bắt và tiêu diệt 183 tên địch, thu 300 tấn vũ khí, 14 tấn tiền giả,
phá vỡ 10 tổ chức phản động và xử lý hơn 1.000 đối tượng. Đồng thời phối hợp
với các cơ quan chức năng đưa bọn tội phạm ra xét xử công khai. Chiến công của
Kế hoạch CM12 đã góp phần làm thất bại âm mưu, hoạt động của các thế lực thù
địch nhằm gây mất ổn định chính trị, hịng lật đổ chế độ XHCN ở nước ta. Kế
hoạch CM12 cũng đã mở ra các hướng tấn cơng, bóc gỡ triệt phá nhiều tổ chức
phản động và các đầu mối gián điệp cài lại ở trong nước…
Cách nay gần 40 năm (9/9/1984), được sự ủng hộ, giúp đỡ của quần
chúng Nhân dân, lực lượng An ninh Việt nam đã thực hiện thắng lợi trận đánh
cuối cùng ngay trên Hịn Đá Bạc (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời),
giành thắng lợi trọn vẹn Kế hoạch phản gián CM12. Chiến dịch đã đập tan tổ

chức tình báo, gián điệp biệt kích xâm nhập do Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh
cầm đầu, bóc gỡ trên 10 tổ chức phản động trong nước, cùng âm mưu thâm


độc của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam sau những ngày
đất nước vừa mới thống nhất. Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh từng làm gián điệp
cho Pháp, Mỹ và sống lưu vong ở Pháp.

Lễ gắn biển cơng trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội
tại khu di khu di tích lịch sử quốc gia Hịn Đá Bạc
Sau ngày 30-4-1975, miền Nam hồn tồn được giải phóng, đất nước thống
nhất, với bản chất chống phá cách mạng sẵn có, Túy và Hạnh tiếp tục ở lại miền
Nam móc nối với các tổ chức phản động và các cơ sở được cài cắm theo “Kế
hoạch hậu chiến” nhằm phối hợp “trong”, “ngoài”, thực hiện âm mưu lật đổ chính
quyền cách mạng.
Tháng 7-1975, Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh sang Pháp, đứng ra thành lập tổ
chức phản động gọi là “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng
Việt Nam”, do Túy, Hạnh làm “đồng chủ tịch”. Năm 1979, tổ chức phản động của
Túy và Hạnh được chính quyền cực hữu của một quốc gia trong khu vực cho mượn
đất và tạo điều kiện hoạt động. Chúng thành lập trụ sở gọi là “Tổng hành dinh”, có
sự liên lạc chặt chẽ với bọn phản động quốc tế và các căn cứ, các lực lượng phản
động trong nước, lập hai mật cứ có tên “Tự thắng” và “Quyết tiến”, đủ sức huấn
luyện, thao diễn và làm doanh trại. Đội tàu của chúng gồm 4 chiếc, dùng để đưa
bọn gián điệp biệt kích cùng với phương tiện, vũ khí xâm nhập về nước.
Cuối năm 1980, Túy và Hạnh tung tốn gián điệp biệt kích đầu tiên gồm 23
tên xâm nhập vào nước ta bằng đường bộ, qua Campuchia vào tỉnh An Giang. Tuy
nhiên, tốn biệt kích mang mật danh “Minh Vương I” này bị ta phát hiện, truy lùng,
bắt gần hết (trong đó 1 tên đã bị tiêu diệt) và thu giữ điện đài, vũ khí cùng nhiều
phương tiện hoạt động khác. Từ thời điểm này, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã
chỉ đạo lập kế hoạch đấu tranh. Kế hoạch CM 12 ra đời.

Qua phân tích và nhận định tình hình, ta xác định có rất nhiều khả năng bọn
phản động này thay đổi hướng xâm nhập. Chúng sẽ đi bằng đường biển vào các
tỉnh phía Nam Tổ quốc. Chiều 15-5-1981, trinh sát kỹ thuật phát hiện làn sóng lạ ở
bờ biển tỉnh Minh Hải (nay là 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu). Lực lượng vũ trang tỉnh


Minh Hải được huy động cùng với lực lượng an ninh, phối hợp với lực lượng quân
đội tổ chức truy lùng biệt kích. Được sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực của quần chúng
nhân dân, lực lượng làm nhiệm vụ đã nhanh chóng bắt gọn tốn xâm nhập gồm 8
tên, diệt 1 tên, thu tồn bộ vũ khí, phương tiện hoạt động khi chúng chưa kịp liên
lạc về trung tâm. Đây là toán xâm nhập mở đầu cho một “Kế hoạch lớn” của Túy
và Hạnh cùng bọn phản động quốc tế. Một số trinh sát của ta đã thâm nhập vào các
tổ chức của địch, với các vai diễn là “đặc phái viên” và “cơ sở” của chúng trong
“quốc nội”.

Các đồng chí trong Ban chỉ đạo KHCM12 tại “Tổng hành dinh” dã
chiến, chỉ đạo triển khai kế hoạch đón bắt bọn phản động lưu vong,
năm 1983 tại huyện Trần Văn Thời, Cà Mau. Ảnh sưu tầm.
Mọi hoạt động của “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng
Việt Nam” từ đây đều đặt dưới sự điều khiển, kiểm soát của cơ quan An ninh Việt
Nam. Từ ngày 9-9-1981 đến ngày 9-9-1984, địch xâm nhập 17 chuyến bằng tàu
biển vào huyện Trần Văn Thời. Mỗi chuyến xâm nhập đều mang theo hàng chục
tấn vũ khí, thuốc nổ cực mạnh, gián điệp biệt kích và đều thực hiện đúng ý đồ,
đúng địa điểm do ta chuẩn bị trước. Trong đó Mai Văn Hạnh nhiều lần trực tiếp
xâm nhập về nước để kiểm tra “kho tàng”, “mật cứ”, gặp gỡ số gián điệp biệt kích
đã xâm nhập từ trước cùng với những tên cầm đầu các tổ chức phản động trong
nước vạch các kế hoạch đánh phá cách mạng. Sau khi câu nhử hầu hết số gián điệp
biệt kích đã được huấn luyện với vũ khí, phương tiện đưa về nước, lực lượng an
ninh Việt Nam quyết định kết thúc Kế hoạch CM 12 bằng trận đánh cuối cùng
đúng vào đêm 9-9-1984 tại Hòn Đá Bạc. Đêm 9-9-1984, với chuyến xâm nhập thứ

17 do Mai Văn Hạnh cầm đầu cùng 5 tên gián điệp biệt kích, chuyên chở 10 tấn vũ
khí từ nước ngồi về điểm tập kết tại Hịn Đá Bạc, Ban Chuyên án CM12 quyết
định kết thúc kế hoạch phản gián CM 12. Chuyên án của lực lượng An ninh Việt
Nam đã kết thúc với chiến thắng trọn vẹn, đập tan mưu đồ phá hoại của bọn phản
động; bắt gọn tên Mai Văn Hạnh, 1 trong 2 thủ lĩnh cầm đầu của tổ chức phản
động người Việt lưu vong với danh xưng là “Mặt trận thống nhất các lực lượng
yêu nước giải phóng Việt Nam”.


Thắng lợi trọn vẹn của kế hoạch phản gián CM12 có tầm vóc, ý nghĩa lịch
sử hết sức to lớn. Nó đánh dấu sự thất bại ý đồ thâm độc, xảo quyệt của địch;
khẳng định tinh thần đấu tranh quyết liệt, mưu trí, dũng cảm, sự sáng tạo và trình
độ nghiệp vụ của lực lượng CAND. Tuy nhiên, ý nghĩa đầy đủ về chiến cơng này
cịn rất lớn, bởi theo Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn - Thứ trưởng Thường trực
Bộ Cơng an, có những kết quả của chun án - do u cầu bí mật cơng tác - đến
nay chúng ta vẫn chưa công bố.
* Những phần thưởng cao quý của lực lượng An ninh:
Hơn nữa thế kỷ qua, vừa chiến đấu, vừa xây dựng, được Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện, Nhân dân
giúp đỡ, các ngành ủng hộ, các thế hệ An ninh nhân dân ngày một trưởng thành, đủ
sức đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó.
Với bề dày cống hiến và những chiến công đặc biết xuất sắc lực lượng An
ninh nhân dân đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý,
trong đó nhiều lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng (năm 1996
cho lực lượng An ninh; năm 2006 cho Tổng cục An ninh; nă, 2008 cho lực lượng
Bảo vệ chính trị; năm 2009, 2020 cho lực lượng Kỹ thuật nghiệp vụ; năm 2011 cho
Học viện An ninh nhân dân;…), được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân năm 2001.
Cùng với các phần thưởng cao quý của toàn lực lượng, đến nay có 385 tập thể
được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 252 cá nhân

được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; hàng
ngàn lượt tập thể và cá nhân được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Hn chương
Hồ Chí Minh, Hn chương Qn cơng, Hn chương Chiến công các hạng.


Q trình kế thừa, phát huy những thành tích, những chiến cơng vang
dội đó đã bồi đắp thành truyền thống vẻ vang của lực lượng An ninh trên trận
tuyến đấu tranh chống phản cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo
vệ Nhân dân. Đó là truyền thống tận trung với Đảng; Đây là phẩm chất quyết
định nhất được lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng An ninh gây dựng và
bồi đắp. Là truyền thống hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, dựa vào dân để
làm việc, vì nhân dân mà chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì cuộc sống bình yên, vì
hạnh phúc của nhân dân. Đó cũng là truyền thống đồn kết hiệp đồng giữa các
đơn vị trong và ngoài lực lượng, với các ban, ngành, đoàn thể để phát huy sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ An
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội. Là truyền thống mưu trí, sáng tạo
và quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Có được sự trưởng thành như ngày nay vì các thế hệ lãnh đạo đã đặc biệt
quan tâm thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng. Đã thực hiện
triệt để nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp và tồn diện; bố trí tổ chức theo hướng
chuyên sâu, chuyên ngành và hệ loại đối tượng. Qua mỗi giai đoạn cách mạng, mơ
hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng lực lượng chuyên ngành không
ngừng được cải tiến theo yêu cầu của công tác an ninh. Cơng tác giáo dục chính trị
tư tưởng ln được chú trọng, đã góp phần ngày càng giảm thiểu tỷ lệ sai phạm.
Hàng năm gương diển hình tiên tiến của cá nhân và tập thể ở mọi lĩnh vực công
tác, ở cơ quan Bộ cũng như địa phương được nhân rộng thành phong trào thi đua
thiết thực. Đặc biệt là việc nghiên cứu, thấm nhuần sâu sắc và làm theo 6 điều Bác
Hồ dạy Công an nhân dân đã trở thành phong trào có sức sống lâu bền nhất, thiết
thực nhất trong lực lượng An ninh nhân dân. Chính vì vậy, các thế hệ cán bộ, chiến
sĩ An ninh luôn giữ vững phẩm chất cách mạng trong sáng, tận trung với Đảng,

phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, mưu trí, sáng tạo và quyết thắng.
Câu 3:
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia và liên
hệ với thực tiễn công tác của đồng chí; cảm nhận của bản thân về hình ảnh,
gương người chiến sĩ An ninh nhân dân tiêu biểu và nhận thức của đồng chí
về mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lực lượng CAND?
Trả lời:
An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ
nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bảo vệ an ninh
quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại những hành vi
xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hố, an ninh, quốc phịng, đối
ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Bảo vệ an ninh quốc gia là nghĩa vụ thiêng liêng và là quyền cao quý của
công dân. Theo Điều 17, Luật An ninh quốc gia năm 2004, cơng dân có các quyền
và nghĩa vụ trong bảo vệ an ninh quốc gia như sau:


- Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi lợi dụng việc thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an
ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ
an ninh quốc gia.
- Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm
phạm an ninh quốc gia cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh
quốc gia nơi gần nhất.

- Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo
quy định của pháp luật.
- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các
biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an
ninh quốc gia.

Là người cán bộ Công an nhân dân, với chức trách, nhiệm vụ được giao, bản
thân sẽ không ngừng học tập, nghiên cứu văn bản liên quan đến chuyên môn để kịp
thời tham mưu Chỉ huy đội giải quyết các vấn đề đặt ra phục vụ tốt cho công tác
xây dựng phong trào tồn dân bảo vệ ANTQ, cơng tác dân vận và thực hiện các
mặt công tác khác do Chỉ huy đội phân công. Trong tuyên truyền, thực hiện tốt
phương châm “nghe dân nói, nói dân tin”, đảm bảo sau các buổi tuyên truyền,
người dân nắm, hiểu được cơ bản nội dung, mục đích tuyên truyền. Tăng cường


nắm tình hình, chủ động tiếp xúc, trao đổi, lắng nghe tâm tư của người dân trên địa
bàn phụ trách và nơi cư trú liên quan đến công tác đảm bảo ANTT và xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Tích cực tham gia viết bài, tin phản ánh tình
hình an ninh trật tự, kết quả xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa
bàn tỉnh, gương người tốt việc tốt trong phát hiện, tố giác, vây bắt tội phạm,… trên
các trang báo điện tử, báo giấy và mạng xã hội; góp phần đưa nội dung tuyên
truyền được sâu rộng trong Nhân dân.
* Người chiến sĩ ANND tiêu biểu:
Mưu trí và dũng cảm, kiên cường và kiên định, quyết đoán và linh hoạt, dám
nghĩ và dám làm - Đó là những phẩm chất về tấm gương tiêu biểu của người chiến
sĩ An ninh nhân dân trong cuộc chiến đấu thầm lặng để bảo vệ an ninh quốc gia,
giữ gìn bình n cuộc sống mà tơi khâm phục nhất - Ơng chính là Trung tướng Sơn
Cang, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Trà
Vinh, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II - Bộ Công an.


Trung tướng Sơn Cang
Vào năm 1948, tại ấp Cây Xoài, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh - một xã vùng sâu của huyện ven biển Duyên Hải, đồn bót của Ngụy quyền
khá nhiều và kẻ địch thì thường xun có những hành động dã man đàn áp phong
trào cách mạng và tìm diệt cán bộ cách mạng của Đảng ta, ông Sơn Cang ra đời
trong một gia đình bần nơng, là “một điểm” mà kẻ địch ln dịm ngó, cha của ơng
là một cán bộ Công an địa phương từ thời kháng chiến chống Pháp.
Năm 1962, mới 14 tuổi, đang học lớp 5 trường làng nhưng ông đã lặng lẽ
tham gia vào các hoạt động bí mật, nhờ sự nhanh trí, lẹ làng và gan lì Ơng đã làm
tốt mọi chuyện mà các anh, các chú cán bộ cách mạng giao và Ông được kết nạp
vào đội Thiếu niên tiền phong, được phân cơng làm Đội trưởng đội du kích mật;
Tháng 7/1964, Ông được rút lên làm Giao liên của Công an huyện; tháng 9/1968,
Ông được điều về làm Chiến sỹ cảnh vệ, bảo vệ Trại giam của Ban An ninh tỉnh
Trà Vinh; tháng 5/1971, Ông được giao nhiệm vụ Trung đội trưởng trung đội An
ninh, đến tháng 3/1975, được bổ nhiệm Phó Tiểu ban Bảo vệ chính trị, phụ trách
cơng tác chấp pháp của Ban An ninh tỉnh Trà Vinh; tháng 02/1979, Ơng được giao
nhiệm vụ Phó phịng Bảo vệ chính trị Công an tỉnh Cửu Long (cũ) và được phân
công Tổ phó tổ chun gia Cơng an thuộc Đồn chun gia Việt Nam giúp ban ở


tỉnh Kom-pong-speu, Cam-pu-chia; tháng 11/1983, hoàn thành nhiệm vụ quốc tế,
Ơng được điều động về làm Trưởng Cơng an huyện Trà Cú, Cơng an tỉnh Cửu
Long (cũ); năm 1986, Ơng là Tỉnh ủy viên dự khuyết, Tỉnh ủy phân công Ông về
làm Bí thư chi bộ xã Phước Hưng, huyện Trà Cú, tỉnh Cửu Long (cũ); tháng
3/1988, với cấp hàm Trung tá, Ơng được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Công an
tỉnh Cửu Long (cũ). Tháng 9/1992, sau khi Trà Vinh tái lập, Ơng được bổ nhiệm
làm Giám đốc Cơng an tỉnh Trà Vinh; Đặc biệt, tháng 8/2003, Ông đươc phong
thăng cấp hàm Thiếu tướng, vị tướng đầu tiên của Cơng an tỉnh Trà Vinh; tháng
8/2005, Ơng được rút lên làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh nhân dân II
(nay là Tổng cục An ninh), Bộ Công an và trực tiếp chỉ đạo công tác An ninh Tây

Nam bộ. Tháng 4/2007, Ông được phong thăng cấp hàm Trung tướng. Tháng
01/2012, Ông về nghỉ hưu ở Phường 2, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh cho đến
nay.
Trong suốt quá trình cơng tác, với phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ cách
mạng: tâm huyết, thông minh, tinh thần gan dạ và quả cảm dù cịn gặp những tình
huống khó khăn, hiểm nguy nhất và cũng rất nhiều lần vượt qua cái chết trong
gang tấc nhưng ông đã chiến đấu thầm lặng để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn
bình yên cuộc sống, tiêu biểu như những tình huống như sau:
Tháng 4/1969, Ông bị bệnh sốt rét, được thủ trưởng cho phép về nhà điều trị
và nghỉ dưỡng, trên đường đi, hai lần Ông lọt vào hai trận bom pháo kích bất
thường của địch, bị sức ép của bom pháo làm bất tỉnh. Khi tỉnh lại, dù sức khỏe
suy kiệt, nhưng khi phát hiện sáu anh du kích xã Ngũ Lạc tập trung chống bọn địch
càn vào phía trước mà khơng biết một tốn địch khác đang bí mật bao vây phía sau
hình thành thế gọng kiềm nhằm bắt sống các anh du kích. Trong tay chỉ có khẩu
súng ngắn, Ông lập tức trườn nhanh tới nấp sau một gốc cây trước mũi bao vây của
địch và bắn thẳng vào đội hình của chúng nhằm chặn bước tiến của chúng và báo
động cho các anh du kích. Gần 30 phút chiến đấu, địch tập trung bắn nát thân cây
Ông nấp; sau khi sát thương ba tên địch và súng hết đạn, Ơng đã khéo léo lợi dụng
địa hình để rút lui an tồn cùng 06 anh du kích.
Một tình huống khác, đó là vào chiều ngày 03/4/1972, hơm đó địch huy
động 3 tàu chiến từ vàm Cái Nước chạy vô sông Bến Giá (Duyên Hải) và 2 phi cơ
hộ tống tấn cơng trại giam. Lúc đó, Trại giữ gần 200 phạm nhân, trong đó có 2 lính
Mỹ. Đồng chí Nguyễn Văn Tiết - Trưởng Ban An ninh tỉnh cũng vừa đến làm việc
với trại. Máy bay địch rà sát ngọn cây, Ơng lập tức nhảy ra khỏi cơng sự, bắn thẳng
về phía máy bay để thu hút địch, đồng thời lao xuống cơng sự nơi 2 đồng chí bị
thương để băng bó vết thương cho đồng đội, rồi lại tiếp tục bắn máy bay địch”.
Tiếng súng của Ông đã hút địch ra khỏi trận địa. Suốt 4 giờ liền, địch tập trung nã
đạn, pháo về phía ơng mà khơng phát hiện các nhà giam gần đó. Nhờ thế, ơng đã
đã góp phần hạn chế tối đa thiệt hại, bảo vệ an toàn trại giam.
Từ tháng 02/1979 đến tháng 10/1983, thực hiện nhiệm vụ Tổ phó Tổ chun

gia Cơng an thuộc Đoàn chuyên gia Việt Nam sang làm nghĩa vụ quốc tế giúp
Cơng an tỉnh Kom-pong-sa-pư, Cam-pu-chia, Ơng tỏ rõ là một sỹ quan Công an
Việt Nam phản gián dạn dày kinh nghiệm, bản lĩnh và tiếp tục lập nên nhiều chiến


cơng vang dội. Ơng vừa hồn thành xuất sắc vai trị cố vấn, vừa trực tiếp cùng Ban
Giám đốc Cơng an tỉnh Kom-pong-sa-pư tuyển chọn cán bộ, chiến sỹ, xây dựng
hồn chỉnh hệ thống tổ chức, bộ máy Cơng an từ tỉnh đến huyện, thị; đồng thời
hướng dẫn một số biện pháp nghiệp vụ cơ bản cho lực lượng Công an tỉnh Kompong-sa-pư... Đặc biệt, đấu tranh chống “chính quyền hai mặt” ở Kom-pong-sa-pư,
Ơng đã góp phần mang tính chất quyết định trong việc xây dựng nội bộ Đảng,
chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang trong sạch, vững mạnh từ tỉnh đến xã,
phường ở Kom-pong-sa-pư.
Tháng 9/2000, tại cống đập Chà Và thuộc xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang,
tỉnh Trà Vinh, hàng trăm bà con sở tại và các địa phương lân cận vì bức xúc trước
thực trạng thiếu nước sản xuất do việc đắp đập Chà Và trong dự án Nam Mang
Thít, đã tụ tập đào phá cống đập gây thiệt hại tài sản Nhà nước, Ơng đã nhanh
chóng có mặt tại hiện trường chỉ huy cán bộ, chiến sỹ Cơng an tỉnh, huyện ngăn
chặn hành vi q khích này và bị quần chúng bao vây trong trụ sở bảo vệ cống đập.
Rất nhiều đối tượng quá khích đã gọi tên và xúc phạm danh dự, nhân phẩm Ông,
vừa ném đất, đá làm bể tồn bộ cửa kính trụ sở bảo vệ. Lực lượng Công an đã triển
khai đội hình sẵn sàng bắt giữ các đối tượng, nhiều cán bộ trong và ngồi ngành
Cơng an có mặt đã liên tiếp đề nghị Ông ra lệnh hành động. Đứng trước tình huống
đầy khó khăn đó, với sự bình tĩnh và sáng suốt, Ơng biết lực lượng Cơng an hiện
có đủ sức trấn áp đám đông, bắt giữ các đối tượng, nhưng Ơng xét thấy đây là biện
pháp khơng hiệu quả, sẽ dẫn đến xung đột và không tránh khỏi thương vong cho
người dân và cả cán bộ, chiến sỹ; sẽ tạo cớ cho bọn xấu lợi dụng xuyên tạc chủ
trương, chính sách của Đảng, kích động quần chúng bạo động, gây ra hậu quả khó
lường. Do vậy, Ơng ra lệnh cho tồn lực lượng khơng được hành động, đồng thời
điện báo cáo xin ý kiến lãnh đạo Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; mặt khác, phối
hợp lực lượng Quân sự, Biên phòng cùng các ngành cử cán bộ ngụy trang trà trộn

vào đám đông để tiếp cận, nắm rõ số đối tượng cầm đầu, quá khích, để kịp thời
hành động ngăn chặn khi cần thiết. Sau đó, Ơng đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh
có biện pháp giải quyết phù hợp tâm tư, nguyện vọng của bà con; đồng thời chỉ
đạo lực lượng lập hồ sơ xử lý phù hợp số đối tượng q khích, được bà con đồng
tình ủng hộ.
Với các tình huống tiêu biểu trên, chúng ta thấy được những phẩm chất cao
cả của Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Sơn Cang, dù ở cương
vị và hồn cảnh nào Ơng cũng ln khéo léo vận động quần chúng; bình tĩnh, mưu
trí và quả cảm trong chiến đấu để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bình yên cuộc
sống cho nhân dân. Hình ảnh của Ông đã trở nên quen thuộc và gần gũi với bất kỳ
một người dân nào trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Ơng ln thể hiện cho mọi người
dân thấy được Công an nhân dân là những người giữ bình yên cuộc sống, người
thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi; lấy niềm vui, hạnh phúc của nhân
dân làm niềm vui, lẽ sống của đời mình. Khơng chỉ vậy, trải qua quá trình rèn
luyện và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, hình ảnh của Ơng trong lịng
quần chúng cịn là hình ảnh đại diện cho một lực lượng chính quy, tinh nhuệ, có
tinh thần trách nhiệm cao trong sự nghiệp chiến đấu, hy sinh vì nhân dân, vì Tổ
quốc. Trong các cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, Ông đã ghi


sâu vào tâm thức của nhân dân về hình ảnh người chiến sĩ anh dũng, kiên cường
sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ Tổ quốc - Ông là tấm gương cán bộ An ninh
tiêu biểu mà nhiều cán bộ chiến sỹ trong lực lượng khâm phục, trong đó bản thân
tôi đã học được nhiều phẩm chất tốt đẹp của Ơng.

Trung tướng Sơn Cang (bìa phải) cùng Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh
trong một chuyến công tác tại ĐBSCL.
Để học tập và làm theo tấm gương của Ơng, bản thân tơi ln soi rọi lại
mình trong mọi hành động và cuộc sống, luôn đề cao tinh thần cảnh giác đồng thời
chủ động phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, giáo dục, giúp đỡ, cảm hóa

người vi phạm pháp luật, tái hòa nhập cộng đồng; tăng cường cơng tác đấu tranh
phịng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; tham gia tích cực và hiệu quả phong trào
tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, hướng dẫn những người xung
quanh đề cao tinh thần cảnh giác, tích cực phịng chống các âm mưu và hành động
chống phá của kẻ thù, góp phần khơng nhỏ trong việc xây dựng, củng cố thế trận
lòng dân, thế trận an ninh nhân dân và không ngừng rèn luyện phấn đấu để xứng
đáng là người cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân Việt Nam.
* Nhận thức của bản thân về mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với
lực lượng CAND:
Trong tác phẩm “Tư cách người Công an cách mệnh” gửi cho đồng chí
Hồng Mai, giám đốc Cơng an khu XII, vào ngày 11/3/1948, chủ tịch Hồ Chí Minh
viết: “Cơng an của ta là Cơng an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân
dân mà làm việc”. Qua câu nói này cho thấy Người đã khẳng định nguồn gốc của
Công an Việt Nam là từ Nhân dân mà ra và xác lập mối quan hệ máu thịt giữa
Công an và Nhân dân. Đây là tên mà chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho lực lượng
Cơng an Việt Nam và cũng là lời nhắc nhở của Người đối với tồn lực lượng Cơng


an nhân dân về việc phải ln giữ gìn bản chất giai cấp, tính nhân dân, tính dân
tộc. Vì từ Nhân dân mà ra, nên Công an Việt Nam phải “vì Nhân dân mà phục vụ”.
Đây là một yêu cầu của Hồ Chí Minh đối với lực lượng Cơng an nhân dân phải
thực hiện cho thật tốt, là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự;
mục tiêu cuối cùng của sự nghiệp cách mạng của dân tộc; khẳng định bản chất ưu
việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tức làm công an không phải làm “quan cách
mạng”; mà là để giữ trật tự, an ninh cho Nhân dân, xem xét tìm tịi âm mưu phản
động làm hại Nhân dân. Do đó, Cơng an nhân dân phải khơng ngừng cố gắng, hồn
thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, giữ vững an ninh, trật tự đấu tranh đập tan mọi âm
mưu, hoạt động của các loại tội phạm đảm bảo sự ổn định cho xã hội để Nhân dân
an cư, lạc nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã

hội chủ nghĩa, công tác công an phải thấm nhuần sâu sắc và thực hiện nhất quán
quan điểm quần chúng của Đảng theo phương châm “lấy dân làm gốc”, phải “dựa
vào dân mà làm việc”. Dù kẻ địch có âm mưu thâm độc đến đâu, nhưng nếu chúng
ta giữ được lòng dân, dựa vào dân, phát huy sức mạnh của nhân dân, thì địch “ba
đầu, sáu tay” cũng bị thất bại.
Đối với vai trò của quần chúng trong xã hội và lịch sử nói chung, trong sự
nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự nói riêng, Lê-nin khẳng định: “Khơng có sự đồng
tình và ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiền phong của mình,
tức là đối với giai cấp vơ sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được...”.
Như vậy, quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử, cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng nhân dân; sự thành bại của cách mạng không nằm ở lực lượng,
phương tiện, trang bị, vũ khí... mà được quyết định bởi sức mạnh của quần chúng
nhân dân. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
cũng gắn liền với lịch sử nhận thức về vai trò của quần chúng nhân dân, vận động
quần chúng nhân dân tạo nên sức mạnh to lớn chống lại cường quyền, áp bức của
các thế lực xâm lược ngoại bang, bảo vệ bờ cõi lãnh thổ và trị quốc, an dân, củng
cố sức dân, tiềm lực, sức mạnh của đất nước.
Nhân dân là chủ thể của đất nước, chủ nhân của mọi quyền lực, Nhân dân làm
chủ, Nhân dân là chủ, cho nên trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh, Nhân dân
cũng giữ vai trò chủ thể. Nhân dân vừa có quyền được biết và tham gia sự nghiệp
giữ gìn trật tự, an ninh. Bằng sức mạnh vơ địch của mình và quyền lực có trong
tay, Nhân dân là người trực tiếp quyết định vận mệnh, tính mạng, tài sản của mình,
tham gia vào sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Mặc khác giữ gìn trật tự, an ninh
liên quan trực tiếp đến lợi ích của mỗi người dân, có giữ gìn trật tự, an ninh thật tốt
thì Nhân dân mới an cư, lạc nghiệp, bởi bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của
dân, do dân, vì dân, tất cả lợi ích đều thuộc về nơi dân, mọi quyền bính của Nhà
nước đều thuộc về dân. Song song với việc thực hiện quyền lực, Nhân dân cũng
phải có nghĩa vụ, có trách nhiệm và có hành động thể hiện rõ vai trò là chủ và làm
chủ qua việc tham gia vào sự nghiệp giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương.
Sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của

cơng an, qn đội, dân qn tự vệ… và trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân. Tuy
nhiên, trong tất cả lực lượng tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, đủ sức mạnh, thì chỉ


có lực lượng duy nhất có vai trị quyết định đến sự thành công hay thất bại của sự
nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh đó là Nhân dân. Trong đó, trước hết là xuất phát từ
số lượng đơng đảo, to lớn của Nhân dân. Bởi Cơng an dù có vài ba nghìn hay năm
bảy vạn đi nữa thì lực lượng ấy vẫn cịn ít lắm bên cạnh lực lượng Nhân dân. Năm
vạn người thì chỉ có năm vạn cặp mắt, năm vạn đôi bàn tay. Trong khi lực lượng
Nhân dân ở khắp mọi nơi, địch không giấu được Nhân dân, cái gì Nhân dân cũng
có thể nghe, có thể biết, có thể thấy; khơng âm mưu, thủ đoạn, hoạt động nào của
địch có thể thốt được sự giám sát của Nhân dân. Nghĩa là trong sự nghiệp giữ gìn
trật tự, an ninh mọi sức mạnh mà chúng ta có được đều xuất phát từ nơi dân, có
nguồn gốc từ nơi dân. Đối với lực lượng Công an nhân dân, ngay từ năm 1948, Hồ
Chí Minh đã có lời căn dặn, công an phải chú trọng tuyên truyền để cán bộ, chiến
sĩ luôn hiểu rõ: Công an của ta là Công an nhân dân. Sức mạnh to lớn của công an
có được là nhờ Nhân dân, những chiến cơng hiển hách của lực lượng Công an nhân
dân giành được là do sự đồng tình, ủng hộ, giúp sức của Nhân dân. Vì lẽ đó, theo
Hồ Chí Minh, Nhân dân là cội nguồn sản sinh ra mọi sức mạnh của các lực lượng
khác trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh.
Sự cần thiết phải dựa vào Nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tư, an ninh
có mối quan hệ biện chứng. Một mặt, công an, quân đội muốn giữ gìn trật tự, an
ninh thì phải dựa vào Nhân dân; mặt khác, Nhân dân phải hết sức giúp đỡ công an,
quân đội hoàn thành tốt nhiệm vụ. Dựa vào Nhân dân là dựa vào tài năng của Nhân
dân, sức sáng tạo vĩ đại của Nhân dân để giữ gìn trật tự, an ninh. Đồng thời người
cán bộ, chiến sĩ làm cơng tác giữ gìn trật tự, an ninh phải dựa vào nhân dân để rèn
luyện, dựa vào nhân dân mà chiến đấu, học hỏi nhân dân. Phát huy tài năng và trí
tuệ của nhân dân, trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh.

Công an nhân dân giúp dân thu hoạch lúa

Trên cơ sở vai trị, vị trí của Nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn an ninh, trật tự
như vừa nêu trên. Để các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phong trào Toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc, trước tiên mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an phải nhận thức
đúng về vai trò của Nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Qua đó, xây dựng nội


dung công tác dân vận hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế. Theo đó,
từng cán bộ, chiến sĩ phải thường xuyên giữ mối quan hệ mật thiết với Nhân dân,
kịp thời nắm, giải quyết những tâm tư, nguyện vọng của chính đáng của Nhân dân;
đặc biệt phải làm để dân tin, dân phục, dân yêu. Tăng cường đổi mới nội dung,
hình thức, phương pháp tuyên truyền cho mỗi người dân hiểu rõ về quyền và nghĩa
vụ tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cũng như vận động Nhân dân tham gia bảo vệ
an ninh, trật tự. Trong đó, chú trọng xây dựng, phát triển và năng cao chất lượng
các hình thức tự quản, tự phịng, tự bảo vệ, tự hịa giải từ gia đình đến cộng đồng
dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường; coi trọng phát huy vai trị
của người có uy tín trong các vùng dân tộc và các chức sắc tơn giáo có uy tín để
vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự. Tham mưu cho cấp ủy, chính
quyền kịp thời khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong
phong trào tồn dân bảo vệ an ninh tổ quốc nói chung và trong phát hiện, tố giác,
vây bắt tội phạm nói riêng; nhằm khuyến khích, động viên tồn dân tích cực tham
gia vào công tác này./.


×