Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Tìm hiểu 80 năm ngày truyền thống của ngành tổ chức xây dựng Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.09 KB, 72 trang )

80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng Đảng

Nguyn Vn Dng

lời mở đầu
Mùa xuân năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam đợc thành lập đánh dấu
một bớc ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Trải qua 80 năm
chiến đấu và trởng thành Đảng Cộng sản Việt Nam đà lÃnh đạo nhân dân gơng cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xà hội vợt qua muôn vàn khó
khăn thử thách làm nên những chiến thắng vĩ đại. Thắng lợi của Cuộc Cách
mạng Tháng Tám năm 1945, nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời đà xoá bỏ
chế độ thực dân nửa phong kiến mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xà hội. Thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt giải phóng dân
tộc bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng
dân chủ nhân dân, thống nhất Tổ quốc, đa cả nớc đi lên chủ nghĩa xà hội, góp
phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xà hội...
Trong suốt 80 năm qua, Đảng ta luôn chú trọng công tác tổ chức xây
dựng Đảng, đây là bộ phận hợp thành có tính chất quyết định thắng lợi toàn bộ
sự nghiệp cách mạng của Đảng của dân tộc. Công tác tổ chức xây dựng Đảng
đà góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần
xây dựng Đảng thực sự là một chính đảng cách mạng, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, hết lòng, hết sực phục vụ nhân dân. Hệ thống tổ chức trong Đảng
không ngừng đợc củng cố và đổi mới, đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức
của Đảng có đức có tài thờng xuyên đợc giáo dục và trởng thành phát triển
không ngừng về số lợng và chất lợng, phấn đấu vì mục tiêu lý tởng của Đảng.
Năm 2010 là năm có nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc, là năm diễn ra
Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Cùng chung
dòng chảy hào hùng của đất nớc, Đảng bộ Công an Trung ơng tổ chức cuộc
thi Tìm hiểu 80 năm ngày truyền thống của ngành tổ chức xây dựng Đảng
Đây là dịp cho mỗi cán bộ đảng viên đợc ôn lại truyền thống về ngành xây
dựng Đảng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Qua cuộc thi này mỗi cán bộ


chiến sĩ Bộ T lệnh Cảnh sát cơ động càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình
nguyện đi theo Đảng, góp phận xây dựng Đảng ngày càng trong sạch vững
mạnh.

1


80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng

Nguyễn Văn Dưỡng

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TÌM HIỂU 80 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG
NGÀNH TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG
Câu 1: Hãy nêu những mốc lịch sử quan trọng trong đánh dấu sự
trưởng thành và phát triển của ngành tổ chức xây dựng Đảng từ ngày thành
lập Đảng Cộng Sản Việt Nam cho đến nay?
Câu 2: Những bài học kinh nghiệm chủ yếu về công tác tổ chức xây
dựng Đảng trong 80 năm qua của Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Câu 3: Theo đồng chí, để xây dựng đội ngũ cán bộ có đức, có tài đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh,
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, công tác cán bộ cần
được đổi mới như thế nào? (bài viết không quá 1 500 từ).
Câu 4: Hãy viết về một tấm gương tiêu biểu nhất trong đội ngũ cán bộ
đã hoặc đang làm công tác tổ chức xây dựng Đảng mà đồng chí biết? (bài viết
khơng q 1 000 từ).
Câu 5: Hiện nay người cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng cần
có những tiêu chuẩn, phẩm chất gì?


2


80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng

Nguyễn Văn Dưỡng

Câu 1: Những mớc lịc sử quan trọng đánh dấu sự trưởng thành và
phát triển của Ngành Tổ chức xây dựng Đảng từ ngày thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam đến nay.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930) đánh dấu một bước ngoặt
quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, mở đầu truyền thống vẻ vang
của Đảng, đồng thời cũng mở đầu cho sự hình thành và phát triển công tác tổ
chức của Đảng ta.
Từ ngày thành lập đến nay, tuy có lúc phạm sai lầm, khuyết điểm ở
mặt này, mặt khác, nhưng nhìn chung, Đảng ta đã quán triệt và thực hiện một
cách đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân, phù hợp với thực tiễn
Việt Nam ; coi trọng xây dựng Đảng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ
chức, trong đó xây dựng Đảng về chính trị đúng đắn là yếu tố có ý nghĩa
quyết định ; xây dựng Đảng về tổ chức thực sự vững mạnh, bảo đảm vai trò
lãnh đạo, thực hiện thành cơng đường lối chính trị của Đảng, đưa cách mạng
nước ta vượt qua mn vàn khó khăn, thử thách, không ngừng tiến lên giành
nhiều thắng lợi vẻ vang.
1 - Công tác tổ chức trong thời kỳ Đảng lãnh đạo nhân dân xây dựng
lực lượng cách mạng và đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945)
Ngày 3/2/1930 tại hương Cảng – Trung Quốc, dưới sự chủ trì của
đồng chí Nguyễn Ái Quốc, những đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng,
An Nam Cộng sản Đảng đã họp, thống nhất 3 tổ chức cách mạng Việt Nam
thành một Đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam ( Đông Dương Cộng

sản Liên đồn khơng kịp cử đại biểu họp, Ban Chấp hành Trung ương lâm
thời của Đảng ra Nghị quyết để Đơng Dương Cộng sản Liên đồn gia nhập
Đảng Cộng sản Việt Nam ). Hội nghị ngày 3/2/1930 đã thông qua Chính
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi cyar đồng

3


80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng

Nguyễn Văn Dưỡng

chí Nguyễn Ái Quốc gửi cơng, nơng, binh, thanh niên, học sinh, và toàn thể
quần chúng bị áp bức. Chính cương vắn tắt vạch rõ cách mạng Việt Nam là “
tư sản dân quyền cách mạng”. Sách lược vắn tắt chỉ rõ Đảng là “ đội tiên
phong của giai cấp công nhân”.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất họp từ
ngày 14/10/1930 đến cuối tháng 10/1930 tại Hương Cảng - Trung Quốc,
Trung ương đã cử ra các Bộ như: Bộ tuyên truyền, Bộ Công nhân vận động,
Bộ Tổ chức kiêm Giao thông (tiền thân của Ban Tổ chức Trung ương Đảng)
… Việc hình thành Bộ Tổ chức kiêm Giao thông đánh dấu sự chuyển biến
mới trong cơng tác tổ chức của Đảng. Do đó, ngày 14/10/1930 được xem là
ngày thành lập Bộ Tổ. Tại Đại hội khóa IX, được sự đồng ý của Ban Bí thư
ngày 14/10 hàng năm được lấy làm ngày truyền thống của Ngành tổ chức
xây dựng Đảng.
Đại hội I
+ Đại hội đại biểu lần thức nhất tại Ma Cao – Trung Quốc diễn ra từ
ngày 27 đến ngày 31/3/1935, có 13 đoàn đại biểu thay mặt cho các tổ chức
đảng ở trong nước và hoạt động ở nước ngoài tham dự.
Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng Sản Đông Dương diễn ra

khi lực lượng cộng sản trong nước gần như hòan tòan bị triệt tiêu sau đợt
khủng bố trắng của Pháp sau Xô viết Nghệ Tĩnh nay đã dần dần phục hồi trở
lại. Ban chấp hành trung ương Đảng chỉ thị triệu tập đại hội Đảng.
- Đại hội đánh giá cao những thắng lợi của Đảng trong việc khôi phục
hệ thống tổ chức Đảng.
- Đại hội thừa nhận:
1. Luận cương chính trị tháng 10/1930.
2. Chương trình hoạt động Tháng 6/1932.

4


80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng

Nguyễn Văn Dưỡng

3. Kiểm điểm phong trào cách mạng, tổ chức lánh đạo cách mạng
(1932-1935).
* Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ cụ thể:
1. Xây dựng và phát triển Đảng.
 Phát triển cơ sở Đảng tại các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ, tại
các thành thị...
 Kết nạp thêm đảng viên ưu tú trong hàng ngũ giai cấp công nhân
 Đẩy mạnh việc phê và tự phê trong Đảng
2. Thâu phục quảng đại quần chúng.
 Phát triển hội phụ nữ, các dân tộc thiểu số...
 Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất
3. Đẩy mạnh chống chiến tranh đế quốc.
Đại hội cũng đã thơng qua Nghị quyết Chính trị, Điều lệ Đảng và:
- Các nghị quyết về vận động công nhân, nơng dân, binh lính, thanh

niên, phụ nữ.
- Các nghị quyết về công tác trong các dân tộc thiểu số.
- Các nghị quyết về đội tự vệ đỏ và đội cứu tế đỏ
Bầu Ban chấp hành Trung ương mới gồm 13 người. Nguyễn Ái Quốc
được cử làm đại diện của Đảng Cộng Sản Đông Dương tại Quốc tế thứ 3, Lê
Hồng Phong là Tổng Bí thư.
* Ý nghĩa:
 Đại hội đánh dấu sự khôi phục và phát triển của tổ chức Đảng
 Là sự chuẩn bị cho thắng lợi của các phong trào tiếp theo
Đại hội đại biểu lần I của Đảng được xem như là mốc đánh dấu bước
phát triển quan trọng của Đảng, Đảng đã phục hồi được hệ thống tổ chức từ
Trung ương đến địa phương, các Xứ ủy Bắc kì, Trung kì và Nam kì được lập
lại, các tổ chức quần chúng của Đảng cũng dần được khôi phục và phát triển.

5


80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng

Nguyễn Văn Dưỡng

Đại hội chính là mốc đánh dấu sự sống cịn của Đảng Cộng Sản Việt Nam vì
trước đó tất cả các tổ chức, đảng phái khác như Việt Nam Quang phuc hội,
Việt Nam quốc dân đảng,… sau khi bị thực dân Pháp đàn áp đều khơng cịn
hoạt động hoặc hoạt động rất hạn chế, cơ sở trong nước bị khủng bố hòan
tòan, chỉ còn các cơ sở hoạt động ở hải ngoại.
Vì vậy, trong những năm đầu, nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng
là thông qua công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia các phong
trào đấu tranh với các hình thức và khẩu hiệu khác nhau để lựa chọn những
người ưu tú kết nạp vào đảng, xây dựng, củng cố các tổ chức của Đảng. Sau

cao trào Xô-viết Nghệ - Tĩnh, công tác tổ chức tập trung vào bảo tồn lực
lượng cách mạng, bảo vệ Đảng, khôi phục hệ thống tổ chức, tiếp tục phát
triển đảng viên và các đoàn thể quần chúng, đấu tranh chống khủng bố của
địch. Bước đầu đã có những thành cơng nhất định, góp phần vào thành tích
chung của tồn Đảng tồn dân.
Giai đoạn 1936 - 1939, cơng tác tổ chức xây dựng Đảng tích cực phát
triển đảng viên, đưa đảng viên vào xí nghiệp, hầm mỏ, về khu phố, làng mạc,
để vận động, tổ chức quần chúng đấu tranh. Tuyên truyền vận động quần
chúng nhân dân ủng hộ Đảng, ủng hộ cách mạng
Giai đoạn 1940 - 1945, Đảng trực tiếp lãnh đạo chuẩn bị khởi nghĩa và
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Tháng 9-1940 Nhật chiếm Đơng Dương
; Nhật cấu kết với Pháp đàn áp cách mạng nước ta. Trước tình hình đó,
Trung ương chủ trương chuyển các tổ chức đảng vào hoạt động bí mật một
cách nhanh chóng, triệt để ; chuyển trọng tâm cơng tác về nông thôn, biến
nông thôn thành căn cứ địa cách mạng, đồng thời duy trì cơ sở ở thành thị ;
chuẩn bị cho một thời kỳ mới, thời kỳ toàn dân nổi dậy đấu tranh, cầm vũ khí
đánh giặc. Tháng 2-1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh
đạo phong trào cách mạng Việt Nam, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp

6


80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng

Nguyễn Văn Dưỡng

hành Trung ương khóa I tại Pắc Bó, Hà Quảng Cao Bằng, vào tháng 5-1941.
Hội nghị quyết định nhiều vấn đề trọng đại của cách mạng, trong đó có vấn
đề về tổ chức. Ngày 1-12-1941, Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị về
công tác tổ chức của Đảng và đề ra phương châm công tác tổ chức là : "rộng

rãi, thực tế, khoa học", tập trung hoàn thành tốt những nhiệm vụ chủ yếu :
củng cố, phát triển chi bộ đảng ; tăng cường tuyển chọn, đào tạo cán bộ ;
thành lập Mặt trận Việt Minh và các thành viên của Mặt trận ; xây dựng các
lực lượng vũ trang và bán vũ trang ; lãnh đạo các hình thức đấu tranh, chuẩn
bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang. Từ sau khi có Chỉ thị đó, cơng tác tổ chức đã
được triển khai trên nhiều mặt, chú trọng tăng cường cơng tác phát triển đảng
viên, kiện tồn bộ máy thống nhất của Đảng, gấp rút đào tạo cán bộ trong đó
có cán bộ quân sự ; phát triển và củng cố Mặt trận Việt minh ; xây dựng,
củng cố và mở rộng các khu căn cứ địa, xây dựng lực lượng vũ trang.
Đầu tháng 3-1945, phân tích mâu thuẫn sâu sắc Nhật - Pháp, nhận
định Nhật sẽ đảo chính Pháp và đây sẽ là thời cơ rất thuận lợi cho cách mạng
nước nhà, Thường vụ Trung ương ra bản Chỉ thị lịch sử : "Nhật - Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta !". Bản Chỉ thị là cương lĩnh tổ chức và
hành động, nhằm gấp rút chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tiến tới Tổng khởi
nghĩa. Ngày 16-8-1945, Đại hội quốc dân (họp tại Tân Trào, Sơn Dương,
Tuyên Quang) ra lệnh Tổng khởi nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20
triệu nhân dân ta từ Bắc chí Nam đã đồng loạt vùng dậy tiến hành cuộc Tổng
khởi nghĩa oanh liệt, giành chính quyền về tay nhân dân trong phạm vi cả nước.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lập nên nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông
Nam Á là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh ; của
đường lối độc lập tự chủ đầy sáng tạo của Đảng ta ; đồng thời, cũng là thành
tựu rất to lớn về công tác tổ chức của Đảng và về tổ chức phong trào cách

7


80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng

Nguyễn Văn Dưỡng


mạng của quần chúng nhân dân. Trong 15 năm (1930 - 1945), công tác tổ
chức xây dựng của Đảng đã có bước phát triển lớn, tích lũy được nhiều kinh
nghiệm quý báu về xây dựng Đảng và tổ chức, vận động quần chúng tham
gia các phong trào cách mạng. Từ 200 đảng viên khi mới thành lập, đến cuộc
Cách mạng Tháng Tám - 1945, tuy chỉ có hơn 5.000 đảng viên, nhưng với
đường lối chính trị đúng đắn và nghệ thuật chỉ đạo, tổ chức tài tình, được
nhân dân nhiệt tình ủng hộ và tích cực tham gia các cuộc đấu tranh, Đảng ta
đã lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền về tay nhân dân.
2 - Công tác tổ chức trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945 - 1954)
Căn cứ vào thực tiễn và tiến trình phát triển của cách mạng, công tác
tổ chức của Đảng luôn kịp thời có sự điều chỉnh với những chủ trương, biện
pháp phù hợp. Từ sau Cách mạng Tháng Tám đến cuộc kháng chiến tồn
quốc vào cuối năm 1946, cơng tác tổ chức tập trung sức thực hiện thắng lợi
những nhiệm vụ mới của cách mạng trên các mặt : củng cố, xây dựng và bảo
vệ chính quyền dân chủ nhân dân ; tiến hành Tổng tuyển cử ; phát động
phong trào cứu đói, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm và xây dựng đời
sống mới ; phát triển Mặt trận và các đoàn thể cứu quốc ; xây dựng, phát
triển lực lượng vũ trang ; bảo vệ và phát triển Đảng ; gấp rút đào tạo đội ngũ
cán bộ của Đảng, chính quyền, đồn thể và lực lượng vũ trang. Để tránh sự
tấn cơng của kẻ thù, bảo tồn lực lượng, Đảng đã có sách lược khơn khéo
tun bố "tự giải tán" vào ngày 11-11-1945, thực chất là rút vào hoạt động bí
mật, dưới hình thức tên gọi : "Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác" ; đồng thời,
tiếp tục củng cố chính quyền, mở rộng Chính phủ đồn kết dân tộc theo Bản
đề án tổ chức chính quyền các cấp đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn
thảo.

8



80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng

Nguyễn Văn Dưỡng

Trong những năm 1947 - 1954, cơng tác tổ chức của Đảng tập trung
tồn bộ cơng sức tiến hành hai nhiệm vụ vừa kháng chiến vừa kiến quốc ; tập
trung củng cố tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng, xây
dựng và phát triển lực lượng vũ trang. Ngày 31-8-1947, Bộ Tổ chức Trung
ương (bao gồm một số ban : đảng vụ, công vận, nông vận, phụ vận, kiểm tra,
kinh tế, tài chính, trù bị đại hội...) được thành lập theo Nghị quyết số 10 NQ/
TW của Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy
viên thường vụ Trung ương Đảng, giữ chức Chủ nhiệm, đồng chí Lê Văn
Lương phụ trách Ban Đảng vụ.
Đại hội II
+ Đại hội tiến hành từ 11 đến 19 tháng 2 năm 1951 tại Tuyên Quang,
với sự tham dự của 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay
mặt cho 760.000 đảng viên của Đảng.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II đã thơng qua Báo cáo chính trị,
Báo cáo về tổ chức và Điều lệ Đảng ; quyết định đưa Đảng ra hoạt động
công khai và lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam ( trước đó Đảng tuyên bố
“tự giải tán” vào ngày 11 tháng 11 năm 1945, thực chất là rút vào hoạt động
bí mật dưới tên gọi “ Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác” nhằm bảo toàn lực
lượng để tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng cảu nhân dân trước sự tiến
công của kẻ thù trong bối cảnh chính trị phức sau Cách mạng Tháng 8/1945.
+ Các Nghị quyết của Đại hội II đã xác định rõ mục tiêu của công tác
xây dựng Đảng là : “ tăng cường lãnh đạo chính quyền, ;ãnh đạo quân đội và
lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ đến
thắng lợi hoàn toàn, phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chế độ xã hội

chủ nghĩa ở Việt nam”.
+ Điều lệ Đảng khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, mở
rộng dân chủ tăng cường tập trung, coi tự phê bình vầ phê bình là khâu chính

9


80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng

Nguyễn Văn Dưỡng

để mở rộng dân chủ trong Đảng, nâng cao chất lượng các cấp ủy, tổ chức
đảng và đảng viên.
+ Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 19 ủy viên chính thức
và 10 ủy viên dự khuyết.
Thi hành Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng, ngày 16-4-1952, Ban
Chấp hành Trung ương (khóa II) đã ra Nghị quyết số 09/ TW về thành lập các
ban và tiểu ban của Trung ương, trong đó có Ban Tổ chức Trung ương (trước
đó là Ban Đảng vụ) và cử đồng chí Lê Văn Lương làm Trưởng ban.
Trọng tâm của công tác tổ chức ở giai đoạn này tập trung thực hiện
các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước như : thực hiện giảm
tô, cải cách ruộng đất ; chủ trương chỉnh Đảng, chỉnh quân. Ở thời kỳ này,
bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, Đảng và công tác tổ chức của Đảng
cũng đã từng bước nhận thức được những sai lầm, khuyết điểm trong các
cuộc phát động giảm tô, cải cách ruộng đất và trong việc chỉnh đốn tổ chức.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là thắng lợi của
đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đồng thời cũng là thắng lợi của công
tác tổ chức xây dựng đảng, xây dựng quân đội, xây dựng chính quyền nhân dân
và các đoàn thể quần chúng trong thời kỳ vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
3 - Công tác tổ chức trong thời kỳ cả nước thực hiện hai nhiệm vụ

chiến lược : Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng
miền Nam, thống nhất nước nhà (1954 - 1975)
Công tác tổ chức của Đảng ở miền Bắc lúc này là xây dựng và củng cố
chính quyền nhân dân, sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh
đốn tổ chức ; xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, tăng cường
cán bộ cho mặt trận kinh tế, cho cách mạng miền Nam và làm nhiệm vụ quốc
tế ; kiện toàn tổ chức và lề lối làm việc của các cơ quan đảng, nhà nước và
các đoàn thể.

10


80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng

Nguyễn Văn Dưỡng

Đại hợi III
+ Đại hội III của Đảng diễn ra từ ngày 5 đến 10 tháng 9 năm 1960 tại
Hà nội, gồm 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho
gần 550.000 đảng viên cả nước, cùng với sự có mặt của hơn 16 Đảng Cộng
sản và các tổ chức quốc tế khác.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam III diễn ra trong bối cảnh miền Bắc
Việt Nam vừa hịan thành khơi phục kinh tế sau Kháng chiến chống Pháp và
Cải cách ruộng đất cùng với Cải tạo công thương nghiệp; trong khi ở miền
Nam một phong trào chống chính quyền Ngơ Đình Diệm và Mỹ đang diễn ra
từ cuối năm 1959 và trở thành Đồng khởi từ đầu năm 1960.
+ Đại hội đã thơng qua báo cáo chính trị, trong đó xác định đường lối
chung của cách mạng nước ta trong thời kỳ mới là “tăng cường đoàn kết toàn
dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hịa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đảy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân

dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà…” cụ thể:
Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc
Sau khi hòan thành việc khắc phục hậu quả do cuộcKháng chiến
chống Pháp để lại và thực hiện những nhiệm vụ bước đầu của chính quyền
dân chủ nhân dân theo kinh nghiệm của Liên Xô và Đông Âu sau Chiến
tranh thế giới lần thứ 2, Đại hội quyết định sẽ đưa miền Bắc đi lên cách
mạng xã hội chủ nghĩa đồng thời đưa ra nhận định công cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc sẽ có vai trị quyết định nhất với sự phát triển của
cách mạng hai miền[3]. Đại hội khẳng định đứa miền Bắc tiến nhanh, tiến
mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam
Do Pháp không thực hiện Tổng tuyển cử theo Hiệp định Geneva 1954
và việc vận động thực hiện hiệp định bị chính quyền Diệm đàn áp do sợ thất

11


80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng

Nguyễn Văn Dưỡng

bại nên Việt Nam chưa thống nhất được]. Đại hội do đó đã quyết định sẽ tiến
hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và nhận định cuộc cách
mạng này có vai trị quyết định trực tiếp với sự nghiệp giái phóng miền Nam.
Đại hội nhận định cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và
tác động lẫn nhau nhằm hịan thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân trong cả nước, thực hiện hịa bình thống nhất đất nước.
Kế họach 5 năm lần thứ nhất 1960-1965
Nhằm thực hiện mục tiêu tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên
chủ nghĩa xã hội, Đại hội đề ra Kế họach 5 năm lần thứ nhất 1960-1965,

nhiệm vủ chủ yếu của Kế hoạch này là cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, lấy
phát triển công nghiệp nặng làm nền tảng, đồng thời ra sức phát triển công
nghiệp nhẹ và nông nghiệp.
Đại hội cũng đã tổng kết 30 năm công tác xây dựng Đảng ; thông qua
Điều lệ Đảng (sửa đổi) ; giao cho Ban Chấp hành Trung ương căn cứ vào
Điều lệ Đảng soạn thảo Điều lệ Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam để áp
dụng cho các đảng bộ ở miền Nam Việt Nam. Báo cáo chỉ rõ những vấn đề
cơ bản về Đảng Lao động Việt nam, trong đó khẳng định tính chất cảu Đảng
Lao động Việt Nam là “ đội tiên phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của
giai cấp công nhân”. Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng,
là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng.
+ Đại hội bầu 17 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dự khuyết Ban
Chấp hành Trung ương khóa III.
Ý nghĩa
Được xem như là “nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho tòan Đảng
và tòan dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh
thực hiện thống nhất nước nhà” Thắng lợi của Hội nghị còn được nhận xét là

12


80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng

Nguyễn Văn Dưỡng

đưa “miền Bắc nước ta tiến những bước dài chưa từng thấy (…) đất nước xã
hội con người đều đổi mới”.
Từ ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh, dùng không quân
và hải quân đánh phá miền Bắc. Cả nước có chiến tranh. Cơng tác tổ chức của
Đảng đã chuyển hướng phục vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ vừa xây dựng, chiến

đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa chi viện cho miền Nam.
Sau phong trào đồng khởi năm 1960, cách mạng miền Nam chuyển
sang giai đoạn mới. Trung ương Cục miền Nam được thành lập, để trực tiếp
lãnh đạo cách mạng ở miền Nam. Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam đã
xây dựng và củng cố được hệ thống tổ chức từ Trung ương Cục đến tận các
tổ chức cơ sở đảng, ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thắng lợi của
đường lối chính trị, quân sự, ngoại giao đúng đắn và cũng là thắng lợi trong
cơng tác tổ chức tình hình của Đảng. Trong 21 năm đó, các cơ quan tổ chức
và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức dù hoạt động ở địa phương hay tiền
tuyến, ở vùng địch tạm chiếm hay vùng giải phóng, dù phải đấu tranh trong
các trại giam tàn bạo của nhà tù Mỹ-ngụy hay nơi biên cương hẻo lánh, đều
trung thành với Đảng, với Tổ Quốc, nổ lực phấn đấu, hy sinh hoàn thành
nhiệm vụ. Hàng ngàn cán bộ làm công tác tổ chức đã anh dũng hi sinh. Tổ
quốc và Đảng đời đời nhớ ơn các đồng chí đó!
4 - Cơng tác tổ chức từ năm 1975 đến nay
* Giai đoạn 1975 – 1986:
Ngay sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, cơng tác tổ
chức của Đảng đã nhanh chóng giải quyết hàng loạt vấn đề cấp bách như :
xây dựng và củng cố hệ thống chính trị thống nhất của cả nước ; thực hiện
sự thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IV (tháng 12-1976), lần thứ V (tháng 3 năm 1982) đã đi sâu tổng kết những

13


80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng

Nguyễn Văn Dưỡng


vấn đề cơ bản về xây dựng đảng trong điều kiện mới ; thẳng thắn chỉ ra
những ưu điểm và khuyết điểm trong sự lãnh đạo chính trị của Đảng gắn
liền với những ưu điểm và khuyết điểm trong công tác xây dựng đảng về tư
tưởng và tổ chức, trong đó "cơng tác tổ chức cũng rất trì trệ, chậm chuyển
hướng, khơng đi kịp tình hình và nhiệm vụ" ; đồng thời, đề ra các quan
điểm, chủ trương, giải pháp xây dựng đảng một cách tồn diện.
Đại hợi IV
+ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12-1976), lần thứ V
(tháng 3 năm 1982) đã đi sâu tổng kết những vấn đề cơ bản về xây dựng
đảng trong điều kiện mới ; thẳng thắn chỉ ra những ưu điểm và khuyết điểm
trong sự lãnh đạo chính trị của Đảng gắn liền với những ưu điểm và khuyết
điểm trong công tác xây dựng đảng về tư tưởng và tổ chức, trong đó "cơng
tác tổ chức cũng rất trì trệ, chậm chuyển hướng, khơng đi kịp tình hình và
nhiệm vụ" ; đồng thời, đề ra các quan điểm, chủ trương, giải pháp xây dựng
đảng một cách toàn diện.
+ Đại hội thơng qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
tổng kết 16 năm thực hiện đường lối chính trị của Đại hội III, đề ra đường lối
cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới và đường lối xây dựng nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới ở nước ta.
+ Đại hội đã thông qua báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và
sửa đổi Điều lệ Đảng.
+ Báo cáo tổng kết xây dựng Đảng đã phân tích, đánh giá tình hình
Đảng ta, những ưu điểm và khuyết điểm cảu công tác xây dựng Đảng từ Đại
hội III đến nay

14


80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng


Nguyễn Văn Dưỡng

* Về bài học kinh nghiệm, Báo cáo xây dựng Đảng đã rút ra:
a). Vấn đề có ý nghĩa quyết định nhất là Đảng ta tuyệt đối trung thành
với chủ nghĩa Mác – Lê nin, có đường lối chính trị độc lập, tự chủ, ln ln
đúng đắn sáng tạo.
b). Dựa trên đường lối chính trị đúng đắn, Đảng ta coi trọng tăng
cường lãnh đạo tư tưởng
c) Chẳng những vạch ra đường lối đúng, khẩu hiệu đúng, Đảng ta với
ý chí chiến đấu kiên cường và hoạt động thực tiễn phong phú đã tổ chức thực
hiện thắng lợi đường lối chính trị của mình và coi trọng rèn luyện cán bộ,
đảng viên trong phong trào quần chúng.
d) Truyền thống tốt đẹp và nguồn sức mạnh cơ bản của Đảng ta là mối
liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân.
đ) Một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng là sự đoàn kết, thống
nhất nội bộ.
e) Để phát huy bản chất cách mạng và khoa học của Đảng, để Đảng
làm trịn trách nhiệm lãnh đạo của mình, phải chăm lo giữ gìn phẩm chất
cách mạng đi đơi với ra sức nâng cao kiến thức, năng lực cán bộ, đảng viên
tương ứng với đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng.
g) Trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cán bộ, phải
chăm lo cải thiện cơ cấu thành phần xã hội của Đảng, tăng cường thành phần
công nhân, nhất là công nhân đại công nghiệp trong Đảng.
* Về phương châm xây dựng Đảng:
a) Phải xây dựng Đảng vững mạnh về cả ba mặt: chính trị, tư tưởng,
và tổ chức. Ba ấy gắn liền với nhau, quyết định lẫn nhau.
b) Phải qua phong trào cách mạng của quần chúng, qua việc xây dựng
chế độ tập thể của nhân dân lao động mà tiến hành công tác xây dựng Đảng;

15



80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng

Nguyễn Văn Dưỡng

tổ chức cho quần chúng tham gia xây dựng Đảng, góp phần kiểm tra sự hoạt
động của Đảng, kiểm tra công tác và phẩm chất của cán bộ, đảng viên.
c) Xây dựng Đảng, tăng cường sức chiến đấu của Đảng, phải gắn liền
với kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực của Nhà nước, gắn liền với xây
dựng và củng cố quần chúng, hình thành sức mạnh tổng hợp của hệ thống
chun chính vơ sản.
d) Viêc nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên phải kết hợp với nâng
cao chất lượng chi bộ và đảng bộ cơ sở, với việc tăng cường cơ quan lãnh
đạo và kiện toàn bộ máy tổ chức ở từng cấp, từng ngành.
đ) Trong công tác phát triển Đảng, phải coi trọng chấ lượng, chống
khuynh hướng chạy theo số lượng đơn thuần; phát triển Đảng luôn luôn đi
đối với củng cố Đảng. Một mặt, kết nạp nhwngxn gười thật sự ưu tú, đủ tiêu
chuẩn, mặt khác, kịp thời đưa ra khỏi Đảng những phần tử thối hóa biến
chất, những người khơng đủ tư cách đảng viên. Cảnh giác đề phòng nhữn
phần tử xấu phản động; xu thời, vụ lợi chui vào Đảng.
+ Đại hội đã thảo luận, đánh giá quyết định chuyển cách mạng Việt
Nam từ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân
chủ ở miền Nam sang thực hiện cách mạng xã hội trên toàn đất nước. Từ
nhận định đó, Đại hội đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm
vi cả nước, gồm:
 Đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa
 Đường lối xây dựng kinh tế trong thời kì quá độ
Những đường lối này được Đại hội đề ra dựa trên cơ sở kinh nghiệm
của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong 21 năm (1954-1975), nhất

lả xúât phát từ đặc điểm tình hình đất nước và thế giới trong giai đọan cách
mạng mới. Đại hội nêu 3 đặc điểm lớn cảu cách mạng Việt Nam, mà đặc
điểm lớn nhất là: “Nước ta vẫn đang trong quá trình từ một xã hội mà nền

16


80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng

Nguyễn Văn Dưỡng

kinh tế cịn phổ biến là sản xúât nhỏ tiến thẳng lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua
giai đọan phát triển Tư bản chủ nghĩa.” Đặc điểm này quy định cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một q trình biến đổi cách mạng tịan
diện, sâu sắc và triệt để, đồng thời cũng quy định tính chất lâu dài, khó khăn
và phức tạp trong q trình đó.
Nhiệm vụ cách mạng miền Bắc
Miền Bắc do đã có 21 năm đi lên Chủ nghĩa xã hội từ 1954, nên trong
giai đọan này phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội
và hòan thiện quan hệ sản xúât xã hội chủ nghĩa. Góp phần cùng cả nước tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ cách mạng miền Nam
Do mới giải phóng, và trong suốt thời kì Việt Nam Cộng Hịa và Mặt
trận dân tộc giải phóng miền Nam nền kinh tế miền nam trong chừng mực
phát triển theo hướng tư bản chú nghĩa, nhưng về cơ bản vẫn mang tính chất
của kinh tế nơng nghiệp, sản xúât nhỏ và phân tán, phát triển không cân đối,
lệ thuộc vào viện trợ bên ngòai. Đại hội quyết định miền Nam phải đồng thời
tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng Chủ nghĩa xã hội, góp phần
cùng cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Kế họach 5 năm 1976-1980

Nhằm thực hiện mục tiêu đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến
vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội đề ra Kế họach 5 năm 1976-1980 và
quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Kế họach, là xây dựng
Chủ nghĩa xã hội và cải tạo quan hệ sản xúât xã hội chủ nghĩa, nhằm hai mục
tiêu cơ bản:


Xây dựng một bước cơ sở vật chất – kĩ thuật của Chủ nghĩa xã

hội

17


80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng



Nguyễn Văn Dưỡng

Bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước mà bộ

phận chủ yếu là cơ cấu công - nông nghiệp và cải thiện một bước đời sống vật
chất và văn hóa của nhân dân lao động.
+ Báo cáo xây dựng Đảng đã đề ra những nhiệm vụ, chủ trương về
công tác xây dựng Đảng.
+ Đại hội IV đã quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành
Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Đại hội đã bầu ra 101 ủy viên chính thức và 32 ủy viên dự khuyết
vào Ban Chấp hành Trung ương khóa IV.

Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, đất nước lâm vào tình
trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, niềm tin của nhân
dân suy giảm. Ngành tổ chức xây dựng Đảng đã cùng toàn Đảng tiến hành
công cuộc đổi mới, đổi mới về tổ chức và cán bộ, tạo cơ sở cho việc tiến hành
đổi mới toàn diện, từng bước khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội, bảo
đảm giữ vững ổn định chính trị. Trong thời kỳ đổi mới, công tác tổ chức xây
dựng Đảng bám sát thực tiễn, thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn
Đảng; đẩy mạnh kiện toàn, sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị; thực
hiện chiến lược cán bộ thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Đại hội V
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam V’’ hay ‘‘Đại hội đại biểu lần thứ
năm của Đảng Cộng Sản Việt Nam’’ diễn ra từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982 ở
Hà nội. Tham dự đại hội có tất cả là 1033 đại biểu chính thức thay mặt cho
1.727.000 đảng viên trong nước.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam V diễn ra trong bối cảnh kinh tế đất
nước sau 5 năm Kháng chiến chống Mỹ đang gặp những trì trê nghiêm trọng.
Bên cạnh đó Việt Nam đang đóng quân ở Campuchia sau Chiến tranh biên
giới Tây Nam từ năm 1979 và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bị đổ vỡ sau

18


80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng

Nguyễn Văn Dưỡng

Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979. Trung Quốc tiến hành hoạt động phá
hoại biên giới trên bộ và trên biển thừơng xuyên.
+ Đại hội đã thảo luận và thơng qua Báo cáo xây dựng Đảng, tổng kết
tình hình của Đảng và cơng tác xây dựng Đảng từ sau Đại hội IV.

+ Báo cáo xây dựng Đảng đã thẳng thắn chỉ ra rằng “ trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ chính trị, Đảng ta đã có những ưu điểm rất cơ bản, đồng
thời cũng bộc lộ những nhược điểm và khuyết điểm lớn cần ra sức khắc phục”
+ Báo cáo xây dựng Đảng tại Đại hội V xác định: “ nhiệm vụ then chốt
cảu công tác xây dựng Đảng hiện nay là : Tiếp tục nâng cao tính chất giai cấp
cơng nhân, tính tiên phong của Đảng; xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị
tư tưởng à tổ chức nhằm thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, nâng cao
năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, làm cho Đảng ta luôn giữ bản chất cách
mạng và khoa học, một Đảng thật trong sạch, có sức chiến đấu cao, gắn bó
chặt chẽ với quần chúng,
+ Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng IV về xây dựng Đảng
và sửa đổi Điều lệ Đảng tại Đại hội V nêu chủ trương tiếp tục thực hiện
đường lối tổ chức của Đảng đo Đại hội IV vạch ra và nhấn mạnh yêu cầu đối
với ciing tác tổ chức Đảng
- Bảo đảm thông suốt đường lối;
- Cải tiến sự lãnh đạo của Đảng gắn với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế;
- Củng cố cở Đảng;
- Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng đội ngũ cốt cán;
- Phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất của Đảng.
Sau Đại hội, công tác tổ chức xây dựng Đảng tập trung vào việc củng
cố hệ thống tổ chức của Đảng, tiến hành xây dựng các quy chế làm việc của
cấp uỷ và tổ chức Đảng, đề cao trách nhiệm của tập thể và cá nhân, khắc phục

19


80 năm ngày truyền thống ngành tổ chức xây dựng §¶ng

Nguyễn Văn Dưỡng


những yếu kém, nhất là tính thụ động, ỷ lại cấp trên; kết hợp tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng với sự kiện tồn các cơ quan chính quyền, cải tiến tổ chức
và cơ chế quản lý, nâng cao tính chiến đấu của đội ngũ đảng viên; tiếp tục tiến
hành việc kiểm tra đảng viên và phát thẻ đảng viên; đưa những người không
đủ tư cách ra khỏi Đảng.
+ Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 116 ủy viên chính thức
và 36 ủy viên dự khuyết.
* Giai đoạn 1986 đến nay
Trong cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước từ năm 1986 đến nay,
công tác tổ chức tập trung vào chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chủ trương,
chính sách đổi mới ; đổi mới cơng tác tổ chức, cán bộ ; tiếp tục tăng cường
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; kiện toàn tổ chức, đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng
và chất lượng đảng viên ; nâng cao ý thức bảo vệ Đảng ; chống đa nguyên,
đa đảng.
Đại hội VI
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI họp từ ngày 15 đến ngày 18
tháng 12 năm 1986 tại Hà Nội (họp nội bộ từ ngày 5 đến ngày 14 tháng 12
năm 1986). Dự đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng
viên cả nước, 32 đoàn đại biểu của các Đảng và các tổ chức quốc tế.
+ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI diễn ra trong bối cảnh sai lầm
của đợt tổng cải cách giá - lương - tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế Việt
Nam càng trở nên khó khăn (tháng 12 năm 1986, giá bán lẻ hàng hóa tăng
845,3%). Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ bản ổn
định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Số người bị thiếu
đói tăng, bội chi lớn. Nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

20




×