Tải bản đầy đủ (.ppt) (79 trang)

Bai giang VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.47 KB, 79 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TẬP HUẤN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC (ĐẠO ĐỨC, ÂM NHẠC, MĨ THUẬT, THỦ CÔNG, THỂ DỤC) LỚP 2, 3 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> TẬP HUẤN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI - VNEN.  Theo. quý thầy cô, mục đích của khóa tập huấn này là gì? Hãy nêu điều mong muốn nhất của mình ?.  Tài. liệu Tập huấn HĐGD được cấu trúc như thế nào, gồm những nội dung gì ?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> NỘI DUNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁC HĐGD. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG A. Mục tiêu cần đạt B. Các hoạt động trong khóa Tập huấn PHẦN II.HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỚP 2 VÀ LỚP 3 A. Hoạt động giáo dục Đạo đức B. Hoạt động giáo dục Đạo đức C. Hoạt động giáo dục Đạo đức D. Hoạt động giáo dục Đạo đức E. Hoạt động giáo dục Đạo đức.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> TẬP HUẤN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI - VNEN. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Sau tập huấn, học viên nắm chắc và vận dụng được:. 1. Các nguyên tắc và yêu cầu thực hiện các HĐGD (Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục) lớp 2, 3 theo mô hình trường học mới – VNEN. 2. Thực hành tổ chức một số HĐGD lớp 2, 3 theo mô hình trường học mới – VNEN..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> TẬP HUẤN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI - VNEN. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT (Tiếp theo). 3. Thực hiện tích hợp các HĐGD (Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật) lớp 2, 3 theo hướng tích hợp với Chủ điểm của môn Tiếng Việt. 4. Có kĩ năng vận dụng, chia sẻ, hướng dẫn và tập huấn cho đồng nghiệp tại địa phương về mô hình trường học mới - VNEN..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHÓA TẬP HUẤN. Hoạt động 1 Trao đổi, thảo luận nhóm về cách điều chỉnh các HĐGD lớp 2, lớp 3 theo mô hình trường học mới - VNEN 1.1. Vì sao cần phải điều chỉnh các HĐGD (Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục) lớp 2, 3 theo mô hình trường học mới – VNEN. 1.2. Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản khi điều chỉnh các HĐGD lớp 2, 3 hiện hành theo mô hình trường học mới – VNEN..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Phản hồi hoạt động 1. * 5 nguyên tắc cơ bản của mô hình trường học mới – EN: a. Lấy HS làm trung tâm: HS được học theo khả năng của riêng mình; tự quản, hợp tác và tự giác cao trong học tập. b. Nội dung học gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày của HS. c. Linh hoạt về nhịp độ học tập tùy theo đối tượng HS. d. Phụ huynh và cộng đồng phối hợp chặt chẽ với GV để giúp đỡ HS một cách thiết thực trong các HĐGD; tham gia giám sát việc học tập của con em mình. e. Hình thành nhân cách, giá trị dân chủ, ý thức tập thể theo xu hướng thời đại cho HS..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Phản hồi hoạt động 1 Tại Việt nam, từ năm 2010, Bộ GD và ĐT đã nghiên cứu mô hình EN để triển khai thí điểm ở cấp Tiểu học. Những vấn đề cơ bản của mô hình EN như: cách thức tổ chức hoạt động học tập, xây dựng môi trường lớp học, biên soạn tài liệu dạy học… đã được nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn GD Việt Nam (viết tắt là VNEN). Năm học học 2011 – 2012 Bộ GD và ĐT đã chỉ đạo thử nghiệm mô hình VNEN ở 24 trường TH thuộc 6 tỉnh với các môn Toán, Tiếng Việt và TNXH lớp 2..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Phản hồi hoạt động 1.. Năm học 2012 – 2013, cùng với việc tiếp tục triển khai thử nghiệm các môn Toán, Tiếng Việt và TNXH, các HĐGD (Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục) lớp 2, 3 cũng được Bộ GD và ĐT chỉ đạo điều chỉnh và vận dụng theo mô hình trường học mới – VNEN nhằm tạo sự đồng bộ trong quá trình GD HS. Vì vậy việc điều chỉnh các HĐGD theo mô hình trường học mới – VNEN là rất cần thiết..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Phản hồi hoạt động 1.. Khi điều chỉnh các HĐGD lớp 2, 3 hiện hành theo mô hình VNEN cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Giữ nguyên Chương trình các môn học; - Giữ nguyên Mục tiêu môn học, bài học; - Giữ nguyên nội dung SGV, VBT của học sinh; - Tăng cường khả năng tự học của học sinh; - Sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học tích cực; - Đa dạng hóa các hoạt động, hình thức dạy và học; - Thay đổi điều kiện dạy và học một cách phù hợp, tự nhiên; - Đổi mới cách đánh giá: kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. Khuyến khích và tăng cường tự đánh giá của HS..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Phản hồi hoạt động 1.. Khi điều chỉnh các HĐGD lớp 2, 3 hiện hành theo mô hình VNEN cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Đảm bảo đúng nguyên tắc và lựa chọn cách thức tổ chức các hoạt động phù hợp, nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. - Tạo điều kiện tốt nhất để HS phát huy được tính tính cực, chủ động, sáng tạo trong việc tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới theo yêu bài học. - Cần tạo được hứng thú và niềm tin cho HS để các em tích cực tham gia các HĐ..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHÓA TẬP HUẤN. Hoạt động 2. Trao đổi thảo luận nhóm về vận dụng mô hình trường học mới – VNEN (Tiếp theo) 2.1. Cấu trúc bài dạy (HĐGD) theo mô hình trường học mới – VNEN như thế nào ? 2.2. Thực hiện các HĐGD lớp 2, 3 theo mô hình trường học mới – VNEN như thế nào khi chưa có tài liệu Hướng dẫn học tập như các môn Tiêng Việt, Toán, TNXH ?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Phản hồi hoạt động 2. 2.1. Cấu trúc bài dạy theo mô hình VNEN [. I. Tên bài dạy I. Mục tiêu bài dạy III. Các Hoạt động 1. Hoạt động cơ bản. 2. Hoạt động thực hành. 3. Hoạt động ứng dụng..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Phản hồi hoạt động 2. Các hoạt động 1. Hoạt động cơ bản HĐ cơ bản giúp HS trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện và hình thành kiến thức mới: - Khởi động: tổ chức trò chơi, bài hát,… để tạo hứng thú cho HS về chủ đề mới. - Hoạt động khám phá và trao đổi kiến thức, thông tin mới: HS tiếp cận nội dung bài học thông qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động với GV để hoàn thành các bài tập. - Hoạt động củng cố, khắc sâu kiến thức. Sau phần hoạt động cơ bản, HS trình bày các kết quả thu hoạch được để GV và các bạn nhận xét, đánh giá..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Phản hồi hoạt động 2. 2. Hoạt động thực hành -. HĐ thực hành nhằm giúp HS biết cách vận dụng và củng cố kiến thức đã học.. - Thông qua các HĐ thực hành, giáo viên có thể kiểm chứng xem học sinh có tiếp thu được kiến thức, rèn luyện được kĩ năng mới hay không. Sau phần thực hành, HS trình bày kết quả các hoạt động để giáo viên và các bạn nhận xét, đánh giá..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Phản hồi hoạt động 2. 3. Hoạt động ứng dụng. - Hoạt động ứng dụng nhằm tạo cơ hội để HS vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống cụ thể ở lớp học, nhà trường, gia đình và trong cộng đồng với sự giúp đỡ của người lớn. - Thông qua các hoạt động ứng dụng giúp HS hiểu được ý nghĩa thực tiễn của bài học, đồng thời biết cách ứng dụng những kiến thức, kĩ năng mới vào cuộc sống..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Phản hồi hoạt động 2. 2.2. Thực hiện các HĐGD lớp 2, 3 theo mô hình trường học mới – VNEN như thế nào khi chưa có Tài liệu Hướng dẫn HS như các môn Tiêng Việt, Toán, TNXH ? Các HĐGD trong Chương trình hiện hành, về cơ bản đã được thiết kế theo hướng tổ chức các HĐ và thể hiện khá rõ trong SGV với các dạng BT sau: - Dạng BT hình thành kiến thức, kĩ năng mới; - Dạng BT thực hành, củng cố, khắc sâu KT, KN; - Dạng BT vận dụng KT, KN đã học vào thực tiễn..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Phản hồi hoạt động 2. Tuy nhiên, các dạng BT trong SGV hiện hành chưa được phân định rõ ràng như cấu trúc của mô hình VNEN và có thể một số bài còn thiếu dạng BT ứng dụng. Vì vậy, Khi thực hiện các HĐGD theo mô hình VNEN, chúng ta vẫn sử dụng SGV nhưng có điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp và có thể bổ sung thêm một số BT (nếu thấy cần thiết)..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Phản hồi hoạt động 2 Khi tổ chức các HĐGD, giáo viên cần sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực. Tăng cường tổ chức cho HS tự học theo các hình thức hoạt động cá nhân, nhóm và cả lớp một cách hợp lí, tạo cơ hội cho HS phát huy tối đa tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHÓA TẬP HUẤN. Hoạt động 3 Nghiên cứu, trao đổi thảo luận nhóm về các vấn đề sau:. 3.1. Vì sao các HĐGD lớp 2, 3 cần được điều chỉnh theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt ? Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện ? 3.2. Tham khảo bản dự kiến PPCT các HĐGD Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật lớp 2, 3 theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt để thực hiện (nếu có điều kiện)..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Phân phối chương trình Đạo đức lớp 2 tích hợp theo Chủ điểm môn Tiếng Việt lớp 2. Ghi chú: Sau tên bài, các số trong ngoặc đơn là thứ tự tuần theo Phân phối chương trình hiện hành các môn học của Bộ GD và ĐT, năm 2006..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Phân phối chương trình Đạo đức lớp 3 tích hợp theo Chủ điểm môn Tiếng Việt lớp 3 Bài học / Tuần theo dự kiến PPCT mới Kính yêu Bác Hồ (1 + 2) Quan tâm, chăm sóc ông bà, anh chị em (7+8). Tuần 1+2. Chủ điểm môn Tiếng Việt Măng non. 3+4. Mái ấm. Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (11+12). 5+6. Tới trường. Tôn trọng đám tang (23+24). 7 +8. Cộng đồng. Thực hành kĩ năng (11). 9. Ôn tập, KT giữa học kì I. Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng (14+15). 10 +11. Quê hương. Chia sẻ vui buồn cùng bạn (9+10). 12 + 13. Bắc Trung Nam. Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (26+27). 14 + 15. Anh em một nhà. Chăm sóc vật nuôi, cây trồng (30+31). 16 +17. Thành thị và nông thôn. 18. Ôn tập, KT cuối học kì I. Thực hành kĩ năng (18). Ghi chú: Sau tên bài, các số trong ngoặc đơn là thứ tự tuần theo Phân phối chương trình hiện hành các môn học của Bộ GD và ĐT, năm 2006..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Phản hồi hoạt động 3. 3.1. Quan điểm dạy học tích hợp đã được thể hiện trong việc xây dựng chương trình các môn học ở cấp Tiểu học. Trong Chương trình hiện hành, nội dung các môn học, về cơ bản đã bảo đảm được yêu cầu chuẩn KT, KN và được thiết kế theo các chủ đề, chủ điểm phù hợp với tâm sinh lí và quá trình nhận thức của học sinh từng khối lớp nhằm đáp ứng mục tiêu GD Tiểu học. Tuy nhiên, giữa các môn học vẫn chưa có sự tích hợp chặt chẽ, đồng tâm về chủ điểm. Do vậy mà khi cùng dạy về một chủ điểm như: quê hương, gia đình hay nhà trường, Bác Hồ … nhưng mỗi môn học lại sắp xếp ở các thời điểm khác nhau trong kế hoạch thời gian năm học. Cách sắp xếp này chưa tạo được sự gắn kết hoặc ngược lại sẽ có những nội dung trùng lặp không cần thiết ở cùng một chủ điểm, dễ gây sự nhàm chán đối với học sinh..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Phản hồi hoạt động 3. Nhằm mục đích giúp GV và HS có điều kiện dạy và học theo hướng tập trung khắc họa và làm sáng rõ một chủ điểm nào đó tại một thời điểm đơn vị tuần hoặc một số tuần trong năm học, chúng ta có thể tích hợp một số môn theo chủ điểm của môn Tiếng Việt, lấy chủ điểm môn TV làm trung tâm. Từ chủ điểm của môn Tiếng Việt, các HĐGD có thể được sắp xếp lại, chuyển các bài có chung hoặc gần chủ điểm về cùng thời điểm với môn Tiếng Việt (khuyến khích nhưng không bắt buộc). Trường hợp một số bài không có sự tương đồng về chủ điểm với môn Tiếng Việt và những bài dành cho nội dung GD địa phương theo quy định của Bộ GD và ĐT cần được bố trí hợp lí vào các thời điểm cuối học kì I và cuối năm học..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Phản hồi hoạt động 3. Lưu ý: 1. Căn cứ nội dung từng HĐGD (bài dạy) để xác định mức độ tích hợp với chủ điểm môn Tiếng Việt một cách hợp lí (nếu có điều kiện). 2. Khi có sự điều chỉnh lại thứ tự các HĐGD theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt, giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc đánh giá, xếp loại học sinh sao cho phù hợp, nhẹ nhàng và hướng tới đánh giá năng lực HS..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHÓA TẬP HUẤN Hoạt động 4. 4.1. Trao đổi và xây dựng kế hoạch thực hiện một số nội dung trong HĐGD lớp 2, 3 theo hướng vận dụng mô hình trường học mới – VNEN. 4.2. Thực hành tổ chức một số HĐGD lớp 2, 3 theo hướng vận dụng mô hình trường học mới – VNEN. 4.3. Trao đổi, đánh giá kết quả khóa Tập huấn cốt cán cấp tỉnh và thống nhất nội dung, kế hoạch tập huấn tại địa phương..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> PHẦN II. HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC. A. Môn Đạo Đức lớp 2 Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim Hãy biết vì trẻ em bằng hành động ! Bạn hiểu nội dung khẩu hiệu trên như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> PHẦN II HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC A. Môn Đạo Đức lớp 2 I. Những vấn đề cần lưu ý khi tổ chức HĐGD Đạo đức lớp 2 theo mô hình VNEN - Môn Đạo đức lớp 2 nhằm giúp HS có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi các em trong mối quan hệ với gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> A. Môn Đạo Đức lớp 2 (tiếp theo) - Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mục đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản. - Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin; thương yêu, tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> A. Môn Đạo Đức lớp 2 (tiếp theo) - HĐGD Đạo đức lớp 2 vận dụng theo mô hình VNEN cần theo hướng tiếp cận kĩ năng sống, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS thông qua việc tổ chức các hoạt động học phù hợp như: trò chơi, thảo luận nhóm, đóng vai; chú trọng tổ chức dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của các em. - Mỗi bài học trong chương trình Đạo đức lớp 2 hiện hành thường được thực hiện trong 2 tiết, do vậy khi vận dụng theo mô hình VNEN, GV có thể bố trí dạy liền 2 tiết trong 1 tuần để việc tổ chức các hoạt động được liền mạch, liên tục, học sinh được tham gia hoạt động nhiều hơn và đạt kết quả tốt hơn..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> II. Vận dụng theo mô hình VNEN vào một bài cụ thể trong HĐGD Đạo đức lớp 2. BÀI 2 QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN (2 tiết). Bài ở tuần 12 + 13 (PPCT hiện hành) được chuyển lên Tuần 3 + 4 nhằm tích hợp với Chủ điểm: Em và bạn bè ở môn Tiếng Việt 2.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> A. Môn Đạo Đức lớp 2. I . Mục tiêu bài học: (vẫn giữ nguyên và công khai cho HS biết để thực hiện) 1. HS Hiểu: - Quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn. - Sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ bạn. - Quyền không được phân biệt đối xử của trẻ em. 2. HS có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 3. HS có thái độ: - Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. - Đồng tình với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> A. Môn Đạo Đức lớp 2. II. Các Hoạt động dạy và học 1. Hoạt động cơ bản Hoạt động cả lớp: Khởi động : Hát bài “Tìm bạn thân”, nhạc và lời của Việt Anh hoặc “Lớp chúng ta đoàn kết”, nhạc và lời Mộng Lân.. Hoạt động 1: Kể chuyện “Trong giờ ra chơi”. ND câu chuyện: Trong lúc các bạn lớp 2A ùa ra sân chơi, Cường không may bị ngã, Hợp đã vội chạy lại đỡ bạn dậy. Thấy thế, các bạn trong lớp cũng chạy đến và đưa Cường vào phòng y tế của trường. Hợp đã động viên và hứa sẽ chép bài cho Cường. Vừa lúc đó Cô giáo Hương cũng đến phòng y tế thăm Cường và khen Hợp đã biết quan tâm giúp đỡ bạn. Hoạt động theo nhóm: Trao đổi trong nhóm về việc làm của Hợp và các bạn đối với bạn Cường ? HĐ này nhằm giúp học sinh hiểu được những biểu hiện cụ thể việc quan tâm giúp đỡ bạn (HĐ1 trang 43, SGV – BT1, trang 18, VBT)..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> A. Môn Đạo Đức lớp 2. Hoạt động 2:. -. Tổ chức cho các nhóm quan sát tranh (GV phóng to 6 bức tranh trong VBT) và đánh dấu vào những tranh thể hiện hành vi quan tâm giúp đỡ bạn và giải thích vì sao ?: Tranh 1: Cho bạn mượn bút Tranh 2: Đòi chép bài của bạn trong giờ KT Tranh 3: Hướng dẫn bạn học bài Tranh 4: Nhắc bạn không nên đọc truyện trong giờ học Tranh 5: Hai bạn đang đánh nhau Tranh 6: Đến thăm bạn ốm HĐ này nhằm giúp học sinh nhận biết được những hành vi nào là quan tâm, giúp đỡ bạn (HĐ2, trang 44, SGV – BT2, trang 19, VBT)..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> A. Môn Đạo Đức lớp 2. Hoạt động cá nhân: Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh thực hiện trên phiếu học tập (HĐ3, trang 45, SGV – BT3, trang 20, VBT) nhằm giúp học sinh nhận biết được cần quan tâm, giúp đỡ bạn vì: - Vì em yêu mến các bạn. - Vì Bạn cho em đồ chơi. - Vì bạn nhắc bài cho em trong giờ KT. - Vì bạn che giấu khuyết điểm cho em. - Vì bạn có hoàn cảnh khó khăn. Thông qua việc tổ chức các các hoạt động, GV giúp HS tự rút ra những nhận xét, đánh giá và cùng cả lớp trao đổi và nắm chắc phần ghi nhớ. Ghi nhớ: Bạn bè như thể anh em, Quan tâm, giúp đỡ càng thêm thân tình..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> A. Môn Đạo Đức lớp 2. 2. Hoạt động thực hành Hoạt động cá nhân: Tổ chức cho học sinh thực hiện trên phiếu học tập bằng cách kể ra những việc mình đã làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn (HĐ2, trang 46, SGV – BT4, trang 21, VBT). Hoạt động theo nhóm: a, Tổ chức cho các nhóm trao đổi thảo luận và đoán xem điều gì sẽ xảy ra trong những tình huống cụ thể nhằm giúp học sinh biết cách ứng xử trong việc quan tâm, giúp đỡ bạn (HĐ1, trang 46, SGV – BT5, trang 21, VBT): Bạn hỏi mượn cuốn truyện hay của em. Bạn em đang đau tay lại phải xách nặng. Bạn em để quên hộp bút chì màu trong giờ học vẽ. Trong tổ em có một bạn bị ốm..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> A. Môn Đạo Đức lớp 2. b, Tổ chức cho các nhóm trình bày trước lớp tiểu phẩm “Trong giờ ra chơi “ nhằm giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học về việc quan tâm, giúp đỡ bạn (HĐ3, trang 47, 48, SGV – BT5). Trong quá trình tổ chức hoạt động cá nhân và theo nhóm, GV cần đến kiểm tra và nhận xét bài làm của HS và giúp đỡ các em hoàn thành tốt các yêu cầu của bài tập. 3. Hoạt động ứng dụng (Phần này GV bổ sung thêm) a, Hãy kể với cha mẹ, anh chị về những việc em đã làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ bạn. b, Thực hiện quan tâm, giúp đỡ bạn trong học tập và cuộc sống hằng ngày..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> B. Môn Âm nhạc lớp 2 I. Mục tiêu:. HĐGD Âm nhạc lớp 2 chủ yếu là dạy HS hát và bước đầu tập nghe nhạc. -. Dạy HS hát đúng giai điệu bài hát phù hợp với độ tuổi và khả năng tiếp thu của các em, hòa giọng hát cá nhân trong giọng hát chung của cả lớp. - Qua việc dạy hát nhằm GD tình cảm, đạo đức trong sáng, lành mạnh, góp phần làm cho đời sống tình cảm của HS thêm phong phú. - Bước đầu dạy cho HS phân biệt được âm thanh cao thấp, dài ngắn khác nhau. - Phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc thông qua ca hát, biểu diễn, trò chơi và kể chuyện âm nhạc..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> B. Môn Âm nhạc lớp 2 II. Nội dung 1. Tập hát Học 12 bài hát ngắn gọn, trong đó có 2 bài dân ca VN, 2 bài hát nước ngoài. 2. Phát triển khả năng nghe nhạc Nghe một số bài hát (Quốc ca, dân ca, bài hát chọn lọc dành cho thiếu nhi) và một số đoạn trích nhạc không lời. Giới thiệu một vài nhạc cụ gõ dân tộc Đọc 2 truyện kể về âm nhạc. Tập một vài nhạc cụ gõ với các tiết tấu đơn giản. Dùng nhạc cụ gõ đệm theo bài hát..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> B. Môn Âm nhạc lớp 2 III. Các HĐDH 1. Dạy hát (dạy HS tiếp xúc với âm nhạc có lời) Giới thiệu bài hát Hát mẫu Đọc lời ca Dạy hát từng câu Dạy hát cả bài Củng cố KT 2. Tổ chức các HĐ (sử dụng SGV) * HĐ cơ bản * hoạt động thực hành * Hoạt động ứng dụng.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Đặc điểm về dạy học Âm nhạc 2 theo chương trình VNEN. Thay đổi chủ yếu về: - Hình thức tổ chức (linh hoạt, hiệu quả). - Phương pháp dạy học (tự học, không làm thay, không áp đặt, không nhồi nhét, không máy móc). - Điều kiện dạy học ( thực hiện học theo góc, sử dụng phiếu học tập, bài tập về nhà, …). - Cách đánh giá (phát huy tự đánh giá của HS)..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Đặc điểm về dạy học Âm nhạc 2 theo chương trình VNEN. Biện pháp thực hiện dạy học Âm nhạc: - Thành lập các nhóm Âm nhạc. - Xây dựng môi trường học tập thân thiện. - Tổ chức đa dạng các hình thức, PPDH. - Thực hiện phân hóa trong dạy học . - Huy động sự tham gia của cha mẹ HS..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Nội dung dạy Âm nhạc 2 tích hợp chủ điểm môn Tiếng Việt 1. Mục đích - Giúp giáo viên hoàn thành dạy các bài hát tích hợp theo các chủ điểm lớp 2. - Vận dụng những bài hát theo chủ điểm được dễ dàng, hấp dẫn, tự nhiên và phù hợp với khả năng của học sinh. - Giáo viên có thêm tài liệu để dạy học các chủ điểm lớp.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Tích hợp theo chủ điểm môn Tiếng Việt. 2. Yêu cầu. - Kiến thức: Biết tích hợp những bài hát theo chủ điểm Biết dạy hát kết hợp vỗ tay... Cho học sinh nghe kết hợp với các hoạt động. - Kĩ năng: Biết tích hợp theo chủ điểm một cách tự nhiên. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động... Hát theo giai điệu, diễn cảm, kết hợp các hoạt động. - Thái độ: Có ý thức dạy theo chủ đề. Giáo dục cho học sinh yêu thích môn âm nhạc Tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Tích hợp chủ điểm theo môn TV Tuần. Chủ điểm tiếng Việt. 1+2Các bài Em làhát học sinh 3.. Nội dung dạy học Âm nhạc để tích hợp chủ điểm Bài hát: Đi học về ( Nhạc và lời: Hoàng Long – Hoàng Lân). 3+4. Em và bạn bè. Bài hát: Múa vui ( Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước) (6 ). 5+6. Trường học của em. Bài hát: Trường em xinh, làng em đẹp ( Nhạc và lời: Phan Trần Bảng). 7+8. Thầy cô giáo của em. Bài hát: Biết hơn thầy cô giáo (Nhạc và lời: Hà Giang - Ngọc Hải). 10+11. Ông bà. Bài hát: Cháu yêu bà ( Nhạc và lời: Xuân Giao). 12+13. Cha mẹ. Bài hát: Mẹ đi vắng ( Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn ). 21+22. Chim chóc. Bài hát: Thật là hay ( Nhạc và lời: Hoàng Lân) (2). 30+31. Bác Hồ. Bài hát: Em mơ gặp Bác Hồ (Xuân Giao).

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Dạy Âm nhạc 2 tích hợp chủ điểm theo môn TV. 5. Hướng dẫn dạy học Âm nhạc theo chủ điểm - Bài hát dạy theo chủ điểm có ở tuần nào thì dạy ở tuần đó. - Nếu không có thì thực hiện dạy theo chương trình hiện hành..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Cấu trúc tiết học. Tiết... I. Mục tiêu II. Chuẩn bị III. Hoạt động dạy học A. Hoạt động cơ bản (chủ yếu thực hiện ở lớp): khởi động, tiếp cận nội dung, hình thành kiến thức B. Hoạt động thực hành (chủ yếu thực hiện ở lớp): luyện tập, ôn tập, củng cố khắc sâu kiến thức C. Hoạt động ứng dụng (chủ yếu thực hiện ở nhà): ứng dụng vào thực tế, có sự giúp đỡ của người lớn.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Bài soạn minh họa. TIẾT 2 Học hát: Bài Thật là hay I. Mục tiêu - HS biết bài Thật là hay là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Lân. Biết nội dung bài hát nói về giọng hót rất hay của hoạ mi, chim oanh và chim khuyên. - HS biết hát theo giai điệu và lời ca, kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và nhún chân nhịp nhàng. - Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Bài soạn minh họa. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của GV - Nhạc cụ quen dùng. - Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan, trống con… - Tranh minh họa cho bài hát. - Chép lời của bài hát vào bảng phụ. - Máy nghe và băng, đĩa nhạc. - Đệm đàn và hát chuẩn xác bài Thật là hay. 2. Chuẩn bị của HS - Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan, trống con… - Tập bài hát lớp 2.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Bài soạn minh họa. III. Hoạt động dạy học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN (Hoạt động 1 - Tr13). A1- Hoạt động cả lớp 1. Cùng nhau hát một bài hát đã học: 2. Làm quen với bài hát mới: A2- Hoạt động cá nhân 3. Đọc lời của bài hát: A3- Hoạt động cùng giáo viên 4. Đọc lời của bài hát theo tiết tấu lời ca:.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Bài soạn minh họa. B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH(Hoạt động 2- Tr13). B1- Hoạt động cả lớp 5. Tập hát từng câu 6. Tập hát cả bài 7. Tập lấy hơi, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát B2- Hoạt động theo nhóm 8. Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách 9. Hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Bài soạn minh họa. B3. Hoạt động cá nhân 10. Trả lời các câu hỏi sau: -Kể tên các loại chim có trong bài Thật là hay? -Em tự đánh giá thế nào về việc học hát của mình? (4 mức độ: tốt – khá – trung bình – yếu, kém). C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Hoạt động cùng gia đình 11. Em hãy hát bài Thật là hay cho người thân ở gia đình nghe. 12. Với sự giúp đỡ của gia đình, em hãy tìm động tác múa hoặc vận động minh họa cho bài hát..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Bài soạn minh họa. TIẾT 3 Ôn tập bài hát: Thật là hay (Tr14) I. Mục tiêu - HS biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca, thể hiện được sắc thái của bài Thật là hay. Tập trình bày bài hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc. -HS yêu thích bài hát hơn, thêm tự tin khi trình bày bài hát. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của GV 2. Chuẩn bị của HS.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Bài soạn minh họa. III. Hoạt động dạy học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN (Hoạt động 1- Tr 14). A1- Hoạt động cả lớp 1. Cùng nhau ôn tập hát bài Thật là hay -Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách: -Hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng. 2. Thể hiện sắc thái của bài Thật là hay - Tập lấy hơi ở đầu và giữa các câu hát. - Tập diễn tả sắc thái vui tươi, trong sáng khi trình bày bài hát..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Bài soạn minh họa. A2- Hoạt động cá nhân 3. Trả lời câu hỏi Câu 1- Ai là tác giả của bài Thật là hay? Câu 2- Trong bài Thật là hay, tiếng họa mi và chim oanh hót như thế nào? A3- Hoạt động theo nhóm 4. Tập hát theo nhóm -Hát đối đáp giữa 2 nhóm: -Hát nối tiếp trong 1 nhóm:.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Bài soạn minh họa. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH (Hoạt động 2+ 3). B1- Hoạt động cùng giáo viên 5. Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp 6. Hát kết hợp múa hoặc vận động theo nhạc: 7. Trò chơi: Hát và chuyển đồ vật (có thể) B2- Hoạt động theo nhóm 8. Biểu diễn bài hát theo nhóm hoặc cặp đôi..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Bài soạn minh họa. B3. Hoạt động cá nhân 9. Trả lời các câu hỏi sau: -Cảm nhận của em về bài Thật là hay? -Sau khi ôn tập, em tự đánh giá thế nào về việc học hát của mình? C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. C1. Hoạt động cùng gia đình 10. Em hãy hát kết hợp với múa hoặc vận động theo nhạc bài Thật là hay cho người thân ở gia đình xem. Sau khi kết thúc bài học này, giáo viên đánh giá và nhận xét về sự tiến bộ của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Dạy học môn MĨ THUẬT theo mô hình Trường tiểu học mới- ( VNEN). 58.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Mục tiêu tập huấn. Sau tập huấn, học viên có thể: - Hiểu thế nào là dạy học MĨ THUẬT theo mô hình VNEN. - Biết cách tổ chức lớp, phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh môn MT theo mô hình VNEN. - Có khả năng dạy học môn MT theo mô hình VNEN.. 59.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT THEO MÔ HÌNH VNEN. Hoạt động 1: Nguyên tắc vận dụng dạy học môn MĨ THUẬT theo mô hình VNEN Mục tiêu: Học viên nắm được nguyên tắc vận dụng dạy học MT theo mô hình VNEN. Câu hỏi thảo luận: Nêu những nguyên tắc vận dụng dạy học MT theo mô hình VNEN.. 60.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT THEO MÔ HÌNH VNEN. Thông tin phản hồi: Giữ nguyên: - Mục tiêu giáo dục. - Nội dung dạy học. - Chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Sách giáo viên. Thay đổi: - Cách tổ chức lớp học : linh hoạt, hiệu quả thiết thực. - Phương pháp dạy học: Hoạt động dạy của giáo viên  Họat động học của học sinh 61.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Học sinh:Tự giác, tự quản, tự học, tự đánh giá, tự trọng, tự tin, tự hợp tác. Tự làm ra kiến thức cho mình. Giáo viên: Tự học, tự bồi dưỡng, tự chủ, linh họa:Theo dõi, hướng dẫn học sinh ( khi cần thiết)Chủ động điều hành, tổ chức lớp học Chuẩn bị đồ dùng học tập cho học sinh. Người tổ chức, hướng dẫn học sinh làm ra kiến thức .. 62.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> -Đánh giá kết quả học tập của học sinh:. Vẫn đánh giá bằng nhận xét, không cho điểm nhưng đánh giá để động viên là chính, khuyến khích học sinh tự tin, hứng thú và tiến bộ trong học tập. Việc đánh giá được xem xét cả quá trình học tập của học sinh; không chỉ dựa vào kết quả bài tập của mỗi bài học mà cần đánh giá năng lực học tập của học sinh, sự tiến bộ của học sinh về kiến thức, kĩ năng, sự hợp tác, khả năng sáng tạo…. 63.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Hoạt động 2: Vận dụng các hoạt động dạy học theo mô hình VNEN vào các hoạt động dạy học MĨ THUẬT. Mục tiêu: Học viên biết vận dụng các hoạt động dạy học của mô hình VNEN vào dạy học Mĩ thuật Câu hỏi thảo luận: 1. So sánh các hoạt động dạy học của mô hình VNEN và các hoạt động dạy học Mĩ thuật hiện hành. 2. Vận dụng các hoạt động dạy học của mô hình VNEN vào dạy học Mĩ thuật như thế nào?. 64.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Thông tin phản hồi: - So sánh các hoạt động dạy học của mô hình VNEN và các hoạt động dạy học Mĩ thuật hiện hành. VNEN 1. Hoạt động cơ bản Giúp học sinh trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức. 2. Hoạt động thực hành Áp dụng kiến thức đã học vào thực hành nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng. 3. Hoạt động ứng dụng Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ, người lớn.. CT Mĩ thuâtj hjện hành 1. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu Giúp học sinh tìm hiểu về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc, công dụng, các chi tiết của vật mẫu  có được hình ảnh đúng về sản phẩm sẽ phải làm, hình dung bước đầu về công việc sẽ thực hành trong bài học. 2. Hướng dẫn thao tác mẫu Giúp học sinh nắm được quy trình các thao tác làm ra sản phẩm. 3. Học sinh thực hành Áp dụng kiến thức về cách làm để làm được sản phẩm với sự trợ giúp của người lớn.. 65.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> Về cơ bản, các hoạt động dạy học của mô hình VNEN giống với các hoạt động dạy học hiện hành. Điểm khác là mô hình VNEN có thêm hoạt động ứng dụng. Đây là hoạt động rất thiết thực giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống, giúp cho cuộc sống của học sinh, gia đình, cộng đồng.. 66.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> - Vận dụng các hoạt động dạy học của mô hình VNEN vào các hoạt động dạy học môn Mĩ thuật:. 1.. Hoạt động cơ bản. - Quan sát, nhận xét mẫu - Tìm hiểu cách làm / Hướng dẫn thao tác mẫu. 2. Hoạt động thực hành. 2. Thực hành. 3. Hoạt động ứng dụng. 3. Ứng dụng kĩ năng đã học ( có thể có sự giúp đỡ của người lớn).. 67.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> - Vận dụng các hoạt động dạy học của mô hình VNEN vào các hoạt động dạy học môn Thủ công:. 1.. Hoạt động cơ bản. - Quan sát, nhận xét mẫu - Tìm hiểu cách làm / Hướng dẫn thao tác mẫu. 68. 2. Hoạt động thực hành. 2. Thực hành. 3. Hoạt động ứng dụng. 3. Ứng dụng kĩ năng đã học ( có thể có sự giúp đỡ của người lớn)..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> Hoạt động dạy học môn Thể dục khác với hoạt đông giáo dục Thể dục thế nào. Giống nhau: - Nội dung - Chương trình. Khác: - Phương pháp dạy. - Đánh giá.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Dạy học theo mô hình VNEN có 3 Hoạt động : - Hoạt động cơ bản - Hoạt động thực hành - Hoạt động ứng dụng Đối với môn thể dục khi áp dụng mô hình này thì nên có các hoạt động nào.

<span class='text_page_counter'>(71)</span>   . Hoạt động cơ bản Hoạt động ứng dụng Chú ý: Đặc thù bộ môn là một hoạt động thực hành bao gồm các hoạt động của HS : Hoạt đông học tập, hoạt động vui chơi.

<span class='text_page_counter'>(72)</span>  Đối. với môn thể dục sách giáo viên đã tương đối phù hợp với mô hình trường học kiểu mới vì vậy khi áp dụng mô hình trường học kiểu mới chúng ta đặc biệt quan tâm đến phương thức tổ chức các hoạt động nhằm cho tiết học thể dục nhẹ nhàng thoải mái, giáo viên cần linh hoạt bố trí các hoạt động, trò chơi..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> -. -. -. Phần mở đầu, Hoạt động khởi động như chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc, đứng vỗ tay hát,đứng xoay cổ tay, cẳng tay,cánh tay,đi thành vòng tròn và hít thở sâu,…hoạt động này ứng với hoạt động cơ bản trong mô hình VNEN Phần cơ bản trong sách giáo viên dây phần gồm các hoạt động giúp học sinh củng cố kiến thức cũ và xây dựng kiến thức mới, đây cũng là một phần trong hoạt động cơ bản trong mô hình VNEN Phần kết thúc của môn thể dục trong sách giáo viên giúp học sinh tăng cường, củng cố có thể được thông qua câu chuyện hoặc trò chơi, đây cũng là một phần trong hoạt động cơ bản trong mô hình VNEN.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> . Trò chơi được thiết kế nhằm củng cố kết quả học tập thông qua thực hành và các hoạt động của học sinh, thông qua các trò chơi vận động giáo viên có thể nhận xét, đánh giá năng lực của từng học sinh đây chính là hoạt động cơ bản trong mô hình VNEN.. . Hoạt động ứng dụng nhằm xem xét học sinh có thể áp dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào các tình huống trong gia đình và cộng đồng. Đây là hoạt động chưa được viết trong sách giáo viên môn thể dục tuy nhiên tùy vào tình hình thực tế tại từng địa phương giá viên có thể xem xét học sinh có thể ứng dụng ở những hoạt động nào để giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua phỏng vấn, hội thoại để đánh giá sự tiến bộ và hoàn thành công việc của học sinh...

<span class='text_page_counter'>(75)</span> Xây dựng bài dạy theo mô hình VNEN (bài 3: Dàn hàng, dồn hàng, trò chơi “Qua đường lội”). Mục tiêu ( SGK) - Ôn một số kĩ năng đội hình, đội ngũ đã học ở lớp 1. - Ôn cách chào, báo cáo khi giáo viên nhận lớp và kết thúc giờ học. - Ôn trò chơi “Qua đường lội”..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Hoạt động cơ bản Hoạt động 1:. Khởi động : Chạy theo hàng dọc nhẹ nhàng từ 50-60 m Đi thành vòng tròn và hít thở sâu. Hoạt động 2: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, dậm chân tại chỗ (1-2 lần).

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Hoạt động 3: Dần hàng ngang, dồn hàng (2-3 lần). Hoạt động 4: Ôn cách chào, báo cáo khi giáo viên nhận và kết thúc lớp.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Hoạt động 5: Trò chơi “ Qua đường Lội”. Hoạt động 6:Kết thúc -. Đứng tại chỗ, vỗ tay hát Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài và nhận xét GV và học sinh ôn chách trào nhau khi kết thúc giờ học.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> Hoạt động ứng dụng. Ứng dụng khi xếp hàng chào cờ, xếp hàng vào lớp học. Cùng cha, mẹ, người thân tập đi tránh điểm lội Chú ý : Nên chọn trò chơi vận động phù hợp với đời sống học sinh - Có thể tổ chức vui chơi tại trường (giờ ra chơi giữa giờ) tại gia đình, địa phương ….

<span class='text_page_counter'>(80)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×