Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

TONG KET 5 NAM TU HOC VA SANG TAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.1 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT K RÔNG BUK. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG TH HOÀNG DIỆU. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số: ... /BC-HD. Cư Né, ngày 10 tháng 11 năm 2012. BÁO CÁO TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG "MỖI THẦY, CÔ GIÁO LÀ MỘT TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, TỰ HỌC VÀ SÁNG TẠO". Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ chính trị, Chỉ thị số 1073/CT-TTg ngày 0711/2011 của thủ tướng chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh trong tình hình mới; Căn cứ vào công văn hướng dẩn số 211/HD-PGD&ĐT –CĐGD hướng dẩn liên tịch của Công Đoàn giáo dục và Phòng giáo dục Krông Buk ngày 29 tháng 10 năm 2012 về việc tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động” Mỗi Thầy giáo, Cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tao”; Trường TH Hoàng Diệu báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động như sau: I- BÁO CÁO TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG Đánh giá công tác tuyên truyền, chỉ đạo: 1-. Ngay từ đầu năm học, nhà trường và Công đoàn trường tiểu học Hoàng Diệu đã tiến hành tổ chức thành lập ban chỉ đạo gồm: Hiệu trưởng làm trưởng ban,Chủ tich Công đoàn làm phó ban thường trực. Nhà trường lập kế hoạch và đề ra nhiều biện pháp để tổ chức thực hiện cuộc vận động. - Tổ chức cho CBCC học tập quán triệt cuộc vận động một cách rộng rãi, tổ chức phát động thi đua, ban chỉ đạo đã tổ chức Hội thảo( Kết hợp trong ĐHCĐ trù bị, trong hội nghị CC – VC,..... ) trong toàn trường về “Tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” . Hội thảo đã đi sâu vào việc thảo luận mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động, xác định các tiêu chí về đạo đức, về nội dung tự học của nhà giáo và sự sáng tạo trong công tác giáo dục . Hội thảo cũng đề ra những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện cuộc vận động . Đó là tăng cường công tác tuyên truyền, vận động ; lồng ghép các nội dung của cuộc vận động này với các phong trào và các cuộc vận động khác trong nhà trường ; xem kết quả việc thực hiện vận động là tiêu chí quan trọng trong bình chọn thi đua . Hội thảo đã thực sự tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường . 2 . Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức, tinh thần tự học và sáng tạo của đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> a) Về đạo đức nhà giáo: - Hầu hết các thầy cô giáo có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm thực hiện pháp luật và tinh thần phục vụ nhân dân trong các hoạt động giáo dục, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực trong giáo dục. Luôn có ý thức giữ gìn vị thế và vai trò mô phạm của người thầy, không để xảy ra hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo . - Tấc cả các đ/c trong hội đồng sư phạm đều yêu ngành, yêu nghề, yên tâm công tác, mô phạm với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp, thương yêu trẻ. Đặc biệt đối với các cháu , các cô không chỉ đến với các Cháu bằng công việc mà còn bằng cả tình yêu thương, sự tôn trọng và thái độ thân thiện ; các cô không chỉ chú ý giáo dục mà còn chăm chút việc trồng người ; tuyệt đối không có biểu hiện đối xử thô bạo với trẻ bằng lời nói hoặc hành động. Các cô giáo thực sự là tấm gương về đạo đức, thực sự chiếm được cảm tình tin yêu, sự kính trọng của phụ huynh và nhân dân địa phương… - Các cô giáo trong trường có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đấu tranh, ngăn chặn đồng nghiệp vi phạm pháp luật và những quy định nghề nghiệp. b) Về tự học của nhà giáo: Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức khác nhau , nhiều thầy cô giáo trong trường đã không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn và tin học để phục vụ công tác giáo dục, đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp. Một số giáo viên tuy tuổi đã lớn, đã có trình độ chuyên môn vững vàng nhưng vẫn đi đầu trong việc tự học, tự nghiên cứu nhất là học tập ứng dụng công nghệ thông tin mới vào công tác và giảng dạy. Khắc phục khó khăn, có kế hoạch tự học và ý chí vươn lên rèn luyện kỹ năng, phương pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng giáo dục và nghệ thuật sư phạm. b) Về tính sáng tạo của nhà giáo: - Đổi mới sáng tạo trong vận dụng kiến thức, kĩ năng và đổi mới phương pháp vào quá trình giảng dạy là xu thế, là yêu cầu bức thiết nhằm góp phần thực hiện chủ trương hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước và hội nhập quốc tế. - Tích cực nghiên cứu tự làm thêm đồ dùng dạy học mới, cải tiến đồ dùng dạy học đã có phù hợp với điều kiện cụ thể của bài dạy, của lớp học và trẻ. Đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ tin học vào bài giảng và xử lý tốt các tình huống sư phạm. 3. Hạn chế, yếu kém - Công tác xây dựng kế hoạch trong thời gian đầu còn lúng túng, khó khăn. - Một số CBGVNV có tư tưởng chưa thật sự ổn định, chưa an tâm công tác, tinh thần tự học chưa cao. 4. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> a. Nguyên nhân: - Đa số CBGVNV trong nhà trường đều trẻ khỏe, năng nổ nhiệt tình, có ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm với công việc, nội bộ đoàn kết thống nhất cao. - Một số CBGV có hoàn cảnh khó khăn (con nhỏ, nhà ở quá xa trường, gia đình neo người… ) b. Bài học kinh nghiệm: - Chấp hành tốt sự lãnh đạo của Đảng, của cấp trên, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để việc thực hiện cuộc vận động đạt kết quả cao. - Chủ động phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong quá trình phát động và tổ chức các phong trào thi đua trong nhà trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức về pháp luật cho CBGVNV. - Đi sâu tìm hiểu, nắm vững điều kiện, hoàn cảnh năng lực của từng CBGVNV để phân công nhiệm vụ phù hợp. II. KẾ HOẠCH TIẾP TỤC THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG: 1. Mục tiêu - Tạo được phong trào rèn luyện trong toàn trường theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, những chuẩn mực đạo đức nhà giáo. - Phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên trong sự nghiệp giáo dục, trong việc giữ gìn uy tín để phát triển bền vững nhà trường. - Nâng cao vai trò, uy tín của mỗi thầy giáo, cô giáo, cán bộ và viên chức nhà trường trong hoạt động giáo dục và giảng dạy. - Xây dựng những tấm gương sinh động về đạo đức, về tinh thần tự học, không ngừng đổi mới và sáng tạo trong đội ngũ thầy giáo, cô giáo, cán bộ và viên chức trong nhà trường. - Tạo nên sự đổi mới rõ rệt về công tác quản lý và chất lượng giáo dục học sinh năm học 2012-2013. 2. Nội dung Gắn cuộc vận động với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ chính trị, Chỉ thị số 1073/CT-TTg ngày 0711/2011 của thủ tướng chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh trong tình hình mới; tiếp tục thực hiện các nội dung đã nêu.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> trong Nhị quyết số 442/NQ-CĐN ngày 01/11/2007 của Ban thượng vụ CĐGD Việt Nam; kế hoạch liên tịch số 285 KHBGD&ĐT-CĐGDVN Ngày 05/02/2009 giữa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo và chủ tịch CĐGD Việt Nam về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả Cuộc vận động. Toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn trường thực hiện các phẩm chất đạo đức, tinh thần tự học và tính sáng tạo của mỗi nhà giáo và cán bộ theo các nội dung sau: 2.1. Về đạo đức nhà giáo - Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm thực hiện pháp luật và tinh thần phục vụ nhân dân trong các hoạt động giáo dục, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực trong giáo dục. - Yêu ngành, yêu nghề, yên tâm công tác, mô phạm với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp, thương yêu chăm sóc chu đáo các cháu. - Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đấu tranh, ngăn chặn đồng nghiệp vi phạm pháp luật và những quy định nghề nghiệp. 2.2. Về tự học của nhà giáo: - Không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn và tin học để phục vụ công tác giáo dục, đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp. - Khắc phục khó khăn, có kế hoạch tự học và ý chí vươn lên rèn luyện kỹ năng, phương pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng giáo dục và nghệ thuật sư phạm. - Việc tự học của nhà giáo và và cán bộ quản lý nhà trường, vừa là quá trình để tự hoàn thiện mình vừa là để nêu gương cho học sinh noi theo. 2.3. Về tính sáng tạo của nhà giáo: - Sáng tạo trong vận dụng kiến thức, kĩ năng và đổi mới phương pháp vào quá trình giảng dạy. - Tích cực nghiên cứu tự làm thêm đồ dùng dạy học mới, cải tiến đồ dùng dạy học đã có phù hợp với điều kiện cụ thể của từng bài dạy. Học hỏi và thực hiện tốt theo chương trình giáo dục mầm non mới. - Đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng và xử lý tốt các tình huống sư phạm. - Đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý nhà trường, quản lý trẻ nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo. 3. Giải pháp chỉ đạo thực hiện 2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cuộc vận động trong mỗi năm học phù hợp với thực tiễn của nhà trường và đơn vị. ; xây dựng kế hoach thực hiện cho năm học mới và thời gian tiếp theo. 2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tọa đàm, hội thảo về những phẩm chất đạo đức nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học, nhận thức đúng vai trò, vị trí của cuộc vận động. Công tác này tiến hành thường xuyên và nhân kỷ niệm các ngày.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> lễ lớn trong năm học, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 với các hình thức phong phú và cách làm sáng tạo. Công đoàn phối hợp với chính quyền tổ chức tốt các buổi sinh hoạt, tọa đàm, hội thảo trong đội ngũ nhà giáo về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Treo khẩu hiệu “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trang trí ở vị trí thích hợp. 3.3. Tổ chức cuộc vận động gắn liền với đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, “Dạy tốt - Học tốt” và lồng ghép với các cuộc vận động khác đang tổ chức trong nhà trường và cuộc vận động: “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” 3.4. Tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện cuộc vận động. Thông qua kiểm tra kịp thời phát hiện, biểu dương những cá nhân thực hiện tốt, uốn nắn những hạn chế, yếu kém, thiếu sót. 3.5. Kiện toàn Ban chỉ đạo cuộc vận động của các cấp trong ngành. Cán bộ quản lý và cán bộ công đoàn giáo dục các cấp gương mẫu thực hiện cuộc vận động. Kết luận : Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mang tính ngành nghề sâu sắc, được đông đảo đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và lao động trong trường tiểu học Hoàng Diệu nói riêng và ngành Giáo dục nói chung tích cực hưởng ứng, được xã hội đồng tình. Thực hiện tốt cuộc vận động sẽ góp phần to lớn vào việc xây dựng đội ngũ nhà giáo vững mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; đồng thời góp phần to lớn vào việc thực hiện thắng lợi cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta phát động./. CHỦ TỊCH CĐCS (Đã ký). Phạm Thị Nhạ. HIỆU TRƯỞNG (Đã ký). Dương Đình Cảnh.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×