Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) đã có nhiều trang
thông tin (fact sheets) về vấn đề an toàn với nước tại Úc. Liên
lạc với Hội Cứu Người Hoàng Gia theo số:
1 3 0 0 R E S Q M E
( 1 3 0 0 7 3 7 7 6 3 )
Nếu cần biết thêm thông tin, hãy vào trang ṃang www.royallifesaving.com.
au
Supported by
Cẩn thận trông chừng và giữ cho trẻ sống!
AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI
CỨU HỘ CỨU HỘ
Q. Khi nào chết đuối trong bồn tắm xảy ra?
A. Phần lớn chết đuối trong bồn tắm xảy ra khi có khoảng ngưng trong tiến trình
bình thường trong gia đình, ví dụ chuông cửa reo khi cha mẹ đang tắm cho
trẻ. Trong số hơn 80% trường hợp chết đuối trong bồn tắm, trẻ đã tắm xong
rồi khi trẻ bị chết đuối. Nếu bạn phải rời phòng tắm vì bất cứ lý do gì – hãy
đem trẻ theo.
Q. Tôi có thể để trẻ một mình trong thời gian ngắn được không?
A. Không, nhiều cha mẹ và người trông nôm lầm lẫn tin rằng họ “chỉ đi có một
phút thôi” nhưng như vậy cũng đủ thời gian cho thảm kịch xảy ra.
Q. Tại sao cha mẹ để trẻ trong tình trạng không được giám sát
trong phòng tắm?
A.
Cha mẹ để trẻ trong tình trạng không được giám sát trong phòng tắm bởi vì họ:
• đang tìm khăn tắm/quần áo để quên
• trả lời/gọi những cuộc điện thoại
• đang chú tâm đến bản thân họ
• đang giặt đồ
• đang rửa chén bát
• đang xem chừng những trẻ em khác.
Q. Bạn có thể nghe con bạn chết đuối không?
A. Cha mẹ lầm lẫn tin rằng họ có thể lắng nghe và sẽ nghe được đứa con của họ
đang chết đuối. Chết đuối rất nhanh chóng và lặng lẽ, chết đuối không đi kèm
với tiếng trẻ khóc thét hoặc tiếng vẫy đập nước. Giám sát trong thời gian tắm
phải có một người lớn trong phòng tắm với trẻ. Không bao giờ nên giao trách
nhiệm cho một đứa lớn hơn (anh hay chị của bé) trông coi đứa nhỏ hơn.
Q. Bạn có thể sử dụng một ghế tắm và dụng cụ hỗ trợ tắm được
không?
A. Được, tuy nhiên những ghế tắm và dụng cụ hỗ trợ tắm không phải thay thế
cho việc giám sát liên tục của người lớn. Những dụng cụ này không ngăn được
trẻ leo trèo hoặc té ra khỏi ghế và chết đuối, và cha mẹ không nên tin rằng
con của mình sẽ an toàn hơn với những dụng cụ này.
Q. Còn những điều gì khác tôi có thể làm để giúp ngăn ngừa con
tôi khỏi chết đuối?
A. Phải luôn luôn cho thoát hết nước và cất đồ chơi và miếng bít lỗ khỏi bồn tắm
khi xong. Học hô hấp nhân tạo. Đó là một kỹ năng cứu sinh mạng và sinh
mạng bạn cứu được nhờ vào kiến thức này có thể là một người thân thương
của bạn. Phải luôn luôn chuẩn bị việc tắm trước và để tất cả những thứ cần
thiết sẳn sàng.
Vấn đề AN TÒAN
trong thời gian tắm
Giờ đi tắm Những
mục cần kiểm tra:
Trước khi tắm, để sẳn sàng
tất cả mọi thứ cần thiết
– khăn tắm, bộ đồ, dép đi
trong nhà
Để mặc điện thoại reo và
không để ý đến tiếng chuông
cửa trong khi trẻ đang ở
trong bồn tắm.
Hãy để một cái ghế xếp nhỏ
trong phòng tắm để ngồi
xuống trong khi trẻ đang ở
trong bồn tắm
Nếu bạn phải ra khỏi phòng
tắm vì bất cứ lý do gì, hãy
đem trẻ theo với bạn
Sau thời gian tắm, phải cho
thoát hết nước trong bồn tắm
ngay lập tức và đóng chặt
cửa phòng tắm khi không sử
dụng
Thời gian tắm cho
trẻ đáng lẽ là thời
gian vui thích,
nhưng thật đau
buồn, mỗi năm tại
Úc, có nhiều trẻ chết
đuối trong bồn tắm.
Vấn đề trẻ mới biết
đi chết đuối là một
vấn đề có thể ngăn
ngừa được.
Câu chuyện có thật
Trong khi con trai của tôi đang tắm, tôi ở trong phòng với nó
và chúng tôi đang chơi với đồ chơi của nó. Khi tôi tắm cho nó
xong, tôi để nó trong bồn tắm một phút, hay có thể đã là 5
phút, để lấy quần áo của nó. Nước không sâu lắm. Khi tôi trở
lại, tôi thấy nó mặt úp xuống trong bồn tắm.
Trang
thông tin
số
1
Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) đã có nhiều trang
thông tin (fact sheets) về vấn đề an toàn với nước tại Úc. Liên
lạc với Hội Cứu Người Hoàng Gia theo số:
1 3 0 0 R E S Q M E
( 1 3 0 0 7 3 7 7 6 3 )
Nếu cần biết thêm thông tin, hãy vào trang ṃang www.royallifesaving.com.
au
Supported by
Cẩn thận trông chừng và giữ cho trẻ sống!
AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI
CỨU HỘ CỨU HỘ
Q. Tại sao có nhiều trường hợp chết đuối xảy ra trong hồ bơi?
A. Hồ bơi nhà tọa lạc gần ngôi nhà và tính hiếu kỳ tự nhiên của trẻ có thể khiến
cho trẻ đến hồ. Trong phần lớn số chết đuối ở hồ bơi là trẻ mới biết đi té vào
hoặc đi vào một cách tự nguyện.
Q. Trẻ làm thế nào vào được hồ bơi nhà?
A. Cách thức phổ biến nhất của trẻ mới biết đi là đi vào trong khu vực hồ bơi qua
cổng để mở, qua cửa nhà, hoặc bằng cách sử dụng thiết bị gần đó để leo qua
hàng rào.
Q. Tôi sẽ nghe tiếng trẻ gọi kêu cứu khi đang đuối?
A. Không. Nhiều cha mẹ lầm lẫn tin rằng họ có thể lắng nghe tiếng trẻ nhưng chết
đuối có thể xảy ra trong tích tắc mà không có tiếng vẫy đập nước hoặc tiếng
khóc thét để báo hiệu cha mẹ.
Q. Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa con tôi khỏi chết đuối?
A. Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) tin rằng có 4 điều bạn cần làm để
ngăn ngừa chết đuối.
1. Trẻ nên được giám sát bất kỳ khi nào chúng ở trong, trên hoặc gần nước,
và việc giám sát này nên là một người lớn giám sát trẻ bằng mắt liên tục.
2. Rào hồ với rào bốn cạnh, điều này có nghĩa là lối vào hồ thông qua một
cái cổng, không phải thông qua nhà. Và tốt hơn là khu vực hồ chỉ sử dụng
để bơi và bất kỳ thiết bị nào không liên quan đến chức năng của hồ nên
để ngoài khu vực hồ.
3. Bạn và con bạn có tham gia lớp học làm quen với nước chưa.
4. Hãy học Hô Hấp Nhân Tạo
Q. Tôi có một hàng rào hồ bơi, con tôi có thể vào khu vực hồ bơi
như thế nào?
A. Trẻ không được giám sát có thể vào khu vực hồ bơi bằng cách sử dụng những
vật dụng đồ đạc và vật dụng vườn gần đó để làm bệ dưới chân để leo qua hàng
rào. Thêm vào đó, trong nhiều tình huống cổng hồ bơi được để mở để vào ra dễ
dàng. Cổng hồ bơi không nên bao giờ bị bỏ trong tình trạng mở.
Q. Tôi có thể làm gì được về điều này?
A. Hội Cứu Người Hòang Gia (Royal Life Saving) đã thiết kế Chương Trình Cẩn
Thận Trông Chừng (Keep Watch Program) đề cập đến vấn đề ngăn ngừa chết
đuối ở trẻ mới biết đi, tại Úc.
Chương Trình Cẩn Thận Trông Chừng (Keep Watch) có 4 thông điệp chính:
• Giám sát
• Rào hồ bơi của bạn và khóa cổng
• Cho trẻ làm quen với nước
• Học Hô Hấp Nhân Tạo
Ngăn ngừa trẻ mới biết đi chết đuối bao gồm tất cả những phần mục này.
Hầu như phân
nửa số chết đuối
ở trẻ em nhóm
tuổi 0-5 xảy ra ở
hồ bơi sân vườn
sau nhà.
Vấn đề AN TÒAN
đối với hồ bơi tại nhà
Hồ bơi Những mục
cần kiểm tra:
Bạn có mang mọi thứ bạn cần
đến khu vực hồ bơi không, để
mà bạn không cần phải trở
vào nhà và không phải để lại
trẻ không ai giám sát? Những
thứ bạn cần đến, chẳng hạn
như khăn tắm, kem chống
nắng v.v...
Bạn có đăng ký cho con bạn
vào lớp học làm quen với
nước không? Điều này sẽ
giúp cho trẻ tự tin với nước
và là một bước nền chuyển
tiếp cho việc học bơi trong
tương lai.
Các thành viên trong gia đình
có tham dự khóa học Hô hấp
nhân tạo không? Phải luôn
luôn cập nhật hàng năm.
Hồ bơi có rào không?
Cổng có tự đóng lại không và
tự cài chốt lại không?
Không được để cổng hở vào
bất kỳ lúc nào
Trang
thông tin
số
2
Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) đã có nhiều trang
thông tin (fact sheets) về vấn đề an toàn với nước tại Úc. Liên
lạc với Hội Cứu Người Hoàng Gia theo số:
1 3 0 0 R E S Q M E
( 1 3 0 0 7 3 7 7 6 3 )
Nếu cần biết thêm thông tin, hãy vào trang ṃang www.royallifesaving.com.
au
Supported by
Cẩn thận trông chừng và giữ cho trẻ sống!
AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI
CỨU HỘ CỨU HỘ
Q. Trẻ mới biết đi thường chết đuối ở đâu nơi trang trại?
A. Nơi thường xuyên nhất có trẻ mới biết đi chết đuối là các đập nước, tuy nhiên
số chết đuối ở tất cả khu vực sông rạch vùng nông thôn đang tăng lên.
Q. Làm thế nào để giữ trẻ an toàn?
A. Ở những khu vực nông thôn, không phải lúc nào cũng có thể rào ngăn chặn
những khu vực nước rộng lớn chẳng hạn như hồ, đập, vì thế Hội Cứu Người
Hòang Gia (Royal Life Saving) đề nghị cha mẹ tạo ra khu chơi an toàn cho trẻ.
Có thể là một khu được rào an toàn gần nhà và trẻ có thể được người lớn giám
sát chặt chẽ.
Q. Khu vực chơi an toàn của trẻ là gì?
A. Một khu vực chơi an toàn của trẻ là một nơi được chọn lựa và sắp xếp chuẩn bị
cẩn thận, nơi này được rào lại an toàn và giúp ngăn ngừa không cho trẻ vào
được khu vực trang trại khi không có sự giám sát của người lớn. Những yêu cầu
rào hồ, bao gồm cánh cổng và then cài thích hợp ‘trẻ không thể phá được’, có
thể được sử dụng để hướng dẫn trong việc sắp xếp chuẩn bị một khu chơi an
tòan.
Q. Tại sao cha mẹ để cho trẻ không người giám sát?
A. Có nhiều lý do tại sao sự chú ý vào trẻ của cha mẹ có thể bị sao lãng. Cuộc
sống bận rộn, các cuộc điện thoại, khách viếng thăm, chuẩn bị bữa ăn, anh chị
em khác của trẻ là những điều cũng đòi hỏi sự chú ý tập trung. Chương trình
Cẩn Thận Trông Chừng (Keep Watch) chủ trương rằng giám sát nên được hỗ
trợ với những khu vực vui chơi an toàn có rào và tập làm quen với nước, và các
thành viên gia đình tham gia học hô hấp nhân tạo.
Q. Tôi có thể làm điều gì khác để ngăn ngừa chết đuối?
A. Hãy đảm bảo rằng những người khác trên nông trại (ví dụ công nhân nông trại,
khách viếng) được thông báo để “trông chừng” trẻ, chúng có thể lãng vãng
gần nước - đặc biệt vào lúc cao điểm khi cha mẹ có thể bị sao lãng (ví dụ thu
hoạch, di dời kho, ăn uống ngoài trời (BBQ) với khách)
Q. Tôi có thể lấy thông tin thêm ở đâu về việc xây một khu chơi an
toàn?
A. Tổ chức Farmsafe Australia (An Toàn Nông Trại Úc) (trang web: www.farmsafe.
org.au) và tổ chức USA National Children’s Centre for Rural and Agricultural
Health and Safety (Trung tâm trẻ em quốc gia Mỹ cho vấn đề An Toàn và Sức
Khỏe Nông Nghiệp và Nông Thôn), (trang web: www.marshfi eldclinic.org/
research/children/) có thông tin về thiết kế và xây dựng khu chơi an toàn.
Chết đuối bây giờ
xảy ra thường
xuyên ở sông
rạch nông thôn
hơn bất kỳ chỗ
nào khác. Trẻ
mới biết đi chết
đuối nơi sông, hồ,
đập, cũng như
ở những máng
nước và các kênh
tưới tiêu.
Câu chuyện có thật
Có cha mẹ nông dân đang tham gia một buổi tiệc ngoài trời tại một
nông trại khác với đứa con bốn tuổi của họ. Mẹ của bé đi vào trong
nhà kho để kiểm tra kho, bỏ đứa con chơi bên ngoài. Người mẹ trở ra
một vài phút sau đó và không thấy con trai của bà. Sau 30 phút tìm
kiếm, người ta thấy cậu bé ở một trong ba đập nước phía sau nhà.
Các đập nước hơn 30 mét từ chổ nhà kho và được rào xung quanh
với một rào gồm 3 dây điện, dây thấp nhất cách mặt đất 40cm.
Cũng có một rào gồm 1 dây điện cách mặt đất 65cm.
Sông rạch vùng nông
thôn Những mục cần
kiểm tra:
Lấp mương rãnh không sử
dụng, bể tắm cừu và hố cắm
cọc
Che/đậy nắp giếng và bể nước
Phải luôn luôn phân công một
người nào đó “cẩn thận trông
chừng” trẻ em.
Những người khác trên nông
trại (ví dụ, công nhân nông
trại, khách viếng) phải được
báo cho biết để “cảnh giác
trông chừng” trẻ em, trẻ có
thể lảng vảng gần những khu
vực nước - đặc biệt vào những
lúc cao điểm khi cha mẹ có
thể bị sao nhãng (ví dụ thu
hoạch, di dời kho, ăn uống
ngoài trời với khách viếng)
Tạo ra một khu vực chơi an
toàn có rào chắn an toàn
gần ngôi nhà để ngăn trẻ
em không vào khu vực làm
việc trên nông trại, bao gồm
những khu vực nước.
Vấn đề AN TÒAN
đối với nước nông trại
Trang
thông tin
số
3
Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) đã có nhiều trang
thông tin (fact sheets) về vấn đề an toàn với nước tại Úc. Liên
lạc với Hội Cứu Người Hoàng Gia theo số:
1 3 0 0 R E S Q M E
( 1 3 0 0 7 3 7 7 6 3 )
Nếu cần biết thêm thông tin, hãy vào trang ṃang www.royallifesaving.com.
au
Supported by
AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI
CỨU HỘ CỨU HỘ
w w w. r o y a l l i f e s a v i n g . c o m . a u
Q. Tại sao chết đuối xảy ra ở sông rạch?
A. Có nhiều lý do khiến cho có chết đuối xảy ra ở những vùng này. Bề mặt phẳng
lặng của sông rạch có thể cho một cảm giác an toàn giả tạo. Các luồng nước,
ngay cả trong những sông rạch dường như tĩnh lặng có thể trở nên nguy hiểm.
Không có nhân viên cứu hộ đi tuần ở vùng sông rạch, và nếu có ai đó gặp nguy
hiểm, có lẽ không có ai cứu họ cả. Những người biết bơi cũng có thể hoảng hốt
nếu họ bị vướng vào những vật chìm dưới nước có ở nhiều sông rạch.
Q. Chết đuối xảy ra ở đâu?
A. Với sông rạch, có nhiều nơi có chết đuối xảy ra – sông, hồ, đập, kênh thoát tiêu,
bể, và lạch đều là nơi có chết đuối xảy ra.
Q. Tôi cần phải cẩn trọng như thế nào nếu tôi muốn bơi trong vùng
sông rạch?
A. Nên nhớ rằng điều kiện nước thích hợp có thể thay đổi hàng giờ với dòng nước.
Những vật chìm dưới nước, như nhánh cây hoặc tảng đá, thường không nhìn
thấy được từ phía trên mặt nước, gây ra nguy cơ chấn thương cổ và cột sống,
đặc biệt đối với người nhảy chúi xuống nước. Luôn luôn xuống nước chậm rãi,
đưa chân xuống trước – không bao giờ nhảy chúi xuống dưới nước. Hãy cảnh
giác nước lạnh cũng có thể gây giảm thân nhiệt.
Q. Những ai chết đuối ở vùng sông lạch?
A. Có nạn nhân ở mọi lứa tuổi chết đuối ở vùng sông rạch, từ trẻ em đến người
lớn tuổi.
Q. Tại sao vùng sông rạch nguy hiểm?
A. Mùa thay đổi, ngập lụt và những ảnh hưởng thiên nhiên khác có thể làm cho
sông rạch thay đổi. Nên nhớ, nếu đường băng ngang qua nước đã bị ngập lụt
đừng cố băng ngang qua. Nước nhìn có vẽ tĩnh lặng và cạn từ phía trên nhưng
có thể đường băng ngang qua không còn nữa.
Q. Bốn chỗ nguy hiểm trọng yếu của vùng sông rạch?
A. Luồng nước – trong một phạm vi - hướng chảy và tốc độ của dòng nước có thể
thay đổi từ vùng này qua vùng khác. Hai bờ - một bờ sông sạt lỡ có thể dẫn
đến tai nạn té xuống nước. Lòng sông – lòng sông có thể không bằng phẳng,
không vững chắc và trơn trượt. Các vật cản dưới nước – hãy cảnh giác với
những vật có thể nằm dưới mặt nước. Tảng đá, nhánh cây và rác có thể gây ra
chấn thương.
Bạn có biết rằng hầu
hết các trường hợp
chết đuối xảy ra trong
môi trường nước thiên
nhiên- sông, hồ, và
đập? Đừng để mặt nước
tĩnh lặng vào một ngày
quang đãng lừa phỉnh
bạn, nhiều luồng nước
trông có vẻ như tĩnh
lặng có thể có những
mối nguy hiểm.
Vấn đề AN TÒAN
nơi sông rạch
Sông rạch Những mục
cần kiểm tra:
Luôn luôn xuống nước chậm rãi;
đưa chân xuống trước, không bao
giờ nhảy chúi xuống nước
Bờ sông - một bờ sông sạt lỡ có
thể dẫn tới tai nạn té xuống nước
Lòng sông - một lòng sông có thể
không bằng phẳng, không vững
chắc hoặc trơn trợt
Các vật cản dưới nước – hãy cảnh
giác với những vật có thể ở phía
dưới mặt nước. Đá, nhánh cây và
rác đều có thể gây thương tích
Những dòng nước không thể đoán
trước được - đừng mong đợi rằng
các dòng nước chảy theo hình thể
con sông
Nước có thể lạnh nhiều hơn là bạn
tưởng vì vậy hãy cảnh giác với
vấn đề giảm thân nhiệt - sự sụt
giảm nhiệt độ bên trong cơ thể
làm cho các cơ quan thiết yếu của
bạn trong tình trạng nguy hiểm
Đừng băng ngang qua sông rạch
ngập lụt
Thường có những luồng nước
mạnh khi sông chảy vào các hồ
hay các đập nước
Hãy nhớ rằng mưa to thay đổi
mực nước.
Trang
thông tin
số
4
Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) đã có nhiều trang
thông tin (fact sheets) về vấn đề an toàn với nước tại Úc. Liên
lạc với Hội Cứu Người Hoàng Gia theo số:
1 3 0 0 R E S Q M E
( 1 3 0 0 7 3 7 7 6 3 )
Nếu cần biết thêm thông tin, hãy vào trang ṃang www.royallifesaving.com.
au
Supported by
Cẩn thận trông chừng và giữ cho trẻ sống!
AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI
CỨU HỘ CỨU HỘ
Q. Những ai chết đuối ở hồ bơi công cộng?
A. Trong thập niên qua, 80 người đã chết đuối ở những hồ bơi công cộng,
một phần tư trong số này là trẻ em dưới năm tuổi. Trong khi trẻ em
là những nạn nhân chính, những người không biết bơi té xuống hoặc
những người biết bơi bị vướng vào tình huống ngoài khả năng ứng phó
của họ cũng gặp nguy hiểm.
Q. Tại sao chết đuối xảy ra tại hồ bơi công cộng?
A. Nhiều người lầm lẫn tin rằng một khi họ đã vào hồ bơi công cộng,
trách nhiệm về sự an toàn của con trẻ của họ là nơi người cứu hộ. Điều
này không đúng. Nhân viên cứu hộ không phải là người trông trẻ. Một
số cha mẹ cũng tin rằng những phụ huynh khác sẽ để mắt đến con của
họ. Cha mẹ hoặc người giám hộ chịu trách nhiệm đối với sự an toàn
của con mình.
Q. Vai trò của người cứu hộ ở hồ bơi là gì?
A. Vai trò của người cứu hộ ở hồ bơi công cộng là giám sát hoạt động an
toàn của các phương tiện và đảm bảo những người đến hồ có thể vui
chơi an toàn. Một vài nhiệm vụ của người cứu hộ là dán những bảng
cảnh báo, dựng và thực thi điều luật an toàn, lao rửa và làm sạch sàn
hồ, sơ cứu cơ bản. Thường thường người cứu hộ thực hiện những trách
nhiệm này cho hàng trăm người đến chơi tại một thời điểm, vì vậy điều
quan trọng là bạn phải luôn luôn giám sát con trẻ của mình.
Q. Giám sát là gì?
A. Giám sát có nghĩa là bạn cách đứa con mình chỉ trong phạm vi một
cánh tay. Giám sát không phải là để mắt tới đứa con của bạn trong khi
bạn đi đến tiệm cà phê, viếng quầy, quán (kiosk), tán gẫu hoặc đọc
một cuốn sách – giám sát là bản thân bạn chỉ cách con mình trong
phạm vi một cánh tay.
Q. Tôi có thể làm gì để cho chuyến đi đến hồ công cộng an
toàn hơn?
A. Luôn luôn tuân theo tất cả mọi hướng dẫn cho bạn của người cứu hộ,
và thực hiện theo những lời khuyên của các biển hiệu xung quanh hồ.
Khi bạn đến hồ bơi, bạn có thể vui chơi an toàn. Nếu có người phá
rối bạn, dùng ngôn ngữ thô tục hay hành vi không đúng, hãy nói cho
nhân viên cứu hộ có thẩm quyền ngăn chặn hành vi này.
Q. Tôi có thể làm gì để giữ cho con tôi an toàn tại hồ bơi
công cộng?
A. Luôn luôn nhớ rằng tại hồ bơi công cộng bạn chịu trách nhiệm cho sự
an toàn của trẻ mà bạn có trách nhiệm trông coi. Khi bạn dẫn con bạn
đến một hồ bơi công cộng hãy giải thích cho trẻ biết nghĩa của những
biển hiệu cảnh báo.
Vấn đề AN TÒAN
ở hồ bơi công cộng
Hồ bơi công cộng
Những mục cần kiểm
tra:
Tuân theo những chỉ dẫn cho
bạn của nhân viên cứu hộ
Không có hành vi nguy hiểm
hay không an toàn
Không xô đẩy hoặc ném người
vào hồ
Không nổ bom hoặc vẫy nước
thái quá
Không có cử chỉ hay ngôn ngữ
xúc phạm, phá rối và bắt nạt
Không khạt nhổ
Không ngồi lên hay nắm giữ dây
phân chia khu vực
Luôn luôn kiểm tra độ sâu của
nước trước khi vào hồ
Bơi trong ranh giới/phạm vi
thích hợp
Các hồ bơi công cộng có
thể là một nơi tuyệt vời
để vui chơi, với nhiều
các phương tiện khác
nhau, có các bài học và
lớp học cho mọi người
đến hồ. Tuy nhiên, cũng
như bất kỳ nơi nào có
nước, hồ bơi công cộng
có thể trở thành nơi
nguy hiểm nếu những
điều lệ an toàn hợp lý
không được tuân theo.
Trang
thông tin
số
5