Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

GA THI GVG VONG TINH BAI 26 THIEN NHIEN CHAU PHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.47 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết 29. CHƯƠNG VI. CHÂU PHI BÀI 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI. I/ Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: - Biết được đặc điểm về vị trí địa lí, hình dạng lục địa, đặc điểm địa hình và khoáng sản của Châu Phi - Đọc và phân tích lược đồ tự nhiên để tìm ra vị trí địa lí, đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản ở Châu Phi. II/ Chuẩn bị: -. GV: Lược đồ tự nhiên Châu Phi. HS: Xem bài ở nhà.. III/ Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: HS1: Trả lời trắc nghiệm. 1/ Hiện nay người ta phân loại các nước trên thế giới và đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của từng nước, từng châu lục theo tiêu chuẩn nào? 2/ Theo thống kê hiện nay trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Châu lục có quốc gia đông nhất là? HS2: Hãy cho biết sự khác nhau giữa lục địa và châu lục? 3. Giới thiệu bài mới: Trên thế giới có 6 châu lục: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Đại Dương và Châu Nam Cực. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một trong các châu lục đó: Châu Phi. Cả Châu lục là một cao nguyên khổng lồ, rất giàu khoáng sản, lại có đường xích đạo đi qua chính giữa lãnh thổ. Sự độc đáo đó của Châu Phi đã đem lại cho thiên nhiên những đặc điểm gì? Để hiểu rõ hơn cô và các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. Bài 26: Thiên nhiên Châu Phi. Hoạt động của thầy và trò Chuyển ý: Vị trí địa lí của Châu Phi có đặc điểm gì, chúng ta tìm hiểu mục (1) Vị trí địa lí. */ Hoạt dộng 1: GV: Treo lược đồ tự nhiên Châu Phi và giới thiệu Châu Phi gồm có phần đất liền và 1 số đảo quần đảo xung quanh. GV: Giới thiệu các điểm cực. GV: Quan sát lược đồ hãy cho biết hình dạng Châu Phi?. Nội dung. 1. Vị trí địa lí:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HS: Trả lời. GV: Châu Phi có dạng hình khối. Hỏi: Châu Phi có diện tích bao nhiêu? HS: Trả lời. GV: Châu Phi có diện tích hơn 30 triệu km2. GV: Yêu cầu HS xem hình 25.1 trang 80 SGK. Hỏi: Dự đoán xem lãnh thổ Châu Phi rộng xếp hàng thứ mấy trong các Châu lục ? sau những châu lục nào? HS: Trả lời. GV: Là Châu lục lớn thứ 3 trên thế giới, sau Châu Á và Châu Mĩ, với diện tích hơn 30 triệu km2. GV: Gọi HS nhắc lại.. - Châu Phi có dạng hình khối... - Là châu lục lớn thứ ba trên thế giới, với diện tích hơn 30 triệu GV: Các em quan sát lược đồ tự nhiên Châu Phi trên km2. bảng kết hợp hình 26.1 (Lược đồ tự nhiên Châu phi) SGK trang 83. Hỏi: Châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào? HS: Trả lời. GV: - Phía Bắc giáp Địa Trung Hải. - Phía Tây giáp Đại Tây Dương. - Phía Đông Nam giáp Ấn Độ Dương. - Phía Đông Bắc giáp Biển Đỏ, ngăn cách Châu Á qua kênh đào Xuy-ê. Tóm lại: bao bọc Châu Phi là các đại dương và biển. - Bao bọc Châu Phi là các đại GV: Gọi HS nhắc lại. dương và biển. GV: Giới thiệu đường xích đạo. Hỏi: Đường xích đạo đi qua phần nào của Châu Phi? HS: Trả lời. GV: Đường xích đạo đi qua bồn địa Công gô, hồ Vichtôria, chia Châu Phi ra 2 nửa gần bằng nhau. GV: Giới thiệu đường chí tuyến Bắc, đường chí tuyến Nam. Hỏi: Đường chí tuyến Bắc đi qua phần nào của Châu lục? Đường chí tuyến Nam đi qua phần nào của Châu lục? HS: Trả lời. GV: Đường chí tuyến Bắc đi qua gần giữa Bắc Phi (hoang mạc Xa-ha-ra), Đường chí tuyến Nam đi qua gần giữa Nam Phi (hoang mạc Ca-la-ha-ri). Tóm lại: Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. GV: Gọi HS nhắc lại. - Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Hỏi: Vậy lãnh thổ Châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HS: Trả lời. GV: Thuộc môi trường đới nóng. GV: Giới thiệu dòng biển nóng, dòng biển lạnh trên lược đồ. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời những câu hỏi sau: 1/ Nêu tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh chảy ven bờ biển Châu Phi? 2/ Cho biết ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên thế giới? 3/ Đường bờ biển có đặc điểm gì? Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Châu phi? GV: Gọi HS đọc to câu thảo luận. Gợi ý để HS trả lời tốt câu 3. HS: Tiến hành thảo luận - thời gian 3’ GV: Thông báo hết thời gian. Gọi đại diện trả lời từng câu. Đại diện nhóm khác nhận xét , bổ sung. GV: Chốt lại từng câu: 1/ Các dòng biển nóng: MôDămBich, Mũi Kim, Ghinê. Các dòng biển lạnh: CaNari, BenGhêLa, Xômali. Các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu. 2/ Kênh đào Xuy-ê do 1 công ty hỗn hợp Anh, Pháp, Hà Lan, Hoa Kỳ bỏ vốn. Từ khi kênh đào được đưa vào sử dụng (1869) con đường giao thông vận tải đường biển giữa Châu Âu, Châu Á đã thuận tiện hơn nhiều. VD: Từ Luân Đôn đi Ấn Độ trước kia phải qua Đại Tây Dương, vòng qua mũi Hảo vọng của Châu Phi, qua Ấn Độ Dương mới đến Ấn Độ. Nhờ có kênh đào Xuy-ê thông Địa Trung Hải với biển Đỏ nên từ Luân Đôn đi Ấn Độ không đi theo con đường như trước đây nữa mà đi theo đường Địa Trung Hải qua kênh đào xuy-ê, qua Biển Đỏ đến Ấn Độ, thời gian rút ngắn được 24 ngày. Kênh đào Xuy-ê là điểm nút giao thông quan trọng hàng hải quốc tế. 3/ Đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo và đảo, lớn hơn cả là đảo Ma-đa-ga-xca và bán đảo Xô-ma-li. GV: Gọi HS nhắc lại. GV: Mặc dù cũng có đường chí tuyến đi qua, nhưng khoảng cách từ trung tâm Bắc Phi đến bờ biển lớn hơn khoảng cách từ Nam Phi đến bờ biển, nên ảnh hưởng của biển có thể vào sâu trong lục địa Nam Phi, khí hậu. - Đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo và đảo..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nam Phi ẩm hơn Bắc Phi. Chuyển ý: Qua phần 1 các em đã xác định được vị trí địa lí của Châu Phi, với vị trí địa lí đó có ảnh hưởng như thế nào đến địa hình ? Châu Phi có những loại khoáng sản quý hiếm nào, cô và các em tìm hiểu tiếp mục 2. */ Hoạt động 2: GV: Màu sắc trên lược đồ thể hiện các dạng địa hình: - 0200m so với mực nước biển (màu xanh lá mạ) địa hình đồng bằng. - 200m500m (màu vàng) địa hình cao nguyên thấp. - 500m1000m (màu vàng cam) địa hình cao nguyên cao. - 1000m2000m (màu đỏ cam), màu gạch (2000m3000m) và sậm hơn (trên 3000m) là địa hình núi. GV: Cho HS hoàn thành phiếu học tập với nội dung sau: 1. Cho biết Châu Phi có dạng địa hình nào chủ yếu ? - Địa hình Bắc Phi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Địa hình Nam Phi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2. Nhận xét về sự phân bố của địa hình đồng bằng ở Châu Phi. GV: Phát phiếu học tập, HS thảo luận - thời gian 2’ GV: Gọi đại diện trả lời – nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Phần lớn Bắc Phi có độ cao 200m500m. GV: Tuy nhiên giữa địa hình cao nguyên Bắc Phi vẫn có 2 dạng địa hình xen lẫn vào đó là 2 địa hình nào? HS: Trả lời. GV: Chốt lại: + Các vùng đất thấp có độ cao 0200m nằm giữa cao nguyên, tạo nên các bồn địa thấp như: bồn địa Sát. + Các cao nguyên có độ cao 500m1000m như Tatxi-li At-gi-e giữa hoang mạc Xa-ha-ra, các sơn nguyên có độ cao trên 500m như sơn nguyên Êtiôpi. Cao nguyên trên 500m và sơn nguyên bao quanh các cao nguyên thấp đã tạo nên các bồn địa cao như Nin thượng. GV: Nam Phi có độ cao trên 1500m với khối núi BIÊ phía Tây và Sơn nguyên đông Phi ở phía Đông giữa địa hình sơn nguyên Nam phi vẫn có những cao nguyên cao 500m1000m xen vào tạo thành bồn địa như bồn địa Công gô. Hỏi: Nhìn chung phần lớn Châu phi thuộc dạng địa hình nào ? HS: Trả lời.. 2. Địa hình và khoáng sản. a/ Địa hình:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> GV: Toàn bộ Châu Phi có thể coi như một cao nguyên khổng lồ cao trung bình 750m chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa. GV: Gọi HS nhắc lại.. GV: Giới thiệu thêm địa hình phần đông của châu lục. GV: Qua phân tích các em thấy địa hình phía Đông Nam tập trung các cao nguyên cao, còn địa hình phía Tây Bắc là các bồn địa và hoang mạc. Hỏi: Cho biết hướng nghiêng chính của địa hình Châu Phi ? HS: Trả lời. GV: Hướng nghiêng chính của địa hình Châu Phi thấp dần từ Đông Nam tới Tây Bắc. GV: Đồng bằng thấp phân bố ven biển. GV: Gọi HS nhắc lại.. - Toàn bộ Châu Phi có thể coi như một khối cao nguyên khổng lồ, chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa.. - Đồng bằng thấp phân bố ở Hỏi: Quan sát lược đồ kể tên các dãy núi ở Châu Phi? ven biển. HS: Trả lời. GV: Phía tây Bắc có dãy Atlat với đỉnh cao nhất là đỉnh TupCan 4165m, Đông Nam có dãy Đrêkenbec với đỉnh Catkin cao 3298m. Hỏi: Em có nhận xét gì về các dãy núi ở Châu Phi? HS: Trả lời. GV: Châu phi rất ít núi cao. - Rất ít núi cao. Hỏi: Quan sát lược đồ các em hãy đọc tên các sông, hồ lớn ở Châu Phi ? và xác định vị trí sông, hồ trên lược đồ. HS: Trả lời. GV: Sông: Sông Nin, Sông Cônggô, Sông Nigiê. Hồ: Vich tôria, hồ Tanganica, Nyatxa, Sat GV: Sông Nin lớn nhất thế giới dài 6.671km, hồ lớn nhất là hồ Vich tôria có diện tích 68000km2 , sâu 80m. GV: Sông, hồ Châu Phi có giá trị kinh tế rất cao. Hỏi: Quan sát lược đồ cho biết Châu Phi có những b/ Khoáng sản. loại khoáng sản nào? HS: Trả lời. Hỏi: Em có nhận xét gì về khoáng sản của Châu Phi? HS: Trả lời. GV: Chốt lại: Châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú. Đặc biệt là kim loại quý hiếm HS: Nhắc lại. Châu Phi có nguồn khoáng sản GV: Treo bảng khoáng sản Châu Phi. phong phú. Gọi lần lượt từng đại diện trả lời nơi phân bố của.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Châu Phi. Khoáng sản Châu Phi Các khoáng sản chính - Dầu mỏ - khí đốt. Sự phân bố - Đồng bằng ven biển Bắc Phi và Tây phi. - Sắt - Núi trẻ Atlat, Drêkenbec. - Vàng - Khu vực Trung phi, các cao nguyên Nam phi. - Côban-Mangan, đồng, - Các cao nguyên Nam Phi. chì, kim cương và uranium.. 4. Củng cố - Dặn dò: - Củng cố: Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 1. Châu phi có diện tích lớn hơn 30 triệu km2 là châu lục: a/ Lớn nhất thế giới. b/ lớn thứ hai trên thế giới. c/ lớn thứ ba trên thế giới. d/ Cả 3 câu (a,b,c) đều sai. 2. Bờ biển Châu Phi có đặc điểm gì ? a/ Ít bị cắt xẻ, ít vịnh và đảo. b/ cắt xẻ mạnh, nhiều vịnh và đảo. 3. Châu Phi có dạng địa hình chủ yếu. a/ Đồng bằng thấp. b/ Núi cao đồ sộ. c/ Sơn nguyên và bồn địa. - Dặn dò: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK. Để chuẩn bị tốt cho tiết học tới các em xem trước bài 27 “Thiên nhiên Châu Phi (TT)” sưu tầm tranh ảnh về xavan, hoang mạc, rừng rậm xích đạo..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×