Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Chân dung nhà đầu tư mạo hiểm ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.64 KB, 4 trang )

Chân dung nhà đầu tư mạo hiểm
Chuyên gia tài chính huyền thoại John Neff đã từng khẳng định: “Thị trường
chứng khoán là sân chơi của những chú khủng long và không phải ai cũng có thể thu
về những khoản lợi nhuận khổng lồ tại đây”.
Quả thật, đối với những công ty non trẻ và đang trong quá trình phát triển thì thị
trường chứng khoán vẫn là một sân chơi quá sức, vì thế họ đã tìm đến các nhà đầu tư
mạo hiểm như một cứu cánh để có thể đứng vững và vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Vậy những ai được coi là nhà đầu tư mạo hiểm, và hoạt động đầu tư của họ thể hiện
như thế nào?
Tại Mỹ, hoạt động đầu tư mạo hiểm đang ngày một phát đạt và hiện nay có gần
100.000 công ty chuyên về lĩnh vực này đang hoạt động. Nhiều công ty đã phát hành
cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và có những đỏi hỏi khá cao đối với các nhà đầu
tư tham gia, chẳng hạn như phải có tài sản ít nhất 1 triệu USD hay vốn đóng góp bị giữ
lại trong ít nhất 2 năm. Còn theo Hiệp hội đầu tư mạo hiểm Anh, gần như tất cả trong
số ba triệu người dân làm việc trong các công ty Anh nhận được sự hỗ trợ từ các
nguồn vốn đầu tư mạo hiểm. Rất nhiều công ty có thể đã không tồn tại nếu thiếu sự trợ
giúp quý giá của các nhà đầu tư mạo hiểm, cụ thể là sự “tiếp sức” bằng tiền mặt và tư
vấn về quản lý cho các công ty. Có thể so sánh đầu tư mạo hiểm như một ngành công
nghiệp thực thụ, với giá trị lên đến 50 tỷ bảng Anh đầu tư vào trên 23.000 công ty kể từ
năm 1983. Hiện nay, ngành công nghiệp này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ
khi vào năm 2001, các nhà đầu tư mạo hiểm đã chi 12 tỷ bảng Anh, tăng 36% so với
cùng kỳ năm trước.
Vậy các nhà đầu tư mạo hiểm đã làm những gì?
Các công ty đầu tư mạo hiểm được đánh giá là những “kho tiền” và thường
được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, chỉ một số ít theo mô hình
công ty cổ phần, do công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ linh hoạt hơn trong việc quyết định
các khoản đầu tư, trong khi ở công ty cổ phần thì những quyết định kiểu này phải được
Hội đồng quản trị hay Hội đồng cổ đông thông qua.
Vốn của các công ty mạo hiểm có thể đến từ rất nhiều nguồn khác nhau: từ
những nhà đầu tư cá nhân ưa thích hoạt động đầu tư mạo hiểm, ngân hàng, đến các
những quỹ trợ cấp, quỹ lương hưu…


Mô hình phổ biến của hoạt động này là các nhà đầu tư mạo hiểm sẽ góp vốn cho
những công ty nhỏ, phát triển nhanh nhưng không thể tăng vốn trên thị trường chứng
khoán. Sau đó, với kinh nghiệm và các mối quan hệ của mình, họ có thể trợ giúp các
công ty này trong hoạt động kinh doanh với hy vọng một ngày nào đó, các công ty này
trở thành những chú khủng long thực sự. Lúc đó, khoản tiền đầu tư trước kia sẽ được
thu về với số lượng lớn hơn gấp nhiều lần.
Đối với hoạt động đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư phải chấp nhận vòng quay
vốn trung hạn hay dài hạn, thường là từ 5 đến 7 năm. Người ta có thể đầu tư vào bất
kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, tuy nhiên, vốn đầu tư mạo hiểm thường xuyên được tập
trung vào các khu vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế, chẳng hạn như Internet
hay lĩnh vực công nghệ cao. Theo đánh giá của giới chuyên môn thì những khu vực
kinh tế này có nhiều nhân tố giúp các kế hoạch kinh doanh của họ trở nên thực tế hơn.
Mỗi công ty mạo hiểm có những phương hướng kinh doanh cho riêng mình và
không phải công ty nào cũng quyết định đầu tư một cách nhanh chóng. Thông thường,
mọi việc phải được kiểm tra và cân nhắc một cách cẩn trọng, và quá trình kiểm tra này
tuỳ thuộc vào phương pháp của mỗi công ty. Ví dụ trường hợp của Dugas Venture, một
công ty mạo hiểm khá nổi tiếng tại Anh, từng đầu tư cho nhiều tập đoàn lớn như
Vodaphone. Các chuyên viên của Dugas thường đóng giả khách hàng của những công
ty mình dự định đầu tư để kiểm tra hiệu quả kinh doanh, cũng như rất nhiều những chi
tiết nhỏ nhặt khác của công ty đó.
Vai trò quản lý trong hoạt động đầu tư mạo hiểm
Vai trò quản lý ở đây rất quan trọng, bởi vì các nhà đầu tư không chỉ đơn thuần
là người ký séc, mà vai trò của họ còn lớn hơn thế nữa khi họ là người cung cấp những
lời khuyên hữu ích trong quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh.
Hiệp hội đầu tư mạo hiểm Anh cho biết, khoảng 50% nguồn vốn đầu tư mạo
hiểm là nhằm mục đích mở rộng thị trường, đặc biệt là giúp các hoạt động kinh doanh
hiện tại tăng trưởng và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, đối với
nhiều công ty, tất cả những gì họ cần từ nguồn vốn đầu tư mạo hiểm là những khoản
tiền mặt kịp thời và lời khuyên dành cho cấp quản lý.
Một số tập đoàn nổi tiếng hiện nay tại Anh được xây dựng từ những nguồn vốn

đầu tư mạo hiểm như Lastminute.com, National Express Group, Trafficmaster và
Whittards of Chelsea. Còn tại Mỹ, những cái tên như Apple, Federal Express, Compaq,
Sun Microsystems, Intel và Microsoft được biết đến như những công ty ngay từ đầu đã
chủ động đón nhận dòng vốn đầu tư mạo hiểm để phát triển.
Không phải không có sức ép
Song song với chiều hướng tăng dần của các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm,
những rắc rối cũng đã bắt đầu nảy sinh từ việc nhiều người cho rằng đầu tư mạo hiểm
chỉ là thủ đoạn mua rẻ bán đắt, về bản chất là một sự đầu cơ trục lợi. Trong nhiều cuộc
thảo luận đầu tư vào các công ty nhỏ, những nhà đầu tư mạo hiểm đã phải hứng chịu
“búa rìu dư luận” khi bị buộc tội lợi dụng giá rẻ để kiếm lời, chỉ quan tâm đến vòng quay
đồng tiền mà không đếm xỉa đến tương lai của các nhân viên. Và một hoạt động đầu tư
mạo hiểm nào thất bại thì lại là cái cớ cho những người phản đối phương thức đầu tư
này lên tiếng chỉ trích.
Các nhà đầu tư mạo hiểm đã ra sức bảo vệ quan điểm của mình, cho rằng họ
hành động không chỉ vì lợi nhuận. Theo họ thì họ bị phản đối chỉ vì “những kẻ đa nghi”
kia không hiểu hết những ích lợi mà hoạt động mạo hiểm đem lại cho nền kinh tế. Tình
trạng thiếu hụt tài chính sẽ là trở ngại lớn trên con đường phát triển của bất kỳ doanh
nghiệp nào, trong khi hệ thống ngân hàng không đủ khả năng hỗ trợ vốn đã khiến các
công ty gặp rất nhiều khó khăn trong cố gắng đổi mới công nghệ, thiết bị và nâng cao
năng lực kinh doanh. Do vậy, các công ty chỉ còn giải pháp là tìm ra mọi nguồn vốn đầu
tư có thể.
Theo khảo sát của các nhà đầu tư mạo hiểm, đại đa số các công ty đã phát đạt
nhanh chóng sau khi chấp nhận các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, trong khi con số thất
bại và gian lận chỉ là rất nhỏ, do đó, mọi người không thể dựa vào đó để “kết án” hoạt
động đầu tư hiệu quả này.
Bạn thử tưởng tượng xem, sẽ là như thế nào nếu cách đây 25 năm, hai chàng
sinh viên Bill Gates và Paul Allen phát minh ra phần mềm máy tính, nhưng họ lại từ
chối những khoản đầu tư mạo hiểm để tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Nếu quả thật
như vậy thì chắc hẳn ngày nay chúng ta không thể được hưởng thụ những thành quả
mà các phần mềm của Microsoft mang lại cho toàn thế giới. Quả thật, các công ty mới

thành lập hiện có rất nhiều ý tưởng kinh doanh hay, đồng thời rất cần vốn để biến ý
tưởng của mình thành hiện thực. Nắm bắt được yếu tố này, những nhà đầu tư mạo
hiểm đã không bỏ lỡ cơ hội, bởi họ nhìn thấy được, khi những ý tưởng kinh doanh này
thành công thì lợi nhuận thu về sẽ gấp hàng trăm lần lượng số tiền bỏ ra ban đầu, mà
lợi nhuận cuối cùng chính là phần thưởng cho những người có hiểu biết, có kinh
nghiệm và dám mạo hiểm.

×