Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ÔN TẬP NHẬN ĐỊNH LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHẦN NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.09 KB, 9 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP NHẬN ĐỊNH
LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
PHẦN NHÀ NƯỚC
I- NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO:
 1- Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội
=> Sai. Vì Chaủ nghĩa Mac Lenin cho rằng: nhà nước xuất hiện một cách
khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cữu và bất biến. Nhà
nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan
cho sự tồn tại và phát triển của chúng khơng cịn nữa.
2- Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai
cấp
 Sai. Quyền lực xã hội trong chế độ Cộng sản nguyên thủy chưa tách ra khỏi xã
hội mà gắn liền với xã hội, hịa nhập với xã hội. Quyền lực đó do tồn xã hội tổ
chức ra và phụ vụ lợi ích của cả cộng đồng.
3- Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng hồn tồn có thể đồng nhất
 Sai. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đạt đến một trình độ phát triển nhất
định, khi xã hội phân chia giai cấp thì nhà nước xuất hiện. Nhà nước mang tính
xã hội bởi nhà nước ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội và nhà nước
cũng chính là công cụ quan trọng để quản lý xã hội
Nhà nước và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xã hội giữa vai trò
quyết định, là tiền đề, cở sở cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của nhà
nước. Và nhà nước có sự tác động trở lại đối với xã hội theo các chiều hướng
tích cực hoặc tiêu cực.
4- Quyền lực tư tưởng của một nhà nước thể hiện ở sự thống trị và sự cho phép
tồn tại duy nhất tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội
 Sai. Về tư tưởng, giai cấp thống trị xác lập hệ tư tưởng chính thống, thông qua
nhà nước, giáo dục hệ tư tưởng ấy trong đời sống xã hội, góp phần hình thành
sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp. Chứ không phải là nhà
nước quyết định sự tồn tại của tư tưởng.
1



5- Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin cho rằng mọi nhà nước đều phải mang
tính giai cấp nhưng khơng phải nhà nước nào cũng mang tính xã hội
 Sai. Vì nhà nước xuất hiện từ những nhu cầu giải quyết các cơng việc chung,
bảo vệ lợi ích chung của tồn bộ xã hội. Hơn nữa Mác cũng cho rằng: “chỉ có
vì những quyền lợi chung của xã hội thì một giai cấp cá biệt mới có thể địi hỏi
thống trị phổ biến được.” Như vậy có thể nói nhà nước xuất phát từ xã hội và
do xã hội và ở một mức độ nhất dịnh có thể nói đây là tính xã hội của nhà
nước.
6- Chủ quyền quốc gia tạo nên quyền quyết định khơng có sự giới hạn của một
nhà nước
 Sai. Chủ quyền quốc gia là khả năng thực hiện quyền lực của nhà nước lên cư
dân và trong một phạm vi lãnh thổ nhất định.
7- Chức năng hành pháp của nhà nước là hoạt động nhằm bảo đảm cho pháp
luật được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi
phạm
 Sai. Chức năng hành pháp bao gồm hai quyền: quyền lập quy và quyền hành
chính:
o Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản dưới luật nhắm cụ thể
pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành
o Quyền hành chính: quyền tổ chức tất cả các mặt các quan hệ xã hội bằng
cách sử dụng quyền lực Nhà nước.
8- Chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ mới xuất hiện từ sau cách
mạng tư sản

9- Mọi hoạt ính thể Cộng hịa Tổng thống, Chính phủ do tổng thống bầu ra,
độc lập với nghị viện, không chịu trách nhiệm trước nghị viện.
17- Hình thức chính thể cộng hịa dân chủ chỉ được hình thành từ sau cách mạng
tư sản


II- Tự luận:
1. So sánh quyền lực xã hội trong XHCSNT với quyền lực nhà nước trong xã
hội có giai cấp.
Quyền lực xã hội trong XH CSNT (khả năng áp đặt ý chí đối với tồn xã hội): quyền
lực chưa tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liền với xã hội, hịa nhập với xã hội.
Quyền lực đó do tồn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng.
\ Quyền lực
Quyền lực là quyền định đoạt mọi cơng việc quan trọng về mặt chính trị và sức
mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy
\ Quyền lực xã hội:
+Do toàn bộ thành viên trong xã hội tổ chức ra, không tách rời khỏi xã hội
+Sở dĩ có được quyền lực ấy là do nhu cầu của xã hội đặt ra cần quản lý, điều
hành
+Không tổ chức thành bộ máy riêng biệt để thực hiện sự cưỡng chế
+ Khi thực hiện quyền lực không chỉ phục vụ cho một nhóm người nào mà cho
tồn thể cộng đồng
\ Quyền lực xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thủy:
Tổ chức quản lý:
4




Hội đồng thị tộc:là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, bao gồm tất cả những
người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc, tất cả đều có
quyền bầu cử như nhau



Tù trưởng (người cầm đầu trong thời bình)




Thủ lĩnh quân sự (chỉ huy quân sự)

Quyền lực trong nhà nước có giai cấp: quyền lực tách khỏi xã hội, gắn liền với giai
cấp cầm quyền, giai cấp thống trị, nhà nước. Quyền lực này được dùng để trấn áp, điều
khiển, điểu chỉnh các mối quan hệ xã hội
Quyền lực kinh tế: sở hữu đối với các tư lieuj sản xuất trong xã hội và có quyền
thu thuế.
Quyền lực chính trị: xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng công cụ bạo lực vật
chất: quân đội, Tòa án, cảnh sát, pháp luật,…
Quyền lực về tư tưởng: xây dựng hệ tư tưởng tạo sự phục tùng có tính chất tự
nguyện.
Quyền lực được chia ra thành bộ máy riêng để cưỡng chế, phục vụ cho một nhóm
người, hoặc một tập thể giai cấp thống trị.

2. Chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa quan điểm Mácxít và các học thuyết phi
Mác-xít về nguồn gốc nhà nước.
Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước:( các học thuyết trước
Mác)

Thuyết thần quyền: (ra đời vào thời kỳ cổ, trung đại) cho rằng thượng đế chính là
người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự
chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế.

5


Phái quân quyền: cho rằng quyền lực của thượng đế được trao trực tiếp cho vua (hay

hoàng đế) để vua cai quản dân chúng.

Phái giáo quyền: Để bảo vệ cho giáo hội, phái giáo quyền đã đưa ra quan điểm là quyền
lực của thượng đế được trao cho giáo hội, sau đó giáo hội chỉ giữ lại quyền thống trị về
mặt tinh thần c n quyền thống trị về mặt thể xác được trao cho nhà vua để nhà vua quản
lý nhà nước và cai trị dân chúng

Phái dân quyền: cũng cho rằng quyền lực của thượng đế được trao gián tiếp cho vua
nhưng không phải thông qua giáo hội mà thông qua dân chúng. Như vậy, vua nhận sự
ủy thác quyền lực của thượng đế từ nhân dân

Thuyết gia trưởng: (ra đời vào thời kỳ cổ - trung đại) cho rằng nhà nước xuất
hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà
nước chính là mơ hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là
từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội
loài người.

Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh
xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác
mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước
– để nô dịch kẻ chiến bại.

Thuyết tâm lý: cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người
nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ,…

Thuyết “khế ước xã hội”:
Thuyết khế ước xã hội cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế
ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự
nhiên khơng có nhà nước. Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường
6



hợp nhà nước khơng giữ được vai tr của mình các quyền tự nhiên bị vi phạm thì
khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước
mới.

Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin về nguồn gốc của nhà nước:
Chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng:

-

Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội
vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những
điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không c n nữa.

-

Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất
định. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy.
Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân chia xã
hội thành các giai cấp đối kháng

3. Chứng minh rằng bản chất của nhà nước là sự tương tác giữa tính giai cấp
và tính xã hội.
Bản chất của Nhà nước được thể hiện qua: Tính giai cấp và tính xã hội.
Ø  Tính giai cấp
Về kinh tế: giai cấp cầm quyền xác lập quyền lực kinh tế bằng cách qui định quyền sở
hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội (rừng, biển, đất đai, sông ng i…)
và quyền thu thuế
Về chính trị: giai cấp cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và những công cụ bạo lực

vật chất như: quân đội, cảnh sát, t a án, pháp luật (quyền lực chính trị).
Về tư tưởng: giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và tuyên truyền
tư tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra sự nhận thức thống nhất trong xã hội, tạo
ra sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội đối
với giai cấp thống trị.
Ø  Tính xã hội của Nhà nước:

7


Ngồi ý chí của giai cấp thống trị, nhà nước cịn phải ghi nhận và phản ánh ý chí của
các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội.
Nhà nước còn phải giải quyết những cơng việc vì lợi ích chung của xã hội, thể hiện vai
trò của nhà nước trong sự tồn tại và phát triển của cộng đồng
Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
Đây là mối quan hệ biện chứng, là hai mặt cùng thuộc về bản chất của nhà nước.
Trong xã hội có giai cấp và có nhà nước thì tính giai cấp và tính xã hội ln cùng song
song tồn tại trong bản chất nhà nước. Khơng thể có nhà nước chỉ có tính giai cấp mà
khơng có tính xã hội và ngược lại.
Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước không chỉ chịu sự tác động của một
yếu tố mà đó là sự tác động của 2 yếu tố xã hội và giai cấp. Tùy vào tình hình, thời
điểm, điều kiện, từng giai đoạn lịch sử mà có sự thay đổi nhất định, đơi khi yếu tố giai
cấp nối bật hơn và có trường hợp tính giai cấp trội hơn, nhưn trong bất kỳ trường hợp
nào cũng có hai yếu tố tồn tại. VD: trong giai đoạn chuyển từ nhà nước cộng sản
nguyên thủy đến nhà nước chiếm hữu nô lệ, các thành phần giai cấp thay đổi, xuất
hiện giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, từ sự phân chia giai cấp đó, các yếu tố xã hội
bị tác động, ý chí của người cầm quyền thay đổi, ý chí của kẻ bị bốc lột ln muốn nối
dậy đấu tranh thay vì cùng chung sống và chia sẻ như nhà nước CSNT.
4. Việc tổ chức Bộ máy Nhà nước ở các quốc gia có nhất thiết phải theo một
mơ hình cụ thể khơng? Tại sao?

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương,
được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ
để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước
Việc tổ chức Bộ máy Nhà nước ở các quốc gia phải theo một mơ hình cụ thể vì mỗi
quốc gia sẽ có những ngun lý, tư tưởng làm quan điểm chỉ đạo bắt nguồn từ bản
chất nhà nước, là cơ sở tổ chức nhà nước. Và mỗi quốc gia sẽ có những nhà nước với
những bản chất khác nhau thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử. vd: Nguyên tắc trong tổ
chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước XHCN là nguyên tắc Đảng lãnh đạo. Từ đó
ln có một mơ hình cụ thể trong bộ máy nhà nước ở các quốc gia.
5. Hãy trình bày quan điểm của mình về nhận định sau: “Nhà nước quản lý
ít nhất là tốt nhất”.

8


Theo quan điểm của tôi về nhận định “Nhà nước quản lý ít nhất là tốt nhất” là nhà
nước phải đánh giá đúng thực trạng quốc gia và xu hướng phát triển để đưa ra những
lựa chọn chính sách phù hợp mới là yếu tố quyết định để vận hành thành công công
tác quản lý nhà nước.
VD: Trước năm 1986 khi chưa cãi cách kinh tế thì nhà nước ngồi cơng việc quản lý
nhà nước cịn phải chăm lo bao cấp mọi mặt của đời sống xã hội, công việc nhiều
chồng chất nhiều khó khăn.
Nếu tạo điều kiện để những người dân tự lo cho mình và đóng thuế cho Nhà nước, thì
nhà nước quản lý vừa ít việc, mà sự ấm no lại đạt được dễ dàng hơn.
Như vậy, với quan điểm trên là đúng nhưng cần tránh chồng chéo chức năng giữa các
cơ quan trong hệ thống quản lý. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Bài tập thêm:
1. Phân tích mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
2. Theo khái niệm và các dấu hiệu của nhà nước, liên minh các quốc gia có
thỏa mãn các dấu hiệu này khơng ?

3. Theo (anh chị) mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện hay Quốc hội
nên là kìm chế đối trọng hay kiểm tra giám sát?
4. Phân biệt hình thức cấu trúc nhà nước liên bang và hình thức cấu trúc nhà
nước đơn nhất.
5. So sánh vai trị của thủ tướng chính phủ trong chính thể cộng hịa đại nghị
và cộng hịa hỗn hợp ?

9



×