Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

giao an tin khoi 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 131 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 1 Ngày soạn: / /2012 Ngày giảng: / / 2012. KHÁM PHÁ MÁY TÍNH Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết vai trò của máy tính, và các dạng của thông tin trong đời sống. - Nhớ lại các bộ phận quan trọng của máy tính. - Các dạng thông tin cơ bản và phân loại. - Vai trò của máy tính trong đời sống 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Nhận diện các bộ phận của máy tính và biết chức năng cơ bản của mỗi bộ phận. - Ôn lại các thao tác cơ bản với máy tính đã được làm quen. 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong giờ học. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, bảng, phấn. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 6ph 1. Bài cũ: - Ổn định. - Ổn định lớp. - Kiểm tra vở. 3ph 2. Bài mới: Năm qua các em đã làm quen với môn tin học - Lắng nghe. được một thời gian rồi. Năm nay các em sẽ làm quen tiếp tục với bộ môn này trong cả hai học kì. Để tiếp tục chương trình của năm học trước, hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em ôn lại các kiến thức mà ta đã được học ở năm qua. 3. Các hoạt động: 15ph a. Hoạt động 1: Hỏi: Máy tính có khả năng làm việc như thế - Trả lời câu hỏi: nào? + Nhanh, chính xác, liên tục... Hỏi: Có mấy loại thông tin thường gặp? Là - Trả lời câu hỏi: những loại nào? + 3 loại thông tin: văn bản, âm thanh, hình ảnh. Hỏi: Máy tính giúp con người làm những gì? - Trả lời câu hỏi: + Làm việc, học tập, giải trí, liên lạc Hỏi: Máy tính thường có mấy bộ phận chính? - Trả lời câu hỏi: + Có 4 bộ phận: màn hình, chuột, phần thân, bàn phím. - Hãy kể tên 2 thiết bị ở trong lớp học hoạt - Trả lời câu hỏi.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> động phải dùng điện. + Quạt, bóng điện... 10ph b. Hoạt động 2: BT1. Điền Đ/S vào các câu sau: - Làm bài tập. - MT có khả năng tính toán nhanh hơn con + Đ. người? - Ti vi hoạt động được là nhờ có điện. + Đ. - Có thể học tốt mọi ngoại ngữ nhờ máy tính? + Đ. - Máy điều hoà chạy bằng xăng? + S. - Âm thanh là một dạng thông tin? + Đ. - Tủ lạnh có thể bảo quản thông tin? + S. - Màn hình hiện kết quả làm việc của máy tính? + Đ. 3ph 4. Củng cố - dặn dò: - Lắng nghe. - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu học sinh về nhà thu thập ba dạng thông tin..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết vai trò của máy tính, và các dạng của thông tin trong đời sống. - Nhớ lại các bộ phận quan trọng của máy tính. - Các dạng thông tin cơ bản và phân loại. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Nhận diện các bộ phận của máy tính và biết chức năng cơ bản của mỗi bộ phận. - Ôn lại các thao tác cơ bản với máy tính đã được làm quen. 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong giờ học. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng máy - Học sinh: SGK, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 6ph 1. Bài cũ: - Ổn định. - Ổn định lớp. - Kiểm tra vở. 3ph 2. Bài mới: Ở tiết trước thầy đã hướng dẫn cho các em - Lắng nghe. nhớ lại một số kiến thức cũ ở năm trước. Đến tiết này, thầy sẽ tiếp tục hướng dẫn các em ôn lại tiếp một số kiến thức đã học ở năm trước. 3. Các hoạt động: 15ph c. Hoạt động 3: Chia học sinh thành 4 nhóm để thảo luận, sau - Thảo luận nhóm sau đó trả lời. đó 1 học sinh ở mỗi nhóm trình bày ý kiến. BT2. Hãy kể tên năm thiết bị dùng trong gia - Tivi, đèn, quạt, tủ lạnh, máy vi tính. đình cần điện để hoạt động. BT3. Hãy kể tên các thiết bị dùng ở lớp học - Đèn, quạt. khi hoạt động phải dùng điện. 10ph d. Hoạt động 3: Hỏi: Trình bày các thao tác để khởi động 1 - Nháy kép chuột vào biểu tượng có phần mềm (1 trò chơi) từ màn hình nền. trên màn hình. - Nhắp chuột phải lên biểu tượng, sao đó nhắp chọn chữ “Open” bằng chuột - Nhận xét. trái. 3ph 4. Củng cố - dặn dò: - Lắng nghe. - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu học sinh về nhà thu thập ba dạng thông tin Tuần 2 Ngày soạn:. / /2012.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngày giảng: / / 2012. BÀI 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính. - Biết được bộ phận nào là quan trọng nhất của máy tính. - Biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Nhận biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình. - Nhận biết mô hình hoạt động của máy tính: nhận thông tin, xử lí thông tin và xuất thông tin. 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, một số tư liệu về máy tính xưa và nay (hình ảnh). - Học sinh: SGK, vở. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 5ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Ổn định. - Kiểm tra vở. 2ph 2. Bài mới: - Lắng nghe. Chúng ta đã được học về máy tính, nhưng chúng ta có biết lịch sử ra đời của máy tính và hiện nay nó đã được cải tiến như thế nào không? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết điều đó. 3. Các hoạt động: 15ph a. Hoạt động 1: Máy tính xưa và nay: - Quan sát, ghi bài. - Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm 1945, có tên là ENIAC, nặng gần 27 tấn, chiếm diện tích gần 167m2 (H2- trang 5) - Máy tính ngày nay nặng khoảng 15kg, chiếm diện tích 0.5 m2. - Máy tính ngày nay nhỏ gọn hơn, tiêu tốn ít điện hơn, rẻ hơn… Hỏi: Các em đã biết khá nhiều về máy tính rồi - Lắng nghe câu hỏi. thế nhưng em có biết nhiệm vụ từng bộ phận - Thảo luận – trả lời. của máy tính không? 12ph b. Hoạt động 2: Nhắc lại câu hỏi: Các bộ phận của máy tính làm + Bàn phím, chuột: đưa thông tin vào nhiệm vụ gì? để máy tính xử lí. + Phần thân máy: Thực hiện quá trình xử lí. + Màn hình: Đưa thông tin ra sau khi.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3ph. xử lí. - Nghe rút kinh nghiệm – ghi bài. Hỏi: Bộ phận nào của máy tính quan trọng - Trả lời câu hỏi. nhất? + Phần thân máy. 4. Củng cố - dăn dò: - Lắng nghe. Khái quát sự phát triển của máy tính, và nhiệm vụ của từng bộ phận máy tính..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> BÀI 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính. - Biết được bộ phận nào là quan trọng nhất của máy tính. - Biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Nhận biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình. - Nhận biết mô hình hoạt động của máy tính: nhận thông tin, xử lí thông tin và xuất thông tin. 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy, máy chiếu - Học sinh: tập, bút. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 6ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Ổn định. - Kiểm tra vở. 3ph 2. Bài mới: - Lắng nghe. Chúng ta đã được học về máy tính, nhưng chúng ta có biết lịch sử ra đời của máy tính và hiện nay nó đã được cải tiến như thế nào không? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết điều đó. 3. Các hoạt động: 25ph c. Hoạt động 3: * Bài tập Gọi học sinh lên bảng tính: - Thực hành làm bài tập. - Tính xem chiếc máy tính xưa nặng gấp mấy - Thực hành tính toán. lần chiếc máy tính hiện nay. - Lấy 27 tấn đổi ra kg (= 27.000 kg). Sau đó lấy 27.000 kg chia cho 15 kg. 27.000 : 15 = 1800 lần. - Tính xem chiếc máy tính xưa chiếm diện tích - Thực hành tính toán. bao nhiêu căn phòng rộng 20 m2. - Lấy 167 m2 chia cho 20 m2. 167 : 20 = 8.35 căn phòng. - Tính tổng của 15, 21 thông tin vào là gì, thông - Trả lời câu hỏi. tin ra là gì? + Thông tin vào là: 15, 21, dấu (+) + Thông tin ra là: kết quả của phép tính (=36) - Tính hiệu của 200 và 177; thông tin vào là gì, + Thông tin vào là: 200, 177, dấu (-) thông tin ra là gì? + Thông tin ra là: kết quả của phép tính (=23) 3ph 4. Củng cố - dăn dò: - Lắng nghe. - Khái quát sự phát triển của máy tính, và.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> nhiệm vụ của từng bộ phận máy tính. - Về nhà học lại bài..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tuần 3 Ngày soạn: / /2012 Ngày giảng: / / 2012. Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU? (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh biết được một số thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Nhận diện và thử nghiệm các thao tác với đĩa cứng. - Biết được dữ liệu máy tính được lưu ở đâu và lưu nhờ những bộ phận nào. 3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, hình ảnh hoặc vật thật về đĩa cứng, đĩa CD, đĩa mềm, đĩa Flash (USB), máy chiếu. - Học sinh: SGK, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 5ph 1. Bài cũ: - Gọi học sinh nhắc lại cách khởi động một phần - Trả lời: nhắp hai lần chuột trái mềm ứng dụng hoặc một trò chơi. lên biểu tượng trên màn hình. - Gọi học sinh nhắc và chỉ lại các bộ phận của máy - Trả lời. tính để dàn ở trước mặt. 2ph 2. Bài mới: - Lắng nghe. - Khi làm việc với máy tính các em có thể lưu kết quả để dùng lại. Chẳng hạn như những bức tranh em vẽ, bài văn em soạn để sau mở ra xem, chỉnh sửa hoặc em muốn lưu giữ những bài tập thực hành lại để các buổi sau thực hành tiếp. - Vậy để lưu các kết quả trên người ta làm thế nào?. Người ta dùng các thiết bị lưu trữ dưới đây. 3. Các hoạt động: 7ph a. Hoạt động 1: - Nghe - ghi Giới thiệu đĩa cứng: - Dùng để lưu trữ những dữ liệu và thông tin quan trọng. Là thiết bị lưu trữ quan trọng nhất. Nó được lắp đặt cố định trong phần thân. - Cho học sinh quan sát hình dạng đĩa cứng. 20ph b. Hoạt động 2: - Nghe – ghi vào vở Giới thiệu đĩa mềm, đĩa CD, và các thiết bị nhớ Flash: - Để thuận tiện cho việc trao đổi và di chuyển thông tin dễ dàng người ta sử dụng các thiết bị lưu trữ: đĩa mềm, đĩa CD và các thiết bị nhớ flash. - Các thiết bị này có thể tháo lắp ra khỏi máy tính 1.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 3ph. cách dễ dàng. - Cho học sinh xem một số hình ảnh về các thiết bị - Quan sát ảnh. trên. *Thực hành: - TH1: Quan sát máy tính để bàn tìm vị trí của ổ đĩa - Quan sát + thực hành. CD. - TH2: Quan sát để nhận biết khe cắm của thiết bị nhớ flash. 4. Củng cố - dăn dò: - Lắng nghe. Nhắc lại các thiết bị lưu trữ của máy tính, nhấn mạnh thiết bị lưu trữ quan trọng nhất là đĩa cứng ..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU? (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh bước đầu làm quen với nơi lưu trữ tài liệu, đó là: thư mục, tập tin (tệp tin). 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Nhận dạng và thực hiện các thao tác với thư mục, tập tin (cắt, xóa, di chuyển,...) - Biết lưu dữ liệu vào các thư mục máy tính. 3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, một số hình ảnh về thư mục, tập tin - Học sinh: Sgk, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 5ph 1. Bài cũ: - Gọi học sinh nhắc lại cách khởi động một phần - Trả lời: nhắp hai lần chuột trái mềm ứng dụng hoặc một trò chơi. lên biểu tượng trên màn hình. - Gọi học sinh nhắc và chỉ lại các bộ phận của máy - Trả lời. tính để dàn ở trước mặt. - Gọi học sinh nhắc lại các thiết bị lưu trữ các - Lắng nghe – nhận xét. chương trình máy tính. - Nhận xét – ghi điểm. 2ph 2. Bài mới: - Khi làm việc với máy tính các em có thể lưu kết - Lắng nghe. quả để dùng lại. Chẳng hạn như những bức tranh em vẽ, bài văn em soạn để sau mở ra xem, chỉnh sửa hoặc em muốn lưu giữ những bài tập thực hành lại để các buổi sau thực hành tiếp. - Vậy khi lưu bài thực hành, ta cần chú ý những gì? Ta cần chú ý là nội dung chúng ta lưu ở đâu? Với tên là gì? 3. Các hoạt động: 7ph a. Hoạt động 1: - Nghe - ghi Giới thiệu thư mục: - Do chúng ta tạo ra, dùng để lưu trữ những dữ liệu và thông tin cá nhân như: bài tập, học tập, giải trí, ... - Cho học sinh quan sát một số thư mục mẫu. - Hướng dẫn học sinh cách tạo thư mục. - Gọi 1 hoặc 2 học sinh lên thực hiện mẫu. 10ph b. Hoạt động 2: - Nghe – ghi vào vở Giới thiệu tập tin: - Do chúng ta tạo ra, dùng để lưu trữ những bài tập thực hành mà ta thực hiện. - Cho học sinh quan sát một số tập tin mẫu. - Quan sát ảnh..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> * Chú ý đối với tập tin: Tên tập tin phải có đủ 2 phần: phần tên chính và phần mở rộng. - Cho học sinh quan sát một số tên tập tin mẫu bao - Quan sát ảnh. gồm phần tên chính và hần mở rộng. - Phần tên chính và phần mở rộng phải cách nhau - Quan sát + thực hành. bởi dấu chấm (.). - Hướng dẫn học sinh mở trình soạn thảo Word, Paint, Excel sau đó bảo học sinh nhắp chuột vào biểu tượng (Save). - Tiếp tục hướng dẫn học sinh các thao tác còn lại để lưu vào thư mục vừa tạo. - Gọi 1 hoặc 2 học sinh lên thực hiện mẫu. c. Hoạt động 3: 10ph *Thực hành: - TH1: Hãy tạo một thư mục với tên là họ tên và lớp của mình. Ví dụ: “ HO THI THU LOP 31”. - TH2: Quan sát để nhận biết khe cắm của thiết bị nhớ flash. 4. Củng cố - dăn dò: 3ph - Nhắc lại đặc điểm nhận biết thư mục và tập tin. - Về nhà học lại bài.. - Lắng nghe. - Chú ý quan sát thao tác của bạn. - Thực hành tạo thư mục và lưu tập tin vào thư mục.. - Lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tuần 4 Ngày soạn: / /2012 Ngày giảng: / / 2012. EM TẬP VẼ Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh ôn lại những kiến thức về phần mềm đồ họa Paint đã được học trong sách “Cùng học tin học quyển 1” như: cách khởi động trang vẽ, hộp màu, hộp công cụ, màu vẽ, màu nền. - Học sinh ôn lại thao tác sử dụng các công cụ để tô màu, vẽ hình đơn giản, di chuyển phần hình vẽ, ... 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: Vận dụng các công cụ vẽ đã học để vẽ các hình ảnh khó hơn. 3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ để vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, một số hình ảnh được vẽ sẵn từ các công cụ vẽ. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 5ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - 4 bộ phận: bàn phím, màn hình, - Gọi học sinh nhắc lại các bộ phận của máy tính để phần thân máy, chuột. Phần quan bàn và phần nào quan trọng nhất. trọng nhất là phần thân máy. 2ph. 2. Bài mới: Ta đã ôn lại những kiến thức ở năm học trước và đã khám phá máy tính rồi. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen lại một chương trình đã học ở năm trước nhưng với mức độ cao hơn, đó chính là chương trình vẽ. 3. Các hoạt động: 14ph a. Hoạt động 1: Tô màu: Hỏi học sinh : - Em nào nhớ tên gọi của chương trình vẽ? - Em chọn màu vẽ bằng cách nháy chuột nào? Ở đâu?. - Lắng nghe.. - Đó là Paint - Trả lời câu hỏi. Nháy nút chuột trái để chọn màu vẽ ở hộp màu (Hình bên).. - Trả lời câu hỏi..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Em chọn màu nền bằng cách nào?. Nháy chuột phải để chọn màu nền ở hộp màu (Hình bên) - Thực hành tô màu theo mẫu.. TH: Hãy mở một vài ảnh mẫu và tô màu theo mẫu.. 13ph - Trả lời câu hỏi. b. Hoạt động 2: - Để vẽ đường thẳng ta dùng công cụ nào trong hình - Cách vẽ: + Chọn công cụ đường thẳng dưới? Nêu cách vẽ? trong hộp công cụ. + Chọn màu vẽ. + Chọn nét vẽ ở phía dưới hộp công cụ. + Kéo thả chuột từ điểm đầu tới điểm cuối của đoạn thẳng. - Chú ý lắng nghe. - Quan sát + thực hành.. 3ph. TH: Vẽ tam giác, tô màu đỏ cho tam giác, và lưu lại với tên tamgiac.bmp. - Cách vẽ: + Vẽ tam giác. + Tô màu đỏ cho tam giác. + Lưu vào File\Save. Đặt tên tamgiac.bmp. - Làm mẫu. 4. Củng cố - dặn dò: - Lắng nghe. - Nhắc lại cách tô màu, vẽ đường thẳng, đường cong. - Đọc trước bài “Vẽ hình chữ nhật, hình vuông”.. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh ôn lại những kiến thức về phần mềm đồ họa Paint đã được học trong sách “Cùng học tin học quyển 1” như: cách khởi động trang vẽ, hộp màu, hộp công cụ, màu vẽ, màu nền. - Học sinh ôn lại thao tác sử dụng các công cụ để tô màu, vẽ hình đơn giản, di chuyển phần hình vẽ, ... 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: Vận dụng các công cụ vẽ đã học để vẽ các hình ảnh khó hơn. 3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ để vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, một số hình ảnh được vẽ sẵn từ các công cụ vẽ. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 5ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Gọi học sinh nhắc lại các bộ phận của máy tính để - Trả lời. bàn và phần nào quan trọng nhất. 1ph. 2. Bài mới: Ta đã ôn lại những kiến thức ở năm học trước và đã - Lắng nghe. khám phá máy tính rồi. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen lại một chương trình đã học ở năm trước nhưng với mức độ cao hơn, đó chính là chương trình vẽ. 3. Các hoạt động: 15ph c. Hoạt động 3: Hỏi: Để vẽ đường cong ta sử dụng công cụ nào - Trả lời câu hỏi. trong các công cụ bên dưới? Nêu cách vẽ? - Cách vẽ: + Chọn công cụ để vẽ đường cong. + Chọn màu vẽ, nét vẽ. +Kéo thả chuột từ điểm đầu tới điểm cuối. + Nhấn giữ kéo chuột trái để uốn cong đoạn thẳng. TH: Vẽ lọ hoa Cách vẽ: Sử dụng công cụ vẽ đường cong. - Làm mẫu.. - Chú ý lắng nghe. - Quan sát + thực hành..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Chú ý lắng nghe. - Quan sát + Thực hành.. - Công cụ chọn và di chuyển. Mở rộng: vẽ thêm bông hoa và di chuyển bông hoa 13ph vào lọ hoa vừa vẽ. - Xem ảnh + thực hành. - Để di chuyển ta phải dùng công cụ gì? d. Hoạt động 4: Bài tập: Vẽ và tô màu chiếc quạt như hình. (đưa hình vẽ lên màng chiếu cho học sinh xem) Cách làm: Sử dụng công cụ vẽ đường cong, đường thẳng, tô màu. - Làm mẫu.. 3ph - Giới thiệu bài đọc thêm “Mở tệp hình vẽ” 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách tô màu, vẽ đường thẳng, đường cong.. - Lắng nghe.. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tuần 5 Ngày soạn: / /2012 Ngày giảng: / / 2012. Bài 2: VẼ HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH VUÔNG (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết sử dụng công cụ hình chữ nhật để vẽ các hình chữ nhật và hình vuông. - Biết cách vẽ 3 dạng hình chữ nhật, hình vuông. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: kết hợp các hình chữ nhật, hình vuông với các đoạn thẳng, đường cong, các nét vẽ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản. 3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ để vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, một số hình ảnh được vẽ sẵn từ các công cụ vẽ. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 10ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Gọi học sinh nhắc lại các bộ phận của máy tính để - Trả lời. bàn và phần nào quan trọng nhất. - Em có thể dùng công cụ đường thẳng để vẽ hình - Chú ý lắng nghe câu hỏi và trả chữ nhật được không? Nếu được trình bày cách vẽ. lời. - Gọi học sinh lên máy làm. - Nhận xét. - Nhận xét và cho điểm. 1ph 2. Bài mới: Ta đã ôn lại một số công cụ vẽ ở các tiết trước, đến tiết này chúng ta sẽ ôn các công cụ vẽ tiếp theo. 3. Các hoạt động: 15ph a. Hoạt động 1: Vẽ hình chữ nhật: - Như vậy với công cụ đường thẳng ta có thể vẽ được - Chú ý lắng nghe hình chữ nhật. - Nhưng làm như vậy sẽ rất lâu và không chính xác. Phần mềm Paint đã hỗ trợ cho chúng ta một công cụ để vẽ hình chữ nhật giúp ta vẽ nhanh và chính xác - Quan sát hình dạng của công hơn. Công cụ đó cò hình dạng như sau : cụ. - Các bước tiến hành vẽ: + Chọn công cụ hình chữ nhật trong hộp công cụ. - Quan sát thao tác của giáo viên + Chọn 1 trong 3 kiểu hình chữ nhật cần vẽ. - Nghe + ghi bài..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> + Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc TH1:Vẽ một phong bì thư như theo mẫu sau: - Quan sát giáo viên thực hành. - Cách vẽ: + Chọn công cụ vẽ hình chữ nhật. + Chọn kiểu nét vẽ hình chữ nhật. (có đường biên và tô màu bên trong, kiểu thứ 2). + Vẽ hình chữ nhật. + Dùng cụng cụ đường thẳng vẽ các nét còn lại. - Làm mẫu. TH2:Vẽ chiếc tủ lạnh theo mẫu sau:. - Thực hành. - Chú ý lắng nghe. - Ghi bài.. - Quan sát + thực hành.. 8ph. - Cách vẽ: + Chọn công hình chữ nhật. + Chọn kiểu nét vẽ hình chữ nhật. - Nghe + ghi chép vào vở. (có đường biên và tô màu bên trong, kiểu thứ 2) + Dùng dụng cụ đường thẳng vẽ các nét còn lại. - Làm mẫu. b. Hoạt động 2: Vẽ hình vuông: - Để vẽ hình vuông, em nhấn giữ phím Shift trong khi - Quan sát + thực hành. kéo thả chuột. Chú ý thả nút chuột trước khi thả phím Shift. - Chú ý lắng nghe. - Có 3 kiểu vẽ hình vuông giống như hình chữ nhật..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Thực hành vẽ trang trí hình vuông - Quan sát và thực hành.. - Quan sát thao tác của học sinh để kịp tời chỉnh sữa những chỗ sai. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông. 3ph - Lắng nghe. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Bài 2: VẼ HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH VUÔNG (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết sử dụng công cụ hình chữ nhật để vẽ các hình chữ nhật và hình vuông. - Biết cách vẽ 3 dạng hình chữ nhật, hình vuông. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: kết hợp các hình chữ nhật, hình vuông với các đoạn thẳng, đường cong, các nét vẽ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản. 3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ để vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, một số hình ảnh được vẽ sẵn từ các công cụ vẽ. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 10ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Gọi học sinh nhắc lại các bộ phận của máy tính để - Trả lời. bàn và phần nào quan trọng nhất. - Gọi học sinh nhắc lại cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật. - Gv: Gọi học sinh lên máy làm. - Nhận xét. - Nhận xét và cho điểm. 1ph 2. Bài mới: Ta đã làm quen với công cụ vẽ hình vuông, hình - Lắng nghe. chữ nhật ở các tiết trước, đến tiết này chúng ta sẽ ôn các công cụ vẽ tiếp theo. 3. Các hoạt động: 10ph c. Hoạt động 3: Vẽ hình chữ nhật tròn góc: - Ta đã biết cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật thì - Chú ý lắng nghe. với hình chữ nhật có 4 góc tròn thì cách vẽ cũng hoàn toàn tương tự thôi. - Cách vẽ: - Ghi vở + Dùng công cụng cụ hình chữ nhật có bo tròn góc để vẽ. + Cách vẽ hình chữ nhật tròn góc bằng công cụ giống như cách vẽ hình chữ nhật có góc vuông bằng công cụ . Nó cũng có 3 dạng vẽ giống như là công cụ hình chữ nhật. 13ph d. Hoạt động 4: Thực hành: - TH1: Dùng công cụ và để vẽ đồng hồ treo - Quan sát + thực hành. tường như hình dưới đây..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Quan sát + thực hành - TH2: Dùng công cụ thích hợp để cặp sách và ti vi như hình sau:.. 3ph. - Gợi ý vẽ: + vẽ cần tivi, vẽ quai cặp. +Tô màu cho cặp và ti vi. - Làm mẫu. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông. - Đọc bài đọc thêm “ Lưu hình vẽ của em”. - Đọc trước bài “Sao chép hình”.. - Chú ý lắng nghe.. - Lắng nghe.. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Tuần 6 Ngày soạn: / /2012 Ngày giảng: / / 2012. Bài 3 : SAO CHÉP HÌNH (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết tác dụng của việc sao chép các đối tượng khi làm việc trên máy tính. - Biết cách sao chép một phần hình vẽ. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Sử dụng thành thạo cách chọn, di chuyển hình vẽ. - Biết sao chép 1 hình thành nhiều hình. 3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, một số hình ảnh mẫu cho HS thực hành. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY. 10ph. 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Gọi học sinh nhắc lại các bộ phận của máy tính để bàn và phần nào quan trọng nhất. - Gọi học sinh nhắc lại cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật. - Gọi học sinh nhắc lại cách vẽ hình vuông có 4 góc tròn. - Nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: - Ta đã ôn qua nhiều công cụ vẽ hình, vậy thì em nào hãy cho thầy biết là để có 2 hoặc nhiều hình giống nhau thì ta phải làm sao? - Ghi tựa bài mới “Sao chép hình”. 3. Các hoạt động: a. Hoạt động 1: Hỏi HS: - Nếu trên hình vẽ có những phần hình ảnh giống hệt nhau hoặc có từ 2 hay nhiều hình giống nhau thì ta phải làm thế nào? - Các em có thể vẽ được các hình giống nhau và có kích thước bằng nhau không? - Để làm được việc này thì trong phần vẽ đã cung cấp cho chúng ta một công cụ thật thuận tiện, đó là công cụ sao chép hình.. 2ph. 8ph. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời.. - Trả lời. - Ghi vào vở.. - Phải sao chép thêm 1 hình khác nữa. - Có thể có nhưng rất khó khăn..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 14ph. 3ph. b. Hoạt động 2: sao chép hình: - Để thực hiện sao chép hình thì ta phải thực hiện theo quy tắc sau: + Chọn hình vẽ cần sao chép. + Nhấn giữ phím Ctrl và kéo thả phần đã chọn tới ví trí mới. + Nháy chuột ở ngoài vùng chọn để kết thúc. - Thực hành làm mẫu cho học sinh quan sát. - Cho bài tập để học sinh thực hành, sau đó gọi một vài học sinh lên thực hành trên máy chiếu. - Quan sát tao tác của học sinh để kịp thời sữa chữa các thao tác sai. TH: Vẽ một quả cam sau đó sao chép thành 4 quả có kích thước bằng nhau. - Làm mẫu. 4. Củng cố-dặn dò. - Nhắc lại cách sao chép 1 hình thành nhiều hình.. - Nghe+ ghi. - Quan sát + thực hành.. - Quan sát, thực hành.. - Lắng nghe.. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Bài 3 : SAO CHÉP HÌNH (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết tác dụng của việc sao chép các đối tượng khi làm việc trên máy tính. - Biết cách sao chép một phần hình vẽ. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Sử dụng thành thạo cách chọn, di chuyển hình vẽ. - Biết sao chép 1 hình thành nhiều hình. 3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, một số hình ảnh mẫu cho HS thực hành. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG 6ph. 2ph. 8ph. 18ph. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Cách chọn màu vẽ và màu nền. - Nhắc lại các thao tác khi sao chép hình.. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ. - Trả lời. - Trả lời. - Nhận xét.. - Nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: Để củng cố lại thao tác sao chép hình, hôm nay - Lắng nghe. chúng ta sẽ làm một số bài thực hành về thao tác sao chép hình ảnh. 3. Các hoạt động: c. Hoạt động 3: Sử dụng biểu tượng trong suốt: - Lắng nghe, quan sát. - Sau khi sao chép hình sau sẽ đè lên hình trước (hình trước sẽ bị mất đi, nếu ta để các hình cạnh nhau) để các hình trước đó không mất đi ta nhấn chuột vào biểu tượng trong suốt (trước khi sao chép.. - Làm mẫu: Vẽ hình tròn rồi sao chép. d. Hoạt động 4: Thực hành: - TH1: Vẽ hình quả cam và sao chép thành 2 quả - Thực hành vẽ qủa cam rồi sao chép thành nhiều quả cam khác. cam khác. - Cách vẽ: + Dùng công cụ vẽ đường cong, hình tròn và đổ.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> màu. + Sử dụng công cụ sao chép.. - TH2: Có một hình mẫu của quả nho và lá nho. Em hãy di chuyển chúng thành một chùm nho - Thực hành di chuyển quả nho và lá hoàn chỉnh. nho thành một chùm nho.. 3ph. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách sao chép 1 hình thành nhiều hình. - Nhắc lại cách dùng của biểu tượng trong suốt.. - Lắng nghe.. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Tuần 7 Ngày soạn: / /2012 Ngày giảng: / / 2012. Bài 4 : VẼ HÌNH E - LÍP, HÌNH TRÒN (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh biết sử dụng công cụ vẽ hình tròn để vẽ hình e – lip và hình tròn. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: Kết hợp các hình e – lip, hình tròn với các nét vẽ khác để tạo được những hình ảnh vẽ thực hơn 3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, một số hình ảnh mẫu cho học sinh quan sát. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 7ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. Đặt câu hỏi: - Cách chọn màu vẽ và màu nền. - Trả lời. - Nhắc lại các thao tác khi sao chép hình. - Trả lời. - Nhận xét. - Nhận xét và cho điểm. 1ph 2. Bài mới: Để tiếp tục chương trình vẽ, thầy sẽ hướng dẫn - Chú ý lắng nghe. cho các em cách vẽ hình tròn, hình e - lip. 3. Các hoạt động: 10ph a. Hoạt động 1: Vẽ hình e - lip, hình tròn: * Cách vẽ hình e-lip: - Ghi bài vào vở. + Nhắp chọn công cụ trong hộp công cụ. + Nhắp chuột để chọn một trong ba kiểu vẽ hình e -lip ở phía dưới hộp công cụ. + Kéo thả chuột theo hướng chéo tới khi được hình em muốn rồi thả chuột. * Cách vẽ hình tròn: - Để vẽ hình tròn em nhấn giữ phím Shift trong - Chú ý lắng nghe + ghi vào vở. khi kéo thả chuột. Chú ý thả nút chuột trước khi thả phím Shift. - Có 3 kiểu vẽ hình e-lip, hình tròn giống như khi vẽ hình chữ nhật..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 16ph. b. Hoạt động 2: TH1: Sử dụng công cụ hình e-lip vẽ hình minh họa hệ mặt trời. - Quan sát hình mẫu.. - Cách vẽ: Dùng công cụ e-lip vẽ 3 hình e-lip và 4 hình tròn, thêm một vài nét thẳng để tạo hình mặt trời. - Làm mẫu. - Quan sát thao tác của giáo viên TH2: Dùng công cụ hình e-lip và công cụ đã học + thực hành. để vẽ hình sau: - Xem hình mẫu.. - Cách vẽ: + Dùng công cụ e-lip vẽ hình 1. + Dùng công cụ sao chép để sao chép hình 1 thành hình 2, hình 2 thành hình 3, hình 3 thành hình 4. + Thêm một số nét vẽ nữa cho phù hợp. - Làm mẫu cho học sinh quan sát. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách vẽ hình e-lip, hình tròn.. - Quan sát thao tác của giáo viên + thực hành.. 3ph - Chú ý lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Bài 4: VẼ HÌNH E - LÍP, HÌNH TRÒN (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh biết sử dụng công cụ vẽ hình tròn để vẽ hình e – lip và hình tròn. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: Kết hợp các hình e – lip, hình tròn với các nét vẽ khác để tạo được những hình ảnh vẽ thực hơn 3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, một số hình ảnh mẫu cho học sinh quan sát. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 7ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. Đặt câu hỏi: - Cách chọn màu vẽ và màu nền. - Trả lời. - Nhắc lại cách vẽ hình tròn. - Trả lời. - Nhận xét. - Nhận xét và cho điểm. 1ph 2. Bài mới: Để củng cố lại cách vẽ hình tròn và hình e – lip, - Chú ý lắng nghe. hôm nay thầy sẽ cho các em một số bài thực hành dùng công cụ vẽ hình tròn, hình e - lip. 3. Các hoạt động: 15ph c. Hoạt động 3: Thự hành: TH3: Vẽ lọ hoa và hoa như hình. - Xem hình mẫu.. - Cách vẽ: + Dùng công cụ đường cong và e-lip để vẽ. + Thực hiện sao chép hình 1 thành thành hình 2, hình 2 thành hình 3. - Quan sát thao tác của giáo viên - Làm mẫu. và thực hành. 11ph. d. Hoạt động 4: Thự hành: TH4: Vẽ mắt kính.. - Xem hình mẫu..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 3ph. - Cách vẽ: + Dùng công cụ hình e-lip để vẽ đường tròn. + Dùng công cụ đường cong để vẽ gọng kính. + Thực hiện sao chép hình 1 thành hình 2, hình 2 - Quan sát thao tác của giáo viên thành hình 3. + thực hành. - Làm mẫu. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách vẽ hình e-lip, hình tròn. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Tuần 8 Ngày soạn: / /2012 Ngày giảng: / / 2012. Bài 5: VẼ TỰ DO BẰNG CỌ VẼ, BÚT CHÌ (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh biết sử dụng 2 công cụ cọ vẽ và bút chì để vẽ các hình tự do. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: Kết hợp công cụ cọ vẽ, bút chì với các nét vẽ khác để tạo được những hình ảnh vẽ thực hơn 3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, một số hình ảnh mẫu cho học sinh quan sát. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 7ph 1.Bài cũ: - Ổn định lớp. - Hỏi HS: - Trả lời. + Trong lúc vẽ bằng công cụ hình tròn nếu muốn - Giữ phím Shift trong lúc vẽ. vẽ được hình tròn thì ta phải thực hiện thao tác nào? + Cách chọn màu vẽ và màu nền. - Nhắp chuột trái lên ô màu bất kì để chọn màu vẽ, nhắp chuột phải lên ô màu bất kì để chọn màu nền. + Em có thể dùng con chuột phải vẽ hay không? 1ph 2. Bài mới: - Để góp phần tô điểm cho bài vẽ của chúng ta thêm phong phú hơn. Hôm nay thầy sẽ giới thiệu cho các em 2 công cụ vẽ nữa, đó là: công cụ vẽ bút chì và cọ. - Ghi tựa bài mới. 3. Các hoạt động: 5ph a. Hoạt động 1: Vẽ bằng cọ vẽ: * Các bước thực hiện: - Chọn công cụ cọ vẽ trong hộp công cụ. - Chọn màu vẽ. - Chọn nét vẽ ở phía dưới hộp công cụ. - Kéo thả chuột để vẽ. 24ph b. Hoạt động 2: Thực hành: (10’) TH1: Dùng công cụ cọ vẽ để vẽ bông hoa như. - Có. - Chú ý lắng nghe.. - Chú ý lắng nghe và ghi vào vở.. - Xem hình mẫu..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> hình dưới.. - Cách vẽ: + Chọn công cụ cọ vẽ. + Chọn màu hồng trong hộp màu. + Chọn nét vẽ. + Vẽ. - Làm mẫu. - Quan sát và thực hành. - Nhận xét hình vẽ của HS. (14’) TH2: Dùng công cụ cọ vẽ để vẽ con mèo như hình:. 2ph. - Cho HS quan sát hình mẫu. - Vẽ mẫu. - Nhận xét hình vẽ của HS. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách vẽ bằng cọ vẽ, bút chì. - Chú ý khi vẽ phải cẩn thận. - Nhận xét tiết học.. - Quan sát + thực hành. - Chú ý lắng nghe.. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ......................................................................................................................................................... Bài 5: VẼ TỰ DO BẰNG CỌ VẼ, BÚT CHÌ (TIẾT 2).

<span class='text_page_counter'>(32)</span> I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh biết sử dụng 2 công cụ cọ vẽ và bút chì để vẽ các hình tự do. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: Kết hợp công cụ cọ vẽ, bút chì với các nét vẽ khác để tạo được những hình ảnh vẽ thực hơn 3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, một số hình ảnh mẫu cho học sinh quan sát. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 7ph 1.Bài cũ: - Ổn định lớp. - Hỏi HS: - Trả lời. + Trong lúc vẽ bằng công cụ hình tròn nếu muốn - Giữ phím Shift trong lúc vẽ. vẽ được hình tròn thì ta phải thực hiện thao tác nào? + Cách chọn màu vẽ và màu nền. - Nhắp chuột trái lên ô màu bất kì để chọn màu vẽ, nhắp chuột phải lên ô màu bất kì để chọn màu nền. 2ph. 6ph. 2ph 20ph. + Em có thể dùng con chuột phải vẽ hay không? - Có. 2. Bài mới: - Để góp phần tô điểm cho bài vẽ của chúng ta - Chú ý lắng nghe. thêm phong phú hơn. Hôm nay thầy sẽ giới thiệu cho các em 2 công cụ vẽ nữa, đó là: công cụ vẽ bút chì và cọ. - Ghi tựa bài mới. 3. Các hoạt động: c. Hoạt động 3: Vẽ bằng bút chì: - Chú ý lắng nghe và ghi vào vở. - Giống vẽ bằng cọ vẽ nhưng không cần chọn nét vẽ ở dưới hộp công cụ. TH3: Dùng công cụ bút chì vừa học, hãy vẽ lại con mèo mà em đã được vẽ bằng công cụ cọ vẽ. - Chú ý lắng nghe và ghi vào vở..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> TH4: Bằng công cụ bút chì, em hãy vẽ một con gà.. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách vẽ bằng cọ vẽ, bút chì. - Chú ý khi vẽ phải cẩn thận.. 2ph. - Lắng nghe.. - Quan sát và thực hành. - Chú ý lắng nghe. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Tuần 9 Ngày soạn: / /2012 Ngày giảng: / / 2012. Bài 6: THỰC HÀNH TỔNG HỢP (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nhớ lại kiến thức chung về chương đã học. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: Sử dụng các công cụ đã học, vận dụng các kỹ năng tổng hợp để vẽ hình. 3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, một số hình ảnh mẫu cho học sinh quan sát. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 7ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Hỏi HS: -Trả lời. + Nêu các bước thực hiện vẽ bằng công cụ cọ vẽ. + Nêu các bước thực hiện vẽ bằng công cụ bút chì. + Em có thể dùng con chuột phải vẽ hay không? 2ph 2. Bài mới: - Lắng nghe. - Để củng cố lại những vấn đề trong phần học vẽ thì hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em bài thực hành tổng hợp. - Ghi tựa bài mới. 10ph 3. Hoạt động 3: Hỏi: Trước khi vẽ 1 hình nào đó các em cần chú ý - Trả lời câu hỏi. những điều gi? + Xem hình vẽ có những nét cơ bản nào. + Sử dụng công cụ nào để vẽ nét đó. + Dùng màu nào để tô. + Phần nào có thể sao chép được. - Nhận xét và bổ sung. 10ph TH1: Cho HS quan sát hình ảnh ngôi nhà ven đường - Chú ý lắng nghe + quan sát để nhận xét. hình + nhận xét. + Các nét vẽ: Tường nhà, mái nhà, cửa sổ, cửa chính, cây, đường chân trời, con đường. + Sử dụng công cụ hình chữ.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> nhật, hình vuông, đường thẳng. + Sử dụng màu da cam, xanh, nâu để tô màu.. 8ph. - Cho HS xem hình mẫu để thực hành. TH2: Vẽ hình bông hoa - Cho HS quan sát bông hoa.. - Thực hành. - Quan sát. 2ph. - Nêu cách vẽ: + Vẽ một hình tròn và dùng đường thẳng chia đường tròn thành những ô bằng nhau (số cánh hoa). + Dùng cõ vẽ để vẽ cánh hoa, hộp phun màu vẽ nhị hoa. - Làm mẫu. 4. Củng cố - dặn dò: - Quan sát và thực hành. - Nhắc lại các bước cơ bản để vẽ một hình. - Lắng nghe. - Cần quan sát hình ảnh thật cẩn thận để tìm ra cách vẽ hiệu quả nhất.. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Bài 6: THỰC HÀNH TỔNG HỢP (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nhớ lại kiến thức chung về chương đã học. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: Sử dụng các công cụ đã học, vận dụng các kỹ năng tổng hợp để vẽ hình. 3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, một số hình ảnh mẫu cho học sinh quan sát. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 7ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Hỏi HS: + Trước khi vẽ một hình ảnh các em cần chú ý điều -Trả lời. gì? - Nhận xét. + Em có thể dùng chuột phải vẽ hay không? - Có. - Nhận xét – ghi điểm. 2ph 2. Bài mới: - Lắng nghe. - Để củng cố lại những vấn đề trong phần học vẽ thì hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em bài thực hành tổng hợp. - Ghi tựa bài mới. 28ph 3. Hoạt động 3: (10’) TH3: Vẽ một bông hoa gồm cánh hoa, cuống hoa, lá hoa. - Cho HS quan sát hình mẫu. - Chú ý lắng nghe + quan sát hình mẫu.. - Nêu cách vẽ: + Các nét vẽ gồm cuống hoa, cánh hoa, lá hoa. Lá hoa có thể dùng công cụ sao chép. + Dùng công cụ đường cong để vẽ sau đó đổ màu xanh và tím. - Làm mẫu. - Quan sát + thực hành. (12’) TH4: Dùng các công cụ vẽ đã học để vẽ con gà như hình sau:.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> (6’). TH5: Dùng công cụ sao chép hình hãy sao chép một - Thực hành. quả táo thành nhiều quả táo theo mẫu sau:. 2ph. - Lắng nghe. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại các bước cơ bản để vẽ một hình. - Cần quan sát hình ảnh thật cẩn thận để tìm ra cách vẽ hiệu quả nhất. - Về xem lại các bài đã học để chuẩn bị cho tiết tới ôn tập và làm bài kiểm tra. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Tuần 10 Ngày soạn: / /2012 Ngày giảng: / / 2012. EM TẬP GÕ 10 NGÓN Bài 1: VÌ SAO PHẢI TẬP GÕ 10 NGÓN (1 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, các em có khả năng: - Nhớ lại các hàng phím và các chức năng của các phím đặc biệt. - Biết tư thế ngồi làm việc, cách đặt tay đúng để có thể gõ 10 ngón. - Hiểu và nắm được sự cần thiết của kỹ năng học gõ bàn phím bằng 10 ngón. - Biết được gõ bàn phím bằng 10 ngón thì sẽ gõ nhanh và chính xác hơn. Do đó tiết kiệm được thời gian và công sức. 2. Kỹ năng: Dùng phần mềm Mario hoặc chương trình luyện tập gõ bàn phím để luyện tập gõ bàn phím bằng 10 ngón. 3. Thái độ: - Có thái độ học gõ 10 ngón nghiêm túc, coi việc gõ phím là một nhiệm vụ học tập. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy, phần mềm luyện gõ phím. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. 5ph. 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Gọi HS nhắc lại các thao tác để vẽ một hình elip. - Nhận xét – ghi điểm. 2. Bài mới: Chúng ta đã làm quen với máy tính đã khá lâu rồi, hôm nay chúng ta hãy ôn lại cách gõ các hàng phím trên bàn phím nhé. 3. Các hoạt động: a. Hoạt động 1: Giới thiệu bàn phím: - Gọi HS nhắc lại các hàng phím trên bàn phím.. 1ph. 32ph (10’). HOẠT ĐỘNG CỦA HS. - Trả lời. - Nhận xét. - Lắng nghe.. - Trả lời câu hỏi. - Gồm 5 hàng phím: Hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím số, hàng phím cơ sở, hàng phím chứa dấu cách. - Nhận xét.. - Nhắc lại và nhận xét. Hỏi: Các em hãy quan sát trên bàn phím và có - Trả lời câu hỏi. + Hàng cở sở có 2 phím có gai là F nhận xét gì về hàng phím cơ sở..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> (5’). (17’). 2ph. và J. - Ngoài các hàng phím đó các em cần nhớ các - Trả lời câu hỏi. phím đặc biệt và hay dùng đó là phím nào? Phím Shift, phím enter và phím Space bar (phím khoảng cách). Hỏi: Phím Shift có tác dụng gì? + Dùng để gõ chữ in hoa và kí hiệu trên của phím. Hỏi: Chức năng của phím Enter? - Trả lời câu hỏi. + Phím Enter dùng để xuống dòng. Hỏi: Chức năng của phím Space bar? - Trả lời câu hỏi. + Dùng để cách 2 từ. b. Hoạt động 2: Cách đặt tay lên bàn phím: Hỏi: Để gõ các phím em phải đặt tay lên hàng - Trả lời câu hỏi. phím nào? + Đặt tay lên các phím xuất phát ở hàng cở sở. Hai ngón trỏ đặt lên hai phím có gai, cá ngón còn lại của hai bàn tay thì đặt lên những phím ngay cạnh bên (mỗi ngón trên một phím). - Cho hs quan sát tranh. - Quan sát. * Quy tắc gõ: Lấy hàng cở sở làm chuẩn. Khi gõ - Chú ý lắng nghe và ghi vở. các ngón tay có thể rời hàng cơ sở để gõ phím. Sau khi gõ xong đưa các ngón tay về hàng phím này. Hoạt động 3: Thực hành gõ phím: Cho Hs khởi động phần mềm Mario để thực hành - Chú ý lắng nghe + thực hành. luyện tập gõ bàn phím: + Hàng phím cơ sở. + Hàng phím trên + hàng phím cơ sở. + Hàng phím dưới. + Hàng phím số. 4. Củng cố - dặn dò: - Lắng nghe. - Nhận xét tiết học. - Cố gắng luyện tập gõ bàn phím bằng 10 ngón thật tốt để chuẩn bị cho phần học gõ phím sắp tới. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ Tuần 10 Ngày soạn: / /2012.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Ngày giảng: / / 2012. Bài 2: GÕ TỪ ĐƠN GIẢN (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hs hiểu được khái niệm từ trong soạn thảo văn bản. - Nắm được các nguyên tắc để gõ đúng một từ. 2. Kỹ năng: - Bước đầu hiểu và có kỹ năng gõ các từ đơn giản bao gồm hai hoặc ba chữ cái. - Hs thao tác được với phần mềm luyện tập gõ bàn phím để luyện tập gõ các từ đơn giản. 3. Thái độ: Có thái độ học gõ 10 ngón nghiêm túc, coi việc gõ phím là một nhiệm vụ học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 7ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Nêu cách đặt tay lên hàng phím cơ sở. - Nhận xét. - Nhận xét – ghi điểm. 2ph 2. Bài mới: Chúng ta đã được làm quen với các hàng phím trên - Lắng nghe. bàn phím, mỗi một phím chứa một chữ cái. Một từ được kết hợp bởi nhiều chữ cái trên bàn phím. Hôm nay chúng ta sẽ gõ các phím kết hợp với nhau để tạo thành một từ có nghĩa. 28ph 3. Các hoạt động: (5’) a. Hoạt động 1: Gõ từ Hỏi: Định nghĩa về từ. - Từ gồm 1 hoặc nhiều chữ cái. - Các từ cách nhau bằng một dấu cách. - Để gõ 1 từ, em gõ từng chữ cái theo đúng trật tự - Chú ý lắng nghe. của nó. Khi gõ xong 1 từ em gõ phím cách sau đó đưa ngón tay về hàng cở sở. (23’) b. Hoạt động 2: Thực hành Sử dụng phần mềm Typer Shark Deluxe (Tap Danh May). - Khởi động phần mềm Typer Shark Deluxe - Chú ý lắng nghe. - Nháy chuột để chọn mục Typing Tutor - Gõ nội dung gợi ý phía trên màn hình (chú ý các ngón tay nào sẽ gõ và gõ vào phím nào). - Nhắp chọn Next hoặc Previous (Pre) để chọn nội dung luyện tập. - Làm mẫu. - Quan sát - thực hành. - Quan sát và sửa lỗi cho học sinh. 2ph 4. Củng cố - dặn dò: - Khái quát cách gõ các từ đơn giản..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Về nhà luyện tập thêm để gõ phím thành thục hơn. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Tuần 11 Ngày soạn: / /2012 Ngày giảng: / / 2012. Bài 2: GÕ TỪ ĐƠN GIẢN (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hs hiểu được khái niệm từ trong soạn thảo văn bản. - Nắm được các nguyên tắc để gõ đúng một từ. 2. Kỹ năng: - Bước đầu hiểu và có kỹ năng gõ các từ đơn giản bao gồm hai hoặc ba chữ cái. - Hs thao tác được với phần mềm luyện tập gõ bàn phím để luyện tập gõ các từ đơn giản. 3. Thái độ: Có thái độ học gõ 10 ngón nghiêm túc, coi việc gõ phím là một nhiệm vụ học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 7’ 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Em hãy kể tên các hàng phím trên bàn phím. - Trả lời. - Nhận xét. - Nhận xét – ghi điểm. 2’ 2. Bài mới: Chúng ta đã được làm quen với các hàng phím trên - Lắng nghe. bàn phím rồi, hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em thực hiện luyện tập với tất cả các phím trên bàn phím. 28’ 3. Các hoạt động: c. Hoạt động 3: Thực hành nâng cao - Khởi động phần mềm Typer Shark Deluxe - Nháy chuột để chọn mục Adventure, sau đó chọn 1 - Từ gồm 1 hoặc nhiều chữ cái. trong các mục sau để luyện tập: + Easy: mức dễ - Chú ý lắng nghe. + Normal: mức bình thường + Hard: mức khó + Expert, X-Treme: mức nâng cao - Gõ nội dung gợi ý xuất hiện trên thân của mỗi chú cá mập. Nếu gõ đúng thì chú cá mập biến mất; nếu gõ sai thì gõ lại ký tự ấy; nếu gõ không kịp thì sẽ bị - Chú ý lắng nghe. chú cá mập ăn thịt – có nghĩa là chúng ta đã bị thua cuộc và phải thực hiện lại. - Nếu ta đi đến cùng thì sẽ nhận một phần thưởng và sang vòng tiếp theo. - Làm mẫu. - Quan sát và sửa lỗi cho học sinh. - Quan sát - thực hành..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 2ph. 4. Củng cố - dặn dò: - Khái quát cách gõ các từ đơn giản. - Về nhà luyện tập thêm để gõ phím thành thục hơn.. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Lắng nghe.. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Tuần 12 Ngày soạn: / /2012 Ngày giảng: / / 2012. Bài 3: SỬ DỤNG PHÍM SHIFT (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hs nắm được chức năng và cách giữ phím shift bằng ngón tay út trong khi tập gõ bằng 10 ngón. - Hs hiểu được muốn gõ được chữ hoa thì phải gõ kết hợp phím shift với phím cần viết hoa. - Nắm được nguyên tắc để gõ đúng chữ hoa. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Biết cách sử dụng phím Shift. - Vận dụng phím Shift để gõ. 3. Thái độ: Có thái độ học gõ 10 ngón nghiêm túc, coi việc gõ phím là một nhiệm vụ học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG 5ph. HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Bài cũ: - Ổn định lớp - Trình bày cách đặt tay lên hàng phím cơ sở.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. - Trả lời. - Nhận xét.. - Nhận xét – ghi điểm. 2ph 2. Bài mới: Để gõ một chữ hoa thì ta phải thực hiện như thế nào? - Chú ý lắng nghe. Bài học hôm nay sẽ giúp em làm được điều này. 31ph 3. Các hoạt động: a. Hoạt động 1: Nhiệm vụ của phím shift – cách (9’) đặt tay lên phím shift: MT: Hs biết được nhiệm vụ của phím shift và cách đặt tay lên phím shift. Hỏi: - Trình bày chức năng của phím shift. - Hai phím shift dùng để gõ chữ in hoa hoặc kí hiệu trên của - Cách gõ: những phím có 2 kí hiệu. + Ngón út vươn ra nhấn giữ phím shift, đồng thời gõ phím chính. - Chú ý lắng nghe + quan sát. + Nếu cần gõ phím chính bằng tay phải thì ngón út tay trái nhấn giữ phím shift. Ngược lại nếu gõ phím chính bằng tay trái thì ngón út tay phải nhấn giữ phím shift..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Việc gõ đồng thời như vậy gọi là gõ tổ hợp phím. b. Hoạt động 2: Thực hành (20’) MT: Hs biết cách khởi động phần mềm luyện tập gõ bàn phím để luyện tập. - Cách thực hiện: + Khởi động phần mềm tập đánh máy để luyện tập. + Nhấn phím bất kỳ để tiếp tục. + Nhấn phím F2 để chọn bài luyện tập. + Lựa chọn số (từ 1 đến 47), sau đó nhấn enter để luyện tập. - Làm mẫu. - Hs thực hành - Quan sát và sửa lỗi c. Hoạt động 3: Cách thoát phần luyện tập gõ (2’) phím: MT: Hs biết được làm thế nào để thoát khỏi chương trình mình đang thực hiện. - Nếu muốn thoát chương trình đang luyện tập thì ta thực hiện như sau: Nhấn phím F10 trên bàn phím để thoát. 4. Củng cố - dặn dò: 2ph - Khái quát cách sử dụng phím Shift. - Về nhà luyện tập lại cách gõ phím.. - Quan sát giáo viên làm mẫu.. - Quan sát. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.. - Quan sát – thực hành. - Chú ý lắng nghe.. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Tuần 13 Ngày soạn: / /2012 Ngày giảng: / / 2012. Bài 3: SỬ DỤNG PHÍM SHIFT (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hs nắm được chức năng và cách giữ phím shift bằng ngón tay út trong khi tập gõ bằng 10 ngón. - Nắm được nguyên tắc để gõ đúng chữ hoa. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Biết cách sử dụng phím Shift. - Vận dụng phím Shift để gõ. 3. Thái độ: Có thái độ học gõ 10 ngón nghiêm túc, coi việc gõ phím là một nhiệm vụ học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, bài thực hành, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG 7ph. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Bài cũ: - Ổn định lớp - Hãy đặt tay lên ảnh bàn phím và trình bày cách đặt - Trả lời. tay lên hàng phím dưới. - Nhận xét. - Nhận xét – ghi điểm. 2ph 2. Bài mới: Để thao tác thành thục với phím Shift mà ta đã được - Chú ý lắng nghe. học thì bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta luyện tập về vấn đề này. 29ph 3. Các hoạt động: (9’) a. Hoạt động 1: Hỏi HS nhiệm vụ của phím shift – cách đặt tay lên phím shift: MT: Nhắc cho HS nắm được nhiệm vụ của phím - Trả lời. shift và cách đặt tay lên phím shift. - Nhận xét. (20’) b. Hoạt động 2: Thực hành MT: Hs biết cách khởi động phần mềm luyện tập gõ bàn phím để luyện tập. - Cách thực hiện: + Khởi động phần mềm Word để luyện tập. - Quan sát giáo viên làm mẫu. + Đưa nội dung thực hành. - GV hướng dẫn. - Quan sát. - Hs thực hành. - Thực hành dưới sự hướng dẫn - Quan sát và sửa lỗi của giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 2ph. 4. Củng cố - dặn dò: - Về nhà luyện tập lại cách gõ phím. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(48)</span> NỘI DUNG THỰC HÀNH GÕ CÁC KÝ HIỆU ĐẶC BIỆT SAU:. ~, !, @, #, $, %, ^, &, *, (, ), {, }, |, :, “, <, >, ?, + TH1: GÕ NỘI DUNG THỰC HÀNH SAU:. Keo Ca Keo Ket Keo Ca Keo Ket Tay Em Dua Deu Ba Gian Nha Nho Day Tieng Vong Keu TH2: GÕ NỘI DUNG THỰC HÀNH SAU:. Goc San Nho Nho Moi Xay Chieu Chieu Em Dung Noi Nay Em Trong Thay Troi Xanh Biec Menh Mong Canh Co Chop Trang Tren Song Kinh Thay. TH3: GÕ NỘI DUNG THỰC HÀNH SAU:. Con Meo Ma Treo Cay Cau Hoi Tham Chu Chuot Di Dau Vang Nha Chu Chuot Di Cho Duong Xa Mua Mam Mua Muoi Gio Cha Chu Meo TH4: GÕ NỘI DUNG THỰC HÀNH SAU:. CHI EM Cai ngu may ngu cho ngoan De chi trai chieu, buong man cho em. Choi ngoan mau quet sach them, Hon bi thuc doi lim dim chan tuong. Dan ga ngoan cho ra vuon, Luong rau tay me moi uom dau hoi. Me ve, tran uot mo hoi, Nhin hai cai ngu chung loi hat ru. TRAN DAC TRUNG TH5: GÕ NỘI DUNG THỰC HÀNH SAU:. Con ong lam mat, yeu hoa Con ca boi, yeu nuoc; con chim ca, yeu troi Con nguoi muon song, con oi Phai yeu dong chi, yeu nguoi anh em. Mot ngoi sao chang sang dem Mot than lua chin, chang nen mua vang Mot nguoi – dau phai nhan gian? Song chang, mot dom lua tan ma thoi!.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Tuần 14 Ngày soạn: / /2012 Ngày giảng: / / 2012. Bài 4: ÔN LUYỆN GÕ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Ôn luyện cách gõ và kĩ năng gõ các từ đơn giản có kết hợp với phím Shift để gõ các chữ in hoa - Nắm được nguyên tắc đặt tay lên bàn phím để thực hành. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Nắm vững được cách đặt hai bàn tay lên các hàng phím. - Gõ được tất cả các phím có trên bàn phím (kể cả những kí hiệu đặc biệt). 3. Thái độ: Có thái độ thực hành nghiêm túc, coi việc gõ phím là nhiệm vụ học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, bài thực hành, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 7ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Hỏi: Khu vực chính của bàn phím gồm mấy hàng - Trả lời câu hỏi. phím cơ bản? + Có 5 hàng phím cơ bản: * Hàng phím trên. * Hàng phím dưới. * Hàng phím cơ sở. * Hàng phím số. * Hàng phím chứa phím cách. - Nhận xét. - Nhận xét – ghi điểm. - Hỏi: Cách sử dụng phím Shift. - Trả lời câu hỏi. - Nhận xét - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: Để củng cố lại những gì ta đã được học thì buổi học - Lắng nghe. hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em ôn tập lại về cách gõ phím. 30ph 3. Các hoạt động: (2’) a. Hoạt động 1: Nhắc lại: - Nhắc lại cách đặt tay lên các hàng phím trên bàn - HS nhắc lại. phím. - Nhắc lại cách dùng phím Shift để gõ chữ hoa và - HS nhắc lại. các kí hiệu đặc biệt trên bàn phím. (28’) b. Hoạt động 2: Thực hành: - Đưa nội dung thực hành. - Quan sát + lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Hướng dẫn thực hành. - Quan sát học sinh thực hành.. 2ph. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Chú ý lắng nghe.. - Nhận xét quá trình thực hành của học sinh. - Tuyên dương những tổ, cá nhân thực hành tốt. 4. Củng cố - dặn dò: - Như vậy sau khi học xong bài này các em phải biết -Lắng nghe. gõ các phím ở các hàng phím. - Về nhà ôn luyện thêm để có thể gõ thành thạo. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(51)</span> NỘI DUNG THỰC HÀNH GÕ CÁC KÝ HIỆU ĐẶC BIỆT SAU:. ~, !, @, #, $, %, ^, &, *, (, ), {, }, |, :, “, <, >, ?, + TH1: GÕ NỘI DUNG THỰC HÀNH SAU:. NHO VIET BAC Ta ve, minh co nho ta Ta ve, ta nho nhung hoa cung nguoi. Rung xanh hoa chuoi do tuoi Deo cao nang anh dao gai that lung. Ngay xuan mo no trang rung Nho nguoi dan non chuot tung soi dang. Ve keu rung phach do vang Nho co em gai hai mang mot minh. Rung thu trang roi hoa binh Nho ai tieng hat an tinh thuy chung. TH2: GÕ NỘI DUNG THỰC HÀNH SAU:. NHO BE NGOAN Di xa bo nho be minh Ben ban cam cui tay xinh chep bai Bam moi lam toan miet mai Kho ghe ma chang chiu sai bao gio Mai me tap ve, doc tho Hat ru em ngu au o ngot ngao. Xa con bo nho biet bao Nhung ma chi nho viec nao be ngoan. TH3: GÕ NỘI DUNG THỰC HÀNH SAU:. TIENG HO TREN SONG Dieu ho cheo thuyen cua chi Gai vang len. Toi nghe nhu co con gio chieu thoi nhe nhe qua dong, roi vut bay cao. Doi canh than tien nhu nang toi bay len lo lung, dua den nhung ben bo xa la. Truoc mat toi, vua hien ra con song giong nhu song Thu Bon tu ngang troi chay lai... VO QUANG TH4: GÕ NỘI DUNG THỰC HÀNH SAU:. DEM TRANG BEN HO TAY Ho ve thu, nuoc trong vat, menh mong. Trang toa sang roi vao cac gon song lan tan. Thuyen ra khoi bo thi hay hay gio dong nam, song vo rap rinh. Mot lat, thuyen vao gan mot dam sen. Bay gio, sen tren ho da gan tan nhung van con lo tho may doa hoa no muon. Mui huong dua theo chieu gio ngao ngat. PHAN KE BINH.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Tuần 15 + 16 Ngày soạn: / /2012 Ngày giảng: / / 2012. ÔN TẬP THI HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhớ lại các kiến thức đã học ở các chương trước. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Nhớ lại những kiến thức mà mình đã được học trước đó. - Vận dụng kiến thức để hoàn thành bài thực hành cho tốt. 3. Thái độ: Có thái độ thực hành nghiêm túc, coi việc gõ phím là nhiệm vụ học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, nội dung ôn tập, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 3ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. 2ph 2. Bài mới: - Lắng nghe. Trong buổi học hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em hệ thống lại những kiến thức mà mình đã được học từ đầu năm cho đến giờ. 33ph 3. Các hoạt động: (10ph) a. Hoạt động 1: Chương 1 + Các dạng của thông tin gồm - Văn bản, âm thanh, hình ảnh. + Các bộ phận của máy tính. - 4 bộ phận: bàn phím, màn hình, thân máy, chuột. + Các thiết bị lưu trữ máy tính. - Đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa CD, đĩa Flash (USB) (13ph) b. Hoạt động 2: Chương 2 - Lắng nghe – trả lời. + Cách khởi động phần mềm paint - Nhắp 2 lần chuột trái lên biểu tượng Paint. + Cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông. + Cách sao chép hình. + Cách vẽ hình Elíp, hình tròn. + Cách vẽ tự do bằng cọ vẽ, bút chì. (10ph) c. Hoạt động 3: Chương 3 - Lắng nghe – trả lời. + Cách gõ mười ngón, gõ các từ đơn giản. + Cách sử dụng phím Shift. 2ph 4. Củng cố - dặn dò: - Lắng nghe. - Về nhà xem lại bài để buổi tới làm bài thi cho thật tốt nhé. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Tuần 17 Ngày soạn: / /2012 Ngày giảng: / / 2012. THI HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hệ thống lại các nội dung đã học ở các chương trước. 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức để hoàn thành bài thi cho tốt. 3. Thái độ: Thể hiện tinh thần tự giác, thái độ nghiêm túc trong khi làm bài. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, đề thi, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 3ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp 1ph 2. Bài mới: - Lắng nghe. Để đánh giá quá trình học của mình như thế nào thì hôm nay thầy sẽ cho các em làm một bài thi cuối học kỳ I. 35ph 3. Các hoạt động: (5’) a. Hoạt động 1: - Xem lướt qua đề, có gì không rõ - Ra đề cho học sinh. thì hỏi. (30’). 1ph. - Giải đáp thắc mắc. b. Hoạt động 2: Thi học kỳ - Làm bài. - Tính giờ làm bài. - Quan sát. - Cuối giờ thu bài. 4. Củng cố - dặn dò: - Lắng nghe. - Về nhà chuẩn bị bài tiếp theo cho buổi tới học tốt nhé. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(55)</span> ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(56)</span> ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN: TIN HỌC – KHỐI 4 - 5 ----- o0o ----I. CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG (4 điểm) Câu 1: Đâu là biểu tượng của chương trình vẽ?. a.. b.. c.. Câu 2: Để lưu một hình vẽ thì ta phải làm sao? a. Edit -> Undo. b. View -> Tool Box. c. File -> Save. Câu 3: Thời gian cho một lần luyện tập Mario là bao nhiêu phút? a. 2 phút. b. 3 phút. d. 1 phút. Câu 4: Trên màn hình máy tính có nhiều: a. Màn hình nền. b. Biểu tượng. II. HỌC SINH HÃY TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI SAU (6 điểm) Câu 1: Hãy trình bày các bước để thực hiện vẽ một đường thẳng? ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Câu 2: Để sao chép hình thì ta cần giữ phím nào trên bàn phím? .............................................................................................................................................. Câu 3: Hãy kể tên các thiết bị lưu trữ mà em đã học? ............................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Tuần 18 + 19 + 20 Ngày soạn: / /2012 Ngày giảng: / / 2012. HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH BÀI 1: HỌC TOÁN VỚI PHẦN MỀM CÙNG HỌC TOÁN 4 (6 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hiểu và biết cách sử dụng phần mềm học toán 4. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Tự khởi động và tự ôn luyện học toán theo phần mềm. - HS hiểu và thao tác thành thạo với các dạng toán khác nhau, thực hiện đúng theo quy trình làm bài theo theo hướng dẫn của phần mềm. 3. Thái độ: - Có ý thức và hiểu được ý nghĩa và tác dụng của phần mềm máy tính trong đời sống hàng ngày của con người. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. 3ph. 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. 2. Bài mới: Buổi học hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em học tiếp một phần học mới, đó là cùng học toán với máy tính. 3. Các hoạt động: a. Hoạt động 1: Khởi dộng phần mềm: - Nháy đúp chuột vào biểu tượng có trên màn hình. - Nháy chuột tại chữ bắt đầu và bắt đầu luyện tập.. 2ph 33ph (5’). + Màn hình chính gồm các nút lệnh hình con cá hoặc con sao biển.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. - Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở. - Quan sát giáo viên làm mẫu, chú ý lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> + Mỗi nút lệnh tương ứng với một dạng toán. + Các nút lệnh bên trái tương ứng với nội dung kiến thức học kỳ I, các nút lệnh bên phải tương ứng với nội dung kiến thức học kỳ II. + Để luyện tập em hãy nhắp chuột lên một trong các nút lệnh. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn: (28’). - Khi đã chọn dạng toán thích hợp thì chúng ta bắt đầu thực hành.. - Lắng nghe, quan sát.. - Trong lúc thực hành ta có thể nhắp chuột vào nút để được trợ giúp. Mỗi lần trợ giúp sẽ được trợ giúp 1 số đúng và sẽ bị trừ 1 điểm. - Nếu muốn làm lại bài hiện tại thì nhắp chuột vào nút . - Để kiểm tra bài làm, em hãy nháy nút . Nếu làm sai các số sai sẽ được tô màu và cách làm đúng được hiển thị bên cạnh. - Nhắp chuột vào nút để làm bài tiếp theo. - Mỗi bài làm đúng em sẽ được thưởng 5 điểm. - Sau khi làm xong 5 phép toán của một dạng toán, sẽ có một thông báo. 2ph. + Nháy nút Có để tiếp tục làm các phép toán cùng dạng. + Nháy nút Không để làm các phép toán dạng khác hoặc trở về màn hình chính. - Nhắp chuột vào nút lệnh để trở về màn hình - Chú ý lắng nghe + rút kinh chính. nghiệm. 4. Củng cố - dặn dò: - Các em phải nắm được cách làm. - Về nhà đọc lại bài và ôn lại các kiến thức vừa học để hôm sau luyện tập cho tốt. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(60)</span> BÀI 1: HỌC TOÁN VỚI PHẦN MỀM CÙNG HỌC TOÁN 4 (tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hiểu và biết cách sử dụng phần mềm học toán 4. - Thông qua những chức năng của phần mềm, HS cũng hiểu biết thêm và có ý thức trong việc sử dụng máy tính đúng mục đích. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Tự khởi động và tự ôn luyện học toán theo phần mềm. - HS hiểu và thao tác thành thạo với các dạng toán khác nhau, thực hiện đúng theo quy trình làm bài theo theo hướng dẫn của phần mềm. 3. Thái độ: - Có ý thức và hiểu được ý nghĩa và tác dụng của phần mềm máy tính trong đời sống hàng ngày của con người. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. 3ph. 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. 2. Bài mới: Buổi học hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em học tiếp một phần học mới, đó là cùng học toán với máy tính. 3. Các hoạt động: a. Hoạt động 1: Khởi dộng phần mềm: - Nháy đúp chuột vào biểu tượng có trên màn hình. - Nháy chuột tại chữ bắt đầu và bắt đầu luyện tập.. 2ph 33ph (5’). + Màn hình chính gồm các nút lệnh hình con cá hoặc con sao biển. + Mỗi nút lệnh tương ứng với một dạng toán. + Các nút lệnh bên trái tương ứng với nội dung kiến. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. - Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở. - Quan sát giáo viên làm mẫu, chú ý lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> (26’). thức học kỳ I, các nút lệnh bên phải tương ứng với nội dung kiến thức học kỳ II. + Để luyện tập em hãy nhắp chuột lên một trong các nút lệnh. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn: - Khi đã chọn dạng toán thích hợp thì chúng ta bắt đầu - Lắng nghe, quan sát. thực hành. - Trong lúc thực hành ta có thể nhắp chuột vào nút để được trợ giúp. Mỗi lần trợ giúp sẽ được trợ giúp 1 số đúng và sẽ bị trừ 1 điểm. - Nếu muốn làm lại bài hiện tại thì nhắp chuột vào nút . - Để kiểm tra bài làm, em hãy nháy nút . Nếu làm sai các số sai sẽ được tô màu và cách làm đúng được hiển thị bên cạnh. - Nhắp chuột vào nút để làm bài tiếp theo. - Mỗi bài làm đúng em sẽ được thưởng 5 điểm. - Sau khi làm xong 5 phép toán của một dạng toán, sẽ có một thông báo. 2ph. + Nháy nút Có để tiếp tục làm các phép toán cùng dạng. + Nháy nút Không để làm các phép toán dạng khác hoặc trở về màn hình chính.. - Quan sát. để trở về màn hình - Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.. 2ph. - Nhắp chuột vào nút lệnh chính. c. Hoạt động 3: Luyện tập: - Giáo viên làm mẫu một bài cho học sinh quan sát. - Chú ý lắng nghe + rút kinh - Cho HS thực hành + quan sát học sinh thực hành. nghiệm. - Nhận xét quá trình thực hành trên máy của HS. 4. Củng cố - dặn dò: - Các em phải nắm được cách làm. - Về nhà đọc lại bài và ôn lại các kiến thức vừa học để hôm sau luyện tập cho tốt..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Tuần 21 Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /. BÀI 2: KHÁM PHÁ RỪNG NHIỆT ĐỚI (3 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được cách chơi và biết thao tác để tham gia trò chơi của phần mềm. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Biết cách khởi động phần mềm khám phá rừng nhiệt đới. - Thông qua phần mềm học sinh biết thêm về một số loài động vật sống trong rừng và đặc điểm sinh sống của những loài vật này. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ yêu quý thiên nhiên, quý trọng và bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG 7ph. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Hỏi HS cách khởi động phần mềm học toán, sau đó - Trả lời + thực hành. cho em thực hành để kiểm tra. - Nhận xét – ghi điểm. 2ph 2. Bài mới: Buổi học hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em một - Chú ý lắng nghe. trò chơi thật thú vị là khám phá rừng nhiệt đới. 3. Các hoạt động: 27ph a. Hoạt động 1: Khởi dộng phần mềm: (5’) - Chú ý lắng nghe + ghi vở. - Nháy đúp chuột vào biểu tượng có trên màn hình. - Màn hình như sau hiện ra..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> + Nhắp chuột tại dòng chữ “Play a game” để bắt đầu chơi. + Chờ một lát em sẽ thấy xuất hiện hai mức chơi là dễ (easy), hoặc khó (Hard). Khi mới bắt đầu chơi ta nên chọn mức luyện tập là Easy vì ở mức này sẽ có ít con vật hơn và thời gian chơi sẽ dài hơn.. (22’). 2ph. 2ph. b. Hoạt động 2: Cách chơi: - Giữa màn hình là một khu rừng nhiệt đới với ba tầng sinh thái: tầng thấp (mặt đất), tầng trung và tầng - Chú ý lắng nghe – quan sát. cao. - Ban đầu khu rừng khá vắng vẻ với một con cú mèo và một con hổ. - Ở góc dưới bên phải sẽ lần lượt xuất hiện các con vật, em cần tìm cho chúng chỗ ngủ qua đêm an toàn trước khi trời sáng. - Có một ô nhỏ cho em biết thời gian. Ban đêm sẽ là vầng trăng khuyết. Khi mặt trời lên cao tức là đêm qua đi và trời đã sáng, do thời gian không nhiều nên em phải nhanh chóng hoàn thành công việc thật nhanh. - Với mỗi con vật xuất hiện, em cần thực hiện: + Nhắp chuột trái lên con vật này, nếu nhắp chuột đúng lên con vật thì con vật sẽ gắn với con trỏ chuột. + Di chuyển chuột đến đúng vị trí của con vật trong rừng và nhắp chuột trái một lần nữa. Nếu đúng nơi con vật sinh sống thì con vật sẽ tự động vào chỗ của nó, nếu không thì con vật sẽ trở lại vị trí cũ và em phải làm lại. + Nếu hết thời gian (mặt trời đã lên cao) mà en vẫn chưa đưa được tất cả các con vật về đúng vị trí thì em thua cuộc và phải chơi lại từ đầu. c. Hoạt động 3: Thoát trò chơi: Để thoát khỏi trò chơi thì em nhắp chuột vào chiếc đuôi của chú rắn ở góc trên bên phải, sau đó nhắp - Lắng nghe. chọn chữ Exit 4. Củng cố - dặn dò: - Các em phải nắm được cách khởi động và thực hiện trò chơi. - Về nhà xem lại bài vừa học để buổi tới chúng ta - Lắng nghe. thực hành tốt. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(66)</span> Tuần 22 Ngày soạn: / /2012 Ngày giảng: / / 2012. BÀI 2: KHÁM PHÁ RỪNG NHIỆT ĐỚI (TIẾT 3) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được cách chơi và biết thao tác để tham gia trò chơi của phần mềm. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Tự khởi động và thực hiện trò chơi khám phá rừng nhiệt đới. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ yêu quý thiên nhiên, quý trọng và bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Hỏi HS cách khởi động phần mềm khám phá rừng nhiệt đới. - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: Buổi học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập khám phá rừng nhiệt đới nhé. 34ph 3. Các hoạt động: (10’) a. Hoạt động 1: Nhắc lại: Hỏi: - Cách khởi động trò chơi? - Cách chơi. Ghi điểm. 24ph b. Hoạt động 2: Thực hành: - GV vừa thực hiện mẫu, vừa giải thích luật chơi cho HS. - Cho HS thực hành + quan sát thao tác của HS.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 3ph. 2ph. - Trả lời.. - Lắng nghe.. - Nháy đúp chuột vào biểu tượng của trò chơi trên màn hình. - Trả lời. - Quan sát giáo viên làm mẫu.. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của gv. 4. Củng cố - dặn dò: - Chú ý lắng nghe + rút kinh - Các em phải nắm được cách khởi động và thực nghiệm. hiện trò chơi. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> ........................................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Tuần 22 Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /. BÀI 3: TẬP THỂ THAO VỚI TRÒ CHƠI GOLF (3 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được quy tắc chơi Golf với phần mềm và có thể thao tác thành thạo với trò chơi này.. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Hiểu được ý nghĩa giáo dục của rò chơi Golf. - Rèn luyện tư duy lôgich và sáng tạo cũng như sự khéo léo của đôi tay. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ yêu quý thiên nhiên, quý trọng và bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Hỏi HS cách khởi động phần mềm khám phá rừng nhiệt đới, cách thực hiện trò chơi. - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: Trong buổi học hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em luyện tập một trò chơi mới. Trò chơi này đòi hỏi chúng ta phải vận dụng trí não và sự khéo léo của đôi tay. Đó chính là trò chơi đánh golf. 32ph 3. Các hoạt động: (10’) a. Hoạt động 1: Khởi động trò chơi:. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 5ph. - Nháy đúp chuột lên biểu tượng - Màn hình chính hiện ra như sau:. trên màn hình.. - Trả lời. - Nhận xét. - Lắng nghe.. - Lắng nghe – chú ý..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> - Quan sát.. - Phần mềm cho phép một người chơi hoặc nhiều người cùng chơi - Trên hình, em thấy tên của bốn người chơi là Player 1, - Quan sát, lắng nghe. Player 2, Player 3, Player 4. Có thể đổi những tên người chơi bằng cách nháy chuột tại các ô tương ứng rồi gõ lại, tên của bốn người chơi được sửa lại là Huy, Bình, Hoa và Vinh.. - Để bắt đầu chơi, em nháy chuột vào một trong bốn nút tương ứng với một người chơi (1 Player) hoặc nhiều người chơi hơn (2 Players, 3 Players, 4 Players). b. Hoạt động 2: Cách chơi: - Hỏi HS cách chơi đánh golf. 15ph - Nhiệm vụ của người chơi là phải đánh bóng trúng vào các lỗ. Có tất cả 9 lỗ, mỗi lỗ tương ứng với một địa hình - Trả lời. khác nhau. Em cần đánh bóng trúng lỗ với số lần đánh bóng càng ít càng tốt..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Tên người chơi. Khung bao quanh sân Golf Lỗ đích. Bóng cần đánh vào lỗ. Vị trí con trỏ chuột hiện thời. * Cách đánh bóng: Khi di chuyển con trỏ chuột, em sẽ thấy có đoạn thẳng nối từ vị trí quả bóng đến vị trí con trỏ chuột. Em nháy chuột tức là em đã đánh bóng. - Lắng nghe. * Quy tắc chơi: - Em phải đánh bóng vào các lỗ được đánh số từ 1 đến 9. Sau khi đánh bóng trúng vào một lỗ, phần mềm hiển thị hộp thoại giống như hình dưới và em nháy chuột để chơi với lỗ tiếp theo. Kết quả cuộc chơi tính đến lỗ hiện thời. Nháy chuột tại đây để chuyển sang lỗ tiếp theo. - Em cần chú ý đến các vật cản trên sân như hàng rào đá, hồ nước,... Bóng không thể đi qua hàng rào đá. Để bóng qua được hồ nước, em phải đánh mạnh.. - Nếu muốn chơi lại từ đầu, em nháy chuột lên bảng chọn Game rồi chọn Re-Start Current Game, nếu muốn lưu lại trò chơi để lần sau chơi tiếp thì ta chọn Game rồi chọn Save Game. Cửa sổ lưu hiện ra, ta sẽ gõ tên vào khung File name sau đó chọn Save để lưu. Lần sau nếu muốn chơi tiếp phần game đã lưu thì ta chỉ cần nhắp chuột vào chữ Load a save game sau đó chọn tên mà ta đã lưu trước đó, nhắp chọn Open. - Nếu muốn chơi lượt mới thì em nhắp chọn Game rồi.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> chọn New (hoặc nhấn phím F2 trên bàn phím).. 7ph. c. Hoạt động 2: Kết quả chơi và cách thoát phần - Quan sát – lắng nghe. mềm: - Kết quả được đánh giá bằng số lần đánh bóng của em. - Nếu em đánh bóng vào lỗ với số lần đánh bóng chứng tỏ em đã rèn luyện thể thao môn này rất tốt.. - Để thoát khỏi phần mềm, em thực hiện một trong các cách sau:. 2ph. + Nhắp chuột tại nút ở góc trên bên phải nàm hình. + Nhấn tổ hợp Alt + F4. + Nhắp chọn Game sau đó chọn Quit. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét lớp học. - Lắng nghe. - Các em phải nắm được cách khởi động và thực hiện trò chơi để buổi sau thực hành cho tốt. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... * RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Tuần 23 Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /. BÀI 3: TẬP THỂ THAO VỚI TRÒ CHƠI GOLF (TIẾT 2+3) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được cách chơi và biết thao tác để tham gia trò chơi của phần mềm. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Tự khởi động và thực hiện trò chơi khám phá rừng nhiệt đới. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ yêu quý thiên nhiên, quý trọng và bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Hỏi HS cách khởi động phần mềm khám phá rừng nhiệt đới. - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: Buổi học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập khám phá rừng nhiệt đới nhé. 34ph 3. Các hoạt động: (10’) a. Hoạt động 1: Nhắc lại: Hỏi: - Cách khởi động trò chơi? - Cách chơi. Ghi điểm. 24ph b. Hoạt động 2: Thực hành: - GV vừa thực hiện mẫu, vừa giải thích luật chơi cho HS. - Cho HS thực hành + quan sát thao tác của HS.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 3ph. 2ph. - Trả lời.. - Lắng nghe.. - Nháy đúp chuột vào biểu tượng của trò chơi trên màn hình. - Trả lời. - Quan sát giáo viên làm mẫu.. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của gv. 4. Củng cố - dặn dò: - Chú ý lắng nghe + rút kinh - Các em phải nắm được cách khởi động và thực nghiệm. hiện trò chơi. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. ........................................................................................................................................................ * RÚT KINH NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> .........................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Tuần 24 Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /. EM TẬP SOẠN THẢO BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nhớ lại được những kiến thức đã học được trong quyển cùng học tin học quyển 1, cùng phần mềm soạn thảo Word. - Nhớ lại cách khởi động Word và một số đối tượng trên cửa sổ Word. - Nhớ lại cách gõ chữ Việt. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Khởi động được phần mềm soạn thảo Word. - Gõ đúng các dấu tiếng Việt. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học gõ chữ. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 5ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - HS nhắc lại cách thực hiện của trò chơi Golf. - Trả lời. - Nhận xét - Nhận xét – ghi điểm. 2ph 2. Bài mới: - Chú ý lắng nghe. Ta đã sử dụng chuột thành thạo bằng cách thực hiện các trò chơi. Vậy thì hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục làm quen với một thiết bị nữa, đó chính là bàn phím, mà cụ thể là gõ phím (gõ chữ, soạn thảo). 31ph 3. Các hoạt động: (3’) a. Hoạt động 1: Khởi động phần mềm: - Biểu tượng nào sau đây là biểu tượng của phần mềm soạn thảo văn bản Word?. + Gọi 1 HS trả lời. + Nhận xét câu trả lời của HS. - Yêu cầu HS nêu lại cách để khởi động phần mềm soạn thảo Word. - Em hãy cho biết hình dạng đúng của con trỏ soạn. - Trả lời câu hỏi – nhận xét. - Chú ý lắng nghe. - Nháy đúp chuột trên biểu tượng.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> thảo? - Trả lời. (8’). (20’) (3). - Nhận xét. b. Hoạt động 2: Nhắc lại: - Trong khi gõ phím thì em cần nhấn giữ phím nào để gõ chữ hoa? - Trả lời – nhận xét. Phím Shift; Phím Enter; Phím Ctrl - Nhận xét. - Nhắc lại cách bỏ dấu Tiếng Việt. + Dấu sắc: 1 + Chữ â, ê, ô: a6, e6, o6 - Ghi vở. + Dấu huyền: 2 + Chữ: ư, ơ: u7, o7 + Dấu hỏi: 3 + Chữ ă: a8 + Dấu ngã: 4 + Chữ đ: d9 + Dấu nặng: 5 c. Hoạt động 3: Thực hành: * Bài tập 1: Hãy điền cụm từ thích hợp vào chỗ - Thảo luận nhóm 2 + trả lời. trống (...) trong các câu sau: a) Nhấn phím Delete để xoá một chữ .................. con trỏ soạn thảo.. + “bên phải”.. Backspace. (3). (14). 2ph. b) Nhấn phím để xoá một chữ ................... con trỏ soạn thảo. * Bài tập 2: Điền các chữ cần gõ vào cột bên phải để có chữ tương ứng ở cột bên trái. - ă ……… - â ……… - ê ……… - ô ……… - ơ ……… - ư ……… - đ ……… - Nhận xét. * Bài tập 3: Hãy điền các chữ em cần gõ để có cụm từ tương ứng Làng quê ..................................................................... Em yêu hoà bình ......................................................... Trường của chúng em ................................................. Nước hồ trong xanh .................................................... Mây trắng bay ............................................................. Trăng rằm toả sáng ....................................................... Lúa vàng trĩu hạt ......................................................... Sông Hồng .................................................................. 4. Củng cố - dặn dò:. + “bên trái”. - Làm bài tập dưới sự hướng dẫn của gv. + a8 + a6 + e6 + o6 + o7 + u7 + d9 - Làm bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Lang2 que6 - Em ye6u hoa2 binh2 - Tru7o7ng2 cua3 chung1 em - Nu7o7c1 ho trong xanh - May6 tra8ng1 bay - Tra8ng ra8m2 toa3 sang1 - Lua1 vang2 triu4 hat5 - So6ng Ho6ng2 - Chú ý lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> - Nhắc nhở hs một số chú ý khi soạn thảo. - Nhắc lại về cách khởi động phần mềm soạn thảo như thế nào, cách để soạn thảo, cách để gõ tiếng Việt. - Về nhà ôn luyện lại những vấn đề còn chưa rõ, và học thuộc lòng bảng bỏ dấu Tiếng Việt. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... * RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(77)</span> BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhớ lại cách gõ chữ Việt. 2. Kỹ năng: - Khởi động được phần mềm soạn thảo Word và thực hiện bài thực hành. - Gõ đúng các dấu tiếng Việt. - Đặt đúng các ngón tay trên các phím quy định trên bàn phím. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học gõ chữ. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 7ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - HS nhắc lại cách khởi động phần mềm soạn thảo - Trả lời. Word. - Cho một vài từ, sau đó gọi HS viết theo kiểu VNI. - Viết. - Nhận xét - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: - Chú ý lắng nghe. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành về gõ chữ việt. 32ph 3. Các hoạt động: (7) a. Hoạt động 1: Nhắc lại: - Để gõ được văn bản toàn là chữ hoa thì em phải nhấn phím nào? Phím Caps Lock; Phím Enter; Phím Ctrl - Caps Lock. - Nhận xét. - Nhắc lại cách bỏ dấu Tiếng Việt. - Chú ý lắng nghe – ghi nhớ. + Dấu sắc: 1 + Chữ â, ê, ô: a6, e6, o6 + Dấu huyền: 2 + Chữ: ư, ơ: u7, o7 + Dấu hỏi: 3 + Chữ ă: a8 + Dấu ngã: 4 + Chữ đ: d9 + Dấu nặng: 5 (25’) b. Hoạt động 2: Thực hành: GV đưa nội dung thực hành, YC HS thực hành theo - Thực hành theo hướng dẫn của mẫu. (Nếu không rõ có thể hỏi lại GV) GV. 2ph 4. Củng cố - dặn dò: - Chú ý lắng nghe. - Nhắc nhở hs một số chú ý khi soạn thảo. - Về nhà ôn luyện lại những vấn đề còn chưa rõ, và học thuộc lòng bảng bỏ dấu Tiếng Việt. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... * RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(79)</span> NỘI DUNG THỰC HÀNH I. VIẾT CÁC TỪ SAU: - Cảnh đẹp - Ngắm trăng - Cửa sổ - Nhà thơ - Ngẩn ngơ - Mặt trời - Bờ đê - Đặc biệt - Ngào ngạt - Lủng lẳng - Khẳng khiu - Tươi cười - Yêu thương - Hoa phượng II. GÕ NỘI DUNG THỰC HÀNH SAU: CÂY GẠO Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp kèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp noãn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu gẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đấu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân. DU LỊCH TRÊN SÔNG a) Sông gì đỏ nặng phù sa? b) Sông gì lại hóa được ra chín rồng? c) Làng quan họ có con sông Hỏi dòng sông ấy tên gì ở đâu? d) Sông tên xanh biếc sông chi? e) Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời? f) Sông gì chẳng thể nổi lên Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu? g) Hai dòng sông trước sông sau Hỏi ai sông ấy ở đâu? Sông nào? h) Sông nào nơi ấy sóng trào Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn?.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> Sông Cửu Long, Sông Lam, Sông Hồng, Sông Mã, Sông Tiền, Sông Hậu, Sông Đáy, Sông Bạch Đằng, Sông Cầu.. Tuần 25 Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /. BÀI 2: CĂN LỀ (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để canh chỉnh lề của văn bản. - Hiểu các dạng căn lề trong một văn bản. 2. Kỹ năng: - Học sinh biết sử dụng các nút lệnh , , , để căn lề đoạn văn bản. - Biết căn lề một đoạn văn bản bất kì. - Đặt đúng các ngón tay trên các phím quy định trên bàn phím. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học gõ chữ. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 7ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - HS nhắc lại cách khởi động phần mềm soạn thảo - Trả lời Word. - Cho một vài từ, sau đó gọi HS viết theo kiểu VNI. - Nhận xét. - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em thực hiện việc - Lắng nghe. căn lề văn bản. 30ph 3. Các hoạt động: (8’) a. Hoạt động 1: Các dạng căn lề: - Chú ý lắng nghe và quan sát. - ChoHS quan sát đoạn văn mẫu về căn lề. - Quan sát đoạn văn. - Giới thiệu 4 dạng canh lề theo mẫu đưa ra (căn - Chú ý quan sát kĩ. thẳng lề trái, lề phải, căn giữa, căng thẳng cả 2 lề (căn đều)) và vị trí các biểu tượng của chúng trên thanh công cụ Formatting.. - Hỏi: Một đoạn văn ta có thể căn lề thành những - Trả lời câu hỏi..

<span class='text_page_counter'>(81)</span> dạng nào? - Gọi một hs trả lời. - Nhận xét câu trả lời. (5’). (17’). 2ph. + Có 4 dạng là: Căn thẳng lề trái, căn thẳng lề phải, căn giữa, căn thẳng cả hai lề. - Chú ý lắng nghe + rút kinh nghiệm.. b. Hoạt động 2: Cách căn lề: - Các bước thực hiện: + Nháy chuột (tô đen) vào đoạn văn bản cần căn lề. + Nháy chuột lên một trong 4 nút lệnh , , , trên thanh Formating. - Nhắc lại cách để chọn một đoạn văn bản. c. Hoạt động 3: Thực hành: - Gõ bài thơ trâu ơi. - Hãy trình bày bài ca dao trên theo dạng: + Căn lề trái. + Căn lề phải. + Căn giữa Theo em cách nào là phù hợp nhất? - Hướng dẫn hs thực hành - Quan sát, sửa lỗi cho hs trong khi thực hành. - Nhận xét quá trình thực hành của hs. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách căn lề một đoạn văn bản gồm những dạng nào. Đối với từng đoạn văn mà có cách căn lề khác nhau. - Về nhà xem bài để hôm sau thực hành tiếp.. - Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở. - Chú ý lắng nghe. - Thực hành theo sự hướng dẫn cảu GV.. - Căn giữa. - Chú ý lắng nghe - Chú ý lắng nghe rút kinh nghiệm. TRÂU ƠI Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây, trâu đấy ai mà quản công. Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... * RÚT KINH NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(83)</span> BÀI 2: CĂN LỀ (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để canh chỉnh lề của văn bản. 2. Kỹ năng: - Học sinh biết sử dụng các nút lệnh , , , để căn lề đoạn văn bản. - Biết căn lề một đoạn văn bản bất kì. - Đặt đúng các ngón tay trên các phím quy định trên bàn phím. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học gõ chữ. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 7ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - HS nhắc lại cách khởi động phần mềm soạn thảo - Trả lời Word. - Cho một vài từ, sau đó gọi HS viết theo kiểu VNI. - Nhận xét. - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em thực hành căn - Lắng nghe. lề văn bản. 30ph 3. Các hoạt động: (5’) a. Hoạt động 1: Nhắc lại: MT: Nắm 4 dạng căn lề. - Có 4 dạng căn lề văn bản: căn - Hỏi HS có mấy dạng căn lề. trái, căn phải, căn giữa, căn - Khẳng định là có 4 dạng căn lề văn bản: căn trái, thẳng 2 biên. căn phải, căn giữa, căn thẳng 2 biên (căn đều). (25’) b. Hoạt động 2: Thực hành: - Đưa nội dung thực hành. - Thực hành theo sự hướng dẫn - Hãy trình bày theo kiểu phù hợp nhất. của GV. - Hướng dẫn hs thực hành - Quan sát, sửa lỗi cho hs trong khi thực hành. - Nhận xét quá trình thực hành của hs. 2ph 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách căn lề một đoạn văn bản gồm những - Chú ý lắng nghe + rút kinh dạng nào. Đối với từng đoạn văn mà có cách căn lề nghiệm. khác nhau. - Về nhà xem bài để hôm sau thực hành tiếp. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... * RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(85)</span> TH1: GÕ BÀI THƠ SAU:. MÈO CON ĐI HỌC Hôm nay trời nắng chang chang Mèo con đi học chẳng mang thứ gì. Chỉ mang một ổ bánh mì Và mang một mẩu bút chì con con. Theo Phan Thị Hoàng Anh TH2: GÕ BÀI THƠ SAU:. Đường lên đỉnh núi Sa Pa Hoa chen thắm lá, mây là là bay. Hương đào thoang thoảng đâu đây Nhà ai mận chín, trái cây trĩu cành. Đường vòng sườn núi quanh quanh Bậc thang nương rẫy, nhà tranh ven rừng. Theo Lê Như Sâm TH3: GÕ BÀI THƠ SAU:. MẸ ỐM Mọi hôm mẹ thích vui chơi Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay. Theo Trần Đăng Khoa TH4: GÕ NỘI DUNG SAU:. CHIỀU TRÊN QUÊ HƯƠNG Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng lô xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất lên tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Theo Đỗ Chu TH5: GÕ NỘI DUNG SAU:. CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Theo Nguyễn Thế Hội.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> Tuần 26 Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /. BÀI 3, 4: CỠ CHỮ VÀ PHÔNG CHỮ (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết khả năng thay đổi phông chữ và cỡ chữ trên văn bản của phần mềm soạn thảo nói chung và của Word nói riêng. 2. Kỹ năng: - Thực hiện được các thao tác chọn phần văn bản, chọn cỡ chữ và phông chữ cho phù hợp. - Đặt đúng các ngón tay trên các phím quy định trên bàn phím. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học gõ chữ. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 5ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Có bao nhiêu cách căn lề của một văn bản? Hãy kể - Có 4 cách; căn trái, căn phải, tên những cách đó. căn giữa, căn thẳng 2 biên. - Nhận xét. - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: Bài học hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em cách - Chú ý quan sát và lắng nghe. chọn cỡ chữ khi trình bày văn bản. 32ph 3. Các hoạt động: (5’) a. Hoạt động 1: Giới thiệu: MT: HS nắm được sơ lược về cách chọn cỡ chữ. - Cho HS quan sát những bài thực hành có nhiều cỡ - Chú ý quan sát. chữ khác nhau. - Hỏi: + Ta có thể chọn cỡ chữ trước khi gõ văn bản hay - Có thể. không? + Ta có thể chọn cỡ chữ sau khi gõ văn bản hay - Có thể. không? - Kết luận: Tuỳ vào đoạn văn bản mà ta có những cỡ - Chú ý lắng nghe. chữ phù hợp để đoạn văn bản có tính thẩm mĩ. (10’) b. Hoạt động 2: Các bước thực hiện chọn cỡ chữ: MT: HS biết cách chọn cỡ chữ. Sau khi khởi động phần Word thì tqa tiến hành chọn - Chú ý lắng nghe + ghi chép cỡ chữ, có 2 cách để chọn cỡ chữ: vào vở..

<span class='text_page_counter'>(87)</span> (17’). 2ph. * Cách 1: Nếu là trang giấy trắng thì ta chỉ cần nhắp chuột ở mũi tên bên phải ô cỡ chữ, một danh sách cỡ chữ hiện ra. Ta chỉ việc nhắp chuột lên cỡ chữ cần chọn. * Cách 2: Nếu đã gõ văn bản rồi thì ta tiến hành như sau: - Đưa con trỏ chuột đến trước chữ cái đầu tiên của đoạn văn bản. - Kéo thả chuột từ đầu cho đến hết nội dung văn bản. - Nhắp chuột ở mũi tên bên phải ô cỡ chữ, một danh sách cỡ chữ hiện ra. Ta chỉ việc nhắp chuột lên cỡ chữ cần chọn. c. Hoạt động 3: Thực hành: MT: HS thực hành chọn cỡ chữ. - Yêu cầu HS làm bài tập theo mẫu yêu cầu (phát bài tập thực hành). - Quan sát thao tác của HS để kịp thời sữa chữa sai sót cho HS. - Quan sát và yêu cầu hs sửa lỗi khi sai. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét quá trình thực hành của hs. - Nhắc lại cách chọn cỡ chữ. - Yêu vầu hs về nhà xem lại bài để buổi sau thực hành tốt hơn. - Nhận xét lớp.. - Chú ý lắng nghe, quan sát.. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV. - Thực hành và sữa lỗi khi gõ sai. - Chú ý lắng nghe + rút kinh nghiệm.. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... * RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(88)</span> THỰC HÀNH – CỠ CHỮ TH1. GÕ BÀI THƠ SAU:. MÈO CON ĐI HỌC Hôm nay trời nắng chang chang Mèo con đi học chẳng mang thứ gì. Chỉ mang một ổ bánh mì Và mang một mẩu bút chì con con. Theo Phan Thị Hoàng Anh Hướng dẫn: - Chọn cỡ chữ 18. - Gõ Mèo con đi học và nhấn Enter để di chuyển con trỏ soạn thảo xuống đầu dòng mới. - Chọn cỡ chữ 14. - Gõ từng câu, cuối mỗi câu nhấn phím enter. - Căn lề cho bài thơ. TH2: GÕ BÀI THƠ SAU:. TRÂU ƠI Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây, trâu đấy ai mà quản công. Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. Hướng dẫn: - Chọn cỡ chữ 18. - Gõ tên bài thơ Trâu ơi và nhấn phím Enter để chuyển con trỏ soạn thảo xuống đầu dòng mới. - Chọn cỡ chữ 14. - Gõ nội dung bài thơ, cuối mỗi dòng nhấn phím enter. - Căn lề bài thơ. TH3: GÕ BÀI THƠ SAU:. MẸ ỐM Mọi hôm mẹ thích vui chơi Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay. Hướng dẫn: - Chọn cỡ chữ 18. - Gõ tên bài thơ Mẹ ốm và nhấn phím Enter để chuyển con trỏ soạn thảo xuống đầu dòng mới. - Chọn cỡ chữ 14. - Gõ nội dung bài thơ, cuối mỗi dòng nhấn phím enter. - Căn lề bài thơ..

<span class='text_page_counter'>(89)</span> BÀI 3, 4: CỠ CHỮ VÀ PHÔNG CHỮ (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết khả năng thay đổi phông chữ và cỡ chữ trên văn bản của phần mềm soạn thảo nói chung và của Word nói riêng. 2. Kỹ năng: - Thực hiện được các thao tác chọn cỡ chữ và phông chữ cho phù hợp. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học gõ chữ. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính, bài thực hành. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 5ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Thực hiện thao tác chọn cỡ chữ và phông chữ.. - Thực hiện. - Nhận xét. - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: Bài học hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em cách - Chú ý quan sát và lắng nghe. chọn phông chữ khi trình bày văn bản. 32ph 3. Các hoạt động: (10’) a. Hoạt động 1: Giới thiệu cỡ chữ, các bước chọn cỡ chữ: MT: HS nắm được cách chọn cỡ chữ. - Chú ý quan sát. - Cho HS quan sát những bài thực hành có nhiều cỡ chữ khác nhau. - Hỏi: - Có thể. + Ta có thể chọn cỡ chữ trước khi gõ văn bản hay không? - Có thể. + Ta có thể chọn cỡ chữ sau khi gõ văn bản hay không? - Chú ý lắng nghe. - Kết luận: Tuỳ vào loại văn bản mà ta có thể chọn những cỡ chữ phù hợp để đoạn văn bản có tính thẩm mĩ. - Chú ý lắng nghe + ghi chép - Sau khi khởi động phần Word thì ta tiến hành chọn vào vở. cỡ chữ, có 2 cách để chọn cỡ chữ: * Cách 1: Nếu là trang giấy trắng thì ta chỉ cần nhắp chuột ở mũi tên bên phải ô cỡ chữ, một danh sách cỡ chữ hiện ra. Ta chỉ việc nhắp chuột lên cỡ chữ cần chọn. * Cách 2: Nếu đã gõ văn bản rồi thì ta tiến hành như - Chú ý lắng nghe + quan sát. sau: - Đưa con trỏ chuột đến trước chữ cái đầu tiên của đoạn văn bản..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> (5’). (17’). - Kéo thả chuột từ đầu cho đến hết nội dung văn bản. - Nhắp chuột ở mũi tên bên phải ô cỡ chữ, một danh sách cỡ chữ hiện ra. Ta chỉ việc nhắp chuột lên cỡ chữ cần chọn. b. Hoạt động 2: Các bước thực hiện chọn phông chữ: MT: HS nắm được cách chọn phông chữ. - Cho HS quan sát những bài thực hành có nhiều phông chữ khác nhau. - Hỏi: + Ta có thể chọn phông chữ trước khi gõ văn bản hay không? + Ta có thể chọn phông chữ sau khi gõ văn bản hay không? - Các bước thực hiện chôn phông chữ: + Chọn phần văn bản cần thay đổi phông chữ. + Nháy chuột vào mũi tên bên phải ô phông chữ. + Nháy chuột vào phông chữ em muốn chọn. - Kết luận: Tuỳ vào loại văn bản mà ta có thể chọn phông chữ phù hợp. c. Hoạt động 3: Thực hành: MT: HS thực hiện chọn cỡ chữ và phông chữ. * Yêu cầu hs gõ bài “Đồng hồ báo thức”. Hướng dẫn: + Chọn cỡ chữ 18. + Gõ Đồng hồ báo thức và nhấn Enter để di chuyển con trỏ soạn thảo xuống đầu dòng mới. + Chọn cỡ chữ 14. + Gõ từng câu, cuối mỗi câu nhấn phím enter. + Căn lề cho bài thơ. * Yêu cầu hs gõ bài “Em thương”. Hướng dẫn: + Chọn cỡ chữ 18. + Gõ tên bài thơ Em thương và nhấn phím Enter để chuyển con trỏ soạn thảo xuống đầu dòng mới. + Chọn cỡ chữ 14 và chọn phông chữ Times New Roman. + Gõ nội dung bài thơ, cuối mỗi dòng nhấn phím enter. + Căn lề bài thơ. * Yêu cầu hs gõ bài “Khói chiều”. Hướng dẫn: + Chọn cỡ chữ 18. + Gõ tên bài thơ Khói chiều và nhấn phím Enter để chuyển con trỏ soạn thảo xuống đầu dòng mới. + Chọn cỡ chữ 14 và chọn phông chữ Times New Roman.. - Lắng nghe. - Có thể. - Có thể được. - Chú ý lắng nghe – ghi vở.. - Chú ý lắng nghe. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của gv. - Thực hành và sữa lỗi khi gõ sai..

<span class='text_page_counter'>(91)</span> 2ph. + Gõ nội dung bài thơ, cuối mỗi dòng nhấn phím enter. + Căn lề bài thơ. - Hướng dẫn HS thực hành. - Quan sát và yêu cầu HS sửa lỗi khi sai. 4. Củng cố - dặn dò. - Chú ý lắng nghe + rút kinh - Nhận xét quá trình thực hành của HS. nghiệm. - Nhắc lại cách chọn cỡ chữ và phông chữ. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... * RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(92)</span> THỰC HÀNH – CỠ CHỮ TH1: GÕ BÀI THƠ SAU:. ĐỒNG HỒ BÁO THỨC Bác kim giờ thận trọng Nhích từng li, từng li Anh kim phút lầm lì Đi từng bước, từng bước. Bé kim giây tinh nghịch Chạy vút lên trước hàng Ba kim cùng tới đích Rung một hồi chuông vang. HOÀI KHÁNH TH2: GÕ BÀI THƠ SAU:. EM THƯƠNG Em thương làn gió mồ côi Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây Em thương sợi nắng đông gầy Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng. NGUYỄN NGỌC KÝ TH3: GÕ ĐOẠN VĂN SAU:. KHÓI CHIỀU Chiều chiều từ mái rạ vàng Xanh rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên. Chăn trâu ngoài bãi, bé nhìn Biết là bếp lửa bà nhen chiều chiều. Nghe thơm ngậy bát canh riêu Với nồi cơm ủ niêu tép đầy. Khói ơi, vươn nhẹ lên mây Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà! HD: Cỡ chữ 14 chung cho cả bài; Phông chữ Times New Roman; Căn lề cho đoạn văn trên. TH4: GÕ ĐOẠN VĂN SAU:. CHIỀU TRÊN QUÊ HƯƠNG Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng lô xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất lên tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. (Theo Đỗ Chu) HD: Cỡ chữ 14 chung cho cả bài; Phông chữ Times New Roman; Căn lề cho đoạn văn trên..

<span class='text_page_counter'>(93)</span> Tuần 27 Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /. BÀI 5: SAO CHÉP VĂN BẢN (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết cách sao chép văn bản. - Học sinh biết sử dụng các nút lệnh Sao chép và Dán để sao chép các phần văn bản đã chọn. - Biết lưu văn bản. 2. Kỹ năng: - Vận dụng thao tác sao chép và dán với những đoạn văn bản giống nhau. - HS nhận biết: nếu trong một văn bản mà có nhiều nội dung được lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta không cần gõ lại nội dung đó vì sẽ tốn nhiều thời gian. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học gõ chữ. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 5ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Thực hiện thao tác chọn cỡ chữ và phông chữ. - Thực hành chọn cỡ chữ và phông chữ. - Nhận xét. - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: Trong bài trước, thầy đã hướng dẫn các em cách - Chú ý lắng nghe. chọn cỡ chữ và phông chữ, đến bài này thầy sẽ hướng dẫn các em cách sao chép nội dung văn bản. 32ph 3. Các hoạt động. (10’) a. Hoạt động 1: MT: HS nhận biết: nếu trong một văn bản mà có nhiều nội dung được lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta không cần gõ lại nội dung đó, vì sẽ làm mất nhiều thời gian. - Yêu cầu hs đọc kĩ hai khổ thơ (SGK - trang 81). - 2 HS đọc lại. Hỏi: Em thấy từ trăng và câu Trăng ơi.....từ đâu - Trả lời câu hỏi. đến? được lặp lại bao nhiêu lần? + Câu trăng ơi... từ đâu đến? xuất hiện 3 lần. - Nếu em gõ nhiều lần cùng một nội dung như vậy - Thảo luận nhóm đôi + trả lời: đó thì mất rất nhiều thời gian. Vậy có cách nào có thể là sao chép những phần giống giúp tiết kiệm thời gian không? nhau..

<span class='text_page_counter'>(94)</span> (8’). (14’). 2ph. - Nhận xét. - Như vậy, để sao chép thì ta sẽ thực hiện như thế - Chú ý lắng nghe. nào? b. Hoạt động 2: Cách sao chép văn bản. MT: HD nắm được cách sao chép văn bản. Để sao chép thì ta sẽ thực hiện như sau: - Chọn phần văn bản cần sao chép. - Chú ý lắng nghe + ghi chép vào - Nháy chuột ở nút sao chép (Copy) trên thanh vở. công cụ để đưa nội dung vào bộ nhớ của máy tính. - Đặt con trỏ soạn thảo tại nơi cần sao chép. - Nháy chuột ở nút dán (Paste) để dán nội dung vào vị trí con trỏ đang đứng. * Chú ý: - Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C thay cho việc nhấn nút sao chép. - Nhấn tổ hợp phím Ctrl+ V thay cho việc nhấn nút dán. c. Hoạt động 3: Thực hành. MT: HS thực hiện thao tác sao chép văn bản. - Y/c HS gõ hai khổ thơ (trang 81- SGK) sử dụng thao tác sao chép để tiết kiệm thời gian. - Hướng dẫn: Gõ tên bài thơ: "Trăng ơi.....từ đâu đến?". Nhấn phím enter để xuống dòng mới. + Chọn cả dòng vừa gõ nhấn nút sao chép. + Nháy chuột ở đầu dòng thứ hai và nháy nút dán. + Nhấn phím enter và nháy nút dán. Em được ba dòng "Trăng ơi ... từ đâu đến?". + Đặt con trỏ ở cuối dòng thứ hai và nhấn enter. + Gõ các câu thơ tiếp theo của khổ thơ. + Đặt con trỏ soạn thảo ở dòng cuối cùng và nhấn phím enter. + Gõ hết 3 câu cuối của khổ thơ thứ hai. -Y/c HS gõ thêm hai khổ thơ còn lại của bài thơ có sử dụng thao tác sao chép để tiết kiệm thời gian. - Yêu cầu hs thực hành. - Quan sát và hướng dẫn học sinh sửa những lỗi sai. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét quá trình thực hành của hs. - Nêu tóm tắt cách sao chép văn bản. - Về nhà xem lại bài để tiết tới thực hành cho thật tốt. - Nhận xét tiết học.. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. - Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở.. - Chú ý lắng nghe. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.. - Chú ý lắng nghe + rút kinh nghiệm..

<span class='text_page_counter'>(95)</span> ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... * RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(96)</span> BÀI 5: SAO CHÉP VĂN BẢN (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Ôn lại cách sao chép văn bản. - Học sinh biết sử dụng các nút lệnh Sao chép và Dán để sao chép các phần văn bản đã chọn. - Ôn lại cách lưu văn bản. 2. Kỹ năng: - Vận dụng thao tác sao chép và dán với những đoạn văn bản giống nhau. - HS nhận biết: nếu trong một văn bản mà có nhiều nội dung được lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta không cần gõ lại nội dung đó vì sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học đánh máy. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG 5 ph. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Gọi HS lên thực hành thay đổi kích thước chữ - Lên thực hành cho lớp xem. và phông chữ. - Nhận xét. - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: Ở tiết trước các em đã làm quen với thao tác sao chép và dán. Đến tiết này các em sẽ thực hành - Chú ý lắng nghe. với các thao tác này. 32ph 3. Các hoạt động: (10’) a. Hoạt động 1: Nhắc lại cách sao chép và dán một đoạn văn bản: - GV yêu cầu HS nhắc lại cách sao chép văn bản. - 2 HS lên thực hiện lại thao tác cho - Nhận xét và ghi điểm cho học sinh. cả lớp xem. - GV vừa thực hiện lại thao tác sao chép và thao tác dán vừa giải thích các bước thực hiện - Chú ý lắng nghe, quan sát. (22’) b. Hoạt động 2: Thực hành: - Yêu cầu HS gõ hai khổ thơ của bài thơ: "Trăng ơi... từ đâu đến?" có sử dụng thao tác sao chép để - Lắng nghe + thực hành. tiết kiệm thời gian. - Quan sát thao tác thực hành của HS để sửa lỗi khi gõ sai. - Sau khi HS thực hành xong thì yêu cầu HS gõ tiếp hai khổ thơ của bài thơ: "Trăng ơi... từ đâu - Chú ý lắng nghe. đến?" có sử dụng thao tác sao chép và dán. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của - Quan sát và yêu cầu học sinh sửa lỗi khi gõ sai. giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(97)</span> 2ph. - Sau khi HS thực hành xong thì yêu cầu sao chép tất cả nội dung vừa thực hành thành 1 bài giống như vậy. - Quan sát học sinh thực hành và ghi điểm cho những hs thực hành tốt. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét quá trình thực hành của học sinh. - Nhận xét tiết học. - Chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm. - GV yêu cầu học sinh phải nắm được cách để sao chép đoạn văn bản giống nhau để tiết kiệm thời gian.. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... * RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(98)</span> Trăng ơi... từ đâu đến? Trăng ơi... từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ treo trước nhà. Trăng ơi... từ đâu đến? Hay biển xanh dịu kì Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi. Trăng ơi... từ đâu đến? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời. Trăng ơi... từ đâu đến? Hay từ lời mẹ ru Thương Cuội không học được Hú gọi trâu đến giờ! Trăng ơi... từ đâu đến? Hay từ đường hành quân Trăng soi chú bộ đội Và soi vàng góc sân. Trăng từ đâu... từ đâu? Trăng đi khắp mọi miền Trăng ơi, có nơi nào Sáng hơn đất nước em... TRẦN ĐĂNG KHOA.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> Tuần 28 Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /. BÀI 6: LƯU, MỞ VĂN BẢN (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nhớ lại cách lưu văn bản đã được học ở năm trước. - Học sinh biết sử dụng nút lệnh Lưu 2. Kỹ năng:. để lưu nội dung thực hành.. - Học sinh biết phân biệt giữa biểu tượng lưu bài mới và mở bài cũ - Vận dụng thao tác lưu và mở vào bài thực hành có hiệu quả. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học đánh máy. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính, bài thực hành. - Học sinh: tập, bút.. .. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG 5 ph. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Gọi HS lên thực hành thay đổi kích thước chữ - Lên thực hành cho lớp xem. và phông chữ. - Nhận xét. - Gọi HS thực hiện sao chép một đoạn văn bản mẫu thành 2 đoạn giống nhau. - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: Ở tiết trước các em đã làm quen với thao tác sao chép và dán. Đến tiết này các em sẽ được nhắc lại thao tác lưu bài mới và mở bài cũ đã có. - Chú ý lắng nghe. 32ph 3. Các hoạt động: (10’) a. Hoạt động 1: Nhắc lại thao tác lưu nội dung thực hành: MT: Làm cho HS nhớ lại cách lưu văn bản. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách lưu một văn bản. - Y/C HS lên máy thực hiện lại cho lớp xem. - 2 HS nêu lại cách thực hiện. - Nhận xét và ghi điểm cho học sinh. - 2 HS lên thực hiện lại thao tác cho (22’) b. Hoạt động 2: Thực hiện thao tác lưu: cả lớp xem. MT: củng cố cho HS nắm rõ thao tác lưu: - GV vừa thực hiện lại thao tác lưu vừa giải thích - Chú ý lắng nghe, quan sát. các bước thực hiện. + B1: Nhắp chuột trái vào biểu tượng hộp thoại xuất hiện.. , một.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> + B2: Gõ tên văn bản cần lưu trong khung File - Lắng nghe + quan sát. name. - Ghi bài. + B3: Nhắp chuột trái vào nút Save để lưu.. - Y/C HS lên thực hiện lại thao tác vừa học. - Yêu cầu HS khởi động phần Word và gõ bài thực hành “Mèo con đi học”. - Y/C HS lưu bài với tên là “Meo co di hoc”. - Quan sát thao tác thực hành của HS để sửa lỗi khi gõ sai. - Sau khi HS thực hành xong thì yêu cầu HS gõ tiếp các phần còn lại của bài thực hành. - Quan sát và yêu cầu học sinh sửa lỗi khi gõ sai. - Sau khi HS thực hành xong thì yêu cầu HS nhắp. 2ph. - 4 HS lên thực hiện. - Chú ý quan sát. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.. chuột trái vào biểu tượng (hoặc nhắp chuột trái vào File → chọn Save) để lưu bài. - Quan sát học sinh thực hành và ghi điểm cho những hs thực hành tốt. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét quá trình thực hành của học sinh. - Nhận xét tiết học. - GV yêu cầu học sinh phải nắm được cách để - Chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm. sao chép đoạn văn bản giống nhau để tiết kiệm thời gian và thao tác lưu bài thực hành. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... * RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(101)</span> BÀI 6: LƯU, MỞ VĂN BẢN (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nhớ lại cách lưu văn bản đã được học ở bài trước. - Học sinh biết sử dụng nút lệnh Open 2. Kỹ năng:. để mở nội dung thực hành sẵn có trên đĩa.. - Học sinh biết phân biệt giữa biểu tượng lưu bài mới và mở bài cũ - Vận dụng thao tác lưu và mở vào bài thực hành có hiệu quả. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học tập. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính, bài thực hành. - Học sinh: tập, bút.. .. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG 5 ph. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Gọi HS lên thực hành thay đổi kích thước chữ và phông chữ. - Gọi HS thực hiện khởi động Word sau đó thực hiện thao tác lưu văn bản. - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: Ở tiết trước các em đã làm quen với thao tác lưu văn bản. Đến tiết này các em sẽ được hướng dẫn thao tác mở bài cũ đã có trên đĩa. 32ph 3. Các hoạt động: (10’) a. Hoạt động 1: Nhắc lại thao tác lưu nội dung thực hành. MT: Làm cho HS nắm chắc cách lưu văn bản. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách lưu một văn bản. - Y/C HS lên máy thực hiện lại cho lớp xem.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Lên thực hành cho lớp xem. - Nhận xét.. - Chú ý lắng nghe.. - 2 HS nêu lại cách thực hiện. - 2 HS lên thực hiện lại thao tác cho cả lớp xem.. - Nhận xét và ghi điểm cho học sinh. (22’) b. Hoạt động 2: Thực hiện thao tác mở bài cũ đã có trên đĩa: MT: - HS mở được bài thực hành cũ của mình đã lưu trước đó. - Phân biệt được thao tác lưu và mở một dung thực hành. - GV thực hiện lại thao mở bài cũ và giải thích - Chú ý lắng nghe, quan sát. các bước thực hiện. - Lắng nghe + quan sát. + B1: Nhắp chuột trái vào biểu tượng , một.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> hộp thoại xuất hiện. + B2: Tìm đến tên bài cũ đã lưu trước đó, sau đó nhắp chuột trái lên tên bài cũ.. + B3: Nhắp chuột trái vào nút Open để mở bài cũ ra. - Ghi bài.. - Y/C HS lên thực hiện lại thao tác vừa học.. - 4 HS lên thực hiện. - Chú ý quan sát. - Yêu cầu HS khởi động phần Word và mở bài - Thực hành dưới sự hướng dẫn của thực hành “Meo con di hoc”. giáo viên. - Y/C HS gõ tiếp nội dung thực hành còn đọng lại ở buổi trước. - Quan sát thao tác thực hành của HS để sửa lỗi khi gõ sai. - Sau khi HS thực hành xong thì yêu cầu HS nhắp - Thực hành dưới sự hướng dẫn của chuột trái vào biểu tượng (hoặc nhắp chuột giáo viên.. 2ph. trái vào File → chọn Save) để lưu bài. - Quan sát học sinh thực hành và ghi điểm cho những HS thực hành tốt. 4. Củng cố - dặn dò: - Chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm. - Nhận xét quá trình thực hành của học sinh. - Nhận xét tiết học. - GV yêu cầu học sinh phải nắm được cách để lưu một văn bản và mở văn bản sẵn có trên đĩa. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. ...................................................................................................................................................... * RÚT KINH NGHIỆM .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(103)</span> THỰC HÀNH LƯU, MỞ VĂN BẢN MÈO CON ĐI HỌC --- o0o ---. Hôm nay trời nắng chang chang Mèo con đi học chẳng mang cái gì. Chỉ mang một cáo bút chì Và mang một mẫu bánh mì con con. Theo Phan Thị Hoàng Anh. QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI --- o0o ---. Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời. Đợi đến lúc vừa nhất, người ta mang gặt về. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy … Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam … Theo THẠCH LAM. CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC  Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân. Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cách chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là những đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút. NGUYỄN THẾ HỘI Tuần 29.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /. BÀI 7: TRÌNH BÀY CHỮ ĐẬM, NGHIÊNG (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu cách sử dụng các nút lệnh B và I để trình bày chữ đậm và chữ nghiêng. 2. Kỹ năng: - Vận dụng để trình bày trong văn bản những chỗ có chữ đậm và chữ nghiêng. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học tập. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính, bài thực hành. - Học sinh: tập, bút.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG 5 ph. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Gọi HS lên thực hành thay đổi kích thước chữ. - Gọi HS lên thực sao chép một đoạn văn bản mẫu thành 2 đoạn giống nhau. - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: Ở tiết trước các em đã làm quen với thao tác sao lưu và mở một văn bản. Đến tiết này thầy sẽ hướng dẫn các em thao tác tạo chữ đậm và chữ nghiêng. 12ph 3. Các hoạt động: (7’) a. Hoạt động 1: Cách tạo chữ đậm: MT: HS biết cách tạo chữ đậm cho văn bản. - GV mở một bài thực hành đã trình bày sẵn chữ thường, chữ đậm và chữ nghiêng sau đó yêu cầu HS cho biết: Bác Hồ của chúng em Bác Hồ của chúng em Bác Hồ của chúng em + Điểm giống nhau giữa ba dòng trên? + Sự khác nhau giữa ba dòng trên? - HS trả lời.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Lên thực hành cho lớp xem. - Nhận xét. - HS lên thực hành cho lớp xem. - Nhận xét. - Chú ý lắng nghe.. - Quan sát.. - Ba nội dung giống nhau - Cách trình bày khác nhau. + Dòng 1: chữ thường. + Dòng 2: chữ in đậm. - Nhận xét và ghi điểm cho học sinh. + Dòng 3: chữ nghiêng. - Để thực hiện thao tác in đậm ta sẽ thực hiện - Lắng nghe + ghi vỏ. theo các bước sau: + B1: Chọn (bôi đen) phần văn bản cần tô đậm. + Nhắp chuột trái vào chữ B trên thanh công cụ..

<span class='text_page_counter'>(105)</span> (Hoặc nhấn tổ hợp phúm Ctrl + B) - Muốn cho văn bản trở lại bình thường như lúc đầu thì ta thực hiện lại thao tác vừa làm (bỏ in đậm). * Ngoài việc tạo chữ đậm, ta còn có thể tạo chữ nghiêng cho văn bản. (5’) b. Hoạt động 2: Tạo chữ nghiêng cho văn bản: MT: HS biết cách định dạng chữ nghiêng cho văn bản. - Để định dạng chữ nghiêng cho văn bản, ta sẽ thực hiện theo các bước sau: + B1: Chọn (bôi đen) văn bản cần in nghiêng. + Nhắp chuột trái vào chữ I trên thanh công cụ. (Hoặc nhấn tổ hợp phúm Ctrl + I) - Muốn cho văn bản trở lại bình thường như lúc đầu thì ta thực hiện lại thao tác vừa làm (bỏ in nghiêng). 20ph c. Hoạt động 3: Thực hành: MT: Giúp cho HS luyện tập lại cách bỏ dấu và thực hiện đúng thao tác tạo chữ đậm và chữ nghiêng. - Y/C HS gõ và trình bày bài thơ theo mẫu: - HD: + Nhắp chuột vào chữ B rồi gõ tên bài thơ. Sau đó nhấn phím Enter. + Gõ tiếp nội dung còn lại. (Chú ý: lúc này các câu thơ vẫn được in đậm) + Chọn nội dung bài thơ (trừ tên bài thơ). + Nhắp chuột vào chữ B để chuyển nội dung bài thơ về chữ thường. + Nhắp chuột vào chữ I để tạo chữ nghiêng. * THỰC HÀNH: Gõ bài thơ “Nắng Ba Đình” và trình bày theo mẫu. 2ph 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét quá trình thực hành của học sinh. - Nhận xét tiết học. - GV yêu cầu học sinh phải nắm được cách để tạo chữ đậm và nghiêng.. - Chú ý quan sát. - Lắng nghe – ghi vở.. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm.. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ...................................................................................................................................................... * RÚT KINH NGHIỆM .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(106)</span> Nắng Ba Đình Nắng Ba Đình mùa thu Thắm vàng trên lăng Bác Vẫn trong vắt bầu trời Ngày Tuyên ngôn độc lập. Ta đi trên quảng trường Bâng khuâng như vẫn thấy Nắng reo trên lễ đài Có bàn tay Bác vẫy. Ấm lòng ta biết mấy Ánh mắt Bác nheo cười Lồng lộng một vòm trời Sau mái đầu của Bác. (Theo Nguyễn Phan Hách). ĐI HỌC Hương rừng thơm đồi vắng Nước suối trong thầm thì Cọ xoè ô che nắng Râm mát đường em đi Hôm qua em đến trường Mẹ dắt tay từng bước Hôm nay mẹ lên nương Một mình em tới lớp Chim đùa theo trong lá Cá dưới khe thì thào Hương rừng chen hương cốm Em tới trường hương theo..

<span class='text_page_counter'>(107)</span> BÀI 7: TRÌNH BÀY CHỮ ĐẬM, NGHIÊNG (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu cách sử dụng các nút lệnh B và I để trình bày chữ đậm và chữ nghiêng. 2. Kỹ năng: - Vận dụng để trình bày trong văn bản những chỗ có chữ đậm và chữ nghiêng. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học tập. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính, bài thực hành. - Học sinh: tập, bút.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG 5 ph. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Gọi HS lên thực hành thay đổi kích thước chữ, tạo chữ đậm, nghiêng cho văn bản mẫu. - Gọi HS lên thực sao chép một đoạn văn bản mẫu thành 2 đoạn giống nhau. - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: Ở tiết trước các em đã làm quen với thao tác tạo chữ đậm và nghiêng cho văn bản. Đến tiết này thầy sẽ hướng dẫn các em ôn lại thao tác tạo chữ đậm và chữ nghiêng và hướng dẫn các em tạo 12ph nét gạch dưới văn bản. (7’) 3. Các hoạt động: a. Hoạt động 1: Nhắc lại cách tạo chữ đậm, chữ nghiêng: MT: HS nhớ lại cách tạo chữ đậm, nghiêng cho văn bản. - GV Y/C HS nhắc lại cách tạo chữ đậm cho đoạn văn mẫu. - Y/ C HS lên thực hiện. - Nhận xét – ghi đểm. - GV Y/C HS nhắc lại cách tạo chữ nghiêng cho đoạn văn mẫu. - Y/ C HS lên thực hiện - Nhận xét – ghi đểm. - GV nhắc lại thao tác tạo chữ đậm, chữ nghiêng một lần nữa. * Ngoài việc tạo chữ đậm, nghiêng ta còn có thể tạo đường gạch dưới (dấu gạch chân) cho văn bản. (5’) b. Hoạt động 2: Tạo đường gạch dưới cho văn. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Lên thực hành cho lớp xem. - Nhận xét. - HS lên thực hành cho lớp xem. - Nhận xét. - Chú ý lắng nghe.. - Quan sát. - HS trả lời. - HS lên thực hiện – nhận xét. - HS trả lời. - HS lên thực hiện – nhận xét. - Lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(108)</span> bản: MT: HS biết tạo dấu gạch chân cho văn bản. - Để định dạng dấu gạch chân cho văn bản, ta sẽ thực hiện theo các bước sau: + B1: Chọn (bôi đen) văn bản cần gạch chân + Nhắp chuột trái vào chữ U trên thanh công cụ. (Hoặc nhấn tổ hợp phúm Ctrl + U) - Muốn cho văn bản trở lại bình thường như lúc đầu thì ta thực hiện lại thao tác vừa làm (bỏ gạch chân). 20ph c. Hoạt động 3: Thực hành: MT: Giúp cho HS luyện tập lại cách bỏ dấu và thực hiện đúng thao tác tạo chữ đậm, chữ nghiêng và chữ gạch dưới. - Bằng tất cả những gì đã học được, en hãy thực hiện bài thực hành theo mẫu. - Quan sát, sửa chữa những sai sót cho HS. 2ph 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét quá trình thực hành của học sinh. - Nhận xét tiết học. - GV yêu cầu học sinh phải nắm được cách để tạo chữ đậm và nghiêng.. - Chú ý quan sát. - Lắng nghe – ghi vở.. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm.. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... * RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(109)</span> NẮNG BA ĐÌNH. NẮNG BA ĐÌNH. Nắng Ba Đình mùa thu Thắm vàng trên lăng Bác Vẫn trong vắt bầu trời Ngày Tuyên ngôn độc lập.. Nắng Ba Đình mùa thu Thắm vàng trên lăng Bác Vẫn trong vắt bầu trời Ngày Tuyên ngôn độc lập.. Ta đi trên quảng trường Bâng khuâng như vẫn thấy Nắng reo trên lễ đài Có bàn tay Bác vẫy.. Ta đi trên quảng trường Bâng khuâng như vẫn thấy Nắng reo trên lễ đài Có bàn tay Bác vẫy.. Ấm lòng ta biết mấy Ánh mắt Bác nheo cười Lồng lộng một vòm trời Sau mái đầu của Bác.. Ấm lòng ta biết mấy Ánh mắt Bác nheo cười Lồng lộng một vòm trời Sau mái đầu của Bác.. (Theo Nguyễn Phan Hách). ĐI HỌC Hương rừng thơm đồi vắng Nước suối trong thầm thì Cọ xoè ô che nắng Râm mát đường em đi Hôm qua em đến trường Mẹ dắt tay từng bước Hôm nay mẹ lên nương Một mình em tới lớp Chim đùa theo trong lá Cá dưới khe thì thào Hương rừng chen hương cốm Em tới trường hương theo.. ĐI HỌC Hương rừng thơm đồi vắng Nước suối trong thầm thì Cọ xoè ô che nắng Râm mát đường em đi Hôm qua em đến trường Mẹ dắt tay từng bước Hôm nay mẹ lên nương Một mình em tới lớp. (Theo Nguyễn Phan Hách). Chim đùa theo trong lá Cá dưới khe thì thào Hương rừng chen hương cốm Em tới trường hương theo..

<span class='text_page_counter'>(110)</span> Tuần 30 Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /. - Nhận xét câu trả lời của hs – ghi điểm. - Hỏi: Trình bày cách thay đổi cỡ chữ và chữ?. Bài 8: THỰC HÀNH TỔNG HỢP (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Luyện tập kĩ năng gõ văn bản bằng 10 ngón. 2. Kỹ năng: - Vận dụng kết hợp các kiến thức và kĩ năng đã học để trình bày văn bản 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học tập. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính, bài thực hành. - Học sinh: tập, bút.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. - Nhận xét câu trả lời của hs – ghi điểm. (16’) b. Hoạt động 2: Thực hành. MT: Cho HS nhớ lại những thao tác đã học. - Gv nêu ra câu hỏi để sao chép văn bản phải làm sao? - Gọi HS lên thực hiện.. - Nhận xét. - Gv nêu ra câu hỏi để trình bày chữ nghiêng, gạch dưới thì em phải làm sao?. - Gọi HS lên thực hiện. 2ph. - Nhận xét. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét quá trình thực hành của học sinh - Yêu cầu hs phải nắm được các kiến thứ chương. - Về nhà ôn tập lại những phần chưa hiểu r. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV 10 ph 1.Bài cũ: - Ổn định lớp. - Gọi HS lên thực hành thay đổi kích thước chữ, tạo chữ đậm, nghiêng cho văn bản mẫu. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG - Gọi HS lên thực sao chép một đoạn văn bản .................................................................................... mẫu thành 2 đoạn giống nhau. - Nhận xét – ghi điểm. .................................................................................... 2ph 2. Bài mới: .................................................................................... Để củng cố lại những gì mà em đã học, hôm nay .................................................................................... thầy sẽ ôn tập để hệ thống lại những kiến thức .................................................................................... cho các em. Bây giờ chúng ta sẽ bước .................................................................................... vào tiết thứ nhất của phần ôn tập. 26ph 3. Các hoạt động: * RÚT KINH NGHIỆM (10’) a. Hoạt động 1: Hỏi – đáp: .................................................................................... MT: Cho HS nhớ lại những thao tác đã được .................................................................................... học. .................................................................................... - Hỏi: Có mấy cách căn lề? Kể tên các cách căn .................................................................................... lề và trình bày cách để căn lề một đoạn văn bản? - Gọi hs trả lời..

<span class='text_page_counter'>(111)</span>

<span class='text_page_counter'>(112)</span> Khuya rồi sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ... (Theo Nguyễn Trọng Tạo). DÒNG SÔNG MẶC ÁO Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may Chiều thu thơ thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng Rèm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên Khuya rồi sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ... (Theo Nguyễn Trọng Tạo). DÒNG SÔNG MẶC ÁO Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may Chiều thu thơ thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng. Rèm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên Khuya rồi sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ... (Theo Nguyễn Trọng Tạo).

<span class='text_page_counter'>(113)</span> Tuần 31 Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /. THẾ GIỚI LOGO CỦA EM BÀI 1: BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI LOGO (2 tiết) I. MỤC TIÊU:. 1. Kiến thức: - Nhận biết được biểu tượng của phần mềm Microsoft Windows Logo (MSW Logo – gọi tắt là Logo) trên màn hình nền. - Nhận biết: + Màn hình chính. + Cửa sổ lệnh. + Ngăn nhập lệnh. + Ngăn chứa các lệnh đã viết. + Hình tam giác là biểu tượng của Rùa ở mỗi vị trí. - Biết 4 lệnh mới: Home, CS (Clear Screen), FD n (ForwarD n), RT k (RighT k). 2. Kỹ năng: - Biết các câu lệnh đơn giản và giải thích được chức năng của từng lệnh. - Biết thử nghiệm các lệnh đơn giản. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học tập. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút.. - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: Các em vừa học xong phần soạn thảo vă Hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em mộ học mới, đó là: Logo. Logo là một phần máy tính giúp các em vừa học, vừa chơi mộ bổ ích. 35ph 3. Các hoạt động: (10’) a. Hoạt động 1: Giới thiệu về Logo: MT: - Bước đầu nhận dạng biểu tượng của trên màn hình - Biết cách khởi động Logo để thực hành. - Phân biệt được các thành phần chín Logo. - Biết cách thức làm việc của Logo. * Cách khởi động Logo:. - Nhắp hai lần chuột trái lên biểu tượng. trên màn hình.. - Xuất hiện màn hình sau: màn hình làm vi Logo.. - Màn hình của Logo được chia thành 2 chính: màn hình chính và cửa sổ lệnh. + Màn hình chính còn gọi là sân chơi củ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY Trên màn hình chính có một hình tam HỌC: giữa, đó chính là rùa – chính là bút vẽ. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV + Cửa sổ lệnh gồm 2 phần: ngăn gõ lệnh v 3 ph 1. Bài cũ: ghi lại những dòng lệnh đã viết. - Ổn định lớp. * Cách thoát khỏi Logo: nhắp chuột trái v - Gọi HS lên thực hành thay đổi kích thước chữ, ở góc trên bên phải phần mềm (hoặ tạo chữ đậm, nghiêng, gạch dưới cho văn bản tổ hợp phím Alt + F4). mẫu. * Cách thức làm việc của Logo: Hình tam.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> (hay là rùa) sẽ di chuyển trên màn hình chính khi .................................................................................... ta gõ đúng lệnh vào ngăn gõ lệnh. (15’) b. Hoạt động 2: Những lệnh đầu tiên của * RÚT KINH NGHIỆM Logo: MT: Nắm được các lệnh đầu tiên của Logo (về .................................................................................... tên lệnh, cách viết lệnh và công dụng của từng .................................................................................... lệnh) .................................................................................... - Đính bảng phụ đã ghi sẵn tên lệnh và công dụng BÀI 1: BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN của các lệnh: Home, CS, FD 100, RT 90. - Chú ý: Logo không phân biệt chữ hoa, VỚI LOGO (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: thường. Kiến thức: - Giải thích cách viết lệnh và công dụng của1.từng - Ôn lại một số lệnh đã học ở buổi lệnh. trước. * Để biết chú rùa của chúng ta vận hành như thế nào thì chúng ta sẽ sang một bài tập ứng dụng. - Biết cách thay đổi kích thước nét vẽ (10’) c. Hoạt động 3: Bài tập: và màu sắc của nét vẽ khi vẽ. MT: Giúp cho HS biết cách sử dụng các lệnh- Biết các câu lệnh đơn giản. đã học, áp dụng các lệnh vừa học để giải bài 2. Kỹ năng: tập. - Vận dụng các lệnh đã được học vào * Dựa vào các lệnh đã học, em hãy vẽ một hình thực hành. chữ nhật có chiều rộng là 50 bước, chiều dài là - Biết thử nghiệm các câu lệnh đơn 100 bước. giản. - GV giải thích: trong khi vẽ với Logo, đơn vị 3. Thái độ: tính là bước. - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong - HD giải: việc học đánh máy. FD 50 RT 90 FD 100 RT 90 FD 50 RT 90 FD - Thể hiện tính tích cực, chủ động 100. sáng tạo trong quá trình học tập. - Sau mỗi lệnh thì ta nên gõ phím Enter để xuống II. CHUẨN BỊ: dòng. Ta cũng có thể gõ nhiều lệnh tên cùng một - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng dòng và mỗi lệnh phải cách nhau ít nhất một máy tính. khoảng trắng (khoảng cách). - Học sinh: tập, bút. * Dựa vào các lệnh đã học, em hãy vẽ một hình CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY vuông có chiều rộng là 100 bước, chiềuIII. dài là HỌC: 100 bước. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV - Theo dõi HS làm bài tập. 5 ph 1. Bài cũ: 1ph 4. Củng cố - dặn dò: - Ổn định lớp. - Nhận xét tiết học. - Nhắc lại những thành phần chính của Logo, các - Gọi HS lên thực hiện lại thao tác sao chép tạo chữ in đậm, nghiêng, gạch dưới, thay đổ lệnh đã dược học. thước chữ. - GV yêu cầu học sinh về nhà học lại bài. - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: * SỬA CHỮA - BỔ SUNG Ở tiết trước các em đã làm quen với c trình vẽ Logo, đến tiết này em sẽ thực hà ...................................................................................................................................................... một số lệnh đơn giản mà em đã được học. ...................................................................................................................................................... 32ph 3. Các hoạt động: ...................................................................................................................................................... (10’) a. Hoạt động 1: Nhắc lại về Logo: .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(115)</span> MT: HS nhớ lại các thành phần chính của .................................................................................... Logo và một số lệnh cơ bản. .................................................................................... - Giới thiệu lại màn hình làm việc của Logo. .................................................................................... - GV yêu cầu HS nhắc lại những bộ phận.................................................................................... có trên màn hình của Logo. - GV nhắc lại. * RÚT KINH NGHIỆM - Gọi HS nhắc lại công dụng một số lệnh của Logo. .................................................................................... (12’) b. Hoạt động 2: Thực hành: .................................................................................... MT: HS thực hiện được những lệnh đầu tiên .................................................................................... của Logo. - Dùng những lệnh đã học áp dụng vào.................................................................................... bài tập .................................................................................... trong vở. - Làm mẫu + hướng dẫn thực hành. - Chia lớp làm 4 nhóm: mỗi nhóm cử 1 đại diện lên thực hành lại. - Nhận xét – tuyên dương. - Mở tập đúng nơi bài thực hành trong vở, gõ lại nội dung thực hành. - Quan sát học sinh thực hành. (10’) c. Hoạt động 3: Chọn nét vẽ và màu vẽ cho Logo: MT: HS biết cách chọn nét vẽ và màu vẽ khi thực hiện vẽ với Logo. - Chọn nét vẽ: vào Set, chọn PenSize, sau đó chọn nét vẽ cần thiết. - Chọn màu vẽ: vào Set, chọn PenColor, sau đó chọn màu vẽ cần thiết. - Gọi HS lên thực hiện lại thao tác chọn nét vẽ và màu vẽ. * Lưu ý: có thể chọn màu gợi ý sẵn có hoặc màu tự chọn bằng cách thay đổi các thanh trượt trong PenColor. - Y/C HS thực hành bài tập ban đầu sau khi đã thay đổi nét vẽ, màu vẽ. - Quan sát học sinh thực hành. 2ph 4. Củng cố - dặn dò: - Cho một vài câu lệnh đã viết sẵn, Y/C HS xác định lệnh viết sai. - Nhận xét. - Nhận xét quá trình thực hành của học sinh. - Nhận xét tiết học. - GV nhắc nhở HS về nhà xem lại các lệnh đã học. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG.

<span class='text_page_counter'>(116)</span> Tuần 32 Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /. BÀI 2: THÊM MỘT SỐ LỆNH CỦA LOGO (2 tiết) I. MỤC TIÊU:. 1. Kiến thức: - Ôn lại một số lệnh đã học ở buổi trước (4 lệnh). - Biết thêm 8 lệnh mới: BacK n, LefT k, PU (Pen Up), PD (Pen Down), HT (Hide Turtle), ST (Show Turtle), Clean, BYE. 2. Kỹ năng: - Vận dụng các lệnh đã được học vào thực hành. - Biết thử nghiệm các câu lệnh đơn giản. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học đánh máy. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. màn hình của Logo. - GV nhắc lại. - Gọi HS nhắc lại công dụng một số lện Logo. - Nhận xét – ghi điểm. (15’) b. Hoạt động 2: Thêm một số lệnh của Lo MT: HS biết thêm một số lệnh mới của Lo - Đính bản phụ đã ghi sẵn tên lệnh và công lên bảng (BacK n, LefT k, PU (Pen Up), PD Down), HT (Hide Turtle), ST (Show T Clean, BYE). - Giải thích từng lệnh cùng công dụng của c (3’) c. Hoạt động 3: Bài tập MT: Củng cố cho HS nắm chắc các lệ học và các lệnh vừa được học. * Đưa một số lệnh, Y/C HS xác định lện viết đúng, lệnh nào viết sai. Nếu lệnh sai t cầu HS đề nghị cách sửa. - BK 100 - Fd 100 - FD 100 RT 60 - LT100 - FD 100 FD 50 - FD 100RT 50 - CS FD 100 RT 60 - CS FD 100 RT 60... - CS, FD 100, RT 60. * Nhận xét – ghi điểm. 2ph 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - GV nhắc nhở HS về nhà xem lại các lệ học.. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV 10 ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG - Gọi HS nêu lại tên và công dụng của các lệnh .................................................................................... đã được học. .................................................................................... - Nhận xét – ghi điểm. .................................................................................... 1ph 2. Bài mới: Ở tiết trước các em đã làm quen với .................................................................................... chương .................................................................................... trình vẽ Logo, đến tiết này em sẽ làm quen thêm một số lệnh về Logo. .................................................................................... 28ph 3. Các hoạt động: (10’) a. Hoạt động 1: Nhắc lại về Logo: * RÚT KINH NGHIỆM MT: HS nhớ lại các thành phần chính của Logo và một số lệnh cơ bản. .................................................................................... - Giới thiệu lại màn hình làm việc của Logo. .................................................................................... - GV yêu cầu HS nhắc lại những bộ phận có trên.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(118)</span> BÀI 2: THÊM MỘT SỐ LỆNH CỦA LOGO (TIẾT 2). ở BT1 (sgk – trang 99).. I. MỤC TIÊU:. 1. Kiến thức: - Ôn lại một số lệnh đã học ở buổi trước (12 lệnh). 2. Kỹ năng: - Vận dụng các lệnh đã được học vào bài thực hành. - Biết thử nghiệm các câu lệnh đơn giản. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học đánh máy. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút.. - Gợi ý: trong bài tập này, em có sử dụng một lệnh đó là lệnh quay trái 90 độ (LT 90) - HD giải: + Ban đầu, rùa ở vị trí A với hướng đi lê trên. Để đến được B, rùa phải tiến về trướ bước. + Từ điểm B đến điểm C, rùa cần quay phải một góc 90 độ, sau đó rùa lại tiến thẳ trước 100 bước. + Từ điểm C đến điểm D, rùa cần quay phải một góc 90 độ, sau đó rùa lại tiến về nhưng chỉ tiến 50 bước. + Từ điểm D đến điểm E, rùa cần quay phải một góc 90 độ, sau đó rùa lại tiến về 50 bước. Sau lệnh này rùa sẽ có hướng sanh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY + Từ điểm E đến điểm F, rùa cần đi x HỌC: Muốn vậy, rùa phải quay sang trái một g TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV độ, sau đó rùa lại tiến về trước 50 bước. 10 ph 1. Bài cũ: + Lúc này, rùa đang hướng xuống phá d - Ổn định lớp. về A, rùa cần phải quay sang phải 90 độ, - Gọi HS nhắc lại thành phần chính có trên màn đi thẳng về trước 50 bước. hình làm việc của Logo. - Bài giải: - Gọi HS nêu lại tên và công dụng của các lệnh FD 100 RT 90 FD 100 RT 90 FD 50 RT 9 đã được học. FD 50 LT 90 FD 50 RT 90 FD 50 HT - Nhận xét – ghi điểm. * Ta có thể viết nhiều lệnh trên cùng một 1ph 2. Bài mới: Ở tiết trước các em đã làm quen được một số lệnh về Logo. Đến tiết này, em sẽ dùng các lệnh đã được học để giải bài tập. 28ph 3. Các hoạt động: (5’) a. Hoạt động 1: Nhắc lại về các lệnh của Logo: MT: HS nhớ lại cách viết các lệnh và công dụng của từng lệnh.. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách viết và công dụng một số lệnh của Logo. - Nhận xét – ghi điểm. (23’) b. Hoạt động 2: Bài tập: MT: Rèn cho HS nắm vững các lệnh, vận dụng lệnh để làm bài tập, biết công dụng của lệnh mà mình viết . * Bài tập 1: Dùng những lệnh đã học để vẽ hình.

<span class='text_page_counter'>(119)</span> * Bài tập 2: Quan sát những thay đổi trên màn - GV nhắc nhở HS về nhà xem lại bài tập hình, hãy chỉ ra sự khác biệt giữa 2 lệnh kỹ lại các lệnh đã học. HT ở BT2 (sgk – trang 99). a) b) * SỬA CHỮA - BỔ SUNG RT 90 RT 90 FD 100 FD 100 .................................................................................... PU PU .................................................................................... FD 100 FD 100 .................................................................................... PD PD .................................................................................... FD 100 FD 100 CS HT * RÚT KINH NGHIỆM. * Bài tập 3: Dự đoán hành động của rùa và phân biệt 3 lệnh: HOME, CLEAN, CS ở BT3.................................................................................... (sgk – .................................................................................... trang 100). a) b) c) .................................................................................... RT 90 RT 90 RT 90 .................................................................................... FD 100 FD 100 FD 100 LT 90 LT 90 LT 90 FD 100 FD 100 FD 100 * Bài tập nâng cao: Dùng những lệnh đã học để vẽ hình ở BT4 (sgk – trang 100). - HD BT4: vẽ lá cờ, tam giác, cầu thang. Riêng ở hình tam giác, mỗi góc phía trong của tan giác bằng 60 độ.. 1ph * Bài tập nâng cao: Dùng những lệnh đã học để vẽ hình ở BT5 (sgk – trang 100). (nếu không còn thời gian thì cho về nhà làm).. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học..

<span class='text_page_counter'>(120)</span> Tuần 33 Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /. BÀI 3: SỬ DỤNG CÂU LỆNH LẶP + ÔN TẬP I. MỤC TIÊU:. 1. Kiến thức: - HS biết giải thích nội dung câu lệnh lặp, biết chỉ ra các hành động bị lặp, số lần lặp. 2. Kỹ năng: - HS viết được một câu lệnh lặp đơn giản. - Nhận biết được cách viết đúng, viết sai trong các mẫu lệnh được đưa ra - Biết thử nghiệm các câu lệnh lặp đơn giản. - Biết sử dụng lệnh WAIT để chèn vào dãy câu lệnh ở những vị trí thích hợp nhằm làm chậm quá trình thực hiện các câu lệnh, giúp việc nhận thức, khám phá các câu lệnh được trực quan, dễ hiểu hơn. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học đánh máy. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút.. MT: HS biết lặp là gì. - Hỏi: Trong khi vẽ một hình vuông, em thực hiện những lệnh gì? - Hỏi: Trong khi hình chữ nhật, em sẽ cầ hiện những lệnh gì? - Như vậy: Với những lệnh được viết đi v nhiều lần thì ta không cần gõ lại từng lệnh sẽ dùng lệnh lặp. - Lặp có nghĩa là: “thực hiện đi, thực hi một công việc nhiều lần”. (10’) b. Hoạt động 2: Giới thiệu cách đặt lện trong câu lệnh: MT: HS biết đặt lệnh lặp đúng vị trí và b nào sẽ dùng lệnh lặp. - Cú pháp: REPEAT số lần lặp [các lệnh cần lặp] - Giải thích cú pháp: + REPEAT: là tên lệnh + số lần lặp: số lần cần lặp (vd: 2, 3, 4,...) + [các lệnh cần lặp]: những lệnh cần lặp viết trong dấu ngoặc vuông [ ] * Lưu ý: Số lần lặp đặt sau chữ REPE cách từ này một dấu cách. REPEAT sẽ phân biệt chữ hoa hay thường. (15’) c. Hoạt động 3: Bài tập. MT: Biết vận dụng lệnh lặp vào bài tậ hợp với lệnh WAIT (chờ) để làm chậm trình thực hiện các lệnh. * Bài tập 1: Em hãy vẽ một hình vuông c là 100 bước.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG 7 ph. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Gọi HS nêu lại tên và công dụng của các lệnh đã được học. - Nhận xét – ghi điểm. 1ph 2. Bài mới: Ở tiết trước các em đã làm quen được một số lệnh về Logo. Đến tiết này, em được học thêm cách sử dụng câu lệnh lặp trong Logo. 30ph 3. Các hoạt động: (5’) a. Hoạt động 1: Giải thích từ lặp:. * Bài tập 2: Dùng lệnh REPEAT kết h các lệnh đã học, em hãy vẽ một hình vuô cạnh là 100 bước. HD: - Em hãy nhận xét ở bài tập trên, em đa sử lệnh nào để vẽ hình vuông? - Em đã gõ tất cả là bao nhiêu lệnh?. - Bây giờ thầy sẽ hướng dẫn các em dùn lặp. - Em hãy dùng lệnh PU để nhấc bút và di c rùa đến vị trí khác, sau đó hạ bút xuống, ti gõ vào lệnh REPEAT 4 [FD 100 RT 90]. - Gọi HS nhận xét: + Có giống hình trước không? + Dùng mấy lệnh để vẽ?.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> + Vậy khi nào ta sẽ dùng lệnh lặp?. 2ph. - Để theo dõi tiến độ làm việc của rùa thì em sẽ dùng thêm một lệnh nữa, đó là lệnh WAIT (chờ) - Y/C HS gõ lại lệnh REPEAT 4 [FD 100 RT 90]. - Y/C HS gõ lệnh REPEAT 4 [FD 100 RT 90 WAIT 120]. - Y/C HS nhận xét. - GV gải thích lệnh WAIT 120: khi gặp lệnh WAIT 120, rùa sẽ tạm dừng 120 tíc (10 tíc bằng 1 giây). Như vậy rùa đã dừng ở bài này với thời gian là bao nhiêu giây? * Mở rộng: Em có thể đặt lệnh Wait bất kỳ nơi nào trong [các lệnh cần lặp] với giá trị bất ỳ. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Y/C HS nhắc lại cú pháp lệnh REPEAT. - Lệnh REPEAT dùng để làm gì? - Khi nào thì em ần dùng lệnh WAIT? - GV nhắc nhở HS về nhà xem lại các lệnh đã học. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... * RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(122)</span> BÀI 4: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU:. 1. Kiến thức: - Ôn lại 14 lệnh đã học. Cần nhấn mạnh ở các lệnh: tiến, lùi, quay phải, quay trái, xoá màn hình về vị trí xuất phát. 2. Kỹ năng: - Nhận dạng được lệnh cùng với công dụng của chúng. - Vận dụng các lệnh đã học để giải bài tập. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học đánh máy. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1ph. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - GV nhắc nhở HS về nhà xem lại tất cả cá đã học. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. .................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... * RÚT KINH NGHIỆM. .................................................................................... .................................................................................... TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV .................................................................................... 2 ph 1. Bài cũ: .................................................................................... - Ổn định lớp. .................................................................................... 1ph 2. Bài mới: .................................................................................... Ở các tiết trước em đã làm quen được các lệnh về Logo. Đến tiết này, thầy sẽ hệ thống lại tất cả các lệnh mà các em đã được học. 36ph 3. Các hoạt động: (26’) a. Hoạt động 1: Nhắc lại các lệnh của Logo: MT: Củng cố cho HS các lệnh của Logo mà em đã được học. - Hỏi: Em nào hãy cho thầy biết, chúng ta đã học tất cả bao nhêu lệnh về Logo. - Đưa ra bảng ở bài tập 5 trang 106, Y/C HS điền vào phần còn thiếu. - Y/C HS điền từ thích hợp vào chỗ trống (bài tập 3 sgk – trang 105) (10’) b. Hoạt động 2: Bài tập: MT: HS luyện tập lại gõ các lệnh của Logo. - Y/C HS vẽ hình sau..

<span class='text_page_counter'>(123)</span> * BÀI TẬP 5 TRANG 106 Lệnh đầy đủ 1 Home 2 (?) 3 ForwarD n 4 RighT k 5 6 7 8 9 10 11 12 13. (?) LefT k PenUp PenDown HideTurle ShowTurle Clean Repeat n [ ] BYE. Viết tắt. Hành động của Rùa Rùa về chính giữa sân chơi (vị trí xuất phát). CS. Rùa về vị trí xuất phát. Xoá toàn bộ sân chơi. FD n ( ? ) ( ? ) Rùa quay phải k độ BK n (?) PU (?) HT ST. Rùa lùi lại sau n bước Rùa quay sang trái k độ Nhấc bút (Rùa không vẽ nữa) Hạ bút (Rùa tiếp tục vẽ) Rùa ẩn mình (?) Xoá màn hình và Rùa vẫn ở vị trí hiện tại Lặp n lần (?). * BÀI TẬP 3 TRANG 105 Điền từ thích hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau: a) Muốn Rùa về vị trí giữa màn hình, ta dùng lệnh “HOME” b) Muốn Rùa về vị trí xuất phát, ta dùng lệnh “CS” c) Biểu tượng của Rùa trên màn hình Logo có dạng “HÌNH TAM GIÁC” d) Sau khi viết lệnh HideTurle (HT) thì Rùa sẽ “ẨN” khỏi màn hình. e) Sau khi dùng lệnh PenUp (PU) thì Rùa sẽ không “VẼ” nữa.

<span class='text_page_counter'>(124)</span> Tuần 34 Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /. ÔN TẬP THI HỌC KÌ II (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU:. - Nhận xét tiết học. - GV nhắc nhở HS về nhà xem lại tất cả n đã ôn. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. ..................................................................................... ÔN TẬP THI HỌC KÌ II (TIẾT 2). 1. Kiến thức: I. MỤC TIÊU: - Nhớ lại những kiến thức đã học ở 1. Kiến thức: chương trình học kỳ II. - Nhớ lại những kiến thức đã học ở 2. Kỹ năng: chương trình học kỳ II. - Vận dụng những kiến thức đã học 2. Kỹ năng: để hoàn thành bài thi học kỳ II. - Vận dụng những kiến thức đã học 3. Thái độ: để hoàn thành bài ôn tập. - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong 3. Thái độ: việc ôn tập. - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong - Thể hiện tính tích cực, chủ động việc ôn tập. sáng tạo trong quá trình học tập. - Thể hiện tính tích cực, chủ động II. CHUẨN BỊ: sáng tạo trong quá trình học tập. - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng II. CHUẨN BỊ: máy tính. - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng - Học sinh: tập, bút. máy tính. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Học sinh: tập, bút. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 2 ph 1. Bài cũ: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV - Ổn định lớp. 2 ph 1. Bài cũ: 1ph 2. Bài mới: Để chuẩn bị cho việc thi học kỳ II, trong tiết này và- Ổn định lớp. 1phtoàn2. Bài mới: viết sau thầy sẽ hướng dẫn các em ôn tập lại Để chuẩn bị cho việc thi học kỳ II, trong bộ chương trình của học kỳ II. thầy sẽ hướng dẫn các em ôn tập lại 36ph 3. Các hoạt động: (16’) a. Hoạt động 1: Nhắc lại các trò chơi mà em đã chương trình của học kỳ II. 36ph 3. Các hoạt động: học: (16’) MT: Nhắc cho em nhớ các thao tác trên trò chơia. Hoạt động 1: Nhắc lại em tập soạn thảo MT: Củng cố cho HS các thao tác với văn như: cách mở trò chơi, cách chơi, ... - Trình bày chữ đậm, nghiêng. - Trò chơi học toán. - Cách lưu và mở văn bản. - Trò chơi khám phá rừng nhiệt đới (20’) - Trò chơi đánh Golf. b. Hoạt động 2: Nhắc lại những gì đã (20’) b. Hoạt động 2: Nhắc lại em tập soạn thảo: MT: Củng cố cho HS các thao tác với văn bản. Logo: MT: Củng cố cho HS các thao tác trên Lo - Ôn lại những khái niệm ban đầu về soạn thảo. - Làm quen với phần mềm Logo - Cách căn lề đoạn văn bản. - Cách trình bày cỡ chữ và phông chữ, thay đổi cỡ- Thêm một số lệnh của Logo. 1ph - Sử dụng câu lệnh lặp. chữ và phông chữ. 4. Củng cố - dặn dò: - Cách sao chép văn bản. - Nhận xét tiết học. 1ph 4. Củng cố - dặn dò:.

<span class='text_page_counter'>(125)</span> - GV nhắc nhở HS về nhà xem lại tất cả nội dung đã ôn để buổi sau thi cho thật tốt. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... * RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(126)</span> ÔN TẬP THI HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU:. * RÚT KINH NGHIỆM .................................................................................... ..................................................................................... 1. Kiến thức: - Nhớ lại những kiến thức đã học ở chương trình học kỳ II. 2. Kỹ năng: - Vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành bài ôn tập. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc ôn tập. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV 2 ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. 1ph 2. Bài mới: Để chuẩn bị cho việc thi học kỳ II, trong tiết này thầy sẽ hướng dẫn các em ôn tập lại toàn bộ chương trình của học kỳ II. 36ph 3. Các hoạt động: (16’) a. Hoạt động 1: Nhắc lại em tập soạn thảo: MT: Củng cố cho HS các thao tác với văn bản. - Trình bày chữ đậm, nghiêng. - Cách lưu và mở văn bản. (20’) b. Hoạt động 2: Nhắc lại những gì đã học về Logo: MT: Củng cố cho HS các thao tác trên Logo. - Làm quen với phần mềm Logo - Thêm một số lệnh của Logo. 1ph - Sử dụng câu lệnh lặp. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - GV nhắc nhở HS về nhà xem lại tất cả nội dung đã ôn để buổi sau thi cho thật tốt. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG. ...................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(127)</span> ÔN TẬP THI HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU:. * RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................... 1. Kiến thức: - Nhớ lại những kiến thức đã học ở chương trình học kỳ II. 2. Kỹ năng: - Vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành bài thi học kỳ II. 3. Thái độ: - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc ôn tập. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV 2 ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. 1ph 2. Bài mới: Để chuẩn bị cho việc thi học kỳ II, trong tiết này và viết sau thầy sẽ hướng dẫn các em ôn tập lại toàn bộ chương trình của học kỳ II. 36ph 3. Các hoạt động: (16’) a. Hoạt động 1: Nhắc lại các trò chơi mà em đã học: MT: Nhắc cho em nhớ các thao tác trên trò chơi như: cách mở trò chơi, cách chơi, ... - Trò chơi học toán. - Trò chơi khám phá rừng nhiệt đới - Trò chơi đánh Golf. (20’) b. Hoạt động 2: Nhắc lại em tập soạn thảo: MT: Củng cố cho HS các thao tác với văn bản. - Ôn lại những khái niệm ban đầu về soạn thảo. - Cách căn lề đoạn văn bản. - Cách trình bày cỡ chữ và phông chữ, thay đổi cỡ chữ và phông chữ. - Cách sao chép văn bản. 1ph 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - GV nhắc nhở HS về nhà xem lại tất cả nội dung đã ôn. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(128)</span> ÔN TẬP THI HỌC KÌ II. ..................................................................................... I. MỤC TIÊU:. 1. Kiến thức: - Nhớ lại những kiến thức đã học ở chương trình học kỳ II. 2. Kỹ năng: - Vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành bài ôn tập. 3. Thái độ: - Thể hiện tinh thần tự giác, thái. độ nghiêm túc trong khi làm bài. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV 2 ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. 1ph 2. Bài mới: Để chuẩn bị cho việc thi học kỳ II, trong tiết này thầy sẽ hướng dẫn các em ôn tập lại toàn bộ chương trình của học kỳ II. 36ph 3. Các hoạt động: (16’) a. Hoạt động 1: Nhắc lại em tập soạn thảo: MT: Củng cố cho HS các thao tác với văn bản. - Trình bày chữ đậm, nghiêng. - Cách lưu và mở văn bản. (20’) b. Hoạt động 2: Nhắc lại những gì đã học về Logo: MT: Củng cố cho HS các thao tác trên Logo. - Làm quen với phần mềm Logo - Thêm một số lệnh của Logo. 1ph - Sử dụng câu lệnh lặp. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - GV nhắc nhở HS về nhà xem lại tất cả nội dung đã ôn để buổi sau thi cho thật tốt. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... * RÚT KINH NGHIỆM .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(129)</span> Tuần 35 Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /. THI HỌC KÌ II - LÝ THUYẾT. * RÚT KINH NGHIỆM .................................................................................... .................................................................................... ..................................................................................... I. MỤC TIÊU:. 1. Kiến thức: - Hệ thống lại nội dung chương trình học kỳ II. 2. Kỹ năng: - Vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành thi cho thật tốt. 3. Thái độ: - Thể hiện tinh thần tự giác, thái. độ nghiêm túc trong khi làm bài. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: đề thi. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1 ph 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. 1ph 2. Bài mới: Để đánh giá quá trình học tập một năm qua của các em, hôm nay thầy sẽ cho các em làm một bài thi cuối năm. 37ph 3. Các hoạt động: (2’) a. Hoạt động 1: Phát đề: - Y/C HS xem lướt qua đề, có gì không hiểu thì hỏi. - Giải đáp thắc mắc (nếu có). (35’) b. Hoạt động 2: Thi học kỳ II. - Tính giờ làm bài. - Quan sát HS. - Thu bài. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết kiểm tra. 1ph - GV nhắc nhở HS về nhà xem lại tất cả nội dung đã ôn để buổi sau thầy sẽ sửa bài cho em. * SỬA CHỮA - BỔ SUNG ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(130)</span> A. 1 cách B. 2 cách C. 3 cách D. 4 cách. I. MỤC TIÊU: Giúp các em: - Nhớ lại các kiến thức đã học trong học kì II.B. Phần thực hành: - Vận dụng các kiến thức để hoàn thành bài thi. Gõ bài ca dao Trâu ơi. + Tên bài chữ đậm, cỡ chữ 16. + Nội dung bài thơ chữ nghiêng, cỡ chữ 14. + Chọn phông chữ Timenewroman. I. NỘI DUNG ÔN TẬP: + Hãy chọn cách căn lề phù hợp nhất cho EM TẬP SOẠN THẢO. bài ca dao. + Ôn lại những khái niệm ban đầu về III. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: soạn thảo. A. Phần lý thuyết: Mỗi phương án trả lời + Cách căn lề đoạn văn bản. đúng được 1 điểm. + Cách trình bày cỡ chữ và phông chữ, thay đổi cỡ chữ và phông chữ. Đáp + Cách sao chép văn bản. án A B C + Trình bày chữ đậm, nghiêng. Câu EM HỌC NHẠC 1 × + Làm quen với phần mềm Logo 2 × + Thêm một số lệnh của Logo. 3 + Sử dụng câu lệnh lặp. 4 × II. NỘI DUNG ĐỀ THI: 5 A. Phần lý thuyết: 1. Để trình bày chữ đậm ta nhấn tổ hợp B. Phần thực hành: phím nào? - Gõ đúng được nội dung bài ca dao : 1 A. Ctrl + B B. Ctrl + E C. điểm. Ctrl + I D. Ctrl + U. - Chọn đúng phông chữ Time new roman 2. Để lưu văn bản ta phải làm thế nào? : 1 điểm. A. Vào File chọn Save B. Ctrl + S C. - Chọn đúng tên bài ca dao là chữ đậm, Cả A và B D. Ctrl + N. cỡ chữ 16 : 1 điểm. 3. Để tạo mới một văn bản ta nhấn tổ hợp - Chọn đúng nội dung bài ca dao là chữ phím…. nghiêng, cỡ chữ 14 : 1 điểm. A. Ctrl + A B. Shift+Ctrl + N C. - Căn lề đúng phù hợp nhất lag căn lề Ctrl + O D Ctrl + N giữa : 1điểm. 4. Nhấn nút sao tương đương với nhấn tổ hợp phím nào? A. Ctrl + V B. Ctrl + C C. Ctrl+ X D. Ctrl + E. 5. Có mấy cách căn lề?.

<span class='text_page_counter'>(131)</span>

<span class='text_page_counter'>(132)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×