Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên dũng tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGỤY THỊ HUYỀN

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Văn Dung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn



Ngụy Thị Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Dung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Hệ thống thông tin đất đai, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện n
Dũng, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Nơng nghiệp,Văn phòng Đăng ký
Quyền sử dụng đất, UBND Xã Cảnh Thụy, UBND Xã Quỳnh Sơn đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Ngụy Thị Huyền

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ..........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1

1.2.

Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2

1.3.

Yêu cầu đề tài .................................................................................................2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .........................................................................................3
2.1.


Tổng quan về chính sách quản lý và sử dụng đất nơng nghiệp của
nước ta ............................................................................................................3

2.1.1.

Khái niệm về đất nông nghiệp, đất sản xuất nơng nghiệp ................................3

2.1.2.

Chính sách đất nơng nghiệp trong thời kì đổi mới – đến nay ..........................3

2.2.

Cơ sở lý luận của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp .......................................5

2.2.1.

Manh mún đất đai và sự tất yếu của dồn điền đổi thửa ở Việt Nam .................5

2.2.2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến q trình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp ..... 11

2.2.3.

Tình hình dồn điền đổi thửa đất sản xuất nơng nghiệp của một số nước
trên Thế Giới và Việt Nam ............................................................................ 14

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 24
3.1.


Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................24

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 24

3.3.

Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 24

3.3.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Dũng ....................................24

3.3.2.

Tình hình quản lý đất đai của huyện Yên Dũng .............................................24

3.3.3.

Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Dũng ............24

iii


3.3.4.

Những ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp........................................................................................... 24


3.3.5.

Hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa ..................................................25

3.3.6.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa
huyện Yên Dũng , tỉnh Bắc Giang ................................................................. 25

3.4.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 25

3.4.1.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ........................................................ 25

3.4.2.

Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp .............................................................25

3.4.3.

Phương pháp đánh giá hiệu quả..................................................................... 26

3.4.4.

Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu ................................................................ 28


3.4.5.

Phương pháp so sánh ....................................................................................28

3.4.6.

Phương pháp minh hoạ bằng biểu đồ, hình ảnh .............................................28

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................29
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...............................................................29

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 29

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 32

4.2.

Tình hình quản lý sử dụng đất đai tại huyện Yên Dũng .................................40

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Dũng .......................................................40

4.2.2.


Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện...............................................43

4.3.

Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Dũng ............ 43

4.3.1.

Căn cứ, mục đích, yêu cầu và nguyên tắc dồn điền đổi thửa ở huyện Yên
Dũng ............................................................................................................. 43

4.3.2.

Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Dũng ...............45

4.3.3.

Tình hình dồn điền đổi thửa ở các xã điều tra ................................................49

4.4.

Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Yên Dũng ........................................................................52

4.4.1.

Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến cơ cấu cây trồng ................... 52

4.4.2.


Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...... 63

4.4.3.

Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến giao thông, thủy lợi ............................73

4.4.4.

Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến công tác quản lý nhà nước về đất
đai ................................................................................................................ 75

4.4.5.

Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất ........................................................................................................ 75

iv


4.4.6.

Thay đổi cơ cấu thu nhập của người dân ....................................................... 76

4.5.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp sau công tác dồn điền đổi thửa ........................................................... 78

4.5.1.


Giải pháp về thị trường tiêu thụ nơng sản hàng hóa ....................................... 78

4.5.2.

Giải pháp về đầu tư mở rộng sản xuất ...........................................................79

4.5.3.

Giải pháp về môi trường ............................................................................... 80

4.5.4.

Giải pháp kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu sản xuất ............................................ 80

4.5.5.

Giải pháp về giao thông, thủy lợi .................................................................. 81

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 82
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 82

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 83

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 84
Phụ lục ..................................................................................................................... 86


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ

Ban chỉ đạo

BVTV

Bảo vệ thực vật

CN - TTCN

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hố

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GTGT


Giá trị gia tăng

GTNC

Giá trị ngày công

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

KHTS

Khấu hao tài sản

NLN

Nông lâm nghiệp

SDĐ

Sử dụng đất


SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

TW

Trung ương

TM- DV

Thương mại - dịch vụ

UBND

Uỷ ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Thống kê diện tích một số cây trồng chính ..............................................33

Bảng 4.2.


Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất ............................................. 40

Bảng 4.3.

Biến động đất đai giai đoạn 2011 - 2015 của huyện Yên Dũng ................42

Bảng 4.4.

Tổng hợp kết quả dồn điền, đổi thửa huyện Yên Dũng tính đến ngày
30/12/2015 .............................................................................................. 46

Bảng 4.5.

Tình hình ruộng đất ở các hộ điều tra ...................................................... 51

Bảng 4.6.

Diện tích, cơ cấu cây trồng thay đổi trên địa bàn 2 xã nghiên cứu ............ 54

Bảng 4.7.

Một số mơ hình sản xuất tổng hợp sau dồn điền đổi thửa .........................57

Bảng 4.8.

Mức độ đầu tư trong sản xuất của nông hộ .............................................. 59

Bảng 4.9.


So sánh cơ cấu lao động các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa ................62

Bảng 4.10. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trước và sau
chuyển đổi của xã điều tra .......................................................................64
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất trên 1 ha đất nông
nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa .....................................................65
Bảng 4.12. Hiệu quả xã hội tính trên 1 ha đất canh tác ..............................................67
Bảng 4.13. Mức đầu tư phân bón trước DĐĐT và sau DĐĐT.................................... 69
Bảng 4.14. Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thâm canh cây trồng ...........71
Bảng 4.15. Diện tích đất giao thơng, thủy lợi trước và sau dồn điền đổi thửa .............73
Bảng 4.16. So sánh thu nhập của các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa .................... 76

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Sơ đồ vị trí huyện n Dũng ...................................................................29

Hình 4.2.

Mơ hình sản xuất lớn lúa Thơm sau dồn điền đổi thửa ở xã Cảnh Thụy...........58

Hình 4.3.

Máy cơ giới hóa trên cánh đồng lúa sau dồn điền đổi thửa. ...................... 60

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngụy Thị Huyền
Tên luận văn: “Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp huyện Yên Dũng , tỉnh Bắc Giang”
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
và quyết định sản xuất ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả của công tác dồn điền đổi
thửa nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm và hộ nghiên cứu; Phương pháp thu thập thông tin điều
tra; Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trước và sau dồn điền đổi thửa; Phương
pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu, phương pháp so sánh.
Kết quả chính và kết luận
Huyện n Dũng nằm ở phía đơng nam của tỉnh Bắc Giang, trung tâm huyện
cách thành phố Bắc Giang 16 km, cách thủ đô Hà Nội 60 km theo đường quốc lộ 1A.
Huyện gồm 19 xã và 2 thị trấn, là huyện miền núi có diện tích đất tự nhiên là
19.174,38ha chiếm 4,71% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh với dân số là
136.221 người chiếm 8,38% dân số của tỉnh Bắc Giang.
1. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trong những năm qua trên địa bàn huyện
Yên dũng đã gặt được những thành công bước đầu đáng khích lệ. Hiện trên địa bàn
huyện đã thực hiện dồn đổi được 25,22% tổng diện tích đất nơng nghiệp của huyện. Số
thơn hồn thành dồn đổi là 75 thơn/178 thơn của cả huyện. Sau dồn điền đổi thửa, đã

hình thành vùng lúa thơm chất lượng cao với quy mô lớn, tập trung nhiều ở Tư Mại,
Đức Giang, Nham Sơn, Tiến Dũng… với các giống Hương thơm số 1, Bắc thơm,
BC15, Thiên Ưu … Đây là những giống lúa cho gạo ngon, năng suất bình quân đạt 270300 kg/sào.
2. Kết quả công tác DĐĐT trên địa bàn huyện đến hết năm 2015 toàn huyện đã
dồn đổi được 13/21 xã, thị trấn với diện tích đã dồn đổi là 3.361,86ha , trong đó giao
cho hộ nơng dân là 3.259,0 ha đạt 98,72% kế hoạch đặt ra; 8 xã, thị trấn còn lại chưa

ix


thực hiện dồn điền đổi thửa. Tại 13 xã đã dồn đổi thì trước dồn điền đổi thửa mỗi hộ có
trung bình từ 5 đến 12 thửa, sau dồn điền đổi thửa mỗi hộ có trung bình từ 1 đến 3 thửa
đất sản xuất nông nghiệp.
Trên địa bàn 2 xã nghiên cứu cho thấy: xã Cảnh Thụy có diện tích đất nông nghiệp
của xã trước dồn đổi là 451,5ha sau dồn đổi là 454,6 ha tăng 3,1 ha; diện tích bình
quân/thửa trước dồn đổi là 439,7 m2, sau dồn đổi tăng lên là 1692,3m2; số thửa bình
quân/hộ giảm từ 8,8 thửa trước dồn đổi xuống còn 2,3 thửa/hộ sau dồn đổi. Xã Quỳnh
Sơn trước dồn đổi có diện tích đất nông nghiệp là 422,3 ha sau dồn đổi là 431,9 ha tăng
9,6 ha; diện tích bình qn/thửa là 293,8m2 , sau dồn đổi tăng lên 1118,7m2, số thửa bình
quân trước dồn đổi giảm từ 7,48 thửa xuống cịn trung bình 1,98 thửa/hộ. Tạo điều kiện
cho tất cả các hộ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
Sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện mở rộng diện tích đất giao thơng từ
96,12 ha lên đến 163,3ha tăng 66,36 ha; đất thủy lợi nội đồng từ 39,3 ha tăng lên 77,78
ha, tăng 35,65 ha, tỷ lệ kênh mương thủy lợi được cứng hóa tăng từ 15% lên 97% đã
giúp người dân chủ động tưới, tiêu trong canh tác, tăng khả năng cơ giới hóa, áp dụng
các kiểu sử dụng đất nhiều vụ cây trồng và ứng dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất
nhằm tăng giá trị sản xuất, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó,
dồn điền đổi thửa cịn góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do đất đai được áp
dụng các biện pháp cải tạo (bừa ải, bón phân, sử dụng thuốc BVTV) theo đúng khoa
học, kỹ thuật. Mặt khác, DĐĐT giúp cho việc quản lý diện tích đất cơng ích hiệu quả

hơn, sau DĐĐT diện tích đất cơng ích của xã đã được tập trung gọn vùng, gọn thửa rất
thuận lợi cho công tác quản lý cũng như việc sử dụng đất của các hộ được giao thầu quỹ
đất này.
3. Tồn tại trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Yên Dũng là còn một số thơn
đang thực hiện dồn điền đổi thửa cịn chậm, xã chỉ đạo chưa kiên quyết và triệt để nên
chưa đạt yêu cầu của phương án đã được phê duyệt. Trong thời gian tới UBND huyện
tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa ở 8 xã, thị trấn còn lại.
4. Từ các kết quả nghiên cứu tôi đã đề xuất được những giải pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa: giải pháp về thị trường tiêu thụ nơng sản hàng
hóa; giải pháp về đầu tư mở rộng sản xuất; giải pháp về môi trường; giải pháp về giao
thông thủy lợi; giải pháp về chuyển dịch cơ cấu sản xuất.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguy Thi Huyen
Thesis title: “Assess the impact of land consolidation on using agricultural land in Yen
Dung district, Bac Giang province”.
Major: Land management

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Assess the impact of land consolidation on using agricultural land and making
decision in production in Yen Dung district, Bac Giang province.
- Propose major solutions to improve efficiency of land consolidation to promote
the development of production and improve the efficiency of agricultural land use.
Materials and Methods

Method of selecting location and research households; Method of collecting survey
information; Method of land use efficiency assessment before and after land consolidation;
Methods of analysis, synthesis and processing of data and methods of comparison.
Main findings and conclusions
Yen Dung district is located in the South-East of Bac Giang province, the center
of the district is 16 km from Bac Giang city, 60 km from Hanoi capital by national
highway 1A. It consists of 19 communes and 2 townships, it is a mountainous district
with natural land area of 19,174.38ha, accounting for 4.71% of the total natural land
area of the whole province with a population of 136.221 people, accounting for 8.38%
of the population of Bac Giang province.
1. The situation of land consolidation work in the past years in Yen Dung district
has achieved initial encouraging results. Currently the district has implemented land
consolidation is 25.22% of the total agricultural land area of the district. The number of
villages that completed land consolidation was 75 villages/178 villages in the district.
After land consolidation, high quality scented rice areas have been established on a
large scale, mainly in Tu Mai, Duc Giang, Nham Son and Tien Dung… with varieties of
Huong Thom No.1, Bac Thom, BC15, Thien Uu… These are good rice varieties, with
an average yield of 270-300 kg/360m2.
2. The results of land consolidation work in the district until the end of 2015, the
district had been 13/21 land consolidation commune, with an area of 3,361.86 hectares,
the allocation to farmers is 3,259.0 hectares, equivalent to 98.72% of the plan; 8
communes and towns remaining unrealized land consolidation. In 13 communes that

xi


completed land consolidation, before consolidation each household had an average of 5
to 12 plots of agricultural land, after consolidation this figure had only 1 to 3 plots.
On the area of 2 communes in research showed that: the area of agricultural land of
Canh Thuy commune before land consolidation is 451.5 hectares compared to 454.6

hectares after consolidation, it increased 3.1 hectares; the average of area/plots before land
consolidation is 439.7m2, after land consolidation this figure increase to 1692.3m2; the
average number of plots per household decreased from 8.8 plots before land consolidation
to 2.5 plots after land consolidation. The area of agricultural land of Quynh Son commune
before land consolidation is 422.3 hectares compared to 431.9 hectares after consolidation,
it increased 9.6 hectares; the average of area/plots before land consolidation is 293.8m2,
after land consolidation this figure increase to 1118.7m2; the average number of plots per
household decreased from 7.48 plots before land consolidation to 1.98 plots after land
consolidation. Facilitate all farmer households to develop commodity-oriented agriculture.
After land consolidation, the district expanded the area of traffic land from 96.12
hectares to 163.3 hectares, increasing 66.36 hectares; inland irrigation land increased
35.65 hectares from 39.3 hectares to 77.78 hectares, the rate of hardened irrigation
canals has increased from 15% to 97%, which has helped farmers to improve irrigation
and drainage, increased mechanization, and applied more land-use crops; and applied
the scientific and technical advances in production to increase production value, reduce
production cost, increase economic efficiency. Besides, land consolidation also
contributes to the reduction of environmental pollution due to improved land use
(irrigation, fertilization, pesticide use) in accordance with science and technology. On
the other hand, land consolidation makes the management of public land more efficient,
after the land consolidation, the public land area of the commune was concentrated in a
compact area, which was very convenient for the management as well as the land use of
the households who were assigned to this land fund.
3. Exist in the work of land consolidation in Yen Dung district is still some
villages are implementing land consolidation remains slow, the commune leaders have
not been resolute and radical, so they have not met the requirements of the approved
plan. In the coming time, the district People's Committee will continue to implement
land consolidation in the remaining 8 communes.
4. From the research results, I have proposed solutions to improve the land use
efficiency after land consolidation: Solution on market of commodity farm produce;
Solution on investment to expand production; Environmental solution; Solutions for

irrigation and transportation; Solution on restructuring production.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên, nguồn lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển
kinh tế - xã hội. Trong sản xuất nông nghiệp đất đai không chỉ là đối tượng lao
động mà cịn là tư liệu sản xuất khơng thế thay thế được. Trong công cuộc cải
cách kinh tế nông nghiệp nông thôn những năm trước đây, Đảng và Nhà nước ta
đã có hàng loạt chính sách mới về đất đai nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp,
giải quyết vấn đề lương thực của cả nước, điển hình là Luật đất đai năm 2003,
Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Thủ tướng chính phủ quy định việc giao
đất nơng nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích
sản xuất nơng nghiệp. Với chính sách mới về quyền sử dụng đất như vậy đã làm
thay đổi hoàn toàn quan hệ sản xuất ở nông thôn, người nông dân đã thực sự trở
thành người chủ mảnh đất của riêng mình - đó là động lực cho sự phát triển vượt
bậc của nền nông nghiệp nước ta sau giải phóng miền Nam.
Nhưng sự manh mún ruộng đất đã dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả của
sản xuất thấp, hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, gây nên những khó khăn trong quản lý và sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên đất.
Với mục đích là khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán hiện
nay để có điều kiện thực hiện vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tạo thuận lợi
cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa nhằm giảm chi phí
sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nơng dân, góp phần tích cực chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp; tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp
phần đẩy nhanh tiến độ hồn thành xây dựng chương trình nơng thơn mới.

n Dũng là một huyện của tỉnh Bắc Giang đã và đang thực hiện xong
công tác đồn điền đổi thửa ở một số xã. Sau dồn điền đổi thửa đã đạt được những
kết quả tích cực, xây dựng được các mơ hình sản xuất hàng hóa tập trung, các
cánh đồng mẫu cho thu nhập cao.
Để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của việc dồn điền đổi thửa đến sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp trong cả nước nói chung và sử dụng đất sản xuất nơng
nghiệp ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nói riêng dưới sự hướng dẫn của

1


PGS.TS Nguyễn Văn Dung giảng viên Học Viện Nông Nghiêp Việt Nam, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến
sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp và quyết định sản xuất ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả của công tác dồn điền
đổi thửa nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp.
1.3. YÊU CẦU ĐỀ TÀI
- Số liệu điều tra phải khách quan và đảm bảo độ tin cậy.
- Đánh giá được ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đến việc
sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Đề xuất được các giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sau khi dồn
điền đổi thửa.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Đánh giá những thay đổi sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa đất nơng nghiệp
và tình hình thực hiện dồn điền đổi thửa của huyện để bổ sung thêm cơ sở thực tiễn

trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của huyện.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Góp phần vào cơ sở khoa học nghiên cứu về dồn điền đổi thửa đến sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Hỗ trợ cho người quản lý về đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
được thuận lợi và phát triển bền vững.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA
2.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp: Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất
nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Theo Khoản 1, Điều 10 Luật đất đai 2013. Nhóm đất nơng nghiệp bao gồm
các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại

nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực
tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động
vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, ni trồng thủy sản
cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống
và đất trồng hoa, cây cảnh.
2.1.1.2. Khái niệm đất sản xuất nông nghiệp
- Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất nơng
nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
2.1.2. Chính sách đất nơng nghiệp trong thời kì đổi mới – đến nay
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI, tháng 12 năm 1986 đã đánh dấu bước
ngoặt phát triển trong đời sống kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Sự đổi mới trong tư

3


duy kinh tế góp phần chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo nên diện mạo mới của đất nước, con
người Việt Nam hôm nay. Quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang
cơ chế thị trường là tất yếu khách quan phù hợp với tình hình thực tiễn trong và
ngồi nước. Nó đáp ứng kịp thời tính thúc bách của hồn cảnh lúc bấy giờ: siêu
lạm phát, thất nghiệp tăng cao, sản xuất đình đốn, lưu thơng ngưng trệ, cán cân
thương mại thâm hụt… hầu hết các chỉ số vĩ mô đều dưới mức an toàn, đời sống
kinh tế – xã hội khủng hoảng nghiêm trọng. Khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi
ở Việt Nam là các chính sách, pháp luật đất đai trong nông nghiệp nông thôn
được đánh dấu từ Nghị quyết 10/NQ- TW ngày 05 tháng 4 năm 1988 về đổi mới
quản lý kinh tế nông nghiệp được ban hành (hay cịn gọi “Khốn 10”): Nghị
quyết 10 đề ra cơ chế khốn mới, xác định hợp tác xã nơng nghiệp là đơn vị chủ
quản, hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ nhận khoán với hợp tác xã.
Như vậy, lần đầu tiên kinh tế hộ gia đình được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ.
Nghị quyết 10 đã được giai cấp nông dân tiếp nhận với tinh thần phấn khởi thực

hiện, đưa lại nhiều chuyển biến rõ rệt: sản xuất lương thực đã có sự khởi sắc
đáng kể, từ 19,5 triệu tấn năm 1988 lên 21,5 triệu tấn năm 1989, tức là tăng thêm
2 triệu tấn trong 1 năm, tốc độ tăng trưởng trong nơng nghiệp gần 10% là một kỷ
lục chưa từng có. Sản lượng lương thực tăng nhanh không những cung cấp đủ
nhu cầu cho nhân dân; tháng 6 năm 1989, với 1,2 triệu tấn gạo đầu tiên của Việt
Nam đã rời cảng Sài Gòn xuất khẩu ra quốc tế, mở đầu cho trang sử xuất khẩu
lương thực của Việt Nam (Nguyễn Tấn Phát, 2006). Tuy nhiên, “Khoán 10" chưa
đề cập quyền sử dụng ruộng đất cho hộ nông dân và việc xây dựng hợp tác xã
mới. Về mặt pháp lý đất nông nghiệp vẫn thuộc quyền quản lý của HTXNN. Cơ
chế này làm cho hộ nhận khốn khơng thỏa mãn, họ cảm thấy bị thiệt thịi, từ đó
khơng thấy hấp dẫn để đầu tư tăng năng suất. Từ đó Đảng và Nhà nước ta tiếp
tục tìm kiếm những quyết sách nhằm đổi mới mạnh mẽ hơn về quan hệ của hộ xã
viên với ruộng đất nhận khoán tạo động lực mới trong nông nghiệp.
Luật đất đai 1993 ra đời bước tiếp tục đổi mới quan trọng trong hệ thống
các chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta. Theo đó, hộ nơng dân
được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài với 5 quyền: chuyển nhượng, chuyển
đổi, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Các quyền này chỉ có giá trị trong thời hạn
giao đất. Luật cũng quy định thời gian giao đất được ổn định trong 20 năm đối
với cây hàng năm, 50 năm đối với cây lâu năm. Hết thời hạn giao đất nông dân

4


có thể được gia hạn sử dụng tiếp nếu có nhu cầu và chấp hành tốt các quy định
quản lý đất đai khác của Nhà nước. Điểm mới của Luật đất đai năm 1993 đi cùng
với việc giao đất ổn định đã quy định cụ thể về nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng ruộng đất của Nhà nước, để người nơng dân có quyền tự chủ cá
nhân trong việc canh tác trên mảnh đất được giao, nhờ đó đã có tác dụng khuyến
khích nơng dân tìm phương thức sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn. Luật đất
đai năm 1993 được tiếp tục sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998, năm 2001 năm

2003, 2013, trong đó có quy định chế độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nơng nghiệp được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo tinh thần: tất cả
những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng
dân cư, cơ sở tơn giáo, tổ chức nước ngồi có quyền sử dụng đất đều được Nhà
nước cấp giấy CNQSD đất. Việc giao đất, cấp giấy CNQSD đất nơng nghiệp cho
hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhằm tạo điều kiện cho họ yên tâm đầu tư thâm
canh trên diện tích đã được giao, là vật bảo đảm về mặt pháp lý để người sử dụng
đất thực hiện các quyền của họ mà pháp luật đã quy định. Đó là cơ sở để thúc đẩy
sản xuất nơng nghiệp phát triển (Chính phủ,1993).
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Manh mún đất đai và sự tất yếu của dồn điền đổi thửa ở Việt Nam
2.2.1.1. Khái quát về manh mún đất đai
a. Khái niệm
Manh mún đất đai, nghĩa là một hộ nơng dân có nhiều thửa ruộng, là một
trong những đặc điểm quan trọng của nhiều nước, nhất là các nước đang phát
triển. Ở Việt Nam manh mún đất đai rất phổ biến, đặc biệt ở miền Bắc. Theo con
số ước tính, tồn quốc có khoảng 75 triệu thửa đất canh tác đã giao cho 9.259 hộ
gia đình, cá nhân sử dụng, trung bình một hộ nơng dân có khoảng 7-8 mảnh (Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn, năm 2003). Manh mún đất đai được coi là
một trong những rào cản của phát triển sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất
trồng trọt, làm cản trở quá trình dịch chuyển từ nền nơng nghiệp tự cung tự cấp
sang sản xuất hàng hóa cho nên rất nhiều nước đã và đang thực hiện chính sách
khuyến khích tập trung đất đai, ví dụ như Kenya, Tanzania, Rwanda, Albania,
Bulgaria. Việt Nam cũng đang thực hiện chủ trương này trong những năm gần
đây. Dưới quan điểm kinh tế nếu manh mún đất đai làm cho lao động và các
nguồn lực khác phải chi phí nhiều hơn thì việc giảm mức độ manh mún đất đai sẽ
tạo điều kiện để các nguồn lực này được sử dụng ở các ngành khác hiệu quả hơn.

5



Như vậy, trên tổng thể nền kinh tế sẽ đạt được lợi ích khi ta giảm mức độ manh
mún đất đai. Tuy nhiên, mức độ manh mún đất đai cũng mang lại một số lợi ích
cho nơng dân. Do đó ở nhiều nơi nơng dân muốn duy trì một mức độ nào đó của
tình trạng này.
Manh mún ruộng đất được hiểu trên hai khía cạnh:
- Sự manh mún về mặt ô thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là
nơng hộ) có q nhiều mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ và bị phân tán ở nhiều
xứ đồng.
- Sự manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất, số
lượng ruộng đất quá nhỏ khơng tương thích với số lượng lao động và các yếu tố
sản xuất khác.
b. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất
Những nguyên nhân sau dẫn đến tình trạng ruộng đất manh mún:
- Do sự phức tạp của địa hình đất nước ta, đất đai bị chia cắt theo 3 dạng:
đất cao, đất vàn và đất thấp trũng. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến tình trạng ruộng đất manh mún.
- Chế độ chia đều ruộng đất cho con cái. Ở Việt Nam ruộng đất của cha mẹ
thường được chia đều cho tất cả con cái sau khi lập gia đình và tách hộ ra ở riêng. Vì
thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của nông hộ.
- Các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ mang tâm lí ngại thay đổi ruộng đất vì
họ đã quen với tư duy, tập quán sản xuất, phương thức canh tác trên thửa đất
quen thuộc.
- Do phương pháp chia ruộng bình quân theo nguyên tắc có tốt, có xấu, có
xa, có gần khi thực Nghị định 64/CP.
c. Những hạn chế của tình trạng manh mún ruộng đất đối với sản xuất nông
nghiệp và quản lý Nhà nước ở địa phương
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác động tiêu cực của sự manh mún
ruộng đất gây khó khăn cho người nơng dân sản xuất và nhà quản lý, cụ thể như sau:
- Manh mún ruộng đất, dẫn đến giảm diện tích đất sản xuất nơng nghiệp do bờ

ngăn, bờ thửa (theo tính tốn có thể làm giảm từ 2,4-4% diện tích đất nông nghiệp).
- Manh mún ruộng đất làm hạn chế khả năng áp dụng cơ giới hố nơng
nghiệp, hạn chế việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất.

6


- Manh mún ruộng đất làm tăng chi phí sản xuất cao hơn do chi phí lao
động cao bởi nơng dân phải tốn nhiều thời gian hơn để đi từ mảnh ruộng này đến
mảnh ruộng khác hoặc thực hiện tưới tiêu cho nhiều mảnh nhỏ hoặc do chi phí
vận chuyển đầu vào và đầu ra cao hơn.
- Gây khó khăn, phức tạp và tốn kém cho công tác quản lý đất đai, lập hồ sơ
địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tóm lại, tình trạng manh mún ruộng đất dẫn đến việc sản xuất đạt hiệu quả
thấp, chất lượng sản phẩm thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường, không đáp
ứng được việc xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa, gây cản trở cho q trình
CNH - HĐH nơng nghiệp nơng thơn. Vì thế Đảng và Nhà nước ta chủ trương cần
phải dồn điền đổi thửa tạo ra sự tươi mới trong sản xuất nông nghiệp.
2.2.1.2. Khái niệm dồn điền đổi thửa
a. Khái niệm của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
Từ “Dồn điền đổi thửa” (DĐĐT) xuất hiện trong quá trình phát triển của đất
nước, quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp. Tùy vào từng địa
phương có thể có các tên gọi khác nhau, có nơi thì gọi là “Dồn đất đổi ruộng” có
nơi thì gọi là “Dồn điền đổi thửa”. Bản chất của quá trình này là dồn ghép,
chuyển đổi ruộng đất từ các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn hay cịn gọi là q trình
tích tụ ruộng đất nhằm sắp xếp quy hoạch lại ruộng đất, khắc phục tình trạng
manh mún, phân tán ruộng đất, tổ chức thiết kế lại đồng ruộng, hệ thống thủy lợi,
giao thông nội đồng, nâng cao hệ số sử dụng đất, đẩy nhanh chuyển dịch sản xuất
theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển kinh tế hộ và trang trại, củng cố quan hệ
sản xuất, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ( Đào Thế Anh, 2004).

b. Vai trị của cơng tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
Cuộc cải cách kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam ở những
năm đầu thập kỷ trước đã đem lại những thành quả to lớn về mặt kinh tế, xã hội
cho đất nước. Từ một nước nhập khẩu lương thực, thực phẩm là chủ yếu, kinh tế
nghèo nàn, lạc hậu, chúng ta đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế
giới về một số mặt hàng nông sản như: gạo, cà phê, tiêu, thuỷ sản… thu nhập và
đời sống của người dân ln được cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể, đặc
biệt là ở nơng thơn…đóng góp vào thành quả to lớn trên không thể không kể đến
các chủ trương, chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước đã ban hành trong
quá trình đổi mới vừa qua. Một trong số đó là chủ trương dồn điền đổi thửa đất

7


nông nghiệp. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là hướng đi tất yếu
để đưa nền nông nghiệp vốn rất manh mún, nhỏ lẻ phát triển thành sản xuất hàng
hố quy mơ lớn. Sau hơn mười năm thực hiện, từ những ý tưởng mạnh dạn ban
đầu rồi trở thành chủ trương lớn, dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đã thu được
những thành tựu đáng kể.
- Dồn điền đổi thửa đất nơng nghiệp khắc phục tình trạng đất nhỏ lẻ, phân
tán. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân đã liền
khoảnh, liền khu, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ cải tạo ruộng đồng, thâm canh,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiết kiệm chi phí sản xuất và tạo điều kiện tốt hơn
cho cơ giới hoá. Giảm bớt thời gian đi lại vận chuyển, thu hoạch cho các hộ nông
dân. Tăng thêm diện tích canh tác do giảm bớt diện tích đất để làm bờ ruộng. Tạo
điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cũng như thuận
lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất góp phần thực hiện
mục tiêu cánh đồng có thu nhập cao cho các địa phương.
- Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp là cơ hội để quy hoạch và phát triển hệ
thống giao thông thuỷ lợi, tạo điều kiện phát triển đa dạng hố nơng nghiệp. Quá

trình dồn điền đổi thửa cho phép khắc phục tình trạng nhỏ lẻ ruộng đất, làm cho
quy mơ diện tích các mảnh ruộng tăng lên. Nhưng theo đó là sự tăng nhu cầu
dịch vụ sản xuất, đặc biệt là nhu cầu đảm bảo tưới tiêu, vận chuyển sản phẩm và
cơ giới hố sản xuất trong tương lai. Vì vậy trong triển khai dồn điền đổi thửa đất
nông nghiệp việc mở rộng đường giao thơng, thuỷ lợi, bê tơng hố kênh mương
thuỷ lợi, cũng như giảm chi phí cứng bê tơng hố kênh mương là rất quan trọng.
- Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp tạo cơ sở cho việc cải thiện công tác
quản lý đất đai thông qua quá trình điều tra đất đai cập nhật quỹ đất, trao đổi và
giao lại đất có sự tham gia tích cực của các hộ nơng dân của địa phương. Những
khó khăn, tồn tại liên quan đến tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, giao đất
chưa công bằng trước đây được giải quyết, tạo khơng khí phấn khởi, đồn kết
trong thơn xóm.
c. Ý nghĩa, tầm quan trọng của dồn điền đổi thửa
Tập trung ruộng đất là ước nguyện của những người nông dân mạnh dạn,
dám nghĩ, dám làm, mong muốn làm giàu trên đồng đất quê hương.
- Dồn điền đổi thửa tạo ra những thửa đất lớn hơn, các hộ dân có điều kiện
áp dụng cơ giới hố trong sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao
động, giảm cơng lao động, giảm những hao phí khơng cần thiết khi ruộng đất

8


manh mún, phân tán trên nhiều xứ đồng. Từ đó khuyến khích, tạo điều kiện thúc
đẩy phân cơng lao động trong hộ hợp lý, tạo điều kiện dịch chuyển lao động
trong hộ từ sản xuất nông nghiệp thuần tuý sang hoạt động trong các lĩnh vực phi
nơng nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.
- Dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho hộ sản xuất với quy mô lớn,
xây dựng nhiều mơ hình sản xuất theo hướng hàng hoá, phấn đấu thực hiện cánh
đồng 50 triệu/ha, tăng thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp.
- Tạo điều kiện giúp hộ nông dân yên tâm sản xuất, giúp hộ chủ động, đầu tư

thâm canh tăng năng suất; sản xuất kết hợp những cây trồng, vật ni có hiệu quả,
phù hợp với điều kiện nhân lực, vật lực của hộ cũng như điều kiện tại địa phương.
- Ruộng đất tập trung giúp hộ giảm được công lao động ở một số khâu chủ
yếu, đặc biệt là những lúc chính vụ như thu hoạch, gieo trồng…Từ đó các hộ có
điều kiện tập trung lao động sản xuất ở những lĩnh vực khác, cũng như giúp hộ
có cơ cấu thu nhập đa dạng từ nhiều nguồn hơn, giảm tối đa rủi ro gặp phải trong
sản xuất khi điều kiện sản xuất nông nghiệp bất lợi dẫn tới mất mùa, năng suất
thấp. Tạo điều kiện cho các hộ có khát vọng nghiên cứu, tiếp cận những giống
cây trồng vật ni có năng suất, chất lượng cao hơn; các hộ có điều kiện áp dụng
những tiến bộ KHKT mới vào trong sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất đồng thời
nâng cao thu nhập cho hộ ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, 2003).
2.2.1.3. Tính tất yếu của việc dồn điền đổi thửa ở nước ta
a. Xu hướng tích tụ và tập trung ruộng đất trong nền kinh tế thị trường
Theo quy luật chung của sự phát triển sản xuất sẽ diễn ra q trình tích
tụ, tập trung và q trình hợp tác, liên kết trong quá trình sản xuất, chế biến,
tiêu thụ nơng sản. Q trình tích tụ, tập trung và xã hội hóa trong sản xuất
nơng nghiệp tất yếu sẽ diễn ra; về ngun tắc q trình đó diễn ra theo 2
hướng (Lã Văn Lý, 2009):
- Tập thể hóa ruộng đất và tư liệu sản xuất
Theo hướng này toàn bộ ruộng đất và tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tập thể.
Mơ hình này phổ biến trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở các nước Xã
hội chủ nghĩa trong giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 (05/1945) đến cuối
thập niên 80 của thế kỷ 20; điển hình là các nơng trang tập thể ở Liên Xô và các
nước Đông Âu, Trung Quốc, Triều Tiên. Ở Việt Nam trong giai đoạn 1960-1985
quá trình tập thể hóa đã diễn ra trên quy mơ lớn ở Miền Bắc với các hình thức

9


HTX nông nghiệp từ cấp thấp đến cấp cao; HTX nơng nghiệp từ quy mơ thơn,

đến quy mơ tồn xã. Cơng cuộc hợp tác hóa nơng nghiệp đã góp phần thực hiện
thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng XHCN ở miền Bắc và giải phóng
miền Nam thực hiện thống nhất đất nước;
- Từng bước tích tụ và tập trung ruộng đất gắn với phân công lại lao động
trong nông thôn, nông nghiệp trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình
Phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng gắn người lao động với tư liệu sản
xuất, với đất đai, với sản phẩm cuối cùng là cây con; hợp tác các lĩnh vực, các
khâu, các công đoạn, các lĩnh vực khơng gắn trực tiếp với q trình sinh học (làm
đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật, chế biến, tiêu thụ sản phẩm) với sự hỗ trợ của nhà
nước về vốn, cơ sở hạ tầng và khoa học cơng nghệ. Mơ hình này đã được phát
triển ở các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Ở Việt Nam trong quá trình đổi mới từ 1986 đến nay; đặc biệt từ khi có Nghị
Quyết 10 Bộ Chính trị (Khóa 6), Hiến Pháp 1992, Luật Đất đai 1993 kinh tế hộ
gia đình cá nhân, kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển với việc thực
hiện chủ trương Nhà nước giao đất sản xuất ổn định cho hộ gia đình cá nhân và
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Lã Văn Lý, 2009).
b. Nhu cầu tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hố quy mơ lớn
Sau 30 năm đổi mới, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại
thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam nói chung và nơng nghiệp nói riêng đã hội
nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới. Sự hội nhập đã tạo ra nhiều cơ hội mới để
phát triển, song cũng nảy sinh nhiều thách thức mới cần phải giải quyết để tồn tại
và phát triển như vấn đề kỹ thuật, tổ chức sản xuất, hàng rào thuế quan như:
- Không thể chấp nhận một nền nông nghiệp sản xuất manh mún trong khi
cả nước tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường.
- Không thể xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia nếu mỗi tỉnh, mỗi hộ
nông dân tiếp tục tự cấp tự túc trên mảnh đất nhỏ bé của mình.
- Nhưng cũng khơng thể khơng thấy q trình phân hóa giàu nghèo đang
diễn ra gay gắt ở nơng thơn mà một nhóm nơng dân đang phải gánh chịu.
- Nếu trước đây, khi chia lại ruộng để khốn hộ, nơng dân địi hỏi phải có
tốt-có xấu, có xa-có gần, có thấp-có cao, thì ngày nay tư tưởng manh mún, nhỏ

hẹp ấy đã phải nhường cho một ước nguyện mới mang tính thời đại là cần những
diện tích rộng lớn, liền vùng, liền khoảnh để sản xuất hàng hoá.

10


- Ruộng đất 1 hộ không chỉ đơn giản dồn từ trên chục mảnh vào vài ba
mảnh, mà chỉ còn 1 đến 2 mảnh. Bình quân mỗi hộ chỉ 0,7 - 0,8 ha, có tới 7 - 8
thửa, mỗi lao động 0,3ha và mỗi nhân khẩu 0,15 ha. Ở Đồng bằng Bắc Bộ chỉ có
360m2/khẩu. Nếu cứ để ruộng đất như hiện nay thì khơng bao giờ có sản xuất
hàng hố, mà khơng có vùng sản xuất hàng hố thì khơng bao giờ có tiêu thụ
theo hợp đồng.
Ruộng đất được tích tụ, tập trung sẽ khuyến khích nơng dân, các nhà đầu tư
áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Một khi các nhà đầu tư nơng nghiệp có thể
tích tụ, tập trung ruộng đất ở quy mơ thích hợp, đóng góp của họ sẽ khơng chỉ
làm thay đổi cung cách sản xuất manh mún mà còn tạo ra những đổi mới thật sự
ở nông thôn (Lã Văn Lý, 2009).
c. Tích tụ và tập trung để tạo dựng thị trường quyền sử dụng đất (QSDĐ) nông
thôn, nông nghiệp
Theo thống kê năm 2003, cả nước có trên 11 triệu hộ nông dân, với gần 70
triệu nhân khẩu, đang chiếm giữ 12,68 triệu ha đất nơng nghiệp, chiếm 57,88 %
diện tích đất nông nghiệp cả nước; 57,49 % tổng quỹ đất đã giao cho các đối
tượng sử dụng. Việc cấp giấy chứng nhận (GCN) đối với đất sản xuất nông
nghiệp đã hoàn thành cơ bản (13,99 triệu GCN, với 7,59 triệu ha, đạt 83,8%) (
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , 2003). Với các điều kiện trên, thị
trường QSDĐ trong khu vực nông thôn, nông nghiệp là một thị trường tiềm
năng. Tuy nhiên, thị trường QSDĐ trong khu vực nông thôn và nông nghiệp vẫn
chưa phát triển.
Theo một kết quả điều tra, nghiên cứu về thị trường quyền sử dụng đất
nơng nghiệp, nơng thơn: các hộ gia đình cá nhân có xu hướng giữ đất để sản

xuất, bình qn số hộ chuyển nhượng QSDĐ và thuê QSDĐ chỉ chiếm 1 - 2%.
Việc thế chấp QSDĐ khá phổ biến, đặc biệt ở các vùng kinh tế phát triển như
Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Việc thế chấp QSDĐ chủ yếu để đầu tư sản xuất nông
nghiệp và các nhu cầu bức xúc của đời sống.

2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến q trình sử dụng đất sản xuất
nơng nghiệp
2.2.2.1. Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Bao gồm điều kiện khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, môi

11


trường sinh thái, nguồn nước … Chúng có ảnh hưởng một cách rõ nét, thậm chí
quyết định đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất.
- Đặc điểm lý, hoá tính của đất: trong sản xuất nơng lâm nghiệp, thành
phần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất,… quyết
định đến chất lượng đất và sử dụng đất. Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu, có
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất.
- Nguồn nước và chế độ nước là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện
quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho
sinh vật sinh trưởng và phát triển.
- Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: điều kiện địa hình, độ dốc và thổ
nhưỡng là yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì đất có ảnh hưởng
đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng vật ni.
- Vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt
độ, nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp,… sẽ quyết định đến
khả năng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất nông lâm
nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạt được
hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.

2.2.2.2. Nhóm các yếu tố về kinh tế - xã hội
Bao gồm rất nhiều nhân tố (chế độ xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, mơi
trường chính sách,…) các yếu tố này có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với kết
quả và hiệu quả sử dụng đất.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp: trong các yếu tố cơ sở
hạ tầng phục vụ sản xuất, yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nó góp
phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu tố đầu vào
cho sản xuất. Các yếu tố khác như thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ đều
có sự ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất. Trong đó, thuỷ lợi và điện
là yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay. Các yếu tố còn lại
cũng hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản là cầu nối giữa người sản
xuất và tiêu dùng, ở đó người sản xuất thực hiện việc trao đổi hàng hoá, điều này
giúp cho họ thực hiện được tốt quá trình tái sản xuất tiếp theo.
- Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng đất
thể hiện khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng về vốn

12


×