HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN NGỌC KHÁNH
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BĂC NINH
Ngành:
Quản lý đất đai
Mã số:
8850103
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Văn Vân
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận
văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Khánh
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy cô giáo Khoa Quản lý đất đai,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tơi
cịn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của TS. Phạm Văn Vân, là người hướng
dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND huyện Gia Bình, các
phịng ban và nhân dân trong huyện, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự động
viên, tạo mọi điều kiện của gia đình và người thân.
Với tấm lịng chân thành, tơi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Khánh
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục các bảng ...................................................................................................... vi
Danh mục các hình ....................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................vii
Thesis abstract .............................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.3.
Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................... 4
2.1.
Cơ sở khoa học, lý luận của quy hoạch sử dụng đất ......................................... 4
2.2.
Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và
ở việt nam ...................................................................................................... 13
2.3.
Đánh giá chung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ...................................... 26
Phần 3. Nội dung và phương nghiên cứu.................................................................. 30
3.1.
Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 30
3.1.2.
Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất huyện gia bình, tỉnh bắc ninh ........ 30
3.1.3.
Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện gia
bình, tỉnh bắc ninh ......................................................................................... 30
3.1.4.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực
hiện quy hoạch sử dụng đất ............................................................................ 31
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 31
3.2.1.
Điều tra thu thập tài liệu, số liệu .................................................................... 31
3.2.2.
Phương pháp thống kê và phân tích, xử lý tổng hợp ....................................... 31
3.2.3.
Phương pháp minh họa bằng bản đồ .............................................................. 31
3.2.4.
Phương pháp so sánh, đánh giá ...................................................................... 31
Phần 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 33
iii
4.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tác động đến sử dụng đất ........................ 33
4.1.1.
Điều kiện tự nhiên, tài ngun thiên nhiên, cảnh quan mơi trường ................. 33
4.1.2.
Tình hình phát triển kinh tế xã hội ................................................................. 36
4.1.3.
Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................ 39
4.1.4.
Tình hình phát triển khu vực đô thị và khu dân cư nông thơn ......................... 42
4.1.5.
Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế, xã hội và mơi trường ............. 42
4.2.
Tình hình quản lý sử dụng đất đai huyện gia bình tỉnh bắc ninh. .................... 44
4.2.1.
Tình hình quản lý đất đai ............................................................................... 44
4.2.2.
Tình hình sử dụng và biến động đất đai .......................................................... 49
4.3.
Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016, 2017 ................ 55
4.3.1.
Khái quát về phương án quy hoạch sử dụng đất 2020 ..................................... 55
4.3.2.
Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 .......... 57
4.3.3.
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 ........................ 65
4.3.4.
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 ........................ 73
4.4.
Đề xuất giải pháp tăng cường việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất .............. 84
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 88
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 88
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 89
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 90
Phụ lục ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BNN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
CNQSD
Chứng nhận quyền sử dụng
KQTH
Kết quả thực hiện
PAĐCQH
Phương án điều chỉnh quy hoạch
PAQH
Phương án quy hoạch
QĐ
Quyết định
QH
Quy hoạch
QHSDĐ
Quy hoạch sử dụng đất
SDĐ
Sử dụng đất
TH
Thực hiện
UBND
Ủy ban nhân dân
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Gia Bình ...................... 38
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ............. 50
Bảng 4.3. Biến động sử dụng đất năm 2017 so với năm 2011 .................................... 54
Bảng 4.4. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Gia Bình ............. 55
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 .............. 59
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện nhóm các cơng trình, dự án giai đoạn 2011-2015 .......... 60
Bảng 4.7. Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2011-2015....................... 65
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất năm 2016 huyện Gia Bình ............. 66
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện nhóm các cơng trình, dự án, dự án năm 2016 ................ 68
Bảng 4.10. Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất năm 2016 ....................................... 72
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất năm 2017 huyện Gia Bình ............. 73
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện nhóm các cơng trình, dự án, dự án năm 2017 ................ 75
Bảng 4.13. Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất năm 2017 ....................................... 80
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh năm 2017 .................... 49
Hình 4.2. Biến động sử dụng đất từ năm 2011 đến năm 2017.................................... 52
vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Khánh
Tên Luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản lý Đất đai
Mã số: 8850103
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá kết quả thực hiện QHSDĐ huyện Gia Bình đến năm 2015, KHSDĐ năm
2016 và KHSDĐ năm 2017, tìm ra những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình tổ chức
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tổ chức thực hiện phương án
QHSDĐ đến năm 2020 phù hợp với thực tiễn phát triển của huyện Gia Bình.
Phương pháp nghiên cứu
2.1. Điều tra thu thập tài liệu, số liệu
Điều tra, thu thập các số liệu, tài liệu, bản đồ liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội năm 2015, 2016, 2017, hiện trạng sử dụng đất năm 2015, 2016, 2017; kết quả thực
hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011-2015) huyện Gia Bình và kế hoạch sử dụng đất năm 2016, 2017 huyện Gia Bình.
2.2. Phương pháp thống kê và phân tích, xử lý tổng hợp
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê
diện tích, cơng trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch, hoặc chưa thực hiện theo quy
hoạch; tổng hợp phân tích các yếu tố tác động đến kết quả triển khai thực hiện phương
án quy hoạch sử dụng đất. Các tài liệu, số liệu được tổng hợp, xử lý trên máy tính bằng
phần mềm Excel.
2.3. Phương pháp minh họa bằng bản đồ
Thực trạng sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất sẽ được trình
bày dưới dạng bản đồ, sơ đồ.
2.4. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở các chỉ tiêu, các cơng trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa
thực hiện theo quy hoạch, so sánh với kế hoạch sử dụng đất năm 2016, năm 2017 để tiến
hành đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch. Từ đó rút ra những kết quả đạt được,
những tồn tại chính trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 huyện Gia Bình; phân tích ngun nhân tồn tại và đưa ra các giải pháp khắc phục.
vii
Kết quả chính và kết luận
3.1. Huyện Gia Bình nằm ở phía đơng nam tỉnh Bắc Ninh, trong vùng đồng bằng
châu thổ Sơng Hồng, huyện Gia Bình có tổng diện tích tự nhiên chiếm 10.758,67 ha chiếm
13,09% diện tích của tỉnh với 14 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn và 13 xã. Huyện có
hệ thống các tuyến đường tỉnh lộ 280, 284, 295 nối liền với quốc lộ 1A, quốc lộ 17, quốc lộ
5, quốc lộ 38. Cùng với các tuyến đường huyện hình thành nên mạng lưới giao thông rất
thuận lợi, tạo điều kiện cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hố và tiêu
thụ sản phẩm. Như vậy, với vị trí địa lý đó, huyện Gia Bình có đầy đủ điều kiện để phát huy
tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
3.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất của huyện Gia Bình như sau: Tổng diện
tích đất tự nhiên toàn huyện năm 2017 là 10.758,67 ha, giảm 21,13 ha so với năm 2011, do
kết quả kiểm kê lại quỹ đất năm 2015; diện tích đất nơng nghiệp năm 2017 là 6.563,99 ha
chiếm 61,01% tổng diện tích tự nhiên, giảm 95,29 ha so với năm 2011; diện tích đất phi
nông nghiệp năm 2017 là 4.149,57 ha, chiếm 38,57% tổng diện tích tự nhiên, tăng 157,87
ha so với năm 2011; diện tích đất chưa sử dụng năm 2017 là 45,11 ha, chiếm 0,42% tổng
diện tích tự nhiên, giảm 83,71 ha so với năm 2011.
3.3. Tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và kế hoạch sử
dụng đất năm 2016, 2017:
+ Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 được duyệt của huyện có
tổng số 326 cơng trình, dự án với tổng diện tích là 690,29 ha. Kết quả thực hiện được 77
cơng trình, dự án với diện tích là 105,96 ha, đạt 23,62% kế hoạch và chưa thực hiện là 249
cơng trình, dự án với diện tích là 584,33 ha, chiếm 76,38% kế hoạch.
+ Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 được duyệt của huyện có tổng 67 cơng trình, dự
án với tổng diện tích là 150,36 ha. Kết quả thực hiện được 16 cơng trình, dự án với diện tích
là 33,59 ha, đạt 23,88% kế hoạch; chưa thực hiện được 51 công trình, dự án với diện tích là
116,77 ha, chiếm 76,12% kế hoạch.
+ Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 được duyệt của huyện có tổng 81 cơng trình, dự
án với tổng diện tích là 156,94 ha. Kết quả thực hiện được 18 cơng trình, dự án với diện tích
là 18,39 ha, đạt 22,22% kế hoạch; chưa thực hiện được 63 cơng trình, dự án với diện tích là
138,55 ha, chiếm 77,78% kế hoạch.
Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, điều tra, phỏng vấn để xác định nguyên nhân, triển
khai việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất để đưa ra các giải pháp phù hợp với
huyện Gia Bình.
Cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất
của các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
viii
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Ngoc Khanh
Thesis title: Assess the implementation of land use planning to 2020 in Gia Binh
district, Bac Ninh province
Major: Land Management
Code: 8850103
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To evaluate the results of land use planning in Gia Binh district up to 2015, the
land use planning of 2016 and 2017, to find out advantages and disadvantages in the
process of implementing the approved land use planning.
- To propose some solutions to improve the ability to organize the implementation of
land use planning up to 2020 in accordance with the practical development of Gia Binh district.
Materials and Methods
- Investigation and collection of documents and data
Survey and collect data, documents and maps related to natural and socio-economic
conditions in 2015, 2016, 2017, land use status in 2015, 2016 and 2017; the results of
implementation of the land use planning to 2020, the first five-year land use plan (20112015) in Gia Binh district and the land use planning 2016 and 2017 in Gia Binh district.
- Statistical methods and analysis, general processing: Documents and data are
aggregated and processed on computer by Excel software.
- The method illustrated by the map
- Comparative method
Main findings and conclusions
Gia Binh district is located in the south-east of Bac Ninh province, in the Red
river delta, Gia Binh district has a total natural area of 10,758.67 ha, accounting for
13.09% of the province with 14 administrative units including one town and 13
communes. The district has a system of provincial roads 280, 284 and 295 linking
national highway 1A, national highway 17, national highway 5 and national highway
38, together with district roads, to create favorable conditions for the district to gain
strength in economic and cultural exchanges and consumption of products. Thus, with
that geographic location, Gia Binh district has enough conditions to promote the land
potential as well as other resources for socio-economic development.
ix
Status and changes in land use of Gia Binh district are as follows: The total area of
natural land in the whole district in 2017 was 10,758.67 ha, decreased 21.13 ha compared to
2011, 2015; The area of agricultural land in 2017 was 6,563.99 ha, accounted for 61.01% of
total natural area, decreased 95.29 ha compared to 2011; Non-agricultural land area in 2017
was 4,149.57 hectares, accounting for 38.57% of the total natural area, increased 157.87
hectares compared to 2011; The area of unused land in 2017 was 45.11 ha, accounted for
0.42% of total natural area, decreased 83.71 ha compared to 2011.
Implementation status of land use planning to 2020 and land use planning
2016, 2017:
+ The approved land use planning for the period 2011-2015 has a total of 326
works and projects with a total area of 690.29 hectares. The results was the
implementation of 77 works, projects with an area of 105.96 hectares, reached 23.62%
of the plan and 249 projects were not implemented with the area of 584.33 hectares,
accounted for 76.38% of the plan.
The district's approved land use planning for 2016 has a total of 67 works and
projects with a total area of 150.36 hectares. The results is 16 projects and projects with
an area of 33.59 ha, reached 23.88% of the plan; 51 projects were not implemented,
with an area of 116.77 ha, accounted for 76.12% of the plan.
+ The district's approved land use planning for 2017 has a total of 81 works and
projects with a total area of 156.94 hectares. 18 works, projects with an area of 18.39
hectares, reached 22.22.72% of the plan, were implemented; 63 projects have not been
implemented, with the area of 138.55 ha, accounted for 77.78% of the plan.
Further research, investigation and interviews should be conducted to identify
the causes, implement implementation of land use planning to provide suitable solutions
for Gia Binh district.
It is necessary to continue to study and evaluate the implementation of land use
planning in districts of Bac Ninh province.
x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong q trình phát triển khơng ngừng của xã hội lồi người, đất đai
đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Về mặt tự nhiên, đất đai là môi trường sống
của tất cả các loài sinh vật, là điều kiện sinh tồn của toàn bộ sinh quyển. Trên
phương diện xã hội, đất đai giữ vai trò là tư liệu sản xuất đặc biệt và là địa bàn
phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng
an ninh… Với vai trò đặc biệt như vậy, đất đai lại là một tài nguyên có hạn và
không thể tái tạo nên vấn đề bảo vệ và sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả luôn
là quốc sách hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào.
Ở nước ta, vai trò đặc biệt của đất đai đã được cụ thể hóa trong các văn bản
pháp luật. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 của
Quốc hội tại chương III, điều 53, 54 đã quy định: “Đất đai, tài nguyên nước,
khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các
tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý và tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” và “Đất đai là tài nguyên đặc biệt
của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp
luật”. Để đảm bảo quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, nhà nước đã thống nhất quản
lý và sử dụng đất theo quy hoạch.
Luật Đất đai năm 2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 tại Chương
II, Điều 22 quy định: quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 15
nội dung quản lý Nhà nước về Đất đai. Tại Chương IV, Luật đất đai năm 2013
quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thể hiện với 16 điều, từ Điều
35 đến Điều 51. Trong đó: Điều 35, 36, 37, 40 quy định về nguyên tắc, hệ thống
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Quốc gia, tỉnh, huyện, quốc phòng, an ninh;
Điều 42, 43, 44, 45, 48 quy định trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, thẩm quyền quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngoài ra quy hoạch sử dụng đất có vai trị quan trọng trong phát triển kinh
tế, tạo ra điều kiện, cơ sở không gian có các hoạt động kinh tế, như cụm cơng
1
nghiệp, khu vực trồng lúa và cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất thuận lợi. Quy
hoạch sử dụng đất còn ảnh hưởng lớn đến phát triển xã hội như tạo điều kiện cho
các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, giáo dục, y tế thông qua vị trí quy hoạch
và phân bố cơng trình trên phạm vi nghiên cứu... Bên cạnh đó nó có vai trị
khơng nhỏ trong việc bảo vệ môi trường, tạo dựng cảnh quan cho các vùng, như
tăng độ che phủ đất, chuyển đổi đất đai theo hướng thuận lợi tăng hiệu quả sử
dụng đất... Bố trí đất ở tạo ra mơi trường sống lành mạnh, cảnh quan đẹp kết hợp
với duy trì và tạo dựng sự cân bằng hệ sinh thái.
Gia Bình nằm ở phía đơng nam tỉnh Bắc Ninh, trong vùng đồng bằng châu
thổ Sơng Hồng, huyện Gia Bình có tổng diện tích tự nhiên chiếm 10.758,67 ha
chiếm 13,09% diện tích của tỉnh với 14 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn và
13 xã. Huyện có hệ thống các tuyến đường tỉnh lộ 280, 284, 295 nối liền với quốc
lộ 1A, quốc lộ 17, quốc lộ 5, quốc lộ 38. Cùng với các tuyến đường huyện hình
thành nên mạng lưới giao thông rất thuận lợi, tạo điều kiện cho huyện có thế mạnh
trong việc giao lưu kinh tế, văn hố và tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, với vị trí địa lý
đó, huyện Gia Bình có đầy đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như
các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Uỷ ban nhân dân huyện Gia Bình đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Gia Bình và được
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết định số 173/QĐ-UBND
ngày 13/5/2013.
Trong q trình thực hiện có một số cơng trình, một số loại đất thực hiện
tốt theo quy hoạch. Như vậy, nó đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện
được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thông qua thực hiện quy hoạch sử dụng
đất. Tuy nhiên, một số loại đất, một số công trình được lập trong quy hoạch sử
dụng đất nhưng khơng thực hiện được và một số cơng trình phải bổ sung ngồi
quy hoạch. Như vậy, việc khơng thực hiện được mội số nội dung đã ảnh hưởng
không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vấn đề đặt ra là tại sao
một số cơng trình, một số nội dung thực hiện tốt, ngược lại nguyên nhân gì mà
một số cơng trình lại khơng thực hiện được hoặc cần bổ sung cho phù hợp với
thực tế phát triển của địa phương.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình
hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Gia
2
Bình, tỉnh Bắc Ninh” nhằm góp phần nâng cao tính khả thi của phương án
QHSDĐ là rất cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu đã được duyệt trong phương án
QHSDĐ huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015 và kế hoạch sử
dụng đất năm 2016, năm 2017, tìm ra những ưu điểm và nhược điểm trong quá
trình tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.
- Đề xuất giải pháp để khắc phục các tồn tại và nâng cao hiệu quả công tác
tổ chức thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian: Đánh giá kết quả đạt được trong quá trình thực hiện
quy hoạch giai đoạn 2011 - 2015, kế hoạch sử dụng đất 2016, 2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở cho các nhà hoạch định
chính sách trong việc ra quyết định sử dụng đất hiệu quả, qua đó góp phần vào sự
phát triển kinh tế xã hội bền vững.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện
phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Gia Bình; qua
đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Gia
Bình ngày càng chặt chẽ hơn.
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC, LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Đất đai là tiềm năng của quá trình phát triển do đất là tư liệu sản xuất đặc
biệt và việc tổ chức sử dụng đất gắn chặt với sự phát triển của nền kinh tế - xã
hội. Do vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Đây là
một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống
các biện pháp kỹ thuật, kinh tế và xã hội được xử lý bằng các phương pháp phân
tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để tổ
chức lại việc sử dụng đất theo pháp luật nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng
đất hiện tại và tương lai của xã hội một cách tiết kiệm khoa học và có hiệu quả
cao nhất.
Khi nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất có rất nhiều cách nhận định khác
nhau. Có quan điểm cho rằng quy hoạch sử dụng đất chỉ đơn thuần là biện pháp
kỹ thuật nhằm thực hiện việc đo đạc, vẽ bản đồ đất đai, phân chia diện tích đất,
giao đất cho các ngành và thiết kế xây dựng đồng ruộng .... Tuy nhiên, đối với cả
hai cách nhận thức trên bản chất của quy hoạch sử dụng đất không được thể hiện
đúng và đầy đủ vì bản thân của quy hoạch sử dụng đất không nằm trong kỹ thuật
đo đạc và cũng khơng thuộc về hình thức pháp lý mà nó nằm bên trong việc tổ
chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt, coi đất như đối tượng của các
mối quan hệ xã hội trong sản xuất.
Xét trên phương diện mục đích của QHSDĐ, tổ chức nông lương thế giới
(FAO – Food and agriculture Organization) đã khẳng định: “Quy hoạch sử dụng
đất thực chất là hệ thống đánh giá các yếu tố tự nhiên, xã hội và kinh tế theo
cách để giúp đỡ và động viên người sử dụng đất lựa chọn phương án sử dụng đất
làm tăng năng suất, sử dụng bền vững đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Người nông dân và những người sử dụng đất đai khác nên tham gia vào các hoạt
động trong QHSDĐ, vì họ có kiến thức thực tế, có sự kiểm nghiệm so sánh giữa
nhu cầu phát triển thực tiễn với lý thuyết phát triển bền vững” (FAO,1993).
QHSDĐ thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính khống chế vĩ
mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng
của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội về kinh tế quốc dân (Võ Tử Can, 2001).
4
Về mặt bản chất: đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong
lĩnh vực sử dụng đất và việc tổ chức sử dụng đất như “tư liệu sản xuất đặc biệt”
gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, QHSDĐ sẽ là một hiện tượng
kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế,
trong đó:
- Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai.
- Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra,
khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu.
- Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất
theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.
Từ đó, có thể đưa ra định nghĩa: “QHSDĐ là hệ thống các biện pháp kinh tế,
kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức, sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ,
hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai
(khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu
sản xuất (các giải pháp sử dụng đất cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của
xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và mơi trường” (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật đất đai 2013: “QHSDĐ là
việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trường và thích ứng
với biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các
ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong
một khoảng thời gian xác định. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia QHSDĐ
theo thời gian để thực hiện trong kỳ QHSDĐ” (Quốc hội, 2013).
- Tính đầy đủ: Mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích
nhất định.
- Tính hợp lý: Đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu
cầu và mục đích sử dụng.
- Tính khoa học: Áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và các biện pháp
tiên tiến.
- Tính hiệu quả: Đáp ứng đồng bộ lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường.
Như vậy, về thực chất, QHSDĐ là quá trình hình thành các quyết định
nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao
5
nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và
tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả
sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
2.1.2. Những đặc điểm, nguyên tắc và trình tự của quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất
2.1.2.1. Những đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Tính lịch sử - xã hội: Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát
triển của QHSDĐ. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản
xuất của xã hội thể hiện theo hai mặt: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
- Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của QHSDĐ biểu hiện chủ yếu ở hai mặt:
Đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ... toàn bộ tài
nguyên đất đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân; QHSDĐ đất đề cập
đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp, mơi trường sinh thái...
- Tính dài hạn: Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những
yếu tố kinh tế xã hội quan trọng (sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô
thị hố, cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp...), từ đó xác định quy hoạch
trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện
pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử
dụng đất 5 năm.
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mơ: Với đặc tính trung và dài hạn, QHSDĐ
chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và
phân bố sử dụng đất (mang tính đại thể, khơng dự kiến được các hình thức và nội
dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi).
- Tính chính sách: QHSDĐ thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính
sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải qn triệt các chính sách và quy định
có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thể hiện cụ thể trên mặt
bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế
hoạch kinh tế - xã hội; tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số,
đất đai và mơi trường sinh thái.
- Tính khả biến: Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ,
chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của QHSDĐ khơng cịn phù
hợp. Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực
6
hiện là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. QHSDĐ luôn là
quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc “quy hoạch - thực hiện
- quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện...” với chất lượng, mức độ hoàn
thiện và tính phù hợp ngày càng cao (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).
2.1.2.2. Nguyên tắc của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Luật Đất đai năm 2013 (Điều 35) quy định 8 nguyên tắc lập QHSDĐ, cụ
thể như sau (Quốc hội, 2013):
+ Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh.
+ Được lập từ tổng thể đến chi tiết; QHSDĐ của cấp dưới phải phù hợp với
QHSDĐ của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với QHSDĐ đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. QHSDĐ cấp quốc gia phải bảo đảm
tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; QHSDĐ cấp huyện phải thể
hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.
+ Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
+ Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường; thích ứng
với biến đổi khí hậu.
+ Bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
+ Dân chủ và công khai.
+ Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phịng, an ninh, phục vụ lợi
ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
+ Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải
bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
2.1.2.3. Trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 51, Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày
02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế
hoạch sử dụng đất năm đầu cấp huyện được thực hiện theo trình tự sau (Bộ Tài
ngun và Mơi trường, 2014):
Bước 1: Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu.
7
Bước 2: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi
trường tác động đến việc sử dụng đất.
Bước 3: Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai.
Bước 4: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
Bước 5: Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu.
Bước 6: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan.
Bước 7: Thẩm định, phê duyệt và cơng bố cơng khai.
2.1.3. Vai trị của quy hoạch sử dụng đất trong phát triển kinh tế - xã hội
Trong xã hội, đất đai có nhiều chức năng sử dụng, vì thế ln ln tồn tại
mâu thuẫn giữa một bên là môi trường cần sử dụng đúng và bền vững. Ngay
trong việc sử dụng đất vì lợi ích kinh tế, xã hội cũng tồn tại nhiều mâu thuẫn;
giữa mục đích sử dụng này với mục đích sử dụng khác, giữa lợi ích của giai cấp
này với lợi ích của giai cấp khác, giữa các chủ sử dụng đất với nhau …. Để điều
hịa các lợi ích và giải quyết các mâu thuẫn giữa chúng cần phải có một cơng cụ
điều chỉnh mang tính chất quốc gia, đó là quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức,
quản lý nhằm mục đích sử dụng hiệu quả tối đa tài nguyên đất, với các nguồn tài
nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững trên cơ sở
phân bổ quỹ đất vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng
theo đơn vị hành chính các cấp.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy việc lập QHKHSDĐ có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm điều
kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển KTXH của mỗi
vùng lãnh thổ, QHSDD được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành
trên địa bàn; làm cơ sở để tiến hành giao đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm
bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hóa - xã hội.
Mặt khác, QHSDĐ còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức
lại việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí
đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng
quỹ đất nơng nghiệp; ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm
hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những
8
tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển KTXH và các hậu quả khó lường về
tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phịng ở từng địa phương.
2.1.4. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 (Điều 36), quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất được lập theo 03 cấp đơn vị hành chính như sau:
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện;
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng;
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
QHSDĐ đóng vai trị quan trọng trong q trình sử dụng đất. Luật Đất đai
quy định tiến hành QHSDĐ ở 3 cấp: cấp quốc gia, tỉnh, huyện. Luật quy định
lồng ghép nội dung của các vùng kinh tế - xã hội vào QHSDĐ cấp quốc gia,
QHSDĐ cấp xã vào QHSDĐ cấp huyện nhằm tăng tính liên kết vùng, đồng bộ
giữa các quy hoạch của các xã trên địa bàn huyện; khắc phục được tình trạng
trùng lặp trong cơng tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời rút ngắn
thời gian lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc lập QHSDĐ tiến hành theo
trình tự từ trên xuống dưới và sau đó bổ sung hồn chỉnh từ dưới lên, đây là q
trình có mối quan hệ trực tiếp và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ thể, giữa vĩ mô và
vi mô, giữa trung ương và địa phương trong hệ thống chỉnh thể.
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ là toàn bộ diện tích
tự nhiên của lãnh thổ. Tuỳ thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính, quy hoạch sử
dụng đất đai theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và được thực
hiện theo nguyên tắc: từ trên xuống, từ dưới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái
chung đến cái riêng, từ vĩ mô đến vi mơ và bước sau chỉnh lý bước trước.
Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính
là: Đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh
tế quốc dân; cụ thể hoá một bước quy hoạch sử dụng đất đai của các ngành và
đơn vị hành chính cấp cao hơn; làm căn cứ, cơ sở để các ngành (cùng cấp) và các
đơn vị hành chính cấp dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất đai của ngành và
địa phương mình; làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm
(căn cứ để giao cấp đất, thu hồi đất theo thẩm quyền được quy định trong Luật
Đất đai); phục vụ cho công tác thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai.
9
- QHSDĐ cấp quốc gia: Được xây dựng căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế
- xã hội, trong đó xác định phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất cả
nước nhằm điều hòa quan hệ sử dụng đất giữa các ngành, các tỉnh và thành phố
trực thuộc Trung ương; đề xuất các chính sách, biện pháp, điều chỉnh cơ cấu sử
dụng đất và thực hiện quy hoạch.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh: Xây dựng căn cứ vào quy hoạch sử
dụng đất đai toàn quốc và quy hoạch vùng; cụ thể hóa các chỉ tiêu chủ yếu của
quy hoạch cả nước kết hợp với đặc điểm đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội trong phạm vi tỉnh.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện: Xây dựng trên cơ sở định hướng
của quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh nhằm giải quyết các mâu thuẫn về quan
hệ đất đai. Căn cứ vào đặc điểm nguồn tài nguyên đất, mục tiêu dài hạn phát triển
kinh tế - xã hội và các điều kiện cụ thể khác của huyện, đề xuất các chỉ tiêu và
phân bổ các loại đất; xác định các chỉ tiêu định hướng về đất đai đối với quy
hoạch ngành trên phạm vi của huyện, làm căn cứ để giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, để tiến hành dồn điền đổi thửa nhằm
thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh cũng như các dự án cụ thể.
2.1.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với các loại quy
hoạch chuyên ngành khác
2.1.5.1. Quan hệ giữa các loại hình quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và quy hoạch sử dụng đất đai các cấp
lãnh thổ hành chính địa phương cùng hợp thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất
đai hoàn chỉnh. Quy hoạch của cấp trên là cơ sở và chỗ dựa cho quy hoạch sử
dụng đất đai của cấp dưới; quy hoạch của cấp dưới là phần tiếp theo, cụ thể hoá
quy hoạch của cấp trên và là căn cứ để điều chỉnh các quy hoạch vĩ mô.
Quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc và quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là
quy hoạch chiến lược, dùng để khống chế vĩ mô và quản lý kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch cấp huyện phải phù hợp, hài hoà với quy hoạch cấp tỉnh và là giao
điểm giữa quy hoạch quản lý vĩ mô và vi mô. Quy hoạch cấp xã là quy hoạch vi
mô và làm cơ sở để thực hiện quy hoạch thiết kế chi tiết.
10
2.1.5.2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với dự báo chiến lược dài hạn sử
dụng tài nguyên đất
Nhiệm vụ đặt ra cho QHSDĐ chỉ có thể được thực hiện thông qua việc xây
dựng các dự án quy hoạch với đầy đủ cơ sở về mặt kỹ thuật, kinh tế và pháp lý.
Trong thực tế, việc sử dụng các tài liệu điều tra và khảo sát địa hình, thổ nhưỡng,
xói mịn đất, thuỷ nơng, thảm thực vật... các tài liệu về kế hoạch dài hạn của tỉnh,
huyện, xã; hệ thống phát triển kinh tế của các ngành ở từng vùng kinh tế - tự
nhiên; các dự án quy hoạch huyện; dự án thiết kế về cơ sở hạ tầng là điều kiện
thuận lợi để nâng cao chất lượng và tăng tính khả thi cho các dự án QHSDĐ.
Để xây dựng phương án QHSDĐ các cấp vi mô (xã, huyện) cho một thời
gian, trước hết phải xác định được định hướng và nhu cầu sử dụng đất dài hạn
(dự báo cho 15 - 20 năm) trên phạm vi lãnh thổ lớn hơn (vĩ mô: tỉnh, vùng, cả
nước). Khi lập dự báo có thể sử dụng các phương án có độ chính xác khơng cao,
kết quả được thể hiện ở dạng khái lược (sơ đồ). Việc thống nhất quản lý Nhà
nước về đất đai được thực hiện trên cơ sở thống kê đầy đủ và chính xác đất đai về
mặt số lượng và chất lượng. Dựa vào các số liệu thống kê đất đai và nhu cầu sử
dụng đất của các ngành sẽ lập dự báo sử dụng đất, sau đó sẽ xây dựng phương án
quy hoạch, kế hoạch phân bổ, sử dụng và bảo vệ quỹ đất cho thời gian trước mắt
cũng như lâu dài trên phạm vi cả nước, theo đối tượng và mục đích sử dụng đất.
Dự báo cơ cấu đất đai (cho lâu dài) liên quan chặt chẽ với chiến lược sử
dụng tài nguyên đất đai, với dự báo sử dụng tài nguyên nước, rừng, dự báo phát
triển các cơng trình thuỷ lợi, thuỷ nơng, cơ sở hạ tầng, ... Chính vì vậy, việc dự
báo sử dụng đất với mục tiêu cơ bản là xác định tiềm năng để mở rộng diện tích
và cải tạo đất nơng - lâm nghiệp, xác định định hướng sử dụng đất cho các mục
đích chuyên dùng khác phải được xem xét một cách tổng hợp cùng với các dự
báo về phát triển khoa học kỹ thuật, dân số, xã hội ... trong cùng một hệ thống
thống nhất về dự báo phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Định hướng sử dụng đất đai được đề cập trong nhiều tài liệu dự báo khoa
học kỹ thuật thuộc các cấp và lĩnh vực khác nhau.
Quy hoạch sử dụng đất không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà cịn thể hiện
rõ tính kỹ thuật cũng như ý nghĩa pháp lý. Các quyết định về quy hoạch sử dụng
đất vừa là cơ sở khơng gian để bố trí các cơng trình vừa là căn cứ kỹ thuật để lập
kế hoạch đầu tư chi tiết (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).
11
2.1.5.3. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là tài liệu mang tính khoa
học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược chỉ đạo vĩ mơ sự phát triển
kinh tế - xã hội, được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội về phát
triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian (lãnh thổ) có tính đến
chun mơn hố và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị lãnh
thổ cấp dưới.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu
tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ
phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu; còn đối tượng của quy hoạch sử
dụng đất đai là tài nguyên đất. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu
của phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu
và phương hướng sử dụng đất; xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử
dụng đất đai thống nhất và hợp lý. Như vậy, QHSDĐ là quy hoạch tổng hợp
chuyên ngành, cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nhưng
nội dung của nó phải được điều hồ thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội.
2.1.5.4. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành
a. Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch phát triển nông nghiệp: Quy hoạch
phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với sản
xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân tài, vật
lực đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới quy mô các chỉ
tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm hàng hoá, giá trị sản phẩm... trong một thời
gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của
QHSDĐ. QHSDĐ tuy dựa trên quy hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng đất của các
ngành trong nông nghiệp nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mơ, khống chế và điều
hồ quy hoạch phát triển nơng nghiệp. Hai loại quy hoạch này có mối quan hệ
qua lại vơ cùng mật thiết và không thể thay thế lẫn nhau.
b. Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch đô thị: Căn cứ vào yêu cầu của kế
hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và phát triển của đô thị, quy hoạch đô thị
12
sẽ định ra tính chất, quy mơ, phương châm xây dựng đô thị, các bộ phận hợp
thành của đô thị, sắp xếp một cách hợp lý toàn diện, bảo đảm cho sự phát triển đơ
thị được hài hồ và có trật tự, tạo ra những điều kiện có lợi cho cuộc sống và sản
xuất. Tuy nhiên, trong quy hoạch đô thị cùng với việc bố trí cụ thể khoảnh đất
dùng cho các dự án, sẽ giải quyết cả vấn đề tổ chức và sắp xếp các nội dung xây
dựng. Quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài
hạn về vị trí, quy mơ và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai cũng như bố cục không
gian (hệ thống đô thị) trong khu vực quy hoạch đô thị.
c. Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch các ngành sử dụng đất phi nông
nghiệp khác: Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành
là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là
cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất đai nhưng lại chịu sự chỉ
đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng đất đai. Quan hệ giữa chúng là quan hệ
cá thể và tổng thể, cục bộ và tồn bộ, khơng có sự sai khác về quy hoạch theo
không gian và thời gian ở cùng một khu vực cụ thể (có cả quy hoạch ngắn hạn và
dài hạn). Tuy nhiên, chúng có sự khác nhau rất rõ về tư tưởng chỉ đạo và nội
dung: Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ (quy hoạch ngành); một
bên là sự định hướng chiến lược có tính tồn diện và tồn cục (quy hoạch sử
dụng đất đai).
2.2. TÌNH HÌNH QUY HOẠCH VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình nghiên cứu quy hoạch trên thế giới
Trên thế giới, công tác quy hoạch thường gắn với việc quản lý hành chính
và quản lý đất đai. Quy hoạch thực sự trở thành một công cụ không thể thiếu và
rất đắc lực cho quản lý hành chính cũng như quản lý đất đai. Tùy theo chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, xã hội, tùy theo những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể
của mỗi nước mà quy hoạch có những hình thức, đặc điểm, mức độ khác nhau.
Theo Nguyễn Kim Sơn (2000), công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên thế
giới đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây, nên họ có nhiều kinh nghiệm quý
báu và ngày càng được chú trọng. Quy hoạch sử dụng đất đai hiện đại hiện nay
có thể thấy rất rõ như ở khu vực Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…)
và một số nước như: Cơng hồ liên bang Đức, Nga, Hà Lan…
13
a. Quy hoạch sử dụng đất tại Nhật Bản
Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia
- Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia lần thứ nhất được Nội các Nhật
Bản thông qua tháng 10 năm 1962. Mục tiêu của quy hoạch này nhằm khắc phục
sự gia tăng dân số đô thị quá mức, sự chênh lệch thu nhập.
- Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia lần thứ 2 được Nội các Nhật
Bản thông qua tháng 05 năm 1969; với mục tiêu mở rộng khả năng phát triển các
vùng địa phương trong sự cân bằng về cấu trúc quốc gia mạng giao thông, thông
tin liên lạc và xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp quy mô lớn ở các vùng kém
phát triển. Để đạt được mục tiêu này, Nhà nước Nhật Bản đã ban hành các văn
bản pháp quy về các biện pháp khẩn cấp đối với vùng dãn dân (1970); khuyến
khích giới thiệu cơng nghiệp đối với vùng nơng thơn (1971); khuyến khích di dời
các cơ sở công nghiệp và xây dựng thị trấn Hàn lâm Tsukuba mới (1972);
QHSDĐ quốc gia (1974), thành lập Cơ quan Quản lý Đất đai quốc gia (1974).
- Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia lần thứ 3 được Nội các Nhật
Bản đã thông qua tháng 10/1977. Quy hoạch này đề ra các mục tiêu: cung cấp
một môi trường tổng thể bền vững cho cuộc sống của con người với những nhu
cầu cơ bản như nhà ở lâu bền, sống thân thiện với môi trường tự nhiên, nâng cao
sức khỏe và văn hóa cho con người.
- Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia lần thứ 4 được Nội các Nhật
Bản thông qua tháng 06 năm 1987. Mục tiêu của quy hoạch này là hướng dẫn
cho sự phát triển đất đai quốc gia đến thế kỷ 21, tạo ra các trung tâm phân tán đa
cực ở vùng nông thôn, điều chỉnh sự tập trung vào cực tổng hợp đối với vùng đô
thị Tokyo và các thành phố lớn của Nhật Bản. Để đạt được mục tiêu trên, Nhà
nước Nhật Bản đã ban hành các văn bản pháp quy về thiết lập đất quốc gia cho
cấu trúc đa cực (1988); phát triển vùng Nghỉ dưỡng; cải thiện các vùng cộng
đồng ngoại ô (1987) và Luật Đất đai cơ bản (1989).
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia
- Cấp quốc gia: Chính phủ quy định khái quát, cơ bản, quy mô các mục tiêu
sử dụng đất.
- Cấp vùng: Quy hoạch sử dụng đất được thiết lập trên cơ sở định hướng
của Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đối với vùng.
- Cấp cơ sở: QHSDĐ cấp cơ sở (thành phố, thị xã) được xây dựng trên cơ
14