Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ vật tư nông nghiệp cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện quế võ tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ MẠNH TUẤN

TÊN ĐỀ TÀI: “SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGƯ
DÂN VEN BIỂN THỊ XÃ HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN”

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn:

PGS - TS. Nguyễn Hữu Ngoan

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học
vị nào.
Tác giả cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2017
Tác giả luận văn


Vũ Mạnh Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình
giảng dạy, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS, Nguyễn Hữu Ngoan, thầy là
người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tác giả hoàn
thành luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thị xã Hồng Mai,
Phịng Kinh tế, Phịng Tài Ngun Mơi Trường Thị xã Hồng Mai, Ủy ban Nhân dân
các phường Quỳnh Dị, Quỳnh Lập và Quỳnh phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và
cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tư liệu bản đồ trong quá trình nghiên cứu luận
văn này. Đặc biệt, tác giả chân thành biết ơn các hộ gia đình tại 03 phường đã giành thời
gian giúp đỡ hoàn thành các phiếu điều tra.
Cuối cùng, xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người thân
trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tác giả trong q trình học tập, nghiên
cứu để hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Mạnh Tuấn

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ biểu đồ .............................................................................................. ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract ............................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ..........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của để tài ............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ...............................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 2


1.4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................ 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ...................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận ............................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan.........................................................................4

2.1.2.

Khung phân tích sinh kế bền vững ..................................................................6

2.1.3.


Đặc điểm sinh kế của các hộ ngư dân ven biển ................................................7

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu về sinh kế bền vững của hộ ngư dân ven biển .............. 10

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của hộ ngư dân .........................16

2.2.

Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................... 18

2.2.1.

Kinh nghiệm cải thiện sinh kế bền vững cho các hộ ngư dân ven biển ở một số
địa phương ....................................................................................................18

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã hoàng mai trong cải thiện sinh kế .............. 20

iii


2.2.3.

Một số chủ trương chính sách về sinh kế cho ngư dân ................................... 20


2.2.4.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ......................................................... 23

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 26
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................. 26

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................... 26

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế, xã hội ...............................................................................31

3.1.3.

Những thuận lợi, khó khăn của địa bàn nghiên cứu đối với sinh kế bền vững
của hộ ngư dân ven biển thị xã hoàng mai .....................................................42

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 43

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận ....................................................................................43


3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin..................................................................... 43

3.3.

Phương pháp xử lý thơng tin, số liệu ..................................................................... 46

3.4.

Phương pháp phân tích ............................................................................................ 46

3.4.1.

Phương pháp thống kê mô tả .........................................................................46

3.4.2.

Phương pháp so sánh .................................................................................... 46

3.4.3.

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo..........................................................47

3.4.4.

Phương pháp phân tích thống kê ................................................................... 47

3.4.5.


Phương pháp phân tích swot .........................................................................47

3.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................. 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 50
4.1.

Thực trạng sinh kế của các hộ ngư dân ven biển thị xã hoàng mai ................... 50

4.1.1.

Môi trường dễ tổn thương đối với ngư dân .................................................... 50

4.1.2.

Thực trạng sinh kế của hộ điều tra ................................................................. 51

4.1.3.

Các nguồn vốn sinh kế của hộ ngư dân ................................................................. 53

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của hộ ngư dân ............................................. 63

4.2.1.


Rủi ro của các hoạt động sinh kế hiện thời .................................................... 64

4.2.2.

Khó khăn khi chuyển đổi sinh kế của ngư dân .................................................... 65

4.2.4.

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ............................................ 70

4.3.

Giải pháp chủ yếu cải thiện sinh kế đối với hộ ngư dân vùng ven biển thị xã
hoàng mai tỉnh nghệ an ........................................................................................... 72

4.3.1.

Quan điểm và định hướng cải thiện sinh kế đối với hộ ngư dân ven biển thị xã
hoàng mai tỉnh nghệ an ................................................................................. 72

iv


4.3.2.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế hộ ngư dân theo hướng bền
vững ............................................................................................................. 74

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 77
5.1.


Kết luận ..................................................................................................................... 77

5.2.

Kiến nghị ................................................................................................................... 78

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 80
Phụ lục ..................................................................................................................... 82

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

DFID

:

Vụ Phát Triển Quốc Tế Anh

FAO

:

Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc


NN&PTNT

:

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CRSD

:

Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững

WB

:

Ngân hàng thế giới

GTTT

:

Giá trị gia tăng

GTSX

:

Giá trị sản xuất


CN-XD

:

Công nghiệp – xây dựng

HH

:

Hàng hóa

KH KTXH

:

Kế hoạch Kinh tế Xã hội

NSLĐ

:

Năng suất lao động

THPT

:

Trung học phổ thông


TTGDTX

:

Trung tâm giáo dục thường xuyên

UBND

:

Ủy ban Nhân dân

SWOT

:

Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn

OPEC

:

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng tăng trưởng kinh tế .................................................................... 31
Bảng 3.2. Hiện trạng cơ cấu kinh tế thị xã Hoàng Mai................................................ 33

Bảng 3.3. Vốn đầu tư trên địa bàn .............................................................................. 34
Bảng 3.4. Phân bố dân cư theo xã .............................................................................. 35
Bảng 3.5. Tổng lao động các ngành kinh tế ............................................................... 35
Bảng 3.6. Hiện trạng giáo dục trên địa bàn .................................................................37
Bảng 3.7. Phòng học và các loại phòng chức năng cuối năm 2014 .............................39
Bảng 3.8. Hiện trạng ngành y tế trên địa bàn ..............................................................40
Bảng 3.9. Hiện trạng giao thông trên địa bàn.............................................................. 41
Bảng 3.10. Phân bổ số loại điều tra .............................................................................. 44
Bảng 3.11. Phân bổ mẫu điều tra .................................................................................. 45
Bảng 4.1. Cơ cấu sinh kế của các hộ điều tra .............................................................. 51
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng đất tại ba phường ven biển năm 2016 ............................ 53
Bảng 4.3. Tình hình dân số tại ba phường ven biển ....................................................55
Bảng 4.4. Tình hình lao động tại ba phường ven biển ................................................. 55
Bảng 4.5. Tình hình lao động qua đào tạo tại ba phường ven biển ..............................56
Bảng 4.6. Một số khó khăn khi chuyển đổi nghề nghiệp ............................................. 66
Bảng 4.7. Phân tích SWOT các yếu tố ảnh hưởng sinh kế ngư dân ven biển ...............71

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID ................................................................7
Hình 3.1. Bản đồ Thị xã Hồng Mai, tỉnh Nghệ An .....................................................27
Hình 4.1. Nghề đan lưới - nguồn thu quan trọng của một số hộ.................................... 75

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.


Giá trị tăng thêm qua các năm 2013,2015 .............................................31

Biểu đồ 3.2.

Cơ cấu kinh tế các năm 2013, 2015 ......................................................32

Biểu đồ 3.3.

Cơ cấu lao động năm 2013, 2015..........................................................36

Biểu đồ 4.1.

Quyền sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp hoặc diện tích mặt nước ........54

Biểu đồ 4.2.

Tỷ lệ lao động ở các hộ điều tra ............................................................ 57

Biểu đồ 4.3.

Trình độ học vấn ở các hộ điều tra ........................................................ 57

Biểu đồ 4.4.

Cơ cấu nghề nghiệp của nhóm người điều tra .......................................58

Biểu đồ 4.5.

Thu nhập hộ điều tra.............................................................................59


Biểu đồ 4.6.

Đánh giá thu nhập hộ gia đình .............................................................. 59

Biểu đồ 4.7.

Tình hình vay vốn phục vụ sản xuất - sinh hoạt .................................... 60

Biểu đồ 4.8.

Mục đích vay vốn .................................................................................61

Biểu đồ 4.9.

Sử dụng thu nhập ................................................................................. 61

Biểu đồ 4.10. Xu hướng thu nhập hộ gia đình............................................................. 62
Biểu đồ 4.11. Sở hữu phương tiện sản xuất ................................................................62
Biểu đồ 4.12. Cơ cấu phương tiện đánh bắt ................................................................ 63
Biểu đồ 4.13. Nguyện vọng của người dân về cải thiện sinh kế .................................. 70

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Vũ Mạnh Tuấn
Tên luận văn: Sinh kế bền vững cho các hộ ngư dân ven biển thị xã Hoàng mai, tỉnh
Nghệ An.
Ngành: Quản lý Kinh tế


Mã số: 60 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đề tài “Sinh kế bền vững cho các hộ ngư dân ven biển thị xã Hoàng Mai, tỉnh
Nghệ An nhằm tìm hiểu thực trạng cụ thể về thu nhập, việc làm, đời sống của các hộ
ngư dân ven biển và tìm ra các giải pháp cải thiện sinh kế theo hướng bền vững.
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp để
đưa ra các phân tích nhận định. Các số liệu thứ cấp bao gồm các ấn phẩm, nghiên cứu
trong và ngoài nước liên quan đến sinh kế, số liệu thống kê của Việt Nam và tỉnh Nghệ
An, thơng tin từ các website chính thức của nhà nước… Đối với số liệu sơ cấp, tác giả
đã xây dựng các phiếu điều tra cho người dân, chính quyền phường, thị xã nhằm thu
thập các thông tin cơ bản để phân tích, thống kê và tìm ra các giải pháp.
Qua phân tích, tổng hợp các số liệu thu thập được, tình hình sinh kế tại ba
phường nghiên cứu bao gồm Quỳnh Dị, Quỳnh Lập và Quỳnh Phương có các đặc điểm
chính như sau.
Về vốn tự nhiên, tất cả các phường có rất ít đất sản xuất nơng nghiệp, phần lớn
các hộ điều tra khơng có đất sản xuất nơng nghiệp cũng như mặt nước phục vụ nuôi
trồng thủy sản.
Về vốn xã hội, các mối quan hệ gia đình truyền thống, quan hệ trong chuỗi giá trị
nghề cá và quan hệ trong các tổ chức chính trị xã hội tạo cho ngư dân điều kiện thuận
lợi về nguồn vốn phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Về vốn con người, ba phường có lực lượng lao động dồi dào về số lượng; tuy
nhiên về trình độ đào tạo cịn hạn chế. Tại các hộ nghiên cứu, người dân chủ yếu mới
chỉ học ở bậc tiểu học. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với việc phát triển kinh
tế hộ gia đình. Mật độ dân cư đơng đúc tại ba phường cũng tạo áp lực lớn lên tài nguyên
ven bờ cũng như sinh kế lâu dài của người dân.
Về vốn vật chất, phần lớn các hộ gia đình điều tra đều sử hữu phương tiện đánh
bắt, 26% phù hợp với đánh bắt vùng khơi, 26% phù hợp với vùng lộng và 38,6% phù
hợp vớn đánh bắt ven bờ.


x


Về vốn tài chính, phần lớn các hộ gia đình đều thiếu vốn và đều có vay vốn. Mục
đích vay vốn chủ yếu phục vụ công tác sản xuất đánh bắt. Thu nhập người dân phần lớn
được dành cho các nhu cầu thiết yếu trong gia đình, chỉ có khoảng 20% người dân có
thể để dành tiền tiết kiệm.
Từ các phát hiện nghiên cứu, tác giả đưa ra các giải pháp chính bao gồm: (1)
Khai thác ven bờ bền vững, (2) Cải thiện sinh kế thông qua tạo giá trị gia tăng cho nghề
khai thác, (3) Giải pháp vốn sản xuất kinh doanh, (4) Đa dạng sinh kế, và (5) Bảo vệ
sinh kế qua bảo hiểm tàu cá và thuyền viên.
Tác giả cũng đưa ra các kiến nghị đối với các nhà khoa học về nghiên cứu năng
lực đánh bắt, thành phần và trữ lượng các loài đánh bắt để có được con số về lượng
đánh bắt hợp lý bền vững cho vùng nghiên cứu. Kiến nghị với chính quyền địa phương
chủ yếu về vấn đề đào tạo lực lượng lao động và tạo điều kiện về vốn tài chính cho sản
xuất của ngư dân. Kiến nghị đối với chính quyền trung ương về vấn đề truy nguyên
nguồn gốc cũng như chứng nhận chất lượng sản phẩm đánh bắt để đảm bảo quyền lợi
cho người ngư dân cũng như người tiêu dùng.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Vu Manh Tuan
Thesis: Sustainable livelihood for coastal fisherman households at Hoang Mai Town,
Nghe An Province.
Major: Economic management

Code: 60 34 04 10


Training unit: Vietnam National University of Agriculture
The thesis "sustainable livelihood for coastal fisherman household at Hoang Mai
Town, Nghe An Province aims to learn specific situation of income, job, livelihood of
coastal fisherman households and find out solutions to improve the livelihood in
sustainable manner.
In this study, the author uses flexibly between primary and secondary data to
analyzes and makes assumptions. The secondary data include publications, and foreign
research related to livelihood, statistics of Vietnam and Nghe An province, information
from the official websites of the State ... With regards to the primary data, the author
prepares survey questionnaires for fisherman households, ward and town governments
to collect basic information, statistics and analysis and find out solutions.
Through analysis and synthesis of data collected, livelihood situation in three
study wards including Quynh Di, Quynh Lap and Quynh Phuong have the main
characteristics as follows.
With regards to natural capital, all wards have very little area for agriculture, the
majority of surveyed households have no agricultural land as well as aquaculture area.
With regards to social capital, the traditional family ties, relations in fishery
value chain and relations in social and political institutions create favorable conditions
for fishermen to get credit for production and living.
With regards to human capital, the three wards have abundant labor force;
However intellectual level is limited. Most of people in studied households have only
primary education. These are the opportunity and challenge for improving of household
economy. High population density creates high pressure on coastal resources as well as
the long-term livelihood of local fishermen.
With regards to physical capital, the majority of households are fishing boats
or ships, 26% for off-shore capture fishery, 26%, for near shore fishery, 38.6% for
coastal fishing.

xii



With regards to financial capital, the majority of households lacks of capital and
requires credit. Loan purpose is primarily to serve the capture fishery. Most of income
is used for essential needs of the family, only about 20% of the household have savings.
From the findings, the author gives out following solutions: (1) Sustainable
coastal capture fishery, (2) Improve livelihoods through adding value to capture fishery,
(3) Capital solutions for production, (4) Livelihood diversification, and (5) Protect the
livelihood through fishing vessel and crew member insurance.
The author also provides recommendations for scientists on researching in
catching capacity, species composition to identify total allowable catches for the
researched area. Recommendations to the local government are mainly on the issue of
training the workforce and create favorable credit conditions for fishermen.
Recommendations to Central Government are mainly on food tracing and food quality
certification to ensure the benefits of the fishermen as well as consumers.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI
Thị xã Hoàng Mai nằm trong tỉnh Nghệ An; đây là một tỉnh thuộc Bắc
Trung Bộ và duyên hải miền Trung với diện tích 16490 km2, dân số 3037,4 nghìn
người (Tổng Cục Thống Kê, 2014), chiều dài bờ biển 82 km và hải phận rộng
4.230 hải lý vng. Tính đến tháng 4/2016 tồn tỉnh có tổng số tàu thuyền khai
thác thủy sản là 3.980 chiếc, trong đó tổng số tàu ≥ 90cv là 1.326 chiếc, tàu có
cơng suất máy 400cv trở lên là 465 chiếc (Chi cục Thủy sản Nghệ An). Nghệ An
có số lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực thuỷ sản là 47.500 trong đó có
khoảng 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, lực lượng lao
động đánh bắt thuỷ sản có khoảng 37% lao động, còn lại là lao động trong lĩnh

vực khác như chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá và đóng sửa tàu thuyền… Tuy
có một ngư trường lớn và với tổng trữ lượng hải sản biển Việt Nam khoảng 4,25
triệu tấn (Tổng Cục Thủy sản, 2014), sinh kế của các hộ ngư dân ven biển Thị xã
Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn.
Thứ nhất, khơng ổn định là thuộc tính cố hữu của nghề khai thác ven bờ.
Hàng năm, các tỉnh ven biển Việt Nam phải gánh chịu hơn một chục cơn bão và
áp thấp nhiệt đới, chủ yếu rơi vào các tỉnh thành thuộc Bắc Trung Bộ và duyên
hải miền Trung. Mưa bão, áp thấp nhiệt đới và biển động luôn làm cuộc sống và
thu nhập của ngư dân đảo lộn. Đặc biệt đối với các hộ ngư dân thu nhập thấp,
những yếu tố khí hậu thời tiết này làm cho kinh tế hộ điêu đứng vì họ khơng có
tích lũy và tiết kiệm.
Thứ hai, rủi ro là yếu tố không thể tránh khỏi đối với nghề đi biển. Những
rủi ro về mặt thời tiết, sóng gió, lốc xốy, về mặt máy móc kỹ thuật tàu thuyền,
cướp biển… ln dẫn đến những tổn thất về kinh tế thậm chí con người. Một khi,
hộ gia đình ngư dân gặp phải những rủi ro này, kinh tế của họ sa sút nghiêm
trọng trong thời gian dài, thậm chí khó có thể vực dậy được.
Thứ ba, sự cạn kiệt tài nguyên ven bờ đang trở thành mối đe dọa lớn đối
với thu nhập của ngư dân. Tỉnh trạng khai thác quá mức và sử dụng các phương
tiện đánh bắt hủy diệt như thuốc nổ, giã cào, xung điện, hóa chất… ngày làm cạn
kiệt tài nguyên. Thêm vào đó các hoạt động sản xuất cơng nghiệp khơng được
kiểm sốt và xả thải xuống biển cũng hủy hoại nghiêm trọng tài nguyên thủy sản.

1


Một ví dụ có thể kể đến đó là vụ các chết hàng loạt ở Miền Trung Việt Nam vào
tháng 4 và tháng 5 năm 2016.
Ngồi những khó khăn bên ngồi, những yếu tố nội tại như trình độ dân trí
nhất là trong vấn đề quản lý tài chính hộ, phong tục, tập quán lạc hậu cũng là
những yếu tố cản trở tới việc nâng cao đời sống của các hộ ngư dân ven biển.

Với những khó khăn như vậy, việc tìm hiểu thực trạng cụ thể về thu nhập,
việc làm, đời sống của các hộ ngư dân ven biển và tìm ra các giải pháp cải thiện
sinh kế là một u cầu thực tiễn cấp thiết. Đó chính là lý do mà đề tài “Sinh kế bền
vững cho các hộ ngư dân ven biển thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An” được chọn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền
vững của các hộ ngư dân ven biển Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, đề xuất một
số giải pháp nhằm cải thiện sinh kế bền vững cho các hộ ngư dân tại địa bàn thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững
cho các hộ ngư dân.
- Phân tích thực trạng sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền
vững của các hộ ngư dân ven biển Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế bền vững cho các
hộ ngư dân vùng nghiên cứu.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tình hình sinh kế của các hộ ngư dân ven biển Thị xã Hoàng Mai, tỉnh
Nghệ An hiện như thế nào?
- Nguyện vọng và ý tưởng phát triển sinh kế của các hộ ngư dân ven biển
Thị xã Hồng Mai, tỉnh Nghệ An hiện là gì?
- Đâu là các yếu tố có ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ ngư dân ven biển
thị xã Hồng Mai?
- Có các giải pháp chủ yếu nào có thể cải thiện sinh kế cho hộ ngư dân
vùng nghiên cứu theo hướng bền vững?

2



1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh
kế bền vững của các hộ ngư dân ven biển.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sinh kế các hộ
ngư dân ven biển thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An và các hoạt động sinh kế của
họ. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ ngư dân ven biển và
đề ra các giải pháp nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ ngư dân vùng nghiên cứu .
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại thị xã Hoàng Mai,
tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp sử dụng cho nghiên cứu được thu thập
giai đoạn 2014 -2016, và số liệu điều tra năm 2016.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Về lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về
sinh kế, sinh kế bền vững đối với các hộ ngư dân ven biển; đưa ra khái niệm đầy đủ
về sinh kế, sinh kế đối với ngư dân ven biển phù hợp với tình hình thực tế; chỉ rõ các
đặc điểm sinh kế đối với ngư dân vùng ven biển Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
Vận dụng và kế thừa khung sinh kế bền vững của tổ chức DFID, luận văn
đã xây dựng khung sinh kế bền vững đối với ngư dân vùng ven biển; xác định
được các nội dung nghiên cứu trên cơ sở khung sinh kế bền vững đó; chỉ ra các
nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện sinh kế đối với ngư dân vùng ven biển Thị xã
Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
- Về thực tiễn: Áp dụng khung phân tích sinh kế bền vững đối với ngư
dân, luận văn đã giải quyết được các vấn đề có liên quan đến sinh kế đối với ngư
dân vùng ven biển, nêu bật được thực trạng về nguồn lực sinh kế của ngư dân;
Luận văn đánh giá thực trạng môi trường dễ bị tổn thương đối với ngư dân, trong
đó biến động giá cả, cạnh tranh khai thác, sự cố môi trường, ngư trường khơng
ổn định là những nhân tố có tác động tiêu cực đến sinh kế của ngư dân.
Luận văn đã phân tích, đánh giá kết quả sinh kế của ngư dân ven biển thị

xã Hoàng Mai tỉnh Nghệ An theo các chiến lược sinh kế; làm rõ các nhân tố ảnh
hưởng đến việc cải thiện sinh kế đối với ngư dân. Xuất phát từ kết quả nghiên
cứu, luận văn đã đưa ra định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh
kế đối với ngư dân vùng ven biển thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Sinh kế, sinh kế bền vững
Sinh kế là một từ hán việt theo từ điển Nguyễn Quốc Hùng có nghĩa là
“Đường lối kiếm sống”.
Từ sinh kế đã được sử dụng nhiều trong thơ văn Việt Nam và Trung Hoa.
Trong bài Thơn dạ trong Thanh Hiên thi tập, Nguyễn Du có câu: Lão khứ vị tri
sinh kế chuyết (Già rồi mà vẫn chưa biết mình vụng đường sinh kế) hay trong bài
Tạp thi kỳ 1, ơng cũng có nói đến từ sinh kế: Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên,
Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên (Tráng sĩ đầu bạc ngửng nhìn trời, lịng bi
đát, Hùng tâm, sinh kế cả hai đều mờ mịt). Bạch Cư Dị đời Đường cũng có bài
Dữ Mộng Đắc cố tửu nhàn ẩm, thả ước hậu kỳ (Cùng Mộng Đắc uống chơi, ước
hẹn lần sau) với các câu: Thiếu thì do bất ưu sinh kế, Khảo hậu thuỳ năng tích
tửu tiền (Lúc tuổi trẻ đã khơng màng sinh kế, Nay về già ai còn tiếc tiền rượu?).
Như vậy, từ sinh kế theo Hán Việt có thể hiểu là việc làm.
Trong tiếng Anh từ sinh kế (livelihood) có một số định nghĩa có điểm
giống và khác nhau:
Dictionary.com định nghĩa sinh kế là “phương tiện hỗ trợ sự tồn tại của
một con người đặc biệt về mặt tài chính và việc làm”.
Từ điển mở wikipedia.org định nghĩa “sinh kế là phương tiện đảm bảo
các nhu cầu thiết yếu như thức ăn, nước uống, chỗ ở và quần áo cho cuộc sống

con người”.
Vocabulary.com lại định nghĩa cụ thể hơn “sinh kế là công việc bạn làm để
kiếm thu mà hỗ trợ cuộc sống của bạn”.
Từ điển Cambridge định nghĩa sinh kế là “(cách người ta kiếm) tiền để chi
trả cho thức ăn, nơi ở, quần áo…”.
Như vậy, theo tiếng Anh từ livelihood có thể hiểu theo 2 nghĩa một là việc
làm hai là phương tiện kiếm sống (như chiếc tàu, mảnh vườn…).
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng khái niệm sinh kế của Chambers
and Conway (1991) vì khái niệm này được giới học giả và các tổ chức phát triển
sử dụng rộng rãi và cũng phù hợp với bối cảnh của nghiên cứu này: “Sinh kế bao

4


gồm năng lực, tài sản (kho bãi, tài nguyên, quyền và tiếp cận) và hoạt động cần
thiết cho việc mưu sinh”.
Khái niệm bền vững thường được nhắc tới nhiều trong các tổ chức phát
triển mà theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban
Brundtland) định nghĩa: phát triển bền vững là: "Sự phát triển có thể đáp ứng
được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...”.
Trong lĩnh vực sinh kế, Chambers and Conroy (1991) xác định bền vững
nghĩa là “khả năng duy trì và cải thiện sinh kế trong khi duy trì và tăng cường
được tài sản và năng lực địa phương cũng như toàn cầu mà các sinh kế đó đang
phụ thuộc”.
Chambers and Conroy (1991) cho rằng “một sinh kế bền vững khi nó có
thể đối mặt và phục hồi khỏi áp lực và biến cố đồng thời duy trì và tăng cường
được năng lực và tài sản cho hiện tại và tương lai, trong khi không làm hư hại cơ
sở tài nguyên thiên nhiên”.
2.1.1.2. Vùng ven biển

Nghiên cứu này không đề cập đến ngư dân nói chung mà giới hạn là ngư
dân sống tại vùng ven biển. Hầu hết các tài liệu hướng dẫn quản lý tổng hợp
vùng ven biển đều cho rằng vùng ven biển (hay còn gọi là vùng bờ) là vùng giao
hội của biển và đất liền. Đó là nơi các quá trình sinh thái phụ thuộc vào sự tương
tác lẫn nhau khá phức tạp giữa đất liền và biển. Vùng này bao gồm hai phần: vùng
đất ven biển (vùng ven biển) và vùng biển ven bờ (vùng ven bờ). Phạm vi lớn nhỏ
của vùng bờ tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng quản lý (Nguyễn Chu Hồi, 2005).
Theo Nghị định số 25/2009/NĐ/CP, ngày 06/3/2009 của Chính phủ về Quản lý
tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, vùng ven biển là vùng
chuyển tiếp giữa lục địa và biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển
được xác định theo ranh giới hành chính để quản lý” (Chính phủ, 2009a).
Từ khái niệm trên, vùng ven biển trong đề tài này được hiểu là vùng địa
giới hành chính của tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường, thị trấn) có tiếp
giáp trực tiếp với biển hoặc cửa sông, cửa biển.
2.1.1.3. Sinh kế trong khai thác thủy sản đối với ngư dân
Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2004), ngư dân là người làm nghề
đánh cá. Trong quan niệm ở Việt Nam, các nhóm cư dân sinh sống bằng việc

5


khai thác nguồn lợi thủy sản đều được gọi là ngư dân (Nguyễn Duy Thiệu, 2007).
Trong một nghiên cứu của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (Viện
KT&QHTS, 2010) cho rằng, ngư dân được hiểu như những người làm nghề khai
thác thủy sản có dùng các cơng cụ chun dùng. Thủy sản khai thác được coi là
sản phẩm chính của họ, là nguồn thu nhập chính ni sống họ và gia đình họ.
Từ những vấn đề lý thuyết về sinh kế trên cho thấy, sinh kế trong khai
thác hải sản đối với ngư dân là một phạm trù hẹp của khái niệm sinh kế, là hoạt
động kiếm sống của những người làm nghề khai thác hải sản thông qua chiến
lược sử sử dụng các nguồn lực trong môi trường dễ bị tổn thương có sự quản lý

của các tổ chức, định chế, chính sách. sinh kế trong khai thác Thủy sản đối với
ngư dân được coi là bền vững khi ngư dân sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn
lực sinh kế, thích ứng hoặc tránh được các tác động tiêu cực từ môi trường dễ bị
tổn thương, đồng thời đảm bảo duy trì, phát triển được các nguồn lực trong cả
hiện tại và tương lai.
2.1.1.4. Sinh kế hộ ngư dân
Trước hết để hiểu sinh kế hộ ngư dân, ta cần tìm hiểu ngư dân là gì. Theo
Bách khoa toàn thư (2009), ngư dân hay dân chài hay dân đánh cá là người dùng
lưới, cần câu cá, bẫy hoặc các dụng cụ khác để bắt và thu gom cá hoặc các loại
sinh vật thuỷ sinh từ sông, hồ hoặc đại dương để làm thức ăn cho con người hoặc
cho những mục đích khác. Khái niệm này bao gồm cả những người làm việc tại
các trại nuôi cá.
Sinh kế hộ ngư dân chỉ là một phạm trù của sinh kế, nó là sinh kế của một
nhóm đối tượng phân theo ngành nghề, mơi trường sống. Vì thế, sinh kế hộ ngư
dân có thể hiểu là sinh kế của cộng đồng sống ở ven biển, sử dụng các nguồn vốn
sinh kế để tham gia hoạt động chính là đánh bắt, khai thác thủy hải sản, thích ứng
với mơi trường sống nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao thu nhập.
Sinh kế của ngư dân bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động
sống của mỗi cá nhân hay cả hộ ngư dân Các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân
hay hộ ngư dân tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của chính họ đồng
thời chịu sự tác động của điều kiên tự nhiên, các thể chế, chính sách và những mối
quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ ngư dân đã thiết lập nên trong cơng đồng.
2.1.2. Khung phân tích sinh kế bền vững
Theo DFID, trong một môi trường dễ bị tổn thương và các định chế, chính
sách của các tổ chức, hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống dựa vào 5

6


nguồn lực sinh kế là con người, tự nhiên, vật chất, xã hội và tài chính. Những yếu

tố này cũng chịu ảnh hưởng của môi trường dễ bị tổn thương. Sự lựa chọn chiến
lược sinh kế của hộ gia đình dựa trên những nguồn lực sinh kế là kết quả tương
tác giữa các nhóm yếu tố này (Hình 2.1).
Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID

Nguồn: Carney et al. (1999)

2.1.3. Đặc điểm sinh kế của các hộ ngư dân ven biển
- Ngư dân khai thác thủy sản thường cư trú ở vùng tách biệt và khó khăn
Theo FAO (2007a), có 90% trong tổng số 38 triệu người trên tồn cầu
tham gia vào nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được phân loại là đối tượng
khai thác quy mô nhỏ. Ước tính khoảng 30% tham gia vào các hoạt động khai
thác hoặc nuôi trồng ở thượng lưu và hạ lưu các lưu vực. Như vậy, có thể thấy
trên 100 triệu người phụ thuộc vào nghề khai thác và các hoạt động liên quan
trực tiếp (chế biến, thương mại, dịch vụ...), trong đó 90% lao động sống tại các
nước đang phát triển. Townsley (1998), đã chỉ ra rằng “các cộng đồng khai thác
thường được mô tả là những cộng đồng sống trong điều kiện đông đúc với các
dịch vụ không được cung cấp đầy đủ, trình độ giáo dục thấp, thiếu các kỹ năng

7


và quyền sở hữu (đặc biệt là quyền sở hữu đất đai)… FAO (2007a) nhấn mạnh
rằng, ngư dân sống trong các cộng đồng tách biệt tại các vùng xa xôi thường
khơng có tiếng nói chính trị, thường phải gánh chịu nhiều tai nạn và thảm họa từ
tự nhiên... Điều này được thể hiện rõ qua điều kiện sinh sống họ trong những túp
lều tạm, mức sống thấp, khó khăn, đặc biệt là rất hạn chế trong việc tiếp cận các
dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và nước sạch...
- Ngư dân khai thác thủy sản sống chủ yếu dựa vào nguồn lợi tự nhiên
Khác với sinh kế của cộng đồng dân cư khác, tại hầu hết các cộng đồng

ngư dân khai thác hải sản vùng ven biển, họ ít có sự lựa chọn nghề nghiệp, chủ
yếu sống bằng nghề ngư nghiệp cha truyền con nối. Các hoạt động sinh kế của
ngư dân thường xoay quanh các nguồn lợi từ biển, trong đó nguồn lợi hải sản là
nền tảng sinh kế chính. Quan niệm “điền tư, ngư chung” hầu như đã ngự trị trong
suy nghĩ của ngư dân, kết hợp với việc ít có sự lựa chọn nghề nghiệp kiếm sống
ngoài nghề khai thác hải sản đã khiến cho nguồn tài nguyên, nguồn lợi hải sản
ngày càng cạn kiệt, tạo ra vịng luẩn quẩn nghèo đói đối với ngư dân.
- Phần lớn ngư dân khai thác thủy sản là đối tượng nghèo, khó khăn trong
việc mua sắm tàu thuyền, trang thiết bị, ngư cụ khai thác do vốn đầu tư lớn.
Để thoát nghèo, vươn lên làm giàu đối với nghề này, ngoài yếu tố kỹ
thuật, kinh nghiệm đi biển, kỹ năng khai thác hải sản, ngư dân cần phải có vốn
đầu tư lớn để mua sắm tàu thuyền, ngư lưới cụ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, ngồi
một số ngư dân thực sự có tiềm lực về tài chính mới có thể mua sắm tàu thuyền,
ngư lưới cụ phát triển khai thác xa bờ, còn lại phần lớn ngư dân khai thác hải sản
thường là những người nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu vốn đầu tư, họ
chỉ đủ điều kiện để mua sắm tàu khai thác gần bờ, hoặc phải đi làm thuê cho các
chủ tàu (Lại Xuân Môn, 2013).
- Ngư dân khai thác hải sản thường xuyên phải đối mặt với môi trường dễ
bị tổn thương và gặp nhiều rủi ro, nguy hiểm.
Trong khai thác hải sản, ngư dân thường xuyên phải đối mặt với thiên tai,
làm việc vất vả trong môi trường mang tính rủi ro cao, nguy hiểm đến tính mạng.
Sản lượng đánh bắt và thu nhập thực tế ngày một giảm, tình trạng thiếu vốn diễn
ra khá phổ biến. Nhiều ngư dân vẫn khơng thốt ra khỏi vịng luẩn quẩn đói
nghèo, khơng có khả năng chuyển đổi sinh kế hay trang bị ngư cụ mới để đánh
bắt (Ngân hàng Thế giới và Bộ NN&PTNT, 2011). Nghề khai thác hải sản phụ

8


thuộc vào tự nhiên và là nghề khơng dự đốn trước được những rủi ro. Sản lượng

đánh bắt không chỉ phụ thuộc vào số lượng lưới và thời gian đánh bắt trên biển
mà còn phụ thuộc vào cả các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là phụ thuộc vào sự sẵn
có của các nguồn lợi, trong khi các yếu tố này lại biến động theo thời gian. Các
yếu tố khác trong nghề cá làm tăng thêm tính dễ bị tổn thương cho ngư dân và
những lao động nghề cá bao gồm tính rủi ro nghề nghiệp cao, thiếu các tổ chức
hoạt động hiệu quả và đặc tính về giới của hoạt động khai thác. Nhìn một cách
bao qt, có nhiều yếu tố khác nhau góp phần tạo ra tính dễ bị tổn thương đối với
ngư dân, bao gồm: rủi ro cao trong các thảm họa tự nhiên (như lụt lội, bão); bị
tác động mạnh khi có sự thay đổi các yếu tố kinh tế vĩ mô (giá nhiên liệu và giá
các ngun liệu đầu vào); tình trạng khơng có quyền hành và sự cách ly về chính
trị, kinh tế và xã hội; tính cạnh tranh ngày càng tăng cao với các đối tượng sử
dụng khác (bao gồm cả các công ty khai thác công nghiệp, cũng như các đối
tượng khác sử dụng biển các vùng đất ven biển) do gia tăng sự cạnh tranh về sử
dụng nguồn lợi (FAO, 2007a).
- Sinh kế trong khai thác thủy sản của ngư dân mang tính mùa vụ cao
Tính mùa vụ trong khai thác hải sản được phản ánh khá rõ, phụ thuộc theo
tuần trăng, con nước. Với các ngư trường vùng biển miền Bắc nước ta có hai vụ
khai thác hải sản chính là vụ cá Bắc và vụ cá Nam, trong đó vụ cá Nam bắt đầu
từ tháng 4 đến tháng 11 và vụ cá Bắc bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Vụ cá Nam thường được xem là vụ cá chính với sản lượng khai thác thường cao
hơn (Nguyễn Dương Bình, 2005). Yếu tố mùa vụ cũng thường có liên quan đến
lao động nghề cá và giá bán sản phẩm. Vào chính vụ, nhu cầu lao động tăng cao
dẫn đến việc thuê lao động của các chủ tàu thường khó khăn. Ngược lại, giá bán
hải sản khai thác của ngư dân vào chính vụ lại thường ở mức thấp hơn.
Bên cạnh yếu tố mùa vụ khai thác, nhằm bảo vệ và phát triển bền vững
nguồn lợi thủy sản, các quốc gia thường ban hành các lệnh cấm khai thác thủy
sản có thời hạn trong năm (mùa cá sinh sản). Ở Việt Nam, Bộ NN&PTNT (2011)
đã ban hành Thông tư số 89/2011/TT-BNNPTNT, ngày 29/12/2011 về Ban hành
Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trong năm. Đây sẽ là
khoảng thời gian khó khăn và có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của ngư dân.

Ngư dân thường khó tìm kiếm được các sinh kế thay thế khác ngồi nghề chính
là khai thác hải sản.

9


2.1.4. Nội dung nghiên cứu về sinh kế bền vững của hộ ngư dân ven biển
Do bản thân khung phân tích sinh kế bền vững trong khai thác hải sản đối
với ngư dân đã bao gồm các hợp phần về nguồn lực sinh kế, hệ thống các nhân tố
ảnh hưởng đến sinh kế đối với ngư dân và hệ thống các giải pháp cải thiện sinh
kế đối với ngư dân nên nội dung nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải
sản đối với ngư dân vùng ven biển sẽ đề cập đến các vấn đề sau:
2.1.4.1. Nghiên cứu thực trạng sinh kế
a. Môi trường dễ bị tổn ngư dân
Khi lựa chọn sinh kế khai thác hải sản, đồng nghĩa với việc ngư dân phải
đối mặt với môi trường dễ bị tổn thương xảy ra bất thường, phức tạp. Những
nhân tố dễ bị tổn thương này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh kế của
ngư dân, vượt quá tầm kiểm soát của ngư dân. Trong một số nghiên cứu (Geheb
and Binns, 1997; Andersson and Ngazi, 1998; Sarch and Allison, 2001) đã chỉ ra
một số nguyên nhân làm gia tăng tính tổn thương các cộng đồng làm nghề khai
thác hải sản như giảm quần thể đàn cá do khai thác quá mức, thay đổi khí hậu,
gia tăng áp lực đến việc sử dụng nguồn nước, đất đai, nguồn lợi ven biển, tồn
cầu hóa...
b. Nguồn lực sinh kế của ngư dân
- Nguồn lực con người: Khi nghiên cứu vấn đề nguồn lực con người trong
hoạt động sinh kế của ngư dân, những vấn đề chủ yếu cần chú ý đến là:
Sức khoẻ: Đặc điểm nghề khai thác hải sản là lao động nặng nhọc, thường
xuyên phải đối mặt với rủi ro, nguy hiểm, đòi hỏi trước hết ngư dân phải có sức
khỏe mới có thể theo nghề.
- Giới tính, độ tuổi lao động: Một đặc trưng rất rõ đối với hoạt động của

ngư dân là phân chia công việc theo giới tính, độ tuổi. Phần lớn thanh niên nam
giới có sức khoẻ là người trực tiếp đi biển đánh bắt hải sản, còn lại phụ nữ, trẻ
em, người già tham gia các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá, hoặc chế biến hay
công việc khác trên bờ. Từ đó cần lưu ý đến việc cân đối cơ cấu nguồn nhân lực
trong hoạt động sinh kế và cải thiện sinh kế của ngư dân.
- Trình độ học vấn: Có được trình độ học vấn tốt sẽ giúp ngư dân nhận
thức và có ứng xử phù hợp trong giải quyết các vấn đề có liên quan đến giao tiếp
cộng đồng, tổ chức khai thác hải sản cũng như thực hiện các quy định pháp luật
và công ước quốc tế. Đây cũng là tiền đề quan trọng quyết định đến khả năng

10


tiếp cận, ứng dụng, sử dụng hiệu quả các sản phẩm khoa học, công nghệ tiên tiến
trong khai thác, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hải sản.
- Trình độ chun mơn, kinh nghiệm khai thác: Trong thực tế, phần lớn
ngư dân biết nghề và theo nghề đều được tiếp cận theo phương thức kiểu “cha
truyền con nối”. Đây là những kiến thức, kinh nghiệm rất bổ ích cho ngư dân.
Tuy nhiên theo xu hướng phát triển, nghề khai thác hải sản, nhất là khai thác xa
bờ, bên cạnh những kinh nghiệm truyền thống, ngư dân cần phải được đào tạo,
tập huấn những kiến thức mới.
- Nguồn lực tự nhiên: Ngư trường khai thác là nơi tập trung nhiều các
nguồn lợi hải sản sẵn có, là mơi trường ngư dân tiến hành tổ chức khai thác hải
sản. Trong thực tế, sự khai thác quá mức và tập trung nguồn lợi hải sản, đặc biệt
là ven bờ đã làm cho nguồn lợi này bị cạn kiệt. Do điều kiện khó khăn, một số
đối tượng ngư dân nghèo đã tiến hành các hoạt động khai thác quá mức hoặc sử
dụng các hình thức khai thác huỷ diệt như dùng thuốc nổ, điện… làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nguồn lợi hải sản cũng như môi trường sinh thái.
Để sinh kế của ngư dân vùng ven biển bảo đảm tính bền vững, đối với
nguồn lực tự nhiên, chúng ta không chỉ quan tâm đến vấn đề tiềm năng, nguồn

lợi hải sản biển mà cần chú ý đến những vấn đề khác như điều kiện, lợi thế về
nuôi trồng hải sản, hay dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy sản… từ đó có
định hướng giúp ngư dân tiếp cận được các nguồn lợi này, giảm áp lực khai thác,
bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản trong tương lai.
Nguồn lực xã hội:
Tuy sống ở vùng ven biển, điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém, hạn chế
trong tiếp cận với các thông tin cũng như môi trường kinh tế xã hội vùng đơ thị,
thậm chí có những ngư dân thường cư trú và sinh hoạt ngay trên biển, nhưng họ
vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với cư dân vùng nội địa. Mối liên hệ ấy xuất phát
trước hết từ nguồn gốc quan hệ anh em, ruột thịt, hoặc thông qua quan hệ kinh tế.
Hệ thống chợ làng, chợ khu vực và các mạng lưới kinh doanh bn bán chính là
cơ sở cho mối liên kết này. Tại đây thường xuyên diễn ra sự trao đổi những sản
phẩm khai thác được của ngư dân ven biển với cư dân nội địa để lấy lương thực,
thực phẩm và các vật dụng tiêu dùng khác (Nguyễn Dương Bình, 2005). Do vậy,
khi nghiên cứu nguồn lực xã hội của ngư dân, cần chú ý phát hiện và đánh giá
được kết quả, lợi ích từ các các mối quan hệ liên kết kinh tế giữa ngư dân với các

11


×