Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố hà giang tỉnh hà giang luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 90 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ NGỌC ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ GIANG,
TỈNH HÀ GIANG

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

GS. TS. Nguyễn Hữu Thành

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Giang, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn



Phạm Thị Ngọc Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc GS.TS.
Nguyễn Hữu Thành đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian chỉ bảo tôi
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Khoa học đất, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Hà Giang, Phòng Kinh tế,... và bà con nhân dân các xã, phường trong địa bàn
thành phố đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Giang, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thị Ngọc Anh

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2

1.4.2.


Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Một số vấn đề cơ bản về sử dụng đất nông nghiệp............................................. 4

2.1.1.

Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp................................... 4

2.1.2.

Hiệu quả và phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .................................. 8

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ......................... 11

2.1.4.

Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .................. 14

2.1.5.

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đẩt nông nghiệp .................. 16

2.2.


Tình hình nghiên cứu nâng cao sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam..18

2.2.1.

Trên thế giới ..................................................................................................... 19

2.2.2.

Ở Việt Nam ....................................................................................................... 22

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................... 27
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 27

3.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.2.1.

Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội có liên quan đến sử dụng
đất nông nghiệp thành phố Hà Giang ............................................................... 27

3.2.2.

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Giang ................. 27

iii



3.2.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Giang ................... 27

3.2.4.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố
Hà Giang ........................................................................................................... 27

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 27

3.3.1.

Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp ............................................................... 28

3.3.2.

Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ................................................................. 28

3.3.3.

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất: ................................................... 28

3.3.4.

Phương pháp xử lý số liệu: ............................................................................... 32


Phần 4. Kết quả nghiên cứu......................................................................................... 33
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Hà Giang ................................... 33

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 33

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 36

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội ...................................... 41

4.2.

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Giang ................. 42

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hà Giang .................................................... 42

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ................................................................. 44

4.2.3.


Biến động quỹ đất nông nghiệp của thành phố ................................................ 46

4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Giang ................... 47

4.3.1.

Hiện trạng các loại sử dụng đất (LUT) thành phố Hà Giang........................... 47

4.3.2.

Hiệu quả kinh tế:............................................................................................... 52

4.3.3.

Hiệu quả xã hội ................................................................................................. 56

4.3.4.

Hiệu quả môi trường ......................................................................................... 59

4.3.5.

Đánh giá tổng hợp hiệu quả các LUT ............................................................... 65

4.4.

Định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Giang ......67


4.4.1.

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Giang ............................. 67

4.4.2.

Đề xuất các loại sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả .................................... 68

4.4.3.

Đề xuất các giải pháp thực hiện ........................................................................ 69

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 71
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 71

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 72

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 73
Phu luc .......................................................................................................................... 75

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNHN

Cơng nghiệp hàng năm

CNLN

Cơng nghiệp lâu năm

CPTG

Chi phí trung gian

CLĐ

Công lao động

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations

GTNC

Giá trị ngày công


GTSX

Giá trị sản xuất

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

KNCP

Khả năng che phủ

KT-XH

Kinh tế – xã hội

LUT

Land use Type

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất ....... 29

Bảng 3.2.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội ........................................... 30

Bảng 3.3:

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường ................................... 31

Bảng 3.4.

Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Thành phố Hà Giang............ 32

Bảng 4.1:

Cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Giang giai đoạn 2014 - 2017 .................. 37

Bảng 4.2.

Tình hình phân bố dân cư thành phố Hà Giang .......................................... 39

Bảng 4.3.

Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hà Giang năm 2017 .............................. 43

Bảng 4.4.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Giang năm 2017 ........ 45


Bảng 4.5.

Tình hình biến động đất nông nghiệp thành phố Hà Giang năm 2014 và
năm 2017 ..................................................................................................... 46

Bảng 4.6:

Hiện trạng các loại sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Giang ............. 47

Bảng 4.7.

Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất (tiểu vùng 1) ..................... 52

Bảng 4.8.

Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất tiểu vùng 2 ................................ 53

Bảng 4.9.

Đánh giá hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất tiểu vùng 1 ......................... 57

Bảng 4.10. Đánh giá hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất tiểu vùng 2 ......................... 58
Bảng 4.11 . Khả năng che phủ của các LUT thành phố Hà Giang ................................. 60
Bảng 4.12. So sánh mức độ sử dụng phân bón của các nơng hộ với khuyến cáo ......... 62
Bảng 4.13. Lượng thuốc bảo về thực vật sử dụng thực tế và khuyến cáo ..................... 63
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp hiệu quả môi trường của các LUT thành phố Hà Giang..... 64
Bảng 4.15. Tổng hợp hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường của các LUT thành phố
Hà Giang ..................................................................................................... 66


vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Vị trí địa lý thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang ........................................... 33
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất thành phố Hà Giang năm 2017 ...................................... 44
Hình 4.3. Cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp năm 2018 .................................................. 45
Hình 4.4. Loại hình sử dụng đất chuyên rau (Tổ 8- phường Ngọc Hà) ........................ 50
Hình 4.5. Loại hình sử dụng đất chun lúa (thơn Bản Cưởm 1 – xã Ngọc Đường) ... 50
Hình 4.6. Loại hình sử dụng đất trồng cây CNHN (thôn Bản Cưởm 2 – xã Ngọc
Đường) ........................................................................................................... 51
Hình 4.7. Loại hình sử dụng đất trồng rừng sản xuất (thôn Tha – xã Phương Độ) ...... 51

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Anh
Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Giang, tỉnh Hà
Giang“.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã ngành: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được hiệu quả các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn
thành phố.
- Chọn lựa được các loại sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả tại thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang.

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của
thành phố.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về đất nông nghiệp thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn điểm điều tra: Lựa chọn các phường, xã có tính đại diện cho
các vùng sinh thái và các vùng kinh tế nông nghiệp của thành phố Hà Giang, vì vậy có
thể chia làm 2 tiểu vùng
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu:
+ Số liệu thứ cấp:Thông tin, số liệu được thu thập từ tài liệu thống kê, các cơng
trình khoa học và các nghiên cứu liên quan đến tình hình sử dụng đất của thành phố tại:
Phòng Kinh tế thành phố,Phòng Tài Nguyên mơi trường, Phịng Thống kê, Sở Tài
ngun và Mơi trường tỉnh; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh,...
+ Số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp điều tra nơng hộ theo phiếu có sẵn.
Điều tra 75 phiếu.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích và xử lý số liệu: Các số liệu thống kê xử lý
bằng phần mềm Excel.
- Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất
+ Hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả xã hội.
+ Hiệu quả môi trường.

viii


Kết quả chính và kết luận
Đất nơng nghiệp thành phố bao gồm các loại sử dụng đất: LUT chuyên rau, LUT
chuyên lúa, LUT 2 lúa – 1 màu, LUT chuyên màu, LUT cây CNHN, LUT cây CNLN,
LUT cây ăn quả, LUT rừng sản xuất.
Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các LUT như sau:

- Hiệu quả kinh tế: LUT cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất đối với 2 vùng
nghiên cứu là LUT chuyên rau. Tiếp đó lần lượt là LUT cây ăn quả, LUT cây CNHN,
LUT rừng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế ở mức trung bình. LUT 2 lúa – 1 màu, LUT
chuyên màu và là LUT chuyên lúa đạt hiệu quả kinh tế ở mức trung bình.
- Hiệu quả xã hội: LUT chuyên rau thu hút nhiều công lao động nhất, đạt hiệu
quả xã hội ở mức cao. Các LUT cịn lại đều có hiệu quả xã hội ở mức trung bình. Sử
dụng lao động thấp nhất là LUT chuyên màu..LUT chuyên lúa thu hút công lao động
khá nhiều, LUT này vừa đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân,
vừa giải quyết được công ăn việc làm cho người dân lúc nông nhàn.
- Hiệu quả mơi trƣờng: các LUT của thành phố đều có hiệu quả mơi trường
ở mức trung bình, LUT chun rau và cây ăn quả là cao nhất , thấp nhất là LUT
chuyên lúa.
Cần đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm: chú trọng xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, thủy lợi...) áp dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến để phục vụ sản xuất theo hướng hàng hóa, nghiên cứu đưa ra các
giống cây trồng, vật ni mới có ưu thế vào sản xuất. Mở các lớp tập huấn về khoa
học kỹ thuật và kiến thức sản xuất cho người nơng dân, từ đó ứng dụng thực tế vào
sản xuất nâng cao hiệu quả.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thi Ngoc Anh
Thesis title: Evaluation of agricultural land use efficiency in Ha Giang city, Ha Giang
province.
Major: Land Management
Code: 8.85.01.03
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives

- Evaluate the efficiency of agricultural land use types in the city.
- Choose the effective agricultural land use types in Ha Giang city, Ha Giang
province.
- Propose solutions to improve the efficiency of agricultural land use in the city.
Materials and Methods
Research project on agricultural land in Ha Giang city, Ha Giang province.
Methods
- Method of selection of survey sites: To select representative wards and
communes for ecological zones and agricultural economic zones of Ha Giang city, so it
can be divided into 2 sub-zones.
- Method of data and document collection:
+ Secondary data: Information and data are collected from statistical data,
scientific works and researches related to the city's land use situation in: Economic
Department of the city, Natural resources and Environment Office, Economic Division,
Department of Natural Resources and Environment of the province; Provincial
Department of Agriculture and Rural Development, ...
+ Primary data: collect by household survey method according to available
votes. Investigated 75 votes.
- Methods of data aggregation, analysis and processing: Statistical data is
processed by Excel software.
- Method of land use efficiency assessment
+ Economic efficiency.
+ Social efficiency.
+ Environmental efficiency.
Main findings and conclusions
Land for agricultural production of the city includes land use types (LUT): LUT

x



vegetables, LUT rice, LUT 2 rice - 1 cash crop, LUT cash crops, LUT annual industrial
crop, LUT perennial industrial trees, LUT fruit trees, LUT production forest.
The results of the agricultural land use efficiency assessment were as follows:
- Economic efficiency: LUT returned the highest economic efficiency in two
study areas were LUT vegetables. Then the next were LUT fruit trees, LUT annual
industrial crop, LUT production forest, LUT perennial industrial trees, LUT 2 rice - 1
cash crop, LUT cash crops, and finally LUT rice.
- Social efficiency: LUT vegetables attracted the most labor. The lowest was LUT
fruit trees in the sub-zone 2. LUT rices attracted quite lot of labor, this LUT not only
has just meet the needs of people food, but also has solved the jobs for people having
free time.
- Environmental efficiency: LUT vegetables had the most effective in environment,
followed by LUT fruit trees, LUT annual industrial crop, LUT production forest, but LUT
rice and LUT perennial industrial trees had the lowest environmental efficiency.
It needs to invest in intensive farming to increase productivity and product
quality: To attach importance to the construction of technical infrastructure (transport
and irrigation systems ...), to apply advanced science and technology to serve
production under the direction of commodities, researching new varieties of crops and
livestock, which have the advantage in production. Open training courses on science
and technology and production knowledge for farmers, from which apply practice into
production to improve efficiency.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ thủa sơ khai và trong suốt quá trình phát triển của xã hội, đất đai ln
giữ một vị trí hết sức quan trọng. Đất đai là của cải vô tận của lồi người, là
nguồn gốc của mọi q trình sống và cũng là nguồn gốc của mọi sản phẩm hàng

hoá xã hội. Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể
thay thế được, là môi trường duy nhất sản xuất ra lương thực, thực phẩm ni
sống con người, khơng có đất thì khơng có sản xuất nông nghiệp.
Xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những
đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về
văn hóa, xã hội. Đất đai, đặc biệt là đất nơng nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại
có nguy cơ bị suy thối dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con
người trong quá trình sản xuất và nguy cơ suy giảm về diện tích đất nơng nghiệp
do q trình đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất
mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản suất nơng
nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo
quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất
tồn cầu được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền
nơng nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Thành phố Hà Giang là thành phố thuộc tỉnh vùng cao địa đầu Tổ quốc có
tổng diện tích đất tự nhiên là 13.345,89 ha với điều kiện tự nhiên tốt, tiềm năng
đất đai lớn và khí hậu tương đối thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp theo
hướng đa dạng hố cây trồng vật ni. Thành phố có diện tích đất nơng nghiệp
lớn (11.170,81 ha,chiếm khoảng 80% tổng diện tích tự nhiên) đặc biệt là diện
tích đất rừng khá lớn so với các loại đất khác. Bên cạnh đó, nền kinh tế của thành
phố đã và đang chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, vì vậy
nên một phần diện tích đất nơng nghiệp đã được chuyển sang đất phi nơng
nghiệp. Ngồi ra, Hà Giang là thành phố miền núi nên khơng thể tránh khỏi tình
trạng sạt lở, xói mịn làm cho nguy cơ suy thối đất tăng, hạn chế khả năng sử
dụng bền vững; mỗi loại đất đều có các yếu tố thuận lợi và hạn chế cho việc khai
thác sử dụng (địa hình, thành phần cơ giới,hàm lượng các chất dinh dưỡng, độ
chua,…) nên phương thức sử dụng đất cũng là khác nhau. Trong khi dân số ngày

1



một gia tăng dẫn đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng nhanh tạo ra sức ép
đối với diện tích đất canh tác và ngành sản xuất nơng nghiệp nhỏ lẻ.
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của thành phố được chú trọng
đầu tư phát triển cũng vì thế mà năng suất không ngừng tăng lên. Tuy nhiên
trong sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn tồn tại nhiều điểm yếu: Tư liệu sản xuất còn
đơn giản; kỹ thuật canh tác cịn truyền thống, trình độ khoa học kỹ thuật cịn hạn
chế, ... do đó ở một số nơi đã làm cho nguồn tài ngun đất bị thối hóa
Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố liên quan đến hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp làm căn cứ để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp là việc cần thiết cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo
vệ môi trường của thành phố, đồng thời làm cơ sở cho việc định hướng sử dụng
đất nông nghiệp của thành phố trong tương lai.
Từ thực tế đó, được sự đồng ý của khoa Quản lý đất đai, cùng với sự
hướng dẫn của thầy giáo GS.TS Nguyễn Hữu Thành, học viên tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố
Hà Giang, tỉnh Hà Giang”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được hiệu quả các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp trên địa
bàn thành phố.
- Chọn lựa được các loại sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả tại thành phố
Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của
thành phố.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá hai loại đất chính là đất sản
xuất nơng nghiệp và đất lâm nghiệp của thành phố Hà Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nông trên địa bàn thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung cơ sở khoa học phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sử dụng đất.

2


1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định, lựa chọn được loại sử dụng đất hiệu quả, phù hợp với thành phố
Hà Giang.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
2.1.1. Đất nơng nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Theo Docutraiep “ Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do
kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm : đá mẹ,
sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian”.
Đất đai là một trong những yếu tố không thể thiếu cấu thành môi trường
sống, là tư liệu sản xuất có những tính chất đặc thù riêng khiến nó khơng giống bất
kỳ một tư liệu sản xuất nào khác. Đó là đất có độ phì, có giới hạn về diện tích, có vị
trí cố định trong không gian và vĩnh cửu với thời gian nếu biết sử dụng hợp lý.
Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất nơng nghiệp
thường được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như ngô, khoai, sắn… và
những cây được coi là cây lương thực.
Tuy nhiên trên thực tế việc sử dụng đất nông nghiệp tương đối phong phú,
không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu mà cịn dùng vào mục đích chăn

ni gia súc, thủy sản và để trồng các cây lâu năm.
Theo Luật đất đai năm 2013 : “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục
đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất
nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và
đất sản xuất nơng nghiệp khác”.
* Vai trị, ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động –
thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người
tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Đất đai tham gia
vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất
đai có vị trí khác nhau.
Đối với ngành nơng nghiệp đất đai có một vị trí đặc biệt mà khơng một
thành phần nào có thể thay thế được, vì đất đai vừa là đối tượng lao động và vừa
là tư liệu lao động. Không có đất đai thì khơng có sản xuất nơng nghiệp.

4


Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm
bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm.
Hiện tại cũng như tương lai, nơng nghiệp vẫn đóng vai trị quan trọng trong sự
phát triển của xã hội loài người mà khơng có bất kỳ ngành nào có thể thay thế
được. Các Mác đã viết: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất
của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và sinh
sống của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” (Vũ Năng Dũng, 1997).
Bên cạnh đó đất đai khơng chỉ là mơi trường sống mà cịn là nguồn cung
cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều
vào chất lượng đất đai. Do đó cần phải quản lý, sử dụng đất một cách đúng đắn,
có hiệu quả để đất đai phát huy được đúng vai trị của mình góp phần làm tăng

thêm thu nhập cho con người.
2.1.1.2. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
a. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất nông nghiệp là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa
mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và
môi trường.
Tại điều 6, Luật đất đai 2013,có ba nguyên tắc sử dụng đất
- Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất
- Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ mơi trường và khơng làm tổn hại đến lợi
ích chính đáng của người sử dụng đất xung quang
- Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử
dụng đất theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con người lấy
từ đất ngày càng tăng, mặt khác đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp
do bị trưng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp ở nước ta với mục tiêu nâng cao hiệu quả KT-XH trên cơ sở đảm bảo an
ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng
tới xuất khẩu.
Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu
phát triển KT-XH, tận dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và
không làm ảnh hướng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần

5


thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững nguồn tài ngun đất. Do đó,
đất nơng nghiệp ngồi tuân thủ theo ba nguyên tắc trên cần thêrm nguyên tắc
„đầy đủ, hợp lý, hiệu quả và bền vững”.
Đất nông nghiệp cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý
Sử dụng đất nơng nghiệp đầy đủ và hợp lý có nghĩa là đất nông nghiệp được

sử dụng hết và cây trồng, vật ni được bố trí sử dụng phù hợp với từng loại đất.
Đất nông nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao
Khi đất nơng nghiệp được sử dụng đầy đủ và hợp lý ắt sẽ dẫn đến kết quả
là đạt hiệu quả kinh tế cao. Nguyên tắc chung là đầu tư vào đất nông nghiệp đến
khi mức sản phẩm thu thêm trên một đơn vị diện tích bằng mức chi phí tăng trên
một đơn vị diện tích đó.
Đất nơng nghiệp cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững
Đất nông nghiệp cần được bảo tồn để không những đáp ứng nhu cầu sử
dụng trước mắt mà còn để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thế hệ sau này.
Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền với điều kiện sinh thái môi trường. Vì
vậy, cần áp dụng các phương thức sử dụng đất nơng nghệp kết hợp hài hịa lợi
ích trước mắt với lợi ích lâu dài. dài (Đỗ Kim Chung, Phạm Văn Đình, Trần Văn
Đức, Quyền Đình Hà, 1997).
b. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn
tại và tương lai phát triển của loài người, chính vì vậy việc tìm kiếm các giải
pháp sử dụng đất thíc hợp, bền vững đã được nhiều nhà nghiên cứu đất và các tổ
chức quốc tế rất quan tâm và khơng ngừng hồn thiện theo sự phát triển của khoa
học. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” đã trở nên khá thông dụng trên thế giới
hiện nay.
Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu sâu về vấn đề sử dụng đất
bền vững. Từ đó, Smyth D J. Julian Dumaski, 1993(Smyth D J. Julian Dumaski,
1993) đã xác định 5 nguyên tắc có liên quan đến sự sử dụng đất bền vững là:[d]
+ Duy trì nâng cao các hoạt động sản xuất.
+ Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất.
+ Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài ngun tự nhiên, chống lại sự thối
hóa chất lượng đất và nước.

6



+ Có hiệu quả lâu dài.
+ Được xã hội chấp nhận.
- Năm nguyên tắc trên đuợc coi là cốt lõi của việc sử dụng đất đai bền
vững và là những mục tiêu cần phải đạt được. Nếu thực tế diễn ra đồng bộ so với
các mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được. Nếu chỉ đạt được một hay
một vài mục tiêu mà không phải tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ
phận (Hội khoa học đất, 2000).
Tại Việt Nam, theo ý kiến của Đào Châu Thu (1999), việc sử dụng đất bền
vững cũng dựa trên những nguyên tắc và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị
trường chấp nhận. Hệ thống sử dụng phải có mức năng suất sinh học cao trên
mức bình qn vùng có điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản
phẩm chính và phụ phẩm ( đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả… và tàn dư để
lại). Một hệ thống bền vững phải có năng suất trên mức bình qn vùng, nếu
khơng sẽ khơng cạnh tranh được trong cơ chế thị trường.Về chất lượng sản phẩm
phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu
của từng vùng. Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng
nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong
một thời đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó
thì nguy cơ người sử dụng đất sẽ khơng có lãi, lãi suất phải lớn hơn lãi suất tiền
vay vốn ngân hàng.
- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội
phát triển. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muốn họ
quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, mơi trường…). Sản phẩm thu đượccần
thỏa mãn cái ăn mặc và nhu cầu sống hàng ngày của nguời nông dân.
- Bền vững về mơi trường: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu
mỡ của đất, ngăn chặn thối hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất. Độ phì
nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững. Độ che
phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng sinh học biểu

hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc canh, cây lâu năm có khả
năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm…).
Ba yêu cầu bền vững trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng
đất hiện tại. Thơng qua việc xem xét và đánh giá theo các yêu cầu trên để giúp

7


cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở từng vùng sinh thái (Hội khoa học
đất Việt Nam, 2000).
2.1.2. Hiệu quả và phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Khi dân số còn thưa thớt, xã hội chưa phát triển người ta không quan tâm
đến hiệu quả sử dụng đất. Sau này xã hội phát triển hơn, dân số tăng nhanh kéo
theo yêu cầu về lương thực, thực phẩm tăng vọt cùng với q trình đơ thị hóa diễn
ra mạnh mẽ khiến cho mơi trường ngày càng bị suy thối thì vấn đề hiệu quả sử
dụng đất được đặt ra càng cấp bách. Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sử
dụng đất. Trước đây, người ta thường quan niệm kết quả chính là hiệu quả (điều
này là chưa đầy đủ). Sau này, người ta nhận thấy rõ sự khác nhau giữa hiệu quả và
kết quả. Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như u cầu của
cơng việc mang lại theo hướng tích cực (kết quả bao gồm hiệu quả và hậu quả).
Theo quan điểm của Các Mác, hiệu quả là việc “Tiết kiệm và phân phối
một cách hợp lý”, các nhà khoa học Xơ Viết cho rằng đó là sự tăng trưởng kinh
tế thông qua tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao
nhăm đáp ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội.
(Nguyễn Văn Bích, 2007).
Đối với lĩnh vực sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất là chỉ tiêu chất lượng
đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản
phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền. Đồng thời về mặt hiệu quả xã hội là thể
hiện mức thu hút lao động trong quá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng

đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và
hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả
về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nơng sản
cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm bảo sự
ổn định về kinh tế - xã hội đất nước (Nguyễn Văn Bộ, 2000).
Sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật ni là một trong những vấn đề được chú ý hiện nay của hầu hết các
nước trên thế giới. Nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các
nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nơng nghiệp mà cịn là sự mong
muốn của nơng dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông
nghiệp (Đào Châu Thu, 2002).

8


Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối
quan hệ người – đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn
cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật ni trên cơ
sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng
cơng nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đảm bảo sự thống
nhất giữa các ngành, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nền
nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững, đồng thời phát huy
tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường cao
nhất (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
2.1.2.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên 3 khía
cạnh: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả mơi trường.
* Hiệu quả kinh tế:
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các

ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà kinh tế Samuel – Nordhuas thì “Hiệu quả là
khơng lãng phí ”. Theo các nhà khoa học Đức “Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so
sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết
quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng
thêm lợi ích cho xã hội” (Đỗ Thị Tám, 2001).
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền
sản xuất hàng hoá và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác.Vì thế
hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn dề:
- Một là, mọi hoạt động của con nguời đều tuân theo quy luật “tiết kiệm
thời gian”.
- Hai là, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý luận
hệ thống.
- Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của hoạt
động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích
của con người.
Hiệu quả kinh tế phải được tính bằng tổng giá trị trong một giai đoạn,
phải trên mức bình quân của vùng, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất
tiền cho vay vốn ngân hàng. Chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ

9


trong, ngoài nước, hệ thống phải giảm mức thấp nhất thiệt hại (rủi ro) do thiên
tai, sâu bệnh...
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt
được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra làn phần giá
trị của nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt
đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: bản chất của phạm trù kinh tế

sử dụng đất là “Với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng
của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động
tiết kiệm nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội ” (Đỗ
Thị Tám, 2001).
- Đánh giá hiệu quả kinh tế thơng qua các chỉ tiêu:
- Hiệu quả tính trên 1ha đất nơng nghiệp:
+ Tổng chi phí: Là tồn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng
tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong
quả trình sản xuất.
+ Tổng thu nhập: Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất được tạo ra trong một
thời kỳ nhất định (thường là một năm) và tính bằng sản lượng cây trồng nhân với
giá bán sản phẩm tại thời điểm hiện tại.
+ Thu nhập thuần: Là giá trị sản phẩm được tạo ra thêm trong thời kỳ sản
xuất đó, tính bằng hiệu số giữa tổng chi phí và tổng thu nhập.
+ Giá trị ngày công lao động: Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động
sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng, bằng thu nhập thuần chia cho
tổng số công đầu tư trên một đơn vị diện tích.
+ Hiệu quả đồng vốn: Được tính bằng thu nhập thuần chia cho tổng chi phí
* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội
và tổng chi phí bỏ ra (Vũ Phương Thuỵ,200).Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
có mối quan hệ mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất.
Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu nhập
của nhân dân … Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, phát

10


huy được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân. Sử dụng
phải phù hợp với tập qn, nền văn hóa của địa phương thì việc sử dụng đất bền

vững hơn (Nguyễn Duy Tính,1995).
Hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định
bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp (Nguyễn
Duy Tính, 1995).
- Đánh giá hiệu quả xã hội thông qua các chỉ tiêu:
+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân
+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng
+ Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân
+ Tăng cường sản phẩm hàng hố
* Hiệu quả mơi trường
Hiệu quả mơi trường là một vấn đề mang tính tồn cầu, được chú trọng
quan tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Hiệu quả mơi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải
bảovệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ môi
trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%),
đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (Nguyễn Văn Bộ, 2000).
Mọi hoạt động sản xuất, quá trình sản xuất, biện pháp khoa học kỹ thuật,..
đực coi là có hiệu quả khi chúng khơng gây tổn hại hay có những tác động xấu
đến môi trường.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường mang tính chất lâu dài, một
mặt đảm bảo lợi ích hiện tại, mặt khác không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp
2.1.3.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên là nền móng để phát triển và phân bố nông nghiệp.
Điều kiện tự nhiên bao gồm điều kiện khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng,
mơi trường sinh thái, vị trí địa lý, nguồn nước. Chúng có ảnh hưởng một cách rõ
nét, thậm chí quyết định đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất (Vũ Ngọc Hùng,
2007). Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định
cây trồng, vật nuôi chủ lực và định hướng đầu tư thâm canh đúng.


11


+ Đặc điểm lý, hóa tính của đất: Đất trồng với các đặc tính như loại đất,
thành phần cơ giới, chế độ nước, độ phì,... có vai trị quan trọng đối với sự sinh
trưởng, phát triểm và năng suất của cây trồng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp. Do vậy, tuỳ theo từng loại đất mà lựa chọn, bố trí cây trồng
thích hợp trên từng loại đất để cây trồng cho năng suất, hiệu quả sử dụng đất cao
nhất có thể.
+ Nguồn nước và chế độ nước là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện
quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho
sinh vật sinh trưởng và phát triển.
+ Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: đ ều k ện địa hình, độ dốc và thổ
nhưỡng là yếu tố quyết định lớn đến h ệu quả sản xuất, độ phì đất có ảnh hưởng
đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng vật ni.
2.1.3.2. Nhóm yếu tố về kỹ thuật canh tác
Kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật ni,
nhằm tạo nên sự hài hịa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành,
phân bố và tích lũy năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện sự hiểu biết
về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự
báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn
chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của
sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát triển sản xuất nơng
nghiệp hàng hố.
Theo Frank Ellis và Douglass C.North (dẫn theo Vũ Thị Phương Thụy,
2000), ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới,
thủy lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử
dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng cơng nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật
chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việc chuyển đổi sử
dụng đất.

2.1.3.3. Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
Nhóm các yếu tố này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông
nghiệp ở các mặt sau:
- Cơng tác phân vùng, quy hoạch và bố trí sản xuất: Xu hướng hiện nay
thực hiện phân vùng sinh thái nơng nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên như khí
hậu, độ cao tuyệt đố, độ dốc địa hình, tính chất thổ nhưỡng vkhar năng thích nghi

12


của đất, nguồn nước và thực vật. Đây là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng,
vật nuôi với cơ cấu hợp lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ mơi trường
sinh thái.
- Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
(Lê hội, 1996).
- Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hóa của hộ nông dân không thể tách rời
nhứng tiến bộ kỹ thuật và vệc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
xuất. Vì sản xuất nơng nghệp hàng hóa phát triển địi hỏi phải khơng ngừng nâng
cao chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm (Vũ Thị Thanh Tâm, 2007).
2.1.3.4. Nhóm các yếu tố kinh tế – xã hội:
- Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị
trường nông sản phẩm. Có 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp là: Năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp
đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra (Nguyễn Duy Tính, 1995).
- Hệ thống chính sách (chính sách đất đai, giao quyền sử dụng ruộng đất ổn
định lâu dài cho người sử dụng đất, chính sách điều chỉnh cơ cấu đầu tư, chính
sách hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp,...) có vai trị quan trọng trong phát triển nơng
nghiệp và sản xuất nơng nghiệp. Hệ thống chính sách pháp luật tác động rất lớn
tới sự phát triển của nông nghiệp và cách thức tổ chức, sắp xếp, cơ cấu sản xuất

nông nghiệp. Mỗi một sự thay đổi của chính sách, pháp luật thường tạo ra sự
thay đổi lớn, sự thay đổi đó có thể thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp phát triển hoặc
giới hạn, hạn chế một khuynh hướng phát triển nhằm mục đích can thiệp và phát
triển theo định hướng của nhà nước.
- Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển sản xuất nơng nghiệp của Nhà nước: Ổn định chính trị là yếu tố then chốt để
tạo nên sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước khác trong khu vực.Đầutư vào
một nước có nền chính trị ổn định tạo tâm lý yên tâm về khả năng tìm kiếm lợi
nhuận và thu hồi vốn, giúp các nhà đầu tư có thể tính tốn chiến lược đầu tưlớn
và dài hạn. Vai trị của ổn định chính sách cũng tương tự như vậy, môi trường cởi
mở và rõ ràng sẽ thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại quốc.
- Những kinh nghiệm, tập qn sản xuất nơng nghiệp, trình độ năng lực của
các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư.

13


×