Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố hạ long tỉnh quảng ninh luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.78 MB, 167 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN BÁ THÀNH NAM

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ HẠ LONG –
TỈNH QUẢNG NINH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Học

NHÀ XUẤT BẢN ĐAI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Thành Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS.Nguyễn Quang Học đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, UBND thành phố Hạ Long, Phịng Tài ngun và Mơi
trường thành phố Hạ Long; các phòng, ban và UBND các phường thuộc thành phố Hạ
Long đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Thành Nam

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu .........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1

1.2.

Mục đích nghiên cứu .....................................................................................2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................3

Phần 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .....................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc lập QHSDĐ .....................................4

2.1.1.

Cơ sở lý luận của việc lập quy hoạch sử dụng đất ..........................................4

2.1.2.

Cơ sở pháp lý của việc lập quy hoạch sử dụng đất .......................................16

2.2.

Kinh nghiệm về quy hoạch sử dụng đất ở một số nước trên thế giới ............. 18


2.2.1.

Về cấp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...................................................... 18

2.2.2.

Về nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ........................19

2.2.3.

Về thẩm quyền lập, quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ........20

2.2.4.

Về kỳ quy hoạch..........................................................................................22

2.2.5.

Về quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ....................................... 22

2.3.

Tình hình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam .................... 23

2.3.1.

Thời kỳ trước năm 1987 .............................................................................. 24

2.3.2.


Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 1993..........................................................25

2.3.3.

Giai đoạn từ khi có Luật đất đai năm 1993 đến năm 2003 ............................ 25

2.3.4.

Giai đoạn từ năm 2003 đến nay ................................................................... 26

iii


2.3.5.

Những điểm mới của Luật đất đai 2013 ....................................................... 28

2.3.6.

Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 –
2015 của cả nước ......................................................................................... 31

2.3.7.

Một số tồn tại trong công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam................. 34

2.4.

Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở tỉnh Quảng Ninh ................................... 35


2.5.

Một số vấn đề cơ bản về đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử
dụng đất ...................................................................................................... 37

2.5.1.

Mức độ phù hợp của các phương án quy hoạch sử dụng đất ......................... 37

2.5.2.

Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất...................................... 38

2.5.3.

Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường ............................................................38

Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................... 40
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................40

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 40

3.2.1.

Phạm vi về không gian: ............................................................................... 40


3.2.2.

Phạm vi về thời gian: ...................................................................................40

3.3.

Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 40

3.3.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quy hoạch sử
dụng đất thành phố Hạ Long giai đoạn 2011-2015 ......................................40

3.3.2.

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai.............................................. 40

3.3.3.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố
Hạ Long giai đoạn 2011-2015 .................................................................... 41

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 42

3.4.1.

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu .......................................................... 42


3.4.2.

Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu ............................................ 42

3.4.3.

Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan.............................................. 43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .............................................................. 44
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long ...............................44

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường..............................44

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 52

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường ..........56

4.2.

Tình hình quản lý sử dụng đất tại thành phố Hạ Long ..................................58

4.2.1.


Hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Hạ Long .............................................58

iv


4.2.2.

Tình hình biến động đất đai trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn
2010 – 2015.................................................................................................63

4.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long ..... 78

4.3.1.

Phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long giai đoạn 2011 –
2020 ............................................................................................................ 78

4.3.2.

Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất thành
phố Hạ Long đến năm 2015 .........................................................................80

4.3.3.

Kết quả thực hiện dự án, cơng trình theo phương án quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2015 ........................................................................................85


4.3.4.

Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2011 đến năm
2015 theo quy hoạch đã được duyệt .............................................................87

4.3.5.

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 ........................ 89

4.3.6.

Đánh giá những mặt đạt được, những tồn tại trong quá trình thực hiện
quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Hạ Long ........................................... 100

4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch
sử dụng đất ................................................................................................ 103

4.4.1.

Giải pháp về chính sách. ............................................................................ 103

4.4.2.

Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư. ....................................................... 104

4.4.3.

Giải pháp về khoa học - công nghệ. ........................................................... 105


4.4.4.

Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường. ................................... 106

4.4.5.

Giải pháp về xây dựng và tổ chức thực hiện............................................... 108

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................ 110
5.1.

Kết luận..................................................................................................... 110

5.2.

Kiến nghị................................................................................................... 111

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 112
Phụ lục

.................................................................................................................. 113

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


ATVSLĐ
BC

: An toàn vệ sinh lao động
: Báo cáo

BHXH
BHYT

: Bảo hiểm xã hội
: Bảo hiểm y tế

BTNMT
CN

: Bộ Tài nguyên Môi trường
: Cơng nghiệp

CP
CV

: Chính phủ
: Cơng văn

ĐC
ĐVT

: Địa chính
: Đơn vị tính


GPMB
KHHGĐ

: Giải phóng mặt bằng
: Kế hoạch hóa gia đình

KHSDĐ
KQTH

: Kế hoạch sử dụng đất
: Kết quả thực hiện

LD


: Lao động
: Nghị định


QH
QHKH

: Quyết định
: Quốc hội
: Quy hoạch kế hoạch

QHSDĐ
QHSDĐ


: Quy hoạch sử dụng đất
: Quy hoạch sử dụng đất



: Ruộng đất

TCĐC

: Tổng cục địa chính

TKV
TNMT

: Tập đồn than và khống sản Việt Nam
: Tài ngun mơi trường

TP.
TT

: Thành phố
: Thơng tư

UBND
VPĐKQSDĐ

: Ủy ban nhân dân
: Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất

VSATTP


: An toàn vệ sinh thực phẩm

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Dân số thành phố Hạ Long năm 2015 ........................................................54
Bảng 4.2. Bảng kê hiện trạng sử dụng đất thành phố Hạ Long ................................... 59
Bảng 4.3. Biến động sử dụng đất theo mục đích sử dụng giai đoạn 2010-2015 ..........63
Bảng 4.4. Phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh ......................................................................................................... 78
Bảng 4.5. Chỉ tiêu các phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long đến
năm 2015..................................................................................................80
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 ..... 82
Bảng 4.7.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2015 .............83

Bảng 4.8. Tổng hợp tóm tắt số lượng cơng trình, dự án 2011 - 2015 ..........................86
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2011 đến năm
2015 theo quy hoạch đã được duyệt .......................................................... 88
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2016 ............................................ 94
Bảng 4.11. Cơng trình dự án thực hiện trong năm 2016 ............................................... 96
Bảng 4.12. Cơng trình dự án không thực hiện trong năm 2016 .................................... 99

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Đất nước Canada ....................................................................................... 19
Hình 2.2. Đơ thị hóa tại Trung Quốc ......................................................................... 21
Hình 2.3. Đất nước Hàn Quốc................................................................................... 22
Hình 4.1. Sơ đồ thành phố Hạ Long ..........................................................................44
Hình 4.2. Sơ đồ cơ cấu kinh tế TP. Hạ Long năm 2015 .............................................52
Hình 4.3. Phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long giai đoạn 2011
– 2020 ....................................................................................................... 80
Hình 4.4. So sánh chỉ tiêu sử dụng đất theo quy hoạch và kết quả thực hiện đến
năm 2015 .................................................................................................. 81

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Bá Thành Nam
Tên luận văn: "Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh".
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu đã được duyệt trong phương án QHSDĐ
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020 tìm ra những mặt tích cực,
những tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu.

- Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu.
- Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan.
Kết quả chính và kết luận
Thành phố Hạ Long có vị trí địa lý thuận lợi, với tổng diện tích tự nhiên của
thành phố là 27.509,73ha, dân số Thành phố 236.972 người, mật độ dân số trung bình
871 người/km2. Thành phố là thủ phủ và trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, là một
trong 3 địa phương sản xuất than lớn nhất tại Việt Nam, Hạ Long đồng thời đã phát
triển thành công nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ chế biến thực phẩm đến cơng
nghiệp đóng tàu và xây dựng. Hạ Long hiện đang dẫn đầu các địa phương khác tỉnh
Quảng Ninh trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế từ "nâu" sang "xanh" với lĩnh vực
dịch vụ đóng góp khoảng 25% giá trị sản xuất của Thành phố. Thành phố có tổng diện
tích tự nhiên năm 2015 là 27.509,73 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 9.871,04
ha chiếm 35,88%; đất phi nông nghiệp là 14.272,25 ha chiếm 51,88%; đất chưa sử dụng
3.366,44 ha chiếm 12,24%. Trong năm 2016 diện tích đất nông nghiệp là 10.261,78 ha
đạt 103,03% kế hoạch được duyệt, diện tích đất phi nơng nghiệp là 14.630,92 ha đạt
85,83% kế hoạch được duyệt, diện tích đất chưa sử dụng là 3.014,90ha.
Trong những năm qua tình hình quản lý sử dụng đất của thành phố cơ bản đi
vào nề nếp. Ranh giới của thành phố với các huyện khác trong tỉnh được xác định rõ

ix


ràng khơng có tranh chấp. Việc giao đất, cho th đất được thực hiện đúng chủ trương,
chính sách của Nhà nước. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng được tiến
hành theo đúng định kỳ, việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đã xác định
được sự ổn định về mặt pháp lý trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là căn cứ
để tiến hành giao cấp đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng pháp luật hiện
hành, giúp các ngành có cơ sở pháp lý đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố, phân bổ
hợp lý, dân cư, lao động, phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, khai thác có hiệu quả
nguồn tài nguyên đất đai, tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo giữ vững an ninh quốc phịng,

trật tự an tồn xã hội và phát triển đồng bộ các ngành kinh tế, hiệu quả sử dụng đất được
nâng cao, bền vững, cơ cấu kinh tế của thành phố có sự chuyển biến mạnh, tỉ trọng cơng
nghiệp xây dựng cơ cấu kinh tế tăng nhanh, hệ thống cơ sở hạ tầng được trú trọng đầu
tư, nâng cấp và dần hoàn thiện tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đã đạt được trên cơ sở thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất, đã
phát hiện một số bất cập, tồn tại trong lập và thực hiện quy hoạch, dẫn đến một số chỉ
tiêu thực hiện trong kỳ quy hoạch vừa qua không đạt kế hoạch, đặc biệt là thực hiện các
chỉ tiêu nhóm đất phi nơng nghiệp, ngun nhân là do một số cơng trình, dự án cịn
thiếu nguồn vốn nên chưa được thực hiện trong kỳ vừa qua.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Ba Thanh Nam
Thesis title: “Evaluate land use planning in Ha Long city, Quang Ninh province”.
Major: Land management

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives:
- To evaluate achieving accepted targets in land use planning in Ha Long city,
QuangNinh province from 2011 to 2020.
- To figure out strength and weakness and reasons for the weakness.
- To propose solutions to improve the effectiveness of land use planning.
Materials and Methods:
The thesis uses these following methods:
- Collection of documents , data.
- Statistics, analysis and handling data.

- Reuse of previous related documents.
Main findings and conclusion
Ha Long city possesses an advantageous geographical characteristics, with the
total area around 27,509.73 hectare. The number of population is 236.972; the average
population density is 871 people per a square kilometer. This is both a capital and the
economic center of QuangNinh. As Vietnam’s third biggest coal-producing place, Ha
Long has simultaneously developed various different industries including food
proceeding, even shipbuilding and construction. Now, it is the first city in QuangNinh
to be in a process to shift the economy from “grey” to “green”, in which service sector
contributes 25 percent of this province’s productive value. Its overall natural area in
2015 is 27,509.73 hectare, in which agricultural land area is 9,871.04 hectare
accounting for 35.88%; non-agricultural land area is 14,272.25 hectare making up
51.88%; non-used land area is 3,366.4 hectare comprising of 12.24%. In 2016, the
agricultural land area is 10,261.78 ha reached 103.03% approved pland, nonagricultural land area is 14,630.92 ha reached 85.83% approved plan, non-used land
area is 3,014.90 ha.
For those past years, land use management in this city has basically been in
order. The border between this city and others has been determined clearly without
conflicts. Transference of land use rights has followed the national policies. Land use

xi


planning and plans are also conducted as scheduled. Applying land use planning has
shown the judicial stability in national land management. It also the base to transfer land
use rights legally, assisting industries with legal base to invest for district development,
allocate population and labor force properly, enhance traffic and irrigation network and
exploit land resources effectively in order to give favorable conditions to guarantee
national defense, social security and equal economic development, enhance the
effectiveness and durability of land use; Economic structure has markedly transformed;
construction proportion has increased considerably, infrastructure system has been

invested in and improved to facilitate economic development. Nonetheless, in addition
to achievements, shortcomings during the planning process are still seen, which triggers
failure to reach goals; especially realizing plans in nonagricultural land since some
projects have not been finished due to lack of capital.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã
hội, nó khơng chỉ là đối tượng lao động mà cịn là tư liệu sản xuất khơng thể thay
thế được, đặc biệt là đối với các hoạt động sản xuất của con người . Việc sử dụng
đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia,
nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai.
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, chương
III khoản 1 Điều 54 ghi rõ “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn
lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”. Quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất là một trong các nội dung quan trọng quản lý Nhà nước về đất
đai đã được quy định trong Luật Đất đai các năm 1988, năm 1993, Luật Đất đai
sửa đổi bổ sung một số điều năm 1998, năm 2001, Luật Đất đai năm 2003 và
Luật Đất đai năm 2013.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP
ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá
đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Thông tư số 19/2009/TTBTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết
việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Chỉ thị số
01/CT-BTNM ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường về tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011-2015) thành phố Hạ Long được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại
Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 05/3/2010, đã góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố và
hiện đại hố, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh
quan và môi trường sinh thái trong thời gian qua.
Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất làm căn cứ để thu hồi đất, giao đất,
chuyển mục đích sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, trong quá trình
1


triển khai và thực hiện kế hoạch sử dụng đất vẫn bộc lộ một số tồn tại nhất định,
dẫn đến tính khả thi của phương án quy hoạch chưa cao.
Thực hiện Luật Đất đai 2013; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của
Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai, trong đó có nội dung rà sốt,
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương cho phù hợp với quy
định của Luật Đất đai. Mặt khác, do Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thành phố Hạ Long đã xây dựng và
được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt trước khi các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai 2013 có hiệu lực nên hệ thống chỉ tiêu trong phương án quy
hoạch, kế hoạch cơ bản theo hệ thống chỉ tiêu của Luật Đất đai 2003. Do đó, nếu
khơng có sự điều chỉnh sẽ gặp khó khăn trong q trình triển khai thực hiện kế
hoạch sử dụng đất.
Như vậy, việc đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất giai đoạn 2011-2015 có ý nghĩa rất lớn làm cơ sở, căn cứ cho việc định
hướng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn tiếp theo đến năm 2020 của
thành phố Hạ Long , Tỉnh Quảng Ninh.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tơi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình
hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”.

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu đã được duyệt trong phương án
QHSDĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020 tìm ra những
mặt tích cực, những tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử
dụng đất.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất
kỳ đầu (2011-2015) thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã được phê duyệt.
- Kết quả thực hiện phương án QHSDĐ giai đoạn 2011-2020 thành phố
Hạ Long (thực hiện đến 2015).
- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Hạ Long.
2


- Các văn bản liên quan đến việc lập, thực hiện quy hoạch sử dụng đất,
công tác quản lý sử dụng đất của cấp có thẩm quyền.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi ranh giới hành chính
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Về thời gian: số liệu thống kê về dân số, kinh tế, đất đai, điều kiện tự
nhiên... lấy trong giai đoạn 2010 – 2015; hiện trạng sử dụng đất lấy trong năm
2015. Kết quả thực hiện phương án QHSDĐ được tính đến ngày 31/12/2015.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện
phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hạ Long trong những
năm tiếp theo, qua đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở cho các nhà hoạch định
chính sách trong việc ra quyết định sử dụng đất hiệu quả, qua đó góp phần vào sự

phát triển kinh tế xã hội bền vững.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC LẬP QHSDĐ
2.1.1. Cơ sở lý luận của việc lập quy hoạch sử dụng đất
2.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại quy hoạch sử dụng đất
a. Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Khi nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất đã có rất nhiều quan điểm khác
nhau, từ đó có những khái niệm khác nhau về quy hoạch.
Xét trên phương diện mục đích của quy hoạch đất, tổ chức nông lương thế
giới (FAO- Food and agriculture Organization) đã khẳng định: “ Quy hoạch sử
dụng đất thực chất phải là hệ thống đánh giá các yếu tố tự nhiên, xã hội và kinh
tế theo cách để giúp đỡ và động viên người sử dụng đất lựa chọn phương án sử
dụng đất làm tăng năng suất, sử dụng bền vững đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã
hội. Người nông dân và những người sử dụng đất đai khác nên tham gia vào các
hoạt động trong QHSDĐ, vì họ có kiến thức thực tế, có sự kiểm nghiệm so sánh
giữa nhu cầu phát triển thực tế với lý thuyết phát triển bền vững” (FAO,1993).
Xét trên phương diện bản chất, do đất đai là tiềm năng của quá trình phát triển và
việc tổ chức sử dụng đất gắn chặt với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nên
quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế xã hội.
Theo (Võ Tử Can, 2001), QHSDĐ thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính khống chế vĩ mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ
phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế
quốc dân.
Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo đầy đủ ba tính chất: Tính kinh tế,
tính kỹ thuật và tính pháp chế. Trong đó:
Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai.
Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra,

khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu.
Tính pháp chế: Xác lập tính pháp lý về mục đích về quyền sử dụng đất
theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.
Trên cơ sở đó có thể đưa ra khái niệm: “ Quy hoạch sử dụng đất là một hệ
thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử
4


dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thơng
qua việc phân bố quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ
chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất (các giải pháp cụ thể), nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và mơi trường”(Đồn Cơng
Quỳ và cs., 2006).
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không
gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh,
bảo vệ mơi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và
nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và
đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định; Kế hoạch sử dụng đất là
việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy
hoạch sử dụng đất (Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013).
b. Đặc điểm của quy hoạch quy hoạch sử dụng đất
- Tính lịch sử xã hội: Quy hoạch sử dụng đất luôn là một bộ phận của
phương thức sản xuất xã hội và lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát
triển của quy hoạch sử dụng đất.
- Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ
yếu ở hai mặt. Thứ nhất, đối với quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng, cải
tạo, bảo vệ… tài nguyên đất đai cho nhu cầu toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thứ
hai, quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã
hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số đất đai, sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, mơi trường sinh thái…

- Tính dài hạn: Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở chỗ thời
hạn của quy hoạch sử dụng đất là 10 năm hoặc lâu hơn. Tính dài hạn của quy
hoạch sử dụng đất phụ thuộc nhiều vào dự báo xu thế biến động dài hạn của các
yếu tố kinh tế - xã hội. Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát
triển lâu dài kinh tế xã hội.
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Do khoảng thời gian dự báo là tương
đối dài nhưng lại phải chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế khó xác định,
nên chỉ tiêu quy hoạch thường là không cụ thể và chi tiết như kế hoạch ngắn và
trung hạn do đó nó chỉ có thể là một quy hoạch mang tính chiến lược và chỉ đạo
vĩ mơ. Các chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa quy hoạch càng ổn định.

5


- Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rõ đặc tính chính trị và
chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy
định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể
trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định
kế hoạch kinh tế xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số,
đất đai và môi trường sinh thái.
- Tính khả biến: Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến
bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự án của quy hoạch sử dụng đất
khơng cịn phù hợp thì việc chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện quy hoạch và điều
chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy
hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất luôn là quy hoạch hoạch động, một
quá trình lặp lại theo chu kỳ “Quy hoạch – thực hiện – quy hoạch lại hoặc chỉnh
lý – tiếp tục thực hiện…” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp
ngày càng cao. (Đồn Cơng Quỳ và cs.,2006).
c. Phân loại quy hoạch sử dụng đất
Đối với nước ta, luật đất đai đã quy định rõ: Quy hoạch sử dụng đất được

tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành.
* Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính được phân làm 3 cấp:
- Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước (quốc gia) và các vùng kinh tế - xã hội;
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh;
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện.
Quy hoạch sử dụng đất ở 3 cấp này có mối quan hệ chặt chẽ và được thực
hiện theo nguyên tắc kết hợp xây dựng từ trên xuống và từ dưới lên.
Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo cấp hành chính, Luật đất
đai 2013 quy định gồm 3 cấp (quốc gia, tỉnh và huyện). Luật quy định lồng nội
dung quy hoạch sử dụng đất của các vùng kinh tế - xã hội vào quy hoạch sử
dụng đất cấp quốc gia; quy hoạch sử dụng đất cấp xã vào quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện nhằm tăng tính liên kết vùng, tăng tính liên kết, đồng bộ giữa quy
hoạch của các xã trên địa bàn huyện; khắc phục được tình trạng trùng lặp trong
công tác lập quy hoạch; nâng cao chất lượng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, đồng thời rút ngắn thời gian lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
* Quy hoạch sử dụng đất theo ngành bao gồm:
6


- Quy hoạch sử dụng đất Quốc phòng
- Quy hoạch sử dụng đất An ninh
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là diện tích đất đai
thuộc quyền sử dụng và diện tích đất đai dự kiến cấp thêm cho ngành.
2.1.1.2. Căn cứ, mục tiêu và nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
a. Căn cứ của quy hoạch sử dụng đất
Để hình thành được các quyết định đúng đắn, quy hoạch sử dụng đất
phải dựa vào 2 nhóm căn cứ chủ yếu và yêu cầu chủ quan và điều kiện thực tế
khách quan.
Yêu cầu chủ quan là yêu cầu chung của xã hội, của nền kinh tế quốc dân
(hoặc của địa phương) đối với các ngành kinh tế khác nhau có liên quan đến việc

sử dụng đất. Yêu cầu chủ quan được thể hiện qua các nhóm căn cứ sau: Định
hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; Nhu cầu sử dụng đất đai;
Quy hoạch phát triển các ngành và địa phương; Định mức sử dụng đất đai; Yêu
cầu bảo vệ môi trường, yêu cầu bảo vệ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam
thắng cảnh.
Điều kiện thực tế khách quan: Quyết định tính thực tiễn và khoa học của
phương án quy hoạch sử dụng đất. Bao gồm các yếu tố điều kiện tự nhiên (Địa
hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, khống sản…) và các điều kiện xã hội như:
Hiện trạng sử dụng đất, thực trạng phát triển sản xuất, khả năng đầu tư, khẳ năng
áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai.
b. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
- Sử dụng có hiệu quả đất đai:
Việc sử dụng có hiệu quả đất đai hết sức khác biệt giữa các chủ sử dụng
đất. Cụ thể, với cá nhân sử dụng đất thì việc sử dụng đất có hiệu quả chính là
việc thu được lợi ích cao nhất trên một đơn vị tư bản đầu tư trên một đơn vị diện
tích đất. Cịn đối với Nhà nước thì vấn đề hiệu quả sử dụng đất mang tính tổng
hợp hơn gồm các nội dung: toàn vẹn lãnh thổ, an toàn lương thực quốc gia, bảo
vệ môi trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa…
- Sử dụng đất phải có tính hợp lý chấp nhận được:

7


Sử dụng đất đai phải có tính hợp lý và được xã hội chấp nhận. Những mục
đích này bao gồm các vấn đề về an ninh lương thực, việc làm và đảm bảo thu
nhập cho dân cư ở nông thôn. Sự cải thiện và phân phối lại đất đai có thể đảm
bảo thu nhập cho cư dân ở nông thôn. Sự cải thiện và phân phối lại đất đai có
thể đảm bảo làm giảm sự không đồng đều về kinh tế giữa cá vùng khác nhau,
giữa các chủ sử dụng đất khác nhau và góp phần tích cực trong việc xóa đói,

giảm nghèo.
- Tính bền vững:
Việc sử dụng đất bền vững là phương thức sử dụng đất mang lại hiệu quả,
đáp ứng được các nhu cầu trước mắt đồng thời đảm bảo được tài nguyên đất đai
đáp ứng được các nhu cầu sử dụng đất trong tương lai.
c. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch;
- Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước
theo các mục đích sử dụng;
- Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so
với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học –
công nghệ;
- Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được
quyết định, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước;
- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và
định hướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các địa phương;
- Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch;
- Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trường của từng phương án phân
bổ quỹ đất;
- Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả phân
tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường;
- Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên bản đồ
quy hoạch sử dụng đất;
8


- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi

trường cần phải áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch;
- Xác định giải pháp tổ chức quy hoạch thực hiện quy hoạch sử dụng đất
phù hợp với đặc điểm của địa bàn quy hoạch (Lương Văn Hinh và cs., 2003).
2.1.1.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất
a. Đối tượng nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Do việc sử dụng đất chịu sự tác động của các nhân tố điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội và nhân tố không gian nên khi tiến hành xây dựng phương án quy
hoạch sử dụng đất trên một vùng lãnh thổ xác định, cần thiết phải nghiên cứu kỹ
các yếu tố sau:
Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng;
Hình dạng và mật độ khoảng thửa;
Đặc điểm thủy văn, địa chất;
Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên;
Các yếu tố sinh thái;
Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư;
Tình trạng và phân bố cơ sở hạ tầng;
Tình trạng phát triển các ngành sản xuất.
Do tác động đồng thời có nhiều yếu tố cho nên để tổ chức sử dụng đất đầy
đủ, hợp lý, có hiệu quả cao kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trường, cần
đề ra những nguyên tắc chung và riêng và chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những
quy luật đã được phát hiện, tùy theo những điều kiện cụ thể và mục đích cần đạt.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất chính là:
Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như là một tư liệu sản xuất
chủ yếu.
Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả
cao kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trường trong tất cả các ngành căn
cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ.
b. Phương pháp nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất
* Phương pháp luận trong nghiên cứu:
Cơ sở của phương pháp luận nghiên cứu quy hoạch đất đai dựa trên phép

biện chứng duy vật về nhận thức, thể hiện ở các điểm sau:
9


Nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, phạm trù xã hội trong mối liên hệ phụ
thuộc lẫn nhau ở trạng thái vận động;
Nhìn nhận sự phát triển như sự chuyển hóa từ lượng và chất;
Xem xét các sự kiện và hiện tượng trên quan điểm thống nhất các mặt đối
lập nhau;
Phát hiện những cái mới, tiến bộ trong quá trình chuyển động và phát triển.
Về phương pháp luận, trong quy hoạch sử dụng đất còn sử dụng phương
pháp tiếp cận hệ thống như là cơ sở phương pháp luận đồng thời cũng là phương
pháp cụ thể trong quá trình thực hiện.
* Phương pháp nghiên cứu các vấn đề cụ thể
- Phương pháp điều tra khảo sát;
- Phương pháp minh họa trên bản đồ;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp nghiên cứu điểm;
- Phương pháp nghiên cứu mẫu;
- Phương pháp phương án;
- Phương pháp mơ hình tốn kinh tế sử dụng máy vi tính;
- Phương pháp điển hình;
- Phương pháp dự báo.
2.1.1.4. Các bước chính quy hoạch sử dụng đất
- Bước 1: Công tác chuẩn bị.
- Bước 2: Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.
- Bước 3: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc
sử dụng đất.
- Bước 4: Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện kế
hoạch sử dụng đất các năm trước và tiềm năng đất đai.

- Bước 5: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Bước 6: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015.
- Bước 7: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, thẩm định , xét duyệt và công bố quy hoạch
sử dụng đất.
10


2.1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều
35 – Luật đất đai 2013)
Nhằm khẳng định nâng cao vai trị, vị trí của quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất là phân bố đất đai cho các ngành, lĩnh vực sử dụng hợp lý, hiệu quả, tránh
chồng chéo; khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất; đồng thời làm căn cứ để vằn bản dưới Luật quy
định chi tiết trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc rà soát quy
hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất bảo đảm phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt, ngoài những quy định kế thừa trong Luật đất đai 2003, Luật đất
đai 2013 bổ sung một số nguyên tắc quan trọng trong việc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, như:
Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh.
Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết
của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội
dung sử dụng đất của cấp xã.
Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường; thích ứng
với biến đổi khí hậu.

Bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Dân chủ và công khai.
Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phịng, an ninh, phục vụ lợi
ích quốc gia, cơng cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải
bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định, phê duyệt (Quốc hội (2003,2013), Luật đất đai năm
2003,2013,NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam).

11


2.1.1.6. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác
a. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là tài liệu mang tính khoa
học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chất chiến lược chỉ đạo vĩ mô phát
triển kinh tế - xã hội, được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội về
phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo khơng gian (lãnh thổ) có tính đến
chun mơn hóa và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị lãnh
thổ cấp dưới.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu
tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ
phương hướng với một số nhiệm vụ chủ thể. Còn đối tượng của quy hoạch sử
dụng đất là tài nguyên đất. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của
phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu và
phương hướng sử dụng đất; xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng
đất đai thống nhất và hợp lý. Như vậy quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch
tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội, nhưng nội dung của nó phải được điều hịa thống nhất với quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội ( Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).
b. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với dự báo và chiến lược dài hạn sử
dụng đất đai
Các nhiệm vụ đặt ra của quy hoạch sử dụng đất đai chỉ có thể được thực
hiện thơng qua việc xây dựng các dự án quy hoạch với đầy đủ cơ sở về mặt kỹ
thuật, kinh tế và pháp lý. Trong thực tế, việc sử dụng các tài liệu điều tra và khảo
sát địa hình, thổ nhưỡng, xói mịn đất, thuỷ nơng, thảm thực vật… các tài liệu về
kế hoạch dài hạn của tỉnh, huyện, xã; hệ thống phát triển kinh tế của các ngành ở
từng vùng kinh tế - tự nhiên; các dự án quy hoạch huyện, quy hoạch xí nghiệp;
dự án thiết kế về cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và
tăng tính khả thi cho các dự án quy hoạch sử dụng đất đai.
Để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai các cấp vi mô cho một
thời gian trước mắt, trước hết phải xác định được định hướng và nhu cầu sử
dụng đất dài hạn trên phạm vi lãnh thổ lớn hơn. Khi lập dự báo có thể sử dụng

12


×