Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 103 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HẰNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phan Quốc Hưng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016



Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tơi nhận được sự quan tâm giúp đỡ
nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tơi hồn thành bài luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo – TS Phan Quốc Hưng
là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý đất đai
đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Yên Phong, phịng Tài ngun & Mơi trường
huyện, UBND huyện n Phong đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên
cứu thực hiện đề tài trên địa bàn.
Cảm ơn gia đình, các anh chị đồng nghiệp, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tăt.................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................. vi
Trích yếu luận văn ................................................................................................... vii
Thesis abstract ............................................................................................................ ix
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................. 1
1.2.
Mục tiêu của đề tài........................................................................................... 2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.4.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 2
Phần 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu........................................................................ 3
2.1.
Đất và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp ............................................ 3
2.1.1. Khái niệm về đất và đất sản xuất nông nghiệp .................................................. 3
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nơng nghiệp ................................ 4

2.1.3. Vai trị và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp ................................ 5
2.2.
Một số quan điểm về sử dụng đất ..................................................................... 5
2.3.
Nguyên tắc đánh giá đất theo fao ................................................................... 18
2.4.
Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên thế giới và ở
việt nam ......................................................................................................... 19
2.4.1. Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên
thế giới ...................................................................................................... 19
2.4.2. Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở
Việt Nam ................................................................................................... 21
2.4.3. Những nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh và huyện Yên Phong ......27
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 29
3.1.
Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 29
3.2.
Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 29
3.3.
Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 29
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội với việc sử dụng đất nông nghiệp của
huyện Yên Phong .......................................................................................... 29

iii


3.3.2.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và xác định các loại hình sử dụng đất
nơng nghiệp của huyện n Phong ................................................................ 29


3.3.3.
3.3.4.
3.4.

Hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Phong .......... 29
Đề xuất các giải pháp phát nâng cao hiệu quả các loại hình sử dụng đất
nông nghiệp theo hướng bền vững tại huyện Yên Phong ................................ 29
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30

3.4.1.
3.4.2.

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ................................................ 30
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp .................................................. 30

3.4.3.
3.4.4.

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ................. 31
Phương pháp so sánh ..................................................................................... 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 35
4.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội với việc sử dụng đất nông nghiệp của
huyện yên phong............................................................................................ 35
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 35
4.1.2. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế......................................... 41
4.1.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn............................... 48
4.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................ 49

4.2.
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện yên phong ................................... 54
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Phong ................................................ 54
4.2.2. Phân tích biến động về sử dụng đất nơng nghiệp ............................................ 56
4.3.
Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất huyện yên phong ....................... 61
4.3.1
Các loại hình sử dụng đất ............................................................................... 61
4.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................................................... 62
4.4.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp tại huyện yên phong ........................................................................... 79
4.4.1. Lựa chọn các LUT, kiểu sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả
cao tại huyện Yên Phong ............................................................................... 79
4.4.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 ...................................... 80
4.4.3. Một số tồn tài trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp .................................... 81
4.4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ........................ 82
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 85
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 85
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 86
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 87
Phụ lục ...................................................................................................................... 89

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CLĐ

Cơng lao động

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CPTG

Chi phí trung gian

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

CN-TTCN

Cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp

ĐHNN I

Đại học nơng nghiệp I


ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức nơng lương thế giới

GTSX

Giá trị sản xuất

GTNCLĐ

Giá trị ngày công lao động

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

HTX

Hợp tác xã

KC

Khuyến cáo

LUT


Loại hình sử dụng đất

LX

Lúa xuân

LM

Lúa mùa

MĐCN

Mức độ chấp nhận

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân cấp hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất ................................... 31
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.

Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (tính cho 1 ha) ................... 32
Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường ................................... 33
Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của LUT chuyên cá. .... 34
Tổng hợp phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất .................. 34
Tình hình biến động dân số qua một số năm .............................................. 45
Một số chỉ tiêu so sánh về dân số của huyện Yên Phong ............................ 46

Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.
Bảng 4.10.
Bảng 4.11.

Hiện trạng phân bố dân cư huyện Yên Phong năm 2015 ............................ 47
Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Phong năm 2015 ........................... 55
Biến động diện tích đất nơng nghiệp năm 2015 so với năm 2011 ............... 56
Các loại hình sử dụng đất .......................................................................... 61
Hiệu quả kinh tế các cây trồng (tính trên 1 ha)........................................... 64
Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất (tính trên 1 ha)......................... 66
Hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất......................................................... 69
So sánh mức phân bón thực tế so với mức phân bón tiêu chuẩn hợp lý ...... 72

Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho các cây trồng huyện
Yên Phong ................................................................................................ 74

Bảng 4.12. Đánh giá hiệu qu ả môi trường của LUT NTTS ......................................... 77
Bảng 4.13. Đánh giá tổng hợp hiệu quả môi trường của các LUT ................................ 77
Bảng 4.14. Đánh giá hiệu quả chung của các LUT ....................................................... 78
Bảng 4.15. Đề xuất diện tích các loại hình SDĐ nơng nghiệp đến năm 2020 của
huyện n Phong ...................................................................................... 81

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ huyện Yên Phong .............................................................................35
Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2015 ......54

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Yên Phong
tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Quàn lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp huyện Yên
Phong.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên

địa bàn huyện Yên Phong.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp chọn điểm điều tra;
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu;
+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
+Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp đánh giá hiệu quả các LUT nông nghiệp;
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế
+ Đánh giá hiệu quả xã hội
+ Đánh giá hiệu quả môi trường
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp điều tra thực địa.
Kết quả nghiên cứu chính
• Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
- Đặc điểm tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu.
- Đặc điểm kinh tế xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, cơ sở hạ
tầng (giao thông, thuỷ lợi, cơng trình phúc lợi, ...).


Hiện trạng sử dụng đất huyện n Phong

• Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp
a. Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn

vii


b. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất (LUT) sản xuất nông

nghiệp tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá hiệu quả xã hội của LUT đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá hiệu quả mơi trường của các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng
nghiệp tại n Phong, tỉnh Bắc Ninh.
• Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
- Lựa chọn các LUT sản xuất nông nghiệp bền vững;
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020;
- Đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế của từng LUT sản xuất nơng nghiệp
bền vững.


Kết luận chủ yếu của luận văn

- Huyện n Phong có diện tích tự nhiên 9693,1 ha, trong đó đất nơng nghiệp
chiếm 62,69%, đất sản xuất nơng nghiệp có diện tích 13774,53 ha, có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho phát triển sản xuất nơng nghiệp.
n Phong có 4 loại hình sử dụng đất, với 9 kiểu sử dụng đất, chủ yếu là trồng
lúa. Loại hình sử dụng đất có diện tích lớn nhất là lúa xn – lúa mùa với Tổng diện tích
gieo cấy lúa 10.164 ha.
- Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp tại Huyện
cho thấy:
LUT chun lúa có hiệu quả kinh tế thấp (GTSX: 81,77 triệu đồng/ha, THHH
39,42 triệu đồng/ha), hiệu quả xã hội và mơi trường trung bình.
LUT chuyên cá có hiệu quả kinh tế cao (GTSX: 270,8 triệu đồng/ha, TNHH:
184,3 triệu đồng/ha) nhưng hiệu quả xã hội và hiệu quả mơi trường trung bình.
LUT Lúa – màu có kiểu sử dụng LX - LM – cà chua và LX – LM – cải bắp cho
hiệu quả kinh tế cao, các kiểu sử dụng đất còn lại cho hiệu quả trung bình.
LUT chun màu có các kiểu sử dụng đất Lạc xuân – cà chua – su hào và Dưa
chuột – cà chua – su hào cho hiệu quả kinh tế cao; còn cái LUT Khoai lang – đậu xanh

có hiệu quả trung bình.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Yên Phong
gồm: Khắc phục các hạn chế của các LUT, KSD đất sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả
cao; Tăng cường áp dụng Kỹ thuật trồng trọt tiên tiến trong sản xuất; Hỗ trợ tài chính,
cơ sở hạ tầng và tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp; Áp dụng định hướng sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Yên Phong.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Hang
Topic: Evaluate agriculture land efficiency in Yen Phong district, Bắc Ninh
province.
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives:
- Evaluate LUT in agriculture to production in Yen Phong District.
- Recommend for higher quality of agricutural land used.
Material and Methods
Dissertation mainly used these method listed as below.
- Assembling statistic method: Primary method data; Secondary method data;
Directly interviewing household
- Evaluate LUT agricultural efficient method: Evaluate ecomonic results;
Evaluate social efficient; Evaluate environment; Defining LUT method
- Data processing method
Main findings and conclusions



Natural characteristics, social economics in Yen Phong District, Bac Ninh
Province
- Natural characteristics: Location, topographic, land, climate.
- Social economics: economic structure, population, labor force, infrastructure.



Current land used for agriculture in Yen Phong district



Evaluate types of agricultural land used

a. Current types, types of land use (size, structure and distribution)
b. Evaluation efficiency of land used for agricultural production in Yen Phong District,
Bac Ninh province.
- Evaluate economic efficiency of land used for agricultural production in Yen
Phong District, Bac Ninh province.
- Evaluate social efficiency of land used for agricultural production in Yen
Phong District, Bac Ninh province.

ix


- Evaluate environment efficiency of land used for agricultural production in
Yen Phong District, Bac Ninh province.
• Solutions for upgrading land use in agricutural production
- Choose LUT argriculture production permanently;

- Orient to use agricultural land to 2020;
- Propose solution to reduce limitations of LUT.


Conclusion

Yen Phong District has an area of 9693.1 hectares of natural, which accounted
for 62.69 % of agricultural land, agricultural land with an area of 13774.53 hectares,
with favorable natural conditions for developing production Agriculture.
There are 4 forms of using distributed in 2 sub – regions in which the first, one’s
advantage is paddy rice and the second is rice – vegetable land use type and the third is
vegetables land use type.
- A number of solution for advancing efficiency in use of agricultural land in
Yen Phong district including. 2, The consequence of evaluating effective use
agricultural production land results of these things below:
Specializing paddy rice land use type: The general efficiency is on average
because of low economic efficiency as well as social and enviromental efficiency (with
81,77 million dong per hectare of production values – gross output, 39,42 million dong
per hectare of mix income).
Land use type fish: Even though it has high economic efficiency, the general
efficiency is still on everage because of medium social and environmental efficiency
(with 270,8 million dong per hectare of production values – gross output, 184,3 million
dong per hectare of mix income) .
Rice – vegetable land use type: It shows high efficiency with spring rice summer rice - tomatoes along with spring rice -summer rice - cabbage, the other use of
land makes medium result.
Vegetales land use type: It shows high efficiency with peanuts – tomatoes –
kohlrabi and cucumber - tomatoes – kohlrabi. However, it gets low effiviency in use of
cassava cultivation in the whole district.
- Overcome limitations of land use type, land use agricultural production are with
high effectiveness. Enhance the application of advanced cultivation techniques in

production. Support finance, in frastructure and production consumption for agricultural
production. Adapt orientation for using Yen Phong agricultural production land.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đất đai đóng vai trị quyết định sự tồn tại và phát triển của sinh vật và loài
người trên trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội, đất
đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế trong nông nghiệp, là yếu tố
quan trọng nhất cấu thành bất động sản và thị trường bất động sản. Đất đai còn là
một trong những bộ phận lãnh thổ của mỗi quốc gia. Chính vì vậy mà điều 1
chương I luật đất đai có ghi: đất đai thuộc sở hữu tồn dân do nhà nước thống
nhất quản lý, nhà nước giao cho các tổ kinh tế đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan
nhà nước tổ chức chính trị xã hội, hộ gia đình và cá nhân ổn định lâu dài.
Đất nơng nghiệp là một thành phần cấu tạo nên quỹ đất nên phải có những
giải pháp hợp lý trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp dần cho nên vấn đề khai thác tiềm
năng đất nông nghiệp sao cho đạt hiệu quả cao là vấn đề hết sức quan trọng và
cấp thiết. Cần được nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp để
vạch ra những hướng quản lý, phát hiện những mặt tích cực cũng như mặt hạn
chế trong sử dụng đất nơng nghiệp từ đó có định hướng phát triển sản xuất nơng
nghiệp tồn vùng, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp.
Tỉnh Bắc Ninh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc, có vị trí rất
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với hệ thống
giao thông phát triển, điều kiện sinh thái và kinh tế xã hội rất thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp hàng hoá đa dạng và bền vững.
Huyện Yên Phong là huyện nằm trong vùng châu thổ sơng Hồng có diện

tích tự nhiên là 9686,15 ha. Trong đó đát nơng nghiệp là 6056.08 ha chiểm
62.52% diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất đai của huyện tương đối màu mỡ
thích hợp với nhiều loại cây trồng, đáp ứng được nhu cầu của kinh tế thị trường
hiện nay.
Những năm gần đây, việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trong huyện để
chuyển đổi sang mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, cơng trình cơng cộng, cơng
nghiệp, khu đơ thị đã diễn ra q nhanh khiến diện tích đất nơng nghiệp của
huyện ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp quy
1


mô nhỏ, cơ cấu chưa hợp lý. Sử dụng đất nông nghiệp chưa xứng đáng với tiềm
năng, nông sản hàng hóa chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy để
khai thác tốt nhất tài ngun đất nơng nghiệp cần tìm ra những hạn chế trong sản
xuất nơng nghiệp hiện nay để có những giải pháp sử dụng đất hợp lý đem lại hiệu
quả kinh tế cao, đồng thời bảo vệ môi trường đất và sinh thái để khai thác sử
dụng lâu bền đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp bền vững là việc làm
hết sức quan trọng và cần thiết.
Từ tất cả những vấn đề trên, được sự phân công của khoa Quản lý đất đai,
cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo TS Phan Quốc Hưng, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên phương
diện kinh tế, xã hội và môi trường.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của
địa phương.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Phong - tỉnh
Bắc Ninh.

1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Xác định được những ưu điểm, hạn chế trong sử dụng đất nông nghiệp
của huyện và lựa chọn được LUT/kiểu sử dụng đất hiệu quả làm cơ sở đề xuất sử
dụng đất.
- Thông qua các kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương tìm ra được
loại hình sử dụng đất nào phù hợp nhất mang lại thu nhập giúp người nông dân
cải tạo đời sống kinh tế xã hội.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẤT VÀ VAI TRỊ CỦA ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về đất và đất sản xuất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm.
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau:
"đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, boa gồm tất cả các cấu thành
của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt,
thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước ( hồ, sơng, suối, đầm lầy,...). Các lớp trầm
tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khống sản trong lịng đất, tập đoàn thực
vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người
trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát
nước, đường xá, nhà cửa...)".
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nơng nghiệp
nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất đai sẽ ngày càng tăng lên (Lê
Trọng Cúc và Trần Đức Viên, 1995). Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực,
thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trị quan trọng trong
sự phát triển của xã hội lồi người, khơng ngành nào có thể thay thế được. Các

Mác đã từng nói “Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra của cải vật chất”
(Các Mác, 1949).
Luật Đất đai (2013) nêu rõ: “Đất nơng nghiệp là đất sử dụng vào mục đích
sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp và ni trồng thủy
sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông
nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất
nông nghiệp khác”.
2.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp hiện nay được chia thành 4 loại: Đất trồng cây hằng năm,
đất trồng cây lâu năm ( không bao gồm cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm
trồng xen, trồng kết hợp), đất đồng cỏ dùng cho chăn ni, đất có mặt nước dùng
vào sản xuất nơng nghiệp gồm các loại ao, hồ, sông cụt,… để nuôi trồng cá loại
thủy sản (khơng tính hồ, kênh, mương, máng thủy lợi).

3


2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nơng nghiệp
Đất nơng nghiệp đóng vai trị vơ cùng quan trọng nó vừa là tư liệu sản
xuất đặc biệt vừa là tư liệu lao động.
Đất nông nghiệp thuộc loại đất người ta chủ yếu sử dụng vào mục đích
nơng nghiệp như trồng trọt, chăn ni, ni trồng thuỷ sản. Ngồi ra cịn có loại
đất thuộc đất nơng nghiệp nhưng thực tế không thuộc đất sản xuất trong nông
nghiệp mà nó phục vụ cho các ngành khác. Vì vậy chỉ có loại đất sử dụng vào
mục đích nơng nghiệp mới được coi là đất nơng nghiệp.
Những diện tích đất đai phải qua cải tạo mới đưa vào hoạt động sản xuất
nơng nghiệp được coi là đất có khả năng nơng nghiệp. Nhà nước xác định mục
đích sử dụng chủ yếu của đất nông nghiệp là sử dụng vào mục đích nơng nghiệp,
song do đặc điểm tình hình từng loại đất nay có sự khác nhau dẫn đến sử dụng cụ
thể khác nhau. Vì vậy, người ta chia đất nơng nghiệp thành 4 loại:

+ Đất nông nghiệp hàng năm:
Bao gồm phần diện tích đất nơng nghiệp dành để trồng cây các loại cây
ngắn ngày bao gồm: diện tích đất trồng lúa, diện tích đất trồng lúa cộng với trồng
màu, diện tích đất gieo mạ, diện tích đất nương rẫy, diện tích đất trồng cây hàng
năm khác.
+ Đất trồng có dùng cho chăn nuôi:
Là loại đất dùng chủ yếu cho chăn ni đó là diện tích đất chun trồng có
cho chăn nuôi, đất đồng cỏ tự nhiên đã được quy hoạch, cải tạo và chăm sóc
nhằm mục đích ni gia súc.
+ Đất mặt nước ni trồng thuỷ sản:
Là tồn bộ diện tích mặt nước sử dụng vào mục đích ni tơm có, ni
trồng thuỷ sản khác như: ao, hồ, đầm. Ngồi ra các loại đất mặt nước có thể ni
thuỷ sản nhưng khơng nhằm mục đích thuỷ sản như các hồ sông phục vụ chủ yếu
cho thuỷ lợi trong nông nghiệp.
+ Đất trồng cây lâu năm:
Là tồn bộ diện tích đất được dùng để trồng các cây dài ngày, trồng một
lần có thể cho thu hoạch nhiều lần và có chi phí kiến thiết cơ bản đáng kể: như
trồng dừa, mía, chuối...

4


Đất nông nghiệp ở nước ta phân bổ không đều giữa các vùng trong cả
nước. Vùng đồng Bằng sông Cửu Long có tỷ trọng lớn nhất của cả nước chiếm
67,1% diện tích tồn vùng và vùng đất trũng. Độ phì và độ màu mỡ của các vùng
khác nhau, trong đó vùng đồng vằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có
độ màu mỡ cao chủ yếu là đất phù sa chiếm tỷ lệ lớn so với các vùng khác. Cịn
vùng Đơng Nam bộ và Tây Ngun phần lớn là đất bazan.
Đất nông nghiệp Việt Nam chiếm tỷ lệ rất lớn tổng diện tích đất tự nhiên
của cả nước. Với quỹ đất như vậy sẽ bảo đảm cho nguồn lương thực, thực phẩm

tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Do đó đặc điểm tự nhiên kí hậu cận nhiệt đới
lên thực vật Việt Nam rất đa dạng nên sản xuất nơng nghiệp ở nước ta cịng rất
đa dạng và phong phú. Ở miền Bắc nước ta có 4 mùa rõ rệt vì vậy sản xuất nơng
nghiệp mang tính mùa vụ. ở miền Nam có 2 mùa (mùa mưa và mùa khô) nên
việc sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi.
Vậy để sử dụng đất nơng nghiệp cần có các biện pháp nhằm nâng cao và
sử dụng đất đai hiệu quả nhất.
2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
- Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản
xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người
- Trong nơng nghiệp ngồi vai trị là khơng gian đất, nó cịn có hai chức
năng đặc biệt quan trọng:
+ Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong q trình
sản xuất
+ Tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước,
muối khống và khơng khi cùng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh
trưởng và phát triển.
2.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ SỬ DỤNG ĐẤT
* Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự
tồn tại và tương lai phát triển của loài người. Chính vì vậy việc nghiên cứu và
đưa ra các giải pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà khoa
học đất và các tổ chức quốc tế quan tâm. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững”
(Sustainable Land Use) đã trở thành thông dụng trên thế giới hiện nay.
5


Nông nghiệp bền vững: Hiện nay thuật ngữ “Nông nghiệp bền vững” ở
nước ta được chuyển ngữ từ 2 thuật ngữ tiếng Anh khác nhau: Permaculture và
Sustainable agriculture. Nông nghiệp bền vững (permaculture) theo định nghĩa

của Bill Mollison (sách Đại cương về nông nghiệp bền vững - Nhà xuất bản nơng
nghiệp, 1994) là: một hệ thống, nhờ đó con người có thể tồn tại được, sử dụng
nguồn lương thực và tài nguyên phong phú trong thiên nhiên mà không liên tục
huỷ diệt sự sống trên trái đất”.
Nông nghiệp bền vững (sustainable agriculture) theo định nghĩa của từ
điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững (nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
- Hà Nội - 2001) là: “Phương pháp trồng trọt và chăn ni dựa vào việc bón phân
hữu cơ, bảo vệ đất màu, bảo vệ nước, hạn chế sâu bệnh bằng biện pháp sinh học
và sử dụng ở mức ít nhất năng suất hóa thạch khơng tái tạo”.
Nơng nghiệp bền vững cần được hiểu một cách tồn diện trong chiều
hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững hiện nay. Các nguyên thủ quốc gia của
các nước trên thế giới tại hội nghị Giôhanex buốc đã thống nhất về việc thực hiện
chủ trương phát triển bền vững ở tất cả các nước. Uỷ ban Môi trường và Phát
triển thế giới đã định nghĩa “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn
những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn
nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên đây, sự nghiệp phát triển
của mỗi quốc gia cần được dựa trên sự phát triển đồng thời và hài hòa của 3 lĩnh
vực hoạt động cơ bản: kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường. Đối với chúng
ta, trong tình hình đất nước và tình hình quốc tế hiện nay, phát triển bền vững có
thể nêu một cách ngắn gọn như sau:


Phát triển kinh tế mạnh mẽ với tốc độ nhanh để thoát khỏi nguy cơ tụt

hậu so với các nước và phấn đấu trở thành một nước cơng nghiệp hóa về cơ bản
vào năm 2020 như Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 9 đã đề ra.


Phát triển xã hội đi đơi với phát triển kinh tế. Phấn đấu thực hiện dân


giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ văn minh. Trước mắt, tích cực xóa
đói giảm nghèo, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân. Đảm bảo
ổn định xã hội, ổn định đời sống, giữ vững an ninh quốc phòng. Giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa.

6


Phát triển tài nguyên môi trường đi đôi với phát triển kinh tế, phát triển
xã hội. Bảo vệ tốt môi trường, ngăn ngừa và khắc phục các nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường. Không ngừng làm giàu, tăng khối lượng, nâng cao chất lượng


các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên kinh tế và xã hội.
* Mục tiêu của nông nghiệp bền vững
Nơng nghiệp bền vững có mục tiêu hẹp là sản xuất ra các sản phẩm đảm
bảo sự an tồn cho người sử dụng và khơng gây ra ơ nhiễm môi trường. Tuy
nhiên, nông nghiệp là mặt trận sản xuất rộng lớn bao gồm nhiều hoạt động với
các nội dung tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật, xã hội rất khác nhau. Nông nghiệp lại là
nơi thu hút lực lượng lao động lớn, hoạt động sản xuất trải ra trong khơng gian,
trên những địa bàn rộng lớn, cho nên tính chất bền vững của sản xuất nông
nghiệp không thể chỉ thu hẹp ở đặc điểm của sản phẩm. Nông nghiệp bền vững
cần được xem xét dưới góc độ của phát triển bền vững với các nội dung như đã
nêu trên đây.
Trong ý nghĩa đó, nơng nghiệp bền vững có các mục tiêu sau đây:
Đảm bảo đạt được năng suất, chất lượng và sản lượng cao đã đáp ứng
đầy đủ các nhu cầu nhiều mặt của toàn xã hội về sản phẩm nông nghiệp. Nhu
cầu này đang ngày càng tăng lên nhanh chóng, ngày càng đa dạng hơn, phong



phú hơn.
Để đạt được mục tiêu này nông nghiệp bền vững cần được tổ chức hài hịa
và đồng bộ với cơ giới hóa, hóa học hóa, điện khí hóa nơng nghiệp. Tránh mọi
mâu thuẫn, đối kháng, hạn chế lẫn nhau giữa các hướng trên đây. Trái lại cần tìm
được những giải pháp khơng những đảm bảo sự hài hòa mà còn tạo nên sự hỗ trợ,
bổ sung, cộng hưởng lẫn nhau để tạo ra những hiệu quả tổng hợp.


Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp với chất lượng cao, sạch sẽ. Sản

phẩm của nơng nghiệp bền vững cần rất sạch sẽ, có nghĩa là không mang theo
dư lượng các chất độc hại như thuốc BVTV, phân hóa học, vi sinh vật gây
bệnh cho người, kim loại nặng, NO3, các chất gây độc v.v... vượt quá các
ngưỡng cho phép.
Sản phẩm của nông nghiệp bền vững cần có chất lượng cao: chất lượng
thực phẩm, lương thực đảm bảo nhiều dinh dưỡng, giàu vitamin, hàm lượng
prôtêin cao, ngon bổ. Sản phẩm cây công nghiệp cần đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đặc
trưng của từng loại sản phẩm ở nước tiên tiến.

7


Để đạt được mục tiêu này, nông nghiệp bền vững có nội dung trùng khớp
với nơng nghiệp sạch, nơng nghiệp chất lượng cao. Điều quan trọng là loại bỏ
các yếu tố, các hoạt động mâu thuẫn nhau; tìm ra những yếu tố tương đồng, hòa
hợp, tạo ra các yếu tố liên kết, phát huy lẫn nhau giữa các hướng nông nghiệp.


Đảm bảo sự phát triển khơng ngừng các nguồn tài nguyên được sử


dụng trong nông nghiệp.
Đất đai ngày càng tốt thêm, phì nhiêu hơn. Hạn chế các tình trạng rửa trơi,
xói mịn, bạc màu hóa, glây hóa, mặn hóa, phèn hóa, hoang hóa đất đai.
Các nguồn nước ngày càng dồi dào, ngày càng trong sạch. Đủ nước cho
sản xuất nông nghiệp ngay cả trong mùa khô kiệt. Hạn chế úng ngập, hạn hán.
Tài nguyên sinh vật ngày càng phong phú về loài, về khối lượng cá thể.
Các loài sinh vật ln ở trong trang thái hoạt động tích cực, đảm bảo các q
trình chu chuyển vật chất diễn ra thơng suốt và mạnh mẽ. Nguồn gen được bảo
vệ tốt và không ngừng được bổ sung, làm giàu thêm những nguồn gen quý.
Các hệ sinh thái nông nghiệp tạo ra năng suất kinh tế ngày càng cao, tạo ra
các sản phẩm có giá trị ngày càng được nâng lên.
Để đạt được mục tiêu này nông nghiệp bền vững cần được kết hợp chặt
chẽ với nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sinh học, nông nghiệp hữu cơ, tạo
nên những tác động tổng hợp hài hịa thúc đẩy tài ngun mơi trường phát triển
đảm bảo thực hiện các mục tiêu của nông nghiệp và các mục tiêu của phát triển
bền vững.


Bảo vệ mơi trường chống ô nhiễm, tạo lập môi trường sản xuất, môi

trường sống trong lành, xây dựng môi trường sinh thái phát triển bền vững.
Nông nghiệp bền vững bảo đảm cho mơi trường đất, nước, khơng khí
khơng bị ơ nhiễm về thuốc BVTV, về phân bón hóa học, phân hữu cơ chưa hoại
mục và về các loại phế phẩm, phế thải trong nông nghiệp, về tàn dư thực vật.
Áp dụng các quy trình sản xuất nơng nghiệp, các biện pháp kỹ thuật tiền
tiến, đặc biệt là ứng dụng rộng rãi tổng hợp bảo vệ cây, hạn chế ô nhiễm môi
trường nông nghiệp.
Để thực hiện mục tiêu này nông nghiệp bền vững kết hợp chặt chẽ nông
nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học, nông nghiệp sinh thái.


8




Phấn đấu không ngừng nâng cao thu nhập của nông dân, đảm bảo no,

ấm, đời sống sung túc cho người nơng dân.
Có phấn đấu cho no ấm và sung túc của người nông dân mới thực hiện
được nông nghiệp bền vững, vì người nơng dân là lực lượng chủ yếu, là động
lực, là chủ thể của sản xuất nông nghiệp.
Để đảm bảo thực hiện mục tiêu này cần có hệ thống chính sách đầy đủ và
đồng bộ khuyến khích tính sáng tạo, tính năng động, tinh thần làm chủ của người
nông dân. Cần xây dựng và thực hiện các thiết chế xã hội, các cơ chế tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho người nông dân phát huy được sức lao động và được
hưởng xứng đáng giá trị thành quả lao động của họ bỏ ra.
* Tính chất và yêu cầu của nơng nghiệp bền vững


Thực hiện nơng nghiệp bền vững khơng phải là chỉ để đối phó với tình

hình nơng nghiệp bấp bênh khơng an tồn, mà là một bước phát triển mới.
Nông nghiệp của nhiều nước đã phát triển đến một tình hình tạo nên nhiều
mối đe dọa đối với thiên nhiên và cuộc sống con người. Tình trạng này cần được
khắc phục. Tuy nhiên, khơng phải chỉ vì để khắc phục các nguy cơ gây mất an
toàn mà đành từ bỏ những thành tựu đã đạt được của giai đoạn thực hiện nơng
nghiệp cơng nghiệp hóa. Khơng thể vì để đối phó với các nguy cơ gây mất an
tồn mà đành chấp nhận năng suất thấp, nơng sản chất lượng kém và nghèo nàn.
Nông nghiệp bền vững là bước phát triển mới của sản xuất nông nghiệp

được xây dựng trên cơ sở các thành tựu khoa học và công nghệ đã đạt được trong
lịch sử phát triển của nông nghiệp cho đến hôm nay. Với những kiến thức, hiểu
biết, với những thành tựu và kết quả đã đạt được, con người có đủ sức để thực
hiện một nền nông nghiệp bền vững với việc đảm bảo đầy đủ và toàn diện 5 mục
tiêu đã đề ra:
- Năng suất cao, chất lượng tốt, sản lượng nhiều.
- Sản phẩm nông nghiệp ngon, lành, sạch.
- Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nông nghiệp không ngừng phát triển.
- Môi trường trong lành, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
- Thu nhập và đời sống của nông dân tăng lên.
Bước phát triển mới của nơng nghiệp địi hỏi phải được nhận thức đúng và
đầy đủ để tránh những cách nhìn phiến diện, một chiều. Bước phát triển mới này
9


của nơng nghiệp cũng địi hỏi thay đổi cách thức, thay đổi phương pháp tiến hành
sản xuất nơng nghiệp.


Nơng nghiệp bền vững không phải là do ý muốn chủ quan của con

người mà là một tất yếu của sự phát triển khách quan.
Sản xuất nông nghiệp cũng như nhiều hoạt động sản xuất khác, trước hết
là do nhu cầu của con người, nhằm thỏa mãn và đáp ứng một nhu cầu hoặc một
số nhu cầu nào đó trong đời sống tinh thần và vật chất của con người. Qua việc
quan sát và từng bước khám phá, nắm bắt các quy luật vận động của giới tự
nhiên, con người học tập ở thiên nhiên cách tác động để tạo ra những sản phẩm
cần thiết cho mình. Trong lịch sử phát triển lâu dài, có những trường hợp những
tác động của con người không phù hợp với quy luật vận động của tự nhiên, thậm
chí đi ngược lại với những vận động đó. Trong những trường hợp này con người

gặp phải những phản ứng của tự nhiên và những tác động mang tính chủ quan
của con người thường khơng mang lại kết quả như mong muốn. Vì vậy, mặc dù
có đầu tư thêm nhiều nhưng kết quả thu được thấp so với kết quả sản xuất đã đạt
được những thời gian khác và ở các địa điểm khác.
Trong những giai đoạn sản xuất nơng nghiệp cịn mang tính chất cục bộ ở
những địa phương nhỏ hẹp, những tác động của con người cịn nhỏ bé, nơng cạn,
những phản ứng của thiên nhiên chỉ mang tính chất nhỏ lẻ và trong thời gian
ngắn, sau đó mọi thứ lại trở lại bình thường. Bước vào thời đại cơng nghiệp hóa,
sản xuất nơng nghiệp ngày càng mở rộng quy mơ, thậm chí có những trường hợp
có tính chất liên tỉnh, liên vùng, liên quốc gia. Tác động của con người lên thiên
nhiên ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc. Phản ứng của thiên nhiên mang tính chất
gay gắt hơn, rộng lớn hơn. Tính chất bấp bênh của sản xuất trở nên rộng hơn,
thường xuyên hơn.
Để thốt khỏi tình trạng này, con người phải tìm ra cách tạo lập một nền
sản xuất bền vững. Nền sản xuất bền vững đó khơng những phải tránh được các
phản ứng của thiên nhiên mà còn phải bảo đảm được nhu cầu của con người đang
ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng, đồng thời phải bảo đảm được sự
phát triển bền vững cho cuộc sống của các thế hệ mai sau.
Nhiệm vụ của nông nghiệp bền vững khơng đơn giản mà khá khó khăn.
Nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện được khi con người nắm được, vận dụng được
một cách có hiệu quả các quy luật vận động của thiên nhiên. Điều này không dễ
10


dàng làm được và cũng không thể là việc làm của một vài thế hệ. Cho đến nay,
nhiều nỗ lực của con người qua hàng triệu năm lao động, sản xuất, nghiên cứu,
tìm tịi đã có được những thành cơng đáng phấn khởi và đã được ghi nhận. Nhiều
quy luật của tự nhiên đã được khám phá và vận dụng. Tuy nhiên, con đường
khám phá và vận dụng các quy luật của tự nhiên trước mắt còn dài, còn nhiều
gian khổ. Cịn rất nhiều bí ẩn của thiên nhiên chưa được khám phá, nhiều quy

luật của tự nhiên chưa được phát hiện.
Tuy vậy, với những hiểu biết hiện nay, với những thành tựu đã đạt được
về khoa học và công nghệ, với những quy trình sản xuất và cơng cụ lao động con
người đã có, chúng ta chắc chắn là xây dựng được nền nông nghiệp bền vững
thành công.
Nông nghiệp bền vững là sự kế thừa và hiệu quả cao hơn những thành
tựu đã đạt được, phát uy tốt hơn những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong


những thời gian qua, của những thế hệ đã đi trước.
Nông nghiệp bền vững là điều mới. Chúng ta phải thực hiện nó với tư duy
mới, cách tiếp cận mới, phương pháp mới. Tuy nhiên, nông nghiệp bền vững
không đối lập với những gì đã có, khơng phủ nhận những thành quả đã đạt được.
Nơng nghiệp cơng nghiệp hóa được thực hiện trong những năm cuối của
thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21 là một thành quả tuyệt vời của con
người, của trí tuệ nhân loại. Nếu cho rằng nơng nghiệp cơng nghiệp hóa, vì đã
gây ra những tác động mạnh mẽ lên thiên nhiên, đã bị thiên nhiên phản ứng gay
gắt, nên phải xóa bỏ nó, làm lại từ đầu, là một sai lầm lớn.
Những gì phù hợp với quy luật của tự nhiên cần được gìn giữ và tiếp tục
phát huy, những gì chưa phù hợp cần được bổ sung cho phù hợp, những gì ngược
lại với quy luật tự nhiên cần được điều chỉnh, những gì chưa biết cần tiếp tục
nghiên cứu, khám phá.
Những ưu điểm của nơng nghiệp cơng nghiệp hóa rất nhiều. Có thể tóm
tắt ngắn gọn trong những điểm chủ yếu sau đây:
Đó là một nền nông nghiệp thâm canh. Năng suất các loại cây trồng và vật
nuôi đạt đến mức cao. Chỉ có như vậy mới đáp ứng được các nhu cầu của con người.
Nơng nghiệp cơng nghiệp hóa tạo nên những vùng chuyên canh rộng lớn.
Cùng với các vùng chuyên canh, tính chất tập trung trong sản xuất nơng nghiệp
được thực hiện. Tập trung khoa học - công nghệ, tập trung vốn, tập trung giống,
11



tập trung vật tư nơng nghiệp, tập trung quy trình sản xuất, tập trung sản phẩm, tập
trung công nghiệp chế biến, tập trung bảo quản, chuyên chở, tập trung hàng hóa.
Mọi yếu tố sản xuất được tập trung nên tạo ra khối lượng hàng hóa và sản phẩm
lớn. Cùng với khối lượng nơng sản, khối lượng hàng hóa lớn, giá thành giảm, tính
đồng đều của sản phẩm được nâng lên, chất lượng sản phẩm được quản lý.
Một số hoạt động sản xuất nông nghiệp được tổ chức sản xuất theo phương
thức công nghiệp (chăn nuôi, trồng rau, trồng hoa v.v...). Tổ chức sản xuất theo
phương thức công nghiệp cho phép chương trình hóa q trình sản xuất, sử dụng
cơng cụ máy tính, sử dụng kỹ thuật cao. Đồng thời đưa sản xuất nông nghiệp vào
dây chuyền. Phương thức sản xuất công nghiệp cho phép tiến hành sản xuất chủ
động hơn, khơng cịn lệ thuộc vào các điều kiện khí hậu thời tiết, đồng thời tạo
được những khối lượng nông sản lớn, kịp thời khi có nhu cầu cần đến.
Một nền nông nghiệp với năng suất lao động cao. Điều này cho phép con
người có điều kiện dành nhiều thời gian cho các yêu cầu khác như vui chơi, giải
trí, thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần. Năng suất lao động trong nơng nghiệp
được nâng lên, cho phép giải phóng ra khỏi khu vực nông nghiệp một lực lượng
lao động lớn để phát triển công nghiệp, xây dựng và các hoạt động dịch vụ.
Nơng nghiệp cơng nghiệp hóa sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên
một cách tích cực với hiệu suất cao. Các dạng tài nguyên thiên nhiên được sử
dụng trong nơng nghiệp như đất, nước, khí hậu... được sử dụng nhiều hơn, với
tần suất cao hơn, trên nhiều bình diện, ở nhiều tầng khơng gian hơn. Hiệu suất sử
dụng các yếu tố tài nguyên thiên nhiên như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nước, đất,
các loài sinh vật, các hệ sinh thái, các tổ hợp các loài sinh vật v.v... được nâng lên
gấp nhiều lần so với thời kỳ nơng nghiệp tiền cơng nghiệp hóa.
Nơng nghiệp cơng nghiệp hóa tạo thành một nền nơng nghiệp đa dạng
trong khơng gian, trong thời gian. Thời gian làm nông nghiệp được kéo dài suốt
năm trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết. Địa bàn làm nông nghiệp được mở
rộng, không chỉ ở các vùng đồng bằng phì nhiêu, mà ở các vùng trung du, miền

núi (kể cả núi đất và núi đá), đất bằng, đất dốc, thuỷ vực, thậm chí ở các thành
phố, các đơ thị cũng có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp với các phương thức,
công nghệ, công cụ lao động mang tính đặc thù của từng địa bàn.
Những ưu điểm của sản xuất nông nghiệp công nghiệp hóa khơng những,
khơng thể để suy giảm hoặc để mất đi trong nền nơng nghiệp bền vững mà cịn
phải nhân lên, mở rộng ra, hoàn thiện thêm. Vấn đề là làm thế nào để mở rộng,
12


nhân lên các thành quả của nông nghiệp công nghiệp, mà không làm mở rộng ra
sâu sắc thêm những tác động có hại của nền nơng nghiệp này lên thiên nhiên để
phải hứng chịu những phản ứng gay gắt của thiên nhiên.


Nơng nghiệp bền vững cần đảm bảo các u cầu sau đây:

+ Đáp ứng được yêu cầu nhiều mặt của xã hội đang ngày càng tăng cao về
các sản phẩm công nghiệp.
Nông nghiệp bền vững trước hết phải đảm bảo sự bền vững cho toàn bộ
các hoạt động sản xuất, cho sự bền vững của toàn bộ nền kinh tế. Sự bền vững
của nông nghiệp không thể tách rời khỏi sự bền vững của đất nước.
Vì vậy, nơng nghiệp bền vững không thể chỉ hướng vào mục tiêu bền
vững của riêng nền sản xuất nơng nghiệp, mà cịn có yêu cầu phải bảo đảm bền
vững cho toàn bộ các hoạt động sản xuất và cuộc sống của đất nước.
Để đảm bảo cho sự bền vững của sản xuất trong q trình phát triển bền
vững, nơng nghiệp bền vững cần tạo được năng suất, sản lượng cây trồng, vật
nuôi cao để đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội về lương thực - thực phẩm, về các
sản phẩm nguyên liệu cho cơng nghiệp chế biến. Nơng nghiệp bền vững cịn phải
đảm bảo sản xuất ra những loại nông sản đạt chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của
người tiêu dùng về chất bổ, hương thơm, chất dinh dưỡng, tính ăn ngon... về các

chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với nông sản guyên liệu. Mặt khác, nông nghiệp bền
vững cần đạt được yêu cầu tạo ra khối lượng nông sản lớn với giá thành hạ.
Có thực hiện được các yêu cầu trên đây, nông nghiệp bền vững mới tạo
được sự bền vững cho bản thân và góp phần tạo nên sự bền vững chung trong
phát triển kinh tế.
+ Đảm bảo an tồn cho sức khỏe nơng dân, an tồn cho sức khoẻ người
tiêu dùng.
Trong q trình sản xuất nơng nghiệp, người nông dân thường xuyên tiếp
xúc với giống cây trồng vật nuôi, với vật tư nông nghiệp, với tài nguyên
thiên nhiên.
Nông nghiệp bền vững trước hết cần bảo vệ tốt sức khỏe cho người nơng
dân trong q trình sản xuất. Các giống cây trồng vật nuôi mới không được mang
theo mầm mống sâu bệnh gây hại cho người. Điều này cần đặc biệt chú ý khi
hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã mở rộng việc sử dụng các giống cây chuyển
gen, những giống cây mang theo những gen mới, gen lạ.

13


Việc sử dụng các loại vật tư nông nghiệp: phân bón, thuốc BVTV, các
chất kích thích sinh trưởng ngày càng nhiều. Cần xây dựng và áp dụng những
quy trình sản xuất, bảo vệ đến mức cao nhất sức khỏe của người nông dân.
Đối với người tiêu dùng, nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp sạch,
đảm bảo cung cấp những nơng sản khơng có dư lượng các chất độc hại vượt quá
giới hạn cho phép, không mang theo các nguồn bệnh, khơng có các tạp chất ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
+ Đảm bảo phát triển bền vững cho đời sống xã hội trong nông thôn.
Nông nghiệp bền vững là một hoạt động mang tính cộng đồng, khơng thể thực
hiện có kết quả ở từng hộ nơng dân riêng lẻ.
Nơng nghiệp bền vững cần đạt được sự nhất trí và ủng hộ của nông dân

khi triển khai thực hiện. Nông dân cần hỗ trợ, tương trợ lẫn nhau mới thực hiện
thành cơng nơng nghiệp bền vững. Bởi vì khơng thể đảm bảo sự bền vững ở hộ
nông dân này mà chuyển sự mất bền vững cho hộ nông dân bên cạnh.
Nơng nghiệp bền vững chỉ có thể thực hiện tốt khi đảm bảo cho thu nhập
của người nông dân không ngừng được tăng lên. Nếu chuyển sang làm nông
nghiệp bền vững mà thu nhập bị giảm sút thì người nông dân không thể chấp
nhận được. Nông nghiệp bền vững cần đảm bảo được sự phân phối lợi nhuận của
sản xuất một cách công bằng, hợp lý trên tinh thần khuyến khích người sản xuất.
Nơng nghiệp bền vững cần đảm bảo được đồn kết nơng thơn. Tiến hành
sản xuất nơng nghiệp bền vững có thể làm nảy sinh một số tranh chấp trong nông
thôn tranh chấp về nguồn nước, về thu gom và xử lý phế thải, về tiến hành phịng
trừ sâu bệnh, về sử dụng phân bón, về thời vụ gieo trồng v.v... Chỉ có trên cơ sở
tinh thần đồn kết, gắn bó hỗ trợ lẫn nhau trong nơng thôn, nông nghiệp bền
vững mới đạt được kết quả.
An ninh lương thực là yêu cầu hàng đầu đối với bất cứ nền nơng nghiệp
của một quốc gia nào. Vì vậy, nông nghiệp bền vững trước hết cần bảo đảm được
an ninh lương thực cho quốc gia. An ninh lương thực được thể hiện trên 3 mặt:
sản xuất đủ khối lượng lương thực, cung cấp đủ lương thực đến mọi nơi trên lãnh
thổ kể cả những nơi xa xôi, hẻo lánh nhất và đảm bảo cho người dân đủ tiền để
mua lương thực kể cả những người nghèo nhất. Nông nghiệp bền vững không thể
chỉ lo tạo ra những sản phẩm khơng mang theo các chất độc hại, mà cịn phải chú
ý đến việc bảo đảm an ninh lương thực cho toàn xã hội.

14


×