Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số dân tộc thiểu số huyện thuận châu tỉnh sơn la luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ VĂN MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ
HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hữu Thành

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc
cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019



Tác giả luận văn

Đỗ Văn Minh

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý đất đai, Ban Quản lý
Đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình
giảng dạy, hƣớng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Hữu Thành, là ngƣời
trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn tơi hồn thành luận
văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Thuận Châu, Phòng Tài ngun và Mơi
trƣờng, Phịng Thống kê, Phịng Dân tơc, Phịng Nông nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, trong quá trình nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng tơi xin trân trọng cảm ơn các bạn học viên cùng lớp, những ngƣời
thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Đỗ Văn Minh


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ viii
Thesis abstract .................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết đề tài ............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 1

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới .......................................................................................... 2

1.5.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2

1.5.2.

Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................ 2

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tàı lıệu ............................................................................................. 3
2.1.

Khái quát về dân tộc thiểu số.............................................................................. 3

2.1.1.

Quy mô dân số và thành phần dân tộc ................................................................ 3

2.1.2.

Đặc điểm cƣ trú, phân bố và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc
thiểu số ................................................................................................................ 5

2.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ................. 6

2.2.1.


Về kinh tế............................................................................................................ 6

2.2.2.

Về xã hội ............................................................................................................. 7

2.3.

Những vấn đề chung về sử dụng đất nông nghiệp .............................................. 9

2.3.1.

Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp................................... 9

2.3.2.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ......................... 12

2.3.3.

Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp của đồn bào dân tộc ................................. 15

2.4.

Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp ............................... 17

2.4.1.

Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ....................................... 17


2.4.2.

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .................. 20

iii


2.5.

Các nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và
Việt Nam............................................................................................................ 22

2.5.1.

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất trên thế giới ................................................. 22

2.5.2.

Các nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam ........................................... 25

2.5.3.

Các nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất ở tỉnh Sơn La ........................................ 29

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 31
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 31


3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 31

3.3.

Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 31

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 31

3.4.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thuận Châu ................... 31

3.4.2.

Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc
thiểu số huyện Thuận Châu .............................................................................. 31

3.4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân
tộc thiểu số: ....................................................................................................... 31

3.2.4.

Định hƣớng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số. ........................ 31


3.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 32

3.5.1.

Phƣơng pháp điều tra, thu thập tài liệu thứ cấp ................................................ 32

3.5.2.

Phƣơng pháp điều tra số liệu sơ cấp ................................................................. 32

3.5.3.

Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý số liệu ................................................................ 32

3.5.4.

Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất .................................................... 32

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 36
4.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Thuận Châu .................... 36

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 36


4.1.2.

Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên ......................................................... 38

4.1.3.

Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội và hạ tầng ............................................... 40

4.1.4.

Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ......................................... 46

4.1.4.

Tình hình dân số, đặc điểm cƣ trú, phân bố và phong tục tập quán của
đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu .................................................. 47

4.2.

THực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc
thiểu số huyện Thuận Châu .............................................................................. 50

iv


4.2.1.

Tình hình quản lý, sử dụng đất chung của huyện ............................................. 50

4.2.2.


Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc
huyện Thuận Châu ............................................................................................ 56

4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân
tộc huyện Thận Châu ........................................................................................ 59

4.3.1.

Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất ........................................ 60

4.3.2.

Đánh hiệu quả về mặt xã hội của các loại sử dụng đất ..................................... 83

4.3.3.

Đánh giá hiệu quả về mặt môi trƣờng .............................................................. 86

4.3.4.

Đánh giá tổng hợp các LUT và kiểu sử dụng đất ............................................. 93

4.4.

Định hƣớng sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số ......................... 95


4.4.1.

Lựa chọn các loại sử dụng đất có hiệu quả để đề xuất định hƣớng sử
dụng cho đồng bào các dân tộc thiểu số ........................................................... 95

4.4.2.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của các loại sử dụng đất đƣợc lựa chọn ........... 98

4.4.3.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp .......... 99

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 103
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 103

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 104

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 105

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CLĐ

Cơng lao động

CPTG

Chi phí trung gian

GTNC

Giá trị ngày cơng lao động

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn



Lao động

TNHH

Thu nhập hỗn hợp


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân cấp hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất .................................... 33
Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội............................................ 34
Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trƣờng ................................... 35
Bảng 3.4. Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất của LUT/kiểu sử dụng đất ......................... 35
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thuận Châu ........................................... 51
Bảng 4.2. Diện tích, cơ cấu đất nơng nghiệp huyện Thuận Châu ................................ 52
Bảng 4.3. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Thuận Châu ............ 54
Bảng 4.4. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của 100 hộ đồng bào dân tộc ............... 56
Bảng 4.5: Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của đồng bào dân tộc Thái .................. 57
Bảng 4.6. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc H’Mông ............ 57
Bảng 4.7. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của đồng bào dân tộc Kháng ............... 58
Bảng 4.8. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc Khơ Mú ............ 58
Bảng 4.9. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của đồng bào dân tộc La Ha ................ 59
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất của đồng bào dân tộc Thái .............. 66
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất của đồng bào dân tộc H’Mông........ 67
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất của đồng bào dân tộc Kháng ........... 68
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất của đồng bào dân tộc La Ha ........... 69
Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất của đồng bào dân tộc Khơ Mú ........ 70
Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế loại sử dụng đất chuyên lúa .............................................. 77
Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế loại sử dụng đất chuyên màu ............................................ 78
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế loại sử dụng đất cây công nghiệp ..................................... 79
Bảng 4.18. Hiệu quả kinh tế loại sử dụng đất cây công nghiệp – cây ăn quả ................ 80
Bảng 4.19. Hiệu quả kinh tế loại sử dụng đất cây công nghiệp – cây ăn quả ................ 81
Bảng 4.20. Hiệu quả kinh tế loại sử dụng đất cây dƣợc liệu .......................................... 82
Bảng 4.21. Đánh giá hiệu quả xã hội của loại sử dụng đất ............................................ 85
Bảng 4.22. So sánh mức phân bón của nơng hộ với quy trình kỹ thuật ......................... 88

Bảng 4.23. Lƣợng thuốc BVTV thực tế và khuyến cáo trên cây trồng (tính trên 1 ha) . 89
Bảng 4.24. Khả năng che phủ đất của các loại sử dụng đất ........................................... 90
Bảng 4.25. Đánh giá hiệu quả môi trƣờng của loại sử dụng đất .................................... 92
Bảng 4.26. Tổng hợp đánh giá hiệu quả các LUT và kiểu sử dụng đất ......................... 94

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Văn Minh
Tên luận văn: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số dân
tộc thiểu số huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số dân tộc thiểu
số huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của
đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện các nội dung của đề tài, các phƣơng pháp đƣợc sử dụng gồm:
phƣơng pháp điều tra thu thập tài liệu; phƣơng pháp điều tra số liệu sơ cấp; phƣơng
pháp tổng hợp, xử lý số liệu; phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
Kết quả chính và kết luận:
- Tập quán canh tác, sản xuất nông nghiệp của đồng bảo dân tộc thiểu số mang
tính chất manh mún, nhỏ lẻ, sản xuất theo quy mơ hộ gia đình, các cơng cụ dùng để sản
xuất nông nghiệp đều là các dụng cụ thủ cơng; diện tích gieo trồng chủ yếu trên đất đồi

núi dốc, một phần nhỏ ở các nơi bằng phẳng thì trồng lúa nƣớc hoặc làm ruộng bậc
thang trên đất dốc, cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện là ngô, khoai, sắn…Việc sản
xuất hầu hết dựa vào điều kiện tự nhiên làm cho năng suất cây trồng rất thấp nên hiệu
quả sử dụng đất không cao.
- Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất:
+ Về hiệu quả kinh tế: Trong 18 kiểu sử dụng đất có 4 kiểu sử dụng đất đạt hiệu
quả kinh tế trung bình và 14 kiểu sử dụng đất đạt hiểu quả kinh tế cao. Kiểu sử dụng đất
đạt hiểu quả kinh tế trung bình là lúa nƣớc, lúa nƣơng, ngơ, sắn có giá trị sản xuất từ
10,9 triệu đồng - 36,3 triệu đồng, TNHH từ 9,2 triều đồng - 16,8 triệu đồng; Kiểu sử
dụng đất đạt hiểu quả kinh tế cao chủ yếu là cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dƣợc
liệu có giá trị sản xuất từ 30 triệu đồng - 135 triệu đồng, TNHH từ 28,5 triều đồng 95,3 triệu đồng.
+ Về hiệu quả xã hội: Có 8 kiểu sử dụng đất đạt mức trung bình và 10 kiểu sử
dụng đất đạt mức cao. Đa phần những kiểu sử dụng đất đạt mức trung bình chủ yếu ở
LUT chuyên lúa và LUT chuyên màu với công lao động từ 80 đến 230 công, giá trị

viii


ngày cơng từ 65 nghìn đồng đến 125 nghìn đồng; kiểu sử dụng đất đạt hiểu quả cao chủ
yếu là LUT cây công nghiệp và LUT cây ăn quả với công lao động từ 210 công đến 320
công, giá trị ngày cơng từ 144 nghìn đồng đến 340 nghìn đồng.
+ Về hiệu quả mơi trƣờng: Có 6 kiểu sử dụng đất đạt hiểu quả mơi trƣờng trung
bình và 12 kiểu sử dụng đất đạt hiểu quả môi trƣờng thấp. Trong các kiểu sử dụng đất
đạt hiểu quả môi trƣờng thấp đặc biệt là kiểu sử dụng đất trồng lúa nƣơng và ngô, do
phong tục tập quán canh tác đồng bào dân tộc sử dụng thuốc trừ cỏ với hàm lƣợng lớn
để trừ cỏ, đốt nƣơng làm rẫy gây nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng đất.
- Định hƣớng và giải pháp:
+ Đối với LUT chuyên lúa: Ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa
mùa. Để nâng cao năng suất và hiệu quả cần đầu tƣ giống mới có năng suất cao, chất
lƣợng tốt, phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc; đồng thời đáp ứng

lƣợng phân bón đầy đủ cho cây lúa.
+ Đồng bào các dân tộc của huyện đang áp dụng các LUT chuyên màu, Cây
công nghiệp, Cây công nghiệp - cây ăn quả, Cây ăn quả, định hƣớng sử dụng đất các
LUT, nhƣ sau: Đối với LUT chuyên màu, ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất trồng
khoai sọ, khoai lang; Đối với LUT cây công nghiệp, phát triển kiểu sử dụng đất cây chè
và cây cà phê tại những khu vực đồi đất, có độ dốc tƣơng đối lớn; Đối với LUT Cây
công nghiệp - cây ăn quả, phát triển kiểu sử dụng đất cà phê - mận, cà phê - xoài, chè mận tại những khu vực đồi đất, có độ dốc tƣơng đối lớn; Đối với LUT cây ăn quả, phát
triển kiểu sử dụng đất trồng chanh leo ở những khu vực thấp chủ động đƣợc nguồn nƣớc
tƣới, kiểu sử dụng đất trồng mận, nhãn, xoài ở những khu vực đồi đất, có độ dốc tƣơng
đối lớn. Để nâng cao hiệu quả của các kiểu sử dụng đất này cần phải có chính sách đầu
tƣ hỗ trợ lãi suất tín dụng vốn vay phát triển sản xuất; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, luân canh, xen canh..., đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho đồng bào các dân tộc;
Tổ chức liên kết trong sản xuất, liên kết giữa các đồng bào dân tộc thành vùng
hàng hóa, liên kết giữa các hộ đồng bào dân tộc với doanh nghiệp để cung ứng vật tƣ,
thu mua tiêu thụ sản phẩm.
+ Ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất trồng cây sơn tra đối với đồng bào dân tộc
H’Mơng tại những khu vực đồi đất có độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 1.500 m. Đối với
kiểu sử dụng đất này cần đầu tƣ phân bón và kỹ thuật canh tác phù hợp để nâng cao
hiệu quả sử dụng đất.
+ Ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất trồng cây sa nhân dƣới tán rừng và tán cây
ăn quả đối với đồng bào dân tộc H’Mông. Đối với kiểu sử dụng đất này cần phải có
chính sách đầu tƣ hỗ trợ lãi suất tín dụng vốn vay phát triển sản xuất, ứng dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, để nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm.

ix


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Do Van Minh

Thesis title: Evaluate the efficiency of agricultural land use of some ethnic
minorities in Thuan Chau district, Son La province
Major: Land Management

Code: 8.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Evaluate the efficiency of agricultural land use of some ethnic minorities in Thuan Chau
district, Son La province;
- Proposing solutions to improve the efficiency of agricultural land use of ethnic
minorities in Thuan Chau district, Son La province.
Materials and Methods
In order to carry out the contents of the topic, the methods used include: survey methods
to collect documents; method of investigating primary data; method of aggregating and
processing data; land use efficiency evaluation method.
Main findings and conclusions
- The farming practices and agricultural production of ethnic minorities are
fragmented, small, household-scale production, tools used for agricultural production
were all manual tools. The cultivated area was mainly on sloping hilly land, a small part
in flat areas, cultivated paddy rice or terraced fields on sloping land, the main crops in
the district are maize, potatoes, cassava ... Most of the production depends on natural
conditions, which made the productivity of crop very low, so the land use efficiency
was not high.
- Results of evaluation of land use efficiency:
+ Economic efficiency: Among 18 LUTs, 4 LUTs achieved average economic
efficiency and 14 LUTs achieved high economic efficiency. The type of land use with
average economic efficiency was paddy rice, upland rice, maize, cassava with
production value from 10.9 million VND - 36.3 million VND, limited from 9.2 - 16.8
VND million dong; The LUT with high economic efficiency was mainly industrial

trees, fruit trees and medicinal plants with a production value of VND 30 million - 135
million, mixed income from VND 28.5 - 95.3 million.
+ Social efficiency: There were 8 LUTs with average level and 10 LUTs with
high level. Most of LUTs reached the average level, mainly in LUT specializing in rice
and cash crop with labor from 80 to 230 working days, working day value from 65

x


thousand VND to 125 thousand VND; The highly effective LUT were LUT of industrial
crops and LUT of fruit trees with labor from 210 to 320 working days, working day
value from 144 thousand to 340 thousand VND.
+ Regarding environmental efficiency: There were 6 LUTs with average
environmental efficiency and 12 LUTs with low environmental efficiency. Among the
LUTs with low environmental efficiency, especially the land used for upland rice and
maize cultivation, due to the ethnic traditions of using herbicides with a large amount
and shifting cultivation leads to pollution of soil environment.
- Orientations and solutions:
+ For LUT of specialized rice: To prioritize the development of LUT springsummer rice. In order to improve productivity and efficiency, it is necessary to invest in
new breeds with high yield and good quality, suitable to the farming practices of ethnic
minorities; at the same time meet the sufficient amount of fertilizer for rice.
+ Ethnic minorities of the district are applying LUT specialized cash crop,
industrial tree, Industrial tree - fruit tree, fruit tree, land use orientation of LUTs, as
follows: For LUT specialized cash crops, develop the sub-LUT of taro and sweet
potato; For LUT of industrial crops, develop sub-LUT of tea and coffee trees in hilly
areas, with relatively high slopes; For LUT Industrial crops - fruit trees, develop the
sub-LUT of coffee - plum, coffee - mango, tea - plum in the hilly areas, with relatively
high slope; For LUT of fruit trees, develop the LUT of passion fruit land in low areas
with active irrigation, sub-LUT of plums, longan, mango in hilly areas with relatively
high slope. In order to improve the efficiency of these land use types, it is necessary to

have investment policies to support credit interest rates for production development
loans; application of scientific and technical advances, crop rotation, intercropping ...,
training on-site human resources for ethnic minorities; Organizing links in production,
linking ethnic minorities into commodity areas, linking ethnic minority households with
enterprises to supply materials, purchase and consume products.
+ Priority is given to the development of the LUT of hawthorn trees for H’Mong
people in hilly areas with steep slopes and an average height of 1,500 m. For this LUT,
it is necessary to invest in fertilizers and appropriate cultivation techniques to improve
the land use efficiency.
+ Priority is given to the development of the land use type of Amomum tree
under forest canopy and fruit canopies for H'Mong ethnic people. For this LUT, it is
necessary to have investment policies to support credit interest rates on loans for
production development and application of scientific and technical advances to improve
yield and product quality.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Thuận Châu là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Sơn La, có
địa hình và khí hậu đặc trƣng của vùng miền núi Tây Bắc, thích hợp cho phát
triển nơng nghiệp. Diện tích tự nhiên của huyện có 154.126 ha với số dân
155.949 ngƣời; gồm có 12 dân tộc, trong đó dân tộc Thái: 124.706 ngƣời, dân tộc
Mơng: 18.760 ngƣời, dân tộc Kháng 4.434 ngƣời, dân tộc La Ha 2.850 ngƣời,
dân tộc Khơ Mú 2.359 ngƣời, dân tộc Kinh: 2.598 ngƣời,…;tỷ lệ hộ nghèo trên
địa bàn huyện chiếm 26,50% năm 2015 (trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là ngƣời dân
tộc thiểu số chiếm tới 98,60%); tỷ lệ số hộ thiếu đất sản xuất so với của tỉnh
chiếm tới 45,46%.
Tuy huyện có diện tích tự nhiên lớn nhƣng diện tích đất sản xuất trên địa

bàn huyện lại khơng nhiều vì diện tích đất trên địa bàn huyện chủ yếu là đất đồi
núi, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn trong tổng diện tích đất nơng nghiệp; chất
lƣợng đất trong những năm gần đây cũng bị xấu đi nhiều do nhiều ngun nhân
trong đó ngun nhân chính là do xói mịn, rửa trôi. Với hơn 90% dân số sống
bằng sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện tuy có
những bƣớc phát triển mới song nhìn chung vẫn cịn lạc hậu, sản xuất nơng
nghiệp cịn nhỏ lẻ, hiệu quả chƣa cao.
Tập quán canh tác, sản xuất nông nghiệp của đồng bảo dân tộc thiểu số
mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, sản xuất theo quy mô hộ gia đình, các cơng cụ
dùng để sản xuất nơng nghiệp đều là các dụng cụ thủ cơng; diện tích gieo trồng
chủ yếu trên đất đồi núi dốc, một phần nhỏ ở các nơi bằng phẳng thì trồng lúa
nƣớc hoặc làm ruộng bậc thang trên đất dốc, cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện
là ngô, lạc, khoai, sắn…Việc sản xuất hầu hết dựa vào điều kiện tự nhiên làm cho
năng suất cây trồng rất thấp nên vấn đề giải quyết lƣơng thực tại chỗ gặp nhiều
khó khăn.
Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số, giúp huyện phát triển nền kinh tế nông
nghiệp, giúp đồng bào dận tộc thiểu số lựa chọn đƣợc phƣơng thức sản xuất phù
hợp với điều kiện cụ thể của huyện, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp,
nhằm thỏa mãn nhu cầu về lƣơng thực, ổn định đời sống cho đồng bào dân, cải

1


thiện môi trƣờng đất, học viên tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả
sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số dân tộc thiểu số huyện Thuận
Châu, tỉnh Sơn La”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số dân tộc
thiểu số huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện trên địa bàn huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu từ tháng 2/2019 - tháng 10/2019.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
Xác định đƣợc các hạn chế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của
đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu, là cơ sở đề xuất giải pháp khắc
phục và nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho đồng bào bào dân tộc thiểu số của
huyện, tỉnh và khu vực Tây Bắc.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Bổ sung cơ sở khoa học phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sử dụng
đất ở vùng miền núi.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định, lựa chọn đƣợc loại sử dụng đất hiệu quả, phù hợp với huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ
Tại Khoản 2 và 3 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc
quy định “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa
số trên phạm vi lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Dân tộc đa
số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nƣớc, theo điều tra
dân số quốc gia, đó là dân tộc kinh chiếm khoảng 86,2% dân số của cả nƣớc, các
dân tộc khác cịn lại đều là dân tộc thiểu số (Chính phủ, 2011).

2.1.1. Quy mô dân số và thành phần dân tộc
Cả nƣớc hiện có 54 dân tộc cùng sinh sống với 92,70 triệu ngƣời, trong đó
có 53 DTTS với khoảng 13.422,05 nghìn ngƣời, chiếm 14,50% dân số cả nƣớc.
Quy mơ dân số của các DTTS có sự chênh lệch đáng kể, cụ thể:
- Dân tộc Tày có 1.747,10 nghìn ngƣời, là dân tộc thiểu số đông dân nhất,
chiếm 1,88% dân số cả nƣớc và chiếm 13,00% tổng số ngƣời DTTS. Dân tộc Tày
tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc với 1.322,25 nghìn ngƣời (chiếm 75,68%);
vùng Tây Ngun có 119,40 nghìn ngƣời; vùng Tây Nam Bộ chỉ có 233 ngƣời;
các tỉnh cịn lại có 305,22 nghìn ngƣời.
- Dân tộc Thái có 1.708,80 nghìn ngƣời, chiếm 1,84% dân số cả nƣớc và
chiếm 12,71% tổng số ngƣời DTTS cả nƣớc. Dân tộc Thái tập trung nhiều ở
vùng Tây Bắc với 1.072,34 nghìn ngƣời (chiếm 62,75%); vùng Tây Ngun có
50,15 nghìn ngƣời; vùng Tây Nam Bộ 275 ngƣời; các tỉnh cịn lại có 586,03
nghìn ngƣời.
- Dân tộc Mƣờng có 1.375,52 nghìn ngƣời, chiếm 1,48% dân số cả nƣớc
và chiếm 10,23% tổng số ngƣời DTTS cả nƣớc. Dân tộc Mƣờng sống nhiều ở
vùng Tây Bắc với 851,08 nghìn ngƣời (chiếm 61,87%); vùng Tây Ngun có
38,14 nghìn ngƣời; vùng Tây Nam Bộ có 451 ngƣời; các tỉnh cịn lại có 485,86
nghìn ngƣời.
- Dân tộc Khmer có 1.326,58 nghìn ngƣời, chiếm 1,43% dân số cả nƣớc
và chiếm 9,87% tổng số ngƣời DTTS cả nƣớc. Dân tộc Khmer tập trung chủ yếu
ở vùng Tây Nam Bộ với 1.251,07 nghìn ngƣời (chiếm 94,31%); vùng Tây
Ngun có 1,81 nghìn ngƣời; vùng Tây Bắc có 228 ngƣời; các tỉnh cịn lại có
73,46 nghìn ngƣời.

3


- Dân tộc Mơng có 1.247,22 nghìn ngƣời, chiếm 1,35% dân số cả nƣớc và
chiếm 9,28% tổng số ngƣời DTTS cả nƣớc. Dân tộc Mông sống chủ yếu ở vùng

Tây Bắc với 1.132,84 nghìn ngƣời (chiếm 90,83%); vùng Tây Nguyên có 55,51
nghìn ngƣời; vùng Tây Nam Bộ chỉ có 65 ngƣời và các tỉnh cịn lại có 58,80
nghìn ngƣời.
- Dân tộc Nùng có 1.024,14 nghìn ngƣời, chiếm 1,10% dân số cả nƣớc và
chiếm 7,62% tổng số ngƣời DTTS cả nƣớc. Dân tộc Nùng sinh sống nhiều ở
vùng Tây Bắc với 652,35 nghìn ngƣời (chiếm 63,70%); vùng Tây Ngun có
148,45 nghìn ngƣời; vùng Tây Nam Bộ có 51 ngƣời; các tỉnh cịn lại có 223,29
nghìn ngƣời.
- Dân tộc Hoa có 903,19 nghìn ngƣời, chiếm 0,97% dân số cả nƣớc và
chiếm 6,72% tổng số ngƣời DTTS cả nƣớc. Dân tộc Hoa phân bố ở vùng Tây
Bắc 24,07 nghìn ngƣời; vùng Tây Nguyên 25,77 nghìn ngƣời; vùng Tây Nam Bộ
191,62 nghìn ngƣời và các tỉnh cịn lại có 661,73 nghìn ngƣời.
- Dân tộc Dao có 813,97 nghìn ngƣời, chiếm 0,88% dân số cả nƣớc và
chiếm 6,06% tổng số ngƣời DTTS cả nƣớc. Dân tộc Dao phân bố chủ yếu ở vùng
Tây Bắc 648,15 nghìn ngƣời (chiếm 79,63%); vùng Tây Nguyên 38,90 nghìn
ngƣời; vùng Tây Nam Bộ chỉ có 7 ngƣời và các tỉnh cịn lại có 126,91 nghìn
ngƣời.
- Dân tộc Gia Rai có 468,53 nghìn ngƣời, chiếm 0,51% dân số cả nƣớc và
chiếm 3,49% tổng số ngƣời DTTS cả nƣớc. Dân tộc Gia Rai có chủ yếu ở vùng
Tây Ngun với 465,81 nghìn ngƣời (chiếm 99,42%); vùng Tây Nam Bộ có 9
ngƣời và các tỉnh cịn lại có 2,71 nghìn ngƣời.
- Dân tộc Ê Đê có 340,87 nghìn ngƣời, chiếm 0,37% dân số cả nƣớc và
chiếm 1,88% tổng số ngƣời DTTS cả nƣớc; tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng
Tây Nguyên với 339,88 nghìn ngƣời (chiếm 99,71%). Các vùng Tây Bắc, Tây
Nam Bộ và các tỉnh cịn lại có ngƣời Ê Đê khơng đáng kể.
- Dân tộc Ba Na có 253,19 nghìn ngƣời, tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng
Tây Nguyên với 234,05 nghìn ngƣời (chiếm 92,44%); vùng Tây Nam Bộ chỉ có 1
ngƣời và các tỉnh cịn lại có 19,14 nghìn ngƣời.
- Dân tộc Sán Chay có 197,88 nghìn ngƣời, tập trung nhiều ở vùng Tây
Bắc với 90,44 nghìn ngƣời; vùng Tây Ngun có 4,35 nghìn ngƣời; các tỉnh cịn

lại 103,10 nghìn ngƣời.

4


- Dân tộc Xơ Đăng có 188,70 nghìn ngƣời, tập trung chủ yếu ở vùng Tây
Nguyên với 125,72 nghìn ngƣời và các tỉnh cịn lại 62,98 nghìn ngƣời.
- Dân tộc Cơ-Ho có 181,20 nghìn ngƣời, chủ yếu sinh sống ở vùng Tây
Nguyên với 160,11 nghìn ngƣời và một số tỉnh nhƣ Bình Thuận, Ninh Thuận,
Khánh Hịa, Đồng Nai,…
- Dân tộc Sán Dìu có 180,47 nghìn ngƣời, phân bố vùng Tây Bắc 13,71
nghìn ngƣời, vùng Tây Nguyên 1,61 nghìn ngƣời; các tỉnh cịn lại có 165,15
nghìn ngƣời.
- Dân tộc Mnơng có 122,39 nghìn ngƣời, chủ yếu ở vùng Tây Nguyên với
107,85 nghìn ngƣời và các tỉnh cịn lại có 14,54 nghìn ngƣời.
- Dân tộc Chăm có 78,42 nghìn ngƣời, sinh sống nhiều ở vùng Tây Nam
Bộ với 14,83 nghìn ngƣời; vùng Tây Ngun có 912 ngƣời; các tỉnh cịn lại có
62,68 nghìn ngƣời.
- Các dân tộc thiểu số cịn lại có 1.283,91 nghìn ngƣời, phân bố tại các
tỉnh, thành trên địa bàn cả nƣớc (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2017).
2.1.2. Đặc điểm cƣ trú, phân bố và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc
thiểu số
Đồng bào DTTS ở nƣớc ta đa số sống ở khu vực nông thôn (89,3%), cao hơn
so với dân số sống ở nông thôn chung của cả nƣớc (66,1%). Đồng bào thƣờng cƣ trú
phân tán và xen kẽ nhau, khơng có bất kỳ một dân tộc nào cƣ trú tập trung và duy
nhất trong cùng một địa bàn. Đồng bào DTTS cƣ trú chủ yếu ở vùng cao, địa hình
chia cắt phức tạp, nhiều núi đá, độ dốc lớn, thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của thiên
tai, khí hậu khắc nghiệt, diện tích đất canh tác ít và thƣờng là đất xấu. Tuy nhiên,
những khu vực này lại là những nơi có nguồn tài nguyên rừng phong phú và đa dạng
góp phần bảo vệ bền vững môi trƣờng sinh thái.

Địa bàn cƣ trú của đồng bào DTTS ở nƣớc ta có vị trí chiến lƣợc quan
trọng về chính trị, quốc phịng, an ninh và đối ngoại; mang tính chiến lƣợc trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhất là đối với địa bàn vùng đồng bào
dân tộc cƣ trú dọc tuyến biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam của đất nƣớc,
nơi có nhiều cửa khẩu giữa Việt Nam với các nƣớc trong khu vực nhƣ Trung
Quốc, Campuchia và Lào. Mặt khác, sự phân bố rải rác và đan xen của các DTTS
trên cùng một địa bàn đã tạo sự đa dạng về văn hóa, ngơn ngữ, phong tục tập
qn và tâm lý, lối sống mang tính đặc thù riêng của mỗi dân tộc.

5


Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, tâm lý, lối sống, tín ngƣỡng tơn
giáo mang tính đặc thù, tạo nên những sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc,
tồn tại và phát triển trong tính đa dạng và thống nhất của nền văn hóa các dân tộc
Việt Nam. Đồng thời, ở mỗi dân tộc cũng có những phƣơng thức sử dụng đất đai
khác nhau để phù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán và đời sống
thƣờng ngày của đồng bào. Một số dân tộc đã biết các kỹ thuật canh tác nông
nghiệp khá thành thục (Mƣờng, Thái, Mnông); họ đã sớm canh tác lúa trên ruộng
ngập nƣớc và tiến hành tƣới tiêu. Số khác vẫn tiến hành săn bắn, đánh cá, hái lƣợm và sống bán du mục.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ
2.2.1. Về kinh tế
So với mặt bằng chung toàn quốc, vùng đồng bào DTTS ln là vùng khó
khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển, chịu ảnh hƣởng nặng nề của thiên tai; tình
trạng du canh, du cƣ, di dân tự do vẫn còn xảy ra; sinh kế của ngƣời dân cịn chủ
yếu dựa vào nơng nghiệp. Q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trƣởng kinh
tế vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp còn chiếm phần lớn
trong GDP, nền kinh tế còn rất lạc hậu, nông - lâm nghiệp vẫn phổ biến là sản xuất
nhỏ (kỹ thuật thủ công, tự cung tự cấp). Cơng nghiệp, dịch vụ cịn yếu chƣa phát

huy đƣợc tiềm năng của vùng đồng bào DTTS. Mặt khác, giữa những vùng DTTS
cịn có sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế và hội nhập xã hội. Có những
vùng đã định hƣớng và quy hoạch phát triển với việc phát huy những lợi thế của
mình nhƣ: Tây Nguyên là cây công nghiệp, du lịch; Tây Nam Bộ là lƣơng thực và
thủy, hải sản. Sự giao thƣơng hàng hóa và phát triển kinh tế của các DTTS của
những vùng này là tƣơng đối mạnh mẽ ngoại trừ đồng bào các dân tộc bản địa (Ê
Đê, Gia Rai, Ba Na, Khmer).
Với nhiều chính sách của Đảng, Nhà nƣớc trong định hƣớng phát triển kinh
tế - xã hội vùng đồng bào DTTS nên tình hình sản xuất nơng - lâm nghiệp của một
số vùng phát triển hơn và dần đi vào ổn định, đã chuyển một bƣớc đáng kể từ tập
quán sản xuất lạc hậu, độc canh, tự cấp, tự túc sang áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật thâm canh, đƣa diện tích đất sản xuất tăng từ 01 vụ lên 2 - 3 vụ/năm, tăng năng
suất cây trồng (năng suất ngô lai đạt đến từ 50 - 55 tạ/ha/vụ; lúa nƣớc đạt trên 45
tạ/ha/vụ), góp phần ổn định lƣơng thực tại chỗ, tạo sản phẩm hàng hoá, nhiều hộ đã

6


thốt nghèo, vƣơn lên làm giàu. Cả nƣớc có 427.296 hộ đồng bào DTTS có máy
kéo, mày cày, đạt tỷ lệ thấp, chỉ 14,1% so với cả nƣớc; tình trạng phá rừng làm rẫy,
khai thác lâm sản trái phép ở một số địa phƣơng đƣợc hạn chế. Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều đồng bào DTTS sử dụng phƣơng thức sản xuất lạc hậu, công cụ sản xuất thô
sơ nên đời sống của đồng bào DTTS phần nhiều là đói nghèo.
Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng của đồng bào DTTS trên cả nƣớc
trung bình đạt 1,16 triệu đồng; trong đó tỷ trọng các nguồn thu từ nông, lâm
nghiệp và thủy sản là 42,1%; tỷ trọng các nguồn thu phi nông, lâm nghiệp thủy
sản là 9,9%. Cả nƣớc có 8.873 hộ đồng bào DTTS làm dịch vụ và du lịch, chiếm
tỷ lệ 0,3%; tỷ lệ hộ có làm nghề thủ cơng truyền thống là 1,8%.
2.2.2. Về xã hội
* Thực trạng nghèo đói

Chƣơng trình giảm nghèo vùng DTTS và miền núi đƣợc thực hiện theo
Nghị quyết số 80/NQ-CP, Quyết định số 1489/QĐ-TTg và các chƣơng trình,
chính sách giảm nghèo khác đã phát huy hiệu quảm, góp phần cải thiện đời sống
cho đồng bào DTTS. Tuy nhiên, tình trạng đói ở vùng DTTS cơ bản khơng cịn
nhƣng tỷ lệ nghèo vẫn cịn cao và là vấn đề khó giải quyết trong quãng thời gian
ngắn. Cả nƣớc có hơn 10 triệu ngƣời nghèo sống ở vùng miền núi và chủ yếu là
đồng bào DTTS.
Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2015, tỷ lệ
hộ nghèo năm 2015 của các hộ DTTS là 23,1%; cao hơn 3,3 lần so với mức
chung của cả nƣớc (7,0%). Tỷ lệ hộ nghèo giữa các DTTS có sự chênh lệch rất
lớn theo từng vùng, vùng Tây Nguyên có tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở
ngƣời dân tộc bản địa, trong khi vùng Tây Bắc phân bố ở tất cả các DTTS. Các
DTTS có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là La Hủ, Mảng, Chứt, Ơ Đu, Co, Khơ Mú, Xi
Mum, La Ha, Kháng, Mông, Xơ Đăng, Bru Vân Kiều, Cơ Tu và Phù Lá, đây là
những dân tộc cần đƣợc đặc biệt quan trâm trong thực hiện chính sách xóa đói,
giảm nghèo của các cấp, các ngành. Các DTTS có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là
Hoa, Chu Ru, Ngái, Sán Dìu, Chơ Ro, Cơ Ho, Brâu, Xtiêng, Giáy, Tày, Chăm,
Khmer, Mạ và Ê Đê.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói của nhóm DTTS
là do khả năng thích nghi kém với sự thay đổi trong phƣơng thức sản xuất và cơ
chế thị trƣờng. Có sự khác biệt về thói quen và phƣơng thức sản xuất giữa các

7


DTTS và dân tộc Kinh. Trong khi các hộ Kinh có xu hƣớng ngày càng đa dạng
hóa nhiều hơn trong nơng nghiệp, thì các hộ DTTS chủ yếu trồng lƣơng thực
theo hình thức canh tác truyền thống. Bởi vậy, khi chịu những tác động từ bên
ngồi thì các nhóm này thƣờng khó thích nghi đƣợc với những sự thay đổi của cơ
chế thị trƣờng. Mức độ đa dạng hóa sinh kế ngồi hoạt động nơng nghiệp của các

hộ DTTS thấp; ít di chuyển và ít hòa nhập vào thị trƣờng lao động so với các hộ
dân tộc đa số sống trên cùng địa bàn.
* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Tỷ lệ tăng dân số: tỷ lệ tăng dân số của các DTTS luôn ở mức cao so với
mức chung của cả nƣớc. Trong giai đoạn 2009-2015, tốc độ tăng dân số bình
quân năm của đồng bào DTTS là 1,55%; cao 0,42% hơn mức tăng bình quân
năm của cả nƣớc (1,13%). Trong đó, một số DTTS có tốc độ tăng dân số cao
trong giai đoạn này là Cống (27,3%), Ơ Đu (18,6%), Bru Vân Kiều (18,5%),
Brâu (18,1%), Mảng (17,9%), Gié Triêng (17,9%), Xinh Mun (17,5%), Ba Na
(17,2%), Mơng (17,1%). Có 2 DTTS có mức tăng dân số âm trong giai đoạn
2009 - 2015 là Ngái (-3,5%) và Hoa (- 2,1%).
- Lao động: Cả nƣớc có khoảng 9,38 triệu ngƣời DTTS thuộc độ tuổi từ 15
trở lên, chiếm khoảng 13,63% tổng số ngƣời có độ tuổi từ 15 trở lên của cả nƣớc
(68,82 triệu ngƣời); trong đó có khoảng 8,08 triệu ngƣời DTTS có việc làm (chiếm
86,1% số ngƣời DTTS từ 15 tuổi trở lên). Số ngƣời DTTS có việc làm đã qua đào
tạo chiếm khoảng 6,2%, bằng 1/3 so với tỷ lệ trung bình của lực lƣợng lao động đã
qua đào tạo cả nƣớc; trong đó đào tạo sơ cấp nghề là 0,5%, trung cấp là 2,7%, cao
đẳng là 1,3% và đại học trở lên là 1,7%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng có sự
chênh lệnh giữa các DTTS với nhau, nhóm thấp nhất có tỷ lệ trung bình dƣới 2%,
nhóm cao nhất đạt tỷ lệ trung bình trên 7%. Một số DTTS có tỷ lệ lao động qua đào
tạo tƣơng đối cao nhƣ Pu Péo 16%, Ngái 15%, Bố Y 10,7%, Si La 9,9%, Hoa 9,5%,
Tà Ôi 9% và một số dân tộc gần nhƣ khơng có lao động qua đào tạo là Xtiêng, Brâu,
Mảng, Rơ Măm, Ba Na, Phù Lá, Ra Glay, La Hủ và Khơ Mú.
- Việc làm: Việc làm phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế, cơ
cấu kinh tế và bản thân năng lực của ngƣời lao động. Đa phần lao động của vùng
DTTS là thuộc ngành nông, lâm nghiệp. Trong tổng số 8,08 triệu ngƣời DTTS từ
15 tuổi trở lên có việc làm thì có đến 81,9% làm việc trong khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản, cao hơn mức chung của cả nƣớc (44%); có 8,6% làm việc
trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, thấp hơn mức chung của cả nƣớc
(22,7%) và có 9,5% làm việc trong khu vực dịch vụ, thấp hơn mức chung của cả

nƣớc (33,2%).

8


Trong tổng số ngƣời có việc làm của đồng bào DTTS, nam giới có việc
làm chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới; hiện có khoảng 4,20 triệu ngƣời DTT có việc
làm là nam (chiếm 51,98%) và 3,88 triệu ngƣời DTTS có việc làm là nữ
(48,02%). Một số DTTS có tỷ lệ nam có việc làm cao hơn rất nhiều so với nữ.
nhƣ dân tộc Ngái với 76,4% lao động có việc làm là nam; dân tộc Hoa cũng có
đến 58,4% lao động là nam giới; các DTTS khác nhƣ Pu Péo, Cơ Lao, Ơ Đu,
Khmer, Thổ, Chứt, Chơ Ro và Chăm, tỷ lệ lao động nam cũng cao, chiếm
khoảng 55%. Có một số dân tộc tỷ lệ lao động có việc làm là nữ cao hơn nam
nhƣng sự chênh lệch là không đáng kể (Rơ Măm, Si La, Lô Lô, Gié Triêng, Gia
Rai, Cống, Phù Lá, Xinh Mun).
- Thu nhập: thu nhập bình quân tháng một nhân khẩu DTTS khoảng 1,19
triệu đồng, chỉ bằng khoảng 42,5% so với mức chung của cả nƣớc (2,8 triệu
đồng/ngƣời/tháng). Trong thu nhập một tháng có 40% từ tiền lƣơng, tiền cơng;
41% từ hoạt động nông, lâm nghiệp, thủy sản; 10,5% từ hoạt động công nghiệp,
xây dựng, dịch vụ và có 8,5% từ các hoạt động khác.
Thu nhập bình qn/tháng của đồng bào DTTS có sự khác nhau giữa các
dân tộc. Dân tộc Hoa có mức thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng cao nhất với
khoảng 2,95 triệu đồng, cao hơn mức trung bình cả nƣớc; tiếp theo là dân tộc
Ngái 1,73 triệu đồng, Chơ Ro 1,68 triệu động, Khmer 1,53 triệu đồng, Sán Dìu
1,52 triệu đồng. Trong khi đó, ở chiều ngƣợc lại dân tộc Mảng có mức thu nhập
bình qn nhân khẩu/tháng thấp nhất với 0,44 triệu đồng; tiếp theo là Khơ Mú là
0,51 triệu đồng, Lô Lô là 0,53 triệu đồng, Chứt là 0,54 triệu đồng, La Hủ là 0,56
triệu đồng, Ơ Đu là 0,57 triệu đồng, Mông là 0,58 triệu đồng, La Chí 0,59 triệu
đồng; đây là những dân tộc mà mức thu nhập bình quân tháng một nhân khẩu
thấp hơn mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn năm 2015 (0,62 triệu

đồng/tháng/ngƣời).
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.3.1. Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
a) Khái quát về đất và đất nông nghiệp
Đất đã có từ lâu nhƣng khái niệm về đất mới có từ thế kỷ XVIII. Trong từng
lĩnh vực khác nhau, các nhà khoa học khái niệm về đất khác nhau.
Nhà bác học ngƣời Nga Đocutraep năm 1987 đƣa ra định nghĩa: “Đất là một
vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả tổng hợp của 5 yếu tố hình

9


thành đất đó là: sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian”. Sau này ngƣời ta bổ
sung thêm yếu tố thứ sau là con ngƣời.
Học giả ngƣời Anh V.R. wiliam đã đƣa ra khái niệm “Đất là lớp mặt tơi xốp
của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng”.
Theo quan điểm sinh thái đất đƣợc định nghĩa: đất là vật mang của hệ sinh
thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp (Vũ Thị Bình, 1995).
Đất là một thành phần quan trọng của của đất đai. Theo quan điểm các
chuyên gia đánh giá đất của FAO thì đất đai đƣợc định nghĩa là một vùng đất có các
đặc trƣng tự nhiên quyết định đến khả năng khai thác ở một mức độ nhất định nào
của vùng đó. Thuộc tính của đất phụ thuộc vào khí hậu, thổ nhƣỡng (đất), lớp địa
chất bên dƣới, thủy văn, động vật, thực vật và những tác động trong quá khứ cũng
nhƣ hiện tại của con ngƣời (FAO, 1976).
Theo quan điểm của các nhà kinh thế, thổ nhƣỡng và quy hoạch Việt Nam
thì “Đất là phần trên của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc đƣợc” và đất đƣợc
hiểu theo nghĩa rộng nhƣ sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao
gồm các cấu thành của môi trƣờng sinh thái ngay bên trên và dƣới bề mặt đó nhƣ:
khí hậu thời tiết, thổ nhƣỡng, địa hình, mặt nƣớc (hồ, sơng suối…), các dạng trầm
tích sát bề mặt cùng với nƣớc ngầm và khống sản trong lịng đất, tập đoàn thực vật,

trạng thái định cƣ của con ngƣời, những kết quả nghiên cứu trong quá khứ và hiện
tại để lại” (Bùi Quang Toản, 1980).
Nhƣ vậy có rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về đất, có khái niệm
phản ánh q trình phát sinh hình thành đất, có khái niệm nêu lên mối quan hệ giữa
đất và cây trồng và các ngành sản xuất, nhƣng nhìn chung có thể hiểu: đất đai là một
khoảng khơng gian có giới hạn gồm: khí hậu, lớp bề mặt, thảm thực vật, động vật,
diện tích mặt nƣớc, nƣớc ngầm và khống sản trong lòng đất. Trên bề mặt đất đai là
sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhƣỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng với
các thành phần khác có vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản
xuất và cuộc sống của xã hội loài ngƣời.
Đất nơng nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và
đất nông nghiệp khác.
Theo Luật đất đai 2013, đất nông nghiệp đƣợc chia ra làm các nhóm đất

10


chính sau: Đất sản xuất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất
làm muối và đất nông nghiệp khác.
b. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
* Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Mỗi quốc gia có một quỹ đất khác nhau và quỹ đất này có hạn do vậy khi sử
dụng đất phải đảm bảo tính hiệu quả, bền vững và phải tuân thủ các nguyên tắc nhất
định. Tại điều 6 Luật đất đai 2013 có 3 nguyên tắc phải đảm bảo khi sử dụng đất: (1)
Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất; (2) Tiết kiệm,
có hiệu quả, bảo vệ môi trƣờng và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của
ngƣời sử dụng đất xung quanh; (3) Ngƣời sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ
của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và các quy định của
pháp luật khác có liên quan.

Đối với đất nơng nghiệp ngoài 3 nguyên tắc trên khi sử dụng đất cần thêm
nguyên tắc “đầy đủ, hợp lý, hiệu quả và bền vững”, và phải có các quan điểm đúng
đắn theo xu hƣớng tiến bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, của từng địa
phƣơng để làm cơ sở cho việc sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả về cả mặt kinh
tế, xã hội, môi trƣờng.
Thực hiện nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp “đầy đủ, hợp lý, hiệu quả và
bền vững” là cần thiết vì:
- Nó sẽ làm tăng nhanh khối lƣợng nông sản trên đơn vị diện tích, xây dựng
cơ cấu cây trồng phù hợp với tiềm năng sẵn có của từng địa phƣơng, chế độ phân
bón hợp lý, góp phần bảo vệ độ phì đất, bảo vệ mơi trƣờng.
- Là tiền đề để sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên khác của
vùng từ đó nâng cao mức sống của ngƣời dân, quy mơ sản xuất và đảm bảo
hiệu quả bền vững.
- Điều đó sẽ bảo vệ đƣợc tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn đƣợc việc thối
hóa đất, nƣớc, bảo vệ mơi trƣờng.
- Trong cơ chế thị trƣờng cần phải xét đến tính quy luật của nó, gắn với các
chính sách vĩ mơ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nền
nông nghiệp bền vững.
* Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững

11


Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con ngƣời về
các sản phẩm đƣợc lấy từ đất ngày càng tăng. Mặt khác đất nông nghiệp ngày càng
thu hẹp do bị trƣng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, sử dụng đất nơng nghiệp
ở nƣớc ta cần hƣớng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh - xã hội trên cơ sở đảm
bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm, tăng cƣờng nguyên liệu cho công nghiệp và
hƣớng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp dựa trên
cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tận dụng đƣợc tối đa lợi

thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng là
những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền
vững tài ngun đất đai. Do đó đất nơng nghiệp cần đƣợc sử dụng theo nguyên tắc
“Đầy đủ và hợp lý” (Thái Phiên, 2000).
Để duy trì sự sống cịn của con ngƣời, nhân loại đang phải đƣơng đầu với
nhiều vấn đề phức tạp và khó khăn, sự bùng nổ dân số, nạn ơ nhiễm và suy thối
mơi trƣờng, … Nhiều nƣớc trên thế giới đã xây dựng và phát triển nông nghiệp theo
quan điểm nông nghiệp bền vững.
Nông nghiệp bền vững là tiền đề và điều kiện cho định cƣ lâu dài. Một trong
những cơ sở quan trọng bậc nhất của nông nghiệp bền vững là thiết lập đƣợc các hệ
thống sử dụng đất hợp lý. Vấn đề này Altieri và cộng sự là Susanna B.H.1990 cho
rằng: nền tảng của nông nghiệp bền vững là chế độ đa canh cây trồng với các lợi thế
cơ bản là: tăng sản lƣợng, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm tác hại của sâu
bệnh và cỏ dại, giảm nguy cơ rủi ro, … Quan điểm đa canh và đa dạng hóa nhằm
nâng cao sản lƣợng và tính ổn định này đƣợc ngân hàng thế giới đặc biệt khuyến
khích ở các nƣớc nghèo (Khonkaen University (KKU), 1992).
2.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp
a. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nƣớc, khí hậu, thời tiết....) có ảnh hƣởng trực tiếp
đến sản xuất nông nghiệp. Bởi các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài nguyên để
sinh vật tạo nên sinh khối. Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ
sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực và định hƣớng đầu tƣ thâm canh đúng.
Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I.
Điều kiện về đất đai, khí hậu thời tiết có ý nghĩa quan trọng đối với sản
xuất nông nghiệp. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nơng dân có thể lợi
dụng những yếu tố đầu vào phù hợp để tạo ra nông sản hàng hoá với giá rẻ.

12



Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh doanh năng lƣợng ánh sáng mặt trời
dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác. (Đặng Ngọc Khắc, 2011)
b. Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con ngƣời vào đất đai, cây
trồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hồ giữa các yếu tố của q trình sản xuất để
hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện
sự hiểu biết về đối tƣợng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trƣờng và thể
hiện những dự báo thông minh của ngƣời sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ
thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật
tự nhiên của sinh vật nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát triển sản
xuất nơng nghiệp hàng hố.
Theo Frank Elli và Douglass C.North, ở các nƣớc phát triển, khi có tác
động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng
đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng cơng nghệ
sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trƣởng
nhanh dựa trên việc chuyển đổi sử dụng đất.
Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp nƣớc ta, quy trình kỹ thuật có
thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế. Nhƣ vậy, nhóm các biện pháp kỹ
thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu
và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Đặng Ngọc Khắc, 2011).
c. Nhóm các yếu tố tổ chức
Quy hoạch và bố trí sản xuất: thực hiện phân vùng sinh thái nơng nghiệp
dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu
thị trƣờng, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng,
phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng
sẽ tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nông nghiệp hàng hố. Đó là cơ sở để
phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tƣ thâm canh và tiến hành tập trung hố,
chun mơn hố, hiện đại hố nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
và phát triển sản xuất hàng hố.

Hình thức tổ chức sản xuất: các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hƣởng
trực tiếp đến việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp. Vì
vậy, cần phải thực hiện đa dạng hố các hình thức hợp tác trong nơng nghiệp, xác

13


×