Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 101 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG LỆ THỦY

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC SƠN,
TỈNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Duy Bình

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Hoàng Lệ Thủy

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận được
dự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, động viên, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Duy Bình, người đã ln theo
sát, tận tình hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể các thầy cô giáo trong Ban quản lý đào tạo.
Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã luôn giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn; Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
huyện Bắc Sơn; Phòng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thơn, Phịng Thống kê và các phịng ban khác của Huyện Bắc Sơn – tỉnh Lạng
Sơn; cùng toàn thể các cán bộ, nhân dân 06 xã được chọn nghiên cứu; gia đình, bạn bè
và gia đình đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành nhiệm vụ
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Hoàng Lệ Thủy

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài........................................................................................... 2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học thực tiễn ............................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.

Các vấn đề về sử dụng đất nông nghiệp ........................................................... 3

2.1.1.

Khái quát về đất nông nghiệp ........................................................................... 3

2.1.2.

Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp .......................................... 4

2.2.

Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ......................................... 7

2.2.1.

Khái quát về hiệu quả sử dụng đất ................................................................... 7

2.2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ......................... 11


2.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông ngiệp .................... 13

2.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .................. 17

2.3.

Một số vấn đề về sử dụng đất nông nghiệp bền vững ..................................... 18

2.3.1.

Những xu hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững ..................................... 18

2.3.2.

Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. .................. 23

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 27
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 27

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 27


3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 27

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 27

iii


3.4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiện, kinh tế, xã hội của huyện có liên quan đến
hiệu quả sử dụng đất ...................................................................................... 27

3.4.2.

Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Bắc Sơn ..................................... 28

3.4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Bắc Sơn .................... 28

3.4.4.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp hiệu quả, hợp lý, bền vững của huyện Bắc Sơn ................................... 28

3.5.


Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28

3.5.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 28

3.5.2.

Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất ........................ 29

3.5.3.

Phương pháp điều tra, thu thập thông tin ........................................................ 31

3.5.4.

Phương pháp so sánh ..................................................................................... 32

Phần 4. Kết quả đạt được .......................................................................................... 33
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Bắc Sơn .................... 33

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 33

4.1.2.


Đánh giá điều kiện phát triển kinh tế- xã hội .................................................. 41

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội .................................... 48

4.2.

Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Bắc Sơn............................................... 49

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Bắc Sơn ..................................................... 49

4.3.

Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Bắc Sơn............................................................................................... 52

4.3.1.

Thực trạng các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp.......................................... 52

4.4.

Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất tại huyện Bắc Sơn ..................... 72

4.5.

Lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng và một số phương

hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện .......................... 75

4.5.1.

Nguyên tắc lựa chọn LUT có triển vọng ........................................................ 75

4.5.2.

Lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng và một số phương
hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện .......................... 75

4.6.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp của huyện ........................................................................................... 77

4.6.1.

Giải pháp về cơ chế, chính sách ..................................................................... 77

4.6.2.

Giải pháp ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất ...................................... 78

4.6.3.

Giải pháp về thị trường .................................................................................. 78

iv



4.6.4.

Giải pháp về vốn đầu tư ................................................................................. 79

4.6.5.

Giải pháp về nguồn nhân lực.......................................................................... 79

4.6.6.

Giải pháp về bảo vệ môi trường ..................................................................... 80

4.6.7.

Giải pháp về tăng cường cơ sở hạ tầng ........................................................... 80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 81
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 81

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 82

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 83
Phụ lục ...................................................................................................................... 85

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CLĐ

Cơng lao động

CPTG

Chi phí trung gian

FAO

Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới

GDP

Tổng sản phẩm Quốc nội

GTGT

Giá trị gia tăng


GTSX

Giá trị sản xuất

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LMU

Đơn vị bản đồ đất đai

LUT

Loại hình sử dụng đất

PTNT

Phát triển nơng thơn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TB


Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

TNT

Thu nhập thuần

UBND

Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng phân loại tiểu vùng nghiên cứu trên địa bàn huyện Bắc Sơn ............. 29
Bảng 3.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất
nơng nghiệp .............................................................................................. 30
Bảng 3.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất
nơng nghiệp .............................................................................................. 30
Bảng 3.4. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng
đất nơng nghiệp ......................................................................................... 31
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu về dân số ........................................................................... 42
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng nhóm đất nơng nghiệp................................................. 49
Bảng 4.3. Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Bắc Sơn .................................. 52
Bảng 4.4. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của các kiểu sử dụng đất vùng 1 ........................ 55
Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của các kiểu sử dụng đất vùng 2 ........................ 58
Bảng 4.6. Tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất ................... 61
Bảng 4.7. Đánh giá hiệu quả xã hội của loại hình sử dụng đất vùng 1 ........................ 64
Bảng 4.8. Đánh giá hiệu quả xã hội của loại hình sử dụng đất vùng 2 ........................ 66
Bảng 4.9. Mức độ đầu tư phân bón tại 2 tiểu vùng ..................................................... 68
Bảng 4.10. Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất ..................... 70
Bảng 4.11. Bảng đánh giá tổng hợp hiệu quả các loại hình sử dụng đất ở cả 2 tiểu
vùng trên địa bàn huyện Bắc Sơn .............................................................. 73

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên tác giả: Hồng Lệ Thủy
Tên luận văn: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn”
Chuyên ngành: Quản lý đất đai


Mã số: 60.85.01.03

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá được hiệu quả các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn
huyện Bắc Sơn.
- Định hướng và đề xuất các loại hình sử dụng đất hiệu quả của huyện Bắc Sơn.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu;
Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất;
Phương pháp điều tra, thu thập thông tin;
Phương pháp so sánh;
Phương pháp xử lý số liệu.
3. Kết quả đạt được và kết luận.
Huyện Bắc Sơn có diện tích đất tự nhiên của 69.941,4 ha, trong đó diện tích đất
sản xuất nơng nghiệp là 39.972,4 ha
Trên địa bàn huyện có 6 loại hình sử dụng đất chính với 12 kiểu sử dụng đất
khác nhau. Trong đó: tiểu vùng 1 gồm 6 loại hình sử dụng đất với 12 kiểu sử dụng đất;
tiểu vùng 2 gồm 6 loại hình sử dụng đất với 12 kiểu sử dụng đất.
- Tiểu vùng 1:
Đối với các loại hình sử dụng đất trong khu vực tiểu vùng 1 với yêu cầu mức độ
chi phí trung gian đầu tư, tổng thu nhập.... Loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả cao
nhất về kinh tế là các loại hình sử dụng đất của đất 2 lúa - màu, tiếp theo là các loại hình
sử dụng đất chuyên màu và LUT trồng rau, LUT cây công nghiệp.
- Tiểu vùng 2
Đối với các loại hình sử dụng đất ở tiểu vùng 2 với mức độ cần thiết để đầu tư vào
chi phí sản xuất, doanh thu.... Loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất là
LUT cây ăn quả, LUT 2 lúa - 1 màu, LUT rau.


viii


Kết luận: Luận văn đã đánh giá tình hình và hiệu quả các loại hình sử dụng đất
nơng nghiệp tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Cung cấp các giải pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Bắc Sơn bao gồm: Duy trì, phát triển và mở rộng
việc sử dụng các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao như LUT 2 lúa-1
màu, LUT chuyên rau, LUT cây ăn quả và LUTcây công nghiệp; Tăng cường áp dụng
các kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất; Hỗ trợ tài chính, cơ sở hạ tầng và tiêu thụ
sản phẩm cho nông nghiệp; Áp dụng sử dụng đất theo hướng chun mơn hóa trong sản
xuất nông nghiệp tại huyện Bắc Sơn.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Hoang Le Thuy
Thesis title: “Assessing the eficiency of agricultural production land use at
Bac Son District, Lang Son Province”
Major: Land management

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. research objectives:
- Assessing the eficiency of main agricultural production land use types at Bắc
Sơn District.
- Proprosing orientation and effective land use types for Bac Son District.
2. Research methods:
- The method selected study sites

- Effective assessment method of land use types
- The method Data collecting
- Comparative method
- Method of statistics, analysis, summary of investigation data.
- Data processing methods
3. Main results and conclustion.
Bac Son district has the natural land area of 69.941,4 ha in which agricatural
production land area is 39.972,4 ha.
The district has 6 main types of land, use with 12 different types of land use.
Where: subregion 1 including 6 types of land use for 12 types of land use; subregion 2
with including 6 types with 12 types of land use.
- Subregion 1:
For the type of land use in the subregion 1 with requests for the level of
investment intermediary costs, the total income. Type of land use for the highest
economic efficiency of land use type of land 2 rice - colored, followed by the type of
land use colored and vegetable planting, industry trees.
- Subregion 2
For the type of land use in subregion 2 with required level of investment in
production costs, revenues. Type of land use for the highest economic efficiency is LUT
Fruits, Rice LUT 2 rice - 1 Colour, vegetable LUT.

x


Conclusion: In conclusion, the thesis has assessed the situation and the
effectiveness of various types of agricultural land use at Bac Son District, Lang Son
Province. Offering solutions improve the efficiency of use of agricultural land in Bac
Son District include: Maintain, develop and expand the use LUT agricultural land is
highly effective as rice LUT 2 - 1 colored, LUT vegetables, fruit trees and industry
trees; Enhance the application of advanced cultivation techniques in the production;

Financial assistance, infrastructure and consumer products for the agriculture; Apply
oriented land use for agricultural production Bac Son District
.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng đối với con
người, là tư liệu sản xuất của bất cứ một nền sản xuất nào,là môi trường sống của
con người và các loại động thực vật, là nơi phân bố dân cư và diễn ra các hoạt
động về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Với sản xuất nơng nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế
được, khơng có đất thì khơng có sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy sử dụng đất là một
hợp phần quan trọng của chiến lược nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững.
Việt Nam là nước có diện tích đất bình quân đầu người thấp cho nên sự phát triển
của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của việc sử dụng đất. Việc sử
dụng thích hợp đất nơng nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát
triển của nền kinh tế đất nước.
Để khai thác tiềm năng đất đai đạt hiệu quả cao đảm bảo cho sự phát triển
của sản xuất nông nghiệp cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước
cần phải có các cơng trình nghiên cứu khoa học, đánh giá thực trạng hiệu quả sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp, nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế,
từ đó làm cơ sở để định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
Huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn là một huyện miền núi, dân cư chủ yếu
sống ở Nông thôn và sản xuất Nơng nghiệp, nhìn chung việc sử dụng chưa khai
thác được hết tiềm năng của đất, vấn đề đặt ra là phải đánh giá và tìm ra những
hướng khai thác và sử dụng tiềm năng đất đai hiệu quả, đồng thời duy trì và bảo

vệ đất đai theo hướng bền vững nhằm phục vụ sản xuất và đảm bảo kinh tế.
Nền nông nghiệp của huyện tăng trưởng khá nhưng thiếu tính ổn định và
bền vững, quy mơ sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm hàng hố ít, sức cạnh tranh chưa
cao, chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hố, trong khi đó lại là vùng có loại
cây ăn quả nổi tiếng là Quýt và là vùng trồng nhiều cây thuốc lá nhất trong tỉnh.
Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp để từ đó định
hướng cho người dân trong huyện khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả và
bền vững đất nơng nghiệp là một trong những vấn đề hết sức cần thiết của thực
tiễn ở huyện Băc Sơn nói riêng và địa bàn miền núi nói chung.
1


Từ tất cả những vấn đề trên, được sự phân công của khoa Quản lý Đất đai,
cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Duy Bình, tơi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá được hiệu quả các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp trên địa
bàn huyện Bắc Sơn.
- Định hướng và đề xuất các loại hình sử dụng đất hiệu quả của huyện
Bắc Sơn.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi đơn vị hành chính huyện Bắc Sơn, tỉnh
Lạng Sơn.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN
- Kết quả nghiên cứu và làm rõ đặc tính và tính chất đất đai của huyện Bắc
Sơn, tỉnh Lạng Sơn từ đó rút ra được tiềm năng đất đai của huyện.
- Xác định được hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên
phương diện kinh tế, xã hội, môi trường.
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn làm cơ sở cho các nhà quản lý, chỉ

đạo, điều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Băc Sơn.
- Các kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương lựa chọn các Loại hình
sử dụng đất, kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập cho người
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Sơn – tỉnh Lạng Sơn.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
2.1.1. Khái qt về đất nơng nghiệp
Luật Đất đai 2013 khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng”. Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai là
tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế, với những đặc điểm:
Tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 đã phân đất đai thành 3 loại đất: Đất
nông nghiệp, đất Phi nơng nghiệp và đất chưa sử dụng, trong đó nhóm đất nơng
nghiệp được quy định theo mục đích sử dụng bao gồm:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phịng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất ni trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các
loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt khơng
trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại
động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn ni, ni trồng thủy

sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con
giống và đất trồng hoa, cây cảnh”
Như vậy với các mục đích này đất Nơng nghiệp trở thành tư liệu sản xuất
trực tiếp và quan trọng hàng đầu đối với người nông dân.
- Đất đai là loại tư liệu sản xuất khơng thể thay thế: bởi vì đất đai là sản
phẩm của tự nhiên, nếu biết sử dụng hợp lý sẽ làm cho sức sản xuất của đất đai
ngày càng tăng lên. Điều này địi hỏi trong q trình sử dụng đất phải đứng trên

3


quan điểm bồi dưỡng, bảo vệ, làm giàu thông qua những hoạt động có ý nghĩa
của con người.
- Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu.
Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông - lâm
nghiệp và sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu nông sản ngày càng tăng
trong khi diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc khai khẩn đất
hoang hóa đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho quỹ đất nông
nghiệp tăng lên. Đây là xu hướng vận động cần khuyến khích.
- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng,
các miền. Mỗi vùng đất luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời
tiết, khí hậu, nước,…), điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, lao động, giao thơng,
thị trường,…) và có chất lượng đất khác nhau. Do vậy, việc sử dụng đất đai phải
gắn liền với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp để nhằm đem
lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ.
- Đất đai được coi là một loại tài sản, người chủ sử dụng có quyền nhất
định do pháp luật của mỗi nước quy định, tạo thuận lợi cho việc tập trung, tích tụ
và chuyển hướng sử dụng đất, từ đó phát huy được hiệu quả nếu biết sử dụng đầy
đủ và hợp lý.
Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của q trình sản

xuất nơng nghiệp. Thực tế cho thấy thơng qua q trình phát triển của xã hội lồi
người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh
thần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng
cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông lâm nghiệp. Vì vậy, sử dụng
đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng nhất cho nền
kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
2.1.2. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
2.1.2.1. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Để phát triển nông nghiệp hiệu quả, việc sử dụng đất cần tuân theo các
nguyên tắc sau:
- Sử dụng đất nông nghiệp với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho
công nghiệp và hướng tới xuất khẩu.

4


- Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu
phát triển kinh tế- xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và
không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần
thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai.
- Sử dụng đất nông nghiệp theo nguyên tắc "Đầy đủ, hợp lý và hiệu quả".
2.1.2.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Về chiến lược sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững của Bộ nông
nghiệp và phát triển Nông thôn: Ưu tiên sử dụng đất tốt cho nông nghiệp, dành
đất xấu (có khả năng sản xuất thấp) cho các mục đích phi nơng nghiệp. Điều hịa
giữa áp lực tăng dân số và tăng trưởng về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng
đất bền vững. Quản lý hệ thống nơng nghiệp nhằm đảm bảo có sản phẩm tối đa
về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì nhiêu đất. Bảo đảm phát triển tài nguyên rừng
nhằm thỏa mãn nhu cầu về thương mại, chất đốt, xây dựng và dân dụng mà

khơng làm mất nguồn nước và thối hóa đất. Sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch
bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của người sử dụng đất và cộng đồng.
Khi phân bố sử dụng đất cho các ngành kinh tế quốc dân cần sử dụng bản đồ, tài
liệu đất và đánh giá phân hạng đất đai mới xây dựng, nâng cao chất lượng quy
hoạch và dự báo sử dụng lâu dài.
Thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác tổng hợp đa mục tiêu:
nông - lâm kết hợp, chăn nuôi dưới rừng, nông - lâm và chăn nuôi kết hợp, nông
- lâm - ngư kết hợp, nông lâm ngư mục kết hợp, nông ngư kết hợp... Quản lý lưu
vực để bảo vệ đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ vững cân bằng sinh thái nhằm
duy trì sự tác động hỗ trợ lẫn nhau giữa đồng bằng và vùng đồi núi. Phát triển các
cây lâu năm có giá trị kinh tế, thương mại cao và góp phần bảo vệ đất trên vùng
đất dốc như: chè, cà-phê, cao-su, cây ăn quả. Áp dụng quy trình và cơng nghệ
canh tác thích hợp theo từng vùng, tiểu vùng, đơn vị sinh thái và hệ thống cây
trồng. Phát triển ngành cơng nghiệp phân bón và nâng cao hiệu quả sử dụng phân
bón thơng qua viêc phối hợp tốt giữa phân bón hữu cơ, vơ cơ, phân sinh học, vi
lượng, trên cơ sở kết quả nghiên cứu phân tích đất, đặc điểm đất đai và nhu cầu
dinh dưỡng của cây. Trong canh tác nông nghiệp, cần quan tâm thâm canh ngay
từ đầu, thâm canh liên tục và theo chiều sâu.
Hồn thiện hê thống pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tài nguyên
đất. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học
5


- Kỹ thuật, giao đất, giao rừng, cho dân vay vốn phát triển sản xuất, thâm
canh nhằm xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an toàn lương thực. Phát động quần
chúng làm công tác bảo vệ đất. Đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức trong nước,
khu vực và quốc tế trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án và
kế hoạch hành động bảo vệ và sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững.
Để duy trì sự sống của con người, nhân loại đang phải đương đầu với
nhiều vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, sự bùng nổ dân số, nạn ơ nhiễm mơi

trường, suy thối mơi trường, mất cân bằng sinh thái. Nhiều nước trên thế giới đã
xây dựng và phát triển nông nghiệp theo quan điểm nông nghiệp bền vững.
Theo FAO thì phát triển bền vững trong lĩnh vực nơng nghiệp chính là sự
bảo tồn đất, nước, các nguồn động và thực vật khơng bị suy thối, kỹ thuật thích
hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội. FAO đã đưa ra các tiêu
chí cụ thể trong nông nghiệp bền vững:
- Thỏa mãn nhu cầu lương thực cơ bản của cá thế hệ hiện tại và tương lai,
về số lượng và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp.
- Cung cấp lâu dài việc làm, thu nhập và điều kiện sống, điều kiện làm
việc tốt cho mọi người trực tiếp làm nơng nghiệp.
- Duy trì chỗ nào có thể, tăng cường khả năng sản xuất của tài nguyên
thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các tài nguyên tái tạo được mà không
phá vỡ bản sắc văn hóa xã hội của cộng đồng sống ở nơng thôn, hoặc không gây
ô nhiễm môi trường.
- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nơng nghiệp, củn cố lịng tin
trong người nông dân.
Nông nghiệp bền vững là tiền đề và là điều kiện cho sự định cư lâu dài.
Môt trong những cơ sở quan trọng bậc nhất của nông nghiệp bền vững là thiết lập
được hệ thống sử dụng đất hợp lý.
Theo Smyth and Dumanski (1993), sử dụng đất bền vững được xác định
theo 5 nguyên tắc:
- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất).
- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất (an toàn).
- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thối
hóa chất lượng đất và nước (bảo vệ).

6


- Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi).

- Được xã hội chấp nhận (sự chấp nhận).
Năm nguyên tắc trên được coi là kim chỉ nam của sử dụng đất đai bền
vững và là những mục tiêu cần phải đạt được. Nếu thực tế diễn ra đồng bộ so với
các mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được. Nếu chỉ một hay một vài
mục tiêu không phải là tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.
Ngồi ra cịn có các quan điểm sau:
- Tận dụng các nguồn lực, khai thác lợi thế so sánh về khoa học, kỹ thuật,
đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật ni có tỉ suất hàng hóa cao, tăng
sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.
- Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung chun mơn
hóa, sản xuất hàng hóa theo hướng ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm
canh tồn diện và liên tục.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp trên cơ sở thực hiện đa dạng
hóa hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng
vật ni, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ
môi trường.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và gắn liền với định
hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất
2.2.1.1. Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi,
hướng tới, nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất hiệu quả có nghĩa là
năng suất, hiệu suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao
động nói chung hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời
gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm
được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Trước kia, người ta thường
quan niệm rằng kết quả và hiệu quả là một, sau này khi nhận thức của con người
phát triển hơn, người ta thấy được sự khác biệt rõ ràng giữa hiệu quả và kết quả.

Tuy nhiên, phải thấy rằng:
7


- Bản chất của hiệu quả đó là sự thể hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình
độ sử dụng nguồn lực xã hội. Các Mác nói rằng, quy luật tiết kiệm thời gian là
quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất, mọi
hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát
triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao
đời sống con người.
- Hiệu quả là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của khoa học kinh tế
và quản lý.
- Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích sản xuất và phát triển kinh
tế xã hội đáp ứng ngày càng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành
viên trong xã hội.
2.2.1.2. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
a. Đối với lĩnh vực sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất là chỉ tiêu chất
lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng
sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền. Đồng thời về mặt hiệu quả xã hội là
thể hiện mức thu hút lao động trong quá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử
dụng đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị
và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu
quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nơng
sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm
bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nước.
b. Sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu
cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được chú ý hiện nay của hầu hết
các nước trên thế giới. Nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học,
các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nơng nghiệp mà cịn là sự
mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất

nơng nghiệp (Đào Châu Thu, 2002).
c. Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa
mối quan hệ người – đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường.
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật ni trên
cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp
dụng cơng nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đảm bảo sự
thống nhất giữa các ngành, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát
8


triển nền nơng nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững, đồng
thời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội và
mơi trường cao nhất (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
Các nội dung sử dụng đất có hiệu quả được thể hiện ở các mặt sau:
- Sử dụng hợp lý về khơng gian để hình thành hiệu quả kinh tế không gian
sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp hình thành quy mô
kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp hình thành việc sử dụng đất một cách
kinh tế, tập trung thâm canh. Việc sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố
liên quan. Vì vậy, việc xác định bản chất khái niệm hiệu quả sử dụng đất phải
xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của lý
thuyết hệ thống nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế,
hiệu quả xã hội, hiệu quả mơi trường (Nguyễn Thị Vịng, 2001);
Ngày nay, khi nói đến đánh giá hiệu quả sử dụng đất nói chung cũng như
hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp chúng ta thường đánh giá trên 3 khía cạnh:
hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Để sử dụng đất đạt hiệu
quả bền vững thì phải đảm bảo 3 loại hiệu quả này.

2.2.1.3. Phân loại hiệu quả sử dụng đất
Có thể phân hiệu quả thành 3 loại: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường.
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản
xuất hàng hóa và với tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác.
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo
các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà kinh tế Samuel – Nordhuas thì “Hiệu
quả là khơng lãng phí”. Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau,
Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm
chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt
9


động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã
hội (Đỗ Thị Tám, 2001).
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản
xuất hàng hố với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế,
hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy
luật “tiết kiệm thời gian”;
- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết
hệ thống;
- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các
lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết
quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra

là phần giá trị của nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về
phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ
giữa hai đại lượng đó.
* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội có lien quan mật thiết với hiệu quả kinh tế, nó thể hiện
mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Hiệu quả xã hội là mối tương quan so
sánh giữa kết quả xã hội và lượng chi phí bỏ ra. Ở đây, hiệu quả xã hội phản ánh
những khía cạnh về mối quan hệ xã hội giữa con người với con người như cơng
ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, cơng bằng xã hội…
Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định
bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp. Trong giai
đoạn hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp là nội dung được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác
định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp (Đỗ Thị
Tám, 2001).

10


* Hiệu quả môi trường
Môi trường là một vấn đề mang tính tồn cầu, hiệu quả mơi trường được
các nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản
xuất được coi là có hiệu quả khi hoạt động đó khơng gây tổn hại hay có những
tác động xấu đến mơi trường đất, mơi trường nước, mơi trường khơng khí cũng
như hệ sinh học. Và nó đạt hiệu quả khi q trình sản xuất kinh doanh diễn ra
không làm cho môi trường xấu đi mà ngược lại, q trình sản xuất đó làm cho
mơi trường tốt hơn, mang lại một môi trường xanh, sạch, đẹp hơn trước.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính
lâu dài, nó vừa đảm bảo lợi ích hiện tại lợi ích đến tương lai, nó gắn chặt với quá

trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái.
Vậy, trong q trình sử dụng đất nơng nghiệp để đảm bảo nguyên tắc
“đầy đủ, hợp lý, hiệu quả và bền vững” phải quan tâm tới cả ba hiệu quả trên,
trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, khơng có hiệu quả kinh tế thì khơng có
điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường, ngược lại, khơng
có hiệu quả xã hội và mơi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững (Đặng
Hữu, 2000).
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất Nơng nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng
đóng vai trị quan trọng đến sự phát triển của nền nông nghiệp cũng như năng
suất các loại cây trồng vật nuôi. Cụ thể bao gồm các nhóm yếu tố:
Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (Đất đai, nước, khí hậu, thời tiết, địa hình…) có ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng nông sản trong sản xuất nông
nghiệp. Đây là các yếu tố thuộc về tài nguyên tiềm năng sẵn có của vùng, là cơ
sở tạo mơi trường cho sinh vật tạo nên sinh khối. Vì vậy khi xác định vùng nơng
nghiệp chun mơn hóa cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên, trên cơ sở đó xác
định cậy trồng, vật nuôi chủ lực phù hợp, định hướng đầu tư, thâm canh cho đúng
cách.
- Đặc điểm lý, hố tính của đất: trong sản xuất nơng lâm nghịêp, thành
phần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất... quyết
định đến chất lượng đất và sử dụng đất. Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu, có
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất.
11


- Nguồn nước và chế độ nước: là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện
quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho
sinh vật sinh trưởng và phát triển.
- Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: điều kiện địa hình, độ dốc và thổ

nhưỡng là yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì đất có ảnh hưởng
đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng vật ni.
- Vị trí địa lý: vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh
sáng, nhiệt độ, nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp... sẽ quyết
định đến khả năng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất
nông lâm nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm
đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Điều kiện khí hậu: các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất
nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ơn, nhiệt độ bình
quân, sự sai khác nhiệt độ ánh sáng, về thời gian và không gian.....trực tiếp ảnh
hưởng tới sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực
vật thuỷ sinh,... lượng mưa, bốc hơi có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt
độ, độ ẩm của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sinh trưởng
của cây trồng, gia súc, thuỷ sản.
b, Biện pháp kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng,
vật ni nhằm tạo nên sự hài hồ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình
thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế.
c, Nhân tố kinh tế - xã hội: bao gồm rất nhiều nhân tố như chế độ xã hội,
dân số, cơ sở hạ tầng, mơi trường chính sách... các yếu tố này có ý nghĩa quyết
định, chủ đạo đối với kết quả và hiệu quả sử dụng đất. Sau đây là một số nhân tố
chủ yếu:
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Trong các yếu tố cơ sở
hạ tầng phục vụ sản xuất thì yếu tố giao thơng vận tải là quan trọng nhất, nó góp
phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu tố đầu vào
cho sản xuất. Các yếu tố khác như thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ, nơng
nghiệp đều có sự ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả sử dụng. Trong đó thuỷ lợi
và điện là yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay, giúp cho việc
12



sử dụng đất theo bề rộng và bề sâu. Các yếu tố cịn lại cũng có hỗ trợ trực tiếp
hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản: Là cầu nối giữa người sản
xuất và tiêu dùng, ở đó người sản xuất thực hiện việc trao đổi hàng hoá, điều này
giúp cho họ thực hiện được tốt quá trình tái sản xuất tiếp theo.
- Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng đất
thể hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng về
vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyền thống
trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định trong sản xuất. Do vậy,
muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì việc nâng cao trình độ và cập nhật thơng
tin khoa học, kỹ thuật là hết sức quan trọng.
- Hệ thống chính sách: chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp nơng thơn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục
vụ sản xuất, chính sách khuyến nơng, chính sách hỗ trợ giá, chính sách định canh
định cư, chính sách dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức, chính sách
khuyến khích đầu tư, chính sách xố đói giảm nghèo…các chính sách này đã có
những tác động rất lớn đến vấn đề sử dụng đất, phát triển và hình thành các loại
hình sử dụng đất mới.
Trong các nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến việc sử dụng đất được trình
bày ở trên, từ thực tế từng vùng, từng địa phương có thể nhận biết thêm những
nhân tố khác tác động đến hiệu quả sử dụng đất, trong đó có những yếu tố thuận
lợi và những yếu tố hạn chế. Đối với những yếu tố thuận lợi cần khai thác hết
tiềm năng của nó, những nhân tố hạn chế phải có những giải pháp để khắc phục
dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Vấn đề mấu chốt là tìm ra những nhân tố
ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất, để có những biện pháp thay đổi cơ cấu sử
dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả.
2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông ngiệp
2.2.3.1. Cơ sở lựa chọn các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử đụng đất
nông nghiệp.

+ Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất của địa
phương.
+ Nhu cầu phát triển các loại hình sử dụng đất của địa phương về phát
triển hoặc thay đổi sử dụng đất.
13


×