Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VIỆT VŨ

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Ngọc Hướng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Vũ

ii

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngồi sự cố gắng, nỗ lực của bản thân,
tơi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cơ, bạn bè và
người thân.
Cho phép tơi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
- Tiến sĩ. Lê Ngọc Hướng đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tơi trong q
trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này
- Lãnh đạo Khoa Kinh tế và PTNT, các thầy, cô giáo trong Bộ mơn phân tích
định lượng đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Lục Nam, Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Lục Nam, các
phòng, ban chức năng của huyện và các HTX tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp,
các cá nhân có liên quan ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ tơi trong suốt
q trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã
động viên, chia sẻ và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Vũ

iii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ iv
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis Abstract ............................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.5.

Những đóng góp mới trong thực tiễn của luận văn .............................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 5

2.1.1. Một số khái niệm .................................................................................................. 5
2.1.2. Vai trò của đào tạo nghề ....................................................................................... 8
2.1.3. Các hình thức đào tạo nghề................................................................................... 9
2.1.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho LĐTN ........................... 11
2.1.5. Quan điểm, mục tiêu, nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn của
Đề án 1956 .......................................................................................................... 16
2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 18


2.2.1. Các chính sách có liên quan đến đào tạo nghề ở Việt Nam và tỉnh Bắc Giang ....... 18

iv


2.2.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động ở một số quốc gia trên thế giới
và trong khu vực ................................................................................................. 19
2.2.3. Tình hình đào tạo nghề ở Việt Nam ................................................................... 23
2.2.4. Những bài học kinh nghiệm ............................................................................... 25
2.3.

Các nghiên cứu có liên quan ............................................................................... 26

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................... 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 29

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................... 29
3.1.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi ...................................................... 31
3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................................... 31
3.1.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng vật chất huyện Lục Nam .............................................. 37
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 38

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................. 38
3.2.2. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu ................................................................... 39
3.2.3. Phương pháp phân tích ....................................................................................... 40
3.2.4. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................. 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 43
4.1.

Thực trạng đào tạo nghề cho LĐNT huyện Lục Nam ........................................ 43

4.1.1. Năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện Lục Nam ............ 43
4.1.2. Phân tích khả năng tiếp nhận lao động của DN và XKLĐ qua đào tạo trên
địa bàn huyện Lục Nam ...................................................................................... 53
4.1.3. Đánh giá đào tạo nghề cho người lao động ở huyện Lục Nam .......................... 57
4.1.4. Cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy nghề.......................................................... 63
4.1.5. Trang thiết bị dạy nghề ....................................................................................... 65
4.1.6. Chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy........................................................ 66
4.1.7. Đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề ................................................................... 67
4.1.8. Về sinh hoạt đoàn thể, đời sống của học sinh, sinh viên .................................... 68
4.1.9

Ngành nghề đào tạo ............................................................................................ 68

4.1.10. Đầu tư tài chính, ngân sách cho các khóa đào tạo nghề ở huyện Lục Nam................. 68
4.2.

Một số kết luận rút ra qua điều tra, khảo sát các cơ sở dạy nghề trên địa
bàn huyện Lục Nam ............................................................................................ 71

4.2.1. Về kết qủa đạt được .......................................................................................... 71

v


4.2.2. Một số tồn tại, hạn chế ..................................................................................... 73

4.3.

Một số giải pháp phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện
Lục Nam ............................................................................................................. 76

4.3.2. Đối với lao động học nghề .................................................................................. 82
4.3.3. Đối với doanh nghiệp tiếp nhận lao động ........................................................... 82
4.3.4. Gắn kết giữa học nghề, đào tạo nghề và sử dụng lao động qua đào tạo ............. 83
4.3.5. Chính sách, quản lý Nhà nước về đào tạo nghề.................................................. 85
Phần 5. Lết luận và kiến nghị ...................................................................................... 86
5.1.

Kết luận............................................................................................................... 86

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................ 87

5.2.1. Cần phát huy vai trị của Nhà nước và chính quyền địa phương trong
cơng tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ................................................... 87
5.2.2. Đối với các cơ sở đào tạo nghề ........................................................................... 88
5.2.3. Đối với lao động học nghề .................................................................................. 88
5.2.4. Đối với các doanh nghiệp ................................................................................... 88
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 89
Phụ lục ............................................................................................................................ 90

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
CBQL
CC
CĐN
CHXH
CMKT
CNĐK
CNH
Cty TNHH TV&DV
KH NN I
DN
DT
ĐTN
GCN
GD-ĐT
GT(tr.Đ)
HĐH
HSPT
KCN
LĐCV
LĐNT
LĐSXTT
LĐ-TB&XH
NQ-CP
QĐ-TTg
SCN
SL
TCCN
TCN
TT GDTX - DN

TTDN
TTDN Xương Giang
TNHH CUNL
Phương Lan
UBND

Nghĩa tiếng việt
Cán bộ quản lý
Cơ cấu
Cao đẳng nghề
Cộng hịa xã hội
Chun mơn kỹ thuật
Chứng nhận đăng ký
Cơng nghiệp hóa
Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn và dịch vụ khách
hàng nông nghiệp 1
Dạy nghề
Diện tích
Đào tạo nghề
Giấy chứng nhận
Giáo dục - Đào tạo
Giá trị (Triệu đổng)
Hiện đại hóa
Học sinh phổ thơng
Khu cơng nghiệp
Lao động chờ việc
Lao động nông thôn
Lao động sản xuất trực tiếp
Lao động - Thương binh và Xã hội
Nghị quyết - chính phủ

Quyết định - Thủ tướng
Sơ cấp Nghề
Số lượng
Trung cấp chuyên nghiệp
Trung cấp nghề
Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề
Trung tâm Dạy nghề
Trung tâm Dạy nghề Xương Giang Trách nhiệm hữu
hạn cung ứng nhân lực Phương Lan
Ủy ban nân dân

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình biến động đất đai của huyện Lục Nam ........................................... 32
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Lục Nam................................................ 34
Bảng 3.3. Tình hình thu ngân sách huyện Lục Nam........................................................ 36
Bảng 3.4. Biến động chi ngân sách huyện Lục Nam ....................................................... 37
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp điều tra tại huyện Lục Nam .................................................... 39
Bảng 4.1. Các cơ sở Dạy nghề trên địa bàn huyện Lục Nam .......................................... 44
Bảng 4.2. Năng lực đào tạo nghề của một số doanh nghiệp có khả năng đào tạo
nghề trên địa bàn huyện .................................................................................. 45
Bảng 4.3. Tổng hợp tình hình giáo viên dạy nghề tại huyện Lục Nam ........................... 47
Bảng 4.4. Cơ sở vật chất của các cơ sơ dạy nghề ............................................................ 48
Bảng 4.5. Chương trình, giáo trình đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề ở
huyện Lục Nam ............................................................................................... 50
Bảng 4.6. Kết quả đào tạo nghề theo ngành nghề tại huyện Lục Nam ............................ 52
Bảng 4.7. Cơ cấu bậc thợ công nhân kỹ thuật ở Lục Nam .............................................. 53
Bảng 4.8. Sử dụng lao động sau đào tạo của các doanh nghiệp (năm 2015) ................... 55

Bảng 4.9. Tỷ lệ lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng ......................................... 59
Bảng 4.10. Đánh giá về lao động đã tốt nghiệp các trường dạy nghề đang làm việc
trong các doanh nghiệp huyện Lục Nam ........................................................ 60
Bảng 4.11. Dự kiến kinh phí cần đầu tư cơng tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn huyện Lục Nam giai đoạn 2014 - 2018. .................................................. 81
Bảng 4.12. Quan hệ liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp .......................... 84

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề ........................................ 14
Hình 3.1 Bản đồ huyện Lục Nam ................................................................................... 30
Hình 3.2. Giá trị sản xuất của huyện Lục Nam (đơn vị: triệu đồng) .............................. 35
Hình 4.1. Khả năng gắn bó của người lao động với cơng ty/đơn vị cơng tác ................ 61
Hình 4.2. Đánh giá của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên về trụ sở làm việc
và diện tích đất sử dụng ................................................................................. 63
Hình 4.3. Đánh giá của CBGV và HSSV về các cơng trình xây dựng .......................... 64
Hình 4.4. Đánh giá của CB, GV và HS, SV về trang thiết bị dạy nghề ......................... 65
Hình 4.5. Đánh giá của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên về chương trình,
giáo trình và tài liệu giảng dạy....................................................................... 66
Hình 4.6. Đánh giá của CBGV và HSSV về đội ngũ CBGV dạy nghề ......................... 67
Hình 4.7. Tổng hợp tỷ lệ lao động qua đào tạo 5 năm của huyện Lục Nam (2011 –
2015) .............................................................................................................. 71
Hình 4.8. Kết quả đào tạo nghề trong giai đoạn 5 năm (2011 đến 2015) của huyện
Lục Nam ........................................................................................................ 72

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.


Ý kiến của chủ tịch UBND huyện Lục Nam về Lao động đi XKLĐ ......... 57

Hộp 4.2.

Ý kiến của một Giám đốc cơng ty có trụ sở tại huyện Lục Nam .............. 58

Hộp 4.3.

Thái độ lao động qua ý kiến nhận xét của Doanh nghiệp ........................ 62

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Việt Vũ
2. Tên luận văn: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lục Nam,
Bắc Giang”
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Những năm trước công tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn cịn cầm chừng,
chưa có sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo các cấp, công tác điều tra, khảo sát và dự
báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nơng thơn cịn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết
vấn đề này ngày 27-11-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐTTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Đề tài
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang” đã
chỉ ra các tồn tại, hạn chế qua đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Mục tiêu cụ
thể của đề tài bao gồm: (1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động

đào tạo nghề cho lao động nông thôn; (2) Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng
đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lục Nam; (3) Đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lục Nam.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các Nguồn số
liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo Thu thập từ Internet để có các thơng tin về tình hình
đào tạo, dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trong cả nước và những tư liệu liên quan đến
đề tài.Thu thập từ Chi cục thống kê, Phòng Lao động, TB & XH, Trung tâm dạy nghề
của huyện về các thơng tin và tình hình kinh tế xã hội của huyện. Các thơng tin công bố
công khai của các cơ quan, tổ chức như: Báo và các tạp chí chun ngành, đài truyền
hình, truyền thanh… Phương pháp này thường áp dụng để nghiên cứu cơng tác đào tạo,
dạy nghề từ đó tìm được hướng đi đúng đắn trong việc hướng nghiệp và dạy nghề cho
lao động; để lao động nâng cao được tay nghề, tìm được việc làm phù hợp.Thu thập từ
những cơ quan Nhà nước về chủ trương chính sách bao gồm các nghị quyết TW, Nghị
quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ phát triển đào
tạo và dạy nghề. Thông tin sơ cấp sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, thảo luận,
phỏng vấn sâu để tiến hành phỏng vấn các nhóm đối tượng là cán bộ, giáo viên dạy
nghề; học sinh, sinh viên đang học nghề; người lao động tại các doanh nghiệp đã qua
đào tạo nghề; chủ sử dụng lao động của các doanh nghiệp và ý kiến chuyên gia của
nhóm đối tượng là cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn

x


tỉnh. Cơng cụ chính được sử dụng trong thu thấp thông tin là bảng hỏi các đối tượng.
Qua đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động thơng thơn trên địa
bàn huyện Lục Nam cho thấy có 06 đơn vị đào tạo nghề. Thực trạng các cơ sở đào tạo
nghề này còn nhiều thiếu thốn cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đào tạo. Qua đó
đưa ra các giải pháp nhanh chóng sắp xếp, bố trí các cơ sở đào tạo nghề; Xây dựng và
phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo nghề và cán bộ quản lý; Phát triển, đổi mới nội

dung và hình thức đào tạo; Tăng cường nguồn lực về tài chính; Đối với lao động học
nghề; Đối với doanh nghiệp tiếp nhận lao động; Gắn kết giữa học nghề, đào tạo nghề và
sử dụng lao động qua đào tạo; Chính sách, quản lý Nhà nước về đào tạo nghề.
Đề tài cũng đưa ra các kiến nghị và đề xuất: vai trị của Nhà nước và chính
quyền địa phương trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thô; Đối với các cơ
sở đào tạo nghề; Đối với lao động học nghề; Đối với các doanh nghiệp Qua đó nâng cao
chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn huyện

xi


THESIS ABSTRACT
1. Author's name: Nguyen Viet Vu
2. Thesis title: "Vocational training for rural laborers Luc Nam district, Bac Giang"
3. Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

4. Training institutions: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
In previous years vocational training for rural workers was perfunctorily,
without the participation of the leadership drastic levels, investigation, survey and
forecast demand for vocational training for rural workers also difficult. To resolve this
issue dated 27-11-2009, the Prime Minister issued Decision No. 1956 / QD-TTg
approving the project "Vocational training for rural workers until 2020". Project
"Vocational training for rural laborers Luc Nam district, Bac Giang province," pointed
out the existence, thereby limiting launched measures to strengthen vocational training
for rural labor village Luc Nam district, Bac Giang province. Specific objectives of the
study include: (1) To systemize the theoretical issues and practical vocational training
for rural workers; (2) Assessment of the situation and factors affecting vocational
training for rural laborers Luc Nam district; (3) to propose measures to strengthen

vocational training for rural laborers Luc Nam district.
In this study we used the flexibility between the primary and secondary data to
make the analysis said. In which secondary data collected from secondary data sources
mainly taken from books, newspapers from the Internet to collect information on the
status of training and vocational training of vocational training institutions in the
country and the data related to the subject tai.Thu cross from the Statistical office,
Department of Labour, Invalids and social Affairs, the district's vocational training
center for information and socio-economic situation of the district. The publicly
available information of agencies and organizations such as newspapers and specialized
magazines, television, radio ... This method is often used for research training,
vocational training since then to find the right direction in the vocational and vocational
training for workers; labor to improve the skills, find jobs in line hop.Thu cross from the
State authorities about policies including TW resolutions, resolutions of the
Government, the decision of the Prime Minister to support development and vocational
training. Primary information using survey methods sociology, discussions, interviews
to conduct interviews with the target group of officials and vocational teachers;
students, vocational school students; workers in the enterprise has trained; all employers
of enterprises and expert opinions of the target group are officials working in state
management of vocational training in the province. The main tool used in the low
information is collected questionnaires objects.

xii


By assessing the situation of vocational training for rural laborers informed Luc
Nam district showed 06 training units. Status of this vocational training establishments
are more needy both facilities and trained teachers. Thereby making the solution quickly
sort and arrange vocational training institutions; Construction and development of the
teaching staff of vocational training and management personnel; Development and
renewal of the content and form of training; Strengthening financial resources; For

apprenticeship labor; For labor-receiving enterprises; Coherence between vocational
education, training and employment through training; Policy, state management of
vocational training.
The theme also provides recommendations and proposals: the role of the State
and local authorities in the work of vocational training for rural labor crude; For
vocational training institutions; For apprenticeship labor; For now Thereby improving
quality of vocational training in the district.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo tính tốn của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, hiện nay cả
nước có khoảng hơn 25 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp,
chiếm 55,7% tổng lao động của cả nước, và mỗi năm có thêm khoảng 1 triệu
người đến tuổi lao động. Như vậy, theo mục tiêu, mỗi năm sẽ có khoảng 2 triệu
lao động nông thôn cần được đào tạo nghề để chuyển đổi sang các ngành nghề
phi nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở
nước ta chưa được coi trọng đúng mức. Nhiều bộ, ngành, địa phương, cán bộ và
xã hội nhận thức chưa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đào
tạo nghề chỉ là cứu cánh, có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm
thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Cơng tác đào tạo nghề cho lao động
nơng thơn cịn cầm chừng, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo các cấp,
công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nơng thơn
cịn gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra, nhiều nông dân chưa nhận thức đầy đủ về
tầm quan trọng của việc đào tạo nghề nên không mặn mà với các trung tâm dạy
nghề. Nhiều gia đình chỉ tính đến việc cho con em mình theo học nghề khi
không đủ chỉ tiêu để theo học bất kỳ hệ đào tạo nào khác. Thực tế cho thấy,
công tác đào tạo nghề mới chỉ thu hút được 25% số lao động trẻ ở nông thôn

tham gia, và tỷ lệ này cịn thấp hơn ở nhóm lao động đã có tuổi (trên 35 tuổi)
(Hoàng Văn Phai, 2011).
Để giải quyết thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn nước ta,
ngày 27-11-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg
phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là
Đề án 1956). Trong Quyết định này đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta là: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông
thôn, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nơng thơn,
có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với
mọi lao động nơng thơn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội
tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn”. Đề án 1956 đã đề ra mục tiêu

1


tổng quát: “ Bình quân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nơng
thơn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã. Nâng cao
chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao
động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục
vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn…”. Đối
tượng của Đề án này là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ
học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên đào tạo nghề
cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có
cơng với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ
nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thuộc diện có đất thu hồi…
Lục Nam là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, được thành lập theo
Nghị định số 24/NĐ-TTg ngày 21/01/1957 của Thủ tướng Chính phủ, phía Bắc
giáp huyện Lục Ngạn, phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn và huyện Lạng Giang, huyện

Yên Dũng, phía Nam giáp tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh. Có diện tích gần
600km2 trong đó diện tích đất nơng nghiệp khoảng 18.720 ha, đất lâm nghiệp 27
nghìn ha, cịn lại là một số diện tích đất khác; dân số gần 22 vạn người, trong đó
dân số nơng nghiệp chiếm trên 90%. Tuy nhiên qua điều tra thì số lao động đã
qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp, điều này cho thấy chất lượng lao động của
huyện chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn và cả trong
việc cung ứng cho thị trường lao động. Mặt khác, chất lượng lao động qua đào
tạo nghề còn nhiều hạn chế, bất cập; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho
LĐTN như một yếu tố khách quan, một yêu cầu hết sức cần thiết (UBND huyện
Lục Nam, 2016).
Xuất phát từ yêu cầu đó, để góp phần làm rõ hơn về cơ sở lí luận, thực
trạng hoạt động, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực đào tạo nghề
cho lao động ở huyện Lục Nam tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo
Đề án 1956 trên địa bàn huyện Lục Nam để chỉ ra các tồn tại, hạn chế qua đó đưa
ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động đào tạo nghề
cho lao động nông thôn.
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho lao
động nông thôn huyện Lục Nam.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao

động nông thôn huyện Lục Nam.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT theo Đề án 1956 trên địa bàn huyện
Lục Nam hiện nay diễn ra như thế nào? Đã đạt được các kết quả ra sao?
- Có các thuận lợi gì và có các khó khăn, hạn chế gì trong hoạt động đào
tạo nghề cho LĐNT?
- Cần có những giải pháp nào phù hợp với tình hình thực tế nhằm khắc
phục những hạn chế, tồn tại trong hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT theo Đề án
1956 trên địa bàn huyện Lục Nam?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT theo Đề
án 1956 trên địa bàn huyện Lục Nam. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm
để hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT được thực hiện hiệu quả hơn, tốt hơn trong
thời gian tới.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu về hoạt động đào tạo nghề cho LĐTN theo Đề án 1956
trên địa bàn huyện Lục Nam trong giai đoạn 2010 – 2015.
- Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đào tạo nghề đối với
lao động nông thôn theo quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Các
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đào tạo nghề đối với lao động nông
thôn trên địa bàn huyện Lục Nam.

3



1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI TRONG THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
Sau khi hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động đào tạo
nghề cho lao động nơng thơn, tìm ra các khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn trong q trình CNH, HĐH.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Lục Nam trong gia đoạn 2011 – 2015.
Phát hiện, đánh giá các mặt đã làm được và chưa làm được của các trung
tâm dạy nghề, của chính quyền địa phương trong cơng tác đào tạo nghề cho lao
động nơng thơn. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
a, Khái niệm nghề
Tác giả E.A.Klimov (1971) viết “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng
sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết
cho xã hội (do sự phân công lao động xã hội mà có). Nó tạo cho con người khả
năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc
tồn tại và phát triển”.
Khái niệm nghề theo quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau nhất
định. Cho đến nay thuật ngữ “nghề” được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm về nghề.
+ Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa: “Là một loại hoạt động lao
động địi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn”.
+ Khái niệm nghề ở Anh được định nghĩa: “Là công việc chuyên môn đòi
hỏi một sự đào tạo trong khoa học nghề thuật”.

+ Khái niệm nghề ở Đức được định nghĩa “ Là hoạt động cần thiết cho xã
hội ở một lĩnh vực hoạt động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào
đó”.
Như vậy nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắn
chặt với sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học, kỹ thuật, và văn minh nhân
loại. Bởi vậy được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu từ nhiều góc độ
khác nhau.
+ Ở Việt Nam, nhiều định nghĩa nghề được đưa ra song chưa được thống
nhất, Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2013) trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng
Việt” cho rằng: "Từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử
dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất
tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc (nghề thuốc,
ngành văn thư...).
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2013) viết: "Từ nghề nghiệp là những từ ngữ
biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề

5


nào đó trong xã hội. Những từ này thường được những người trong ngành nghề
đó biết và sử dụng. Những người khơng làm nghề ấy tuy ít nhiều cũng có thể biết
nhiều từ ngữ nghề nghiệp nhưng ít hoặc hầu như khơng sử dụng chúng. Do đó, từ
ngữ nghề nghiệp cũng là một lớp từ vựng được dùng hạn chế về mặt xã hội".
Theo từ điển Tiếng Việt thì nghề là "công việc chuyên môn làm theo sự
phân công lao động của xã hội". Nghề nghiệp là nghề để sinh sống và phục vụ xã
hội. Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, song chúng
tơi thấy đều thống nhất ở một số nét đặc trưng nhất định như sau:
- Đó là hoạt động, là cơng việc về lao động của con người được lặp đi lặp lại.
- Là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội.
- Là phương tiện để sinh sống.

b, Khái niệm đào tạo nghề
- Đào tạo: Có nhiều cách tiếp cận khái niệm đào tạo, xin trích dẫn một số
khái niệm sau:
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (2011): “Đào tạo là quá trình tác động
đến một con người nhằm làm cho con người đó lĩnh hội và nắm vững những tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích
nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân cơng nhất định góp phần của
mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài
người. Về cơ bản đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường gắn với giáo
dục đạo đức, nhân cách“.
Theo Nguyễn Minh Đường (2006) - Viện khoa học giáo dục Việt Nam:
“Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát
triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ… để hoàn thiện nhân cách cho
mỗi cá nhân để tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng
suất và hiệu quả”.
Như vậy, đào tạo là một một quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp, đồng thời giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ cho người học để họ trở
thành người cán bộ, công dân, người lao động “có phẩm chất chính trị, đạo đức,
có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp
tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”. Quá trình này diễn ra trong các cơ sở đào tạo như : các trường ĐH,
CĐ, TCCN, trường DN, trung tâm DN…theo một kế hoạch, một chương trình,

6


nội dung trong một thời gian quy định cho một ngành nghề cụ thể nhằm giúp cho
người học đạt được một trình độ nhất định trong lao động nghề nghiệp.
Cũng theo Nguyễn Minh Đường, trong “Vấn đề bồi dưỡng và đào tạo lại
các loại hình lao động đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội”, đề tài

cấp Nhà nước KX07-14. Đã đưa ra một số khái niệm, thuật ngữ sau:
- Đào tạo nghề: Là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng chun mơn
nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với
công việc hiện tại và trong tương lai. Đào tạo nghề (ĐTN) bao gồm hai q trình
có quan hệ hữu cơ với nhau. Đó là:
+ Dạy nghề: Là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý
thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự
khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp.
+ Học nghề: Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành
của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định. ĐTN cho người
lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề
nghiệp, chuyên môn bao gồm ĐTN mới, ĐTN bổ sung, đào tạo lại nghề.
- Đào tạo nghề mới: Là đào tạo những người chưa có nghề, gồm những
người đến tuổi lao động chưa được học nghề, hoặc những người trong độ tuổi lao
động nhưng trước đó chưa được học nghề. Đào tạo mới nhằm đáp ứng tăng thêm
lao động ĐTN cho xã hội.
- Đào tạo lại nghề: Là đào tạo đối với những người đã có nghề, có chun
mơn nhưng do u cầu mới của sản xuất và tiến bộ kỹ thuật dẫn đến việc thay đổi
cơ cấu ngành nghề, trình độ chuyên môn. Một số công nhân được đào tạo lại cho
phù hợp với cơ cấu ngành nghề và trình độ kỹ thuật mới. Đào tạo lại thường
được hiểu là quá trình nhằm tạo cho người lao động có cơ hội để học tập một lĩnh
vực chuyên môn mới để thay đổi nghề.
- Bồi dưỡng nâng cao tay nghề: Bồi dưỡng có thể coi là q trình cập
nhật hố kiến thức cịn thiếu, đã lạc hậu, bổ túc nghề, đào tạo thêm hoặc củng cố
các kỹ năng nghề nghiệp theo từng chuyên môn và thường được xác nhận bằng
một chứng chỉ hay nâng lên bậc cao hơn.
Như vậy, xác định rõ ranh giới giữa đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại nghề
hiện nay là một việc hết sức phức tạp, khó khăn.

7



Từ các khái niệm cơ bản về nghề và đào tạo nghề, có thể thấy: ĐTN là
một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân. Theo quy định của Luật
giáo dục, hệ thống giáo dục bao gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục học nghề, giáo dục đại học và sau đại học.
c, Khái niệm Lao động nông thôn
Lao động nông thôn là một bộ phận của lực lượng lao động quốc gia, bao
gồm những người trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn và hoạt động trong
hệ thống kinh tế ở khu vực nông thôn.
Hệ thống kinh tế ở khu vực nông thôn bao gồm các ngành nông - lâm ngư nghiệp, diêm nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
2.1.2. Vai trò của đào tạo nghề
Với mục tiêu "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài"
nhằm đáp ứng đòi hỏi sự phát triển kinh tế - xã hội; cùng với các hệ thống giáo
dục, hệ thống dạy nghề có chức năng chủ yếu thực hiện các mục tiêu giáo dục
nói trên, ĐTN góp phần quan trọng vào mục tiêu đào tạo nhân lực.
Trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực thực hiện sự nghiệp CNHHĐH, công tác ĐTN cần phải được đẩy mạnh cả về số lượng và chất lượng theo
hai hướng ĐTN dài hạn và ngắn hạn, trong đó ĐTN dài hạn giữ vai trị chủ đạo.
Chính vì vậy giáo dục đào tạo nói chung và ĐTN nói riêng có tầm quan trọng
góp phần quyết định chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp đổi mới và
hội nhập của đất nước.
Theo Ngơ Chí Thành (2004) Vai trò của dạy nghề được thể hiện ở những
mặt sau:
Một là, dạy nghề góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực về kiến thức và kỹ năng, đáp ứng được nhu cầu thị trường lao
động trong nước, khu vực và trên thế giới.
Hai là, dạy nghề đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng CNH – HĐH đất nước.
Ba là, dạy nghề góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm và
phát triển ngành nghề mới ở nông thôn. Giải quyết việc làm cho người lao động

là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác và sử
dụng có hiệu quả nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

8


Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm cịn gặp nhiều
khó khăn, đa số lực lượng lao động hiện nay có kiến thức và chuyên mơn thấp,
khó có thể tìm kiếm được việc làm. Để tháo gỡ vấn đề này, phát triển công tác
ĐTN sẽ là một biện pháp hữu hiệu nhằm đào tạo đội ngũ lao động giúp họ có thể
tham gia thị trường lao động. Đối với bộ phận LĐNT, thông qua các lớp ĐTN sẽ
có thể bằng những nghề mình học mà tạo lập nghề nghiệp ngay trên q hương
mình. Đây khơng chỉ là vấn đề giải quyết lao động dư thừa tại chỗ mà còn là điều
kiện để phát triển ngành nghề mới ở nông thôn.
Bốn là, dạy nghề đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động. Ngoài việc nâng
cao chất lượng tay nghề, chuyên môn cho người lao động, ĐTN cịn góp phần
nâng cao ý thức, tăng tính tổ chức kỷ luật. Đây là một điều kiện thuận lợi cho bộ
phận nhân lực đã qua đào tạo khi ra nước ngồi lao động. Vì vậy, phát triển dạy
nghề gắn với nhu cầu thị trường lao động, hòa nhập thị trường lao động quốc tế
là góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động khu vực nơng
thơn, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước đưa kinh tế nước nhà lên một tầm
cao mới.
Năm là, dạy nghề góp phần thay đổi nhận thức, tư duy về vấn đề nghề
nghiệp, lao động và việc làm cho một bộ phận lớn thanh niên và xã hội. Khi thực
hiện tốt xã hội hóa ĐTN sẽ tạo ra một phong trào ĐTN sâu rộng, lơi kéo tồn bộ
xã hội vào q trình học tập, nâng cao trình độ, đào tạo gắn với việc làm, từ đó
thay đổi nhận thức, tư duy về vấn đề nghề nghiệp, lao động và việc làm cho một
bộ phận lớn thanh niên và xã hội.
Sáu là, ĐTN cho lực lượng LĐNT cịn góp phần vào việc đảm bảo an sinh
xã hội. Trình độ dân trí thấp, cùng với việc sản xuất nơng nghiệp có tính thời vụ

sẽ dẫn đến một bộ phận LĐNT dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội : ma túy, cờ bạc,
rượu chè... ảnh hưởng đến xã hội nói chung và gia đình, bản thân họ nói riêng. Vì
vậy, nếu LĐNT được qua ĐTN một cách bài bản và khoa học sẽ giúp họ nâng
cao tầm nhận thức của mình và mở ra cho họ cơ hội tìm kiếm việc làm mới nhằm
nâng cao thu nhập, từ đó giúp cho đời sống kinh tế của họ được ổn định và phát
triển hơn.
2.1.3. Các hình thức đào tạo nghề
ĐTN là quá trình trang bị cho người học một cách có hệ thống về kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nghề nghiệp. ĐTN là nhằm hướng vào hoạt
động nghề nghiệp và hoạt động xã hội.

9


- Theo Luật giáo dục năm 2005, tại Điều 12 quy định: ĐTN được thực
hiện dưới 1 năm đối với trình độ sơ cấp, từ 1 đến 3 năm đối với ĐTN trình độ
trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Theo Luật Dạy nghề đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006: ĐTN là hoạt động
dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho
người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi học
khố học.
Tiếp cận dưới góc độ quản lý, đây là định nghĩa đầy đủ hơn cả bởi lẽ nó đã
đề cập đến nội dung quan trọng nhất, đó là đào tạo nhân lực gắn với việc làm.
a. Sơ cấp nghề
- Mục tiêu: ĐTN trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng
lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số cơng việc của
một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng
nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả
năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

b. Trung cấp nghề
- Mục tiêu: ĐTN trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề
kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả
năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, cơng nghệ vào cơng việc; có đạo
đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ,
tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự
tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
c. Cao đẳng nghề
- Mục tiêu: ĐTN trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến
thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng
làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng
kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong
thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng
nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả
năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Việc hình thành 3 cấp trình độ ĐTN nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
nguồn nhân lực, phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất, thay đổi của kỹ thuật, cơng
nghệ mới trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và hội nhập

10


quốc tế, đồng thời tạo tính liên thơng giữa các cấp trình độ đào tạo nghề.
Phát triển hệ thống ĐTN với 3 cấp trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu lao
động kỹ thuật theo cơ cấu hợp lý và sự thay đổi kỹ thuật, công nghệ mới trong
sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và đẩy nhanh quá trình hội
nhập trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực với các nước trong khu vực và trên
thế giới.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho LĐTN
Chất lượng giáo dục nói chung và ĐTN nói riêng chịu ảnh hưởng của

nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Có thể phân các yếu tố
chủ yếu thành các nhóm để xem xét như sau:
2.1.4.1. Phân tích các yếu tố bên trong, yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo nghề
ĐTN chịu ảnh hưởng trước tiên là của các nhân tố bên trong của chính q
trình đào tạo bao gồm: hệ thống cơ sở dạy nghề; cơ sở vật chất, tài chính cho dạy
nghề; đội ngũ giáo viên, học viên học nghề; chương trình, giáo trình đào tạo; hệ
thống mục tiêu; tuyển sinh, việc làm; kiểm tra đánh giá, cấp văn bằng chứng
chỉ…, những yếu tố này được coi là những yếu tố đảm bảo chất lượng của đào
tạo nghề. Chúng ta xét một số yếu tố chính như sau:
a. Mục tiêu đào tạo nghề
Mục tiêu đào tạo nghề là đích hướng tới của quá trình đào tạo nghề. Theo
Luật dạy nghề của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ X số 76/2006/QH XI ngày
29/11/2006 đã nêu mục tiêu chung của đào tạo nghề là: “Đào tạo nhân lực kỹ
thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng
với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác
phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi
tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao
hơn, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước”.
Mục tiêu đào tạo nghề đối với người lao động là hết sức cụ thể, căn cứ vào
mục tiêu chung về đào tạo nghề, phải xác định được đích đến từ q trình đào tạo
nghề cho đối tượng lao động phù hợp khả năng học tập của lao động nông thôn
và công việc sau khi tốt nghiệp. Mục tiêu đào tạo có hướng đích cụ thể với từng
cấp trình độ, ở trình độ Sơ cấp nghề thì mục tiêu là nhằm trang bị cho người học
nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số
công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác

11


phong cơng nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt

nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ
cao hơn.
Như vậy, mục tiêu đào tạo nghề khơng chỉ tạo ra lực lượng lao động có
nghề mà còn gắn chặt với vấn đề việc làm cho người lao động sau khi học nghề,
đó chính là hướng đi mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường về lao
động có tay nghề cao.
b. Chương trình, giáo trình đào tạo
Chương trình đào tạo là điều kiện khơng thể thiếu trong quản lý nhà nước
các cấp, các ngành đối với hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề. Chương trình
đào tạo phù hợp được các cấp có thẩm quyền phê duyệt là một trong những yếu
tố quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo. Khơng có chương trình đào tạo sẽ
khơng có các căn cứ để xem xét, đánh giá bậc đào tạo của các đối tượng tham gia
đào tạo và việc đào tạo sẽ diễn ra tự phát không theo một tiêu chuẩn thống nhất.
Trong lĩnh vực dạy nghề, chương trình đào tạo gắn với nghề đào tạo.
Khơng có chương trình đào tạo chung cho các nghề mà mỗi loại nghề đều có
chương trình riêng. Do vậy, một cơ sở dạy nghề có thể có nhiều chương trình đào
tạo nếu như cơ sở đó đào tạo nhiều nghề. Điều này đòi hỏi việc nghiên cứu, đánh
giá thực trạng về chương trình ĐTN xét ở mức độ có hay khơng có, khơng thể
chỉ căn cứ vào cơ sở ĐTN mà phải căn cứ vào các nghề mà cơ sở đó đào tạo.
Chương trình đào tạo bao gồm phần lý thuyết và phần thực hành, tương
ứng với mỗi nghề thì tỷ lệ phân chia giữa hai phần này là khác nhau về lượng nội
dung cũng như thời gian học.
Với giáo trình cũng tương tự, giáo trình là những quy định cụ thể hơn của
chương trình về từng mơn cụ thể trong đào tạo. Nội dung giáo trình phải tiên
tiến, phải thường xuyên được cập nhật kiến thức mới thì việc đào tạo mới sát
thực tế và hiệu quả ĐTN mới cao.
Việc nghiên cứu, xây dựng các chương trình, giáo trình sao cho hợp lý và
sát với nhu cầu đào tạo cũng như sát với nghề đào tạo để học viên có thể nắm
vững được nghề sau khi tốt nghiệp là vấn đề rất quan trọng và ảnh hưởng trực
tiếp tới chất lượng đào tạo.

c. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (CBQL)
Giáo viên dạy nghề là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức lý thuyết
cũng như các kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở

12


×