Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Định giá dịch vụ kế toán tại công ty cổ phần năng lực việt luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ TUYẾT

ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ KẾ TỐN
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN NĂNG LỰC VIỆT

Chun ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số :

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Quang Giám

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa
từng sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích
dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016



Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn này, ngồi sự nỗ lực của bản
thân, tơi đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình chỉ bảo của các thầy,
các cơ, sự giúp đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy TS. Đỗ Quang Giám người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt q trình nghiên cứu để
hồn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Ban chủ
nhiệm Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, tập thể các thầy, cô trong khoa và trực tiếp
là các thầy, cơ Bộ mơn Kế tốn quản trị và Kiểm tốn đã giúp đỡ tơi về thời gian cũng
như kiến thức để tơi hồn thành q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể anh chị em cán bộ của Công ty cổ
phần Năng Lực Việt, những người đã hỗ trợ tôi trong việc thu thập tài liệu về hoạt
động của Công ty và đưa ra những ý kiến đánh giá sâu sắc về những nội dung đề tài
nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi trong q trình
thực hiện luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................................iii
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................. vi
Danh mục sơ đồ ..............................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ viiii
Thesis abstract.................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu đề tài................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung .................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đóng góp của luận văn ........................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4

2.1.1.

Dịch vụ kế toán .................................................................................................... 4


2.1.2.

Định giá dịch vụ trong doanh nghiệp................................................................... 8

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 31

2.2.1.

Kinh nghiệm về định giá của các doanh nghiệp trong và ngoài nước ............... 31

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn ............................................................. 37

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 39
3.1.

Khái quát về công ty cổ phần Năng Lực Việt .................................................... 39

3.1.1

Quá trình hình thành và phát triển Công ty ....................................................... 39

3.1.2

Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Cơng ty ....................................... 41


3.1.3.

Tình hình lao động và két quả kinh doanh của cơng ty ..................................... 49

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 53

3.2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................ 53

3.2.2.

Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................................. 53

3.2.3

Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 54

iii


3.2.4

Sử dụng các phương pháp định giá .................................................................... 54

3.2.5.

Phương pháp chuyên gia .................................................................................... 54


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 55
4.1.

Đặc điểm công tác định giá dịch vụ kế tốn của cơng ty cổ phần
Năng Lực Việt .................................................................................................... 55

4.1.1.

Đặc điểm và các loại hình dịch vụ kế tốn của Cơng ty ....................................... 55

4.1.2.

Mạng lưới khách hàng của Công ty ................................................................. 56

4.1.3.

Các mục tiêu định giá của công ty ...................................................................... 58

4.1.4.

Các chiến lược định giá áp dụng........................................................................ 58

4.1.5.

Các phương pháp định giá của công ty cổ phần Năng Lực Việt ........................... 60

4.1.6.

Qui trình định giá ................................................................................................ 62


4.2.

Thực trạng cơng tác định giá dịch vụ kế tốn .................................................... 69

4.2.1.

Định giá dịch vụ kế tốn trọn gói : .................................................................... 69

4.2.2.

Định giá dịch vụ kế tốn báo cáo thuế của cơng ty ........................................... 75

4.2.3.

Định giá dịch vụ hoàn thiện sổ sách báo cáo tài chính của cơng ty................... 77

4.2.4.

Định giá dịch vụ báo cáo tài chính của cơng ty ................................................ 80

4.2.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác định giá dịch vụ kế tốn tại cơng ty.......... 82

4.3.

Đánh giá cơng tác định giá dịch vụ kế tốn tại cơng ty cổ phần Năng
Lực Việt .................................................................................................... 84


4.3.1.

Những kết quả tác đạt được ............................................................................... 84

4.3.2.

Những mặt tồn tại, hạn chế ................................................................................ 84

4.4.

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần Năng Lực Việt ..... 85

4.4.1.

Định hướng hoạt động dịch vụ kế tốn của cơng ty .......................................... 85

4.4.2.

Giải pháp cho cơng tác định giá dịch vụ kế tốn tại cơng ty cổ phần Năng
Lực Việt ............................................................................................................. 86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 89
5.1.

Kết luận .............................................................................................................. 89

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................ 89


5.2.1.

Về phía Nhà nước .............................................................................................. 90

5.2.2.

Về phía tổ chức Hội nghề nghiệp ...................................................................... 91

5.2.3.

Đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kế tốn viên, kiểm tốn viên ................. 91

5.2.4.

Về phía các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán..................................... 92

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 93
Phụ lục ........................................................................................................................... 94

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCTC

Báo cáo tài chính


BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

CPLĐTT

Chi phí lao động trực tiếp

CPQL

Chi phí quản lý

DN

Doanh nghiệp

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

GTGT


Giá trị gia tăng

KHTSCĐ

Khấu hao tài sản cố định

KQSXKD

Kết quả sản xuất kinh doanh

NVL

Nguyên vật liệu

NCTT

Nhân công trực tiếp

NSNN

Ngân sách nhà nước

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

THSDHĐ

Tình hình sử dụng hóa đơn


TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

Tr.đ

Triệu đồng

TV

Thành viên

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình lao động của cơng ty năm 2014-2015............................................ 50
Bảng 3.2. Kết quả sản xuất- kinh doanh của công ty năm 2013-2015 ........................... 52
Bảng 4.1. Bảng Danh sách khách hàng công ty cổ phần Năng Lực Việt ....................... 57
Bảng 4.2. Chi phí kế hoạch của cơng ty năm 2016 ........................................................ 67
Bảng 4.3. Định giá dịch vụ tại công ty năm 2016 .......................................................... 67
Bảng 4.4. Bảng giá chi tiết dịch vụ kế tốn trọn gói cơng ty cổ phần Năng Lực
Việt (Áp dụng từ 01/01/2014 đến 31/12/2014) .............................................. 70
Bảng 4.5. Bảng giá chi tiết dịch vụ kế tốn trọn gói ..................................................... 74
Bảng 4.6. Bảng giá dịch vụ báo cáo thuế linh hoạt ........................................................ 75

Bảng 4.7. Bảng báo giá dịch vụ hoàn thiện sổ sách báo cáo tài chính ........................... 78
Bảng 4.8. Bảng dự tốn chi phí nhân công trực tiếp cho dịch vụ ................................... 79
Bảng 4.9. Bảng báo giá dịch vụ lập báo cáo tài chính .................................................... 81

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Các bước trong chương trình định giá ......................................................... 15
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quy trình kinh doanh .......................................................................... 41
Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy quản lý công ty .................................................................. 44
Sơ đồ 3.3. Tổ chức bộ máy kế tốn tại cơng ty ............................................................. 46
Sơ đồ 3.4. Quy trình hạch tốn kế tốn tại cơng ty ....................................................... 49
Sơ đồ 4.1. Trình tự lập dự tốn chi phí dịch vụ............................................................. 68

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Tuyết
Tên luận văn: Định giá dịch vụ kế tốn tại Cơng ty cổ phần Năng Lực Việt
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Mục đích kinh doanh là lợi nhuận tối đa, song, trước hết các doanh nghiệp phải
bù đắp được các chi phí bỏ ra và có lãi, sau đó sẽ tối đa hố lợi nhuận. Như vậy, giá để
cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp mong muốn là giá mà trước hết phải đủ để bù đắp,

trang trải các chi phí và có lãi. Do đó các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế tốn nói
chung và cơng ty cổ phần Năng Lực Việt nói riêng phải cân nhắc nhiều thứ trước khi
quyết định giá cho dịch vụ của doanh nghiệp.
Định giá là một nghệ thuật vì nó không đơn thuần chỉ là đưa ra một giá bán cho
sản phẩm, dịch vụ mà nó cịn làm cho doanh nghiệp trở nên khác biệt, cũng như quyết
định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Việc cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, việc quyết định đưa ra giá cả của dịch vụ
là yếu tố hết sức quan trọng. Nhận thức được điều đó tơi quyết định lựa chọn vấn đề
định giá dịch vụ kế toán làm luận văn thạc sỹ của mình. Đề tài được thực hiện tại Cơng
ty cổ phần Năng Lực Việt với tiêu đề: “Định giá dịch vụ kế tốn tại Cơng ty cổ phần
Năng Lực Việt” nhằm phân tích thực trạng định giá dịch vụ kế tốn của Cơng ty cổ
phần Năng Lực Việt góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về giá và
chất lượng dịch vụ kế toán nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty đồng thời tìm ra
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh tại đơn vị.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung như công tác tổ
chức, quản trị điều hành, công tác định giá dịch vụ kế toán. Đề tài chủ yếu tập trung vào
lĩnh vực dịch vụ kế toán, nghiên cứu các yếu tố chi phí cấu thành và tác động lên giá
dịch vụ kế toán. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trọng luận văn gồm:
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp; phương pháp thống kê mô tả; phương
pháp so sánh; ...
Kết quả chính và kết luận:
Nghiên cứu đã phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về tập hợp xác định chi
phí cho dịch vụ kế toán cấu thành lên giá dịch vụ kế toán nhằm xác định được mức giá

viii


có thể chấp nhận được để Cơng ty khơng chỉ cạnh tranh được về chất lượng dịch vụ mà
còn cạnh tranh được về giá, đạt được mục tiêu tăng doanh số ổn định hoạt động. Một hệ

thống các chỉ tiêu định tính và định lượng đã được luận văn đề cập nhằm giúp đánh giá
chính xác hơn về chất lượng dịch vụ kế toán, khả năng cạnh tranh của mỗi Cơng ty cung
cấp dịch vụ kế tốn. Luận văn cũng đã đề cập nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất
lượng dịch vụ kế tốn từ các Cơng ty dịch vụ kế tốn nước ngồi tại Việt Nam cũng như
một số Cơng ty dịch vụ kế tốn trong nước, trên cơ sở đó rút ra một số bài học có giá trị
cho Cơng ty cổ phần Năng Lực Việt có thể nghiên cứu và vận dụng.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng qua 3 năm gần đây nhất, luận văn đã phân tích và
làm rõ những kết quả đạt được, một số tồn tại cũng như những nguyên nhân của tồn tại
cũng đã được chỉ ra. Đây là cơ sở rất quan trọng để luận văn đề xuất các giải pháp và
kiến nghị phù hợp, khả thi.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Tuyet
Thesis title: Valuation of accounting services at JSC Vietnam Capability
Major: Business Administration

Code: 60.34.01.02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The purpose of business is maximum profits; however, enterprises have to offset
the cost and get profit first, then maximize profits. Therefore, the price to provide
service which the enterprise desires is first and foremost enough to cover, to pay the
expenses and to gain profit. Consequently, all the enterprises providing accountancy
services in general and Viet Power Joint Stock Company in specific has to consider
various factors before deciding the price for its services.
Appraise is an art as it is not simply just giving the product a price but also

making the enterprise unique, as well as deciding the position of the enterprise on the
market.
The competition on service quality and service price is so important factor of
Company. In awareness of this issue, I decide to select the topic of assessing the
accounting service for my master thesis. The thesis is conducted in Viet Power Joint
Stock Company with title: “Assessing the accounting service in Viet Power Joint
Stock Company” in order to analyze the current situation of cost management and
assessing the accounting service of Viet Power Joint Stock Company and to contribute
into systematizing the practical and theoretical issues on accounting service quality and
improving the business efficiency of Company, simultaneously finding out solutions for
improving the service quality in the unit.
Researching methods
The content of thesis mainly concentrates into researching contents, such as
organization, administration, cost management and accounting service pricing. The
thesis mainly concentrates into fields of accounting service, researching the cost
collection management, cost component factors and impacts on accounting service
price. The researching methods used in the thesis include: primary and secondary data
collection method; descriptive statistics method; comparison method; marking method.
Main findings and conclusion
The research analyzes and clarifies the basic contents on collecting and
identifying costs for accounting services which constitute the accounting service price

x


in order to identify the acceptable price, so that the company does not only compete in
term of service quality, but it also have a competitive price and achieves the turnover
increasing goal and stabilize its operation. A system of qualitative and quantitative
targets shown in thesis aims at evaluating more exactly the accounting service quality,
competition capacities of each Company which provides accounting services. The thesis

also researches experiences of accounting service quality improving withdrawn from
foreign accounting service companies in Vietnam and from several domestic accounting
service companies. And then, it withdraws several valuable experiences for Viet Power
Joint Stock Company to research and apply.
Based on evaluation of current situation for 3 recent years, the thesis analyzes
and clarifies the findings, several shortcomings and also reasons of shortcomings. They
are very important foundations for thesis to propose the suitable and feasible solutions
and petitions.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất ra phải được tiêu thụ trên
thị trường để thu hồi vốn đã bỏ ra. Việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng vẫn quyết định bởi yếu tố thị trường.
Trong kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ phụ thuộc vào quy luật cung cầu,
trong đó giá cả sản phẩm, hàng hóa là một tiêu chí có ý nghĩa rất quan trọng.
Ngồi phụ thuộc vào thị trường, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu, giá bán được
định ra bởi các nhà quản trị, tùy thuộc vào giá vốn và các thị trường, khách
hàng khác nhau. Tuy nhiên, cho dù có nhiều căn cứ để định giá, nhưng căn cứ
quan trọng nhất vẫn phải dựa vào giá vốn, tren nguyên tắc giá bán phải bù đắp
toàn bộ chi phí và có lãi.
Định giá là một trong những quyết định khó khăn nhất đối với các doanh
nghiệp. Việc định giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản
phẩm dịch vụ và cuối cùng là sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Thách thức này sẽ càng lớn hơn khi doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm
hay dịch vụ phức tạp.
Có rất nhiều phương pháp định giá khác nhau, tuy nhiên tùy theo đặc thù

của sản xuất, sản phẩm và yêu cầu quản lý các doanh nghiệp cần phải sử dụng
phương pháp định giá một cách phù hợp nhất. Nói khác đi, các doanh nghiệp sản
xuất có thể sử dụng phương pháp định giá khác với các doanh nghiệp hoạt động
cung cấp dịch vụ.
Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, đặc biệt loại hình dịch vụ tài
chính kế tốn có đặc thù riêng, bởi nó liên quan đến nguồn lực tri thức phải tuân
thủ những chuẩn mực, nguyên tắc nhất định nên việc định giá đối với các dịch vụ
này là rất quan trọng. Các chi phí liên quan đến dịch vụ này bao gồm các hoạt
động quản lý liên quan đến nhân lực, vật lực, các chi phí khác và cịn thể hiện ở
tri thức trình độ chun mơn của người trực tiếp làm dịch vụ. Từ đó quyết định
gián tiếp tới các yếu tố đầu ra - đầu vào và chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp. Việc định gia dịch vụ kế toán tốt sẽ đưa ra được mức giá hợp lý với từng
khách hàng, cạnh tranh được về giá với các đơn vị cung cấp khác, đảm bảo được
lợi nhuận cho Cơng ty và lợi ích cho khách hàng.

1


Công ty cổ phần Năng Lực Việt là một công ty chun cung cấp dịch vụ tài
chính kế tốn đang trên đà phát triển, hướng tới là một doanh nghiệp cung cấp
các dịch vụ tài chính, kế tốn có chất lượng ở Việt Nam. Đây là loại hình dịch vụ
khá mới mẻ nhưng có xu hướng phát triển tốt. Xoay quanh phạm vi các công
việc như: báo cáo thuế hàng tháng, hàng qúy; quyết toán thuế; làm kế toán; báo
cáo tài chính vào cuối năm,…
Cơng tác định giá dịch vụ là cơng việc hết sức quan trọng, mang tính cấp
thiết trong ngành nói chung và trong vấn đề quản lý doanh nghiệp, quản lý kinh
tế nói riêng đóng góp tích cực vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực ở nội bộ
doanh nghiệp, giúp nhà quản lý trong việc đưa ra quyết định ở tương lai. Là một
doanh nghiệp cũng mới đí vào hoạt động và là lĩnh vực hoạt động mới nên công
tác định giá các sản phẩm dịch vụ của Cơng ty cịn nhiều bất cập. Chính vì vậy,

việc nghiên cứu các phương pháp định giá từ đó sử dụng phương pháp định giá
phù hợp đối với các dịch vụ của Công ty là vấn đề rất cần thiết.
Là người trực tiếp quản lý tại công ty dịch vụ kế tốn, bản thân tơi nhận
thấy việc cần thiết phải nghiên cứu nội dung này, với hy vọng góp phần giải
quyết các vướng mắc trong quản lý nói chung, cơng tác định giá dịch vụ nói
riêng. Đây cũng là vấn đề khá mới mẻ, hấp dẫn nhưng lại có tầm quan trọng
và cấp thiết đối với một cơng ty dịch vụ tài chính. Từ thực tế nói trên tơi
chọn nội dung “Định giá dịch vụ kế tốn tại Công ty cổ phần Năng Lực
Việt” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các vấn đề lý luận về định giá sản phẩm, dịch vụ; Đánh giá
thực trạng cơng tác định giá dịch vụ kế tốn tai đơn vị nghiên cưu, từ đó đưa ra
cách thức, giải pháp phù hợp cho công tác định giá dịch vụ kế toán của đơn vị
trong thời gian tới .
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về định giá sản phẩm dịch vụ
trong doanh nghiệp.
- Nghiên cứu thực trạng công tác định giá dịch vụ kế tốn và phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác định giá dịch vụ kế tốn tại Công ty cổ phần Năng
Lực Việt.

2


- Đề xuất cách thức, giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác định giá dịch
vụ kế tốn của Cơng ty trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác định giá sản

phẩm dịch vụ kế tốn, thực trạng cơng tác định giá dịch vụ kế tốn và giải pháp
hồn thiện nội dung này ở đơn vị nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung các vấn đề lý luận về các phương
pháp định giá trong kế toán quản trị đối với dịch vụ kế toán.
-Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Công ty cổ phần Năng Lực Việt.
-Phạm vi thời gian: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được trích xuất
trong 3 năm từ 2013 đến 2015, số liệu điều tra trong năm 2016.
1.4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Việc nghiên cứu giúp cho tác giả hiểu rõ hơn về các mục tiêu chiến
lược định giá, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác định giá dịch vụ, các
phương pháp định giá dịch vụ kế tốn của cơng ty cổ phần Năng Lực Việt,
nhận ra những ưu điểm hạn chế thiếu sót, đưa ra các giải pháp khả thi nhằm
góp phần nâng cao sức cạnh tranh, khả năng thu hút và hiệu quả kinh doanh
của công ty cổ phần Năng Lực Việt.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Dịch vụ kế toán
2.1.1.1. Khái niệm dịch vụ và dịch vụ kế toán
Theo Luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất kinh
doanh trên tất cả các lĩnh vực, ngoài các lĩnh vực Nhà nước cấm (Quốc hội,
2014). Như vậy, tùy thuộc vào điều kiện, khả năng các doanh nghiệp có thể sản
xuất sản phẩm, cung cấp hàng hóa hay hoạt động cung cấp dịch vụ theo nhu cầu
của thị trường và xã hội. Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ trong lĩnh vực dân
sự, thương mại được thực hiện theo các nguyên tắc của pháp luật dân sự như
bình đẳng, tự do thỏa thuận, tự do định đoạt ... Do vậy, nhà nước tôn trọng quyền

tự định giá và cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo
đúng pháp luật. Đồng thời, Nhà nước cũng sử dụng các biện pháp cần thiết để
bình ổn giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước. Theo xu hướng chung, các
hoạt động cung cấp dịch vụ trong nền kinh tế sẽ ngày càng tăng lên và đóng góp
ngày càng lớn vào tổng sản phẩm xã hội hàng năm.
Theo ISO 8402, Dịch vụ là kết quả của hoạt động sinh ra do tiếp xúc giữa
bên cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ bên cung ứng để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng (Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, 1999). Hoạt
động kinh doanh dịch vụ rất đa dạng, căn cứ vào tính chất của hoạt động dịch vụ,
người ta chia làm 2 loại dịch vụ:
- Dịch vụ có tính chất sản xuất, như dịch vụ vận tải, bưu điện, may đo, sửa
chữa, ...
- Dịch vụ khơng có tính chất sản xuất, như dịch vụ hướng dẫn du lịch, giặt
là, chụp ảnh, ...
Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì hoạt động kinh cung cấp
dịch vụ là hoạt động kinh doanh chính, cịn đối với các tổ chức kinh tế khác có
hoạt động chính là sản xuất, kinh doanh mua bán hàng hố ... thì hoạt động dịch
vụ chỉ mang tính phụ trợ, bổ sung cho hoạt động kinh doanh .
Trong kinh tế học dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng
hóa nhưng là hàng hóa phi vật chất. Đây là những sản phẩm khơng mang tính

4


hữu hình, là những sản phẩm mà con người được cảm nhận nó thơng qua rát
nhiều hình thức khác nhau.
Cũng theo kinh tế học, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng
nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ...và mang lại lợi
nhuận.

Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho
những nhu cầu nhất định của số đơng, có tổ chức và được trả cơng (Từ điển
Tiếng Việt, 2004).
Dịch vụ là hàng hóa có tính vơ hình, q trình sản xuất và tiêu dùng khơng
tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt
Nam theo quy định của pháp luật..(Quốc Hội, 2012, Luật Giá).
Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên
kia và chủ yếu là vơ hình và khơng dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản
phẩm của nó có thể có hay khơng gắn liền với một sản phẩm vật chất.
+Dịch vụ là một hoạt động lao động sáng tạo nhằm bổ sung giá trị cho
phần vật chất và làm đa dạng hoá, phong phú hoá, khác biệt hoá, nổi trội hoá…
mà cao nhất trở thành những thương hiệu, những nét văn hoá kinh doanh và làm
hài lòng cao cho người tiêu dùng để họ sẵn sàng trả tiền cao, nhờ đó kinh doanh
có hiệu quả hơn.
Như vậy có thể thấy dịch vụ là hoạt động sáng tạo của con người, là hoạt
động có tính đặc thù riêng của con người trong xã hội phát triển, có sự cạnh tranh
cao, có yếu tố bùng phát về cơng nghệ, minh bạch về pháp luật, minh bạch chính
sách của chính quyền.
Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi
là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và
nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ
thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. (Quốc
Hội, 2005).
Đây là hình thức kinh doanh mang đặc thù riêng của doanh nghiệp. Đó là
những hoạt động của tổ chức kinh doanh nhằm cung cấp các dịch vụ để phục vụ
đời sống và nhu cầu của lao động sản xuất, đáp ứng nhu cầu người sử dụng nó.
Kế tốn là khoa học về thu nhận, xử lý, phản ảnh và cung cấp thông tin tài
chính, kinh tế cho các đối tượng khác nhau. Kế tốn là cơng cụ quản lý khơng thể

5



thiếu được trong nền kinh tế, cũng như của mọi đơn vị, tổ chức. Kế toán là người
thực hiện quá trình xác nhận, ghi chép, tổng hợp và báo cáo các thơng tin kinh tế,
tài chính để hỗ trợ cho người ra quyết định đúng đắn nhất.
Theo quy định của Luật kế tốn, các doanh nghiệp, tổ chức có thể tổ
chức cơng tác kế tốn theo các hình thức khác nhau, trong đó có cả hình thức
th dịch vụ kế toán từ các pháp nhân được nhà nước thừa nhận. Các pháp
nhân, doanh nghiệp thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ kế toán cũng phải
tuân thủ các quy định chung trong hoạt động kinh doanh (Quốc Hội, 2015).
Do đây là lĩnh vực đặc thù nên nó cần phải đáp ứng được các u cầu có tính
chun mơn, nghiệp vụ cụ thể.
Dịch vụ kế toán là một loại sản phẩm đặc thù mang tính vơ hình và thể
hiện nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Là loại hình
dịch vụ nên nó cũng có tính chất, đặc điểm chung với các loại dịch vụ khác. Tuy
nhiên, dịch vụ kế tốn lại có đặc thù riêng bởi những khác biệt về tính chất của
loại hình dịch vụ này.
2.1.1.2. Đặc điểm và điều kiện hoạt động dịch vụ kế tốn
So với các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ kế tốn có một số điểm khác
biệt cơ bản dưới đây.
Thứ nhất, đặc điểm kế toán dịch vụ gắn liền với đặc điểm của hình thức
kinh doanh dịch vụ đó là:
- Thường có tính đơn chiếc, tùy thuộc vào mỗi hợp đồng, nhu cầu của
khách hàng về các công việc khác nhau.
- Khơng có sản phẩm tồn kho.
Cũng giống như nhiệm vụ chung của kế tốn thì kế tốn dịch vụ cũng cần
phải thực hiện và phản ánh kịp thời các chi phí, nghiệp vụ phát sinh, tính giá
thành sản xuất, xác nhận đúng đắn kết quả kinh doanh. Đồng thời theo dõi, kiểm
tra việc đảm bảo an toàn tài sản của DN. Bên cạnh đó cũng phải quản lý, giám
sát chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức thực hiện, định mức sử dụng

nguyên vật liệu, đẩy mạnh nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ cho DN.
Thứ hai, dịch vụ kế tốn có những điểm khác so với các dịch vụ khác, cụ
thể: Dịch vụ kế toán được hiểu là một hoạt động dịch vụ, dịch vụ đó làm kế tốn
cho Doanh nghiệp. Tại Việt nam, hoạt động này xuất hiện nhiều mà các đối
tượng cung cấp dịch vụ là những đối tượng phải được có sự đồng ý của cơ quan
quản lý Nhà nước mới được phép thực hiện.

6


Q trình thực hiện dịch vụ kế tốn mà chủ yếu là dịch vụ kế toán thuế và
bao gồm các bước:
- Đăng ký thuế cho doanh nghiệp;
- Tổ chức quá trình ghi chép kế tốn cho doanh nghiệp;
- Báo cáo theo quy định của các Luật Thuế (Thuế giá trị gia tăng, thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, và những loại thuế khác nếu
doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến sắc thuế đó);
- Thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc, đăng
ký lao động bắt buộc. Luật lao động, luật bảo hiểm xã hội đã quy định rõ và yêu
cầu các doanh nghiệp có nghĩa vụ báo cáo và trích nộp các Quỹ. Bao gồm Quỹ
Bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
- Tuân thủ chế độ báo cáo sổ sách kế toán theo quy định.
Dịch vụ kế tốn là một loại hình dịch vụ vừa mang tính pháp lý và vừa là
tác nghiệp kỹ thuật, nghiệp vụ. Nó địi hỏi tn thủ những yếu tố kỹ thuật
(phương pháp xây dựng báo cáo kế tốn, cơ sở tính tốn số liệu...) và yếu tố pháp
lý (tuân thủ quy định về lập những báo cáo kế toán...). Hoạt động cung cấp dịch
vụ kế toán thực chất là bên thứ ba tham gia vào việc chấp hành nghĩa vụ tài chính
của một bên là khách hàng, một bên là Nhà nước. Chính vì vậy, q trình cung
cấp dịch vụ diễn ra khá phức tạp, vừa phải làm để hài lịng khách hàng, đồng thời
khơng vi phạm những tiêu chuẩn về cung ứng dịch vụ vốn đang dựa trên những

cơ sở pháp lý nghiêm ngặt và tiêu chuẩn kỹ thuật có tính chun mơn, nghiệp vụ
nhất định.
Để thực hiện dịch vụ kế toán (cụ thể hơn là dịch vụ kế toán thuế), người
làm dịch vụ (doanh nghiệp) phải có Chứng chỉ hành nghề Kế tốn hay Chứng chỉ
hành nghề thuế. Người có Chứng chỉ hành nghề Thuế được làm dịch vụ khai thuế
và Đại lý Thuế nhưng khơng được quyền làm hành nghề kế tốn, người có
Chứng chỉ hành nghề Kế tốn thì được làm dịch vụ kế tốn và dịch vụ khai thuế
chứ khơng được làm Đại lý thuế.
Theo Thơng tư 72/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính các đối tượng tham gia
cung ứng dịch vụ kế toán phải tuân thủ các quy định về điều kiện hành nghề dịch
vụ kế tốn cụ thể:
a) Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế tốn;
b) Có ít nhất 2 người có Chứng chỉ kiểm tốn viên/chứng chỉ hành nghề kế

7


tốn do Bộ Tài chính cấp, trong đó Giám đốc doanh nghiệp phải là người có
Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên từ 2 năm trở lên.
Các dịch vụ kế toán được thực hiện
1. Làm kế toán;
2. Làm kế toán trưởng;
3. Thiết lập cụ thể hệ thống kế toán cho đơn vị kế toán;
4. Cung cấp và tư vấn áp dụng công nghệ thông tin về kế toán;
5. Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, cập nhật kiến thức kế tốn;
6. Tư vấn tài chính;
7. Kê khai thuế;
8. Các dịch vụ khác về kế toán theo quy định của pháp luật
(Bộ Tài Chính, 2007)
2.1.2. Định giá dịch vụ trong doanh nghiệp

2.1.2.1. Một số vấn đề chung về định giá dịch vụ
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi của hàng hoá, Về nghĩa
rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hố, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó;
Giá cả của hàng hố nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị.
Giá cả là số tiền mà người muốn bán và người muốn mua thỏa thuận với
nhau để trao đổi hàng hóa dịch vụ trong điều kiện giao dịch bình thường, hoặc
giá cả là số tiền hay sản phẩm mà ta yêu cầu đưa ra để đổi lấy cái gì khác (quyền
sở hữu, quyền sử dụng...) trong quan hệ hợp tác và cạnh tranh.
Trong cuộc sống chúng ta hàng ngày phải thường xuyên đối diện với giá
cả: Tiền mua một món hàng, tiền th nhà, học phí, tiền khám chữa bệnh, tiền
lương, tiền lợi tức...
Giá cả được xác định dựa trên thỏa thuận giữa hai bên mua và bán xác
định thơng qua một q trình mặc cả với nhau. Người bán thường đưa ra giá cao
hơn giá dự định và người mua thường trả giá thấp hơn qua cuộc thương lượng,
họ sẽ đi đến một cái giá phù hợp mà cả hai bên đều chấp nhận.
Việc xác định một giá cho tất cả mọi khách mua là một ý tưởng tương đối
hiện đại. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý khi mà người bán kinh
doanh nhiều chủng loại hàng hóa dịch vụ khác nhau và nắm trong tay một lực
lượng nhân viên quá đông đảo.

8


Trong kinh doanh, giá cả là lĩnh vực thể hiện sự tranh giành lợi ích kinh tế
và vị trí độc quyền của các thế lực. Như vậy việc xác định giá bán của sản phẩm,
dịch vụ có các vai trị:
- Giá cả có một vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình tái sản xuất vì
nó là khâu cuối cùng và nó thể hiện kết quả của các khâu khác.
- Mặc dù nhìn chung trên thị trường thế giới, cạnh tranh giá cả chuyển
sang cạnh tranh chất lượng nhưng nhiều nơi nhiều lúc và trên nhiều lĩnh vực,

cạnh tranh giá cả vẫn diễn ra gay gắt.
- Nghiên cứu giá là một trong những hoạt động quản lý nhằm thực hiện
mục đích bán hàng. Giá cả là nội dung, yếu tố cơ bản của hoạt động marketing.
Giá giữ vai trò quyết định trong việc chọn sản phẩm dịch vụ này hay sản phẩm
dịch vụ khác khi có những sản phẩm dịch vụ tương tự nhau.
- Là đòn bẩy hoạt động có ý thức đối với thị trường (thơng qua quy luật
cung cầu).
- Thị trường tác động đến quá trình tái sản xuất chủ yếu thông qua giá cả.
Giá cả là một yếu tố cơ bản, là một trong 4 biến số quan trọng của
marketing mix mang lại thu nhập cho doanh nghiệp; còn tất cả các bộ phận khác
chỉ sinh ra những đầu tư và chi tiêu vì thế giá đặc biệt quan trọng đối với công ty.
- Việc xác định giá cần phải gắn bó chặt chẽ với việc lựa những biến số
khác của pha trộn marketing (Trần Hữu Cường và Nguyễn Nguyên Cự, 2008).
- Biến số giá (chiến lược giá) cũng gây ra những tác động tức thì hơn cả
những biến số khác của marketing mix. Số cầu và cả những người thay đổi giá cả
hay là những thay đổi về sản phẩm dịch vụ, quảng cáo...
- Giá cả biểu thị mức độ thích hợp của các hoạt động kinh tế của công ty
với các yêu cầu của môi trường giúp thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ và đánh giá hiệu
quả kinh tế của cơng ty. Giá cịn ảnh hưởng đến nhu cầu nhưng không phải yếu
tố duy nhất của marketing, vì cịn có các yếu tố khác như sản phẩm dịch vụ, phân
phối, khuyến mãi, ... đều có ảnh hưởng đến nhu cầu bán hàng cung cấp dịch vụ.
Bất cứ một quyết định nào cũng có thể trở nên không giá trị và bị thay thế nếu nó
khơng cịn phù hợp với tình hình chi phí, phản ứng của người cạnh tranh và sự
thay đổi của tập quán tiêu thụ.
Việc xác lập một chiến lược giá đúng sẽ đảm bảo doanh nghiệp kinh
doanh có lãi và chiếm lĩnh thị trường.
Định giá dịch vụ là việc xác định giá bán cho từng dịch vụ trên cơ sở dựa
vào chi phí và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và đối với

9



từng khác hàng cụ thể.
Định giá dịch vụ là định các mức giá cụ thể cho từng loại dịch vụ làm
căn cứ cho các hoạt động giao dịch dịch vụ đó trên thị trường. Đối với các dịch
vụ khơng thuộc danh mục Nhà nước định giá thì do các tổ chức, cá nhân tự định
giá theo quy luật thị trường làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch mua bán, trao
đổi.
Để tồn tại trong cạnh canh và phát triển vững chắc trên thị trường đòi hỏi
các nhà quản trị doanh nghiệp phải đưa ra những quyết định đúng đắn trong q
trình tính giá thành và giá bán của các dịch vụ. Trên thực tế, do có sự nhận thức
khơng đầy đủ, toàn diện về những quy luật khách quan vốn có của nền kinh tế thị
trường nên có khơng ít các nhà quản trị doanh nghiệp cho rằng việc định giá sản
phẩm hàng hố, dịch vụ là khơng cần thiết bởi họ cho rằng giá bán sẽ do thị
trường tự điều tiết bởi cung cầu, do sự thoả thuận của người bán và người mua.
Nếu nghĩ đơn thuần như vậy các doanh nghiệp khó có thể tồn tại và phát triển,
chưa nói đến khả năng đứng vững trong cạnh tranh để thu được lợi nhuận tối đa,
đạt hiệu quả kinh tế cao.
Định giá là loại hoạt động chuyên môn vừa mang tính kinh tế kỹ thuật,
tính pháp lý, vừa mang tính xã hội. Hoạt động định giá hình thành, tồn tại và phát
triển gắn liền với sự hình thành, tồn tại và phát triển của thị trường.
Đối với mọi doanh nghiệp, để đạt mục tiêu về hiệu quả trong kinh
doanh, việc định giá dịch vụ phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Nắm chắc nhu cầu của khách hàng, của toàn xã hội và khả năng cung
ứng của toàn thị trường trong quan hệ cung cầu.
- Phải bù đắp được tồn bộ chi phí và có lãi mong muốn. Khơng bao giờ
được định giá thấp hơn chi phí để cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện định giá phải linh hoạt, tùy thuộc vào thị trường, khách hàng
và những điều kiện liên quan khác. Việc định giá cũng tùy thuộc vào đặc điểm
của sản phẩm, dịch vụ để có quyết định đặt một mức giá phù hợp. Có thể định

giá cao cho dịch vụ mới, cũng có thể bắt đầu bằng việc định giá thấp và sau đó từ
từ tăng lên. Sẽ thuận lợi hơn nếu trước đó doanh nghiệp đã xây dựng được danh
tiếng tốt cho dịch vụ của mình. Nếu doanh nghiệp muốn tăng giá khi đã đi vào
hoạt động ổn định, hãy nhớ bổ sung một cái gì đó để làm tăng giá trị cho dịch vụ
như cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, hoặc tăng được chất lượng dịch vụ để gây dựng
được niềm tin với khách hàng.

10


- Nguyên tắc cuối cùng là cần chú ý đến tình hình biến động kinh tế xã
hội, như tình hình lạm phát, biến động của các yếu tố thị trường, thời tiết, thời
vụ... Đây cũng là những căn cứ rất quan trọng có thể giúp doanh nghiệp xác định
giá dịch vụ phù hợp, có khả năng cạnh tranh.
2.1.2.2. Mục tiêu định giá và các chiến lược định giá điển hình
Mục tiêu định giá:
Về nguyên tắc, việc định giá phải đảm bảo mục tiêu phát triển doanh
nghiệp bền vững và có khả năng cạnh tranh trước những biến động của thị
trường. Cụ thể hơn, mục tiêu của việc định giá nhằm đạt được những nội dung cụ
thể sau:
- Mục tiêu định hướng lợi nhuận. Với mục tiêu này, doanh nghiệp có thể
quan tâm đến các mục tiêu sau cụ thể, như:
+ Đạt được mức lợi nhuận mong muốn
+ Tối đa hoá lợi nhuận
Giá cung cấp của dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp dự đoán nhu cầu và chi phí ứng với các mức giá khác nhau và
chọn mức giá sao cho có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận ổn địnhnào đó trên
doanh số hoặc trên vốn đầu tư. Các nhà sản xuất, các nhà bán bn bán lẻ có
thể định giá theo mục tiêu này.
Định giá nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng là mục tiêu rất phổ

biến. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường chẳng ai có thể thu được lợi nhuận cao
trong một thời gian dài. Giá cao sẽ kích cung, kết quả là giá lại giảm xuống và
kéo theo lợi nhuận giảm. Nhìn chung, tối đa hố lợi nhuận thường là mục tiêu
chung cho nhiều dịch vụ, chứ không chỉ cho một loại dịch vụ. Nhưng khi nhu cầu
về một dịch vụ mới cao, cơng ty có thể dùng kiểu định giá hớt váng để thu được lợi
nhuận cao trong thời gian ngắn khi các đối thu cạnh tranh chưa xuất hiện.
- Mục tiêu định hướng cung cấp dịch vụ. Với mục tiêu này, các doanh
nghiệp thường phải hướng đến và quan tâm đến các mục tiêu cụ thể, như:
+ Tăng số lượng hàng bán tối đa
+ Duy trì hoặc tăng thị phần.
- Mục tiêu tồn tại. Doanh nghiệp chọn mục tiêu này khi gặp phải tình trạng
cạnh tranh gay gắt, khách hàng thay đổi nhu cầu nhanh quá, cơng ty khơng xoay
chuyển kịp. Trong trường hợp đó, cơng ty phải giảm giá thấp nhất có thể để cầm

11


cự trên thị trường. Doanh nghiệp chỉ cần đặt giá bán lớn hơn chi phí biến đổi là
được. Đây chỉ là mục tiêu ngắn hạn.
- Mục tiêu dẫn đầu về chất lượng. Dẫn đầu về chất lượng đồng hành với giá
bán cao. Giá cao vừa tương xứng với hình ảnh chất lượng cao, vừa giúp cho công
ty trang trải được chi phí đầu tư cho chất lượng và có được tỷ suất lợi nhuận cao.
- Mục tiêu ổn định. Với mục tiêu này, các doanh nghiệp cần quan tâm đến
các mục tiêu cụ thể sau:
+ Ổn định giá
+ Đáp ứng tình hình cạnh tranh.
Mục tiêu ổn định giá là mục tiêu định giá hồ bình nhất trong tất cả các
mục tiêu định giá.
Mục tiêu này có 2 mục tiêu nhỏ có liên quan chặt chẽ với nhau. Thực hiện
mục tiêu này, các doanh nghiệp sẽ tránh được sự cạnh tranh về giá, với mong

muốn mình sống và để cho người khác sống.
Các chiến lược định giá điển hình:
Chiến lược định giá là nghệ thuật thể hiện các cách thức định giá cho sản
phẩm dịch vụ nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động kinh doanh mà doanh
nghiệp hướng đến. Chiến lược định giá thể hiện qua nhiều nội dung, tùy thuộc
vào các điều kiện khác nhau, cụ thể là:
- Chiến lược định giá cho tập hợp sản phẩm: Đây là việc định giá cho
từng dịng, loại, gói dịch vụ.
Các doanh nghiệp thường triển khai nhiều dịch vụ đa dạng hơn là những
dịch vụ riêng lẻ. Sau đó họ quyết định các bậc giá cho những dịch vụ khác nhau
trong cùng một dịng ấy. Các bậc giá đó cần tính đến những khác biệt về chi phí,
những đánh giá của khách hàng về các đặc điểm khác nhau và giá cả của các đối
thủ cạnh tranh.
- Chiến lược điều chỉnh giá dịch vụ. Các doanh nghiệp thường phải điều
chỉnh giá bán do những điều kiện, hồn cảnh mơi trường thay đổi hoặc do các
yếu tố liên quan đến khách hàng. Các chiến lược điều chỉnh giá bao gồm:
+ Định giá chiết khấu (Discounts) và các khoản giảm giá (Allowances):
Phần lớn các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giá căn bản của họ để thưởng cho một
số việc làm của khách hàng như thanh tốn sớm hóa đơn, sử dụng nhiều dịch vụ,

12


sử dụng vào thời gian không phải mùa vụ. Những điều chỉnh giá này được gọi là
chiết khấu hay giảm giá. Chiết khấu tiền mặt, chiết khâu số lượng, chiết khấu
theo mùa, khoản giảm giá thêm.
+ Định giá phân biệt: Các doanh nghiệp thường thay đổi mức giá theo
khối lượng khách hàng (vé xem phim, kịch dành cho sinh viên), hình thức sản
phẩm (bột giặt đựng trong túi nylon có giá khác trong hộp), khu vực (trong cùng
một rạp nhưng giá khác trong mỗi khu vực), thời gian (giá cước điện thoại quốc

tế vào những giờ khác nhau)…
- Chiến lược thay đổi giá. Việc thay đổi giá được thể hiện như:
+ Chủ động giảm giá: Do nhiều hoàn cảnh thay đổi có thể làm cho một
doanh nghiệp phải xem xét đến chuyện giảm giá sản phẩm của mình xuống mặc
dù điều này có thể gây nên những trận chiến về giá cả. Một nguyên nhân là sự
quá thừa năng lực, doanh nghiệp cần thêm khách hàng nhưng không thể đạt được
bằng các biện pháp khác. Có nguyên nhân khác nữa là sự giảm thị phần đáng kể
do cạnh tranh mãnh liệt về giá. Các doanh nghiệp cũng sẽ chủ động giảm giá
trong một chiến dịch nhằm chi phối thị trường thơng qua phí tổn thất. Hoặc cơng
ty khởi đầu với phí tổn thấp hơn đối thủ, hoặc chủ động giảm giá với hy vọng đạt
được thị phần là điều sẽ dẫn tới phí tổn thất khi khối lượng lớn.
+ Chủ động tăng giá: Trong những năm gần đây, nhiều công ty đã phải
tăng giá lên. Một sự tăng giá thành cơng có thể làm tăng lợi nhuận. Ngun nhân
chính của sự tăng giá là do lạm phát chi phí dai dẳng có tính tồn cầu. Mức tăng
năng suất khơng sánh kịp với vật giá gia tăng đã gậm dần biến tế lợi nhuận, khiến
các công ty cứ phải tăng giá lên mãi.
Nhiều công ty thường nâng giá cao hơn mức vật giá gia tăng trong sự tiên
đoán rằng sự lạm phát còn cao hơn nữa. Một yếu tố khác dẫn đến sự tăng giá là
mức cầu quá độ.
Để tăng giá thành cơng, doanh nghiệp nên tránh tạo ấn tượng mình tận
dụng cơ hội tăng giá. Phải hỗ trợ việc tăng giá bằng một chương trình truyền
thống, nhằm nói cho khách hàng biết lý do tăng giá. Các lực lượng bán hàng của
cơng ty nên giúp đỡ khách hàng tìm các phương cách tiết kiệm.
+ Phản ứng của người mua đối với việc thay đổi giá cả: Khách hàng
không luôn luôn hiểu đúng về sự thay đổi giá cả. Một sự giảm giá có thể làm cho
khách hàng nghi ngờ: Sắp có một model mới thay thế, món hàng có khuyết điểm
gì đó và bán khơng chạy, chất lượng hàng bị giảm…

13



×