Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu tỉnh nam định luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.3 KB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HÙNG MẠNH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY DƯỢC
LIỆU
Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

862015

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Viết Đăng


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày....... tháng....... năm 2018


Tác giả luận văn

Nguyễn Hùng Mạnh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình từ rất nhiều cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ của các thầy, cô
giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ mơn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính
sách, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền dạy những kiến thức và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình học tập tại Học viện. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của TS. Nguyễn Viết Đăng – giảng viên hướng dẫn
khoa học đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn, định hướng cho tơi trong
suốt q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Hải Hậu, Phịng Nơng nghiệp và Phát
triển nơng thơn, Chi cục Thống kê huyện Hải Hậu; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn tỉnh Nam Định và nhân dân địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong q
trình nghiên cứu luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã cổ
vũ động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày....... tháng....... năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Hùng Mạnh

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục các bảng .....................................................................................................vii
Danh mục các hình, hộp .............................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Ý nghĩa khoa học của luận văn ........................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cây dược liệu.......... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan ......................................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm và vai trò của cây dược liệu .............................................................. 9

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ................... 12


2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây dược liệu ........................... 14

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 17

2.2.1.

Thực tiễn phát triển sản xuất cây dược liệu ở một số quốc gia trên
thế giới .......................................................................................................... 17

2.2.2.

Thực tiễn sản xuất cây dược liệu tại Việt Nam ............................................... 19

2.2.3.

Bài học rút ra từ thực tiễn sản xuất cây dược liệu trên thế giới và tại Việt Nam...... 21

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 24
3.1.

Đặc điểm địa bàn ........................................................................................... 24

iii



3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 24

3.1.2.

Tình hình kinh tế - xã hội của huyện .............................................................. 28

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 33

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 34

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................................... 35

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 39
4.1.


Thực trạng thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu tại
huyện Hải Hậu ............................................................................................... 39

4.1.1.

Giải pháp quy hoạch vùng sản xuất dược liệu ................................................ 39

4.1.2.

Giải pháp về đầu tư tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phát
triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải Hậu ................................................ 46

4.1.3.

Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng lao động
cho phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải Hậu .................................. 51

4.1.4.

Giải pháp về liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu ở huyện
Hải Hậu ......................................................................................................... 56

4.1.5.

Kết quả và hiệu quả sản xuất cây dược liệu tại huyện Hải Hậu ....................... 59

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải

Hậu, tỉnh Nam Định....................................................................................... 61

4.2.1.

Yếu tố về cơ chế chính sách phát triển sản xuất nơng nghiệp và xây dựng
nông thôn mới................................................................................................ 61

4.2.2.

Yếu tố về năng lực của các hộ sản xuất cây dược liệu .................................... 63

4.2.3.

Yếu tố về năng lực của cán bộ địa phương và cơ sở về tổ chức thực hiện
các giải pháp .................................................................................................. 65

4.2.4.

Yếu tố thuộc về nguồn lực của địa phương trong tổ chức thực hiện các
giải pháp ........................................................................................................ 65

4.2.5

Các nhân tố khác ........................................................................................... 66

4.3.

Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định....................................................................................... 66


4.3.1.

Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất .............................................................. 66

4.3.2.

Tăng cường liên kết, hợp tác trong phát triển sản xuất cây dược liệu .............. 67

iv


4.3.3.

Phát triển thị trường tiêu thụ cây dược liệu..................................................... 68

4.3.4.

Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức sản xuất của hộ ..................................... 68

4.3.5.

Giải pháp về quản lý thị trường ...................................................................... 69

Phần 5. Kết luận và khuyến nghị .............................................................................. 70
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 70

5.2.


Khuyến nghị .................................................................................................. 71

5.2.1.

Về phía Nhà nước .......................................................................................... 71

5.2.2.

Về phía tỉnh Nam Định .................................................................................. 71

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 73
Phụ lục ...................................................................................................................... 75

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

GACP-WHO

Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến
cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO)


GTSX

Giá trị sản xuất

GTGT

Giá trị gia tăng

HTX

Hợp tác xã

HQSX

Hiệu quả sản xuất

VietGAP

(Vietnamese Good Agricultural Practices) Thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

YHCT

Y học cổ truyền

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.


Tình hình sử dụng đất đai huyện Hải Hậu năm 2014 - 2016 ......................27

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2014 – 2016 ................29

Bảng 3.3.

Tình hình cơ sở vật chất của huyện Hải Hậu năm 2017.............................30

Bảng 3.4.

Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Hải Hậu
giai đoạn 2014-2016 .................................................................................31

Bảng 3.5.

Bảng phân bổ số lượng mẫu điều tra .........................................................35

Bảng 4.1.

Quy hoạch bố trí đất trồng dược liệu các xã, thị trấn .................................40

Bảng 4.2.

Kết quả phát triển sản xuất cây dược liệu huyện Hải Hậu năm 2017 .........41

Bảng 4.3.


Kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển sản xuất dược liệu trên địa
bàn huyện Hải Hậu so với quy hoạch........................................................42

Bảng 4.4.

Đánh giá quy hoạch phát triển sản xuất cây dược liệu huyện Hải Hậu ......45

Bảng 4.5.

Khái quát một số chính sách thu hút đầu tư cho sản xuất dược liệu
của huyện Hải Hậu ...................................................................................47

Bảng 4.6.

Cơ sở hạ tầng cho sản xuất dược liệu huyện Hải Hậu năm 2017 ...............48

Bảng 4.7.

Đánh giá của người dân về kết quả các chính sách hỗ trợ CSHT cho
sản xuất dược liệu trên địa bàn Hải Hậu ...................................................49

Bảng 4.8.

Nhu cầu đầu tư CSHT cho phát triển sản xuất dược liệu ...........................51

Bảng 4.9.

Kết quả tập huấn nhân lực cho sản xuất cây dược liệu huyện Hải Hậu........... 53

Bảng 4.10. Tình hình khuyến nơng trong sản xuất dược liệu huyện Hải Hậu ..............54

Bảng 4.11. Kết quả thực hiện giải pháp liên kết sản xuất – tiêu thụ cây dược liệu
huyện Hải Hậu năm 2017 .........................................................................56
Bảng 4.12. Kết quả liên kết doanh nghiệp và người dân sản xuất dược liệu ................57
Bảng 4.13. Lợi ích các bên nhận được khi tham gia liên kết .......................................58
Bảng 4.14. Diện tích và một số đặc điểm của các loại cây dược liệu trên
địa bàn huyện Hải Hậu năm 2017 .............................................................60
Bảng 4.15. Kết quả và hiệu quả sản xuất cây dược liệu tại các xã điều tra (tính
bình qn 1 sào/năm) ...............................................................................61
Bảng 4.16. Đánh giá của các doanh nghiệp, cơ sở thu gom về chính sách
hỗ trợ phát triển ........................................................................................62
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của vốn sản xuất đến bình qn diện tích, sản lượng
dược liệu của hộ trên địa bàn huyện Hải Hậu năm 2017 ...........................64
Bảng 4.18. Thông tin cơ bản về cán bộ điều tra ..........................................................65

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP
Hình 3.1. Bản đồ huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định........................................................24
Hình 4.1. Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm dược liệu huyện Hải Hậu, 2017 .....................57
Hộp 4.1. Quy hoạch phát triển sản xuất cây dược liệu huyện Hải Hậu khá tốt ............45
Hộp 4.2. Trồng thìa canh chúng tôi được hỗ trợ nhiều lắm .........................................51
Hộp 4.3. Ý kiến của người dân về khuyến nông địa phương.......................................56
Hộp 4.4. Liên kết với hộ dân không cần hợp đồng nhưng vẫn chắc chắn ....................59
Hộp 4.5. Chúng tôi hầu như không nhận được hỗ trợ nào cả ......................................63

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1. Tên tác giả: Nguyễn Hùng Mạnh
2. Tên luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định.
3. Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp

Mã số: 8620115

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
5. Kết quả nghiên cứu chính
Dược liệu là cây trồng truyền thống, chủ lực của huyện Hải Hậu những năm gần
đây, góp phần nâng cao thu nhập của hộ gia đình và phát triển kinh tế nông thôn hiệu
quả. Tuy nhiên việc phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện còn tồn tại nhiều vấn đề
như việc phát triển ngồi quy hoạch cịn diễn ra, quá trình sơ chế sản phẩm chưa thực sự
hiệu quả, việc tiêu thụ sản phẩm chưa thống nhất, còn gặp nhiều khó khăn. Do đó việc
triển khai các giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Hải Hậu là
vô cùng cần thiết. Nghiên cứu được tiến hành nhằm phân tích thực trạng và kết quả triển
khai các giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Hải Hậu có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn với địa phương.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới triển khai các giải pháp phát triển cây dược liệu từ đó đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp phát triển cây dược liệu ở huyện
Hải Hậu trong những năm tới.
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan
đến đề tài như: Khái niệm có liên quan tới phát triển cây dược liệu, vai trò và đặc điểm
của cây dược liệu, nội dung nghiên cứu các giải pháp phát triển cây dược liệu cũng như
các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cây dược liệu. Khái quát được một số kinh
nghiệm trên thế giới và Việt Nam từ đó rút ra bài học cho huyện Hải Hậu trong việc
thực hiện các giải pháp phát triển cây dược liệu trong tương lai.
Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn bao gồm phương: phương
pháp thống kê mơ tả, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện các giải pháp phát triển cây dược
liệu trên địa bàn huyện Hải Hậu thời gian qua được triển khai tập trung vào các nhóm
giải pháp chính gồm quy hoạch vùng sản xuất dược liệu, giải pháp tăng cường đầu tư cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, giải pháp đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng lao động
cũng như giải pháp về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu. Kết
quả thực hiện các giải pháp này đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại gồm

ix


điện, đường, thủy lợi, bể chứa rác thải cho khu vực trồng dược liệu, tổ chức mỗi năm 02
lớp tập huấn cho người dân ở các địa phương về sản xuất dược liệu, liên kết giữa người
nông dân trồng dược liệu với 2 doanh nghiệp, 20 cơ sở kinh doanh, 1 HTX và 2 tổ hợp
tác để tiến hành sản xuất và tiêu thụ dược liệu thuận lợi. Kết quả triển khai các giải pháp
là tổng diện tích trồng cây dược liệu của huyện tăng lên 640ha (2018), trong đó chủ yếu
hiệu quả kinh tế cao nhất là đinh lăng, thìa canh với giá trị sản xuất đạt hơn 20 triệu/
sào/ năm. Hiệu quả sản xuất 2 loại dược liệu này khá cao, với chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp
trên cơng lao động gia đình là 1,4 – 2,1 triệu đồng/ công/ năm.
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện giải pháp phát triển sản xuất cây dược
liệu ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định bao gồm: cơ chế chính sách và quy hoạch của địa
phương, năng lực của các hộ sản xuất dược liệu, năng lực cán bộ địa phương trong tổ
chức thực hiện các giải pháp, nguồn lực thực hiện các giải pháp và các nhân tố khác.
Để thực hiện tốt các giải pháp phát triển cây dược liệu huyện Hải Hậu, tỉnh Nam
Định trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp, bao gồm: Hoàn thiện quy hoạch
vùng sản xuất; Tăng cường liên kết hợp tác trong phát triển sản xuất cây dược liệu; Quản
lý và phát triển thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực tổ chức sản xuất của hộ.

x



THESIS ABSTRACT
1. Author: Nguyen Hung Manh
2. Thesis title: Solution to develop medicinial plants in Hai Hau district, Nam Dinh province
3. Major: Agriculture economic

Code: 8620115

4. Academic Institute: Vietnam National University of Agriculture
5. Results
Medicinal plants are the traditional and mainplant of Hai Hau district in recent
years, which are contributing to increase the income of the household and develop the
rural economy effectively. However, the development of medicinal plants in the district
still has many problems such as the development outside the planning, preliminary
processing of products has not really effective, the consumption of products are not
uniform and have many difficulties. Therefore, the implementation solution to develop
medicinal plants in Hai Hau district is very necessary. The research was carried out to
analyze the current status and results of implementation of solutions to develop
medicinal plants in Hai Hau district with theoretical and practical implications.
The research objective is to assess the current situation and analyze the factors
affecting the development of medicinal plant and propose solutions to improve the
effectiveness of the medicinal plant development in this district in the future.
The thesis has contributed to the systematization of theoretical and practical
issues related to the topic such as: Concept related to the development of medicinal
plants, roles and characteristics of medicinal plants, research content as well as factors
affecting the development of medicinal plants. Based on the experience in the world and
Vietnam, this thesis draws the lessons for Hai Hau district in the implementation of
solutions to develop medicinal plants in the future.
The methods used include the method of descriptive statistics, the analytical
method, the comparison method.
Research results show that the implementation of solutions to develop medicinal

herbs in Hai Hau district in the past time has been focused on the main groups of solutions
include planning pharmaceutical production areas, investment in technical infrastructure,
solutions for training human resources and improving the quality of labor as well as
solutions for linking in production and consumption of medicinal plants. The
implementation of these solutions has built up a modern infrastructure system including
electricity, roads, irrigation, garbage storage for the medicinal plant area, organized two
training courses for household every year, the association between the farmers with two

xi


pharmaceutical companies, 20 business establishments, 1 cooperative and 2 cooperative
groups for the production and consumption of medicinal herbs. As a result, the total area
of medicinal plant growing in the district increased to 640 hectares (2018), of which the
highest economic efficiency was the production of polyscias and gymnema sylvestre with
a production value of more than 20 million / sao / year. The production of these two drugs
is quite high, with a marginal income of 1.4 - 2.1 million VND / person / year.
Factors influencing the implementation of solutions for the development of
medicinal plants in Hai Hau district, Nam Dinh province include: local policies and
planning, capacity of pharmaceutical producers, the capacity of local officials in
organizing the implementation of solutions, resources for implementation of solutions
and other factors.
In order to successfully implement medicinal plant development solutions in Hai
Hau district, Nam Dinh province, a number of solutions should be implemented,
including: complete medicinal planning area, strengthen cooperation in the development
of medicinal plants; To manage and develop the consumption market; improve the
capacity of production organization of the household.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam có một vị trí tự nhiên hiếm có, một mặt gắn liền với lục địa, mặt
khác lại thông với đại dương và nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có
nhiều nét độc đáo và đa dạng, thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình ở
vùng núi thấp phía Nam nên khí hậu mang tính chất Á - nhiệt đới vùng núi cao ở
các tỉnh phía Bắc. Điều kiện tự nhiên đó đã thực sự ưu đãi cho đất nước và con
người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, thuận lợi cho phát triển
nguồn tài nguyên dược liệu. Cộng đồng các dân tộc có nhiều kinh nghiệm ni
trồng và sử dụng các loài cây, con làm thuốc. Với trên 5.000 loài cây thuốc và
vốn tri thức bản địa sẽ là một kho tàng quý báu để triển khai các nghiên cứu
nhằm tạo ra các sản phẩm từ dược liệu.
Nền y học cổ truyền Việt Nam vô cùng độc đáo đã bảo vệ sức khỏe cho
dân tộc ta suốt chiều dài lịch sử với phương châm “Nam dược trị nam nhân”.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số nông thôn và các nước
đang phát triển vẫn dựa vào thuốc thảo dược để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ở
các nước có nền cơng nghiệp phát triển, ¼ số thuốc thống kê trong các đơn đều
có chứa hoạt chất thảo mộc. Còn tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục quản lý
dược – Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50 – 60 nghìn tấn các loại
dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc Y học cổ truyền, nguyên
liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Thị Kim Tiến, mặc dù có tiềm năng thế mạnh rất lớn về tài nguyên dược
liệu nhưng có một nghịch lý là hiện nay chúng ta mới chủ động được 25% nhu
cầu, còn 75% còn lại chúng ta phải phụ thuộc nguồn nhập khẩu. Hiện nay, với
giá trị kinh tế to lớn, cây dược liệu vừa được chú trọng khai thác tự nhiên và đưa
vào sản xuất hàng năm ở nhiều khu vực miền núi, nông thôn vừa phát triển kinh
tế, xóa đói giảm nghèo, lại vừa góp phần bảo vệ mơi trường, gìn giữ nguồn dược
liệu quý của dân tộc.
Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay một số loại dược liệu chủ yếu như

đinh lăng được trồng ở các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy, cây ngưu
tất được trồng ở Vụ Bản, cây dây thìa canh được trồng ở các xã Hải Lộc, Hải
Tồn (Hải Hậu)… Ngồi ra, cây hoa hịe trồng ở một số xã của các huyện: Giao
Thủy, Xuân Trường…, cát cánh, đương quy, bạch truật được trồng tại Vụ Bản,

1


Hải Hậu, hương nhu, bạc hà trồng tại các huyện Nam Trực, Trực Ninh… Với tiềm
năng sẵn có cùng với việc trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất thuốc
từ thảo dược như Công ty CP Dược phẩm Nam Hà, Công ty TNHH Nam Dược,
công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen, Chi nhánh công ty CP Dược phẩm Trường
Thọ, cơng ty TNHH Dược Phẩm Hồng Liên, công ty CP Dược phẩm PQA nên
nhu cầu về nguồn cung nguyên liệu thảo dược là rất lớn. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh
hiện có 3 cơng ty và 20 hộ kinh doanh dược liệu… cũng là một trong những tiềm
năng lớn thúc đẩy sự phát triển các vùng trồng dược liệu của tỉnh.
Huyện Hải Hậu là huyện ven biển của tỉnh Nam Định với diện tích 226
km , là một trong những huyện đầu tiên đạt tiêu chí huyện nơng thơn mới. Nhận
thấy vai trị và tầm quan trọng của sản xuất cây dược liệu đối với đời sống, người
dân huyện Hải Hậu đã bắt đầu chú trọng hơn đến mơ hình phát triển kinh tế này
với các sản phẩm chủ lực là cây đinh lăng, thìa canh, hiện đang là nơi cung cấp
nguồn dược liệu lớn cho các doanh nghiệp, như Công ty CP Traphaco, công ty
2

TNHH Nam Dược. Hiện nay diện tích trồng dược liệu trên địa bàn Hải Hậu là
640ha, phân bổ rộng khắp trên địa bàn các xã, thị trấn trong đó tập trung chủ yếu
vào các loại cây có giá trị kinh tế cao như đinh lăng, thìa canh, ...Hệ thống cơ sở
hạ tầng cho phát triển cây dược liệu của huyện đã được hoàn thiện hiện đại gồm
điện, đường, thủy lợi, bể chứa rác thải cho khu vực trồng dược liệu. Hàng năm,
các xã, thị trấn tổ chức 02 lớp tập huấn cho người dân ở các địa phương về sản

xuất dược liệu đồng thời thúc đẩy mối liên kết giữa người nông dân trồng dược
liệu với 2 doanh nghiệp, 20 cơ sở kinh doanh, 1 HTX và 2 tổ hợp tác thành cơng
đã góp phần rất lớn trong việc phát triển sản xuất cây dược liệu trên tồn huyện
thành cơng. Kết quả triển khai các giải pháp tổng thể cho phát triển cây dược liệu
trên địa bàn huyện đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng, đặc biệt với
hai nhóm cây đinh lăng, thìa canh với giá trị sản xuất đạt hơn 20 triệu/ sào/ năm,
thu nhập hỗn hợp trên cơng lao động gia đình là 1,4 – 2,1 triệu đồng/ công/ năm.
Tuy nhiên, hiện nay việc trồng và sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện cũng
gặp phải nhiều vấn đề như việc phát triển ngoài quy hoạch của xã, thị trấn về cây
dược liệu, việc sơ chế sản phẩm còn thực hiện chưa thực sự hiệu quả, q trình
tiêu thụ sản phẩm cịn chưa thống nhất..... Để trả lời cho những câu hỏi trên, tác
giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” nhằm tìm hiểu các giải pháp đã và đang triển
khai trên địa bàn huyện Hải Hậu để phát triển sản xuất cây dược liệu, từ đó đánh

2


giá kết quả thực hiện các giải pháp và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực
hiện các giải pháp này trong thời gian tới nhằm ổn định và phát triển hơn nữa
nghề trồng cây dược liệu của Hải Hậu trong thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất cây
dược liệu ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định thời gian qua, từ đó đề xuất những
giải pháp chủ yếu để mỏ rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất cây dược liệu ở
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp phát triển
sản xuất cây dược liệu.

- Đánh giá thực trạng và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện
các giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất
cây dược liệu ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu
ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nội dung:
Nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu các giải pháp phát triển sản xuất
cây dược liệu ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định bao gồm giải pháp quy hoạch
vùng sản xuất, giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, giải pháp về nhân lực, giải pháp về
liên kết sản xuất và tiêu thụ dược liệu.
 Phạm vi không gian:
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
 Phạm vi thời gian:
Thời gian thực hiện đề tài từ: tháng 10 năm 2017 – tháng 9 năm 2018

3


Số liệu thu thập thứ cấp được thu thập qua các năm 2015, 2016, 2017, số
liệu sơ cấp được tiến hành thu thập trong năm 2018.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN
Về lý luận, luận văn tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận về phát triển sản xuất cây dược liệu trên các khía cạnh: Khái niệm và bản
chất phát triển sản xuất cây dược liệu, vai trò của phát triển sản xuất cây dược
liệu, đặc điểm phát triển sản xuất cây dược liệu, nội dung phát triển sản xuất cây

dược liệu, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây dược liệu và vận
dụng vào nghiên cứu phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định. Về thực tiễn, luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng
về các nội dung phát triển sản xuất cây dược liệu ở các nước: Trung Quốc, Thái
Lan, cũng như ở Việt Nam nói chung và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho
phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Luận văn phân tích thực trạng việc thực hiện các giải pháp cho phát triển
sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải Hậu; đánh giá kết quả và hiệu quả việc thực
hiện các giải pháp; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải
pháp, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây dược liệu ở
huyện Hải Hậu phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Cây dược liệu
Cây dược liệu là những lồi thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc
bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng. Những loại cây này có khả năng tự sản sinh
các chất hóa học đa dạng để tồn tại ngoài tự nhiên tránh khỏi mọi đe dọa của côn
trùng, nấm hay các động vật ăn thực vật. Chính những hợp chất hóa học trong
cây lại đem lại các tác động có lợi lên cơ thể người. Và có chứa nhiều dược tính
tương đương với các phương thuốc Tây tiên tiến ngày nay.
Việc dùng cây dược liệu trong nhân dân ta đã có từ lâu đời. Từ thời
nguyên thủy, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn, có khi ăn phải chất
độc phát sinh nơn mửa hoặc rối loạn tiêu hóa, hoặc hơn mê có khi chết người,
do đó cần có nhận thức phân biệt được loại nào ăn được, loại nào có độc

khơng ăn được. Kinh nghiệm dần dần tích lũy, khơng những giúp cho lồi
người biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn dùng để dùng
làm thuốc chữa bệnh, hay dùng những vị có chất độc để chế tên thuốc độc
dùng trong săn bắn hay trong lúc tự vệ chống ngoại xâm. Lịch sử nước ta cho
biết ngay từ khi lập nước nhân dân ta đã biết chế tạo và sử dụng tên độc để
chống lại kẻ thù.
Có thể thấy, việc phát minh ra thuốc đã có từ thời thượng cổ, trong quá
trình đấu tranh với thiên nhiên, tìm tịi thức ăn mà có được. Nguồn gốc tìm ra
thức ăn, thuốc và cây có chất độc chỉ là một. Về sau dần dần con người mới biết
tổng kết và đặt ra lý luận. Hiện nay đi sâu và tìm hiểu những kinh nghiệm trong
nhân dân Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, con người đã sử
dụng hàng vạn loài thực vật để làm thuốc. Trong quá trình chữa bệnh bằng kinh
nghiệm và hiểu biết của con người, đến ngày nay đã hình thành các khuynh
hướng khác nhau, chúng ta có thể phân biệt hai loại người làm thuốc. Một loại
chỉ có kinh nghiệm chữa bệnh, khơng biết hoặc ít biết lý luận. Kinh nghiệm đó
cứ cha truyền con nối mà tồn tại, mà phát huy. Những người có khuynh hướng
này chiếm chủ yếu tại các vùng dân tộc ít người. Khuynh hướng thứ hai là những

5


người có kinh nghiệm và có thêm phần lí luận, những người này chiếm chủ yếu ở
thành thị và những người có cơ sở lí luận cho rằng vị Thần Nông là người phát
minh ra thuốc. Truyền thuyết kể rằng: “Một ngày ơng nếm 100 lồi cây cỏ để tìm
thuốc, ơng đã gặp phải rất nhiều lồi cây có độc nên có khi một ngày ngộ độc đến
70 lần”, rồi soạn ra sách thuốc đầu tiên gọi là “Thần Nông bản thảo”. Trong bộ
này có ghi chép tất cả 365 vị thuốc và là bộ sách thuốc cổ nhất Đông Y (chừng
4000 năm nay) (Vũ Tuấn Minh, 2009).
Như vậy, trong quá trình chữa bệnh bằng kinh nghiệm từ xưa cho đến
ngày nay chúng ta đã tìm ra rất nhiều loại cây thuốc quý với các tác dụng vừa có

thể bồi bổ tăng cường sức khỏe vừa chữa bệnh. Thậm chí nhiều cây thuốc sở hữu
dược tính có ích giúp điều trì các bệnh nan y, hiểm nghèo khó chữa. Và trong
thời đại này do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ với các công cụ
hỗ trợ hiện đại, chúng ta đã có thể nghiên cứu và phân tích chính xác mọi thành
phần có trong cây thuốc một cách chuẩn xác.
2.1.1.2. Khái niệm phát triển
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): Phát triển trước hết là sự tăng trưởng về
kinh tế, nó cịn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc
biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con
người (World Bank, 1992).
Theo MITRE (2007), Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ
bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành
cơng nghiệp tạo ra, sự đơ thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia
trong quá trình tạo ra các thay đổi trên.
Theo Air Force Policy Directive (2012), phát triển là một quá trình thay
đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng
những thành quả tăng trưởng trong xã hội.
Theo Amartya Sen (1988), Phát triển hay nói một cách đầy đủ hơn là phát
triển kinh tế xã hội của con người là phát triển nâng cao về đời sống vật chất và
tinh thần bằng phát triển sản xuất, tăng cường chất lượng các hoạt động văn hóa.
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất,

6


nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hồn thiện của hai vấn đề kinh tế và
xã hội ở mỗi quốc gia.

Tuy có rất nhiều những quan điểm khác nhau về sự phát triển, nhưng tóm
chung lại các ý kiến đều cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật
chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị con người. Mục tiêu chung
của phát triển là nâng cao các quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và
quyền tự do công dân của mọi người dân.
2.1.2.3. Sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất
- Khái niệm sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Nếu
giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng các đầu
vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm số
sản xuất:
Q = f(X1,X2,X3,….,Xn )
Trong đó:

Q là số lượng một loại sản phẩm nhất định;
X1,X2,X3,….,Xn là lượng của một số yếu tố đầu vào.

- Có hai phương thức sản xuất là:
Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, q trình này thể hiện trình độ cịn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo
chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, khơng có sản phẩm dư thừa cung cấp cho
thị trường.
Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên
quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung
chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng
cho dù sản xuất theo hướng nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu
hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?

Theo Mac, Lenin: Sản xuất hàng hóa dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh
tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

7


của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán. Hay nói một cách khác, sản
xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là để bán.
Tóm lại, sản xuất là q trình tác động của con người và các đối tượng sản
xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ
đời sống con người.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
+ Vốn sản xuất: Vốn đối với quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng.
Trong điều kiện năng suất lao động không đổi, khi tăng tổng số vốn sẽ dẫn tới
tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa.
+ Lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản
xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là
người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó,
chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Đất đai: Là yếu tố sản xuất khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành
nơng nghiệp, mà cịn rất quan trọng trong ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Đất đai là yếu tố cố định lại bị giới hạn bởi quy mô, nên người ta phải đầu tư
thêm vốn và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất đai.
+ Khoa học và công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động
và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản
xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho con người lao động và
tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Một số yếu tố khác: Quy mơ sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất,

mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, các thành phần
kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm… cũng
có tác động đến q trình sản xuất.
2.1.2.4. Phát triển sản xuất cây dược liệu
Với những phân tích khái niệm trên, có thể hiểu phát triển sản xuất cây
dược liệu là quá trình tác động của con người nhằm tăng quy mô và chất lượng
cây dược liệu đáp ứng cho nhu cầu đời sống của con người.
Cây dược liệu được khai thác từ hai nguồn: nguồn khai thác tự nhiên và
trồng trọt. Với khai thác tự nhiên, dược liệu được xếp vào “lâm sản ngoài gỗ”,

8


với trồng trọt, cây dược liệu là một loại “nông sản” đặc biệt, bên cạnh những đặc
điểm chung của các các sản phẩm nơng sản ra nó cịn mang những đặc điểm
riêng như sau :
Thứ nhất, mục đích sử dụng của cây dược liệu là để điều trị và hỗ trợ
điều trị bệnh.
Thứ hai, chỉ tiêu đánh giá chất lượng của cây dược liệu là thông qua các
hàm lượng hoạt chất là những thành phần hóa học thường có tỷ lệ rất nhỏ trong
dược liệu nhưng lại quyết định tác dụng của dược liệu.
Thứ ba, diện tích trồng dược liệu thường rất nhỏ so với các cây nông sản
khác cũng đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng cho ngành Dược.
Thứ tư, dược liệu là hàng hóa đặc biệt, khi thiếu thì giá bao nhiêu cũng
phải mua; khi thừa thì rất khó chuyển đổi mục đích sử dụng và tiêu hủy cũng rất
khó khăn do ảnh hưởng đến mơi trường (Vũ Tuấn Minh, 2009).
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của cây dược liệu
2.1.2.1. Đặc điểm của cây dược liệu
Theo Vũ Tuấn Minh, 2009, cây dược liệu có các đặc điểm cơ bản sau:
Đa dạng về hình thức sử dụng: Các cây dược liệu được chia làm ba nhóm

(i) Nhóm cây cỏ được sử dụng trực tiếp để chữa trị bệnh. Ví dụ: Rau má, gừng, lá
lốt, mã đề, kinh giới, tía tơ ... (ii) Nhóm cây cỏ trước sử dụng qua bào chế. Ví dụ:
Cây sinh địa (địa hồng), sâm, gừng, hà thủ ơ, tam thất (iii) Nhóm cây cỏ làm
ngun liệu chiết xuất các chất có hoạt tính cao. Ví dụ: Thanh cao hoa vàng, bạc
hà, hoa hòe...
Đa dạng về chu kỳ sống: (i) Cây 1 năm: gừng, ngải cứu, sinh địa...(ii) Cây
2 năm: mạch môn, cát cánh, bạch truột, nga truột... (iii) Cây lâu năm: Cam, quýt,
hồi, sứ, duối, gáo, thơng, xồi…
Đa dạng về dạng cây: (i) Thân thảo mềm yếu: mã đề, lá lốt, ba kích, hà
thủ ơ, bồ công anh... (ii) Thân bụi: đinh lăng, nhân trần, hồn ngọc... (iii) Thân gỗ
nhỏ: nhóm Citrus, hoa hịe,...(iv) Thân gỗ lớn: hồi, quế, đỗ trọng, long não,
canhkina...
Đa dạng về phân bố: (i) Cây dược liệu phân bố trên nhiều địa hình, (ii)
Vùng ven biển: dừa cạn, hương phụ... (iii) Vùng đồng bằng: bạc hà, hương nhu,
bạch chỉ, sâm đại hành... (iv) Vùng giáp ranh đồng bằng và trung du: sả, ngưu tất,

9


rau má... (v) Trung du: quế, hồi, sa nhân...(vi) Núi cao: sâm, tam thất, đỗ trọng,
sinh địa...
Đa dạng về bộ phận sử dụng (phương pháp khai thác, thu hái) (i) Các cây
dược liệu khai thác rễ củ: sinh địa, hoài sơn, tam thất, sâm đại hành, trinh nữ, cỏ
tranh, ngưu tất... (ii) Các cây dược liệu khai thác thân cành: quế, long não,... (iii)
Khai thác để chưng cất tinh dầu: bạc hà, xuyên tâm liên, thanh cao hoa vàng...
(iv) Khai thác nụ hoa quả: hoa hòe, hoa hồi, bồ kết...
Cây dược liệu góp phần khơng nhỏ giúp chăm sóc, tăng cường sức khỏe,
bồi bổ cơ thể và cả điều trị nhiều loại bệnh. Với các lồi cây có sẵn trong tự
nhiên, bằng những kinh nghiệm đúc rút từ đời này qua đời khác con người đã để
lại cho hiện tại một kho tàng kinh nghiệm sử dụng cây dược liệu hết sức phong

phú và hiệu quả. Trong phạm vi riêng biệt của ngành dược, các phương thức sử
dụng cây dược liệu cũng rất phong phú. Ngoài việc sử dụng cổ truyền dùng
nguyên dạng hay ở dạng bào chế, càng ngày các cây cỏ càng được sử dụng nhiều
để chiết xuất các chất có tác dụng sinh lý hoặc có thể chuyển thành thuốc. Hiện
nay 80% thành phần dược tính có trong các cây thuốc được triết xuất để làm một
số phương thuốc Tây như aspirin, mao địa hoàng, quinine… Xu hướng sử dụng
các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng từ thiên nhiên để phòng và chữa
bệnh đang dần trở nên phổ biến gần đây. Nói chung việc chiết xuất các cây trong
tự nhiên dễ dàng hơn và rẻ tiền hơn việc tổng hợp hồn tồn các chất đó. Trong
nhiều trường hợp, người ta tìm đến các phương pháp bán tổng hợp. Các cây dược
liệu có vơ số chất tổng hợp mà việc chiết xuất thì mới bắt đầu được đề cập đến.
Người ta chỉ mới bắt đầu hướng việc sản xuất (chọn giống, dùng các chất tiền
hoạt chất) ở các thực vật hạ đẳng. Ở các thực vật thượng đẳng chỉ mới được
nghiên cứu ở một số ít loài. Mặt khác việc thống kê phân loại hệ thực vật ứng
dụng trong y học cịn thiếu tính hệ thống, trong tương lai sẽ có nhiều triễn vọng
và đem lại hiệu quả cao.
Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc
điều trị bằng hoá học nhưng đồng thời chúng ta vẫn phải công nhận rằng việc
điều trị bằng cây cỏ theo nghĩa rộng có giá trị gần bằng hoá trị liệu ngay ở những
nước được coi là tiên tiến nhất. Và cho dù thuốc tân dược được dùng chủ yếu
trong việc điều trị bệnh hiện nay, thì vai trị của dược liệu trong việc chăm sóc
sức khỏe cũng quan trọng khơng kém từ xưa cho đến nay. Chúng ta có thể dễ
dàng tìm thấy những cây thuốc trong tự nhiên và có thể sử dụng hàng ngày để

10


tăng cường sức đề kháng, đồng thời có thể phịng và chữa bệnh. Do vậy, việc
điều trị bệnh bằng phương pháp kết hợp đông, tây dưỡng đang được áp dụng ở
hầu hết các châu lục, đặc biệt ở các nước Châu Á có hiệu quả rất cao. Và ở Việt

Nam cũng vậy, sử dụng các cây thuốc dược liệu trong việc hỗ trợ chữa bệnh giúp
giảm thiểu tác dụng phụ của các liệu trình thuốc Tân dược.
2.1.2.2. Vai trị của phát triển sản xuất cây dược liệu
Theo Nguyễn Hoàng Sơn (2014), phát triển sản xuất dược liệu và sản
phẩm từ dược liệu tại Việt Nam là cần thiết bởi nó có nhiều vai trị quan trọng cả
về kinh tế, văn hóa và xã hội bao gồm :
Thứ nhất, Đất nước ta, với một vị trí tự nhiên hiếm có, một mặt gắn liền
với lục địa, mặt khác lại thông với đại dương và nằm trong vành đai nhiệt đới
gió mùa, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng, thay đổi từ điều kiện khí hậu
nhiệt đới điển hình ở vùng núi thấp phía Nam, đến khí hậu mang tính chất Á nhiệt đới vùng núi cao ở các tỉnh phía Bắc. Điều kiện tự nhiên đó đã thực sự ưu
đãi cho đất nước và con người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa
dạng, một tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng và tài nguyên dược liệu nói chung.
Theo kết quả điều tra khảo sát của các nhà nghiên cứu khoa học đa
ngành khác nhau cho biết, Việt Nam có được sự giầu có về đa dạng sinh học
bao gồm 275 lồi có vú, 800 lồi chim, 180 lồi bị sát, 80 loài vừa ở cạn vừa
ở nước, 2.500 loài cá, 5.500 lồi cơn trùng. Việt Nam có khoảng 12.000 lồi
thực vật bậc cao có mạch (đã xác định tên của 8.000 loài), 600 loài nấm, 800
loài rêu và hàng trăm các lồi tảo lớn. Trong đó có tới gần 4.000 lồi thực vật
bậc cao và bậc thấp được dùng làm thuốc, chúng được phân bố rộng khắp cả
nước. Với chiều dài hơn 3.260 km bờ biển, có nguồn tài nguyên sinh vật biển
nhiệt đới rất phong phú đa dạng về số lượng, giàu về hàm lượng. Môi trường
biển là cái kho ngoại hạng cung cấp các hoạt chất thiên nhiên có hoạt tính sinh
học cao, mà nhiều chất cho thấy những đặc điểm cấu trúc chưa hề gặp ở các
hợp chất thiên nhiên trên cạn.
Thứ hai, Việt Nam có một nền y học dân tộc lâu đời với các tri thức sử
dụng các loại dược liệu, các bài thuốc có giá trị dùng để chữa các bệnh thông
thường và nan y. Nền y học cổ truyền độc đáo đó bảo vệ sức khỏe cho dân tộc ta

11



×