Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất quýt hàng hóa tại huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ANH TUẤN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
QUÝT HÀNG HÓA TẠI HUYỆN BẠCH THÔNG
TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ANH TUẤN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
QUÝT HÀNG HÓA TẠI HUYỆN BẠCH THƠNG
TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI ĐÌNH HỊA

THÁI NGUN - 2018



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu luận văn này là đúng sự
thật và chưa từng được sử dụng bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ trong
việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, thơng tin trích dẫn trong luận văn
đã được ghi rõ nguồn gốc.
Bắc Kạn, ngày 03 tháng 01 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Anh Tuấn


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu
sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo, Khoa Kinh
tế Nơng nghiệp, Khoa sau Đại học Trường Đại học Nông lâm Thái Ngun đã
tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi bày tỏ lịng biết sơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn luận văn - TS Bùi
Đình Hịa và các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp tôi trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà
khoa học, các thầy cô giáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Văn phòng UBND tỉnh, Cục
Thống kê tỉnh Bắc Kạn, các phòng, ban, ngành liên quan và cán bộ khuyến

nông xã Quang Thuận, Dương Phong, các hộ dân thôn Nà Chạp, Nà Thoi, Nà
Vài xã Quang Thuận; Bản Tràn, Khuổi Có, Nà Coọng xã Dương Phong đã cung
cấp tài liệu, thơng tin và có những ý kiến q báu về nội dung của bản luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp đỡ
tơi thực hiện luận văn này.
Tơi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 01 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Anh Tuấn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... v
MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................... 3

1.1. Cơ sở khoa học về sản suất nơng sản hàng hóa ................................. 3
1.1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................... 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 8
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ......................................................................................................... 18


2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................... 18
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 18
2.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................ 18
2.2.2. Thực trạng phát triển sản xuất quýt ở huyện Bạch Thơng ............ 18
2.2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất quýt hàng hóa trên địa
bàn huyện Bạch Thông ................................................................. 18
2.2.4. Những lợi thế, rào cản và giải pháp phát triển sản phẩm quýt hàng
hóa tại huyện Bạch Thông ............................................................ 18
2.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 19
2.3.1. Thu thập số liệu ............................................................................. 19
2.3.2. Phương pháp phân tích.................................................................. 19


iv

2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................ 20
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 21

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................... 21
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Bạch Thông...................... 21
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 25
3.1.3. Đánh giá các lợi thế và hạn chế về tự nhiên KT-XH đến phát triển
sản xuất quýt hàng hoá của huyện Bạch Thông............................ 35
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất quýt ở huyện Bạch Thơng ............... 36
3.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị hàng hóa qt huyện Bạch
Thơng ............................................................................................ 36
3.2.3. Tình hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nông nghiệp ..................... 39
3.2.4. Đánh giá tổng quát kết quả đạt được và hạn chế, tồn tại ............. 41

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất quýt hàng hóa trên địa
bàn huyện Bạch Thơng ................................................................. 44
3.3.1. Kết quả và hiệu quả sản xuất quýt của nhóm hộ điều tra ............. 44
3.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất qt hàng hóa trên địa bàn huyện
Bạch Thơng ................................................................................... 47
3.4. Những lợi thế, rào cản và giải pháp phát triển sản phẩm qt hàng hóa
tại huyện Bạch Thơng ................................................................... 59
3.4.1. Những lợi thế................................................................................. 59
3.4.2. Những rào cản chính ..................................................................... 60
3.4.3. Giải pháp phát triển sản phẩm quýt hàng hóa tại huyện Bạch
Thông ....................................................................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 66
PHỤ LỤC ................................................................................................ 68


v

Bảng 1.1.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Sản lượng, cung cấp và tiêu thụ quýt trên thế giới ............. 9

Bảng 1.2.

Diện tích và sản lượng cam quýt cả nước......................... 11

Bảng 1.3:

Sản lượng cam, quýt ở một số vùng trồng tập trung năm

2016 của tỉnh Bắc Kạn ...................................................... 15

Bảng 3.1.

Các đơn vị hành chính huyện Bạch Thông ....................... 22

Bảng 3.2:

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 huyện
Bạch Thông ...................................................................... 23

Bảng 3.3:

Cơ cấu đất sử dụng tính đến 31/12/2016 phân theo loại đất
huyện Bạch Thơng ............................................................ 24

Bảng 3.4:

Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 .................. 27

Bảng 3.5:

Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành
thị, nơng thơn .................................................................... 29

Bảng 3.6.

Dân số trung bình phân theo xã, thị trấn thuộc huyện ...... 30

Bảng 3.7:


Giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta đất trồng trọt phân
theo xã, phường, thị trấn thuộc huyện .............................. 31

Bảng 3.8:

Diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch và sản lượng một
số cây lâu năm................................................................... 32

Bảng 3.9:

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và
phân theo thành thị, nông thôn ......................................... 33

Bảng 3.10: Tỷ lệ hộ nghèo .................................................................. 34
Bảng 3.11: Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt, sử dụng nước và
nhà tiêu hợp vệ sinh .......................................................... 35
Bảng 3.12: Diện tích trồng quýt phân theo xã, phường, thị trấn huyện
Bạch Thông ....................................................................... 36
Bảng 3.14: Sản lượng cây ăn quả quýt phân theo xã, phường, thị trấn
thuộc huyện ....................................................................... 38
Bảng 3.15: Diện tích đất nơng nghiệp, đất trồng quýt và diện tích quýt
cho thu hoạch .................................................................... 44


vi

Bảng 3.16: Diện tích, năng suất, sản lượng qt nhóm hộ điều tra .... 45
Bảng 3.17: Giá trị thu nhập từ cây quýt của nhóm hộ điều tra ........... 46
Bảng 3.18: Tổng hợp những hộ có diện tích trồng qt (đã cho thu

hoạch) dưới 3 ha ............................................................... 48
Bảng 3.19: Tổng hợp những hộ có diện tích trồng qt (đã cho thu
hoạch) từ 3 ha đến 6ha ...................................................... 49
Bảng 3.20: Sản xuất qt của các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá
trở lên ................................................................................ 51
Bảng 3.21: Sản xuất quýt của các hộ kinh tế trung bình ..................... 51
Bảng 3.22: Sản xuất quýt của các hộ người Dao ................................ 52
Bảng 3.23: Sản xuất quýt của các hộ người Tày ................................. 53
Bảng 3.24: Các chủ hộ có trình độ văn hóa lớp 9 trở xuống............... 54
Bảng 3.25: Các chủ hộ có trình độ lớp 10 trở lên ............................... 54
Bảng 3.26: Ảnh hưởng của yêu tố thị trường và các khó khăn trong sản
xuất quýt của nhóm hộ điều tra......................................... 56


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Bạch Thơng, tỉnh Bắc Kạn có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khí
hậu, đất đai thuận lợi cho cây cam, quýt sinh trưởng và phát triển. Cây quýt đã
được trồng ở đây từ nhiều năm qua. Sản phẩm quýt Quang Thuận, huyện Bạch
Thông với màu vàng tươi, mùi vị thơm ngon đặc trưng có tiếng trên thị trường
từ lâu và đem lại thu nhập khá cao cho đồng bào dân tộc trong vùng. Do có giá
trị kinh tế cao nên cây quýt chiếm vị trí quan trọng trong ngành sản xuất nông
nghiệp và phát triển kinh tế của huyện Bạch Thơng nói riêng và của tỉnh Bắc
Kạn nói chung. Những năm gần đây, sản phẩm quýt đã trở thành hàng hóa và
được tiêu thụ khá rộng rãi ở các tỉnh lân cận.
Tuy nhiên, sản phẩm quýt Quang Thuận chưa tiếp cận và được tiêu thụ
ở các thị trường lớn và hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Lý do là sản lượng

quýt chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, chưa có sự liên kết giữa khâu sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, vấn đề thơng thương hàng hóa còn nhiều hạn chế và
thương hiệu sản phẩm chưa được quan tâm quảng bá đúng mức. Điều này ảnh
hưởng lớn đến thu nhập của hộ dân trồng quýt cũng như danh tiếng của loại
cây trồng này.
Để phát huy lợi thế của địa phương, định hướng cho việc phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần
thứ XI đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/ĐH ngày 17/10/1015 và được cụ thể
hóa bằng Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 16/01/2016 và Nghị quyết
Số 04-NQ/TU ngày 26/4/2026 của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh lần thứ ba (khoá
XI) về phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm
có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó
đã đề ra mục tiêu cho phát triển nông lâm nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020 là
đẩy mạnh tái cơ cấu ngành theo hướng đầu tư liên doanh, liên kết phát triển sản


2

xuất hàng hóa, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích từ đó xây dựng các thương
hiệu sản phẩm nơng nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, các sản
phẩm đã được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận nhãn
hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý là quýt Quang Thuận (huyện Bạch Thông), hồng
không hạt, miến dong Bắc Kạn và gạo bao thai Chợ Đồn là những sản phẩm được
ưu tiên phát triển.
Từ thực tế trong sản xuất quýt tại huyện Bạch Thông và định hướng phát
triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa của tỉnh Bắc Kạn nêu trên, việc thực hiện đề
tài “Giải pháp phát triển sản phẩm quýt hàng hóa tại huyện Bạch Thông, tỉnh
Bắc Kạn” là rất cần thiết và có ý nghĩa.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển

sản xuất qt hàng hóa.
Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất quýt
hàng hóa tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
Đề xuất được một số giải pháp thiết thực, hiệu quả để thúc đẩy phát triển
sản xuất quýt hàng hóa trên địa bàn huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm quýt hàng hóa, góp
phần làm mạnh thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói
chung trên địa bàn tỉnh huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn; trên cơ sở đó có những
đóng góp nhất định về lý luận trong việc phát triển sản xuất cây ăn quả hàng
hóa tại địa bàn những huyện miền núi vùng Đơng Bắc Bộ.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học về sản suất nơng sản hàng hóa
1.1.1. Cơ sở lý luận
a. Khái quát chung về sản xuất hàng hóa
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ
chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng
hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm để trao
đổi hoặc bán trên thị trường. Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn bản
trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, để loài người thốt khỏi tình trạng
“mơng muội”, xố bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng
sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.
Sản xuất hàng hoá khác với kinh tế tự cấp tự túc, do sự phát triển của

phân công lao động xã hội làm cho sản xuất được chun mơn hố ngày càng
cao, thị trường ngày càng mở rộng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày
càng chặt chẽ. Sự phát triển của sản xuất hàng hố đã xố bỏ tính bảo thủ, trì
trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình xã hội hố sản xuất. Sản xuất hàng hóa
chỉ ra đời khi có đủ cả hai điều kiện là có sự phân công lao động xã hội và sự
tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất:
+ Phân công lao động xã hội tạo ra sự chun mơn hóa lao động, do đó
là chun mơn hóa sản xuất thành những ngành nghề khác nhau. Do phân công
lao động nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm
nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm
khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào
nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau.


4

+ Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất. Sự
tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy
là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản
xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Như vậy, chính sự quan hệ sở hữu
khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập
với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ
phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện đó người này
muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua sự mua - bán hàng
hóa, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa có các đặc trưng và tư thế như sau:
+ Do mục đích của sản xuất hàng hóa khơng phải để thỏa mãn nhu cầu
của người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thỏa mãn nhu cầu của
người khác, của thị trường. Sự gia tăng không hạn chế nhu cầu của thị trường
là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.

+ Cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hóa phải
năng động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp
lý hóa sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm
tiêu thụ được hàng hóa và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh
đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
+ Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất “mở” của các quan hệ
hàng hóa tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong
nước và quốc tế ngày càng phát triển. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao
đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
b. Đặc điểm sản xuất nơng sản hàng hóa
Nơng nghiệp có đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, xã hội riêng biệt so với các
ngành sản xuất khác; đó là: Sản xuất nơng nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều
kiện tự nhiên; mang tính thời vụ cao; đối tượng sản xuất nông nghiệp là sinh


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×