Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố việt trì tỉnh phú thọ luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 131 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ QUỐC HƯNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ
THỌ

Ngành:

Quản lý Kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đỗ Văn Ngọc


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VİỆN NÔNG NGHİỆP - 2019

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Đỗ Quốc Hưng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới TS. Đỗ Văn Ngọc đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch và đầu tư, Khoa Kinh tế & PTNT - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức UBND
thành phố Việt Trì; UBND xã, phường Sơng Lơ, Tân Đức, Minh Nông và các hộ dân,
doanh nghiệp, đơn vị liên quan trên địa bàn Thành phố đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Đỗ Quốc Hưng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................................................... 2


1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3

1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3

1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................ 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.5.

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN............................................................ 4

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
RAU AN TOÀN............................................................................................ 5

2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN ............ 5

2.1.1.

Một số khái niệm ........................................................................................... 5

2.1.2.

Điều kiện và quy trình sản xuất rau an tồn ................................................... 9

2.1.3.

Đặc điểm và tiêu chuẩn của rau an toàn ....................................................... 11

2.1.4.

Vai trị của sản xuất rau an tồn ................................................................... 13

2.1.5.

Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ..................... 13

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất
rau an toàn ................................................................................................... 19

2.2.


CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TỒN ...... 22

2.2.1.

Tình hình phát triển sản xuất rau an toàn của các nước trên thế giới ............. 22

iii


2.2.2.

Tình hình phát triển sản xuất rau an tồn của một số địa phương trong
nước ............................................................................................................ 25

2.2.3.

Bài học rút ra từ cơ sở thực tiễn ................................................................... 30

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 31
3.1.

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU........................................ 31

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 31

3.1.2.


Đặc điểm xã hội .......................................................................................... 35

3.1.3.

Đặc điểm kinh tế ......................................................................................... 36

3.1.4.

Tình hình cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn .......................................... 42

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 42

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................ 42

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ....................................................... 43

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý, phân tích thơng tin .................................... 45

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 46


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................ 48
4.1.

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT RAU AN TOÀN TẠI THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ THỜI GIAN
QUA ........................................................................................................... 48

4.1.1.

Các giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn của thành phố Việt Trì............ 48

4.1.2.

Tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp phát trển sản xuất rau an toàn ..... 54

4.1.3.

Đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất RAT trên
địa bàn thành phố Việt Trì ........................................................................... 58

4.2.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RAU
AN TỒN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ ............................... 83

4.2.1.

Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên ........................................................ 84

4.2.2.


Các yếu tố thuộc về chủ chương chính sách ................................................. 84

4.2.3.

Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước ............................................ 86

4.2.4.

Các yếu tố thuộc về người sản xuất rau ........................................................ 87

4.3.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TỒN Ở THÀNH
PHỐ VIỆT TRÌ ........................................................................................... 89

4.3.1.

Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn
thành phố Việt Trì ....................................................................................... 89

4.3.2.

Giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Việt Trì ..... 92

iv


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 103
5.1.


KẾT LUẬN ............................................................................................... 103

5.2.

KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 105

5.2.1.

Đối với Nhà nước ...................................................................................... 105

5.2.2.

Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố và chính quyền địa phương....... 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 107
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 109

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật


DTLS

Di tích lịch sử

HTX

Hợp tác xã

HTX NN

Hợp tác xã nông nghiệp

HQKT

Hiệu quả kinh tế

KHKT

Khoa học kỹ thuật

PTSX

Phát triển sản xuất

QMN

Quy mơ nhỏ

QML


Quy mơ lớn

QMTB

Quy mơ trung bình

RAT

Rau an tồn

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TTTM

Trung tâm Thương mại

UBND

Ủy ban nhân dân

VLXD

Vật liệu xây dựng


VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích sản xuất rau ở các tỉnh (Năm 2016) ............................................ 26
Bảng 2.3. Hệ thống nước tưới cho rau của các tỉnh năm 2016 ................................... 27
Bảng 2.4. Kết quả tập huấn nông dân của các tỉnh trên rau (Năm 2016) .................... 27
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của thành phố Việt Trì ...................................... 32
Bảng 3.2. Tần suất mực nước đỉnh lũ tại các trạm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
năm 2017 ......................................................................................... 34
Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động của thành phố Việt Trì (2015-2017) ............. 36
Bảng 3.4. Tình hình phát triển kinh tế của thành phố Việt Trì qua 3 năm
(2015-2017) ....................................................................................... 39
Bảng 3.5. Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................................ 44
Bảng 3.6. Biểu phân bổ mẫu điều tra và phỏng vấn ................................................... 45
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện các giải pháp tuyên truyền về phát triển rau an toàn ...... 49
Bảng 4.2. Các lớp tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nông nghiệp tại thành phố Việt Trì giai đoạn 2015 - 2017 .................. 51
Bảng 4.4. Diện tích sản xuất rau an tồn qua các năm 2016 - 2018 ............................ 55
Bảng 4.5. Diện tích một số loại rau an toàn của Thành phố Việt Trì .......................... 56
từ 2016 – 2018 .......................................................................................... 56
Bảng 4.6. Năng suất một số loại rau an toàn trên địa bàn Thành phố Việt Trì
giai đoạn 2016 – 2018 ............................................................................... 57
Bảng 4.7. Sản lượng rau an toàn trên địa bàn Thành phố Việt Trì giai đoạn 2016
– 2018 ...................................................................................................... 58
Bảng 4.8. Thông tin chung về hộ điều tra .................................................................. 59

Bảng 4.9. Nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra từ năm 2018 ................................. 60
Bảng 4.10. Các hình thức hỗ trợ vốn sản xuất rau an toàn của các hộ điều tra.............. 61
Bảng 4.11. Chi phí sản xuất một số loại rau an tồn .................................................... 62
Bảng 4.12. Nguồn cung và hình thức thanh tốn một số giống rau an tồn của các
hộ .............................................................................................................. 64
Bảng 4.13. Tỷ lệ sử lý giống của các hộ trồng rau an tồn ........................................... 65
Bảng 4.14. Tình hình sử dụng phân bón cho sản xuất rau an toàn của các hộ ............... 66

vii


Bảng 4.15. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho rau an toàn của các hộ
điều tra ............................................................................................. 68
Bảng 4.16. Nguồn nước sử dụng sản xuất rau an toàn của các hộ ................................. 69
Bảng 4.17. Tỷ lệ hộ điều tra tham gia tập huấn sản xuất rau an tồn ............................ 70
Bảng 4.18. Tình hình thu hoạch và bảo quản rau của các hộ điều tra ............................ 71
Bảng 4.19. Phân phối tiêu thụ một số loại RAT của các hộ điều tra năm 2017 ............. 72
Bảng 4.20. Giá bán một số loại rau an toàn và rau thường ........................................... 73
Bảng 4.21. Chất lượng một số loại rau an toàn của hộ điều tra năm 2017..................... 74
Bảng 4.22. Giá bán theo phân cấp chất lượng rau an toàn trên thị trường ..................... 75
Bảng 4.23. Giá trị kinh tế một số loại rau an toàn năm 2017 ....................................... 75
Bảng 4.24. Hiệu quả sản xuất một số loại rau an toàn của các hộ năm 2017 ................. 76
Bảng 4.25. Hiệu quả sản xuất rau an tồn theo từng nhóm hộ ...................................... 77
Bảng 4.26. Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất rau an tồn ............................... 82
Bảng 4.27. Một số khó khăn trong sản xuất RAT theo đánh giá của hộ ........................ 83
Bảng 4.28. Nguyện vọng của người sản xuất về chính sách của nhà nước .................... 85
Bảng 4.29. Bảng công thức luân canh trồng rau an toàn ............................................. 101

viii



DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu vốn của các hộ ............................................................................61
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu cung ứng giống cho các hộ ..........................................................63
Sơ đồ 4.3.

Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm của các hộ ................................................72

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Quốc Hưng
Tên đề tài: Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Rau An Toàn Trên Địa Bàn Thành Phố Việt
Trì, Tỉnh Phú Thọ
Ngành: Quản lý kinh tế.

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá các giải pháp phát triển sản xuất RAT trên địa bàn thành phố Việt Trì
trong thời gian qua, từ đó, đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất RAT trên địa bàn
thành phố Việt Trì trong thời gian tới
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông tin
về thực trạng giải pháp phát triển sản xuất RAT trên địa bàn thành phố Việt Trì. Số liệu
sơ cấp được thu thập thông qua điều tra 112 mẫu gồm các đại diện của UBND Thành
phố Việt Trì, phịng Kinh tế, Hội nơng dân, phịng Tài chính – KH, phịng Quản lý đơ
thị, Thống kê, Trạm Bảo vệ thực vật, Xí nghiệp thuỷ nông, UBND xã Tân Đức, UBND

xã Sông Lô, UBND phường Minh Nông, Doanh nghiệp tham gia sản xuất, tiêu thụ và
các hộ dân trên địa bàn 03 xã trên. Các phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong
nghiên cứu gồm: thống kê mô tả, thống kê so sánh nhằm và phân tích SWOT làm rõ
thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp phát triển sản xuất RAT trên địa bàn
thành phố.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
RAT. Bên cạnh những lý luận về khái niệm, vai trò, đặc điểm phát triển sản xuất,
nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu như nội dung và các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển sản xuất RAT.
Phân tích, đánh giá thực trạng giải pháp phát triển sản xuất RAT trên địa bàn
nghiên cứu đó là: Các giải pháp về tuyên truyền, phổ biến chính sách về RAT, giải pháp
kinh tế - kỹ thuật phát triển sản xuất RAT bao gồm giải pháp về quy hoạch, giải pháp về
huy động và sử dụng các nguồn lực, giải pháp về tiêu thụ rau ran toàn. Đánh giá về các
giải pháp trên cho thấy các giải pháp tập trung về hỗ trợ sản xuất như hỗ trợ giá đầu vào
và tập huấn các giải pháp về thị trường và tuyên truyền còn hạn chế.

x


Nghiên cứu cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp
phát triển triển sản xuất RAT bao gồm các nhóm yếu tố thuộc về thể chế chính sách,
yếu tố thuộc về người sản xuất và yếu tố thuộc về thị trường tiêu thụ. Đề tài đã chỉ ra
các giải pháp phát triển sản xuất RAT trong thời gian tới.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Quoc Hung

Thesis title: Solutions for developing safe vegetable production in Viet Tri city, Phu
Tho province
Major: Economics Management

Code: 8340410

Training Institution: Vietnam National University of Agriculture
Objectives
Evaluate solutions to develop SV production in Viet Tri city in the past time, from
there, propose solutions to develop SV production in Viet Tri city in the near future.
Research methods
Study use the method of collecting secondary data to collect information on the
status of SV development solutions in Viet Tri city. Primary data was collected through a
survey of 112 samples including representatives of Viet Tri City People's Committee,
Economic Division, Farmer's Association, Finance-Planning Department, Urban
Management Division, Statistics, Protection Station vegetation, Agricultural Irrigation
Enterprise, People's Committee of Tan Duc Commune, Song Lo Commune People's
Committee, People's Committee of Minh Nong Ward, Enterprises participate in production,
consumption and households in the above 03 communes. Methods of data analysis used in
the study include: descriptive statistics, comparative statistics and SWOT analysis to clarify
the situation and factors affecting SV development solutions in the city.
Results and conclusion
The study has contributed to systematizing the theoretical and practical basis for
SV production development. In addition, with theoretical concepts, roles and
characteristics of production development, the study clarifies key issues such as the
content and factors affecting SV production development.
Analyzing and assessing the current situation of SV production development
solutions in the study area are: Solutions on propagation and dissemination of policies
on SV, economic solutions - development techniques for SV production including
solutions on planning and solutions on mobilization and use of resources and solutions

for consumption of whole vegetables. Assessment of the above solutions shows that the
solutions focused on production support such as input price support and training on
market and propaganda solutions are limited.

xii


The study also analyzed the factors affecting the implementation of SV
development solutions including groups of institutional factors, factors of producers and
market factors. consume. The thesis has pointed out solutions to develop SV production
in the coming time.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau là loại thực phẩm thiết yếu trong đời sống của mỗi gia đình. Việc lựa
chọn rau để mua cho gia đình khơng chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu cơ bản là ăn
uống mà còn phải bao gồm nhu cầu an tồn. Bởi độc tố trong sản phẩm nơng nghiệp
ngày càng cao, nguy cơ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng ngày càng
không thể xem nhẹ. Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng về rau an toàn (RAT) là
rất lớn, nhất là khi mức sống ngày càng tăng, người dân ngày càng quan tâm nhiều
hơn đến sức khỏe người thân và của chính mình (Võ Minh Sang, 2016).
Thành phố Việt Trì là trung tâm kinh tế văn hố, chính trị của tỉnh Phú Thọ,
là thành phố nằm ở đỉnh tam giác của vùng đồng bằng Bắc bộ với di tích lịch sử Đền
Hùng là miền lễ hội và cội nguồn dân tộc. Với sự phát triển liên tục và mạnh mẽ,
quy mô ngày càng lớn, năm 2012 Việt Trì đã được Nhà nước nâng cấp lên thành
phố loại I. Với vị trí đặc biệt quan trọng là trung tâm giao lưu đầu mối giao thông,
kinh tế, xã hội của tất cả các tỉnh phía Bắc nước ta. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

của thành phố công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp cận đô
thị công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
Với ý nghĩa quan trọng đó, tại Đại hội Đảng bộ thành phố Việt Trì lần thứ
XX đã định hướng phát triển nông nghiệp thành phố theo hướng nông nghiệp đô
thị. Mặt khác, để thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 28/4/2015 của Ban
thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về phát triển các chương trình sản xuất nơng nghiệp
trọng điểm giai đoạn 2015-2020 địi hỏi thành phố Việt Trì phải chuyển nhanh,
chuyển mạnh sang nền Nông nghiệp sạch, hữu cơ ứng dụng những thành tựu của
khoa học mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao như: Công nghệ sinh học, ni
cấy mơ tế bào, cơng nghệ nhà kính, nhà lưới, tạo vùng thực phẩm rau an toàn,
hoa chất lượng cao làm hàng hoá cung cấp cho Thành phố, tạo cảnh quan môi
trường sinh thái bền vững, gắn với du lịch là rất cần thiết (Văn kiện Đại hội Đảng
bộ thành phố Việt Trì, 2017).
Tại thành phố Việt Trì đã hình thành vùng chun canh rau với diện tích
hàng chục ha, sản lượng hàng nghìn tấn; Qua thực tế, tỷ lệ rau an tồn cịn rất
thấp mới chỉ đạt dưới 10%. Các cấp, các ngành của Thành phố đã vào cuộc, chỉ
đạo quyết liệt đối với sản xuất rau an tồn. Tuy nhiên, mơ hình cịn nhỏ, thiếu

1


chuyển giao khoa học công nghệ về giống, sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ,
hiệu quả kinh tế còn ở mức khiêm tốn, quy hoạch vùng rau chưa đựoc chú trọng
và thị trường tiêu thụ còn hạn chế.
Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố Việt Trì, việc sản xuất các sản phẩm
rau chất lượng cao cũng như trái vụ cịn rất hạn chế. Hầu hết các hộ nơng dân
trồng rau chỉ trồng rau theo tập quán truyền thống không theo tiêu chuẩn kỹ thuật
nào, chưa áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, các công nghệ mới (công nghệ trồng
rau trong nhà kính, nhà lưới, nhà plastic, cơng nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa,
tưới bón kết hợp, công nghệ trồng quả cho leo giàn như cà chua, dưa hấu, dưa

chuột để tăng mật độ từ đó tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao
chưa được áp dụng), các chế phẩm sinh học không độc hại (các loại phân bón vi
sinh, các chế phẩm sinh học gây hữu ích cho các loại vi sinh vật trong đất làm
tăng độ phì của đất, bền vững mơi trường đất chưa được sử dụng nhiều).
Hiện nay người tiêu dùng đã quan tâm nhiều đến sự an toàn của thực
phẩm bởi sự tồn dư một số chất độc hại trong cây rau như: Dư lượng các hóa
chất, thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrat, kim loại nặng, vi sinh vật có hại
quá mức cho phép, gây tổn hại đến sức khoẻ… nên sản xuất rau an toàn bảo vệ
sức khoẻ người tiêu dùng, không chỉ là vấn đề tất yếu của sản xuất nơng nghiệp
hiện nay, mà cịn góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nơng sản hàng hoá, mở
ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và ngồi nước, khuyến khích phát triển sản
xuất. Xuất phát từ lợi ích của người sản xuất rau và tình hình thực tế sản xuất rau
của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ cịn nhiều hạn chế cần tìm hướng giải
quyết, tôi lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa
bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
Tập trung vào các loại rau người dân Thành phố đang trồng như rau bắp cải, cà
chua, cải thảo, dưa leo, su hào, đỗ…. Với mong muốn đưa ra những giải pháp
góp phần giải quyết những khó khăn trong việc phát triển sản xuất RAT thúc đẩy
phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị của thành phố Việt Trì.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá các giải pháp phát triển sản xuất RAT trên địa bàn thành phố
Việt Trì trong thời gian qua, từ đó, đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất
RAT trên địa bàn thành phố Việt Trì trong thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp phát triển sản xuất

rau an toàn;
Đánh giá thực trạng các giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa
bàn thành phố Việt Trì từ năm 2015 - 2018;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp phát triển sản
xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Việt Trì;
Đề xuất định hướng và hồn thiện giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn
trên địa bàn thành phố Việt Trì trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan
đến phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Việt Trì:
1. Thực trạng thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên
địa bàn Thành phố từ năm 2015-2017 như thế nào?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy
phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Việt Trì trong những năm
vừa qua?
3. Cần đề xuất và hoàn thiện những giải pháp nào để tăng cường quản lý,
thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Việt Trì trong thời
gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau an
toàn với chủ thể là các hộ sản xuất rau an toàn; hợp tác xã (HTX), những đối
tượng tham gia bảo quản, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung phát triển sản xuất rau an toàn và tìm
ra những giải pháp để phát triển sản xuất rau an toàn phù hợp với điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội và định hướng của thành phố Việt Trì.

3



1.4.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Trong đó tập trung nghiên cứu sản xuất rau an toàn của các hộ sản xuất kinh
doanh trên địa bàn 03 xã, phường: Sông Lô, Tân Đức và phường Minh Nông.
1.4.2.3. Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập trong thời gian: 2015 – 2018;
Số liệu sơ cấp khảo sát trong năm 2018.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận giải và phát triển cơ sở lý luận - thực tiễn về giải pháp phát triển sản
xuất rau an toàn. Làm sáng tỏ mối quan hệ tương quan chặt chẽ giữa sản xuất rau
và phát triển sản xuất rau an toàn bền vững.
Đánh giá thực trạng các giải pháp phát triển sản xuất rau an tồn thơng
qua các phương thức sản xuất, hiệu quả kinh tế của các phương thức này. Mức
ảnh hưởng của các yếu tố đến q trình sản xuất rau an tồn trên địa bàn thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Đề xuất các giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất rau an
tồn thơng qua việc mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật (TBKT) mới về giống và kỹ thuật canh tác.
Cung cấp những tài liệu có cơ sở khoa học cho các nhà quản lý, hoạch
định chính sách trong việc hoạch định, quy hoạch phát triển sản xuất rau an toàn
bền vững trên địa bàn thành phố. Đồng thời giúp các nhà nghiên cứu chọn tạo ra
các giống rau mới, các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện sinh
thái của vùng.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN

XUẤT RAU AN TOÀN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm rau an toàn
Khái niệm rau an tồn hiện nay được thể chế hóa tại điều 2 - Quy định về
quản lý sản xuất và kinh doanh rau, quả, chè an toàn ban hành kèm theo Quyết
định số 99/2008/Qđ - BNN, ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy
định Rau, quả an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp với
các quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP (Quy trình
thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt cho rau, quả tươi an tồn tại Việt Nam) hoặc
các tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ
sinh an tồn thực phẩm quy định tại Phụ lục 3 của Quyết định số 99/2008/QĐ BNN. (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2008).
Chất lượng RAT đươc quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật. Hoạt động chứng
nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm RAT trước khi đưa ra lưu
thông trên thị trường là điều bắt buộc phải thực hiện. Hiện nay Bộ Nông nghiệp
& PTNT chưa ban hành quy chuẩn kỹ thuật về RAT nên Quyết định số
99/2008/Qđ - BNN được coi như một quy chuẩn kỹ thuật để triển khai, thực hiện.
2.1.1.2. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng,
hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề
chính sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản
xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần
thiết làm ra sản phẩm? (C.Mác and Ph.Ăngghen, 1995).
Có 2 phương thức sản xuất là:
Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo
chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, khơng có sản phẩm dư thừa cung cấp cho
thị trường.


5


Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên
quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên
canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao. Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo
phương thức thứ hai. Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất
cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản
xuất như thế nào? Tóm lại sản xuất là q trình tác động của con người vào các đối
tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
phục vụ đời sống con người (C.Mác and Ph.Ăngghen, 1995).
Từ những khái niệm về phát triển và khái niệm về sản xuất trên, ta có thể
hiểu một cách chung nhất về phát triển sản xuất như sau: Phát triển sản xuất là
quá trình nâng cao khả năng tác động của con người vào các đối tượng sản xuất,
thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về số lượng, đảm bảo hơn về chất
lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống ngày càng cao của con
người. Như vậy có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ:
Thứ nhất đây là q trình tăng quy mơ về số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
Thứ hai là q trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả hai
quá trình này đều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống của con người. Phát triển
sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia
trên thế giới. Phát triển sản xuất càng có vai trị quan trọng hơn nữa khi nhu cầu
về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ càng ngày được nâng cao, đặc biệt hiện nay
với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm.
2.1.1.3. Khái niệm về phát triển
Trong giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin có
đề cập: Phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng
đi lên từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
(Nguyễn Viết Thơng, 2010).

Với Ngân hàng thế giới thì khái niệm phát triển với ý nghĩa là: Sự bình
đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân để củng cố
niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với Nhà nước và
cộng đồng (Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2008).
Theo cuốn sách mơ hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển nông thôn
bền vững, phát triển được định nghĩa là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật
chất và tinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất. Phát triển kinh tế cùng với

6


những thay đổi về chất của nền kinh tế như phúc lợi xã hội, tuổi thọ và những thay
đổi về chất của nền kinh tế (Đặng Trung Thuận và Trương Quang Hải, 1999).
Ngày nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua
thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: Phát triển kinh tế
được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ
về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó
là sự kết hợp chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi
quốc gia (Trần Quốc Tuấn, 2013).
Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn
sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền của
cơng dân. Phát triển cịn được định nghĩa là sự tăng bền vững về tiêu chuẩn sống,
bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường. Tăng
trưởng và phát triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Tăng trưởng diễn tả động thái của nền kinh tế, còn phát triển phản ánh sự
thay đổi về chất lượng của nền kinh tế xã hội để phân biệt các trình độ khác nhau
trong sự tiến bộ xã hội (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997).
Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển,

tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt
lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế thường được quan
niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ
của nền kinh tế tạo ra. Cịn phát triển có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay
tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, bao
gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu
kinh tế xã hội (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997).
Tóm lại, tuy có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nhưng có thể
hiểu phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ đâu đều
thoả mãn các nhu cầu sống của mình, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có mơi
trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được
đảm bảo an ninh, an tồn, khơng có bạo lực, khơng có chiến tranh. Nói cách khác
phát triển là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các
chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về cơ

7


hội; đảm bảo các quyền về chính trị và cơng dân là những mục tiêu rộng hơn của
phát triển.
2.1.1.4. Khái niệm về phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của quá
trình sản xuất trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về
quy mơ sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ về mặt cơ
cấu các mặt hàng (Dương Văn Hiểu và cs., 2010).
Phát triển sản xuất bao gồm hai khía cạnh: Phát triển theo chiều rộng như
việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị (sản phẩm hàng hóa) muốn vậy ta
phải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư thêm về giống, khoa học kỹ thuật, tập
huấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động. Phát triển theo chiều sâu như việc

tăng đầu tư thâm canh, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá
thành của sản phẩm ngày càng hợp lý, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị
trường trong nước tương lai hướng tới xuất khẩu, thu hút được nhiều việc làm
cho người lao động (chú ý đến đội ngũ lao động có trình độ), chống suy thoái các
nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển bền vững (Dương Văn Hiểu và cs., 2010).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tạo ra sự tăng trưởng
và tích luỹ từ nơng nghiệp nơng thơn; góp phần ổn định chính trị - xã hội, nâng
cao đời sống vật chất tinh thần của cư dân nơng thơn nói chung và trực tiếp giải
quyết tại chỗ vấn đề đói nghèo, giảm nghèo nhanh, thiết thực và hiệu quả (Phạm
Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997).
2.1.1.5. Khái niệm về phát triển sản xuất rau an toàn
Theo quan điểm phát triển, phát triển sản xuất rau an toàn là sự tăng lên về
mặt số lượng, cải thiện về chất lượng sản phẩm, năng suất sản phẩm, sự hoàn thiện
của cả thị trường đầu vào và đầu ra. Tuy nhiên phải phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội nói chung và phát triển nơng nghiệp nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội về sản phẩm rau an toàn (Dương Văn Hiểu và cs., 2010).
Phát triển sản xuất rau an toàn nhằm cung ứng cho thị trường sản phẩm
sạch có lợi cho sức khoẻ, sản xuất sản phẩm thị trường cần, đáp ứng nhu cầu thị
hiếu, hướng dẫn thị trường, điều tiết hướng dẫn tiêu dùng, góp phần phát triển
kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ mơi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp
phần tổ chức lại sản xuất và lưu thông phân phối theo hướng văn minh, hiện đại;
góp phần phát triển bền vững.

8


2.1.2. Điều kiện và quy trình sản xuất rau an toàn
2.1.2.1. Điều kiện sản xuất rau an toàn
a. Nhân lực
Người sản xuất phải được huấn luyện, đào tạo qua các lớp huấn luyện

IPM rau (nếu sản xuất theo VietGAP thì phải được huấn luyện về kỹ thuật sản
xuất RAT theo VietGAP) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đào tạo và cấp
Giấy chứng nhận.
Người sản xuất phải thực hiện đúng Quy trình kỹ thuật sản xuất RAT.
Tổ chức, cá nhân sản xuất RAT phải có cán bộ chuyên ngành trồng trọt
hoặc BVTV từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất RAT.
Đất trồng và giá thể: Vùng đất sản xuất RAT phải ở trong Quy hoạch
vùng đủ điều kiện sản xuất RAT. Không chịu ảnh hưởng trực tiếp các chất thải
công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia
súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn.
Giá thể sản xuất RAT phải làm từ những vật liệu an tồn, phù hợp với sản
xuất rau, khơng bị nhiễm bẩn, khơng được pha trộn các loại hóa chất và phân bón
độc hại, ngồi danh mục phân bón được phép sử dụng ở Việt Nam.
Hàm lượng một số kim loại trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong
quá trình sản xuất phải dưới mức quy định tối đa cho phép theo quy định hiện
hành. Trường hợp có kim loại trong đất vượt ngưỡng cho phép thì phải được cơ
quan chuyên môn lấy mẫu rau đại diện để kiểm tra kim loại nặng đó trong rau.
Nếu hàm lượng kim loại nặng trong rau dưới mức quy định tối đa cho phép thì
vẫn cơng nhận vùng đất đó đảm bảo để sản xuất RAT nhưng định kỳ hàng năm
phải lấy mẫu rau phân tích kiểm tra (Bộ Nơng nghiệp, 2008).
b. Nước tưới
Chỉ sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm đạt tiêu chuẩn theo quy định
hiện hành. Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải đô thị, nước thải
từ bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn ni, lị giết mổ gia súc để
tưới rau.
Hàm lượng một số hóa chất và kim loại nặng trong nước trước khi sản
xuất và trong quá trình sản xuất nằm dưới mức quy định tối đa cho phép theo quy
định hiện hành.

9



Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt
cho người theo quy định hiện hành (Bộ Nơng nghiệp, 2008).
c. Phân bón
Chỉ sử dụng phân hữu cơ hoại mục, tuyệt đối không được sử dụng phân tươi.
Nghiêm cấm xây các bể chứa phân tươi trên đồng, ruộng để bón, tưới cho rau.
Sử dụng hợp lý, cân đối tỷ lệ các loại phân vô cơ, hữu cơ theo quy định cụ
thể trong quy trình kỹ thuật sản xuất RAT (Bộ Nông nghiệp, 2008).
d. Thuốc bảo vệ thực vật
Sử dụng các loại thuốc BVTV có trong danh mục thuốc BVTV được phép
sử dụng trên rau theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ưu tiên sử dụng
thuốc BVTV sinh học, nguồn gốc sinh hoạt. Nghiêm cấm sử dụng thuốc ngồi
danh mục, thuốc hóa học có độ độc cao và thuốc BVTV cấm. Hạn chế sử dụng
chất kích thích sinh trưởng trên rau. Đảm bảo thời gian cách ly theo quy định trên
nhãn thuốc khi thu hái sản phẩm (Bộ Nơng nghiệp, 2008).
đ. Quy trình sản xuất rau an toàn
Người sản xuất RAT phải tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất RAT do cơ
quan có thẩm quyền ban hành đối với từng loại rau. Trường hợp loại rau chưa
được ban hành quy trình thì áp dụng tương tự theo quy trình sản xuất RAT của
loại rau khác cùng nhóm (Bộ Nơng nghiệp, 2008).
2.1.2.2. Tiêu chuẩn về quy trình sản xuất rau an tồn
Mơi trường sản xuất rau an tồn: bao gồm đất, nước, khơng khí... phải
đảm bảo trong lành, không bị bẩn do nước thải của khu cơng nghiệp, bệnh viện.
Phương thức và trình độ sản xuất: rau an toàn cần phải được sản xuất
trong vùng đã được quy hoạch, có tổ chức và quản lý chặt chẽ. Người sản xuất
phải tự nguyện, tự giác, có kiến thức và tiếp thu được công nghệ, kỹ thuật mới.
Đất trồng: phải cao ráo, dễ thốt nước, thích hợp với sinh trưởng và phát
triển của cây rau. Đất không nhiễm độc kim loại nặng, thuốc BVTV hóa học và
dư lượng nhiều chất hữu cơ chưa phân hủy hết. Bên cạnh đó, đất trồng rau an

tồn phải xa khu cơng nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, đường quốc lộ ít nhất
200m và các vùng gây ô nhiễm.
Giống và thời vụ gieo trồng: phải chọn giống tốt, những cây con phải khỏe
mạnh, khơng mang mầm bệnh, có khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Trước khi

10


×