HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN KHẮC ĐỊNH
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRỊ CỦA HỘI
NƠNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NƠNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành:
Quản lý kinh tế
Mã số:
60 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Đình Thao
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Khắc Định
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, ngồi sự nỗ lực cố gắng của
bản thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của các thầy, cơ giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Ban quản lý đào tạo –
Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của PGS.TS
Trần Đình Thao và tập thể giảng viên Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư đã trực tiếp giúp đỡ
tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các phòng, ban, ngành của huyện
Gia Lâm, đặc biệt là Hội Nông dân huyện Gia Lâm và Hội Nông dân các xã đã tạo điều
kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Khắc Định
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ, hộp ......................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abtract ................................................................................................................. xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.2.1.
Mục tiêu chung ................................................................................................... 3
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4.
Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.5.
Đóng góp mới ..................................................................................................... 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.
Cơ sở lý luận về vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới ........ 5
2.1.1.
Một số vấn đề cơ bản về Hội Nông dân ............................................................. 5
2.1.2.
Xây dựng Nông thôn mới ................................................................................. 11
2.1.3.
Nội dung nghiên cứu về vai trị của Hội nơng dân trong xây dựng NTM ........ 16
2.1.4.
Các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ..... 21
2.2.
Cơ sở thực tiễn về vai trị của hội nơng dân trong xây dựng nơng thơn mới ........ 23
2.2.1.
Vai trị của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở một số địa
phương trong nước ........................................................................................... 23
2.2.2.
Bài học kinh nghiệm về tăng cường vai trị của Hội Nơng dân trong xây
dựng nông thôn mới cho huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. ......................... 29
iii
2.2.3.
Một số chủ trương, chính sách về vai trị của Hội Nông dân trong xây
dựng nông thôn mới .......................................................................................... 30
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32
3.1.
Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 32
3.1.1.
Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 32
3.1.2.
Các nguồn tài nguyên ....................................................................................... 33
3.1.3.
Kinh tế - xã hội ................................................................................................. 35
3.2.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 40
3.2.1.
Phương pháp tiếp cận ....................................................................................... 40
3.2.2.
Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 40
3.2.3.
Thu thập số liệu ................................................................................................ 40
3.2.4.
Xử lý số liệu...................................................................................................... 43
3.2.5.
Phương pháp phân tích ..................................................................................... 43
3.2.6.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 43
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 45
4.1.
Tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ....... 45
4.2.
Vai trị của hội nơng dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội .................................................................................... 49
4.2.1.
Tổ chức bộ máy và phát triển hội viên Hội Nơng dân các cấp......................... 49
4.2.2.
Vai trị của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ............................... 54
4.2.3.
Một số thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao vai trị xây dựng nơng
thơn mới của Hội Nơng dân huyện Gia Lâm .................................................... 76
4.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của hội nơng dân trong xây dựng nơng
thơn mới ............................................................................................................ 78
4.3.1.
Tổ chức bộ máy và năng lực của đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp ......... 78
4.3.2.
Sự phối hợp giữa Hội Nông dân với các tổ chức chính trị - xã hội trong
xây dựng nơng thơn mới ................................................................................... 81
4.3.3.
Nhận thức của Hội viên Nông dân về xây dựng nông thôn mới ...................... 81
4.4.
Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò của hội
nông dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội trong những năm tới ............................................................................. 82
4.4.1.
Định hướng ....................................................................................................... 82
iv
4.4.2.
Các giải pháp tăng cường vai trị của Hội Nơng dân trong xây dựng nông
thôn mới tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong những năm tới............. 84
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 97
5.1.
Kết luận............................................................................................................. 97
5.2.
Kiến nghị .......................................................................................................... 99
5.2.1.
Đối với nhà nước .............................................................................................. 99
5.2.2.
Đối với các cấp chính quyền ............................................................................ 99
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 100
Phụ lục ........................................................................................................................ 102
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BQL
Ban Quản lý
CLB
Câu lạc bộ
CTr
Chương trình
DĐĐT
Dồn điền đổi thửa
GTSX
Giá trị sản xuất
HĐND
Hội đồng nhân dân
HND
Hội Nông dân
HTX
Hợp tác xã
HTXDVNN
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
HTXNN
Hợp tác xã nông nghiệp
HU
Huyện ủy
KHKT
Khoa học kỹ thuật
KT-XH
Kinh tế - xã hội
MTQG
Mục tiêu quốc gia
MTTQ
Mặt trận tổ quốc
NTM
Nông thôn mới
PTKT
Phát triển kinh tế
PTNT
Phát triển nông thôn
QSD
Quyền sử dụng
TBKT
Tiến bộ kỹ thuật
TMDV
Thương mại dịch vụ
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
UBND
Uỷ ban nhân dân
XDCB
Xây dựng cơ bản
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014- 2016....................... 34
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm ...................................... 36
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm (theo giá so sánh 2010) ...... 38
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế do huyện Gia Lâm quản lý (theo giá
hiện hành)..................................................................................................... 39
Bảng 3.5. Thông tin thứ cấp ......................................................................................... 40
Bảng 3.6. Thống kê số mẫu điều tra ............................................................................. 42
Bảng 3.7. Thông tin sơ cấp ........................................................................................... 42
Bảng 4.1. Khái quát về hoạt động của Hội Nông dân các cấp huyện Gia Lâm từ
năm 2012- 2016 ........................................................................................... 51
Bảng 4.2. Số liệu thống kê tình hình đội ngũ cán bộ HND cấp huyện và cơ sở
của huyện Gia Lâm năm 2016 ..................................................................... 52
Bảng 4.3. Tổng hợp văn bản chính sách về xây dựng nơng thơn mới ......................... 54
Bảng 4.4. Kết quả công tác truyền thông xây dựng nông thôn mới của Hội Nông
dân huyện Gia Lâm ...................................................................................... 56
Bảng 4.5. Đánh giá về vai trị của Hội Nơng dân trong công tác tuyên truyền xây
dựng nông thôn mới ..................................................................................... 57
Bảng 4.6. Đóng góp của hội viên Hội Nơng dân cho xây dựng NTM ......................... 61
Bảng 4.7. Đánh giá của cán bộ HND các cấp, hội viên Nông dân, người dân các
thơn tham gia đóng góp nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ............... 62
Bảng 4.8. Kết quả Hội Nông dân hỗ trợ hội viên tham gia phát triển kinh tế .............. 63
Bảng 4.9.
Kết quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi năm
2012 – 2016.................................................................................................. 65
Bảng 4.10. Kinh tế của hộ nông dân trước và sau khi được vay vốn của Hội để
phát triển sản xuất ........................................................................................ 65
Bảng 4.11. Đánh giá của hội viên nông dân về sự thay đổi trước và sau khi được
tham dự lớp dạy nghề, tư vấn, chuyển giao KHKT để phát triển sản xuất ...... 67
Bảng 4.12. Đánh giá của người dân về sự thay đổi trước và sau khi được tham dự
lớp dạy nghề, tư vấn, chuyển giao KHKT để PTSX .................................... 69
vii
Bảng 4.13. Đánh giá vai trò của hội HND huyện Gia Lâm trong công tác vệ sinh
môi trường, giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn .............................. 73
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư
Huyện Gia Lâm giai đoạn 2014-2016 .......................................................... 76
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của trình độ của cán bộ Hội cơ sở đến kết quả xây dựng
NTM ............................................................................................................. 79
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HỘP
Sơ đồ 4.1.
Cơ cấu tổ chức Hội Nông dân huyện Gia Lâm ......................................... 49
Biểu đồ 4.1. Tham gia của HND trong quy hoạch và giám sát quy hoạch NTM .......... 59
Hộp 4.1.
Tâm sự của cán bộ Hội Nông dân xã trong việc tuyên truyền, vận
động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới ................................... 56
Hộp 4.2.
Tâm sự của cán bộ Hội Nông dân trong việc giúp đỡ hội viên làm
kinh tế ........................................................................................................ 66
Hộp 4.3.
Tâm sự của cán bộ hội viên và người dân khi tham gia tập huấn
chuyển giao khoa học - kỹ thuật ................................................................ 68
Hộp 4.4.
Vấn đề thực hiện quy chế dân chủ trong xây dựng NTM ......................... 72
Hộp 4.5.
Tác động của hội nơng dân đến tình hình an ninh trật tự .......................... 75
Hộp 4.6.
Tác động của xây dựng nông thôn mới đến mơi trường............................ 75
Hộp 4.7.
Vấn đề về trình độ đội ngũ cán bộ ............................................................. 80
Hộp 4.8.
Một số tồn tại, hạn chế công tác phối hợp trong xây dựng nông thôn
mới của HND với các tổ chức chính trị- xã hội......................................... 81
ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Khắc Định
Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường vai trị của Hội Nơng dân trong xây dựng
Nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Xây dựng Nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là cuộc vận
động địi hỏi phải có sự nỗ lực, tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã
hội nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc cải tạo, xây dựng nơng thơn theo
các tiêu chí mới hướng đến hiện đại, văn minh, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện
đại hố và phát triển bền vững. Để đánh giá những thành tựu và khắc phục những hạn
chế trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội đề xuất một
số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông
thôn mới, tôi đã chọn nghiên cứu “Giải pháp tăng cường vai trò của Hội Nông dân
trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
Mục đích nghiên cứu: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trị
của Hội Nơng dân trong xây dựng Nơng thơn mới; Đánh giá thực trạng vai trị của Hội
Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 20142016; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng
nông thôn mới ở địa bàn nghiên cứu; đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường vai trị
của Hội Nơng dân trong xây dựng Nơng thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm trong
những năm tới.
Đề tài đã làm rõ một số vấn đề cơ bản về Hội Nơng dân; làm rõ vai trị của Hội
Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và đặc điểm về xây dựng
Nông thôn mới. Nghiên cứu các nội dung về vai trị của Hội nơng dân trong xây dựng
NTM và các yếu tố ảnh hưởng tới vai trị của Hội nơng dân trong xây dựng nơng thơn
mới. Đồng thời, đề tài cũng đã tìm hiểu công tác xây dựng nông thôn mới ở một số địa
phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện
Gia Lâm. Nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng
nông thôn mới hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiếp cận các
chính sách chỉ đạo thực hiện xây dựng nơng thôn mới và các nội dung xây dựng nông
thôn mới. Để thực hiện đề tài, nghiên cứu đã thu thập số liệu tại các thôn thuộc 19 xã
x
của huyện, mỗi xã chọn 3 thôn, mỗi thôn điều tra 3 hội viên của Hội nông dân và 3
người dân để thu thập thông tin. Nghiên cứu dùng phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp so sánh và phương pháp tiếp cận cộng đồng nơng thơn có sự tham gia để làm rõ về
công tác xây dựng NTM. Nghiên cứu dùng chương trình Excel để xử lý số liệu.
Kết quả nghiên cứu chính đã tập trung làm rõ: Tình hình xây dựng nơng thơn mới
trên địa bàn huyện Gia Lâm như sau: Bộ mặt nơng thơn đã có nhiều đổi thay, cơ sở hạ
tầng ngày càng được nâng cấp, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân từng
bước được cải thiện. Nhiều nhóm tiêu chí đạt kết quả cao như: Trường chuẩn có 50/71
trường đạt chuẩn, bằng 70,4%; có 150/171 thơn, làng có nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy
định của bộ văn hóa, đạt tỷ lệ 87,7%; 100% Trạm y tế các xã đã đạt chuẩn theo quy
định của Bộ Y tế; thu nhập bình quân đầu người (năm 2016) là: 35,7 triệu
đồng/người/năm. Đến nay có 20/20 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 tiêu chí trở lên, trong đó
có 17 xã được Thành phố cơng nhận đạt chuẩn NTM, cịn 03/20 xã đạt và cơ bản từ 15
tiêu chí trở lên và khơng cịn xã dưới 10 tiêu chí. Tiếp đó, vai trị của Hội Nông dân
trong xây dựng nông thôn mới đã được phân tích sâu trên các khía cạnh: (1) Vai trị của
Hội Nông dân trong công tác tuyên truyền xây dựng NTM: ở đâu làm tốt cơng tác tun
truyền thì ở đó đều là những xã đã được cơng nhận là xã đạt NTM, một số xã thực hiện
không tốt công tác này do hạn chế về mặt nhận thức, kiến thức và bận công việc chăm
lo cho kinh tế gia đình của HND thì tại những xã đó đều chưa được công nhận đạt tiêu
chuẩn nông thôn mới; (2) Vai trị của Hội Nơng dân trong quy hoạch và giám sát quy
hoạch NTM: Quy hoạch và giám sát quy hoạch nơng thơn mới là một vấn đề khó cần
chun mơn kỹ thuật, sự hiểu biết về điều kiện tự nhiên, KT-XH của địa phương, phong
tục tập quán của người dân. Bởi vậy, cần sự tham gia đồng bộ từ các chuyên gia, người
dân và cả cộng đồng, trong đó HND có vai trị đắc lực hỗ trợ tun truyền, vận động,
đồng thời cũng cần xác định là đối tượng quan trọng cho vấn đề quy hoạch xây dựng
NTM; (3) Vai trị của Hội Nơng dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới:
thường xuyên được HND huyện đưa vào nhiệm vụ hàng tháng để chỉ đạo HND cơ sở
triển khai thực hiện. Thông qua các buổi tuyên truyền, các cấp Hội và hội viên trong
huyện đã thấy rõ hơn vai trị và trách nhiệm, đồng thời lơi cuốn được đơng đảo các tầng
lớp nhân dân tích cực tham gia với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm; (4) Vai
trị của Hội Nơng dân tham gia phát triển kinh tế nông thôn: các cấp Hội trong huyện
xác định đây là phong trào nòng cốt trong các phong trào thi đua của Hội, cán bộ, hội
viên nông dân Gia Lâm tiếp tục phát huy tính chủ động, cần cù, năng động, sáng tạo, thi
đua trong lao động sản xuất để phát triển kinh tế, giúp đỡ hội viên xóa đói giảm nghèo,
làm giàu chính đáng; (5) Vai trị của Hội Nông dân trong việc thực hiện QCDC cơ sở ở
nông thôn: qua công xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các phương án
xi
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công khai các nguồn vốn vay phát triển sản xuất, công tác
giảm nghèo, các chế độ an sinh xã hội, các chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng,
ln coi trọng phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, coi trọng tính
cơng khai, dân chủ nên QCDC ở cơ sở đã thực sự đi vào đời sống nhân dân góp phần
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội tại địa phương; (6) Vai trị của Hội
Nơng dân trong xây dựng đời sống văn hóa và bảo vệ môi trường nông thôn: nâng
cao nhận thức, kiến thức cho nông dân về bảo vệ môi trường nông thôn; tham gia
xây dựng cơng trình hợp vệ sinh, tổ tự quản thu gom xử lý chất thải, nước thải nông
thôn và mơ hình về sản xuất nơng nghiệp sạch để tun truyền học tập nhân rộng.
Nghiên cứu đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của HND trong xây dựng
NTM bao gồm các yếu tố: Tổ chức bộ máy và năng lực của đội ngũ cán bộ Hội
Nông dân các cấp; sự phối hợp giữa Hội Nông dân với các tổ chức chính trị - xã hội;
nhận thức của Hội viên Nông dân.
Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp tăng cường vai trò của HND trong xây
dựng NTM trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội như sau: (1) Tăng cường
công tác tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên và nhân dân; (2) Tăng cường tham gia
trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nông thôn; (3) Nâng cao năng lực, trình
độ cho cán bộ Hội các cấp; (4) Tham gia phản biện xã hội và tham mưu cho cấp ủy
đảng, chính quyền các cấp để góp phần hồn thiện cơ chế, chính sách phát triển nơng
nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở; (5) xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
xii
THESIS ABTRACT
Author: Nguyen Khac Dinh
Thesis title: Solutions to strengthen the role of Farmers Association in the new rural
program in Gia Lam district, Hanoi
Major: Economics Management
Code: 60 34 04 10
Education organization: Vietnam National University of Agriculture
New rural program is a great policy of the Party and the State. This campaign
requires the active efforts of both the political system and the whole society for
renovating rural areas according to new criteria aimed at modernization and civilization,
meeting the requirements of industrialization, modernization and sustainable
development. To evaluate the achievements and overcome the constraints of new rural
program in Gia Lam district, for proposing some major measures to strengthen the role of
the Farmers Association in new rural program, I chose the study " Solutions to strengthen
the role of Farmers Association in the new rural program in Gia Lam district, Hanoi ".
Study Objective: To contribute the theoretical and practical about the role of
Farmers Association in new rural program; Assess the current status of Farmers'
Association in new rural program in Gia Lam district period 2014-2016; Analyzing the
factors influencing the role of Farmers' Association in new rural program in the study
area; Proposing some solutions to strengthen the role of the Farmers Association in new
rural program in Gia Lam district in the coming years.
Research Methodology: The study used the policy approach. To conduct the
study, data were collected in villages in 19 communes of the Gia Lam district, 3 villages
were selected in each commune, 3 members of the Farmers Association and 3 villagers
sellected in each village for survey. Descriptive statistical methods, comparative methods
and participatory rural appraisal are the main analytical methods used in this study.
At present, the rural face of Gia Lam district has changed, infrastructure has
been upgraded, material life and spirit of farmers have been improved. Many criteria
achieved high results such as 50/71 schools got national school standard, 70.4%;
150/171 villages and villages have cultural houses meeting the standards set by the
Ministry of Culture, reaching 87.7%; 100% of the commune health stations have met
the standards set by the Ministry of Health; Average income per capita (2016) is 35.7
million VND / person / year. Up to now, there are 20/20 communes reaching the
standard of 15 or more, of which 17 communes have been recognized by the City as
reaching the NRP standard, and 03/20 communes have met and basically 15 or more
xiii
criteria and no. The commune has less than 10 criteria. Then, the role of the Farmers
Association in new rural construction was analyzed in depth as follows: (1) The role of
the Farmers' Association in the NRP propaganda: The commune has been recognized as
a commune with NRP, some communes do not perform well because of limited
knowledge, knowledge and busy work to care for the family of FA. in those communes
are not recognized as new rural standards; (2) Role of the Farmers' Association in the
planning and supervision of NRP planning: FA plays an active role in advocating for
propaganda and advocacy, and is also an important target for the planning of NRP
development. (3) The role of the Farmers' Association in the construction of new rural
infrastructure: Through the propaganda sessions, the associations and members in the
district have clearly seen their roles and responsibilities, and attracted them. A large
number of people from all walks of life participate actively in the spirit of the State and
the people; (4) Role of Farmers' Union in rural economic development: At all levels, the
association in the district determined that this is the core movement in the emulation
movement of the Association, farmers and members of Gia Lam. Promoting initiative,
hard-working, dynamic, creative, emulation in production for economic development,
helping members to reduce hunger and reduce poverty; (5) The role of the Farmer's
Association in the implementation of grassroots democracy in grassroots democracy
through the formulation and implementation of democratic regulations in the local
socio-economic development planning. new rural development plans, economic
restructuring plans, open source loans for production development, poverty reduction,
social security, compensation policies Equally important is the motto of the people, the
people discuss, the people do, the people check, attach importance to the openness and
democracy, so the grassroots democracy has really come into the life of the people to
contribute to maintain security. political order, social order and safety in the locality; (6)
Role of Farmers' Association in building cultural life and environmental protection in
rural areas: raising awareness and knowledge for farmers on rural environmental
protection; To participate in the construction of hygienic works, self-managed groups
for waste treatment and rural wastewater and the model of clean agricultural production
for propagation and education. The research has identified the factors influencing the
role of FA in NRP development including the following factors: Organizational
structure and capacity of the staff of the Farmers' Association at all levels; the
coordination between the Farmers' Association and socio-political organizations;
Perception of Farmer Membership.
The main solutions to strengthen the role of FA in NRP in Gia Lam district,
Hanoi are as follows: (1) Strengthening advocacy for staff, members and people; (2)
Enhancing participation in rural socio-economic development activities; (3) Capacity
xiv
building for cadres of associations at all levels; (4) Participate in social issues and
advise the party committees and administrations at all levels to contribute to the
improvement of the mechanism and policies for agricultural development and the
building of new rural areas. Continue to promote the implementation of democracy at
grassroots level; (5) building a strong association.
xv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng Nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là
cuộc vận động địi hỏi phải có sự nỗ lực, tham gia tích cực của cả hệ thống chính
trị và tồn xã hội nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc cải tạo, xây
dựng nông thôn theo các tiêu chí mới hướng đến hiện đại, văn minh, đáp ứng u
cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển bền vững.
Nghị quyết Đại hội VI, nhiệm kỳ 2008 - 2013 và Nghị quyết Đại hội VII,
nhiệm kỳ 2013-2018 của Hội Nông dân Việt Nam đã xác định “Phong trào nông
dân thi đua xây dựng nông thôn mới” là một trong ba phong trào thi đua lớn,
trọng tâm của Hội. Hưởng ứng phong trào này, trong những năm qua các cấp Hội
đã vận động cán bộ, hội viên, nông dân hăng hái lao động sản xuất, tham gia phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn. Nông dân cả nước đã đóng góp hàng ngàn tỷ
đồng, hàng chục triệu ngày công làm mới, sửa chữa hàng trăm ngàn km đường
giao thông nông thôn, kênh mương; hàng chục ngàn cầu cống, phịng học, trạm
xá, nhà văn hóa thơn, ấp, bản góp phần khơng nhỏ vào những thành tựu của đất
nước trong thời kỳ đổi mới.
Tham gia xây dựng và phát triển đời sống văn hóa nơng thơn, các cấp Hội
đã chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội vận động hội
viên, nông dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng gia đình văn hóa, thơn, làng, văn hoá,
xoá bỏ tập quán, hủ tục lạc hậu; tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục
thể thao, thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Hàng
năm có trên 8 triệu hộ nơng dân đăng kí phấn đấu, trong đó có trên 4 triệu hộ đạt
danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho
nông dân về bảo vệ môi trường nông thôn; tham gia xây dựng mơ hình điểm về
cấp nước sạch, cơng trình vệ sinh, tổ tự quản thu gom xử lý rác thải nông thơn và
mơ hình về sản xuất nơng nghiệp sạch ngày càng được các cấp Hội quan tâm
triển khai thực hiện. Công tác phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện hịa giải mâu thuẫn trong nội bộ nơng dân
đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nông dân, hạn
chế khiếu kiện sai, khiếu kiện vượt cấp.
1
Hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư nông nghiệp và
kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất đã thúc đẩy nâng cao năng
suất lao động, chất lượng sản phẩm, phát triển kinh tế hộ gia đình, chuyển đổi cơ
cấu sản xuất nơng nghiệp và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn nông thôn. Hoạt
động dạy nghề và hỗ trợ việc làm đã được các cấp Hội triển khai ngày càng mạnh
mẽ, góp phần giải quyết việc làm cho nơng dân và chuyển đổi cơ cấu lao động
nông thôn. Việc hướng dẫn, tổ chức các mơ hình kinh tế tập thể theo nguyên tắc
tự nguyện ngày càng được các cấp Hội quan tâm.
Công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, nhất là tổ chức Hội ở cơ sở
ngày càng được đẩy mạnh. Cơng tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững
mạnh và khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được phát huy hiệu quả. Công tác
tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh ngày càng được tăng cường.
Tuy nhiên, phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới chưa
phát triển đồng đều giữa các địa phương, cơ sở; cơng tác tun truyền vận động
nhìn chung chưa phát huy được đầy đủ vai trò chủ thể, sức mạnh, tiềm năng và
tính chủ động, sáng tạo của hội viên, nơng dân trong tham gia, đóng góp xây
dựng nơng thơn mới. Hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, nâng
cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hội
viên, nông dân. Công tác dạy nghề và hỗ trợ việc làm mới chỉ đáp ứng một phần
nhỏ nhu cầu của nông dân; hoạt động hướng dẫn và xây dựng mô hình kinh tế tập
thể cịn hết sức hạn chế.
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đơng Bắc của thành phố
Hà Nội có 02 thị trấn và 20 xã (UBND huyện Gia Lâm, 2016). Tồn huyện có
31.217 hộ nông nghiệp; số lao động nông thôn là 64.267 lao động. Hội Nông dân
huyện Gia Lâm đang quản lý và chỉ đạo hoạt động 20 Hội Nông dân cơ sở xã, thị
trấn, 100% số thơn có Chi hội Nơng dân cơ sở, với 32.669 hội viên chiếm tỷ lệ
104,65% số hộ nơng dân làm nơng nghiệp. Tồn huyện có 140 Chi Hội Nông dân
cơ sở. Hội Nông dân huyện Gia Lâm là thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng
Nông thôn mới của huyện, các cấp Hội Nông dân thường xuyên đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò trách nhiệm của hội trong các
phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới. (Hội Nông dân huyện Gia
Lâm, 2014-2016).
Để có thể tiếp tục nâng cao vai trị của Hội Nơng dân trong xây dựng nơng
2
thôn mới ở huyện Gia Lâm hiện nay, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Giải pháp tăng cường vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng Nông
thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng vai trị của Hội Nơng dân trong xây dựng
nông thôn mới tại huyện Gia Lâm thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm tăng cường vai trị của Hội Nơng dân trong xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trị của Hội Nơng
dân trong xây dựng nơng thơn mới;
Đánh giá thực trạng vai trị của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2014-2016
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của Hội Nơng dân trong xây
dựng nông thôn mới ở địa bàn nghiên cứu;
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Hội Nông dân
trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp
tăng cường vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới.
Đối tượng khảo sát: Hội Nông dân, hội viên nông dân và Ban Chỉ đạo xây
dựng nông thôn mới của huyện Gia Lâm và các xã trên địa bàn huyện Gia Lâm.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến vai trị của Hội
Nơng dân trong xây dựng nơng thơn mới.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
3
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài: Số liệu thứ cấp: 2014-2016.
- Số liệu sơ cấp năm 2016.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Hội Nơng dân có vai trị như thế nào trong xây dựng nơng thơn mới trên
địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội thời gian qua ?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến vai trị và hoạt động của các cấp Hội
Nơng dân ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ?
Giải pháp nào giúp tăng cường vai trị các cấp Hội Nơng dân trong xây
dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ?
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI
Nghiên cứu đã làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trị của Hội
Nơng dân trong các cấp trong xây dựng nông thôn mới như: Tuyên truyền về
nông thôn mới trong tổ chức hội; tham gia quy hoạch và giám sát thực hiện quy
hoạch trong nông thôn mới; tham gia các chương trình phát triển kinh tế nơng
thơn; tổ chức các hoạt động dạy nghề cho nông dân; xây dựng đời sống văn hóa
và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; tham gia xây dựng hệ thống tổ
chức chính trị - xã hội các cấp; đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua xây dựng
nông thôn mới”.
4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRỊ CỦA HỘI NƠNG DÂN TRONG XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về Hội Nông dân
2.1.1.1. Vài nét về Hội Nông dân Việt Nam
Hội Nông dân Việt Nam mà tiền thân là Nông hội đỏ, được thành lập ngày
14 tháng 10 năm 1930, trải qua các thời kỳ cách mạng luôn trung thành với Đảng
và dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, thực hiện đường lối đổi mới của Đạng Cộng sản Việt Nam, Hội Nông dân
Việt Nam luôn là tổ chức trung tâm, nịng cốt trong các phong trào nơng dân và
xây dựng nơng thơn mới.
Mục đích của hội là tập hợp đồn kết nơng dân, xây dựng giai cấp nông
dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng đồng minh tin cậy trong khối
liên minh vững chắc cơng, nơng, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn.
Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động, xây dựng Hội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động;
nâng cao vai trò đại diện, phát huy quyền làm chủ, bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân.
Phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách
mạng, lao động sáng tạo, cần kiệm, tự lực, tự cường, đồn kết của nơng dân; tích
cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội,
xây dựng văn hố, giữ vững quốc phịng, an ninh, góp phần thực hiện mục tiêu
dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Hội Nơng dân Việt Nam là tổ chức chính trị- xã hội của giai cấp nông dân
do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt
Nam; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trung
ương Hội Nông dân Việt Nam, 2013).
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam
Theo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam (Trung ương HND Việt Nam,
5
2013) cho thấy:
a. Chức năng của Hội Nông dân Việt Nam
- Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ,
tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.
- Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối
đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ
chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống.
b. Nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam
- Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường
lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội,
khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự
cường, lao động sáng tạo của nơng dân.
- Vận động, tập hợp và làm nịng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát
triển kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phịng, an ninh. Chăm lo đời sống và tinh thần
của hội viên, nông dân.
- Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các
chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở
nơng thơn. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp.
Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp nông dân phát
triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ mơi trường.
- Đồn kết, tập hợp đơng đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng
cao chất lương hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước.
- Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia
giám sát và phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện
vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính
đáng, hợp pháp của hội viên, nơng dân. Thực hiện Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, giữ
gìn đồn kết trong nội bộ nơng dân; góp phần xây dựng khối đại đồn kết tồn
dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
6
- Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng
cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ kho học, kỹ thuật, quảng bá
hàng hố nơng sản, văn hố Việt Nam với tổ chức nơng dân, tổ chức quốc tế, các
tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.
c) Hệ thống tổ chức, bộ máy của Hội Nông dân Việt Nam
Cơ cấu tổ chức của Hội Nông dân Việt Nam tổ chức theo đơn vị hành chính
nhà nước với bốn cấp từ trung ương đến cơ sở: Trung ương, tỉnh, huyện, xã và
các đơn vị tương đương cùng cấp.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Nơng dân Việt Nam là Đại hội đại biểu
tồn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp là đại hội cấp đó.
Nhiệm kỳ đại hội cấp cơ sở, huyện, tỉnh và Trung ương là năm năm.
Trường hợp đặc biệt đại hội nhiệm kỳ có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn thời
gian quy định nhưng không quá một năm và phải được hội cấp trên trực tiếp
đồng ý, thông báo cho hội cấp dưới biết.
Cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội của mỗi cấp hội là Ban Chấp hành do
đại hội nhiệm kỳ cùng cấp bầu ra theo quy định của Điều lệ.
Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội, Ban Chấp hành cấp
dưới phải được Ban Chấp hành cấp trên trực tiếp công nhận. Ban Chấp hành bầu
Ban Thường vụ, bầu chủ tịch, các phó chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ.
Ban Thường vụ Trung ương hội thay mặt Ban Chấp hành Trung ương hội
chỉ đạo các cấp hội tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội và các nghị quyết của
Ban Chấp hành. Ban Thường vụ Trung ương hội: Ban Thường vụ Trung ương
hội thành lập văn phịng, các ban chun mơn, đơn vị sự nghiệp làm tham mưu,
giúp việc.
Ban Thường vụ tỉnh, thành hội thành lập văn phịng và các ban chun
mơn, đơn vị sự nghiệp theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương hội.
Cấp huyện và cơ sở phân công cán bộ phụ trách các mặt công tác của hội.
Nhiệm vụ của Ban Chấp hành từ cấp huyện trở lên:
- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn hội cấp dưới thực hiện Điều lệ và nghị
quyết của hội; nghiên cứu thi hành các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính
sách pháp luật của Nhà nước. Xây dựng tổ chức hội vững mạnh về mọi mặt.
- Phối hợp với chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tổ chức hướng dẫn hội
7
viên nông dân thi đua thực hiện các phong trào phát triển kinh tế - văn hoá - xã
hội - quốc phịng, an ninh, xây dựng nơng thơn mới.
- Chuẩn bị nội dung và tổ chức đại hội cấp mình khi hết nhiệm kỳ.
Ban Chấp hành từ cấp huyện trở lên họp thường kỳ một năm hai lần; Ban
Thường vụ Trung ương hội họp thường kỳ ba tháng một lần; Ban Thường vụ tỉnh,
thành hội; huyện, thị hội mỗi tháng họp một lần. Khi cần thiết Ban Chấp hành, Ban
Thường vụ Hội Nông dân các cấp họp bất thường.
Tổ chức cơ sở Hội Nông dân là nền tảng của hội, là nơi trực tiếp với hội
viên, nông dân. Tổ chức cơ sở Hội Nông dân theo đơn vị xã, phường, thị trấn.
Những đơn vị kinh tế nông, lâm trường, hợp tác xã nếu có nhu cầu thành lập tổ
chức Hội Nông dân và được hội cấp trên thực tiếp xem xét quyết định thì thành
lập tổ chức Hội Nơng dân phù hợp.
Những cơ sở hội khi có nhu cầu sáp nhập, chia tách, giải thể thì Ban Chấp
hành cơ sở đề nghị Ban Chấp hành cấp trên trực tiếp xem xét quyết định. Ban
Chấp hành, Ban Thường vụ cơ sở hội sinh hoạt mỗi tháng một kỳ, khi cần thiết
thì họp bất thường. Chi hội tổ chức theo thôn, ấp, bản, làng, khu phố, hợp tác xã
và theo nghề nghiệp. Chi hội có thể chia thành nhiều tổ hội. Đại hội toàn thể hội
viên hoặc đại biểu hội viên (nơi có đơng hội viên) bầu ra Ban Chấp hành chi hội.
Ban Chấp hành chi hội bầu ra chi hội trưởng, chi hội phó. Bầu cử Ban Chấp hành
chi hội, chi hội trưởng, chi hội phó bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết.
Chi hội là đơn vị hành động, cầu nối của Ban Chấp hành cơ sở với hội viên, nông
dân. Nhiệm kỳ Ban Chấp hành chi hội là hai năm rưỡi. Chi hội mỗi tháng họp
một kỳ.
2.1.1.3. Vai trị của Hội Nơng dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp,
nông thôn
Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nơng dân
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, cơ sở của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Được Đảng,
Bác Hồ sáng lập và lãnh đạo, trong suốt 8 thập niên qua, Hội đã vượt qua nhiều
khó khăn, khơng ngừng củng cố và lớn mạnh, tích cực tuyên truyền chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, vận động giai cấp nông dân liên minh với giai
cấp công nhân, tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước gắn liền với từng thời
kỳ cách mạng, ln xứng đáng với lịng tin của Đảng và Bác Hồ.
8
Về tổ chức, Hội có hệ thống bốn cấp từ Trung ương đến cơ sở với 63 Ban
Chấp hành hội nông dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 652 ban chấp
hành hội nông dân huyện, quận, thị, thành phố thuộc tỉnh, 10.451 ban chấp hành
hội nông dân cơ sở (xã, phường, thị trấn...). Để tham gia phát triển nông nghiệp,
nông thôn, ngay từ những năm đầu thời kỳ đổi mới, Hội Nông dân Việt Nam đã
phát động và tổ chức thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh
giỏi, đồn kết giúp nhau xố đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Thơng qua
phong trào Hội đã vận động nông dân đổi mới nếp nghĩ, cách làm, khai thác tiềm
năng, thế mạnh về tiền vốn, lao động, đất đai đầu tư cho sản xuất.(Trung ương
HND Việt Nam, 2013).
Trong quá trình đổi mới phương thức hoạt động, Hội đã kịp thời nắm bắt
những nhu cầu chính đáng của nông dân và xu hướng phát triển nông nghiệp,
nông thơn, để từ đó chủ động tham mưu cho Đảng đề ra các chủ trương, chính
sách phát triển nơng nghiệp, nông thôn hợp lý, bảo đảm không ngừng nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Đại hội lần thứ V Hội Nông dân
Việt Nam đã xác định một trong bốn nhiệm vụ cơ bản của Hội là “mở rộng các
hoạt động dịch vụ, dạy nghề, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng
cao đời sống, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông
nghiệp” (Trung ương HND, 2013).
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khố X) về nơng nghiệp, nơng dân,
nơng thơn, được sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hội đã
xây dựng Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong
phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân
Việt Nam”. Đề án đã được Ban Bí thư thơng qua và ban hành Kết luận số 61KL/TW, ngày 03-12-2009, để chỉ đạo thực hiện. Đến nay, Hội đã và đang dự thảo
các văn kiện để trực tiếp thực hiện một số chương trình, dự án phục vụ phát triển
sản xuất và nâng cao đời sống của nông dân. Bước đầu, Hội đã tổ chức một số hoạt
động có hiệu quả thiết thực, giúp nơng dân nghèo tháo gỡ khó khăn, nhất là khâu
đầu vào của sản xuất như: vốn, vật tư nông nghiệp, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật
và công nghệ mới vào sản xuất, làm tăng năng suất, sản lượng, hạ giá thành sản
phẩm, tăng khả năng cạnh tranh hàng hố nơng sản (Trung ương HND, 2013).
Theo báo cáo của BCH Trung ương (2013), từ năm 1996, Hội Nông dân
Việt Nam đã thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân. Đến nay, Quỹ hỗ trợ nông dân cả
9