Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN XUÂN DƯỢC

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
NÔNG THÔN HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Dược

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, ngồi sự nỗ lực cố gắng của
bản thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của các thầy, cơ giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn
tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Huyện ủy - HĐND - UBND huyện, chính
quyền địa phương và nhân dân các xã nơi tôi thực hiện đề nghiên cứu của huyện Can
Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài
liệu phục vụ cho luận văn. Cảm ơn các đồng chí trong Ban Giám đốc và tập thể cán bộ
công chức, viên chức Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và Giáo dục thường
xuyên tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điều kiện giúp đỡ cả về vật chất và thời gian trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu.
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động
viên tôi để sau hơn 2 năm học tập, nghiên cứu đến nay tơi đã hồn thành chương trình
khóa đào tạo Thạc sĩ của Học viện Nơng Nghiệp Việt Nam.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Dược

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hộp ................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vị nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp tạo việc làm cho thanh niên
nông thôn ........................................................................................................... 5
2.1.


Một số vấn đề lý luận về giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ....... 5

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan đến vấn đề tạo việc làm cho thanh niên ................. 5

2.1.2.

Đặc điểm của thanh niên nông thôn ................................................................... 7

2.1.3.

Chủ thể và nội dung, phương thức tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ..... 13

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn .................. 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn của tạo việc làm cho thanh niên nơng thơn ............................. 23

2.2.1.

Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với vấn đề việc làm và
thu nhập cho thanh niên nông thôn ................................................................... 23

2.2.2.

Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về tạo việc làm cho thanh

niên nông thôn .................................................................................................. 28

2.2.3.

Kinh nghiệm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở một số địa phương
trong nước ......................................................................................................... 33

iii


2.2.4.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Can Lộc nhằm tạo việc làm cho
thanh niên nông thôn ........................................................................................ 38

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 40
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 40

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 40

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 43

3.2.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 49

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 49

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 50

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp ...................................................................................... 51

3.2.4.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 51

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 52

Phần 4. Kết quả nghên cứu và thảo luận.................................................................... 54
4.1.

Các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc trong
thời gian qua ..................................................................................................... 54

4.1.1.


Giải pháp của địa phương tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ................... 54

4.1.2.

Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện huyện
Can Lộc giai đoạn 2013 – 2015 ........................................................................ 61

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông
thôn huyện Can Lộc .......................................................................................... 77

4.2.1.

Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 77

4.2.2.

Các yếu tố chủ quan.......................................................................................... 83

4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường tạo việc làm cho thanh niên nông
thôn huyện can lộc đến năm 2020 .................................................................... 88

4.3.1.

Định hướng ....................................................................................................... 88

4.3.2.


Các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông huyện Can Lộc ..................... 89

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 105
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 105

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 106

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 107

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

CC

Cơ cấu


CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CNKT

Cơng nhân kỹ thuật

CNXD

Cơng nghiệp xây dựng

CSXH

Chính sách xã hội

DN

Doanh nghiệp

GDTX

Giáo dục thường xuyên

GQVL

Giải quyết việc làm

HĐND


Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

KTXH

Kinh tế xã hội



Lao động

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội

NQTW

Nghị quyết trung ương

SL

Số lượng


TBXH

Thương binh xã hội

THCN

Trung học chuyên nghiêp

THPT

Trung học phổ thông

THPT

Trung học phổ thông

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

TMDV

Thương mại dịch vụ

TNCS

Thanh niên cộng sản

TNCS


Thanh niên cộng sản

TNNT

Thanh niên nông thôn

TTLĐ

Thị trường lao động



Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Lực lượng lao động thanh niên cả nước năm 2010 – và năm 2015 ............. 34
Bảng 2.2. Tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động
trong độ tuổi thanh niên năm 2015 phân theo vùng trong cả nước.............. 35
Bảng 3.1. Tình hình phân bổ sử dụng đất đai của huyện Can Lộc qua 3 năm ............. 42
Bảng 3.2. Tổng giá trị sản xuất từ các ngành kinh tế qua 3 năm 2013-2015 ............... 45
Bảng 3.3. Tình hình phát triển y tế, giáo dục ............................................................... 47
Bảng 3.4. Tình hình dân số - lao động ......................................................................... 48
Bảng 4.1. Sự di chuyển lao động của huyện Can Lộc qua 3 năm ................................ 54
Bảng 4.2. Tình hình xuất khẩu LĐ trong độ tuổi thanh niên của huyện Can Lộc ...... 55
Bảng 4.3. Kết quả tư vấn, đào tạo và tập huấn nghề nghiệp, kỹ thuật cho TNNT
huyện Can Lộc giai đoạn 2013 - 2015 ......................................................... 57
Bảng 4.4. Tạo việc làm từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, nguồn vốn vay ủy thác,
tín dụng cho TNNT huyện Can Lộc giai đoạn 2013 - 2015 ........................ 59
Bảng 4.5. Lực lượng lao động của huyện chia theo nhóm tuổi .................................... 61
Bảng 4.6. Số lượng lao động chia theo khu vực và nhóm ngành ................................. 63
Bảng 4.7. Lực lượng lao động của huyện chia theo nhóm hộ ...................................... 64
Bảng 4.8. Quy mô lao động thanh niên huyện Can Lộc giai đoạn 2013-2015 ............ 65
Bảng 4.9. Lực lượng lao động thanh niên nơng thơn chia theo trình độ văn hố
và chun mơn ............................................................................................. 67
Bảng 4.10. Hiện trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của thanh niên huyện Can Lộc ....... 69
Bảng 4.11. Tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm của thanh niên nông thôn
huyện Can Lộc phân theo nhóm tuổi và trình độ năm 2015 ........................ 70
Bảng 4.12 Thông tin biến động việc làm của các đối tượng được điều tra..................... 72
Bảng 4.13. Tình hình sử dụng lao động TN nông thôn tại các xã điều tra ..................... 72
Bảng 4.14. Các hình thức giao dịch của thanh niên nông thôn tại các xã điều tra ......... 73
Bảng 4.15. Các kênh giao dịch tìm kiếm việc làm của TN nông thôn tại các xã
điều tra ......................................................................................................... 75
Bảng 4.16. Thu nhập của thanh niên nông thôn theo các mức tại các xã điều tra ......... 76
Bảng 4.17. Tình hình tìm hiểu thơng tin việc làm của thanh niên nơng thôn Can Lộc ..... 79
Bảng 4.18. Thanh niên nông thôn không tiếp cận được việc làm do không đạt yêu

cầu thể lực .................................................................................................... 83

vi


Bảng 4.19. Hiện trạng trình độ của lao động thanh niên nông thôn ............................... 84
Bảng 4.20. Sự hiểu biết về một số kỹ năng khi xin việc của lao động TNNT huyện
Can Lộc ........................................................................................................ 84
Bảng 4.21. Tần suất tìm hiểu thông tin việc làm của thanh niên nông thôn Can Lộc ....... 85
Bảng 4.22 Lựa chọn tham gia đào tạo nghề, nâng cao trình độ, kỹ năng của lao
động TNNT huyện Can Lộc ........................................................................ 86
Bảng 4.23. Lao động thanh niên nông thôn xuất khẩu vi phạm kỷ luật ......................... 87
Bảng 4.24 Đánh giá của một số doanh nghiệp về ý thức kỷ luật của lao động
TNNT huyện Can Lộc ................................................................................. 88
Bảng 4.25. Cầu về lao động tại một số khu công nghiệp, dự án trên địa bàn tỉnh
đến năm 2020. .............................................................................................. 89

vii


DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1.

Vừa thừa, vừa thiếu lao động ...................................................................... 78

Hộp 4.2

Kinh phí đào tạo ít, khơng thể tính đến nhu cầu thị trường ........................ 81


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Xuân Dược
Tên luận văn: “Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Can
Lộc, tỉnh Hà Tĩnh”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tạo việc làm cho lao động nơng thơn nói chung và lao động TNNT nói riêng
đang là nội dung rất được quan tâm, trong đó nâng cao khả năng tiếp cận việc làm cho
lao động TNNT là bước đi đầu tiên trong q trình lao động muốn có được việc làm. Vì
điều kiện về thời gian khơng cho phép,trong nghiên cứu này chúng tơi tập trung phân
tích, đánh giá thực trạng về giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nơng thơn trên địa bàn
huyện Can Lộc từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tạo việc làm cho thanh niên
nông thôn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020. Tương ứng với đó là mục tiêu
cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về về giải pháp tạo việc làm
cho thanh niên nông thôn trong bối cảnh sự nghiệp CNH-HĐH nước ta; (2) phân tích,
đánh giá thực trạng các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Can Lộc
giai đoạn 2013-2015; (3) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho
thanh niên nông thôn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua; (4) Định hướng
và đề xuất các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Can Lộc.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn khác
nhau như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có liên
quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ
phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối tượng điều tra. Để đảm bảo

tính đại diện của mẫu, chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra là 150 thanh niên tại 3 xã:
Xuân Lộc, Thượng Lộc, Phú Lộc bằng bộ câu hỏi đã thiết kế trong phiếu điều tra, tập
trung vào các thanh niên chưa có việc làm và thanh niên có việc làm bao gồm lao động
nữ, lao động nam làm trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch
vụ... và tiến hành lấy ý kiến đánh giá của một số cán bộ quản lý tại một số cơ quan, đơn
vị tiếp nhận lao động thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện như: Cán bộ huyện (Lãnh
đạo huyện, phòng LĐ-TBXH huyện); Cán bộ huyện đoàn; Trung tâm giới thiệu việc
làm; Cơ sở dạy nghề; Các doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng lao động…

ix


Qua đánh giá thực trạng về các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
huyện Can Lộc, tỉnh Hà tĩnh cho thấy nhu cầu về việc làm của thanh niên nông thôn
huyện Can Lộc là rất lớn; tuy nhiên khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên của
huyện Can Lộc là còn rất hạn chế bởi các lý do sau: Các Trung tâm dạy nghề và giới
thiệu việc làm hoạt động hiệu quả chưa cao, thiếu sức liên kết giữa các Trung tâm và
giữa Trung tâm với chính quyền địa phương; Cơng tác thơng tin, truyền thơng cịn đơn
điệu, chưa phù hợp với lao động nơng thơn và chưa đến được với lao động thanh niên;
Chính sách hỗ trợ lao động TNNT tiếp cận việc làm còn nhiều hạn chế và chưa đồng bộ
(chưa có ngân sách dành cho công tác đào tạo nghề tại địa phương, sự phân công nhiệm
vụ trách nhiệm về lao động, việc làm chưa rỏ ràng, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan
chức năng).
Các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn
huyện Can Lộc là: (1) Các yếu tố khách quan (Sự mất cân đối trong cung và cầu lao
động; Hệ thống thông tin việc làm; Hoạt động của các kênh giao dịch việc làm; Chương
trình, chính sách của Nhà nước và địa phương). (2) Các yếu tố chủ quan (Về thể lực
người lao động; Về trí lực - trình độ người lao động; Về tính chủ động của người lao
động; Về ý thức kỷ luật của người lao động).
Thông qua nghiên cứu chúng tơi đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao

khả năng tiếp cận việc làm của lao động thanh niên nông thôn địa bàn huyện Can Lộc
trong thời gian tới như sau: (1) Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho sự phát triển thị
trường lao động nông thôn; (2) Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền tới
thanh niên nông thôn; (3) Tăng cường hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc
làm cho lao động thanh niên nơng thơn; (4) Tăng cường việc thực thi có hiệu quả các
chính sách hỗ trợ cho lao động thanh niên nông thôn giải quyết việc làm; (5) Nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng việc làm của thanh niên …

x


THESIS ABSTRACT
The writer: Nguyen Xuan Duoc
The master thesis: "The solution to create jobs for rural youth Can Loc district,
Ha Tinh province".
Major in: Economic management

Code: 60.34.04.10

Training facility: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Creating jobs for rural workers in general and in particular the labor TNNT
content is very interesting, which enhance access to employment for workers TNNT is
the first step in the process of labor wanted get a job. As conditions of the time does not
allow, in this study we focus on analyzing, assessing the situation on solutions to create
jobs for rural youth Can Loc district from which the proposed system solutions
measures to create jobs for rural youth can Loc district, Ha Tinh province to 2020.
corresponding to that specific objectives include: (1) to systemize theoretical basis and
practical solutions creating jobs for rural youth in the context of our country's
industrialization and modernization; (2) analyzing and assessing the situation and
solutions to create jobs for rural youth Can Loc district 2013-2015 period; (3) Analysis

of the factors affecting employment for rural youth Can Loc district, Ha Tinh province
in recent years; (4) Orientation and proposed solutions to create jobs for rural youth Can
Loc district.
In this study we used the flexibility between the primary and secondary data to
make the analysis said. In which secondary data collected from various sources such as
books, magazines, newspapers, reports of branches and levels, the site ... the content is
related to the study of the subject. Primary data was collected by the tools in-depth
interviews, structured interviews, semi-structured objects under investigation. To ensure
the representativeness of the sample, we conducted a survey sample of 150 youths in
three communes of Xuan Loc Thuong Loc, Phu Loc using structured questionnaires for
the survey design, focus on the bar young unemployed and unemployed youth including
female workers, male workers in the fields of agriculture, industry - construction and
services ... and consultation conducted an evaluation of a number of managers in some
agencies and labor-receiving units of rural youth in the districts such as district Officer
(district leaders, district LDTBXH room); District staff union; Job center; Vocational
sites; Recruitment firms and employers ...
Through assessing the situation on measures to create jobs for rural youth Can
Loc district, Ha Tinh province showed that demand for employment of rural youth Can

xi


Loc district is very large; however the accessibility of youth employment Can Loc
district is still limited by the following reasons: The vocational training centers and job
placement activities yet high performance, lack of links between the Middle Centre
between the Center and local government; Business information and communication is
monotonous, not suitable for rural workers and not accessible to young workers; Labor
policies to support employment TNNT access is still restricted and not uniform (no
budget for vocational training in the localities, the tasks assigned responsibility for
labor, employment is not clearly Obviously, the lack of coordination between the

relevant authorities).
The factors affecting the accessibility of youth employment in rural Loc district
are: (1) The objective factors (The imbalance in supply and demand for labor;
employment information system; Activities trading of employment channels; program
and policies of the State and local). (2) The subjective element (On physical laborers;
About intellectual resources - qualified employees; On the initiative of the employee;
About conscious discipline of the workers).
Through research we propose some solutions contribute to improving access to
employment of rural youth labor Can Loc district in the coming period as follows: (1)
Strengthen the operational support support for the development of the rural labor
market; (2) Strengthening the activities of information and propaganda to rural youth;
(3) Strengthen counseling, vocational guidance, job placement for rural youth workers;
(4) Strengthen the implementation of effective policies to support rural youth workers to
create jobs; (5) Improve the quality of human resources and quality of youth
employment ...

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề lao động và việc làm nói chung, việc làm cho thanh niên nói riêng,
nhất là thanh niên nơng thơn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có
nhiều chủ trương, chính sách thiết thực nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực trẻ, đáp ứng u cầu của q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta
ln đánh giá cao vai trị của thanh niên, xây dựng chiến lược, giáo dục, bồi
dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng xứng đáng kế tục sự nghiệp cách
mạng. Ngày nay, thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi

dưỡng, phát huy nguồn lực con người. Chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát
triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát
triển bền vững của đất nước.
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi
quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Thiếu việc
làm, khơng có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không
thể giúp thanh niên bảo đảm cuộc sống và phát triển bền vững. Đối với thanh
niên nông thôn, việc làm liên quan đến yếu tố đất đai, tư liệu lao động, công cụ
lao động và kỹ năng nghề và vốn sản xuất. Các yếu tố trên kết hợp thành một
chỉnh thể tác động mạnh đến đời sống của thanh niên nông thôn. Giải quyết việc
làm cho thanh niên nơng thơn, vì vậy là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu
quả nguồn lao động này. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành
Trung ương khóa X "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã chỉ rõ nhiệm vụ: "Nâng
cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời
sống cho thanh niên".
Thiếu việc làm đối với lao động nơng thơn nói chung và thanh niên nơng
thơn nói riêng vẫn diễn ra khá phổ biến. Tình trạng thanh niên nông thôn chưa qua
đào tạo nghề chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập bình quân từ lao động các ngành nghề
tại các vùng thường thấp hơn so với thành thị; cơ hội chuyển đổi việc làm, nghề
nghiệp cũng khó hơn, điều kiện văn hoá, xã hội cũng chậm phát triển hơn. Cùng
với tư tưởng coi trọng "Đại học" của các gia đình, dịng họ, bản thân thanh niên

1


học sinh nên dẫn đến đa số thanh niên nông thơn đều có nguyện vọng thi vào các
trường Đại học, sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao Đẳng họ cũng khơng muốn về
nơng thơn làm việc mà tìm kiếm việc làm tại thành thị, họ chưa tha thiết với sản
xuất, công tác tại nông thôn và tham gia học nghề, dẫn đến thiếu hụt một lực lượng

lớn thanh niên tại các vùng nông thôn để tham gia các hoạt động sản xuất kinh
doanh, giữ vững an ninh chính trị trật tự an tồn xã hội, truyền thống văn hố làng
q nông thôn Việt Nam; làm mất cân bằng cơ cấu giữa Đại học và học nghề. Như
vậy vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn đang là vấn
đề nhức nhối của nước ta hiện nay.
Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh là huyện thuần nông, đời sống của nông dân
phụ thuộc vào nông nghiệp là chính, nhu cầu tìm việc làm ln là vấn đề cấp bách
được các cấp các ngành và các tổ chức trong huyện quan tâm hàng đầu. Theo số
liệu thống kê của huyện và báo cáo tổng kết cơng tác đồn và phong trào thanh
niên huyện Can lộc năm 2015 thì huyện Can Lộc có 181.432 người dân, tổng số
lao động 79.434 người chiếm 43,78%, trong đó thanh niên từ 16 đến 30 tuổi có
31.006 người chiếm 39,03%; Lao động khơng có việc làm có 1.317 người chiếm
4,24% trong tổng số lao động thanh niên. Trước những khó khăn trong lập nghiệp
tại địa phương, thanh niên nông thôn rời bỏ quê hương đi làm ăn xa hiện chiếm 2030%. Song, do đại đa số thanh niên nơng thơn có trình độ học vấn và tay nghề thấp
nên chỉ tìm được cơng việc không ổn định, thu nhập bấp bênh và gặp rất nhiều rủi
ro như: làm thợ xây, bán hàng rong hoặc lao động tại các khu công nghiệp với mức
lương thấp. Hầu hết thanh niên nông thôn hiện nay chỉ tìm được những cơng việc
đơn giản, làm theo thời vụ, kém tính bền vững, với mức thu nhập thấp. Ngay cả
đối với những nhóm thanh niên nơng thơn trụ lại ở địa phương, để phát triển kinh
tế gia đình cũng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, khơng áp dụng được tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất và sản lượng không cao. Hơn
nữa, do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp và áp dụng kỹ thuật cơng
nghệ sử dụng ít lao động dẫn đến một số bộ phận thanh niên trên địa bàn huyện
khơng có việc làm.
Xuất phát từ thực tiễn của địa phương chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc làm của thanh niên nông thôn


2


huyện Can Lộc thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường tạo việc làm
cho thanh niên nông thôn ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp tạo việc
làm cho thanh niên nông thôn trong bối cảnh sự nghiệp CNH-HĐH nước ta;
- Đánh giá thực trạng các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
huyện Can Lộc giai đoạn 2013-2015;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên nông
thôn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua;
- Đề xuất các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Can
Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp tạo việc làm cho thanh
niên nông thôn trong điều kiện tiến hành CNH-HĐH ở nước ta.
Đối tượng khảo sát là thanh niên sinh sống, lao động, sản xuất trên địa bàn
huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm, thực trạng việc
làm, vấn đề tư vấn, cách thức tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.
* Về không gian: Nghiên cứu thực hiện tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
* Về thời gian: Nguồn số liệu phục vụ đề tài được thu thập giai đoạn 2013
- 2015. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn hộ gia đình
thanh niên năm 2016.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này tập trung trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến giải
pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn:

1) Các giải pháp đào tạo nghề tạo việc làm cho thanh niên có vai trò và ý
nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn?
2) Quá trình phát triển đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn huyện
Can Lộc trong thời gian qua như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự
phát triển của đào tạo nghề cho thanh niên?

3


3) Những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đối với phát triển
đào tạo nghề tạo việc làm cho thanh niên huyện Can Lộc?
4) Cần phải đề xuất những chủ trương chính sách, giải pháp gì để thúc đẩy
phát triển đào tạo nghề tạo việc làm cho thnah niên trong thời gian tới?
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài đã làm rõ được một số cơ sở lý luận và thực tiễn những vấn đề cơ
bản về giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn như: đặc điểm của thanh
niên nông thôn; chủ thể, nội dung và phương thức tạo việc làm cho thanh niên
nông thôn; các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên nơng thơn....
Phân tích thực trạng các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
huyện Can Lộc; các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên
huyện Can Lộc giai đoạn 2013 -2015.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm cho thanh niên
nông thôn huyện Can Lộc đến năm 2020 như: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ
cho sự phát triển thị trường lao động nông thôn; Tăng cường các hoạt động thông
tin, tuyên truyền tới thanh niên nông thôn; Tăng cường hoạt động tư vấn, hướng
nghiệp, giới thiệu việc làm cho lao động TNNT; Tăng cường việc thực thi có
hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho lao động TNNT giải quyết việc làm….

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP
TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO
THANH NIÊN NÔNG THÔN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề tạo việc làm cho thanh niên
- Lao động: là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu
quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước (Mạc Văn Tiến, 2005).
+ Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có
giao kết hợp đồng lao động. Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người
sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật khơng cấm. Người cần
tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức
dịch vụ việc làm để tìm việc tuỳ theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề
nghiệp và sức khoẻ của mình (Luật lao động, Quốc hội CHXHCNVN, 2003).
+ Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân,
nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có th mướn, sử dụng và trả cơng lao
động. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thơng qua các tổ chức dịch
vụ việc làm để tuyển chọn lao động, có quyền tăng giảm lao động phù hợp với nhu
cầu sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (Luật lao động, Quốc hội
CHXHCNVN, 2003).
- ViƯc lµm: Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị
pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm (Luật lao động, Quốc hội
CHXHCNVN, 2003).
Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều
có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và
toàn xã hội.
- Người có việc làm:
Người có việc làm là người có đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các
ngành kinh tế quốc dân mà trong tuần lễ liền kề trước thời điểm điều tra có thời

gian làm việc khơng ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là có việc
làm. ở nhiều nước sử dụng mức chuẩn này là 1 giờ, còn ở nước ta mức chuẩn này
là 8 giờ (Luật lao động, Quốc hội CHXHCNVN, 2003).

5


- Thất nghiệp
Thất nghiệp là từ Hán - Việt (thất: mất mát, nghiệp là việc làm) chỉ tình
trạng khơng có việc làm mang lại thu nhập, người cần có việc làm nhưng lại
khơng có việc sẽ gặp khó khăn hoặc khơng thể chi trả các khoản đóng góp, thuế,
nợ nần…Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội như cờ
bạc, rượu chè, nghiện hút, mại dâm…Theo luật lao động nước ta sửa đổi và bổ
sung năm 2002: “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động muốn làm
việc nhưng chưa tìm được việc làm”. Căn cứ vào thời gian thất nghiệp mà người
ta chia thất nghiệp ra thành thất nghiệp dài hạn và thất nghiệp ngắn hạn.
Thất nghiệp dài hạn là thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày
đăng ký thất nghiệp hoặc tính từ thời điểm điều tra trở về trước.
Ở nơng thơn tình trạng thất nghiệp hiếm thấy nhưng tình trạng thiếu việc
làm thì phổ biến.
- Người thất nghiệp
Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc nhóm dân số hoạt
động kinh tế mà trong tuần lễ tham khảo khơng có việc làm nhưng có nhu cầu
làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng khơng tìm được việc (Quốc hội
CHXHCNVN, 2003).
- Khái niệm về thu nhập
Thu nhập là phần còn lại của giá trị tổng thu từ các ngành nghề sản xuất
kinh doanh như trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất các ngành nghề… sau khi đã trừ
đi các khoản chi phí vật chất, khấu hao tài sản cố định, lãi vay th cơng lao
động ngồi.

- Khái niệm về thanh niên
Thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo các cách
khác nhau, tùy thuộc vào nội dung và góc độ nhìn nhận, hoặc cấp độ đánh giá mà
người ta đưa ra định nghĩa khác nhau về thanh niên.
Các nhà tâm lý học thường nhìn nhận thanh niên gắn với các đặc điểm
tâm lý lứa tuổi và coi đó là yếu tố cơ bản để phân biệt với các lứa tuổi khác.
Từ góc độ xã hội học, thanh niên lại được nhìn nhận là một giai đoạn xã
hội hóa - thời kỳ kết thúc giai đoạn tuổi thơ phụ thuộc, chuyển sang xác lập vai
trò cá nhân qua các hoạt động độc lập với tư cách đầy đủ của một công dân, là
một trong các chủ thể của các quan hệ xã hội.

6


Các nhà kinh tế học lại nhấn mạnh thanh niên với góc độ là một lực lượng
lao động xã hội hùng hậu, là nguồn bổ sung cho đội ngũ người lao động trên các
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Đặc điểm chung về mặt sinh học của thanh niên là giai đoạn kết thúc thời
niên thiếu, đạt tới sự trưởng thành. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong sự
phát triển của con người. Xác định giai đoạn này thường được biểu hiện một cách
tập trung ở việc xác định độ tuổi thanh niên. Tùy thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế-xã hội của từng thời đại lịch sử, các yếu tố truyền thống của từng quốc
gia, dân tộc... mà quy định về độ tuổi thanh niên. Hiện nay hầu hết các quốc gia
quy định độ tuổi thanh niên bắt đầu từ 15 tuổi; nhưng tuổi kết thúc thì có nhiều
khác nhau. Đa số các nước phương Tây quy định tuổi kết thúc của thanh niên là
25 tuổi; một số nước như Hàn Quốc, Philippin quy định là 30 tuổi, Trung Quốc
quy định là 28 tuổi...Ở Việt Nam thì “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16
tuổi đến 30 tuổi” (Luật thanh niên, Quốc hội CHXHCNVN, 2009).
- Thanh niên nông thôn
Thanh niên nông thôn là những người đang trực tiếp lao động sản xuất,

nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhưng sinh sống ở nông thôn. Về tuổi đời,
thanh niên nông thôn là những người từ 16-30 tuổi. Là tầng lớp thanh niên, thanh
niên nông thôn cũng mang đầy đủ phẩm chất của lứa tuổi thanh niên nói chung.
Tuy nhiên, do đặc trưng của lao động nghề nghiệp và mơi trường văn hố xã hội
nơng thơn, nên thanh niên nơng thơn có nhiều điểm khác biệt với thanh niên khác
(thanh niên công nhân, học sinh (Luật thanh niên, Quốc hội CHXHCNVN, 2005).
2.1.2. Đặc điểm của thanh niên nông thôn
Đất nước Việt nam có gần 80 % dân số là nơng nghiệp do đó thanh niên
nơng thơn chiếm tỷ lệ cao trong thanh niên cả nước, là nguồn nhân lực phát triển
và thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thanh niên nông thôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi
mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; là lực lượng quan trọng trong sản xuất
nơng nghiệp.
Có tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia các hoạt động Đồn, Hội phát
động; tính tích cực tham gia và phát huy tốt ý thức chính trị; ý chí tự lực tự cường,
khát vọng vươn lên thốt nghèo và làm giàu, khơng ngừng giác ngộ nâng cao trình
độ chính trị, rèn luyện tư cách phẩm chất đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.

7


Vấn đề việc làm và thu nhập của thanh niên nơng thơn vẫn đang trong tình
trạng bức xúc hiện nay. Tình trạng vihỗ trợ cho sự phát triển thị trường lao động
nông thôn (cân bằng cung cầu lao động)
Hiện tượng cung về lao động vượt quá cầu về lao động dẫn đến tình trạng
thất nghiệp và thiếu việc làm, đó cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả tiếp cận
việc làm của người thanh niên nông thôn thấp, khi mà hàng năm lực lượng lao
động được bổ sung mới quá nhiều trong khi chỗ làm mới được tạo ra không
tương ứng.
Hiện tại, với các nhóm đối tượng TNNT chưa có việc làm được điều tra

đang chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động tại địa phương mà cụ thể là yêu cầu
về chất lượng lao động. Trong dự báo nhu cầu lao động đến năm 2020 thì có thể
thấy, lượng cầu lao động có trình độ, tay nghề được đào tạo chiếm tỷ lệ rất lớn và
nếu thanh niên nông thôn không đáp ứng đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng thì
kể cả số lượng cung lao động chưa vượt quá cầu, vẫn sẽ có một bộ phận lớn
thanh niên khơng có khả năng tiếp cận được việc làm.
a. Đối với cung lao động
Nâng cao thể lực, cải cách nòi giống đảm bảo đáp ứng yêu cầu của nền
sản xuất cơng nghiệp hiện đại.
Thực hiện các chính sách phát triển nguồn lao động vùng sâu, vùng xa,
vùng nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và các nhóm đối tượng yếu thế trên địa
bàn huyện.

89


Phát triển mạnh nguồn lao động có trình độ cao, đủ về số lượng, hợp lý về
cơ cấu ngành nghề, cấp trình độ và có chất lượng để cung cấp cho các ngành,
vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm,
phục vụ có hiệu quả cho cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước và hội nhập.
Phát triển nguồn lao động thích ứng với thị trường, nhất là phổ cập nghề
cho lao động nông thôn nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động
nông nghiệp theo hướng hiện đại hố và cơng nghiệp hóa nơng thơn, tạo nhiều
việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.
Tiếp tục giải phóng triệt để sức lao động nhằm phát huy cao nhất tiềm
năng và nguồn vốn nhân lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế; tạo việc làm
theo hướng bền vững và có thu nhập cao; phát triển thị trường lao động đồng đều
trên phạm vi cả nước để gắn kết cung – cầu lao động; xây dựng quan hệ lao động
hài hòa, ổn định và tiến bộ; thực hiện công bằng trong quan hệ phân phối tiền
lương và thu nhập, phụ thuộc vào kết quả lao động, năng suất lao động và hiệu

quả kinh tế.
Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào chương trình đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực với vai trò là người sử dụng cuối cùng.
b. Đối với cầu lao động: có các giải pháp tạo ra việc làm
Kinh nghiệm của nhiều nước và nhiều địa phương cho thấy, cần phát triển
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh, đẩy mạnh cổ
phần hóa và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, đa dạng hóa các loại
hình sản xuất kinh doanh trong các thành phần kinh tế.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngồi; thúc đẩy q
trình đơ thị hố, tích tụ ruộng đất gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu
lao động, đặc biệt là trong nông nghiệp, nông thôn, giảm dần tỷ trọng giá trị nông
nghiệp trong GDP và lao động nông nghiệp.
Trong lập quy hoạch phát triển các vùng phải quan tâm đến phát triển các
khu vực kinh tế trọng điểm, tập trung, các khu công nghiệp, khu chế xuất..., đồng
thời quan tâm đúng mức đến phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển các ngành
nghề truyền thống, nghề phụ ... để sử dụng hợp lý lao động tại chỗ, lao động
nông nhàn, lao động phổ thông.
Tiếp tục cải cách chính sách tiền lương, tiền cơng theo định hướng thị
trường; thực hiện chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động; thống nhất,

90


khơng phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp; thực hiện cơ chế thương
lượng, thỏa thuận về tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp theo đúng
nguyên tắc của thị trường ... Đồng thời cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ tiền
lương cho đối tượng yếu thế với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, nhất là
khi chỉ số giá sinh hoạt tăng cao.
Khuyến khích, hỗ trợ thành lập các tổ chức đơn vị, doanh nghiệp dịch vụ
theo hướng xã hội hóa như: Cơng ty cổ phần, HTX dịch vụ…, trong đó ưu tiên

thanh niên được tham gia cổ đơng, mua cổ phiếu, góp vốn, ưu tiên tuyển dụng
lao động có đất nơng nghiệp bị thu hồi.
Phương án, kế hoạch đào tạo để chuyển đổi nghề và thu hút lao động được
công khai, phổ biến cho nhân dân và thanh niên tham gia, đăng ký từ đó doanh
nghiệp có chương trình bồi dưỡng, tuyển dụng lao động để đảm bảo cho người
dân mà đặc biệt là thanh niên có việc làm ổn định.
c, Các hỗ trợ về mặt kinh tế, thể chế, chính sách
Sửa đổi, bổ sung pháp luật lao động theo ngun tắc bình đẳng, khơng
phân biệt đối xử trong quan hệ lao động, đào tạo và đào tạo lại, di chuyển lao
động...để đảm bảo cho lao động được di chuyển một cách linh hoạt, giảm bớt sự
phân mảng của thị trường lao động theo ngành nghề, lãnh thổ, trình độ.
Xây dựng chiến lược dài hạn về phát triển nguồn nhân lực; xây dựng hệ
thống quản lý, thông tin về lao động - việc làm khoa học; xây dựng đề án cung
cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông nghiệp,
nông thôn để tăng mức cầu lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trên
TTLĐ nơng thơn.
Cần hồn thiện khung pháp luật kinh doanh, tạo mơi trường thuận lợi,
bình đẳng trong hoạt động đối với các khu vực kinh tế. Trên cơ sở đó thức dậy
các tiềm năng phát triển, tạo ra mức cầu lao động cao trên TTLĐ.
4.3.2.2. Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền tới thanh niên
nông thôn
a. Công tác tuyên truyền
- Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên về lập thân, lập
nghiệp, thay đổi tâm lý muốn đi làm ăn xa để tìm việc và phát triển kinh tế ngay
tại địa phương. Tăng cường tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại

91



chúng, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, trường học, ... để lao động TNNT
nhận thức đầy đủ về yêu cầu nâng cao trình độ tri thức và kỹ năng nghề nghiệp
trong thời kỳ hội nhập.
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
chính quyền địa phương về chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế.
- Đa dạng hố các hình thức tun truyền, thông tin về các trung tâm, cơ
sở dạy nghề, các lớp đào tạo nghề,... cho lao động TNNT có nhu cầu đào tạo
nghề như thông qua các kênh truyền thanh, truyền hình, tờ rơi, panơ, áp phích,
báo chí, ... để thanh niên có điều kiện tham gia đào tạo tại các trung tâm một cách
hiệu quả nhất, phục vụ tốt nhất cho công việc sau này.
- Cần thực hiện thường xuyên và có hệ thống việc dự báo cung – cầu lao
động theo từng năm tới cấp huỵên, xã, tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu về thị
trường lao động nhằm hồn thiện hệ thống thơng tin thị trường lao động
b. Thông tin
Thông tin cho những lao động có nhu cầu đào tạo nghề: Nhu cầu đào tạo
nghề là khá lớn, trong khi đó nhiều trường, trung tâm đào tạo lại thiếu học sinh.
Có nhiều lý do tác động đến dẫn đến tình trạng trên, song có một lý do quan
trọng là lượng thông tin đến với người có nhu cầu là q ít và khơng đầy đủ,
thiếu sức thuyết phục. Để thu hút được nhiều đối tượng, học nghề ngoài việc
nâng cấp đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, tìm kiếm đầu ra… thì phải có các
hình thức truyền tải các thơng tin đó (giới thiệu phương thức hoạt động, quy mô,
ngành nghề đào tạo, công tác sau đào tạo…) tới các đối tượng lao động có nhu
cầu học nghề. Có thể truyền tải thơng tin dưới các kênh sau:
Thông qua các kênh truyền tin của tỉnh, huyện, xã như: hệ thống đài phát
thanh, truyền hình tỉnh, huyện; hệ thống truyền thanh của xã, báo cáo tại các buổi
sinh hoạt tại các chi hội của các tổ chức đồn thể…
Hình thức tun truyền dưới dạng phóng sự, quảng cáo, qua các thơng
báo, tờ rơi…
Việc thơng tin tuyên truyền rộng rãi về hoạt động của các trung tâm,
trường dạy nghề sẽ có sức hút lớn đối với các đối tượng lao động, tạo sự cạnh

tranh lành mạnh giữa các cơ sở đào tạo, buộc các cơ sở này phải đổi mới hình
thức, nội dung và phương thức hoạt động, tạo đầu ra là những công nhân kỹ thuật
có tay nghề cao, nâng cao uy tín của cơ sở, đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động
của địa phương và các khu vực khác.

92


4.3.2.3. Tăng cường hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho
lao động TNNT
a. Quy hoạch phát triển ngành nghề đào tạo
Quy hoạch đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn theo hướng đào tạo
chuyên canh tại các vùng nguyên liệu, đào tạo ứng dụng công nghệ mới vào nông
nghiệp với sự tham gia của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội
Nông dân, các công ty ...
Tập trung các nguồn lực tăng cường năng lực đào tạo của các cơ sở dạy
nghề. Chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn cho thanh niên nông thôn và đẩy mạnh
phát triển đào tạo dài hạn trong tương lai.
Tập trung nguồn lực đầu tư tăng cường cho các cơ sở dạy nghề chính quy
thuộc nhất là các trường đào tạo nghề, nhằm tạo ra đội ngũ người lao động có
trình độ chuyên môn kĩ thuật cao đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện
đại. Trong đó cần phải tập trung đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư trang thiết bị dạy
học và thực hành tiên tiến, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ cao
đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất và đón đầu những tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào cơng tác giảng dạy. Ngồi ra, việc đầu tư cho các Trung tâm dạy
nghề hoặc các hình thức cơ sở dạy nghề khác cũng cần phải được quan tâm đầu
tư phát triển phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tế. Việc giải quyết bài toán
nguồn nhân lực, tăng cường cơng tác đào tạo cho mục đích chuyển đổi sản xuất,
kinh doanh cần phải được các địa phương quan tâm đúng mức và có kế hoạch cụ
thể để cơ quan quản lí cấp trung ương có kế hoạch phát triển đồng bộ tránh lãng

phí và khơng hiệu quả trong đầu tư.
Hồn thiện hệ thống khuyến nơng, trước hết là khuyến nông cấp huyện và
xã để chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, kiến thức quản lý và phát triển
kinh tế cho lao động nơng thơn.
Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, nhất là các
doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thành lập cơ sở
dạy nghề tư thục hoặc tham gia hoạt động dạy nghề.
Đa dạng hố phương thức đào tạo, dạy nghề chính quy và dạy nghề
thường xuyên. Đa dạng hóa địa điểm dạy nghề, dạy nghề tại trường, trung tâm,
dạy nghề tại nơi làm việc, kết hợp dạy nghề ở trường, trung tâm và thực tập tại
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

93


×