Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông tỉnh phú thọ luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.56 KB, 144 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHAN KIM TRỌNG

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN TAM
NÔNG,
TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Công Tiệp


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo


vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Phan Kim Trọng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Cơng Tiệp đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn kế hoạch - đầu tư, Khoa kinh tế nông nghiệp - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Huyện ủy, UBND
huyện Tam Nôn, UBND các xã: Tề Lễ, Hương Nộn, Hiền Quan đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm
khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cơ giáo; đồng chí và
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Phan Kim Trọng

ii


MỤC LỤC
Lờı cam đoan .................................................................................................................i
Lờı cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ vıết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình và sơ đồ ............................................................................................... ix
Danh mục hộp ............................................................................................................... x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ xi
Thesis abstract ............................................................................................................xiii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thıết của đề tàı ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn ............................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................... 5


2.1.1.

Khái niệm về quản lý mơi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nơng thơn mới ................................................................... 5

2.1.2.

Vai trị của việc quản lý môi trường trong xây dựng nông thôn mới ............... 12

2.1.3.

Nội dung quản lý môi trường trong xây dựng nông thôn mới ......................... 14

2.1.4.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường nông thôn mới ................... 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 22

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý môi trường tỉnh Quảng Nam......................................... 22

2.2.2.

Kinh nghiệm thực hiện tiêu chí mơi trường thuộc chương trình MTQG
xây dựng NTM của tỉnh Hậu Giang ............................................................... 23


iii


2.2.3.

Kinh nghiệm quản lý môi trường của huyện Hải Hậu, Nam Định................... 24

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc quản lý môi trường trong xây dựng
nông thôn mới tại huyện Tam Nơng ............................................................... 25

2.2.5.

Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan. .................................................... 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 28
3.1.

Đặc điểm cơ bản huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ .......................................... 28

3.1.1.

Vị trí địa lý .................................................................................................... 28

3.1.2.

Địa hình, thổ nhưỡng ..................................................................................... 29

3.1.3.


Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 31

3.1.4.

Những thuận lợi, khó khăn của huyện trong thực hiện chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới........................................................... 37

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 39

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 39

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 40

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .......................................................... 42

3.2.4.

Phương pháp phân tích .................................................................................. 42

3.2.5.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 44
4.1.

Thực trạng quản lý môi trường trong thực hiện chương trình MTQG xây
dựng nơng thơn mới của huyện Tam Nơng..................................................... 44

4.1.1.

Khái qt về thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới tại huyện
Tam Nơng ..................................................................................................... 44

4.1.2.

Tình hình xây dựng nông thôn mới ở các xã điều tra ...................................... 49

4.1.3.

Kết quả thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện ................................................................................................ 50

4.1.4.

Thực trạng quản lý mơi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Tam Nông ............................... 67

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý mơi trường trong thực hiện chương

trình MTQG xây dựng nông thôn mới của huyện Tam Nông ......................... 91

4.2.1.

Thể chế, chính sách về quản lý mơi trường .................................................... 91

4.2.2.

Sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý môi trường trên địa
bàn huyện ...................................................................................................... 92

iv


4.2.3.

Nguồn lực cho bảo vệ môi trường .................................................................. 96

4.3.

Đánh giá chung .............................................................................................. 99

4.3.1.

Ưu điểm ........................................................................................................ 99

4.3.2.

Tồn tại, hạn chế ............................................................................................. 99


4.3.3.

Ngun nhân ............................................................................................... 100

4.4.

Giải pháp hồn thiện quản lý mơi trường trong xây dựng nông thôn mới
tại huyện Tam Nông .................................................................................... 101

4.4.1.

Nâng cao năng lực quản lý môi trường và đào tạo nguồn nhân lực cho
công tác bảo vệ môi trường; tăng cường công tác quản lý môi trường tại
các xã .......................................................................................................... 101

4.4.2.

Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vai trị của cộng đồng
trong cơng tác bảo vệ môi trường ................................................................. 103

4.4.3.

Tăng cường công tác quản lý quy hoạch ...................................................... 105

4.4.4.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm làm ảnh hưởng
tới môi trường .............................................................................................. 105

4.4.5.


Áp dụng biện pháp kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân
thiện với môi trường, tăng nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi
trường .......................................................................................................... 106

4.4.6.

Huy động nguồn lực từ dân .......................................................................... 106

4.4.7.

Giải pháp về cơ chế quản lý và cơ chế tài chính ........................................... 107

4.4.8.

Giải pháp về quản lý thu gom, xử lý rác thải ............................................... 109

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 111
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 111

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 112

5.2.1.

Đối với Trung ương ..................................................................................... 112


5.2.2.

Đối với tỉnh Phú Thọ ................................................................................... 112

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 113
Phụ lục .................................................................................................................... 115

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ

Ban chỉ đạo

BQL

Ban quản lý

BVTM

Bảo vệ môi trường

HU

Huyện ủy


MTQG

Mục tiêu quốc gia

NTM

Nông thôn mới

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Diễn biến trung bình một số yếu tố khí hậu huyện Tam Nơng .................. 30

Bảng 3.2.

Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất 3 năm 2015 - 2017 ................................ 32

Bảng 3.3.

Quy mô và cơ cấu dân số, lao động huyện Tam Nông năm 2017 .............. 33

Bảng 3.4.


Xã và tiêu chí chọn xã khảo sát ................................................................ 39

Bảng 3.5.

Mẫu điều tra, khảo sát .............................................................................. 41

Bảng 4.1.

Bảng kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM của các xã................. 47

Bảng 4.2.

Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại các xã điều tra .............. 49

Bảng 4.3.

Kết quả thực hiện tiêu chí mơi trường tại huyện Tam Nơng ...................... 51

Bảng 4.4.

Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện ............................. 53

Bảng 4.5.

Tình hình thu gom rác thải của hộ dân huyện Tam Nơng .......................... 54

Bảng 4.6.

Tình hình xử lý rác thải mềm của hộ dân huyện Tam Nơng ...................... 58


Bảng 4.7.

Tình hình xử lý rác thải rắn của hộ dân..................................................... 61

Bảng 4.8.

Hoạt động bảo vệ môi trường dân cư ........................................................ 64

Bảng 4.9.

Hoạt động bảo vệ môi trường trong trồng trọt........................................... 65

Bảng 4.10. Tình hình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý môi
trường huyện Tam Nông đến 2018 ........................................................... 69
Bảng 4.11. Các hình thức tuyên truyền người dân tham gia bảo vệ môi trường .......... 75
Bảng 4.12. Nội dung tuyên truyền thực hiện tiêu chí mơi trường ................................ 76
Bảng 4.13. Tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường được tuyên
truyền, vận động trong các hộ dân ............................................................ 78
Bảng 4.14. Tỷ lệ doanh nghiệp có hệ thống xử lý mơi trường ở huyện Tam Nông
năm 2018 theo các ngành nghề ................................................................. 79
Bảng 4.15. Thực trạng quản lý quy hoạch và xây dựng nghĩa trang trên địa bàn
huyện Tam Nông...................................................................................... 81
Bảng 4.16. Tổng hợp hoạt động của các mơ hình dịch vụ quản lý chất thải nông
thôn trên địa bàn huyện Tam Nơng........................................................... 82
Bảng 4.17. Tình hình dân cư và bố trí các khu vực dịch vụ đời sống xã hội trong
khu vực nghiên cứu .................................................................................. 83
Bảng 4.18. Đánh giá mức sẵn lịng tham gia hoạt động cải tạo mơi trường ................. 84
Bảng 4.19. Sự tham gia của người dân trong công tác quy hoạch NTM ...................... 87


vii


Bảng 4.20. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động BVMT cấp huyện ............................ 88
Bảng 4.21. Sự tham gia của người dân vào công tác kiểm tra giám sát ....................... 90
Bảng 4.22. Thực trạng quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn huyện
Tam Nông ................................................................................................ 92
Bảng 4.23. Đánh giá của cán bộ về tầm quan trọng của các bên trong quản lý môi
trường ...................................................................................................... 94
Bảng 4.24. Nhu cầu cơ sở hạ tầng tối thiểu quản lý môi trường của 1 xã trên địa
bàn huyện................................................................................................. 97
Bảng 4.25. Quy hoạch đất xây dựng bãi thu gom rác thải trên địa bàn huyện Tam
Nơng ........................................................................................................ 98
Bảng 4.26. Mức phí VSMT đề xuất tại huyện Tam Nông ......................................... 109

viii


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Tam Nơng thu từ bản đồ tỷ lệ 1/30.000 .................28

Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý.......................................................9
Sơ đồ 4.1. Phân cấp quản lý xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông ................70
Sơ đồ 4.2. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường tại huyện Tam Nông .........................73
Sơ đồ 4.3. Cơ cấu tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm thực tiêu chí MT ............................89
Sơ đồ 4.4. Sơ đồ thu gom rác thải có sự tham gia của cộng đồng ............................... 108

ix



DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Người dân đã chấp hành tốt các quy định của địa phương trong việc thu
gom rác thải sinh hoạt .................................................................................. 55
Hộp 4.2. Người dân vẫn chưa có ý thức trong thu gom và xử lý các chất thải trong
sản xuất nơng nghiệp.................................................................................... 56
Hộp 4.3. Khó áp dụng một số phương pháp bảo vệ môi trường được tuyên truyền ...... 77
Hộp 4.4. Tham gia các hoạt động cải tạo mơi trường sẽ đem lại nhiều lợi ích cho
gia đình và cộng đồng .................................................................................. 85

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phan Kim Trọng
Tên luận văn: Quản lý mơi trường trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340401

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý
mơi trường nơng thơn trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
thôn mới tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thực
hiện có hiệu quả việc quản lý mơi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc
gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập từ các cơng trình nghiên
cứu có liên quan, các văn bản chính sách của Chính phủ, sách, báo, thơng tin trên

internet, các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của địa phương qua các năm; các báo cáo
Hội đồng nhân dân huyện, xã của huyện Tam Nông. Số liệu thống kê về đất đai, dân số,
lao động và số liệu thống kê về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện. Các số liệu sơ cấp
được thu thập chủ yếu thông qua điều tra, phỏng vấn: Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn
mới huyện, các xã điều tra; Ban quản lý xây dựng nông thôn mới; ban phát triển nông
thôn; các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và đại diện các hộ dân tại 03 xã điều tra.
Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp thu thập thơng tin, phương pháp phân tích và xử lý số liệu nhằm làm rõ
thực trạng quản lý mơi trường nơng thơn trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc
gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nơng, tỉnh Phú Thọ.
Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý môi trường nông
thôn trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia, các giải pháp hồn thiện quản lý
mơi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
(các khái niệm, nội dung nghiên cứu và yếu tố ảnh hưởng); nghiên cứu kinh nghiệm
quản lý môi trường nông thôn ở một số nước trên thế giới và một số địa phương ở nước
ta. Trên cơ sở đó nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Tam Nông về tăng
cường quản lý mơi trường trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới.

xi


Trong những năm trở lại đây, với sự nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, các
tổ chức đồn thể cùng tồn thể nhân dân huyện Tam Nơng, chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đã phát huy được
vai trị của người dân. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số bất
cập, hạn chế.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý môi
trường xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ như: Thể chế, chính

sách về quản lý mơi trường; Sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý môi
trường; Nguồn lực cho bảo vệ môi trường.
Để nâng cao công tác quản lý môi trường trong thực hiện Chương trình MTQG
xây dựng nơng thơn mới cần thực hiện một số giải pháp: Nâng cao năng lực quản lý môi
trường và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường; tăng cường công tác
quản lý môi trường; Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vai trị của cộng
đồng trong cơng tác bảo vệ mơi trường; Tăng cường công tác quản lý quy hoạch; tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm làm ảnh hưởng tới môi trường; Tăng
cường áp dụng các biện pháp kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện
với môi trường; Tăng nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường; Huy động
nguồn lực từ dân; Đổi mới cơ chế quản lý và cơ chế tài chính.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Phan Kim Trong
Thesis title: “Environmental management to implement the National Target Program
on building a new countryside in Tam Nong district, Phu Tho province”.
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Based on the analyzing of the situation and factors affecting on environmental
management to implement the National Target Program on building a new countryside
in Tam Nong district, Phu Tho province, the study recommends the policy implications
to improve environmental management to implement the National Target Program on
building a new countryside in Tam Nong district, Phu Tho province in the coming time.

Materials and Methods
The secondary data are collected from relevant research, government policies,
books, newspapers, information on the internet, socio-economic development reports of
the local goverments over the years; reports to People's Councils of the district and
communes of Tam Nong district. The secondary data are in term of land, population,
labor and the district's socio-economic indicators. The primary data are collected mainly
through surveys and interviews: the Steering Committee for building a new countryside at
the district and the commune levels; management and development boards of the building
a new countryside; social and political organizations, enterprises and households in the
three surveyed communes.
The data analysis methods include the methods for collecting information, the
methods for analyzing and processing the data to clarify the situation of environmental
management to implement the National Target Program on building a new countryside
in Tam Nong district, Phu Tho province.
Main findings and conclusions
The study has clarified the literature review of environmental management to
implement the National Target Program on building a new countryside; solutions to
improve environmental management to implement the National Target Program on
building a new countryside (concepts, research contents and influencing factors);
environmental management experiences of some countries and some localities in our
country. Base on that, the study draws several lessons for Tam Nong district to improve

xiii


environmental management to implement the National Target Program on building a
new countryside.
In recent years, with the efforts of the Party committees, local goverments,
social and political organizations and people of Tam Nong district, the National Target
Program on building a new countryside has achieved many results which have

promoted the role of the people. However, in the process of implementation, there are
still some shortcomings and limitations.
The results showed that the three groups of factors affecting the role of people in
buiding a new countryside in Tam Nong district, Phu Tho province such as institutions
and policies on environmental management; institutions and policies on environmental
management; investing to protect the environment; people's needs in implementing
environmental management activities.
In order to improve environmental management in the implementation of the
National Target Program on building a new countryside, it is necessary to implement a
number of solutions such as improving the capacity of environmental management and
training for environmental protection; enhancing environmental management;
strengthening propaganda, raising awareness and role of the community in
environmental protection; enhancing the planning management; enhancing inspection,
supervision and handling of violations that affect the environment; strengthening the
application of economic measures, economic restructuring towards environmental
protection; increasing investment in environmental protection; mobilizing resources
from households; renovating management mechanism and financial mechanism.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ơ nhiễm mơi trường đang là mối quan tâm của tồn xã hội. Hiện nay
khơng riêng gì ở thành phố, các khu cơng nghiệp, mà ngay ở địa bàn nơng thơn
tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên bức xúc. Q trình gia tăng dân số và
đói nghèo ở vùng nông thôn đã gây sức ép rất lớn đến việc sử dụng tài nguyên
ngày càng nhiều gây tác động lớn đến hệ sinh thái và mơi trường. Cùng với đó,
vấn đề đơ thị hóa cũng ảnh hưởng lớn đến mơi trường nơng thơn, hệ lụy của vấn
đề đó là nơng thôn đang trở thành sân sau của đô thị, gây ảnh hưởng đến môi

trường sống của người dân nông thôn. Một số vùng nông thôn, môi trường nước
hoặc môi trường khơng khí đã bị ơ nhiễm cục bộ, đặc biệt việc quản lý chất thải
rắn nông thôn chưa thực sự được coi trọng. Điều này khiến mọi người ai cũng
phải trăn trở suy nghĩ… Vì vậy xây dựng nơng thơn mới là một chủ trương đúng
đắn của Đảng, Nhà nước. Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề
nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nghị quyết đã xác định mục tiêu xây dựng
nông thơn mới đến năm 2020. Ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ đã có
Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới, đến
ngày 17/10/2016 do yêu cầu của thực tế thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định
số 1980/QĐ-TTg ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn
2016 - 2020 (bao gồm 19 tiêu chí). Trong đó, tiêu chí số 17 là tiêu chí về mơi
trường. Mục tiêu chung của tiêu chí này là "Bảo vệ mơi trường, sinh thái, cải
thiện, nâng cao chất lượng môi trường khu vực nông thôn"; Lâu nay, trên các
phương tiện thông tin đại chúng hầu như chỉ phản ánh về ô nhiễm môi trường ở
các khu đơ thị, khu cơng nghiệp…Song tình trạng ơ nhiễm môi trường ở nông
thôn lại đang ở mức báo động. Ðây chính là nguyên nhân dẫn đến người dân các
vùng nông thôn thường xuyên phải đối mặt với dịch bệnh.
Tam Nơng là huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Phú Thọ. Tồn
huyện có 20 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn; Diện tích 15.558,7 ha, chiếm
4,43% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Huyện có vị trí khá thuận lợi trong
phát triển kinh tế - xã hội vì gần thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ; Có hệ thống
giao thơng đường bộ, đường thuỷ thuận tiện nối liền với các tỉnh miền núi phía

1


Bắc và Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thơng quan trọng trong việc trung chuyển
hàng hố và nối liền hệ thống kinh tế giữa các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ
với Thành phố Hà Nội.

Là huyện thuần nông khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 80%
diện tích tự nhiên và 70% dân số tồn huyện, xây dựng nông thôn mới là chủ
trương lớn của huyện. Tuy nhiên với thực trạng ô nhiễm môi trường ở nông thơn
như hiện nay, việc thực hiện tiêu chí số 17 trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây
dựng nơng thơn mới đối với địa phương tương đối khó khăn. Bởi lẽ, các hộ chăn
ni gia đình dù đã xử lý mơi trường nhưng vẫn khơng triệt để gây thất thốt xả
thải ra mơi trường. Một số doanh nghiệp vì lợi nhuận mà “bán rẻ lương tâm”, bất
chấp tính mạng và sức khỏe của người dân, cịn có hành vi che giấu sai phạm gây
hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác, các cơ sở sản xuất kinh doanh đa phần nhỏ lẻ,
vốn ít, công nghệ lạc hậu, việc xử lý môi trường là tự phát, chưa có báo cáo đánh
giá tác động môi trường; ý thức của chủ doanh nghiệp chưa cao, còn tư tưởng
chạy theo lợi nhuận... là những nguy cơ gây ảnh hưởng đến mơi trường. Thêm
vào đó, việc quan tâm quy hoạch nghĩa trang đạt chuẩn, tăng cường trồng cây
xanh để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường; mỗi xã cần phải có nơi thu gom,
xử lý nước thải, chất thải, biết rằng, đây là vấn đề khó thực hiện triệt để do quỹ
đất cũng như kinh phí hạn hẹp.
Chính vì các lý do trên, việc bảo vệ mơi trường hiện khơng chỉ là nhiệm
vụ chính trị của địa phương nhằm hồn thành mục tiêu xây dựng nơng thơn mới
mà còn là vấn đề cấp thiết trong việc xây dựng một khu vực nông thôn phát triển
bền vững, ổn định và bảo đảm chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân. Xuất
phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý môi trường
trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới tại huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý môi trường
nông thôn trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới tại
huyện Tam Nơng, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường
quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nơng thôn mới tại huyện Tam Nông trong thời gian tới.


2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý môi trường
trong xây dựng nông thôn mới;
- Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý môi
trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ trong
thời gian qua;
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý môi trường trong thực hiện
Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thôn mới tại huyện Tam Nông
trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng xây dựng NTM tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ trong thời
gian qua như thế nào?
- Quản lý môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông,
tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý môi trường trong xây
dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ?
- Những hạn chế nào của việc quản lý môi trường trong xây dựng nông
thôn mới tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ?
- Để tiếp tục nâng cao công tác quản lý môi trường trong xây dựng NTM
tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ cần thực hiện những giải pháp nào trong thời
gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý
quản lý mơi trường trong q trình thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nơng thơn mới.

- Đối tượng điều tra, khảo sát: cán bộ huyện, xã; các hộ nông dân; Các tổ tự
quản, tổ thu gom rác thải.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Thực trạng môi trường nông thôn và những giải
pháp quản lý mơi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây

3


dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông trong thời gian tới.
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ.
- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng môi
trường nông thôn và quản lý môi trường trong quá trình thực hiện chương trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông trong 3 năm, từ
tháng 01/ 2016 đến tháng 01/ 2019, đề xuất giải pháp đến năm 2025.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã hệ thống hoá, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
quản lý môi trường trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM; thực
trạng xây dựng nơng thôn mới của nước ta trong thời gian qua và những thách
thức đặt ra trong q trình xây dựng nơng thôn mới; kinh nghiệm quản lý môi
trường nông thôn ở một số nước trên thế giới và một số địa phương ở nước ta, rút
ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Tam Nông về tăng cường quản lý mơi
trường trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Luận văn đã đánh giá được thực trạng và phân tích được các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện
Tam Nông, tỉnh Phú Thọ từ tháng 01/ 2016 đến tháng 01/ 2019. Từ đó đề xuất
các giải pháp để tiếp tục nâng cao công tác quản lý mơi trường trong thực hiện
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
thời gian tới.


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Khái niệm về quản lý mơi trường trong thực hiện chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
2.1.1.1. Khái niệm môi trường
* Khái niệm về môi trường
Theo luật bảo vệ môi trường thì Mơi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên
và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.
Theo định nghĩa của Tổ chức kinh tế văn hóa xã hội Liên Hợp Quốc
(UNESCO) thì Mơi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên
và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập qn, niềm tin...),
trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và
nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình (Bộ Khoa học Cơng nghệ và
Mơi trường/Cục Môi trường, 2001).
Như vậy, môi trường sống của con người theo định nghĩa rộng là tất cả
các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như
tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã
hội,... (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường/Cục Môi trường, 2001).
* Tiêu chuẩn mơi trường
Để có những căn cứ nhằm đánh giá chất lượng của môi trường phải sử
dụng các tiêu chuẩn môi trường. Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực,
giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.
Hệ thống tiêu chuẩn môi trường gồm:
- Tiêu chuẩn môi trường nước: bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm,
nước biển và nước ven biển, nước thải,...

- Tiêu chuẩn mơi trường khơng khí: bao gồm khói bụi, khí thải...
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong
sản xuất nông nghiệp.
- Tiêu chuẩn bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

5


- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch
sử, văn hóa.
- Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khống
sản trong lịng đất, ngồi biển.
Hiện nay nước ta có trên 200 tiêu chuẩn mơi trường quy định về chất
lượng môi trường, đây là cơ sở để chúng ta đo mức độ chuẩn của môi trường,
đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá mức độ vi phạm môi trường có liên quan.
Tuy nhiên trong phạm vi đề tài chúng tơi sự dụng tiêu chí số 17 trong bộ tiêu chí
quốc gia về xây dựng nơng thơn mới làm căn cứ đánh giá thực trạng mơi trường
nơng thơn.
* Ơ nhiễm môi trường
Từ khái niệm về tiêu chuẩn môi trường, ô nhiễm môi trường được định
nghĩa là sự thay đổi tính chất của mơi trường, vi phạm tiêu chuẩn mơi trường.
Như vậy, ta có thể thấy khái niệm ơ nhiễm môi trường phụ thuộc vào hai yếu tố:
tác động vật lý của chất thải và phản ứng của con người đối với tác động ấy. Tác
động vật lý của chất thải có thể mang tính sinh học như làm thay đổi gen di
truyền, giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến mùa màng hoặc sức khỏe con
người. Tác động cũng có thể mang tính hóa học như ảnh hưởng của mưa axit đối
với các cơng trình, nhà cửa...
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào mơi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các

tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn
(chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng
lượng như nhiệt độ, bức xạ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là ơ nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu
đến con người, sinh vật và vật liệu.
Ơ nhiễm mơi trường được chia làm ba loại chính đó là ơ nhiễm mơi
trường nước, ơ nhiễm mơi trường khơng khí và ơ nhiễm mơi trường đất. Ngồi
ra, sự mất cân bằng sinh thái, sự giảm sút của mức độ đa dạng sinh học hay hàm

6


lượng chất thải rắn cao cũng là những loại ô nhiễm môi trường.
2.1.1.2. Khái niệm về quản lý
* Khái niệm quản lý
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động nhằm đạt
hiệu quả và năng suất cao hơn. Đây là hoạt động để người thủ trưởng phối hợp
nỗ lực các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức đạt được mục
tiêu đề ra. Nói tóm lại, quản lý gắn liền với cuộc sống, với hoạt động của con
người vì thế nó rất đa dạng và phức tạp. Cho đến nay có rất nhiều cách tiếp cận
khác nhau về quản lý như: quan điểm tiếp cận lịch sử, tiếp cận phân tích tổng
hợp, tiếp cận mục tiêu, tiếp cận hệ thống.
Các tác giả đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, ví dụ như:
Konlova OV cho rằng “quản lý là tính tốn sử dụng các nguồn lực (nhân
lực, vật lực, tài chính) nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ với kết quả tối ưu về kinh
tế - xã hội” (Konlova, 1976).
Theo Phan Văn Kha: “quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo
và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử
dụng các hệ thống nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định” (Phan Văn

Kha, 1999).
Với cái nhìn quản lý ở trạng thái của một hành động, Vũ Ngọc Hải cho
rằng “quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới
đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra” (Vũ Ngọc Hải, 2004).
Xét chức năng quản lý, hoạt động quản lý thường được định nghĩa:
quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt
động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra (Bộ Giáo dục và
Đào tạo, 2002).
Tiếp cận trên phương diện hoạt động của tổ chức, tác giả Mạc Văn Trang
viết: “quản lý là một quá trình chủ thể (quản lý) tác động đến đối tượng (quản lý)
một cách có chủ đích, có tổ chức, dựa trên các nguồn lực và những điều kiện có
thể có nhằm đạt được mục đích đã xác định”.
Về vần đề này, Mác - Ăngghen đã khẳng định “bất kỳ một lao động xã hội
của một cộng đồng nào được tiến hành trên quy mô tương đối lớn cũng đều cần
có sự quản lý, nó xác lập hài hồ các mối quan hệ giữa các công việc riêng rẽ và

7


thực hiện những chức năng chung nhất, xuất phát từ sự vận động của toàn bộ cơ
cấu sản xuất (khác với sự vận động của từng bộ phận độc lập của nền sản xuất
ấy). Một nghệ sỹ chơi đàn chỉ phải điều khiển chính mình nhưng một dàn nhạc
thì cần phải có nhạc trưởng” (Bộ Khoa học Cơng nghệ và Môi trường/Cục Môi
trường, 2000).
Từ những quan niệm khác nhau về quản lý, có thể nói: Quản lý là sự tác
động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý, trong
một tổ chức chính trị - văn hoá - xã hội... bằng một hệ thống các luật lệ, chính
sách, nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể... nhằm làm cho tổ chức
vận hành và đạt mục tiêu của tổ chức.
* Chức năng của quản lý

Chức năng của quản lý là một nội dung và phương thức hoạt động cơ bản
mà nhờ đó chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý trong quá trình quản
lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý.
Có 4 chức năng cơ bản:
- Kế hoạch: Có 3 nội dung chủ yếu: Xác định, hình thành mục tiêu đối với
tổ chức; Xác định và đảm bảo về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục
tiêu; Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu.
- Tổ chức: Đây là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các
thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành
công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Thơng qua tổ chức,
người quản lý có thể điều phối tốt hơn các nguồn lực có trong tay. Thành tựu của
tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn
lực sao cho có hiệu quả tốt nhất.
- Chỉ đạo - Điều hành: Chỉ đạo – Điều hành bao gồm việc liên kết, liên hệ
với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt
được mục tiêu của tổ chức. Việc đưa ra các quyết định và thực hiện các quyết
định đã ba hành, đồng thời xác đinh ai đưa ra các quyết định ở cấp độ nào và ai là
người thực hiện các quyết định đó.
- Kiểm tra: thơng qua một cá nhân, một nhóm hoặc tổ chức theo dõi giám
sát các hoạt động, các điều kiện cho các hoạt động và các thành quả hoạt động và
tiến hành những hoạt động chỉnh sửa, hoàn thiện nếu cần thiết.

8


KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC

KIỂM TRA


CHỈ ĐẠO - ĐIỀU HÀNH

Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý
Qua bốn chức năng của quản lý, mỗi chức năng có một nội dung khác
nhau, khi vận dụng chúng nhà quản lý phải căn cứ vào tính chất của chu trình
quản lý, phải tiến hành, xử lý một cách cụ thể, tuỳ thuộc vào tình huống và điều
kiện cụ thể. Điều này, đòi hỏi người quản lý phải nắm vững kiến thức cần thiết
về quản lý, về cơ cấu bộ máy, về các mối quan hệ đặc trưng của hệ thống quản lý
và cơ bản là phải có một q trình trau dồi, đúc kết những kỹ năng, kinh nghiệm
quản lý để vận dụng, giải quyết công việc một cách hiệu quả.
2.1.1.3. Khái niệm quản lý môi trường
Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác
động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và
các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề mơi trường có liên quan đến
con người; xuất phát từ quan điểm sử dụng hợp lý tài nguyên và hướng tới phát
triển bền vững (Thủ tướng Chính phủ, 2003).
"Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát
triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia" (Nguyễn Việt Sáng, 2006)
Như vậy có thể thấy: Quản lý mơi trường được thực hiện bằng tổng hợp
nhiều biện pháp liên quan đến luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, cơng nghệ,
văn hóa, giáo dục... Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau
để tác động điều chỉnh các hoạt động của con người trong lĩnh vực mơi trường.
2.1.1.4. Khái niệm về nơng thơn
Nơng thơn có thể hiểu là khu vực không gian lãnh thổ mà ở đó cộng đồng
cư dân có cách sống và lối sống riêng, lấy sản xuất nông nghiệp làm hoạt động

9



×