Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Phát triển dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm viettinbank đông bắc thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.49 KB, 89 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THANH TÙNG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM VIETINBANK ĐÔNG BẮC,
THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340102

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Thị Minh Châu

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích
dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Minh Châu đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Kế
tốn và Quản trị kinh doanh - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Công ty bảo
hiểm Vietinbank Đông Bắc đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tùng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ............................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu đề tài ................................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ bảo hiểm vật chất xe
cơ giới ................................................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số vấn đề chung về bảo hiểm và công ty bảo hiểm ..................................... 4

2.1.2.

Dịch vụ bảo hiểm ................................................................................................ 6


2.1.3.

Dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới ............................................................................. 10

2.1.4.

Nội dung phát triển dịch vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ................................ 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 19

2.2.1.

Tình hình khai thác dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại một số công ty bảo hiểm ....... 19

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm cho công ty bảo hiểm Vietinbank Đông Bắc. ................. 21

Phần 3. Đặc điểm công ty và phương pháp nghiên cứu .............................................. 24
3.1.

Một số đặc điểm về Công ty Bảo hiểm Vietinbank Đông Bắc......................... 24

3.1.1.

Giới thiệu chung về Công ty ............................................................................. 24


3.1.2.

Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty bảo hiểm Vietinbank

iii


Đông Bắc .......................................................................................................... 28
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 29

3.2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 29

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................ 30

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................... 30

3.3.1.

Hệ thơng chỉ tiêu phân tích phát triển theo chiều rộng .................................... 30

3.3.2.


Hệ thơng chỉ tiêu phân tích phát triển theo chiều sâu ....................................... 31

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 33
4.1.

Quy trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty Bảo
hiểm Vietinbank Đơng Bắc .............................................................................. 33

4.1.1.

Quy trình cấp đơn bảo hiểm ............................................................................. 33

4.1.2.

Quy trình giám định .......................................................................................... 34

4.1.3.

Quy trình bồi thường ........................................................................................ 36

4.2.

Thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty .......... 37

4.2.1.

Thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty
theo chiều rộng ................................................................................................. 37

4.2.2.


Thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm vật chất XCG theo chiều sâu ............. 43

4.3.

Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại
Công ty Bảo hiểm Vietinbank Đông Bắc ......................................................... 52

4.3.1.

Một số kết quả đạt được trong phát triển dịch vụ bảo hiểm vật chất xe cơ
giới tại công ty Bảo hiểm Vietinbank Đông Bắc. ............................................. 52

4.3.2.

Một số tồn tại trong phát triển dịch vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của
công ty Bảo hiểm Vietinbank Đông Bắc .......................................................... 55

4.4.

Một số giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ bảo hiểm vật chất xe cơ
giới của bảo hiểm Vietinbank Đông Bắc .......................................................... 59

4.4.1.

Phát triển mạng lưới và đa dạng hình thức bán hàng ....................................... 59

4.4.2.

Cải thiện công tác giám định và bồi thường ..................................................... 60


4.4.3.

Xây dựng mức phí dịch vụ bảo hiểm phù hợp với từng nhóm khách hàng...... 62

4.4.4.

Cải tiến, phát triển và gia tăng lợi ích sản phẩm .............................................. 63

4.4.5.

Nâng cao trình độ và kỹ năng của cán bộ, nhân viên ....................................... 64

4.4.6.

Đầu tư, xây dựng mới cơ sở vật chất và trang thiết bị ...................................... 67

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 68
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 68

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 69

5.2.1.


Kiến nghị với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam .................................................... 69

5.2.2.

Kiến nghị với các cơ quan ban ngành khác có liên quan ................................. 70

5.2.3.

Kiến nghị với Tổng Công ty bảo hiểm Vietinbank Việt Nam .......................... 70

5.2.4

Kiến nghị với cơ quan Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm ...... 72

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 76
Phụ lục .......................................................................................................................... 77

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm


HHBH

Hiệp hội bảo hiểm

XCG

Xe cơ giới

DVBH

Dịch vụ bảo hiểm

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình nhân sự của Cơng ty .................................................................... 26
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của của Công ty bảo hiểm
Vietinbank Đông Bắc ................................................................................... 29
Bảng 4.1. Thời gian thực hiện cấp đơn bảo hiểm tại bảo hiểm Vietinbank Đông Bắc..... 33
Bảng 4.2. Thời gian thực hiện công tác Giám định bảo hiểm vật chất xe cơ giới
tại bảo hiểm Vietinbank Đông Bắc .............................................................. 35
Bảng 4.3. Thời gian thực hiện bồi thường bảo hiểm vật chất XCG tại bảo hiểm
Vietinbank Đông Bắc ................................................................................... 36
Bảng 4.4. Hệ thống đại lý, chi nhánh ........................................................................... 37
Bảng 4.5. Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới và các
loại bảo hiểm khác tại Công ty .................................................................... 39
Bảng 4.6.

Tỷ lệ tái tục bảo hiểm các dịch vụ bảo hiểm............................................... 42


Bảng 4.7. Doanh thu dịch vụ bảo hiểm tại Công ty .................................................... 43
Bảng 4.8. Tỷ lệ áp dụng tại Công ty bảo hiểm Vietinbank Đông Bắc ......................... 44
Bảng 4.9. Thời gian giải quyết bồi thường tại bảo hiểm VietinBank Đông Bắc ......... 45
Bảng 4.10. Kết quả bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của bảo
hiểm VietinBank Đông Bắc ......................................................................... 46
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến về phí của Công ty Bảo hiểm
Vietinbank Đông Bắc ................................................................................... 47
Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến về công tác giám định và bồi thường
của bảo hiểm Vietinbank Đông Bắc ............................................................ 48
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến về Năng lực nhân sự của bảo hiểm
Vietinbank Đông Bắc ................................................................................... 50
Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến về cơ sở vật chất tại các văn phịng
giao dịch của Bảo hiểm Vietinbank Đơng Bắc ............................................ 51

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Quy trình giám định ................................................................................... 13

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy của Công ty ..................................................................... 27
Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng số lượng khác hàng các DV BH năm 2016 ............................... 40
Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng số lượng khác hàng các DV BH năm 2017 ............................... 40
Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng số lượng khác hàng các DV BH năm 2018 ................................ 40

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Luận văn “Phát triển dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm Vietinbank
Đông Bắc, Thành Phố Bắc Ninh,Tỉnh Bắc Ninh” được thực hiện nhằm nghiên cứu thực
trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm Vietinbank Đông Bắc
giai đoạn 2016-2018 từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng
dịch vụ cũng như doanh thu dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới trong những năm tiếp theo. Luận
văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý và phân tích số liệu,
phương pháp thang đo Likert. Nội dung nghiên cứu của để tài đã phân tích thực trạng
phát triển dịch vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty theo chiều rộng và theo chiều
sâu qua số liệu có được trong giai đoạn từ 2016 – 2018. Kết quả phân tích cũng đã chỉ
ra những tồn tại một số khó khăn và hạn chế cần phải khắc phục của công tác phát triển
dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm Vietinbank Đông Bắc, Thành Phố Bắc
Ninh,Tỉnh Bắc Ninh. Một số giải pháp đề xuất bao gồm: (i) phát triển mạng lưới và đa
dạng phương thức bán hàng, (ii) cải thiện công tác giám định và bồi thường, (iii) cải tiến
và gia tăng lợi ích sản phẩm, (iv) nâng cao trình độ và kỹ năng của cán bộ nhân viên,
mức phí bảo hiểm, cơ sở vật chất.

ix


THESIS ABSTRACT
Thesis title: "Developing motor vehicle insurance service at Vietinbank Dong Bac Insurance
Company, Bac Ninh City, Bac Ninh Province"
The thesis entitled "Developing motor vehicle insurance service at Vietinbank
Dong Bac Insurance Company, Bac Ninh City, Bac Ninh Province" was conducted to
assess the current situation of developing motor vehicle insurance service at Vietinbank
Dong Bac Insurance Company, Bac Ninh City, Bac Ninh Province in the period 20162018. Thereby it proposes some solutions to improve and enhance service quality as
well as motor vehicle insurance service revenue in the coming years. The thesis uses
data collection method, data processing and analysis method, Likert scale method. The

contents of the thesis mainly focuses on analyzing the development current situation of
motor vehicle material insurance services at the company by width and depth based on
data obtained from 2016 - 2018. The results of the analysis have pointed out the
advantages and disadvantages of developing motor vehicle insurance service at
Vietinbank Dong Bac Insurance Company, Bac Ninh City, Bac Ninh Province. Some
proposed solutions include: (i) developing network and diversified sales methods, (ii)
improving inspection and compensation, (iii) improving and increasing product
benefits, (iv) improving staff qualifications and skills. staff, premium rates, facilities.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo hiểm là ngành dịch vụ có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà quan trọng
hơn nó góp phần đảm bảo ổn định kinh tế cho người tham gia bảo hiểm khi gặp
sự cố gậy thiệt hại về tài sản, tính mạng. Việc tham gia bảo hiểm sẽ giúp cho
người tham gia bảo hiểm được bảo toàn tương đối phần tài sản tham gia bảo
hiểm, từ đó có điều kiện khơi phục lại tình trạng trước khi xảy ra tổn thất. Đồng
thời, ngành bảo hiểm cũng góp phần tạo cơng ăn việc làm và nguồn vốn cho
phát triển kinh tế và xă hội của đất nước. Cùng với sự phát triển xă hội, trình độ
dân trí được nâng cao thì nhận thức của người dân về tác dụng và tầm quan trọng
của bảo hiểm cũng nâng lên rõ rệt, và ngành bảo hiểm sẽ phát triển theo sự phát
triển văn minh nhân loại là một xu hướng tất yếu.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của người dân, dịch vụ bảo hiểm ngày càng phát triển về loại hình và đối tượng
bảo hiểm, trong đó phải kể đến bảo hiểm xe cơ giới. Trong những năm qua, cùng
với sự tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập của người dân thì nhu cầu về sở
hữu xe cơ giới và bảo hiểm xe cơ giới cũng tăng nhanh. Theo báo cáo bán hàng

mới nhất từ VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), lượng ô tô mới
tiêu thụ trong tháng 6/2019 tổng kết từ các thành viên VAMA và doanh nghiệp
ngoài thành viên là 27.520 xe, tăng 0,1% so với tháng 5/2019, và tăng 19% so
với Tháng 6/2018.Tổng số xe tiêu thụ đến hết tháng 6/2019 theo VAMA là
154.273 xe, tăng hơn 27.073 so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức tăng
trưởng 21,2%. Điều đó cũng đồng nghĩa số lượng khách hàng có nhu cầu bảo
hiểm xe cơ giới cũng sẽ tăng lên đáng kể.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu bảo hiểm xe cơ giới thì doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới cũng có sự tăng lên đáng
kể, dẫn đến sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Để có thể đứng vững trên thị
trường và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì địi hỏi các doanh
nghiệp phải năng động, sáng tạo trong việc phát triển dịch vụ bảo hiểm cả
chiều rộng và chiều sâu. Trên thực tế, các doanh nghiệp trong ngành kinh
doanh bảo hiểm cũng đã có các biện pháp để nhằm tăng số lượng khách hàng

1


và doanh thu từ hoạt động bảo hiểm bằng cách đa dạng gói sản phẩm cung cấp,
cải thiện quy trình để hài lịng khách hàng hay thậm chí giảm phí để tăng số
lượng khách hàng tham gia bảo hiểm.
Trong hơn 20 năm hoạt động, công ty Bảo hiểm Viettinbank Đông Bắc
luôn xác định bảo hiểm xe cơ giới là hoạt động cung cấp dịch vụ nồng cốt của
công ty. Trong chiến lược kinh doanh của Vietinbank Đơng Bắc thì nghiệp vụ
bảo hiểm XCG ln có vai trị quan trọng, và được quan tâm đặc biệt. Đây là
hoạt động luôn mang lại doanh thu chính cho cơng ty. Theo Báo cáo tài chính 3
năm 2016- 2018, doanh thu từ hoạt động bảo hiểm xe cơ giới luôn chiếm trên %
tổng doanh thu của công ty, chỉ xếp sau bảo hiểm con người. Trong nghiệp vụ
XCG, thì bảo hiểm vật chất XCG chính là xương sống khi chiếm tỷ trọng 8090% tổng phí của nghiệp vụ XCG của bảo hiểm Vietinbank Đơng Bắc. Do đó,
việc phát triển dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới cả chiều rộng và chiều sâu luôn được

công ty đặc biệt quan tâm và đây được xem như một trong những giải pháp quan
trọng và nhiệm vụ chính để tăng cường sức cạnh tranh củ và nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh ngày càng có nhiều đối
thủ cạnh tranh hiện nay.
Xuất phát từ tính cấp thiết trên đề tài “Phát triển dịch vụ bảo hiểm xe cơ
giới tại công ty bảo hiểm Vietinbank Đông Bắc, Thành Phố Bắc Ninh,Tỉnh
Bắc Ninh” được lựa chọn đề nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo
hiểm Vietinbank Đông Bắc những năm gần đây. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải
phát phát triển dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển dịch vụ bảo hiểm xe
cơ giới
- Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty
bảo hiểm Vietinbank Đông Bắc.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ bảo xe cơ giới của Công ty
bảo hiểm Vietinbank Đông Bắc trong thời gian tới.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng phát
triển dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm Vietinbank Đông Bắc
(VBI) thời gian qua tìm ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo hiểm xe cơ
giới tại Công ty bảo hiểm Vietinbank Đông Bắc (VBI) trong tương lai.
Đối tượng khảo sát: Luận văn tập trung khảo sát các khách hàng đã và

đang sử dụng dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Nam, đặc biệt là các khách
hàng sinh sống và làm việc quanh địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Bảo hiểm xe cơ giới bao gồm bảo hiểm thân vỏ xe (bảo
hiểm vật chất), bảo hiểm máy móc, bảo hiểm hàng hóa trên xe và bảo hiểm người
ngồi trên xe. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
phát triển dịch vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Các loại bảo hiểm khác không
thuộc phạm vi của nghiên cứu này
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu này được thực hiện từ 12/2018 10/2019; Số liệu phục cho nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo của công
ty trong giai đoạn 2016- 2018. Các dữ liệu sơ cấp được tiến hành thu thập
trong tháng 05/2019.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu này được thực hiện tại Công ty Bảo
hiểm Vietinbank Đông Bắc
Địa chỉ: 183 Nguyễn Gia Thiều, Phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh,
Tỉnh Bắc Ninh

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề chung về bảo hiểm và công ty bảo hiểm
2.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựa trên
từng góc độ nghiên cứu xã hội, pháp lý, kinh tế, kĩ thuật, nghiệp vụ...
Theo Dennis Kessler (Risque No 17, Jan- Mars 1994): Bảo hiểm là sự
đóng góp của số đơng vào sự bất hạnh của số ít.
Theo Monique Gaullier ( Généralité sur l'assurance, Projet d'assur,
L'école supérieur des Finances et de la Comptabilité de Hanoi - FFSA, Hanoi1994): Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam

đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình
hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản
đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo
hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các
phương pháp của thống kê.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: Bảo hiểm là những
quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng
các quỹ tập trung - quỹ bảo hiểm - nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố. Bảo hiểm
bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình
thường. Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít
người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng
cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và
từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị
thiệt hại do rủi ro đó gây ra.
Bảo hiểm là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài
trợ rủi ro, được sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn
thất về tài chính, nhân mạng,...
Bảo hiểm được xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng
một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thơng qua phí bảo hiểm.Bảo
hiểm hoạt động dựa trên quy luật số đông bù số ít.

4


Mặc dù bảo hiểm đã có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời, nhưng
do tính đặc thù của loại hình dịch vụ này, cho đến nay vẫn chưa có một định
nghĩa thống nhất về cơng ty bảo hiểm. Dưới giác độ khác nhau, có các quan niệm
về công ty bảo hiểm khác nhau.
2.1.1.2 Khái niệm về doanh nghiệp bảo hiểm
Theo khoản 5 điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm – 2000 : “Doanh nghiệp

bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định
của luật kinh doanh bảo hiểm và các quy đinh khác của pháp luật có liên quan
để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.”
Dưới góc độ là một tổ chức trung gian tài chính: Cơng ty bảo hiểm là trung
gian tài chính thực hiện nhiệm vụ chi trả cho các sự kiện không mong đợi xảy ra.
Như vậy, Chúng ta có thể hiểu Cơng ty bảo hiểm là tổ chức huy động vốn
bằng cách bán chứng nhận bảo hiểm cho công chúng và sử dụng vốn huy động
được để đầu tư trên thị trường chứng khoán. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động
của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo
hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm,trên cơ sở bên mua bảo hiểm
đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ
hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Các hoạt động kinh doanh cơ bản của công ty bảo hiểm
Cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh khác, cơng ty bảo hiểm
cũng có những sản phẩm riêng,mang tính đặc trưng của mình. Do đó, hoạt động
kinh doanh bảo hiểm của công ty bao gồm: Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái
bảo hiểm; Quản lý quỹ và đầu tư; Đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất và Giám định
tổn thất. Cụ thể từng hoạt động như sau:
 Thứ nhất: kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm
- Kinh doanh bảo hiểm: Là hoạt động nhằm mục đích sinh lời. Ở đây,
cơng ty bảo hiểm chấp nhận rủi ro của đối tượng được bảo hiểm trên cơ sở đối
tượng mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho người bán bảo hiểm. Kinh doanh
bảo hiểm phải dựa trên ngun tắc lấy số đơng bù số ít, (Khoản 1 Điều 3 Luật
kinh doanh bảo hiểm – 2000)
- Kinh doanh tái bảo hiểm:
+ Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm

5



mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm
của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã
nhận bảo hiểm, (Khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm – 2000).
+ Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó mơt tổ chức bảo hiểm chuyển cho
một tổ chức bảo hiểm khác một phần rủi ro mà anh ta đã chấp nhận đảm bảo.
Hay nói một cách chung và dễ hiểu nhất là: “Tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho
bảo hiểm“ (Nguyễn Tiến Hùng, 2007).
 Thứ hai: quản lý quỹ và đầu tư vốn:
Mục đích của kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm là lợi nhuận. Do đó,
quản lý quỹ và đầu tư vốn là hết sức quan trọng và cần thiết.
Sau khi thu phí, công ty bảo hiểm chưa phải chi trả bồi thường ngay, doanh
nghiệp bảo hiểm có trong tay một quỹ tài chính tập trung khá lớn, nhưng quỹ này
chưa được sử dụng để bồi thường ngay nên DNBH có thể sử dụng lượng tiền nhàn
rỗi này để đầu tư. Ngoài ra cơng ty cịn Quỹ trích lập quỹ dự phịng nghiệp vụ: là
khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh tốn cho
những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng
bảo hiểm đã giao kết. Các quỹ trích lập dự phòng bồi thường (đã phát sinh trách
nhiệm bồi thường, nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ để bồi thường, hoặc lí do khác...).
2.1.2. Dịch vụ bảo hiểm
2.1.2.1. Sự cần thiết của dịch vụ bảo hiểm
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
ngày dù đã ln ln chú ý ngăn ngừa và đề phịng nhưng con người vẫn có nguy
cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro đó do nhiều ngun nhân, ví
dụ như:
- Các rủi ro do mơi trường thiên nhiên: Bão, lụt, động đất, rét, hạn, sương
muối, dịch bệnh v.v..
- Các rủi ro xảy ra do sự tiến bộ và phát triển của khoa học và kỹ thuật.
Khoa học và kỹ thuật phát triển, một mặt thúc đẩy sản xuất và tạo điều kiện
thuận lợi cho cuộc sống của con người: nhưng mặt khác cũng gây ra nhiều tai
nạn bất ngờ như tai nạn ô tô, hàng không, tai nạn lao động v.v..

- Các rủi ro do môi trường xã hội: Đây cũng là một trong những nguyên
nhân gây ra rủi ro cho con người. Chẳng hạn, nếu xã hội tổ chức quản lý chặt chẽ

6


- mọi người làm việc và sống theo pháp luật thì sẽ khơng xảy ra hiện tượng thất
nghiệp, trộm cắp; nếu làm tốt cong tác chăm sóc sức khoẻ sẽ hạn chế được các
rủi ro khơng đáng có như hoả hoạn, bạo lực, v v...
Bảo hiểm là một phần quan trọng trong các chương trình quản lý rủi ro
của các tổ chức cũng như cá nhân. Theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro,
bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro trên cơ sở hợp đồng. Theo quan điểm xã hội,
bảo hiểm không chỉ là chuyển giao rủi ro mà còn là sự giảm rủi ro do việc tập
trung một số lớn các rủi ro cho phép có thể tiên đoán về các tổn thất khi chúng
xảy ra. Bảo hiểm là cơng cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra, có hiệu
quả nhất. Như vậy, bảo hiểm ra đời là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do địi hỏi về sự tự chủ và sự an tồn về tài chính cũng như các nhu cầu
của con người, hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và khôn thể thiếu đối
với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Ngày nay, sự giao lưu kinh tế,
văn hoá giữa các quốc gia càng phát triển thì bảo hiểm cũng ngày càng mở rộng.
Vì vậy, khái niệm "bảo hiểm" trở nên gần gũi, gắn bó với con người, với
các đơn vị sản xuất kinh doanh. Có được quan hệ đó vì bảo hiểm đã mang lại lợi
ích kinh tế xã hội thiết thực cho mọi thành viên, mọi đơnvị có tham gia bảo hiểm.
Tác dụng đó được thể hiện:
- Người tham gia bảo hiểm (cá nhân hay tổ chức) được trợ cấp, bồi thường
những thiệt hại thực tế do rủi ro, bất ngờ gây ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Nhờ đó
họ nhanh chóng ổn định kinh tế, khơi phục đời sống và sản xuất kinh doanh…
- Nhờ có bảo hiểm những người tham gia đóng góp một số phí tạo thành
nguồn quỹ bảo hiểm lớn ngồi chi trả hay bồi thường còn là nguồn vốn để đầu tư

phát triển kinh tế…
- Bảo hiểm, nhất là bảo hiểm thương mại cịn đóng góp tích luỹ cho
ngân sách…
- Bảo hiểm cùng với người tham gia bảo hiểm thực hiện các biện pháp để
phòng ngừa tai nạn xảy ra nhằm giảm bớt và hạn chế hậu quả thiệt hại.
- Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức; giúp họ yên
tâm trong cuộc sống, trong sinh hoạt sản xuất kinh doanh; bảo hiểm thể hiện tính
cộng đồng, tương trợ, nhân văn sâu sắc.

7


- Bảo hiểm cịn góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các
nước, nhất là thông qua hoạt động tái bảo hiểm v.v..
- Cuối cùng, hoạt động bảo hiểm thu hút một số lao động nhất định, góp
phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội.
2.1.2.2. Khái niệm dịch vụ bảo hiểm
Có nhiều khái niệm về bảo hiểm hiện nay đang được sử dụng trên thị
trường thế giới. Trong phạm vi khóa luận này tác giả chỉ đưa ra một số khái niệm
rộng rãi nhất trên thế giới
- Theo Ủy ban thuật ngữ bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm và rủi ro Hoa
Kỳ “Dịch vụ bảo hiểm là việc chuyển giao những rủi ro do các tổn thất bất ngờ
và ngẫu nhiên gây ra từ người được bảo hiểm sang cho người bảo hiểm khi họ
cam kết bồi thường cho những tổn thất này; cung cấp các quyền lợi bằng tiền khi
tổn thất xảy ra hoặc cung cấp các dịch vụ liên quan đến rủi ro cho người được
bảo hiểm”.
Theo hiệp hội các nhà bảo hiểm Anh: Cung cấp dịch vụ bảo hiểm là sự
thỏa thuận qua đó một bên (người bảo hiểm) sẽ thanh toán cho bên kia (người
được bảo hiểm hay người tham gia bảo hiểm) một khoản tiền nếu tổn thất xảy ra
gây thiệt hại về tài chính cho người được bảo hiểm sang người bảo hiểm. Để

chấp nhận trách nhiệm thanh tốn này người bảo hiểm địi hỏi người được bảo
hiểm một khoản tiền, đó là phí bảo hiểm”.
- Khái niệm được sử dụng chung ở thị trường Châu Á: “ Bảo hiểm là
biện pháp chia nhỏ tổn thất của một người hay một số ít người cho nhiều người
có cùng khả năng chịu rủi ro nào đó thơng qua việc tổ chức một quỹ tài chính tập
trung huy động từ các cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm dưới dạng phí bảo
hiểm để bồi thường và bù đắp tổn thất do những rủi ro đó gây ra”.
Dịch vụ bảo hiểm là một trong những ngành thuộc ngành dịch vụ tài chính
– ngành dịch vụ xếp thứ 7 trong 11 phân cấp ngành.
Bảo hiểm là một ngành dịch vụ, tức là cơng ty khơng bán một sản phẩm
hữu hình như ô tô, xe máy,... mà theo thuật ngữ thương mại quốc tế, sản phẩm
của các công ty phân loại là mơt hoạt động “ vơ hình”. Người sở hữu đơn bảo
hiểm được cấp một văn bản - đơn bảo hiểm. Đó là bằng chứng cho một hợp
đồng giữa người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm.
Ở Việt Nam, kinh doanh bảo hiểm được hiểu là “ hoạt động của doanh
nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp

8


nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở đóng phí bảo hiểm để doanh
nghiệp bảo hiểm trả tiền cho người thụ hưởng bảo hiểm hoặc bồi thường cho
người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.
2.1.2.3. Phân loại dịch vụ bảo hiểm
Trải qua quá trình phát triển bảo hiểm ngày nay đã bao gồm nhiều hình
thức hết sức đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở các tiêu chí khác
nhau bảo hiểm được phân loại thành các loại khác nhau.
 Phân loại theo đối tượng bảo hiểm
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm thì tồn bộ các loại hình nghiệp vụ bảo
hiểm được chia thành ba nhóm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo

hiểm trách nhiệm:
(1) Bảo hiểm tài sản: là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm.
Khi xảy ra rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát,hủy hoại về vật chất, người bảo
hiểm thcó trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị
thiệt hại thực tế và số tiền bảo hiểm trên hợp đồng;
(2) Bảo hiểm con người: đối tượng của các loại hình này, chính là tính
mạng, thân thể, sức khỏe của con người. Người ký kết hợp đồng bảo hiểm,nộp
phí bảo hiểm để thực hiện mong muốn nếu như rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng tính
mạng, sức khỏe của người được bảo hiểm thì họ hoặc một người thụ hưởng hợp
pháp khác sẽ nhận được khoản tiền do người bảo hiểm trả.Bảo hiểm con người
có thể là bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm tai nạn – bệnh.
(3) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát
sinh do ràng buộc của các quy định trong luật dân sự, theo đó người được bảo
hiểm phải bồi thường bằng tiền cho người thứ 3 những thiệt hại gây ra do hành vi
của mình hoặc do sự vận hànhcủa tài sản thuộc sở hữu của chính mình. Bảo hiểm
trách nhiệm dân sự có thể là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bảo hiểm
trách nhiệm công cộng, bảo hiểm trách nhiệm của bên thứ ba trong đơn bảo hiểm
Xây dựng, lắp đặt, đơn bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm.
 Phân loại theo tính chất của tiền bảo hiểm trả
(1) Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc bồi thường:
Theo nguyên tắc này, số tiền mà người bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm
không bao giờ vượt quá giá trị thiệt hại thực tế mà anh ta đã phải gánh chịu.Các
loại bảo hiểm nàygồm có: bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (gọi

9


chung là bảo hiểm thiệt hại).Với loại bảo hiểm này, về nguyên tắc, người mua
bảo hiểm không được ký hợp đồng trên giá hoặc bảo hiểm trùng;
(2) Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán:

Người được bảo hiểm sẽ nhận được số tiền khoán theo đúng mức mà họ đã thỏa
thuận trước trên hợp đồng bảo hiểm với người bảo hiểm tùy thuộc và phù hợp
với nhu cầu cũng như khả năng đóng phí.Đây chính là cácloại bảo hiểm nhân thọ
và một số trường hợp của bảo hiểm tai nạn, bệnh tật.Với loại bảo hiểm này, về
nguyên tắc người mua bảo hiểm có thể cùng một lúc ký nhiều hợp đồng bảo hiểm
cho một đối tượng và không bị hạn chế số tiền bảo hiểm.
 Phân loại theo phương thức quản lý
Với cách phân loại này, các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại được chia
làm 2 hình thức: bắt buộc và tự nguyện
(1) Bảo hiểm tự nguyện: Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được kết
lập dựa hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm. Đây
là tính chất vốn có của bảo hiểm thương mại khi nó có vai trị như là mộ thoạt
động dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt con người.
(2) Bảo hiểm bắt buộc: Được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ
lợi ích của nạn nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của tồn bộ nền kinh
tế - xã hội. Các hoạt động nguy hiểm có thể dẫn đến tổn thất con người và tài
chính trầm trọng gắn liền với trách nhiệm dân sự nghề nghiệp thường là đối
tượng của sự bắt buộc này.
2.1.3. Dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới
2.1.3.1. Khái quát về dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm XCG được hiểu như là một loại hình bảo hiểm tài sản, do đặc
thù là tài sản có thể di chuyển trên bộ, vì vây được xếp sang nhóm nghiệp vụ bảo
hiểm XCG, nó được thể hiện dưới hình thức tự nguyện. Chủ xe tham gia bảo hiểm
nhằm mục đích bồi thường cho các thiệt hại vật chất đối với xe của mình do rủi ro
thuộc phạm vi bảo hiểm gây ra. Vì vậy, để có thể trở thành đối tượng được bảo
hiểm, XCG phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về mặt kỹ thuật và pháp lý cho sự
lưu hành, đó là: được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký, biển kiểm soát, giấy
chứng nhận kiểm định an toán kỹ thuật và môi trường, giấy phép lái xe.
Bảo hiểm XCG là bảo hiểm cho chính giá trị chiếc xe hoặc số tiền bảo
hiểm mà người tham gia bảo hiểm tham gia (số tiền có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá


10


trị của xe) và số tiền bảo hiểm chính là cơ sở để cơng ty bảo hiểm tính phí, cũng
như là cơ sở bồi thường khi có tổn thất xảy ra.
Đây là gói bảo hiểm khơng bắt buộc nhưng lại là gói bảo hiểm rất cần cho
việc sử dụng xe. Khi tham gia sử dụng bảo hiểm cho thân vỏ xe ô tô, trong
trường hợp xảy ra các sự cố va chạm gây hư hỏng của các bộ phận cấu thành nên
thân vỏ xe cơ giới, và bên bảo hiểm sẽ bù đắp những khoản chi phí khắc phục
thiệt hại giúp bạn chủ động hơn về tài chính và yên tâm trong việc sử dụng xe.
2.1.3.2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm xe cơ giới
 Đối tượng bảo hiểm xe cơ giới
Trong hoạt động bảo hiểm việc xác định được đối tượng, phạm vi bảo
hiểm có vai trị rất quan trọng vì nó giúp các cơng ty bảo hiểm sẽ thiết kế các sản
phẩm và các điều kiện điều khoản phù hợp.
XCG được tham gia bảo hiểm bao gồm: xe ô tô kinh doanh, xe ô tô không
kinh doanh, xe ô tô chạy liên tỉnh, xe chuyên dùng.
- Chủ xe tham gia bảo hiểm là để được bồi thường cho những thiệt hại vật
chất xảy ra với xe của mình do những rủi ro được bảo hiểm gây ra.
- Trong mọi trường hợp không bao giờ bảo hiểm bồi thường vượt quá
số tiền ghi trong đơn bảo hiểm, hay nói cách khác đó là giới hạn tối đa để
bồi thường.
- Nếu chủ xe cũ đã mua bảo hiểm,sau đó chuyển quyền sở hữu cho người
khác thì chủ xe mới vẫn được hưởng quyền bảo hiểm đó cho đến hết hợp đồng,
nhưng chủ xe phải báo cho công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ cấp sửa đổi bổ
sung thay đổi thông tin của người được bảo hiểm.
 Phạm vi bảo hiểm xe cơ giới
XCG là tài sản lớn cần được bảo vệ, việc tham gia bảo hiểm XCG giúp
bảo vệ được tài sản một cách tốt nhất. Công ty bảo hiểm chỉ bảo hiểm những rủi

ro bất ngờ, không lường trước được như tai nạn, cháy nổ… Các yếu tố rủi ro
thường gặp như hao mòn, mất cắp.. đều không được công ty bảo hiểm chi trả. Cụ
thể phạm vi bảo hiểm vật chất XCG bao gồm:
Các rủi ro được bảo hiểm thông thường bao gồm:
- Tai nạn do đâm va, lật đổ;
- Cháy nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá;

11


- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên;
Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho thân vỏ
chiếc xe được bảo hiểm trong những trường hợp trên,các cơng ty bảo hiểm cịn
thanh tốn cho chủ xe tham gia bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:
- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các
rủi ro được bảo hiểm;
- Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất;
- Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm;
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường của công ty
bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên đơn hay giấy chứng
nhận bảo hiểm.
Công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại
vật chất của xe gây ra bởi:
- Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật
hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa.
- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp bị hư hỏng mà
không do tai nạn gây ra.
- Mất cắp bộ phận xe (trừ khi có thỏa thuận khác).
- Vi phạm các trường hợp loại trừ trong bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ
giới với người thứ ba.

- Hành vi trục lợi của khách hàng, hành vi gian lận hoăc cố ý hủy hoại
hoặc không cứu chữa tài sản của khách hàng.
2.1.3.3. Phương pháp giám định bảo hiểm xe cơ giới
Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng ngày càng diễn ra gay
gắt. Sản phẩm bảo hiểm rất dễ bắt chước, vì vậy mà thị trường bảo hiểm diễn ra
rất sôi động, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng ác liệt. Để
đứng vững trong môi trường đó, mỗi cơng ty bảo hiểm phải lựa chọn cho mình
những chiến lược phù hợp với đặc điểm của cơng ty mình.Những chiến lược này
tác động một cách đồng bộ hoặc từng giai đoạn của một quá trình triển khai sản
phẩm bảo hiểm. Quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm gồm bốn giai đoạn: thiết
kế sản phẩm mới, khai thác sản phẩm, đề phòng hạn chế tổn thất, giám định bồi
thường. Một số doanh nghiệp bảo hiểm còn giai đoạn đòi người thứ ba. Như vậy,

12


có thể nói giám định, bồi thường là q trình triển khai sản phẩm bảo hiểm.
Giám định là quá trình xem xét phân tích đánh giá rủi ro xảy ra dẫn đến
tổn thất, xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất để từ đó đo lường tổn thất.
Giám định là một khâu quan trọng trong tồn bộ q trình hoạt động kinh doanh
của Công ty Bảo hiểm.
Bồi thường là việc nhà bảo hiểm sẽ chi trả một khoản tiền nhất định hay
hiện vật cho người tham gia bảo hiểm khi có thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm xảy
ra. Bồi thường cũng là một khâu quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vì
nó quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm bảo hiểm.Khi làm tốt công tác này
sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao uy tín của mình đối với khách hàng và
nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm.
Giám định là cơ sở để xem xét bồi thường một cách chính xác và thoả
đáng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty Bảo hiểm và ngược lại,
bồi thường là khâu hoàn tất kết quả của giám định.Giám định đúng, chính xác sẽ

giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho khách hàng đúng đắn tăng uy
tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, ngồi ra còn giúp ngăn chặn và giảm
bớt được hiện tượng trục lợi trong bảo hiểm. Cụ thể quy trình giám định như sau:
Tiếp nhận thông tin từ khách hàng hoặc thơng qua tổng đài
chăm sóc khách hàng
Liên lạc với khách hàng khi đã có thơng tin và đặt lịch giám
định xe với khách hàng
Xác định các vết tổn thất và trách nhiệm của bảo hiểm cho các
hạng mục tổn thất
Cùng chủ xe đưa ra các phương án giải quyết
Hoàn thiện hồ sơ bồi thường
Chuyển giao hồ sơ cho cán bộ bồi thường
Sơ đồ 2.1. Quy trình giám định

13


Bước 1: Tiếp nhận thông tin khi tai nạn xảy ra, chủ xe và lái xe phải tìm
mọi cách cứu chữa, hạn chế những thiệt hại về người, tài sản, đồng thời báo cáo
cho Công an và bảo hiểm nơi gần nhất. Sau đó (tối đa 05 ngày kể từ ngày xảy ra
tai nạn) chủ xe phải thông báo bằng văn bản (theo mẫu in sẵn của Cơng ty) có
ghi đầy đủ các thông tin: Biển số xe, chủ xe, thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, sơ
bộ thiệt hại...
Bước 2: Tiến hành giám định:Đây là khâu quan trọng nhất trong qui trình
giám định. Như trên đã nói, với những vụ thiệt hại lớn giám định viên phải trực
tiếp giám định. Trong khi giám định, giám định viên phải xác minh mọi thông tin
và các dấu vết liên quan đến tai nạn như: Thời gian xảy ra tai nạn, nguyên nhân
sơ bộ... và cần chụp ảnh để lưu lại các dấu vết tại hiện trường giúp cho công tác
đánh giá bồi thường được dễ dàng.
Bước 3: Xác định thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm: Đây là khâu nhằm

xác định thiệt hại Công ty thuộc phạm vi bảo hiểm, trách nhiệm của công ty bảo
hiểm hay không. Trong thực tế khâu này thường được tiến hành cùng với khâu
giám định. Nếu có xác định được thiệt hại khơng thuộc phạm vi trách nhiệm của
bảo hiểm thì giám định viên phải giải thích rõ ngun nhân vì sao khơng được
bồi thường.
Bước 4: Phối hợp cùng chủ xe lựa chọn phương án khắc phục thiệt hại.
Sau khi xác định thiệt hại thuộc trách nhiệm của bảo hiểm, giám định viên phải
cùng chủ xe khắc phục thiệt hại một cách hợp lý nhất.
Bước 5: Hoàn chỉnh hồ sơ, thu thập các giấy tờ có liên quan theo qui định
và chuyển giao cho cán bộ bồi thường Đây là bước cuối cùng trong giám định
nhằm hoàn chỉnh hồ sơ tai nạn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi thường. Để
được bồi thường thì người được bảo hiểm (chủ xe, lái xe hoặc người thuê xe)
phải cung cấp đầy đủ giấy tờ cần thiết theo qui định của Công ty. Sau khi thu
thập đầy đủ hồ sơ giám định viên chuyển giao hồ sơ cho cán bộ bồi thường thực
hiện công tác bồi thường. Kết luận cuối cùng của giám định viên là cơ sở để xác
định số tiền bồi thường.
2.1.3.4. Nguyên tắc bồi thường và xác định số tiền bảo hiểm xe cơ giới
 Nguyên tắc bồi thường XCG
“Bồi thường” có thể được hiểu là “sự bảo vệ hoặc đảm bảo cho thiệt hại
hoặc tổn thất phát sinh từ trách nhiệm pháp lý”. Ở đây, “đảm bảo” và “bảo vệ”

14


×