Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ sử dụng đất nông nghiệp thành phố việt trì tỉnh phú thọ luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.37 MB, 128 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ MẠNH ĐỨC

ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ VIỆT
TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Cao Việt Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2018
Tác giả luận văn



Vũ Mạnh Đức

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Cao Việt Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Hệ thống thông tin đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND thành phố
Việt Trì, Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Mạnh Đức

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract .............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài........................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 3

1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài: .............................................................................. 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:............................................................................... 3
Phần 2. Tổng quan về tài liệu ...................................................................................... 4

2.1.

Tổng quan tình hình nghıên cứu và đánh gıá đất trên thế gıớı ............................. 4

2.1.1. Sự cần thiết phải đánh giá đất ............................................................................ 4
2.1.2. Các kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới .................................... 5
2.1.3. Phương pháp đánh giá đất theo FAO ................................................................ 12
2.2.

Một số kết quả đánh giá đất đai theo FAO ở Việt Nam..................................... 21

2.2.1. Trên phạm vi toàn quốc ................................................................................... 22
2.2.2. Trên phạm vi vùng sinh thái và cấp tỉnh ........................................................... 22
2.2.3. Trên phạm vi cấp huyện ................................................................................... 23
2.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trong đánh giá đất theo FAO .......................... 24

2.3.1 Khái niệm về bản đồ đơn vị đất đai và đơn vị bản đồ đất đai ............................ 24
2.3.2. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai......................................................... 25
2.3.3. Ý nghĩa của việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ............................................. 26

iii


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 27
3.1.

Nộı dung nghıên cứu........................................................................................ 27


3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu ..................... 27
3.1.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai thành phố Việt Trì .......................................... 27
3.1.3. Đánh giá thích hợp đất đai cho một số cây trồng chính của thành phố .............. 27
3.1.4. Đề xuất phương hướng sử dụng đất nông nghiệp cho thành phố Việt Trì
trên cơ sở đánh giá mức độ thích hợp ............................................................... 27
3.2.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 28

3.2.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp................................................................ 28
3.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ............................................................ 28
3.2.3. Phương pháp xây dựng các loại bản đồ đơn tính .............................................. 28
3.2.4. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng phương pháp chồng
xếp các loại bản đô đơn tính ............................................................................. 30
3.2.5. Phương pháp so sánh, đối chiếu ....................................................................... 30
3.2.6. Phương đánh giá thích hợp đất đai theo FAO ................................................... 30
3.2.7. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 32
Phần 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 33
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Việt Trì ................................. 33

4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 33
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: ................................................................................ 38
4.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .................................................................. 39
4.1.4. Thực trạng phát triển các ngành ....................................................................... 41
4.1.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội: .................................... 44
4.2.

Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp thành phố Việt Trì ..................................... 44


4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thành phố Việt Trì ................................... 44
4.2.2. Hiện trạng các loại sử dụng đất chính thành phố Việt Trì ................................. 46
4.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai thành phố Việt Trì .......................................... 50

4.3.1. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ................... 50
4.3.2. Xây dựng các bản đồ đơn tính .......................................................................... 52
4.3.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai........................................................................ 71
4.3.4. Mô tả các đơn vị đất đai ................................................................................... 74
4.4.

Đánh giá thích hợp đất đai thành phố Việt Trì .................................................. 78

iv


4.4.1. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất ............................. 78
4.4.2. Đánh giá thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất ......................................... 79
4.4.3. Đề xuất định hướng sử dụng đất thành phố Việt Trì theo hướng thích hợp
đất đai .............................................................................................................. 96
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 98
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 98

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 99


Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 100
Phụ lục ...................................................................................................................... 103

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

ĐGĐĐ

Đánh giá đất đai.

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai.

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

Hội KHĐVN


Hội Khoa học đất Việt Nam.

LMU

Đơn vị bản đồ đất đai.

LUM

Bản đồ đơn vị đất đai.

LUS

Hệ thống sử dụng đất.

LUT

Loại hình sử dụng đất.

UBND

Ủy ban nhân dân.

Viện QH&TKNN

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp.

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Cấu trúc bảng phân loại khả năng thích nghi đất đai của FAO. .................. 19
Bảng 3.1. Phân cấp địa hình tương đối vùng đồng bằng thành phố Việt Trì......................28
Bảng 3.2. Phân cấp độ dốc vùng đồi núi thành phố Việt Trì..............................................29
Bảng 3.3. Phân cấp độ dày tầng đất thành phố Việt Trì.....................................................29
Bảng 3.4. Phân cấp thành phần cơ gới thành phố Việt Trì..................................................29
Bảng 3.5. Phân cấp chế độ tưới thành phố Việt Trì............................................................29
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế thành phố Việt Trì qua một số năm .................................... 38
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thành phố Việt Trì năm 2016............ 45
Bảng 4.3. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất chính thành phố Việt Trì ................... 46
Bảng 4.4. Phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ thành phố Việt Trì ............. 52
Bảng 4.5. Phân loại đất thành phố Việt Trì ................................................................ 53
Bảng 4.6. Diện tích loại đất theo đơn vị hành chính thành phố Việt Trì ..................... 54
Bảng 4.7. Thống kê diện tích đất trong phạm vi điều tra theo chỉ tiêu phân cấp
địa hình tương đối thành phố Việt Trì ........................................................ 57
Bảng 4.8. Phân bố diện tích đất đai trong phạm vi điều tra theo chỉ tiêu phân cấp
địa hình tương đối thành phố Việt Trì ........................................................ 58
Bảng 4.9. Thống kê diện tích đất đai trong phạm vi điều tra theo chỉ tiêu phân
cấp độ dốc thành phố Việt Trì ................................................................... 59
Bảng 4.10. Phân bố diện tích đất đai trong phạm vi điều tra theo chỉ tiêu phân cấp
độ dốc thành phố Việt Trì .......................................................................... 60
Bảng 4.11. Thống kê diện tích đất đai trong phạm vi điều tra theo chỉ tiêu phân
cấp độ dày tầng đất thành phố Việt Trì ...................................................... 62
Bảng 4.12. Phân bố diện tích đất đai trong phạm vi điều tra theo chỉ tiêu phân cấp
độ dày tầng đất thành phố Việt Trì ............................................................ 64
Bảng 4.13. Thống kê diện tích đất đai trong phạm vi điều tra theo chỉ tiêu phân
cấp thành phần cơ giới thành phố Việt Trì ................................................. 65
Bảng 4.14. Phân bố diện tích đất đai trong phạm vi điều tra theo chỉ tiêu phân cấp
thành phần cơ giới thành phố Việt Trì ....................................................... 67
Bảng 4.15. Thống kê diện tích đất đai trong phạm vi điều tra theo chỉ tiêu phân
cấp chế độ tưới thành phố Việt Trì ............................................................ 68


vii


Bảng 4.16. Phân bố diện tích đất đai trong phạm vi điều tra theo chỉ tiêu phân cấp
chế độ tưới thành phố Việt Trì ................................................................... 70
Bảng 4.17. Diện tích và đặc tính các Đơn vị đất đai của thành phố Việt Trì ................. 71
Bảng 4.18. Yêu cầu sử dụng đất của các LUT chính thành phố Việt Trì....................... 79
Bảng 4.19. Tổng hợp các mức độ thích hợp đất đai của LMU ...................................... 80
Bảng 4.20. Tổng hợp diện tích đất chuyên lúa theo mức độ thích hợp đất đai .............. 82
Bảng 4.21. Phân bố diện tích đất chuyên lúa theo mức độ thích hợp đất đai thành
phố Việt Trì............................................................................................... 83
Bảng 4.22. Tổng hợp diện tích thích hợp đất lúa - màu ................................................ 84
Bảng 4.23. Tổng hợp diện tích thích hợp đất lúa - màu ................................................ 85
Bảng 4.24. Tổng hợp diện tích thích hợp đất chuyên màu ............................................ 87
Bảng 4.25. Diện tích thích hợp đất chuyên màu theo đơn vị hành chính thành phố
Việt Trì ..................................................................................................... 88
Bảng 4.26. Tổng hợp diện tích thích hợp đất cây ăn quả .............................................. 90
Bảng 4.27. Diện tích thích hợp đất cây ăn quả theo đơn vị hành chính thành phố
Việt Trì ..................................................................................................... 91
Bảng 4.28. Tổng hợp diện tích thích hợp đất trồng rừng .............................................. 93
Bảng 4.29. Diện tích thích hợp đất rừng sản xuất theo đơn vị hành chính thành
phố Việt Trì............................................................................................... 95
Bảng 4.30. So sánh diện tích một số loại hình sử dụng đất trước và sau đề xuất sử
dụng đất .................................................................................................... 97

viii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Các bước chính trong đánh giá đất đai theo FAO:......................................16
Hình 2.2. Các bước xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ..................................................25
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí thành phố Việt Trì ...................................................................33
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2016....................................................................45
Hình 4.3. Sơ đồ loại đất thành phố Việt Trì ...............................................................55
Hình 4.4. Sơ đồ độ dốc thành phố Việt Trì ................................................................61
Hình 4.5. Sơ đồ độ dày tầng đất thành phố Việt Trì...................................................63
Hình 4.6. Sơ đồ thành phần cơ giới thành phố Việt Trì .............................................66
Hình 4.7. Sơ đồ chế độ tưới thành phố Việt Trì .........................................................69
Hình 4.8. Sơ đồ đơn vị đất đai thành phố Việt Trì .....................................................73
Hình 4.9. Sơ đồ thích hợp đất chun lúa ..................................................................81
Hình 4.10. Sơ đồ thích hợp đất lúa - màu ....................................................................86
Hình 4.11. Sơ đồ thích hợp đất chun màu ................................................................89
Hình 4.12. Sơ đồ thích hợp đất cây ăn quả ..................................................................92
Hình 4.13. Sơ đồ thích hợp đất rừng sản xuất..............................................................94

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Mạnh Đức
Tên luận văn: Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ sử dụng đất nơng nghiệp thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Trên cơ sở đó đánh giá khả năng thích nghi của các loại cây trồng đối với các
đặc tính đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa.
- Phương pháp xây dựng các loại bản đồ đơn tính.
- Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng phương pháp chồng xếp các
loại bản đơ đơn tính.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương đánh giá thích hợp đất đai theo FAO.
- Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả chính và kết luận
- Thành phố Việt Trì là trung tâm Hành chính, Kinh tế - Chính trị Văn hố - Xã
hội - Khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ, cách Thủ đơ Hà Nội 80km về phía Tây Bắc,
là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn là Sông Hồng, Sơng Lơ và Sơng Đà. Tổng diện tích tự
nhiên của thành phố là 11.152,76 ha; trong đó đất nơng nghiệp là 5.449,56 ha, chiếm
48,86% tổng diện tích tự nhiên thành phố. Mang đặc thù của một vùng trung du, địa
hình của thành phố tương đối bằng phẳng, hệ thống thủy lợi, thủy văn khá đầy đủ, đa
dạng và phong phú cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi là điều kiện tốt cho phát triển
sản xuất nông nghiệp.
- Đề tài đã đánh giá được mức độ thích hợp của 5 loại sử dụng đất chính trên địa
bàn thành phố Việt Trì và kèm theo 5 bản đồ thích hợp, như sau:
+ LUT 2 Lúa: mức độ rất thích hợp (S1) có diện tích 1.131,93 ha, mức độ thích

x


hợp (S2) có diện tích 1.923,63 ha và mức độ ít thích hợp (S3) có diện tích 1.467,93 ha.
+ LUT lúa màu: mức độ rất thích hợp (S1) có diện tích 1.176,16 ha, mức độ
thích hợp (S2) có diện tích 1.257,33 ha và mức độ ít thích hợp (S3) có diện tích

2.090,00 ha.
+ LUT chuyên màu/Chuyên rau/Cây hoa: mức độ rất thích hợp (S1) có diện tích
240,12ha, mức độ thích hợp (S2) có diện tích 2.264,58 ha và mức độ ít thích hợp (S3)
có diện tích 1.245,60 ha.
+ LUT cây ăn quả: mức độ rất thích hợp (S1) có diện tích 1.336,80 ha, mức độ
thích hợp (S2) có diện tích 1.499,35 ha và mức độ ít thích hợp (S3) có diện tích
1.039,34 ha.
+ LUT rừng sản xuất: mức độ rất thích hợp (S1) có diện tích 1.779,77 ha, mức
độ thích hợp (S2) có diện tích 812,29 ha và mức độ ít thích hợp (S3) có diện tích
1.331,83 ha.
- Trên cơ sở đánh giá thích hợp các loại hình dụng đất, tiến hành đề xuất các loại
hình sử dụng đất trên địa bàn thành phố trong tương lai như sau:
+ LUT 2Lúa: diện tích đề xuất là 1.940,96 ha, tăng 656,47 ha so với diện tích
hiện trạng.
+ LUT lúa màu: diện tích đề xuất là 426,54 ha, giảm 199,16 ha so với diện tích
hiện trạng.
+ LUT chuyên màu/Chuyên rau/Cây hoa: diện tích đề xuất là 996,58 ha, tăng
4,79 ha so với diện tích hiện trạng.
+ LUT cây ăn quả: diện tích đề xuất là 1.257,97 ha, giảm 500,72 ha so với diện
tích hiện trạng.
+ LUT rừng: diện tích đề xuất là 599,10 ha, tăng 232,60 ha so với diện tích
hiện trạng.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Manh Duc
Thesis title: Suitability land evaluation for agricultural land use in Viet Tri city, Phu
Tho province.

Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
- Develop a land unit map for Viet Tri city, Phu Tho province.
- From that, assess of the adaptability of the crops to the land characteristics to
serve the orientation of agricultural land use in the future.
Materials and Methods
- Method of secondary data investigation.
- Method of field survey.
- Method of establish thematic maps.
- Method of land unit mapping by overlapping of thematic maps.
- Method of comparison.
- Suitability land evaluation under the FAO.
- Data processing method
Main findings and conclusions
- Viet Tri city is an administrative, economic, political, cultural, social, scientific
and technological center of Phu Tho province, 80 km northwest of Hanoi. It is a
confluence of 3 big rivers: Red river, Lo river and Da river. Total natural area of the city
is 11,152.76 hectares; Of which agricultural land is 5,449.56 hectares, accounting for
48.86% of the total natural area of the city. It is characterized by a midland area,
relatively flat terrain, sufficiently diverse and abundant irrigation system, hydrology,
and favorable climatic conditions for the development of agricultural production.
- The thesis has assessed the suitability of the five major land use types in Viet
Tri city and attached five relevant maps, as follows:
+ LUT 2 rice: very suitable level (S1) has an area of 1,131.93 ha, the suitable
level (S2) has an area of 1,923.63 ha and less suitable level (S3) has an area of
1,467.93 hectares.

+ LUT of rice - cash crop: very suitable level (S1) has an area of 1,176.16 ha,

xii


suitable level (S2) has an area of 1.257,33 ha and less suitable level (S3) has an area of
2,090.00 ha.
+ LUT cash crop/ Specialized Vegetables / Flowering Plants: Very suitable level
(S1) has an area of 240.12 hectares, suitable level (S2) has an area of 2,264.58 hectares
and less suitable level (S3) has an area of 1,245.60 hectares.
+ LUT of fruit trees: very suitable level (S1) has an area of 1,336.80 ha,
suitable level (S2) has an area of 1,499.35 ha and less suitable level (S3) has an area
of 1,039, 34 hectares.
+ LUT of production forest: very suitable level (S1) has an area of 1,779.77 ha,
suitable level (S2) has an area of 812.29 ha and less suitable level (S3) has an area of
1.331, 83 ha.
- On the basis of the suitability assessment of the land use types, the following
land use types in the city will be proposed in the future:
+ Cash crop / 2 Rice: the proposed area is 1,940.96 hectares, increasing 656.47
hectares compared with the current status.
+ LUT of rice - cash crop: the proposed area is 426.54 hectares, down 199.16
hectares compared with the current status.
+ LUT specialized cash crop/ Specialized vegetable / flower: the proposed area
is 996.58 hectares, up 4.79 hectares compared to the current status.
+ LUT of fruit trees: The proposed area is 1,257.97 ha, decreasing 500.72 ha
compared to the current area.
+ LUT forest: The proposed area is 599.10 ha, increasing 232.60 ha compared to
the current area.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt, không giống bất kỳ nguồn tài nguyên
nào khác, nó vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động và
được thể hiện bởi các đặc tính, tính chất đất đai. Đất đai không phải là nguồn tài
nguyên vô hạn, nếu sử dụng không hợp lý sẽ làm cạn kiệt, suy thoái, tàn phá
ngồn tài nguyên đất. Ngược lại, nếu sử dụng khoa học, hợp lý sẽ giúp cho đất đai
ngày càng màu mỡ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giúp cải tạo những vùng đất
xấu, đất bỏ hoang do khơng có khả năng sản xuất đưa vào sản xuất phục vụ đời
sống kinh tế xã hội của con người. Vì vậy, việc giữ gìn, quản lý, sử dụng đất đai
hợp lý là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Đánh giá đất đóng một vai trị quan trọng trong việc phát triển nông
nghiệp bền vững (Davidson, 2002). Nông nghiệp bền vững là một hệ thống sản
xuất có chọn lọc, đa dạng nhưng cân bằng về sinh thái một cách tự nhiên, trong
đó các yếu tố tác động một cách tương hỗ cùng tồn tại và phát triển, đem lại hiệu
quả kinh tế cao, môi trường trong lành, sản phẩm an tồn và được thị trường chấp
nhận (Tơn Thất Chiểu và Lê Thái Bạt, 1999).
Đánh giá phân hạng đất theo quan điểm của FAO-UNESCO nhằm phân
hạng thích hợp đất đai phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất hợp lý trên nguyễn tắc
sản xuất sản xuất hiệu quả, bền vững cả về môi trường lẫn hiệu quả kinh tế-xã
hội. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, công tác đánh giá phân hạng thích hợp đất đai
là một u cầu khơng thể thiếu trong việc nghiên cứu và đề xuất phương án quản
lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất nói chung và sản xuất nơng nghiệp
nói riêng nhằm đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Theo qui trình đánh giá đất đai của FAO thì việc xây dựng bản đồ đơn vị
đất đai là một trong những nội dung có ý nghĩa rất quan trọng làm cơ sở để so
sánh với các yêu cầu sử dụng đất của từng loại hình sử dụng đất (LUT).
Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit-LMU) là một khoanh đất/vạt

đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính
chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng loại hình sử dụng đất, có
cùng một điều kiện quản lý đất và khả năng sản xuất, cải tạo đất. Mỗi một đơn vị
đất đai có chất lượng (đặc tính và tính chất) riêng và nó thích hợp với một loại

1


hình sử dụng đất nhất định (FAO, 1983).
Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, khoa học kỹ thuật của tỉnh
Phú Thọ với tổng diện tích tự nhiên là 11.908,83ha và 23 đơn vị hành chính trực
thuộc bao gồm: 10 phường và 13 xã. Trong lịch sử hình thành và phát triển của
mình, Việt Trì ln tự hào là một trong những thành phố Công nghiệp đầu tiên
của Miền Bắc và cả nước. Hiện tại trên địa bàn thành phố đã hình thành nên một
số khu, cụm cơng nghiệp và đơ thị như: Khu cơng nghiệp phía Nam, Khu cơng
nghiệp phía Tây Bắc, Khu cơng nghiệp Thụy Vân, Khu cơng nghiệp Nam Việt
Trì, Cụm cơng nghiệp Bạch Hạc, Cụm công nghiệp làng nghề Phượng Lâu, Khu
đô thị Bắc Việt Trì, Khu đơ thị thương mại dịch vụ Tây Nam, Khu đô thị Trầm
Sào, Khu nhà ở biệt thự Đồng Mạ,...
Với lợi thế về vị trí địa lý cùng tiềm lực sẵn có, trong những năm qua nền
kinh tế thành phố đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tốc độ tăng trưởng bình qn năm trong giai doạn
2011-2015 ln đạt trên 9%.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thành phố vẫn còn một số
tồn tại như: Tỷ lệ dân số khu vực nơng thơn cịn tương đối lớn, chưa tương xứng với
quy mô của thành phố. Theo số liệu thống kê năm 2016, trên địa bàn thành phố vẫn
còn 4/23 xã, phường, thị trấn là xã miền núi, tỷ lệ dân số khu vực nông thôn của
thành phố năm vẫn chiếm khoảng 34% tổng dân số. Tổng diện tích đất nơng nghiệp
của thành phố năm 2016 là 5449,56ha; chiếm tỷ lệ 48,86% diện tích đất tự nhiên
thành phố. Trong cơ cấu kinh tế, tuy nhóm ngành bơng nghiệp chiếm tỷ trọng không

lớn (2,19%) tuy nhiên sản xuất nơng nghiệp vẫn giữ vai trị vơ cùng quan trọng
trong đời sống nhân dân vì ngồi vai trị cung cấp lương thực, góp phần đảm bảo an
ninh lương thực của thành phố, nó cịn giúp ổn định đời sống, mang lại nguồn thu
nhập và phát triển kinh tế cho khu vực dân cư nông thôn của thành phố.
Mặc dầu vậy, nhìn chung ngành nơng nghiệp vẫn chưa thực sự được quan
tâm đầu tư đúng mức, đa phần người làm nông nghiệp vẫn theo phương thức truyền
thống, việc áp dụng các tiến bộ khoa học và sản xuất, đặc biệt là việc định hướng sử
dụng đất theo hướng bền vững còn chưa thực sự được quan tâm khiến cho việc sử
dụng đất của nhân dân còn nhiều bất cập, chưa khai thác hết được tiềm năng đất đai.
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu thực hiện đề tài: “Đánh
giá thích hợp đất đai phục vụ sử dụng đất nơng nghiệp thành phố Việt Trì,

2


tỉnh Phú Thọ” là thực sự cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho thành phố.
- Trên cơ sở đó đánh giá khả năng thích nghi của các loại cây trồng đối với
các đặc tính đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các loại đất nông nghiệp (không bao gồm Đất nuôi trồng thủy sản+Đất
nông nghiệp khác) và đất chưa sử dụng có khả năng khai thác đưa vào sử dụng
cho mục đích nơng nghiệp trên địa bàn thành phố.
- Các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn thành phố Việt Trì.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tồn bộ quỹ đất nơng nghiệp (trừ diện tích đất ni trồng thủy sản và đất
nơng nghiệp khác) và đất chưa sử dụng có khả năng khai thác, đưa vào sử dụng
trong phạm vi địa giới hành chính của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
- Góp phần hồn thiện ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAOUNESCO đối với đơn vị cấp huyện ở Việt Nam.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Kết quả đánh giá thích hợp đất đai thành phố Việt Trì là cơ sở cho công
tác xây dựng và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông lâm nghiệp; cung cấp
các tài liệu khoa học về đất đai cho các dự án đa mục tiêu và các dự án vùng
chuyên canh cần sử dụng đất.
- Làm tiền đề cho việc tiếp tục khai thác thực hiện đánh giá, phân hạng đất
chi tiết cho cấp xã, phường, các vùng sản xuất chun canh... nhằm hướng dẫn về
mơ hình sản xuất và biện pháp sử dụng đất hợp lý cho người sử dụng đất để khai
thác tối đa mọi tiềm năng của đất đai.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT
TRÊN THẾ GIỚI
2.1.1. Sự cần thiết phải đánh giá đất
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt và vô cùng quý giá, nó
vừa là tư liệu sản xuất, vừa là điều kiện cần cho sự phát triển của mỗi ngành, mỗi
lĩnh vực. Sự đặc biệt của nó được thể hiện ở chỗ đất đai là nguồn tài ngun
khơng có khả năng tái tạo, hạn chế về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, xã hội con người đã xây dựng lên các
hệ sinh thái nhân tạo để thay thế cho các hệ sinh thái tự nhiên, do đó làm giảm
dần tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Với sức ép của việc gia tăng dân
số, cơng nghiệp hố, hiện đại hố và các hoạt động khác của con người đã khiến
cho nguồn tài nguyên đất đai ngày càng bị tàn phá mạnh mẽ, suy giảm cả về mặt
chất lẫn lượng (Huỳnh Thanh Hiền, 2015).

Để giải quyết được nhu cầu về lương thực không ngừng gia tăng con
người phải tiến hành thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng và mở rộng
diện tích đất nơng nghiệp (Vũ Cao Thái và cs., 1997). Bên cạnh đó, việc ngăn
chặn được những suy thối về tài nguyên đất đai gây ra do sự thiếu hiểu biết
của con người và hướng tới việc sử dụng và quản lý đất một cách có hiệu quả
trong tương lai thì cơng tác nghiên cứu về đánh giá đất là rất quan trọng và
cần thiết.
Đánh giá đất đai theo quan điểm sinh thái xuất phát từ quan điểm phát
triển nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống sản xuất có
chọn lọc, đa dạng nhưng cân bằng về sinh thái một cách tự nhiên, trong đó các
yếu tố tác động một cách tương hỗ cùng tồn tại và phát triển, đem lại hiệu quả
kinh tế cao, mơi trường trong lành, sản phẩm an tồn và được thị trường chấp
nhận (Tôn Thất Chiểu, 1999).
Hiện nay công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên nhiều quốc gia và
trở thành một khâu trọng yếu trong hoạt động quản lý tài nguyên đất đai và quy
hoạch sử dụng đất (FAO, 1994). Đánh giá đất đai là một nội dung nghiên cứu
không thể thiếu được cho hướng phát triển một nền nơng nghiệp bền vững và có

4


hiệu quả vì đất đai là tư liệu cơ bản nhất giúp cho người sử dụng đất có những
hiểu biết khoa học về tiềm năng sản xuất của đất đai, những khó khăn và hạn chế
trong sử dụng đất đồng thời nắm được những phương thức sử dụng đất thích hợp
cho mình (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
Theo Dent D. và Young T. (FAO, 1988) về cơ bản thì đánh giá đất khơng
có gì xa lạ, vì từ xa xưa người nông dân đã biết tự quyết định được việc trồng loại
cây gì là tốt nhất đối với mảnh đất mà họ có. Hoặc trong q trình tìm nơi định cư,
họ đã biết được những vùng đất đai có thích hợp với những cây họ định trồng hay
mùa vụ nào là thích hợp với cây trồng của họ. Để có được những kiến thức đó,

người nơng dân đã trải qua và tích luỹ những kinh nghiệm truyền lại từ nhiều đời
và tất nhiên những kinh nghiệm cũng được rút ra từ khơng ít những thất bại.
Đánh giá phân hạng đất theo quan điểm và chỉ dẫn của FAO – UNESCO
nhằm phân hạng thích hợp đất đai phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất hợp lý trên
cơ sở sinh thái và phát triển bền vững là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn cao. Tuy nhiên, đây là một hướng nghiên cứu khá mới so với
phương pháp đánh giá phân hạng trước đây, để bắt kịp với những thành tựu ứng
dụng công nghệ khoa học mới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dựa trên nguyên
tắc sản xuất có hiệu quả, bền vững cả về môi trường và kinh tế - xã hội. Xuất phát
từ yêu cầu thực tế, công tác đánh giá phân hạng đất đai là một yêu cầu không thể
thiếu trong việc nghiên cứu và đề xuất phương án quản lý khai thác nguồn tài
ngun đất nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng nhằm đạt hiệu quả cao.
Thấy rõ được tầm quan trọng của việc đánh giá phân hạng đất, nhiều quốc
gia, nhiều vùng lãnh thổ đã và đang triển khai thực hiện; trở thành một khâu
trọng yếu trong hoạt động đánh giá tài nguyên đất và quy hoạch sử dụng đất. Từ
năm 1992 Đánh giá đất của FAO (Food Agriculture Organization) đã được Viện
Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp tiến hành nghiên cứu, ứng dụng trên thực tế
khá phù hợp, nhằm đưa vào quy trình xây dựng dự án quy hoạch và phát triển
nông nghiệp, quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện hoặc
vùng lãnh thổ. Công tác đánh giá phân hạng đất đã và đang được triển khai rộng
khắp trên địa bàn cả nước như: Lạng Sơn, Lào Cai, Tuyên Quang... trở thành căn
cứ khoa học tin cậy cho vấn đề sử dụng đất bền vững.
2.1.2. Các kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới
Đánh giá đất đai đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và trở thành một

5


khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử dụng
đất. Công tác đánh giá đất đai có vai trị rất lớn trong việc sử dụng tài nguyên đất

đai bền vững và trở thành công cụ cần thiết cho việc quy hoạch, bố trí sử dụng
đất hợp lý (Trần An Phong, 1995).
Đánh giá đất đai cần các nguồn thơng tin: Đất (cùng với khí hậu, nước,
thảm thực vật tự nhiên,…), tình hình sử dụng đất và các thông tin về điều kiện
kinh tế - xã hội. Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi nước đó đề ra nội
dung phương pháp đánh giá đất đai cho từng mức độ chi tiết trên từng tỷ lệ bản
đồ của mình. Đã có rất nhiều các phương pháp đánh giá đất đai khác nhau, nhưng
nhìn chung có hai khuynh hướng: đánh giá đất đai về mặt tự nhiên và đánh giá
đất đai về mặt kinh tế.
- Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên nhằm xác định tiềm năng và mức độ
thích hợp của đất đai với các mục đích sử dụng đất cụ thể.
- Đánh giá đất đai về mặt kinh tế là đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế trên
một loại hình sử dụng đất đai nhất định, trên cơ sở tính tốn các chỉ tiêu kinh tế
nhằm so sánh về mặt giá trị trong các kiểu sử dụng đất ở cùng một loại để tìm ra
kiểu sử dụng đất có hiệu quả nhất.
Đánh giá đất đưa ra nhiều phương pháp khác nhau để giải thích hoặc dự
đốn việc sử dụng tiềm năng đất đai, từ phương pháp thông thường đến mô tả
bằng máy tính. Có thể tóm tắt đánh giá đất bằng 3 phương pháp cơ bản sau:
- Đánh giá về mặt tự nhiên theo định tính, chủ yếu dựa trên sự xét đốn
chun mơn.
- Đánh giá về mặt tự nhiên dựa trên phương pháp thông số.
- Đánh giá đất về măt tự nhiên theo định lượng dựa trên các mơ hình mơ
phỏng q trình định lượng.
Tóm lại, có thể khẳng định công tác đánh giá đất đai đã được nghiên cứu từ
lâu trên thế giới và trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài
nguyên hay quy hoạch sử dụng đất. Công tác đánh giá đất đai có vai trị rất lớn
trong việc sử dụng tài ngun đất đai bền vững và trở thành công cụ cần thiết cho
việc quy hoạch, bố trí sử dụng đất hợp lý (Trần An Phong, 1995). Hiện nay, những
kết quả và thành tựu về đánh giá đất đai đã được tổng kết trong phạm vi hoạt động
của các tổ chức Liên hợp quốc và coi đó như tài sản trí thức chung của nhân loại.

Có thể khái quát một số phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới như sau:

6


* Tình hình đánh giá đất đai ở Liên Xơ (cũ):
Theo Nguyễn Văn Tân và Nguyễn Khang (1994): Đánh giá đất đai đã xuất
hiện từ trước thế kỷ thứ 19. Tuy nhiên, đến những năm 60 của thế kỷ 20, việc
phân hạng và đánh giá đất đai mới được quan tâm và tiến hành trên cả nước Liên
Xô cũ theo quan điểm đánh giá đất cuả Docutraep (1846-1903) bao gồm 3 bước:
- Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất
tự nhiên.
- Đánh giá khả năng sản xuất của đất (yếu tố được xem xét kết hợp với
yếu tố khí hậu, độ ẩm, địa hình).
- Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu là đánh giá khả năng sản xuất hiện tại
của đất).
Phương pháp này quan tâm nhiều đến khía cạnh tự nhiên của đất đai mà
chưa xem xét kỹ các khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất.
Quan điểm đánh giá đất của Docutraep áp dụng phương pháp cho điểm
các yếu tố, đánh giá trên cơ sở thang điểm đó được xây dựng thống nhất. Dựa
trên quan điểm khoa học của ơng, các thế hệ học trị của ơng đã bổ sung, hồn
thiện dần, do đó phương pháp đánh giá đất của Docutraep đó được thừa nhận và
phổ biến ra nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước thuộc hệ thống XHCN
trước đây. Ngoài những ưu điểm trên, phương pháp đánh giá của Docutraep còn
còn một số hạn chế như quá đề cao khả năng tự nhiên của đất, hay đánh giá
không đúng giữa quy luật tối thiểu với phương pháp tổng hợp các yếu tố riêng
biệt. Mặt khác, phương pháp đánh giá đất đai cho điểm cụ thể chỉ đánh giá được
đất hiện tại không đánh giá được đất đai trong tương lai, tính linh động kém vì
chỉ tiêu đánh giá đất đai ở các vùng cây trồng khác nhau là khác nhau do đó
khơng thể chuyển đổi việc đánh giá đất đai giữa các vùng khác nhau.

Về sau, đến đầu những năm 80, công tác đánh giá đất đai được thực hiện
trên toàn Liên bang với mục tiêu chỉ đạo nhằm nhiều mục đích:
- Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
- Đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các Xí nghiệp.
- Dự kiến số lượng và giá thành sản phẩm, là cơ sở để đảm bảo công bằng
trong thu mua và giao nộp sản phẩm.
- Hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đề án quy hoạch.

7


Đánh giá đất đai được thực hiện theo hai hướng: Đánh giá chung và đánh
giá riêng (theo hiệu suất từng loại cây trồng). Trong đó các chỉ tiêu đánh giá
chính là:
- Năng suất và giá thành sản phẩm.
- Mức hoàn vốn.
- Lãi thuần.
Cây trồng cơ bản để đánh giá đất đai là cây ngũ cốc và cây họ đậu.
Đánh giá đất đai được tiến hành theo các trình tự sau:
1. Chuẩn bị.
2. Tổng hợp tài liệu.
3. Phân vùng đánh giá đất đai.
4. Xác định đơn vị đất đai.
5. Xây dựng thơng số cơ bản cho từng nhóm đất.
6. Xây dựng thang đánh giá đất đai.
7. Xác định các tiêu chuẩn đánh giá đất đai cho các cơ sở sản xuất.
Ngoài ra còn quy định đánh giá cụ thể cho: Đất có tưới, đất được tiêu úng,
đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ thâm canh và cỏ chăn thả (Đào Châu Thu và
Nguyễn Khang, 1998).
* Tình hình đánh giá đất đai ở Mỹ:

Khái niệm chủ yếu nêu lên trong hệ thống phân loại tiềm năng đất đai của
Mỹ là khái niệm về những hạn chế, đó là những tính chất đất đai gây trở ngại cho
việc sử dụng đất. Có những loại hạn chế lâu dài và những loại hạn chế tạm thời.
Những hạn chế lâu dài là những hạn chế nếu chỉ tác động bằng những cải tạo nhỏ
thì không giải quyết được. Những hạn chế tạm thời là những hạn chế có thể cải
tạo bằng những biện pháp kỹ thuật và quản lý (Phan Thị Thanh Huyền, 2004).
Hệ thống đánh giá phân loại đất đai theo tiềm năng của Hoa Kỳ được Bộ
Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đề xuất vào những năm 1960 và hiện nay có 2
phương pháp đánh giá đất đai được ứng rộng rãi và đó là:
- Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm
tiêu chuẩn và chú ý đi vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng.
- Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế

8


để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% để làm mốc so sánh với
các đất khác.
Ở mức tổng quan, Mỹ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp quy nhóm
đất phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp. Tồn bộ đất đai của nước Mỹ
được phân thành 8 nhóm trong đó có 4 nhóm có khả năng sản xuất lâm nghiệp,
cịn lại 2 nhóm hiện tại khơng có khả năng sử dụng.
Nhìn chung, việc phân hạng đất đai của Hoa Kỳ mới chỉ tập trung vào các
loại cây trồng chính mà chưa đưa ra được những yêu cầu của các loại hình sử
dụng đất cụ thể nào đang được ứng dụng trong sản xuất. Tuy nhiên phương pháp
này rất quan tâm đến những yếu tố hạn chế trong quản lý và sử dụng đất có tính
đến vấn đề mơi trường. Đây chính là điểm mạnh của phương pháp nhằm mục
đích duy trì và sử dụng đất bền vững (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
*Tình hình đánh giá đất đai ở một số nước châu Âu khác:
Đánh giá đất đai chủ yếu thực hiện theo cả hai hướng :

- Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên, xác định tiềm năng sản xuất của đất đai
(Phân hạng định tính).
- Nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xác định mức sản xuất thực tế của đất đai
(Phân hạng định lượng).
Thông thường áp dụng phương pháp so sánh bằng tính điểm hoặc tính
phần trăm.
Ở Bungari, việc phân hạng dựa trên cơ sở các yếu tố đất đai được chọn để
đánh giá là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến độ phì nhiêu và sự sinh trưởng
và phát triển của từng loại cây trồng, như: thành phần cơ giới; mức độ mùn; độ
dầy tầng đất; các tính chất lý, hóa học của đất,…Qua đó hệ thống lại thành các
nhóm và chia thành các hạng đất, được phân chia rất chi tiết với 10 hạng (với
mức chênh lệch 10 điểm) thuộc 5 nhóm: rất tốt; tốt; trung bình; xấu và khơng sử
dụng được.
Ở Anh có hai phương pháp đánh giá đất là dựa vào sức sản xuất tiềm năng
của đất hoặc dựa vào sức sản xuất thực tế của đất.
- Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của đất:
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào năng suất bình quân nhiều năm so với năng
suất thực tế trên đất lấy làm chuẩn. Tuy nhiên, khi đánh giá đất đai theo phương

9


pháp này cịn gặp nhiều khó khăn vì năng suất của cây trồng phụ thuộc vào loại
cây được chọn, điều kiện đất đai và khả năng đầu tư của người sử dụng đất.
- Phương pháp đánh giá đất đai dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm tàng
của đất: Phương pháp này chia làm các hạng, mô tả mỗi hạng trong quan hệ bị
ảnh hưởng bởi những yếu tố hạn chế của đất đối với việc sử dụng trong sản xuất
nông nghiệp. Theo phương pháp này, việc xác định khả năng trồng cây nông
nghiệp của đất phụ thuộc vào 3 nhóm yếu tố chính là: nhóm các yếu tố tự nhiên
của đất; nhóm các yếu tố địi hỏi các biện pháp đầu tư lớn mới khắc phục được

(các cơng trình tưới, tiêu và rửa mặn...); nhóm các yếu tố địi hỏi người sử dụng
đất thực hiện các biện pháp thông thường hàng năm như cải tạo độ chua, cung
cấp chất dinh dưỡng cho đất để khắc phục đất.
* Tình hình đánh giá đất đai ở Ấn Độ và các vùng nhiệt đới ẩm ở Châu Phi:
Thường áp dụng phương pháp tham biến, có tính đến sự phụ thuộc của
một số tính chất đất đối với sản xuất, các nhà khoa học đất đi sâu nghiên cứu,
phân tích về các đặc trưng thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến sản xuất như: sự phát
triển của phẫu diện đất (sự phân tầng, cấu trúc đất, CEC,…), mầu sắc đất, độ
chua, độ no bazơ (V%), hàm lượng mùn. (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang,
1998).
Ở Ấn Độ đánh giá đất dựa trên phương trình tốn học được Mêta và
Raychaudhuri xây dựng năm 1961:
Y (sức sản xuất) = FA x FB x FC x FX. Trong đó:
- A: Độ dày tầng đất và đặc tính của nó;
- B: Thành phần cơ giới của lớp đất mặt;
- C: Độ dốc bề mặt;
- X: Các yếu tố biến động như tưới tiêu, kiềm, mức độ dinh dững, độ
xói mòn.
Kết quả phân hạng đất theo phương pháp này được thể hiện ở dạng %
hoặc cho điểm.
* Nhận xét về đánh giá đất đai trên thế giới:
Các nước trên thế giới đều đã nghiên cứu về đánh giá và phân hạng đất đai
ở mức khái quát chung cho cả nước và ở mức chi tiết cho các vùng cụ thể. Hạng

10


đất phân ra đều thể hiện tính thực tế theo điều kiện từng nước.
Mỗi phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới đều có sự khác nhau về
mức độ chi tiết, phương thức và hệ thống phân vị, điều kiện và quan điểm. Tuy

nhiên, chúng đều có một số điểm tương đồng nhau nhau như:
- Các phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới đều nhằm mục đích
chung là hướng tới sử dụng và quản lý đất đai thích hợp, hiệu quả và bền vững.
- Hệ thống phân vị khép kín cho phép đánh giá đất từ khái quát đến chi
tiết trên quy mô lãnh thổ quốc gia, vùng, các đơn vị hành chính và cơ sở sản xuất
(Nguyễn Đình Bồng, 2004).
- Mỗi phương pháp đánh giá đều có những thích ứng linh hoạt trong việc
xác định các đặc tính và các yếu tố hạn chế có liên quan trong q trình đánh giá
đất đai, do đó có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng
địa phương (Nguyễn Ích Tân, 2000).
Qua q trình nghiên cứu,các chuyên gia đất đã nhận thấy cần có những
cuộc thảo luận quốc tế nhằm đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa các
phương pháp. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đánh giá đất đai, phân hạng
đất đai làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai, Tổ chức Nông Lương
của Liên hiệp quốc (FAO) đó tổ chức tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước và
đề ra phương pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở phân loại đất đai thích hợp
(Land suitability classification). Cơ sở của phương pháp này là so sánh giữa yêu
cầu sử dụng đất với chất lượng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các khía
cạnh về kinh tế - xã hội, môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu.
Đó chính là đề cương đánh giá đất đai được công bố năm 1976, làm cơ sở cho
việc quy hoạch sử dụng đất đai trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
Tài liệu này được cả Thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và đó được
chấp nhận và cơng nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai.
Tiếp theo đó, FAO đã xuất bản hàng loạt các tài liệu hướng dẫn về đánh giá đất
đai trên từng đối tượng cụ thể:
- Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước trời (1983).
- Đánh giá đất cho các vùng (1984).
- Đánh giá đất cho vùng nông nghiệp được tưới (1985).
- Đánh giá đất cho đồng cỏ (1989).
Theo hướng dẫn của FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái và các


11


×