Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quản lý vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp bưu điện luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ XUÂN ĐẠI

QUẢN LÝ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. các kết quả nêu
trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học
vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2017
Tác giả luận văn


Đỗ Xuân Đại

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Đình Thao đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch&Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thơn - Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên các đơn vị trực
thuộc và công ty cổ phần Xây lắp Bưu Điện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2017
Tác giả luận văn

Đỗ Xuân Đại

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt .....................................................................................................vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ...........................................................................................................ix
Danh mục hộp ............................................................................................................... x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................xi
Phần 1. Mở đầu ......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 2


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ........................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp ............................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý vốn sản xuất kinh doanh.......................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh, quản lý vốn sản xuất
kinh doanh..................................................................................................... 4

2.1.2.

Đặc điểm của quản lý vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp ............. 10


2.1.3.

Vai trò của quản lý vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp ................. 10

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu về quản lý vốn sản xuất kinh doanh ............................ 11

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp ............................................................................................... 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn sản xuất kinh doanh ..................................... 13

2.2.1.

Tình hình quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại Việt Nam ............................. 13

2.2.2.

Kinh nghiệm cho quản lý vốn sản xuất kinh doanh cho Công ty cổ phần

iii


Xây lắp Bưu điện......................................................................................... 15

2.2.3.

Các cơng trình nghiên cứu liên quan ............................................................ 17

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19
3.1.

Đặc điểm Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện............................................... 19

3.1.1.

Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động của Cơng ty ............ 19

3.1.2.

Tình hình lao động của Cơng ty cổ phần Xây lắp Bưu điện.......................... 23

3.1.3.

Tình hình tài chính của Cơng ty cổ phần Xây lắp Bưu điện.......................... 26

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 28

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra ........................................................ 28

3.2.2.


Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 28

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ........................................................ 29

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 29

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 30

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................... 35
4.1.

Thực trạng quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Xây lắp
Bưu điện...................................................................................................... 35

4.1.1.

Kế hoạch về vốn sản xuất kinh doanh tại CTCP Xây lắp Bưu điện .............. 35

4.1.2.

Phân bổ sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại CTCP xây lắp bưu điện ......... 52

4.1.3.


Kiểm tra giám sát quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại CTCP Xây lắp
Bưu điện...................................................................................................... 63

4.1.4.

Kết quả và hiệu quả quản lý vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
Xây lắp Bưu điện......................................................................................... 64

4.1.5.

Đánh giá tình hình quản lý vốn sản xuất kinh doanh của CPT trong
thời gian qua................................................................................................ 77

4.2.

Phân tích các yếu tố tố ảnh hưởng đến quản lý vốn sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện ................................................................. 80

4.2.1.

Yếu tố bên trong doanh nghiệp .................................................................... 80

4.2.2.

Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.................................................................... 81

4.3.

Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý vốn sản xuất kinh doanh của Công ty

cổ phần Xây lắp Bưu điện............................................................................ 83

4.3.1.

Quan điểm đinh hướng ................................................................................ 83

iv


4.3.2.

Một số giải pháp tăng cường quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại CPT trong
thời gian tới ................................................................................................. 84

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................ 90
5.1.

Kết luận....................................................................................................... 90

5.2.

Kiến nghị .................................................................................................... 91

5.2.1.

Về phía cơng ty ........................................................................................... 91

5.2.2.

Về phía nhà nước ........................................................................................ 91


Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 93
Phụ lục

.................................................................................................................... 95

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bảo hiêm y tế

BTTN:

Bảo hiểm thất nghiệp

CPT:

Công ty cổ phần xây lắp bưu điện


CTCP:

Công ty cổ phần

DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước

LĐ:

Lao động

NSNN:

Ngân sách nhà nước

SL:

Số lượng

TL:

Tỷ lệ

Trđ:

Triệu đồng

TSCĐ:


Tài sản cố định

TSLĐ:

Tài sản lưu động

UBND:

Ủy ban nhân dân

VCĐ:

Vốn cố đinh

VLĐ:

Vốn lưu động

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình lao động của CPT trong giai đoạn 2014 - 2016 .......................... 25
Bảng 3.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của CPT trong giai đoạn 2014-2016 .......... 27
Bảng 3.3. Thơng tin sẵn có liên quan đến đề tài nghiên cứu ....................................... 29
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra ............................................................................... 29
Bảng 4.1. Kế hoạch về sử dụng vốn cố định của CPT trong giai đoạn 2014 - 2016 .... 36
Bảng 4.2. Kế hoạch về sử dụng vốn lưu động của CPT trong giai đoạn 2014 – 2016 . 37
Bảng 4.3. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện trong
giai đoạn 2014-2016 .................................................................................. 39

Bảng 4.4. Số lượng cổ phiếu của CPT trong giai đoạn 2014 – 2016 ........................... 40
Bảng 4.5. Số lao động của CPT được điều tra theo tình hình mua cổ phần tại
cơng ty ...................................................................................................... 41
Bảng 4.6. Nguồn vốn đi vay của CPT trong giai đoạn 2014 - 2016 ............................ 45
Bảng 4.7. Các khoản phải trả người bán ngắn hạn ..................................................... 46
Bảng 4.8. Các khoản người mua trả tiền trước trong giai đoạn 2014 – 2016 .............. 47
Bảng 4.9. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước của CPT trong
giai đoạn 2014- 2016 ................................................................................. 48
Bảng 4.10. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác............................................... 49
Bảng 4.11. Số lao động được điều tra theo nguồn thông tin cho CPT vay vốn.............. 50
Bảng 4.12. So sánh nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh và thực tế huy động vốn
sản xuất kinh doanh của CPT trong giai đoạn 2014 - 2016 ......................... 51
Bảng 4.13. Chi phí đầu từ cơ sở vật chất của CPT trong giai đoạn 2014 – 2016 ........... 55
Bảng 4.14. Tình hình đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của CPT trong
giai đoạn 2014 – 2016 ............................................................................... 57
Bảng 4.15. Chi phí hàng tồn kho của CPT trong giai đoạn 2014 – 2016....................... 58
Bảng 4.16. Chi phí tài chính của CPT trong giai đoạn 2014 – 2016 ............................. 59
Bảng 4.17. Chi phí quản lý doanh nghiệp của CPT trong giai đoạn 2014 – 2016.......... 60
Bảng 4.18. Chi phí bán hàng của CPT trong giai đoạn 2014 – 2016 ............................. 61
Bảng 4.19. Số người được điều tra theo nguồn đầu tư của CPT ................................... 61
Bảng 4.20. Chi phí sản xuất kinh doanh khác theo yếu tố của CPT trong
giai đoạn 2014 – 2016 ............................................................................... 62

vii


Bảng 4.21. Tình hình kiểm tra giám sát nguồn vốn sản xuất kinh doanh tại CPT ......... 64
Bảng 4.22. Kết quả sản xuất kinh doanh của CPT trong giai đoạn 2014 – 2016 ........... 66
Bảng 4.23. Một số chỉ tiêu về quản lý nguồn vốn của CPT trong giai đoạn
2014 - 2016 ............................................................................................... 67

Bảng 4.24. Hiệu quả sử dụng vốn cố định trong giai đoạn 2014 – 2016 ....................... 70
Bảng 4.25. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của CPT trong giai đoạn 2014 – 2016....... 73
Bảng 4.26. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của CPT trong giai đoạn 2014 - 2016 . 76
Bảng 4.27. Trình độ của lãnh đạo CPT ........................................................................ 81

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Hệ thống tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện. .............. 23

ix


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của lãnh đạo CPT về công tác lập kế hoạch vốn sản xuất
kinh doanh ................................................................................................... 51
Hộp 4.2. Ý kiến của lãnh đạo công ty CPT về ảnh hưởng của thị trường sản xuất
kinh doanh đối với quản lý vốn sản xuất kinh doanh .................................... 82
Hộp 4.3. Ý kiến của lãnh đạo công ty về ảnh hưởng của khách hàng, đối tác đến
quản lý vốn sản xuất kinh doanh của CPT .................................................... 83

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Xuân Đại
Tên luận văn: "Quản lý vốn sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện”.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý vốn sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây
lắp Bưu điện trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý
vốn sản xuất kinh doanh cho công ty trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông tin
về thực hiện các giải pháp huy động vốn và sử dụng vốn; Kết hợp phươg pháp thu thập
số liệu sơ cấp thông qua điều tra các đối tượng liên quan như cán bộ công nhân viên của
công ty nhằm thu thập các thông tin phục vụ cho nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng một
số phương pháp phân tích số liệu truyền thống như phương pháp thống kê mô tả, phân
tổ thống kê và thống kê so sánh nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu quản lý vốn sản xuất
kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp Bưu điện.
Kết quả nghiên cứu
Qua nghiên cứu thực trạng quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần
xây lắp bưu điện trong thời gian qua cho thấy: Công ty đã thực hiện lập kế hoạch về vốn
trong đó kế hoạch về vốn cố định và vốn lưu động được lập chi tiết. Công ty cổ phần
xây lắp Bưu điện đã huy động vốn bằng nhiều hình thức như nguồn vốn chủ sở hữu,
phát hành cổ phiếu, huy động từ vay nợ và tín dụng thương mại. Trong giao đoạn
2014 – 2016 kế hoạch về vốn sản xuất kinh doanh của CPT luôn bị động, do nhu cầu
về vốn hàng năm rất lớn, trong khi tình hình huy động thực tế lại có độ chênh lệch khá
lớn, khả năng đáp ứng vốn chậm mặc dù CPT đã có nhiều giải pháp cố gắng huy động
vốn phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tình trạng huy động thiếu
vốn như CPT lại diễn ra nhiều đối với các doanh nghiệp xây dựng như CPT trong giai
đoạn hiện nay, do nhiều nguyên nhân như giá đầu vào tăng, nhu cầu về đầu vào sản
xuất lớn, khả năng thu hồi vốn chậm do nợ đọng, nợ xấu… hàng tồn kho khá lớn. Đối
với phân bổ sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại CTCP xây lắp Bưu điện qua các lĩnh
vực đầu tư cho cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, đầu tư cho sản xuất kinh doanh, chi phí
quản lý doanh nghiệp. Hàng năm, CPT có nhiều đợt kiểm tra nguồn vốn sản xuất kinh

xi



doanh và có một số biểu hiện sai phạm như vi phạm hợp đồng, chi sai, giá trị tài sản
không sử dụng tới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý vốn sản xuất
kinh doanh tại CPT gồm có trình độ của lãnh đạo CPT; cơ chế chính sách, pháp luật;
Thị trường sản xuất kinh doanh; Đối tác, khách hàng của CPT.
Từ thực trạng nghiên cứu về tình hình quản lý nguồn vốn sản xuất kinh doanh
của CPT trong thời gian qua, một số giải pháp được đề xuất trong thời gian tới như sau:
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đang có và tiết kiệm chi phí, Nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn vốn lưu động, Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần
xây lắp bưu điện, Huy động nguồn vốn từ cán bộ, nhân viên trong công ty, Nâng cao
năng lực quản lý tài chính doanh nghiệp cho lãnh đạo Công ty Cổ phần xây lắp Bưu
điện, Thực hiện đổi mới hình thức thương mại trong cung cấp dịch vụ sản phẩm, Xây
dựng lại định mức kinh tế kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

xii


THESIS ABSTRACT

Author: Do Xuan Dai
Thesis title: “Management of production and business capital at Post and
Telecommunication Construction Joint Stock Company”
Field of study: Agricultural economics
Training academy: Vietnam National University of Agriculture
Aim of study: Assess the current status of production and business capital
management at Post and Telecommunication Construction Joint Stock Company in the
last time, thus propose solutions to enhance the management of production and business
capital for the company in the coming time.

Research Methodology: The research uses secondary data collection method
to collect information on implementation of capital mobilization and utilization
solutions, combining the method of collecting primary data through the investigation of
related subjects such as employees of the company to gather information for research
purposes. The research uses a number of traditional data analysis methods such as
descriptive statistical methods, statistical disaggregation and comparative statistics in
order to clarify contents of the study on management of production and business capital
of Post and Telecommunications Construction Joint Stock Company.
Research results: The study on the management of production and business
capital at Post and Telecommunications Construction Joint Stock Company in the last
time reveals that the company has made a capital plan in which the plans for fixed
capital and working capital are detailed. The company has mobilized capital in various
forms such as equity capital, issuance of shares, mobilization of loans and commercial
credit. During the period 2014 - 2016 CPT's business capital plan was always passive,
due to the large annual capital demand, while the actual mobilization situation was quite
different, the ability of funding was slow, although CPT had many solutions to mobilize
capital for production and business activities. However, the situation of capital shortage
such as CPT occurred much for these enterprises, due to many reasons such as rising
input prices, demand for large production inputs, slow ability to recover capital because
of arrears, bad debt, large inventory.... The allocation of capital for production and
business in CPT is
through the fields of investment in facilities, infrastructure,
investment for production and business management costs. Every year, CPT has
checked the sources of capital for production and business and there are some mistakes
such as breach of contract, wrong payment, values of unused assets.

xiii


The research results show that the factors affecting the management of capital

at CPT include the CPT leadership; mechanism of policy and law; market for business;
partners, clients of CPT.
From the current situation of management of CPT's business capital, some
solutions proposed for the coming time are as follows: effective use of available capital
and cost savings; improve the efficiency of the use of working capital; improve the
efficiency of using the fixed assets of CPT; mobilize capital from the staffs of the
company; enhance capacity in finance management for leaders of CPT, renewal of the
form of trade in providing products-services, reconstructing economic and technical
norms in production and business activities.

xiv


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện đầu tiên và có ý nghĩa quyết
định hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, quản lý và sử dụng vốn như thế
nào lại có ý nghĩa to lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của doanh
nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với
đặc thù của ngành là vốn lớn, tốc độ luân chuyển vốn chậm, chịu ảnh hưởng của
sự biến động giá đầu vào. Vì thế các doanh nghiệp này khơng chỉ quan tâm đến
việc tìm kiếm nguồn huy động, cách thức huy động sao cho chi phí huy động vốn
là thấp nhất mà quan trọng hơn là cần phải tìm biện pháp quản lý vốn một cách
khoa học chặt chẽ, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn của mình. Việc quản lý
và sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng, là điều
kiện tiên quyết để các doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình trên thương
trường và có thể đứng vững trong cơ chế mới.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là khi nước ta gia nhập tổ
chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp cùng tồn tại với các loại hình
doanh nghiệp khác, có quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, tự

tổ chức đảm bảo đủ vốn, đồng thời có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn.
Nhiều doanh nghiệp đã thích nghi với tình hình mới rất nhanh, đã phát huy được
tính chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, chất lương sản phẩm và dịch
vụ tăng lên rõ rệt do đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Tuy nhiên bên cạnh các doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả, khơng ít các doanh nghiệp cịn lúng túng trong quản
lý và sử dụng vốn. Nhiều doanh nghiệp không thể tái sản xuất, vốn sản xuất bị
mất dần đi sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực tế do nhiều nguyên nhân, một trong
số đó là do cơng tác quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế,
hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn sản xuất
kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Công ty cổ phần Xây lắp Bưu Điện (viết tắt CPT) là doanh nghiệp hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực tư vấn, Xây lắp các cơng trình Bưu chính - Viễn
thơng – Cơng nghệ thơng tin, các cơng trình cơng nghiệp, giao thơng thủy lợi,
cấp thốt nước. Những năm qua, do ảnh hưởng của kinh tế thị trường, sự biến
động của thị trường bất động sản mà ngành xây dựng nói chung và cơng ty nói

1


riêng cũng gặp phải những khó khăn, thách thức trong việc huy động, quản lý và
sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Cơng ty đang gặp phải những khó khăn nhất
định trong việc huy động vốn, kế hoạch huy động vốn chưa đáp ứng được với
nhu cầu thực tế của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vẫn cịn nhiều
lãng phí trong sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, cơng ty cịn nhiều tồn tại trong
vấn đề quản lý nguồn vốn sản xuất kinh doanh dẫn tới hiệu quả kinh tế không
cao. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Quản lý vốn
sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý vốn sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần

xây lắp Bưu điện trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý
vốn sản xuất kinh doanh cho công ty trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn
sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại
Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
xây lắp Bưu điện ra sao?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty
cổ phần xây lắp Bưu điện?
- Giải pháp nào nhằm tăng cường quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại
Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản
lý vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp Bưu điện.

2


Đối tượng khảo sát gồm: lãnh đạo công ty, kế tốn và cán bộ các bộ phận
của cơng ty.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nôi dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý vốn sản
xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý vốn và trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường

quản lý vốn sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện.
* Về không gian: Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện.
* Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý vốn sản
xuất kinh doanh, thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Xây lắp
Bưu điện trong 3 năm 2014 – 2016. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2016.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2017.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn sản xuất kinh doanh,
đã tổng kết một số kinh nghiệm quản lý vốn sản xuất kinh doanh của một số địa
phương để làm cơ sở cho đề xuất kinh nghiệm và giải pháp cho Công ty cổ phần
xây lắp Bưu điện quản lý vốn sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề liên quan đến quản lý vốn sản xuất kinh
doanh của cơng ty cổ phần Xây lắp Bưu điện, từ đó đưa ra các giải pháp góp
phần nhằm tăng cường quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Xây
lắp Bưu điện trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin
quan trọng để giúp các đơn vị trực thuộc, lãnh đạo công ty ra quyết định trong
quản lý vốn sản xuất kinh doanh.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH
2.1.1. Một số khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh, quản lý vốn sản xuất
kinh doanh
2.1.1.1. Một số khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh
Vốn sản xuất kinh doanh là yếu tố cơ bản và là tiền đề khơng thể thiếu của
q trình sản xuất kinh doanh. Vốn là một lượng tiền nào đó được đưa vào sử dụng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tái sản xuất xã hội với tư cách là phương

tiện tạo ra giá trị tăng thêm cho cá nhân và xã hội (Nguyễn Đức Tài, 2002).
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xun vận động và chuyển hóa
từ hình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại trở về hình
thái ban đầu là tiền. Sự vận động của vốn kinh doanh như vậy được gọi là sự tuần
hồn của vốn. Q trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra
liên tục, không ngừng. Do đó, sự tuần hồn của vốn kinh doanh cũng diễn ra liên
tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn kinh
doanh. Sự chu chuyển của vốn kinh doanh chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm
kinh tế- kỹ thuật của ngành kinh doanh (Nguyễn Đức Tài, 2002).
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá
trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục
đích sinh lời (Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển, 2010)
Vốn kinh doanh khơng chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của
doanh nghiệp mà nó cịn là một trong những yếu tố giữ vai trị quyết định trong
q trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Do đó việc nhận thức đúng
về vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hiệu quả hoạt động sản xuất của
các doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng (Nguyễn Quang
Thu, 2007).
2.1.1.2. Một số khái niệm về quản lý vốn sản xuất kinh doanh
Mục đích cao nhất của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là lợi
nhuận. Muốn vậy các doanh nghiệp phải khai thác triệt để mọi nguồn lực sẵn có là
việc tăng cường quản lý vốn, đây là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp.

4


Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm “quản lý”. Thông
thường, quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều khiển, động
viên, kiểm tra, điều chỉnh… theo lý thuyết hệ thống: “quản lý là sự tác động có
hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ

trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập
hệ thống mới và điều khiển hệ thống” (Đoàn Thị Thu Hà, 2002).
Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu quản lý vốn là sự tác động của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý trong qúa trình tiến hành các hoạt động sử dụng
vốn nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế – xã hội đã đặt ra. Như vậy nội hàm khái niệm
quản lý vốn được hiểu như sau:
Quản lý vốn là sự tác động giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.
Trong đó chủ thể quản lý là những tổ chức và cá nhân, những nhà quản lý doanh
nghiệp. Còn đối tượng quản lý hay còn gọi là khách thể quản lý là nguồn vốn của
doanh nghiệp. Sự tác động trong mối quan hệ quản lý mang tính hai chiều và
được thực hiện thơng qua các hoạt động tổ chức, lãnh đạo, lập kế hoạch, kiểm tra
điều chỉnh…(Nguyễn Trọng Cơ và Nguyễn Thị Thà, 2009).
Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý cấu thành hệ thống quản lý. Một nền
kinh tế hay một doanh nghiệp đều xem như một hệ thống với hai phân hệ chủ
yếu: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Trong nhiều trường hợp mỗi phân hệ
có thể được coi như một hệ thống phức tạp (Nguyễn Trọng Cơ và Nguyễn Thị
Thà, 2009).
Quản lý vốn là quá trình huy động, phân bổ, tổ chức sử dụng vốn đồng
thời kiểm tra kiểm sốt tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn nhằm bảo tồn
nguồn vốn, đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp. Mục tiêu của quản lý vốn
là huy động tối đa các nguồn vốn, mà trước hết là nguồn vốn lưu động và sử
dụng hiệu quả để phát triển kinh tế phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp (Nguyễn Trọng Cơ và Nguyễn Thị Thà, 2009).
2.1.1.3. Phân loại và nguồn hình thành vốn trong doanh nghiệp
a. Phân loại vốn trong doanh nghiệp
Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau có các loại vốn khác nhau,
-

Căn cứ vào hình thái biểu hiện:
Vốn hữu hình bao gồm tiền, máy móc, các tài sản bằng hiện vật khác như


đất đai, nhà cửa, nhà kho…

5


Vốn vơ hình bao gồm giá trị các loại tài sản vơ hình như quyền sử dụng
đất, thương hiệu doanh nghiệp, bằng phát minh sáng chế…
-

Căn cứ vào phương thức luân chuyển:
Vốn cố định: là số vốn tiền tệ đầu tư cho mua sắm, xây dựng hoặc lắp đặt

TSCĐ hữu hình và chi phí đầu tư cho những TSCĐ vơ hình của doanh nghiệp,
Hồn thành 1 vịng tuần hồn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng (Nguyễn Đình
Kiệm và Nguyễn Đức Hiển, 2010).
Vốn lưu động: Là giá trị toàn bộ tài sản lưu động mà doanh nghiệp đang
quản lý và sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ của doanh nghiệp
vận động liên tục không ngừng và thay đổi hình thái biểu hiện qua các giai đoạn
của chu kỳ kinh doanh: dự trữ, sản xuất và lưu thông, Sau một chu kỳ sản xuất
kinh doanh VLĐ chuyển toàn bộ giá trị 1 lần vào giá trị sản phẩm và hồn thành
một vịng tuần hồn (Nguyễn Đình Kiệm và Nguyễn Đức Hiển, 2010).
-

Căn cứ vào nguồn hình thành:
Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn do các chủ sở hữu doanh nghiệp tự bỏ ra để

tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp, Đây là nguồn vốn quan trọng nhất đảm
bảo cho hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện sức mạnh tài chính của doanh
nghiệp (Nguyễn Năng Phúc, 2004).

Nợ phải trả: Là các khoản vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng của các
đối tượng khác và có nghĩa vụ phải thanh toán (Nguyễn Năng Phúc, 2004).
-

Căn cứ vào nội dung vật chất:
Vốn thực: là tồn bộ hàng hố dịch vụ cho sản xuất và dịch vụ khác như:

máy móc, thiết bị, nhà xưởng, Phần vốn này thể hiện hình thể của vốn, nó tham
gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Năng
Phúc, 2004).
Vốn tài chính: biểu hiện dưới dạng tiền, chứng khốn, các giấy tờ có giá
khác, phần vốn này phản ánh phương diện tài chính của vốn, nó tham gia gián
tiếp vào q trình sản xuất kinh doanh thơng qua hoạt động đầu tư (Nguyễn Năng
Phúc, 2004).
Mỗi hình thức phân chia đều có ý nghĩa nhất định trong tài chính doanh
nghiệp, trong phân tích tài chính. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này chỉ xin đề
cập chủ yếu đến Vốn cố định và vốn lưu động.

6




Vốn cố định:
Vai trị: VCĐ có vai trị quan trọng trong doanh nghiệp vì nó quyết định

đến năng lực sản xuất, VCĐ quyết định số luợng máy móc, cơng suất, chất
lượng, năng suất sản xuất của doanh nghiệp, Các chỉ tiêu này phản ánh năng lực
sản xuất của doanh nghiệp (Nguyễn Đình Kiệm và Nguyễn Đức Hiển, 2010).
 Đặc điểm:

Tham gia vào nhiều quá trình sản xuất kinh doanh, luân chuyển từng phần
trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh, hồn thành 1 vịng ln chuyển trong một
thời gian dài, khi TSCĐ hết thời gian sử dụng của nó chuyển dịch vào giá trị sản
phẩm thì VCĐ mới hồn thành 1 vòng luân chuyển.
Như vậy, sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh phần VCĐ được chuyển
dịch vào giá trị sản phẩm được tăng dần lên. Song, phần VCĐ đầu tư ban đầu vào
TSCĐ lại giảm khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển hết
vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra. Khi đó, VCĐ hồn thành 1 vịng ln
chuyển. Do đó để tái sản xuất TSCĐ đã hao mòn trong chu kỳ kinh doanh, người
ta phải danh một doanh thu để bù lại phần hao phí đã chuyển vào giá trị thành
phẩm. (Nguyễn Đình Kiệm và Nguyễn Đức Hiển, 2010).
 Vốn lưu động:
Vai trò: VLĐ là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản lưu động
nhằm đẳm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên
tục, thường xuyên (Nguyễn Đình Kiệm và Nguyễn Đức Hiển, 2010).
 Đặc điểm:
Thay đổi hình thái biểu hiện trong các giai đoạn của q trình sản xuất,
ln chuyển tồn bộ giá trị một lần vào giá trị của sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản
xuất. Hồn thành một vịng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất, Như vậy, VLĐ
của doanh nghiệp khi tham gia vào sản xuất thì ngồi việc bù đắp vốn ban đầu bỏ
ra cịn phải tạo ra thu nhập cho người lao động, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
phát triển. Cùng một lúc, VLĐ có mặt trong tất cả các giai đoạn sản xuất kinh
doanh, VLĐ trong khâu sản xuất là giá trị sản phẩm dở dang, chờ phân bổ; VLĐ
trong khâu lưu thông là các sản phẩm, hàng hoá chờ tiêu thụ, vốn tiền tệ, phải thu
khác (Nguyễn Đình Kiệm và Nguyễn Đức Hiển, 2010).

7


b. Nguồn hình thành vốn trong doanh nghiệp

Cơng việc quan trọng trong công tác đầu tư sử dụng vốn kinh doanh là
phải bao quát được nguồn vốn để có thể huy động được trong sản xuất kinh
doanh. Vì vậy, việc nghiên cứu nội dung, tính chất của từng nguồn vốn sẽ là cơ
sở để khai thác, huy động và sử dụng vốn phù hợp với nhu cầu và khả năng cho
phép của mỗi doanh nghiệp. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có thể được hình
thành từ nhiều nguồn khác nhau. Với mỗi nguồn khác nhau có một phương thức
huy động, sử dụng khác nhau. Do đó việc tìm hiểu nguồn hình thành của vốn là
cơng việc vơ cùng cần thiết khơng thể thiếu, Mỗi doanh nghiệp mà nguồn hình
thành vốn khác nhau. Cơng ty cổ phần thì vốn chủ yếu là vốn cổ phần, doanh
nghiệp nhà nước vốn chủ yếu là từ ngân sách…Tuy nhiên, nó đều được hình
thành từ nguồn tài trợ ngắn hạn hoặc dài hạn.
Tài trợ ngắn hạn là tài trợ có thời gian dưới 1 năm, thường dung để đảm
bảo vốn lưu động) bao gồm:
Nợ tích luỹ: Thường bao gồm các khoản nợ lương công nhân chưa đến
kỳ trả, nợ thuế nhà nước chưa đến hạn nộp. Ngồi ra cịn có thể có tiền đặt cọc
của khách hàng. Trong thời gian chưa đến kỳ thanh toán doanh nghiệp có thể sử
dụng chúng cho các nhu cầu ngắn hạn về vốn (Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng
Cơ, 2005).
Tín dụng thương mại: Đây là hình thức tài trợ thông qua mua bán chịu
hàng dịch vụ, nguyên vật liệu bán trả chậm hay trả góp của các nhà cung cấp. Tín
dụng thương mại là một nguồn tài trợ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, linh
động về thời hạn thanh tốn, các điều kiện chiết khấu hay quy mơ tài trợ (Ngơ
Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2005).
Tín dụng ngắn hạn ngân hàng: là các khoản vay ngắn hạn tại các ngân
hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác. Đây cũng là nguồn tài trợ quan
trọng đối với doanh nghiệp (Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2005).
Tài trợ dài hạn là tài trợ có thời gian từ 1 năm trở lên, thường dùng để đáp
ứng nhu cầu vốn cho cả TSCĐ và TSLĐ thường xuyên bao gồm các hình thức tài
trợ sau:
Tự tài trợ: là hình thức doanh nghiệp tài trợ cho đầu tư của mình bằng

nguồn vốn của chính mình. Đây là nguồn quan trọng nhất trong các nguồn tài trợ
của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có 2 dạng tự tài

8


trợ chính là tài trợ duy trì và tài trợ tăng trưởng. Tài trợ duy trì là số khấu hao luỹ
kế còn lại của doanh nghiệp. Vốn khấu hao được dung để đổi mới TSCĐ nhưng
trong thời gian chờ đợi việc mua sắm TSCĐ mới thì doanh nghiệp có thể sử dụng
vốn khấu hao để tài trợ cho quá trình sản xuất. Tài trợ tăng trưởng bao gồm phần
lợi nhuận rịng khơng chi cho các đối tượng góp vốn mà dự phịng mang tính dự
trữ, Phần tài trợ này được xác định từ quyết định phân chia lợi nhuận sau thuế
của doanh nghiệp (Nguyễn Đình Kiệm và Nguyễn Đức Hiển, 2010).
Phát hành cổ phiếu: Đây là hình thức huy động vốn dài hạn chỉ được thực
hiện đối với công ty cổ phần thành lập theo quy định của nhà nước. Người mua
cổ phiếu được gọi là cổ đông, là chủ sở hữu của doanh nghiệp, Nếu dựa vào
quyền lợi mà các cổ đơng được hưởng thì có 2 loại cổ phiếu thường và cổ phiếu
ưu đãi, Đây là cách phân chia cổ phiếu được quan tâm nhất hiện nay (Nguyễn
Đình Kiệm và Nguyễn Đức Hiển, 2010).
Phát hành trái phiếu: trái phiếu là một cơng cụ tài chính thơng dụng,
thường được doanh nghiệp sử dụng để vay dài hạn, Trái phiếu là chứng chỉ vay
vốn do doanh nghiệp phát hành, trong đó thể hiện rõ sự cam kết của doanh
nghiệp sẽ hoàn trả cả tiền gốc và lãi cho người mua trái phiếu vào những thời
điểm nhất định. Doanh nghiệp là người đi vay còn người mua trái phiếu là người
cho vay (Nguyễn Đình Kiệm và Nguyễn Đức Hiển, 2010).
Tín dụng dài hạn và trung hạn ngân hàng: Ngồi tín dụng ngắn hạn ngân
hàng, các doanh nghiệp cịn sử dụng tín dụng dài hạn và trung hạn ngân hàng làm
nguồn vốn. Đây là những khoản vay ngân hàng dài hạn, thường dùng tài trợ cho
TSCĐ hoặc các dự án mở rộng quy mơ kinh doanh (Nguyễn Đình Kiệm và
Nguyễn Đức Hiển, 2010).

Tín dụng th mua: Là một hình thức tài trợ tín dụng thơng qua các loại
tài sản, máy móc thiết bị…Hiện nay, đây là một hình thức tín dụng trung và dài
hạn khá phổ biến trong việc tài trợ cho các doanh nghiệp. Ở nước ta hình thức
này mới được hình thành và ngày càng phát triển, Quan hệ tín dụng thuê mua
được thực hiện trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên hay nhiều bên, liên quan đến
một tài sản hay nhiều tài sản, Người cho thuê là chủ sở hữu tài sản chuyển giao
tài sản cho người cho thuê độc quyền sử dụng trong một thời gian nhất định. Đổi
lại, người thuê phải trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyền sử dụng
và quyền hưởng dụng, Bao gồm các hình thức thuê, vận hành và th tài chính
(Nguyễn Đình Kiệm và Nguyễn Đức Hiển, 2010).

9


Nguồn tài trợ khác: Ngoài các nguồn tài trợ trên thì doanh nghiệp cũng có
thể huy động vốn bằng (Nguyễn Đình Kiệm và Nguyễn Đức Hiển, 2010).
2.1.2. Đặc điểm của quản lý vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Trong cơ chế mới, mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản
xuất kinh doanh, việc có vốn và tích lũy được vốn có vai trị quan trong trong
việc đẩy mạnh kinh doanh. Quản lý vốn sản xuất kinh doanh là điều kiện để phát
huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp, là điều kiện để thực hiện chiến lược
sản xuất kinh doanh…
Vốn sản xuất kinh doanh là yêu tố giá trị, nó chỉ phát huy tác dụng khi
được quản lý đúng cách, sáng tạo.
Vốn là một trong những nhân tố cơ bản quyết định đến sử thành bại của
một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Vốn sẽ quyết định trực tiếp
tới quy mô của doanh nghiệp và trình độ trang thiết bị cơng nghệ sản xuất, từ đó
sẽ ảnh hưởng tới năng suất lao động, tới khối lượng và chất lượng sản phẩm tiêu
thụ…ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó
yêu cầu đặt ra với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là phải ln tìm kiếm

các giải pháp để khơng ngừng bảo tồn và phát triển vốn, đảm bảo đủ vốn cho
hoạt động SXKD, việc thiếu vốn hoặc mất vốn đều có thể trở thành nguyên nhân
trực tiếp khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, mất khả năng cạnh
tranh trên thị trường.
2.1.3. Vai trò của quản lý vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Vốn sản xuất kinh doanh có vai trị quyết định trong việc thành lập, hoạt
động và phát triển của các doanh nghiệp, quản lý vốn sản xuất kinh doanh có vai
trị đảm bảo phân bổ vốn sản xuất kinh doanh hợp lý giúp cho doanh nghiêp tồn
tại và phát triển.
Quản lý vốn sản xuất kinh doanh là một điều kiện để sử dụng các nguồn
vốn tiềm năng hiện có, góp phần sử dụng hợp lý, hiệu quả các đầu vào sản xuất
khác giúp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn
Năng Phúc, 2004).
Việc bảo toàn và phát triển vốn là điều kiện cần để DN tồn tại và phát
triển, bảo toàn là cơ sở tăng cường quản lý vốn; và tăng cường quản lý vốn chính
là biện pháp hữu hiệu để bảo tồn vốn. Bảo tồn vốn và tăng cường quản lý vốn
ln gắn bó với nhau, song song và tồn tại hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình sử

10


×